Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện

Tài liệu Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 59 KHẢO SÁT TỈ LỆ THIẾU CƠ VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ BỆNH TIM MẠCH NỘI VIỆN Trần Đăng Khương*, Nguyễn Văn Tân*,** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu cơ (Sarcopenia) là quá trình giảm khối lượng cơ và giảm hoạt động của khối cơ diễn ra một cách dần dần ở khắp các cơ xương trong cơ thể. Hậu quả là làm tăng tỉ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch tể của thiếu cơ tại Việt Nam hiện nay chưa khảo sát trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện (bao gồm suy tim, bệnh mạch vành, sau phẫu thuật tim gồm phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van tim hai lá hoặc van động mạch chủ). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và cắt ngang trên 168 bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nhập viện từ th...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 59 KHẢO SÁT TỈ LỆ THIẾU CƠ VÀ CÁC MỐI LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI CÓ BỆNH TIM MẠCH NỘI VIỆN Trần Đăng Khương*, Nguyễn Văn Tân*,** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Thiếu cơ (Sarcopenia) là quá trình giảm khối lượng cơ và giảm hoạt động của khối cơ diễn ra một cách dần dần ở khắp các cơ xương trong cơ thể. Hậu quả là làm tăng tỉ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong. Tuy nhiên, các nghiên cứu về dịch tể của thiếu cơ tại Việt Nam hiện nay chưa khảo sát trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ thiếu cơ và các mối liên quan ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện (bao gồm suy tim, bệnh mạch vành, sau phẫu thuật tim gồm phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van tim hai lá hoặc van động mạch chủ). Phương pháp nghiên cứu: Mô tả và cắt ngang trên 168 bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nhập viện từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2019 tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch là 33,3% với độ tuổi trung bình là 73,6±8,3. Trong đó, suy tim là bệnh có tỉ lệ thiếu cơ cao nhất 43,6%, tiếp theo là bệnh mạch vành 30,3% và cuối cùng là sau phẫu thuật tim 22,2%. Các bệnh nội khoa đi kèm và các yếu tố nguy cơ tim mạch làm tăng tỉ lệ thiếu cơ là: đái tháo đường (OR = 3,1; KTC 95%: 1,3–7,1; p < 0,01), bệnh thận mạn (OR = 4,3; KTC 95%: 1,4–13,1; p = 0,011), tuổi > 80 (OR = 3,1; KTC 95%: 1,3–7,5; p = 0,01) và BMI < 19 (OR = 12,9; KTC 95%: 3,3–50,4; p < 0,01). Trong khi đó, rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ thiếu cơ (OR = 0,4; KTC 95%: 0,15–0,8; p = 0,017). Kết luận: Bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh tim mạch có tỉ lệ thiếu cơ cao 33,3%. BMI 80, đái tháo đường và bệnh thận mạn làm tăng tỉ lệ thiếu cơ. Rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ thiếu cơ. Từ khóa: thiếu cơ, cao tuổi, bệnh tim mạch, nội viện ABSTRACT SARCOPENIA PREVALENCE AND RELATED FACTORS IN HOSPITALIZED ELDERLY WITH CARDIOVASCULAR DISEASE Tran Dang Khuong, Nguyen Van Tan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 3 - 2019: 59 - 64 Background: Sarcopenia is a condition characterized by loss of skeletal muscle mass and function, which is a high risk predisposition for health disabilities such as falls, disability, increased hospitalizations and even death. However, research on this syndrome with cardiovascular disease has not been done in Vietnam. Objectives: To survey sarcopenia prevalence and related factors in the hospitalized elderly with cardiovascular disease (including heart failure, coronary artery disease, post cardiac surgery such as coronary