Khảo sát tình hình bảo quản và cấp phát vắc xin trongchương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre năm 2017 – 2018

Tài liệu Khảo sát tình hình bảo quản và cấp phát vắc xin trongchương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre năm 2017 – 2018: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 436 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BẢO QUẢN VÀ CẤP PHÁT VẮC XIN TRONGCHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ THUỘC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE NĂM 2017 – 2018 Lê Đặng Tú Nguyên*, Ngô Thị Kim Phụng**, Trần Thị Ái Thiện*, Nguyễn Thị Hải Yến*, Phạm Đình Luyến* TÓM TẮT Mở đầu: Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Để đạt được hiệu quả cao thì việc đảm bảo an toàn từ vắc xin, hệ thống dây chuyền lạnh, quy trình tiếp nhận, bảo quản, cấp phát, quá trình tiêm và giám sát phản ứng sau tiêm là những hoạt động then chốt. Mục tiêu: Khảo sát tình hình bảo quản, cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2018. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang khảo sát tình hình bảo quản, cấp phát vắc xin bằng phiếu khảo sát trực tiếp cán bộ y tế, hồi cứu tài liệu sẵn c...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tình hình bảo quản và cấp phát vắc xin trongchương trình tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế thuộc huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre năm 2017 – 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 436 KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BẢO QUẢN VÀ CẤP PHÁT VẮC XIN TRONGCHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ THUỘC HUYỆN BÌNH ĐẠI, TỈNH BẾN TRE NĂM 2017 – 2018 Lê Đặng Tú Nguyên*, Ngô Thị Kim Phụng**, Trần Thị Ái Thiện*, Nguyễn Thị Hải Yến*, Phạm Đình Luyến* TÓM TẮT Mở đầu: Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Để đạt được hiệu quả cao thì việc đảm bảo an toàn từ vắc xin, hệ thống dây chuyền lạnh, quy trình tiếp nhận, bảo quản, cấp phát, quá trình tiêm và giám sát phản ứng sau tiêm là những hoạt động then chốt. Mục tiêu: Khảo sát tình hình bảo quản, cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2018. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang khảo sát tình hình bảo quản, cấp phát vắc xin bằng phiếu khảo sát trực tiếp cán bộ y tế, hồi cứu tài liệu sẵn có, quan sát trực tiếp tình hình tại cơ sở y tế. Kết quả: 100% cán bộ được phỏng vấn đã tập huấn về TCMR; ≥85% cán bộ có kiến thức đúng về bảo quản vắc xin; trên 60% cán bộ có kiến thức hiểu rõ quy trình cấp, nhận;100% cán bộ hiểu đúng về nguyên tắc cấp phát. Đa số các kho được trang bị đầy đủ thiết bị, tuy nhiên đều không xây dựng kế hoạch dự phòng khi có sự cố xảy ra. Trên 70% cơ sở đạt nhiệt độ an toàn vắc xin khi vận chuyển và trong suốt buổi tiêm chủng. 