Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên

Tài liệu Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 1 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC LAN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 2 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC LAN Lớp: DH4KT, Mã số SV: DKT030250 Người hướng dẫn: ThS. VÕ NGUYÊN PHƯƠNG Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 3 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOA...

pdf59 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1340 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Khóa luận Kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 1 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ NGỌC LAN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 2 ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN Chuyên ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ NGỌC LAN Lớp: DH4KT, Mã số SV: DKT030250 Người hướng dẫn: ThS. VÕ NGUYÊN PHƯƠNG Long Xuyên, tháng 6 năm 2007 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 3 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: TH.S Võ Nguyên Phương (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 1: ……………………………. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: ……………………………. (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản Trị kinh doanh ngày ….. tháng …. năm …. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 4 MỤC LỤC Chương 1: MỞ ĐẦU Trang 1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 1 1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 1 1.4 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................. 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh .................................................. 3 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa......................................................................................... 3 2.1.1.1 Khái niệm ................................................................................................... 3 2.1.1.2 Ý nghĩa....................................................................................................... 3 2.1.2 Nội dung của kế toán xác định kết quả kinh doanh ............................................ 3 2.1.1.2 Kế toán doanh thu cung ứng dịch vụ ........................................................... 3 2.1.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán............................................................................ 5 2.1.1.3 Kế toán chi phí tài chính ............................................................................. 6 2.1.1.4 Kế toán chi phí bán hàng ............................................................................ 6 2.1.1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ......................................................... 7 2.1.1.6 Thu nhập khác ............................................................................................ 7 2.1.1.7 Chi phí khác ............................................................................................... 8 2.1.1.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh........................................................... 8 2.2 Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh............................................... 10 2.2.1 Vai trò của kết quả hoạt động kinh doanh ........................................................ 10 2.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ................................ 10 2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông các chỉ số chủ yếu .................. 10 2.3.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí ............................... 10 2.3.2 Phân tích khả năng sinh lợi .............................................................................. 11 2.4 Phương pháp phân tích........................................................................................ 12 Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN - CTY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành ............................................................................................... 13 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 5 3.1.1 Công ty cổ phần du lịch An Giang ................................................................... 13 3.1.2 Khách sạn Đông Xuyên................................................................................... 14 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 14 3.1.2.2 Chức năng của khách sạn.......................................................................... 16 3.1.2.3 Nhiệm vụ .................................................................................................. 16 3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên............................. 17 3.2.1 Thị phần KS Đông Xuyên trong cơ cấu khách sạn ở Long Xuyên.................... 17 3.2.2 Tình hình lưu trú ............................................................................................. 17 3.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh ....................................................................... 18 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán ....................................................................................... 19 3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ở KS Đông Xuyên......................................................... 19 3.3.2 Nhiệm vụ và chức năng ................................................................................... 20 3.4 Hình thức kế toán................................................................................................. 21 3.5 Chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp .................................................. 22 Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN 4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Đông Xuyên ..................... 23 4.1.1 Kế toán tập hợp doanh thu ............................................................................... 23 4.1.1.1 Doanh thu vé máy bay .............................................................................. 23 4.1.1.2 Doanh thu khách sạn................................................................................. 24 4.1.1.3 Doanh thu nhà hàng .................................................................................. 25 4.1.1.4 Doanh thu bãi giữ xe................................................................................. 26 4.1.1.5 Doanh thu massage ................................................................................... 26 4.1.1.6 Doanh thu thuê mặt bằng .......................................................................... 27 4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán ................................................................................ 27 4.1.3 Kế toán chi phí tài chính.................................................................................. 29 4.1.4 Kế toán chi phí bán hàng ................................................................................. 29 4.1.5 Chi phí quản lí doanh nghiệp ........................................................................... 30 4.1.5 Kế toán xác định kết quả kinh doanh ............................................................... 30 4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông các chỉ số chủ yếu .................. 34 4.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu .................................................... 34 4.2.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí ............................... 35 4.2.2.1 Giá vốn hàng bán...................................................................................... 35 4.2.2.2 Chi phí bán hàng....................................................................................... 36 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 6 4.2.2.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp .................................................................... 37 4.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí................................................................... 38 4.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi .............................................................................. 39 4.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS).................................................... 39 4.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) ................................................ 40 4.2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) .......................................... 41 Chương 5: NHẬN XÉT – GIẢI PHÁP- KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét............................................................................................................... 43 5.1.1 Công tác kế toán .............................................................................................. 43 5.1.2 Tình hình hoạt động ........................................................................................ 43 5.2 Giải pháp .............................................................................................................. 44 5.2.1 Công tác kế toán .............................................................................................. 45 5.2.2 Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh........................................................ 45 5.3 Kiến nghị .............................................................................................................. 47 KẾT LUẬN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 7 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Biểu đồ 3.1: Thị phần khách sạn Đông Xuyên năm 2006 .............................................. 17 Biểu đồ 3.2: doanh thu và lợi nhuận qua 4 năm 2003 – 2006 ........................................ 19 Bảng 3.1: Tình hình hoạt động lưu trú trong 3 năm từ 2004 đến 2006 ........................... 18 Bảng 4.1: Cơ cấu doanh thu từng loại dịch vụ trong tổng doanh thu.............................. 34 Bảng 4.2: Phân tích tình hình biến động của GVHB, CPBH và CPQL ........................ 35 Bảng 4.3: Bảng phân tích hiệu suất sử dụng chi phí ...................................................... 38 Bảng 4.4: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu............................................ 39 Bảng 4.5 : Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ........................................ 40 Bảng 4.6 : Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu .................................. 41 Đồ thị 4.1: Đồ thị tỷ trọng giá vốn trong doanh thu ....................................................... 35 Đồ thị 4.2: Đồ thị tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu......................................... 36 Đồ thị 4.3: Đồ thị tỷ trọng chi phí quản lí trong doanh thu ............................................ 37 Đồ thị 4.4: Đồ thị hiệu suất sử dụng chi phí .................................................................. 38 Đồ thị 4.5. : Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ...................................................... 39 Đồ thị 4.6 : Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản..................................................... 40 Đồ thị 4.7 : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ........................................................ 41 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh ...................................... 9 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lí tại khách sạn Đông Xuyên ......................................... 15 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của khách sạn Đông Xuyên ....................................... 