Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy năm cuối Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh năm học 2016-2017

Tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy năm cuối Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh năm học 2016-2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 118 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN NGÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY NĂM CUỐI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2016-2017 Nguyễn Hữu Ấn*, Nguyễn Quang Trung** TÓM TẮT Cơ sở khoa học: Nhiễm vi rút viêm gan B (VGB), một trong những bệnh truyền nhiễm ở người phổ biến và nghiêm trọng, nhất là những nước nằm ở khu vực lưu hành cao của VGB như Việt Nam. Nhân viên y tế (NVYT) là đối tượng nguy cơ cao của nhiễm vi rút VGB, trong đó có NVYT tương lai, sinh viên y khoa năm cuối. Vấn đề được đặt ra là tỉ lệ sinh viên ngành bác sĩ đa khoa (BSĐK) hệ chính quy năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), năm học 2016-2017 có kiến thức, thái độ và thực hành (KT-TĐ-TH) đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB là bao nhiêu? Có hay không mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên ngành BSĐK hệ ...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 49 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa hệ chính quy năm cuối Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh năm học 2016-2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 118 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM VI RÚT VIÊM GAN B CỦA SINH VIÊN NGÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA HỆ CHÍNH QUY NĂM CUỐI ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH NĂM HỌC 2016-2017 Nguyễn Hữu Ấn*, Nguyễn Quang Trung** TÓM TẮT Cơ sở khoa học: Nhiễm vi rút viêm gan B (VGB), một trong những bệnh truyền nhiễm ở người phổ biến và nghiêm trọng, nhất là những nước nằm ở khu vực lưu hành cao của VGB như Việt Nam. Nhân viên y tế (NVYT) là đối tượng nguy cơ cao của nhiễm vi rút VGB, trong đó có NVYT tương lai, sinh viên y khoa năm cuối. Vấn đề được đặt ra là tỉ lệ sinh viên ngành bác sĩ đa khoa (BSĐK) hệ chính quy năm cuối Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM), năm học 2016-2017 có kiến thức, thái độ và thực hành (KT-TĐ-TH) đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB là bao nhiêu? Có hay không mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên ngành BSĐK hệ chính quy năm cuối ĐHYD TPHCM về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB? Mục tiêu: Xác định kiến thức thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B của sinh viên, mối liên quan giữa KT, TĐ, TH với đặc điểm dân số và mối liên quan giữa KT, TĐ, TH. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là sinh viên năm cuối ngành bác sĩ đa khoa (BSĐK) hệ chính quy Đại học Y dược TP HCM năm 2016 – 2017 thông qua bộ câu hỏi tự điền. Kết quả: Qua khảo sát 460 sinh viên về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B (VGB): tỉ lệ sinh viên có KT đúng, TĐ đúng, TH đúng lần lượt là: 86,96%; 93,7%; 67,53%. Có mối liên quan giữa KT chung và TĐ chung, giữa TĐ chung và TH chung, giữa KT chung và TH chung về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB (p<0,05). Kết luận: Tỉ lệ sinh viên có KT và TĐ đúng khá cao, tỉ lệ sinh viên có TH đúng còn tương đối thấp. Có mối liên quan giữa KT chung và TĐ chung, giữa TĐ chung và TH chung, giữa KT chung và TH chung về phòng ngừa lây nhiễm vi rút viêm