100% cán bộ y tế xã không thực hiện đúng quy trình tiếp nhận, cấp phát vắc xin tại buổi tiêm chủng. Kết luận: Nghiên cứu cung cấp thông tin về tình hình bảo quản, cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR. Từ đó làm tài liệu cho việc đề ra các chính sách quản lý về bảo quản, cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR trên địa bàn và khu vực. Từ khóa: vắc xin, chương trình tiêm chủng mở rộng, huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre. ABSTRACT SURVEY THE PRESERVATION AND SUPPLY SITUATION OF THE EXPANDED PROGRAMME ON IMMUNIZATION AT HEALTHCARE FACILITIES IN BINH DAI DISTRICT, BEN TRE PROVINCE IN 2017 – 2018 Le Dang Tu Nguyen, Ngo Thi Kim Phung, Tran Thi Ai Thien, Nguyen Thi Hai Yen, Pham Dinh Luyen * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 436 – 443 Background: Expanded Programme on Immunization (EPI) is one of the most effective and successful public health programs in Vietnam. To achieve high efficiency, the safety from vaccine, cold chain, receiving procedures, and post-vaccination supervisory are critical. Objective: To investigate vaccine conservation and issue situation in EPI in Binh Dai district, Ben Tre province from 2017 to 2018. Methods: To cross describing the investigation of vaccine conservation and issue situation by questionnaire directly to health care officers, retrospective study available materials, observe what happen at health care centers. *Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh **Trung tâm y tế, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre Tác giả liên lạc: PGS. TS. Phạm Đình Luyến ĐT: 0908481109 Email: dinhluyen@ump.edu.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 437 Results: 100% of health care officers were interviewed had been trained about EPI, have ≥85% knowledge of vaccine conservation; over 60% of health care officers understand thoroughly about issuing and receiving procedures; 100% of health care officers understand thoroughly about the principle of vaccine isuing. Majority of stores are well equiped but there are no plan for problem solving. Over 70% of centers get safe temperature for vaccine moving and using during injection time. 100% of local health care officers don’t follow the receiving & issuing procedures rightlyp during injection time. Conclusion: The investigation gives the information about vaccine conservation and isue situation in EPI. The results used as the materials for creating management policies about conservation & issue in EPI in this area. Key words: vaccine, expanded programme on immunization, Binh Dai district, Ben tre province. ĐẶT VẤN ĐỀ Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) bắt đầu được triển khai ở Việt Nam từ năm 1981 do Bộ Y Tế khởi xướng với sự hỗ trợ của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF)(6). Đây là một trong những chương trình Y tế công cộng hiệu quả và thành công nhất ở Việt Nam. Hằng năm có hơn 1,6 triệu trẻ em và gần 1,7 triệu phụ nữ mang thai tại 11 nghìn xã, phường trên 704 huyện trong cả nước được tiêm chủng để đề phòng 12 bệnh nguy hiểm phổ biến nhất(6). Trong đó, bệnh đậu mùa, bại liệt, uốn ván sơ sinh đã được loại trừ; đồng thời giảm ngoạn mục tỉ lệ mắc các bệnh như bạch hầu, ho gà, sởi, viêm não Nhật Bản. Bên cạnh những thành quả đạt được, những năm gần đây ở nước ta đã xảy ra nhiều trường hợp gây giảm lòng tin của người dân đối với chương trình TCMR và gây ảnh hưởng lớn thậm chí đến tính mạng của người tiêm chủng. Những ảnh hưởng đó phần lớn là do sự nhận thức về công tác bảo quản, cấp phát, sử dụng vắc xin của một số cán bộ y tế chưa cao, việc giám sát trong quá trình tiêm chủng chưa được chặt chẽ(2). Tại tỉnh Bến Tre, huyện Bình Đại đã triển khai chương trình