19 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ ghi chép theo hình thức nhật ký - sổ cái ............................................. 21 Sơ đồ 3.4: Sơ đồ xử lí chứng từ qua máy tính ............................................................... 22 Sơ đồ 4.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh.................................... 33 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 8 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CP Chi phí CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lí doanh nghiệp CT Chứng từ DN Doanh nghiệp DT Doanh thu GTGT Giá trị gia tăng GVHB Giá vốn hàng bán HĐ SXKD Hoạt động sản xuất kinh doanh HĐTC Hoạt động tài chính HKT Hàng tồn kho KPCĐ Kinh phí công đoàn KQKD Kết quả kinh doanh KS Khách sạn LN Lợi nhuận TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TTĐB Tiêu thụ đặc biệt GTGT Giá trị gia tăng VCSH Vốn chủ sở hữu XD CBDD Xây dựng cơ bản dở dang KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 9 PHẦN TÓM TẮT Khi phân tích môi trường bên trong của một doanh nghiệp thì yếu tố kế toán tài chính không thể bỏ qua. Công việc này có tác động rất to lớn vì phân tích hoạt động của doanh nghiệp hướng vào phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả. Trong đó, kế toán xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp thông qua chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đề ra các phương án hoạt động sao cho thích hợp. Bởi lẽ với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra và tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phân tích toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Thông qua việc phân tích lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ tăng trưởng lợi nhuận và mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của doanh nghiệp nhằm tìm ra những nhân tố tích cực, nhân tố tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Đông Xuyên” với mục tiêu tìm ra các nhân tố ảnh hưởng làm biến động đến tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận tại doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận phản ánh được thực trạng của công ty ra sao. Cuối cùng là nhận xét sơ lược về hệ thống kế toán đang áp dụng tại đơn vị và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giải pháp dể nâng cao lợi nhuận hoạt động. Luận văn gồm 5 chương với các nội dung chính: Chương 1: Mở đầu gồm có lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lí luận về kế toán xác định và phân tích KQKD với các khái niệm về hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận, nội dung của kế toán xác định KQKD từ TK loại 5 đến loại 9, các chỉ số phản ánh mức độ sử dụng chi phí, phân tích khả năng sinh lợi qua chỉ số ROS, ROA, ROE… Chương 3: Giới thiệu sơ lược về khách sạn Đông Xuyên. Giới thiệu cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và tình hình hoạt động của khách sạn Đông Xuyên. Chương 4: kế toán xác định và phân tích KQKD khách sạn Đông Xuyên bao gồm nội dung kế toán xác định kết quả kinh doanh: doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Phân tích kết quả hoạt động đó với các chỉ số tài chính chủ yếu. Chương 5: Nhận xét - giải pháp - kiến nghị. Các nhận xét về công tác kế toán và tình hình hoạt động tại Đông Xuyên. Qua đó có các giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại đơn vị này. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 10 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Mong muốn của tất cả các nhà kinh doanh là “tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro”, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện được mục tiêu này. Nó đòi hỏi người kinh doanh phải có cái nhìn tổng thể và sâu sắc đối với mọi hoạt động diễn ra xung quanh, liên quan đến toàn bộ quá trình từ sản xuất cho đến lúc tiêu thụ. Vì vậy, khi phân tích môi trường bên trong của một doanh nghiệp thì yếu tố kế toán tài chính không thể bỏ qua. Công việc này có tác động rất to lớn vì phân tích hoạt động của doanh nghiệp hướng vào phục vụ quản trị nội bộ doanh nghiệp một cách linh hoạt và hiệu quả. Trong cơ chế bao cấp cũ, phân tích hoạt động kinh doanh chưa phát huy đầy đủ nhưng khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, vấn đề đặt lên hàng đầu đối với mọi doanh nghiệp là hiệu quả kinh doanh. Có hiệu quả kinh doanh mới có thể đứng vững trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, vừa có điều kiện tích lũy và mở rộng sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo đời sống cho người lao động và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Để làm được điều đó, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp trong mối quan hệ với môi trường xung quanh. Những điều trình bày trên đây chứng tỏ việc tiến hành phân tích toàn diện mọi hoạt động của doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Trong đó, kế toán xác định và phân tích kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng nhất giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời hoạt động của doanh nghiệp thông qua chi phí, doanh thu, lợi nhuận để đề ra các phương án hoạt động sao cho thích hợp. Bởi lẽ với chức năng cung cấp thông tin, kiểm tra và tổng kết các hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp, công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý của doanh nghiệp. Để làm rõ vấn đề này, tôi đã chọn đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình là “Kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Đông Xuyên”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng những kiến thức đã học về kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng làm biến động đến tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận tại doanh nghiệp. Thông qua các chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận phản ánh được thực trạng của công ty ra sao. Qua đó có thể nhận xét sơ lược về hệ thống kế toán đang áp dụng tại đơn vị và đề ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán và giải pháp dể nâng cao lợi nhuận hoạt động. 1.3. Nội dung nghiên cứu  Các chi phí hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên.  Doanh thu các loại hình kinh doanh, dịch vụ đang hoạt động tại khách sạn.  Thực hiện công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối niên độ. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 11  Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thông qua một số chỉ số tài chính chủ yếu: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)…  Các nhận xét và phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Đề tài này xin được giới hạn trong phạm vi hoạt động kinh doanh khách sạn Đông Xuyên (trực thuộc Công ty cổ phần du lịch An Giang). Người viết chỉ nghiên cứu chi phí, doanh thu, lợi nhuận và thông qua một số chỉ số tài chính có liên quan đến lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong 4 năm gần đây nhất: 2003, 2004, 2005, 2006. Các số liệu thu thập từ các phòng ban của Công ty: + Phòng kế toán tài chính khách sạn Đông Xuyên + Phòng kế hoạch – nghiệp vụ công ty du lịch An Giang. 1.5 Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập số liệu a) Số liệu sơ cấp: Quan sát, thu thập tài liệu từ công ty cũng như tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến công tác nghiên cứu từ những nhân viên kế toán tại đơn vị thực tập và theo vốn hiểu biết của bản thân. b) Số liệu thứ cấp: + Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp: bảng CĐKT, bảng báo cáo kết quả HĐKD, phiếu thu, phiếu chi… + Thu thập các số liệu cần thiết về điều tra thị phần, giá cả tại Sở Du Lịch An Giang. + Thu thập thêm thông tin từ báo chí ( báo Sài Gòn Tiếp Thị, báo An Giang…) và Internet.  Phương pháp xử lý số liệu: phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu qua các thời kì. Tùy tình hình và yêu cầu cụ thể mà phân chia ra các giai đoạn khác nhau. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 12 Chương 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH 2.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa 2.1.1.1 Khái niệm - Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất phụ. - Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng (cũng là lợi nhuận) của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác.  Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.  Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính.  Kết quả hoạt động khác: là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác, chi phí khác. 2.1.1.2 Ý nghĩa Sau khi doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ xong thì thông tin về kết quả tiêu thụ là rất quan trọng. Dựa vào đó doanh nghiệp mới kiểm tra được chi phí, doanh thu và tình hình hoạt động tại đơn vị. Tất cả đều phục vụ cho mục đích kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Yếu tố được doanh nghiệp quan tâm nhất là kết quả kinh doanh và làm thế nào để kết quả đó mang lại lợi nhuận cao nhất. Muốn vậy, các nhà quản trị hay giám đốc điều hành phải lựa chọn các phương án, chiến lược kinh doanh thích hợp nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận. Điều này không chỉ đòi hỏi ở nhà quản trị có năng lực mà còn phụ thuộc vào các thông tin kế toán được cung cấp đảm bảo tính tin cậy và trung thực. 2.1.2. Nội dung của kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.2.1 Kế toán doanh thu cung ứng dịch vụ a) Doanh thu cung ứng dịch vụ  Khái niệm: là toàn bộ số tiền bán sản phẩm hàng hóa vô hình, tiền cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán nếu có. Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác Chi phí khác - Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính Chi phí tài chính - Lãi = Doanh thu thuần Chi phí bán hàng Chi phí quản lý DN - - Giá vốn hàng bán + + KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 13  Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản Kế toán sử dụng TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ Doanh thu của giao dịch và cung ứng dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau: 1) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. 2) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. 3) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. 4) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Sơ đồ hạch toán doanh thu cung ứng dịch vụ b) Doanh thu hoạt động tài chính  Khái niệm: doanh thu hoạt động tài chính gồm doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp.  Nguyên tắc ghi nhận doanh thu và phản ánh lên sơ đồ tài khoản Doanh thu hoạt động tài chính được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau: 1) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó. 2) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Sơ đồ tài khoản: - Thuế TTĐB, thuế XK, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải nộp - Khoản chiết khấu thương mại - Trị giá hàng bị trả - Khoản giảm giá hàng bán - Kết chuyển Doanh thu bán hàng vào TK 911 - Doanh thu Bán hàng cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ TK 511, 512 TK 511, 512 không có số dư cuối kỳ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 14 c) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu gồm: + Chiết khấu thương mại. + Giảm giá hàng bán. + Hàng bán bị trả lại. + Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu và thuế GTGT trực tiếp. 2.1.