Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện y dược học dân tộc - Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 - 2017

Tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện y dược học dân tộc - Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 - 2017: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 450 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN NĂM 2015 - 2017 Trần Thị Thanh Hương*, Nguyễn Thị Hải Yến**, Võ Thị Diệu Tuyết**, Lê Đặng Tú Nguyên**, Phạm Đình Luyến**, Trần Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng việc sử dụng thuốc cổ truyền đang trở thành một xu hướng lựa chọn trong điều trị của người dân Việt Nam. Việc đảm bảo cung ứng vị thuốc cổ truyền đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng là một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền, phân tích được sự chuyển dịch trong phân nhóm ABC của vị thuốc cổ truyền từ năm 2015 đến năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu từ nguồn dữ liệu hành chánh để khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện Y Dược học Dâ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện y dược học dân tộc - Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian năm 2015 - 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 450 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỊ THUỐC CỔ TRUYỀN TẠI VIỆN Y DƯỢC HỌC DÂN TỘC - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG THỜI GIAN NĂM 2015 - 2017 Trần Thị Thanh Hương*, Nguyễn Thị Hải Yến**, Võ Thị Diệu Tuyết**, Lê Đặng Tú Nguyên**, Phạm Đình Luyến**, Trần Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng việc sử dụng thuốc cổ truyền đang trở thành một xu hướng lựa chọn trong điều trị của người dân Việt Nam. Việc đảm bảo cung ứng vị thuốc cổ truyền đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng là một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh. Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền, phân tích được sự chuyển dịch trong phân nhóm ABC của vị thuốc cổ truyền từ năm 2015 đến năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu dữ liệu từ nguồn dữ liệu hành chánh để khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Kết quả: Giá trị vị thuốc cổ truyền theo nguồn gốc giảm dần theo thứ tự Bắc, Bắc-Nam, Nam. Nhóm tác dụng dược lý chiếm số lượng cao là Phát tán phong thấp; Thanh nhiệt giải độc; Trừ thấp lợi thủy; Hoạt huyết, khử ứ; Bổ âm, bổ huyết; Bổ dương, bổ khí; và nhóm có giá trị cao là Bổ dương, bổ khí; An thần; Chỉ huyết; Hoạt huyết khử ứ; Bổ huyết; Bổ khí. Bộ phận dùng có số lượng lớn là rễ, thân rễ, quả; và có giá trị cao là rễ, rễ củ, quả thể nấm. Nhóm A chỉ với 19 - 25 vị thuốc cổ truyền, từ 10,9% đến 13,5% tổng số lượng, chiếm từ 69,8% đến 70,4% tổng giá trị. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định các nhóm vị thuốc cổ truyền có vai trò quan trọng, đưa ra đề xuất nâng cao công tác cung ứng thuốc. Từ khóa: Vị thuốc cổ truyền, phân tích ABC, Viện Y Dược học Dân tộc, TP. Hồ Chí Minh. ABSTRACT SURVEY ON USE OF TRADITIONAL HERBAL MEDICINE AT TRADITIONAL MEDICINE INSTITUTE - HO CHI MINH CITY IN THE PERIOD 2015 – 2017 Tran Thi Thanh Huong, Nguyen Thi Hai Yen, Vo Thi Dieu Tuyet, Le Dang Tu Nguyen, Pham Dinh Luyen, Tran Hung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 450 – 455 Introduction: The demand for health care using traditional medicine is becoming a trend in treatment’s choice for Vietnamese people. Ensuring to supply traditional herbal medicines sufficient and timely to satisfy the demand is one of the important practical issues at the Traditional Medicine Institute - HCMC. Objectives: To survey the use of traditional herbal medicine, analyze the changes in the ABC group of traditional herbal medicine in the period 2015 - 2017. *Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh **Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phạm Đình Luyến ĐT: 0908481109 Email: dinhluyen@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 451 Method: Retrospective data from administrative database to survey on realistic usage of traditional herbal medicine at the Traditional Medicine Institute - HCMC from the year of 2015 to 2017. Results: The value of traditional herbal medicines by descent is in the order of North, North-South and South. Group pharmacological effects of high numbers: low rheumatism; heat detoxification; Low-margin hydropower; enhance blood circulation; add Qi; Group of pharmacological effects of high value: add Qi; sedative; stop bleeding; congestion of blood; blood donation. Parts used in large quantities are mainly roots, rhizomes, fruits; High value components: roots, tuberous root, mushrooms. Group A with 19 - 25 traditional herbal medicines, ranging from 10.9% to 13.5% of the total quatity, accounting for 69.8% to 70.4% of the total value. Conclusion: The research has identified the traditional drug groups play an important role, proposed to improve the supply of medicines. Key words: Traditional medicine, ABC analysis, Traditional Medicine Institute, HCMC. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm(3). Vì vậy, thuốc nói chung và thuốc cổ truyền nói riêng, đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân. Tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh dược liệu thì vị thuốc cổ truyền (VTCT), được chế biến theo lý luận và phương pháp của y học cổ truyền, là một yếu tố cốt lõi cấu thành thuốc cổ truyền dùng để phòng bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền. Đồng thời, trên thế giới việc sử dụng thuốc cổ truyền ngày càng tăng và nhu cầu chăm sóc sức khỏe bằng việc sử dụng thuốc cổ truyền cũng đang trở thành một xu hướng lựa chọn trong điều trị của người dân Việt Nam. Việc cung ứng đầy đủ và kịp thời thuốc cổ truyền vừa là nhiệm vụ vừa là thách thức của công tác dược bệnh viện, nhất là đối với Viện Y Dược học Dân tộc, một đơn vị dẫn đầu trong công tác khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền(2). Chính vì vậy, việc đảm bảo dược liệu và VTCT đầy đủ, kịp thời, đáp ứng nhu cầu sử dụng của người bệnh là một trong những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn quan trọng cho việc cung ứng thuốc tại Viện Y Dược học Dân tộc. Do đó, nghiên cứu được thực hiện để khảo sát và phân tích tình hình sử dụng VTCT tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu dữ liệu để khảo sát tình hình sử dụng VTCT thông qua các dữ liệu hành chánh về VTCT tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2017. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu phân tích số lượng và giá trị của các vị thuốc cổ truyền được phân loại theo (i) nguồn gốc; (ii) nhóm tác dụng dược lý; (iii) bộ phận dùng, cụ thể: (i) VTCT được phân loại thành 3 nguồn gốc: Bắc: là các VTCT được nhập khẩu; Nam: là các VTCT được chế biến trong nước; Bắc - Nam: là các VTCT có thể sử dụng thay thế giữa nguồn gốc Bắc và Nam được quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BYT về Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 452 việc Ban hành Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh(4). (ii) VTCT được phân loại thành 31 nhóm tác dụng dược lý theo lý luận của YHCT được quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BYT(4). (iii) Bộ phận dùng của VTCT sẽ được phân loại theo tình hình thực tế tại Viện như rễ, thân rễ, lá và các bộ phận dùng khác. Nghiên cứu áp dụng kỹ thuật phân tích ABC và theo dõi sự chuyển đổi nhóm của các vị thuốc cổ truyền(1). Với tỷ lệ về giá trị của các nhóm được quy định như sau: Nhóm A: chiếm 75 - 80% tổng giá trị VTCT; Nhóm B: chiếm 15 - 20% tổng giá trị VTCT; Nhóm C: chiếm 5 -10% tổng giá trị VTCT. Nghiên cứu quy ước đối với tác dụng dược lý, nhóm khác là nhóm có số lượng <10, tỷ lệ giá trị <6%. Đối với bộ phận dùng, nhóm khác là nhóm có số lượng <20, tỷ lệ giá trị <8%. Phân tích số liệu Nghiên cứu sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013 để xử lý và phân tích số liệu. Chi phí trong giai đoạn 2015-2017 (VND) được quy về chi phí năm 2017 sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index - CPI). Số liệu được phân tích theo phương pháp thống kê mô tả. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền theo nguồn gốc VTCT có nguồn gốc Nam chiếm ưu thế với tỷ lệ số lượng cao nhất lần lượt qua các năm là 35,8%, 38,2%, 41,3%. Trong từng năm, chiếm giá trị cao nhất là VTCT nguồn gốc Bắc, kế tiếp là nguồn gốc Bắc-Nam, cuối cùng là nguồn gốc Nam. Vị thuốc cổ truyền nguồn gốc Bắc được nhập khẩu tuy có số lượng không nhiều nhưng lại có giá trị cao nhất, vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ các vị thuốc thuộc nhóm này. Ngoài ra, kết quả phân tích cũng cho thấy VTCT nguồn gốc Nam chiếm số lượng ưu thế nhưng lại có giá trị thấp nhất, do đó nên ưu tiên sử dụng VTCT nguồn gốc Nam (Bảng 1). Bảng 1: Cơ cấu số lượng và giá trị (tỷ VND) vị thuốc cổ truyền trong thời gian năm 2015 - 2017 Nguồn gốc Bắc Bắc-Nam Nam Năm 2015 Số lượng (%) 54 (30,7) 59 (33,5) 63 (35,8) Giá trị (%) 1,196 (55,5) 0,714 (33,1) 0,246 (11,4) Năm 2016 Số lượng (%) 54 (29,0) 61 (32,8) 71 (38,2) Giá trị (%) 6,303 (45,4) 4,831 (34,8) 2,749 (19,8) Năm 2017 Số lượng (%) 68 (28,7) 71 (30,0) 98 (41,3) Giá trị (%) 14,693 (47,3) 11,878 (38,3) 4,476 (14,4) Tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền theo nhóm tác dụng dược lý Tổng số nhóm tác dụng dược lý tăng vào giai đoạn 2015 - 2016 (từ 176 lên 217 VTCT), và giảm vào giai đoạn 2016 - 2017 (217 giảm còn 201 VTCT). Về số lượng, các nhóm tác dụng dược lý chiếm số lượng cao: Phát tán phong thấp; Thanh nhiệt giải độc; Trừ thấp lợi thủy; Hoạt huyết, khử ứ; Bổ âm, bổ huyết; Bổ dương, bổ khí. 6 nhóm này chiếm hơn 30,0% tổng số lượng mỗi năm. Xét về giá trị, các nhóm tác dụng dược lý có giá trị cao: Bổ dương, bổ khí; An thần; Chỉ huyết; Hoạt huyết khứ ứ; Bổ huyết; Bổ khí. 6 nhóm vừa nêu trên chiếm hơn 50,0% giá trị mỗi năm. Riêng nhóm phát tán phong thấp tuy có số lượng cao nhưng có giá trị khá thấp (Bảng 2). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 453 Bảng 2: Cơ cấu số lượng và giá trị (tỷ VND) sử dụng của VTCT theo nhóm tác dụng dược lý trong thời gian năm 2015 - 2017 Nhóm tác dụng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cơ cấu số lượng N (%) N (%) N (%) Phát tán phong thấp 14 (8,0) 14 (6,5) 14 (7,2) Thanh nhiệt giải độc 10 (5,7) 10 (4,6) 11 (5,6) Trừ thấp lợi thuỷ 12 (6,8) 12 (5,5) 15 (7,7) Hoạt huyết, khứ ứ 15 (8,5) 15 (6,9) 15 (7,7) Bổ âm, bổ huyết 11 (6,3) 11 (5,1) - Bổ dương, bổ khí 18 (10,2) 16 (7,4) - Khác (gồm 25 nhóm tác dụng) 96 (54,5) 139 (64,0) 146 (71,8) Tổng 176 (100,0) 217 (100,0) 201 (100,0) Giá trị sử dụng Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Bổ dương, bổ khí 0,398 (18,5) 0,396 (2,9) - An thần 0,336 (15,6) 2,157 (15,5) 3,542 (10,5) Chỉ huyết 0,309 (14,3) 1,552 (11,2) 2,130 (6,3) Hoạt huyết, khứ ứ 0,145 (6,7) 0,984 (7,1) 2,537 (7,5) Bổ khí - 1,989 (14,3) 4,883 (14,4) Bổ huyết - 1,138 (8,2) 6,675 (19,7) Khác (gồm 25 nhóm tác dụng) 0,968 (44,9) 6,805 (40,8) 14,631 (41,6) Tổng 2,156 (100,0) 13,883 (100,0) 31,047 (100,0) Tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền theo bộ phận dùng Các VTCT được phân loại dựa trên 60 bộ phận dùng khác nhau, các bộ phận dùng chiếm tỷ lệ số lượng ưu thế là rễ, thân rễ, quả. Chỉ với 3 bộ phận này lại chiếm gần 40,0% tổng số lượng bộ phận dùng mỗi năm (Bảng 3). Các bộ phận dùng có giá trị cao là rễ, quả thể nấm và rễ củ. Chỉ riêng 3 bộ phận dùng này đã chiếm hơn 50,0% tổng giá trị trong từng năm, cụ thể chiếm 63,4% vào năm 2015, chiếm 56,3% vào năm 2016, chiếm 52,8% vào năm 2017. Bộ phận dùng rễ có số lượng và giá trị cao nhất, cho thấy rễ là bộ phận dùng phổ biến, được ưa chuộng tại Viện, do đó cần được đặc biệt chú trọng. Mặc dù thân rễ và quả có số lượng cao nhưng giá trị lại thấp, cho thấy hai bộ phận dùng này được sử dụng nhiều trong các thuốc cổ truyền và không chiếm giá trị lớn trong ngân sách mua sắm VTCT. Bên cạnh đó, quả thể nấm và rễ củ lại có giá trị cao nhưng lại không chiếm tỷ trọng cao về số lượng, chính vì lý do này Viện cần giám sát sử dụng chặt chẽ hơn đối với hai bộ phận nêu trên. Bảng 3: Cơ cấu số lượng và giá trị sử dụng (tỷ VND) vị thuốc cổ truyền theo bộ phận dùng trong thời gian năm 2015 - 2017 Bộ phận Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Cơ cấu số lượng N (%) N (%) N (%) Rễ 30 (16,9) 35 (17,2) 31 (15,1) Thân rễ 21 (11,9) 24 (11,8) 26 (12,7) Quả 20 (11,3) 24 (11,8) 21 (10,2) Khác 106 (59,9) 121 (59,2) 127 (62,0) Giá trị sử dụng Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) Rễ 0,796 (36,9) 4,349 (31,3) 10,921 (35,2) Quả thể nấm 0,257 (11,9) 1,744 (12,6) 2,940 (9,5) Rễ củ 0,317 (14,6) 1,723 (12,4) 2,503 (8,1) Khác 0,786 (36,6) 6,067 (43,7) 23,683 (47,2) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 454 Phân tích ABC Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phương pháp phân tích ABC cho VTCT, kết quả phân tích cho thấy VTCT cũng tuân theo quy luật của phương pháp ABC, điển hình là nhóm A chỉ với 19 - 25 VTCT, dao động từ 10,9% đến 