TCMR trên phạm vi toàn huyện với 21 cơ sở là Trung tâm y tế huyện (TTYT huyện), 19 trạm y tế và 01 phòng khám đa khoa khu vực. Tuy nhiên, do thiếu phương tiện hiện đại nên việc vận chuyển và bảo quản vắc xin từ TTYT huyện về các trạm y tế xã còn gặp nhiều khó khăn; một số cán bộ y tế chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý và bảo quản vắc xin; cơ sở vật chất để bảo quản vắc xin ở tuyến xã chỉ có bình tích lạnh, phích vắc xin và nhiệt kế(7). Chính vì vậy, nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát tình hình bảo quản và cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre giai đoạn 2017-2018. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu khảo sát kiến thức của tất cả các cán bộ y tế làm công tác chuyên trách, thủ kho vắc xin tại các cơ sở y tế tuyến huyện, xã và cán bộ y tế tăng cường TCMR tại trạm y tế xã, đồng thời khảo sát cơ sở vật chất, quy trình cấp phát và bảo quản vắc xin tại 21 cơ sở y tế, bao gồm: 01 Trung tâm y tế huyện, 01 phòng khám đa khoa khu vực và 19 trạm y tế xã trong hai năm 2017 và năm 2018. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu điều tra xã hội học, sử dụng phương pháp lấy mẫu toàn bộ bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các cán bộ y tế bằng bộ câu hỏi chuẩn bị sẵn và quan sát trực tiếp tình hình kết hợp với hồi cứu các tài liệu sẵn có tại cơ sở y tế để khảo sát tình hình bảo quản và cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR tại huyện Bình Đại. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 438 Khảo sát kiến thức cán bộ y tế trực tiếp làm công tác bảo quản và cấp phát vắc xin Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn trực tiếp cán bộ y tế các nội dung về (i) cách phân loại và sắp xếp vắc xin; (ii) điều kiện bảo quản vắc xin; (iii) ghi chép theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin; (iv) kiểm tra chất lượng vắc xin bằng cảm quan; (v) bảo quản vắc xin; (vi) cấp/nhận vắc xin(3,5). Để xác định mức độ kiến thức về công tác bảo quản/cấp phát vắc xin, nghiên cứu chia thành 4 mức: Mức 1 – Mức Tốt : Từ 85% - 100% tỷ lệ cán bộ y tế các tuyến có kiến thức đúng về bảo quản, cấp phát vắc xin. Mức 2 – Mức Khá: Từ 70% - 84% tỷ lệ cán bộ y tế các tuyến có kiến thức đúng về bảo quản, cấp phát vắc xin. Mức 3 – Mức Trung bình: Từ 50% - 69% tỷ lệ cán bộ y tế các tuyến có kiến thức đúng về bảo quản, cấp phát vắc xin. Mức 4 – Mức Yếu kém: Dưới 50% tỷ lệ cán bộ y tế các tuyến có kiến thức đúng về bảo quản, cấp phát vắc xin. Khảo sát thực trạng bảo quản và cấp phát vắc xin tại các cơ sở y tế Nghiên cứu khảo sát tại cơ sở y tế thông qua hình thức quan sát trực tiếp, phỏng vấn cán bộ y tế về các nội dung (i) cơ sở vật chất (bảo quản vắc xin tại kho lưu trữ, bảo quản vắc xin khi vận chuyển, bảo quản vắc xin tại nơi tiêm chủng); (ii) trang thiết bị bảo quản vắc xin; (iii) thiết bị theo dõi nhiệt độ bảo quản; (iv) thiết bị xử lý; và hồi cứu các số liệu từ (v) sổ quản lý vắc xin; (vi) quy trình cấp/nhận vắc xin tại tuyến huyện, trạm y tế(4,5). Phân tích dữ liệu Sau khi thu thập dữ liệu, tiến hành xử lý và tính toán các số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel. Các tiêu chí đánh giá sẽ được mô tả bằng phương pháp thống kê mô tả qua tần số và tỉ lệ phần trăm. Phép kiểm χ2 để xác định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (mức giá trị p < 0,05) giữa các nhóm vị trí công tác, thâm niên công tác về kiến thức bảo quản vắc xin và kiến thức cấp/nhận vắc xin. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kiến thức cán bộ y tế trực tiếp làm công tác bảo quản và cấp phát vắc xin Nghiên cứu khảo sát được kiến thức của 109 cán bộ y tế làm công tác chuyên trách, thủ kho vắc xin và cán bộ y tế tăng cường TCMR tại các cơ sở y tế tuyến huyện, xã, phòng khám đa khoa khu vực (Bảng 1). Trong đó, số lượng cán bộ đã tham gia TCMR trên 3 năm là 89 người (81,7%) và số lượng cán bộ mới tham gia TCMR, dưới 3 năm là 20 người (18,3%). Nghiên cứu ghi nhận 100% cán bộ được phỏng vấn đã được tập huấn về TCMR. Bảng 1: Số lượng cán bộ y tế tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre tham gia phỏng vấn về công tác bảo quản và cấp phát vắc xin giai đoạn 2017-2018 S T T Cán bộ y tế tham gia phỏng vấn Trung tâm y tế Trạm y tế Phòng khám đa khoa Tổng số 1 Cán bộ y tế chuyên trách 01 19 01 21 2 Thủ kho bảo quản vắc xin 01 19 01 21 3 Cán bộ y tế tăng cường 00 59 08 67 Tổng 02 97 10 109 Qua phỏng vấn kiến thức bảo quản vắc xin của cán bộ y tế cả 2 tuyến, mức hiểu biết tốt ≥ 85% bao gồm 8/11 nội dung, đây là các nội dung cơ bản thực hành tại các điểm tiêm chủng để bảo quản vắc xin đảm bảo chất lượng. Nhóm cán bộ y tế có kiến thức với mức độ hiểu khá từ 70% - 84% bao gồm 2/11 nội dung: vắc xin nhạy cảm với đông băng, cách đọc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin (VVM), đây là những tiêu chí giúp nhận biết tình trạng vắc xin trong quá trình bảo quản. Mức độ kiến thức đúng về bảo quản vắc xin thấp nhất (66,6%) trong cuộc phỏng vấn chủ yếu là các đối tượng cán bộ tăng cường trong buổi tiêm chủng, Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 439 nhóm cán bộ này chưa có kiến thức về cách đọc nghiệm pháp lắc. Đối với các kiến thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê như: Mục đích sử dụng miếng xốp để bảo quản vắc xin trong buổi tiêm chủng, cách đọc nghiệm pháp lắc, tác dụng nghiệm pháp lắc; nghiên cứu nhận thấy rằng kiến thức về bảo quản vắc xin của cán bộ chuyên trách là tốt nhất và cán bộ tăng cường là thấp nhất. Đối với kiến thức về cách đọc chỉ thị đông băng điện tử, kiến thức của cán bộ thủ kho là tốt nhất và cán bộ tăng cường là thấp nhất. Chính vì vậy đối với các vị trí công tác khác nhau, nên có những đợt tập huấn có trọng tâm, trọng điểm để bổ sung các kiến thức còn thiếu sót cho cán bộ y tế. Thâm niên công tác của cán bộ y tế không ảnh hưởng đến kiến thức về bảo quản vắc xin. Bảng 2: Kiến thức về bảo quản vắc xin của cán bộ theo thâm niên và vị trí công tác Kiến thức (N = 109) Vị trí công tác p Thâm niên công tác p Chuyên trách n (%) Thủ kho n (%) Tăng cường n (%) <3 năm n (%) >3 năm n (%) Nhiệt độ bảo quản vắc xin an toàn 21 (100,00) 21 (100,00) 67 (100,00) - 20 (100,00) 89 (100,00) - Vắc xin nhạy cảm với đông băng 16 (76,19) 16 (76,19) 43 (64,18) 0,188 15 (75,00) 55 (61,80) 0,266 Nguyên nhân gây đông băng 18 (85,71) 16 (76,19) 54 (80,60) 0,433 18 (90,00) 78 (87,64) 0,769 Tác hại vắc xin bị đông băng 21 (100,00) 21 (100,00) 67 (100,00) - 18 (90,00) 76 (85,39) 0,589 Nguyên tắc sắp xếp vắc xin 21 (100,0) 18 (85,71) 58 (86,57) 