Kiến thức, hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV của bệnh nhân viêm gan B cho cộng đồng tại Bệnh viện Quận 2 năm 2018

Tài liệu Kiến thức, hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV của bệnh nhân viêm gan B cho cộng đồng tại Bệnh viện Quận 2 năm 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 114 KIẾN THỨC, HÀNH VI PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM HBV CỦA BỆNH NHÂN VIÊM GAN B CHO CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 NĂM 2018 Hồ Huỳnh Uy Tài*, Nguyễn Quang Trung** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định kiến thức, hành vi phòng ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) của bệnh nhân viêm gan siêu vi B và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là 270 bệnh nhân viêm gan siêu vi B đến khám tại phòng khám gan bệnh viện Quận 2 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018. Với bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp soạn sẵn. Kết quả: Qua khảo sát 270 bệnh nhân viêm gan siêu vi B về phòng ngừa HBV cho cộng đồng có 56,7% bệnh nhân có kiến thức chung đúng; có 74,4% bệnh nhân có hành vi phòng ngừa (HVPN) lây nhiễm đường máu đúng; có 52,2% bệnh nhân có HVPN lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục (QHTD) đúng; có 76,3% bệnh nhân có hành vi khuyến khích chích ngừa đúng. Có mối liên qu...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức, hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV của bệnh nhân viêm gan B cho cộng đồng tại Bệnh viện Quận 2 năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 114 KIẾN THỨC, HÀNH VI PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM HBV CỦA BỆNH NHÂN VIÊM GAN B CHO CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN QUẬN 2 NĂM 2018 Hồ Huỳnh Uy Tài*, Nguyễn Quang Trung** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định kiến thức, hành vi phòng ngừa lây nhiễm viêm gan siêu vi B (HBV) của bệnh nhân viêm gan siêu vi B và các yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu là 270 bệnh nhân viêm gan siêu vi B đến khám tại phòng khám gan bệnh viện Quận 2 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2018. Với bộ câu hỏi phỏng vấn trực tiếp soạn sẵn. Kết quả: Qua khảo sát 270 bệnh nhân viêm gan siêu vi B về phòng ngừa HBV cho cộng đồng có 56,7% bệnh nhân có kiến thức chung đúng; có 74,4% bệnh nhân có hành vi phòng ngừa (HVPN) lây nhiễm đường máu đúng; có 52,2% bệnh nhân có HVPN lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục (QHTD) đúng; có 76,3% bệnh nhân có hành vi khuyến khích chích ngừa đúng. Có mối liên quan giữa kiến thức chung và 3 hành vi phòng ngừa lây nhiễm với các đặc điểm dân số xã hội (p<0,05). Có mối liên quan giữa kiến thức đúng với hành vi phòng ngừa về đường máu PR=1,31(1,12-1,53). Có mối liên quan giữa kiến thức đúng với hành vi khuyến khích chích ngừa PR=1,74(1,46-2,0). Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân có HVPN lây nhiễm đường máu đúng và khuyến khích chích ngừa đúng khá cao. Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức đúng và HVPN lây nhiễm đường QHTD đúng còn thấp. