Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Của nhất linh qua 'đôi bạn" và "bướm trắng"

Tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Của nhất linh qua 'đôi bạn" và "bướm trắng": Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn đại học thái nguyên Trường đại học sư phạm ---------------------- Nguyễn Thị Mai Hương Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Của nhất linh qua 'đôi bạn" và "bướm trắng" Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Thái Nguyên. 2008 Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn đại học thái nguyên Trường đại học sư phạm ---------------------- Nguyễn Thị Mai Hương Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Của nhất linh qua 'đôi bạn" và "bướm trắng" Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn Người hướng dẫn khoa học TS.Ngụ Văn Thư Thái Nguyên. 2008 Số húa bởi Trung tõm Học liệu – Đại học Thỏi Nguyờn Mục lục A. Mở đầu .............................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài .........................................................................

pdf123 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Của nhất linh qua 'đôi bạn" và "bướm trắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ®¹i häc th¸i nguyªn Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m ---------------------- NguyÔn ThÞ Mai H­¬ng NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt Cña nhÊt linh qua '®«i b¹n" vµ "b­ím tr¾ng" LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n Th¸i Nguyªn. 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ®¹i häc th¸i nguyªn Tr­êng ®¹i häc s­ ph¹m ---------------------- NguyÔn ThÞ Mai H­¬ng NghÖ thuËt x©y dùng nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt Cña nhÊt linh qua '®«i b¹n" vµ "b­ím tr¾ng" Chuyªn ngµnh: V¨n häc ViÖt Nam M· sè: 60.22.34 LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ng÷ v¨n Người hướng dẫn khoa học TS.Ngô Văn Thư Th¸i Nguyªn. 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Môc lôc A. Më ®Çu .............................................................................................................................. 1 1. Lý do chän ®Ò tµi ................................................................................................................... 1 2. LÞch sö vÊn ®Ò ....................................................................................................................... 2 3. §èi t­îng, ph¹m vi nghiªn cøu .......................................................................................... 11 4. Ph­¬ng ph¸p nghiªn cøu ................................................................................................... 12 5. §ãng gãp cña luËn v¨n ...................................................................................................... 13 6. CÊu tróc luËn v¨n .............................................................................................................. 13 B. Néi dung ........................................................................................................................ 15 Ch­¬ng I ............................................................................................................................. 15 Quan niÖm tiÓu thuyÕt, nh©n vËt tiÓu thuyÕt Hai kiÓu tiÓu thuyÕt cña NhÊt Linh 1.1 Quan niÖm tiÓu thuyÕt vµ nh©n vËt tiÓu thuyÕt ............................................................... 15 1.1.1. Quan niÖm tiÓu thuyÕt ............................................................................................ 15 1.1.2. Quan niÖm nh©n vËt tiÓu thuyÕt .............................................................................. 19 1.2. Quan niÖm cña NhÊt Linh vÒ tiÓu thuyÕt ...................................................................... 22 1.3. Hai kiÓu tiÓu thuyÕt cña NhÊt Linh ................................................................................ 26 1.3.1. TiÓu thuyÕt luËn ®Ò .................................................................................................. 26 1.3.2 TiÓu thuyÕt t©m lý .................................................................................................... 30 TiÓu kÕt ch­¬ng I ................................................................................................................... 35 Ch­¬ng II ........................................................................................................................... 37 Nh©n vËt vµ kÕt cÊu cèt truyÖn trong §«i b¹n vµ B­ím tr¾ng 2.1. Quan niÖm cña NhÊt Linh vÒ con ng­êi ....................................................................... .37 2.1.1. Quan niÖm vÒ con ng­êi trong v¨n häc ................................................................. .37 2.1.2. Quan niÖm vÒ con ng­êi trong s¸ng t¸c cña NhÊt Linh ....................................... .40 2.2. Quan hÖ gi÷a cèt truyÖn vµ sù thÓ hiÖn nh©n vËt trong tiÓu thuyÕt cña NhÊt Linh .... .46 2.2.1. VÊn ®Ò cèt truyÖn cña tiÓu thuyÕt .......................................................................... .46 2.2.2. TiÕn tr×nh cèt truyÖn: Trong tiÓu thuyÕt luËn ®Ò x· héi vµ tiÓu thuyÕt t©m lý ... ..48 2.3. Hµnh tr×nh sè phËn vµ hµnh tr×nh néi t©m trong §«i b¹n ......................................... ..53 2.3.1. §«i b¹n mét tiÓu thuyÕt luËn ®Ò x· héi víi nhiÒu yÕu tè t©m lý ........................ ..53 2.3.2. Con ng­êi hµnh ®éng vµ con ng­êi suy t­ëng ë §«i b¹n ................................. ..58 2.4. Hµnh tr×nh cña nh©n vËt trong B­ím tr¾ng ................................................................ ..62 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 2.4.1. B­ím tr¾ng mét tiÓu thuyÕt t©m lý ..................................................................... ..62 2.4.2. Cèt truyÖn cña tiÓu thuyÕt B­ím tr¾ng ............................................................... ..67 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.4.3. Hµnh tr×nh t©m lý nh©n vËt chÝnh trong tiÓu thuyÕt B­ím tr¾ng.68 TiÓu kÕt ch­¬ng II ............................................................................................................... ..72 CH¦¥NG III: C¸c thñ ph¸p x©y dùng nh©n vËt trong §«i b¹n vµ B­ím tr¾ng ................................................................................................................................................ .74 3.1. C¸c thñ ph¸p thÓ hiÖn thÕ giíi bªn trong cña nh©n vËt trong §«i b¹n vµ B­ím tr¾ng ............................................................................................................................................... ..74 3.1.1. §èi tho¹i t©m lý .................................................................................................... ..74 3.1.1.1. §èi tho¹i mang tÝnh chÊt ¸m chØ ................................................................. ..75 3.1.1.2. §èi tho¹i qua hµnh vi vµ cö chØ ................................................................... ..80 3.1.2. §éc tho¹i néi t©m ................................................................................................ ..83 3.1.3. ThÓ hiÖn t©m lý nh©n vËt qua t¶ c¶nh thiªn nhiªn ........................................... ..90 3.2. M« t¶ h×nh thøc bªn ngoµi cña nh©n vËt trong mèi quan hÖ víi thÕ giíi néi t©m s©u kÝn ..93 TiÓu kÕt ch­¬ng III ............................................................................................................... ..98 C. KÕt luËn ..................................................................................................................... ..99 Tµi liÖu tham kh¶o ................................................................................................... 103 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 A - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1941, trên báo Thanh Nghị , Đinh Gia Trinh đã kết thúc bài tiểu luận bàn về tính cách văn chương thời kì Âu hoá như sau: “ Văn chương Việt Nam xưa biểu hiện cho một tinh thần của một Á Đông chưa đem đời sống của nó hoà nhịp với đời sống của Tây Phương và của hoàn cầu. Trong khoảng non một thế kỉ này , trong sự sống chung với người Pháp , chúng ta đã hưởng thụ nhiều cái mới lạ của văn minh Âu Châu. Những thói cũ ở văn nghệ , ở triết học đối với chúng ta không có một giá trị tuyệt đối như xưa nữa. Chúng ta đã ra khỏi căn nhà nhỏ của ta để ý nhìn những miền trời xa rộng và do những điều trông thấy, cảm thấy, chúng ta đã đổi một ít phương châm xét đoán của giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nước nhà . “ Sự cách mệnh tinh thần ấy đã làm nảy nở ra một nền văn chương mới ở đầu thế kỉ thứ XX này [43, 32- 33]. Những nhận xét trên phần nào nói lên được một thực tế, đó là quá trình hiện đại hoá của Văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với quá trình ấy, thời trung đại đi dần tới chung cục và ánh sáng của một thời đại mới - thời hiện đại - lan toả dần vào văn học dân tộc; văn học Việt Nam bước ra khỏi quỹ đạo vùng Đông Á để ra nhập quỹ đạo toàn thế giới và không bị lạc lõng trong quỹ đạo ấy. Quá trình hiện đại hoá của văn học Việt Nam đã diễn r a một cách đặc biệt, mau lẹ và phức tạp trên tất cả các phương diện, các tiêu chí định tính nền văn học, trong đó có tiêu chí thể loại. Trên con đường hiện đại hoá, hệ thống văn học thể loại truyền thống từng bị phá vỡ để dần dần hình thành nên một cấu trúc thể loại của văn học hiện đại. Trong cấu trúc ấy “Tiểu thuyết xuất hiện và được hiện đại hoá dưới ảnh hưởng của tiểu thuyết Phương Tây ” [21, 50], quan sát những bước đi của thể loại ấy ta sẽ ít nhiều thấy được hành trình của cả nền văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 Mặt khác, ngay trong quá trình sáng tác của một tác giả nhiều khi cũng thể hiện phần nào đó sự vận động của nền văn học. Nhất Linh - Nguyễn Tường Tam (1906-1963) là một tác gi ả như vậy . Ông bắt đầu sáng tác từ những năm 20, thành công hơn cả những năm 30 và kết thúc sự nghiệp cầm bút của mình vào đầu những năm 60 của thế kỉ XX. Trong quá trình đó, các tác phẩm của ông - chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết "biến đổi rất mau” (Vũ Ngọc Phan) về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật. Đã có nhiêu bài viết, công trình nghiên cứu về những thành tựu nghệ thuật của Nhất Linh. Nhưng dường như ít đi sâu vào mặt nghệ thuật xây dựng nhân vật trong những tác phẩm cụ thể, đặc biệt là hai tiểu thuyết “Đôi Bạn ” và “ Bướm trắng”. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh qua “Đôi bạn ” và “Bướm trắng” làm đối tượng nghiên cứu, với mong muốn có thể góp một tiếng nói, một ý kiến trong sự nghiên cứu chung và tìm hiểu rõ hơn nghệ thuật xây dựng nhân vật trong sự vận động của một thể loại ở quá trình sáng tác của một tác giả. Từ “Đôi bạn” đến “Bướm trắng”là hai tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, là mốc chính cho sự quan sát quá trình vận động thể loại tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý, một bước tiến dài, là một thành tựu mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất Linh, một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự đổi mới trong tư tưởng cũng như về mặt nghệ thuật tiểu thuyết của ông. Nói như Phạm Thế Ngũ: đến “Bướm trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín” [ 30, 151] 2.Lịch sử vấn đề Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học có tên “Tự lực văn đoàn” dưới sự dẫn đạo của ông “đã làm mưa làm gió trên văn đàn”, đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bởi vậy, số lượng bài viết và các công trình nghiên c ứu về tác giả này khá phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp . Trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh nói chung và hai tiểu thuyết “Đôi bạn” và “Bướm trắng” nói riêng, sắp xếp chúng theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách q uan những quan điểm đánh giá ấy. 2.1. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết và xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc, phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học , trong đó cũng đề cập đến phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật tiểu thuyết . Tiêu biểu là các tác phẩm và bài viết như: Bài viết về Đoạn tuyệt (đăng trên báo Loa năm 1935); về Lạnh lùng (đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu ; tác phẩm Dưới mắt tôi (1939) của Trương Chính ; Việt Nam văn học sử yếu (1941) của Dương Quảng Hàm ; Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan…Khẳng định giá trị của Đoạn tuyệt trong tác phẩm Dưới mắt tôi (1939) Trương Chính cũng đề cao nghệ thuật xây dựng nhân vật ở đây “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đọan tuyệt không chỉ có giá trị xã hội , nó còn có một giá tr ị tâm lí không ai chối cãi được. Ông Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ” [6, 18]. Với Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa. Người trong truyện vì thế mà linh động ” [6, 27]. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho phong cho đến những t iểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta ” [35, 234]. Nhìn chung, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật ti ểu thuyết của Nhất Linh thời kì này chưa thật sự phong phú. Có ý kiến thì đề cao , có ý kiến thì nghiêm khắc nhìn nhận, nhưng nhìn một cách bao quát , tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận phương diện đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý kiến đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh nói riêng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc. Thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), trong xu thế khẳng định của nền văn học Cách mạng, Đoạn tuyệt (1935) với những cái được coi là uỷ mị, sầu thảm cũng như ý thức đề cao cá nhân của văn học lãng mạn , các nhà nghiên cứu hầu như không lưu tâm t ới những tác phẩm của Nhất Linh, phải tới sau những năm 1954, chúng mới được nghiên cứu trở lại . Nhưng do tình hình chính trị của đất nước mà việc nghiên cứu về Nhất Linh cũng được chia thành hai bộ phận theo hai miền Nam - Bắc. Trên thực tế, lối phê bình thời kì này chủ yếu dựa trên quan điểm xã hội học và bị chi phối bởi tư tưởng chính trị. Mặt khác, tư tưởng chính trị của Nhất Linh có thay đổi theo chiều hướng tiêu cực khi ông chuyển vào miền Nam thành lập chính phủ thân Nhật. Vì thế mà nảy sinh một hiện tượng: Trên phương diện tư tưởng, tiểu thuyết của Nhất Linh được đề cao ở miền Nam, bị phê phán ở miền Bắc , nhưng trên phương diện nghệ thuật có điểm gặp gỡ giữa các nhà nghiên cứu hai miền. Ở miền Nam, nghiên cứu về Nhất Linh, bên cạnh những bài báo đăng trên những tạp trí Văn và Văn học, chúng ta phải kể đến các chuyên luận, các công trình văn học sử viết dưới dạng giáo trình dùng trong các trường trung học, đại học. Tiêu biểu là các công trình của Nguyễn Văn Xung ( Bình giảng về Tự lực văn đoàn, 1958), Phạm Thế Ngũ (Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, 1960), Lê Hữu Mụ c (Khảo luận về Đoạn tuyệt, tức luận về Nhất Linh,1960), Doãn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Quốc Sỹ (Tự lực văn đoàn, 1960), Thanh Lãng (Văn học thế hệ 1932, in trong: Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ , 1967), Bùi Xuân Bào ( Le roman Vietnamien contemporain, 1972), Vũ Hân ( Văn học Việt Nam thế kỷ XIX tiền bán thế kỷ XX : 1800-1945, 1973), Thế Phong ( Nhà văn tiền chiến 1930 - 1940, 1974) … Trong cuốn Bình giảng về Tự lực văn đoàn , Nguyễn Văn Xung , với cái nhìn so sánh với Khái Hưng, cho rằng “Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng là để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong tình cảm của nhân vật “ [ 47, 65]. Còn Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp” [29, 90], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm ” [ 19, 747], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng là “tâm lí ái tình được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…) Người ta thấy ảnh hưởng của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung ” [30, 463] . Ý kiến có thể là hơi quá đề cao, song qua đó, chúng tôi nhận thấy các nhà nghiên cứu phê bình ở đây đã chỉ ra được những đổi mới về phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật của Nhất Linh ở hai thể loại tiểu thuyết. Ở miền Bắc, các công trình của nhóm Lê Quý Đôn (Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam, tập 3 - từ giữa thế kỉ XIX đến năm 1945, 1957), của Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ (Văn học Việt Nam 1930 -1945, tập 1 , 1961), bài viết của Nguyễn Đức Đàn (Mấy ý kiến về Nhất Linh và Khái Hưng - Hai nhà văn tiêu biểu trong Tự lực văn đoàn, 1958)… đã cho thấy một cách nhìn khá khách quan về tiểu thuyết của Nhất Linh. Nhóm Lê Quý Đôn nhận xét rằng với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn “cả một thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ được phơi bầy mổ xẻ tinh vi” [9,296], “Nhất Linh thành công ở cách bố trí truyện , cách sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật” [9, 331]. Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Vi ệt Nam 1930-1945 đã khẳng định : “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn” [41, 107]. Do nhìn nhận tác phẩm văn h ọc theo quan điểm xã hội học nên nhìn chung, các ý kiến đánh giá của các nhà nghiên cứu cả hai miền Nam - Bắc phần lớn rơi vào phán xét tiểu thuyết của Nhất Linh theo quan điểm đạo đức xã hội. Nhưng một số ý kiến đã đề cập đến sự đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh, trong đó có nghệ thuật xây dựng nhân vật. Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới , một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh giá toàn diện hơn , trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh . Các công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con người và văn chương), Hà Minh Đức ( Các bài giảng về Đoạn tuyệt , Đôi bạn trong tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ); Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông); Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn ; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học), Lê Thị Dục Tú ( Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần ( Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám), Dương Thị Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu thuyết Nhất Linh. Chúng tôi có thể dẫn ra đây một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn , Dương Thị Hương trong công trình nghiên cứu của m ình về Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá chân thực về nhân vật, về tâm lý” [ 16, 51]. Nguyễn Hoành Khung thì nhận xét: “Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâ u hơn vào việc phân tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình , và đạt tới một trình độ ti ểu thuyết già dặn, thành thục” [18, 32]. Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút nhập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị ” [11, 43]. Ngoài việc khẳng định những thành công, các nhà nghiên cứu cũng nghiêm khắc chỉ ra những điểm hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh. Chẳng hạn Vũ Thị Khánh Dần cho rằng: “Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [8, 115]. Ngô Văn Chương cho rằng ở Đoạn tuyệt có những chi tiết vô lý, không hợp quy luật tình cảm “Loan đang nghĩ tới Dũng s ao lại âu yếm với Thân ngay được” [7 , 173], còn Phạm Thế Ngũ nhận xét : “Đọc Đoạn tuyệt, ngày nay ai cũng nhận thấy tính gò ép của câu chuyện, những chi tiết thâu nhập vội vàng để chứng minh cho một ý định (…) Ngay nhân vật Loan cũng đầy mâu thuẫn, cứng nhắc và giả dối nữa” [30, 150]. Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: “Nhân vật được miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín , vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 thái tâm lý của nó được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh” [16, 148]. Như vậy , các ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh là rất phong phú, đa dạng. Bên cạnh chỉ ra những cách tân, những đóng góp của nhà văn đối với tiến trình văn học, các nhà nghiên cứu cũng chỉ rõ những mặt hạn chế, những điểm chưa hoàn thiện của nhà văn Nhất Linh. Nguyên nhân của những hạn chế đó ở tiểu thuyết Nhất Linh, theo chúng tôi, một phần nhà văn chịu ảnh hưởng của việc xử lý những vấn đề xã hội được đặt ra trong tác phẩm ; một phần bị qui định bởi đặc điểm thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn; phần khác có lẽ bởi nhà văn Nhất Linh đang ở giai đoạn tìm tòi một hướng đi mới cho tiểu thuyết Việt Nam. 2.2. Các ý kiến đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết “Đôi bạn” (1938) và “Bướm trắng” ( 1939) của Nhất Linh Khi đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn, Đặng Tiến, cuốn Hạnh phúc trong tác phẩm Nhất Linh, 1965, Văn nghệ số 37 viết về Đôi bạn : “Nhân vật Nhất Linh sống trong không gian không phải là hạ giới mà trong không gian nội tâm; Dũng sống không phải trong mùa thu trước mặt, mà là mùa thu của lòng chàng, một mùa thu đã đi qua , một mùa thu chưa tới và một mùa thu có thể không bao giờ có trong trời đất ”. Trong công cuộc đổ i mới về nhiều mặt của đất nước , nhất là từ sau Đại hội Đảng VI (thời kì đổi mới) - một đời sống mới trên cơ sở đổi mới tư duy đã giúp cho các nhà khoa học thẩm định lại những vấn đề trong quá khứ một cách khách quan hơn. Nhất Linh trở về với độc giả qua hàng loạt các tiểu thuyết được tái bản năm 1988. Các giá trị văn học được tiếp cận trên cơ sở lấy tiêu chí văn học, nghệ thuật Nguyễn Hoành Khung trong cuốn Văn xuôi lãng mạn Việt Nam (1930 - 1945) có nhận xét: “Đến Đôi bạn, Nhất Linh lại trở lại với những nhân vật yêu dấu của mình(…) Tác phẩm đào sâu tâm t ư, khát vọng của một lớp thanh niên, không luận đề, không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 được ấp ủ, gửi gắm tâm sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn” [18,32]. Phan Cự Đệ trong Lời giới thiệu tiểu thuyết Đôi bạn (NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, 1988) đã viết: “Tiểu thuyết Đôi bạn là một bữa tiệc tâm lý sang trọng đôi khi đến mức thừa thãi, hành động của nhân vật và cốt truyện có phần ngưng trệ và không khí xã hội mờ nhạt hơn so với Đoạn tuyệt. Nhưng đứng về phương diện nghệ thuật thì Đôi bạn thành công với những nhận xét tâm lý tinh vi, với một thanh niên giầu cảm xúc và đầy thanh sắc, với một ngôn ngữ trong sáng trang nhã, giầu chất thơ …Đặc biệt , Đôi bạn có những thành công trong nghệ thuật xây dựng một cốt truyện tâm lý, trong việc kết hợp tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý ” [12, 375]. Vũ Thị Khánh Dần có nhận xét: “Các nhân vật trong Đôi bạn là những con người cô đơn (…) Đôi bạn là tiểu thuyết hướng nội” [8, 81]. Với Đỗ Đức Hiểu trong cuốn Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh thì cho rằng: “Im lặng, sương mờ, trời lạnh…đó là âm điệu mạnh , xuyên suốt của Đôi bạn . Như một bản nhạc, như một bài thơ, truyện có những âm thanh trùng điệp những cảnh đối xứng , và những tiếng vang từ chương này đến chương khác” [14, 351]. Tiểu thuyết “Bướm trắng” ra đời ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh. Cã nhiÒu yÕu tè phi truyÒn thèng nªn cßn ch­a thu hút được sự chú ý của giới nghiên cứu đương thời. Bùi Xuân Bào trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, đã chỉ ra bước phát triển mới và những khám phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Bướm trắng: “Trong Bướm trắng, tâm hồn một người bệnh bị một tình yêu vô vọng giày vò, được nghiên cứu thấu đáo mà ta không tìm thấy được thí dụ nào trong các tác phẩm nào khác của Nhất Linh, cũng như trong tác phẩm của các người đồng thời với ông. Nếu Bướm trắng đánh dấu một chặng đường mới tr ong sự phát triển của Nhất Linh, thì chính là vì tác giả đã từ bỏ dứt khoát ở đấy công thức của tiểu thuyết có luận đề mà, cho tới bây giờ , vẫn luôn luôn là công thức của ông. Ở đây , sự hư cấu mơ mộng không tìm cách chứng minh điều gì . Nó chỉ nhằm đi sâu vào tâm hồn của một chàng trai, sinh ra để hưởng niềm vui sống và khao khát hạnh phúc, nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 một căn bệnh hiểm nghèo ngăn anh ta không được hưởng những niềm hi vọng chân chính nhất ” [2, 130]. Giống với luận điểm nêu trên của Bùi Xuân Bào, khi khẳng định một thế giới mới trong sáng tác của Nhất Linh qua Bướm trắng - thế giới nội tâm bên trong, Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tập 3) cũng khẳng định: “Qua Bướm trắng Nhất Linh cũng