0,072 20 (100,00) 77 (86,52) - Đóng gói, vận chuyển vắc xin trong hòm lạnh và phích 18 (85,71) 18 (85,71) 58 (86,57) 0,899 14 (70,00) 70 (78,65) 0,406 Mục đích sử dụng miếng xốp để bảo quản vắc xin 21 (100,00) 18 (85,71) 54 (80,60) 0,028 * 18 (90,00) 79 (88,76) 0,873 Cách đọc chỉ thị nhiệt độ lọ vắc xin 16 (76,19) 16 (76,19) 50 (74,62) 0,854 14 (70,00) 74 (83,15) 0,178 Cách đọc chỉ thị đông băng điện tử 18 (85,71) 21 (100,0) 54 (80,60) 0,028 * 16 (80,00) 64 (71,91) 0,459 Cách đọc nghiệm pháp lắc 14 (61,90) 11 (52,38) 26 (38,80) 0,021 * 12 (60,00) 46 (51,69) 0,501 Tác dụng nghiệm pháp lắc 21 (100,00) 16 (76,19) 48 (71,64) 0,006 * 16 (80,00) 57 (64,04) 0,170 *Khác biệt có ý nghĩa thống kê Qua phỏng vấn kiến thức về cấp/ nhận vắc xin của cán bộ y tế, có trên 60% cán bộ y tế có kiến thức hiểu rõ về quy trình (đạt mức trung bình); trên 70% cán bộ thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu (đạt mức khá); 100% cán bộ hiểu đúng về nguyên tắc cấp phát (đạt mức độ tốt). Trong tất cả các đối tượng này, kiến thức của cán bộ thủ kho là tốt nhất về việc hiểu rõ quy trình(p<0,001), thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu (p<0,001), nhưng lại thấp nhất về kiến thức liên quan đến nguyên tắc cấp phát (p<0,001). Chính vì vậy đối với các vị trí công tác khác nhau, cần có những đợt tập huấn có trọng tâm, trọng điểm để bổ sung các kiến thức còn thiếu sót cho cán bộ y tế. Thâm niên công tác của cán bộ y tế không ảnh hưởng đến kiến thức về cấp/ nhận vắc xin. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 440 Bảng 3: Kiến thức cấp/ nhận vắc xin của cán bộ y tế theo thâm niên và vị trí công tác Kiến thức (N=109) Vị trí công tác p Thâm niên công tác p Chuyên trách n (%) Thủ kho n (%) Tăng cường n (%) <3 năm n (%) >3 năm n (%) Hiểu rõ quy trình 13 (61,90) 21 (100,00) 41 (61,19) <0,001 * 15 (75,00) 75 (84,27) 0,323 3 kiểm tra 16 (76,20) 19 (90,47) 32 (47,76) <0,001 * 19 (95,00) 83 (93,26) 0,774 3 đối chiếu 16 (76,20) 19 (90,47) 32 (47,76) <0,001 * 17 (85,00) 78 (87,64) 0,749 Nguyên tắc cấp phát 21 (100,00) 08 (38,10) 67 (100,00) <0,001 * 16 (80,00) 81 (91,01) 0,155 *Khác biệt có ý nghĩa thống kê Thực trạng bảo quản vắc xin tại các cơ sở y tế Cơ sở vật chất tại kho bảo quản vắc xin Kho bảo quản vắc xin được đặt ở vị trí thuận tiện, dễ vận chuyển và cấp/nhận vắc xin. 57,1% đơn vị được trang bị đầy đủ thiết bị cần thiết trong kho bảo quản, 42,9% đơn vị còn lại còn thiếu máy điều hòa nhiệt độ. Các thiết bị trong kho đều hoạt động tốt. Theo quy định, kho bảo quản vắc xin cần phải xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp (khi tủ hỏng, cháy nổ, lũ lụt, mất điện,...) nhưng qua khảo sát thì 100% các kho đều không có kế hoạch dự phòng. Trang thiết bị bảo quản vắc xin TTYT huyện hiện đang bảo quản vắc xin trong tủ lạnh hiệu TCW 3000 (từ năm 2008 và vẫn còn sử dụng tốt). Các trạm y tế bảo quản vắc xin trong tủ lạnh gia dụng. 19 trạm y tế xã đều được TTYT dự phòng tỉnh thu hồi lại các phích đã cũ, cấp mới trung bình mỗi xã 02 phích vắc xin (01 phích để nhận vắc xin, 01 phích chứa vắc xin để tiêm cho đối tượng tiêm chủng) từ năm 2014. Các phích vắc xin này đều sử dụng bình tích lạnh đồng bộ. Bảo quản vắc xin trong dây chuyền lạnh Vắc xin trong chương trình TCMR trước khi đến đối tượng tiêm