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và hành vi đúng. Cần quan tâm đến những đối tượng bệnh nhân mới mắc bệnh, lớn tuổi, có trình độ học vấn thấp, có thu nhập hàng tháng thấp. Từ khóa: VGSV B, kiến thức, hành vi, đường máu, QHTD, chích ngừa ABSTRACT KNOWLEDGE AND PRACTICE OF PATIENTS WITH HEPATITIS B ON PREVENTION OF HBV FOR THE COMMUNITY IN DISTRICT 2 HOSPITAL IN 2018 Ho Huynh Uy Tai, Nguyen Quang Trung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 114-120 Objective: To explore the knowledge and practice of patients with Hepatitis B on prevention of HBV and relating factors. Method: This is a cross-sectional study collecting information in knowledge and practice on prevention of HBV and relating factors of 270 patients who are patients with hepatitis B of District 2 hospital in 2018. Result: Percentage of patients with Hepatitis B having good knowledge in prevention HBV was 56.67%; 74.4% of patients had proper prevention of blood sugar infection; 52.2% of the patients had proper sexually transmitted infection prevention behaviors; 76.3% of the patients showed proper immunization. There is the relationship of knowledge and practices in hepatitis B prevention and social demographic characteristics. There are the relationships between knowledge and practice of the blood way, between knowledge and practice of the immunizations on prevention of hepatitis B. *Khoa Y học dự phòng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Nhiễm, khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Hồ Huỳnh Uy Tài ĐT: 0947516761 Email: bacsith@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 115 Conclusion: Patient have good practice of the blood way and practice of the immunizations but the percentages of having good knowledge and sexual are still low. There are the relationships between correct knowledge and correct practice. Attention should be paid to those who are newly infected, older, have lower education level and have lower income. Keywords: knowledge, practice, hepatitis B, the blood way, sexual, the immunizations ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm gan siêu vi B (HBV) là một bệnh nhiễm phổ biến và nguy hiểm, gây bệnh cho hàng triệu người ở nhiều nơi trên thế giới và đang là mối quan tâm của y tế toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có hơn 2 tỷ người nhiễm HBV trong quá khứ hoặc hiện tại. Trong đó có hơn 300 triệu người nhiễm HBV mạn tính và 6- 10 triệu người nhiễm mới hàng năm(7). Hiện nay, Việt Nam vẫn thuộc nước có tỷ lệ lưu hành HBV cao từ 10-20%(5). Bệnh viện quận 2 là bệnh viện mới phát triển có đặc điểm dân cư phức tạp, từ nhiều nơi về đây sinh sống và làm việc. Cách phòng ngừa viêm gan siêu vi B (VGSV B) chủ yếu là tiêm ngừa và cắt đứt các đường lây truyền. Trong đó tỷ lệ tiêm ngừa trong cộng đồng ở nước ta còn rất thấp. Cho nên việc cắt đứt các đường lây truyền là rất quan trọng đặc biệt là đường máu và quan hệ tình dục (QHTD). Bệnh nhân VGSV B chính là nguồn lây cho cộng đồng. Vì vậy chúng tôi muốn nghiên cứu khảo sát kiến thức và hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV cho cộng đồng ở những đối tượng này. Mục tiêu nghiên cứu Xác định bệnh nhân VGSV B có tỷ lệ kiến thức đúng và hành vi đúng trong phòng ngừa lây nhiễm HBV cho cộng đồng và các yếu tố liên quan. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Cắt ngang mô tả. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân VGSV B đang điều trị ngoại trú tại bệnh viện Quận 2 năm 2018. Cỡ mẫu n = Z ( α ) p(1 − p) d Trong đó: là hàm phân vị của phân phối bình thường. α: là xác suất sai lầm loại 1. Với độ tin cậy 95%, α = 0,05 => = 1,96; ( ) = 3,84 P: tỷ lệ mong muốn. Với p = 0,776(6), trong nghiên cứu của Trần Trịnh Quốc Việt năm 2014 trên sinh viên điều dưỡng có tỷ lệ thực hành đúng là 77,6%. Vậy cỡ mẫu là 267 bệnh nhân. Kỹ thuật chọn mẫu Chọn mẫu thuận tiện. Nơi diễn ra nghiên cứu là phòng khám viêm gan Bệnh viện Quận 2. Phỏng vấn tất cả bệnh nhân VGSV B đến khám cho tới khi đủ 270 bệnh nhân. Phương pháp thu thập dữ kiện Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt với bộ câu hỏi soạn sẵn. Xử lí số liệu Dữ kiện được nhập phần mềm Epidata 3.1 và xử lý Stata 13.0. Thống kê mô tả bằng bảng phân phối tần suất, tỷ lệ. Xác định mối liên quan giữa 2 biến số bằng phép kiểm Chi bình phương χ2 hay kiểm định Fisher được sử dụng khi kiểm định χ2 không phù hợp. Lượng hóa mối liên quan bằng tỉ số tỉ lệ hiện mắc (PR) với KTC 95%. KẾT QUẢ Nghiên cứu được thực hiện trên 270 bệnh nhân VGSV B tại Bệnh viện Quận 2 năm 2018. Đặc tính mẫu nghiên cứu Bệnh nhân chủ yếu từ 31-50 tuổi (44,4%) và trên 50 tuổi (40,4%). Tỷ lệ nam nữ gần bằng Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 116 nhau là 53% và 47%. Đa số có trình độ học vấn cấp 2 – cấp 3 (45,9%) và thu nhập dưới 10 triệu/ tháng (75,6%). Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh trên 5 năm (57,8%) và tiền sử gia đình không có người mắc bệnh VGSV B (68,9%). Có 83,7% đã có gia đình. Nguồn thu thập thông tin được bệnh nhân VGSV B tiếp cận nhiều nhất là nhân viên y tế 100%, tiếp đó là từ sách báo, internet 45,9%. Bảng 1: Đặc tính mẫu nghiên cứu (n=270) Đặc tính Tần số Tỷ lệ (%) Giới Nam Nữ 144 126 53,3 46,7 Nhóm tuổi Từ 18-30 tuổi Từ 31-50 tuổi Trên 50 tuổi 41 120 109 15,2 44,4 40,4 Thu nhập/ tháng Dưới 5 triệu Từ 5-10 triệu Trên 10 triệu 99 105 66 36,7 38,9 24,4 Trình độ học vấn Cấp 1 trở xuống Cấp 2- cấp 3 Cao đẳng – đại học 67 124 79 24,8 45,9 29,3 Thời gian mắc bệnh Dưới 1 năm Từ 1-5 năm Trên 5 năm 34 80 156 12,6 29,6 57,8 Tiền sử gia đình mắc bệnh Có Không 84 186 31,1 68,9 Hôn nhân Có gia đình Không có gia đình 226 44 83,7 16,3 Nguồn thu thập thông tin Nhân viên y tế Sách báo, internet 270 124 100 45,9 Kiến thức về bệnh VGSV B Bảng 2: Kiến thức về bệnh VGSV B Kiến thức đúng về VGSV B Tần số Tỷ lệ Hậu quả của bệnh VGSV B Bệnh VGSV B có lây hay không Dễ lây hay khó lây (n=208) * Phòng bệnh VGSV B Đường lây bệnh VGSV B Nguyên nhân gây ra bệnh VGSV B 248 208 140 144 140 138 91,9% 77,4% 67% 53,3% 51,9% 51,1% Kiến thức chung đúng (4/6) 153 56,7% *Trong 270 bệnh nhân có 208 bệnh nhân biết VGSV B có lây. Bệnh nhân có kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B là 56,7%. Trong đó kiến thức về hậu quả của bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất 91,9%. Ngoài ra kiến thức về cách phòng bệnh, đường lây, nguyên nhân gây bệnh còn chưa cao chiếm tỷ lệ lần lượt là 53,3%; 51,9%; 51,1%. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm đường máu Bảng 3: Bảng hành vi phòng ngừa lây nhiễm đường máu (n=270) Hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu Tần số Tỷ lệ (%) Không tiêm chích ma túy 268 99,3 Không dùng chung dao cạo râu 252 93,3 Không dùng chung bàn chải đánh răng 262 97 Không châm cứu chung kim 263 97,4 Không cắt lễ chung dao 263 97,4 Không xăm mình chung kim 254 94,1 Không cắt tóc chung dao cạo 266 98,5 Không làm móng chung kềm 240 88,9 Hành vi chung đúng (9/9) 201 74,4 Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu đúng khá cao chiếm 74,4%. Đáng chú ý là bệnh nhân có làm móng chung kềm còn cao chiếm 11,1%. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm đường tình dục Bảng 4: Bảng hành vi phòng ngừa lây nhiễm đường quan hệ tình dục Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Quan hệ tình dục (n=270) Có. Không. 182 88 67,4 32,6 Số lượng bạn tình (n=182)* 1 bạn tình. ≥2 bạn tình. 169 13 92,9 7,1 Sử dụng BCS trong lúc QHTD (n=182)* Luôn luôn. Thỉnh thoảng. Hoàn toàn không. 60 27 95 33 14,8 52,2 Hành vi đúng (Không quan hệ tình dục hoặc nếu có thì chỉ có 1 bạn tình và luôn luôn sử dụng bao cao su). 141 52,2 *: Trong 270 bệnh nhân có 182 bệnh nhân có QHTD. Tỷ lệ bệnh nhân có QHTD là 67,4% và bệnh nhân có hành vi đúng về phòng ngừa lây nhiễm qua đường QHTD còn thấp chỉ chiếm 52,2%. Hành vi khuyến khích chích ngừa Bảng 5: Bảng hành vi khuyến khích chích ngừa (n=270) Hành vi khuyến khích chích ngừa Hành vi đúng Cho người thân sống trong cùng 1 nhà Cho bạn tình Cho người thân sống ở xa Cho bạn bè, đồng nghiệp, người làm chung 95,8% 81,9% 65,8% 64,9% Hành vi chung đúng (2/4) 76,3% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 117 Bệnh nhân có hành vi khuyến khích chích ngừa đúng khá cao chiếm 76,3%. Cao nhất là cho người thân sống cùng 1 nhà là 95,8%. Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng với các đặc điểm dân số xã hội (Bảng 6) Nhóm tuổi Nhóm 18-30 tuổi có kiến thức đúng gấp 1,4 lần nhóm 31-50 tuổi (p<0,001); gấp 1,96 lần nhóm trên 50 tuổi (p<0,001). Trình độ văn hóa Nhóm cấp 2-3 có kiến thức đúng gấp 2 lần nhóm cấp 1 (p<0,001); nhóm CĐ-ĐH đúng gấp 4 lần nhóm cấp 1 (p<0,001). Thời gian mắc bệnh Nhóm 1-5 năm có kiến thức đúng gấp 1,35 lần nhóm dưới 1 năm; nhóm trên 5 năm đúng gấp 1,83 lần nhóm dưới 1 năm với (p<0,001). Thu nhập Nhóm trên 10 triệu có kiến thức đúng gấp 2 lần nhóm dưới 5 triệu; nhóm 5-10 triệu đúng gấp 1,42 lần nhóm dưới 5 triệu với (p<0,001). Mối liên quan giữa HVPN đường máu với đặc điểm dân số xã hội Thời gian mắc bệnh: nhóm 1-5 năm có hành vi đường máu đúng gấp 1,26 lần nhóm dưới 1 năm; nhóm trên 5 năm đúng gấp 1,41 lần nhóm dưới 1 năm với (p<0,001) (Bảng 7). Bảng 6: Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng với các đặc điểm dân số xã hội (n=270) Đặc tính Kiến thức chung Giá trị p PR (KTC 95%) Đúng Chưa đúng Nhóm tuổi: 18 - 30 31 – 50 > 50 33 (80,5%) 75 (62,5%) 45 (41,3%) 8 (19,5%) 45 (52,0%) 64 (58,7%) <0,001* <0,001* 1 0,71 (0,62-0,81) 0,51 (0,38-0,66) Trình độ học vấn: Cấp 1 trở xuống Cấp 2- Cấp 3 CĐ – ĐH 14 (20,9%) 64 (51,6%) 75 (94,9%) 53 (79,1%) 60 (48,4%) 4 (5,1%) <0,001* <0,001* 1 2,01 (1,73-2,35) 4,07 (3,01-5,51) Thời gian mắc bệnh: Dưới 1 năm. 1-5 năm Trên 5 năm. 10 (29,4%) 43 (53,8%) 100 (64,1%) 24 (70,6%) 37 (46,2%) 56 (35,9%) <0,001* <0,001* 1 1,35 (1,13-1,62) 1,83 (1,28-2,62) Thu nhập hàng tháng: <5 triệu 5-10 triệu >10 triệu 44 (44,4%) 51 (48,6%) 58 (87,9%) 55 (55,6%) 54 (51,4%) 8 (12,1%) <0,001* <0,001* 1 1,42 (1,25-1,62) 2,03 (1,57-2,62) *: Có khuynh hướng Bảng 7: Mối liên quan giữa HVPN đường máu với đặc điểm dân số xã hội (n=270) Đặc tính Kiến thức chung Giá trị p PR (KTC 95%) Đúng Chưa đúng Trình độ học vấn: Cấp 1 trở xuống Cấp 2- Cấp 3 CĐ - ĐH 43 (64,2%) 93 (75%) 65 (82,3%) 24 (35,8%) 31 (25%) 14 (17,7%) 0,015* 1 1,13 (1,02- 1,24) 1,27 (1,04- 1,55) Thời gian mắc bệnh: Dưới 1 năm. 1-5 năm Trên 5 năm. 19 (55,8%) 61 (76,3%) 121 (77,6%) 15 (44,2%) 19 (23,7%) 35 (22,4%) 0,049* 1 1,26 (1,02-1,58) 1,41 (1,08-1,99) *Có khuynh hướng, TĐHV: nhóm cấp 2-3 có hành vi đường máu đúng gấp 1,13 lần nhóm cấp 1 (p<0,05); nhóm CĐ-ĐH đúng gấp 1,27 lần nhóm cấp 1 (p<0,05). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 118 Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và HVPN đường máu Bệnh nhân có kiến thức chung đúng thì có HVPN qua đường máu đúng gấp 1,31 lần bệnh nhân không có kiến thức chung đúng với p<0,001 (Bảng 8). Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và hành vi khuyến khích chích ngừa Bệnh nhân có kiến thức chung đúng thì có hành vi khuyến khích chích ngừa đúng gấp 1,74 lần bệnh nhân không có kiến thức chung đúng với p<0,001 (Bảng 9). Bảng 8: Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và HVPN đường máu (n=270) Kiến thức Hành vi chung đúng Giá trị p PR KTC (95%) Đúng Chưa đúng Đúng 127 (83%) 74 (63,3%) 26 (17%) 43 (36,7%) <0,001 1,31 (1,12-1,53) 1 Chưa đúng Bảng 9: Mối liên quan giữa kiến thức chung đúng và hành vi khuyến khích chích ngừa (n=270) Kiến thức Hành vi chung đúng Giá trị p PR KTC (95%) Đúng Chưa đúng Đúng 143 (93,6%) 63 (53,8%) 10 (6,4%) 54 (46,2%) <0,001 1,74 (1,46-2,06) 1 Chưa đúng BÀN LUẬN Đặc điểm dân số, xã hội Qua khảo sát 270 bệnh nhân VGSV B tại bệnh viện Quận 2 năm 2018 về kiến thức và hành vi phòng ngừa lây nhiễm HBV cho cộng đồng thấy tỷ lệ bệnh VGSV B gặp ở cả 2 giới trong đó nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn nữ là 53% và 47%. Bệnh nhân có độ tuổi thấp nhất là 18 tuổi và cao nhất là 81 tuổi, bệnh nhân chủ yếu ở nhóm tuổi từ 31-50 tuổi (44,4%) và trên 50 tuổi (40,3%). Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Ngô Viết Lộc tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011(3). Bệnh nhân có trình độ học vấn và thu nhập không cao. Phần lớn bệnh nhân có TĐHV ở cấp 2 – cấp 3 (45,93%) và có nghề nghiệp chủ yếu là lao động tự do (31%). Kết quả này tương đương với kết quả nghiên cứu về bệnh nhân VGSV B trong cộng đồng của Ngô Viết Lộc (46,57%)(3). Nguyên nhân là do sự lây truyền virus HBV chủ yếu liên quan đến thói quen sinh hoạt của mỗi cá nhân, những nơi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp đồng nghĩa với việc thói quen sinh hoạt của mỗi cá nhân không được đảm bảo an toàn. Nguồn