artery bypass graft, mitral and aortic valve replacement) in Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. Methods: Descriptive and cross-sectional studies in 168 elderly patients with cardiovascular disease to hospitalize from December 2018 to April 2019 at Thong Nhat Hospital, Ho Chi Minh City. Results: The overall sarcopenia prevalence was 33.3%, with average age 73.6 ± 8.3 years. The prevalence rates of sarcopenia across diagnostic categories were as follows: heart failure, 43.6%; coronary artery disease *Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Trần Đăng Khương ĐT: 0352731868 Email: dangkhuong1310@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 60 30.3% and post – cardiac surgery 22.2%. Factors were associated with higher sarcopenia include: diabetes (OR=3.1; CI 95%: 1.3–7.1; p 80 years (OR = 3.1; CI 95%: 1.3–7.5; p = 0.01) and BMI < 19 (OR = 12.9; CI 95%: 3.3–50.4; p < 0.01). Meanwhile dyslipidemia was associated with lower sarcopenia rate (OR = 0.4; CI 95%: 0.15–0.8; p=0.017). Conclusions: Sarcopenia prevalence in elderly patients with cardiovascular disease was 33.3%. > 80 years, chronic kidney disease, diabetes, and BMI < 19 were factors associated with higher sarcopenia rate. Dyslipidemia was associated with lower sarcopenia rate. Keywords: sarcopenia, elderly, cardiovascular disease, hospitalization ĐẶT VẤN ĐỀ Thiếu cơ đang trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến ở người cao tuổi. Lối sống tĩnh tại, ít hoạt động là nguyên nhân quan trọng nhất trên đối tượng này, ngoài ra còn có vai trò của các yếu tố viêm tăng lên theo tuổi, các bệnh nền kèm theo, sự thay đổi về hormone, thay đổi về phân bố thần kinh. Tác giả Kamiya đã thực hiện một nghiên cứu tại Nhật Bản, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nội viện có bệnh tim mạch độ tuổi từ 65 trở lên, tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ lấy theo AWGS, kết quả cho thấy tỉ lệ thiếu cơ là 26,8%(6). Tác giả Volpato và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên 730 bệnh nhân ở Italia cho thấy tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân có suy tim (12,73 %) cao hơn so với bệnh nhân không có suy tim (6,21%) p<0,01(13). Thiếu cơ là một trong những yếu tố tiên lượng khả năng tử vong cũng như khả năng tái nhập viện của bệnh nhân sau xuất viện. Nghiên cứu của tác giả Matsubara được tiến hành trên 114 bệnh nhân tại Nhật Bản bị thiếu máu chi cấp tính đã cho thấy thiếu cơ làm tăng tỉ lệ mắc phải các biến cố tim mạch có ý nghĩa so với nhóm không thiếu cơ sau 3 năm theo dõi, tỉ lệ lần lượt là 91,2% và 43,1%(8). Tại thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Đoàn Công Minh tiến hành nghiên cứu trên 572 người từ 50 tuổi trở lên cho thấy tỉ lệ thiếu cơ trong cộng đồng là 10,5% ở nam và 9,8% ở nữ(3). Mặc dù thiếu cơ là tình trạng rất phổ biến ở bệnh nhân tim mạch và gây ra những hậu quả to lớn, nhưng tại Việt Nam hiện nay chưa có các nghiên cứu đầy đủ về vấn đề này. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu để khảo sát tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch cũng như mối liên quan của thiếu cơ với các bệnh nội khoa và yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥ 60 tuổi) có bệnh tim mạch điều trị nội trú tại khoa Nội Tim Mạch, khoa Tim Mạch Cấp Cứu – Can Thiệp bệnh viện Thống Nhất, trong khoảng thời gian từ tháng 12/2018 đến tháng 04/2019. Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, được chẩn đoán suy tim, bệnh mạch vành hoặc đã từng phẫu thuật tim (gồm phẫu thuật bắc cầu mạch vành, thay van hai lá, thay van động mạch chủ) và bệnh nhân có khả năng thực hiện được những test chẩn đoán thiếu cơ Tiêu chuẩn loại trừ Chúng tôi loại ra khỏi nghiên cứu những trường hợp không có khả năng thực hiện được các test kiểm tra chức năng của khối cơ như test đi bộ, test đo lực nắm tay hoặc bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu Mô tả, cắt ngang. Chúng tôi thu thập mẫu theo phương pháp lấy mẫu liên tục và thuận tiện. Phương pháp thu thập số liệu Những bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn và đồng ý tham gia sẽ được đưa vào nghiên cứu. Nghiên cứu viên thu thập các thông tin hành chính, bệnh sử, tiền sử bản thân và gia đình, khám lâm sàng ghi nhận các triệu chứng cơ năng và thực thể theo bản thu thập số liệu soạn sẵn. Ghi nhận trị số chiều cao, cân nặng, huyết áp, điện tâm đồ, men tim, siêu âm tim, NT-proBNP, HDL- Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 61 Cholesterol, LDL-Cholesterol, Cholesterol toàn phần, Triglyceride, đường huyết mao mạch, đường huyết tĩnh mạch, HbA1c, kết quả chụp mạch vành (nếu có), CT scan mạch vành, điện tâm đồ gắng sức, siêu âm tim với dobutamin. Khi tình trạng bệnh nhân đã tạm ổn và gần được xuất viện, chúng tôi sẽ tiến hành đo. Lực bóp tay Lực bóp tay sẽ được đo bằng một dụng cụ có tên là “handgrip”. Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, khuỷu tay gấp 90 độ, yêu cầu bệnh nhân bóp từ từ và hết sức trong vòng 3 giây, thực hiện cả ở hai tay, kết quả là trị số lực bóp tay lớn nhất ở tay phải hoặc trái tính theo kilôgram (kg)(6). Tốc độ đi bình thường trong 10m Cho bệnh nhân đi bộ với tốc độ bình thường như sinh hoạt hằng ngày trên một quãng đường 16m và tính thời gian đi được trong khoảng từ 3m đến 13m. Sau đó sẽ tính tốc độ đi bộ bình thường theo công thức v= quãng đường/thời gian. Tính thời gian theo đơn vị giây và vận tốc theo đơn vị mét/giây (m/s)(6). Các biến số trong nghiên cứu Chúng tôi sử dụng định nghĩa thiếu cơ theo đồng thuận của nhóm các chuyên gia về thiếu cơ châu Á(2) (Bảng 1). Bệnh nhân được chẩn đoán là thiếu cơ khi có giảm khối lượng cơ kèm theo giảm một trong hai yếu tố sau: sức cơ hoặc vận động chức năng của cơ. Để đo khối lượng cơ chúng tôi dùng chỉ số khối cơ xương (SMI) đơn vị là kg/m2 chỉ số này được tính theo công thức sinh trắc: SMI=(0,193 × cân nặng + 0,107 × chiều cao – 4,157 × giới – 0,037 × tuổi – 2,631)/chiều cao2(14). Bảng 4: Các tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ Phương pháp đo Điểm cắt (Cut off) Giảm khối lượng cơ Công thức sinh trắc Nam: SMI <7,0 kg/m 2 Nữ: SMI <5,4 kg/m 2 Giảm sức cơ Lực bóp tay Nam: <26 kg, Nữ: <18 kg Giảm vận động chức năng cơ Tốc độ đi bộ bình thường < 0,8 m/s dành cho cả nam và nữ Sức cơ sẽ được đo bằng lực nắm tay với dụng cụ tên là “handgrip”, vận động chức năng của cơ sẽ được đánh giá bằng test tốc độ đi bộ bình thường. Bệnh mạch vành được định nghĩa là hẹp mạch vành từ 50% trở lên trên CT scan hoặc chụp mạch vành qua da có thuốc cản quang hoặc dương tính với các nghiệm pháp điện tâm đồ gắng sức và siêu âm tim với dobutamin. Sau phẫu thuật tim được định nghĩa là bệnh nhân đã từng được mổ bắc cầu động mạch vành (CABG), thay van 2 lá hoặc van động mạch chủ. Tăng huyết áp được chẩn đoán theo JNC 8 hoặc có tiền căn tăng huyết áp. Đái tháo đường được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của ADA 2019 hoặc đã có tiền căn đái tháo đường. Rối loạn lipid máu được chẩn đoán theo tiêu chuẩn ATP III hoặc đang sử dụng các thuốc điều trị rối loạn lipid máu. Bệnh thận mạn dựa vào tiêu chuẩn của KDIGO 2012 từ giai đoạn 3 – 5. Suy tim được chẩn đoán theo ESC 2016 hoặc đã có tiền căn suy tim. Phân tích thống kê Các số liệu được trình bày dưới dạng tỉ lệ % đối với biến định tính và trung bình ± độ lệch chuẩn, nếu phân bố không chuẩn: trung vị, giá