Luận văn Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản

Tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản: LUẬN VĂN: TÊN CHUYÊN ĐỀ : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT BẢN LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang chuyển mình theo xu thế phát triển của thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa, cũng từ đây đánh dấu một bước phát triển quan trọng đầy hứa hẹn về một nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng khởi sắc.Đây là thời kỳ sẽ diễn ra những biến đổi quan trọng hết sức to lớn về mọi mặt chính trị, xã hội, đặc biệt là có tác động lớn đến nền kinh tế của đất nước.Hội nhập sẽ tạo ra những thời cơ ,hội nhập sẽ tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế , đồng thời cũng sẽ là những thách thức thực sự không nhỏ đối với đất nước, các cấp, các nghành, các thực thể kinh doanh, các thành phần tham gia vào nền kinh tế. Là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.Cũng như toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức của vận hội mớ...

pdf65 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: TÊN CHUYÊN ĐỀ : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT BẢN LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang chuyển mình theo xu thế phát triển của thời kỳ hội nhập toàn cầu hóa, cũng từ đây đánh dấu một bước phát triển quan trọng đầy hứa hẹn về một nền kinh tế Việt Nam sẽ ngày càng khởi sắc.Đây là thời kỳ sẽ diễn ra những biến đổi quan trọng hết sức to lớn về mọi mặt chính trị, xã hội, đặc biệt là có tác động lớn đến nền kinh tế của đất nước.Hội nhập sẽ tạo ra những thời cơ ,hội nhập sẽ tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế , đồng thời cũng sẽ là những thách thức thực sự không nhỏ đối với đất nước, các cấp, các nghành, các thực thể kinh doanh, các thành phần tham gia vào nền kinh tế. Là một tế bào của nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp ngày càng đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển chung của đất nước.Cũng như toàn bộ nền kinh tế, doanh nghiệp cũng đang đứng trước những thời cơ và thách thức của vận hội mới.Kể từ đây doanh nghiệp Việt Nam sẽ bước vào một sân chơi mới với những quy tắc và luật lệ mới.Việc rỡ bỏ những rào cản khi hội nhập sẽ dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn giữa các doanh nghiệp, cuộc chiến không khoan nhượng giữa hàng nội và hàng ngoại, sự ganh đua gay gắt giữa những sản phẩm của các doanh nghiệp sẽ làm cho môi trường kinh doanh sẽ ngày càng thêm năng động.Chính vì vậy, một câu hỏi đặt ra là : làm thế nào để doanh nghiệp có thể tồn tại, đứng vững và phát triển trong nền kinh tế hội nhập, đây là một câu hỏi mà rất nhiều các doanh nghiệp trong nước đang phải quan tâm.Đó sẽ là những cố gắng, những nỗ lực thực sự từ phía các doanh nghiệp. Có thể nói sự tồn tại của một doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp.Vì vậy việc sản phẩm của doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được trong thị trường cạnh tranh, có được khách hàng đón nhận và tin dùng lâu dài sẽ là một trong những vấn đề hàng đầu mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm và giải quyết. Ngày nay quá trình toàn cầu hóa, tính cạnh tranh và nhu cầu tiêu dùng ngày càng gia tăng đã làm cho thị trường biến đổi.Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường ngày càng biến động này cần phải giải quyết rất nhiều yếu tố : về khách hàng, sản phẩm, cạnh tranh….Tất cả các vấn đề trên chung quy vào một mục tiêu đó là nhằm giữ gìn và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.Có duy trì và phát triển được thị trường tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường, nâng cao thị phần và khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp ,trong quá trình thực tập và tìm hiểu thực tế tại công ty TNHH Nhật Bản ,em đã chọn đề tài :” Một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản “ Với mụch đích là vận dụng những kiến thức đã được học và tìm hiểu được vào nghiên cứu thực tiễn tại công ty, qua đó tăng cường các kỹ năng thực tế, năng lực và chuyên môn về nghành nghề được đào tạo.Chuyên đề của em nhằm mục tiêu làm rõ một số vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn hoạt động thị trường của các doanh nghiệp ,xem xét thực chất của những thuận lợi ,khó khăn từ đó góp phần định hướng và đề xuất một số giải pháp cần thiết đối với doanh nghiệp.Vì trình độ bản thân còn hạn chế, em rất mong có sự tham gia đóng góp và chỉ bảo của thầy cô để em có thể hoàn thành tốt được chuyên đề này Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, chuyên đề thực tập tốt nghiệp gồm có 3 chương Chương I : Lý luận về thị trường, vấn đề duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Chương II : Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường sản phẩm tại công ty TNHH Nhật Bản Chương III : Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường cho sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản Chương I : Lý luận về thị trường, vấn đề duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm I. Thị trường và khái quát về thị trường 1. Khái niệm thị trường Khái niệm thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hóa và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. Người có hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi được gọi là bên bán, người có nhu cầu chưa thỏa mãn và có khả năng thanh toán được gọi là bên mua (tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh ) Trong quá trình trao đổi giữa các bên ( bên bán và bên mua ) đã hình thành nên nhữg mối quan hệ giữa bên bán và bên mua ,giữa những bên bán và những bên mua với nhau. Theo nghĩa đen : Thị trường là nơi mua bán hàng hóa, là nơi gặp gặp gỡ giữa các bên để tiến hành hoạt động mua bán giữa người bán và người mua Theo nghĩa tổng quát : Thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ, cũng như quyết định của các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa.Đó là những mối quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung cầu của từng loại hàng hàng hóa cụ thể ( Tìm hiểu thị trường trong sản xuất kinh doanh – NXB Thành Phố Hồ Chí Minh ) Thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau thông qua trao đổi, thăm dò ,tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết Thị trường sản phẩm là biểu hiện của quá trình trong đó thể hiện các quyết định của người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ của doang nghiệp, cũng như quyết định của doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của sản phẩm đó 2. Khái quát các vấn đề về thị trường Theo khái niệm về thị trường thì điều quan tâm nhất của doanh nghiệp là có tìm ra nơi trao đổi ,tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của những sản phẩm, dịch vụ mà nhà sản xuất định cung ứng hay không còn đối với người tiêu dùng, họ lại quan tâm tới việc so sánh những sản phẩm dịch vụ mà nhà sản xuất cung cấp, thỏa mãn đúng yêu cầu và thích hợp với khả năng thanh toán của mình đến đâu. Thông qua thị trường các doanh nghiệp tìm cách giải quyết các vấn đề: -Phải sản xuất hàng gì? ,cho ai ? -Số lượng bao nhiêu? -Mẫu mã ?, kiểu dáng?, chất lượng như thế nào? Còn người tiêu dùng thì biết được : -Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình ? -Nhu cầu được thỏa mãn đến mức nào? -Khả năng thanh toán ra sao ? Trong nền kinh tế thị trường, thị trường có vai trò trung tâm.Thị trường vừa là mục tiêu của người sản xuất kinh doanh vừa là mục tiêu hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, thị trường cũng là nơi chuyển tải các hoạt động sản xuất kinh doanh.Trên thị trường người mua và người bán ,người trung gian gặp nhau trao đổi hàng hóa và dịch vụ .Đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì thị trường đóng vai trò rất quan trọng mà trong đó người mua mới là người giữ vai trò quyết định chứ không phải người bán(nhà cung ứng) mặc dù vai trò của người bán cũng rất quan trọng, không có người bán thì sẽ không có cung ,không có sản phẩm .dịch vụ thỉ sẽ không có người mua.Thị trường hàng hóa đảm bảo điều kiện cho sản xuất phát triển liên tục với quy mô ngày càng mở rộng của doanh nghiệp. Đảm bảo hàng hóa cho người tiêu dùng phù hơp với thị hiếu (sở thích) và sự tự do lựa chọn một cách đầy đủ kịp thời, thuận lợi với dịch vụ văn minh.Thị trường hàng hóa thúc đẩy nhu cầu, gợi mở nhu cầu, đưa đến cho người tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân những sản phẩm mới.Nó kích thích sản xuất ra ra sản phẩm chất lượng cao và gợi mở nhu cầu hướng tới các hàng hóa chất lượng cao, văn minh, hiện đại.Hơn nữa thị trường hàng hóa còn dự trữ các hàng hóa phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội, giảm bớt dự trữ ở các khâu tiêu dùng, bảo đảm việc điều hòa cung cầu, phát triển các hoạt động dịch vụ, phục vụ tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân ngày càng phong phú đa dạng văn minh.Thị trường hàng hóa ổn định còn có tác dụng to lớn để ổn định sản xuất Đối với thị trường sản phẩm, cơ hội của doanh nghiệp tùy thuộc vào sản phẩm của doanh nghiệp, thị trường mà doanh nghiệp đó đang phục vụ, các nhà cạnh tranh mà doanh nghiệp có thể đương đầu hay tránh né, và mức độ hội nhập theo chiều dọc của doanh nghiệp.Việc phân tích và tìm hiểu thị trường, tìm hiểu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể tự có những thẩm định, và có những chiến lược về thị trường cho riêng mình.Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường là công việc hết sức phức tạp bởi vì các thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Mục tiêu của nghiên cứu thị trường là nghiên cứu về đặc điểm hàng hóa (công dụng, chất lượng, bao bì, nhãn hiệu, khả năng cạnh tranh …) nghiên cứu số lượng sản phẩm (nắm bắt số lượng sản phẩm tung ra thị trường để từ đó xây dựng chiến lược sản phẩm hợp lý.Nghiên cứu các phương thức bán hàng (bán hàng trực tiếp , bán hàng qua trung gian, bán hàng bằng hàng tối ưu …)để từ đó có được cách thức tiếp cận khách hàng hợp lý.Bên cạnh đó phải quan tâm đến việc nghiên cứu nghệ thuật quảng cáo, nghiên cứu môi trường (môi trường kinh tế ,chính trị pháp lý, công nghệ, nhân khẩu…).Quảng cáo là một công cụ quan trọng có tác dụng cho hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanh hơn, để phát triển ra cac thị trường tiềm năng .Thông qua quảng cáo, nhà kinh doanh hiểu được nhu cầu thị trường và sự phản ứng của thị trường kịp thời, đó là phương tiện hỗ trợ đắc lực cho cạnh tranh.Mục đích của quảng cáo là gây sự chú ý đặc biệt, ấn tượng sâu sắc ở khách hàng về loại sản phẩm của doanh nghiệp mình ,qua đó tạo cho khách hàng sự ham muốn có ngay hành động mua sản phẩm Ý nghĩa của công tác nghiên cứu thị trường đối với các doanh nghiệp là nhằm giải đáp các vấn đề : -Đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp hay lĩnh vực nào phù hợp nhất đối với những hoạt động của doanh nghiệp -Khả năng bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường là bao nhiêu? -Cần có biện pháp cải tiến như thế nào về quy cách ,mẫu mã ,chất lượng bao bì, quảng cáo… -Cần có những chiến lược, chính sách như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường … II. Duy trì và phát triển thị trường 1. Khái niệm duy trì và phát triển thị trường Thị trường là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi, thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên quan tâm.Đối với doanh nghiệp thì quan hệ với người mua chính là các khách hàng, những người đã, đang và sẽ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp.Với các kế hoạch và chiến lược của mình về sản phẩm …các doanh nghiệp ngày càng muốn quảng bá thương hiệu sản phẩm, chiếm lĩnh thị trường, khách hàng. Đây là những hoạt động không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp để có thể tồn tại trong môi trường cạnh tranh.Bởi lẽ trong thị trường không chỉ có một doanh nghiệp tham gia cung cấp một sản phẩm mà khách hàng cần, bên cạnh đó còn rất nhiều các doanh nghiệp khác cũng có chung sản phẩm cạnh tranh hoăc thay thế và họ cũng có khát khao bán được sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường, trong lĩnh vực hoạt động thị trường họ cũng đang muốn giành giật được khách hàng về phía mình.Bởi vậy việc thu hút và giành giật khách hàng ngày càng trở nên quan trọng và diễn ra ngày càng khốc liệt.Có thể nói doanh nghiệp luôn luôn phải đứng trong một môi trường cạnh tranh ,việc giành khách hàng đã quan trọng nhưng quan trọng hơn nữa là khi đã có được khách hàng thì làm thế nào để có thể giữ gìn và duy trì được khách hàng đó ,bởi có thể ví đây chính là nền tảng của một sự thành công của doanh nghiệp trong tương lai.Nếu không hoàn thành được công việc này thì thành công ngày hôm nay của doanh nghiệp cũng chỉ là bề nổi mà thôi,bởi vì khách hàng có thể mất đi bất cư lúc nào.Vậy duy trì thị trường sản phẩm là gì ? và làm thế nào để duy trì thị trường sản phẩm? Duy trì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp chính là các hoạt động, các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng để giữ vững được thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh. Thị trường đó chính là các khách hàng đã từng đến với doanh nghiệp, nhằm tạo nên một thị trường ổn định cho doanh nghiệp Duy trì chính là giữ vững những gì mà chúng ta đã và đang hiện có, duy trì nhờ khả năng thiết lập quan hệ thực sự với khách hàng để khách hàng có thể tin dùng và trung thành với sản phẩm của doanh nghiệp..