Khảo sát vi khuẩn ái khí bề mặt và trong mô Amidan viêm mạn tính

Tài liệu Khảo sát vi khuẩn ái khí bề mặt và trong mô Amidan viêm mạn tính: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 KHẢO SÁT VI KHUẨN ÁI KHÍ BỀ MẶT VÀ TRONG MÔ AMIĐAN VIÊM MẠN TÍNH Dương Hữu Nghị*, Nguyễn Hữu Khôi** TÓM TẮT * Mục tiêu: Khảo sát VK (VK) ái khí trên bề mặt và trong mô amiđan viêm mạn tính. * Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Mẫu nghiên cứu 101 trường hợp amiđan được cắt bỏ do viêm mạn tính. Lấy mẫu trên bề mặt và trong mô amiđan. Nuôi cấy, định danh VK và làm kháng sinh đồ (KSĐ) tại phòng xét nghiệm vi sinh đại học y dược cần thơ và bệnh viện đa khoa cần thơ. * Kết quả nghiên cứu: tỉ lệ VK mọc trên bề mặt: 91,0%, trong mô amiđan: 72,0%. Có 3 chủng VK mọc trên bề mặt và trong mô, đứng đầu là S.aureus (34,70% và 29,70%), tiếp theo là GABHS (22,80% và 14,90%) và K.pneumonia (7,90% và 6,90%). Nghiên cứu còn cho biết tỉ lệ nhạy cảm và kháng thuốc đối với mộ...

pdf5 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 05/07/2023 | Lượt xem: 183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát vi khuẩn ái khí bề mặt và trong mô Amidan viêm mạn tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 KHẢO SÁT VI KHUẨN ÁI KHÍ BỀ MẶT VÀ TRONG MÔ AMIĐAN VIÊM MẠN TÍNH Dương Hữu Nghị*, Nguyễn Hữu Khôi** TÓM TẮT * Mục tiêu: Khảo sát VK (VK) ái khí trên bề mặt và trong mô amiđan viêm mạn tính. * Thiết kế nghiên cứu: tiền cứu, mô tả hàng loạt ca. Mẫu nghiên cứu 101 trường hợp amiđan được cắt bỏ do viêm mạn tính. Lấy mẫu trên bề mặt và trong mô amiđan. Nuôi cấy, định danh VK và làm kháng sinh đồ (KSĐ) tại phòng xét nghiệm vi sinh đại học y dược cần thơ và bệnh viện đa khoa cần thơ. * Kết quả nghiên cứu: tỉ lệ VK mọc trên bề mặt: 91,0%, trong mô amiđan: 72,0%. Có 3 chủng VK mọc trên bề mặt và trong mô, đứng đầu là S.aureus (34,70% và 29,70%), tiếp theo là GABHS (22,80% và 14,90%) và K.pneumonia (7,90% và 6,90%). Nghiên cứu còn cho biết tỉ lệ nhạy cảm và kháng thuốc đối với một số kháng sinh thường dùng hiện nay. Các từ viết tắt: GABHS (Streptococcus β hemolytic group A), H. Influenzae (Haemophilus influenzae),K. pneumonae (Klebsiella pneumonae), S. pyogene (Streptococcus pyogene), S. aureus (Staphylococcus aureus). SUMMARY SOME FIGURES OF AEROBIC BACTERIA ON SURFACE AND IN TISSUE OF CHRONIC TONSILITIS Duong Huu Nghi, Nguyen Huu Khoi * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 9 * Supplement of No 1 * 2005: 145 - 149 In tonsilitis, the antibiotic resistance is always the first reckon its strategic treatment is choice of antibiotics, which is up to the verification of bacteria. Reseach of discernible bacteria in tissue is still not systematic. Our result is 90,90% of lymphatic hyperplasia with range of 29,7% to 34,7% of S.aureus. 