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán  Khái niệm: Là giá vốn thực tế xuất kho của số hàng hoá (gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho số hàng hoá đã bán ra trong kỳ - đối với DN thương mại, hoặc là giá thành thực tế sản phẩm, lao vụ, dịch vụ - đối với DN sản xuất) đã xác định là đã tiêu thụ, được tính vào giá vốn để xác định kết quả kinh doanh. Phương pháp tính giá xuất kho: o Giá thực tế đích danh o Giá bình quân gia quyền o Giá nhập truớc xuất trước (FIFO) o Giá nhập sau xuất trước (LIFO)  Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần sang TK 911 - Tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận được chia. - Chiết khấu thanh toán được hưởng. - Doanh thu hoạt động tài chính khác phát sinh trong kì TK 515 TK 515 không có số dư cuối kỳ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 15 2.1.2.3 Kế toán chi phí tài chính  Khái niệm: Là những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính: chi phí vốn vay, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn…  Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 635 – Chi phí tài chính 2.1.2.4 Kế toán chi phí bán hàng  Khái Niệm Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí bỏ ra trong quá trình lưu thông và tiếp thị khi tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ bao gồm: chi phí bảo quản, chi phí quảng cáo, đóng gói, vận chuyển, hoa hồng…. - Chi phí hoạt động tài chính - Khoản lỗ do thanh lí khoản đầu tư ngắn hạn, chênh lệch tỉ giá ngoại tệ, bán ngoại tệ.. - DPGG đầu tư CK - CP chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng. - Phản ánh khoản chênh lệch TGHĐ từ chuyển đổi báo cáo tài chính của hoạt động ở nước ngoài vào CPTC - Hoàn nhập DPGG đầu tư CK - Cuối kì kế toán kết chuyển toàn bộ CPTC và các khoản lỗ phát sinh trong kì để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. TK 635 TK 635 không có số dư cuối kỳ - Phản ánh giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. - Phản ánh chi phí NVL, nhân công vượt trên mức bình thường và CP SXC cố định không phân bổ, không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà tính vào GVHB trong kỳ. - Phản ánh hao hụt, mất mát hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Phản ánh giá vốn hàng bán bị trả. - Phản ánh khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá cuối năm tài chính. - Kết chuyển giá vốn hàng bán trong kì vào TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh. TK 632 TK 632 không có số dư cuối kỳ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 16  Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 641- Chi phí bán hàng 2.1.2.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp  Khái Niệm Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí có liên quan đến hoạt động chung của DN bao gồm: chi phí quản lý, chi phí quản lý hành chánh, chi phí chung khác như: chi phí lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí văn phòng……..  Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp Về cơ bản chi phí quản lý doanh nghiệp hạch toán tương tự chi phí bán hàng. 2.1.2.6 Thu nhập khác  Khái niệm Thu nhập khác là khoản thu phát sinh không thường xuyên góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu, gồm: thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ, thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp…  Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 711 – Thu nhập khác TK 642 Tập hợp các chi phí quản lí doanh nghiệp phát sinh trong kỳ Kết chuyển chi phí quản lí doanh nghiệp vào bên Nợ TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”, hoặc vào bên Nợ TK 142 - “CP chờ kết chuyển” TK 642 không có số dư cuối kỳ TK 641 Tập hợp các chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Kết chuyển Chi phí bán hàng vào bên Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh, hoặc vào bên Nợ TK 142 -CP chờ kết chuyển TK 641 không có số dư cuối kỳ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 17 2.1.2.7 Chi phí khác  Khái niệm Chi phí khác là những chi phí (bao gồm khoản lỗ) do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp gây ra, cũng có thể là những khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước, gồm: chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy nộp thuế…  Tài khoản sử dụng: kế toán sử dụng TK 811 – Chi phí khác 2.1.2.8 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Kế toán sử dụng TK 911 Kết cấu và nội dung phản ánh TK911 Sơ đồ 2.1: SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH. Giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Lãi của hoạt động tiêu thụ trong kỳ Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ Lỗ của hoạt động tiêu thụ trong kỳ TK 911 không có số dư cuối kỳ TK 811 Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khỏan thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911. Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định. Các khoản chi phí khác. TK 811 không có số dư cuối kỳ TK 711 Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp (nếu có) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ vào TK 911. TK 711 không có số dư cuối kỳ TK 911 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 18 2.2 Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.1 Vai trò của kết quả hoạt động kinh doanh TK 911 TK 632 TK 635 TK 641 TK 642 TK 811 kết chuyển kết chuyển kết chuyển kết chuyển kết chuyển kết chuyển TK 511 TK 711 kết chuyển TK 421 Kết chuyển lãi TK 421 Kết chuyển lỗ KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 19 + Kết quả hoạt động kinh doanh cũng tức là lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thu về so với các khoản chi phí đã bỏ ra, nói lên qui mô của kết quả và phản ánh một phần hiệu quả của hoạt động doanh nghiệp. + Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả ấy là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp + Lợi nhuận là nguồn vốn cơ bản để tái sản xuất mở rộng toàn bộ nền kinh tế quốc dân và doanh nghiệp bởi vì lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua chính sách thuế; đồng thời một bộ phận lợi nhuận được để lại thành lập các quỹ tạo điều kiện mở rộng sản xuất, nâng cao mức sống của người lao động và nâng cao phúc lợi xã hội. + Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2.2 Ý nghĩa của việc phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Qui trình hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp đòi hỏi sau mỗi kỳ hoạt động doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập và tổng chi phí và lợi nhuận đạt được. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu khác nhằm đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào họat động của doanh nghiệp. Qua đó có thể tìm ra những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tùy theo mức độ và yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, nhà quản trị sẽ tìm ra các phương pháp để khai thác các tiềm năng của doanh nghiệp mình đồng thời để ra biện pháp giảm thiểu tối đa các khoản chi phí không cần thiết để đạt được mức lợi nhuận cao nhất. 2.3 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông các chỉ số chủ yếu 2.3.1 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí  Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần(GVHB/DT) Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thuần thu được, trị giá GVHB chiếm bao nhiêu % hay cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng trị giá GVHB. Tỷ suất GVHB trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các chi phí trong GVHB càng tốt và ngược lại.  Tỷ suất chi phí bán hàng trên doanh thu thuần (CPBH/DT) Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: CPBH/DT = Chi phí bán hàng Doanh thu thuần 100% x GVHB/DT = Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần x 100% % KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 20 Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng. Tỷ suất chi phí bán hàng càng nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí bán hàng và kinh doanh càng có hiệu quả và ngược lại.  Tỷ suất chi phí quản lí doanh nghiệp trên doanh thu thuần(CPQLDN/DT) Chỉ tiêu này được tính bằng công thức: Chỉ tiêu này phản ánh để thu được 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí quản lý. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản trị doanh càng cao và ngược lại.  Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí là chỉ tiêu tương đối thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí để mang lại doanh thu. 2.3.2 Phân tích khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ và lãi nên các tỷ suất sinh lời luôn luôn được các nhà quản trị kinh doanh, các nhà đầu tư, các nhà phân tích tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh cũng như để so sánh hiệu quả sử dụng vốn và mức lãi của các doanh nghiệp khác cùng loại.  Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau: Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Đây là hai yếu tố liên quan rất mật thiết, doanh thu chỉ ra vai trò, vị trí doanh nghiệp trên thương trường còn lợi nhuận thể hiện chất lượng, hiệu quả cuối cùng của doanh nghiệp. Như vậy ROS là chỉ tiêu thể hiện vai trò và hiệu quả của doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Hiệu suất sử dụng chi phí = Tổng chi phí Doanh thu CPQLDN/DT = Chi phí quản lí doanh nghiệp Doanh thu thuần x 100% ROA = Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản ROS = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 21 Phân tích ROA cho biết tình hình sử dụng tài sản chung của toàn doanh nghiệp.  Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 2.4 Phương pháp phân tích  Kỹ thuật phân tích ngang Khi nghiên cứu mức độ biến động của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ khác nhau gọi là phân tích theo chiều ngang. Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp.  Kỹ thuật phân tích dọc Khi nghiên cứu một sự kiện nào đó trong tổng thể về một chỉ tiêu kinh tế nào đó gọi là quá trình phân tích theo chiều dọc. Thông qua sự so sánh này cho ta thấy được tỷ trọng của sự kiện kinh tế trong tổng thể.  Kỹ thuật phân tích qua hệ số Là xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu dưới dạng phân số. Tùy theo cách thiết lập quan hệ mà gọi chỉ tiêu là hệ số, tỷ số hay tỷ suất. Tóm lại Tuy yêu cầu chi tiết trong phân tích lợi nhuận có khác nhau, có nhiều cách phân tích khác nhau nhưng mục đích chung nhất của phân tích lợi nhuận là tìm kiếm hướng phát triển và đầu tư có lợi, khai thác các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp để đảm bảo kinh doanh có lãi và lãi ngày càng nhiều trong môi trường cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Chương 3: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN – CTY CỔ PHẦN DU LỊCH AN GIANG 3.1 Lịch sử hình thành 3.1.1 Công ty cổ phần du lịch An Giang ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 22 Căn cứ vào Quyết định số 948/ QĐ-UB của UBND tỉnh An Giang về việc sáp nhập công ty Du Lịch và công ty Thương Mại và Đầu tư phát triển miền núi An Giang. Công ty Du lịch và Công ty phát triển miền núi An Giang là doanh nghiệp nhà nước được UBND tỉnh An Giang thành lập theo quyết định số 26/ QĐ-UB-TC ngày 22/03/2001 tiền thân là công ty du lịch An Giang được thành lập và hoạt động từ năm 1978. Sau nhiều năm hoạt động qui mô công ty ngày càng mở rộng. Ngoài vận chuyển, hướng dẫn du lịch, công ty còn hoạt động trong các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, tổ chức tuyến du lịch trong và ngoài nước, hoạt động kinh doanh xuất nhập khấu. Ngành nghề kinh doanh: nội ngoại thương, ăn uống công cộng, du lịch, khách sạn, nhà hàng, massage, công nghiệp lương thực, thực phẩm, kinh doanh vật tư xây dựng, vật tư thiết bị… Từ năm 1998 đến nay, công ty du lịch An Giang đã tập trung vào các hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ, thương mại. Trong đó kinh doanh thương mại chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh thu của công ty. Theo xu hướng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, UBND tỉnh An Giang đã ra Quyết Định số 6571/QĐ-CT-UB ngày 13/12/2004, chuyển đổi Công ty Du lịch An Giang thành Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang. Và chính thức trở thành Công ty cổ Phần Du Lịch An Giang vào ngày 01/08/2005 thông qua Đại Hội Cổ Đông  Biểu tượng:  Tên tiếng Việt: CÔNG TY DU LỊCH AN GIANG  Tên giao dịch: An Giang Tourimex Company  Tên viết tắt: An Giang Tour Co.  