đã đưa ngòi bút phân tích tâm lý vào địa hạt nhân bản muôn thủa với trường hợp b i đát con người bị giằng co giữa tình yêu và cái chết ” [30, 160]. Những ý kiến đánh giá trên có thể coi là bước mở đường cho các nhà nghiên cứu miền Bắc nhìn nhận và xem xét về tiểu thuyết Bướm trắng giai đoạn sau này. Phan Cự Đệ, trong Lời giới thiệu cuốn Đoạn tuyệt ( NXB Đạ i học và Giáo dục chuyên nghiệp, tái bản năm 1991), đã có ý kiến nhận định khái quát về nghệ thuật Bướm trắng: “Xét về một phương diện nào đó thì nghệ thuật của Đôi bạn và Bướm trắng già dặn hơn những nhận xét về tâm lý nhân vật sâu sắc và tinh vi hơn” [11, 317]. Trong lời giới thiệu nhân tái bản cuốn Bướm trắng năm 1989 Trần Hữu Tá đã chỉ ra những khám phá mới cũng như những hạn chế như sau: “Đến Bướm trắng Nhất Linh đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới: Tuy có chỗ còn gượng gạo , thiếu tự nhiên nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng những lớp, những ngó c ngách tâm lý éo le, khuất khúc của con người ” [17, 379]. Trong bài viết Đọc lại Bướm trắng của Nhất Linh, đăng trên Tạp chí Văn học, số 10-1996, Đỗ Đức Hiểu cũng viết: “Bướm trắng là tiểu thuyết hiện đại ; nó không phải “cái viết về những cuộc phiêu lưu ”(Như Don Quichote, Thuỷ hử, Quả dưa đỏ, Tiêu sơn tráng sĩ…) mà “phiêu lưu của cái viết”. “Phiêu lưu” ở đây là những hành trình qua các ngóc ngách của tình cảm, tư duy, cảm xúc, giấc mơ đẹp, hoảng loạn, cái sống và cái chết…Bướm trắng, với cốt truyện đơn giản, là “thế giới bên trong” con người vô cùng biến động cái ý thức và cái tiềm thức, cái vô lý và cái phi lý, giấc mơ, mê sảng, linh cảm…” [14, 382]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Điểm qua một số ý kiến nhận định tiêu biểu về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh cũng như trong hai tiểu thuyết “Đôi bạn ” và “Bướm trắng”, chúng ta thấy: 1- Các ý kiến đánh giá phong phú, đa dạng, nhưng cũng rất phức tạp. Các nhà nghiên cứu phần lớn đứng trên quan điểm lịch sử để đánh giá nhận định, cố gắng tìm tòi những khám phá và đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình văn học, nh­ng vÒ nghÖ thuËt tiÓu thuyÕt cßn ch­a ®i s©u. 2- Đối với hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, giới nghiên cứu nhìn chung kh¸ thống nhất ý kiến ở phương diện nghệ thuật thể hiện nhân vật và những khám phá, tìm tòi, thể nghiệm của nhà văn Nhất Linh. Họ đều cho rằng đây là một trong những nét đổi mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài , chúng tôi mạnh dạn nêu lên ý kiến: Đôi bạn vẫn còn nhiều yếu tố của tiểu thuyết luận đề, song việc mô tả tâm lý đã được coi trọng đặc biệt, nó đã q ui định kết cấu của tiểu thuyết . Đôi bạn là cầu nối giữa tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý . Còn Bướm trắng là một bước đột phá về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết, thoát ra khỏi lối xây dựng nhân vật tiểu thuyết cổ điển cũng như tiểu thuyết luận đề và tâm lý trước đó . Với Bướm trắng Nhất Linh đã đưa nghệ thuật tiểu thuyết nước ta phần nào tiếp cận được với tiểu thuyết hiện đại trên thế giới. Nh­ vËy nghÖ thuËt tiÓu thuyÕt t©m lý cña NhÊt Linh ®­îc nghiªn cøu theo mét qu¸ tr×nh. 3. Đối tượng , phạm vi nghiên cứu Luận văn khảo sát thế giới hình tượng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, đi sâu vào các thủ pháp xây dựng nhân vật của tiểu thuyết, đặc biệt chú trọng đến các yếu tố thể hiện tâm lý. Tiểu thuyết là một đơn vị tổ chức nghệ thuật phức tạp nhiều khía cạnh, nhiều tầng bậc. Nhân vật cũng là một phương diện của tổ chức nghệ thuật. Do đó việc phân tích nhân vật không tách rời nghiên cứu các yếu tố khác của tiểu thuyết như cốt truyện, kết cấu, tả Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 cảnh...đặc biệt là cốt truyện. Và tiểu thuyết phần nào cả thực chất là hành trình của số phận nhân vật trong thời gian - trước là cốt truyện. Về văn bản tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, chúng tôi căn cứ trong cuốn Văn chương Tự lực văn đoàn - Nhà xuất bản Giáo dục tái bản lần thứ nhất, Hà Nội, năm 2001 làm tư liệu chính của mình trong quá trình làm việc. 4 - Phương pháp nghiên cứu A. Einstein (1879-1955) mang đến cho loài người một nhận thức vĩ đại không chỉ về vũ trụ mà còn về chính bản thân con người, đó là tính tương đối của thế giới. Quan niệm của ông đưa đến một hệ quả là không có cái gì tuyệt đối và hoàn hảo. Nhân vô thập toàn và trong nghiên cứu khoa học cũng vậy. Không có một phương pháp nào là hoàn m ỹ, thoả mãn mọi mục đích của các nhà nghiên cứu. Vì vậy, trong luận văn này, chúng tôi đã kết hợp một vài phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích nghiên cứu của mình. Đó là do vận dụng tổng hợp các phương pháp mà các thao tác chính là: 4.1. Phương pháp thống kê phân loại: Luận văn tiến hành thống kê, phân loại các phương pháp, phưong tiện thể hiện nhân vật, tần số xuất hiện của chúng trong tác phẩm …từ đó đưa ra những nhận xét khái quát trên cơ sở nhũng số liệu cụ thể. 4.2. Phương pháp phân tích tổng hợp: Chúng tôi phân tích những đặc điểm của các thủ pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng, từ đó tổng hợp để đi đến những kết luận cụ thể. 4.3. Phương pháp so sánh đối chiếu: Được vận dụng trong luận văn khi cần thiết để thấy được những điểm tương đồng và dị biệt của hai tác phẩm trên với một số tác phẩm khác của Nhất Linh cùng thể tài và ở giai đoạn trước, để chỉ ra được những bước đổi mới của ông trong sáng tác. Trong những trường hợp cần thiết , luận văn cũng so sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh với các tác giả khác trên hai bình diện lịch đại và đồng đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 4.4. Phương pháp lịch sử: Tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng ra đời trong một hoàn cảnh xã hội văn hoá cụ thể. Việc vận dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật của hai tiểu thuyết này giúp chúng tôi xác định một cách đúng đắn vị trí, vai trò và những đóng góp của nó ở phương diện nghệ thuật tiểu thuyết. 5. Đóng góp của luận văn Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng , chúng tôi mong muốn góp mộ t phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu , nghiên cứu thế giới nghệ thuật của hai tiểu thuyết nêu trên, xem nó như một thành phần quan trọng của toàn bộ hệ thống tác phẩm của nhà văn Nhất Linh. Mục đích của luận văn là chỉ ra: - Những thủ pháp xây dựng nhân vật , những đóng góp và những hạn chế của nghệ thuật tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng. - Những đóng góp của Nhất Linh đối với tiến trình hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam ở giai đoạn đương thời; đồng thời cũng chỉ ra sự vận động, chuyển hướng trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuật trong tiểu thuyết Nhất Linh. Đây là công trình chuyên biệt đ ầu tiên tập trung nghiên cứu nhân vật của tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng. Có thể nói với luận văn này, hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng được nghiên cứu một cách tỉ mỉ và cụ thể về nghệ thuật nhân vật . Từ đó , luận văn bước đầu đưa ra nhận định về nh ững đóng góp của Nhất Linh với tiến trình hiện đại hoá nghệ thuật tiểu thuyết ở giai đoạn sau trong sự nghiệp sáng tác của ông. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tài liệu tham khảo , nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 Chương 1: Quan niệm tiểu thuyết , nhân vật tiểu thuyết, hai kiểu tiểu thuyết của Nhất Linh. Chương 2 : Nhân vật và kết cấu cốt truyện trong Đôi bạn và Bướm trắng. Chương 3 : Các thủ pháp xây dựng nhân vật trong Đôi bạn và Bướm trắng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 B - NỘI DUNG CHƯƠNG I QUAN ĐIỂM VỀ TIỂU THUYẾT, NHÂN VẬT TIỂU THUYẾT HAI KIỂU TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH 1.1 . Quan niệm tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết 1.1.1. Quan niệm tiểu thuyết Tiểu thuyết là một trong những thể loại quan trọng nhất của văn chương, nghệ thuật hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ thuật ngôn từ". Từ đó cho đến nay, tiểu thuyết vẫn đứng ở vị trí then chốt trong hệ thống thể loại văn học. Là một hình thức tự sự cỡ lớn, tiểu thuyết có khả năng riêng trong việc tái hiện với một quy mô lớn những bức tranh hiện thực đời sống, trong đó chứa đựng nhiều vấn đề sâu sắc của xã hội, của số phận con người, của lịch sử, của đạo đức, của phong tục…Nghĩa là nó có năng lực phản ánh hiện thực một cách bao quát và sinh động theo hướng tiếp cận trên cả bề rộng lẫn chiều sâu của nó. So với các thể loại khác , tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn. Không những thế, nó “là một thể loại văn chương đang biến chuyển và còn chưa định hình” (M.Bakhtin). Việc nghiên cứu về thể loại tiểu thuyết là một yêu cầu chủ yếu , luôn có tính thời sự của lý luận văn học. Vì vậy, đi tìm quan niệm tiểu thuyết cũng là vấn đề có ý nghĩa về mặt lí thuyết. Theo M. Bakhtin: “Tiểu thuyết không đơn thuần chỉ là mộ t thể loại trong nhiều thể loại. Đó là thể loại duy nhất nảy sinh và được nuôi dưỡng bởi thời đại mới của lịch sử thế giới và vì thế mà thân thuộc sâu sắc với thời đại ấy ”. [ 3, 21]. Vì những lí do vừa nêu trên , việc đưa ra một khái niệm về thể loại tiểu thuyết một cách hoàn chỉnh không phải là dễ. Bởi vì đã có khá nhiều quan niệm khác nhau về tiểu thuyết. Trước năm 1945, có công trình Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh đăng trên tạp chí Nam Phong năm 1921. Sau đó là các công trình chuyên khảo về tiểu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 thuyết : Theo dòng (1941) của Thạch Lam , Khảo về tiểu thuyết (1941) của Vũ Bằng. Ngoài ra, còn có một số công trình cũng bàn về một số vấn đề của tiểu thuyết như Phê bình và cảo luận (1938) của Thiếu Sơn, Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan … Tuy nhiên, điểm nhìn và phạm vi nghiên cứu của mỗi công trình có khác nhau nhưng với sự có mặt của chúng , lịch sử nghiên cứu thể loại tiểu thuyết đã bước đầu hình thành và đặt nền móng cho việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết sau này. Sau năm 1945, việc nghiên cứu thể loại tiểu thuyết được trải rộng ra cả ở hai miền Bắc – Nam, nhưng tiêu biểu hơn là ở miền Nam. Ở miền Nam, có thể kể như Nhân vật trong tiểu thuyết (Nhiều tác giả, sáng tạo, số 1/1960); Viết và đọc tiểu thuyết (Nhất Linh, NXB, Đời nay, 1961); Hiện hữu của tiểu thuyết (Lê Tuyên, Đại học số 4/1963) ; Tiểu thuyết Việt Nam thế hệ 1932 - 1945 (Thanh Lãng, Đại học số 2 tháng 4/1961); Tiểu thuyết hiện đại (Tràng Thiên, NXB Thời mới, 1963); Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết (Nguyễn Văn Trung, Nam Sơn xb, 1965); Sự hình thành của tiểu th uyết mới trong Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (Phạm Thế Ngũ , Quốc học Tùng thư xb, 1965); Chuyện phiếm về tiểu thuyết của Triều Sơn, Văn số 34, ra ngày 15/5/1965; Văn học và tiểu th uyết (Doãn Quốc Sỹ, sáng tạo xb, 1973). Ỏ miền Bắc, 150 thuật ngữ văn học của Lại Nguyên Ân cũng c ó nói đến quan niệm tiểu thuyết ; Lí luận văn học (Phương Lựu ,NXB Giáo dục - 2002) – Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (Phan Cự Đệ, năm 2000); Lí luận văn học (Hà Minh Đức (Chủ biên) NXB Giáo dục, năm 2002)… Nếu ở những giai đoạn trước, cách hiểu tiểu thuyết còn mang tính khái quát để chỉ chung cho tác phẩm văn xuôi, đó là truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài. Lí do là thành tựu sáng tác còn ít ỏi nên chưa có những hệ thống lý luận đầy đặn về tiểu thuyết, việc đề ra quan niệm về tiểu thuyết, một mặt xuất phát từ thực tiễn sáng tác; mặt khác một số tác giả đã thâu thái các quan niệm tiểu thuyết của phương Tây vào Việt Nam dựa trên hoàn cảnh thực tế của văn học nước nhà. Một hướng khác nữa là do nguồn ảnh hưởng từ “Tân thư” của Trung Quốc, với n hững tư tưởng “cách mạng văn học” của Lương Khải Siêu ảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 hưởng tới Việt Nam. Khi viết tiểu thuyết đã trở thành nhu cầu bức thiết của nhà văn Việt Nam đầu thế kỉ 20 thì lý luận về tiểu thuyết càng trở nên cấp thiết . Chúng tôi đưa ra một số quan niệm tiêu biểu: Trong “Bàn về tiểu thuyết” Phạm Quỳnh định nghĩa như sau: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xuôi đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội, hay là những sự lạ tích kỳ , đủ làm cho người đọc có hứng thú …Tiểu thuyết bây giờ thời như trên kia đã là một truyện đặt ra và là một truyện có hứng thú; thường thường thời viết bằng văn xuôi, theo lối tự sự như lời nói thường, cũng có mộ t đôi khi viết băng lối vận văn, như Truyện Kiều…Nói tóm lại, thời tiểu thuyết là một truyện bịa đặt mà có thú vị ” [37,249]. Tiểu thuyết ở đây được quan niệm là một sản phẩm của hư cấu nghệ thuật, biểu hiện bằng ngôn ngữ đa dạng. Có tác giả lại dựa vào dung lượng hiện thực trong tác phẩm để chỉ ra những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Trong lời tựa cho tiểu thuyết “Cuộc tang thương” của nhà văn Đặng Trần Phất, Bùi Xuân Học nêu nhận xét : “Quyển sách này thực là tả đủ các hạng người trong xã hội , câu chuyện rất ly kỳ mà khi đọc đến có thể tưởng tượng như mình có trông thấy vậy” [32, 268 - 269]. Ở giai đoạn sau này, khi sự phân định về mặ t thể loại ngày càng cụ thể hơn, khái niệm về tiểu thuyết cũng được các nhà lý luận phê bình văn học, các nhà văn hiểu một cách rõ ràng hơn, sát với đặc trưng thể loại. Trong chuyên luận “Xây dựng tác phẩm tiểu thuyết”, Nguyễn Văn Trung cho rằng: “Yếu tính của tiểu thuyết là cái tưởng tuợng, không thể kiểm chứng được” [44]. Còn với Võ Phiến “Tiểu thuyết là công trình giả tưởng. Mầu trời , sắc nắng, cây, lá, gió, trăng, mọi hoạt động trong đó đều bịa đặt” [36]. Tuy cách diễn đạt có khác nhau, song trong quan niệm của các tác giả trên đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu . Chúng ta nhận thấy rằng nhà văn dẫu có hư cấu cũng phải trên cơ sở tôn trọng sự thật đời sống . Bởi vì “với sự có mặt của mình trước cuộc đời, với sự hiện hữu của mình ở trong cuộc đời , tiểu thuyết là một hình thái nghệ thuật, một lối diễn đạt của con người gần gũi cuộc đời nhất” [46, 154]. Nguyễn Đình Toàn đưa ra nhận định: “Tiểu thuyết không phải là tấm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 gương phản ánh đời sống mà là cái phần được che giấu của đời sống, cái phần không thuộc về đời sống”. Quả thật, tiểu thuyết cho dù là tấm gương phản ánh đời sống, cũng không bao giờ là bản sao cuộc sống. Bởi lẽ ngoài việc phản ánh thực tại cuộc đời, tiểu thuyết còn phản ánh được thế giới thẳm sâu của tâm hồn con người và “giá trị của một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời” [28, 73]. Vì thế chúng ta mãi băn khoăn tiểu thuyết phản ánh được bao nhiêu phần trăm sự thực ở đời, lấy đó làm căn cứ thẩm định giá trị t ác phẩm tiểu thuyết thì vô hình trung làm nghèo thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết và làm vơi đi thế giới tưởng tượng của người tiếp nhận. Giá trị tiểu thuyết cần nhất là sự sâu sắc và “sâu sắc chính là ở chỗ mình diễn tả được tất cả những cái mông lung bí ẩn của tâm hồn” [28,72]. Càng về sau thì quan niệm của các nhà nghiên cứu khi đưa ra quan niệm về tiểu thuyết càng có phần cụ thể hơn trước . Cuốn Từ điển văn học (tập II , NXB khoa học xã hội, 1984) đã định nghĩa một cách khái quát: “Tiểu thuyết là một loại hình tự sự, có ít nhiều hư cấu, thông qua nhân vậ t, sự việc và hoàn cảnh, thường dùng văn xuôi, để phản ánh bức tranh xã hội” [33, 390]. Nhà nghiên cứu Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học [NXB Giáo dục - 2002] đã viết : “Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận đại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong hình thức trần thuật tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục đạo đức xã hội, miêu tả cụ thể các điều kiện sinh hoạt giai cấp tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [13,387]. Như vậy , quan niệm về tiểu thuyết đã nêu trên chúng ta thấy những cái nhìn đa diện, đa chiều . Tuy họ đều thống nhất cho rằng yếu tính của tiểu thuyết là tưởng tượng, hư cấu , là loại hình tự sự, nhưng dù là tưởng tượng, hư cấu thì tiểu thuyết cũng phải tái tạo cuộc sống, phải mang hình bóng của cuộc đời. Thoát ly cuộc đời , tiểu thuyết sẽ không còn là tiểu thuyết, sẽ đánh mất giá trị nhân bản; sẽ không thể sống trong lòng người đọc. Vì từ trong ý thức sáng tác , Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 nhà tiểu thuyết bao giờ cũng muốn trình bày những con người sống thực . Mà con người sống thực bao giờ cũng có liên hệ chặt chẽ với xã hội, với quá khứ. 1.1.2. Quan niệm nhân vật tiểu thuyết Một trong những thành phần quan trọng của tiểu thuyết là nhân vật. Nói đến tiểu thuyết là nói đến việc xây dựng nhân vật. Vai trò, vị trí và phương thức tồn tại của nhân vật trong tiểu thuyết như thế nào thì luôn là vấn đề lí thuyết mà mọi nền lý luận văn học đều quan tâm lý giải. Nhân vật trong tiểu thuyết khác với nhân vật trong các thể loại khác, nhân vật của tiểu thuyết có những đặc điểm riêng mà nhân vật thuộc các thể loại khác không có được. Truyện ngắn chỉ có thể nói về nhân vật trong quỹ thời gian ngắn có những biến động lớn mà người đọc không thể hiểu rõ tiểu sử, sự phát triển cụ thể của cuộc đời họ. Còn tiểu thuyết với khuôn khổ rộng lớn, vô tận về thời gian và không gian, nhà văn có thể khai thác nhân vật , miêu tả nhân vật một cách tỉ mỉ, toàn diện theo từng bước của cuộc đời. Nếu ký chỉ từ một con người thực, một bối cảnh thực để xây dựng nên hình tượng điển hình thì tiểu thuyết lại có khả năng cùng một lúc tạo dựng được hình tượng điển hình từ nhiều con người, tính cách, bối cảnh khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Trần Thanh Hiệp , trong tiểu thuyết vấn đề quan trọng “phải là vấn đề nhân vật. Người ta sẽ tìm thấy bộ mặt của con người trong các nhân vật của ti ểu thuyết (…). Trong tiểu thuyết , ngoài nhân vật còn có gì khác nữa, thời nhân vật cũng vừa là cá thể, vừa là linh hồn” [15, 93-94]. Nhân vật là linh hồn, là yếu tố không thể thiếu trong tiểu thuyết, ở nhân vật có thể là chiếc cầu nối giữa “cuộc đời thực” và “cuộc đời có vẻ thực” trong tiểu thuyết. Qua thế giới nhân vật, người đọc sẽ tìm thấy những vấn đề nhân sinh mà tác giả muốn gửi gắm, muốn chia sẻ. Trong tiểu thuyết, con người là một chủ thể trải nghiệm, được giao cho tính chủ động về tư tưởng và ngôn ngữ. Tính chủ động này sẽ làm biến đổi t ính chất và hình thái con người . Trong công trình Bàn về tiểu thuyết, Phạm Quỳnh có cái nhìn bao quát về tiểu thuyết truyền thống. Nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 vật trong tiểu thuyết theo tác giả “Không nhất thiết phải là người siêu bạt quần chúng, lại thường thường là những người bình thường như mọi người” [37, 101]. Giữa nhân vật và hoàn cảnh luôn có một quan hệ tác động lẫn nhau. Nhân vật chịu sự chi phối mạnh mẽ của hoàn cảnh, lệ thuộc vào hoàn cảnh. Đôi khi nhân vật cũng có thể làm thay đổi hoàn cảnh trong phạm vi nhất định , nhưng hoàn cảnh vẫn giữ một vai t rò quyết định trong tiểu thuyết . Hoàn cảnh ở đây được nhận thức là “vận mệnh” tác động trực tiếp đến nhân vật, quyết định số phận nhân vật. Cũng giống như phương thức miêu tả của một số thể loại văn học khác, nhân vật trong tiểu thuyết được nhà văn miêu tả qua những chi tiết, những xung đột, tình tiết biến cố, những mâu thuẫn bên trong. Vì vậy n hân vật trong tiểu thuyết phải tương tự với con người trong cuộc sống, nó phải là con người mang bản chất xã hội một cách chân thực khách quan, song nó lại phải có cá tính, có cuộc đời, số phận riêng, độc lập. Nhân vật trong t iểu thuyết hiện lên trọn vẹn, đầy đủ từ góc độ ngoại hình đến nội tâm, từ tình cảm đến lý trí. Người viết có thể khai thác nhân vật một cách toàn diện, tỉ mỉ , theo từng bước thăng trầm của số phận. Nhân vật trong tiểu thuyết đa dạng, phong phú phát triển có quá trình , tham gia vào tình huống với nhiều hành động khác nhau nên có khả năng có sức sống nội tại, tự nó tìm thấy con đường đi của nó trong tác phẩm. Khi sáng tác, mỗi nhà văn thường chọn cho mình một thế giớ i nhân vật phù hợp với sở thích , cá tính của mình để miêu tả, thể hiện. T rong tiểu thuyết , nhân vật là nơi duy nhất để tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác. Để khẳng định vấn đề này Nguyễn Đình Thi đã viết : “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật tiểu thuyết theo tôi, là miêu tả những con người và đường đi của họ trong xã hội . Người viết tiểu thuyết nghĩ mọi vấn đề đều phải thông qua các nhân vật , xuất phát từ nhân vật hơn là từ sự việc” [42, 645]. Một đặc điểm rất quan trọng trong tiểu thuyết hiện đại là nhân vật dường như mang tính tự thân. Nhiều lúc nó vượt ra khỏi sự kiểm soát, sự định hướng ban đầu của nhà văn để đi theo qui luật của cuộc đời , số phận. Nói như Đỗ Đức Hiểu : “Nhân vật trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 tiểu thuyết hiện đại không có tính cách, nói cách khác có nhiều tí nh cách, tức là nó luôn luôn biến động, mà bản thân nó không thể nhận biết. Nhân vật tự bộc lộ mình, tự xây dựng mình trong quá trình viết của người kể chuyện. Và chính nhà soạn văn cũng dần dần, lần mò tự khám phá ra bản thân mình qua từng trang viết” [17, 383]. Nhà văn chỉ có thể xây dựng nhân vật tiểu thuyết bằng chính vốn sống và sự hiểu biết về nhân vật. Và như thế, một vấn đề đặt ra trong phương thứ c xây dựng nhân vật tiểu thuyết, là giải quyết như thế nào mối quan hệ giữa nhân vật và tác giả . Có ý kiến cho rằng nhân vật trong t ác phẩm là hình ảnh của tác giả. Nhưng cũng có ý kiến ngược lại. Vấn đề này theo chúng tôi cần phải hiểu một cách linh động hơn . Là sản phẩm do nhà văn sáng tạo , nhân vật tiểu thuy ết tất nhiên phải là hình tượng , là hiện thân tư tưởng của nhà văn, vì “bản chất tiểu thuyết không có gì đố kỵ với tư tưởng, miễn là tư tưởng đừng thủ tiêu, đừng hút máu tươi và da thịt của nhân vật để chỉ còn lại những bộ x ương khô” [36, 20]. Và “ở những tác phẩm lớn của nhân loại về tiểu thuyết, tư tưởng cao sâu đều có cái duyên gặp được những nhân vật sốn g, có cá tính, mang ra phô diễn . Nhân vật linh động là điều cần thiết, nhưng chưa đủ để là m ra tác phẩm vĩ đại” [36, 30]. Dù nhân vật có là cái loa phát ngôn cho tư tưởng của nh à văn, thì nhân vật cũng không bao giờ là hình hài của tác giả, là đồng nhất với tác giả. Ở tiểu thuyết, sáng tác về một nhân vật nào, tác giả đều dẫn dắt, giới thiệu cho chúng ta nguồn gốc , xuất xứ của nhân vật ấy và trong suốt quá trình mô tả cuộc đời nhân vật, nhà văn phải xây dựng ở nhân vật đó nhữ ng hành động, lời nói, cử chỉ…thể hiện rõ nét đặc trưng trong cốt cách - tâm hồn của dân tộc sinh nhân vật ấy. Như vậy, có thể thấy thế giới nhân vật trong tiểu thuyết hết sức đa dạng, phong phú và luôn hấp dẫn , mới mẻ có khả năng khái quát hiện thực, khái quát quan điểm nghệ thuật của nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 1.2 .Quan niệm của Nhất Linh về tiểu thuyết Nói đến văn học hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ XX là nói đến “văn học phát triển trong môi trường kinh tế tư bản chủ nghĩa, có sự hình thành giai cấp tư sản, giai cấp vô sản, giai cấp tiểu tư sản và tầng lớp trí thức mới, độc lập thể hiện tư tưởng dân chủ, tư tưởng duy lí trong khoa học, đề cao con người cụ thể, phong phú, phức tạp, khuyến khích mọi tài năng sáng tạo” [21, 17]. Sự thay đổi trong văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX không giống tình hình phát triển trong văn học các nước phương Tây từ giai đoạn này hay giai đo ạn khác là sự thay đổi nội dung, thể loại , sự xuất hiện một trào lưu văn học… Bước ngoặt hiện đại hoá trong văn học Việt Nam: từ văn, thơ, phú, lục phương Đông sang thơ, kịch, tiểu thuyết phương Tây biểu hiện s ự thay đổi về quan niệm văn học. Thi pháp văn học trung đại được thay thế bằng thi pháp văn học hiện đại. Có thể nói, bước sang những năm 30, nền văn học Việt Nam đã có những thay đổi to lớn , thậm chí những bước nhảy vọt, trên đà hiện đại hoá. Làm nên thành công cho cuộc cách tân văn học đó là một thế hệ trí thức Tây học không còn bị vướng vào những qui phạm, công thức của văn chương cổ , đồng thời lại được kế thừa những kinh nghiệm cách tân của các thế hệ trước. Nhất Linh là một trong những gương mặ t tiêu biểu của lớp trí thức ấy . Trong suốt chặng đường sáng tác, Nhất Linh đã không ngừng tìm tòi, bổ sung để tự hoàn thiện mình, và “nhờ vào tài năng , vào sự tiếp thu văn hoá phương Tây có hệ thống cùng bản lĩnh chuyển hoá” để làm giàu thêm văn sản trong nước (điều 1, tôn