Luận văn Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông

Tài liệu Luận văn Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông: LUẬN VĂN: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra một trang sử mới trong phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. WTO mở ra nhiều cơ hội mới để cả nền kinh tế nước ta cũng như mỗi doanh nghiệp thu hút thêm sức mạnh để tăng năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững. Trong xu hướng tích cực chủ động hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông nói riêng cần phải đón đầu nắm bắt những cơ hội và hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực - coi đó như là những thách thức cần phải vượt qua. Vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) Việt Nam hiện nay là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện thị trường có s...

pdf111 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Việc Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mở ra một trang sử mới trong phát triển kinh tế xã - hội của đất nước. WTO mở ra nhiều cơ hội mới để cả nền kinh tế nước ta cũng như mỗi doanh nghiệp thu hút thêm sức mạnh để tăng năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh và bền vững. Trong xu hướng tích cực chủ động hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông nói riêng cần phải đón đầu nắm bắt những cơ hội và hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực - coi đó như là những thách thức cần phải vượt qua. Vấn đề cấp bách đặt ra cho các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) Việt Nam hiện nay là làm thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện thị trường có sự tham gia của các tập đoàn quốc tế đổ bộ vào Việt Nam, thời hậu WTO. Trên cả thị trường trong nước và quốc tế, năng lực cạnh tranh hiện nay của hầu hết các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam được đánh giá là còn thấp. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đó là do năng lực tài chính của các doanh nghiệp XDCTGT còn rất khiêm tốn, đã hạn chế các doanh nghiệp trong việc tập trung vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu, xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, nâng cao năng lực quản lý và điều hành, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, sử dụng nhân lực và các nhu cầu phát triển khác của doanh nghiệp. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp XDCTGT là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên "sân khách" mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên "sân nhà". Xuất phát từ thực tế trên, việc tìm giải pháp tài chính để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp x XDCTGT Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế hiện nay là yêu cầu rất thiết thực và cấp bách. Đó chính là lý do tác giả nghiên cứu đề tài: "Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông". 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu khả năng cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của tài chính trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Phân tích các đặc điểm của doanh nghiệp XDCTGT và đặc điểm của sản phẩm XDCTGT ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. - Đánh giá thực trạng tình hình tài chính, thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT trong hoạt động kinh doanh từ đó đề xuất các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT trong điều kiện hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh và các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Năng lực cạnh tranh và việc sử dụng các giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT là vấn đề rất rộng lớn. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu thực tế ở các doanh nghiệp XDCTGT Nhà nước trong lĩnh vực cầu, đường bộ. Đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT, ngoài việc đánh giá chung, luận văn tiến hành khảo sát, phân tích số liệu ở một số doanh nghiệp cụ thể từ năm 2004 đến nay - đây cũng là thời kỳ mà khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được đặt ra bức thiết nhất. 4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngày càng gay gắt và khốc liệt. Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cho các doanh nghiệp XDCTGT nói riêng là một nội dung cần được quan tâm. Vấn đề này đã và đang trở thành vấn đề có tính thời sự được Chính phủ, cũng như các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Do vậy những nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh, nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh và vai trò của tài chính đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Đồng thời, về thực tiễn luận văn đã đánh giá thực trạng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng cầu đường bộ - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất một số giải pháp tài chính cụ thể nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT - đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp trong tình hình hiện nay. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Doanh nghiệp XDCTGT và vai trò của tài chính đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Chương 2: Thực trạng tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Chương 3: Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp XDCTGT. Chương 1 Doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và vai trò của tài chính đối với năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 1.1. doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong nền kinh tế thị trường ở nước ta Doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp XDCTGT nói riêng là một hệ thống phức tạp và đa dạng cả về số lượng lao động, cả về chuyên môn hay kết quả sản xuất, lẫn công nghệ sử dụng. Sự tiến triển của thị trường, các hình thức cạnh tranh mới, các công nghệ sản xuất mới xuất hiện thúc đẩy doanh nghiệp phải tự thích ứng, phải trở nên mềm dẻo hơn. Dưới áp lực của nhiều ràng buộc cả từ bên ngoài (Nhà nước, nhà cung cấp, khách hàng, các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp khác...) lẫn từ bên trong, doanh nghiệp phải quyết đoán để có thể tồn tại và phát triển. 1.1.1. Doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông và các mối quan hệ trong kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trừ các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động công ích, doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói chung có thể được hiểu là một tổ chức kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời, được luật pháp thừa nhận (pháp nhân hoặc thể nhân), được phép kinh doanh trên một số lĩnh vực nhất định, có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định do Nhà nước quy định cho từng loại hình doanh nghiệp có từ một chủ sở hữu trở lên, và chủ sở hữu phải đảm bảo trước pháp luật bằng toàn bộ tài sản của mình (trách nhiệm vô hạn hoặc trách nhiệm hữu hạn), có tên gọi riêng và hoạt động với doanh nghiệp riêng. Doanh nghiệp XDCTGT là một dạng doanh nghiệp mà chức năng chính của nó là sản xuất các sản phẩm xây lắp, xây dựng các công trình giao thông phục vụ giao lưu kinh tế trong xã hội. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XDCTGT luôn diễn ra trong một môi trường kinh tế - xã hội với những mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau của nhiều chủ thể kinh tế - xã hội khác nhau. Riêng trong phạm vi các quan hệ kinh tế có thể phân thành hai nhóm quan hệ: Nhóm các quan hệ kinh tế bên trong doanh nghiệp và nhóm các quan hệ kinh tế bên ngoài doanh nghiệp. Nhóm các mối quan hệ kinh tế bên ngoài doanh nghiệp gồm: Các mối quan hệ với ngân sách nhà nước, với cấp trên, với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn xây dựng, các tổ chức cung ứng vật tư thiết bị, các tổ chức tín dụng và với thị trường trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp XDCTGT. Doanh nghiÖp XD giao th«ng M«i sinh th¸ i tr­ êng C¸c chñ ®Çu t­ C¸c tæ chøc cung cêp vËt t­ m¸y mãc x©y dùng Nhµ n­ í c Nh÷ng ng­ êi lao ®éng XD CTGT C¸c ®èi thñ c¹nh tranh C¸c tæ chøc cung cÊp tiÒn vµ vèn cho x©y dùng C¸c c¬ quan t­ vên,thiÕt kÕ dÞch vô x©y dùng M«i tr­ êng M«i tr­ êng M«i tr­ êng c«ng nghÖy tÕ x· héi Hình 1.1: Mối quan hệ và môi trường kinh doanh của doanh nghiệp XDCTGT Doanh ghiệp XDCTGT Các chủ đầu tư Các tổ chức cung ứ vật tư máy móc xây dựng Các cơ quan tư vấn, thiết kế dịch vụ xây dựng Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn, thiết kế, dịch vụ diễn ra chủ yếu thông qua đấu thầu, ký kết hợp đồng, thanh toán và bàn giao công trình đã hoàn thành. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các tổ chức cung cấp vật tư, thiết bị, máy móc xây dựng là quan hệ mua bán tại cửa hàng hay theo bản hợp đồng cung cấp. Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước là những quan hệ về cấp phát vốn, các khoản thuế, lệ phí. Những quan hệ này được giới hạn trong khuôn khổ do luật định. Quan hệ kinh tế giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư cho vay, với bạn hàng, với khách hàng... phát sinh khi doanh nghiệp tiến hành các nghiệp vụ huy động vốn đầu tư qua liên doanh, qua phát hành cổ phiếu, qua vay tín dụng... và ngược lại cũng liên doanh, đầu tư cho vay vốn với các doanh nghiệp khác... Các quan hệ kinh tế này luôn bị chi phối bởi các quy luật kinh tế: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... và sự điều chỉnh của pháp luật của Nhà nước. Xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong cơ chế kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế này của doanh nghiệp hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu coi nhẹ, không nắm bắt và thiếu hiểu biết về nó thì cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không thể đạt tới đỉnh cao. Nhóm các quan hệ kinh tế trong nội bộ doanh nghiệp: Đó là những mối quan hệ về sản xuất - kỹ thuật - phân phối - tài chính và quan hệ hạch toán kinh tế giữa doanh nghiệp với các bộ phận trong doanh nghiệp, giữa các bộ phận với nhau và giữa doanh nghiệp, các bộ phận với người lao động nẩy sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2. Nhiệm vụ của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong nền kinh tế thị trường Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp XDCTGT có các nhiệm vụ chung sau đây: - Hoạt động sản xuất kinh doanh xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường GTVT về xây dựng các tuyến đường, các cây cầu, nhà ga, bến cảng... trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vận chuyển không ngừng tăng lên của nền kinh tế và nhu cầu đi lại của nhân dân. - Thực hiện đầy đủ các cam kết với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Giải quyết thỏa đáng các quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi. - Chăm lo đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. - Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh. - Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội. - Chấp hành luật pháp, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất và có nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.1.3. Hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trong nền kinh tế thị trường Hoạt động chủ yếu của các doanh nghiệp XDCTGT là xây dựng các công trình giao thông vận tải. Hoạt động ấy được tiến hành theo một số giai đoạn kế tiếp và có quan hệ mật thiết với nhau đó là: Nghiên cứu thị trường - chuẩn bị các yếu tố đầu vào - sản xuất - tiêu thụ. Nội dung cụ thể của từng giai đoạn đó là: * Giai đoạn nghiên cứu thị trường Thị trường theo nghĩa đen là nơi mua bán hàng hóa. Theo nghĩa rộng thị trường là nơi hay còn là một quá trình trong đó người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa cần mua bán. Trong XDCTGT thị trường tồn tại chủ yếu dưới dạng đấu thầu, đàm phán và một số hình thức khác. Hai lực lượng cung và cầu đóng vai trò chủ yếu trong thị trường sản xuất XDCTGT là các doanh nghiệp XDCTGT (bên cung) và các chủ đầu tư (bên cầu). Các doanh nghiệp XDCTGT có nhiệm vụ dùng năng lực sản xuất của mình để xây dựng các công trình theo nhu cầu và đơn đặt hàng (hợp đồng) của chủ đầu tư. Tham gia vào thị trường XDCTGT còn có các tổ chức dịch vụ, tư vấn, thiết kế đóng vai trò cung cho các chủ đầu tư và các tổ chức cung cấp máy móc thiết bị, vật tư dịch vụ đóng vai trò cung cho các doanh nghiệp XDCTGT. Khi nghiên cứu thị trường XDCTGT cần chú ý đặc điểm sau: - Vì sản phẩm XDCTGT có tính chất cá biệt cao, giá trị lớn, chúng được sản xuất theo đơn đặt hàng cho nên không thể sản xuất hàng loạt, không có thời gian lưu kho, chưa được xây dựng khi chưa có đơn đặt hàng và chào hàng. - Quá trình mua bán xảy ra trước lúc bắt đầu giai đoạn sản xuất (tức giai đoạn xây dựng công trình) thông qua việc đấu thầu và ký kết hợp đồng xây dựng và còn tiếp diễn thông qua các đợt thanh toán trung gian cho đến khi bàn giao công trình và quyết toán cuối cùng. - Việc tiêu thụ sản phẩm XDCTGT được tiến hành trực tiếp giữa người bán (doanh nghiệp XDCTGT) và người mua (chủ đầu tư) không qua khâu trung gian. - Quy luật cạnh tranh trong thị trường XDCTGT xảy ra phổ biến dưới hình thức đấu thầu. - Thị trường XDCTGT phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường đầu tư và định hướng phát triển của ngành, của đất nước. - Trong XDCTGT không có giá cả thống nhất cho một công trình toàn vẹn. - Marketing trong XDCTGT được tiến hành cá biệt cho từng trường hợp tranh thầu. Quảng cáo tiến hành chủ yếu thông qua các thành tích đã đạt được của doanh nghiệp trong việc xây dựng các công trình. - Vai trò của Nhà nước đối với XDCTGT lớn hơn so với ngành khác vì XDCTGT có liên quan đến vấn đề sử dụng đất đai, bảo vệ môi trường và nguồn vốn đầu tư của Nhà nước. * Giai đoạn chuẩn bị các yếu tố đầu vào - Yếu tố lao động, bao gồm số lượng và chất lượng lao động trong XDCTGT, trình độ tổ chức lao động khoa học, các biện pháp động viên, kích thích lao động. - Yếu tố tư liệu lao động, bao gồm các thiết bị, máy móc, nhà xưởng phục vụ cho XDCTGT. - Yếu tố đối tượng lao động, bao gồm vật liệu xây dựng, kết cấu xây dựng,... - Vốn cho xây dựng, bao gồm vốn cố định, vốn lưu động, đất đai, bản quyền sáng chế, phát minh... - Thông tin phục vụ cho quản lý sản xuất và kinh doanh. * Giai đoạn kết hợp các yếu tố đầu vào và tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm * Giai đoạn tổ chức tiêu thụ và thu tiền Bốn giai đoạn kể trên tạo nên nội dung cốt lõi của quá trình sản xuất kinh doanh XDCTGT. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp XDCTGT cần phải chú ý: Một là, áp dụng nhiều biện pháp nhằm rút ngắn thời gian xây dựng, tức là rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh hay rút ngắn thời gian thực hiện các khâu của quá trình kinh doanh. Hai là, nhận dạng đúng từng hình thái thị trường để có cách ứng xử phù hợp. Để có ưu thế trong thị trường xây dựng hoặc có thể thắng thầu xây dựng, các doanh nghiệp XDCTGT cần phải: - Cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. - Không ngừng phát triển và hoàn thiện công cụ lao động như máy móc và thiết bị xây dựng... - Hoàn thiện và áp dụng kỹ thuật thi công tiên tiến. - Hoàn thiện và áp dụng công nghệ mới trong XDCTGT. - Sử dụng vật liệu mới có hiệu quả, áp dụng cấu kiện mới, các cấu kiện đúc sẵn. - Hoàn thiện và hợp lý hóa các phương pháp tổ chức sản xuất xây dựng, đổi mới công nghệ quản lý sản xuất. Ba là, nắm vững môi trường kinh doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện trong những môi trường kinh doanh cụ thể. Để có hiệu quả cao, tối đa hóa lợi nhuận, bí quyết thành công của các nhà doanh nghiệp phụ thuộc trước hết vào khả năng phân tích và sự am hiểu môi trường kinh doanh từ đó hoạch định được chính xác chiến lược kinh doanh và thực hiện chiến lược đó một cách nhất quán, năng động, linh hoạt, không thụ động, cam chịu rủi ro đưa đến một cách ngẫu nhiên. Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp XDCTGT bao gồm: thị trường của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất xây dựng (vật tư, máy móc...); thị trường đầu ra tức là thị trường tiêu thụ sản phẩm XDCTGT (các chủ đầu tư); thị trường vốn (bao gồm thị trường chứng khoán, ngân hàng, tín dụng...); thị trường lao động; cơ quan chính quyền và công chúng xã hội. Người ta có thể chia thành hai nhóm: Nhóm thứ nhất: Gồm những yếu tố và mối quan hệ mà các doanh nghiệp có thể kiểm soát hoặc làm chủ được thông qua các mối liên hệ chằng chịt trên thị trường. Ví dụ số lượng sản phẩm bao nhiêu, chất lượng ra sao, dùng phương pháp công nghệ kỹ thuật và các nguồn lực sản xuất nào, giá cả và các trung gian phân phối... Nhóm thứ hai: Gồm các yếu tố, những mối liên hệ nằm ngoài khả năng kiểm soát của doanh nghiệp như các yếu tố chính trị, luật pháp, lạm phát... Doanh nghiệp phải tìm hiểu cặn kẽ để có phương thức xử lý thích hợp, đặc biệt phải tìm hiểu nghiên cứu, nắm vững luật pháp để thực hiện đúng, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh trước pháp luật. Bốn là, phải lựa chọn chiến lược sản xuất kinh doanh. Chiến lược sản xuất kinh doanh là phương hướng hoạt động cụ thể của doanh nghiệp. Nó quy định loại sản phẩm hay dịch vụ doanh nghiệp đảm nhận, quy mô sản xuất kinh doanh, các nguồn lực sản xuất, khả năng sinh lời cũng như triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Việc xác định mục tiêu của chiến lược sản xuất kinh doanh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Thông thường bao gồm: - Lợi nhuận. - Thế lực trong cạnh tranh. - An toàn, tránh những rủi ro. Để thực hiện chiến lược đã hoạch định, đòi hỏi phải xây dựng và thực hiện một hệ thống các chính sách như: - Chính sách sản phẩm. - Chính sách giá cả. - Chính sách phân phối. - Chính sách giao tiếp, quảng cáo... Cần phải có kế hoạch cụ thể triển khai chiến lược sản xuất kinh doanh. Năm là, Xác định giá trị sản lượng hoàn thành, đạt lợi nhuận cao nhất. Cần phải phân tích các loại chi phí, thu nhập... làm căn cứ tính toán sao cho giá trị sản lượng doanh nghiệp đạt được phải dừng lại ở đơn vị sản phẩm có chi phí cận biên bằng thu nhập cận biên. Nếu ít hơn thì doanh nghiệp sẽ không đạt lợi nhuận tối đa, nếu nhiều hơn thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ. 1.2. Đặc điểm sản phẩm xây dựng công trình giao thông và đặc điểm quy trình sản xuất xây dựng công trình giao thông 1.2.1. Đặc điểm sản phẩm xây dựng công trình giao thông Sản phẩm XDCTGT là các tuyến đường, các cây cầu, nhà ga, bến cảng... trực tiếp hay gián tiếp phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hóa, hành khách. Nó là bộ phận quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vận chuyển không ngừng tăng lên của nền kinh tế quốc dân và nhu cầu đi lại của nhân dân. Sản phẩm XDCTGT có những đặc điểm sau: Sản phẩm XDCTGT cố định tại nơi sản xuất cho nên chịu sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, địa chất, thủy lực, thủy văn... nơi công trình đi qua. Vì vậy trước khi thiết kế xây dựng đòi hỏi phải chi ra những khoản tiền để thăm dò, khảo sát thật kỹ lưỡng, đảm bảo cho việc đầu tư đúng mục đích, có hiệu quả cao; Ngân hàng thế giới gọi khoản tiền đó là khoản bảo hiểm để chống lại những quyết định sai lầm. Sản phẩm XDCTGT có khối lượng lớn, thời gian xây dựng dài cho nên chi phí lao động, vật tư, tiền vốn lớn do đó những sai lầm về xây dựng có thể gây nên những lãng phí rất lớn. Vì vậy phải có biện pháp sao cho tiết kiệm được chi phí, giảm tới mức thấp nhất khối lượng xây lắp dở dang tránh ứ đọng vốn. Đồng thời cũng phải xác định nhu cầu vốn sao cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục, đồng vốn không bị ứ đọng. Mặt khác để phù hợp với yêu cầu của công việc, quyết toán về tài chính cần phân biệt sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng của XDCTGT. Sản phẩm trung gian có thể là công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành. Sản phẩm cuối cùng là các công trình hay hạng mục công trình hoàn thành. Chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp XDCTGT phải có biện pháp thi công dứt điểm từng hạng mục công trình, tránh tình trạng thi công dàn trải gây ứ đọng và thất thoát vốn. Sản phẩm XDCTGT được sản xuất ngoài trời. Đòi hỏi phải có biện pháp tổ chức thi công hợp lý, giảm thời gian ngừng nghỉ do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu đồng thời có biện pháp tổ chức quản lý, cung ứng vật tư đều đặn, kịp thời, đầy đủ... điều đó lại liên quan đến việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất xây dựng. Giảm sự di chuyển, tiết kiệm chi phí. Sản phẩm XDCTGT thường được sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, được sản xuất ra ở những điều kiện, địa điểm khác nhau, chi phí cũng thường khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm. Sản phẩm XDCTGT tồn tại lâu dài: Đặc điểm này đòi hỏi công trình giao thông phải đảm bảo bền vững về mặt kỹ thuật và mỹ quan kiến trúc. Mặt khác do tồn tại lâu dài cho nên nhiệm vụ sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn, cải tạo và mở rộng là một nhu cầu tất yếu và phải giành một khoản chi phí lớn. Những đặc điểm trên của sản phẩm XDCTGT chi phối tới việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh có liên quan như: khảo sát, thiết kế, lựa chọn phương án thi công, kết cấu công trình, điều kiện mặt bằng thi công và cả về phương pháp tổ chức quản lý, tổ chức lao động, xác định nhu cầu vốn và khả năng đáp ứng nhu cầu vốn đó cho nên việc nắm vững những đặc điểm của sản phẩm do mình tạo ra là cần thiết đối với các doanh nghiệp XDCTGT. 1.2.2. Đặc điểm quá trình sản xuất xây dựng công trình giao thông Đặc điểm của sản phẩm XDCTGT tác động trực tiếp tới quá trình sản xuất xây dựng và tạo nên những đặc điểm riêng của nó. Bao gồm những đặc điểm sau: Điều kiện sản xuất xây dựng trong XDCTGT thiếu tính ổn định, luôn biến đổi theo địa điểm xây dựng. Cụ thể trong XDCTGT, con người và công cụ lao động luôn phải thay đổi theo địa điểm và giai đoạn xây dựng. Đặc điểm này làm khó khăn cho việc tổ chức sản xuất, làm nảy sinh nhiều chi phí cho khâu di chuyển lực lượng sản xuất và cho công trình tạm phục vụ sản xuất. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp XDCTGT phải chú ý tăng cường tính cơ động, linh hoạt và gọn nhẹ về mặt trang bị tài sản cố định, lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất linh hoạt, giảm chi phí liên quan đến vận chuyển, lợi dụng tối đa lực lượng xây dựng tại chỗ và liên kết tại chỗ để tranh thầu xây dựng, chú ý đến nhân tố chi phí vận chuyển khi lập giá tranh thầu. Đặc điểm này cũng đòi hỏi phát triển rộng khắp loại hình dịch vụ sản xuất phục vụ xây dựng như dịch vụ cho thuê máy xây dựng, cung ứng vận tải, sản xuất vật liệu xây dựng... Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng công trình) dài: Đặc điểm này làm cho vốn đầu tư xây dựng công trình và vốn sản xuất của các doanh nghiệp XDCTGT thường bị ứ đọng lâu tại các công trình đang được xây dựng, các doanh nghiệp XDCTGT dễ gặp phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian. Đặc điểm này đòi hỏi các doanh nghiệp XDCTGT phải chú ý đến nhân tố thời gian khi lựa chọn phương án, có chế độ thanh toán và kiểm tra thích hợp. Sản xuất XDCTGT phải tiến hành theo đơn đặt hàng cho từng trường hợp cụ thể thông qua hình thức ký kết hợp đồng sau khi thắng thầu. Đặc điểm này dẫn đến yêu cầu phải xác định giá cả của sản phẩm trước khi sản phẩm được làm ra và hình thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu xây dựng cho từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất XDCTGT. Sản xuất XDCTGT phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc năng nhọc. ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực sản xuất của các doanh nghiệp XDCTGT không được sử dụng điều hòa theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọn trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn... Đặc điểm này đòi hỏi doanh nghiệp XDCTGT phải lập tiến độ thi công hợp lý, áp dụng cơ giới hóa, chú ý đến nhân tố rủi ro vì thời tiết khi tranh thầu, xác định lượng vật tư dự trữ vật tư hợp lý để tránh ứ đọng vốn. Kỹ thuật thi công phức tạp. Đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự tính toán cụ thể. Một là phải bỏ vốn ra để đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị thi công; hai là đi thuê của doanh nghiệp khác. Tất cả các đặc điểm trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp XDCTGT, kể từ khâu tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất, trình độ kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, cấu tạo trang bị vốn cố định, chế độ thanh toán, chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm, chính sách đối với lao động, chính sách giá cả,... 