Để làm được điều đó doanh nghiệp phải sử dụng rất nhiều các biện pháp để có thể tạo ra sự hài lòng đối với khách hàng thân thuộc.Có thể là dịch vụ tốt sau bán hàng hoặc có thể là nâng cao hơn nữa chẩt lượng sản phẩm, đa dạng hóa kiểu dáng mẫu mã sản phẩm,sử dụng các chiến lược giá thành với khách hàng quen …đó chính là các biện pháp mà doanh nghiệp sử dụng tùy vào chiến lược của từng doanh nghiệp. Duy trì thị trường sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải tạo ra được dịch vụ tốt với khách hàng, tạo được ấn tượng đẹp khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm,sự hài lòng mà khách hàng đánh giá doanh nghiệp của ta hơn các doanh nghiệp khác.Trong thị trường cạnh tranh thì có rất nhiều hãng, nhiều doanh nghiệp, nhiều sản phẩm để doanh nghiệp có thể lựa chọn.Chính vì vậy việc để khách hàng tin dùng, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp sẽ thực sự là thử thách đối với doanh nghiệp mà muốn thành công doanh nghiệp cần phải cố gắng và nỗ lực hết mình, không chỉ là trong ngày một ngày hai mà là về lâu dài và trong tương lai. Các khách hàng sẽ luôn là những người đi cùng với sự thành công của doanh nghiệp. Có thể nói duy trì thị trường được coi như là một biện pháp để tạo nên được một hậu phương vững chắc cho doanh nghiệp. Nó chính là nền tảng giúp cho doanh nghiệp tồn tại và có thể đứng vững trên thị trường .Tuy vậy, đó chưa phải là tất cả những gì mà doanh nghiệp cần làm bởi không có gì đảm bảo chắc chắn rằng những thành công của doanh nghiệp ngày hôm nay sẽ tiếp tục thành công trong ngày mai và mãi mãi…Đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tự thỏa mãn với những gì mình đang đạt được và một ngày nào đó doanh nghiệp sẽ phải trả giá .Ngày hôm nay, sự lớn mạnh của mỗi doanh nghiệp đã chứng tỏ sự phát triển không ngừng, đó chính là nhờ các doanh nghiệp đã mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.Sự cạnh tranh không cho phép các doanh nghiệp đứng yên tại chỗ mà phải thực sự vận động mạnh mẽ để vươn tới tầm cao. Đó cũng chính là mong ước của mỗi doanh nghiệp muốn hướng tới. Phát triển thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện được điều đó. Có phát triển thị trường doanh nghiệp sẽ có thêm được khách hàng mới,mở rộng được thị trường, tiêu thụ được nhiều sản phẩm và tăng được lợi nhuận và từ đó sẽ trở lại tăng quy mô, sản lượng và đầu tư vào sản phẩm dịch vụ một cách tốt hơn. Vậy phải làm gì để phát triển thị trường .Trước hết phải làm rõ khái niệm này : Phát triển thị trường là cách thức mà doanh nghiệp đưa sản phẩm hàng hóa hiện có của mình vào các thị trường mới để tăng lượng hàng hóa tiêu thụ. Ngoài việc duy trì thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải phát triển sản phẩm của mình ra các thị trường mới nhờ các chương trình quảng bá, xúc tiến giới thiệu sản phẩm thâm nhập vào các thị trường mới để thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Muốn làm được điều này doanh nghiệp cần phải cạnh tranh với các đối thủ khác cùng trong nghành đang cung cấp sản phẩm cùng loại trong thị trường. Đây cũng là công việc chứa đựng rất nhiều rủi ro bởi lẽ có thể la thị trường mới đã có hoặc chưa có đối thủ cạnh tranh. Trong thị trường cạnh tranh việc thì việc thuyết phục được khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp từ đó tin dùng sản phẩm là vô cùng khó khăn bởi làm được điều này doanh nghiệp không chỉ phải đảm bảo thuyết phục cho khách hàng sử dụng sản phẩm của mình mà còn phải thuyết phục được khách hàng từ bỏ nhà cung ứng cũ đã tiêu dùng trước đó. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải thực hiện các chương trình xúc tiến giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của ta tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Có như thế mới có thể thuyết phục được khách hàng rằng :quyết định của họ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp ta là đúng đắn và từ đó sẽ trung thành với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải thực hiện quy trình các bước cụ thể, tiến hành thu thập thông tin thị trường, phân đoạn thị trường, đưa các biện pháp phù hợp để thu hút khách hàng.Đặc biệt là doanh nghiệp phải xác định cho mình đâu là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm mình đang cung cấp, phát huy thế mạnh sẵn có, từ đó xây dựng cho mình một đường lối nhạy bén và thực tế, có như vậy mới có thể dẫn đến thành công 2. Tầm quan trọng của vấn đề duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp Vấn đề sinh tồn của doanh nghiệp luôn luôn gắn liền với việc tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp. Sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra có tiêu thụ được trên thị trường, khách hàng có chấp nhận và tin dùng sản phẩm đó hay không . Đây không những chỉ là vấn đề quan tâm của mỗi doanh nghiệp mà là cả một bài toán mà các doanh nghiệp muốn thành công cần phải giải quyết được để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ giúp cho doanh nghiệp vừa có thể đứng vững trên thị trường, vừa có thể phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có như vậy thị phần của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng cao và doanh nghiệp sẽ ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường. Từ những thống kê hàng năm của các doanh nghiệp trong nước cho thấy: hàng năm các doanh nghiệp đã tự đánh mất đi 1/3 lượng khách hàng của mình. Mà nguyên nhân chủ yếu là do các doanh nghiệp không chú trọng nhiều đến việc làm thế nào để duy trì thị trường, hay nói cách khác đó là sự nơ là thiếu quan tâm đến khách hàng cũ. Khi mà các doanh nghiệp đã có trong tay được khách hàng của mình, phần lớn các doanh nghiệp coi đó là thị trường của mình và ít chú trọng đến việc sáng tạo ra các phương thức mới trong tiếp thị, tiêu thụ và chăm sóc khách hàng. Các doanh nghiệp đâu biết là chính họ đang tự làm cũ mình, ít có sự thay đổi trong khi thị trường lại đang luôn luôn biến động với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và những đường lối tiếp thị nhạy bén hơn đã đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Việc có được khách hàng , chiếm lĩnh được thị trường là quan trọng nhưng bên cạnh đó việc giữ chân được khách hàng,giữ vững được thị trường cũng quan trọng không kém.Muốn phát triển mở rộng doanh nghiệp phải có một nền tảng vững chắc và một phần ở đó chính là nhờ thị trường cũ.Thị trường ổn định đem lại phần lợi nhuận ổn định hàng tháng cho doanh nghiệp, nhờ có lợi nhuận đó nuôi dưỡng mà doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường và tiếp tục chiếm lĩnh thị trường mới với những đối thủ chạnh tranh mới. Chính vì vậy việc giữ vững được thị trường là hết sưc quan trọng Bên cạnh đó một công việc không thể thiếu và cũng rất quan trọng đó là doanh nghiệp phải phát triển thị trường. Là một doanh nghiệp kinh doanh, doanh nghiệp không thể chỉ biết bán và phục vụ những khách hàng quen thuộc. Một phần vì đó sẽ là rất lãng phí về nguồn lực và bên cạnh đó là doanh nghiệp không thể phát triển thêm được. Có phát triển thị trường thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất mở rộng quy mô và tăng được lợi nhuận cho mình, bên cạnh đó còn đảm bảo chắc chắn cho mình sự phát triển trong tương lai khi đạt được đến quy mô vừa đủ , doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất sản phẩm.Hơn thế nữa phát triển thị trường tiêu thụ còn kéo dài được chu kì sống cho sản phẩm của doanh nghiệp : việc chỉ bán ở một thị trường nhất định, muốn phát triển doanh nghiệp phải tìm cách đa dạng hóa sản phẩm, sáng tạo ra nhiếu sản phẩm mới, mẫu mã mới, hay mở rộng thêm sản phẩm. Như vậy phần chi phí bù đắp vào đó sẽ rất tốn kém, nhưng thay vào đó nếu doanh nghiệp mở rộng thị trường, tiếp thị , giới thiệu sản phẩm của mình ở các thị trường khác thì doanh nghiệp sẽ tận dụng được các lợi thế mới của mình. Một sản phẩm có thể cũ ở thị trường này nhưng trong thị trường khác nó lại là mới. Bên cạnh đó việc phát triển thị trường sẽ đảm bảo bù đắp chi phí cho phần lợi nhuận do phần thị trường cũ có thể bị hao hụt trong tương lai. Hơn thế nữa khi đã thu hút đựơc thêm nhiều khách hàng mới,chiếm lĩnh thị trường mới doanh nghiệp sẽ nâng cao được lợi nhuận của doanh nghiệp. Thị phần của doanh nghiệp ngày càng tăng sẽ tạo ra uy tín lớn đối với khách hàng và sẽ kéo theo thêm được nhiều khách hàng hơn nữa về phía mình. Vì vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc phát triển thị trường của mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu. Tóm lại việc duy trì và phát triển thị trường đối với mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu và vô cùng quan trọng. Nó sẽ ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như ở tương lai. Khi mà thị trường trong nước ngày càng biến động , hội nhập sẽ làm cho tính cạnh tranh trở nên khốc liệt , nhu cầu của con người ngày càng tăng, các doanh nghiệp sẽ không ngừng phải phấn đấu , nỗ lực hết mình cho việc giữ vững , duy trì và chiếm lĩnh thị trường.Doanh nghiệp nào thực hiện tốt các công việc của mình ,doanh nghiệp đó sẽ là người chiến thắng. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp 3.1 Các yếu tố bên trong (chủ quan ) 3.1.1 Chiến lược kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp Như ta đã biết, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải tiêu thụ được sản phẩm.Muốn vậy mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng cho mình một chiến lược sản phẩm để có thể tiêu thụ được sản phẩm của mình trên thị trường.Chiến lược xác định đường lối đứng đắn cho doanh nghiêp, chiến lược sẽ nhằm vào mục đích tăng thế lực của doanh nghiệp và giành lợi thế cạnh tranh, xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiên mục tiêu…Ngày nay, trong khung cảnh hội nhập toàn cầu hóa, thị trường và công nghệ luôn luôn biến đổi , cạnh tranh ngày càng diễn ra ác liệt thì hơn bao giờ hết chiến lược ngày càng trở thành một nhân tố cực kỳ quan trọng có ảnh hưởng quyết đinh đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một chiến lược phù hợp dựa trên những nguồn lực, thế mạnh sẵn có và dựa trên những thông tin về thị trường , khách hàng, đối thủ cạnh tranh…Chiến lược kinh doanh thực chất là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.Trong đó bao gồm : -Chiến lược về sản phẩm -Chiến lược giá cả -Quảng cáo tiếp thị -Chiến lược cạnh tranh -Chiến lược các kênh phân phối -Xúc tiến bán hàng, sau bán hàng… Tất cả các chiến lược trên sẽ là rất quan trọng và sẽ có ảnh hưởng lớn đến công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Ngày nay khi mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt những chiến lược trên về sản phẩm có thể coi như không thể thiếu và có ảnh hưởng quyết định đến sự thành bại của cả doanh nghiệp.Từ những chiến lược bộ phận từ đó hướng đến những chiến lược tổng thể dài hạn sẽ giúp cho doanh nghiệp có một hướng đi vững chắc và hiệu quả giúp cho doanh nghiệp có thể thành công trên thương trường. 