chủng đã được vận chuyển qua rất nhiều nơi, từ kho của tỉnh xuống huyện; từ kho của huyện tới trạm y tế xã hoặc vận chuyển tới điểm tiêm chủng ngoài trạm y tế xã. Để đảm bảo chất lượng, vắc xin cần được bảo quản trong hòm lạnh hoặc phích vắc xin ở nhiệt độ 2 – 8oC và có thiết bị theo dõi nhiệt độ. Bảng 4: Cơ sở y tế thực hành bảo quản vắc xin khi vận chuyển Nội dung thực hiện Cơ sở y tế thực hiện đúng n = 21 % Có trang thiết bị chuyên dụng 21 100,00 Bình tích lạnh có rã đông 12 57,10 Sắp xếp bình tích lạnh đúng quy định 21 100,00 Sắp xếp vắc xin vào hòm lạnh 21 100,00 Nhiệt kế theo dõi vắc xin 21 100,00 Nhiệt độ đúng quy định 16 76,10 Vận chuyển ngay sau khi nhận vắc xin 16 76,10 Qua khảo sát thực tế, việc bảo quản vắc xin trong tủ lạnh tại TTYT huyện và trạm y tế xã đều tuân theo quy định: Vắc xin và dung môi để ở khoang chính tủ lạnh; không để thuốc, hóa chất, bệnh phẩm, thực phẩm và đồ uống trong tủ lạnh bảo quản vắc xin; không có vắc xin hết hạn sử dụng; có nhiệt kế theo dõi nhiệt độ. Việc sắp xếp vắc xin hầu như đúng vị trí để tránh làm đông băng vắc xin. Tuy nhiên, một số loại vắc xin chưa được sắp xếp theo từng chủng loại với nhau, khoảng cách để khí lạnh lưu thông giữa các hộp còn hạn chế. Tại điểm tiêm chủng, 100% trạm y tế đều sử dụng phích vắc xin chuyên dụng, miếng xốp để bảo quản vắc xin trong suốt buổi tiêm chủng, cách sắp xếp vắc xin trên miếng xốp Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 441 đúng quy định. Trong đó, 71,4% trạm y tế thực hiện tốt việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC trong suốt buổi tiêm chủng. Theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin Thủ kho bảo quản vắc xin ở các cơ sở đều kiểm tra nhiệt độ vào lúc 9 giờ sáng và 15 giờ chiều. Khoa Dược phân công cán bộ trực theo dõi, kiểm tra nhiệt độ vào những ngày nghỉ, ngày lễ theo đúng Quyết định số 1730/QĐ- BYT, ban hành ngày 16 tháng 5 năm 2014 về việc “Hướng dẫn bảo quản vắc xin”. Nhiệt độ được ghi vào biểu đồ theo dõi. Khi hết tháng sẽ thay biểu đồ mới, giữ lại biểu đồ cũ để tham khảo khi cần. Tại TTYT huyện, nhiệt độ của tủ lạnh được theo dõi bởi 03 dụng cụ: 01 nhiệt kế, 01 chỉ thị đông băng được đặt trong tủ lạnh, 01 nhiệt độ của tủ lạnh đặt phía ngoài tủ. Hồi cứu những bảng theo dõi nhiệt độ của tháng trước và kiểm tra đột xuất nhận thấy rằng TTYT huyện thực hiện tốt việc theo dõi nhiệt độ bảo quản vắc xin. Nhiệt độ trung bình của mỗi tháng dao động từ +4oC đến +5,5oC. Tại trạm y tế xã, nhiệt độ của tủ lạnh gia dụng được theo dõi bởi nhiệt kế đặt trong tủ. Vắc xin tại các trạm y tế xã được lưu giữ trong thời gian 4 – 5 ngày và chỉ theo dõi nhiệt độ tủ lạnh khi có chứa vắc xin. Hồi cứu những bảng theo dõi của tháng trước, nhiệt độ trung bình mỗi tháng dao động từ +6,5oC đến +8oC. Sổ quản lý vắc xin Tại thời điểm nghiên cứu, 100% các cơ sở y tế đều có sổ quản lý vắc xin do chương trình TCMR cấp, dung môi được quản lý chung với sổ quản lý vắc xin và tất cả cơ sở đều thực hiện công tác kiểm kê vắc xin và dung môi sau những đợt tiêm ngừa để lập dự trù vắc xin cho tháng tới. Tuy nhiên, chỉ có 57,1% và 71,4% cơ sở y tế thực hiện việc ghi đầy đủ thông tin chính xác và kiểm kê vắc xin và dung môi thực tế trùng khớp với sổ sách. Thực trạng cấp/nhận vắc xin tại các cơ sở y tế Vắc