gan B. Từ khóa: kiến thức, thái độ, thực hành, phòng bệnh, vi rút viêm gan B, sinh viên y khoa năm cuối. ABSTRACT KNOWLEDGE, ATTITUDE AND PRACTICE ABOUT PREVENTION INFECTION HEPATITIS B VIRUS OF FINAL MEDICAL STUDENTS OF UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH CITY IN 2016-2017 Nguyen Huu An, Nguyen Quang Trung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 118 - 125 Background: Hepatitis B virus infection is one of the most common and serious human infectious diseases, especially in the high prevalence areas of hepatitis B virus infection like Vietnam. Health workers are at high risk of hepatitis B virus infection, including future health workers and final medical students. The mentioned problem here is how the ratio of final year general medicine students of University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City, the academic year 2016-2017 who has correct knowledge, attitude and practice to prevent * Đại học Y Dược Tp.HCM ** Bộ môn Nhiễm, Khoa Y, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Hữu Ấn ĐT: 0975362445 Email: huuanqn2010@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 119 transmission of VGB virus is? Is there relationship between the knowledge, attitude and practice of final year general medicine students of University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City about prevention of hepatitis B virus infection? Objectives: To determine the knowledge, attitude and practice of the students about the prevention of the infection of hepatitis b virus, the relationship between knowledge, attitude, practice and population characteristics and also the relationship among knowledge, attitude and practice. Methods: Cross sectional description. The researcher is a final-year student in the Department of General Medicine of University of Medicine and Pharmacy at Ho Chi Minh City from 2016 to 2017 through self-filled questionnaire. Results: Through the survey of 460 final year students in the Department of General Medicine of University of Medicine and Pharmacy at HCMC in 2016-2017 on prevention of the infection of hepatitis B: the percentage of students with correct knowledge, correct attitude and correct behavior, respectively: 86.96%; 93.7%; 67.53%. There is a relationship between general knowledge and general attitude, between general attitude and common practice, between general knowledge and general practice in the prevention of hepatitis B virus infection (p <0.05). Conclusion: The ratio of students with correct knowledge and attitude is quite high; the proportion of students with proper practice is relatively low. There is a relationship between general knowledge and general attitude, general attitude and general practice, and general knowledge and common practice in the prevention of hepatitis B virus infection. Keywords: knowledge, attitude, practice, prevention, viral B hepatitis, final year medical students. ĐẶT VẤN ĐỀ Nhiễm vi rút viêm gan B (VGB) là một trong những bệnh truyền nhiễm ở người phổ biến và nghiêm trọng nhất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến năm 2015, thế giới có 2 tỷ người có bằng chứng đã hoặc đang nhiễm vi rút VGB và 240 triệu người mang kháng nguyên bề mặt (HBsAg) của VGB(6). Một nửa dân số thế giới đang sống trong vùng lưu hành cao của vi rút VGB. Việt Nam là một quốc gia nằm ở khu vực lưu hành nhiễm vi rút VGB cao. Việc điều trị vẫn còn nhiều thách thức và khó khăn vì thời gian lâu dài đồng