chỉ của Tự lực văn đoàn). Ông đã mang đến cho văn học dân tộc nhiều tác phẩm thực sự có giá trị và có ý nghĩa tiên phong trong công cuộc cách tân. Trước năm 1932, Nhất Linh theo quan điểm của các nhà Nho : văn gắn với đạo, với mệnh trời, “văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ hướng đạo”. Ông noi gương các nhà nho tiền bối Nguyễn Trãi, Nguyễn Du , Nguyễn Đình Chiểu,…với ông, con thuyền văn trước tiên là để chở đạo. Văn học trước tiên có chức năng truyền đạt, rồi mới đến việc phát triển khám phá. Đối tượng văn học không phải là cuộc sống thực mà là khuôn mẫu của đạo đức truyền thống, của đạo Nho. Ông quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 niệm cái đẹp phải là sự hoàn hảo, toàn diện, tuyệt đối, thống nhất với cái có ích , đề cao cái đẹp nội dung hơn hình thức. Cuộc sống được đánh giá qua con mắt đạo lý, nhân vật được xây dựng theo chuẩn mực đạo đức : Thiện - ác, trung - hiếu, tiết nghĩa - bất trung, bất nghĩa, thật thà, gian dối…Tiểu thuyết Nho phong (1926) và tập truyện ngắn Người quay tơ (1927) thể h iện khá rõ những quan niệm trên. Sau khi du học ở Pháp về , Nhất Linh đã thay đổi quan niệm văn chương . Nhất Linh từ giã quan niệm truyền thống để đi vào quan niệm mới về văn học. Viết tiểu thuyết. ông chuyển hướng từ tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, đề tài đến lối viết. Số phận con người cá nhân, quyền sống, quyền tự do dân chủ, quyền được hưởng hạnh phúc, lòng khao khát lý tưởng được nhà văn quan tâm thể hiện trong hàng loạt tiểu thuyết : Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Đôi bạn, Bướm trắng và hai tiểu thuyết viết chung với Khái Hưng:Gánh hàng hoa, Đời mưa gió. Ông có hoài bão dùng văn chương góp phần cải tạo xã hội, tư tưởng dân chủ tư sản. Ý tưởng đó của Nhất Linh được thể hiện rất rõ trong Mười điều tôn chỉ của Tự lực văn đoàn được công bố trên Phong hoá (số 101) như: - “Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ”. - “Trọng tự do cá nhân”. - “Dùng một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho , một lố i văn thật có tính cách An Nam”; “Không có tính cách trưởng giả quý phái”. - “Làm cho người ta biết đạo Khổng không còn hợp thời nữa". - “Đem phương pháp Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam”… Ngoài ra, Nhất Linh còn trực tiếp hay gián tiếp nói tới quan niệm về văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng ở một số tờ báo Phong Hoá, Ngày nay. Đặc biệt là trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh đã nói rõ về quan niệm viết tiểu thuyết của mình. Đây là một trong ít trường hợp hiếm hoi mà một nhà văn ở nước ta trức tiếp nói v ề cái thể loại mình đã vận dụng, đã theo đuổi trong sự nghiệp văn chương. Cùng trong nhóm Tự lực văn đoàn có Thạch Lam cũng có quan niệm về viết tiểu thuyết nhưng không có nhiều điểm tương đồng . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 Chúng tôi cho rằng cuốn Viết và đọc tiểu thuyết được Nhất Linh nói tới ở cả hai phương diện kinh nghiệm lẫn phương diện lý thuyết khi đưa ra quan niệm về tiểu thuyết. Tuy nó chưa thực sự hoàn chỉnh, có hệ thống , có đôi khi lủng củng trùng lặp, mà tác giả rút ra cho mình hơn là cho mọi người . Nó không thật sắc sảo, càng không uyên bác. Song những ý kiến mà Nhất Linh viết ra là sự chân thành. Đưa ra quan niệm về tiểu thuyết Nhất Linh viết: “Viết tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương, tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì mà tác giả cho là xấu xa , viết tiểu thuyết để phụng sự , để chứng tỏ một cái gì đó …” [ 28, 367]. Đồng thời ông cũng đưa ra ý kiến đánh giá về một cuốn tiểu thuyết hay là “những cuốn đủ đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài. Diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn”; “Việc diễn tả tâm hồn và những uẩn khúc của tâm hồn đó, những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất và cuốn sách có giá trị và có sâu sắc hay không phần lớn là ở việc này” [28, 388]. Ở trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết Nhất Linh cũng đã đưa ra quan niệm của mình về viết tiểu thuyết hết sức cụ thể. Cũng giống như bao người khác, ông suy nghĩ trước hết một người viết một cuốn tiểu thuyết phải biết rõ mình định viết về cái gì? quan trọng với ông là “phải thành thực là chính trong thâm tâm, mình thấy thích viết đề đó, quả thật mình cảm động trước những cảnh về đề đó. Hơn nữa mình đoán thấy trong đề đó có nhiều cái hay” [28, 392]. Sự thành thực trong việc lựa chọn đề tài được Nhất Linh đưa lên hàng đầu bởi trong nghiệp văn, người viết có thể viết về những đề mà người đọc đương thời ưa thích nếu như trong thâm tâm nhà văn thích. Điều nên tránh đó là theo thời, hám danh làm mất đi lương tâm nghề nghiệp. Xét đến cùng văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng đều là sự miêu tả hữu hạn cái thế giới vô hạn là cuộc đời. Hình tượng văn học phải được bắt đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật cũng phải được nhìn ở một góc độ nào đó. Nhà văn phải hiểu được cách thức mà nhân vật - con người trong tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 phẩm giao tiếp với nhau, với thế giới xung quanh và với chính bản thân họ, cách họ sống suy nghĩ và hành động, điều họ quan tâm trong cuộc đời. Mối quan hệ logic giữa tất cả những điều đó tạo nên cái mô hình nghệ thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc hoạ những hình tượng cụ thể cũng như xây dựng kết cấu tác phẩm . Nhất Linh cho rằng “không nên xếp đặt câu chuyện quá, việc xảy ra còn tuy theo tâm trạng của nhân vật . Bởi tiểu thuyết lại là thứ sách để tả cuộc đời, mà đời người thì không xếp đặt được theo ý người” [28, 393]. Trong cuốn Viết và đọc tiểu thuyết của Nhất Linh đề cập tới nhiều vấn đề như: chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, lựa chọn nhân vật, tìm chi tiết , văn trong tiểu thuyết. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu quan niệm của Nhất Linh cách xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết. Theo Nhất Linh xây dựng nhân vật trong tác phẩm ta phải quan tâm đến bốn thứ: tính tình, cử chỉ, lời nói, hình dáng. Việc diễn tả tâm hồn, uẩn khúc của tâm hồn đó , những ý nghĩ thầm kín của các nhân vật là một việc khó nhất. Cho nên một cuốn sách có giá trị hay không, có thực sự sâu sắc hay k hông một phần lớn là từ việc đó . Theo Nhất Linh hình dáng nhân vật “không nên tả ngay một lúc”, nhà văn không nên tự ý phê bình người và việc trong truyện như những nhà tiểu thuyết luận lý nước ta ba mươi năm về trước , nhân vật thuộc hạng cũng nào đều có giá trị như nhau, nhân vật chính hay phụ cũng phải để ý ngang nhau. Cũng như trong tác phẩm Khái Hưng, nhân vật chính của Nhất Linh là thanh niên tư sản hoặc tiểu tư sản lớp trên, con nhà quan, chủ đồn điền họ có điểm chung là cảm nghĩ băn khoăn, suốt đời tìm cách giải quyết vấn đề hạnh phúc và lý tưởng cho cá nhân . Ở Nhất Linh, nhân vật đăm chiêu, quằn quại, suy nghĩ lao lung để tìm lấy một lý tưởng, một con đường; lý tưởng có tính cách đấu tranh và hành độ ng ; ngôn ngữ nhân vật chặt chẽ, chính xác (Dũng, Doãn …). Cách xây dựng nhân vật, Nhất Linh tuy rất chủ quan “coi nhân vật như những quân cờ để đánh một ván cờ” có dựa vào sự phân tích của lý trí, có tham vọng xây dựng. Do vậy, nhân vật của Nhất Linh luôn có sự đắn đo, muốn làm to , đạt kết quả lớn, như Dũng trong Đoạn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 tuyệt, Dũng trong Đôi bạn. Song, với Nhất Linh, tâm trạng nhân vật không khỏi có lúc bi đát: cực lòng vì hoàn cảnh thấy đời trống rỗng, có lúc muốn quyên sinh như: Dũng trong Đôi bạn hay Trương trong Bướm trắng. Với tư cách một người sau lưng có nhiều tiểu thuyết đã xuất bản , Nhất Linh chân thành kể lại đủ thứ quan niệm non nớt của mìn h hồi đang viết nhiều viết khoẻ, đó là: thích viết câu văn cho kêu, cho văn vẻ; nào thích lồng vào tác phẩm của mình những luận đề xa lạ, từ bên ngoài , mà không xuất phát từ tình thế trong câu chuyện mà từ nhân vật; nào là có hồi chạy theo những cốt truyện giật gân, cốt truyện quyến rũ người đọc… Trong “Tự lực văn đoàn” , nghệ thuật của Nhất Linh có thể nói là vững vàng nhất. Cách bố trí truyện, cách sáng tạo nhân vật , cách sử dụng cảnh vật xung quanh để làm nổi bật tâm lí nhân vật, các nhà văn trong “Tự lực văn đoàn” đều ít nhiều chịu ảnh hưởng của ông cả. Có một điều khác là mặc dù, tiểu thuyết của Nhất Linh cũng nói đến ái tình, nhưng trong vấn đề này Nhất Linh viết đó là ái tình kín đáo, tế nh ị không diễn đạt bằng lời, mà bằng cử chỉ, dáng điệu nhiều hơn. Ở đặc điểm này, Nhất Linh cũng đã có từ những tác phẩm đầu tiên và ông gìn giữ được nguyên vẹn cho đến những tác phẩm cuối. Lê Nương (Nho phong) cách xa Loan (Đôi bạn) và Thu (Bướm trắng) cả một thế hệ, nhưng ở Lê Nương, ta đã thấy được ít nhiều tính chất của Loan và Thu sau này. Hơn nữa, lối văn của Nhất Linh là lối văn rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời. Nhất Linh không trau chuốt như Khái Hưng, nhưng tự nó, nó có nhịp điệu, tự nó đã du dương . Chặng hạn như Nhặt lá bàng để đầu cuốn Đôi bạn là cả một bài thơ. Cho nên đọc xong một tác phẩm của Nhất Linh, ít nhất thì trong lòng người đọc còn giữ lại được một đôi lời, một đôi dáng điệu của nhân vật, không bao giờ có thể quên. 1.3. Hai kiểu tiểu thuyết của Nhất Linh 1.3.1. Tiểu thuyết luận đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Như một làn gió mới thổi về , Tự lực văn đoàn đã mở tung cánh cửa xã hội, phê phán lễ giáo phong kiến trì trệ hàng ngàn năm, mang lại những tư tưởng nhân đạo tiến bộ , làm nên một diện mạo văn chương tươ i mới và khởi sắc đầu thế kỉ XX. Trong giai đoạ n phát triển cực thịnh của mình , với mong muốn góp phần vào công cuộc đổi mới xã hội, hàng loạt tiểu thuyết luận đề của “Tự lực văn đoàn” đã ra đời . Chúng được coi như những tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn về vấn đề Cũ - Mới, một vấn đề nóng bóng trong xã hội lúc bấy giờ . Tiểu thuyết luận đề của “Tự lực văn đoàn” dường như là sản phẩm của một thời kì đổi mới tư duy từ hệ tư tưởng phong kiến chuyển sang hệ tư tưởng tư sản. Trên chiến trường đấu tranh chống lại thành trì phong kiến nặng nề lạc hậu ấy , Nhất Linh đã trở nên một trong hai “chiến sỹ chỉ huy tác chiến” (Thanh Lãng) với những tiểu thuyết luận đề được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đánh giá là “những tiểu thuyết chiếm vị trí cao hơn cả”. Nói về loại tiểu thuyết này , Nhấ t Linh cũng đã đưa ra quan niệm : “Viết luận đề tiểu thuyết nghĩa là viết tiểu thuyết để nêu lên một lý thuyết, để tán dương, tuyên truyền một cái gì tác giả cho là tốt đẹp, để đả đảo một cái gì tác giả cho là xấu xa, viết tiểu thuyết để phụng sự, để chứng tỏ một cái gì đó…” [27, 367]. Như vậy , có thể hiểu tiểu thuyết luận đề là những sản phẩm văn học được viết ra để minh hoạ cho một chủ đề nào đó, một ý đồ tư tưởng nào đó mà tác giả muốn gửi gắm. Có ý kiến cho rằng tiểu thuyết nào mà chẳng có luận đề. Vì thế, chúng tôi nhận thấy tiểu thuyết luận đề cần được phân biệt với luận đề của tiểu thuyết. Luận đề của tiểu thuyết chính là chủ đề, là “vấn đề triết lý, xã hội, đạo đức và các loại hình tư tưởng khác được đặt ra trong tác phẩm” [1, 46]. Chủ đề được hình thành từ hiện thực đời sống thông qua sự khá i quát hoá của chủ quan nhà văn, chủ đề toát ra từ ý nghĩa khách quan của tác phẩm. Còn ở tiểu thuyết luận đề, luận đề là cái có trước , cốt truyện và nhân vật được tác giả tìm để chứng minh. Nếu cốt truyện và nhân vật phù hợp với luận đề thì tiểu thuyết luận đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 được coi là thành công. Còn nếu ngược lại, luận đề không có được cốt truyện và nhân vật phù hợp thì tiểu thuyết luận đề sẽ không thành công. Một đặc điểm của tiểu thuyết luận đề là tính định hướng trong khai thác nhân vật và cốt truyện. Nếu như ở tiểu thuyết bình thường , nhân vật được phát triển tự nhiên như trong cuộc sống thì với tiểu thuyết luận đề, sự can thiệp của tác giả khá rõ. Để khẳng định và bảo vệ cho luận đề của mình, các tác giả luôn xây dựng nhân vật chính diện mang tư tưởng luận đề , nhân vật phản diện thì chống lại. Mặt khác, nhân vật thường chỉ được khai thác ở những bình diện có lợi cho luận đề. Kết thúc tiểu thuyết, nhân vậ t chính diện bao giờ cũng thắng . Kết thúc tiểu thuyết luận đề thường là kết thúc “có hậu” và vì thế , tiểu thuyết luận đề thường mang mầu sắc duy lý. Cách xây dựng nhân vật của tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh biểu trưng cho hai lực lượng đối lập – cô gái mới và bà mẹ chồng hoặc bà dì ghẻ - con chồng qua hai tiểu thuyết Đoạn tuyệt và Lạnh lùng. Các bà mẹ đại diện cho lề thói gia đình cũ đang cố níu kéo, duy trì quyền lực làm mẹ và nền luân lý, phong tục, tập quán, nếp nghĩ cũ, đặc biệt là quyền làm mẹ chồng hiện đang bị lung lay trước những biến đổi tư tưởng xã hội. Còn đối với các cô gái mới , những nàng dâu tân thời cũng quyết liệt không kém tìm cách chứng min h và khẳng định quyền làm người, tự do cá nhân, quyền suy nghĩ và hành động của mình. Sự phân biệt tư tưởng Cũ - Mới đó có thể gọi một bên là chính diện và một bên là phản diện. Ở đây xung đột tư tưởng đã trở thành xung đột tâm lý và ngược lại sự hoà hoãn không được chấp nhận. Tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh đã thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá chân thực về nhân vật, về tâm lý. Có điều, bản thân hiện thực đời sống bao giờ cũng phức tạp, đa dạng nhưng Nhất Linh đã r ửa sạch mọi tạp chất đời thường, bỏ đi vẻ bề bộn, đơn giản hoá các qui luật đời sống và qui luật tâm l ý khi viết tiểu thuyết của mình. Chính vì vậ y, mà nó chỉ còn cái tất yếu mà thiếu đi cái ngẫu nhiên , có khi tâm lý được miêu tả trong tiểu thuyết luận đề vừa đúng lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 vừa không đúng với quy luật thông thường, có khi được miêu tả tinh vi trong một số tình huống nhưng nhìn tổng thể vẫn là đơn điệu, một chiều, thiếu sự phát triển nội tại. Thế giới nội tâm nhân vật tiểu thuyết luận đề Nhất Linh có nhiều nét lặp lại. Quá trình tâm lí còn sơ sài, đơn giản, ít biến cố. Đời sống tâm lý của nhân vật ít biến chuyển, trạng thái tâm lý bộc lộ qua hành động, ngôn ngữ, qua sự miêu tả của tác giả chứ chưa được biểu hiện bằng những hành động tâm lý bên trong. Ở nhân vật chưa có sự nổi loạn về tâm lý tính cách, chưa khai thác hết những mặt phong phú, đa dạng của t ính cách (việc Loan đẻ con trai , Loan dọn nhà đi không mang theo bát hương, Nhung rút mấy nén hương trên bàn thờ chồng ra vườn tình tự với Nghĩa) hoặc để cho nhân vật phát ngôn luận đề một cách trực tiếp, chẳng hạn trong cuộc đối thoại giữa Huy và bà Án; giữa bà Án và Mai trong Lạnh lùng, ví dụ “Cụ tức là biểu hiện, tức là người đại diện cho nền luân lý cũ. Mà tâm lý chúng cháu đã chót nhiễm những tư tưởng mới. Hiểu nhau khó lắm thưa cụ. Cụ với bọn hậu sinh chúng cháu như hai con sông cùng chảy một nguồn, cùng chảy ra bể nhưng mỗi đằng chảy theo một phía dốc bên sườn núi, gặp nhau sao được ” hay ở Đoạn tuyệt nhân vật Loan đã nói thẳng trước bà mẹ chồng phong kiến: “Không ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi. Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn kém ai…”. Tất cả mọi biểu hiện tâm lý của nhân vật trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh đều nhằm bộc lộ một nét bản chất về tính cách và dục vọng của nh ân vật. Trong bản thân mỗi nhân vật được miêu tả thì cái gắn với xã hội , cái chung được chú trọng nhiều hơn. Đó là điều mà Nhất Linh đã nghiêm khắc đánh giá về mình: “Tôi đã để cái ý định dùng tiểu thuyết là một việc gì (viết luận đề tiểu thuyết) lên trên cái ý định viết một cuốn tiểu thuyết hay xin nhớ rõ là tôi không nói tới sự lầm về viết luận đề tiểu thuyết” [28, 17]. Theo chúng tôi, tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh miêu tả tâm lý nhân vật đều có liên quan trực tiếp đến các vấn đề xã hội. Tác giả không sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc thù, chỉ sử dụng những thành tựu mà tiểu thuyết hiện đại Việt Nam đã đạt được cho đến thời điểm đó. Tức là , nó không có nét đặc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 biệt so với các tiểu thuyết khác, mà nó chỉ đặc b iệt ở mục đích mà Nhất Linh muốn hướng tới khi miêu tả. Vì vậy, cho dù có những hạn chế song tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh vẫn tiếp nối được thành tựu miêu tả tâm lý mà Tố Tâm – Hoàng Ngọc Phách đã đạt được , đồng thời có những thành tựu mới, vượt xa những gì còn non kém và hời hợt trước đây. Đối với bản thân Nhất Linh trước đây, khi viết các tiểu thuyết luận đề cũng gửi gắm bóng dáng mình trong đó. Chúng ta thấy thấp thoáng qua các nhân vật như Dũng, Thái, Trúc (Đôi bạn) là hình ảnh của Nhất Linh. Nhận xét về tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh, GS Phan Cự Đệ viết : “Các nhân vật thường có những vấn đề riêng, băn khoăn đau khổ riêng. Nhất Linh ký thác tâm sự của mình vào nhân vật nêu trong tiểu thuyết luận đề của ông thường có một cái Tôi chân thành, cảm động. Đời của Dũng, Thái, Trúc, Tạo, Cận…là một phần đời của Nhất Linh, là tâm sự thầm kín của Nhất Linh (…) Nhờ sự gắn bó máu thịt giữa hình tượng và luận đề, sự kết hợp khá nhuần nhị những phán đoán trí tuệ với những rung cảm của tâm hồn nên tiểu thuyết Nhất Linh nâng cao được ý nghĩa xã hội và sức khái quát của tác phẩm mà vẫn không rơi vào tình trạng minh hoạ một cách khô khan công thức” [11, 379]. Như vậy , hình tượ ng nhân vật làm nổi bật luận đề, làm cho luận đề có máu thịt với sự số ng. Một trong những điều kiện tiên quyết để giúp cho tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh thành công là bản thân luận đ ề mang ý nghĩa tiến bộ xã hội. Tâm lý nhân vật, vì thế, luôn hướng tới mục đích chứng minh cho luận đề xã hội mà Nhất Linh đưa ra nhân vật chỉ được chiếu rọi từ một góc nhìn, một hệ quy chiếu.tất cả mọi biểu hiện tâm lý đều nhằm bộc lộ tình cảm và dục vọng tiêu biểu nhất của nhân vật. 1.3.2. Tiểu thuyết tâm lý Nếu như trong tiểu thuyết luận đề, các nhân vật trực tiếp tham gia vào cuộc đấu tranh Cũ - Mới, xông xáo, hăng hái với những hoạt động bề n ổi thì trong tiểu thuyết tâm lý, họ lại tìm đến sự sâu lắng của thế giới nội tâm. Nếu như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 một bên là tâm lý của đời sống đấu tranh thì bên kia sẽ là tâm lý của đời sống tình cảm. Khái niệm tiểu thuyết luận đề, chúng tôi đề cập ở trên chỉ rõ rằng với tiểu thuyết luận đề, tất cả các yếu tố làm nên tác phẩm đều được dùng để chứng minh cho một vấn đề tư tưởng - xã hội đã được hình thành trong ý đồ sáng tác của tác giả. Ở phần này, khi đề cập đến khái niệm tiểu thuyết tâm lý thì sẽ đưa ra được logic tất yếu đó là : yếu tố tâm lý chính là điều mà tác giả quan tâm thể hiện, miêu tả, xử lý trong tác phẩm ; tâm lý nhân vật có q uan hệ mật thiết với cốt truyện, thể hiện xung đột, kiểu nhân vật, phong cách ngôn ngữ…Khái niệm tiểu thuyết tâm lý hiện nay được sử dụng khá phổ biến trong các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết hiện đại, những việc xây dựng một nội hàm cho nó ở nước ta hầu như ít được quan tâm. Trong hai cuốn Từ điển văn học và Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm này chưa được đề cập đến. Chúng tôi xin đưa ra một số quan niệm về tiểu thuyết tâm lý như sau: Đỗ Hồng Đức, trong luận văn của mình đã giới thiệu khái niệm tiểu thuyết tâm lý là: Khi nói đến tiểu thuyết tâm lý, dù nói theo cách này hay cách khác, cũng phải hiểu: đối t ượng chính của ngòi bút tác giả, yếu tố dành được cảm hứng chủ đạo của tác giả là tâm lý nhân vật [10, 14]. “Tâm lý nhân vật ở đây trở thành một cứu cánh, một lí do để tác phẩm tồn tại và đứng vững. Sở dĩ như vậy vì đời sống tâm lý con người là một thế giới đặc biệt cần được khám phá. Tiểu thuyết tâm lý hướng tới nội tâm con người cũng như các chủng loại tiểu thuyết khác hướng tới các đối tượng khác” [10, 15]. Cách hiểu như Đỗ Hồng Đức về cơ bản thống nhất với cách hiểu sau đây: “Tiểu thuyết tâm lý là tiểu thuyết tìm cách gợi lên thế giới nội tại chứ không theo sự sắp đặt của thế giới bên ngoài (…) Nó đơn giản chỉ ra rằng những động cơ điều khiển tổ chức của cốt truyện, trật tự của các hành động và của nhân vật về cơ bản được qui về sự phân tích những phản ứng tâm lý của nhân vật (…). Tiểu thuyết tâm lý có chức năng tư tưởng và miêu tả: tính độc lập của thế giới tâm lí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 và diễn biến nội tâm của nhân vật cho thấy những xúc động thuần tuý lí trí và luân lí của thế giới bên ngoài đối với nó …”[48, 140]. Hay trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỉ XX, GS Phan Cự Đệ đưa ra quan niệm về tiểu thuyết tâm lý như sau : “Tiểu thuyết tâm lý tập trung cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lý, vào thế giới bên trong thầm kín của con người. Ở đây cảm hứng chủ đạo của nhà văn là khám phá, phân tích tâm lý nhân vật ” [ 12, 231]. Thực ra, tuy sử dụng các thuật ngữ có khác nhau, nhưng các nhà nghiên cứu trên đây đều có một quan điểm thống nhất chung mà chúng ta nhận thấy đó là: yếu tố tâm lý được quan tâm nhiều trong cốt truyện ; thể hiện cái nhìn hướng nội vào hiện thực tâm lý, vào thế giới b ên trong thầm kín của con ngưòi . Đó chính là đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết tâm lý. Tiểu thuyết Bướm trắng là một trường hợp cụ thể và tiêu biểu trong tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh. Những nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý được tác giả Nhất Linh miêu tả thiên về tự đối diện với những biểu hiện cái tôi cá nhân trong chính con người mình . Ở tiểu thuyết tâm lý, ông đặt ra yêu cầu đi sâu khám phá tâm lý con người chú trọn g miêu tả cảm giác của nhân vật , đây cũng là nét khu biệt và là thành tựu nghệ thuật trong việc thể hiện nội tâm của văn học lãng mạn. Những hoạt động bên ngoài không còn được giữ vai t rò quan trọng như trước đây nữa , nhân vật được quan tâm trong mối quan hệ với đời sống nội tâm. Nhất Linh mở rộng diện quan tâm tới các nhân vật với nét tâm lý khác nhau trong quá trình miêu tả . Thay cho động cơ tâm lý nhất quán một chiều là những biểu hiện đa dạng hơn, có cả phần mơ hồ của tiềm thức, vô thức , nhiều khi cá nhân hành động mà không tự biết mình. Đây là nét khác nhau cơ bản trong nét xây dựng tâm lý nhân vật ở tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh. Các quá trình tâm lý được quan tâm, thay cho các trạng thái tâm lý trước đây, với những biểu hiện của sự vận động, qua những mâu thuẫn nội tại phức tạp. Hành vi bên ngoài và suy nghĩ bên trong của nhân vật không thống nhất đơn giản một chiều, nhân vật độc thoại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 nhiều hơn, hiện tượng người trần thuật nhập vào ý nghĩ của nhân vật với cái nhìn từ bên trong xuất hiện nhiều hơn. Có thể nói , ở tiểu thuyết luận đề, nhân vật là nhân vật nhập thế , ở trạng thái động còn ở tiểu thuyết tâm lý, nhân vật thu về đời sống nội tâm, ở trạng thái tĩnh. Con đường văn học của Nhất Linh trước cách mạng là đi từ tiểu thuyết luận đề đến tiểu thuyết tâm lý. Đây cũng là con đường chung của nhiều nhà văn đương thời và là đặc điểm khiến cho một số nhà phê bình coi Nhất Linh là nhà văn có chủ trương , có thái dộ làm nghệ sỹ thuần tuý : “Với Nho phong, Người quay tơ, Nhất Linh đã viết một thứ tiểu thuyết tình cảm . Nghệ thuật trong tiểu thuyết ấy tuy có kém, nhưng là thái độ thuần văn nghệ. Từ 1932 đến 1938, Nhất Linh hướng văn nghệ đi vào con đương tranh đấu : toàn là bênh vực với đả ph á. Nhưng từ 1938 trở đi, Nhất Linh lại có chiều hướng thuần văn nghệ ” [20, 742- 743]. Hai tiểu thuyết dài Đôi bạn và Bướm trắng có thể coi như giai đoạn thành tựu của một văn tài đã chín. Trong các truyện này , ta lại thấy ông trở về với cái nhìn hướng nội , tiếp tục nét bút của Giấc mộng Từ Lâm và Nắng thu, mô tả người thanh niên thế hệ ray rứt bởi nỗi băn khoăn, tâm hồn chia sẻ bởi giữa những tình yêu, nghệ thuật và cách mạng . Trong suy nghĩ khi viết tiểu th uyết ông luôn phê phán sự gò ép , giả tạo của tiểu thuyết luận đề, khi bày tỏ mong muốn về một tác phẩm hay, hấp dẫn người đọc và nó có giá trị trong mọi thời đại. Ở đây, có một vấn đề đặt ra là: tại sao các nhà văn cùng thời với Nhất Linh có chung một con đường sáng tác đó là đi từ tiểu thuyết luận đề đến tiểu thuyết tâm lý. Sự lý giải này chúng tôi tập trung điểm đồng nhất giữa Nhất Linh với một số nhà văn trong Tự lực văn đoàn như: Thạch Lam, Khái Hưng. Qua sự trải nghiệm cùng năm tháng khi chúng ta nhìn lại thấy sự chuyển hướng này không có