14,9% of GABHS, 6,9% of K.pneumonia. Surface bacteria is dominant to that in tissue. GABHS is more prevalent in children over 10 years old and aldult is sensitive to penicillin over 60%. There is not difference of antibiotic resistances between two methods of sample taken ĐẶT VẤN ĐỀ Việc lấy mô ở trong lõi amiđan viêm mạn tính để khảo sát VK ở Việt Nam ít người nghiên cứu. Xuất phát từ việc điều trị viêm amiđan mạn tính bằng kháng sinh thường dùng hiện nay liệu có hiệu quả hay không? Khả năng đáp ứng với điều trị nội khoa ở từng lứa tuổi. xác định VK ái khí ở bề mặt và trong mô amiđan đã được cắt có sự khác nhau? Mức độ đề kháng KSĐ thường dùng hiện nay. Qua đó giúp người thầy thuốc cân nhắc khi sử dụng kháng sinh cho thích hợp: để nâng cao hiệu quả điều trị nội khoa, hạn chế cắt amiđan không cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài * Bộ môn TMH ĐH Y Dược Cần Thơ ** Bộ môn TMH ĐH Y Dược TP.HCM 145 “Khảo sát VK ái khí bề mặt và trong mô amiđan viêm mạn tính” nhân 101 trường hợp amiđan khẩu cái được cắt tại bệnh viện tai mũi họng cần thơ trong thời gian từ 03/ 2003 - 01/ 2004, với các mục tiêu cụ thể như sau: - Xác định VK ái khí ở bề mặt và trong mô amiđan khẩu cái. - Tỉ lệ nhạy cảm và đề kháng của VK đối với một số kháng sinh thường dùng. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu- mô tả. Đối tượng nghiên cứu - Những bệnh bị viêm amiđan mạn tính đã được cắt tại bệnh viện tai mũi họng Cần Thơ từ 03/ 2003 đến 01/ 2004. - Không phân biệt tuổi, nơi cư ngụ, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình. Không được dùng kháng sinh trước khi cắt 10 ngày. Amiđan được lấy gọn, không rách bao trong. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu - Chọn mẫu thuận tiện: lần lượt các trường hợp đủ tiêu chuẩn chọn mẫu. Trong thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập được 101 mẫu. - Lấy mẫu ngẫu nhiên. Kỹ thuật nuôi cấy và định danh VK ái khí, KSĐ. Các dụng cụ lấy bệnh phẩm, môi trường chuyên chở và kỹ thuật nuôi cấy định danh, KSĐ do phòng xét nghiệm vi sinh trường Đại Học Y Dược Cần Thơ và bệnh viện Đa Khoa Cần Thơ cung cấp. Phương pháp phân tích số liệu. Công cụ nhập và xử lý số liệu sử dụng phần mềm phân tích thống kê Epi- Info 6.0, phép kiểm χ2 và Macnemar test. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Các dữ liệu thu được của nhóm bệnh nhân nghiên cứu - Dưới 5 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (1,00 %), gặp nhiều ở khoảng tuổi 11→30 tuổi (71,30%). Đối tượng học sinh chiếm 61,4%. Đa số các trường hợp có thời gian mắc bệnh từ 2 năm đến 3 năm (77,0%). -100 trường hợp được cắt amiđan trong lô nghiên cứu có triệu chứng cơ năng chủ yếu là đau họng (96%), thường tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Ngoài ra thường kèm theo triệu chứng ho vặt (89%) và sốt vặt (66,0%). Kết quả định danh VK Kết quả VK ái khí được định danh ở bề mặt amiđan VK cấy mọc 92 mẫu (91,1%). Tỉ lệ VK S. aureus chiếm tỉ lệ cao nhất 35/101(34,7%). Kế đến là GABHS 25/101 (22,8%); K. pneumoniae 8/101 (7,9%). Có 9 mẫu định danh được hai loại VK, một mẫu có 3 loại VK. Kết quả VK ái khí ở trong mô amiđan VK cấy mọc là 73/101 (72,3%); S. aureus chiếm đa số 30/101(29,7%). GABHS cấy mọc 15/101 (14,9%); K. pneumoniae 