thời chi phí tốn kém; thế nhưng bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin cũng như các biện pháp phòng ngừa phổ quát như truyền máu an toàn, quan hệ tình dục có bảo vệ, sử dụng phương tiện bảo hộ khi tiếp xúc với máu và dịch tiết. Nhân viên y tế (NVYT) là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm vi rút, nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy, NVYT và sinh viên ngành y chưa tiêm ngừa vắc xin viêm gan vi rút B trước khi hành nghề, cũng như trong quá trình hành nghề và thực tập chưa tuân thủ hết các quy định phòng ngừa lây nhiễm(3,5). Đối với sinh viên ngành bác sĩ đa khoa (BSĐK) năm cuối tại Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh (ĐHYD TPHCM) sẽ học thực hành lâm sàng 4 chuyên khoa chính là Nội, Ngoại, Sản, Nhi và thực hành cộng đồng, công việc chính bao gồm: khám bệnh, trực cấp cứu, đỡ sanh, phụ mổ, thực hiện một số thủ thuật như lấy khí máu động mạch, chọc dịch màng phổi, chọc dò dịch não tủy nên nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh qua đường máu và dịch tiết từ bệnh nhân như bị kim đâm, vật bén nhọn đâm, phơi nhiễm với máu và dịch tiết là rất cao, trong đó có vi rút VGB. Vì vậy sinh viên ngành BSĐK năm cuối cần có kiến thức thái độ và thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Nghiên cứu này nhằm khảo sát kiến thức thái độ và thực hành của sinh viên năm cuối ngành BSĐK ĐHYD TPHCM về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB, từ đó sẽ là cơ sở để các bộ môn đưa ra những chương trình giảng dạy về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB cho sinh viên trong suốt 6 năm học. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 120 Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ sinh viên ngành BSĐK hệ chính quy năm cuối ĐHYD TPHCM, năm học 2016-2017, có kiến thức, thái độ và thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB và mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Sinh viên BSĐK hệ chính quy năm cuối ĐHYD TPHCM năm học 2016 – 2017. Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Cỡ mẫu Được tính theo công thức: N= α = 0,05 xác suất sai lầm loại 1. = 0,5 trị số mong muốn của tỉ lệ (vì chưa hồi cứu được kết quả của nghiên cứu tương tự nên ước tính = 0,5 để lớn nhất). : khoảng tin cập 95% ( = 1,96). d: sai số ước lượng = 0.05. Áp dụng công thức trên tính được N = 385 sinh viên. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Chọn tất cả các sinh viên có mặt trong buổi sinh hoạt chính trị đầu năm 2016. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn đưa vào: chọn tất cả những sinh viên ngành BSĐK hệ chính quy năm cuối năm học 2016-2017 đồng ý tham gia trả lời bộ câu hỏi tự điền. Tiêu chuẩn loại ra Những sinh viên vắng mặt trong buổi chọn mẫu. Thu thập số liệu Bộ câu hỏi tự điền. Xử lý số liệu Nhập liệu bằng phần mềm epidata 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 13.0. Mô tả tần số, tỉ lệ phần trăm, biểu đồ. Phân tích sử dụng phép kiểm chi bình phương 2 để xác định mối liên hệ giữa các biến số. Nếu phép kiểm 2 không phù hợp thì dùng phép kiểm chính xác Fisher. Đánh giá mối quan hệ dùng số đo tỉ lệ hiện mắc PR, số đo có ý nghĩa khi p<0,05 với khoảng tin cậy 95%. KẾT QUẢ Nghiên cứu được thực hiện trên 460 sinh viên năm cuối ngành BSĐK hệ chính quy ĐHYD TPHCM năm học 2016-2017. Đặc điểm dân số nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm dân số nghiên cứu (n = 460) Đặc điểm n % Giới tính Nam 195 42,39 Nữ 265 57,61 Dân tộc Kinh 415 90,22 