Đặc điểm rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân parkinson

Tài liệu Đặc điểm rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân parkinson: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 178 ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN THẦN KINH NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN PARKINSON Trần Thị Hồng Ny*, Trần Công Thắng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn thần kinh nhận thức (RLTKNT) là triệu chứng ngoài vận động thường gặp và gây hậu quả nặng nề ở bệnh nhân Parkinson. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân Parkinson và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của MDS 2015 và đánh giá rối loạn thần kinh nhận thức (RLTKNT) theo tiêu chuẩn của DSM-5. Kết quả: 81 bệnh nhân Parkinson với tuổi trung bình khởi phát bệnh parkinson là 57 ± 10,77 và thời gian mắc bệnh là 5,17 ± 3,67. Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson 65,4%; trong đó, RLTKNT nhẹ chiếm 25,9% còn RLTKNT điển hình chiếm tỉ lệ cao hơn 39,5%. Trong các bệnh nhân Parkinson có RLTKNT, đa số bệnh nhân...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 13/07/2023 | Lượt xem: 76 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặc điểm rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân parkinson, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 178 ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN THẦN KINH NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN PARKINSON Trần Thị Hồng Ny*, Trần Công Thắng** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rối loạn thần kinh nhận thức (RLTKNT) là triệu chứng ngoài vận động thường gặp và gây hậu quả nặng nề ở bệnh nhân Parkinson. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân Parkinson và các yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của MDS 2015 và đánh giá rối loạn thần kinh nhận thức (RLTKNT) theo tiêu chuẩn của DSM-5. Kết quả: 81 bệnh nhân Parkinson với tuổi trung bình khởi phát bệnh parkinson là 57 ± 10,77 và thời gian mắc bệnh là 5,17 ± 3,67. Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson 65,4%; trong đó, RLTKNT nhẹ chiếm 25,9% còn RLTKNT điển hình chiếm tỉ lệ cao hơn 39,5%. Trong các bệnh nhân Parkinson có RLTKNT, đa số bệnh nhân có rối loạn chức năng điều hành (94,3%), nhớ lại có trì hoãn (96,2%) và thị giác không gian (92,6%); còn các lĩnh vực nhận thức như trí nhớ tức thì và ngôn ngữ cũng chiếm tỉ lệ khá cao, lần lượt là 75,5% và 81,1%. Trong các rối loạn hành vi tâm thần, rối loạn hành vi ban đêm chiếm tỷ lệ cao nhất 72,8% và kế đến là các triệu chứng ăn uống bất thường và trầm cảm, chiếm tỉ lệ lần lượt là 46,9%; 42%. Các yếu tố liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson gồm: tuổi, tuổi khởi phát bệnh, tiền sử gia đình bệnh Parkinson, trình độ học vấn thấp, độ nặng của các triệu chứng vận động. Kết luận: Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson khá cao (65,4%), trong đó các lĩnh vực nhận thức thường bị ảnh hưởng nhất là chức năng điều hành, nhớ lại có trì hoãn và thị giác không gian. Các yếu tố liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân parkinson gồm: tuổi, tuổi khởi phát bệnh, tiền sử gia đình mắc bệnh parkinson, trình độ học vấn thấp và độ nặng của các triệu chứng vận động. Từ khóa: bệnh Parkinson, rối loạn thần kinh nhận thức, suy giảm nhận thức, sa sút trí tuệ ABSTRACT CHARACTERISTICS OF NEUROCOGNITIVE IN PARKINSON’S DISEASE Tran Thi Hong Ny, Tran Cong Thang * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 21 - No 2 - 2017: 178 - 183 Background: The neurocognitive disorders are common non-motor symptoms and cause severe consequences in patients with Parkinson’s disease (PD). Objective: The aim of the study was to define the prevalence and characteristics of the neurocognitive disorder (NCD) in PD and to define the risk factors for the NCD in PD. Method: A cross sectional study. Using MDS clinical diagnostic criteria for PD (2015) and DSM-5 diagnostic criteria for NCD (2013). Results: 81 patients with PD with age of onset of PD is 57 ± 10.77 and duration of PD is 5.17 ± 3.67 years and 90% patients is at the mild to moderate stages. By assessing cognitive function, we recorded prevalence of NCD in PD was 65.4%; of which the proportion of mild and major respective account for *Phòng khám Đa khoa Tiền Lân, ** Bộ môn Thần Kinh, Đại học Y Dược TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Trần Thị Hồng Ny ĐT: 01223588568 Email: drhongny@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 179 25.9% and 39.5%. In patients PD with NCD, the majority of patients have executive dysfunction (94.3%), delayed recall (96.2%) and visuospatial (92.6%); while the prevalance of cognitive domains such as memory dysfunction was 75.5%, language dysfunction was 81.1%. In the psychiatric behavioral disorders, nighttime behavior had high prevalence with 72.8% and followed by the prevalence of appetite/eating and depression for 46.9% and 42%. Risk factors for NCD in PD include: age, onset age of PD, family history of PD, low level of education and the severity of motor symptoms. Risk factors for NCD in PD include age at the time of the study, the age onset of PD, family history of PD, low level of education and the severity of the motor symptoms. Conclusion: There is a high prevalence of NCD in PD (65.4%). The cognitive domains such as executive function, delayed recall, and visual spatial, commonly affected in patients PD with NCD. Keywords: Parkinson's disease, neurocognitive disorder, cognitive impairment, dementia ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh nhân Parkinson có nguy cơ SSTT gấp 6 lần so với dân số chung và trong quá trình bệnh có đến 80% bệnh nhân tiến triển thành SSTT(1). Theo Hội rối loạn vận động, tỉ lệ hiện mắc của SSTT do bệnh Parkinson là 22-48% và SGNT nhẹ là 19-55%(5,6). Bệnh gây khó khăn cho hoạt động sống hằng ngày của bệnh nhân và hậu quả là mất khả năng tự lập, giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và người chăm sóc, là yếu tố nguy cơ của chăm sóc tại nhà, tăng nguy cơ té ngã và thậm chí làm tăng tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân Parkinson(3). Tại Việt Nam, tuổi thọ được cải thiện do đóbệnh nhân mắc bệnh Parkinson và SSTT do bệnh Parkinson ngày càng nhiều. Tỉ lệ hiện mắc của SGNT và SSTT ở bệnh nhân Parkinson nhìn chung khá cao, dao động từ 41,8% - 51% tùy theo nghiên cứu. Tuy nhiên các nghiên cứu còn hạn chế về số lượng, quy mô và mức độ chuyên sâu, chủ yếu tập trung vào các triệu chứng vận động, cũng như chưa áp dụng các tiêu chuẩn mới vào chẩn đoán. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân Parkinson. Khảo sát đặc điểm của rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân Parkinson. Xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn thần kinh nhận thức ở bệnh nhân Parkinson. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm tất cả bệnh nhân Parkinson đến khám và điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM từ 01/03/2016 đến 31/05/2016 thỏa mãn tiêu chuẩn chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh Parkinson theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson của MDS năm 2015(8). Bệnh nhân đến khám bệnh trong thời gian nghiên cứu. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra Bệnh nhân sảng, trầm cảm nặng hoặc bệnh tâm thần phân liệt. Bệnh nhân SSTT thể Lewy. Bệnh nhân có khiếm khuyết thị giác hoặc thính giác, mất ngôn ngữ. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả. Phương pháp đánh giá chức năng nhận thức Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán RLTKNT của DSM-5 với thang điểm đánh giá nhận thức Montreal (MoCA) và thang điểm đánh giá hoạt động sống hằng ngày IADL giúp phân loại RLTKNT nhẹ và điển hình. Bệnh nhân được chẩn đoán RLTKNT nhẹ nếu MoCA< 26 và IADL > 7 điểm (đối với nữ) hoặc > 4 điểm (đối Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 180 với nam). Bệnh nhân được chẩn đoán RLTKNT điển hình nếu: MoCA < 26 và IADL ≤ 7 điểm (đối với nữ) hoặc ≤ 4 điểm (đối với nam). KẾT QUẢ Đặc điểm của mẫu nghiên cứu Tỷ lệ nam và nữ tương đương nhau. Độ tuổi trung bình của bệnh nhân là 62,17 ± 10,39.Trình độ học vấn tương đối thấp, trung bình là 8,77 ± 4,73 năm. Đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu lao động chân tay với 74,1%. Tỉ lệ bệnh nhân sống ở nông thôn 40,7% và thành thị 59,3%. Tiền căn gia đình mắc bệnh Parkinson 9,9% và SSTT là 3,7%. Tuổi khởi phát bệnh Parkinson trung bình là 57 ± 10,77 với thời gian mắc bệnh Parkinson trung bình là 5,17 ± 3,67 năm và90% bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ đến trung bình theo điểm MDS-UPDRS. Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson Bảng 1: Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson RLTKNT Tần số Tỷ lệ (%) Không RLTKNT 28 34,6 RLTKNT Nhẹ 21 25,9 Điển hình 32 39,5 Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson khá cao chiếm 65,4%. Trong đó, RLTKNT nhẹ chiếm 25,9% còn RLTKNT điển hình chiếm tỉ lệ cao hơn 39,5%. Đặc điểm của RLTKNTở bệnh nhân Parkinson Trong 53 bệnh nhân Parkinson có RLTKNT, đa số bệnh nhân có rối loạn chức năng điều hành (94,3%), nhớ lại có trì hoãn (96,2%), thị giác không gian (92,6%), ngôn ngữ (81,1%) và trí nhớ tức thì (75,5%). Các rối loạn hành vi tâm thần ở bệnh nhân Parkinson Rối loạn hành vi ban đêm chiếm tỷ lệ cao nhất 72,8%. Các triệu chứng như ăn uống bất thường, trầm cảm, lo âu, mất kiên nhẫn, lãnh đạm chiếm tỉ lệ lần lượt là 46,9%; 42%; 33,3%; 27,1%; 25,9%. Các triệu chứng như rối loạn vận động, kích động, ảo giác, hưng cảm ít gặp hơn với tỉ lệ dưới 10%. Các yếu tố liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson Các yếu tố có liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson gồm: Tuổi tại thời điểm nghiên cứu, tuổi khởi phát bệnh, tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson, trình độ học vấn thấp, nghề nghiệp, địa dư, độ nặng của các triệu chứng vận động. Các yếu tố không liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson gồm: giới tính, hút thuốc lá, tiếp xúc với thuốc trừ sâu và diệt cỏ, nguồn nước, giai đoạn bệnh theo Hoehn và Yahr, thời gian mắc bệnh. Bảng 2: Các yếu tố liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson Các yếu tố Không RLTKNT N (%) RLTKNT N (%) P Tuổi <60 14 (56) 11 (44) 0,007 ≥60 14 (25) 42 (75) Học vấn <8 năm 3 (7,7) 36 (92,3) < 0,001 ≥8 năm 25 (59,5) 17 (40,5) Nghề nghiệp LĐCT 14 (23,3) 46 (76,7) < 0,001 LĐTO 