13,5% tổng số lượng, chiếm từ 69,8% đến 70,4% tổng giá trị, trong khi đó, hơn 150 vị thuốc còn lại chỉ chiếm khoảng 30,0% tổng giá trị (Bảng 4). Bảng 4: Phân tích ABC vị thuốc cổ truyền trong thời gian năm 2015 - 2017 (tỷ VND) Nhóm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 N (%) Giá trị (%) N (%) Giá trị (%) N (%) Giá trị (%) A 19 (10,9) 1,5 (69,8) 21 (11,7) 9,7 (70,2) 25 (13,5) 21,8 (70,4) B - - 2 - 6 - C - - - - 1 - B 28 (16,0) 0,4 (20,4) 28 (15,5) 2,8 (20,1) 32 (17,3) 6,4 (20,7) A - - - - 3 - C - - 4 - 8 - C 128 (73,1) 0,2 (9,8) 131 (72,8) 1,3 (9,7) 128 (69,2) 2,7 (8,9) A - - - - - - B - - 2 - 1 - Đánh giá sự thay đổi cơ cấu vị thuốc cổ truyền theo phân tich ABC Từ năm 2015 đến năm 2016 Tăng bậc: Có 2 VTCT bậc lên nhóm A là nhóm chi phí cao, 4 VTCT tăng bậc lên nhóm B là nhóm chi phí trung bình. Các vị thuốc tăng bậc thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc, bổ dưỡng, bình can tức phong, thu liễm cố sáp. Giảm bậc: Có 2 VTCT giảm bậc xuống nhóm C là nhóm có chi phí thấp, 2 vị thuốc này thuộc nhóm thanh nhiệt giải độc và chỉ huyết. Bảng 5: Sự thay đổi cơ cấu vị thuốc cổ truyền theo phân tích ABC từ năm 2015 đến năm 2016 Năm 2016 B→A B→C C→B Flos Lonicerae Herba Phyllanthi amari Fructus Lycii Pheretima Flos Styphnolobii japonici Radix Rehmanniae glutinosae Herba Asari Fructus Corni officinalis Từ năm 2016 đến năm 2017 Tăng bậc: Có 7 VTCT tăng bậc lên nhóm A là nhóm chi phí cao, 8 VTCT tăng bậc lên nhóm B là nhóm chi phí trung bình. Các vị thuốc này thuộc nhóm bổ dưỡng, giải biểu, an thần, lợi thủy. Giảm bậc: Có 3 VTCT giảm bậc xuống nhóm B là nhóm chi phí trung bình, 1 VTCT giảm bậc xuống nhóm C là nhóm chi phí thấp. Các vị thuốc này thuộc nhóm thanh nhiệt táo thấp. Từ sự thay đổi cơ cấu VTCT theo phân tích ABC cho thấy có sự chuyển dịch tăng cường sử dụng các nhóm bổ dưỡng, an thần, thanh nhiệt giải độc và giảm sử dụng nhóm thanh nhiệt táo thấp. Các nhóm còn lại có sự thay đổi không đáng kể. Bảng 6: Sự thay đổi cơ cấu vị thuốc cổ truyền theo phân tích ABC từ năm 2016 đến năm 2017 Năm 2017 A→B B→A B→C C→A C→B Rhizoma Coptidis Rhizoma et Radix Notopterygii Fructus Ziziphi jujubae Radix Saposhnikoviae divaricatae Radix Angelicae pubescentis Radix Scutellariae Radix Gentianae macrophyllae Radix Dipsaci Radix Ledebouriellae seseloidis Radix Achyranthis bidentatae Fructus Amomi Radix Glycyrrhizae Periostracum cicadae Polyporus Herba Elsholtziae ciliatae Radix Polygalae Bulbus Fritillariae Rhizoma Alismatis Rhizoma Curcumae longae Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 455 BÀN LUẬN Cơ cấu số lượng của các vị thuốc Nam là các VTCT được chế biến trong nước chiếm tỷ trọng lớn, nhưng các vị thuốc Bắc là các VTCT được nhập khẩu lại có giá trị sử dụng cao hơn. Bên cạnh đó, với việc sử dụng vị thuốc Nam tăng liên tục trong vòng 3 năm có thể ngoại suy được việc tin tưởng lựa chọn kê đơn của các bác sĩ do nhận thấy được hiệu quả trong sử dụng của các vị thuốc này. Do đó, Viện Y Dược học Dân tộc nên có các chính sách chuyển dần từ việc sử dụng vị thuốc Bắc sang vị thuốc Nam để giảm thiểu chi phí sử dụng mà không làm giảm đi hiệu quả điều trị cho người bệnh. Kết quả phân tích VTCT theo phân loại nhóm tác dụng dược lý cho thấy trong 31 nhóm, bao gồm Phát tán phong