Khác 45 9,78 Nơi thường trú Thành thị 227 49,35 Nông thôn 233 50,65 Tiền sử bản thân mắc bệnh viêm gan vi rút B Có 19 4,13 Không 418 90,87 Không biết 23 5 Tiền sử gia đình mắc bệnh viêm gan vi rút B Có 65 16,3 Không 343 74,57 Không biết 42 9,13 Kết quả học lực học kì 1 năm thứ 5 Xuất sắc 0 0 Giỏi 5 1,09 Khá 204 44,35 Trung bình khá 217 47,17 Trung bình 33 7,17 Yếu 0 0 Kém 1 0,22 Nguồn thông tin mà sinh viên tiếp cận Nhà trường, thầy cô 429 93,26 Internet, sách báo, tờ rơi 405 88,04 Tivi, radio 306 66,52 Nhân viên y tế 289 64,78 Bạn bè, người thân, hàng xóm 282 61,3 Nguồn khác 2 0,43 Sinh viên nữ chiếm tỉ lệ cao hơn so với sinh viên nam. Phần lớn sinh viên là dân tộc Kinh (90,22%), các dân tộc khác chiếm tỉ lệ thấp hơn. Sinh viên thường trú ở thành thị là 49,35% tương đương với nông thôn 50,65%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 121 Phần lớn sinh viên không mắc bệnh viêm gan vi rút B (90,87%), có 4,13% sinh viên mắc bệnh và tỉ lệ không biết mình mắc bệnh hay không là 5%. Về tiền sử gia đình, thì 74,57% sinh viên có người thân không mắc bệnh, có 16,3% sinh viên có người thân mắc bệnh và 9,13% sinh viên không biết về tình trạng nhiễm vi rút VGB của thành viên gia đình mình. Nguồn thông tin mà sinh viên tiếp cận nhiều nhất là nhà trường, thầy cô (93,26%). Các nguồn thông tin khác, chiếm tỉ lệ thấp hơn. Đặc điểm về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB Bảng 2: Kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB (n=460) Kiến thức n % Dịch tễ VGB ở Việt Nam 455 98,91 Tác nhân gây bệnh 459 99,78 Hậu quả 455 98,91 Đối tượng dễ nhiễm 377 81,96 Đường lây nhiễm 427 92,83 Xử trí khi bị phơi nhiễm 262 56,96 Cách phát hiện bệnh 387 84,13 Bệnh có thể phòng 459 99,78 Biện pháp phòng ngừa 416 90,43 Vắc xin có trên thị trường 456 99,13 Lịch tiêm ngừa chuẩn 374 81,3 Lợi ích của việc tiêm ngừa 440 95,65 Kiến thức chung đúng (≥10/12 nội dung) 400 86,96 Về kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB, phần lớn sinh viên đã có kiến thức đúng với tỉ lệ khá cao. Tỉ lệ có kiến thức chung đúng khi trả lời đúng ≥10/12 nội dung trên là 86,96%. Tuy nhiên, chỉ có 81,96% sinh viên biết về đối tượng dễ lây nhiễm bệnh, 81,3% sinh viên biết lịch tiêm ngừa chuẩn và đặc biệt chỉ có 56,96% sinh viên xử trí đúng khi bị phơi nhiễm, đây là vấn đề cần được quan tâm vì sinh viên ngành BSĐK năm cuối sắp trở thành NVYT thực thụ nhưng vẫn chưa biết cách xử trí khi bị phơi nhiễm. Bảng 3: Thái độ về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB (n=460) Thái độ n % NVYT nên tiêm ngừa vắc xin VGB đủ liều 456 99,13 NVYT sử dụng găng tay và dụng cụ lấy máu mới 460 100 Cần xử trí cho các đối tượng sau phơi nhiễm với vi rút VGB 444 96,52 Nên đi xét nghiệm máu để phát hiện bệnh viêm gan vi rút B 456 99,13 Bắt buộc tầm soát vi rút VGB ở những bịch máu của những người hiến máu 456 99,13 Nên sử dụng riêng các dụng cụ cá nhân 458 99,57 Thái độ chung đúng (đồng ý 6/6 nội dung) 431 93,7 Về thái độ phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB, tỉ lệ sinh viên có thái độ đúng khá cao. Thái độ chung đúng khi trả lời đồng ý 6 nội dung trên chiếm tỉ lệ 93,7%. Bảng 4: Thực hành phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB Thực hành n % Thực hành tiêm vắc xin (n=441)* 401 90,93 Tiêm đủ liều vắc xin VGB (n=401)** 329 82,04 Sử dụng riêng các dụng cụ cá nhân (n=460) 423 91,96 Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân trong quá trình thực hiện các thủ thuật hoặc khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân (n=460) 280 60,87 Đổi đôi găng mới và dụng cụ mới khi thực hiện lấy máu và thủ thuật cho bệnh nhân (n=460) 358 77,83 Báo cáo với thầy cô hướng dẫn lâm sàng, người phụ trách ở khoa khi bị phơi nhiễm (n=172)*** 61 35,47 Tuyên truyền, giáo dục cho người thân, bạn bè về cách phòng ngừa sự lây nhiễm vi rút VGB (n=460) 261 56,74 Thực hành chung đúng**** 306 66,52 *: Thực hành tiêm vắc xin đúng khi sinh viên trả lời đã tiêm ngừa vắc xin VGB. **: Thực hành tiêm đủ liều vắc xin VGB khi sinh viên trả lời đã tiêm đủ ≥3 liều vắc xin. ***: Trong số 460 sinh viên tham gia nghiên cứu có 172 sinh viên đã từng phơi nhiễm với máu và dịch tiết của bệnh nhân khi thực hành lâm sàng tại các bệnh viện. ****: Thực hành chung đúng khi sinh viên trả lời đúng ≥3/4 nội dung (Sử dụng riêng các dụng cụ cá nhân; Sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân trong quá trình thực hiện các thủ thuật hoặc khi tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân; Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 122 Đổi đôi găng mới và dụng cụ mới khi thực hiện lấy máu và thủ thuật cho bệnh nhân; Tuyên truyền, giáo dục cho người thân, bạn bè về cách phòng ngừa sự lây nhiễm vi rút VGB). Về thực hành, trong 441 sinh viên không mắc bệnh viêm gan vi rút B thì có 90,93% sinh viên đã tiêm ngừa vắc xin VGB, trong số những sinh viên đã tiêm ngừa thì có 82,04% sinh viên tiêm đủ liều. Trong số sinh viên đã từng phơi nhiễm trên lâm sàng, chỉ có 35,47% sinh viên luôn luôn báo cáo với thầy cô, người phụ trách ở khoa. Tỉ lệ sinh viên có thực hành chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB là 66,52%, tỉ lệ này tương đối thấp. Mối liên quan giữa đặc điểm dân số với kiến thức, thái độ, thực hành chung Không tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm dân số (giới, nơi thường trú, dân tộc, kết quả học tập, tiền sử bản thân và tiền sử gia đình) với kiến thức chung đúng, thái độ chung đúng, thực hành chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Mối liên quan giữa kiến thức chung, thái độ chung, thực hành chung Bảng 5: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thái độ chung (n=460) Kiến thức chung Thái độ chung P PR (KTC 95%) Đúng (%) Sai (%) Đúng 382 95,50 18 4,5 <0,001 1,17 (1,04-1,32) Sai 49 81,67 11 18,33 Sinh viên có kiến thức chung đúng thì có thái độ chung đúng gấp 1,17 lần so với sinh viên có kiến thức chung sai, với p<0,0001 và PR (KTC 95%)=1,04-1,32. Bảng 6: Mối liên quan giữa thái độ chung và thực hành chung (n=460) Thái độ chung Thực hành chung p PR (KTC 95%) Đúng (%) Sai (%) Đúng 294 68,21 137 31,79 0,003 1,65 (1,06-2,55) Sai 12 41,38 17 58,62 Sinh viên có thái độ chung đúng thì có thực hành chung đúng gấp 1,65 lần so với sinh viên có thái độ chung sai, với p=0,003 và PR (KTC 95%)=1,06-2,55. Bảng 7: Mối liên quan giữa kiến thức chung và thực hành chung (n=460) Kiến thức chung Thực hành chung P PR (KTC 95%) Đúng (%) Sai (%) Đúng 274 68,50 126 31,50 0,02 1,28 (1,00-1,64) Sai 32 53,33 28 46,67 Tìm thấy mối liên quan giữa sinh viên có kiến thức chung đúng và thực hành chung đúng, sinh viên có kiến thức chung đúng thì có thực hành chung đúng gấp 1,28 lần sinh viên có kiến thức chung sai với p=0,02 với PR (KTC 95%) = 1,00 – 1,64. BÀN LUẬN Đặc điểm dân số Qua khảo sát 460 sinh viên năm cuối ngành BSĐK hệ chính quy ĐHYD TPHCM năm 2016-2017 về kiến thức, thái độ và thực hành phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB thấy tỉ lệ nữ sinh viên cao