14 (66,7) 7 (33,3) Địa dư T.Thị 22 (45,8) 26 (54,2) 0,01 N.Thôn 6 (18,2) 27 (81,8) TSGĐ PD Có 7 (87,5) 1 (12,5) 0,02* Không 21 (28,8) 52 (71,2) Tuổi khởi phát PD <65 25 (40,3) 37 (59,7) 0,049 ≥65 3 (15,8) 16 (84,2) Chú thích: LĐCT (lao động chân tay), LĐTO (lao động trí óc), T.Thị (thành thị), N.Thôn (nông thôn). TSGĐ PD (tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson). Hình 1. Mối liên quan giữa điểm MoCA với điểm MDS-UPDRS III giai đoạn TẮT. r = -0,448 p = 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 181 BÀN LUẬN Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson Tỉ lệ hiện mắc của RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson rất chênh lệch giữa các nghiên cứu do sự khác biệt về thiết kế nghiên cứu, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh Parkinson, cách đánh giá chức năng nhận thức và định nghĩa SSTT, độ bao quát của dân số mục tiêu và cấu trúc dân số riêng biệt.Thật vậy, theo MDS tỉ lệ hiện mắc của SSTT do bệnh Parkinson là 22-48% và SGNT nhẹ là 19- 55%(5,6). Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson khá cao 65,4%. Trong đó, RLTKNT nhẹ chiếm 25,9% và RLTKNT điển hình chiếm tỉ lệ cao hơn 39,5%. Kết quả này có thể do tuổi trung bình của bệnh nhân Parkinson trong nhóm nghiên cứu khá cao 62,17 ± 10,39; trình độ học vấn trung bình tương đối thấp 8,77 ± 4,73 và đa số bệnh nhân lao động chân tay (74,1%); có thể ảnh hưởng đến tình trạng nhận thức của bệnh nhân. Hơn nữa, nghiên cứu của chúng tôi chẩn đoán bệnh Parkinson dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng bệnh Parkinson của MDS năm 2015 và thang điểm MoCA - thang điểm có độ nhạy cao trong tầm soát RLTKNT ở bệnh Parkinson. Khác với các nghiên cứu nước ngoài, nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ bệnh nhân RLTKNT điển hình cao hơn RLTKNT nhẹ, tương tự các nghiên cứu ở Việt Nam. Điều này có lẽ do đa số bệnh nhân ở Việt Nam chỉ đến khám khi bệnh đã nặng và ảnh hưởng đến các hoạt động sống hàng ngày. Đồng thời, ở nước ta vấn đề về sức khỏe chưa được quan tâm đúng mức, đời sống người dân còn nhiều khó khăn và không có các câu lạc bộ dành cho bệnh nhân Parkinson để bệnh nhân có cơ hội tìm hiểu các vấn đề liên quan. Hơn nữa, việc đánh giá chức năng nhận thức thường quy ở bệnh nhân Parkinson chưa được thực hiện tại các bệnh viện. Đặc điểm của RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson Trong 53 bệnh nhân Parkinson có RLTKNT, đa số bệnh nhân có rối loạn chức năng điều hành (94,3%), nhớ lại có trì hoãn (96,2%) và thị giác không gian (92,6%). Các lĩnh vực nhận thức như tư duy trừu tượng, ngôn ngữ và trí nhớ tức thì cũng chiếm tỉ lệ khá cao, lần lượt là 90,6%; 81,1% và 75,5%. Nghiên cứu của Litvan ghi nhận bệnh nhân parkinson có sa sút trí tuệ khó khăn hơn trong chức năng điều hành công việc là chính, ngoài ra trí nhớ về ngữ nghĩa và chi tiết thì suy giảm, đồng thời có khiếm khuyết về thị giác không gian(7). Điều này được lý giải dựa vào quá trình sinh bệnh học của RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson. Tổn thương con đường phóng chiếu từ các tế bào Dopaminergic từ thể vân đến thùy trán làm ảnh hưởng đến chức năng điều hành là chính. Bên cạnh đó, sự suy giảm của các tế bào Cholinergic ở nhân nền Meynert phía trước với đường phóng chiếu lên thùy trán liên quan đến chức năng điều hành, sau đó đến các nhân nền trung gian với đường phóng chiếu lên thùy đính liên quan chức năng thị giác không gian, sự chú ý và cuối cùng giảm tế bào ở nhân nền phía