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện nay 1.3.1. Hội nhập quốc tế và sự ảnh hưởng của nó tới năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Thực tế đã chứng minh một nền kinh tế không thể phát triển nếu không hội nhập với cộng đồng kinh tế quốc tế, đặc biệt với những nước đang phát triển như Việt Nam. Hàng hóa của các doanh nghiệp Việt nam phải chịu thuế cao ở nhiều thị trường lớn là một nguyên nhân làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung. Mặt khác nếu không hội nhập thì khó thu hút được các nhà đầu tư quốc tế sẽ làm nền kinh tế thiếu hụt nguồn vốn đầu tư để phát triển. Cùng với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, nhất là từ sau Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đã mở đường cho chiến lược phát triển hội nhập và mở cửa, Việt Nam đã và đang ngày càng tham gia tích cực vào quá trình hội nhập. Toàn cầu hóa và khu vực hóa làm cho nền kinh tế Việt Nam bắt đầu vận động theo những hình thái mới: Năm 1992, Việt Nam ký hiệp định hợp tác kinh tế - thương mại với cộng đồng Châu âu (EU), Nhật Bản và là quan sát viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN); Năm 1995, chính thức gia nhập ASEAN và cam kết trong giai đoạn 1996 - 2006 triển khai thực hiện chương trình của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); Năm 1998 là thành viên của Diễn đàn hợp tác Châu á Thái Bình Dương (APEC); Năm 2000 ký kết Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ; Năm 2006, chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới... Tính đến nay Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 150 nước và vùng lãnh thổ. Bằng việc cắt giảm thuế quan trong tiến trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia về mặt kinh tế và đặt các doanh nghiệp trong nước nằm trong một mặt bằng kinh tế chung với các doanh nghiệp nước ngoài. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp XDCTGT nói riêng phải phấn đấu nâng cao khả năng cạnh tranh của mình để tồn tại và phát triển không chỉ trên thị trường quốc tế mà ngay cả ở trong nước. Như vậy, hội nhập chịu sức ép của cả yếu tố chủ quan và khách quan và là một xu thế tất yếu mà cộng đồng doanh nghiệp phải đón nhận và có những giải pháp thích hợp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh. 1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông khi tham gia hội nhập Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo cho các doanh nghiệp XDCTGT nhiều cơ hội thuận lợi: Thứ nhất, nhờ cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam mà tạo ra khả năng giảm thấp chi phí đầu vào, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có doanh nghiệp XDCTGT. Thứ hai, môi trường kinh doanh và đầu tư được cải thiện, các quốc gia và các doanh nghiệp có thêm nhiều điều kiện để tiếp nhận nguồn vốn quốc tế với nhiều hình thức đa dạng. Hiện nay, nguồn tài chính lại vẫn đang là điểm nóng đối với các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam, vì vậy, tận dụng được các nguồn vốn vay ưu đãi chính thức, vay thương mại, các nguồn viện trợ của nước ngoài, hoặc qua con đường hợp tác liên doanh, liên kết, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các chương trình dự án hỗ trợ phát triển là con đường lựa chọn thích hợp. Thứ ba, nhờ mở cửa thị trường đã góp phần giúp các doanh nghiệp XDCTGT Việt nam tiếp cận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật tiên tiến hiện đại của thế giới với giá rẻ hơn hoặc thông qua con đường chuyển giao công nghệ, rút ngắn những bước đi dò dẫm, giảm chi phí trong công tác nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, thông qua nhiều con đường như liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ... các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam có thể tiếp nhận nhanh chóng công nghệ, kỹ thuật hiện đại, nâng cao năng suất lao động, cải tiến chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính mình. Thứ tư, nhờ hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận, học tập những kinh nghiệm và kỹ năng quản lý tiên tiến của thế giới. Một trong những điều kiện để thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa là sự phát triển của công nghệ thông tin - viễn thông. Kết quả của hệ thống thông tin toàn cầu còn là điều kiện để nâng cao dân trí, mở rộng và giao lưu giữa các dòng văn hóa, các dân tộc, tạo điều kiện cho việc tiếp xúc với một thế giới mở, nâng cao năng lực đổi mới và hiện đại hóa công tác quản lý, trao đổi những tri thức và kinh nghiệm đã được tìm tòi, đúc kết từ bao đời, hưởng thụ nền văn minh nhân loại, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Đồng thời xu thế cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên trí tuệ, cũng là cơ hội tiềm tàng có nhiều hứa hẹn đối với những nền kinh tế non trẻ. Tuy nhiên, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp XDCTGT. Thứ nhất, Vai trò bảo hộ của Nhà nước sẽ yếu dần đi và không còn nữa. Các doanh nghiệp XDCTGT buộc phải cạnh tranh không những ở thị trường nước ngoài mà còn phải thực hiện cạnh tranh với các đối thủ hùng mạnh trên thế giới ngay tại thị trường trong nước. Có thể nói là các doanh nghiệp phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không biên giới. Các đối thủ tiềm năng chính của các doanh nghiệp Việt Nam là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, Pháp thì đã có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam khoảng vài chục năm. Trong bối cảnh đó, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp XDCTGT là vô cùng cần thiết và cấp bách. Thứ hai, năng lực cạnh tranh của Việt Nam nói chung còn ở thứ bậc thấp trên cả ba cấp độ: quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm. Xét về các chỉ số cạnh tranh của nền kinh tế, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới, năm 2002 Việt Nam xếp thứ 68/75 nước được xem xét; năm 2003: 60/102; năm 2004: 77/104; năm 2005: 74/125 và năm 2006 xếp thứ 77/125 nước được xếp hạng. Như vậy, chỉ số cạnh tranh quốc tế của Việt Nam ngày càng lùi xa vị trí xếp hạng đầu tiên trong bảng. Từ đó cho ta thấy, trong thời gian qua, năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam vẫn còn yếu kém so với nhiều nước khác, nếu không muốn nói ít nhiều đã có sự thụt lùi. Thứ ba, quá trình hội nhập cũng tạo ra nguy cơ lây nhiễm các rủi ro của nền kinh tế thế giới. Do quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa được quốc tế hóa cao độ, thị trường thế giới hình thành một thể thống nhất. Sự rủi ro hoặc khủng hoảng ở một quốc gia bất kỳ cũng tạo ra nguy cơ khủng hoảng của cả hệ thống thế giới. Trong quá trình tham gia hội nhập, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của sự rủi ro chung của kinh tế thế giới và lôi kéo các doanh nghiệp Việt Nam vào vòng xoáy của nó Trình độ công nghệ, quản lý, khả năng khai thác thông tin thị trường cũng như thực tiễn về kinh doanh quốc tế của các doanh nghiệp XDCTGT Việt Nam là rất yếu kém nên việc tham gia vào thị trường quốc tế không tránh khỏi những khó khăn thậm chí thất bại. Tuy vậy, nhìn chung những lợi ích từ hội nhập là cơ bản và to lớn. Vì vậy, thách thức cạnh tranh ngày càng lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp XDCTGT nói riêng. Các doanh nghiệp XDCTGT cần chú ý tới những thay đổi mang tính đột phá để có thể chuẩn bị tương đối sẵn sàng trong bối cảnh cạnh tranh từ nước ngoài đang cận kề và thực tế sẽ đến rất nhanh. 1.4. năng lực cạnh tranh và vai trò của tài chính đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 1.4.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.4.1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các học thuyết kinh tế thị trường, dù trường phái nào đều thừa nhận rằng: cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cung - cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường, là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Hiểu theo nghĩa thông thường, cạnh tranh là sự cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau. Dưới góc độ kinh tế học, cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. Đối với doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu của doanh nghiệp là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận tối đa trên cơ sở cùng ganh đua với các đơn vị khác để giữ và mở rộng thị phần trên thị trường. Vì vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể được xem xét như là khả năng đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để giành được thị phần cung cấp sản phẩm một cách lâu dài và thu lợi nhuận ngày càng cao hơn, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định và bền vững cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể kinh doanh một hay nhiều sản phẩm, dịch vụ. Giữa năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ có sự khác nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là thị phần của sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một khái niệm rộng hơn năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thông qua lợi nhuận, thị phần của doanh nghiệp, thể hiện qua chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cũng thể hiện qua năng lực cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Giữa năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, trước hết các sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh phải có năng lực cạnh tranh, phải chiếm lĩnh được một thị phần đáng kể trên thị trường. Một sản phẩm có năng lực cạnh tranh cũng phản ánh một phần năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngoài việc tìm mọi biện pháp để gia tăng lợi nhuận một cách lâu dài và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, rất cần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể không đề cập đến năng lực cạnh tranh quốc gia vì giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết. Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế có thể tạo ra tăng trưởng bền vững trong môi trường kinh tế đầy biến động của thị trường thế giới. Ba cấp độ sức cạnh tranh có mối quan hệ qua lại mật thiết với nhau, tạo điều kiện cho nhau, chế định nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh tranh quốc gia. Một nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao. Ngược lại, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thì môi trường kinh doanh phải thuận lợi, các chính sách vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được; nền kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả... nghĩa là, năng lực cạnh tranh quốc gia cao là nền tảng để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét về biểu hiện bề ngoài, có thể thấy có hai tiêu chí lớn thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đó là: Thị phần: Thị phần của một doanh nghiệp về một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định được đánh giá bằng tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu của doanh nghiệp so với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại sản phẩm, dịch vụ đó trên thị trường. Thị phần càng lớn càng thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh, doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, dù nó là địa phương hay thế giới. Lợi nhuận: Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp cuối cùng phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, là số chênh lệch giữa tổng doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp với toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong một thời kỳ nhất định. Xét tổng thể xu hướng biến đổi lợi nhuận của doanh nghiệp trong mối tương quan với các doanh nghiệp khác; xét trong ngắn hạn và dài hạn để thấy được doanh nghiệp có thể tiếp tục đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh hay không, bởi vì nếu lợi nhuận được duy trì bền vững và có khả năng gia tăng (đặt trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và trong lâu dài) chứng tỏ sự vững chắc về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Xét về tiêu chí chiều sâu, Diễn đàn kinh tế thế giới sử dụng hai chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là: Mức độ tinh xảo của các chiến lược kinh doanh và chất lượng môi trường kinh tế vi mô cho doanh nghiệp hoạt động. Một là, mức độ tinh xảo của các chiến lược kinh doanh. Mức độ tinh xảo của các chiến lược kinh doanh là một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là bởi vì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc lựa chọn chiến lược cạnh tranh và các hoạt động tạo ra, tìm kiếm, vận dụng và duy trì lợi thế cạnh tranh - một bộ phận cốt yếu của chiến lược kinh doanh. Chỉ số mức độ tinh xảo của các chiến lược kinh doanh được xây dựng nhằm đánh giá tri thức, công nghệ, vốn vật chất và kỹ năng quản lý được thể hiện trong chiến lược kinh doanh, trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều thước đo được sử dụng để đo lường chỉ số này như trình độ công nghệ sản xuất, mức độ hoạt động tiếp thị, tính đặc thù của sản phẩm và tham gia thị trường quốc tế... Hai là, chất lượng môi trường kinh tế vi mô cho doanh nghiệp hoạt động. Chất lượng môi trường kinh tế vi mô cho doanh nghiệp hoạt động là một chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì chính chất lượng môi trường kinh tế vi mô sẽ quyết định đến vhất lượng sản phẩm, năng suất lao động và giá thành sản phẩm... của doanh nghiệp. Đây lại chính là những yếu tố thiết yếu để doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh. Môi trường kinh tế vi mô cho doanh nghiệp hoạt động chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố như chất lượng và chi phí các đầu vào cho sản xuất kinh doanh; nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ; trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp; chất lượng đội ngũ nhân viên... 1.4.