hơn so với nam sinh viên lần lượt là 57,61 và 42,39%. Phần lớn sinh viên là dân tộc Kinh (90,22%), các dân tộc khác chỉ chiếm 9,78%. Khoa Y ĐHYD TPHCM đào tạo BSĐK cho khu vực tỉnh thành phía nam, với sinh viên thường trú ở nông thôn chiếm 50,65% hơi nhỉnh hơn so với thành thị (49,35%). Kết quả học tập của sinh viên chủ yếu ở mức khá (44,35%) và trung bình khá (47,17%), các mức khác chiếm tỉ lệ thấp hơn lần lượt là: giỏi (1,09%), trung bình (7,17%), kém (0,22%). Đa số sinh viên không mắc bệnh viêm gan vi rút B (90,87%), có 4,13% sinh viên mắc bệnh viêm gan vi rút B. Tuy nhiên có đến 5% sinh viên không biết bản thân có mắc bệnh viêm gan vi rút B hay không. Có 16,3% sinh viên cho biết gia đình có người mắc bệnh viêm gan vi rút B, không biết là 5% và không có người mắc là 90,78%. Điều này, cho thấy rằng, vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên năm cuối vẫn chưa quan tâm đến sức khỏe của bản thân mình và các thành viên khác trong gia đình. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 123 Nguồn thông tin mà các sinh viên này tiếp cận nhiều nhất là nhà trường – thầy cô (93,26%), kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Trần Trịnh Quốc Việt (81,2%)(4). Điều này phù hợp với sinh viên năm cuối, thời gian học 6 năm nên nguồn thông tin chủ yếu do nhà trường thầy cô cung cấp và thầy cô là những người làm việc gần gũi trực tiếp nhất với sinh viên. Từ internet, sách báo, tờ rơi (88,04%), kết quả này cũng cao hơn kết quả của Huỳnh Thị Kim Truyền (57,6%)(2), của Trần Trịnh Quốc Việt (78,8%)(4). Việc tiếp cận thông tin qua những trang mạng internet, phương tiện truyền thông kĩ thuật cao phù hợp với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay. Thông tin được sinh viên tiếp cận qua tivi, radio (66,52%), qua NVYT (64,78%), qua bạn bè người thân (61,3%) chiếm tỉ lệ tương đối. Thông qua kết quả khảo sát trên, nguồn thông tin được tiếp cận khá đa dạng và phong phú. Vì vậy, có thể nói bệnh viêm gan vi rút B là bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và được nhiều đối tượng, phương tiện quan tâm truyền tải. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB là tương đối cao 86,96% tương đương với tỉ lệ sinh viên khoa Điều dưỡng Kỹ Thuật Y Học của Trần Trịnh Quốc Việt là (86,5%)(4), tuy nhiên ở nghiên cứu của Trần Trịnh Quốc Việt chọn mốc sinh viên có kiến thức đúng là ≥8/12 câu hỏi. Còn ở nghiên cứu này, chúng tôi chọn mốc sinh viên có kiến thức đúng là ≥10/12 câu hỏi, cho thấy sinh viên ngành BSĐK năm cuối có kiến thức cao hơn hẳn. Bên cạnh đó, một số nội dung như đối tượng dễ lây nhiễm vi rút VGB, cách phát hiện bệnh viêm gan vi rút B và lịch tiêm ngừa thì sinh viên có kiến thức đúng thấp hơn. Đặc biệt chỉ có 56,96% sinh viên có kiến thức đúng về xử trí khi bị phơi nhiễm lâm sàng, điều này cho thấy sinh viên năm cuối này sắp thành NVYT thực thụ nhưng vẫn chưa quan tâm đến quy trình xử trí phơi nhiễm hoặc có sự nhầm lẫn khi xử trí phơi nhiễm theo quy trình của Bộ Y Tế. Các sinh viên này đã có thái độ phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB rất cao, tỉ lệ sinh viên có thái độ chung đúng khi trả lời đồng ý cả 6 nội dung là 93,7%, chứng tỏ sinh viên đã có thái độ rất tốt trong việc phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB cho bản thân và người khác. Tỉ lệ này cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền trên đối tượng sinh viên Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang (90%)(2), của Trần Trịnh Quốc Việt trên