Trụ sở chính: 17 Nguyễn Văn Cưng, phường Mỹ Long, Tp Long Xuyên, AG.  Website: angiangtourimex.com  Điện thoại: 076.843752 – 076.841308  Fax: 076.841648 Hình thức sở hữu vốn: vốn cổ phần Trong đó:  Vốn thuộc sở hữu nhà nước: 16.541.800.000 đồng.  Vốn thuộc sở hữu của các cổ đông là CB CNV trong công ty là: 6.723.300.000 đồng.  Vốn thuộc sở hữu của pháp nhân và cá nhân Việt Nam ngoài công ty: 10.000.000.000 đồng. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 23 3.1.2 Khách sạn Đông Xuyên Khách sạn Đông Xuyên trước đây là khách sạn Thái Bình được UBND tỉnh An Giang giao lại cho CTDL An Giang tiếp quản từ năm 1978. Hoạt dộng cho đến năm 1998. Sau thời gian hoạt động, khách sạn ngày càng xuống cấp, được sự quan tâm của UBND Tỉnh An Giang, công ty Du Lịch đã quyết tâm đầu tư lên đến 24 tỷ đồng. Sau thời gian xây dựng 28 tháng khách sạn được hình thành và đổi tên là khách sạn Đông Xuyên. Chính thức hoạt động ngày 24/03/2002. Trụ sở: KS Đông Xuyên toạ lạc ngay trung tâm của Tp Long Xuyên - thành phố trẻ năng động với tốc độ “đô thị hóa” khá nhanh cũng là trung tâm thương mại rất tiện lợi trong việc đón tiếp khách đến tham quan du lịch, công tác. o Địa chỉ: 9A Lương Văn Cù, Tp. Long Xuyên, An Giang. o Điện thoại: (84) 076.942260 o Fax: (84)076.942268 o Email: dongxuyenag@hcm.vnn.vn 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức a) Tình hình lao động: Tổng số lao động tính đến hết ngày 31/12/2006 là 68 người bao gồm cán bộ đại học, trung cấp, lao động phổ thông… b) Cơ cấu tổ chức: Đông Xuyên tuy chỉ là một đơn vị trực thuộc nhưng qui mô hoạt động tương đối lớn nên cũng có cơ cấu tổ chức quản lý riêng vận hành chịu sự chi phối của công ty du lịch. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức quản lí tại khách sạn Đông Xuyên. - Ban giám đốc Phó giám đốc Giám đốc Phòng kế hoạch Phòng kinh doanh Phòng kế toán Dịch vụ khác Khách sạn Nhà hàng KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 24 Giám đốc: là người có quyền hành cao nhất trong công ty, phụ trách chung, trực tiếp chỉ đạo công tác tổ chức, hoạch định và quyết định chiến lược sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc: phụ trách công tác tuyên truyền, quảng cáo, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, được giám đốc công ty ủy quyền giải quyết công việc khi giám đốc vắng mặt. - Phòng kế hoạch Chức năng: tham mưu cho giám đốc công ty về định hướng kế hoạch kinh doanh. Nhiệm vụ: + Đề xuất các giải pháp đổi mới về nội dung và chất lượng phục vụ tại nhà hàng, khách sạn… Tiêu chuẩn hóa trang thiết bị, công cụ, nghiệp vụ nhân viên đúng theo qui định ngành. + Định hướng chiến lược tiếp thị, tuyên truyền quảng bá hình ảnh, dịch vụ khách sạn. - Phòng kinh doanh Phụ trách mảng kinh doanh tại đơn vị: nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ: Karaoke, Jacuzzi, massage…Mỗi bộ phận có người quản lí riêng biệt. Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh doanh, ký kết hợp đồng với khách hàng. - Phòng kế toán Tham mưu cho ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính của công ty. Phối hợp với phòng kế hoạch xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và dài hạn. Tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra, phân tích hiệu quả. Thực hiện các nhiệm vụ theo pháp lệnh kế toán và thống kê được Nhà nước ban hành. Lập các hợp đồng kinh tế, cân đối tiền – hàng, cung ứng hàng hóa, thống kê số liệu, thực hiện báo cáo định kì. 3.1.2.2 Chức năng của khách sạn Khách sạn Đông Xuyên là khách sạn duy nhất ở Long Xuyên đạt tiêu chuẩn 3 Sao chuyên kinh doanh các loại hình dịch vụ:  Khách sạn Khách sạn gồm có 58 phòng nghỉ: 2 phòng Suite, 6 phòng Deluxe, 1 phòng Connecting và 49 phòng Standar với đầy đủ tiện nghi và dịch vụ. Tất cả các phòng ngủ đều được thiết kế trang nhã không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn đem đến sự ấm cúng và thoải mái nhằm đáp ứng được sự mong đợi của cả các thương gia và khách du lịch. Phòng ngủ có diện tích rộng, được bố trí các loại giường đôi, giường đơn và trang bị các tiện nghi thiết yếu phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của quý khách. Các phòng được trang bị những vật dụng như: truyền hình cáp, máy điều hòa nhiệt độ, điện thoại quốc tế…  Nhà hàng Nhà hàng ở tầng II có sức chứa từ 30 đến 650 khách (có phòng ăn riêng), phục vụ các tiệc chiêu đãi và tiệc cưới cùng đội ngũ nhân viên với cung cách phục vụ chuyên nghiệp, chu đáo.  Dịch vụ thư giãn, giải trí KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 25 Khách sạn có cung cấp dịch vụ thiết yếu nhất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí và thư giãn của quý khách như: Karaoke, Sauna, Jacuzzi, massage…  Dịch vụ khác Ngoài ra các dịch vụ nói trên, khách sạn còn có những dịch vụ khác kèm theo hỗ trợ cho các dịch vụ chính làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng: phục vụ ăn uống tại phòng, giặt ủi nhanh, thu đổi ngoại tệ… Các hoạt động kinh doanh nhà hàng chủ yếu là hàng tự chế biến, hàng chuyển bán và kinh doanh thương mại thuần túy. KS Đông Xuyên là một đơn vị có chức năng kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ bổ sung như massage, karaoke để phục vụ khách trong và ngoài nước đến An Giang đồng thời cũng là nơi phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của nhân dân trong tỉnh. Thuận lợi hơn nữa, khách sạn Đông Xuyên lại nằm đối diện với khu trung tâm thương Long Xuyên lớn nhất tỉnh An Giang rất thuận lợi cho du khách đến tham quan và mua sắm. 3.1.2.3 Nhiệm vụ An Giang là một tỉnh nằm phía Tây Nam Tổ quốc. Ngoài khả năng tiềm tàng về nông nghiệp, thuỷ sản, An Giang còn có những danh lam thắng cảnh, có đường biên giới, có cửa khẩu quốc tế. Vị trí địa lý đã tạo cho An Giang có khả năng rất lớn để thu hút khách du lịch trong nước cũng như ngoài nước. Xuất phát từ những lợi thế đó, tỉnh đã xác định ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn mà Công ty cổ phần du lịch An Giang là doanh nghiệp được giao phó trọng trách ấy. Từ những thành quả mà công ty đã đạt được trong mấy năm qua trong đó khách sạn Đông xuyên là một điểm sáng tiêu biểu. Những năm gần đây, doanh thu của khách sạn Đông Xuyên luôn luôn tăng trưởng tốt. Ban quản lí đã tổ chức bộ máy tinh gọn và năng động nhưng làm việc rất hiệu quả, kinh doanh luôn đạt lợi nhuận cao, tạo tích lũy, một phần bù đắp vào số vốn đầu tư lớn xây dựng cơ sở hạ tầng, một phần để trả lãi vay và làm nghĩa vũ đối với Nhà Nước…đồng thời còn phải tạo cho du khách có những ấn tượng tốt đẹp về con người và quê hương An Giang. 3.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên 3.2.1 Thị phần KS Đông Xuyên trong cơ cấu khách sạn ở Long Xuyên Biểu đồ 3.1: Thị phần khách sạn Đông Xuyên năm 2006 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 26 Thị phần khách sạn ở Long Xuyên Hòa Bình II (14%) Bảo Giang (7%) Kim Anh (11%) Khác (35%) Đông Xuyên (33%) (Nguồn: Sở du lịch An Giang) Tuy mới hoạt động được 4 năm nhưng khách sạn Đông Xuyên đạt được vị thế khá tốt trong cơ cấu tổng khách sạn (năm 2003 chiếm 21%, 2004: 27%; 2005: 29%; 2006: 33%). Cụ thể ở năm 2005 và năm 2006, Đông Xuyên đã chiếm thị phần cao nhất so với các khách sạn còn lại. Một phần do khách sạn đã tạo dựng được thương hiệu và sự tin cậy cho khách hàng nhờ đơn vị không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và cung cách phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp. Ngoài ra, do hoạt động du lịch từng bước có những chuyển biến tích cực, nhất là từ khi UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phát triển du lịch và thực hiện Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn năm 2001- 2005, số lượng khách du lịch không ngừng tăng nhanh nên doanh thu các loại dịch vụ nhà hàng khách sạn cũng tăng mạnh. Đông Xuyên là khách sạn duy nhất đạt tiêu chuẩn 3 sao tại Long Xuyên lại nằm ngay trung tâm thương mại nên thu hút khá nhiều lượng khách Quốc tế và thương gia lưu trú. Trong văn bản Chương trình phát triển du lịch giai đoạn 2006 – 2010 (Quyết định số: 1288/QĐ-UBND ngày 05/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang) “…đảm bảo cho sự phát triển ổn định của ngành trong giai đoạn 2006 – 2010. Phấn đấu phấn đấu lượng khách quốc tế tăng 103,1%; khách nội địa tăng 103,9%, cải tạo và xây dựng mới một số khách sạn đủ tiêu chuẩn từ 1 đến 4 sao theo tiêu chuẩn Tổng cục Du lịch và từng bước nâng cao hoạt động chuyên nghiệp”. Theo chương trình này, thị phần khách sạn Đông Xuyên sẽ có xu hướng tăng nhanh và trở thành khách sạn tiêu biểu của thành phố Long Xuyên trong những năm sắp tới. 3.2.2 Tình hình lưu trú Bảng 3.1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG LƯU TRÚ CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN TRONG 3 NĂM TỪ NĂM 2004 ĐẾN NĂM 2006 STT DANH MỤC Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 I Tổng số khách 9,044 10,792 12,787 1 Khách Quốc Tế 2,154 2,689 2,920 - Quốc tế 1,552 2,011 2,258 - Việt Kiều 602 678 662 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 27 2 Khách Việt Nam 6,890 8,103 9,867 - Khách công tác 5,777 6,309 7,343 - Khách vãng lai 1,113 1,794 2,524 II Tổng số ngày khách 14,702 16,142 19,358 1 Khách Quốc Tế 4,032 4,562 5,084 - Quốc tế 2,521 3,169 3,793 - Việt Kiều 1,511 1,393 1,291 2 Khách Việt Nam 10,670 11,580 14,274 - Khách công tác 9,289 8,964 10,512 - Khách vãng lai 1,381 2,616 3,762 III Sử dụng phòng - Theo khả năng 20,805 21,112 21,170 - Sử dụng 9,837 10,453 12,141 - Hệ số sử dụng phòng 47% 50% 57% - Số phòng kinh doanh 57 58 58 Doanh thu khách QT(1.000 đ) 1,910,658 2,226,287 2,320,255 (Nguồn: phòng kế hoạch nghiệp vụ) Theo thống kê các năm gần đây cho thấy tình hình khách lưu trú ở khách sạn mỗi năm tăng khoảng 11,93%. Số ngày khách lưu trú tăng trung bình khoảng 11,5% hằng năm . Công suất sử dụng phòng trung bình là 50%. Khách thuê khách sạn tăng mạnh từ tháng 12 cho đến tháng 3 hằng năm vì đây là thời điểm cận Tết và vào mùa xuân nên lưu lượng khách Việt kiều về nước nhiều. Hơn nữa, khá đông khách di du lịch đi theo Tour của Công ty Du lịch dừng chân ở Đông Xuyên tham quan, mua sắm. 3.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh Từ khi mới thành lập cho đến nay, hoạt động kinh doanh của khách sạn Đông Xuyên đã tương đối thuận lợi. Các chiến lược mà khách sạn đã sử dụng chủ yếu: thâm nhập thị trường (chủ yếu là các khách hàng công tác trong kinh doanh và Việt kiều về nước), chiến lược phát triển sản phẩm (ẩm thức gánh hàng rong, café góc phố corner, dịch vụ thư giãn massage…), liên kết với công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang. Việc sử dụng các chiến lược đó nhằm giúp Đông Xuyên tăng công suất hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh. Công ty Cổ Phần Du Lịch An Giang đã đem đến một lượng khách lớn cho Đông Xuyên thông qua mối quan hệ làm ăn. Điều này là lợi thế của Đông Xuyên so với các khách sạn còn lại trong nội ô thành phố. Khách sạn đã hoạt động có hiệu quả đáng kể và góp phần giải quyết được việc làm cho một số lao động tỉnh An Giang cũng như một vài lao động ở các tỉnh lân cận. Biểu đồ 3.2: DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN QUA 4 NĂM 2003 - 2006 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 28 6.857 75 8.948 96 11.170 636 10.949 1.400 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Triệu đồng Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN QUA CÁC NĂM Doanh thu Lợi nhuận Nguồn doanh thu của khách sạn chủ yếu ở 7 loại hình: khách sạn, dịch vụ ăn uống, hàng chuyển bán, cho thuê mặt bằng, bán vé máy bay, massage và bến bãi…Trong số đó, khách sạn, ăn uống, massage là loại dịch vụ kinh doanh chủ lực. Cụ thể, doanh thu khách sạn trong năm 2006 hơn 3,3 tỷ đồng; nhà hàng hơn 5,6 tỷ; massage hơn 800 triệu…Riêng loại hình massage doanh thu tăng 44% so với năm trước đó. 3.3 Tổ chức bộ máy kế toán 3.3.1 Sơ đồ bộ máy kế toán ở KS Đông Xuyên Do nhu cầu quản lý: đảm bảo chặt chẽ, kịp thời đối với các đơn vị trực thuộc; nhanh chóng cung cấp thông tin cho Ban Giám đốc nên công ty áp dụng hình thức kế toán tập trung ở công ty du lịch An Giang còn ở các đơn vị trực thuộc thì áp dụng hình thức kế toán phân tán. Bộ máy kế toán đơn vị Đông Xuyên được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ 3.2: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 29 3.3.2 Nhiệm vụ và chức năng - Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm giúp Giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế ở công ty. Công tác quản lí tài chính, kiểm tra các hoạt động mua bán hàng hoá trong đơn vị đồng thời làm kiểm soát viên kinh tế của Nhà Nước tại công ty. - Kế toán tổng hợp Chịu trách nhiệm tổng hợp các báo cáo biểu, quyết toán kịp các số liệu, ghi sổ cái và lập báo cáo tài chính. - Kế toán bằng tiền, tiền lương và các khoản trích theo lương. Tính lương và các khoản phụ cấp cho CB, CNV, tính và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ lập các chứng từ thu, chi tiền mặt, lập báo cáo quỹ và lập bảng kê chứng từ số 1. - Kế toán vật tư hàng hóa: Theo dõi tình hình nhập, xuất hàng hóa và đối chiếu với thủ kho vào cuối tháng, hàng chuyển bán. - Kế toán tài sản cố định: Theo dõi việc tăng, giảm sử dụng TSCĐ, trích và phân bổ khấu hao TSCĐ. Theo dõi chi phí sửa chữa nhỏ, tính giá thành các hạng mục công trình sửa chữa. Đề xuất thanh lí những tài sản không còn sử dụng được. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi và bảo quản tiền mặt sau khi kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ thu, chi và vào sổ quỹ theo dõi hàng ngày, đối chiếu với kế toán tiền mặt về số liệu sổ sách so với thực tế. - Kế toán quầy và các khoản phải thu của khách hàng: Ở các quầy thu tiền mặt bán hàng hằng ngày của các bộ phận lập báo cáo doanh thu hàng ngày, báo cáo nợ (nếu có), chịu trách nhiệm thu hồi công nợ. 3.4 Hình thức kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP KẾ TOÁN TIỀN KẾ TOÁN CCDC KẾ TOÁN HÀNG HÓA THỦ QUỸ KẾ TOÁN QUẦY KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 30 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên Nhật ký - Sổ cái. Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết. Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp qua bảng tổng hợp chi tiết và Nhật ký - Sổ cái, số liệu khớp đúng là cơ sở của lập báo cáo kế toán. Sơ đồ 3.3: SƠ ĐỒ GHI CHÉP THEO HÌNH THỨC NHẬT KÝ - SỔ CÁI Ngoài sử dụng sổ sách Kế toán, tại phòng Kế toán được trang bị phần mềm AC SOFT phù hợp với tình hình hoạt động của công ty: Sơ đồ 3.4: SƠ ĐỒ XỬ LÍ CHỨNG TỪ QUA MÁY TÍNH Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Kế toán quầy Báo cáo kế toán Ghi cuối kì Kiểm tra đối chiếu Chứng từ gốc KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD GVHD: Ths Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 31 3.5 Chế độ kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: đồng Việt Nam. - Phương pháp kế toán TSCĐ: + Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: Nguyên giá – giá trị hao mòn. + Phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng và các trường hợp đặc biệt: theo qui định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: bình quân gia quyền. + Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Nhập trước - xuất trước. + Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên - Phương pháp tính thuế GTGT đang áp dụng tại đơn vị Khách sạn áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Cách này thường được áp dụng cho các tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp thành lập theo tổ chức Nhà nước, Luật Doanh nghiệp và các tổ chức kinh doanh khác. Xác định thuế GTGT phải nộp: Các hoạt động cho thuê phòng và các dịch vụ kèm theo có tính thuế GTGT thống nhất là 10%, riêng loại hình massage phải chịu thuế TTĐB là 30% Chứng từ gốc Máy vi tính Chi tiết TK Hồ sơ lưu trữ Sổ kế toán Báo cáo tài Bảng tổng hợp số phát sinh Số thuế GTGT phải nộp Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = - KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 32 Chương 4: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH & PHÂN TÍCH KẾT QỦA KD TẠI KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN 4.1 Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại khách sạn Đông Xuyên 4.1.1 Kế toán tập hợp doanh thu Công ty du lịch An Giang sử dụng TK 511 để phản ánh doanh thu bán hàng theo hệ thống tài khoản do Bộ Tài Chính qui định. Trong đó, công ty còn tổ chức thêm hệ thống tài khoản cấp 2: TK 5111 – Doanh thu bán hàng TK 5112 – Doanh thu nội bộ TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ Do Đông Xuyên là đơn vị trực thuộc công ty du lịch nên sử dụng TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, để tiện cho việc theo dõi, quản lý, tổng kết số liệu nên TK 5113 được chia thành 6 TK cấp 3:  TK 51131 – Doanh thu vé máy bay  TK 51132 – Doanh thu khách sạn  TK 51133 – Doanh thu nhà hàng  TK 51134 – Doanh thu bãi xe  TK 51135 – Doanh thu massage  TK 51136 – Doanh thu thuê mặt bằng Khách sạn mở một sổ chi tiết chung cho loại TK này: SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 5113 Từ ngày 01/12/2006 đến ngày 31/12/2006 4.1.1.1 Doanh thu vé máy bay Khách sạn Đông Xuyên là đại lý vé máy bay cho Việt Nam Airline chuyên bán vé máy bay cũng như thu hộ vé máy bay quốc nội và quốc tế. Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Có 01/12/06 198 Thu tiền bán hàng và vé massge 1111 1.013.637 01/12/06 199 Thu tiền bán hàng ngày 1/12 1111 25.165.454 03/12/06 200 Thu tiền phòng ngày 1/12 1111 15.737.731 04/12/06 201 Thu tiền tiệc cưới Sĩ - Phương 1111 39.041.545 04/12/06 202 Thu tiền bán hàng ngày 2/12 1111 76.350.745 … … … … … 30/12/06 356 Thu tiền tiệc cưới L.Trường – N.Lan 1111 45.087.273 31/12/06 357 Thu tiền vé massage ngày 30/12 1111 278.689 TỔNG CỘNG 1111 10,949,270,434 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 33 Tùy vào tuyến bay, vé quốc nội hay quốc tế, khách hàng mua vé có khứ hồi hay không mà Vietnam Airline sẽ định mức hoa hồng riêng biệt cho đại lý. Mục này không hưởng % hoa hồng cố định mà tùy thuộc hợp đồng ăn chia hoa hồng do Vietnam Airline kí kết với công ty vào mỗi năm. Trong phiếu thu ngày 10/12/2006 khi khách hàng mua vé máy bay, kế toán ghi nhận: Nợ TK 1111 56.108.000 Có TK 3388 55.548.000 Có TK 6272 560.000 Sở dĩ kế toán ghi: + Có TK 3388 mà không ghi Có TK 5113 ngay khi khách hàng trả tiền vì Đông Xuyên chỉ thu hộ tiền vé máy bay cho Vietnam Airline. Đến cuối mỗi quý, khi nhận được các chứng từ và hóa đơn do Vietnam gởi về khi đó kế toán mới thực hiện bút toán: Nợ TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 51131 – Doanh thu vé máy bay + Có TK 6272 phản ánh phí dịch vụ mà Đông Xuyên thu được khi khách hàng đặt vé qua điện thoại (20.000 đ/vé). Phần phí này không có hóa đơn, chứng từ nên không ghi nhận doanh thu mà thực hiện bút toán giảm thẳng chi phí. Căn cứ vào sổ cái của TK 51131 (ngày 31/12/2006), kế toán ghi nhận: - Thu hoa hồng vé máy bay bằng tiền mặt Việt Nam Nợ TK 1111 4.206.000 Có TK 51131 4.206.000 - Khách hàng (Vietnam Airline) nợ hoa hồng vé máy bay: Nợ TK 131 950.000 Có TK 51131 950.000 4.1.1.2 Doanh thu khách sạn Khách sạn xây dựng theo lối hiện đại với 58 phòng với 114 giường. Mỗi phòng được trang bị một cách có hệ thống, đầy đủ tiện nghi. Thời gian cho thuê phòng từ 12h00 ngày hôm nay đến 12h00 ngày hôm sau được tính là một ngày BẢNG GIÁ THUÊ PHÒNG CỦA ĐÔNG XUYÊN SO VỚI CÁC KS KHÁC ĐVT: đồng Khách sạn Mức giá Đông Xuyên Hòa Bình II Kim Anh Kim Phát Loại phòng Đặc biệt 600.000 500.000 750.000 Loại 1 450.000 350.000 340.000 200.000 Loại 2 300.000 250.000 290.000 180.000 Loại 3 240.000 260.000 150.000 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 34 Trong phiếu thu tiền phòng (ngày 1/12/2006) số CT 200 (xem phụ lục) gồm có doanh thu khách sạn, thuế GTGT (chiếm 10% doanh thu) và phí điện thoại (được tính bắng máy bấm giờ tự động). Các khoản mục này được nhập vào máy và thể hiện như sau: Nợ TK 1111 20.621.500 Có TK 3331 1.573.769 Có TK 51132 15.737.731 Có TK 6272 3.310.000 Sở dĩ ghi thêm bút toán Có TK 6272 là để giảm thẳng chi phí (vì chi phí sử dụng điện thoại trong phòng của khách hàng không có ghi nhận hóa đơn). Ông Bùi Phú Giàu chịu trách nhiệm thu tiền phòng ngày 1/12, cuối ngày đem nộp lại phòng kế toán. Máy tính tự động làm bút toán giảm chi phí sử dụng điện thoại (Có TK 6272) và ghi nhận doanh thu sau khi trừ thuế GTGT 10%. Tương tự, trong Phiếu thu ngày 8/12/2006, kế toán hạch toán: Trong tháng 12 năm 2006, kế toán ghi nhận được doanh thu khách sạn là 327.706.248 đồng Cuối kì kết chuyển doanh thu khách sạn vào TK 911 “xác định kết quả kinh doanh” Nợ TK 51132 – Doanh thu khách sạn Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh 4.1.1.3 Doanh thu nhà hàng Công suất hoạt động của nhà hàng trong thời điểm bình thường từ tháng 3 đến tháng 7 trong năm chỉ đạt công suất khoảng 60 -75%. Nhưng khi bước vào mùa cưới, nhất là những tháng cuối năm thì nhu cầu của khách rất cao, lúc này công suất nhà hàng có thể đạt tới 90% Nhà hàng (tầng II) có sức chứa từ 30 đến 650 khách (có phòng ăn riêng), phục vụ các tiệc chiêu đãi và tiệc cưới, cafê Corner tại khuôn viên khách sạn Đông Xuyên, cho thuê hội trường với sức chứa hơn 500 người, quầy bán hàng lưu niệm…Đặc biệt ẩm thực “gánh hàng rong”được bày bán vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần và những ngày lễ lớn. VD: trong sổ chi tiết TK 5113 từ ngày 1/12/2006 đến 31/12/2006 có các khoản liên quan đến doanh thu Nhà hàng như: Thu tiền bán hàng ngày 10/12 (số CT 211), kế toán ghi nhận doanh thu: TK 51132 TK 3331 TK 1111 7.828.185 782.815 8.611.000 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 35 Nợ TK 1111 1.241.319 Có TK 51133 1.241.319 Thu tiền cưới Vũ Khương- Yến Tuyết Nợ TK 1111 39.014.545 Có TK 51133 39.014.545 Cuối tháng, kế toán kết chuyển vào TK 911 theo sổ Cái của TK 51133 Nợ TK 51133 530.654.731 Có TK 911 530.654.731 4.1.1.4 Doanh thu bãi giữ xe Dưới tầng hầm của khách sạn là bãi giữ xe: giữ xe cho khách hàng, CBCNV làm trong khách sạn và đặc biệt giữ xe tính theo ngày hay theo tháng cho xe của các công ty ban ngành khác. Cũng tương tự như các phần trên, theo sổ cái TK 51134, kế toán tổng hợp: TK 1111 5.398.522 6.959.126 1.560.874 TK 51134 TK 131 Cuối tháng, kế toán kết chuyển vào TK 911 Nợ TK 51134 6.959.126 Có TK 911 6.959.126 4.1.1.5 Doanh thu massage Hình thức dịch vụ này được bán lẻ theo vé. Khi khách hàng mua được kí nhận vào trong hoá đơn bán hàng trong đó có hóa đơn GTGT. Đặc biệt, loại hình dịch vụ này có tính thuế TTĐB nên cuối kì kết chuyển doanh thu vào TK 911 phải trừ thuế TTĐB ra. Căn cứ vào sổ cái TK 51135, kế toán ghi nhận: Nợ TK 1111 81.990.009 Có TK 51135 81.990.009 Khi tính nộp thuế TTĐB, kế toán ghi: Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 3332 – Thuế TTĐB KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 36 Theo sổ cái, khoản giảm trừ (thuế TTĐB) là 24.570.003. Kế toán định khoản: Nợ TK 511 24.570.003 Có TK 3332 24.570.003 Khi đã nộp thuế, ghi: Nợ TK 3332 24.570.003 Có TK 1111,1112 24.570.003 Cuối tháng, kế toán kết chuyển vào TK 911 – “Xác định kết quả kinh doanh” Nợ TK 51135 57.330.007 Có TK 911 57.330.007 4.1.1.7 Doanh thu thuê mặt bằng Khách sạn cho thuê mặt bằng: Manulife làm văn phòng đại diện, shop Xuân Mai….các khoản này đều chịu thuế GTGT 10%. Nợ TK 131 4.545.455 Có TK 51135 4.545.455 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển vào 911: Nợ TK 51135 4.545.455 Có TK 911 4.545.455 4.1.2 Kế toán giá vốn hàng bán Công ty theo dõi số lượng hàng nhập - xuất - tồn dựa theo báo cáo của thủ kho. Hàng tháng, thủ kho gửi báo cáo về tình hình hàng trong