3.1.2 Yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp Nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm :Nguồn lực tài chính (ngân quỹ, vốn …) các tài sản vật chất (đất đai, máy móc thiết bị, nhà xưởng cả về số lượng và chất lượng); các tài sản vô hình (danh tiếng nhãn hiệu, danh tiếng tổ chức…)các tài sản công nghệ… Nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thực hiện các kế hoạch , các chiến lược của tổ chức. Một doanh nghiệp có đầy đủ nguồn lực sẽ có thế và lực để phát triển. Một trong những nguồn lực chính có ảnh hưởng trực tiếp quan trong đến doanh nghiệp đó là + Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp Tài chính luôn là vấn đề cốt lõi quyết định nên các loại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn tài chính có thể giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong kinh doanh, thực hiện được các kế hoạch đề ra cũng như các chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có đủ khả năng về nguồn vốn cũng sẽ rất gò bó và hạn chế trong việc thực hiện các chức năng thị trường. Ở đây đòi hỏi các doanh nghiệp cần có một sự đầu tư về vốn cũng như trang thiết bị cho sản xuẩt trong điều kiện thị trường công nghệ luôn biến động. Đặc biệt có nguồn tài chính dồi dào sẽ giúp cho doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi các biến động kinh tế , những tổn thất trong kinh doanh. Ở đây, doanh nghiệp cần phải tạo lập cho mình nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn để có thể thực hiện hoạt động duy trì và phát triển thị trường của doanh nghiệp thàn công. + Nguồn nhân lực Con người chính là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự thất bại hay thành công của doanh nghiệp. Một tập thể đoàn kết , giàu trí tuệ , hăng hái trong công việc sẽ là một guồng quay rất lớn giúp cho bộ máy doanh nghiệp hoạt động trơn tru. Đã từ lâu các doanh nghiệp vẫn chú trọng đến chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt với một cơ cấu tổ chức hợp lý ,khoa học sec giúp cho công ty hoạt động hiệu quả. Ở đó đề cao tinh thần đoàn kết , tương trợ ,sự nỗ lực phấn đấu cho công việc được giao vì tổ chức, thái độ trong công việc ,bên cạnh đó la năng lực chuyên môn, kinh nghiệm…Đưa ra kế hoạch và chiến lược là vậy nhưng quan trọng là việc thực hiện nó và hoàn thành nó như thế nào không phải công ty nào cũng giống nhau. Đó sẽ tùy thuộc không nhỏ vào những con người trong tổ chức, chính là nguồn nhân lực Tóm lại , có thể nói rằng nguồn lực của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn tới việc duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh hai yếu tố tài chính và nguồn nhân lực còn có các yếu tố khác nữa như các tài sản vật chất, tài sản vô hình, công nghệ …cũng có những ảnh hưởng nhất định đến khả năng duy trì và phát triển thị trường doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần có sự quan tâm đúng mức, chú ý đến từng khía cạnh và có những biện pháp phân bổ hợp lý, khoa học nguồn lực để có thể tạo ra những lợi thế lớn cho minh trong việc cạnh tranh,duy trì và phát triển thị trường 3.2 Các yếu tố bên ngoài ( khách quan ) 3.2.1 Thị trường và khách hàng * Thị trường và thông tin thị trường Thị trường chính là nơi gặp gỡ trao đổi giữa doanh nghiệp với khách hàng, có thể nói thị trường có ảnh hưởng quyết định đến sản lượng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Thị trường xác định mức cung và mức cầu sản phẩm mà ở đó cả doanh nghiệp và người mua đạt được lợi ích tối ưu. Tại một thời điểm, nếu như có sự chênh lệch giữa cung và cầu sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp không nắm bắt rõ và có những điều chỉnh hợp lý. Khi có thêm nhiều nhà cung cấp về một sản phấm, thị trường sẽ dư cung hàng hóa, việc này sẽ làm cho doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm bởi doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn với những đối thủ , bên cạnh đó khách hàng cũng sẽ có nhiều sự lựa chọn sản phẩm.Nếu doanh nghiệp không có các biện pháp ứng phó kịp thời thì sẽ dễ dẫn đến thất bại. Ngược lại nếu vì một lý do nào đó mà cầu về sản phẩm của doanh nghiệp tăng nhanh mà doanh nghiệp lại không lắm được thông tin này thì sẽ tự đánh mất đi cơ hội phát triển. Có thể nói đối với một doanh nghiệp kinh doanh thì việc tìm hiểu và nắm rõ thông tin thị trường là rất quan trọng. Thông tin thị trường đầy đủ sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực cho những quyết định chiến lược của doanh nghiệp trong việc duy trì,giữ vững và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. *Khách hàng Khách hàng là những người sẽ trực tiếp tiêu dùng và sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và cũng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Một nhà kinh tế đã nói rằng :”Trong công ty ,chỉ có một ông chủ duy nhất đó là khách hàng, khách hàng có thể đuổi việc bất kỳ ai , từ giám đốc đến nhân viên, đơn giản chỉ bằng một hành động : mua hàng ở một công ty khác “.Từ đó có thể thấy tầm quan trọng của khách hàng đối với một doanh nghiệp. Ngày nay , trong thời kỳ hội nhập toàn cầu , cùng với sự thay đổi lớn mạnh của nền kinh tế ,kỹ thuật khoa học công nghệ thì nhu cầu của con người cũng có nhiều thay đồi.Chính nhu cầu của họ sẽ quyết định đến hành vi tiêu dùng của họ. Việc doanh nghiệp cần phải nắm bắt đầy đủ và nhanh chóng thông tin về nhu cầu khách hàng sẽ quyết định đến khả năng thành công của doanh nghiệp.Như vậy khách hàng và nhu cầu khách hàng quyết định đến quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của doanh nghiệp và là yếu tố hàng đầu khi xác định chiến lược kinh doanh. * Đối thủ cạnh tranh Đối thủ cạnh tranh gồm các doanh nghiệp hiện có mặt trong nghành và các doanh nghiệp tiềm ẩn có khả năng tham gia vào nghành trong tương lai. Số lượng các đối thủ, đặc biệt các đối thủ có quy mô lớn trong nghành càng nhiều thì mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm đứng vững được trên thị trường và tăng lợi nhuận , trên cơ sở tạo ra và sử dụng ưu thế của mình về giá trị sử dụng của sản phẩm, giá bán và cách thức phục vụ khách hàng.Sự cạnh tranh một mặt sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các hình thức như loại doanh nghiệp đó ra khỏi thị trường hoặc các doanh nghiệp chỉ thu được lợi nhuận thấp ,mặt khác sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có chi phí thấp bằng cách doanh nghiệp có chi phí thấp càng thu được lợi nhuận cao. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh đã tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản xuất, vì đó là cơ sở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.Phân tích đối thủ cạnh tranh trong nghành nhằm nắm các điểm mạnh và yếu của đối thủ để từ đó xác định đối sách của mình nhằm tạo được thế đứng vững chắc trong môi trường cạnh tranh 3.2.2 Các yếu tố về môi trường * Môi trường kinh tế Trạng thái của môi trường kinh tế xác định sự lành mạnh , thịnh vượng của nền kinh tế, nó luôn gây ra những tác động đến các doanh nghiệp và các nghành. Vì thế doanh nghiệp phải nghiên cứu môi trường kinh tế để nhận ra các thay đổi, khuynh hướng và các hàm ý chiến lược của nó.Môi trường kinh tế chỉ bản chất và định hướng của nền kinh tế trong đó doanh nghiệp hoạt động. Các ảnh hưởng của nền kinh tế đến một công ty có thể làm thay đổi khả năng tạo giá trị và thu nhập của nó.Bốn nhân tố quan trọng trong môi trường kinh tế đó là tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất , tỷ suất hối đoái, và tỷ lệ lạm phát. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến một sự bùng nổ về chi tiêu của khách hàng, vì thế có thể đem lại khuynh hướng thoải mái hơn về sức ép cạnh tranh trong một nghành.Điều này có thể cống hiến cho các công ty cơ hội để bành trướng họat động và thu lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, suy giảm kinh tế sẽ dẫn đến giảm chi tiêu của người tiêu dùng, và do đó làm tăng sức ép cạnh tranh .Nền kinh tế suy giảm thường gây ra các cuộc chiến tranh giá trong các nghành bão hòa. Mức lãi suất có thể tác động đến nhu cầu về sản phẩm của công ty.Lãi suất là một nhân tố quan trọng khi khách hàng phải vay mượn để tài trợ cho hoạt động mua sắm của họ về các hàng hóa này Tỷ giá hối đoái xác định giá trị đồng tiền các quốc gia. Sự dịch chuyển của tỷ giá hối đoái có tác động trực tiếp lên tính cạnh tranh của các công ty trong thị trường toàn cầu.Khi giá của nội tệ thấp so với giá trị của các đồng tiền khác , các sản phẩm làm trong nước sẽ rẻ hơn tương đối so với các sản phẩm làm ở nước ngoài. Đồng nội tệ giá trị thấp hay suy giảm sẽ giảm mối đe dọa từ các đối thủ cạnh tranh nước ngoài,trong khi lại tạo cơ hội cho việc tăng doanh số bán ra bên ngoài. Lạm phát có thể làm giảm tính ổn định của nền kinh tế, làm cho nền kinh tế tăng trưởng chậm hơn, lãi suất cao hơn, các dịch chuyển hối đoái không ổn định.Nếu lạm phát tăng, việc lập kế hoạch đầu tư trở nên mạo hiểm .Đặc tính then chốt của lạm phát là nó gây ra khó khăn cho các dự kiến về tương lai. Trong một môi trường không có lạm phát ,doanh nghiệp khó có thể dự kiến một cách chính xác giá trị thực của thu nhập nhận được từ dự án 5 năm.Sự không chắc chắn như vậy làm cho công ty không dám đầu tư.Tình trạng đâu tư cầm cự của các công ty trong trường hợp lạm phát tăng sẽ làm giảm các hoạt động kinh tế, cuối cùng đẩy nền kinh tế đến chỗ đình trệ. Như vậy, lạm phát cao là một đe dọa đối với doanh nghiệp và ảnh hưởng tới khả năng thực hiện các kế hoạch duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp * Môi trường công nghệ Với không gian lan tỏa và đa dạng, các thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội. Các tác động này chủ yếu thông qua các sản phẩm, quá trình công nghệ, và vật liệu mới. Phân đoạn công nghệ bao gồm các thể chế , các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, chuyển dịch các kiến thức đó đến các đầu ra, các sản phẩm, các quá trình và các vật liệu mới.Thay đổi công nghệ có thể làm cho các sản phẩm hiện có bị lạc hậu chỉ sau một đêm,đồng thời nó có thể tạo ra hàng loạt khả năng về sản phẩm mới. Vì vậy đối với mỗi doanh nghiệp,việc cần cập nhật các tin tức thay đổi công nghệ cũng rất cần thiết để có thể tránh cho sản phẩm bị lạc hậu và mở ra những cơ hội mới về sản phẩm mới. Công nghệ có thể rút ngắn các quá trình sản xuất , giảm chi phí, mang lại sự năng suất hiệu quả do đó sẽ có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp ,đặc biệt trong quá trình duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. *Môi trường văn hóa xã hội Văn hóa xã hội liên quan đến các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa.Bởi vì các giá trị văn hóa và thái độ xã hội tạo nên nền tảng của xã hội, nó thường dẫn dắt các hành vi xã hội cũng như hành vi tiêu dùng của xã hội.Giống như những thay đổi công nghệ các thay đổi xã hội cũng tạo ra các cơ hội và đe dọa. Văn hóa xã hội dễ dàng tạo ra các dịch chuyển xã hội, các doanh nghiệp nếu có thể nắm bắt được sự thay đổi văn hóa hay ý thức tiêu dùng của khách hàng trong từng thời kỳ sẽ sớm thu hoạch lợi nhuận to lớn. Ngoài ra khi doanh nghiệp tiến hành thâm nhập vào thị trường mới ,việc tìm hiểu và nghiên cứu môi trường văn hóa xã hội của thị trường đó cũng sẽ là cẩn thiết để doanh nghiêp có thể hiểu hơn về văn hóa của họ và đáp ứng sản phẩm đánh vào tâm lý tiêu dùng xã hội của họ. Có như vậy sản phẩm của doanh nghiệp sẽ dễ dàng tiếp cận hơn với khách hàng. Trái lại nếu doanh nghiệp không quan tâm mà vô tình sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp không phù hợp hay đi ngược lại với chuẩn mực văn hóa ở khu vực đó thì sản phẩm đó sẽ sớm bị thất bại và sẽ bị khách hàng tẩy chay. *Môi trường nhân khẩu học Phân đoạn nhân khẩu học trong môi trường liên quan đến dân số, cấu trúc tuổi, phân bố địa lý, cộng đồng các dân tộc, và phân phối thu nhập.Phân bố dân cư về mặt địa lý có thể gây ra lợi thế cũng như khó khăn cho doanh nghiệp.Cấu trúc vể độ tuổi,dân tộc hay phân phối thu nhập có thể giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường và tiếp cận tới mỗi khu vực với các dich vụ khác nhau ưu tiên vào đặc điểm của phân đoạn thị trường đó * Môi trường chính trị - pháp luật Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Điều chủ yếu trong môi trường chính trị pháp luật là cách thức mà các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến chính phủ , và cách thức chính phủ ảnh hưởng đến doanh nghiệp.Thay đổi của môi trường chính trị pháp luật sẽ gây ảnh hưởng đến cạnh tranh. Các doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các triết lý , các chính sách mới có liên quan của quản lý nhà nước. Luật chống đồng quyền, luật thuế, các nghành lựa chọn để điều chỉnh ưu tiên, luật lao động, là những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý nhà nước có thể tác động đến các họat động và khả năng sinh lợi của nghành hay của các doanh nghiệp Trên phạm vi toàn cầu các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật . Ví dụ các chính sách thương mại , các rào cản bảo hộ có tính quốc gia 4. Một số mô hình nhằm xây dựng chiến lược duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho công ty 4.1 Sử dụng mô hình chiến lược sản phẩm Mô hình này sử dụng các giải pháp chiến lược về sản phẩm trong từng thị trường : đối với các sản phẩm hiện có, sản phẩm mới trong thị trường cũ và thị trường mới. Nhờ xem xét các yếu tố mô hình này cơ cấu lại các chiến lược phát triển nhằm mục tiêu phát triển thâm nhập sâu vào thị trường, mở rộng sản phẩm và hội nhập theo chiều dọc Sản phẩm hiện nay Sản phẩm mới 1.Phát triển trong thị trường sp hiện nay -Tăng thị phần -Tăng sự sử dụng sản phẩm -Tăng tần số sử dụng -Tăng số lượng sử dụng -Tìm ứng dụng mới cho người sử dụng 2.Mở rộng sản phẩm -Thêm nét đặc trưng cho sản phẩm, hoàn thiệ sản phẩm -Đưa ra thế hệ sản phẩm mới -Đưa ra sản phẩm mới cho thị trường hiện nay Thị trường hiện nay 4.2 Sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơ hội thách thức Ma trận swot được hình thành từ việc phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố môi trường theo hai hướng : các cơ hội và các nguy cơ .Phát triển theo cột nhằm liệt kê các yếu tố nội bộ doanh nghiệp theo hai hướng: các điểm mạnh và điểm yếu . Trên cơ sở phân tích các yếu tố trong ma trận căn cứ vào mục tiêu và phương hướng phát triển kinh doanh, động cơ thúc đẩy có thể thiết lập các kết hợp. Về nguyên tắc có 4 loại kết hợp được thiết lập đó là : cơ hội kết hợp với điểm mạnh, có kết hợp OS ; cơ hội kết hợp với các điểm yếu : OW ; đe dọa kết hợp với các điểm mạnh : TS ; đe dọa kết hợp với các điểm yếu : TW 5.