một giới hạn rạch ròi , dứt khoát. Bởi vì, hai loại tiểu thuyết này cùng song song tồn tại ngay từ 1932, nhưng nếu có thể gọi là trào lưu thì rõ ràng từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 năm 1938 trở về trước , tiểu thuyết luận đề đóng vai trò chủ đạo trong sáng tác của các nhà văn, còn từ 1938 trở về sau thì tiểu thuyết tâm lý có phần phổ biến. Ở tiểu thuyết luận đề biểu hiện rõ thái độ nhập thế, tiểu thuyết tâm lý ở giai đoạn cuối biểu hiện rõ thái độ thoát ly của các nhà văn Tự lực văn đoàn. Vẫn là các nhà văn lãng mạn ấy, nhưng tại sao lại có những th ái độ khác nhau như vậy? Nếu đứng ở góc độ nguyên tắc sáng tác mà nói , thì có thể thấy rằng chủ nghĩa lãng mạn tạo nhiều cơ hội cho việc miêu tả tâm lý , chú ý tới cái tôi cảm xúc, đời sống nội tâm bên trong của con người. Chủ nghĩa lãng mạn tỏ sự bất hoà với thực tại, vì vậy mở ra cho nhà văn một hướng tìm tòi mới: Khám phá thế giới bên trong, coi nó là một đối tượn g ngày càng phong phú, hấp dẫn. Nếu xét động cơ sáng tác của Nhất Linh hay Khái Hưng thì thấy rằng trong thời tiểu thuyết luận đề của mình họ đã dùng tác phẩm văn chương để phụng sự lý tưởng cải cách của mình và phá huỷ những hủ tục đồi phong , xây đắp một cuộc đời hợp lẽ phải, mà bỏ đi những điều thành kiến, chỉ phục tùng bằng cách lấy lương tri mà xét đoán tất cả mọi điều trong cuộc sống . Trong giai đoạn sáng tác nhất định đó, trong động cơ ấy đã gặp được sự thuận lợi nên luận đề đấu tranh chống lễ giáo phong kiến, cải cách xã hội của Nhất Linh và Khái Hưng nói riêng và Tự lực văn đoàn nói chung được ủng hộ và đề cao . Họ tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn trên bước đường nghệ thuật. Nhưng, do thực tế lịch sử đã làm cho hy vọng đó sáng lên nhưng không được lâu. Kể từ năm 1939 trở đi , mọi phong trào cách mạng đều bị thực dân Pháp đàn áp, sách báo bị kiểm duyệt gắt gao, tư tưởng làm cách mạng văn hoá trong khuôn khổ xã hội thực địa của các nhà văn đứng trên bờ vực phá sản . Họ đành làm văn nghệ thuần tuý bằng việc viết tiểu thuyết tâm lý. Ở đây sự đồng nhất trên cùng một đại lộ đó có các nhà văn của Tự lực văn đoàn và các nhà thơ Mới. Chính thế mà Hoài Thanh đã đưa ra một câu : “mất chiều rộng, ta đi vào chiều sâu, nhưng càng đi càng thấy lạnh”. Vì lẽ đó mà ở tiểu thuyết tâm lý khác hẳn với tiểu thuyết luận đề, mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh ít được chú ý, nhân vật bị rơi vào tình trạng ít vận động, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 biến đổi, ít bị tác động bởi thế giới bên ngoài mặc dù thế giới nội tâm của nó rất được quan tâm thể hiện. Như vậy , nếu ở tiểu thuyết luận đề Nhất Linh hầu như những biểu hiện bên ngoài của nhân vật thường trùng khít với nội tâm, cá tính của nó thì ở tiểu thuyết tâm lý, hiện tượng ấy không còn phổ biến nữa. Sự không đồng nhất giữa cái bên trong và bên ngoài trong mỗi cá nhân , cá thể là những tín hiệu ban đầu cho thấy sự phong phú, đa dạng, phức tạp của thế giới nội tâm con người. Những tín hiệu ấy ngày càng được bổ sung và hoàn thiện bởi một số yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc khác. Nhất Linh không còn tập trung làm nổi bật mâu thuẫn giữa các nhân vật trong tác phẩm nữa mà hướng tới thế giới bên trong nhân vật nhằm thể hiện đời sống nội tâm. Việc quan tâm tới con người nội tâm đã thay thế cho việc quan tâm tới con người xã hội, từ suy nghĩ của nhân vật thay thế cho trú trọng miêu tả hành động để rồi từ đó khắc hoạ hình tượng những con người suy tư. Càng về giai đoạn sau 1937 các sáng tác của Nhất Linh việc di chuyển điểm nhìn từ phía người trần thuật sang nhân vật càng xuất hiện với tần số cao . Tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ, tự đối diện với chính mình. Vũ Ngọc Phan nhận xét về Nhất Linh : “Ông viết từ ti ểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua những tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lý, sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn người ta". [35, 234]. Tiểu kết chương I Lý thuyết về tiểu thuyết và nhân vật tiểu thuyết rất phong phú, đa dạng. Khuôn khổ của một cuốn luận văn không cho phép chúng tôi đi nghiên cứu mở rộng và quá tỉ mỉ về vấn đề nêu trên. Song việc nghiên cứu tìm hiểu một số đặc trưng cơ bản nhất của lý thuyết về thể loại tiểu thuyết và nhân vật trong tiểu thuyết sẽ cho chúng ta thấy những đặc trưng của thể loại và sự vận động phát triển của nó trong tiến trình văn học, tạo nên cơ sở khách quan khoa học cho công việc nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Đôi bạn và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bướm trắng của Nhất Linh. Toàn bộ vấn đề vừa trình bầy có thể tóm lại bằng một số luận điểm như sau: 1.Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh rộng , bao quát những vấn đề rộng lớn của hiện thực đời sống. Nó là thể loại ra đời muộn và cũng là thể loại duy nhất đang biến chuyển và còn chưa định hình. Chính vì thế những đặc điểm của thể loại này vẫn còn được nghiên cứu, bổ xung, phát hiện theo thời gian. 2. Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, nhân vật là tiêu điểm để bộc lộ tư tưởng, chủ đề và đến lượt mình, nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc hoạ, làm nổi bật hơn lên. Ngay từ giai đoạn đầu thế kỷ XX, vấn đề nhân vật trong tiểu thuyết đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Xuất phát từ quan niệm coi hiện thực tiểu thuyết là thực tại nên nhân vật cũng phải là những con người bình thường, nhân vật hiện đại phải là những con người có cá tính riêng, có ngoại hình và nội tâm, mang bản chất của con người trong xã hội một cách chân thực. 3. Nhất Linh từ giã quan niệm truyền thống để đi vào một quan niệm mới về viết tiểu thuyết. Trong hai kiểu tiểu thuyết: tiểu thuyết luận đề và tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh mỗi kiểu tiểu thuyết có một chức năng riêng, do đó có cách xây dựng nhân vật khác nhau. Con đường văn học của Nhất Linh trước cách mạng là đi từ tiểu thuyết luận đề đến tiểu thuyết tâm lý. Đây cũng là con đường chung của nhiều nhà văn đương thời. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 CHƯƠNG II NHÂN VẬT VÀ KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TRONG ĐÔI BẠN VÀ BƯỚM TRẮNG 2.1. Quan niệm của Nhất Linh về con người 2.1.1. Quan niệm về con người trong văn học Trong cuộc sống, con người là hạt nhân, là tâm điểm. Mục đích cuối cùng của tất cả các ngành khoa học là làm cho cuộc sống của chúng ta càng trở nên tốt đẹp hơn. Văn học cũng “lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm , đó là cái đích để sáng tác văn học hướng tới. Đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người, văn học thực sự trở thành “cuốn sách giáo khoa của đời sống” và con người là “hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật” . Vì vậy , quan niệm nghệ thuật về con người đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Quan niệm nghệ thuật về con người, chính là thước đo chuẩn mực thành công và đóng góp của văn học trong việc khám phá thế giới. Khi đánh giá thành tựu của một nền văn học, một xu hướng, một tác giả hay một giai đoạn… Không thể không đánh giá quan niệm nghệ thuật về con người. Quan niệm con người cũng là một sản phẩm của lịch sử . Nó chịu sự chi phối của cá tính sáng tạo của nhà văn, truyền thống văn hoá dân tộc và ảnh hưởng của mối quan hệ giao lưu văn hoá quốc tế . Ở mỗi thời kỳ, mỗi nơi, mỗi con người khi đưa ra quan niệm nghệ thuật về con người đều có sự khác nhau. Chính sự khác nhau đó tạo nên bản sắc nghệ thuật phong phú, đa dạng cho văn học và nghệ thuật. Nhưng dù có khác nhau thế nào thì đến cái đích cuối cùng vẫn là “khám phá ngày càng sâu sắc con người như nó tự cảm thấy trong tự nhiên, xã hội và lịch sử với tất cả sự phong phú và tinh tế” [40, 101]. Quan niệm con người là cách hiểu , cách cắt nghĩa về con người. Quan niệm đó quyết định chiều sâu của việc miêu tả cũng như việc giải quyết chủ đề , đề tài trong sáng tác… Với tầm quan trọng đó , vấn đề con người đã trở thành một trong những trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Đối với các nhà nghiên cứu phương Tây thì cho rằng con người chính là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Theo Brech “các nhân vật của tác phẩm nghệ thuật không phải giản đơn là những bản dập của những con người sống, mà là hình tượng được khắc hoạ phù hợp với ý đồ tư tưởng của tác giả” [5, 213]. Về nhân vật và lập trường của tác giả đối với nhân vật trong sáng tác của Đoxtôiepxki, Bakhtin có ý kiến : “Nhân vật làm cho Đox tôiepxki quan tâm chỉ như một quan điểm đặc biệt đối với thế giới và đối với chính nó, như một lập trường ý nghĩa và lập trường đánh giá của con người đối với bản thân và đối với thế giới xung quanh nó” [4]. Đó chính là đặc điểm rất quan trọng và căn bản trong việc cảm thụ nhân vật văn học. Bởi cái cần khám phá và khắc hoạ của tác giả là một sự tổng kết mới nhất của ý thức và sự tự ý thức của nó. Suy đến cùng là ý thức mới nhất của nhân vật về chính nó và thế giới của nó. Ở đây, ta thấy nhân vật trở thành đối tượng của sự tự ý thức mà chức năng của sự tự ý thức đó lại là đối tượng của cái nhìn và sự miêu tả của chính tác giả . Do vậy, toàn bộ thực tại đều trở thành yếu tố tự ý thức của nhân vật chỉ có toàn bộ cái tự ý thức thuần tuý đó mới là đối tượng của cái nhìn và sự miêu tả của tác giả, trong trường nhìn, điểm nhìn tinh tế của tác giả. Cũng cùng với quan niệm trên của Bakhtin thì Pospelov nói về điều này có phần giản đơn hơn, ông cho rằng: “Các tác phẩm tự sự và kịch miêu tả con người cá nhân với hành vi bề ngoài và cách hiểu thế giới của chúng (…) gọi là nhân vật được miêu tả một cách nghệ thuật trong tác phẩm” [34, 18]. Như vậy , theo Pospelov ở đây nhân vật bộc lộ bản thân chủ yếu không phải trong việc làm, trong hành động mà qua các su y nghĩ về những điều trông thấy , qua cảm xúc đối với xung quanh. Đối với các nhà nghiên cứu phê bình ở Việt Nam quan niệm nghệ thuật là cơ sở chắc chắn nhất để nghiên cứu tính độc đáo của các sáng tác nghệ thuật. Sự tiến bộ nghệ thuật được đề cập đến sau đây không nằm ngoài sự mở rộng , đào sâu các giới hạn trong việc cảm thụ hiện thực, đời sống của các nhà văn. Chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 tôi xin giới thiệu một quan niệm tiêu biểu trong giới nghiên cứu phê bình ở nước ta. Theo giáo sư Trần Đình Sử thì vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là vấn đề “tính năng động của nghệ thuật, là giới hạn , phạm vi chiếm lĩnh đời sống của một hệ thống nghệ thuật, là khả năng thâm nhập của nó vào các miền khác nhau của cuộc đời” [38, 90]. Khi nói đến quan niệm nghệ thuật là nói đến tính sáng tạo về chất trong cảm thụ và miêu tả đời sống . “Chừng nào chưa có đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ có ý nghĩa mở rộng lượng trên cùng một chiều sâu ”[38, 91]. Trong “Một số vấn đề về thi pháp văn học hiện đại” (Trần Đình Sử - Thi pháp học hiện đại, NXB Giáo dục đào tạo, 1993) tác giả cho biết: Từ trước tới nay, người ta hay phân tích nhân vật văn học như là sự miêu tả một loại người nào đó trong xã hội , từ đó người ta thường đối chiếu nhân vật với loại người mà nó miêu tả xem có giống hay khô ng giống để xác định mức độ chân thật . Thi pháp học có hướng tiếp cận khác : Xem toàn bộ sự miêu tả về n hân vật như là một cái biểu đạt, như là sự biểu hiện trình độ cảm nhận về con người, từ đó phân tích nhân vật, để tìm hiểu quan niệm của con người trong ý thức của tác giả. Từ quan niệm nghệ thuật về con người dưới cách nhìn của các nhà nghiên cứu ta có thể thấy rằng con người khi được đưa vào trong tác phẩm nó trở thành đối tượng nhận thức các vấn đề của cuộc sống. Nhân vật được khắc hoạ qua cái nhìn của tác giả và được các nhà văn thể hiện qua các hình thức nghệ thuật. Qua nhân vật, người đọc có thể đánh giá được sự cảm nhận cũng như quan điểm, tư tưởng của tác giả đối với cuộc sống và con người. Ở các nhà văn lớn , sự hình thành quan niệm nghệ thuật của họ vừa có vai trò đặc biệt quyết định của cá tính sáng tạo của thế giới quan và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn, Với một nhà văn có một quá trình sáng tác trải qua nhiều giai đoạn thì quan niệm nghệ thuật cũng có nhiều biến đổi. Quá trình này có khi là sự nhảy vọt , nhưng cũng có khi từ từ như một mạch nư ớc ngầm thấm dần trong tư tưởng, suy nghĩ và được thể nghiệm trên từng trang viết với tất cả sự tâm huyết với nghề. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 2.1.2. Quan niệm về con người trong sáng tác của Nhất Linh V.Sécbina trong cuốn Quan niệm con người trong văn học thế kỉ XX cho rằng: “Quan niệm con người tạo thành cơ sở, thành nhân tố vận động của nghệ thuật, thành bản chất nội tại của hình tượng nghệ thuật”. Quả là sự vận động của thực tế làm nảy sinh con người mới và miêu tả những con người thực tế ấy sẽ làm cho văn học đ ổi mới. Nhưng theo chúng tôi còn một khía cạnh khác nữa là đổi mới cách giải thích và cảm nhận con người cũng làm cho văn học có sự đổi thay căn bản. Cho nên, người nghệ sỹ đích thực là người suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Họ lý giải, cắt nghĩa nhìn nhận và đánh giá con người dưới góc độ triết học và mỹ học. Trong tiểu thuyết như Đoạn tuyệt, Lạnh lung, Đôi bạn, Bướm trắng…Nhất Linh đã phần nào làm được điều đó. Ông đã thể hiện một quan niệm về con người mới làm nền tảng cho việc xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật trong tác phẩm của mình. Con người cá nhân là một phạm trù t iêu biểu của văn học hiện đại. Con người cá nhân cũng đã được xuất hiện trong văn học trước đó. Ở thế kỉ XVIII - XIX với nhu cầu hưởng hạnh phúc lứa đôi với ước ao trong khuôn khổ xã hội phong kiến như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm… đến Tản Đà đã có một cái tôi “chơi vơi, man mác, vô định”, có nhu cầu tách khỏi xã hội cương thường nhưng chưa có sức mạnh vị trí của mình. Ở Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách, con người cá nhân muốn có một ý thức độc lập về hạnh ph úc nhưng nó cũng rất mong manh nên cũng bị thế lực phong kiến nghiền nát. Có thể nói chỉ đến Thơ mới và Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng thì quan niệm “cá nhân” mới được khẳng định đúng nghĩa, là đỉnh cao của hành trình tự ý thức của con người cá nhân trong xã hội Việt Nam hiện đại . Trong tiểu thuyết của Nhất Linh, quan niệm nghệ thuật về con người được xây dựng theo mô hình con người cá nhân. Đó là con người đấu tranh thoát ly Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 nghĩa vụ con người xã hội để đến với khát vọng hạnh phúc riêng tư, con người luôn luôn xung đột với gia đình truyền thống và với đạo đức luân lý của cả một xã hội đang cố gò con người vào cái vòng cương toả của gia giáo và tiết hạnh. Với tiểu thuyết tâm lý thì con người có khát vọng hành động tìm lối thoát li mọi quan hệ xã hội để thoả mãn tự do bản năng đây cũng là cấp độ cao nhất của con người cá nhân ý thức hướng tới một cuộc đời mới với một quan niệm sống mới, là ý thức thường trực trong con người ở tiểu thuyết Nhất Linh. Loan luôn luôn “ao ước được sống cái đời tự do rộn g rãi , không gì bó buộc” [23, 159] hay là khi cha mẹ nói với Loan về việc nhân duyên của cô, cô thẳng thắn đáp lại (dù là rất yêu quý bố mẹ) : “Thưa mẹ, sao mẹ hứa với người ta?...Việc của con mà thầy mẹ cứ coi như con không có ở cái nhà này!” [23, 26]. Loan ý thức về quyền bảo vệ nhân phẩm và danh dự : “Không có ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôi…Loan vuốt tóc ngẩng lên nhìn thẳng vào mặt mẹ chồng : - Bà là người ; tôi cũng là người, không ai hơn ai, kém ai ” [23, 99] Còn đối với Nhung trong Lạnh lùng thì bất hạnh hơn. Nàng lấy chồng từ thủa chưa biết nhớ biết yêu khi chồng mất nàng phải sống cuộc đời giả dối. Dối mình để không lỗi đạo đức với nhà chồng, dối người để được tiếng khen ở đời. Đã bao lần Nhung ý thức về sự lừa dối của mình: “Nàng muốn quên hẳn người cũ, nhưng một câu nói, một cử chỉ của nàng là một người đàn bà goá kính phục vì không lúc nào không thương chồng” [24, 198]. Sống dối trá, nhưng nàng vẫn không tránh khỏi nghĩ : “Một người đàn bà goá sao lại không được phép đi lấy chồng như một người con gái ? Sao cứ phải ở vậy mới được tiếng thơm cho cha mẹ và cho gia đình” [24, 260]. Nghĩ cũng chỉ vậy thôi . Những thủ tục lạc hậu đã hằn trong nếp nghĩ xóm làng Việt Nam , nếu Nhung mà sống thực với lòng mình, Nhung sẽ bị hàng xóm chê cười. Để yên th ân, nàng đành sống cam chịu cho dù đã có lúc xao lòng trước Nghĩa. Con người trong tiểu thuyết luận đề là vậy, còn con người trong Đôi bạn, Bướm trắng thì lại đấu tranh để giải phóng bản năng của mình. Loan và Dũng trong Đôi bạn mang tâm trạng lưỡng thế của thời đại. Đó là thời đại mà xã hội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 phong kiến vẫn còn bám rễ và bao bọc xung quanh Loan và Dũng. Họ muốn thoát ra khỏi cái xã hội ngột ngạt ấy nhưng họ thật lẻ loi và cô đơn. Dũng luôn cảm thấy mình cô đơn, chơ vơ giữa gia đình phong kiến trưởng giả tàn ác, Loan luôn cảm thấy mình trơ trọi giữa cuộc đời. Loan và Dũng là nhân vật lãng mạn , luôn xa cách với hoàn cảnh thực tại và hướng về một thế giới ở phía trước. Nhân vật Trương trong Bướm trắng là sự khẳng định một thứ tự do cá nhân tuyệt đối. Hành động của Trương là hành động chạy theo bản năng xui khiến. Nhân vật tự để nhân cách của mình tụt dốc một cách vô thức, thậm chí cả ý thức bởi những hành động vô lý , ngẫu nhiên. Nhà văn Nhất Linh đã nói ra một loạt các hành động “vô lý” mang tính chất bản năng của các nhân vật: “Vô lý” viết thư tỏ tình với Thu dù biết đó là một tình yêu “trắc trở”; “v ô lý” đưa thư dù cho bao lần lưỡng lự ; “vô lý” ăn chơi truỵ lạc, “vô lý” khi ở tù ra giơ cái đầu trọc trước cả gia đình Thu ; “vô lý” mua dao dù biết rằng không bao giờ giết Thu… Phải khẳng định rằng con người trong tiểu thuyết Nhất Linh luôn bức bối ngột ngạt bởi chính thế giới tâm hồn nhạy cảm, đa dạng và phức tạp của mình. Việc giải thoát sự căng thẳng trong thế giới tâm hồn là một cơ sở để nhà văn Nhất Linh di chuyển sự chú ý của ngòi bút từ những xung đột xã hội sang những sung đột nội tâm sâu kín. Những hành động của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn nói chung và của Nhất Linh nói riêng là những hành động mang ít cá tính độc đáo. Trong các tiểu thuyết : Đoạn tuyệt, Lạnh lùng , hay Đôi bạn Nhất Linh quan niệm về nhân vật : Nhân vật đại diện cho chế độ và tập tục cũ như Bà Án (Bướm trắng) - là nhân vật phản diện ; đồng thời có những nhân vật chính diện mang lý tưởng, thể hiện quan điểm tư tưởng, đạo đức của tác giả, của thời đại như: Loan (Đoạn tuyệt); Dũng (Đôi bạn ), Trâm (Nắng thu)… Riêng ở Bướm trắng Nhất Linh còn thể hiện một quan niệm nghệ thuật mới về con người, nhân vật Trương không thể xếp vào hai loại nhân vật trên. Đó là nhân vật đại diện cho chính nhân vật đó, cho cách sống và suy nghĩ của chính họ. Trương lao vào ăn chơi sa đoạ nhưng có lúc hành động cao đẹp, tự ý thức về những việc làm xấu xa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 của mình, chàng quyết định chia tay với Thu cũng chính vì muốn g iữ một tình yêu trong sáng đối với nàng. Ở đây , phải chăng nhà văn Nhất Linh đã xoá nhoà hai kiểu nhân vật, xoá nhoà ranh giới giữa thiện và ác, giữa tốt đẹp và xấu xa để tạo nên một kiểu nhân vật phức hợp, hội tụ nhiều phẩm chất, nhiều con người trong một chỉnh thể ? Như vừa nói ở trên, con người trong tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh là con người cá nhân - xã hội , còn con người trong tiểu thuyết tâm lý của ông là con người cá nhân - tâm lý. Với quan điểm về nghệ thuật tiểu thuyết Nhất Linh cho rằng: “Một cuốn tiểu thuyết cần nhất là sự sâu sắc. Thế nào gọi là sâu sắc? Sâu sắc chính là ở chỗ mình diễn tả được tất cả những cái mông lung bí ẩn của tâm hồn” . Nhất Linh đã mở đầu cách miêu tả thế giới nội tâm của con người, đặc biệt chú ý trình bày thế giới cảm giác của con ngườ i đối với môi trường xung quanh, đối với người khác và đối với chính mình, đưa toàn bộ cấu trúc tự sự vào cấp độ đó. Chẳng hạn, ở Đoạn tuyệt mở đầu cũng là một đoạn văn miêu tả cảm giác: “Mỗi buổi trưa chủ nhật về mùa đông trong gian phòng ấm áp , bốn người ngồi nói chuyện quây quần nói chuyện trước lò sưởi đỏ rực. Bên ngoài mưa bụi lặng lẽ bay qua mờ mờ như hơi sương. Hai gốc hoàng lan cạnh cửa sổ đứng rũ rượi , cành lá nặng nề ướt át” [23, 20]. Đoạn kết thúc cũng là đoạn văn miêu tả cảm giác: “Hiện giờ có một người sung sướng. Người đương đi ngoài mưa gió, quên cả mưa ướt, gió lạnh ” [23, 134]. Những dòng đầu trong tác phẩm Đôi bạn trong lời tựa đề “Nhặt lá bàng” tác giả cũng đề tựa một đoạn tả về cảm giác nỗi lòng của một nhà thơ và nhiều đoạn khác: “Đêm ấy trời cũng lạnh như đêm nay, cũng về cuối thu. Tôi còn nghe thấy cả một chiếc lá bàng rơi chạm vào tường rồi mới rơi xuống sâu” [ 26, 275] hoặc “trời đã rét, tôi lại ngồi như để đón một cơn gió lạnh làm tôi giá buốt cả tâm can” [26, 276]. Ở tác phẩm: Bướm trắng cũng mở đầu bằng cảm giác và kết thúc bằng cảm giác làm cho người đọc cùng thể nghiệm cảm giác cùng với nhân vật. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 Con người trong tiểu thuyết của Nhất Linh có rất nhiều những cảm giác tưởng tượng, cảm giác mơ mộng, “nhớ lại”, “hồi tưởng lại”, “nghĩ đến” càng chứng tỏ thế giới nội tâm phong phú , lập thể . “Dũng thốt nhiên thấy quả tim mình đập mạnh chàng nghĩ đến cái sung sướng một ngày kia, một ngày xa xôi lắm và không chắc có còn không, lại được gặp mặt Loan, người của quê hương cũ, người của tuổi thơ mà chàng biế t không bao giờ gặp lại” [26, 376] hoặc “Trương nhớ đến cái thú thần tiên khi hai người nhìn nhau lần thứ nhất, một giọt sương sáng long lanh nhưng rồi lại tắt đi ngay” [27, 437] . Sự tập trung vào thế giới nội tâm đã làm thay đổi cấu trúc tự sự c ủa tác phẩm. Cấu trúc nhân vật trong Đôi bạn , Bướm trắng , thế giới bên trong đã chiếm ưu thế hơn so vớ i những biểu hiện hành động bên ngoài. Lời nói bên trong (độc thoại, nội tâm, ngôn ngữ nửa trực tiếp) chân thật và sinh động hơn lời đối thoại bên ngoài. Nhất Linh thường khắc hoạ nhân vật trong những tương phản tâm lí với các nhân vật khác. Rõ ràng, Nhất Linh đã có quan niệm về cá tính con người một cách rõ nét và cụ thể . Trong quan niệm n ghệ thuật về con người của mình, nhà văn Nhất Linh đặc biệt quan tâm đến việc khám phá “con người bên trong” , khám phá những cảm xúc, cảm giác mong manh tinh tế cũng như mãnh liệt trong tâm hồn con người nhưng không vì vậy tác giả coi nhẹ việc khắc hoạ, đặc tả “con người bên ngoài”. Nhân vật của Nhất Linh vẫn hiện ra với những diện mạo và cá tính cụ thể, đặc biệt là vẻ đẹp ngoại hình. Nhưng ở phương diện này, con người trong tác phẩm của Nhất Linh đã mang một quan niệm mới so với văn học truyền thống. Nếu như ở văn học dân gian, vẻ đẹp ngoại hình chỉ là thứ “phụ tùng” của vẻ đẹp tinh thần và chỉ có giá trị khi nó gắn với vẻ đẹp tinh thần (như “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”); ở văn học cổ điển, vẻ đẹp ngoại hình được thể hiện trong sự tương phản sâu sắc với số mệnh (như “hồng nhan đa truân”, “hồng nhan bạc mệnh”), vẻ đẹp con người luôn đặt vào mối quan hệ mật thiết với thiên nhiên, vũ trụ thì ở Đôi bạn , Bướm trắng, Nhất Linh đã tái hiện con người cá nhân với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 những góc độ chân thật nhất. Vẻ đẹp ngoại hình như là một yếu tố để khám phá con người , nó là một yếu tố mang giá trị cá nhân, một tiêu chuẩn để đánh giá con người hoàn chỉnh của xã hội hiện đại. Có thể nói, đến Nhất Linh, con người mới ý thức công khai được sắc đẹp tự thân là một yếu tố của giá trị cá nhân. Chính vì thế các góc cạnh của sắc đẹp được miêu tả chi tiết, từ nhiều góc độ. Nó không chỉ được miêu tả qua lời trần thuật của tác giả mà còn được miêu tả qua sự cảm nhận của nhân vật khác và sự cảm nhận của chính nhân vật. Vẻ đẹp của nhân vật của Nhất Linh vì thế còn là vẻ đẹp mang tính chất lý tưởng, nhân vật không chỉ đẹp mà còn có mối quan hệ mật thiết với trí tuệ bên trong. Nhưng một đặc điểm nổi bật ở đây là vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật là vẻ đẹp hiện đại, cái đẹp mang tính chất đô thị. Bên cạnh miêu tả những đường nét cơ thể, tác giả còn quan tâm đến việc miêu tả trang phục, trang điểm của nhân vật, cùng những khía cạnh khác của đời sống hiện đại. Tóm lại, vẻ đẹp ngoại hình của con người trong tiểu thuyết Đôi bạn, Bướm trắng là phươn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11LV08_SP_VANHOC(NguyenThiMaiHuong).PDF
Tài liệu liên quan