Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun

Tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun: LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun Lời mở đầu Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng đều phải tiến hành quản lý đối với những phân hệ và lĩnh vực hoạt động của mình. Sản xuất là một những phân hệ và lĩnh vực hoạt động cơ bản để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà doanh nghiệp. Có vai trò trực tiếp và quyết định trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm. Dịch vụ cho xã hội đem lại những khoản lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. Cũng như các phân hệ khác. Phân hệ sản xuất cũng cần được quản lý và như vậy công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chính là chức năng cơ bản của doanh nghiệp. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và nhịp độ ngày càng khẩn trương của quá trình hội nhập kinh tế. Mỗi doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí không còn cách nào khác là phải đổi mới, hoàn thiện bản thân trong đó trọng tâm là hoàn thiện cá...

pdf49 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun Lời mở đầu Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển bền vững cũng đều phải tiến hành quản lý đối với những phân hệ và lĩnh vực hoạt động của mình. Sản xuất là một những phân hệ và lĩnh vực hoạt động cơ bản để nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của nhà doanh nghiệp. Có vai trò trực tiếp và quyết định trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm. Dịch vụ cho xã hội đem lại những khoản lợi nhuận nhất định cho doanh nghiệp. Cũng như các phân hệ khác. Phân hệ sản xuất cũng cần được quản lý và như vậy công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm chính là chức năng cơ bản của doanh nghiệp. Ngày nay do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và nhịp độ ngày càng khẩn trương của quá trình hội nhập kinh tế. Mỗi doanh nghiệp muốn khẳng định vị trí không còn cách nào khác là phải đổi mới, hoàn thiện bản thân trong đó trọng tâm là hoàn thiện các mặt hoạt động của công tác quản lý đặc biệt là công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. Qua thời gian thực tập ở công ty Dong Yun, em đã nhận thấy rằng các mặt hoạt động của công tác quản lý ở công ty có nhiều thành tích và chuyển biến đáng kể nhưng cũng còng không ít hạn chế, yếu kém cần xem xét, nhanh chóng khác phục để công ty luôn xứng đáng với vị trí là một trong những doanh nghiệp đứng đầu ngành. Chính vì vậy, sau quá trình nghiên cứu tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty em đã mạnh dạn chọn đề tài "Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun cho luận văn của mình. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn tốt nghiệp của em được gồm 3 chương. Chương I: Cơ sở lý luận và quản lý sản xuất và chất lượng của sản phẩm. Chương II: Thực trạng công tác quản lý và chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun. Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun. Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm I. Quản lý sản xuất. 1.Các khái niệm. 1.1. Sản xuất và các yếu tố của nó. a. Khái niệm sản xuất. Mỗi một tổ chức, một doanh nghiệp đều là một hệ thống có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ, nhiều bộ phận gắn kết chặt chẽ và có mối quan hệ tương tác với nhau để thực hiện những mục tiêu chung của hệ thống. Mỗi một doanh nghiệp đều có những sản phẩm của mình, đó là các đầu ra mong muốn cung cấp cho xã hội. Quá trình hoạt động trực tiếp tạo ra các sản phẩm của doanh nghiệp chính là quá trình sản xuất. Phân hệ trực tiếp để tạo ra các sản phẩm ấy là sản phẩm sản xuất. Đây là phan hệ chính của cấu trúc doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp để cung cấp cho xã hội. Như vậy, theo nghĩa rộng, quá trình sản xuất và phân hệ sản xuất không phải chỉ tồn tại ở doanh nghiệp, mà còn tồn tại ở nhiều loại hình tổ chức khác. Và muốn tạo ra sản phẩm, dịch vụ đầu ra phục vụ cho xã hội thì quá trình sản xuất phải sử dụng các yếu tố con người, nguyên vật liệu, tài chính… Gọi là các yếu tố đầu vào và chế biến nó theo một quy trình nhất định. Vậy, qua phân tích ở trên, có thể coi sản xuất là quá trình sử dụng, chế biến các yếu tố đầu vào (con người, vật chất, tài chính, thông tin…) để tạo thành các đầu ra mong muốn (sản phẩm dịch vụ) cung cấp cho xã hội. b. Các yếu tố của sản xuất. Cũng giống như các phân hệ khác, hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố cấu thành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Toàn bộ phân hệ sản xuất được thể hiện bằng sơ đồ sau: Hình + Các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất rất đa dạng, gồm có: - Con người. - Đất đai, tài nguyên thiên nhiên - Nguyên nhiên vật liệu - Máy móc thiết bị, công nghệ - Vốn - Kỹ năng quản lý - Nguồn thông tin Chúng là những điều kiện, phương tiện cần thiết cho bất ký quá trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ nào. Muốn quá trình sản xuất có hiệu quả, cần phải tổ chức khai thác, sử dụng, quản lý các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất. + Các đầu ra chủ yếu của sản xuất gồm 2 loại là sản phẩm và dịch vụ. Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ, các đầu ra được thể hiện dưới nhiều dạng khó nhận biết một cách cụ thể không như trong sản xuất sản phẩm. Ngoài ra còn có những phụ phẩm khác tạo ra sau quá trình sản xuất là phế phẩm, chất thải… có thể có lợi hoặc không có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đôi khi đòi hỏi phải có chi phí rất lớn cho việc giải quyết xử lý chúng. + Thông tin phản hồi; là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống sản xuất, đó là những thông tin ngược cho biết tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất trong thực tế của tổ chức. + Nhiễu: là những yếu tố làm rối loạn hoạt động của toàn bộ hệ thống sản xuất dẫn đến không thực hiện được các mục tiêu dự kiến ban đầu. Chẳng hạn như: thiên tai, lũ lụt, chiến tranh, khủng hoảng, sự cố máy móc, thiết bị. 1.2. Quản lý sản xuất. Sản xuất là một trong những phân hệ và lĩnh vực hoạt động cơ bản của tổ chức, có vai trò trực tiếp và quyết định trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội. Cũng như các phân hệ và lĩnh vực hoạt động khác, sản xuất cũng cần được quản lý, để sản xuất đi theo đúng kế hoạch, đúng quy trình và mục tiêu của tổ chức đã đặt ra. Như vậy quản lý sản xuất là quản lý một lĩnh vực hoạt động thiết yếu trong các tổ chức, đặc biệt là trong doanh nghiệp. Quản lý hệ thống sản xuất sản phẩm dịch vụ, được coi là một chức năng cơ bản trong doanh nghiệp. Ta có thể hiểu quản lý sản xuất một cách khái quát nhất như sau: Quản lý sản xuất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra hệ thống sản xuất nhằm thực hiện tốt nhất những mục tiêu sản xuất đã đề ra. Vì sản xuất là lĩnh vực hoạt động tồn tại trong tất cả các tổ chức, ênhà nước chức năng quản lý sản xuất cũng có ở tất cả các tổ chức. Nhưng chức năng quản lý sản xuất là một chức năng chủ yếu, quan trọng nhất trong các doanh nghiệp - một loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh điển hình. Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là tác động lên quá trình sử dụng, biến đổi, chuyển hóa các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc thiết kế, tổ chức và quản lý quá trình biến đổi này. Nhiệm vụ của quản lý sản xuất là thiết kế và tổ chức hệ thống sản xuất nhằm biến đổi các đầu vào thành các đẩua sau mỗi quá trình biến đổi, nhưng với một số lượng lớn hơn số lượng đầu tư ban đầu. Giá trị gia tăng là yếu tố quan trọng nhất, là động cơ hoạt động của các doanh nghiệp và mọi tổ chức, cá nhân có liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp giá trị gia tăng là nguồn gốc tạo ra thu nhập cho các đối tượng có tham gia đóng góp vào doanh nghiệp, cũng là nguồn tái đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Quản lý sản xuất có hiệu quả là yêu cầu thiết yếu đối với quản lý một tổ chức. 2. Mục tiêu của quản lý sản xuất. Doanh nghiệp là một tổ chức bằng nguồn lực, các phương tiện vật chất và tài chính của mình có thể thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng người tiêu dùng, người sử dụng) bằng cách sản xuất sản phẩm và cung cấp các dịch vụ nói đến doanh nghiệp, người ta thường nghĩ đến các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, thực tế còn có các doanh nghiệp và các tổ chức cung cấp dịch vụ khác (dịch vụ, vận tải…). Một doanh nghiệp không phải là một đơn vị độc lập màn nó sống trong mt của nó: Trong mt sống của mình các doanh nghiệp thực hiện quá trình trao đổi vật chất và thông tin. Các doanh nghiệp mua yếu tố sản xuất từ phía các nhà cung cấp và tiêu thụ (bán) sản phẩm của mình cho người tiêu dùng (khách hàng). Giữa 2 quá trình đó cần thiết phải có một quá trình chế biến các đầu vào để tạo ra các đầu ra, là quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp khi tiền hàng hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm mục đích sinh lợi. Và để đạt được mục tiêu này một yếu tố không thể thiếu và vô cùng quan trọng đối với cả hệ thống tổ chức doanh nghiệp là quản lý. Quản lý sản xuất một doanh nghiệp bắt đầu ngay từ khi doanh nghiệp đó ra đời. Và quản lý sản xuất có mục tiêu tổng quát là đảm bảo thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất để tạo ra các đầu ra mong muốn. Nhằm thực hiện mục tiêu tổng thể này, quản lý sản xuất đặt ra các mục tiêu cụ thể sau: - Đảm bảo chất lượng, tăng cường đọ tin cậy bằng chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chế tạo ra phải phù hợp với những tiêu chuẩn được đặt ra khi thiết kế, nghĩa là phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chất lượng có thể được đánh giá với những tiêu chuẩn đặt ra từ bên ngoài doanh nghiệp (ví dụ tiêu chuẩn về vệ sinh do Nhà nước áp đặt đối với lương thực, thực phẩm hay tiêu chuẩn về an toàn trong ngành xe cộ), chất lượng cũng có thể được đánh giá với những tiêu chuẩn nội bộ mà chính doanh nghiệp đặt ra. Mức chất lượng cũng có thể đánh giá so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh. - Đảm bảo thời hạn, có thể rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm. Nhưng thời hạn được xác định bởi tính chất của sản phẩm và các thị trường, và cũng tùy thuộc vào công nghệ sản xuất. Luôn phải đảm bảo tiến độ sản xuất cũng như thời hạn cung cấp sản phẩm cho khách hàng theo nhu cầu và theo đơn đặt hàng và kế