thu thập thông tin chủ yếu là NVYT (100%) và sách báo, internet (45,93%). Kết quả này cao hơn kết quả trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân là 16,1% và 40,2%(2). Điều này hoàn toàn phù hợp vì đối tượng nghiên cứu của Lý Văn Xuân không phải là bệnh nhân VGSV B. Ngoài ra thời điểm nghiên cứu của Lý Văn Xuân là năm 2010 còn nghiên cứu này năm 2018 với sự phát triển nhanh chóng của thời đại công nghê thông tin nên việc tiếp cận với các phương tiện truyền thông kỹ thuật cao ngày nay dễ dàng hơn. Kiến thức về bệnh VGSV B của đối tượng nghiên cứu Tỷ lệ bệnh nhân có kiến thức chung đúng về bệnh VGSV B là 56,67%. Kết quả này cao hơn của Lý Văn Xuân là 29,22%. Bệnh nhân có kiến thức đúng cao nhất là về hậu quả của VGSV B chiếm tỷ lệ 91,9%. Tỷ lệ này cao hơn so với của Lý Văn Xuân 77,78% và Ngô Viết Lộc 53,33%. Bênh nhân có kiến thức đúng thấp nhất là về cách phòng bệnh 53,3%, đường lây 51,9% và nguyên nhân gây bệnh 51,1%. Kết quả về phòng bệnh và nguyên nhân gây bệnh cao hơn trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân (45%), Ngô Viết Lộc (42%,46%). Còn kết quả về đường lây gần tương đương của Nguyễn Minh Ngọc 50%(4). Nhìn chung tỷ lệ kiến thức đúng của bệnh nhân còn chưa cao bệnh nhân vẫn cần được tuyên truyền rộng rãi hơn bằng nhiều nguồn thông tin và phương pháp để có kiến thức tốt nhất. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 119 Hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu Bệnh nhân VGSV B có hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường máu chiếm tỷ lệ khá cao là 74,4% cao hơn nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Kim Truyền (46%)(1). Phần lớn kết quả tốt đều đạt trên 90% nhưng còn có hành vi làm móng chung kềm chiếm 11,1%. Vấn đề này cần phải chú ý vì đây là 1 đường lây nguy hiểm và NVYT cần khuyến khích thay đổi hành vi này của bệnh nhân. Hành vi phòng ngừa lây nhiễm qua đường tình dục Tỷ lệ bệnh nhân không có nguy cơ lây nhiễm qua đường QHTD là 52,2%. Nguyên nhân chủ yếu là không sử dụng bao cao su trong lúc quan hệ tình dục bởi vì bệnh nhân cho rằng là vợ chồng thì không cần sử dụng bao cao su tuy bệnh nhân biết VGSV B có lây qua đường QHTD. Chúng ta cần khuyến khích và can thiệp giáo dục sức khỏe để bệnh nhân nhanh chóng thay đổi thói quen có nguy cơ lây nhiễm cao này. Hành vi khuyến khích chích ngừa Tỷ lệ bệnh nhân có hành vi chung đúng về khuyến khích chích ngừa khá cao chiếm 76,3%. Kết quả cao hơn của tác giả Trần Trịnh Quốc Việt là 55,3%(6) và của Huỳnh Thị Kim Truyền là 40%(1). Thể hiện sự quan tâm của mỗi cá nhân bệnh nhân về phòng bệnh VGSV B cho những người xung quanh đặc biệt là người thân trong gia đình khi chiếm tỷ lệ lên tới 95%. Các mối liên quan Kết quả phân tích cho thấy, bệnh nhân càng trẻ thì kiến thức đúng càng cao. Điều này hợp lí vì bệnh nhân trẻ dễ tiếp cận kiến thức và học tập hơn nên có kiến thức đúng cao hơn. Bệnh nhân có TĐHV và thu nhập càng cao thì có kiến thức đúng càng cao giống với kết quả nghiên cứu của Lý Văn Xuân(2) và Trần Trịnh Quốc Việt(6). Những bệnh nhân này có kiến thức và điều kiện tốt hơn cho sự quan tâm sức khỏe của bản thân vì vậy họ chủ động hơn trong việc tìm