sau ảnh hưởng đến trí nhớ. Các rối loạn hành vi tâm thần ở bệnh nhân Parkinson Rối loạn hành vi ban đêm chiếm tỷ lệ cao nhất 72,8% và kế đến là các triệu chứng như ăn uống bất thường, trầm cảm, lo âu, mất kiên nhẫn, lãnh đạm chiếm tỉ lệ lần lượt 46,9%; 42%; 33,3%; 27,1%; 25,9%. Những triệu chứng này liên quan đến rối loạn hoạt động của hệ Dopaminergic và hệ Serotonergic. Trong đó, nguyên nhân của rối loạn giấc ngủ ban ngày và ban đêm là sự phối hợp của nhiều yếu tố từ thay đổi hóa thần kinh và bệnh học thần kinh liên quan đến Parkinson, cũng như các tác dụng của thuốc, rối loạn cảm xúc và các triệu chứng vận động. Ngủ ngày quá nhiều có liên quan đến SGNT, đặc biệt là sự chú ý, trí nhớ công việc, chức năng điều hành, thị giác không gian. Một số nghiên cứu cũng ghi nhận các rối loạn ngoài vận động như rối loạn hành vi trong giai đoạn giấc ngủ REM, ngủ ngày quá nhiều có liên quan đến SGNT(2). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Chuyên Đề Nội Khoa 182 Trong các rối loạn hành vi tâm thần, ảo thị là một trong những đặc trưng tâm thần kinh của PD và thậm chí giúp phân biệt PD với những rối loạn khác của hội chứng Parkinson. Ảo thị phổ biến ở bệnh nhân Parkinson và đặc biệt là bệnh nhân có SSTT. Mối liên quan giữa ảo thị và SSTT có lẽ do ảo thị liên quan đến cả bệnh học thể Lewy trong thùy trán và những khiếm khuyết hệ Cholinergic(2). Nghiên cứu của chúng tôi cũng ghi nhận 6 bệnh nhân có ảo giác (7,4%) và tất cả đều là ảo thị. Các yếu tố liên quan đến RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson Tuổi của bệnh nhân ở thời điểm nghiên cứu Tỉ lệ RLTKNT ở nhóm bệnh nhân ≥ 60 tuổi (75%) cao hơn nhiều so với bệnh nhân < 60 tuổi (44%). Đồng thời, khi phân tích mối tương quan giữa điểm MoCA với tuổi của bệnh nhân cũng cho thấy điểm MoCA ở bệnh nhân Parkinson có tương quan nghịch ở mức độ vừa với tuổi của bệnh nhân; nghĩa là tuổi bệnh nhân càng cao thì điểm MoCA càng thấp tương đương với tỉ lệ RLTKNT càng cao. Điều này phù hợp với sinh bệnh học theo thời gian của RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson. Cả SSTT và bệnh Parkinson là bệnh lý thoái hóa gây hủy hoại các tế bào thần kinh của não bộ và diễn tiến nặng dần theo thời gian. Do đó, tuổi ở bệnh nhân Parkinson là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của SSTT, chủ yếu vì tuổi càng cao thì tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh và bệnh lý mạch máu. Hơn nữa bệnh học của PDD là sự phối hợp của bệnh học Alzheimer với những thay đổi ở vỏ não và bệnh học thể Lewy của bệnh Parkinson ở dưới vỏ. Trong khi đó, bệnh học Alzheimer liên quan đến tuổi với sự hình thành các mảng βeta amyloid và đám rối vi sợi thần kinh, từ đó ảnh hưởng đến chức năng nhận thức. Tuổi khởi phát bệnh Parkinson Tuổi khởi phát bệnh Parkinson có tương quan nghịch ở mức độ vừa với RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson; tức là, tuổi khởi phát bệnh càng cao thì điểm MoCA càng thấp, đồng nghĩa với tỉ lệ RLTKNT càng cao. Vì tuổi là yếu tố nguy cơ nổi bật của SSTT trong dân số chung. Bệnh nhân mắc bệnh trễ hơn cũng đồng nghĩa với bệnh nhân lớn tuổi hơn và những nguy cơ đi kèm với tuổi cũng cao hơn(2). Độ nặng của các triệu chứng vận động Qua phân tích, chúng tôi ghi nhận điểm MDS-UPDRS III giai đoạn TẮT càng cao thì điểm MoCA của bệnh nhân càng thấp, tương đương với khả năng RLTKNT càng cao. Thời gian mắc bệnh lâu hơn thì những tổn thương các tế bào của hệ Dopaminergic và hệ Cholinergic ngày càng nặng nề và mất chức năng; vì