hoạch sản xuất. Có thể rút ngắn thời gian cung cấp sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo về chất lượng. - Giảm chi phí sản xuất. Giảm chi phí nhằm giảm giá bán để giành được thị trường, hoặc nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Điều đầu tiên là doanh nghiệp phải có một hệ thống kế tóan có hiệu lực để nắm được các thông tin chính xác về các loại chi phí. Bộ phận sản xuất không làm chủ được lợi nhuận vì không có thẩm quyền để định đoạt giá bán, nhưng có trách nhiệm giảm tới mức tối thiểu chi phí đối với một mức chất lượng nhất định. - Linh hoạt trong tổ chức. Có nghĩa là hệ thống sản xuất của doanh nghiệp phải có khả năng phản ứng nhanh đối với mọi biến đổi trong hoạt động (biến đổi trong thị trường, biến đổi trong sản phẩm). Những phương pháp để đạt được mục tiêu này là đào tạo nhân sự, có dự trữ năng lực sản xuất (năng lực sản xuất lớn hơn nhu cầu). - Ngoài ra quản lý sản xuất còn có mục tiêu góp phần động viên, khuyến khích người lao động để họ quan tâm đến kết quả chung của doanh nghiệp và có 1 tinh thần làm việc say mê, sáng tạo, có hiệu quả và trách nhiệm cao. - Cũng như các mục tiêu chung của doanh nghiệp, những mục tiêu về quản lý sản xuất cũng phải được ấn định theo cấp bậc. Tùy theo thời điểm, tình hình, chiến lược của doanh nghiệp thì mức độ ưu tiên và tầm quan trọng tương đối của mỗi mục tiêu được ấn định hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp. Giữa các mục tiêu của quản lý sản xuất có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế. II. Chất lượng sản phẩm. 1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm. Hiện đang tồn tại rất nhiều quan niệm khác nhau về chất lượng sản phẩm, mỗi quan điểm lại có những căn cứ khoa học và thực tiễn khác nhau. Đối với những sản phẩm thông thường các quan điểm thường gặp là: - Theo tính chất công nghệ của sản xuất: chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính bên trong của sản phẩm có thể đo được hoặc so sánh được, phản ánh giá trị sử dụng và chức năng của sản phẩm đó. Đáp ứng cho những nhu cầu cho trước trong những điều kiện xác định về kinh tế - xã hội. - Theo hướng phục vụ khách hàng: chất lượng sản phẩm chính là mức độ thỏa mãn nhu cầu hay là sự phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. - Theo quan niệm thị trường: chất lượng là sự kết hợp giữa các đặc tính của sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng trong giới hạn chi phí nhất định. - Các nhà kinh tế triết học Mác cho rằng: Người mua và vì hàng có giá sử dụng và giá trị sử dụng ấy biểu hiện bằng thông số có thể đo đếm, đánh giá biểu thị được chất lượng của hàng hóa đó. Như vậy chất lượng là giá trị sử dụng đồng nghĩa chất lượng, là mức độ hoàn thiện mà sản phẩm đó thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng. - Từ điển tiếng Việt phổ thông thì cho: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc tính của sự vật (sự việc)… lên cho sự vật việc) này phân biệt với sự vật (sự việc khác). - Còn từ điển Oxford Pocket Dictonary lại cho: chất lượng là mức hoàn thiện, là đặc trưng so sánh hay đặc trưng tuyệt đối, dấu hiệu đặc thù, các dữ kiện, các thông số cơ bản. - Theo tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa ở Pháp NFX 50 - 109: chất lượng là tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu người sử dụng. - Theo TCVN ISO 8402: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực tế (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Đối với các quyết định, chất lượng được hiểu là tính hiệu quả, tính khoa học và tính hiện thực mà quyết định đem lại cho nhà quản lý và cho những ai bị nó tác động. Từ những điểm hội tụ chung của các cách hiểu không giống nhau, có thể đưa ra định nghĩa sau về chất lượng sản phẩm: chất lượng sản phẩm là các thuộc tính có giá trị của sản phẩm mà nhờ đó sản phẩm được ưa thích, đắt giá và ngược lại. Như vậy với các hiểu trên thì các thuộc tính của sản phẩm phải là các thuộc tính có giá trị theo nghĩa: + Sản phẩm có ích cho người sử dụng nó. + Sản phẩm phải là loại khan hiếm. + Sản phẩm phải là loại có nhu cầu của người tiêu dùng. + Sản phẩm có khả năng chuyển giao được. + Sản phẩm phải đắt giá. 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm và mỗi một tổ chức, mỗi một doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm khác nhau thì có hệ thống các chỉ tiêu khác nhau. Theo nhà quản lý chất lượng nổi tiếng người Mỹ Joesph M. Juran: "Chất lượng là tính thích ứng". Thích ứng tức là mức độ đáp ứng nhu cầu đối với khách hàng của sản phẩm hoặc dịch vụ. Có 8 phương diện cũng là 8 chỉ tiêu chúng nhất để đánh giá chất lượng sản phẩm dưới đây: 1. Tính năng: là trình độ kỹ thuật và đẳng cấp mà chức năng chính của sản phẩm đạt được. Đó chính là tác dụng chính mà sản phẩm đem lại cho người sử dụng nó. 2. Chức năng kèm theo: là chức năng của sản phẩm khiến cho khách hàng cảm thấy thuận tiện hơn khi sử dụng. 3. Tính tin cậy: sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành đảm bảo tính chuẩn xác và hiệu quả của chức năng. 4. Tính nhất quán: sản phẩm hoặc dịch vụ phải phù hợp với bản hướng dẫn hoặc tiêu chuẩn đã quy định của dịch vụ. 5. Độ bền: sản phẩm hoặc dịch vụ đạt đến xác suất độ bền sử dụng tiêu chuẩn, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. 6. Sự bảo vệ: sản phẩm có dễ bảo quản và sửa chữa hay không? 7. Tính thẩm mỹ: bề ngoài của sản phẩm có tính nghệ thuật và có hấp dẫn hay không, có đáp ứng được thị hiếu của khách hàng hay không? 8. Tính cảm quan: sản phẩm hoặc dịch vụ có khiến cho khách hàng có được những sự liên tưởng tốt đẹp hay không? Chất lượng sản phẩm quyết định bởi rất nhiều yếu tố, xét từ góc độ quản lý sản xuất, tính ổn định của chất lượng sản phẩm được quyết định chủ yếu dựa vào tính ổn định của sản xuất và quá trình tác nghiệp. Kế hoạch thực hiện luôn thay đổi, thiết bị luôn có sự cố, công nhân thao tác luôn vắng mặt, hoạt động tác nghiệp thiếu đi trình tự và tiêu chuẩn đều là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến chất lượng sản phẩm không ổn định. Do vậy quản lý sản xuất để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm là điều rất quan trọng. 2. Vai trò của chất lượng sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm đặt lên hàng đầu và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Một sản phẩm dù đã được tung ra thị trường được thị trường chấp nhận nhưng cũng không có ai không có gì để đảm bảo chắc chắn rằng sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công nếu doanh nghiệp không duy trì và cải tiến nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình. Vì thế, giữ vững và nâng cao uy tín của sản phẩm để chiếm một vị trí đáng kể trên thị trường, để đạt được hiệu quả về sản xuất kinh doanh của loại sản phẩm nào đó trên thị trường bắt buộc các nhà kinh doanh luôn phải tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm của mình về mọi mặt. Vậy ta có thể khẳng định được một điều là: "Nâng cao chất lượng sản phẩm, có tầm quan trọng sống còn đối với các doanh nghiệp". Điều này thể hiện ở chỗ: - Chất lượng luôn là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. - Nâng cao chất lượng sẽ tạo được uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự tồn tại, phát triển lâu dài của doanh nghiệp. - Tăng cường sản phẩm tương đương với tăng năng suất ld xã hội tức sẽ tạo điều kiện cho việc tiêu thụ và nâng cao chất lượng chu chuyển trên thị trường. - Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loại lợi ích của doanh nghiệp, người tiêu dùng và người ld. - Nâng cao chất lượng sẽ góp phần quan trọng cho việc tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư, năng lượng và thời gian lao động. Bên cạnh đó nâng cao chất lượng sản phẩm còn có ý nghĩa to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước: - Nâng cao chất lượng sản phẩm là nâng cao vị trí và uy tín của doanh nghiệp trên thương trường, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, do đó nâng cao thu nhập cho nhà quản lý cũng như người lao động,… Như vậy nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với sự phát triển kinh tế nhanh chóng và ổn định trong doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. - Chất lượng sản phẩm còn có ý nghĩa chính trị tư tưởng và xã hội to lớn. Xã hội của chúng ta ngày càng phát triển, bảo đảm sản xuất được ra những sản phẩm có chất lượng cao tức là đã đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu ngày càng cao của các thành viên trong xã hội, khơi dậy niềm tin, sự nhiệt tình, sáng tạo và tâm huyết đối với công việc, đối với doanh nghiệp, đối với sự phát triển của nền kinh tế của người lao động cũng như của mọi tầng lớp thanh niên trong xã hội. Họ sẽ tin tưởng vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế của dân tộc mình trên toàn thế giới, sẽ tự hào khi nói về sản phẩm và hàng hóa của Việt Nam. - Bên cạnh ý nghĩa trên, nâng cao chất lượng sản phẩm còn có vai trò quan trọng với quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tạo cơ hội và tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng khả năng cạnh tranh và chỗ đứng của doanh nghiệp trên trường quốc tế. Làm được điều này cũng có nghĩa là chúng ta đã tham gia sâu hơn và mở rộng hơn vào sự phân công lao động quốc tế. Như vậy nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ tăng thêm giá trị sử dụng cho sản phẩm và tiết kiệm hao phí cho xã hội. Chất lượng sản phẩm chính là yêu cầu quan trọng đối với mọi doanh nghiệp và cũng chính là vấn đề tối quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm có vai trò to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự tồn tại, phát triển của mỗi doanh nghiệp nói riêng. 