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ảnh hưởng và quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có rất nhiều nhân tố. Việc nắm bắt được từng nhân tố ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố sẽ giúp lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra các biện pháp thích hợp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp một cách hiệu quả và bền vững. Xét theo phạm vi, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được chia thành hai nhóm: nhóm các nhân tố thuộc về bên trong doanh nghiệp và nhóm các nhân tố thuộc về bên ngoài doanh nghiệp. a) Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Các nhân tố bên trong doanh nghiệp là những nhân tố chủ yếu quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có rất nhiều nhân tố, đó là: 1- Năng lực tài chính của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có vốn. Vốn phải tích tụ và tập trung đến một lượng nhất định để thuê được đội ngũ cán bộ quản lý, lao động lành nghề, để đầu tư kỹ thuật công nghệ hiện đại và để quảng cáo, chào hàng… do đó vốn là tiền đề để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực tài chính của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở số vốn hiện có mà nó còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực tài chính trong và ngoài doanh nghiệp. Năng lực tài chính đủ mạnh cho phép doanh nghiệp mở rộng qui mô sản xuất, đầu tư công nghệ kỹ thuật hiện đại từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, chiến thắng thường thuộc về những đối thủ trường vốn. 2- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị chi phối bởi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp đúng hay sai. Nếu có chiến lược kinh doanh đúng thì sức cạnh tranh sẽ được nâng lên. Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các chiến lược về sản phẩm, về thị trường, chiến lược về đổi mới công nghệ, về đầu tư dài hạn, về nguồn nhân lực… Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là những định hướng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai (gồm trong cả ngắn hạn và dài hạn), thể hiện mục tiêu của doanh nghiệp và con đường để đạt mục tiêu đó. Để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích đúng đắn nhu cầu thị trường, phân tích chính xác lợi thế và các bất lợi của doanh nghiệp từ đó xác định thị phần cho mình. Do đó chiến lược kinh doanh thể hiện phương thức khai thác có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài doanh nghiệp, thể hiện mảng thị trường nhất định mà doanh nghiệp tập trung khai thác và phát triển những sản phẩm mà doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh. Như vậy, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp không những ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh hiện tại mà còn quyết định đến cả năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. 3- Trình độ kỹ thuật công nghệ Một nguyên lý do C. Mác nêu ra từ thế kỷ XVIII và đã được thực tiễn lịch sử chứng minh là: Công cụ lao động quyết định năng suất lao động. Hơn thế nữa, trong điều kiện kinh tế tri thức ngày nay, khi mà hàm lượng tri thức được vật chất hóa thành kỹ thuật công nghệ, mà cùng với nó là hàm lượng tri thức trong sản phẩm ngày càng cao thì kỹ thuật, công nghệ trở thành yếu tố then chốt, quyết định trong việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm. Tức là, nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Điều này lý giải tại sao các doanh nghiệp của các nước có nền công nghiệp phát triển thường chiếm ưu thế áp đảo trong cạnh tranh so với các nước kém phát triển. 4- Kinh nghiệm, sở trường Nói đến kinh nghiệm, sở trường là nói đến những lĩnh vực mà doanh nghiệp đã từng làm và đạt kết quả. Khi doanh nghiệp càng có nhiều kinh nghiệm thì chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, có nghĩa là khả năng cạnh tranh của sản phẩm của doanh nghiệp cao, do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng sẽ được nâng cao. 5- Khả năng quản lý Nói đến khả năng quản lý của một doanh nghiệp là nói đến phương thức, quy trình quản lý và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Phương thức quản lý không phù hợp sẽ dẫn tới tăng chi phí quản lý hoặc không kiểm soát tốt quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy làm giảm chất lượng sản phẩm. Trình độ, năng lực của các thành viên trong bộ máy lãnh đạo ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu các thành viên có trình độ, kinh nghiệm, khả năng đánh giá, năng động, có mối quan hệ tốt với bên ngoài thì họ sẽ không những đem lại cho doanh nghiệp lợi ích trước mắt như tạo công ăn việc làm, tăng doanh thu, lợi nhuận, mà còn cả uy tín và lợi ích lâu dài của doanh nghiệp - Đây mới là yếu tố quan trọng có tác động đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nói chung, khả năng quản lý kém có thể dẫn tới yếu kém toàn diện một doanh nghiệp, từ việc tăng chi phí đến không đảm bảo chất lượng và không làm tốt các biện pháp bổ trợ cần thiết như chăm sóc khách hàng, quảng cáo... 6- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ lao động của người lao động Yếu tố này phản ánh kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên tác nghiệp và công nhân trong doanh nghiệp. Trình độ tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ của người lao động và lòng hăng say làm việc của họ là một yếu tố tác động mạnh mẽ đến sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Bởi vì khi tay nghề cao, chuyên môn cao lại cộng thêm lòng hăng say nhiệt tình lao động thì tăng năng suất lao động là tất yếu. Đây là tiền đề để doanh nghiệp có thể tham gia và đứng vững trong cạnh tranh. 7- Chất lượng sản phẩm Theo nghĩa chung nhất, chất lượng được hiểu là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật. Từ đó có thể hiểu, chất lượng của một hàng hóa hay dịch vụ là tổng thể những yếu tố cấu thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà từ đó tạo cho nó những phẩm chất đáp ứng những nhu cầu sử dụng sản phẩm ấy của người tiêu dùng, chẳng hạn như chức năng, công dụng, sự tiện lợi, độ bền... Như vậy, rõ ràng khi mua hàng, khách hàng thường quan tâm rất nhiều đến chất lượng hàng hóa, nó tồn tại song song với quá trình đàm phán giá cả của người mua hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi và với giá cả hàng hóa như nhau, hiển nhiên khách hàng sẽ lựa chọn mua sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng tốt hơn. Có nghĩa là, hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao hơn sẽ có năng lực cạnh tranh cao hơn và ngược lại. 8- Thương hiệu của doanh nghiệp Thương hiệu của một doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Tạo lập được một thương hiệu có uy tín chính là tạo lập được một chỗ đứng vững chắc trong suy nghĩ của khách hàng về doanh nghiệp và về sản phẩm của doanh nghiệp. Nó là một yếu tố đảm bảo cho năng lực cạnh tranh lâu dài của doanh nghiệp. Các hãng kinh doanh lớn, có năng lực cạnh tranh cao trên thế giới đều có thương hiệu rất nổi tiếng, đều có một sự đầu tư có chiến lược, bài bản cho việc xây dựng, quảng bá, bảo vệ, duy trì và phát triển thương hiệu. Vì thế, việc đầu tư cho nghiên cứu, triển khai thương hiệu được coi là một nhân tố quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 9- Văn hóa doanh nghiệp Theo nghĩa chung nhất, văn hóa doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống bao gồm những giá trị, truyền thống, tập quán, lối ứng xử, nghi lễ, biểu tượng, chuẩn mực được hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của doanh nghiệp, có khả năng lưu truyền, tạo nên bản sắc riêng và có tác động sâu sắc tới tâm lý và hành vi của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Một trong những chức năng cơ bản của văn hóa doanh nghiệp là tạo ra cảm giác thống nhất của mọi thành viên, tạo ra hình ảnh "chúng tôi" tập thể, bảo đảm sự hài hòa giữa lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Trong văn hóa doanh nghiệp, mỗi thành viên của nó đều nhận thức được vai trò của mình trong hệ thống doanh nghiệp, nhận thức được những gì mà doanh nghiệp trông đợi và có thể đáp lại những trông đợi ấy như thế nào. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp động viên mọi nguồn lực trong doanh nghiệp và hướng những nguồn lực ấy vào việc phấn đấu cho mục đích của doanh nghiệp. Chẳng hạn như với quan điểm kinh doanh phải vì lợi ích người tiêu dùng do người tiêu dùng đem lại lợi ích cho doanh nghiệp hay quan điểm ứng xử với mọi nhân viên rằng doanh nghiệp là gia đình thứ hai của mình..., doanh nghiệp sẽ tạo ra những sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng và phát huy tính chủ động, sáng tạo của mọi nhân viên, từ đó tạo sức hấp dẫn cho sản phẩm của doanh nghiệp. Với sức hấp dẫn cao doanh nghiệp sẽ lôi cuốn và thu hút được nhiều khách hàng hơn. Hình ảnh doanh nghiệp thể hiện ở sức hấp dẫn được xem là có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp trên thương trường. b) Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Nhóm nhân tố này tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với tư cách là các yếu tố của cả nền kinh tế tác động chung đến các doanh nghiệp hoặc nó là nhân tố nằm ngoài tầm chi phối của doanh nghiệp. Thuộc nhóm nhân tố này có các yếu tố: Môi trường vật chất - kinh tế; môi trường công nghệ; môi trường chính trị - pháp luật; các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước; mức độ cạnh tranh trên thị trường; khả năng xuất hiện sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế. Thứ nhất, môi trường chính trị - pháp luật Hệ thống pháp luật giữ vai trò định hướng, chi phối toàn bộ các hoạt động xã hội, trong đó có hoạt động kinh doanh. Hệ thống pháp luật được xây dựng dựa trên nền tảng của các định hướng chính trị, nhằm quy định những hành vi mà các thành viên xã hội được làm và không được làm trong những hoàn cảnh nhất định, quy định những chế tài xử lý những hành vi vi phạm các mối quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ. Hệ thống pháp luật rõ ràng, công bằng, ổn định và được thực thi tốt tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, ổn định, thuận lợi từ đó khuyến khích các doanh nghiệp tăng đầu tư, kinh doanh lâu dài, làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp. Ngược lại, một hệ thống pháp luật không rõ ràng, thiếu ổn định sẽ làm các nhà kinh doanh không mạnh dạn đầu tư vì sự thay đổi bất lợi từ pháp luật, tất yếu sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong thời đại ngày nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi quốc gia mà còn trên cả phạm vi quốc tế. Các quan hệ chính trị giữa các quốc gia có thể đem lại lợi thế hay bất lợi cho việc chiếm lĩnh thị trường của các sản phẩm hàng hóa. Xã hội ổn định về chính trị, môi trường pháp lý vững chắc, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, về quyền sở hữu các sản phẩm khác sẽ là điều kiện tiền đề để tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Mặt khác, quan hệ quốc tế tốt đẹp sẽ thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các nước và hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường bên ngoài. Thứ hai, môi trường vật chất - kinh tế Môi trường vật chất - kinh tế là tổng thể các yếu tố về cơ sở hạ tầng kinh tế, điều kiện vật chất phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các đặc điểm của hệ thống kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp hoạt động. Trong tương quan cạnh tranh quốc tế, các yếu tố thuộc môi trường vật chất - kinh tế tạo nên những điều kiện tiền đề để tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nội địa nhờ vào lợi thế từ điều kiện tự nhiên, từ các lợi thế so sánh và cơ sở hạ tầng kinh tế, đồng thời đây cũng là nhân tố quyết định đến sức hấp dẫn đầu tư để đạt mục tiêu tăng trưởng bền vững. Thứ ba, môi trường công nghệ Môi trường công nghệ phản ánh trình độ phát triển khoa học, công