trị tương ứng với 25% và 75% đối với biến định lượng. Dùng phép kiểm định chi bình phương (có hiệu chỉnh Fisher) để kiểm định sự khác biệt tỉ lệ giữa 2 nhóm của biến số định tính. Đối với biến số định lượng, xác định có phân phối chuẩn bằng phép kiểm Kolmogorov – Smirnov. Phép kiểm định t-student (nếu phân phối chuẩn) cho 2 giá trị trung bình giữa 2 nhóm của biến số định lượng, sự khác biệt giữa hai nhóm được xem là có ý nghĩa thống kê khi p <0,05. Phân tích hồi quy logistic đa biến để xác định yếu tố nguy cơ độc lập. Tất cả các số liệu đều được xử lý bằng phần mềm thống kê Stata IC 13 for Window. Y đức nghiên cứu Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp vào quá trình điều trị, tất cả thông tin của bệnh nhân được giữ kín chỉ để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và đề tài đã được thông qua Hội đồng Y đức của Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh, Hội đồng Y đức của Bệnh viện Thống Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 62 Nhất Thành Phố Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Nghiên cứu này thu nhận được 168 bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh tim mạch thỏa điều kiện chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu. Tuổi trung bình là 73,6 ± 8,3 (tuổi), trong đó nam giới chiếm tỉ lệ 60,1%, nữ giới chiếm tỉ lệ 39,9%. Trong 168 bệnh nhân nhập viện có bệnh tim mạch, bệnh mạch vành chiếm tỉ lệ cao nhất 86,31%, tiếp theo là suy tim 46,4% và cuối cùng là sau phẫu thuật tim với 5,36%. Tỉ lệ thiếu cơ trên bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch theo tiêu chuẩn AWGS là 33,3%. Tỉ lệ thiếu cơ ở từng nhóm bệnh cho thấy người cao tuổi mắc bệnh suy tim có tỉ lệ thiếu cơ cao nhất với 43,6%, tiếp sau đó là bệnh mạch vành với 30,3% và cuối cùng là sau phẫu thuật tim với 22,2% (Hình 1). Hình 1: Tỉ lệ % thiếu cơ phân bố theo từng nhóm bệnh Bảng 5: Kết quả phân tích đơn biến mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý nội khoa và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm. Thiếu cơ n (%) Không thiếu cơ n (%) p OR (KTC 95%) Tuổi > 80 27 (48,2) 23 (20,5) < 0,01 3,6 (1,7 – 7,2) Giới: Nam Nữ 25 (44,6) 31 (55,4) 76 (67,9) 36 (32,1) < 0,01 2,6 (1,3 – 5,0) Tăng huyết áp 45 (80,4) 97 (86,61) 0,294 0,6 (0,3 – 1,5) Đái tháo đường 35 (62,5) 47 (42,0) 0,013 2,3 (1,2 – 4,5) Rối loạn lipid máu 31 (55,4) 88 (78,6) < 0,01 0,3 (0,2 – 0,7) BMI < 19 16 (28,6) 4 (3,6) < 0,01* 10,8 (3,4 – 34,3) Nhồi máu cơ tim cũ 13 (23,2) 24 (21,4) 0,792 1,1 (0,5 – 2,3) Bệnh thận mạn 17 (30,1) 8 (7,1) < 0,01 5,6 (2,2 – 14,2) Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 5 (8,9) 7 (6,3) 0,537* 1,5 (0,4- 4,8) Ung thư 4 (7,14) 3 (2,68) 0,223* 2,8 (0,6 – 12,9) * Dùng phép kiểm Fisher’s exact test Tỷ lệ bệnh nhân nữ giới, đái tháo đường, tuổi > 80, bệnh thận mạn, BMI < 19 ở nhóm bệnh nhân có thiếu cơ cao hơn so với nhóm không thiếu cơ. Ngược lại, tỷ lệ bệnh nhân có rối loạn lipid máu ở nhóm thiếu cơ thấp hơn so với nhóm không thiếu cơ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (Bảng 2). Bảng 6: Giá trị trung bình các test chẩn đoán thiếu cơ Test chẩn đoán Thiếu cơ Không thiếu cơ p Tốc độ đi bộ (m/s) 0,5 ± 0,03 0,7 ± 0,02 <0,01 Lực bóp tay (kg) 15,4 ± 0,9 25,9 ± 0,7 <0,01 SMI (kg/m 2 ) 5,5 ± 0,14 7,2 ± 0,09 <0,01 Nhóm thiếu cơ có giảm tốc độ đi bộ, giảm lực bóp tay và giảm khối lượng cơ so với nhóm không thiếu cơ có ý nghĩa thống kê p<0,05 (Bảng 3). Bảng 7: Kết quả phân tích đa biến mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý nội khoa và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm Biến số p OR (KTC 95%) Đái tháo đường < 0,01 3,1 (1,3 – 7,1) Rối loạn lipid máu 0,017 0,4 (0,15 – 