6,9%, 8 mẫu có 2 loại VK, hai mẫu có 3 loại VK. Kết quả KSĐ Kết quả KSĐ đối với S.aureus bề mặt amiđan S. aureus bề mặt amiđan đề kháng với: Erythromycin 60%, Chloramphenicol 50%, Penicillin 51.43%, Doxycycline 60%. S. aureus còn nhạy cảm với: Cefaclor 90%, Ceftaridine 90%, Vancomycin 80%, Gentamycin 66,67%. Kết quả KSĐ đối với S.aureus trong mô amiđan S. aureus trong mô amiđan đều kháng nhiều với: Penicillin (63,33%), Amikacin (65%), Erythromycin (60%), Doxycycline (60%), Ciprofloxacin (65%), còn 146 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 nhạy cảm với: Cefaclor (88%), Vancomycin (80%), Gentamycin (57,70%). Kết quả KSĐ đối với S. pyogenes bề mặt amiđan Streptococcus pyogenes (GABHS) đề kháng với Tetracycline (72.72%), Erythromycin (47.62%), Ciprofloxacin (45.45%), Amikacin (55%), SXT (40%), còn nhạy cảm với Cefopenazone (88.88%), Ceftaridine (83.33%), Cefaclor (80%), Gentamycin (72.72%). Đối với Penicilline nhạy cảm 68,18%. Kết quả KSĐ đối với S.pyogenes trong mô amiđan S.pyogenes đề kháng với: Tetracycllin (73.73%), Erythromycin (53.33%), Amikacin (60%), SXT (40%), Ciprofloxacin (40%). S.pyogenes còn nhạy cảm với Cefoperazone (86.87%), Ceftaridin (86.87%), Cefaclor (80%), Vancomycin (80%), Chloramphenicol (80%), Penicillin (60%). Sự đề kháng kháng sinh đối với VK bề mặt và trong mô amiđan không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết quả KSĐ của K. pneumonia ở bề mặt amiđan. Klebsiella pneumonia đề kháng nhiều với Sulfamethoxazol / Trimethoprim (57.14%), Doxycycline (42.85%). Nhạy cảm với Cefaclor (87.50%), Ceftaridine (87.50%), Vancomycin (85.71%), Amikacin (87.50%). Hai loại kháng sinh kinh điển, rẻ tiền, hiện nay vẫn còn nhạy cảm là Chloramphenicol (83.33%), Tetracycllin (87.50%). Kết quả KSĐ của K. pneumonia trong mô amiđan K. pneumonia đề kháng nhiều với Sulfamethoxazol/Trimethoprim (71.43), Chloramphenicol (57.14%), Tetracycllin (42.86%). Còn nhạy cảm với Ceftaridine (100%), Ciprofloxacin (85.71%), Gentamycin (85.71%), Vancomycin (85.71%), Amikacin (55.7%). BÀN LUẬN Về kết quả định danh VK Bàn luận về VK ái khí được định danh ở phết bề mặt amiđan Theo Bùi Thị Hồng Liên khảo sát ở 94 trường hợp viêm amiđan mạn tính được cắt ở trẻ em, cho thấy tỷ lệ GABHS chiếm ưu thế 36,40%, H. influenzae 36,40%, S. pneumoniae 18,20%, S. aureus 9%. Tỷ lệ cấy khuẩn mọc là 70,2%. Một số nghiên cứu khác ở trẻ em cho kết quả tương tự. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thực hiện chủ yếu ở trẻ lớn và người lớn. Tỷ lệ cấy mọc khá cao. Sự hiện diện chủ yếu là S. aureus. Ở trẻ em viêm amđan cấp và mạn tính ở khoảng tuổi từ 6 đến 10, không có sự khác nhau về VK; chủ yếu là GABHS kế đến là H. influenzae; S. aureus chiếm tỷ lệ ít hơn nhiều. Trong hai lô nghiên cứu trẻ em và người lớn 10%-15% có lẫn tạp khuẩn nhất là trực khuẩn gram (-) đường ruột. Bàn luận về VK ái khí được định danh ở trong mô amiđan Nhìn chung cấy ở trong mô amiđan ít gặp VK ái khí hơn so với phết bề mặt amiđan sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Theo