nghệ của một quốc gia, phản ánh năng lực phát triển công nghệ trong nước, khả năng quản lý, khai thác và chuyển giao công nghệ. Môi trường khoa học công nghệ là kết quả của một hệ thống giáo dục đào tạo, chính sách nghiên cứu và phát triển trong một thời gian dài. Trình độ kỹ thuật công nghệ của một doanh nghiệp gắn liền và trong nhiều trường hợp, là kết quả của trình độ công nghệ chung của ngành và của quốc gia nên môi trường công nghệ của quốc gia tác động đến trình độ trang bị công nghệ của các doanh nghiệp, và từ đó tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Thứ tư, các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước Các chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước thể hiện quan điểm, định hướng phát triển nền kinh tế của Nhà nước, do đó tác động trực tiếp đến môi trường kinh tế vĩ mô của một đất nước. Chính sách kinh tế - tài chính thể hiện những ưu đãi, khuyến khích hoặc hạn chế đối với một số khu vực hay ngành kinh tế, hoặc chính sách khuyến khích chuyên môn hóa, khuyến khích áp dụng công nghệ tiên tiến, khuyến khích cạnh tranh... Chính sách kinh tế - tài chính đúng đắn, phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và làm cho việc phân bổ các nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Tác động của chính sách kinh tế - tài chính tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn là kết quả của năng lực thực thi các chính sách và năng lực làm việc của đội ngũ công chức Nhà nước. Chính sách kinh tế - tài chính đúng đắn, ổn định chỉ là điều kiện cần để tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp. Chính sách này cần được thực thi hiệu quả và đúng mục đích, được cụ thể hóa một cách minh bạch bằng các văn bản pháp quy, do vậy, Chính phủ cần có bộ máy đủ lớn song không cồng kềnh, không tham nhũng. Thứ năm, mức độ cạnh tranh trên thị trường Doanh nghiệp không thể tách rời khỏi thị trường vì thị trường là nơi cung cấp các yếu tố đầu vào, cũng là nơi quyết định sản phẩm có được tiêu thụ hay không. Mức độ cạnh tranh trên thị trường gay gắt hay không có ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Mức độ cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc vào số lượng các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh về loại sản phẩm, dịch vụ nào đó; năng lực cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường. Thứ sáu, mức độ tham gia vào phân công lao động quốc tế Tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế và phân công lao động quốc tế chứng tỏ quốc gia có sức cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế. Độ mở cửa của nền kinh tế làm cho thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường lao động... hoạt động linh hoạt nên doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, từ đó giúp tăng năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong quốc gia đó. Hơn nữa tham gia sâu rộng vào thị trường quốc tế tạo ra sức ép cạnh tranh, buộc doanh nghiệp không thể trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước mà phải tự tìm cách tồn tại và phát triển, đây chính là động lực buộc các doanh nghiệp phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tóm lại, các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng. Mỗi nhân tố có mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng khác nhau; các nhân tố lại ảnh hưởng đan xen lẫn nhau đối với khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp vì thế các doanh nghiệp cần phải xem xét đầy đủ các nhân tố, từ đó mà "gạn đục, khơi trong" tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho chính doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần sự trợ giúp đắc lực từ phía Nhà nước để tạo môi trường thuận lợi, làm chất "xúc tác" cho nền kinh tế cũng như cho doanh nghiệp có thể tự do cạnh tranh lành mạnh, phát triển đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế. 1.4.2. Vai trò của tài chính doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Toàn cầu hóa kinh tế là xu thế phát triển tất yếu, các nước dù muốn dù không đều chịu ảnh hưởng của quá trình này và doanh nghiệp cần trở thành nhân tố tích cực nhất tham gia toàn cầu hóa, nơi mà cạnh tranh đã được nâng lên tầm cao mới là cạnh tranh quốc tế với những qui tắc và thông lệ quốc tế. Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã cảm nhận được làn sóng cạnh tranh được ví như "sóng thần" khi các tập đoàn quốc tế đổ bộ vào việt Nam, thời hậu WTO. Bên cạnh đó, nền kinh tế tri thức với việc tôn vinh những sản phẩm có giá trị sáng tạo và hàm lượng chất xám cao cũng làm tính cạnh tranh trên thị trường trở nên sâu sắc hơn. Như vậy những bước đi đầu tiên của doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông trên thị trường trong và ngoài nước luôn đứng trước thách thức của cạnh tranh quốc tế và đứng trước các thử thách mang tính thời đại của công nghệ và tri thức. Nền kinh tế thị trường phát triển đã hình thành nên hệ thống các quan hệ tài chính phong phú và đa dạng phát sinh trong quá trình vận động và chuyển dịch của các luồng tài chính giữa các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Gia tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một mục tiêu lâu dài và cần sự nỗ lực từ nhiều phía, trong đó tài chính doanh nghiệp không chỉ là lực lượng vật chất bằng tiền mà còn là động lực làm thay đổi kết cấu lực lượng sản xuất, giải phóng nguồn lực xã hội để điều khiển các hành vi kinh tế. Tài chính doanh nghiệp do đó có cả tác động trực tiếp và tác động gián tiếp tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vai trò đó của tài chính doanh nghiệp được thể hiện như sau: Thứ nhất: Đảm bảo đủ nguồn tài chính cho doanh nghiệp. Thực hiện chức năng này, tài chính thực hiện công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính nhằm đảm bảo cho nhu cầu đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành, trước hết các doanh nghiệp cần phải có vốn - đây là yếu tố cơ bản đầu tiên. Doanh nghiệp không thể hoạt động sản xuất kinh doanh khi không có tiền để trả các hóa đơn mua hàng, mua nguyên vật liệu hay trả lương cho công nhân. Vốn cần cho sản xuất kinh doanh từ khi bắt đầu hoạt động cũng như quá trình sản xuất kinh doanh đang tiến hành. Trong cơ chế tập trung bao cấp trước đây vốn chỉ được hình thành từ hai nguồn chủ yếu đó là cấp phát của ngân sách nhà nước và vay qua ngân hàng. Vì vậy việc tạo vốn của doanh nghiệp vô cùng thụ động. Chuyển sang nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa, hơn lúc nào hết quy luật cạnh tranh và đào thải được phát huy hết tác dụng. Trong điều kiện ấy, để tồn tại và phát triển, buộc các doanh nghiệp phải chủ động, năng động và sáng tạo trong việc tạo vốn. Muốn đầu tư mở rộng sản xuất để giành lợi thế trong cạnh tranh đạt lợi nhuận cao đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động khai thác, thu hút vốn trên thị trường để đưa vào sản xuất một cách hợp lý nhất, hiệu quả nhất. Vấn đề ở chỗ phải xác định chính xác nhu cầu vốn, cân nhắc lựa chọn phương án, hình thức thu hút vốn thích hợp thông qua các đòn bẩy lãi suất, cổ tức, …Đó chính là khai thác chức năng phân phối, giám đốc của tài chính, đảm bảo cho doanh nghiệp luôn có đủ nguồn vốn thanh toán bất kỳ món nợ nào và bất kỳ lúc nào doanh nghiệp cần. Khi huy động nguồn tài chính phải đảm bảo rằng các nguồn tài trợ phù hợp với nhu cầu tài chính của doanh nghiệp, phục vụ tốt nhất cho các mục tiêu sản xuất kinh doanh. Thứ hai: Sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn tài chính của doanh nghiệp Việc sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả được coi là đòi hỏi đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu khắt khe của các quy luật kinh tế cơ bản đặt ra cho các doanh nghiệp là không phải sản xuất bằng bất cứ giá nào, cũng không phải bán cái mình có mà phải bán cái thị trường cần. Để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi phải sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng các biện pháp để quay nhanh vòng luân chuyển vốn, nâng cao khả năng sinh lời. Để phát huy vai trò này, trước hết phải đảm bảo sự ổn định về nguồn tài chính dài hạn, huy động đủ nguồn vốn cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hơn nữa các hoạt động mua hàng phải được cân nhắc tính toán với giá mua càng rẻ càng tốt nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Khi quyết định đầu tư cần cân nhắc kỹ để đầu tư vào lĩnh vực nào có tỷ suất sinh lời cao, đảm bảo vốn bỏ ra phải có khả năng thu hồi. Đây là nhiệm vụ vô cùng khó khăn, không chỉ đòi hỏi phải xác định rõ kết cấu hợp lý giữa các loại tài sản ngắn và dài hạn mà còn phải tìm cơ hội đầu tư tốt nhất. Thứ ba: Thông qua sử dụng các đòn bẩy kích thích, tài chính vừa tạo ra động lực, vừa tạo ra áp lực thúc đẩy DN nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách gắn liền lợi ích kinh tế của từng chủ thể cạnh tranh với việc đạt được các tiêu chí cạnh tranh. Vai trò kích thích, điều tiết của tài chính doanh nghiệp được thể hiện ở chỗ tạo ra "sức mua" hợp lý để thu hút vốn đầu tư, đồng thời cũng xác định giá bán hợp lý. Bằng việc xây dựng giá mua giá bán hợp lý sẽ có tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh. Khả năng kích thích, điều tiết của tài chính doanh nghiệp cũng có thể phát huy tác dụng ngay trong quá trình sản xuất thông qua các hoạt động phân phối thu nhập giữa các hội viên góp vốn. Phân phối tiền lương, tiền thưởng hợp lý sẽ kích thích tinh thần tự giác và sự gắn bó với doanh nghiệp cũng như tinh thần thi đua hăng hái trong lao động sản xuất của người lao động. Thứ tư: Là công cụ quan trọng để kiểm tra các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp là tấm gương phản ánh trung thực nhất kết quả sản xuất kinh doanh. Thông qua các chỉ tiêu tài chính có thể nhận biết chính xác tình trạng tốt hay xấu trong các khâu của quá trình sản xuất. Qua phân tích tình hình tài chính xác định điểm mạnh, điểm yếu về tài chính, qua đó có thể phát hiện, điều chỉnh, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh, có thể có quyết định tăng vốn đầu tư tiền bạc một cách hợp lý nhất hay có thể đánh giá nhu cầu tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh của bên ngoài nhằm đạt được mục tiêu đã định. Chương 2 Thực trạng tài chính và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông 2.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông Để phát triển nền kinh tế quốc dân thì việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và mạng lưới giao thông nói riêng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Các công trình giao thông là huyết mạch lưu thông kinh tế văn hóa giữa các vùng, miền, các khu vực với nhau. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và các dịch vụ vận tải luôn là chính sách được các quốc gia hết sức coi trọng, đặc biệt trong giai đoạn quốc gia đó muốn có sự tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ. Thực hiện Nghị định 388-HĐBT và các Quyết định QĐ90/TTg, QĐ91/TTg và Chỉ thị 500/TTg trong xây dựng giao thông đã thành lập các tổng công ty nhà nước và đi liền với nó là các luật, các văn bản dưới luật, tạo hành lang pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động. Nhờ đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh, có điều kiện đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, mở rộng qui mô. Ngành GTVT hiện nay được xem là khá hùng hậu với sáu tổng công ty XDCTGT hoạt động theo mô hình tổng công ty 90, đó là Tổng công ty XDCTGT 1, Tổng công ty XDCTGT 4, Tổng công ty XDCTGT 5, Tổng công ty XDCTGT 6, Tổng công ty XDCTGT 8, Tổng công ty xây dựng Thăng Long. Trong mỗi tổng công ty lại có rất nhiều doanh nghiệp thành viên. Tổng công ty XDCTGT 1 có 36 công ty thành viên, Tổng công ty XDCTGT 4 có 20 công ty, Tổng công ty XDCTGT 5 có 28 công ty, Tổng công ty XDCTGT 6 có 18 công ty, Tổng công ty XDCTGT 8 có 15 công ty, Tổng công ty xây dựng Thăng Long có 17 công ty. Các Tổng công ty XDCTGT của Việt Nam hiện nay đều là những DNNN, trưởng thành từ những công trình trọng điểm của Nhà nước trước đây trong thời gian chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có bề dày kinh nghiệm thi công nhiều năm. Đầu tiên là Tổng công ty XDCTGT 1 tiền thân là Ban chỉ đạo miền Tây, thành lập năm 1964. Kế đó là Tổng công ty XDCTGT 8, tiền thân là Ban xây dựng 64, thành lập năm 1965. Sau đó là các Tổng công ty XDCTGT 4, tiền thân là Cục công trình 1, thành lập năm 1965 - 1966; Tổng công ty XDCTGT 5, tiền thân là Ban xây dựng 67, thành lập năm 1967; Tổng công ty xây dựng Thăng Long, tiền thân là Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long, thành lập năm 1973; Tổng công ty XDCTGT 6, thành lập năm 1982. Thời kỳ từ những năm 1986 trở về trước, các doanh nghiệp này được Nhà nước bảo trợ, sản xuất theo kế hoạch (được giao nhiệm vụ từ cấp trên), thực hiện cơ chế xin - cho. Nhưng từ những năm 1986 trở lại đây (mà thực sự là từ những năm 1989) các doanh nghiệp này đã chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh, tự tìm kiếm công ăn việc làm, tự lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi. Đây có thể nói là những vấn đề rất khó khăn đối với các doanh nghiệp khi bắt đầu bước vào cơ chế thị trường. Song không thể phủ nhận những thành tích mà các doanh nghiệp đã làm được trong thời gian qua. Tổng công ty XDCTGT 1 là một trong những DNNN hàng đầu về lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây dựng cầu đường bộ. Tổng công ty XDCTGT 1 với đội ngũ hàng trăm cán bộ quản lý, kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, hàng nghìn công nhân thạo việc, tay nghề cao, có khả năng sử dụng thành thạo các thiết bị thi công đường hiện đại. Cùng với việc phát triển nguồn lực hùng mạnh, Tổng công ty còn luôn chú trọng tới việc đầu tư mua sắm các thiết bị thi công hiện đại, tiếp nhận các công nghệ thi công tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Với thế mạnh nhân lực, thiết bị tiên tiến đáp ứng được yêu cầu công nghệ hiện đại, Tổng công ty XDCTGT 1 đã thắng thầu các dự án không những trong nước mà cả các dự án quốc tế. Năm 1992, Tổng công ty thắng thầu dự án cải tạo đường thứ 4 - dự án đấu thầu quốc tế đầu tiên của Việt Nam - đường 13 Bắc Lào từ Luông Prabăng - Kasỉ dài 163 km (km 4 - km 167), đội ngũ cán bộ công nhân viên của Tổng công ty đã tiếp cận, làm quen và trở nên thuần thục với công nghệ xây dựng đường theo qui trình ASSHTO, tiêu chuẩn ASTM, các luật lệ quốc tế từ công tác chuẩn bị đầu tư (FS, PFS) đến đấu thầu (TENDER) và các điều kiện hợp đồng quốc tế (FIDIC). Hiện tại Tổng công ty đã ứng dụng thành công công nghệ này vào xây dựng các dự án trong nước như: Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài, QL 183, QL 1A đoạn Hà Nội - Lạng Sơn (N2, N3, N4), đoạn Vinh - Đông Hà, đoạn Hà Nội - Thường Tín,… Từ ngày thành lập đến nay, Tổng công ty đã tham gia xây dựng hàng chục ngàn kilomet đường các loại, hàng ngàn cây cầu với các loại kết cấu đã có ở Việt Nam (cầu thép, cầu bê tông dự ứng lực, cầu treo, cầu dây văng…) bằng các giải pháp thi công mới nhất ở Việt Nam như phần trụ mố với hệ thống cọc đúc sẵn, cọc dự ứng lực, cọc thép, cọc khoan nhồi, móng giếng chìm, móng nông đào trần…, phần nhịp dầm với các dầm đúc trên đà giáo, dầm đúc hẫng, đúc đẩy, lắp hẫng, dầm treo, dây văng…Trong số những công trình cầu, đường bộ mà Tổng công ty đã và đang thi công, có thể kể đến những công trình có qui mô lớn, chất lượng cao như: - QL1, QL2, QL3, QL5, QL6, QL18, QL183; Đường Bắc Thăng Long - Nội Bài; Hệ thống đường vào nhà máy thủy điện YALY; Đường 13 Bắc Lào (dự án ADB4); Đường Nam Lào (dự án ADB 7); Đường nội thành thủ đô Viêng Chăn (Lào); Đường Láng - Hòa Lạc; Dự án ADB8 (Lào); Hợp đồng vành đai 3 (Hà Nội); Dự án trục chính Lào Cai - Cam Đường; Đường 18B giai đoạn 1 và 2 (Lào);…. - Các cầu có những nét đặc trưng và giải pháp công nghệ khác nhau phải kể đến đó là các cầu: Cầu Lục Nam (dầm thép bu lông cường độ cao): Cầu Long Đại (Dầm bu lông cường độ cao = 158m/nhịp); Cầu Phố Lu (Thép bê tông liên hợp đường sắt, đường bộ chạy chung); Cầu Hoàng Thạch (Bê tông dự ứng lực cắt khúc 42m/nhịp); Cầu Chương Dương (Dầm thép tán, 105m/nhịp, L=1200m); Cầu Thái Bình (Thép bê tông dự ứng lực khung T, 18m); Cầu Đò quan (thép bê tông liên hợp, dầm liên tục, L=147m); Cầu Nông Tiến (bê tông dự ứng lực khung T, dầm treo); Cầu Phú Lương (Bê tông cốt thép dự ứng lực đúc hẫng, khẩu độ 102m/nhịp, đạt huy chương vàng công trình chất lượng cao năm 1996); Cầu Phù Đổng (bê tông cốt thép sử dụng đúc hẫng cân bằng đối xứng, có dự ứng lực theo 3 hướng, khẩu độ 90m/nhịp); Cầu Tân Đệ; Cầu Tiên Hựu; Cầu Sông Hàn; Cầu Nguyễn Tri Phương; Cầu Ông Lãnh; … Năm 2007 Tổng công ty XDCTGT 1 đang triển khai và tiếp tục thi công các công trình: Nút giao Ngã Tư Vọng; HĐ MD1 (Cần Thơ - Sóc Trăng); HĐ R2 - QL9 (Đông Hà - Lao Bảo); BC1, BC3 (Cầu Bãi Cháy); Đường Nội Bài - Bắc Ninh (giai đoạn 2); Đường tránh Thái Bình gói S1 - QL10;… Tổng công ty XDCTGT 4 là đơn vị thi công kết cấu hạ tầng chủ lực của ngành GTVT. Nhiều công trình quan trọng do Tổng công ty thi công như: Cầu Bến Thủy, Hiền Lương, Đakrông, Nam Đàn, Quán Hầu, QL1A, Đường Hồ Chí Minh,…Tổng công ty đã ứng dụng thành công 4 công nghệ mới, tiên tiến, lần đầu thực hiện ở Việt Nam đó là: công nghệ chế tạo dầm bê tông cốt thép cáp 12,7mm khẩu độ 40,65m; công nghệ sản xuất dầm BTCT UST 33m sử dụng thép cáp 12,7mm; công nghệ lao dầm bê tông khẩu độ 21-40,65m bằng giàn phóng tự chế tạo; công nghệ đúc đẩy cầu BTCT UST với khẩu độ lớn. Với thành tựu này, Tổng công ty đã vượt khỏi địa bàn lãnh thổ truyền thống để vươn tới mọi miền Tổ quốc và các nước láng giềng. Với thành công ứng dụng các công nghệ mới, Tổng công ty XDCTGT 4 đã xây dựng và đưa vào sử dụng các cầu lớn: Thiệu Hóa Thanh Hóa (QL45); sông Hiếu (QL48); cầu treo Dùng nghệ An (QL15); cầu Linh Cảm (QL8); Hộ Độ, Nghèn - Hà Tĩnh (QL1);… Đây là những công trình có chất lượng về mặt kỹ thuật, đẹp về thẩm mỹ, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế địa bàn dân cư, nhất là các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Tính đến nay, Tổng công ty XDCTGT 4 đã làm mới và khôi phục được khoảng 300km đường sắt; 10.000km đường ôtô; 20.000m cầu bê tông, cầu thép; 3.000m cảng biển, cảng sông; 25.000m2 đường sân bay; nâng cấp và thảm bê tông nhựa hơn 600km quốc lộ trên địa bàn 43 tỉnh, thành phố cả nước và nước ngoài. Và hiện nay, Tổng công ty đã đăng ký dự thầu các công trình; cầu Phù Đổng, cầu Đông Trù, đường cao tốc cầu Giẽ - Ninh Bình, đường sắt Yên Viên - Phả Lại, đường cao tốc Long Thành - Dầu Dây, cảng Cái Mép - Thị Vải, 7 cầu Cần Thơ - Năm Căn (QL1),… Tổng công ty xây dựng Thăng Long, với trên 30 năm xây dựng và phát triển, mà khởi đầu thành lập được đánh dấu bằng công trình cầu Thăng Long của những thập niên 70-80. Đội ngũ thợ cầu Thăng Long đã xây dựng cho đất nước hàng ngàn cầu, cống và các công trình giao thông khác trong đó có trên 100 cầu lớn, đặc biệt là các công trình vừa có qui mô lớn vừa mang nhiều ý nghĩa chính trị, xã hội như cầu Chương Dương, cầu Bến Thủy, cầu Sông Gianh, cầu Hoàng Long, cầu Trung Hà, cầu Yên Lệnh,… Đặc biệt hơn cả là sự vươn lên trong thời kỳ đổi mới để chuyển đổi từ một doanh nghiệp được hưởng một sự ưu ái, bao cấp của Nhà nước trong suốt hơn 10 năm xây dựng cầu Thăng Long trở thành một Tổng công ty sớm thích ứng với cơ chế thị trường. Với đội ngũ trên một vạn lao động trong đó có hàng ngàn kỹ sư, các chuyên gia kỹ thuật và công nhân lành nghề giàu kinh nghiệm và luôn đi đầu trong lĩnh vực tiếp thu và ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến của thế giới. Chỉ tính riêng 10 năm trở lại đây, các doanh nghiệp XDCTGT đã tiến hành cải tạo, nâng cấp và làm mới hơn 16.000 km đường bộ; 1.400 km đường sắt; hơn 140 km cầu; nâng cấp và xây dựng mới hơn 5.400 mét dài bến cảng; cải tạo nâng cấp hơn 20 sân bay; nạo vét khoảng 4,8 triệu m3 luồng lạch. Trong số những công trình giao thông được các Tổng công ty XDCTGT xây dựng trong thời gian qua, nhiều công trình có qui mô lớn, mức độ hiện đại ngang tầm khu vực và kể cả thế giới. Nhiều doanh nghiệp đã trở thành những đơn vị dẫn đầu trong việc ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến. Thành tựu của các Tổng công ty XDCTGT là không nhỏ. Sự trưởng thành trong thi công và nâng cao trình độ của đội ngũ những người thợ cầu đường Việt Nam cũng là điều đáng tự hào. Trong giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư hạ tầng giao thông sẽ khoảng 200.000 tỷ đồng, với tỷ trọng huy động ngoài ngân sách tới 1/4, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp kết cấu hạ tầng giao thông. Khối lượng công việc mà các nhà xây dựng giao thông được đón nhận trong thời gian này là rất lớn. Đó là những tính toán và dự báo cho giai đoạn 2006 - 2010. Tuy nhiên cơ hội này cũng gặp phải những làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ khi thời gian tới Việt Nam chính thức cho phép thành lập công ty xây dựng 100% vốn nước ngoài và sau 3 năm còn được thành lập chi nhánh. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, thực tế giữa các doanh nghiệp đã xuất hiện cạnh tranh. Trong lĩnh vực XDCTGT, xảy ra cạnh tranh giữa DNNN với DNNN, khi xuất hiện doanh nghiệp tư nhân thì lại xảy ra cạnh tranh giữa DNNN với doanh nghiệp tư nhân và giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau. Nhưng trong một thời gian dài đã xảy ra tình trạng cạnh tranh không bình đẳng. Đối với các doanh nghiệp XDCTGT Nhà nước, có vốn chủ sở hữu được Nhà nước bảo trợ; có lực lượng cán bộ công nhân kỹ thuật cao, có kinh nghiệm thi công lâu năm, thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao; thiết bị thi công nhiều, đầy đủ chủng loại, có chất lượng mà tư nhân không thể có được; có lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật hùng hậu như các cục, vụ, viện nghiên cứu khoa học; cơ cấu tổ chức hoàn chỉnh, có sự lãnh đạo thống nhất. Với những thế mạnh như vậy nên các doanh nghiệp XDCTGT Nhà nước thường được giao hoặc trúng thầu những công trình lớn hoặc chia nhau những công trình, dự án lớn trong cả nước. Gần đây khi xuất hiện các doanh nghiệp tư nhân hoặc hình thức là tư nhân nhưng thực chất là "sân sau" của các quan chức thì thị phần trong kinh doanh của các DNNN bị chiếm một phần lớn. Đa số các công trình có khả năng thanh toán và thu hồi vốn nhanh là thuộc về các doanh nghiệp tư nhân, các DNNN rất ít khi trúng. Thời gian các doanh nghiệp tư nhân phát triển mạnh nhất là từ 1996 - 2004. Chủ yếu làm các công trình vừa và nhỏ, giao thông nông thôn, cầu nhỏ thuộc các chương trình như: 135; giao thông nông thôn; Ngân hàng thế giới (WB);…Và để thắng thầu thì thường là dàn xếp để thắng thầu, chi phí cho chấm thầu, lại quả cho chủ đầu tư, quà cáp, đút lót….Vì thế các doanh nghiệp XDCTGT muốn thắng thầu thì thường cũng phải sử dụng những giải pháp tiêu cực. Ví dụ như: Vây thầu: Các nhà thầu thỏa thuận với nhau, cùng nhau mua hồ sơ, lập hồ sơ đấu thầu sau đó để cho một nhà thầu thắng với giá gần bằng giá dự toán thiết kế. Đây thực chất là biện pháp liên doanh các nhà thầu để loại các đối thủ cạnh tranh khác. Chia thầu: Cũng giống như vây thầu nhưng sau đó chia lại công việc cho từng nhà thầu tham gia. Bỏ thầu với giá thấp để thắng thầu sau đó đề xuất thay đổi thiết kế, thay đổi phương án thi công để điều chỉnh dự toán thiết kế. Thực chất là để bù đắp lại phần chi phí do hạ giá. Chạy dự án từ Trung Ương: Nhờ "các cò" chuyên chạy dự án (loại này là tiêu cực nhất); dùng thư tay của lãnh đạo Bộ chủ quản, lãnh đạo Trung Ương, Tỉnh gửi xuống ép chủ đầu tư phải giao việc cho doanh nghiệp; chạy, đút lót để được cơ chế chỉ định thầu. Và ngoài ra các doanh nghiệp XDCTGT còn có lợi thế lớn nữa đó là có cơ quan chủ quản và do mối quan hệ giữa hai chủ thể này khá gần gũi. Hơn nữa, trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp thường dựa vào mối quan hệ nhiều hơn là hệ thống luật pháp. Đây là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh của DNNN và một số đơn vị có vỏ bọc tư nhân nhưng thực chất là "sân sau" của một số cán bộ có chức, có quyền. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp không thể tiếp tục các giải pháp tiêu cực để tìm kiếm việc làm bởi vì Nhà nước đã ban hành các luật như Luật Đấu thầu; Luật Doanh nghiệp; Luật Cạnh tranh; Luật Xây dựng,… các văn bản dưới luật tạo hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện. Mặt khác, chúng ta đã gia nhập WTO, hội nhập kinh tế quốc tế, vì thế sẽ không tránh khỏi việc các tập đoàn quốc tế sẽ vào tìm kiếm việc làm tại thị trường Việt Nam. Mà các tập đoàn quốc tế, có nhiều tập đoàn có lợi thế hơn các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều như lợi thế về tài chính, về kỹ thuật công nghệ,… Do đó các doanh nghiệp cần chủ động tháo gỡ những khó khăn, thắng thầu lành mạnh. Và một trong những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp XDCTGT hiện nay là khó khăn về tình hình tài chính. 2.2. Đánh giá thực trạng tài chính và năng lực cạnh tranh của các Doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện nay 2.2.1. Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông hiện nay Hiện nay tất cả các doanh nghiệp XDCTGT đều đang gặp những khó khăn về tài chính, gây trở ngại đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là: a) Về vốn Ta có thể thấy thực trạng về vốn của một số doanh nghiệp XDCTGT qua bảng bảng 2.1. Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy, mặc dù vốn kinh doanh bình quân mỗi doanh nghiệp là cao, đều trên 100 tỷ đồng, thế nhưng tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại rất nhỏ. Bảng 2.1: Thực trạng vốn kinh doanh của một số doanh nghiệp XDCTGT Đơn vị tính: Triệu đồng T T Đơn vị Số DN Tổng vốn kinh doanh Bình quân một DN Vốn chủ sở hữu Nợ phải trả Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Năm 2004 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 32 4.275.71 0 133.616 474.832 11,1 3.800.87 8 88,9 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 20 1.809.06 5 90.453 115.723 6,4 1.693.34 2 93,6 3 Tổng công ty XD Thăng Long 17 2.531.41 2 148.907 72.049 2,85 2.459.36 3 97,15 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 30 3.828.27 3 127.609 11.863 0,31 3.816.41 0 99,69 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 20 2.879.67 9 143.984 221.096 7,7 2.658.58 3 92,3 Tổng 119 15.324.1 39 128.774 895.563 5,8 14.428.5 76 94,2 Năm 2005 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 32 3.505.29 5 109.540 166.320 4,7 3.338.97 5 95,3 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 19 2.040.03 6 107.370 119.175 5,9 1.920.86 1 94,1 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 17 2.569.64 3 151.156 -30.163 - 2.599.80 6 101,2 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 28 5.145.03 1 183.751 147.361 2,9 4.997.67 0 97,1 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 18 3.088.15 1 171.564 75.507 2,4 3.012.64 4 97,6 Tổng 115 16.348.1 56 142.157 478.200 2,9 15.869.9 56 97,1 Năm 2006 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 32 4.242.29 3 132.572 216.207 5,1 4.026.08 6 94,9 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 19 2.206.77 4 116.146 171.078 7,75 2.035.69 6 92,25 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 17 2.737.82 2 161.048 -49.648 - 2.787.47 0 101,8 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 28 6.002.44 2 214.373 -189.319 - 6.191.76 1 1.3,2 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 18 3.023.96 9 167.998 89.741 3 2.934.22 8 97 Tổng 115 18.213.3 00 158.377 238.059 1,31 17.975.2 41 98,69 Nguồn: Vụ Tài chính - kế toán Bộ GTVT. Trong 3 năm gần đây, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp đều trung bình dưới 10%. Riêng có Tổng công ty XDCTGT 1, năm 2003, tỷ lệ này đạt 11,1%. Còn lại tỷ lệ vốn vay (nợ phải trả) trên tổng vốn kinh doanh là rất lớn, thậm chí có doanh nghiệp toàn bộ vốn kinh doanh sử dụng đều là vốn chiếm dụng. Đối với Tổng Công ty XD Thăng Long, vốn chủ sở hữu là âm từ năm 2005; Tổng công ty XDCTGT 5, vốn chủ sở hữu cũng bị âm vào năm 2006, đây là tình trạng doanh nghiệp kinh doanh không thu hồi được vốn, số vốn hoạt động của doanh nghiệp hoàn toàn là vốn vay. Có thể nói đây là khó khăn lớn nhất mà hầu hết các doanh nghiệp XDCTGT đang gặp phải. Vì vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động của các doanh nghiệp. Số tiền lãi phải trả hàng năm của các doanh nghiệp, nếu đem so sánh với doanh thu, đều là những số rất lớn, được thể hiện qua bảng 2.2. Bảng 2.2: Lãi vay phải trả của các doanh nghiệp XDCTGT Đơn vị tính: Triệu đồng TT Đơn vị Lãi vay phải trả Doanh thu Tỷ lệ Doanh thu so với năm trước Lãi vay/ Doanh thu Năm 2004 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 100.091 1.928.530 - 5,19% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 87.777 1.721.124 - 5,1% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 74.497 1.803.919 - 4,1% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 86.662 1.520.378 - 5,7% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 88.924 1.457.775 - 6,1% Năm 2005 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 94.022 2.228.019 115% 4,22% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 94.511 1.834.571 106% 5,15% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 90.625 1.473.367 82% 6,2% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 125.766 1.788.993 118% 7,03% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 67.035 1.545.329 106% 4,3% Năm 2006 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 98.005 2.410.347 108% 4,07% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 113.166 2.030.717 111% 5,57% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 110.602 1.544.669 105% 7,16% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 48.909 1.433.266 80% 3,4% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 59.837 1.563.650 101% 3,8% Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán trên cơ sở các Báo cáo tài chính 2004 - 2006 của các Tổng công ty XDCTGT. Ta nhận thấy, tỷ lệ lãi vay phải trả của các doanh nghiệp qua các năm đều rất là cao. Tỷ lệ này đều xấp xỉ trên dưới 5%. Như Tổng Công ty XD Thăng Long, tỷ lệ này tăng dần qua các năm, từ 4,1% năm 2004 lên 6,2% năm 2005 và 7,16% năm 2006; Tổng Công ty XDCTGT 4 thì tỷ lệ này cũng tăng dần từ 5,1% năm 2004 lên 5,57% năm 2006. Đối với Tổng Công ty XDCTGT 1, tỷ lệ này có giảm qua các năm nhưng vẫn còn khá cao, từ 5,19% năm 2004 xuống 4,07% năm 2006. Đối với Tổng công ty XDCTGT 5, tỷ lệ lãi vay phải trả so với doanh thu năm 2006 đã giảm đáng kể so với năm 2005, và đây cũng là sự cố gắng của doanh nghiệp, điều này có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp. Cá biệt, trong mỗi Tổng công ty, có doanh nghiệp thành viên có tỷ suất lãi vay/doanh thu quá lớn gần như thua lỗ nặng như Công ty 246 (20,2%); Công ty 228 (15,1%); Công ty 475 (10,8%); Công ty 484 (11,5%); Công ty 465 (8%). Đây là những doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty XDCTGT 4. Vì phải trả lãi cao như vậy, nên kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp XDCTGT hiện nay rất thấp. Nhiều doanh nghiệp trong tình trạng lỗ triền miên (xem kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong 3 năm gần đây qua bảng 2.3). Qua bảng 2.3 ta thấy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp XDCTGT là quá thấp. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh của các doanh nghiệp không quá 1%. Riêng Tổng Công ty xây dựng Thămg Long, đến thời điểm 31/12/2006, lỗ lũy kế của Tổng công ty khoảng 194.014,127 triệu đồng. Lỗ lũy kế lớn tập trung ở một số đơn vị thành viên đó là Công ty cầu 7 Thăng Long lỗ 63.873 triệu; Công ty cổ phần xây dựng số 2 Thăng Long lỗ 37.650 triệu; Công ty xây dựng số 8 Thăng Long lỗ 20.786 triệu. Trong mỗi Tổng công ty XDCTGT, số doanh nghiệp thành viên có kết quả kinh doanh lỗ là rất lớn Trong năm 2006 Tổng công ty XDCTGT 1 có số doanh nghiệp lỗ là 17/32, Tổng công ty XDCTGT 4 có số doanh nghiệp lỗ là 10/19, Tổng công ty xây dựng Thăng Long có số doanh nghiệp lỗ là 9/17, Tổng công ty XDCTGT 5 có số doanh nghiệp lỗ là 15/28, Tổng công ty XDCTGT 6 có số doanh nghiệp lỗ là 8/18. Bảng 2.3: Lợi nhuận trước thuế của các doanh nghiệp XDCTGT Đơn vị tính: Triệu đồng Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Lợi nhuận trước thuế Tổng Công ty XDCTGT 1 8.463 10.831 7.513 Tổng Công ty XDCTGT 4 9.538 19.831 20.941 Tổng Công ty XD Thăng Long -72.215 -66.662 -56.968 Tổng Công ty XDCTGT 5 5.742 -190.804 -51.384 Tổng Công ty XDCTGT 6 6.335 -49.057 1.780 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh (%) Tổng Công ty XDCTGT 1 0,2 0,31 0,18 Tổng Công ty XDCTGT 4 0,53 0,97 0,95 Tổng Công ty XD Thăng Long - - - Tổng Công ty XDCTGT 5 0,15 - - Tổng Công ty XDCTGT 6 0,22 - 0,06 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) Tổng Công ty XDCTGT 1 0,44 0,49 0,31 Tổng Công ty XDCTGT 4 0,55 1,08 1,03 Tổng Công ty XD Thăng Long - - - Tổng Công ty XDCTGT 5 0,38 - - Tổng Công ty XDCTGT 6 0,43 - 0,11 Nguồn: Vụ Tài chính - Kế toán Bộ GTVT. Ngoài nguyên nhân do phải trả lãi vay quá cao, còn một số nguyên nhân dẫn đến kết quả kinh doanh thấp của các doanh nghiệp XDCTGT hiện nay đó là: - Tại hầu hết các doanh nghiệp XDCTGT, chi phí chung và chi phí quản lý doanh nghiệp rất cao do quản lý chưa tốt, theo định mức dự toán chỉ chiếm tối đa 66% chi phí nhân công nhưng thực tế các đơn vị thực hiện chiếm từ 85% đến 90% tổng quĩ lương thực hiện. Chi phí máy thi công còn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (từ 12% đến 12,5%). - Các doanh nghiệp còn để chi phí vật tư vượt định mức dự toán công trình. b) Bố trí cơ cấu tài sản: Bảng 2.4: Cơ cấu tài sản TT Đơn vị Tổng tài sản (triệu đồng) Tổng giá trị thuần của TSCĐ và ĐTDH (triệu đồng) Tỷ lệ Năm 2004 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 4.275.710 855.142 20% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 1.809.065 542.720 30% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 2.531.412 455.654 18% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 3.828.273 909.321 24% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 2.879.679 503.207 17% Năm 2005 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 3.505.295 876.324 25% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 2.040.036 612.011 30% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 2.569.643 488.232 19% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 5.145.031 1.210.721 23% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 3.088.151 514.158 16% Năm 2006 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 4.242.293 975.727 23% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 2.206.774 617.897 28% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 2.737.822 438.052 16% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 6.002.442 1.471.888 24% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 3.023.969 520.086 17% Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán trên cơ sở các Báo cáo tài chính 2004 - 2006 của các Tổng công ty XDCTGT. Như vậy, có thể thấy, tại các doanh nghiệp XDCTGT hiện nay, việc bố trí cơ cấu tài sản không hợp lý. Tổng giá trị tài sản thuần của TSCĐ và đầu tư dài hạn trên tổng tài sản của các doanh nghiệp đều thấp hơn 30% chứng tỏ năng lực thiết bị của các đơn vị đang rất thiếu so với nhu cầu sản xuất và do đó khả năng cạnh tranh trong đấu thầu những công trình lớn là hạn chế. c) Các khoản phải thu Các khoản phải thu của các doanh nghiệp XDCTGT hiện nay là rất lớn. Đây là một thực tế gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp trong việc thu hồi vốn và thanh toán các khoản nợ. Trong số các khoản nợ phải thu thì nợ phải thu từ khách hàng chiếm một tỷ lệ rất lớn, thường đều trên dưới 50%, riêng Tổng công ty XDCTGT 4, tỷ lệ này là trên 80%. Thể hiện qua bảng 2.5 Bảng 2.5: Nợ phải thu và tỷ lệ nợ phải thu trên doanh thu T T Đơn vị Nợ phải thu (triệu đồng) Tỷ lệ phải thu khách hàng/ Nợ phải thu Doanh thu (triệu đồng) Nợ phải thu/ Doanh thu Tổng Tài sản (triệu đồng) Nợ phải thu/ Tổng tài sản Năm 2004 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 1.959.13 7 63% 1.928.53 0 101,6 4.275.71 0 45.8% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 857.689 80% 1.721.12 4 49,8% 1.809.06 5 47,4% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 1.173.88 2 56% 1.803.91 9 65,1% 2.531.41 2 46,4% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 1.477.90 0 52% 1.520.37 8 97,2% 3.828.27 3 39% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 1.415.09 6 56% 1.457.77 5 97% 2.879.67 9 49% Năm 2005 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 1.856.89 8 56% 2.228.01 9 83,3% 3.505.29 5 53% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 879.383 82% 1.834.57 1 47,9% 2.040.03 6 43,1% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 1.208.04 3 57% 1.473.36 7 82% 2.569.64 3 47,1% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 2.500.41 1 55% 1.788.99 3 140% 5.145.03 1 49% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 1.488.29 6 50% 1.545.32 9 96% 3.088.15 1 48% Năm 2006 1 Tổng Công ty XDCTGT 1 2.280.36 9 52% 2.410.34 7 94,6% 4.242.29 3 53,8% 2 Tổng Công ty XDCTGT 4 832.980 82% 2.030.71 7 41,1% 2.206.77 4 37,7% 3 Tổng Công ty XD Thăng Long 1.242.46 4 57% 1.544.66 9 80,4% 2.737.82 2 45,4% 4 Tổng Công ty XDCTGT 5 2.830.71 3 51% 1.433.26 6 197% 6.002.44 2 47% 5 Tổng Công ty XDCTGT 6 1.572.77 0 45% 1.563.65 0 101% 3.023.96 9 52% Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán trên cơ sở các Báo cáo tài chính 2004 - 2006 của các Tổng công ty XDCTGT. Các khoản phải thu của các doanh nghiệp XD CTGT thường chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng doanh thu, riêng Tổng công ty XDCTGT 4 tỷ lệ này qua các năm dưới 50%, còn các Tổng khác đều trên 50%. Cá biệt đối với Tổng công ty XDCTGT 1 tỷ lệ này năm 2004 trên 100% và đã giảm qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp đã tích cực làm công tác thu hồi nợ, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn rất cao. Đặc biệt, các khoản phải thu của Tổng công ty XDCTGT 5 lại tăng dần qua các năm từ 97,2% (năm 2004), lên 140% (năm 2005) và 197% (năm 2006). Nếu so sánh các khoản phải thu với tổng tài sản ta thấy gần một nửa số tài sản của doanh nghiệp nằm ở các khoản phải thu. Và do đó số tài sản này doanh nghiệp không thể hoạt động được, không thể đem lại hiệu quả cho sản xuất kinh doanh. Trong tổng số nợ phải thu, các khoản phải thu của khách hàng là chủ yếu, đều chiếm trên 50%. Với Tổng công ty XDCTGT 4 tỷ lệ này là từ 80%. Và trong các khoản phải thu từ khách hàng, theo các đơn vị báo cáo, các khoản nợ đọng về khối lượng XDCB hoàn thành của các chủ đầu tư có nguồn vốn ngân sách Nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất, trên 50%. Hiện nay, nợ đọng trong xây dựng cơ bản lớn nhất và khó giải quyết nhất thuộc về ngân sách địa phương. Khoảng 40% số nợ của các địa phương lại nằm ở các dự án xây dựng cầu đường. Cái khó do tình trạng chậm thanh toán vốn xây dựng cơ bản đã làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp XDCTGT đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hiện nay các doanh nghiệp chủ lực tinh nhuệ của Bộ GTVT chiếm tỷ trọng bị nợ cao nhất, khoảng gần 2.000 tỷ đồng, rải khắp 64 tỉnh, thành phố. Theo báo cáo đến ngày 31/12/2006, Tổng Công ty xây dựng Thăng Long còn khoảng 568 tỷ đồng nợ khó đòi, trong đó, các đơn vị có nợ khó đòi lớn là Công ty Cầu 1 Thăng Long: 87 tỷ đồng (chiếm 53% tổng tài sản); Công ty xây dựng số 9 Thăng Long: 71 tỷ đồng (chiếm 45,6% tổng tài sản); Công ty cơ khí và xây dựng Thăng Long: 67 tỷ đồng (chiếm 32,8% tổng tài sản); Công ty Cầu 7 Thăng Long: 65,8 tỷ đồng (chiếm 31,7% tổng tài sản); …Với Tổng công ty XDCTGT 4, nợ khó đòi đến ngày 31/12/2006 đã lên đến 475 tỷ đồng trong đó các đơn vị có số nợ khó đòi lớn là Công ty Đường bộ 471: 80 tỷ đồng (chiếm 58,6% tổng tài sản); Công ty XDCTGT 475: 30 tỷ đồng (chiếm 43,5% tổng tài sản); Công ty XDCTGT 492 81 tỷ (chiếm 42,6% tổng tài sản); Công ty XDCTGT 208 có số nợ đọng trên 3 năm gồm 40 hạng mục công trình với giá trị trên 38 tỷ đồng (chiếm 41,5% tổng tài sản);… Trong bối cảnh này, việc thanh toán dứt điểm nợ đọng vốn XDCB có giá trị như những liều thuốc hồi sinh và không ít trường hợp còn giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi cơn "tai biến" do mất cân đối tài chính nghiêm trọng. Theo lãnh đạo các tổng công ty XDCTGT, nhiều địa phương đang có nỗ lực cao theo hướng này. Tuy vậy khó khăn của các doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ vẫn thuộc hai dạng: Một là, những dự án ngoài kế hoạch hoặc những hợp đồng lỏng lẻo mà trong đó phương thức và điều kiện thanh toán thường ghi "Theo kế hoạch và tiến độ cấp phát vốn của tài chính. Nếu chưa đủ thì thanh toán tiếp vào kế hoạch vốn các năm sau, không tính lãi suất." Như bản hợp đồng giữa Ban quản lý dự án giao thông Thanh Hóa và Công ty XDCTGT 128 (Tổng 1) về xây dựng đường Hồi Xuân - Tén Tần, phía Tây tỉnh Thanh Hóa (đưa vào sử dụng cuối năm 2003 đầu năm 2004, tổng mức đầu tư gần 21,5 tỷ đồng, đến nay chủ đầu tư mới thanh toán cho nhà thầu khoảng 9 tỷ đồng, còn nợ khoảng gần 11,5 tỷ đồng). Hai là, "con nợ" là những địa phương vừa nghèo, vừa nợ nhiều như một số tỉnh miền núi phía Bắc và miền Trung thì khó mà có khả năng trả hết nợ. Do đó, hàng trăm tỷ đồng không có khả năng thanh toán dứt điểm trong hai năm hoặc trở thành nợ khó đòi. Đáng lưu ý là mặc dù tại kỳ họp thứ VI, Quốc hội khóa XI cuối năm 2004 đã ra Nghị quyết số 36/2004/QH11 về việc xử lý nợ đọng trong XDCB sử dụng vốn Nhà nước trong hai năm 2005 - 2006, nhưng cho đến nay, tình trạng nợ đọng trong XDCB vẫn đang tiếp tục phát sinh. d) Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành (Ktthh) và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (Kttng.h) sẽ được xác định theo công thức: NPT TS Ktthh  hNng DTNHTSLD hKttng . & .  Trong đó: TS - Tổng giá trị tài sản. NPT - Tổng nợ phải trả. TSLD & DTNH - Tổng giá trị thuần của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Nng.h - Tổng số nợ ngắn hạn. Từ đó, lập bảng xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp (Bảng 2.6) Như vậy ta có thể thấy rằng, tại thời điểm báo cáo của 3 năm gần đây thì Tổng công ty XDCTGT 1 và Tổng công ty XDCTGT 4 vẫn có khả năng thanh toán tổng quát, nhưng khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của các doanh nghiệp này lại không đảm bảo trong hai năm 2005 và 2006, đã bị giảm so với năm 2004. Còn đối với Tổng công ty xây dựng Thăng Long thì khả năng thanh toán tổng quát cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn đều không đảm bảo trong hai năm 2005, 2006, đều bị giảm so với năm 2004. Đối với Tổng công ty XDCTGT 5, khả năng thanh toán hiện hành và khả năng thanh toán ngắn hạn đều đảm bảo trong năm 2005, nhưng lại bị giảm ngay năm sau đó, năm 2006, chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp đang rất khó khăn. Bảng 2.6: Khả năng thanh toán của các doanh nghiệp XDCTGT Đơn vị Năm TS (Tr. đồng) TSLD & DTNH (Tr.đồng ) NPT (Tr.đồng ) Nng.h (Tr.đồng ) Tỷ lệ Nng. h/ NPT Ktth h (lần) Kttng .h (lần) Tổng công ty XDCTGT 1 2004 4.275.71 0 3.420.56 8 3.800.87 8 3.147.36 4 83% 1,12 1,09 2005 3.505.29 5 2.628.97 1 3.338.97 5 2.835.68 5 85% 1,05 0,93 2006 4.242.29 3 3.266.56 6 4.026.08 6 3.537.21 7 88% 1,05 0,92 Tổng công ty XDCTGT 4 2004 1.809.06 5 1.266.34 5 1.693.34 2 1.474.70 6 87% 1,07 0,86 2005 2.040.03 6 1.428.02 5 1.920.86 1 1.656.84 6 86% 1,06 0,86 2006 2.206.77 4 1.588.87 7 2.035.69 6 1.667.55 9 82% 1,08 0,95 Tổng công ty XD Thăng Long 2004 2.531.41 2 2.075.75 8 2.459.36 3 1.996.49 4 81% 1,03 1,04 2005 2.569.64 3 2.081.41 1 2.599.80 6 2.183.06 5 84% 0,99 0,95 2006 2.737.82 2.299.77 2.787.47 2.423.00 87% 0,98 0,95 2 0 0 4 Tổng công ty XDCTGT 5 2004 3.828.27 3 2.918.95 3 3.816.41 0 3.053.12 8 80% 1,00 0,96 2005 5.145.03 1 3.934.31 0 4.997.67 0 3.858.78 8 77% 1,03 1,02 2006 6.002.44 2 4.530.55 4 6.191.76 1 5.178.28 4 84% 0,97 0,87 Tổng công ty XDCTGT 6 2004 2.879.67 9 2.376.47 2 2.658.58 3 2.305.71 1 87% 1,08 1,03 2005 3.088.15 1 2.566.79 3 3.012.64 4 2.711.78 6 90% 1,03 0,95 2006 3.023.96 9 2.503.88 2 2.934.22 8 2.614.66 2 89% 1,03 0,96 Nguồn số liệu: Tác giả tự tính toán trên cơ sở các Báo cáo tài chính 2004 - 2006 của các Tổng công ty XDCTGT. 2.2.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khó khăn về tài chính của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông - Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp XDCTGT tại thời điểm hiện nay là về tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp đang phải gánh chịu những khoản nợ không nhỏ từ các ngân hàng. Thực trạng nợ này do nhiều lý do trong đó có cả lý do chủ quan và lý do khách quan. Về chủ quan, các doanh nghiệp XDCTGT khi tham gia đấu thầu một số công trình đã bỏ giá thầu thấp một cách bất hợp lý. Sự bất hợp lý thể hiện ở chỗ, với mức giá mà doanh nghiệp đưa ra, kể cả khi được thanh toán, thì doanh nghiệp vẫn bị lỗ như: Dự án xây dựng đường 18 đoạn Bắc Ninh - Nội Bài (giai đoạn 1), dự án xây dựng cầu Đá Bạc (gói B1), dự án xây dựng QL10 (gói thầu xây dựng đoạn đường tránh R5)… (Tổng Thăng Long). Tổng giá trị mà Tổng công ty xây dựng Thăng Long đã bỏ thầu thấp là khoảng 140 tỷ đồng. Việc bỏ thầu thấp 1 mặt do sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà thầu ở đầu những năm 2000, các doanh nghiệp bị sức ép phải lo công ăn việc làm cho trên 1 vạn lao động mà tại thời điểm đó các Doanh nghiệp đã hoàn thành bàn giao hầu hết các công trình lớn. Đồng thời để có điều kiện xây dựng và phát triển lực lượng thi công của doanh nghiệp nhằm đa dạng ngành nghề nên tại thời điểm đó, Tổng công ty xây dựng Thăng Long đã cố gắng để trúng thầu thi công đường mặc dù trong lĩnh vực này còn rất hạn chế. Cùng với bỏ thầu giá thấp, một số doanh nghiệp còn huy động vốn đầu tư mua sắm nhiều trang thiết bị công nghệ … mà hiệu quả sử dụng không cao do đó vừa phải trả nợ gốc vừa phải trả lãi vay đầu tư, thời gian trả nợ sớm hơn thời gian thu hồi vốn làm cho SXKD đã thiếu vốn lại càng thêm thiếu và do đó hiệu quả kinh doanh bị ảnh hưởng lớn. Theo số liệu thống kê của Tổng Công ty xây dựng Thăng Long đến ngày 31/12/2006: Nguyên giá TSCĐ đầu tư bằng vốn vay là: 537 tỷ đồng Giá trị còn lại của tài sản là: 401 tỷ đồng Nợ đầu tư là: 320 tỷ đồng Vốn từ kinh doanh chuyển trả cho đầu tư là: 81 tỷ đồng Lãi phải trả vay đầu tư 1 năm là: 27 tỷ đồng Đây chính là hai lý do trực tiếp khiến các Tổng Công ty XDCTGT lâm vào tình trạng tài chính thiếu lành mạnh hiện nay. Về khách quan, do nguồn vốn lưu động được cấp từ ngân sách Nhà nước chưa đầy đủ, cho nên hầu hết các doanh nghiệp XDCTGT phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn vay để tiến hành SXKD. Sự phụ thuộc này làm cho tính chủ động trong SXKD của các doanh nghiệp phần nào bị hạn chế. Theo kết quả điều tra, các doanh nghiệp XDCTGT đã phải vay ngân hàng lượng vốn lưu động với dư nợ thường xuyên là gấp hơn 10 lần lượng vốn lưu động do ngân sách nhà nước cấp. Và do vậy lãi vay phải trả lớn là điều không tránh khỏi. Hơn nữa, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nguy cơ bỏ "tiền túi" để trả lãi ngân hàng, nếu thời gian thực hiện công trình bị kéo dài không theo đúng kế hoạch hoặc doanh nghiệp không được chủ đầu tư thanh toán đầy đủ khi công trình hoàn thành. Trên thực tế có khá nhiều công trình tiến độ bị chậm không do lỗi chủ quan của nhà thầu. Chẳng hạn như công tác giải phóng mặt bằng của các địa phương kéo dài hay trong quá trình thực hiện dự án, do nhiều lý do khác nhau, cơ quan tư vấn thiết kế phải bổ sung khối lượng hoặc chủ đầu tư phải điều chỉnh tổng mức đầu tư. Tiến độ dự án bị chậm cũng đồng nghĩa với việc nhà thầu "thiệt đơn thiệt kép": vừa phải chịu thêm lãi vay ngân hàng vừa phải chịu những chi phí phát sinh do máy móc thiết bị đã tập kết nằm chờ đợi, tiền lương cho lực lượng cho lực lượng công nhân, kỹ sư đang ngồi chờ tại hiện trường. Các doanh nghiệp XDCTGT còn phải thi công nhiều công trình chỉ định thầu có giá thanh toán thấp không đủ bù đắp chi phí. Như ở dự án đường Hồ Chí Minh, một số cầu có giá dự toán chỉ khoảng 3,5 - 4 triệu đồng/m2. Giá giao thầu thấp cùng với việc giải ngân chậm bởi các thủ tục thanh toán làm cho các đơn vị thi công càng thêm khó khăn về vốn kinh doanh. - Trong công tác thanh toán, giải ngân, sự chậm trễ của các chủ đầu tư cũng là một lý do làm cho các doanh nghiệp XDCTGT gặp khó khăn về tài chính. Việc tiến hành thủ tục giải ngân của các Ban quản lý dự án trong một số trường hợp còn chậm, mặc dù các đơn vị thi công đã hoàn chỉnh hồ sơ. Mặt khác có khá nhiều công trình các nhà thầu đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ lâu, song chủ đầu tư vẫn chưa thanh toán đầy đủ. Hiện tại các doanh nghiệp XDCTGT bị lỗ gần 1.000 tỷ đồng thì nợ đọng XDCB của các doanh nghiệp XDCTGT đã "đóng góp" gây ra 1/3 vào số lỗ đó. Điều đáng lưu tâm hơn là doanh nghiệp (chủ nợ) làm ra đồng nào bị ngân hàng xiết nợ đến đó. Trong tình thế này, các doanh nghiệp vừa nợ lương công nhân, vừa thiếu tiền để mua vật tư, nguyên liệu thi công. Với con số nợ đọng gần 2.000 tỷ đồng, giả sử với mức lãi suất 12%/năm, thì một tháng các doanh nghiệp XDCTGT phải trả lãi cho ngân hàng khoảng 20 tỷ đồng và một ngày là hơn 660 triệu đồng. Nghĩa vụ trả nợ có thể sẽ còn cao hơn nếu doanh nghiệp không đủ khả năng trả lãi đúng hạn, để xảy ra tình trạng "lãi mẹ đẻ lãi con". - Trong khi chưa được các chủ đầu tư thanh toán đầy đủ thì các doanh nghiệp XDCTGT thời gian qua lại phải chịu sự tăng giá xăng, dầu, nguyên vật liệu xây dựng…, trong những năm vừa qua chỉ số giá cả luôn ở mức trên dưới 10% làm tăng chi phí công trình mà không có nguồn bù đắp. Giá cả tăng nhưng cơ chế điều chỉnh giá của các cơ quan quản lý nhà nước chưa theo kịp cả về mức điều chỉnh và thời gian cho phép điều chỉnh cho nên trong một vài công trình, các doanh nghiệp lâm vào tình trạng "càng thi công càng lỗ". Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì những lý do khách quan nêu trên phần nào cũng có nguồn g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN- Giải pháp tài chính nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông.pdf
Tài liệu liên quan