kho về phòng kế toán. Kế toán không theo dõi giá vốn hàng bán theo mỗi nghiệp vụ bán hàng của công ty. Cuối mỗi tháng, kế toán trưởng dựa vào các phiếu xuất hàng, hóa đơn bán hàng và tính toán lượng hàng xuất trong tháng, tiến hành ghi nhận tổng giá vốn hàng bán của tháng vào sổ Cái. Giá vốn hàng bán bao gồm: giá vốn hàng tự chế, giá vốn hàng chuyển bán, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… Tùy theo mỗi loại hàng hóa mà khách sạn sử dụng phương pháp xác định giá vốn khác nhau. + Với loại hàng hoá tự chế (thức ăn) sử dụng phương pháp tính theo giá đích danh. + Hàng chuyển bán (rượu, bia, nước ngọt, khăn…) sử dụng phương pháp FIFO. + Các chi phí còn lại sử dụng phương pháp bình quân gia quyền. VD: trong phiếu chi tiền điện thoại ngày 10/12/2006, kế toán phân loại xem chi phí này được kế toán sử dụng ở các bộ phận nào. Sau đó, hạch toán vào các tài khoản: Nợ TK 1331 882.345 Nợ TK 6272 8.365.314 (sử dụng ở bộ phận khách sạn) Nợ TK 6273 458.123 (sử dụng ở bộ phận nhà hàng) Có TK 1111 9.705.785 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 37 Nhờ phần mềm máy tính mà kế toán tiết kiệm được thời gian ghi chép và phân bổ các chi phí vào các mục thích hợp. Do đặc điểm kinh doanh các loại dịch vụ khác nhau nên khi bán hàng, giá vốn kết chuyển chưa kịp thời với bút toán ghi nhận doanh thu vì có một số trường hợp bán lẻ chưa xác định được ngay giá vốn theo báo cáo bán hàng. Vì vậy có thể cuối tuần mà thường là cuối tháng kế toán mới xác định được tổng vốn hàng bán ra trong kì và hạch toán một lần vào giá vốn. Căn cứ vào sổ cái TK 632 – Giá vốn hàng bán, kế toán định khoản: Nợ TK 632 564.589.223 Có TK 1111 56.120.175 Có TK 156 58.323.019 Có TK 154 450.146.029 SỔ CÁI Tháng 12/ 2006 Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán Số hiệu: 632 Chứng từ Số phát sinh Ngày tháng Số Ngày Diễn giải Tài khoản Nợ Có SỐ DƯ ĐẦU NĂM LŨY KẾ TỪ ĐẦU NĂM 830.745.026 830.745.026 31/12 Tiền mặt VN 1111 56.120.175 ” Hàng hóa 156 58.323.019 ” Sản phẩm DD 154 450.146.029 ” Xác định KQKD 911 564.589.223 Số phát sinh 564.589.223 564.589.223 Lũy kế phát sinh 1.486.348.768 1.486.348.768 Dư cuối kì KS Đông Xuyên, ngày 31 tháng 12 năm 2006. TT Kế toán Lập biểu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 38 Sơ đồ kế toán: Khách sạn không có chiết khấu thương mại hay giảm giá hàng bán nên TK 521, 532 không sử dụng. 4.1.3 Kế toán chi phí tài chính Cũng như phần lớn các doanh nghiệp dù cho hoạt động có lãi đều phải vay vốn tạm thời từ các nguồn tài trợ. Khách sạn Đông Xuyên được sự hỗ trợ của Công ty cổ phần du lịch An Giang ngoài việc đóng góp vốn của các cổ đông, mỗi tháng công ty phải trả lãi vay của ngân hàng mà chủ yếu là ngân hàng Ngoại Thương An Giang. Tháng 12, căn cứ vào sổ cái kế toán ghi nhận bút toán: Nợ TK 635 12.030.796 Có TK 336 12.030.796 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí tài chính vào kết quả xác định kinh doanh: Nợ TK 911 21.611.894 Có TK 635 21.611.894 4.1.4 Kế toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng chủ yếu là các khoản: chi trả lương, chi phí quảng cáo, hoa hồng dịch vụ, chi phí đào tạo… Khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán phản ánh vào TK 641, lập phiếu Chi có mẫu sẵn in từ máy, theo dõi đồng thời trên Sổ Cái và Sổ chi tiết. Tháng 12 năm 2006, kế toán tổng hợp được chi phí là 125.230.328, kế toán ghi: Nợ TK 641 140.594.144 Có TK 1111 140.594.144 VD: theo sổ Chi tiết TK 641 Ngày Số CT Nội dung TKĐƯ Nợ 02/12/06 240 Chi tiền mua dầu 1111 1.711.363 02/12/06 241 Chi tiền mua USB 1111 257.143 05/12/06 242 Chi tiền sửa quạt hút cho phòng KS 1111 45.000 TK 156 TK 154 TK 632 TK 1111 56.120.175 56.120.175 58.323.019 450.146.029 450.146.029 58.323.019 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 39 Kế toán ghi: - Chi tiền mua dầu Nợ TK 641 1.711.363 Có TK 1111 2.1.711.363 - Chi tiền mua USB Nợ TK 641 257.143 Có TK 1111 257.143 - Chi tiền sửa quạt hút cho phòng KS Nợ TK 641 45.000 Có TK 1111 45.000 Cũng giống TK 5113, TK 641 cũng chia làm 6 TK cấp 2:  TK 6411 – Chi phí vé máy bay: tiền lương, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn…  TK 6412 – Chi phí khách sạn: lương nhân viên, khấu hao TSCĐ, chi phí vệ sinh, chi phí giặt là…  TK 6413 – Chi phí nhà hàng: tiền lương, khấu hao TSCĐ, chi phí quảng cáo…  TK 6414 – Chi phí bãi xe: tiền lương bảo vệ, phí và lệ phí.  TK 6415 – Chi phí massage: lương kĩ thuật viên, nhiên liệu…  TK 6416 – Chi phí thuê mặt bằng: lương nhân viên, trực lễ, Mỗi TK cấp 2 đều có Sổ Cái riêng để tiện việc theo dõi. 4.1.5 Chi phí quản lí doanh nghiệp Chi phí quản lí doanh nghiệp chủ yếu là các khoản lương, KPCĐ, BHXH, thuế môn bài, thuế và lệ phí khác… VD: căn cứ vào phiếu chi ngày 16/12/2006, chi tiền chuyển hệ thống tivi PV việc theo dõi camera lầu 6, kế toán định khoản: Nợ TK 642 95.000 Nợ TK 1331 9.500 Có TK 1111 104.500 Theo bảng kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn năm 2006, chi phí quản lí doanh nghiệp tháng 12 là 46.793.694. Kế toán ghi nhận bút toán theo sơ đồ sau: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 40 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển vào TK 911 Nợ TK 911 46.793.694 Có TK 642 46.793.694 4.1.6 Kế toán xác định kết quả kinh doanh Thời điểm xác định kết quả kinh doanh phụ thuộc vào chu kỳ kế toán của từng loại hình doanh nghiệp SXKD trong từng ngành nghề. Đối với loại hình dịch vụ ở KS Đông Xuyên, kế toán thường tổng kết số liệu vào cuối tuần và cuối tháng để dễ dàng nắm bắt tình hình hoạt động của khách sạn mình. Trong năm 2006, kế toán đã kết chuyển các số liệu vào cuối năm như sau: * Doanh thu: Cuối kỳ, kế toán kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ . → Hạch toán kết chuyển doanh thu thuần để tính kết quả kinh doanh: Nợ TK 5113 10.762.091.384 Có TK 911 10.762.091.384 * Chi phí: → Hạch toán tất cả chi phí vào TK 911: Nợ TK 911 9.361.764.988 Có TK 632 6.485.925.789 Có TK 635 213.435.313 Có TK 641 2.296.578.879 Có TK 642 365.825.007 TK 334 TK 3383 TK 3384 TK 642 19.945.879 2.733.300 364.440 2.733.300 364.440 TK 3382 398.918 398.918 19.945.879 23.351.157 TK 1111 23.351.157 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 41 Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí vào TK 911 xong, kế toán tính được lợi nhuận cuối kì và hạch toán vào TK 421: Nợ TK 911 1.400.326.396 Có TK 421 1.400.326.396 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 42 Sơ đồ 4.1:SƠ ĐỒ KẾ TOÁN TỔNG HỢP XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH 4.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thông các chỉ số chủ yếu TK 911 TK 632 TK 635 TK 641 TK 642 TK 421 213.435.313 6.485.925.789 2.296.578.879 56.471.500 6.485.925.78 213.435.313 3.927.013.57 385.988.072 365.825.007 1.400.326.396 1.400.326.396 TK 51131 TK 51132 TK 51133 TK 51134 TK 51135 TK 51136 80.187.584 3.382.862.019 5.617.984.544 811.209.114 159.090.915 56.471.500 3.382.862.019 80.187.584 Kết chuyển lãi 5.617.984.544 811.209.114 159.090.915 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 43 4.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu Bảng 4.1: Cơ cấu doanh thu từng loại dịch vụ trong tổng doanh thu ĐVT: % Stt Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 DOANH THU 100 100 100 100 1 Khách sạn 29,36 30,08 27,70 30,90 2 Ăn uống 51,64 54,49 56,93 52,02 3 Hàng chuyển bán 9,91 7,95 7,72 6,97 4 Thuê mặt bằng 0,56 0,47 1,11 1,45 5 Bán vé máy bay 0,77 0,69 0,58 0,52 6 Massage 5,78 5,30 5,05 7,41 7 Bến bãi 1,98 1,04 0,92 0,73 Từ năm 2003 đến năm 2006, cơ cấu các loại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao ít có sự biến đổi. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu vẫn là dịch vụ ăn uống (tiệc cưới, nhà hàng…) luôn đạt trên 50%. Tỷ trọng cao đứng thứ hai là dịch vụ khách sạn (trên 27%). Những mục còn lại chiếm tỷ trọng không cao (dưới 10%) nhưng là các dịch vụ bổ sung đóng góp không nhỏ vào tổng doanh thu cũng như làm phong phú thêm nhiều loại dịch vụ trong khách sạn. Đặc biệt, trong doanh thu các loại hình trên, dịch vụ massage, sauna, jacuzzi… có khuynh hướng ngày càng tăng. Cụ thể trong năm 2006, cơ cấu loại hình này chỉ tăng 2,36% nhưng doanh thu tăng gần 300 triệu. Khách sạn đang ứng dụng nhiều phương pháp kỹ thuật hiện đại để mở rộng qui mô loại hình này vừa đáp ứng nhu cầu thư giãn nghỉ ngơi của khách hàng, vừa thu được lợi nhuận khá cao từ loại hình dịch vụ còn khá mới mẻ. Giai đoạn 2003 - 2004: Tổng doanh thu tăng hơn 2 tỷ mà bộ phận ăn uống đã tăng hơn 1,3 tỷ. Trong năm này, Đông Xuyên vừa khai trương một loại hình ẩm thực mới “gánh hàng rong” và cafe “hát với nhau” thu hút khá đông khách tham gia, tạo nên “bộ mặt mới” của Đông Xuyên theo mục tiêu của những nhà quản trị. Đồng thời doanh thu khách sạn tăng hơn 678 triệu làm cơ cấu dịch vụ khách sạn tăng thêm 0,72% trong cơ cấu tổng doanh thu. Giai đoạn 2004-2005: năm 2005 doanh thu Đông Xuyên cao nhất trong vòng 4 năm do doanh thu từng loại hình đều tăng. Trong năm 2005, doanh thu bộ phận ăn uống tăng hơn 1,4 tỷ; khách sạn tăng hơn 400 triệu, hàng chuyển bán tăng hơn 150 triệu, thuê mặt bằng hơn 80 triệu, massage tăng hơn 90 triệu, bến bãi tăng gần 10 triệu. Giai đoạn 2005 - 2006: tổng doanh thu trong năm 2006 đạt 10,94 tỷ. Lý do doanh thu năm nay giảm hơn năm trước vì doanh thu bộ phận ăn uống giảm hơn 600 triệu. Các mô hình ăn uống chưa có cải tiến mới ngoài “gánh hàng rong”, giá điểm tâm vẫn còn cao nên chưa thu hút bộ phận có giới thu nhập trung bình, số lượng đặt tiệc cưới giảm hơn so với năm trước. Ngoài ra, doanh thu loại hình bán vé máy bay và bến bãi bị giảm nên khiến tổng doanh thu giảm hơn 200 triệu so với năm trước. 4.2.2 Phân tích nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 44 Bảng 4.2: Phân tích tình hình biến động của GVHB, CPBH và CPQL ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 03-04 04-05 05-06 Giá vốn hàng bán 4.626 5.993 7.246 6.485 29,55% 20,91% -10,50% Chi phí bán hàng 2.072 2.041 2.418 2.296 -1,50% 18,47% -5,05% Chi phí quản lí 209 241 337 365 15,31% 39,83% 8,31% Doanh thu thuần 6.534 8.838 11.039 10.762 35,26% 24,90% -2,51% Giá vốn/ DT thuần 70,80% 67,81% 65,64% 60,26% -2,99% -2,17% -5,38% CPBH/ DT thuần 31,71% 23,09% 21,90% 21,33% -8,62% -1,19% -0,57% CPQL/ DT thuần 3,20% 2,73% 3,05% 3,39% -0,75% 0,33% 0,34% 4.2.2.1 Giá vốn hàng bán Đồ thị 4.1: Đồ thị tỷ trọng giá vốn trong doanh thu 4.626 7.246 5.993 6.485 10.76211.039 8.838 6.534 65,64% 60,26% 67,81% 70,80% - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 54,00% 56,00% 58,00% 60,00% 62,00% 64,00% 66,00% 68,00% 70,00% 72,00% Giá vốn hàng bán Doanh thu thuần Giá vốn/ DT thuần Giai đoạn 2003 - 2004: trong giai đoạn này tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu giảm 2,99%. Nguyên nhân do tốc độ của giá vốn hàng bán tăng chậm hơn tốc độ của doanh thu (GVHB tăng 29,55% trong khi DT thuần tăng 35,26%). + Giá vốn trong năm 2004 tăng do chi phí khấu hao TSCĐ tăng vì công ty mới sắm thêm một số dụng cụ phục vụ bộ phận bếp và chi phí tiền lương cho nhân viên ở bộ phận này cũng tăng. + Doanh thu năm 2004 tăng do doanh thu dịch vụ ăn uống tăng nhanh mà loại hình này chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng doanh thu (chiếm 54,49% tổng doanh thu). Sở dĩ có sự biến chuyển tốt như vậy là nhờ khách sạn đã có chính sách “làm mới bộ phận ẩm thực” bằng việc cải tiến chất lượng thức ăn, khai trương thêm gian hàng “gánh hàng rong” vào cuối tuần và các dịp lễ tạo sự khác biệt đặc trưng giữa Đông xuyên so với các khách sạn cùng thành phố. Đồng thời, sau dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003, lượng khách đi du lịch đã bắt đầu tăng trở lại đã góp phần làm tăng doanh thu lưu trú khách sạn khi Đông Xuyên có sự liên kết với công ty du lịch. KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 45 Giai đoạn 2004 - 2005: tỷ trọng giá vốn trên