Brodsky L trong viêm amiđan cấp và mạn tính (chủ yếu ở trẻ lớn) GABHS giữ vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây bệnh. Vai trò của S. pneumoiae, S.aureus, H. influenzae cũng được ghi nhận. Chúng thường là yếu tố gây bệnh ở các nơi khác của đường hô hấp. Theo Kun.H có sự phối hợp nhiều loại VK gây bệnh trong viêm amiđan mạn tính (60-69%). Hai loại VK (14%) thường gặp nhất là H. influenzae kết hợp với S. aureus hay GABHS. Nghiên cứu của B.T.H. Liên mẫu nghiên cứu ở trẻ em: Tỷ lệ GABHS chiếm tỷ lệ cao hơn kết quả của chúng tôi (30,7%/14.9%), nhưng chúng tôi gặp nhiều S. aureus ở trong mô nhiều hơn. H. Influenzae chỉ chiếm 3%, trong khi kết quả của B.T.H. Liên chiếm tỷ lệ rất cao (45,3%). Tỷ lệ nhiễm đơn khuẩn và đa khuẩn tương đương nhau. Sự khác nhau về tỷ lệ GABHS, S. aureus, H. Influenzae giữa 2 nghiên cứu có ý nghĩa thống kê với P< 0,05. Sự khác biệt này có 147 thể do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu ở trẻ lớn và người lớn. Về sự hiện diện của GABHS theo lứa tuổi Chúng ta thấy ở trẻ lớn và người lớn, GABHS hiện diện nhiều hơn ở bề mặt và ở trong mô amiđan so với trẻ dưới 10 tuổi với p < 0,05. tuy nhiên mẫu nghiên cứu của chúng tôi còn nhỏ, tỷ lệ trẻ dưới 10 tuổi còn thấp 12/101 (11,88%). Các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước trong viêm amiđan cấp GABHS hiện diện ở trẻ em từ 20% đến 30%. Ở người lớn 10% đến 15% đối với viêm amiđan mạn tính, nhiều tác giả cũng cho kết quả GABHS gặp nhiều ở trẻ em dưới 15 tuổi. Kết quả KSĐ Mức độ kháng thuốc của S.aureus Có nghiên cứu cho rằng S. aureus đã kháng với Penicillin là 100%. Nghiên cứu của chúng tôi thấy S. aureus có tỷ lệ kháng thấp hơn (52,43%) nhưng tỷ lệ nhạy cảm vẫn còn cao hơn so với các nghiên cứu khác (20%). Đối với Gentamycin là một loại kháng sinh thường dùng trước đây để điều trị nhiễm khuẩn gram (-) (nhiễm trùng đường mật, nhiễm trùng đường tiểu) tỷ lệ nhạy cảm là 66,67%. Tuy nhiên sử dụng Gentamycin không phù hợp với những người bị suy thận, trẻ em dưới 7 tuổi. S. aureus còn nhạy cảm với Cephalosporin: Cefaclor 90%, Ceftazidin 90%, đối với Vancomycin nhạy 80%. Sự đề kháng kháng sinh của S. aureus bề mặt và trong mô amiđan không có sự khác biệt. Bàn về mức độ kháng thuốc của S. pyogenes Penicillin G còn nhạy cảm 68,18%; thấp hơn so với các nghiên cứu khác. Đề kháng với Penicillin là 27,27%. Theo chương trình quốc gia về tính kháng thuốc của S. pyogenes, thì tỷ lệ kháng kháng sinh nhìn chung là thấp. Với Erythromycin trước đây thường được sử dụng trong điều trị nhiễm S. pyogenes đối với những trường hợp dị ứng với Penicillin nhưng thời gian gần đây đề kháng ngày càng nhiều theo thời gian. Cả hai số liệu đều cho rằng S. pyogenes còn nhạy cảm tốt với Cephalosporin thế hệ thứ II và III, Chloramphenicol còn nhạy cao (77%- 86%). Tuy nhiên hiện nay ít dùng vì tác dụng phụ có, nhất là đối với trẻ em. So sánh sự nhạy cảm về đề kháng kháng sinh ở hai mẫu bề mặt và trong mô amiđan không thấy sự khác biệt lớn (p > 0,1). Bàn