vậy các triệu chứng vận động nặng hơn và chức năng nhận thức của bệnh nhân sẽ suy giảm càng nhiều. Trình độ học vấn thấp Nhóm bệnh nhân có trình độ học vấn < 8 năm có RLTKNT (92,3%) cao hơn rất nhiều so với nhóm bệnh nhân có số năm được đào tạo ≥ 8 năm (40,5%) và trình độ học vấn càng cao thì khả năng RLTKNT càng thấp. Nghiên cứu cũng nhận thấy, trình độ học vấn trung bình của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu tương đối thấp (8,78 ± 4,73 năm) góp phần lý giải cho điểm MoCA trung bình của bệnh nhân chỉ là 21,04 ± 5,25. Trình độ học vấn cao có thể bù lại cho SGNT do bảo tồn chức năng nhận thức hơn. Bệnh nhân có trình độ học vấn cao có chức năng nhận thức tốt hơn và có mối liên quan giữa trình độ học vấn với các bài kiểm tra tâm thần kinh nhạy với rối loạn chức năng thùy trán. Bên cạnh đó, trình độ học vấn thấp còn liên quan đến ảo giác và có xu hướng trầm cảm, hoang tưởng hệ thống và rối loạn giấc ngủ. Mối liên quan giữa trình độ học vấn cao với giảm nguy cơ rối loạn nhận thức, vì vậy giáo dục có thể điều chỉnh biểu hiện rối loạn nhận thức ở PD(4). KẾT LUẬN Tỉ lệ RLTKNT ở bệnh nhân Parkinson khá cao 65,4%. Trong đó, RLTKNT nhẹ chiếm 25,9% và điển hình chiếm tỉ lệ cao hơn 39,5%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Thần kinh 183 Các lĩnh vực nhận thức thường bị ảnh hưởng ở bệnh nhân Parkinson có RLTKNT gồm: rối loạn chức năng điều hành (94,3%); nhớ lại có trì hoãn (96,2%); thị giác không gian (92,6%); ngôn ngữ 81,1% và trí nhớ tức thì (75,5%). Các rối loạn hành vi tâm thần thường gặp ở bệnh nhân Parkinson:các rối loạn hành vi ban đêm, ăn uống bất thường, trầm cảm, lo âu, mất kiên nhẫn, các triệu chứng còn lại hiếm gặp hơn. Các yếu tố liên quan đến RLTKNT gồm: tuổi tại thời điểm nghiên cứu, tuổi mắc bệnh Parkinson, trình độ học vấn thấp, lao động chân tay, địa dư, tiền sử gia đình mắc bệnh Parkinson và độ nặng của triệu chứng vận động. Trong đó, trình độ học vấn thấp và lao động chân tay là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aarsland D, Andersen K, Larsen MD, et al (2003). Prevalence and characteristics of dementia in Parkinson’s disease.Arch Neurol, 60: 387–392. 2. Aarsland D, Kurz MW (2010).The epidemiology of dementia associated with Parkinson's disease.Brain Pathol, 20 (3): 633-9. 3. Aarsland D, Larsen JP, Tandberg E, et al (2000). Predictors of nursing home placement in Parkinson’s disease: a population-based, prospective study.J Am Geriatr Soc, 48: 938 –942. 4. Cohen OS, Vakil E, Tanne D, et al. (2007). Educational level as a modulator of cognitive performance and neuropsychyatric features in Parkinson disease.Cogn Behav Neuro, 20 (1): 68-72. 5. Emre M, Aarsland D, Brown R, et al (2007). Clinical diagnostic criteria for dementia associated with Parkinson’s disease.Mov Disord, 22: 1689-1707. 6. Goldman JG, Litvan I (2011). Mild cognitive impairment in Parkinson’s disease.Minerva Med: 441-459. 7. Litvan I, Goldman JG, et al (2012). Diagnostic criteria for mild cognitive impairment in Parkinson's disease: Movement Disorder Society Task Force guidelines.Movement Disorders, 27 (3): 349–356. 8. Postuma RB, Berg D, et al. (2015). MDS clinical diagnostic criteria for Parkinson's disease.Mov Disord, 30 (12): 1591-601. Ngày nhận bài báo: 18/11/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 17/12/2016 Ngày bài báo được đăng: 01/03/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdac_diem_roi_loan_than_kinh_nhan_thuc_o_benh_nhan_parkinson.pdf
Tài liệu liên quan