3. Các nhân tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và vai trò của quản lý sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.1. Các nhân tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, chỉ trên cơ sở xác định đầy đủ các yếu tố thì mới có thể đề xuất được những biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và tổ chức quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất kinh doanh. Mỗi một ngành sản xuất kinh doanh có những đặc điểm riêng tuy nhiên ta chỉ xét các yếu tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Có thể phân loại thành một số nhóm yếu tố sau: 3.1.1. Phương thức và công nghệ sản xuất. Phương thức sản xuất chính là những cách thức sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất cùng với những máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất để tạo được những đầu ra mong muốn. Dù một doanh nghiệp có máy móc, công nghệ hiện đại nhưng nếu không có phương thức sản xuất hợp lý thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất cũng như việc hoàn thành chất lượng sản phẩm. Quá trình công nghệ cũng có ảnh hưởng lớn, quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình phức tạp, có thể làm thay đổi, bổ sung hoặc cải thiện tính chất ban đầu của nguyên vật liệu theo hướng sao cho phù hợp với công dụng của sản phẩm. Công nghệ hiện đại với những yếu tố kỹ thuật hiện đại, máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo được sự thuận lợi cao cho sản xuất, có tính chất quyết định đến chất lượng sản phẩm. Đúng như vậy, trong sản xuất hàng hóa, người ta sử dụng phối hợp nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau về thành phần, tính chất, công dụng. Nắm vững được đặc tính của nguyên vật liệu để thiết kế sản phẩm là điều cần thiết. Song quá trình chế tạo, việc theo dõi khảo sát chất lượng sản phẩm theo tỷ lệ phối trộn cũng là vấn đề cần được chú trọng để mở rộng mặt hàng, thay thế nguyên vật liệu, xác định đúng đắn chế độ gia công. Điều đó thuộc về yếu tố kỹ thuật trong dây chuyền sản xuất. Ngoài ra cần phải chú ý đến thiết bị, máy móc sản xuất, bởi vì nếu chỉ có kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhưng thiết bị cũ kỹ, lạc hậu thì không thể nâng cao được chất lượng sản phẩm, do không đạt được sự phối hợp đồng bộ theo yêu cầu. 3.1.2. Kế hoạch sản xuất. Mỗi một hệ thống, mỗi một quá trình đều phải có một kế hoạch, một chiến lược phát triển cụ thể trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Quá trình sản xuất cũng vậy, nó cần có kế hoạch sản xuất, chiến lược sản xuất đối với từng sản phẩm, từng thị trường và từng thời kỳ để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nếu như quá trình sản xuất có kế hoạch, có chiến lược cụ thể thì sẽ đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm cũng như tiến độ cung cấp sản phẩm ra thị trường. Thực tế đều có sự sai khác giữa dự báo và thị trường nơi mà một doanh nghiệp muốn thâm nhập. Vì vậy kế hoạch sản xuất phải được xây dựng trên cơ sở năng lực sản xuất có tính đến thời gian chờ đợi, thời gian máy hỏng… và phân tích, đánh giá, dự báo nhu cầu sản phẩm trên thị trường. Việc vận hành dây chuyền sản xuất, tiến độ sản xuất nếu như theo đúng kế hoạch thì chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo đúng như nhu cầu của khách hàng và theo mẫu mã thiết kế. 3.1.3. Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất. Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt các chỉ tiêu chất lượng, chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào phải được đảm bảo. Mặt khác phải đảm bảo cung cấp cho cơ sở sản xuất những nguyên vật liệu đúng số lượng, đúng kỳ hạn như vậy cơ sở sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. 3.1.4. Việc đảm bảo tiến độ và các công đoạn của quá trình sản xuất. Một quá trình sản xuất ra sản phẩm bao gồm nhiều công đoạn khác nhau và phải đi theo một tiến độ nhất định. Các sản phẩm khác nhau với chất lượng và mẫu mã được thiết kế trước đó, các nhà hoạch định chiến lược, kế hoạch sản xuất đã lập ra một quy trình sản xuất với các giai đoạn và tiến độ đảm bảo để có thể sản xuất ra sản phẩm theo đúng kế hoạch chất lượng. Chính vì thế việc sản xuất theo đúng tiến độ và các giai đoạn là một yêu cầu quan trọng để ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. 3.1.5. Công tác kiểm tra giám sát các giai đoạn sản xuất và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất. Để đảm bảo đúng tiến độ sản xuất cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm thì phải có một ban chỉ đạo kiểm tra giám sát chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ quá trình sản xuất. Một doanh nghiệp có nguyên vật liệu tốt, kỹ thuật, công nghệ, thiết bị hiện đại nhưng không biết tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, tổ chức kiểm tra giám sát quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tổ chức tiêu thụ, vận chuyển dự trữ, bảo quản sản phẩm, hàng hóa, tổ chức sửa chữa,… nói tóm lại, không biết tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh thì không thể nâng cao được chất lượng sản phẩm. 3.1.6. Yếu tố con người. Yếu tố con người ở đây bao gồm cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên trong từng đơn vị, đặc biệt là đơn vị sản xuất và người tiêu dùng. Nhân tố con người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý các yếu tố còn lại của quá trình sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các cán bộ lãnh đạo có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, thì họ sẽ có những chủ trương, chính sách đúng đắn về chất lượng sản phẩm thể hiện trong mối quan hệ sản xuất và tiêu dùng, các biện pháp khuyến khích tinh thần vật chất… cho công nhân viên và người lao động,… từ đó cán bộ, công nhân viên và người lao động sẽ hiểu rõ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đây sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 3.2. Vai trò của quản lý sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp là một hệ thống thống nhất bao gồm 3 phân hệ cơ bản là phân hệ tài chính, phân hệ sản xuất và phân hệ marketing. Trong các hoạt động trên, sản xuất được coi là khâu quyết định tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất hay dịch vụ mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm và dịch vụ được tạo ra cho doanh nghiệp. Sự phát triển sản xuất và dịch vụ là cơ sở làm tăng giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế quốc dân tạo cơ sở vật chất thúc đẩy xã hội phát triển. Quá trình sản xuất được quản lý tốt góp phần tiết kiệm được các nguồn lực cho sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất và hiệu quả của doanh nghiệp nói chung; bảo đảm chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ do khâu sản xuất tạo ra nói riêng. Vì vậy hoàn thiện quản lý sản xuất chính là hoạt động tạo tiềm năng to lớn cho việc nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhưng quản lý sản xuất chỉ có thể thực hiện được vai trò của mình trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng quản lý khác như quản lý marketing, quản lý tài chính, quản lý nhân sự… Trong mối quan hệ đó mâu thuẫn giữa chức năng thương mại và chức năng năng sản xuất: - Mâu thuẫn về thời gian: + Thương mại: càng nhanh càng tốt. + Sản xuất: càng chậm sản xuất càng rẻ. - Mâu thuẫn về chất lượng: + Thương mại: một sản phẩm dễ bán nếu chất lượng tốt. + Sản xuất: một sản phẩm càng tốt thì càng khó sản xuất. - Mâu thuẫn về giá: + Thương mại: một sản phẩm càng dễ bán nếu giá rẻ. + Sản xuất: giới hạn về chi phí sản xuất sẽ gây ra không ít khó khăn cho bộ phận sản xuất. Đứng trước ngã ba của mâu thuẫn, quản lý sản xuất phải đảm bảo các quan hệ hài hòa với các chức năng quản lý khác nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng sản phẩm. Như vậy quản lý sản xuất đóng vai trò vô cùng quan trọng vừa đảm bảo tiến độ sản xuất, vừa đảm bảo giá thành và chất lượng sản phẩm. II. nội dung của quản lý sản xuất 1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm 1.1 Vai trò của nghiên cứu dự báo Vai trò của nghiên cứu dự báo trong quản lý sản xuất : nó giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi : Để đáp ứng nhu cầu, doanh nghiệp cần sản xuất sản phẩm gì ? bao nhiêu ? vào thời gian nào những đặc điểm kinh té kỹ thuật cần có là gì Mục đích của nghiên cứu và dự báo là tạo ra cơ sở thông tin cho việc xây dựng các kế hoạch sản xuất sản phẩm và xác định năng lực sản xuất mà doanh nghiệp cần có Kết quả của nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản phẩm sẽ là căn cứ để xác định có nên sản xuất nữa hay không nên sản xuất. Nếu tiến hành sản xuất thì cần thiết kế hệ thống sản xuất như thế nào để đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu đã dự báo 1.2 Phân loại các loại hình dự báo Có rất nhiều cách loại hình dự báo tuỳ theo các cách phan loại khác nhau như; Phân loại dự báo theo thời gian : cách phân loại này là rất cần thiết và thích hợp nhất trong quản lý sản xuất nó bao gồm; Dự báo ngắn hạn :Thường để sử dụng trong ké hoạch mua hàng, điều độ phân chia công việc, cân bằng nhân lực Dự báo trung hạn : loại dự báo này cần thiết cho việc lập ké hoạch sản xuất, kế hoạch bán hàng lập ngân quỹ tiền mặt , huy động các nguồn lực và tổ chức hoạt động tác nghiệp Phân loại theo phương pháp phân tích dự báo có thể chia như sau Dự báo định tính dựa vào suy đoán, cảm nhận chủ yếu bằng trực giác, kinh nghiệm và sự nhạy cảm của nhà quản lý. Các phương pháp dự báo định tính thường sử dụng là: + Lấy ý kiến của Ban quản lý điều hành + Lấy ý kiến của những người bán hàng + Lấy ý kiến của khách hàng + Lấy ý kiến của các chuyên gia ở những vùng địa lý khác nhau để xây dựng dự báo (phương pháp delphi). Dự báo định lượng: Là dự báo lượng hoá, dựa chủ yếu vào các mô hình toán học và mô hình thống kê có nhiều phưong pháp dự báo định lượng, nhưng dù là phương pháp nào thì cũng cần thực hiện các bước sau đây: + Xác định mục đích của dự báo + Lựa chon những sản phẩm cầc dự báo + Chọn mô hình dự báo + Phê chuẩn + Tiến hành dự báo + áp dụng những kết quả dự báo Trên thực tế có nhiều phương pháp dự báo khác nhau, mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm của nó, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà ta chọn phương pháp thích hợp. Và trong quản lý sản xuất việc lựa chọn sử dụng loại hình dự báo nào đòi hỏi phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng như: chu kì sống cuả sản phẩm, tốc độ tăng trưởng của thị trường, đặc điểm và điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, số lượng và chất lượng của dữ liệu v .v… Chẳng hạn nhân tố chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trưòng từ lúc xuất hiện đến lúc bị huỷ diệt thường trải qua 4 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Giới thiệu sản phẩm ra thị trưòng - Giai đoạn 2: Tăng trưởng phát triển - Giai đoạn 3: Chín muồi - Giai đoạn 4: Suy thoái Sản phẩm nào đang làm trong giai đoạn 1,2 của chu kỳ sống thì cần được dự báo dài hạn hơn khi chúng ta đang ở giai đoạn 3. Trong giai đoạn 1: Thường có rất ít hoặc hầu như không có sẵn số liệu, người ta sử dụng dự báo định tính nhiều hơn là định lượng. Đến giai đoạn 2: Tính ổn định và tính dự báo được của doanh nghiệp là lớn nhất, nên loại dự báo