Đa dạng hóa sản phẩm mới hoặc thị trường mới - Có liên quan -Không liên quan 4. Hội nhập theo chiều dọc -Hội nhập theo chiều xuôi -Hội nhập theo chiều ngược 3. Mở rộng thị trường -Mở rộng địa lý -Nhắm vào phân khúc mới Thị trường Mới Ma trận điểm mạnh-điểm yếu-cơ hội-thách thức (SWOT) Phối hợp các kết hợp ở bảng biểu trên ma trận swot theo các mục tiêu ưu tiên trong thời kỳ chiến lược theo hướng tận dụng, khai thác triệt để các cơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các điểm mạnh và che chắn các điểm yếu của doanh nghiệp cho phép hình thành các phương án chiến lược. 5. Một số biện pháp duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Để có thể thành công trong công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công ty phải xây dựng được những mục tiêu cụ thể và một hướng đi đúng đắn cho riêng mình. Thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể : -Chỉ ra hướng đi cho quá trình hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả Các yếu tố cơ c ác hội thách thức yếu tố môi trường kinh doanh I Các điểm mạnh (S) 1. ………………. 2 ………………. 3 ………………. II. Cácđiểm yếu (W) 1. ………………. 2. ………………. 3. ………………. O1S1 ……………. O2S3 ……………. O3S2 ……………. O2W2 ……………. O1W3 …………….. O3 W2 ……………. II. Đe dọa (T) 1. ……………….. 2. ……………….. 3. ……………….. T2S3. ………………. T1S2. ………………. T3S1. ………………. T1W3. ……………. T3 W2. …………… T2 W1. …………… I .Cơ hội(O) 1 ………………….. 2 ………………….. 3. …………………. - Có chiến lược duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp doanh nghiệp hiệu quả. Chiến lược có thể được xây dựng trên những căn cứ khác nhau,tùy vào mục đích và mục tiêu của doanh nghiệp trong ngắn hạn hay dài hạn. Doanh nghiệp có thể tập trung vào các chiến lược bộ phận như : -Chiến lược sản phẩm -Chiến lược giá cả -Chiến lược phân phối -Chiến lược quản cáo tiếp thị -Chiến lược thị trường -Chiến lược cạnh tranh -Dịch vụ xúc tiến bán hàng, sau bán hàng ……………………………. 5.1 Chiến lược về sản phẩm Chiến lược sản phẩm là phương thức kinh doanh trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của thị trường và thị hiếu khách hàng trong thời kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Sản phẩm của doanh nghiệp cung cấp ra nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, khách hàng nên doanh nghiệp cần chú trọng đến các vấn đề như mẫu mã sản phẩm, kiểu dáng, tính năng…Ngày nay nhu cầu của con người có xu hướng hướng tới sự hoàn mỹ, vẻ đẹp độc đáo cũng như tính năng của sản phẩm. Đáp ứng được sự thỏa mãn đó của khách hàng chắc chắn doanh nghiệp sẽ có nhiều lợi thế trong việc tiêu thụ sản phẩm và cạnh tranh với bên ngoài. Bên cạnh đó một yếu tố không thể thiếu và cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm đó là chất lượng của sản phẩm.Một yếu tố mà khách hàng không thể không quan tâm chính là chất lượng sản phẩm mà họ tiêu dùng.Dù sản phẩm đó có đẹp về mẫu mã , đa dạng về tính năng nhưng không bền,không chất lượng thì sớm hay muộn cũng sẽ bị phủ nhận bởi chính chất lượng mới là điểm ưu tiên hàng đầu để khách hàng có quyết định lựa chọn sản phẩm đó hay không.Một nghiên cứu đã đánh dấu bước chuyển biến mới của cách nhìn về tiếp cận lợi thế cạnh tranh về sản phẩm của doanh nghiệp :kết quả cho biết 82% các lãnh đạo doanh nghiệp ở Mỹ khi hỏi đều đề cao chất lượng sản phẩm như là một lợi thế cạnh tranh có tính chất quyết định đến chiến lược sản phẩm của mỗi doanh nghiệp.Nói như vậy để thấy rằng chiến lược về sản phẩm có ý nghĩa như thế nào trong cạnh tranh .Vì vậy chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp cần tập trung vào các yếu tố quan trọng và quyết định tới việc tiêu thụ và khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường : xác định kích thước của tập hợp sản phẩm tung ra thị trường như xác định số loại sản phẩm, số lượng,chủng loại,số mẫu mã của mỗi chủng loại bên cạnh đó là nghiên cứu sản phẩm mới thay thế để đảm bảo tính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng duy trì và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp Thực hiện công tác về sản phẩm là phương thức doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từng thời kỳ hoạt động của doanh nghiệp.Doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi : doanh nghiệp sản xuất cái gì và sản xuất cho ai?sản xuất bao nhiêu, lúc nào và như thế nào?.Từ đó doanh nghiệp sẽ xác định những chiến lược, chính sách cho hợp lý để phát triển sản phẩm - Doanh nghiệp sẽ xác định kích thước của tập hợp sản phẩm tung ra thị trường : xác định số loại sản phẩm, số lượng chủng loại số mẫu mã của mỗi chủng loại và thị trường tiêu thụ. Doanh nghiệp có nhiều cách lựa chọn hoặc sản xuất và cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau, hoặc cố định vào một vài loại nhưng có nhiều chủng loại ; hoặc chỉ chọn một loại sản phẩm với một vài chủng loại nhưng mẫu mã thì đa dạng.Nâng cao chất lượng sản phẩm - Nghiên cứu sản phẩm mới là một yêu cầu tất yếu cần thiết trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, cạnh tranh chất lượng sản phẩm và mỗi loại sản phẩm đều có chu kỳ sống nhất định. Do vậy doanh nghiệp cần có sản phẩm mới thay thế đảm bảo tính liên tục của quá trình hoạt động sản xuất nếu doanh nghiệp muốn thực hiện tốt công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm 5.2 Chiến lược giá và chính sách giá Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bên cạnh chất lượng sản phẩm đó là giá cả sản phẩm. Mặc dù trên thị trường hiện nay, cạnh tranh bằng giá cả ngày càng nhường chỗ cho cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm nhưng giá cả vẫn hiện có vai trò quan trọng . Trong một nền kinh tế giá cả vẫn thường là một tiêu chuẩn xác định lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán. Tuy nhiên người mua sẽ chỉ bỏ tiền ra mua hàng hóa khi hàng hóa đó là thứ họ đang cần và phù hợp với túi tiền của họ. Trong trường hợp cùng một loại sản phẩm lại có nhiều người sản xuất , giả sử chất lượng của chúng đều như nhau thì lẽ đương nhiên là khách hàng sẽ mua sản phẩm của nhà sản xuất nào bán giá rẻ hơn. Mặt khác , sản phẩm hàng hóa là thứ được sản xuất ra không phải để người làm ra nó tiêu dùng mà là để bán , và muốn bán được phải có giá cả phù hợp . Như vậy việc quan tâm đến vấn đề giá cả sản phẩm của doanh nghiệp cũng sẽ là một trong những tác động trực tiếp đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Ngoài ra , không phải lúc nào giá rẻ thì hàng hóa cũng bán được nhiều và thu hút được nhiều khách hàng mà nó còn phụ thuộc vào việc hàng hóa đó thuộc chủng loại nào. Gía hàng hóa đó còn tùy thuộc vào thương hiệu sản phẩm mà khách hàng cảm nhận được giá trị của nó và sẵn sàng chi trả để có được sự yên tâm về chất lượng hoặc nó còn thể hiện đẳng cấp của người tiêu dùng sản phẩm hàng hóa đó.Chính vì vậy việc xác định rõ ưu điểm , thế mạnh của sản phẩm để từ đó xây dựng một chiến lược giá hợp lý sẽ là rất cần thiểt cho việc tiêu thụ và phát triển thị trường sản phẩm thành công Doanh nghiệp cần tập trung vào vấn đề này để có một chính sách giá cho phù hợp để có thể kích thích sự tiêu dùng về sân phẩm. Doanh nghiệp có thể đưa ra mục tiêu cho sản phẩm và căn cứ để định giá hợp lý, ngoài ra có thể đưa ra các chương trình ưu đãi về giá đối với sản phẩm, đối với từng đối tượng khách hàng, trong từng thời kỳ …đó sẽ tạo hấp dẫn, thu hút,tạo niềm tin từ khách hàng để từ đó doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm. 5.3 Chiên lược kênh phân phối Kênh phân phối là phương hướng thể hiện cách mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng của mình trên thị trường lựa chọn. Kênh phân phối có vai trò quan trọng, nếu doanh nghiệp xây dựng hợp lý sẽ làm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm được an toàn, tăng cường khả năng liên kết trong kinh doanh. Vì vậy chú trọng mở rộng các kênh phân phối cũng có tầm quan trọng và sẽ ảnh hưởng nhiều đến công tác tiêu thụ, duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ của công ty.Thực hiện tốt công việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả, phân phối nhanh, tiêu thụ được nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng, chi phí thấp. Doanh nghiệp cần nghiên cứu , tìm hiểu và phát triển hệ thống phân phối hợp lý. Dựa vào mục tiêu phân phối và thị trường tiêu thụ, từ đó căn cứ xây dựng chiến lược phân phối và lựa chọn kênh phân phối hợp lý 5.4 Chiến lược quảng cáo tiếp thị, chiến lược thị trường Quảng cáo và tiếp thị chính là các chiến lược sử dụng các kỹ thuật maketing ,tiếp thị bán hàng nhằm mục đích cho cung và cầu về sản phẩm gặp nhau. Tầm quan trọng của chiến dịch quản cáo và tiếp thị đó là giới thiệu và xây dựng hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp đến với khách hàng.Quảng cáo và tiếp thị giúp khách hàng có những thông tin đầy về sản phẩm, tính năng, ưu điểm của sản phẩm ,ngoài ra còn đem lại cho khách hàng sự thiện cảm,kích thích và lôi kéo khách hàng tiêu dùng sản phẩm đó.Thông qua định vị nhãn hiệu quảng cáo chức năng maketinh có thể làm tăng giá trị mà khả năng nhận thức được trong sản phẩm của công ty. Hơn nữa hoạt động này giúp tạo ra ấn tượng dễ chịu về sản phẩm của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng,do đó nó làm tăng giá trị. Một sản phẩm khi được mọi người biết đến sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến nhu cầu tiêu thụ bởi thực tế đã chứng minh rằng : nhiều khách hàng còn thờ ơ với hàng hóa của doanh nghiệp là do họ còn chưa biết nhiều về sản phẩm cũng như các tính năng ưu điểm của nó. Việc xác định đúng đắn đường lối chiến lược tiếp thị quảng cáo sẽ là thế mạnh của công ty , nó sẽ làm cho công việc bán hàng trở nên dễ dàng hơn và bên cạnh đó là phát triển và mở rộng thị trường Vì vậy để có thể tiêu thụ được nhiều sản phẩm, để khách hàng có thể biết nhiều hơn về sản phẩm : mẫu mã , kiểu dáng, chức năng thì doanh nghiệp cần tích cực trong các chiến dịch quản cáo tiếp thị và xúc tiến thị trường. Đây cũng là một trong những biện pháp tốt để doanh nghiệp có thể cạnh tranh về sản phẩm trên thị trường, bên cạnh đó là đẩy mạnh công tác duy trì và phát triển tiêu thụ sản phẩm. 5.5 Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng Việc chăm sóc khách hàng bằng những dịch vụ sau bán hàng cũng là rất quan trọng .Những dịch vụ yểm trợ hợp lý sẽ giữ được khách hàng cũ và thu hút thêm được niềm tin từ nhiều khách hàng mới.Khách hàng họ cần đến sự quan tâm của doanh nghiệp khi họ đã tiêu dùng sản phẩm,vấn đề giải đáp các thắc mắc, dịch vụ bảo hành sản phẩm… đó cũng sẽ là ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm sau này của doanh nghiệp Doanh nghiệp cũng cần quan tâm tới dịch vụ sau bán hàng bởi đây cũng là một trong những chiến lược cạnh tranh sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Dịch vụ hỗ trợ bán hàng và sau bán hàng sẽ giúp doanh nghiệp tạo được niềm tin, giữ chân được khách hàng 5.6 Các yếu tố khác Ngoài ra để thực hiện tốt được những công việc trên thì doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến những vấn đề khác nữa như : nghiên cứu tìm hiểu thị trường,nghiên cứu môi trường, nghiên cứu khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần phải đảm bảo những vấn đề về nguồn lực để có thể có đủ điều kiện thực hiện tốt những mục tiêu đề ra. Đây cũng là những vấn đề có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp thực hiện tốt những công việc này thì sẽ là tiền đề và là cơ sở cho những quyết định đúng đắn cho những đường lối, chiến lược sản phẩm để doanh nghiệp thành công. Chương II : Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường sản phẩm tại công ty TNHH Nhật Bản I. Khái quát chung về công ty TNHH Nhật Bản 1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH Nhật Bản Tên công ty : Công ty TNHH Nhật Bản. Tên giao dịch : Japan Company limited VT : Japan CO., LTD Công ty được thành lập từ ngày 01 tháng 9 năm 2003 với tên ban đầu là : Công ty TNHH cơ khí Nhật Bản ; và đến ngày 17 tháng 02 năm 2006 công ty đã chính thức chuyển đổi thành công ty TNHH Nhật Bản . Trụ sở chính của công ty :N10/8 ,ngõ 3 tổ 3phố Định Công ,quận Hoàng Mai ,Thành phố Hà Nội Công ty được thành lập với số vốn điều lệ ban đầu là : 1.500.000.000 đồng (một tỷ năm trăm triệu đồng Việt Nam) Công ty TNHH Nhật Bản là công ty TNHH có 2 thành viên trở lên có giấy phép kinh doanh số : 0102009799 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 01 tháng 09 năm 2003 Ngành nghề kinh doanh của công ty : Khóa và các phụ kiện về khóa -Vốn lao động:đến nay công ty đã có 40 cán bộ công nhân viên,riêng bộ phận trực tiếp sản xuất là 31 người - Về thiết bị sản xuất: công ty đã chú trọng đầu tư trang bị hệ thống thiết bị đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm. Cho đến nay công ty vẫn không ngừng đầu tư thiết bị nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm với mục đích cuối cùng là không ngừng mang lại sự thỏa mãn của khách hàng về chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty 2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty TNHH Nhật Bản Trong lĩnh vực hoạt động của mình công ty chuyên nhận các đơn đặt hàng từ phía các đối tác, khách hàng có nhu cầu trong và ngoài nước từ đó nhập , sản xuất ,lắp ráp và đóng gói hoàn chỉnh sản phẩm trao cho khách hàng sản phẩm hoặc các phụ kiện khóa Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại khoá cửa, các loại phụ kiện khoá. Thị trường hoạt động : chủ yếu là trong nước . Khách hàng của công ty bao gồm tất cả khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty,chủ yếu với khách hàng trong nước ở tất cả các miền Bắc, Trung, Nam. Sản phẩm của công ty đã được biết đến rộng rãi và được khách hàng ưa chuộng trong những năm gần đây.Trong tương lai công ty sẽ còn tiếp tục phát triển ,nâng cao sản xuất ,mở rộng quy mô và nâng cao uy tín trên thị trương trong nước cũng như quốc tế. Là một trong những công ty tư nhân của cả nước công ty cũng đang chuyển mình theo xu hướng phát triển hội nhập của đất nước.Phấn đấu bằng nghị lực của mình góp phần vào sự phát triển chung của đất nước,xây dựng xã hội phát triển giàu mạnh ,tiến bộ, văn minh. 2. Tổ chức bộ máy và hoạt động của công ty TNHH Nhật Bản 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Bộ máy quản lý nói chung Bộ máy quản lý nói chung đã được tổ chức sắp xếp lại một cách gọn nhẹ và hợp lý ,phân công công việc cho cán bộ công nhân viên phù hợp với chuyên môn và trình độ của họ để họ có thể phát huy được năng lực của mình.Chính vì thế mà các bộ công nhân viên trong công ty đều cảm thấy phấn khởi , gắn bó và có trách nhiệm trong việc xây dựng và phát triển công ty . Hiện nay công ty có 40 cán bộ công nhân viên ,gồm có 4 phòng ban và một xưởng sản xuất gồm 4 phân xưởng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức : Bộ máy quản lý của công ty Hiện nay công ty có 40 cán bộ công nhân viên trong đó bộ phận trực tiếp sản xuất là 31 người chiếm 77.5% trong tổng số cán bộ công nhân viên .Với số cán bộ công nhân viên thuộc bộ phận quản lý như vậy, công ty đã tổ chức thành một bộ máy quản lý chặt chẽ với chế độ một thủ trưởng đảm bảo cho tổ chức quản lý sản xuất có hiệu quả. Phßng kÕ to¸n Phßng kinh doanh Phßng kü thuËt Phßng KCS QL s¶n xuÊt Héi §ång Thµnh Viªn Gi¸m §èc Phã Gi¸m §èc *Hội đồng thành viên (HĐTV) : là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty . Hội đồng thành viên bầu , miễn nhiệm ,bãi miễn , bãi nhiệm Chủ tịch hội đồng thành viên giám đốc hoặc tổng giám đốc , kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại điều công ty * Nhiệm vụ của hội đồng thành viên - Quyết định phương hướng phát triển của công ty - Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn - Quyết định phương thức đầu tư và dự án đầu tư có giá trị lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty - Thông qua hợp đồng vay ,cho vay , bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty - Bầu , miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch hội đồng thành viên, quyết định bổ nhiệm , miễn …,cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng - Quyết định mức lương, lợi ích khác với giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng - Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án sử dụng và phân chia lại lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của công ty - Quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện - Sửa đổi bổ xung điều lệ công ty - Quyết định tổ chức lại công ty - Quyết định giải thể công ty - Quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp *Chủ tịch hội đồng thành viên Do hội đồng thành viên bầu ra, có các quyền và nghĩa vụ - Chuẩn bị chương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng thành viên - Chuẩn bị chương trình, nội dung, thiệu họp hội đồng thành viên hoặc lấy ý kiến các thành viên - Triệu tập và chủ tọa cuộc họp của Hội Đồng Thành Viên hoặc thực hiện lấy ý kiến các thành viên - Giám sát việc tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV - Thay mặt HĐTV ký các quyết định của HĐTV - Các quyền và nghĩa vụ khác quy định tại luật doanh nghiệp * Giám đốc công ty : Là người đại diện pháp nhân của công ty và có quyết định cao nhất về điều hành công ty , chịu trách nhiệm chung mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh trước nhà nước , trước pháp luật và tập thể các bộ phận nhân viên trong công ty Quyền :+ Tổ chức thực hiện các quyết định của HĐTV + Quyết định tất cả các vấn đề liên quan hoạt động hàng ngày của công ty + Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty + Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị + Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của chủ tịch hội đồng quản trị + Kiến nghị phản ánh sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý các khoản lỗ trong kinh doanh + Tuyển dụng lao động + Các quyền khác được quy định tại điều lệ công ty, tại hợp đồng lao động mà giám đốc ký kết với công ty theo quyết định của HĐTV Nghĩa vụ : + Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực *Phó giám đốc : là người trực tiếp điều hành việc sản xuất ,kinh doanh của công ty.phó giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc và hội đồng thành viên của công ty.Ngoài ra phó giám đốc cũng có quyền tham mưu trợ giúp cho giám đốc về các mảng liên quan 2.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban -Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất, tiêu thụ ngắn hạn và dài hạn đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin cần thiết để cân đối giữa vật tư, lao động với máy móc thiết bị . Nhiệm vụ quan trọng nhất phòng kinh doanh là nghiên cứu thị trường , tìm và phát hiện nhu cầu và giới thiệu sản phẩm của công ty trên thị trường đảm bảo việc sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả: -Phòng kế toán : có nhiệm vụ là lập và thực hiện kế hoạch tài chính tính toán ghi chép chính xác về nguồn vốn ,tình hình tài sản cố định , các loại vật tư, vốn bằng tiền , lập và báo cáo kế toán đầy đủ ,kịp thời .Bên cạnh việc thực hiện kế toán sản xuất kinh doanh còn thực hiện thanh quyết toán với nhà nước. Phòng kế toán tổ chức theo kiểu tập trung,mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện ở phòng kế toán kể từ khâu ghi sổ kế toán chi tiết,, tổng hợp đến lập báo cáo kế toán và kiểm tra kế toán -Phòng KCS : Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho và giao cho khách hàng -Phòng kỹ thuật : Phối hợp với phòng kinh doanh xây dựng định mức kỹ thuật , tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm , quy cách từng mặt hàng .Ngoài ra phòng kỹ thuật còn kiêm nhiệm cả việc sửa chữa máy móc thiết bị. -Phân xưởng sản xuất +Quản đốc phân xưởng là người chịu trách nhiệm mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng , bố tri từng đội sản xuất sao cho phù hợp với khả năng văn trình độ của họ 2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh công ty TNHH Nhật Bản Hiện nay ,về tổ chức sản xuất công ty có bốn phân xưởng sản xuất chính với các chức năng, nhiệm vụ của từng phân xưởng Sơ đồ tổ chức sản xuất của công ty TNHH Nhật Bản : -Phân xưởng cơ khí có nhiệm vụ tạo phôi ban đầu như dập định hình ra các khuân mẫu (phôi, ke, khoá…)hay đúc tay nắm nhôm , đồng thoi để tiện lõi khoá.Nếu sản phẩm đơn giản thì phân xưởng có thể làm hoàn chỉnh như bản lề, chốt cửa …Đây là phân xưởng có số lượng lớn nhất trong công ty và cũng là đơn vị mạnh nhất tạo ra sản lượng lớn nhất trong công ty.Phân xưởng có các nhóm công nhân đảm nhiệm những công việc cụ thể hơn : khuôn, dập,nguội ,khoan rèn… -Phân xưởng cơ điện có trách nhiệm sửa chữa thường xuyên ,trung và đại tu máy móc, thiết bị trong công ty kể cả phần cơ và phần điện.Phân xưởng này đảm bảo cho các phân xưởng khác làm việc liên tục , không bị gián đoạn vì máy móc, thiết bị hay đường điện bị sự cố.Ngoài ra , phân xưởng còn chịu trách nhiệm chế tạo khuôn mẫu ke, bản lề, khoá. Đây là nhiệm vụ khá quan trọng , là công việc khá phức tạp đòi hỏi độ chính xác cao để đảm bảo khi đúc chi tiết khoá có thể khớp nhau được. Phân xưởng này gồm các nhóm hoàn thành những công việc như phay, tiện, sửa chữa, … -Phân xưởng lắp ráp có nhiệm vụ lắp ráp toàn bộ các loại khoá từ bộ phận, chi tiết thành sản phẩm hoàn chỉnh.Phân xưởng này hoàn thành những công việc như :lắp, khoan, bao gói … Gi¸m §èc Phã Gi¸m §èc PX c¬ khÝ PX c¬ ®iÖn PX l¾p r¸p PX m¹ vµ vÖ sinh -Phân xưởng mạ : có nhiệm vụ mạ quai khoá, ke, bản lề, chốt cửa…Công nghệ mạ đòi hỏi có kỹ thuật cao và theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt để đảm bảo sản phẩm mạ có độ bền và độ bóng cao. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Loại hình chế biến của công ty là kiểu chế biến liên tục , quy mô sản xuất thuộc loại nhỏ mặc dù sản phẩm của công ty gồm nhiều loại có kết cấu phức tạp, có những đặc tính khác nhau về kích cỡ, yêu cầu cả về kỹ thuật nhưng nhìn chung các sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình sản xuất theo cùng một phương pháp công nghệ , cụ thể quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm của công ty gồm các giai đoạn sau: Thứ nhất : giai đoạn chế tạo phôi tạo ra các chi tiết, các bộ phận sản phẩm dưới dạng thô (phôi). Sau đó phôi được chủ yếu chuyển sang giai đoạn gia công cơ khí để chế biến thành chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm hoàn chỉnh có thể bán ra ngoài dưới dạng thành phẩm Thứ hai : giai đoạn gia công cơ khí chủ yếu chế tạo ra các chi tiết , các bộ phận có tính năng ,tác dụng nhất định để lắp ráp thành sản phẩm. Thứ ba :giai đoạn lắp ráp và hoàn thiện sản phẩm là giai đoạn cuối cùng trong quá trình công nghệ. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: Nguyên vật liệu PX cơ khí PX bóng mạ PX cơ điện PX lắp ráp TP nhập kho Tất cả các phân xưởng trên đều chịu sự điều khiển của quản đốc phân xưởng mà người trực tiếp chỉ đạo là phó giám đốc Do sản phẩm hoàn thành có kết cấu khá phức tạp , hầu hết các sản phẩm để hoàn thành được phải có sự chuyển giao giữa các bộ phận sản xuất.Vì vậy giữa cá phân xưởng trong công ty có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để cùng sản xuất ra cùng một loại sản phẩm 3. Về sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm 3.1 Sản phẩm Sản phẩm của công ty chủ yếu là các loại khoá cửa, các loại phụ kiện khoá gồm có nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau đáp ứng nhu cầu của thị trường. Có thể kể đến các dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty cung cấp ra thị trường như : -Bản lề sàn : Loại 150kg gồm có H-233Z , HS-233Z Loại 105 kg gồm HS-222Z , H-222Z -Khóa cao cấp : Loại MMC-05, loại MD-05 -Khóa tay gạt : Khóa Loại V : 85-58 (LV-SLU-DLV ) Khóa loại T :85-58 (DLT-SLT-LT) Khóa loại K : 85-58 (DLK-SLK-LK) -Khóa nắm tròn : Loại A : U65, A300, A400, AL100, A100 Loại C : C200, C600 , C800, C300 ,C900 ,C500 Sản phẩm của công ty đã được nhiều khách hàng biết đến và được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Với nhiều sản phẩm với những chủng loại , mẫu mã và chức năng khác nhau đảm bảo độ bền và chất lượng, khách hàng có thể có nhiều phương án lựa chọn phù hợp với mình. Đặc biệt, có một số chủng loại khóa cao cấp chỉ có công ty cung cấp độc quyền trên thị trường như H-222Z, H-333Z… 3.2 Thị trường tiêu thụ Sản phẩm của công ty được tiêu thụ rộng khắp trên cả nước và tập trung ở các thành phố lớn thuộc các khu vực Bắc- Trung – Nam như Hà Nội , Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là ở miền Bắc như Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Sơn La….Hiện nay công ty đang chú trọng phát triển thêm nhiều hơn nữa cơ sở mới đặt tại miền Trung và miền Nam nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có thể kể đến gần đây công ty đã mở thêm các chi nhánh mới ở miền trung. Điển hình ngày 22/11/2007 Mở thêm chi nhánh công ty TNHH Nhật Bản –chi nhánh miền Trung. Địa điểm lô6D2 KDC An Hòa ,phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ -thành phố Đà Nẵng . Giấy phép do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Đà Nẵng cấp. Công ty cổ phẩn Dương Việt Vương – Sài Gòn; Công ty cổ phần Việt Hàn. Các chi nhánh ở Lạng Sơn, Sơn La, Thanh hóa và các tỉnh thành khác… Có thể kể đến một số khách hàng lớn và là khách hàng lâu năm chính của công ty : - Công ty cổ phần DVV – P3 quận Tân Bình – Thành Phố Hồ Chí Minh ( Khu vực Miền Nam ) - Cửa hàng Khánh Hưng – Lạng Sơn - Cửa hàng Nghĩa Sơn – Hà nội - Cửa hàng Liên Bảng – Thái Bình - Công ty Việt Hàn – Hải Phòng ( phụ trách khu Quảng Ninh- Hải Phòng ) - Cửa hàng Phước Hà – 61 thành phố Huế - Cửa hàng Toàn Yến – 81 Trần Phú – Thành phố Vinh - Cửa hàng Nam Phát – Đống đa – Hà nội - Cửa hàng Hoài Lan – Thuốc Bắc Hà nội - Cửa hàng Hương Hiển – thuốc Bắc Hà nội - Cửa hàng Xuân Hiển – Ninh bình - Cửa hàng Dũng Tấn – Ninh Bình - Cửa hàng Hải Yên – Nam Định - Cửa hàng Hùng Năm – Sơn La - Chi nhánh công ty Nhật Bản tại Miền Trung – quận Cẩm lệ - Thành phố Đà nẵng ( khu vực miền Trung ) Với mục tiêu lâu dài : trong một tương lai gần , sản phẩm của công ty sẽ ưa chuộng và sẽ trở thành một thương hiệu nổi tiếng trên khắp cả nước và khu vực, hiện đội ngũ công nhân viên công ty đang không ngừng cố gắng phấn đấu và nỗ lực hết mình đem đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và những sản phẩm chất lượng nhất. Công ty TNHH Nhật Bản đã xây dựng được nhiều các chi nhánh mới thuộc các tỉnh và thành phố phụ trách cung cấp sản phẩm cho các vùng và khu vực lân cận, trong tương lai không xa, doanh nghiêp sẽ tiếp tục mở rộng hơn nữa nhằm đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu đông đảo của người dân trong khắp cả nước và thị trường trong khu vực 3.3 Đối thủ cạnh tranh của công ty Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều doanh nghiệp cung cấp sản phẩm khóa. Đặc biệt là trong nghành phải kể đến các nhãn hiệu đã nổi tiếng như khóa Việt Tiệp , khóa Con Voi, khóa Minh Khai…Đây là các nhãn hiệu khóa đã được nhiều người biết đến và đã khá thành công. Đây có thể coi là một trong số những đối thủ cạnh tranh lớn đối với công ty. Ngoài ra trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều những nhãn hiệu khóa mới , xuất hiện những sản phẩm với kiểu dáng và tính năng mới.Như gần đây trên thị trường xuất hiện có các sản phẩm khóa có tính năng nhận biết vân tay,có thể lưu giữ vân tay... Có thề nói đây đều là những đối thủ trong ngành và có khả năng tranh chấp thị trường đối với sản phẩm của công ty, bên cạnh đó còn có các đối thủ tiềm ẩn có khả năng sắp ra nhập vào thị trường… Với sự hiện diện của nhiều công ty cung cấp sản phẩm trong nghành, công ty đang nhận thức rõ được xứ mệnh của mình và tầm quan trọng trong công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.Phấn đấu đưa nhãn hiệu sản phẩm của công ty trở thành một thương hiệu trên thị trường, khẳng định chất lượng từ đó nâng cao thị phần cạnh tranh với các đối thủ II. Thực trạng tình hình duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản 1. Tình hình duy trì và tiêu thụ sản phẩm của công ty 1.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm luôn là vấn đề cơ bản quan tâm hàng đầu của của các doanh nghiệp thương mại. Tiêu thụ sản phẩm mang ý nghĩa sống còn đối với một doanh nghiệp kinh doanh và với công ty TNHH Nhật Bản cũng vậy. Công ty luôn chú trọng tới vấn đề tiêu thụ sản phẩm.Có thể nói, do việc ngày càng mở rộng được thị trường tiêu thụ và công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng kinh doanh nên trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng lên rõ rệt.Trong đó có thể kể đến một số sản phẩm có lượng tiêu thụ lớn đem lại doanh thu lớn cho công ty như HS 212,HS 308, HS 233 Khóa tay gạt SLD, DLD, Khóa nắm tròn nhóm A( A100 ,A100L, A200, A200L , A300, A400 )Khóa nắm tròn nhóm C ( C200, C300, C5 , C800, C900)…Trong năm 2008 công ty tiếp tục duy trì và phát huy nâng cao sản lượng tiêu thụ vào các sản phẩm chủ chốt nhằm tiêu thụ khối lượng lớn sản phẩm, mang lại doanh thu cho công ty. Thống kê năm 2007 doanh thu của những sản phẩm chủ chốt này thể hiện trong bảng : Bảng doanh thu theo sản phẩm trong ba năm trở lại đây : 2005, 2006, 2007 ST T Tên sản phẩm Năm 2005 Năm 2006 . Năm 2007 Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh thu Sản lượng Doanh Thu 1 Bản lề sàn HS 308 300 35.712.000 413 47.616.000 496 59.520.000 2 Bản lề sàn HS 233 270 50.082.000 367 62.602.500 491 83.470.000 3 Bản lề sàn HS 212 898 587.520.00 0 1224 734.400.000 1632 979.200.000 4 Bản lề sàn HS 333 25 54.000.000 34 67.500.000 45 90.000.000 5 Bản lề sàn HS 222 10 23.460.000 13 29.325.000 17 39.100.000 6 Bản lề sàn H 233 7 16.560.000 9 20.700.000 12 27.600.000 7 Khóa nắm tròn nhóm A 1987 173.472.00 0 2710 216.840.000 3614 289.120.000 8 Khóa nắm tròn nhóm C 1683 84.180.000 2104 105.225.000 2806 140.300.000 9 Khóa nắm tròn nhóm O 4297 118.190.05 0 5372 161.167.500 7163 214.890.000 10 Khóa tay gạt nhóm D 1953 585.900.00 0 2441 732.375.000 3255 976.500.000 11 Khóa tay gạt nhóm K 199 39.840.000 249 49.800.000 332 66.400.000 12 Khóa tay gạt nhóm T 170 37.200.000 232 46.500.000 310 62.000.000 13 Bản lề cối sắt 1437 94.068.000 1956 117.585.000 2613 156.780.000 14 Bản lề cối inox 485 39.890.000 606 49.980.000 809 64.640.000 15 Sản phẩm còn lại 1756 735.088.89 3 1953 980.118.525 2025 1.306.824.70 1 Theo bảng doanh th ụ theo sản phẩm trên có thể thấy rằng số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty liên tục tăng trong các năm 2005, 2006 ,2007. Sản lượng tiêu thụ theo từng loại sản phẩm cũng luôn tăng theo các chủng loại sản phẩm đóng góp vào tổng doanh thu . Năm 2005 tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty là 15486 sản phẩm, Đến năm 2006 tổng số sản phẩm đã tăng lên là 19683 tăng 27%, Năm 2007 tổng số lượng tiêu thụ là 25620 tăng 53% so với năm 2005. Nhờ sản lượng tiêu thụ sản phẩm luôn tăng từ đó làm tăng doanh thu của công ty. Tổng doanh thu của công ty trong năm 2007 là :4.566.344.701 tăng 45 % so với năm 2005 (2.515.989.586), và tăng hơn 20% so với năm 2006 (3.653.075.761).Có thể nói những thống kê trên đã cho thấy rằng công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây là có hiệu quả và đã đạt được những con số rất đáng khích lệ Trong các năm trở lại đây sản lượng hàng xuất các sản phẩm của công ty đã tăng so với năm trước đây. Từ đó làm tăng doanh thu hàng hóa và dịch vụ của công ty, từ doanh thu bán hàng hóa đến doanh thu bán thành phẩm.Sự thay đồi trong doanh thu trong hai năm trở lại đây được thể hiện trong bảng sau Bảng doanh thu sản phẩm, hàng hóa năm 2006- 200 Đơn vị : đồng STT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 1 doanh thu bán hàng hóa 75.500.000 855.326.701 2 doanh thu bán thành phẩm 3.381.221.000 3.701.018.000 3 doanh thu cung cấp dịch vụ 0 0 4 doanh thu họat động tài chính 359.440 3.642.445.861 1.2 Kết quả của công ty TNHH Nhật Bản đã đạt Kết quả của công ty TNHH Nhật Bản đã đạt được năm 2005, 2006, 2007 thể hiện trên bảng sau : Đơn vị : đồng STT Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tổng nguyên giá TSCĐ 808.000.000 902.000.000 1.267.697.217 2 Nguồn vốn kinh doanh 1.000.000.000 1.500.000.000 1.500.000.000 3 Doanh thu tiêu thụ 3.381.221.000 3.456.721.000 4.556.344.701 4 Lợi nhuận 30.039.630 88.497.672 100.480.888 5 Giá vốn hàng bán 2.246.124.842 2.964.013.764 3.642.445.861 6 Chi phí thuế thu nhập DN 8.388.904 16.800.000 23.240.000 Thu nhập bình quân / người 1.302.021 1.424.125 1.550.354 Như vậy, từ kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng 3 năm trở lại đây , có thể thấy được những nỗ lực đáng kể của toàn bộ công ty trong công tác tiêu thụ sản phẩm.Đây là một dấu hiệu khả quan cho toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt trong công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản lượng tiêu thụ không những được giữ vững mà năm sau còn cao hơn năm trước.Thành công của ngày hôm nay là do có sự lãnh đạo, chỉ đạo đường lối sáng suốt của ban lãnh đạo, cũng như những cố gắng không mệt mỏi của tất cả công nhân viên trong công ty đã nỗ lực trong thời gian qua. Nói như vậy ,không có nghĩa là công ty đã bằng lòng với những gì mình hiện có bởi công ty luôn biết rằng trong thị trường cạnh tranh như ngày nay thì tự hài lòng cũng có nghĩa là thất bại. Tập thể công ty luôn luôn phải phấn đấu, luôn đổi mới và làm tốt hơn nữa chiến lược đã đề ra nhằm duy trì và phát triển thị trường sản phẩm.Đưa công ty trở lên ngày càng lớn mạnh và phát triển ngang tầm với các đối thủ trong khu vực. 2. Các biện pháp mà công ty đã thực hiện nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới đã chuyển sang giai đoạn mới,giai đoạn ngự trị tuyệt đối của bán hàng. Không phải là sản xuất hàng thương mại hoá mà là bán hàng có tiếng nói quyết định đối với hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Hiểu một cách đơn giản thì doanh thu có quan hệ tỷ lệ thuận với lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh thu càng cao thì lợi nhuận càng lớn, vì thế bất kỳ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng muốn thúc đầy việc bán hàng sao có hiệu quả Ý thức được tầm quan trọng của việc bán hàng, doanh nghiệp không ngừng nâng cao ý thức trong việc cung cấp hàng hóa sản phẩm có chất lượng cho khách hàng, bên canh đó là ý thức phục vụ tận tình, chu đáo và dịch vụ yểm trợ bán hàng đối với khách hàng.Công ty thực hiện hai hình thức bán hàng chủ yếu đó là bán hàng trực tiếp và bán hàng thông qua trung gian *Việc quảng bá hình ảnh sản phẩm, thương hiệu Việc quảng bá sản phẩm, thương hiệu đến với khách hàng được công ty đặc biệt chú trọng Bên cạnh việc giới thiệu về công ty, sản phẩm của công ty trên website của công ty ( jep.com.vn ). Đối với mỗi khách hàng là các cửa hàng đại lý hoặc khách hàng phụ trách khu vực, khi mua sản phẩm của công ty đều được tặng những băng rôn, bảng biểu về sản phẩm để trang trí cửa hàng. Bên cạnh đó công ty còn trang bị cho các của hàng, đại lý những thiết bị, tủ kính trưng bày sản phẩm mang tên công ty và hình ảnh công ty .Với mỗi khách hàng đến mua sản phẩm sẽ được tư vấn về sản phẩm .Đã từ lâu công ty đã xác định bí quyết kinh doanh của mình chính là : coi chất lượng sản phẩm dịch vụ và uy tín, đạo đức kinh doanh mới là hàng đầu.Công ty tin tưởng có như vậy khách hàng sẽ biết đến công ty như một điểm đến của sự uy tín và chất lượng phục vụ chứ không phải là bề nổi của sự maketing hào nhoáng hay một sự quảng bá hình ảnh nhãn hiệu theo lối thị trường nào đó mà các doanh nghiệp đã từng làm. Có thể nói, công ty đã có một cách thức cũng như một chiến lược thương hiệu cho riêng mình.Đó không chỉ thể hiện cách làm,cách thức hoạt động của công ty mà nó còn thể hiện một đường lối họat động, chiến lược kinh doanh của công ty. *Công ty đặc biệt quan tâm tới vấn đề khách hàng -Đối với khách hàng cũ, khách hàng lâu năm Đối với công ty, khách hàng luôn là đối tượng quan tâm hàng đầu.