đối tượng sinh viên khoa Điều dưỡng Kỹ Thuật Y Học ĐHYD TPHCM (80,1%)(4). Tỉ lệ này cao có được do sinh viên đã có kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB tương đối cao (86,96%). Trong 441 sinh viên, thì có 90,93% sinh viên đã tiêm ngừa vắc xin VGB, tỉ lệ này cao hơn kết quả của Nguyễn Trần Tuấn Kiệt khi nghiên cứu trên đối tượng sinh viên trường Cao Đẳng Y Tế Đồng Nai (34,1%)(3). Trong số những sinh viên đã tiêm thì có 82,04% sinh viên đã tiêm đủ liều vắc xin, kết quả này cũng cao hơn những nghiên cứu khác Hoàng Văn Doanh (65,6%)(1), Nguyễn Trần Tuấn Kiệt (59,1%)(3), Trần Trịnh Quốc Việt (67,1%)(4). Chứng tỏ rằng, những sinh viên này đã quan tâm đến việc tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh viêm gan vi rút B cao hơn các đối tượng sinh viên khác. Có 8,04% sinh viên vẫn dùng chung các dụng cụ cá nhân với người khác, có thể lý giải do thói quen sinh hoạt trong gia đình, tập thể nên dùng chung các dụng cụ cá nhân mà không nghĩ đến hậu quả của việc này. Chỉ có 60,87% sinh viên luôn luôn sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân khi thực hiện thủ thuật hoặc tiếp xúc với máu và dịch tiết của bệnh nhân và 77,83% sinh viên luôn luôn đổi đôi găng mới và dụng cụ mới khi thực hiện lấy máu và thủ thuật cho bệnh nhân, tỉ lệ này tương đối thấp, chứng tỏ sinh viên còn chủ quan trong việc thực hành lâm sàng cũng như chưa quan tâm đến quy định về phòng ngừa chuẩn của Bộ Y tế. Có 172 sinh viên đã từng phơi nhiễm với máu và dịch tiết của bệnh nhân. Trong số này thì tỉ lệ sinh viên thực hành không đúng khi bị phơi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Nội Khoa 124 nhiễm lâm sàng khá cao, chỉ có 35,47% sinh viên luôn luôn khai báo với thầy cô hướng dẫn hoặc người phụ trách. Điều này cho thấy có sinh viên đã chủ quan không tuân thủ quy trình xử lý sau phơi nhiễm lâm sàng của Bộ Y tế Việt Nam. Chỉ có 56,74% sinh viên thực hiện tốt việc tuyên truyền, giáo dục cho người thân, bạn bè. Tỉ lệ sinh viên thực hành chung đúng là 67,52%, tỉ lệ này tương đối thấp, chủ yếu do sinh viên chưa tuân thủ các quy định về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB trong quá trình thực hành lâm sàng của mình như: thay đôi găng mới hoặc dụng cụ mới khi thực hiện lấy máu và thủ thuật, hay sử dụng các phương tiện bảo hộ cá nhân trong quá trình thực hiện các thủ thuật Tỉ lệ sinh viên có thực hành không đúng chiếm tỉ lệ khá cao: 33,48%, có lẽ do sinh viên chủ quan không trang bị dụng cụ bảo hộ cá nhân hoặc thiếu dụng cụ bảo hộ như găng tay tại các cơ sở thực hành lâm sàng, cũng như chưa thực hiện tốt việc tuyên truyền phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Các mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, thực hành chung Không có mối liên quan giữa kiến thức chung, thái độ chung, thực hành chung về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB và các đặc điểm dân số. Như vậy, các đặc điểm dân số không đóng vai trò chi phối kiến thức chung, thái độ chung, thực hành chung. Sinh viên có kiến thức chung đúng thì sẽ có thái độ chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB gấp 1,19 lần với p <0.001 trong phép kiểm chi bình phương và PR (KTC 95%) = 1,19 (1,04-1,32). Sự chênh lệch này cao hơn trong nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Truyền, mối liên quan giữa tỉ lệ sinh viên có thái độ chung đúng ở nhóm có kiến thức chung đúng cao gấp 1,11 lần so với nhóm kiến thức sai với p=0,008 và PR (KTC 95%)=1,11 (1,02-1,22)(2). Điều