dài hạn và dự báo định lượng lại tỏ ra thích hợp. Trong giai đoạn suy thoái: Dự báo nên chuyển từ dài hạn sang ngắn hạn từ định lượng sang định tính. 2. Thiết kế sản phẩm và công nghệ. Trên cơ sở những thông tin thu được từ dự báo, doanh nghiệp sẽ lựa chọn thiết kế sản phẩm và công nghệ nhằm đảm bảo đúng những đặc tính kính tế – kỹ thuật của sản phẩm mà thị trường yêu cầu và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Thông thường có nhiều phương án thiết kế sản phẩm và công nghệ, do đó phải đưa ra những tiêu chuẩn để lựa chọn. 2.1. Thiết kế sản phẩm Công việc thiết kế sản phẩm được tiến hành theo một trình tự lô gic nhất định với sự tham gia phối hợp của nhiều cán bộ quản lý, chuyên gia và kỹ sư trong lĩnh vực khác nhau. Kết quả của thiết kế sản phẩm là những bản vẽ kỹ thuật, thuyết minh về câú trúc, thành phần và những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản phẩm. Nguyên tắc cơ bản của thiết kế sản phẩm là phải thiết kế sao cho người sử dụng có thể nhận biết sử dụng sản phẩm. Quá trình xem xét, lựa chọn và phát triển một ý tưởng thiết kế sản phẩm thành một dự án thành một sản phẩm cụ thể thường dựa vào 4 tiêu thức sau: Khả năng tiềm tàng của sản phẩm: Sản phẩm mới có tạo được ưu thế cạnh tranh hoặc đáp ứng tốt hơn yêu cầu tốt hơn của khách hàng. Tốc độ phát triển của sản phẩm: Cần bao lâu kể từ lúc nghiên cứu thiết kế sản phẩm đến sản xuất thử đại trà và cho đến lúc đưa sản phẩm ra tiêu thụ trên thị trường? Điều quan trọng nhất ở đây không phải là thời gian dài hay ngắn mà là sản phẩm có thể đưa ra sớm hơn so với đối thủ cạnh tranh hay không? Chi phí cho sản phẩm: Có đảm bảo là chi phí trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất đến mức có thể hay không. Chi phí cho quá trình phát triển sản phẩm: về nguyên tắc, c hi phí này không được lớn hơn lợi ích mà nó tạo ra. Trên thực tế, chi phí này thường được so sánh với mức dự kiến trong ngân sách dành cho nghiên cứu. 2.2. Thiết kế công nghệ Khái niệm: Thiết kế công nghệ là lựa chọn và xác định quy trình và phương pháp công nghệ chế tạo sản phẩm. Nó giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi phải sản xuất với cách thức như thế nào. Mỗi loại sản phẩm đều đòi hỏi phương pháp và quy trình công nghệ sản xuất tường ứng, cho nên những đặc điểm của sản phẩm sẽ là căn cứ quan trọng cho thiết kế quy trình công nghệ. Trong giai đoạn này, bộ phận phụ trách phải xác định máy móc thiết bị nào sẽ được sử dụng, trình tự các bước công nghệ chế tạo và những yêu cầu kỹ thuật để có khả năng tạo ra những đặc điểm sản phẩm theo thiết kế. Căn cứ lựa trọn công nghệ: Doanh nghiệp thường lựa chọn công nghệ trên cơ sở cân nhắc 4 yếu tố cạnh tranh chủ yếu: - Chi phí - Tốc độ cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho thị trường - Chất lượng sản phẩm dịch vu do công nghệ tạo ra - Tính linh hoạt của công nghệ Ngoài ra, các tổ chức còn phải chú ý đến các tiêu chuẩn quản lý môi trường khi lựa chọn công nghệ. Việc thiết kế công nghệ bao gồm cả việc cải tiến các công nghệ hiện có lẫn công nghệ mới. Vì việc thiết kế công nghệ mới rất phức tạp và tốn kém do vậy nó chỉ được thực hiện ở các công ty. Tập đoàn có năng lực nghiên cứu mạnh. Một số hình thức thiết kế sản phẩm và công nghệ: Trong cơ chế thị trường, để đảm bảo tính hiệu quả, công tác thiết kế sản phẩm và công nghệ có thể được thực hiện dưới một số hình thức sau đây: Liên kết hợp tác và hợp đồng mua bán giữa một bên là doanh nghiệp có nhu cầu mua các bản thiết kế sản phẩm mới nhưng khả năng nghiên cứu bị hạn chế, với một bên là cơ sở nghiên cứu như viện nghiên cứu, trường đại học có khả năng nghiên cứu và cung cấp các thiết kế sản phẩm và công nghệ nhưng khả năng trực tiếp khai thác và sử dụng công nghệ, sản phẩm đó bị hạn chế . Thành lập dự án trong công ty để nghiên cứu thiết kế sản phẩm công nghệ mới Thành lập viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, phòng nghiên cứu trong các công ty lớn, các tập đoàn. Đây là mô hình tổ chức kết hợp nghiên cứu với sản xuất . 3. Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn kế hoạch sản xuất phù hợp 3.1 Hoạch định năng lực sản xuất Năng lực sản xuất chính là công suất máu móc thiết bị và dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp trong một đơn vị thời gian. Nó thường được đo bằng sản lượng đầu ra của một doanh nghiệp, hoặc số lượng đơn vị đầu vào được sử dụng để tiến hành sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định Công suất thiết kế là công suất tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt đựơc trong những điều kiện cụ thể Công suất hiệu quả : là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mong muốn có thể đạt được trong những điều kiện cụ thể về cơ cấu sản phẩm dịch vụ tuân thủ các tiêu chuẩn các qui trình công nghệ, khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì bảo hành sửa chữa định kỳ Công suất thực tế : là khối lượng sản phẩm doanh nghiệp đạt được trong thực tế Trình tự hoạch định năng lực sản xuất: Đánh giá công suất hiện có trên cơ sở phân tích của loại hình sản xuất, doanh nghiệp sẽ xác định nâng suất hiện có và chỉ rõ những nguyen nhan dẫn đến biến động của công suất Ước tính nhu cầu công suất, căn cứ vào nhu cầu các loại sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Tiến hành so sánh giữa nhu cầu công suất với công suất hiện có để xác định công suất cần bổ sung . Xây dựng các kế hoạch công suất khác nhau Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế xã hộivà công nghệ của từng phương án đưa ra Lựa chọn kế hoạch công suất phù hợp nhất đối với tình hình thực tế của doanh nghiệp và đảm bảo thực hiện được mục tiêu chiến lược được đề ra. 3.1 Lựa chọn quá trình sản xuất Khi lựa chọn được sản phẩm và công nghệ thì cần tiến hành lựa chọn quá trình sản xuất phù hợp để có được hiệu quả cao nhất đối với doanh nghịêp Theo khả năng liên tục sản xuất của sản phẩm : - Quá trình sản xuất liên tục : tạo ra khối lượng sản phẩm lớn chủng loại ít mang tính chuyên môn hoá cao Máy móc thiết bị được bố trí theo dây chuyền Sản phẩm di chuyển trong doanh nghiệp thành các dòng liên tục Sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng Lao động chuyên môn hoá cao ưu điểm : Tạo ra năng suất lao động cao Chi phí trên đơn vị sản phẩm thấp nên giá thành của snr phẩm hạ Khả năng tự động hoá sản xuất cao Quá trình điều hành sản xuất liên tục đơn giản Dễ kiểm tra kiểm soát được chất lượng sản phẩm và hàng dự trữ Nhược điểm: Tính linh hoạt kém Khó thích ứng với thay đổi của môi trường - Quá trình sản xuất gián đoạn : Khối lượng snả phẩm sản xuất ra là nhỏ, thậm chí là đơn chiếc Chủng loại sản phẩm nhiều đa dạng và hay thay đổi Nơi làm việc thực hiện nhiều bước công việc khác nhau Máy móc thiết bị đa năng Ưu điểm : hệ thống sản xuất dựa vào quá trình này thì khá linh hoạt, có khả năng thích ứng cao hoà nhập với thay đổi của công nghệ, đáp ứng kịp thời những đơn hàng thường xuyên thay đổi và rất đa dạng của khách hàng Nhược điểm: Việc điều hành qua trình này khá phức tạp bởi nhiều công đoạn khác nhau nhiều sản phẩm cần nhiều nguêoì mới có thể kiểm soát đựoc chất lượng sản phẩm dẫn đến khó cân bằng nhiệm vụ của mỗi nhân công Chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm cao nên giá thành sản phẩm cao khó cạnh tranh trên thị trường Sản xuất theo dự án Đây là quá trình sản xuất không mang tính lặp lại không thường xuyên, không ổn định cả vê mặt không gian và thời gian, cơ cấu tổ chức phức tạp, các phòng quản lý sắp xếp không đều thì sẽ dẫn đến kết quả không mong muốn đòi hỏi tính linh hoạt cao trong tổ chức Theo kết cấu và đặc điểm chế tạo sản phẩm - Quá trình sản xuất lắp ráp ở quá trình này vật tư bộ phận các thiết bị chi tiết kết hợp với nhau để tạo ra sản phẩm - Qúa trình sản xuất phân tích - Quá trình sản xuất hỗn hợp được kết hợp hai hình thức trên Theo số lượng sản phẩm sản xuất và tính chất lặp lại - Quá trình sản xuất đơn chiếc - Quá trình sản xuất hàng loạt Để lựa chọn được hình thức phù hợp với doanh nghiệp mình thì các doanh nghiệp cần căn cứ vào nguồn vốn đặc điểm công nghệ sản phẩm sản xuất ra để có hình thức hợp lý nhất 4. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp Thực chất của việc bố trí này là : sau khi xác định đựơc năng lực snả xuất công việc tiếp là bố trí sản xuất trong doanh nghiệp. Căn cứ vào diện tích mặt bằng và qui mô sản xuất để thiết kế các phương án bố trí nhà xưởng dây truyền công nghệ , máy móc thiết bị đội ngũ công nghệ Sắp xếp định vị về mặt không gían các phương tiện vật chất sử dụng để sản xuất ra sản phẩm . Bố trí tốt sẽ tạo điều kiện cho di chuyển lao, động, vật liệu và sản phẩm trong quá trình sản xuất Yêu cầu: tính hiệu quả của hoạt động sản xuất An toàn cho người lao động Thích hợp với đặc điểm của sản xuất dịch vụ Phù hợp với khối lượng sản xuất sản phẩm Đáp ứng đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến Thích ứng với môi trường sản xuất Các loại hình bố trí - Theo quá trình - Bố trí theo sản phẩm bố trí cố định vị trí - Bố trí hỗn hợp 5. Lập kế hoạch các nguồn lực Lập kế họạch các nguồn lực là việc xây dựng các kế hoạch tổng hợp về khối lượng sản phẩm cần sản xuất, trên cơ sở đó xác định nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động và năng lực sản xuất nói chung và một kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu cần thiết trong từng thời điểm, nhằm đảm bảo sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục với chi phí thấp Công tác lập kế hoạch : gồm - Lập kế hoạch tổng hợp - Lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu 6. Điều độ sản xuất Điều độ sản xuất là điều hành tiến độ sản xuất theo thời gian thực chất điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng các lịch trình sản xuất, điều phối phân công giao việc cho từng người, từng nhóm và từng máy sắp xếp thứ tự các công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo thự hiện đúng kế hoạch sản xuất Nhiêm vụ của điều độ : Tổ chức, chỉ đạo triển khai hệ thống sản xuất đã được thiết kế nhằm biến các mục tiêu dự kiến và kế hoạch sản xuất sản phẩm dịch vụ thành hiện thực Nôi dung: Xây dựng lịch trình sản xuất : xác định số lượng và khối lượng các công việc cũng như thứ tự thực hiện công việc Dự tính các nguồn lực Điều phối phân giao công việc và thời gian phải hoàn thành trong những khoảng thời gian nhất định cho từng người từng máy Sắp xếp thứ tự các công việc trên các máy và nơi làm việc đề giảm thiều thời gian ngừng máy và chờ đợi trong quá trình chế biến sản phẩm Theo dõi những biến động ngoài dự kiến 7. Kiểm tra hệ thống sản xuất Kiểm tra qui trình công nghệ sản xuất có được chấp hành đầy đue hay không ? Kiểm tra chất lượng sản phẩm có đúng với yêu cầu khi thiết kế hay không ? Kiểm tra kỳ hạn , xem tiến độ sản xuất có thực hiện đúng hay không ? Kiểm tra năng suất xem có đạt yêu cầu hay không? Kiểm tra hàng dự trữ đây và bước kiểm tra chất lượng có vị trí qua trọng nhất chương II: Thực trạng công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun i. quá trình hình thành và phát triển của công ty Dong yun 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH Dong Guan Yun Cheng (gọi tắt là Công ty Dong Yun) là một công ty xuyên quốc gia chuyên sản xuất các bản trục in lõm. Nhiều năm qua, công ty luôn nỗ lực để nâng cao chất lượng sản phẩm các bản trục in lõm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty Dong Yun là một công ty của tập đoàn chế bảnYun Cheng thuộc tỉnh Sơn tây Trung Quốc được xây dựng tại tỉnh Quảng Đông. Tập đoàn ché bản Yun Cheng là một tập đoàn chuyên chế bản nổi tiếng của Trung Quốc được thành lập từ năm 1985, trải qua 20 năm, số máy khắc điện tử của Công đã nâng từ 3 máy lên 180 máy và thành lập được hơn 30 chi nhánh Công ty ở 10 tỉnh thành Phố Trung Quốc, Hơn 20 năm hoạt động, Công ty Dong Yun đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm phong phú. Đầu tiên là sự chuyển đổi từ chế bản in thủ công thành chế bản in lõm (1983 – 1985) Từ chế bản in thủ công đến việc nhập kỹ thuật và các thiết bị chế bản máy khắc điện tử tiên tiến của Châu Âu. Năm 1985 nhập một máy khắc điện tử của Đức, dây chuyền sản xuất mạ điện của Thuỵ Điển. Đến năm 1988 đã có 4 máy khắc điện và đến năm 1992 có 10 máy khắc Từ các xí nghiệp kinh doanh có qui mô nhỏ đã bất đầu thành lập các công ty chi nhánh ở các tỉnh, thành phố khác. Tháng 3/ 1992 bắt đầu xây dựng công ty chi nhánh đầu tiên tại thành phố Dong Guan tỉnh Quản Đông đó là công ty mẹ của công ty chi nhánh DongYun Việt nam khi đó có 3 máy khắc. Đồng thời cũng năm đó thành lập 2 chi nhánh công ty ở Thượng Hải và Đại Liên . Cuối năm 1993 số lượng máy khắc điện tử của công ty Dong Yun đã là 19 máy. Cuối năm 1996 tăng lên 34 máy trong đó Yun Cheng là 8 máy , Dong Guancó 9 máy, Thượng Hải có 10 máy, Đại liên có 6 máy. Từ các coong ty kinh doanh ở tỉnh, thành phố chuyển thành tập đoàn công ty liên hoàn trong phạm vi cả nước. Năm 1997 công ty Dong Yun bắt đầu thành xây dựng chi nhánh công ty Dong Yun 2, kéo theo sự tăng lên của các chế bản trong phạm vi cả nước. Năm đó công ty Dong Yun 2( có 6 máy khắc điện tử), Cong ty Dong Yun Thượng hải ( có 4 máy khắc điện tử ), Cong ty Dong Yun Vân Nam có 3 máy khắc điện tử. Năm 1998 công ty Dong Yun 3 số lượng máy khắc điện tử là 13, công ty Quang zhou có 6 máy khắc điện tử, công ty Dong Yun Thượng Hải có 8 máy khắc điện tử cũng lẫn lượt được trang bị. Năm 1999 công ty QingDao có 6 máy khác, công ty Hangzhou có 4 máy khắc, công ty Cheng Du có 6 máy khắc điện tử. Năm 2004 công ty Đại Liên có 2 máy khắc điện tử, công ty Qing Dao 2 có 2 máy khắc điện. Vì thế số lượng máy khắc điện của tập đoàn chế bản Yun Cheng đã tăng lên 119 máy Từ các công ty liên doanh trong cả nước chuyển thành các công ty xuyên quốc gia. Năm 2000 chiến lược trọng điểm của công ty là hướng râ thị trường quốc tế.Công ty đã bắt đầu xây dựng chi nhánh công ty như : Công ty Dong Yun Việt Nam, công ty Dong Yun Thái lan, công ty Dong Yun Philippin… Chuyển hoá hướng phát triển của công ty thành đa nguyên hoá. Đầu năm 2004, công ty đã thành lập 3 tập đoàn với các chuyên ngahnhf khác nhau. Hiện nay tập đoàn chế bản Yun Cheng là tập đoàn chế bản trục in lõm có qui mô lớn nhất Châu á . Về năng lực sản xuất, đây là công ty sản xuất bản trục lõm nhất thế giới . 2. Nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Dong Yun Việt Nam 2.1 sơ đồ 2.2.Chức năng nhiệm vụ của công ty Cung cấp cho thị trường các loại bao bì sản phẩm Tổng GĐ Giám đốc sản xuất Giám đốc kinh doanh Phòng sản xuất P. Kỹ thuật CN P. Quản lý chất Các khâu trong xưởng làm phim Bộ phận kinh doanh Bộ phận khai thác thị trườn g Xưởng chế tạo Kiểm tra chất lượng Tổng kiểm Kiểm tra phim Phác thảo Mạ Xử lý hình ảnh Gia công Mạ điện Điêu khắc In thử Xưởn g phim Các nhãn mác rượu các vưn hoa trên gỗ thảm , giấy dán tường …. Cung cấp cây trục in đặc biệt Phát triển đa nguyên hoá : chế tạo máy móc, khuôn mẫu ngành Magiê… Công ty TNHH Dông Yun Việt Nam là một công ty thuộc tập đoàn Dong Yun `1 chuyên sản xuất bao bì sản phẩm theo cơ cấu của công ty thì Tổng Giám đốc : là người được cấp trên bổ nhiệm , là người phụ trách chung đại diện cho công ty trước pháp luật về mọi hoạt động của công ty Tổng giám đốc là người có toàn quyền quyết định trong việc tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty . Các Giám đốc: công ty là người do tổng Giám đốc công ty dề nghị và được cấp trên bổ nhiệm là người giúp Tổng Giám Đốc thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám Đốc phân công , làm giám đốc điều hành các khối sản xuất kinh doanh của công ty Giám đốc sản xuất trực tiếp chỉ đạo các đơn vị quản lý và sản xuất theo sự phân công của Tổng giám đốc. Chủ động đổi mới các biện pháp quản lý, không ngường hoàn thiện qui trình sản xuất để quản lý và bồi duỡng cán bộ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và đạt được các mục tiêu mà hội đồng công ty đã đề ra Tham gia xây dựng chương trình đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của nhân viên thuộc lĩnh vực được phân công Tham gia các hội đồng khoa học kỹ thuật, hội đồng khen thưởng kỷ luật, Giám đốc kinh doanh là người ngoài những nhiệm vụ chung nêu trêngiupá Tổng giám đốc điều hành công tác tổ chức hạch toán kinh tế, thông tin kinh tế, công tác nội chính theo nhiệm vụ được tổng giám đốc công ty phân công chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Chủ động xây dựng phương án đầu tư xây dựng,đổi mới tổ chức kinh doanh theo kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nhằm đạt đựoc mục tiêu phát triển công ty trình Tổng giám đốc công ty .Tổ chức triển khai phương án đầu tư xây dựng đổi mới tổ chức kinh doanh khi đã được phê duyệt Xây dựng các phương án mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh nhằm không ngừng phát triển công ty . Trực tiếp triển khai các phương án mở rộng sản xuất kinh doanh khi đã được Tổng giám đốc công ty phê duyệt Phòng kiểm tra chất lượng : có nhiệm vụ quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 và thực hiện kiểm tra giám sát thành phẩm bán thành phẩm hoàn thành trong khâu sản xuất, kiểm tra chất lượng của các vật tư hàng hoá do công ty sản xuất. 3. Các thành quả đạt được qua các năm Vui với niềm vui đạt được, tự hào với những bước tiến đã qua công ty đã điểm lại năm 2004 với bao nỗ lực. Nhìn lai năm 2004 mực dù thị trường có nhiều biến động, công ty đã phải đối mặt với bao khó khăn như việc tăng vọt của giá xăng dầu, nhưng với sự chỉ đạo của hội đồng quản trị công ty, lãnh đạo công ty đã có một tầm nhìn chiến lược có nghị lực, phấn đấu không mệt mỏi vượt qua bao khó khăn giúp công ty đứng vững trên thị trường. Đồng thời luôn kịp thời đưa ra những điều chỉnh , xác định những đối sách tương ứng nắm được những trọng điểm, vận dụng linh hoạt biến những khó khăn thành thuận lợi giúp công ty có những bước phát triển đáng mừng , hoàn thành xuất sắc mục tiêu 2004 , sản phẩm đạt chỉ tiêu chất lượng quốc tế ISO 9000 và chế độ quản lý 5 S , qui mô sản xuất ngày càng đựoc mở rộng, từng bước phát triển theo hướng đa nguyên hoá, quốc tế hoá . Công ty đã dựa vào những thế mạnh của minh là Lấy con người làm gốc từng bước nâng cao hiệu quả văn hoá công ty Văn hoá công ty được coi là linh hồn của công ty là sđộng lực thúc đẩy công ty phát triển . Chúng ta đều biết công ty bao gồm 2 bộ phận, 1 là khách hàng của công ty, 2 là nhân tài kinh doanh. Có được khách hàng, chiếm lĩnh thị trường, tất cả đều do con người quyết định, do sự cống hiến của đội ngũ nhân tài. Vì thế công ty luôn kiên trì với phương châm “lấy con người làm gốc” , quán triệt phương châm “ai ai cũng là nhân tài” khích lệ nhân viên làm việc kết hợp với học tập để nâng cao năng lực bản thân Công ty luôn có sự sắp xếp nhân tài hợp lý , ai cũng có cơ hội để phát triển khả năng của bản thân . lãnh đạo công ty cho nhân viên tiếp xúc với những tư tưởng văn hoá tiên tiến, quan tâm trực tiếp tới đời sống nhân viên, lợi ích của nhân viên. Trong công việc công ty cũng có những biện pháp giúp nhân viên giảm bớt những cường độ và áp lực công việc không ngừng cải thiện môi trường làm việc giúp họ có điều kiện nâng cao năng lực chuyên môn, có những hoạt động đào tạo nhân viên, đào tạo cho họ những kiến thức quản lý tiên tiến, học tập những tri thức tiên tiến công ty còn tiến hành đào tạo kỹ năng công việc cho nhân viênnhằm nâng cao tố chất cũng như khkả năng chuyên môn của mình . Mọi người đều dấy lên phong trào học tập. Nhân viên dưới sự lãnh đạo, ủng hộ của lãnh đạo công ty, luôn tự giác học tập như tự kiểm tra chất lượng , tham gia vào các lớp đào tạo chuyên môn Trong cuộc sống công ty không ngừng cải thiện điều kiện về cá nhu cầu ăn ở cho nhân viên, giúp đỡ họ khi gặp khó khăn trong cuộc sống . Công ty Dong Yun và công ty Kim Đô đã lắp đạt cho nhân viện Ti Vi điện thoại điều hoà …. Nâng cao mức sống cho nhân viên . Dong Yun Vũ Hán láy ngày mùng 10 hàng tháng là ngày gặp gỡ Giám Đốc Công ty , Giám đốc sẽ trực tiếp nghe ý kiến của nhân viên về tất cả mọi vấn đề như chế độ quản lý hay khó khăn trong cuộc sống, công việc của họ. Công ty đã phát hành rất nhiều báo chí như “bao bì mới Dong Yun” “ bản trục đặc biệt” , “người sáng tạo” Công ty trung Sơn cũng phát hành “ Tiếng nói Trung Sơn” đồng thời xây dựng nên bức tường phản hồi để tăng cường mối quan hệ giữa các nhân viên, làm cho mọi công việc của công ty luôn thuân lợi . Nắm xu thế thị trường hoàn thiện chế độ quản lý :Ra nhập WTO, môi trường mới mà Trung Quốc tham gia có đặc điểm gì ? Thứ nhất đó là một sự cạnh tranh toàn cầu. Các công ty xuyên quốc gia bên cạnh việc phát huy tên hiệu sản phẩm của mình còn phải cạnh tranh với các công ty khác trong sự cạnh tranh giá cả. Trong sự liên hoàn toàn cầu , môi trường kinh doanh của công ty ngày càng khó khăn, giá dầu vẫn tiếp tục tăng , giá thành sản phẩm cũng vì thế mà tăng lên …công ty đã có những chiến lược kịp thời nắm được mấu chốt của vấn đề, hoàn thiện chế độ quản lý nội bộ, nânag cao sự đoàn kết của công ty, không ngừng sáng tạo hoàn thiện sản phẩm Xen xét thực tế, các chi nhánh công ty đã thực hiện chế độ 5S tương ứng rất chi tiết, đảm bảo chất lượng . Từ sự thắng lợi ở chất lượng sản phẩm , luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc té ISO 9000 . Tháng 6 công ty TNHH chế bản Dong Yun chính thức thông qua hệ thống chỉ tiêu chất lượng quốc tế 9000 : 2000 và đã có giấy chứng nhận . Tháng 1q do sự nỗ lực của cán bộ lãnh đạo và toàn bộ nhân viên trong công ty, bản trục đặc biệt đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 : 2000 được tổ chức chứng nhận TVU của Đức cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế Phát triển sản xuất theo hướng đa nguyên hoá Dong Yun tự khẳng định mình :Chiến lược đa nguyên hoá là yếu tố cần thiết để các công ty tự cải thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu thị trường. Lãnh đạo công ty đx triệt để sử dụng nguồn vốn và khai thác thị trường, luôn nắm bắt cơ hội, đưa ra tầm nhìn chiến lược. Khu công nghiệp mới xây dựng ở hà Tây là một cụm công nghiệp. Công ty Dong Yun đã tham gia vào cụm công nghiệp đó và còn tham gia vào “hội trợ công nghệ in và giấy công nghiệp quốc tế”. Sản phẩm của công ty đã bắt đầu có mặt ở nhiều nước, có chỗ đứng vững trên thị trường. Đứng vững trước những thời cơ thách thức mới, công ty đã có mhững mục tiêu phát triển mới, dự định trong một năm sẽ đạt được những thắng lợi nhất định. Công nghệ hoá công ty Dong Yun cũng có những kết quả đáng mừng, mở rộng thị trường, đứng vững trên thị trường. 