doanh thu tiếp tục giảm nhẹ 2,17%. Nguyên nhân khiến tỷ trọng này giảm là do tốc độ tăng của giá vốn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Đầu năm 2005, Đông Xuyên đã khai trương cafê góc phố Corner thu hút khá đông khách ngoài ra doanh thu của loại hình dịch vụ massage cũng tăng cao góp phần nâng doanh thu thuần tăng 24,90%. Giai đoạn 2005- 2006: năm 2006 tỷ trọng giá vốn trên doanh thu giảm mạnh 5,38%. Lý do dẫn đến tình trạng này là do tốc độ giá vốn hàng bán giảm nhiều hơn hơn tốc độ giảm của doanh thu (giá vốn giảm 10,50% còn doanh thu giảm 2,51%). Trong năm 2006, các mặt hàng chuyển bán như: bia, nước ngọt, khăn ướt…được đặt với số lượng lớn nên được hưởng mức chiết khấu cao đồng thời doanh thu bị giảm do loại hình dịch vụ Jacuzzi tạm ngưng hoạt động vào tháng 7, tháng 8 do phải nâng cấp sửa chữa phòng ốc. Tóm lại đánh giá chung 4 năm qua tỷ trọng giá vốn trong tổng doanh thu của đơn vị có chiều hướng giảm dần. Doanh nghiệp cần tiếp tục phấn đấu giảm giá vốn trong những năm tới để góp phần gia tăng lợi nhuận. Một trong những biện pháp để giảm giá vốn là mua hàng với giá cả hợp lý, hạn chế qua nhiều khâu trung gian, giảm các chi phí trong quá trình thu mua hàng. Trong những năm qua, khách sạn đã làm tăng doanh thu và hiệu quả kinh doanh nhờ có nghệ thuật kinh doanh: nhiều thế hệ quản lý đã dày công sưu tập món ngon dân dã, khám phá và lưu giữ những bí quyết ẩm thực... riêng cho Đông Xuyên với bộ sưu tập trên 50 món. Việc chế biến các món ăn dân dã này vừa tạo được nét riêng cho Đông Xuyên vừa tiết kiệm được chi phí giá vốn vì các nguyên vật liệu này hầu hết chiếm tỷ suất chi phí thấp. 4.2.2.2 Chi phí bán hàng Đồ thị 4.2: Đồ thị tỷ trọng chi phí bán hàng trong doanh thu 2.072 2.4182.041 2.296 10.76211.039 8.838 6.534 21,90% 21,33% 23,09% 31,71% - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% 35,00% Chi phí bán hàng Doanh thu thuần CPBH/ DT thuần Tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do năm 2004 khách sạn đã bố trí lại tình hình nhân sự nên đã tiết kiệm khoản chi phí lương nhân viên, chi phí quảng cáo trên báo địa phương được giảm bớt khi khách sạn hoạt động đã đi vào ổn định. Chi phí bán hàng năm 2005 tăng 18,47% do đơn vị có chính sách hỗ trợ nhân viên tăng chi phí tiền ăn giữa ca cho nhân viên và xây dựng gian hàng ẩm thực Đông Xuyên ở hội chợ hàng Việt Nam Chất Lượng Cao vào tháng 3 hằng năm. Mặc dù vậy, tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 46 thu vẫn giảm nhẹ chứng tỏ đơn vị đã quản lí có hiệu quả hơn chi phí bán hàng mà vẫn góp phần quảng bá hình ảnh cho doanh nghiệp. 4.2.2.3 Chi phí quản lí doanh nghiệp Đồ thị 4.3: Đồ thị tỷ trọng chi phí quản lí trong doanh thu 209 337241 365 10.76211.039 8.838 6.534 3,05% 3,39% 2,73% 3,20% - 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 0,00% 0,50% 1,00% 1,50% 2,00% 2,50% 3,00% 3,50% 4,00% Chi phí quản lí Doanh thu thuần CPQL/ DT thuần Giai đoạn 2003 - 2004: tỷ trọng chi phí quản lí trên doanh thu giảm 0,75%, tức là chiếm 2,73% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân của sự suy giảm này là do tốc độ tăng của chi phí quản lí chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu. Chi phí quản lí tăng 15,31% chủ yếu tăng ở khâu đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn cho nhân viên được tổ chức tại Thành phố. Giai đoạn 2004 - 2006: trong giai đoạn này tỷ trọng chi phí quản lí trên doanh thu có chiều hướng tăng do doanh nghiệp mở rộng nhiều loại hình kinh doanh: café Corner, phòng Sauna, Jacuzzi…cần nhiều nhân viên để quản lý hơn. Ngoài ra, công ty còn có chính sách tăng lương cho công nhân viên để khuyến khích nhân viên làm việc ngày càng hiệu quả. Lương tăng nên các khoản BHXH, BHYT cũng tăng theo và công tác phí trong giai đoạn này cũng tăng. Chi phí quản lí doanh nghiệp có chiều hướng tăng qua 4 năm gần nhất, tuy nhiên các khoản gia tăng này giúp cho công tác quản lý, đào tạo nghiệp vụ nhân viên và nâng cao uy tín của Đông Xuyên tốt hơn. Do đó các khoản này chi rất hợp lý, không nên hạn chế nhưng cần kiểm soát chặt chẽ. 4.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Bảng 4.3 : Bảng phân tích hiệu suất sử dụng chi phí KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 47 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 03-04 04-05 05-06 Tổng CP SXKD trong kỳ 6.459 8.742 10.403 9.361 35,35% 19,00% -10,02% Doanh thu thuần 6.534 8.838 11.039 10.762 35,26% 24,90% -2,51% Hiệu quả sử dụng CP 0,989 0,989 0,942 0,870 0,000 -0,047 -0,073 Đồ thị 4.4: Đồ thị hiệu suất sử dụng chi phí 6.459 10.403 8.742 9.361 10.76211.039 8.838 6.534 0,942 0,870 0,989 0,989 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 0,800 0,820 0,840 0,860 0,880 0,900 0,920 0,940 0,960 0,980 1,000 Tổng CP SXKD trong kỳ Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng chi phí Trong năm 2003 cứ 1000 đồng doanh thu thu được thì trong đó chi phí chiếm hết 989 đồng. Sang năm 2004, mặc dù doanh thu có cao hơn nhưng chi phí vẫn tăng theo và tỷ lệ tổng chi phí/ doanh thu vẫn là 0,989. Đến năm 2005, 2006 tình hình khả quan hơn, tỷ suất này là 0,942 và 0,870 giảm 0,047 và 0,073 đồng. Từ kết quả phân tích và theo đồ thị cho thấy đường hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp có chiều hướng đi xuống chứng tỏ tỷ lệ chi phí quản lí doanh nghiệp trên doanh thu có xu hướng giảm dần. Điều này cũng phần nào cho thấy việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp doanh nghiệp ngày càng hiệu quả. Cụ thể ở tỷ trọng chi phí giá vốn hàng bán có xu hướng ngày càng giảm (từ 70,80% còn 60,26%), chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng từ 31,71% giảm còn 21,33%, chi phí quản lí doanh nghiệp từ 3,20% tăng thành 3,39% nhưng khoản chi phí này chiếm một phần rất nhỏ trong doanh thu thuần. Tuy nhiên, chỉ mới phân tích các nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí chưa phản ánh hết tình hình kinh doanh và khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. Một trong các chỉ tiêu cần quan tâm nữa đó là phân tích khả năng sinh lợi thông qua 3 tỷ suất tiêu biểu: ROS, ROA, ROE. 4.2.4 Phân tích khả năng sinh lợi 4.2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 48 Bảng 4.4: Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 03-04 04- 05 05 - 06 Lợi nhuận trước thuế 75 96 636 1.400 28,00% 562,50% 120,13% Doanh thu thuần 6.534 8.838 11.039 10.762 35,26% 24,90% -2,51% Tỷ suất LN/DT 1,15% 1,09% 5,76% 13,01% -0,06% 4,68% 7,25% Đồ thị 4.5. : Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 75 636 96 1.400 10.76211.039 8.838 6.534 5,76% 13,01% 1,09%1,15% 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 0,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% 12,00% 14,00% Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu Giai đoạn 2003 - 2004: năm 2004, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 1,09%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì đem lại 1,09 đồng lợi nhuận (giảm 0,06 đồng so với năm 2003). Nguyên nhân do năm 2004 lợi nhuận của doanh nghiệp lại tăng chậm hơn mức tăng của doanh thu do tác động của yếu tố giá vốn hàng bán còn cao chiếm tỷ trọng hơn 67% doanh thu, chi phí quản lý, lãi vay và các khoản phí khác cũng tăng nên làm tốc độ lợi nhuận tăng chậm so với doanh thu của doang nghiệp (lợi nhuận tăng 28,00% trong khi doanh thu tăng 35,26%) Giai đoạn 2005 – 2006: từ sau 2004, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu tăng mạnh, cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra 5,76 đồng lợi nhuận ở năm 2005 và 13,01 đồng ở năm 2006. Nguyên nhân là do các năm sau này doanh nghiệp hoạt động đã dần vào ổn định, kinh doanh có hiệu quả đạt doanh thu cao hơn. + Doanh thu tăng nhanh chủ yếu do dịch vụ ăn uống trong năm 2005 tăng 30,42% so với năm 2004, mà doanh thu loại hình dịch vụ này chiếm gần 57% trong tổng doanh thu. Sang năm 2006, số ngày khách thuê phòng tăng hơn 3000 ngày mà đa số là khách Quốc tế (gồm Việt kiều và khách Quốc tế). Ngoài ra, doanh thu dịch vụ massage tăng 44% so với 2005, tăng hơn 300 triệu. + Ngược lại, tỷ trọng các loại chi phí trong doanh thu có xu hướng giảm dần. Giá vốn, chi phí bán hàng và quản lí doanh nghiệp trong giai đoạn này có tăng nhưng mức độ tăng thấp hơn mức tăng của doanh thu thuần dẫn đến lợi nhuận trước thuế năm 2005 tăng 562,50% (so với năm 2004), năm 2006 tăng 120,13% so với năm trước đó. 4.2.4.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) Bảng 4.5 : Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 49 ĐVT: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm Chênh lệch CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 03-04 04-05 05-06 Lợi nhuận trước thuế 75 96 636 1.400 28,00% 562,50% 120,13% Tổng tài sản 19.563 21.048 20.345 24.121 7,59% -3,34% 18,56% Tỷ suất LN/TTS 0,004 0,005 0,031 0,058 0,001 0,027 0,027 Đồ thị 4.6 : Đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản 1.40096 63675 19.563 21.048 20.345 24.121 0,004 0,005 0,058 0,031 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 0,000 0,010 0,020 0,030 0,040 0,050 0,060 0,070 Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản Tỷ suất LN/TTS Qua đồ thị cho thấy tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản qua 4 năm có xu hướng tăng nhanh ở những năm cuối. Ở năm 2003 cứ 100 đồng đầu tư vào tài sản sẽ cho 0,4 đồng lợi nhuận nhưng sang 2004 là 0,5 đồng. Đến 2005, tỷ suất này tăng là 3,1 đồng và 5,8 đồng ở năm 2006. Nếu xét riêng giai đoạn từ 2003 – 2004 thì hiệu quả sử dụng tài sản không cao vì trong một năm tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản chỉ tăng 0,001 đồng. Từ sau năm 2004 doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả hơn, nhất là trong năm 2005, 2006. Lý do có sự tăng mạnh này là lợi nhuận của những năm này tăng nhiều hơn so với lợi nhuận năm trước đó. Cụ thể là lợi nhuận 2005 cao hơn 5 lần so với 2004 và lợi nhuận 2006 cao hơn 1,2 lần so với 2005. Tổng tài sản thì không tăng đáng kể mặc dù năm 2006 có thêm khoản mục chi phí xây dựng cơ bản dở dang xây dựng thêm quầy bar phục vụ các món ăn Âu – Á - Hoa. Vì vậy trong những năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản lên: nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu đồng thời đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường tốc độ luân chuyển vốn lưu động bằng cách là tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa, tức là tăng tốc độ quay của hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu. 4.2.4.3 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Bảng 4.6 : Bảng phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 50 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 03-04 04-05 05-06 Lợi nhuận trước thuế 75 96 636 1.400 28,00% 562,50% 120,13% Vốn chủ sở hữu 1.087 1.669 2.308 5.316 53,54% 38,29% 130,33% Tỷ suất LN/VCSH 6,90% 5,75% 27,56% 26,34% -1,15% 21,80% -1,22% Đồ thị 4.7 : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu 1.400 96 636 75 1.087 1.669 2.308 5.316 6,90% 5,75% 26,34% 27,56% 0 1.000 2.000 3.000 4.000 5.000 6.000 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Triệu đồng 0,00% 5,00% 10,00% 15,00% 20,00% 25,00% 30,00% Lợi nhuận trước thuế Vốn chủ sở hữu Tỷ suất LN/VCSH Từ bảng phân tích và đồ thị tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm nhẹ ở giai đoạn đầu và tăng cao ở 2 năm về sau. Cụ thể là 2004, 100 đồng vốn chủ sở hữu chỉ cho 5,75 đồng lợi nhuận (giảm 1,15 đồng so với năm 2003). Tuy nhiên, tỷ trọng này lại tăng 21,80% ở năm 2005 nhưng lại giảm 1,22% ở năm 2006. Điều này chứng tỏ là năm 2005 doanh nghiệp sử dụng vốn chủ sở hữu hiệu quả nhất trong 4 năm. Lý do là các năm về sau hoạt động kinh doanh của khách sạn đã đi vào ổn định, đạt lợi nhuận nhiều hơn. Nguồn vốn kinh doanh được công ty du lịch An Giang cấp xuống nhiều hơn. Điều này được chứng tỏ qua nguồn vốn kinh doanh năm 2005 và 2006 là hơn 2 tỷ và 5 tỷ. Trong các năm tới doanh nghiệp cần phải nâng dần tỷ suất này lên bằng cách đề ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng vốn đồng thời nâng cao dần tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu. Để làm điều này trước hết cần phải xác định một cơ cấu vốn hợp lý, thích ứng với yêu cầu, nhiệm vụ và quy mô kinh doanh. Cơ cấu vốn được coi là tối ưu khi đáp ứng đầy đủ vốn cho kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Sau đó phải xác định được các điểm hòa trong toàn bộ quá trình kinh doanh cũng như trong từng giai đoạn kinh doanh. Tiếp đó là tăng tốc độ luân chuyển toàn bộ vốn bằng cách tăng doanh thu, đầu tư dự trữ tài sản hợp lý, huy động tối đa mọi tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Qua các kết quả trên ta có thể đánh giá khái quát về công ty như sau: KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD ThS Võ Nguyên Phương SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 51 + Tuy công ty đã có những cố gắng trong việc nâng cao dần tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty là tương đối thấp (chỉ đạt được 1,15 đồng lãi ròng trên 100 đồng doanh thu vào năm 2003, 1,09 đồng vào năm 2004 ….). + Qui mô hoạt động kinh doanh của công ty là tương đối lớn. + Qui mô hoạt động lớn với các chỉ số ROS, ROA, ROE ngày càng tăng cho thấy công ty còn khả năng hoạt động hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên quá trình sinh lợi thấp cho thấy công ty chưa khai thác hết được tiềm năng của mình. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp khai thác mọi khả năng sẵn có của mình để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong những năm tới như:  Đẩy mạnh bán ra các mặt hàng có tỷ suất chi phí thấp, có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ làm tăng lợi nhuận ngay cả khi doanh thu không tăng (ẩm thực gánh hàng rong, thức uống tự pha chế tại café Corner…)  Lựa chọn các mặt hàng kinh doanh thích hợp trong từng thời điểm để đáp ứng nhu cầu khách hàng (massage, phòng tắm hơi sauna và các loại hình dịch vụ giải trí mới…)  Áp dụng các chiến lược marketing để hỗ trợ đắc lực cho công tác quảng bá hình ảnh và thương hiệu khách sạn. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 52 Chương 5: NHẬN XÉT - GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét Công trình khách sạn Đông Xuyên ra đời là một nỗ lực lớn của Ban giám đốc, cán bộ phòng ban và tập thể công nhân viên chức Công ty cổ phần Du lịch An Giang nói riêng và ngành du lịch tỉnh nhà nói chung, góp phần tô điểm bộ mặt của Thành phố Long Xuyên trở thành một trong những trung tâm du lịch lớn. Để xứng đáng với tầm vóc và qui mô trên, đòi hỏi cán bộ công nhân viên chức phấn đấu tìm những giải pháp thích hợp để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đã định sẵn. 5.1.1 Công tác kế toán Công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản theo đúng qui định của Bộ Tài Chính. Ngoài ra phòng kế toán xây dựng được hệ thống tài khoản riêng của công ty vừa đảm bảo được nguyên tắc thống nhất do Bộ Tài Chính đưa ra, thích ứng quản lí các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty. Do đó, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được hạch toán rõ ràng, cụ thể. Công ty tuân thủ các qui định và các chuẩn mực kế toán được ban hành, luôn có sự tham mưu lẫn nhau giữa kế toán trưởng, phó phòng kế toán và các nhân viên kế toán về hạch toán kinh tế một cách chặt chẽ và đúng chế độ. Các chứng từ được lưu trữ có hệ thống giúp công việc kiểm tra, đối chiếu thuận lợi. Chứng từ gốc về chi phí, doanh thu được kiểm tra chặt chẽ để tiến hành phân loại theo loại hình kinh doanh làm cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo tài chính. Công ty thường xuyên đưa nhân viên phòng kế toán tham gia các lớp tập huấn khi có chuẩn mực kế toán mới hoặc qui định kế toán mới ban hành. Trình độ của nhân viên kế toán tại văn phòng tương đối cao còn kế toán viên ở các đơn vị trực thuộc tương đối thấp. Vì vậy khi có những vấn đề phức tạp nảy sinh thì các kế toán viên này bị lúng túng trong việc giải quyết. 5.1.2 Tình hình hoạt động Trong 4 năm qua tình hình hoạt động của Đông Xuyên ngày càng có hiệu quả và ổn định, doanh thu và lợi nhuận hàng năm đều tăng. Thị phần của Đông Xuyên trong cơ cấu khách sạn ở Long Xuyên ngày lớn (từ 21% năm 2003 đạt đến 33% năm 2006) chứng tỏ Đông Xuyên chiếm ưu thế cao hơn hẳn so với các khách sạn còn lại. Nhờ liên kết với Công ty cổ phần du lịch An Giang nên doanh thu khách sạn luôn ổn định và có xu hướng tăng khi các Tour ở Công ty du lịch tăng. Ngoài ra khách sạn Đông Xuyên còn được UBND Tỉnh An Giang hỗ trợ được miễn tiền thuê đất 3 năm tính từ ngày 9/8/2001 đến ngày 9/8/2004. Tuy nhiên, Đông Xuyên cũng gặp tình trạng khó khăn như các khách sạn khác ở Long Xuyên vì đa số các khu du lịch hầu hết đều tập trung ở Châu Đốc nên ít thu hút du khách lưu trú lại lâu hơn. SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 53 5.2 Giải pháp 5.2.1 Công tác kế toán - Thường xuyên đối chiếu sổ sách với các đơn vị trực thuộc, phát hiện các sai sót để kịp thời chấn chỉnh. - Công ty nên bổ sung kế toán viên ở đơn vị trực thuộc có trình độ cao, có kinh nghiệm để tổ chức công tác kế toán nhanh chóng, phù hợp, chính xác. - Cán bộ kế toán ở văn phòng công ty phải nhạy bén với từng khâu mình được giao, phải đề xuất và kịp thời phát hiện nhược điểm ở đơn vị trực thuộc. - Thường xuyên cử cán bộ kiểm tra việc hạch toán, thu chi tiền mặt, mua bán, các chứng từ hóa đơn có đúng theo qui định hay không. - Đẩy mạnh việc thanh toán với khách hàng qua ngân hàng hoặc mở một địa điểm chấp nhận thẻ giảm bớt việc dùng tiền mặt vừa không an toàn vừa bất tiện. - Các khoản phí và lệ phí khác như: thuế môn bài, thuế nhà đất…theo qui định hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp nhưng đơn vị lại hạch toán vào TK 641 – Chi phí bán hàng. Tuy nhiên cách hạch toán này không ảnh hưởng đến kế toán xác định kết quả kinh doanh, mặc dù vậy doanh nghiệp nên điều chỉnh cách phân loại chi phí cho đúng theo qui định. - Có một số khoản tiền quảng cáo, kế toán lại hạch toán vào TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bút toán này là chưa hợp lí. Tiền quảng cáo phải hạch toán vào TK 641 – Chi phí bán hàng. 5.2.2 Giải pháp nâng cao hoạt động kinh doanh Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp cần có những hướng đi và chính sách phát triển phù hợp với mục tiêu cần đạt được. Đối với hoạt động của Đông Xuyên, việc cắt giảm chi phí để có lợi nhuận cao là vấn đề khách quan, mang tính chất đặc thù của ngành dịch vụ nên rất khó thực hiện. Cho nên hướng sắp tới của công ty là tập trung vào “tổng doanh thu”, ra sức nỗ lực để doanh thu tăng với tốc độ tăng trưởng nhanh vượt xa tốc độ tăng của tổng chi phí. Do đó tìm ra các biện pháp để “gia tăng doanh thu – thu hút khách hàng - mở rộng thị phần” là rất quan trọng. Một trong các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động được cụ thể như sau: - Chiến lược giá: trong kinh doanh lưu trú các chi phí cố định chiếm tỷ trọng rất lớn (chi phí hao mòn TSCĐ, chi phí quản lí, chi phí về điện, chi phí cho dịch vụ thông tin liên lạc…). Điều đó dẫn đến hiện tượng giá cả của dịch vụ lưu trú thường cao. Loại hình kinh doanh này yêu cầu về chất lượng đối với sản phẩm là rất cần thiết nên không cho phép sự cắt giảm nhiều về chi phí. Mặt khác, chính sách giá lại đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách gia tăng tiêu thụ để từ đó lại có thể giảm được chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm do số lượng ngày khách gia tăng. Vì vậy, bắt buộc doanh nghiệp cần có một chính sách giá thật linh hoạt. Thông thường sự gia tăng của cầu xuất hiện khi có sự giảm giá. Ta có thể thực hiện giảm giá như: SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 54 + Giảm giá nhất thời: giảm giá vào những ngày cuối tuần, tuần lễ giảm giá, một ngày miễn phí… + Giảm giá trong thời gian dài: giảm giá cho trẻ em, giảm giá cho những người về hưu vào thời gian ngoài mùa vụ… + Giảm giá theo đoàn: giảm 10% giá thuê phòng cho khách hàng đăng kí theo đoàn với số lượng 15 người trở lên, tính giá cho buồng đơn theo giá buồng đôi với một hoặc hai trẻ em dưới 14 tuổi… - Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 ta thấy lợi nhuận trước thuế là hơn 1,4 tỷ đồng trong đó lĩnh vực ăn uống chiếm doanh thu cao nhất nhờ đơn vị đã có nhiều cố gắng trong cung cách phục vụ, cải tiến chất lượng món ăn và được tập trung đúng mức. Tuy nhiên khách sạn còn bị cạnh tranh bởi các khách sạn - nhà hàng trong thành phố như Hòa Bình, Hoàn Mỹ, Xuân Hương… cho nên cần cải tiến chất lượng và cung cách phục vụ mang phong cách riêng để tạo uy tín, thương hiệu cho khách sạn. Trong ăn uống, nên tận dụng những sản phẩm hiện có của tỉnh, đặc sản của vùng để tạo ra món ăn đặc sản độc quyền của tỉnh An Giang như: các món ăn chế biến từ cá tra, cá basa, mắm… vốn là những sản phẩm truyền thống của tỉnh mà được nhân dân trong nước và nước ngoài rất ưa chuộng. Bên cạnh chất lượng sản phẩm, cung cách phục vụ là rất quan trọng. Với phong cách phục vụ lịch sự, chu đáo, chuyên nghiệp…tất nhiên sẽ làm khách hàng hài lòng. Thế nhưng nếu chỉ duy trì một khiểu phục vụ cứng nhắc dễ gây cho khách hàng cảm giác nhàm chán. Vì vậy khách sạn phải luôn cập nhật, đổi mới nhiều hình thức phục vụ mới lạ (nhất là trong đám cưới, trong các buổi tiệc ẩm thực) Như vậy việc nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn sẽ giúp cho đơn vị giữ chân được khách hàng cũ đã có (làm cho họ quay lại sử dụng sản phẩm của khách sạn nhiều lần) và thuyết phục thêm những khách hàng mới (khách hàng tiềm năng). Điều đó tạo ra nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khách sạn như: + Giảm thiểu chi phí marketing, chi phí quảng cáo tức là làm giảm giá thành sản phẩm cho khách sạn. + Tăng thị phần và duy trì tốc độ tăng trưởng cao về chỉ tiêu khách đồng nghĩa với doanh thu khách sạn cũng tăng trưởng. + Tăng khách hàng “chung thuỷ” cho khách sạn chính là biện pháp nhằm khuyếch trương uy tín, thương hiệu của khách sạn - điều mà mọi nhà quản lý khách sạn mong muốn đạt được trong thị trường cạnh tranh mạnh mẽ như hiện nay. - Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động Trong doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, nhân tố con người đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ vì chính nó ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận khách hàng trong quá trình tiêu dùng dịch vụ của họ. Vì vậy đầu tư vào con người để nâng cao chất lượng dịch vụ là hoạt động đầu tư trực tiếp để hoàn thiện chất lượng dịch vụ khách sạn. Doanh nghiệp nên đẩy mạnh công tác quản trị nguồn nhân lực theo các mục tiêu sau: SVTH: Nguyễn Thị Ngọc Lan Trang 55 + Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tăng năng suất lao động: chọn đúng người, đúng việc làm. Xây dựng đội ngũ nhân viên có chất lượng cao đáp ứng được tư tưởng quản lý và phát triển khách sạn. + Đơn vị nên thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên bên cạnh đó nhân viên cần tự hoàn thiện những mặt còn thiếu sót để đáp ứng được yêu cầu của thực tế + Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên (lương, chính sách khen thưởng, ưu đãi…) tạo điều kiện cho nhân viên phát huy tối đa năng lực. Cá nhân được kích thích, động viên nhiều nhất tại nơi làm việc sẽ trung thành với doanh nghiệp và tận tâm với khách hàng. Ngoài chế đô khen thưởng phải có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với những nhân viên có thái độ phục vụ kém lịch sự, qui trách nhiệm cho những nhân viên làm hư hỏng các công cụ, dụng cụ, thiết bị đắt tiền. - Giải quyết nhanh chóng các khiếu nại của khách hàng Khách sạn ngoài việc thực hiện nhanh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN ĐÔNG XUYÊN.pdf
Tài liệu liên quan