này chứng tỏ việc cung cấp kiến thức về phòng ngừa lây nhiễm rất quan trọng vì sẽ làm tăng thái độ chung của sinh viên về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Sinh viên có thái độ chung đúng thì sẽ thực hành chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB gấp 1,65 lần sinh viên có thái độ chung sai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,003 và KTC 95% = 1,65 (1,06-2,55). Sinh viên kiến thức chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB có tỉ lệ thực hành chung đúng cao gấp 1,28 lần so với sinh viên kiến thức chung sai, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với giá trị p trong phép kiểm chi bình phường (p=0,02) và KTC 95% = (1,00-1,64). Cho thấy kiến thức đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hành phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB của sinh viên ngành BSĐK hệ chính quy năm cuối ĐHYD TPHCM. KẾT LUẬN Qua khảo sát 460 sinh viên năm cuối ngành BSĐK hệ chính quy ĐHYD TPHCM năm học 2016-2017, nghiên cứu này kết luận như sau: Tỉ lệ sinh viên có kiến thức đúng, thái độ đúng, thực hành đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB lần lượt là 86,96%, 93,7%, 67,53%. Không tìm thấy mối liên quan giữa đặc điểm dân số (giới, nơi thường trú, dân tộc, kết quả học tập, tiền sử bản thân và gia đình) với kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB. Sinh viên có kiến thức chung đúng thì sẽ có thái độ chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB gấp 1,19 lần sinh viên có kiến thức chung sai. Sinh viên có thái độ chung đúng thì sẽ thực hành chung đúng về phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB gấp 1,65 lần sinh viên có thái độ chung sai. Sinh viên kiến thức chung đúng phòng ngừa lây nhiễm vi rút VGB có tỉ lệ thực hành chung đúng cao gấp 1,28 lần so với sinh viên kiến thức chung sai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Văn Doanh (2015), “Kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm viêm gan B và một số yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2015”, Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược Hải Phòng. 2. Huỳnh Thị Kim Truyền, Đỗ Văn Dũng và Huỳnh Ngọc Vân Anh (2011), "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng sư Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 125 phạm Nha Trang, Khánh Hòa, tháng 4 năm 2010", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 15(1), tr. 105-111. 3. Nguyễn Trần Tuấn Kiệt (2013), “Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành phòng lây nhiễm vi rút viêm gan B của học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Y Tế Đồng Nai năm 2013”, Luận văn Thạc sĩ y tế công cộng, Đại học Y Tế Công Cộng. 4. Trần Trịnh Quốc Việt (2014), “Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng ngừa nhiễm vi rút viêm gan B của sinh viên điều dưỡng – kỹ thuật y học hệ chính quy năm cuối”, Luận văn thạc sĩ điều dưỡng, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. 5. Võ Hồng Minh Công, Trần Xuân Linh và Đặng Công Hân và cs (2009), "Khảo sát tình trạng nhiễm siêu vi viêm gan B của nhân viên y tế bệnh viện Nhân Dân Gia Định", Tạp chí Y học TP Hồ Chí Minh. 13, tr. 47-51. 6. WHO. (2015). "Guidelines for the prevention, care and treatment of persons with chronic hepatitis B infectiom". World Health Organization Guidelines 2015 Ngày nhận bài báo: 16/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_thai_do_va_thuc_hanh_ve_phong_ngua_lay_nhiem_vi_ru.pdf
Tài liệu liên quan