hàn; Phát tán phong nhiệt; Phát tán phong thấp; Trừ hàn; Thanh nhiệt táo thấp; Hồi dương cứu nghịch; Thanh nhiệt giải thử; Thanh nhiệt giải độc; Thanh nhiệt tả hỏa; Thanh nhiệt lương huyết; Trừ đàm; Chỉ ho bình suyễn; Bình can tức phong; An thần; Trừ thấp lợi thủy; Khai khiếu; Hành khí; Hoạt huyết, khử ứ; Chỉ huyết; Trục thủy; Tả hạ, nhuận hạ; Hóa thấp tiêu đạo; Thu liễm, cố sáp; An thai; Dùng ngoài; Bổ huyết; Bổ âm, bổ huyết; Bổ dương, bổ khí; Bổ âm; Bổ dương; Bổ khí thì Viện Y Dược học Dân tộc chủ yếu sử dụng các VTCT thuộc nhóm bổ huyết, hoạt huyết, đều này hoàn toàn phù hợp với lý luận điều trị bằng YHCT của Viện. Do đó, Viện cần phải kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng của các VTCT nhóm này. Kết quả phân tích ABC cho VTCT cũng góp phần quan trọng giúp Viện có cơ sở khoa học để xây dựng danh mục VTCT cho các năm sắp tới. Kết quả nghiên cứu về ABC cho các kết quả tương tự như việc phân tích trong trường hợp tân dược, cụ thể VTCT vẫn tuân theo các nguyên lý phân bố về số lượng và giá trị. Do đó, việc triển khai áp dụng kỹ thuật phân tích này cho các công tác của Hội đồng thuốc và điều trị sắp tới là hoàn toàn hợp lý. Ngoài ra, nghiên cứu ghi nhận được sự tăng bậc từ nhóm C sang nhóm A của vị thuốc Phòng phong (Radix Saposhnikoviae divaricatae) từ năm 2016 sang năm 2017 và 21 vị thuốc có sự tăng bậc khác từ nhóm giá trị thấp sang nhóm giá trị cao hơn. Cùng với việc phân tích ABC tổng quát về VTCT, việc ghi nhận sự chuyển dịch về bậc này rất quan trọng, giúp Viện quản lý hiệu quả hơn việc cung ứng các VTCT một cách đầy đủ và hợp lý. Mặc dù đã giải quyết tốt mục tiêu khảo sát tình hình sử dụng vị thuốc cổ truyền, phân tích được sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vị thuốc cổ truyền từ năm 2015 đến năm 2017, nhưng nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế có thể kể đến như nghiên cứu chỉ tập trung phân tích theo số lượng và giá trị theo kỹ thuật ABC mà chưa phân tích được các yếu tố ảnh hưởng khác như mô hình bệnh tật, phác đồ điều trị, phương thức chế biến vị thuốc cổ truyền, Vì vậy, trong thời gian sắp tới cần mở rộng nghiên cứu thêm các vấn đề liên quan khác để bổ sung hoàn thiện các cơ sở khoa học cho công tác cung ứng thuốc cổ truyền nhằm phục vụ tốt việc chăm sóc sức khỏe người dân, đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả và kinh tế. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã xác định các nhóm VTCT có vai trò quan trọng, góp phần giúp cho Hội đồng thuốc và điều trị có cái nhìn tổng thể về tình hình sử dụng VTCT tại Viện. Ngoài ra nghiên cứu còn là cơ sở để xem xét khi thực hiện các bước lựa chọn, mua sắm trong công tác cung ứng thuốc tại Viện Y Dược học Dân tộc - TP. Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2012). Thông tư số 21/2013/TT-BYT quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong các bệnh viện. 2. Bộ Y tế (2007). Quản lý và kinh tế dược, Nhà xuất bản Y học. 3. Quốc hội (2016). Luật Dược số 105/2016/QH13. 4. Bộ Y tế (2010). Thông tư số 12/2010/TT-BYT Danh mục thuốc y học cổ truyền chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh. Ngày nhận bài báo 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_su_dung_vi_thuoc_co_truyen_tai_vien_y_duo.pdf
Tài liệu liên quan