Đặc biệt đối với các khách hàng lớn và khách hàng lâu năm của công ty (có thể là khách hàng, các cửa hàng chuyên cung cấp sản phẩm của công ty). Đối với những khách hàng này sẽ được công ty đặc biệt chú trọng và có những dịch vụ ưu đãi đặc biệt Tuy phạm vi khách hàng của công ty ở các vung miền khác nhau, địa bàn rộng lớn nhưng công ty vẫn chú trọng tới công tác chăm sóc khách hàng.Công ty luôn tìm hiểu các vấn đề quan tâm của khách hàng, những phản hồi từ phía người tiêu dùng để từ đó có những điều chỉnh và đưa ra chính sách phù hợp. Chính vì vậy , những khách hàng quen ,khách hàng lâu năm vẫn rất trung thành với công ty và luôn tin dùng sản phẩm của công ty. Vì vậy trong những năm gần đây doanh thu của công ty không ngừng được cải thiện và tăng cao. Công tác duy trì thị trường vẫn được quan tâm và tiến hành đều đặn bởi hơn ai hết công ty đã ý thức được tầm quan trọng của những khách hàng cũ, khách hàng thân thuộc đã từng gắn bó lâu năm với mình.Không hẳn là về thị trường cũ mà bên cạnh đó, các khách hàng này còn có thể quảng bá hình ảnh công ty, sản phẩm của công ty tới nhiều khách hàng. Chính những khách hàng, những người tiêu dùng lâu năm sẽ là một phần cầu nối với những khách hàng mới và có những đóng góp phản hồi tốt nhất đến với công ty -Đối với khách hàng mới Với mỗi khách hàng mua sản phẩm của công ty đều được hướng dẫn tận tình chu đáo từ những nhận biết chung về sản phẩm đến các tính năng sản phẩm, độ bền, thời hạn, cách bảo dưỡng…, bên cạnh đó công ty sẽ có dịch vụ cung cấp riêng đối với những khách hàng mới.Dịch vụ chuyển nhận hàng đến tận nơi cho khách hàng tùy theo yêu cầu. Đối với các khách hàng lớn và tiêu thụ sản phẩm nhiều sẽ được công ty đặc biệt chú trọng và có những dịch vụ ưu đãi. *Tích cực mở rộng mạng lưới kênh phân phối Ý thức được tầm ảnh hưởng của mạng lưới kênh phân phối đến công tác phát triển sản phẩm. Trong những năm gần đây công ty không ngừng phấn đấu nghiên cứu, tìm hiểu mở rộng các kênh phân phối sản phẩm ra nhiều tỉnh, khu vực. Thông qua những kênh phân phối doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, công ty đã có được rất nhiều các chi nhánh phân phối sản phẩm thuộc các tỉnh thành và các khu vực đầu mối nhằm cung cấp nhanh nhất và hiệu quả nhất tới khách hàng từng khu vực, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng 3. Những kết quả đã đạt được Do ý thức được tầm quan trọng của công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, công ty TNHH Nhật Bản đã không ngừng thực hiện các biện pháp xúc tiến bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với sự phấn đấu nỗ lực của toàn bộ tập thể công nhân viên trong công ty ,sự sáng suốt trong chiến lược của ban lãnh đạo dã mang lại cho công ty những thành công đáng kể. Những kết quả mà công ty đã đạt được thể hiện ở một số các mặt sau : - Về sản phẩm, khách hàng : Công ty luôn cập nhật được những thông tin mới về thị trường , khách hàng, nắm bắt được các nhu cầu cũng như thị hiếu khách hàng để từ đó đáp ứng được đầy đủ , kịp thời nhu cầu của họ.Công ty có nhiều sản phẩm mới, đa dạng về chủng loại, mẫu mã…có thể phù hợp với nhiều nhu cầu,đối tượng khác nhau của khách.Như các dòng sản phẩm Khóa đa dạng các chủng loại : khóa nắm tròn : A100,A100L,A200, A200L, A300, A400, C200, C300C ,C500, C900…Sản phẩm khóa tay gạt có SLD, DLD, AK1 ,AK2 , SLT, SLK, DLK, SLT, DLT…Bản lề sàn HS 222, HS333…Nhờ đó sản phẩm của công ty đã được tiêu thụ nhiều hơn và được phát triển rộng rãi hơn trên thị trường. - Về sản lượng tiêu thụ : sản lượng tiêu thụ của công ty các năm đều tăng, năm sau cao hơn năm trước từ đó làm tăng doanh thu các năm của công ty. Sản lượng tiêu thụ theo từng loại sản phẩm cũng luôn tăng theo các chủng loại sản phẩm đóng góp vào tổng doanh thu . Năm 2005 tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ của công ty là 15486 sản phẩm, Đến năm 2006 tổng số sản phẩm tiêu thụ đã tăng lên là 19683 tăng 27%, Năm 2007 tổng số lượng tiêu thụ là 25620 tăng 53% so với năm 2005. Tổng doanh thu của công ty trong năm 2007 là :4.566.344.701 đ ồng tăng 45 % so với năm 2005 (2.515.989.586 đ ồng), và tăng hơn 20% so với năm 2006 (3.653.075.761 đ ồng). Kết quả đó đã khẳng định rằng công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty đã thực hiện tốt và đã có những thành công.Nhờ tăng doanh thu , làm tăng lợi nhuận của công ty từ đó tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và ổn định nâng cao đời sống, tinh thần cho cán bộ công nhân viên. Tạo điều kiện cho công nhân viên sự tích cực và an tâm trong công việc - Kênh phân phối : Hệ thống kênh phân phối ngày càng được mở rộng. Từ khi thành lập , công ty chỉ có một trụ sở chính đặt tại Hà nội giữ vai trò phân phối sản phẩm cho cả khu vực miền Bắc,nhưng đến nay cùng với sự phát triển của công ty, Công ty đã mở thêm được nhiều chi nhánh mới đặt tại nhiều tỉnh khác nhau trên cả nước : Chi nhánh p3 quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh phụ trách phân phối khu vực phía nam, chi nhánh công ty TNHH Nhật Bản tại Đà Nẵng, phụ trách khu vực miền trung, ngoài ra còn rất nhều các kênh phân phối khác đặt tại các tỉnh thành như Hà nội , Hải Phòng, Ninh Bình, Thái Bình , Nam Định … - Về thị trường: Công ty đã có những thành công trong công tác duy trì và giữ vững thị trường tiêu thụ, bằng chứng là các khách hàng trước đây vẫn tin dùng và sử dụng sản phẩm của công ty . Bên cạnh đó là công ty đã xâm nhập được vào nhiều thị trường mới đánh dấu bước phát triển bằng các chi nhánh của công ty đặt tại các thị trường này.Doanh thu từ các khối thị trường không ngừng gia tăng.Trong tương lai không xa, công ty còn phấn đấu phát triển mở rộng ,lớn mạnh hơn nữa, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như khu vực. - Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm : cũng đã có những bước tiến triển. Từ việc thông tin sản phẩm trên website , công ty còn giới thiêu sản phẩm của mình qua các kênh phân phối, hoặc gián tiếp qua khách hàng cũng đã giúp công ty có được những thành công nhất định. Nhiều người đã biết đến nhãn hiệu khóa cao cấp Nhật Bản từ những biểu ngữ, biết đến nhãn hiệu sản phẩm thông qua chất lượng sản phẩm của công ty - Công tác xúc tiến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng Công ty cũng đã thành công trong công tác chinh phục khách hàng : bằng những chính sách ưu đãi ,khuyến khích giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, bán trả chậm, miễn phí cước vận chuyển… và nhiều các biện pháp chăm sóc khách hàng khác.Đến nay công ty đã lấy được lòng tin từ nhiều khách hàng và đã tạo được những hình ảnh đẹp trong tâm trí của khách. Có thể nói rằng chính điều này đã góp phần vào những thành công trong công tác duy trì và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp. 4. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những thành công đáng khích lệ đã đạt được , công ty cũng không tránh khỏi những thiếu sót, những hạn chế của mình.Trong công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm những thiếu sót, hạn chế đó đã phần nào làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm,làm giảm tính hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Có thể kể đến một số các yếu tố sau : - Là một công ty mới được thành lập và đi vào hoạt động, vì vậy những thách thức đối với việc kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm là không nhỏ khi bên cạnh đó là các doanh nghiệp trong ngành đã thực sự thành công và được nhiều khách hàng biết đến. Công ty cần xây xác định cho mình một hướng kinh doanh cũng như chiến lược kinh doanh cụ thể trong dài hạn. Việc xây dựng chiến lược hành động của công ty còn sơ sài, chung chung ,chưa đánh vào những lĩnh vực trọng điểm và một điều nữa là chưa bài bản.Công ty đã nhìn thấy xu hướng phát triển của ngành, có chiến lược phát triển lâu dài cho tổ chức song kế hoạch hành động cụ thể thì chưa có được sự đầu tư và quan tâm đúng mức.Do vậy trong hoạt động của mình,nhiều khi các kế hoạch còn thực hiện đứt đoạn, sơ sài. Hoạt động kinh doanh của công ty có lúc còn thiếu chủ động,gặp khó khăn,cản trở - Công tác marketing, quảng cáo sản phẩm, thương hiệu chưa chú trọng mạnh mẽ và chưa được quan tâm đúng mức. Đối với một doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh thì vai trò của công việc marketing sản phẩm là vô cùng quan trọng. Công ty cũng đã có những cách thức để tiếp cận thị trường riêng thông qua các kênh phân phối, thông qua các chi nhánh bằng việc tặng các bảng biểu trang trí,các tủ trưng bày sản phẩm nhưng như thế là chưa đủ để khách hàng có thể biết đến sản phẩm của công ty nhiều hơn.Khách hàng không chỉ muốn biết tên sản phẩm mà họ còn muốn biết về chất lượng của sản phẩm sử dụng, mẫu mã, tính năng, giá cả …Chính vì vậy sản phẩm của công ty còn chưa thực sự được những người tiêu dùng mới biết đến nhiều trên thị trường - Nguồn lực đầu tư cho họat động duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế đặc biệt là nguồn nhân lực. Nguồn tài chính của công ty còn hạn hẹp, do đó việc đầu tư cho các hoạt động, các chiến lược kinh doanh còn chưa thích đáng.Các công tác phục vụ khách hàng, dịch vụ yểm trợ bán hàng cũng còn gò bó bởi nguồn lực.Đặc biệt đối với nguồn nhân lực của công ty còn hạn chế. Công ty có hơn 40 nhân viên trong đó bộ phận trực tiếp sản xuất chiếm 31 người vì vậy nguồn nhân lực không đủ đáp ứng cho khối phát triển thị trường.Trong khi đó công tác duy trì và phát triển thị trường lại cần có vốn đầu tư và nguồn nhân lực có kỹ năng chuyên môn thị trường. - Công tác bán hàng cũng gặp nhiều khó khăn khi nhân viên ở bộ phận này lại phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau như đóng gói, bốc rỡ, vận chuyển, quản lý kho,trong khi số lượng nhân viên ở bộ phận này là hạn chế .Vì vậy nhiều khi công việc giao hàng cho khách còn như trì trệ,gặp khó khăn, chưa thực sự tối ưu - Công tác nghiên cứu , điều tra môi trường cũng còn hạn chế. Cho dù chiến lược và kế hoạch đề ra là hợp lý nhưng do phạm vi thị trường quá rộng, trong khi số nhân viên lại hạn chế nên công tác điều tra cũng chỉ có thể đi vào một số vùng ,một số khu vực trọng điểm nhưng kết quả thu được còn chưa đánh giá hết tiềm năng và các điều kiện thị trường. Do đó cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến công việc duy trì và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp 5. Nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong hoạt động duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty.Nhưng có thể kế đến một số nguyên nhân chính từ đó gây ảnh hưởng lên các yếu tố khác : - Do công ty mới được thành lập và họat động thị trường trong thời gian không lâu, số lượng công nhân viên quản lý còn ít nên bộ máy cơ cấu tổ chức còn hạn chế, các bộ phận ít nhưng lại này phải đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau cho nên việc tập trung chuyên vào một lĩnh vực là khó, công ty chưa xây dựng được được các bộ phận riêng nghiên cứu chiến lược,kế hoạch riêng cho công ty và thực hiện chiến lược - Do đường lối chiến lược,kế hoạch của công ty chưa thực sự tối ưu, triệt để nên nhiều khi còn mơ màng trong công tác thực hiện các kế hoạch chiến lược . Chưa xác định được vấn đề trọng điểm cho mình trong từng thời điểm để có thể tiến tới mục tiêu lớn - Do nguồn lực của công ty còn hạn chế ( tài chính, nhân lực ) nên việc phân phối nguồn lực vào các bộ phận khác nhau còn khó khăn do vậy dễ ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp,đặc biệt các họat động cần đòi hỏi có nguồn đầu tư vốn lớn, lâu dài - Việc nghiên cứu thị trường chưa đủ kỹ lưỡng cũng một phần do vì phạm vi thị trường, bên cạnh đó là lực lượng nhân viên thị trường còn quá mỏng nên ảnh hưởng đến công tác xúc tiến, giới thiệu ,quảng bá sản phẩm.Sự không hiệu quả của công việc này khi số lượng khách hàng biết đến sản phẩm của công ty là không nhiều Từ những kết quả của tình hình duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nhật Bản đã cho ta một cái nhìn toàn diện ,sâu sắc về tình hình hoạt động của công ty, đặc biệt trong công tác duy trì và phát triển sản phẩm. Cùng với sự phát triển lớn mạnh của công ty đang thể hiện rằng công ty đang có những bước đi đúng đắn trên con đường hoạt động của mình.Với sự đoàn kết ,phấn đấu nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty đang từng bước đi lên và khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường với những kết quả rất đáng khích lệ. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm luôn tăng trong các năm, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, lợi nhuận thu được của công ty cũng ngày càng tăng từ đó góp phần trở lại vào sự phát triển chung của công ty .Tuy vậy là một doanh nghiệp còn non trẻ , công ty cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết và hạn chế . Những hạn chế đó xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan . Để công ty phát triển luôn ổn định và giữ vững thị trường tiêu thụ công ty cần có những biện pháp hạn chế khắc phục những khó khăn nêu trên. Bên cạnh đó phát huy nhũng thế mạnh sẵn có, những kết quả đã đạt được.Làm được việc đó thực sự đòi hỏi công ty phải có một sự phấn đấu ,quyết tâm cao trong từng công việc cụ thể. Có như vậy công ty mới có thể tiến tới thành công và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường , cũng như vươn xa ra tầm khu vực và trên thế giới. Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT BẢN I . Định hướng cho công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Vai trò của công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng và đã được thừa nhận. Tuy vậy , xuất phát từ những đặc điểm cụ thể cũng như mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp mà từ đó xác định chiến lược lâu dài cho từng doanh nghiệp cụ thể. Nhận thức được vấn đề tầm quan trọng của công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm có ảnh hưởng to lớn, quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Dựa trên những đặc điểm, tính chất và xu hướng của việc duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm có thể đưa ra một số nhận định cho vấn đề xây dựng định hướng cho giải pháp duy trì và phát triển thị trường sản phẩm của công ty như sau : - Duy trì và phát triển thị trường sản phẩm là một trong những hoạt động chiến lược của doanh nghiệp, công tác này không chỉ thực hiện ở ngày một ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài phấn đấu nỗ lực của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng quyết định đến sự tồn tại, phát triển và tương lai của công ty . Đầu tư cho hoạt động này doanh nghiệp sẽ phải chấp nhận tốn kém về tài chính. Vì vậy doanh nghiệp đòi hỏi cần phải có nguồn lực, phân bổ và cung cấp nguồn lực đủ mạnh cho công tác này có như vậy mới có thể dẫn tới những thành công. Doanh nghiệp có thể dựa vào đặc điểm, tính chất về thị trường cũng như vấn đề nguốn lực của công ty, từ đó đưa ra những những một chiến lược,hay kế hoạch phù hợp cho công tác này. - Doanh nghiệp cần xác định cho mình một hướng đi phù hợp với nghành nghề phát triển của mình. Một sự định hướng đúng sẽ dẫn tới hướng đi đúng cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng những kế hoạch hợp lý theo hướng phát triển của mình - Doanh nghiệp cần có mục tiêu cụ thể về dài hạn ,cũng từ đó xây dựng cho mình những chiến lược dài hạn cho sự phát triển doanh nghiệp, công tác duy trì và phát triển sản phẩm. Khi đã xác định đúng đắn chiến lược phát triển cho mình thì cần có kế hoạch thực hiện cũng như phân bổ nguồn lực hợp lý. Đặc biệt nó phải nhận được sự quan tâm thích đáng và toàn bộ cán bộ công nhân viên đều phải quyết tâm phấn đấu thực hiện tốt mục tiêu đề ra - Xác định duy trì và phát triển thị trường sản phẩm luôn gắn liền và có mối quan hệ mật thiết với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Duy trì và phát triển thị trường là một trong những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, vì vậy nó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định và có sự tác động qua lại với các hoạt động kinh doanh khác, Cũng chính vì nó hướng tới mục tiêu lâu dài cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp trong tương lai. Nhằm đạt được mục tiêu phát triển doanh nghiệp về dài hạn , doanh nghiệp phải quán triệt quan điểm cơ bản và định hướng phát triển : - Vấn đề duy trì và phát triển thị trường sản phẩm là cần thiết và có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần có sự quan tâm và đầu tư thích đáng, ưu tiên cho họat động này.Có tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển, vì vậy gắn liền với hoạt động kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn phải gắn liền với việc làm sao để có thể tiêu thụ được sản phẩm. Đầu tư cho công tác sản phẩm sẽ mang lại những hiệu quả - Doanh nghiệp cũng cần ưu tiên phát triển các thị trường mới, đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt với công ty TNHH Nhật Bản, công ty đang phấn đấu nỗ lực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thị trường mới sẽ đem lại những lợi thế mới cho sản phẩm của doanh nghiệp - Duy trì và phát triển thị trường khuyến khích vào một số sản phẩm nhất định mà doanh nghiệp tập trung để nhằm tiêu thụ được nhiều sản phẩm. Những sản phẩm khuyến khích nhằm vừa là giữ gìn thị trường, vừa là phát triển mở rộng thị trường hướng tới cạnh tranh của doanh nghiệp - Thực hiện công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm trong mối liên kết chặt chẽ với các chiến lược, chính sách kinh doanh khác của doanh nghiệp II. Một số giải pháp nhằm duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp Trên cơ sở các kết luận, các phân tích và những định hướng công tác duy trì và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp được trình bày ở trên, em xin kiến nghị một số giải pháp sau : 1. Tích cực hơn nữa trong công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường Là một doanh nghiệp thương mại, công ty TNHH Nhật Bản hướng tới mục tiêu sẽ trở thành nhà sản xuất và phân phối Khóa hàng đầu tại Việt Nam.Để đạt được điều này trong tương lai công ty sẽ phải không ngừng phải phấn đấu nỗ lực hết mình trong công tác sản phẩm và dịch vụ với khách hàng , đặc biệt là nâng cao hơn nữa hình ảnh của mình đến với khách hàng. Trên tinh thần đó vấn đề duy trì và phát triển thị trường sản phẩm cũng đang thực sự được quan tâm . Muốn làm được như vậy công ty phải từng bước hướng tới hoàn thiện trong hoạt động kinh doanh của mình, một trong số đó không thể không nói tới công tác thăm dò và nghiên cứu thị trường. Sở dĩ nhiều doanh nghiệp đã tỏ ra lúng túng, kinh doanh thua lỗ không bán được sản phẩm, thậm chí dẫn đến phá sản là do không nắm bắt được tình hình thị trường, không có sự quan tâm đầu tư thích đáng để hiểu biết về nó. Có thể coi nghiên cứu thị trường như một vấn đề thiết yếu và tối quan trọng đối với một doanh nghiệp kinh doanh thị trường. Ngày nay khi nền kinh tế đang ngày càng biến đổi, hội nhập đã tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt hơn đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp đang tìm đủ mọi cách để giành giật khách hàng về phía mình và họ đang đưa ra rất nhiều các biện pháp để lôi quấn khách hàng. Khách hàng , họ cũng có những nhu cầu riêng, những sở thích riêng của họ, hơn ai hết chính doanh nghiệp sẽ phải là người đi tìm hiểu và nắm bắt vấn đề này. Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được khách hàng đang muốn gì và những phản hồi về những nguyện vọng của họ về sản phẩm. Doanh nghiệp nào có thể đáp ứng tốt nhất yêu cầu của họ, doanh nghiệp đó sẽ có được khách hàng. Không chỉ vậy nghiên cứu thị trường còn trả lời cho doanh nghiệp nhiều câu hỏi : đâu là thị trường triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp, đâu là những thiếu sót trong sản phẩm của doanh nghiệp, bên cạnh đó là phương thức phục vụ khách hàng…ngoài ra nghiên cứu thị trường cũng nghiên cứu về đối thủ cạnh tranh,thông tin về những nhà cung ứng,về các yếu tố môi trường chính trị pháp luật xã hội để biết được những chính sách của đối thủ, biết được điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp để từ đó doanh nghiệp có những giải pháp phù hợp.Tất cả những thông tin đó sẽ giúp cho doanh nghiệp có những biện pháp giải quyết để thỏa mãn với nhu cầu thị trường. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những chiến lược , những chính sách cho riêng mình Hoạt động thăm dò và nghiên cứu thị trường là một công việc hết sức phức tạp vì vậy đòi hỏi công tác thực hiện phải có tính sáng tạo, khoa học, bài bản và liên tục. Do thị trường là luôn luôn thay đổi do đó họat động nghiên cứu không chỉ ở ngày một ngày hai mà phải luôn cập nhật thường xuyên. Sản phẩm khóa là một sản phẩm mang tính thiết yếu và rất thiết thực đối với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, sản phẩm này cần đòi hỏi có độ bền và độ an toàn cao vì thế khách hàng rất chú trọng đến vấn đề chất lượng của sản phẩm cũng như tính năng của nó.Vì vậy mục tiêu hàng đầu của khách hàng là chất lượng sản phẩm, bên cạnh đó mới là mẫu mã và tính năng sản phẩm. Do đó công ty cần có quá trình nghiên cứu tìm hiểu kỹ , tỉ mỉ các thông tin, các yêu cầu của khách về sản phẩm và thị trường sản phẩm. Từ đó đáp ứng tốt những yêu cầu của họ sẽ tạo được uy tín và niềm tin nơi khách hàng với sản phẩm. Trong thời gian qua, công ty TNHH Nhật Bản đã tiến hành các hoạt động thăm dò và nghiên cứu thị trường , song chưa triệt để và chưa có sự quan tâm đúng mức,đặc biệt là nhu cầu sử dụng sản phẩm ở các vùng.Hơn nữa các nguồn lực dành cho công tác này (nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực) còn rời rạc, không bài bản và chưa được sự chỉ đạo xát xao. Do vậy công ty vẫn còn chẫm chễ trong việc nắm bắt các thông tin thị trường sản phẩm, phản hồi từ khách hàng và điều đó gây khó khăn ảnh hưởng cho công tác duy trì và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty. Hơn thế nữa việc phát triển mở rộng thị trường là quan trọng,và công ty cũng nên tìm hiểu thêm các thị trường tiềm năng mà có thể khai thác tiêu thụ sản phẩm, những thị trường mà có nhu cầu phù hợp với khả năng tiêu dùng sản phẩm của công ty.Từ công tác tìm hiểu và nghiên cứu thực tiễn tại công ty em xin đề xuất một số giải pháp để công ty giải quyết vấn đề này như sau : * Công ty cần tăng thêm kinh phí cho công tác thăm dò , nghiên cứu thị trường. Công việc này đòi hỏi cần có một sự nghiên cứu tỉ mỉ và lâu dài, do vậy việc có đủ nguồn kinh phí sẽ giúp cho việc nghiên cứu được hoàn thiện hơn, công ty sẽ có đủ nguồn lực để thực hiện tìm hiểu nhiều khía cạnh khác nhau của thị trường mà có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ và phát triển sản phẩm cho mình * Tăng thêm nguồn nhân lực cho nghiên cứu thị trường.Với số lượng nhân viên nghiên cứu thị trường của công ty hiện nay là không đủ để công ty thực hiện công tác nghiên cứu và tìm hiểu đầy đủ thông tin về khách hàng. Hơn thế nữa vì phạm vi họat động của công ty là rộng lớn nên số lượng khách hàng tiêu thụ cũng sẽ rất giàn trải. Tìm hiểu thị trường không chỉ tìm hiểu nghiên cứu những thị trường mới mà cũng cần phải có sự quan tâm tới những khách hàng cũ, thị trường cũ, thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng, làm được như vậy khách hàng sẽ tin tưởng và trung thành với sản phẩm của công ty hơn. Như vậy số lượng nguồn nhân lực cho công tác thị trường của công ty cũng cần được cải thiện * Quan tâm hơn nữa trong việc tìm kiếm thu thập thông tin trong xây dựng chiến lược, tìm hiểu và nghiên cứu thị trường mới và dự đoán cung cầu sản phẩm của doanh nghiệp trong tương lai,để từ đó đề ra định hướng kinh doanh . Các chiến lược đề ra cần có sự giám sát và theo dõi chặt chẽ và thường xuyên của cán bộ cấp trên. Có như vậy công tác nghiên cứu thị trường mới đạt hiệu quả cao. * Tìm hiểu thông tin về đối thủ cạnh tranh, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh , những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ để có thể so sánh sản phẩm và tìm ra lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm, khắc phục những điểm yếu. Bên cạnh đó là những dịch vụ với khách hàng của đối thủ cũng sẽ rất thiết thực cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. 2. Xây dựng mục tiêu cụ thể dài hạn, bên cạnh đó là các mục tiêu ngắn hạn cho tiêu thụ sản phẩm và quyết tâm thực hiện mục tiêu Mục tiêu quyết định cho tương lai của doanh nghiệp, và là hướng đến để doanh nghiệp phấn đấu thực hiện. Vì vậy xác định mục tiêu cho công tác duy trì và phát triển thị trường sản phẩm phải được coi trọng và định hướng rõ ràng trong từng thời kỳ .Định hướng hoạt động dài hạn là cơ sở vững chắc cho triển khai hoạt động tác nghiệp của doanh nghiệp. Không có mục tiêu cụ thể hoặc mục tiêu không được thiết lập rõ ràng, có luận cứ sẽ làm cho hoạt động của doanh nghiệp mất phương hướng, chỉ thấy trước mắt không gắn được với dài hạn, chỉ thấy cục bộ mà không thấy vai trò của cục bộ trong cái toàn bộ. Mục tiêu là cơ sở vững chắc cho hoạt động nghiên cứu thị trường - triển khai kinh doanh, đặc biệt trong công tác tiêu thụ sản phẩm . Thực tế đã chứng minh phần lớn các sai lầm của doanh nghiệp có nguồn gốc từ chỗ thiếu vắng mục tiêu chiến lược hoăch có sự sai lệch trong xác định mục tiêu chiến lược và sự thực hiện chúng. Mục tiêu rõ ràng còn tạo cơ sở cho doanh nghiệp chủ động phát triển các hướng phát triển tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tận dụng các cơ hội, tránh các rủi ro, phát huy các lợi thế của doanh nghiệp trong kinh doanh. Đối với công ty TNHH Nhật Bản, công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong công tác xây dựng và thực hiện mục tiêu đề ra. Hiện nay công ty đã có được mục tiêu cho sự phát triển sản phẩm nhưng mục tiêu đó cần rõ ràng hơn nữa và cần có sự quan tâm đúng mức.Bên cạnh những mục tiêu lớn, công ty nên đề ra những mục tiêu nhỏ trong từng giai đoạn, từng thời kỳ kinh doanh sản phẩm để có thể có được hướng đi hợp lý, có được chiến lược trong từng giai đoạn phát triển.Tránh lệch lạc, sai phương hướng và sự chung chung trong công tác thực hiệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- TÊN CHUYÊN ĐỀ - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHẬT BẢN.pdf
Tài liệu liên quan