hiểu kiến thức về bệnh của mình. Ngoài ra bệnh nhân có thời gian mắc bệnh càng lâu thì càng có kiến thức đúng cao hơn vì sẽ có nhiều thời gian hơn để tìm hiểu bệnh của bản thân. Có mối liên quan giữa kiến thức đúng và HVPN đường máu mà bệnh nhân có TĐHV cao và thời gian mắc bệnh lâu thì có kiến thức đúng cao cho nên có HVPN lây nhiễm đường máu đúng cao. Ngoài ra bệnh nhân có TĐHV cao cũng có khả năng tiếp cận với các nguồn thông tin khác nhau về bệnh VGSV B ngoài NVYT một cách dễ dàng hơn. Bệnh nhân có kiến thức đúng thì có HVPN đường máu đúng gấp 1,31 lần và hành vi khuyến khích chích ngừa đúng gấp 1,74 lần bệnh nhân không có kiến thức đúng. Kết quả tương tự như trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân bệnh nhân có kiến thức đúng sẽ có thực hành đúng gấp 3,65 lần so với bệnh nhân không có kiến thức đúng(2). Trong nghiên cứu của Trần Trịnh Quốc Việt thì sinh viên có kiến thức chung đúng thì có tỉ lệ thực hành đúng cao gấp 1,71 lần với sinh viên có kiến thức không đúng(6). Kết quả cho thấy kiến thức đóng một vai trò quan trọng trong hành vi phòng ngừa VGSV B. Điều này chứng tỏ việc cung cấp kiến thức về bệnh VGSV B cho bệnh nhân là rất quan trọng. Từ kiến thức đúng về bệnh sẽ có hành vi đúng trong việc phòng ngừa VGSV B cho người khác. Do đó cần đề ra các chiến lược truyền thông giáo dục sức khỏe và thay đổi hành vi bằng nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Huỳnh Thị Kim Truyền, Đỗ Văn Dũng, Huỳnh Ngọc Vân Anh (2011). "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của sinh viên ở ký túc xá trường cao đẳng sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa tháng 4 năm 2010". Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 15 (1),106-110. 2. Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm (2010). "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước tháng 3 năm 2009". Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 14 (1),134-137. 3. Ngô Viết Lộc, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Đình Sơn (2011). "Đánh giá kết quả can thiệp phòng chống nhiễm virus viêm gan B tại một số xã phường tỉnh Thừa Thiên Huế". Tạp chí Y học thực hành, Bộ Y tế, 8, 51-55. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 120 4. Nguyễn Minh Ngọc (2011). "Kiến thức và sự tuân thủ của bệnh nhân người lớn bị nhiễm virus viêm gan B đến khám tại viện Pasteur TP.HCM". Y học TP. Hồ Chí Minh 15 (1),52-56. 5. Nguyen VT (2012). "Hepatitis B infection in Vietnam: current issues and future challenges". Asia Pacific Journal of Public Health, 24 (2), 361-373. 6. Trần Trịnh Quốc Việt, Melissa Henry, Cao Minh Nga (2015). "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng ngừa nhiễm vi-rút viêm gan B của sinh viên điều dưỡng – kỹ thuật y học hệ chính quy năm cuối". Tạp chí Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19 (1),369-372. 7. World Health Organization (2017). Global Hepatitis Report - Weekly Epidemiological Record. 7.pdf;jsessionid=206FF0587F28395784B1D9894AA6D647?sequen ce=1, Accessed on 7 July 2017. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkien_thuc_hanh_vi_phong_ngua_lay_nhiem_hbv_cua_benh_nhan_vie.pdf
Tài liệu liên quan