4. Đôi nét về công ty Dong Yun Việt Nam Công ty TNHH chế bản Dong Yun Việt Nam là công ty con đặt tại Việt Nam. Công ty được xây dựng năm 2000 tại khu công nghiệp Việt nam Singapore, tỉnh Bình Dương. Diện tích của công ty là 1.2 ha , diện tích đất xây dựng là 5000 m2 . Hiện nay công ty Dong Yun Việt Nam có khoảng 200 công nhân Công ty Dong Yun Việt Nam sử dụng toàn bộ các thiết bị sản xuất và kiểm tra tiên tiến hiện đại trên thế giới. Bởi lẽ công ty biết rằng chỉ có sử dụng các thiết bị hiện đại trên thế giới mới có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao. Công ty sử dụng các thiết bị hiện đại của Đức,Anh , Mỹ Thuỵ Sỹ …như máy khắc điện tử của Đức, máy mài của thuỵ Sỹ, máy mạ crôm máy scan, máy in,…. Sản phẩm chủ yếu của công ty Dong Yun là các bản trục in lõm, in các loại bao bì, văn hoa trên gỗ, giấy dán tường …. Hiện nay công ty Dong Yun Việt Nam là một trong những công ty có qui mô lớn ở Việt nam, chất lượng các bản trục in lõm của công ty đã đạt tiêu chuẩn quốc tế . Công trình xây dựng công ty Dong Yun Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh miền Bắc sắp hoàn thành, mọi thiết bị liên quan đã được đặt mua dự tính tháng 2/ 2005 sẽ bắt đầu vận hành Qua 4 năm hoạt động, một bộ phận lớn nhân viên công ty đã đạt đến một trình độ nhất định về các mặt . Do sự phát triển khá nhanh của công ty tại thị trường Việt Nam sản lượng tháng của công ty Dong Yun Việt Nam tăng 25% so với năm 2002 , sản lượng bình quân tháng năm 2004 tăng 40% so với năm 2003 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và sự dầu tư vào công ty Dong Yun Việt Nam ở Miền Bắc, dự tính sản lượng bình quân năm 2005 của công ty sẽ tăng hơn 2004 là 25 % . Ngoài ra công ty còn có kế hoạch sẽ mở rộng qui mô sản xuất bản trục các loại . 5. Các chuyên ngành của công ty Dong Yun . Công ty Dong Yun bao gồm 3 bộ phận sau Tập đoàn sản xuất bao bì : Công ty Dong Yun 1, Cong ty Dong Yun 2, công ty QingDu Thẩm Quyến , Cong ty Dong Yun Zhongshan ,cong ty Dong Yun Quanzhou , công ty Dong Yun Việt Nam , Công ty Dong Yun Thái Lan... Tập đoàn sản xuất trục đặc biệt : Công ty Dong Yun 3 , Cong ty Dong Yun Vũ Hán , Cong ty Dong Yun Philippin … Tập đoàn phát triển đa nguyên hoá : chế tạo máy móc, hoá chất, khuôn mẫu ngành Magiê … Sản xuất của công ty vô cùng phong phú, chủ yếu là sản xuất các loại bao bì, nylon các nhãn mác rượu, thuốc lá văn hoa trên gỗ, thảm giấy dán tường …. Sản phẩm của công ty có uy tín rất cao ở khu vực Đông Nam á xuất khẩu cả sang thị trường âu Mỹ , được chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 9000 : 2000 II. Thực trạng công tác quản lý sản xuất của công ty TNHH Dong Yun Việt Nam 1. Nghiên cứu và dự báo sản phẩm Công việc nghiên cứu và dự báo sản phẩm do phòng kinh doanh đảm nhiệm cơ sở đó sẽ có kế hoạch sản xuất sao cho hiệu quả nhất 2. Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn quá trình sản suất Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn công suất là một công việc quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động xuất kinh doanh của công ty Từ đó công ty TNHH Dong Yun đã có những kiểm kê đánh giá lại thiết bị máy móc của công ty như sau Bảng : Chủng loại và số lượng và công suất thiết bị máy móc chủ yếu của công ty S T T Tên máy Số lượng Nước sản xuất Nă m sản xuất Nă m sử dụn g Công suất Kế hoạch Thực tế s1 Máy tính Macintosh 50 Mỹ 199 9 5 2 Máy mài liên hợp MDC 2 Thuỵ sỹ 199 8 5 3 Máy mài bóng 2 Thuỵ sỹ 200 0 5 4 Máy mài đồng 2 Thuỵ sỹ 199 7 5 5 Máy điện phân LINO – Hell DC3000, DC3400 2 Đức 200 0 5 6 Máy Smart 3 Đức 200 0 5 7 Máy xử lý màu chuyên ATELIER 2 Đức 200 0 5 8 Máy khắc điện tử 4 200 0 5 LINO – Hell 1 Đức 200 0 5 OHIO 1 Mỹ 200 0 5 Máy khắc laser SCHEPER 2 Đức 200 0 5 Qui trình sản xuất trục in Khi khách hàng (1) có nhu cầu làm trục in bao bì sản phẩm sẽ đưa tư liệu cho nhân viên kinh doanh (2) của công ty . tư liệu làm trục của khách hàng thường là các đĩa mềm ( nếu có) các bản vẽ có thông số kỹ thuật các hình ảnh hoặc mẫu bao bì sản phẩm . bao bì sản phẩm khách hàng cần thường là các loại bao bì : Mì ăn nilon , bánh kẹo , nilon các loại. Đối tượng khách hàng chủ yếu mà công ty phục vụ là các nhà in lớn nhỏ, ngoài ra còn có các nhà sản xuất thực phẩm … Nhân viên kinh doanh (2 ) mang tư liệu làm trục về công ty và đưa tới cho phòng sản xuất. Phòng kế hoạch sản xuất là nơi có nhiệm vụ đăng ký hàng và len kế hoạch sản xuất cho sản phẩm, ngoài ra phòng sản xuất còn có trách nhiệm, theo dõi tiến độ sản xuất, phát lệnh sản xuất cho mỗi bộ hàng Sau khi dăng ký và lập kế hoạch của snr xuất sản phẩm xong, phòng kế họạch sản xuất (3) sẽ đưa tư liệu cho Phác thảo (4)Phác thảo có chức năng nhận dạng sản phẩm : nhận dạng kích thước sản phẩm, hình ảnh, màu sắc nội dung, hình dạng sản phẩm để hướng dẫn và chỉ thị cho các khau sau. Phác thảo sau khi nhận dạng sản phẩm, làm rõ các thông số kỹ thuật sẽ viết “phiếu ghi công” phiếu này có chức năng như một lệnh sản xuất đối với các bộ phận và như một phiếu tính sản lượng cho mỗi bộ phận, phiếu này cũng như căn cứ để phòng tài vụ tính lương cho công nhân viên trong nhà máy Tư liệu kỹ thuật từ chỗ phác thảo (4) qua các phiếu ghi công : sẽ đư xuống xưởng chế tạo (5) đê tiến hành cắt trục, đồng thời các tư liệu phải qu xử lý trên máy tính sẽ được đưa sản xưởng phim (6) Xưởng chế tạo (5) nơi xử lý sản phẩm thực tế bao gồm các công đoạn : cắt lõi đồng theo kích thước và chu vi ghi trên phiếu ghi công của phác thảo chuyển xuống – Khâu này đựoc goi là khâu gia công trục (5.1), tiếp đến sẽ tiến hành mạ đồng cho trục (5.2) rồi sau cùng là đưa lên máy để thực hiện mài. các khâu này đựoc tiến hành song song với khâu xử lý tư liệu hình ảnh Xưởng phim (6) có hai bộ phận là xử lý hình ảnh (6.1) và Mac (6.2) . Tư liệu hình ảnh trước tiên sẽ được chỉnh sửa dưới dạng hình điện phân (6.1 a) hoặc bản in phun (6.1 b) rồi đưa cho mac . Mac chuyên xử lý các phần chữ trên bao bì sản phẩm. Sau khi phần xử lý tư liệu hình ảnh hoàn chỉnh sẽ chuyển qua bộ phận Kiểm tra phim (7) Khi bộ phận kiểm tra phim kiểm tra thấy không có vấn đề gì nữa sẽ chuyển phim xuống bộ phận điêu khắc (8) lúc này bên xưởng chế tạo cũng sẽ chuyển cây trục đã qua xử lý thô xuống để tiến hành khắc điện tử Trục khắc xong sẽ được mạ một lớp Crôm (9) để đảm bảo độ bền của trục Mạ Crôm xong coi như hoàn tất một sản phẩm, trục sẽ được chuyển lên máy để tiến hành in thử (10) ra xem hiệu quả hình ảnh cuối cùng ra sao . Chất lượng cảu bản in thử phản ánh chất lượng trục in Trục làm ra cùng bản in thử sẽ được chuyển qua bộ phận tổng kiểm (11) để kiểm tra lại một lần nữa xem còn sai sót gì không, rồi chuyển tiếp qua bộ phận kiểm tra chất lượng (12). Bộ phận này sẽ có trách nhiệm xử lý những sai sót về mặt kỹ thuật hoặc những điểm làm không đúng với yêu cầu chế bản của khách hàng mà tổng kiểm tra chất lượng phát hiện ra Khi kiểm tra chất lượng phát hiện ra sai sót ở khâu nào, do bộ phận nào chịu trách nhiệm sẽ chuyển lại cho bộ phận đó, nếu không có sai sót gì sẽ chuyển tiếp cho bộ phận đóng gói (13) để đóng gói sản phẩm rồi giao cho khách hàng (1) như vậy đã kết thúc một quá trình làm ra một sản phẩm của công ty Qui trình sản xuất sản phẩm trục in Khách hàng (1) NV kinh doanh (2) P. sản xuất Bộ phận phác thảo Xưởng phim(6) Gia công Mạ đồng Mài bằng máy Xưởng chế tạo(5) Xử lý hình ảnh Mác Hình điện phân Bản in phun Kiểm tra phim (7) Điêu khắc (8) Kiểm tra chất lượng (12) Tổng kiểm (11) In thử (10) Mạ crôm Đóng gói (13) 3. Lập kế hoạch sản xuất Lập kế hoạch tổng hợp là một công việc có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp nói chung và của công ty Dong Yun nói riêng. Lập kế hoạch tổng hợp giúp nhà máy có đựơc định hướng trước được khối lượng sản phẩm sản xuất trên cơ sở đó mới xác định được nhu cầu về nguyên vật liệu, lao động và năng lực sản xuất và một kế hoạch chi tiết về mua sắm nguyên vật liệu, nhằm đảm bảo sản xuất ra thường xuyên, liên tục với chi phí thấp Lập kế hoạch tổng hợp Khi lập kế hoạch về khối lượng sản phẩm cần dựa trên Khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất của năm trước Tình hình số lượng và chất lượng lao động của nhà máy Tình hình trang thiết bị với đặc thù sản xuất của nhà máy sản phẩm cố định mang tính đặc trưng riêng, không cần đổi mới mẫu mã nên việc xây dựng kế hoạch sản xuất chủ yếu dựa trên công suất thực tế của máy móc trong đó chủ yếu là máy khắc điện tử rồi tính ra số lượng trục khắc trong một ngày ta có thể thấy được kế hoạch sản xuất qua bảng sau Bảng: Sản lượng trục khắc kế hoạch và thực tế giai đoạn 2002 – 2004 Năm 2002 2003 2004 KH TH KH TH KH TH Số lượng trục khắc 2170 2543 2670 3010 3020 3597 Đơn vị :1000 chiếc Kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu Sản phẩm của nhà máy rỗng là trục in chìm ( trục khắc điện tử ) vật liệu chính do các loại ống sắt rỗng có qui cách và kích thứơc khác nhau bên cạnh đó còn có các nguyên vật