luận về mức độ kháng thuốc của K. pneumonia K. pneumonia là loại VK đường ruột thuộc tộc IV Klebsiella. Thường trú ở ruột không gây bệnh, chúng gây bệnh khi ra khỏi ruột đến cơ quan khác, thuộc loại VK kỵ khí tùy nghi. Các thống kê trong nước và ngoài nước gần đây đều cho rằng các kháng sinh thường dùng trước đây bị các chủng Klebsiella gây bệnh kháng trên 50%. Kết quả của chúng tôi: K. pneumonia còn nhạy cảm tốt với nhóm Cephalosporin thế hệ thứ II, III và Amikacin, đặc biệt nhạy cảm nhiều hơn với Chloramphenicol (83,33%), Tetracycicllin (87,50%). Kết quả KSĐ ở phết bề mặt và trong mô amiđan có sự khác nhau về tỷ lệ nhạy cảm và đề kháng nhưng sự khác nhau này không có ý nghĩa. KẾT LUẬN 1. S. aureus chiếm tỷ lệ cao nhất (29,7%- 34,7%), Streptococcus β hemolytic group A (14,9%- 22,8%). Mẫu phết bề mặt amiđan tìm được nhiều VK hơn trong mô amiđan (p < 0,001). VK ái khí hiện diện nhiều hơn ở các thể amiđan xơ hóa và thời gian bệnh kéo dài. Đối với GABHS hiện diện nhiều hơn ở trẻ trên 10 tuổi và người lớn (p < 0,05). GABHS được phân lập ở phết bề mặt amiđan nhiều hơn trong mô amiđan (p < 0,05). Đối với S. aureus không có sự khác biệt giữa hai phương pháp lấy mẫu. -5- 2. Ở trong mô và phết bề mặt amiđan không có sự khác biệt về mức độ đề kháng kháng sinh. GABHS đề kháng với penicillin cao (27,27%), S. aureus đề kháng thấp hơn (52,43%). ĐỀ NGHỊ Cần điều trị triệt để trong đợt viêm amiđan cấp với kháng sinh thích hợp. Ngoài đợt cấp cần nâng cao thể trạng, vệ sinh môi trường sống, vệ sinh răng miệng. Cần nghiên cứu số lượng bệnh nhân lớn hơn 148 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 9 * Phụ bản của Số 1 * 2005 giúp cho việc điều trị nội khoa có hiệu quả, tránh lãng phí và làm tăng sự đề kháng kháng sinh. 4 Nguyễn Hữu Khôi, “ sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn tai mũi họng – đầu cổ “, chuyên đề về giải pháp sử dụng kháng sinh an toàn hợp lí, (2002). 5 Bùi Thị Hồng Liên, “Khảo sát VK ái khí trong viêm amiđan ở trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I TP. HCM ”, Luận án cao học.(1998). TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1 Nguyễn Đình Bảng, “Vấn đề kháng sinh trong TMH, kháng sinh và bệnh nhiễm khuẩn trong tai mũi họng”, nội san TMH (1996), 2, 3-4. 6 Phạm Hùng Vân, “ Cẩm nang các kỹ thuật xét nghiệm vi sinh lâm sàng dùng cho các phòng thí nghiệm bệnh viện”, trường Đại Học Y Dược TPHCM,(2000). 2 Nguyễn Thanh Bảo, “Thuốc kháng sinh”, VK học, trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, (2003), Trang 40-53. 7 Brook I, “Bacteriology of adenoids and tonsils in children with recurrent adenotonsillitis”. Source: Ann Otolrhinol Laryngol, (2001) Sep; 110(9): 844-8. 3 Huỳnh Khắc Cường, “Thử góp phần xây dựng phương hướng sử dụng kháng sinh trong nhiễm khuẩn Tai mũi họng ở Việt nam”, Kháng sinh và bệnh nhiễm khuẩn Tai mũi họng, Nội san Tai mũi họng, 02/1996. 149

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_vi_khuan_ai_khi_be_mat_va_trong_mo_amidan_viem_man.pdf
Tài liệu liên quan