xin là chế phẩm dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt, vì vậy khi cấp/nhận vắc xin phải thực hiện đúng theo những quy định do Bộ Y tế ban hành. Số lượng vắc xin dự trù của các trạm y tế xã được TTYT huyện tổng hợp và nhận vắc xin từ TTYT dự phòng tỉnh. Kết quả khảo sát cho thấy cán bộ y tế huyện có kiểm tra nhiệt độ trong hòm lạnh trước khi nhận, kiểm tra tên vắc xin khi nhận nhưng không kiểm tra tình trạng vắc xin, không kiểm tra lại số lô và hạn dùng sau khi cán bộ tỉnh đã kiểm.Trong quá trình cấp/nhận tại tuyến tỉnh, cán bộ y tế tuân thủ nguyên tắc giao loại vắc xin nhạy cảm với nhiệt độ cao trước, ít nhạy cảm với nhiệt độ sau. Biên bản giao nhận vắc xin thực hiện tốt. Vắc xin được chuyển ngay về TTYT huyện để bảo quản và thống kê vào sổ quản lý. Trước lịch tiêm chủng một ngày, trạm y tế xã nhận vắc xin tại TTYT huyện theo số lượng đã dự trù. Bộ phận thống kê dược tiến hành làm phiếu xuất kho thể hiện đầy đủ thông tin liên quan đến vắc xin. Tại buổi tiêm chủng, 100% cán bộ y tế xã không thực hiện theo quy trình tiếp nhận, cấp phát vắc xin được hướng dẫn tại điều 7 trong thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014, tiêu chí duy nhất thực hiện là kiểm tra tên vắc xin có trùng với tên vắc xin cần nhận. Kết thúc việc tiêm chủng, cán bộ trạm y tế gửi lại vắc xin chưa sử dụng về tủ lạnh bảo quản vắc xin tại kho TTYT huyện, nhưng tất cả thủ kho bảo quản vắc xin tại tuyến huyện, xã không thực hiện đúng quy trình nhận lại vắc xin. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Chuyên Đề Dược 442 Bảng 5: Thực hiện công tác cấp/ nhận vắc xin cho tuyến xã Nội dung thực hiện Cơ sở y tế thực hiện đúng (n = 21) % Chuẩn bị cho buổi tiêm chủng Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp/ nhận 15 71,4 Kiểm tra nhiệt độ trong phích tại thời điểm nhận 21 100,0 Thực hiện cấp/ nhận trước với vắc xin nhạy cảm nhiệt độ cao 0 0,0 Sắp xếp vắc xin vào phích vắc xin 21 100,0 Biên bản giao nhận vắc xin 21 100,0 Tại buổi tiêm chủng Kiểm tra nhiệt độ tủ lạnh tại thời điểm cấp phát 0 0,0 Rã đông bình tích lạnh trước khi nhận vắc xin 18 85,7 Kiểm tra nhiệt độ trong phích vắc xin tại thời điểm nhận 0 0,0 Thực hiện cấp/ nhận trước với vắc xin nhạy cảm nhiệt độ cao 0 0,0 Sắp xếp vắc xin vào phích 21 100,0 Biên bản giao nhận vắc xin 0 0,0 BÀN LUẬN Nghiên cứu ghi nhận được 100% cán bộ tham gia chương trình TCMR đã được tập huấn theo Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT(1); ≥ 85% cán bộ có kiến thức đúng về bảo quản vắc xin; trên 60% cán bộ có kiến thức hiểu rõ quy trình cấp/ nhận vắc xin; trên 70% cán bộ thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu và 100% cán bộ hiểu đúng về nguyên tắc cấp phát vắc xin. Do đó, cần ưu tiên bổ sung các kiến thức còn nhiều thiếu sót là: Cách lập kế hoạch, cách sử dụng bình tích lạnh đúng cách, sắp xếp vắc xin đúng cách, tác dụng và cách đọc chỉ thị VVM và nghiệm pháp lắc. Ngoài ra, tình hình thay đổi thường xuyên cán bộ tiêm chủng ở hầu hết các xã gây khó khăn trong công tác quản lý vắc xin; cán bộ được tập huấn nhiều lần nhưng việc thực hành tiêm chủng, quản lý, ghi chép sổ sách chưa đầy đủ. Theo kết quả nghiên cứu, nhận thấy rằng thâm niên công tác không ảnh hưởng đến kiến thức về bảo quản và cấp/ nhận vắc xin của cán bộ y tế (p>0,05). Chính vì vậy, nếu có kế hoạch thường xuyên tập huấn, có trọng tâm, trọng điểm cho cán bộ tham gia tiêm chủng thì cán bộ mới (công tác < 3 năm) – thế hệ kế thừa sẽ làm tốt công tác bảo quản và cấp phát vắc xin. Đồng thời, trong lớp tập huấn phối hợp lồng ghép thực hành tiêm chủng nhằm nâng cao kỹ năng thực hành tiêm chủng cho cán bộ y tế. Công tác báo cáo của các tuyến được thực hiện tốt. Qua bảng kê khai, tủ lạnh bảo quản vắc xin tại 2 tuyến được đặt chung với kho thuốc bảo hiểm y tế và thuốc các chương trình khác. Đa số các kho đều được trang bị đầy đủ hệ thống bảo quản. Tuy nhiên, các cơ sở đều không xây dựng kế hoạch dự phòng khẩn cấp khi có sự cố xảy ra. 76,1% cơ sở y tế đạt nhiệt độ an toàn vắc xin khi vận chuyển; 71,4% trạm y tế thực hiện tốt việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ +2oC đến +8oC trong suốt buổi tiêm chủng. Tuy nhiên, cán bộ y tế chưa quan tâm đến nhiệt độ bên dưới miếng xốp trong bình tích lạnh, 14,3% cán bộ y tế không rã đông bình tích lạnh, sắp xếp vắc xin không lưu ý đến tính chất của vắc xin. Đồng thời, cán bộ y tế chưa quan tâm đến sự ảnh hưởng của nhiệt độ đối với vắc xin và tình trạng của vắc xin lúc cấp, nhận. Do đó, khoa Kiểm soát dịch bệnh cần theo dõi và có ý kiến để vắc xin được đưa đến an toàn cho các đối tượng tiêm chủng. KẾT LUẬN Kết quả nghiên cứu đã cung cấp những thông tin về thực trạng bảo quản, cấp phát vắc xin cũng như khảo sát kiến thức cán bộ y tế làm công tác bảo quản, cấp phát vắc xin tại các cơ sở y tế trên địa bàn huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Từ đó làm tài liệu tham chiếu cho Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Dược 443 việc đề ra các chính sách quản lý việc bảo quản và cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR trên địa bàn và khu vực. Nghiên cứu cần thực hiện trong giai đoạn tiếp theo để có thể so sánh và đánh giá lại kết quả thu được từ nghiên cứu này, từ đó giúp cho những nhận định về tình hình bảo quản và cấp phát vắc xin trong chương trình TCMR được cập nhật đầy đủ và được thực hiện tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế (2008). Quyết định số 23/2008/QĐ-BYT ngày 07 tháng 7 năm 2008 về việc “Ban hành quy định về sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế trong dự phòng và điều trị”. 2. Bộ Y tế (2014). Quyết định 1830/QĐ-BYT ngày 26 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành “Hướng dẫn giám sát, điều tra, phân tích, đánh giá nguyên nhân phản ứng sau tiêm chủng”. 3. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 1730/QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn bảo quản vắc xin”. 4. Bộ Y tế (2014). Quyết định số 1731/QĐ-BYT ngày 16 tháng 5 năm 2014 về việc ban hành “Hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng”. 5. Bộ Y tế (2014). Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc “Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng”. 6. Bộ Y tế (2015). Lịch sử hình thành và phát triển Chương trình tiêm chủng mở rộng, Cổng thông tin tiêm chủng Quốc gia. 7. Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Bến Tre (2016). Báo cáo kết quả thực hiện công tác tiêm chủng mở rộng năm 2016. Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_bao_quan_va_cap_phat_vac_xin_trongchuong.pdf