liệu phụ như ống sắt, mực in màu, đồng crôm, keo tổng hợp giẻ lau máy, và hoá chất các loại Trên cơ sở số lượng sản phẩm sản xuất 2004 và định mức nguyên vật liệu, nhà máy đã xây dựng kế hoạch nguyên vật liệu như sau STT Loại nguyên vật liệu Khối lượng Đơn vị 1 Mực in màu 1.500 kg 2 Đồng (Cu) 1000 kg 3 Crôm 1200 kg 4 Keo tổng hợp 500 kg 5 giẻ lau máy 500 kg 6 Dầu nhờn 2000 kg 7 Hoá chất 20.000 kg Ngoài ra còn có một số hoá chất khác dung dịch hoá họckhác để lau rửa làm vệ sinh trục in Công ty luôn cố gắng xây dựng kế hoạch tổng hợp và đặc biệt là kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu sát với thực tế, vì việc lập kế hoạch nhằm đảm bảo cho sản xuất diễm ra một cách thường xuyên và liên tục với chi phí thấp nhất mà chi phí nguyên vật liệu là nhân tố quan trọng trong tổng chi phí của các doanh nghiệp đặc biệt là đối với một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như công ty Dong Yun Tình hình chi phí sản xuất kinh doanh của nhà máy Chỉ tiêu / năm 2003 2004 Nguyên vật liệu Nhiên liệu động lực Tiền lương và các khoản phụ cấp Kháu hao tài sản cố định Chi phí bàn hàng Chi phí quản lý công ty Chi phí khác BHXH, BHYT Tổng chi phí xuất kinh doanh Điều độ sản xuất : sau khi công ty đã hoàn thành việc thiết kế hệ thống sản xuất và xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh sản phẩm thì đến công việc điều độ sản xuất việc đó do phòng sản xuất phụ trách và người phụ trách chính là Giám đốc sản xuất và người thực hiện công việc là nhan vien phòng sản xuất với nhiệm vụ chính đựoc thực hiện một cách khoa học và hợp lý .chính vì vậy công ty luôn thực hiện đúng hợp đồng đựoc khách hàng rất tín nhiệm Kiểm tra hệ thống sản xuất Công việc này do phòng KCS chịu trách nhiệm chính và kết hợp với việc tự kiểm tra của công nhân Tiêu chuẩn kiểm tra - Kế hoạch sản xuất - Đơn đặt hàng Các điểm kiểm tra thiết yếu trong hệ thống sản xuất của nhà máy là - Kiểm tra qui trình công nghệ - Kiểm tra chất lượng sản phẩm - Kiểm tra năng suất - Kiểm tra hàng dự trữ 4. Việc thực hiện đổi mới công nghệ Đây là biện pháp được công ty thực hiện và rất chú trọng trong thời gian qua phục vụ cho mục tiêu đảm bảo chất lượng. Để đổi mới công nghệ từng bước đầu tư có trọng điểm do nguồn vốn hạn hẹp, công ty đã dầu tư mua mới trang thiết bị phục vụ sản xuất các thiết bị đó của các nước tiên tiến như Thuỵ sỹ, Đức, Mỹ trang bị thiết bị hoàn toàn mới làm cho tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm xuống chi phí cho sản phẩm cũng được giảm xuống . 5. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng Công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm có vị trí hết sức quan trọng trong việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nhất là trong điều kiện hiện nay của công ty đang trong giai mở rộng qui mô ở thị trường Việt Nam Mỗi cán bộ công nhân viên luôn có mặt tại các công đoạn các đơn vị để kiểm tra chất lượng sản phẩm tự nâng cao tay nghề hoàn thiện bản thân . Sau mỗi công đoạn kiểm tra còn có bộ phận tổng kiểm tra chất lượng sau đó mới đưa đến tay khách hàng nếu bị hỏng hay lỗi ở giai đoạn nào thì được trả lại cho giai đoạn đó . do đó ai cũng có ý thức trách nhiẹm với sản phẩm của mình làm ra Chương III: phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong yun I. khó khăn và thuận lợi 1. Thuận lợi , khó khăn Năm 2004 là năm thứ 4 tập đoàn Chế bản Dong Yun nổi tiếng có mặt tại Việt Nam với đại diện chính thức là công ty TNHH Việt Nam Dong Yun Plate Making – thuộc tập đoàn Dong Yun 1 chuyên về ngành bao bì sản phẩm. Bốn năm là khoảng thời gian ngắn so với lịch sử phát triẻn của một công ty và cũng là một quá trình nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể lãnh đạo công nhân viên trong công ty Năm 2004 còn đánh dấu một sự kiện quan trọngtrong hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả của công ty Dong Yun Việt Nam nói riêng và của tập đoàn Chế bản Dong Yun nói chung tại thị trường Việt Namđó là sự xuất hiện của công ty TNHH Việt Nam Dong Yun Miền Bắc, cuối tháng 2 vừa qua chính thức đi vào sản xuất. Việc đầu tư xây dựng một nhà máy khắc trục điện tử đầu tiên và có qui mô lớn nhất miền Bắc Việt Nam hiện nay là một minh chứng rõ ràng nhất của tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và sự dầu tư đúng hướng của Dong Yun Việt Nam Sản lượng trục toàn công ty(bao gồm cả văn phòng tại Hà Nội là 18700 cây / năm tính trung bình 1 tháng công ty cung cấp cho thị trường 1500 cây trục in mang nhãn hiệu Dong Yun. Lượng trục in tăng lên 3100 cây so với năm 2003 ( khoảng 15600 cây, trung bình 1300 cây / tháng . như vậy tỷ lệ năng suất của công ty đạt xấp xỉ 20% / năm . Về hoạt động kinh doanh và cơ cấu nhân sự cũng có những bước tiến bộ đáng kể : mở rộng và đẩy mạnh tiếp thị tại miền Bắc, tăng số lượng nhân viên kinh doanh ( văn phòng Hà Nội) lên từ 2 đến 7 nhân viên , tăng số lượng nhân viên làm mẫu tại văn phòng để đáp ứng nhu cầu làm hàng ngày một nhiều của khách hàng Hà Nội. Và cũng với mục đích phục vụ khách hàng tốt hơn, công ty đã đầu tư mua thêm nhiều máy móc thiết bị hiện đại đặt tại văn phòng như : máy tính, máy in màu, máy in EPSON, máy Scan.. Song song với việc làm thị trường, làm nghiệp vụ, công ty cũng tiến hành đào tạo bỗi dưỡng nhân viên để làm hạt nhân phục vụ nhà máy sắp hoạt đọng tại Bắc Ninh . Riêng bộ phận kinh doanh, bên cạnh sự hậu thuẫn về chất lượng sản phẩm của công ty cũng đã nỗ lực hết sức để làm tốt công tác thị trường và công tác phục vụ khách hàng, bao gồm các dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng 2. Mục tiêu hoạt động trong năm 2005 Tiếp tục mở rộng thị trường tại Miền Bắc, tiến dần khai thác tại thị trường miền Trung, và thị trường tièm năng tại các nước lân cận Làm tốt và phát huy hơn nữa những ưu thế vốn có trong công tác phục vụ khách hàng . Nỗ lực hết sức trong việc xây dựng một thương hiệu mang tên Dong Yun , tạo uy tín tốt với khách hàng Xây dựng tên tuổi tại thị trường bắc Ninh và khu vực miền Trung Sản xuất thuận lợi, bảo đẩm chất lượng ổn định để nhà máy Bắc Ninh chính thức hoạt động Dần dần đưa nhà máy đi vào hoạt động một cách chuyên nghiệp Năm 2004 là năm chiếm lĩnh thị trường, là năm có những chính sách thích hợp hơn , mới mẻ hơn, các phương thức quản lý khoa học hơn, hợp lý hơn. Công việc của năm 2004 đặt nền móng cơ sở cho những bước tiến bước phất triển của công ty trong năm 2005 này . 3. Chiến lược phát triển của công ty TNHH Dong Yun Năm 1999 công ty bắt đầu xây dựng chiến lược phát triển hướng ra nước ngoài . ở Đông Nam á công ty đã xây dựng được rất nhiều chi nhánh công ty như : Công ty Dong Yun Việt Nam , công ty Dong như : Công ty Dong Yun Việt Nam , công ty Dong Yun Thái Lan, Công ty Dong Yun Philippin… Đa nguyên hoá cũng là chiến lược giúp công ty đứng vững , công ty luôn nắm mọi cơ hội sử dụng triệt để tài nguyên công ty và khai thác thị trường Bước vào giai doạn toàn cầu hoá hiện nay, công ty phải đối mặt với một cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt . công ty muốn phát triển đòi hỏi phải vươn ra khỏi khu vực mình , bước vào thị trường thế giới . Năm 2004 , tập đoàn bao bì Dong Yun đã cử nhân viên đi khảo sát thị trường và điều tra môi trường đầu tư , tình hình cũng không mấy lạc quan. Mô hình sản xuất cũ không còn ở các nứoc phát triển . Bước sang năm 2005 công ty phải tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật mới áp dụng những dây chuyền sản xuát tiến tiến , rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển trên thế giới . Đặt nèn móng cho bước phát triển tiếp theo của công ty. II. giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong giai đoạn tới của công ty 1. Xác định thị trường làm căn cứ để đưa ra phương án nâng cao chất lượng sản phẩm . Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay thi thông tin được coi như là một yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất xã hội. Thông tin kinh tế nó qua trọng ở cả quản lý vĩ mô và vi mô, nó có vai ttò quyết định sự thành bại của công ty doanh nghiệp nếu không nhận thức được tầm quan trọng của nó . Để có được chỗ đứng vững trên thị trường “màu mỡ” thì doanh nghiệp còn phải làm nhiều việc như phải thu thập thông tin kinh tế đủ lớn để đưa ra quyết định chính xác, cần thiết sao cho quá trình sản xuất kinh doanh thuận lợi nhất . trong nèn kinh tế thị trường như ngày nay nhiều doanh nghiệp đang đứng truớc nguy cơ phá sản do bán hàng không đủ tiêu chuẩn cạnh tranh , hàng ngoại cạnh tranh , thị trường không có nhu cầu , khách hàng không biết địa chỉ đến mua Nếu sản xuất mà không điều tra, nắm bắt yêu cầu thị trường , không nghĩ đến cạnh tranh và quảng cáo thì bị ngưng trệ hàng hoá là điều tất yếu . Vì vậy để khai thác thế mạnh của mình công ty Dong Yundã dầu tư kỹ thuật lâu dài, liên tục xây dựng kế hoạch đào tạo xây dựng đội ngũ công nhân viên đủ mạnh có khả năng tiếp thu mọi sự tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo tiềm năng vững vàng cho nhu cầu phát triển của công ty sau này nhiều hơn tốt hơn hàng của các công ty cạnh tranh 3. Mở rộng áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. Ban lãnh đọ công ty tiến hàn họp bàn , rút kinh nghiệm và xem xét mở rộng mô hình này cho các chi nhánh. Mục tiêu củ công ty khkông phải là có đượcc chứng chỉ mà là hiệu quả của ISO 9000 . Trong điều kiện hiện nay của công ty thì hầu hết các thiết bị đề được sản xuất trước năm 2000 sau một thời gian hoạt động không còn đáp ứng được như mong muốn ( thiết bị đã cũ lạc hậu, trình độ tay nghề công nhân không đồng đều …) Ban lãnh đọ công ty cần tiến hành xây dựng các bước sau Cam kết lãnh đạo : các cấp quản lý trong công ty phải nhận thức rõ đựoc trách nhiệm của mình và cam kêtư thực hiện hệ thống ISO 9000 : 2000 . Xây dựng chính sách chất lượng và công bố rõ ràng cho cán bộ trong công ty cùng biết để cùng thực hiện Thành lập ban lãnh đạo và lực lượng nhân viên: thành lập ban lãnh đạo quản lý chất lượng do giám đốc điều hành đứng đầu và các thành viên là những người đứng đầu các phòng ban và toàn bộ thành viên đứng đầu các khâu Phổ biến nhận thức về ISO : Mọi người cần được biết nhằm giúp nhan viên hiểu rõ bản chất của ISO và mục tiêu cũng như lợi ích của nó đem lại khi áp dụng mô hình này Mô hình quản lý chất lượng Hiện nay lực lượng làm công tác quản lý chất lượng của công ty khá mỏng trong khi đó công việc đồi hỏi phải kiểm tra thường xuyên liên tục qua các khâu . Bên cạnh đó triển khai ISO thì việc cơ cấu lại đội ngũ cán bộ để đảm bảo nguồn nhân lực cho quá trình triển khai , theo dõi chất lượngvà quản lý sản phẩm là công việc cần thiết phải làm Giám đốc là người chịu trách nhiẹm trực tiếp về chất lượng là người đề ra chính sách , phê duyệt các tài liệu cho các phòng ban soạn thảo Ban chỉ đạo ISO 9000 gồm các chủ chốt các phòng các tổ trưởng kỹ thuật chịu trách nhiệm biên soạn tài liệu , thủ tục hướng dẫn có liên quan Phòng KCS có chức năng kiểm tra và tổng kiểm tra ,. Phối hợp với tất cả các bộ phận có liên quan Chất lượng là một vấn đề quan trọng, không chỉ là lý thuyết dơn thuần là một thực tế đã được chứng minh. Chất lượng phù hợp với nhu cầu của thị trường sẽ là động lực mạnh mẽ nhất cho mỗi doanh nghiệp trên con đương hội nhập và phát Giám đốc Ban chỉ đạo ISO Phòng chất lượng KCS Phân xưởng triển. Là nhân tố làm tăng tính hiệu quả và linh hoạt của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh 4. Xây dựng cụ thể hoạt động cho tổ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm Chất lượng đựoc coi như là một biểu hiện hệ thống các quan hệ sản xuất đựoc tạo ra trong tập thể lao động với sức mạnh đặc biệt Thực hiện đúng hướng dẫn công nghệ và các điều kiện kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật ,các tiêu chuẩn của công ty Tổ sản xuất có quyền tạo ra những điều kiện để thành viên của tổ tham gia một cách tích cực vào phong trào hợp lý sản xuất , cải tiến kỹ thuật Tiến hành một cách tích cực nhằm giải quyết có hệ thống các phế phẩm Không ngừng phát triển sáng kiến và sáng tạo của mọi thành viên trong tổ sản xuất Thực hiện kiểm tra liên tục các thành viên đối với công tác và dkết quả lao động của họ Kết luận Trưởng thành từ nhỏ đến lớn, từ thô sơ đến hiện đại, từ chưa hoàn thiẹn đến ngày càng hoàn thiện hơn . công ty TNHH Việt Nam Dong Yun bay giờ đã trở thành một bộ phận quan trọng trong việc cung cấp những sản phẩm như bao bì , sản xuất bản trục đặc biệt , phát triển đa nguyên hoá , góp phần vào sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Với tình thầntự hoàn thiện bản thân không ngừng học hỏi vươn lên về mọi mặt . sản xuất có hiệu quả , thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng , đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được quan tâm . Các mặt quản lý sản xuất cũng có những bước chuyển biến đáng phấn khởi góp phần vào thành công của công ty Công ty luôn nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi trong công tác quản lý nhất là công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm. điều này mang lại cho công ty một hệ thống tương đối hiện đại và linh hoạt. Bên cạnh đó công ty cũng gặp kkhông ít khó khăn trở ngại trong quá trình thực hiện. Tài liệu tham khảo 1. Tên sách: Tổ chức và Quản lý sản xuất - NXB Lao động Hà Nội - 2004 2. Tên sách: Quản lý sản xuất - NXB Thống kê Hà Nội 1998. Gérard chevalier - Nguyễn Văn Nghiến. 3. Tên giáo trình: Khoa học quản lý (tập II). NXB: khoa học và kỹ thuật Hà Nội - 2002. 4. Kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp, NXB Giáo dục - 1998. 5. Quản lý chất lượng đồng bộ John. Oaklan - DD HQTQD 1995 - NXB Thống kê 1995 - Hà Nội 1995. 6. Đổi mới quản lý chất lượng sản phẩm trong thời kỳ mới - GS. Hoàng Mạnh Tuấn - NXBKH và KT 1997 - Hà Nội 1997. 7. Quản lý chất lượng dụng cụ. Trần Sưu NXB KH và KT 1996. 8. Tổ chức và quản trị kinh doanh - Vũ Trọng Hùng dịch - NXBTK 1995 - Hà Nội 1995. 9. Trương Đoàn Thể - Giáo trình Quản trị sản xuất và tác nghiệp - NXB Thống kê - Hà Nội 2002. Lời mở đầu ............................................................................................................ 1 Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm .................... 1 I. Quản lý sản xuất. ............................................................................................ 1 1.Các khái niệm. ............................................................................................. 1 1.2. Quản lý sản xuất. ..................................................................................... 2 2. Mục tiêu của quản lý sản xuất. .................................................................... 3 II. Chất lượng sản phẩm. .................................................................................... 5 1. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. ........................... 5 1.1. Khái niệm chất lượng sản phẩm ............................................................... 5 1.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. ............................................. 6 2. Vai trò của chất lượng sản phẩm. ................................................................ 7 3. Các nhân tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và vai trò của quản lý sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. ........... 9 3.1. Các nhân tố của quá trình sản xuất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.. 9 3.1.1. Phương thức và công nghệ sản xuất. .................................................... 9 3.1.2. Kế hoạch sản xuất. ............................................................................. 10 3.1.3. Nguyên vật liệu đầu vào của quá trình sản xuất. ................................. 10 3.1.4. Việc đảm bảo tiến độ và các công đoạn của quá trình sản xuất. ......... 10 3.1.5. Công tác kiểm tra giám sát các giai đoạn sản xuất và phương pháp tổ chức quản lý sản xuất. .................................................................................. 11 3.1.6. Yếu tố con người. ................................................................................ 11 3.2. Vai trò của quản lý sản xuất trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. . 11 II. nội dung của quản lý sản xuất ...................................................................... 13 1. Nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm .................................... 13 1.1 Vai trò của nghiên cứu dự báo ............................................................... 13 1.2 Phân loại các loại hình dự báo ................................................................ 13 2. Thiết kế sản phẩm và công nghệ. .............................................................. 15 2.1. Thiết kế sản phẩm .................................................................................. 15 2.2. Thiết kế công nghệ ................................................................................ 16 3. Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn kế hoạch sản xuất phù hợp ...... 17 3.1 Hoạch định năng lực sản xuất ................................................................ 17 3.1 Lựa chọn quá trình sản xuất .................................................................... 18 4. Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp ........................................................... 19 5. Lập kế hoạch các nguồn lực...................................................................... 20 6. Điều độ sản xuất ....................................................................................... 20 7. Kiểm tra hệ thống sản xuất ....................................................................... 21 Kiểm tra qui trình công nghệ sản xuất có được chấp hành đầy đue hay không ? ..................................................................................................................... 21 chương II: Thực trạng công tác quản lý sản xuất và chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun ........................................................................................................ 21 i. quá trình hình thành và phát triển của công ty Dong yun ............................... 21 1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................. 21 2. Nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Dong Yun Việt Nam .......... 24 2.1 sơ đồ ....................................................................................................... 24 3. Các thành quả đạt được qua các năm ....................................................... 26 4. Đôi nét về công ty Dong Yun Việt Nam ................................................... 28 5. Các chuyên ngành của công ty Dong Yun . .............................................. 29 II. Thực trạng công tác quản lý sản xuất của công ty TNHH Dong Yun Việt Nam ........................................................................................................................ 29 1. Nghiên cứu và dự báo sản phẩm ............................................................... 29 2. Hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn quá trình sản suất .................... 29 3. Lập kế hoạch sản xuất .............................................................................. 35 4. Việc thực hiện đổi mới công nghệ ............................................................ 37 5. Nâng cao công tác kiểm tra chất lượng ..................................................... 38 Chương III: phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong yun I. khó khăn và thuận lợi ....................................................................................... 38 1. Thuận lợi , khó khăn ................................................................................. 38 2. Mục tiêu hoạt động trong năm 2005 ......................................................... 39 3. Chiến lược phát triển của công ty TNHH Dong Yun ................................ 40 II. giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong giai đoạn tới của công ty .... 41 1. Xác định thị trường làm căn cứ để đưa ra phương án nâng cao chất lượng sản phẩm . .......................................................................................................... 41 3. Mở rộng áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000. .. 41 4. Xây dựng cụ thể hoạt động cho tổ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm ............................................................................................................ 43 Kết luận ............................................................................................................... 44 Tài liệu tham khảo ............................................................................................... 44

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Hoàn thiện công tác quản lý sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty Dong Yun.pdf
Tài liệu liên quan