0,8) Bệnh thận mạn 0,011 4,3 (1,4 – 13,1) Giới nữ 0,071 2,1 (0,9 – 4,6) Tuổi > 80 0,01 3,1 (1,3 – 7,5) BMI < 19 < 0,01 12,9 (3,3 – 50,4) Đái tháo đường, bệnh thận mạn, tuổi > 80, BMI < 19 là bốn yếu tố làm tăng khả năng mắc thiếu cơ. Ngược lại, rối loạn lipid máu làm giảm Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 63 khả năng mắc thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi (Bảng 4). BÀN LUẬN Đặc điểm dân số nghiên cứu Tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 73,6 ± 8,3 (tuổi). Trong đó, nam giới chiếm tỉ lệ 60,12%, nữ giới chiếm 39,88%. Các bệnh tim mạch trong mẫu nghiên cứu bao gồm bệnh mạch vành chiếm tỉ lệ cao nhất, sau đó là suy tim và cuối cùng là sau phẫu thuật tim. Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình cao, tỉ lệ nam cao hơn nữ phù hợp với y văn thế giới đã ghi nhận bệnh tim mạch thường gặp ở nam giới hơn. Đa số bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được chẩn đoán mắc bệnh mạch vành. Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân có bệnh tim mạch cao tuổi Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch theo định nghĩa của AWGS là 33,3% (nam giới chiếm tỉ lệ 24,8% và nữ giới chiếm tỉ lệ 46,3%). Tỉ lệ thiếu cơ trong nghiên cứu này cao hơn so với các nghiên cứu khác. Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản của tác giả Kamiya trên 1.929 bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì bệnh tim mạch cho kết quả tỉ lệ thiếu cơ là 26,8% (nam giới là 17,6% và nữ giới là 45,7%)(6). Tác giả Tanaka cũng thực hiện nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy tỉ lệ thiếu cơ là 25,5% (nam giới là 25,9% và nữ giới là 25,0%)(12). Nguyên nhân của sự khác nhau này là do khác biệt về tốc độ đi bộ. Trong ba tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ, so với hai nghiên cứu trên, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đương ở chỉ số SMI và lực bóp tay, nhưng thấp hơn đáng kể ở tốc độ đi bộ. Điều này có thể giải thích do Nhật Bản là một quốc gia chủ yếu dùng phương tiện công cộng, vì vậy người dân phải đi bộ mỗi ngày nhiều hơn, khiến cho sức cơ chân của người Nhật tốt hơn và tốc độ đi bộ của họ nhanh hơn, từ đó làm giảm tỉ lệ thiếu cơ. Trong khi đó Việt Nam là một nước sử dụng nhiều phương tiện cá nhân nên có lối sống ít vận động hơn người Nhật, vì vậy sức cơ chân sẽ yếu hơn và có tỉ lệ thiếu cơ cao hơn. Trong số các bệnh tim mạch được đưa vào nghiên cứu thì suy tim là bệnh có tỉ lệ thiếu cơ cao nhất với với 43,6%, tiếp theo sau đó là bệnh mạch vành với 30,3% và cuối cùng là sau phẫu thuật tim với 22,2%. Điều này cho thấy tình trạng thiếu cơ cần phải được quan tâm đặc biệt ở bệnh nhân suy tim. Mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý nội khoa và yếu tố nguy cơ tim mạch Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi > 80, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh thận mạn và BMI < 19 là những yếu tố liên quan với thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch. Nhóm tuổi > 80 làm tăng tỉ lệ thiếu cơ so với nhóm tuổi từ 60 đến 80 (OR=3,1, p=0,01). Tuổi càng cao tỉ lệ thiếu cơ càng cao. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây. Cụ thể là nghiên cứu của tác giả Tanaka cho thấy tình trạng thiếu cơ gia tăng theo tuổi với tỉ lệ lần lượt là 18,3%, 22,8%, và 60,0% đối với các nhóm tuổi 65 – 74, 75 – 84 và từ 85 tuổi trở lên (p<0,001)(12). Điều này có thể giải thích do cứ mỗi một năm già đi, khối lượng cơ sẽ giảm đi 0,8%, trong khi đó sức cơ và vận động chức năng của cơ giảm từ 2 – 3% do quá trình lão hóa(5). Đái tháo đường làm tăng tỉ lệ thiếu cơ so với nhóm không đái tháo đường (OR=3,1, p<0,01). Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của tác giả Tae Nyun Kim được thực hiện tại Hàn Quốc cho thấy đái tháo đường làm tăng tỉ lệ thiếu cơ lên gấp 3,06 lần so với nhóm không đái tháo đường(7). Điều này có thể giải thích do đái tháo đường làm tăng sự đề kháng insulin, mà tín hiệu từ insulin là yếu tố kích thích để tổng hợp cơ. Ngoài ra, bệnh thần kinh do đái tháo đường cũng góp phần gây ra hiện tượng giảm khối lượng cũng như vận động chức năng của cơ. Bệnh thận mạn làm tăng tỉ lệ thiếu cơ so với nhóm không có bệnh thận mạn (OR=4,3, p=0,011). Trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bệnh thận mạn từ giai đoạn 3 – 5. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Song Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 3 * 2019 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Thống Nhất 2019 64 Jin Moon, tác giả này cho thấy bệnh thận mạn càng tiến triển thì tỉ lệ thiếu cơ càng cao, sự khác biệt có ý nghĩa ngay từ những giai đoạn sớm của bệnh thận mạn. Suy thận giai đoạn 3 – 5 làm tăng tỉ lệ thiếu cơ lên 1,93 lần so với nhóm có chức năng thận bình thường hoặc bệnh thận mạn giai đoạn 1 – 2(9). Nguyên nhân có thể do ở bệnh nhân có bệnh thận mạn tiến triển xa, những bất thường do rối loạn chuyển hóa như chán ăn, tăng chuyển hóa, tình trạng viêm mạn tính làm mất protein trong cơ xương, từ đó dẫn tới thiếu cơ. Rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ thiếu cơ so với nhóm không có rối loạn lipid máu (OR=0,4, p=0,017). Hiện nay, y văn vẫn cho nhiều kết quả trái ngược nhau về mối quan hệ giữa rối loạn lipid máu và thiếu cơ. Nghiên cứu của Peipei Han và cộng sự cho thấy không có sự liên quan giữa thiếu cơ và rối loạn lipid máu(4). Ngược lại, một nghiên cứu khác của Baek và cộng sự cho thấy thiếu cơ làm tăng tỉ lệ rối loạn lipid máu(1). Sự không tương đồng về kết quả giữa nghiên cứu của chúng tôi với các nghiên cứu khác có thể do việc khai thác bệnh sử và quá trình sử dụng thuốc của bệnh nhân chưa được ghi nhận một cách đầy đủ. Đồng thời khi đi khám, bệnh nhân không mang theo toa thuốc cũ để nghiên cứu viên có thể khai thác họ có dùng statin hay không. Đây cũng là một trong những hạn chế của nghiên cứu này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, BMI < 19 làm tăng tỉ lệ thiếu cơ so với nhóm bệnh nhân có BMI > 19 (OR=12,9, p<0,01). Ở bệnh nhân có BMI càng cao thì tỉ lệ thiếu cơ càng thấp. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây(10,11). Tác giả Đoàn Công Minh thực hiện nghiên cứu trong cộng đồng tại Tp Hồ Chí Minh cũng cho kết quả BMI < 18,5 làm tăng tỉ lệ thiếu cơ lên 10 lần so với nhóm BMI > 18,5(3). Có thể giải thích điều này là do BMI có tương quan mạnh với SMI (một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ). KẾT LUẬN Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện theo tiêu chuẩn AWGS là 33,3%. BMI 80, đái tháo đường và bệnh thận mạn làm tăng tỉ lệ thiếu cơ. Rối loạn lipid máu làm giảm tỉ lệ thiếu cơ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baek SJ, et al (2014). "Sarcopenia and sarcopenic obesity and their association with dyslipidemia in Korean elderly men: the 2008-2010 Korea National Health and Nutrition Examination Survey". J Endocrinol Invest, 37(3):247-260. 2. Chen LK, et al (2014). "Sarcopenia in Asia: consensus report of the Asian Working Group for Sarcopenia". J Am Med Dir Assoc, 15(2):95-101. 3. Đoàn Công Minh (2018). "Tình trạng thiếu cơ ở người Việt Nam". Tạp chí Nội khoa, 16:18-20. 4. Han P, et al (2017). "The increased risk of sarcopenia in patients with cardiovascular risk factors in Suburb-Dwelling older Chinese using the AWGS definition". Scientific reports, 7(1):592-9592. 5. Janssen I, et al (2005). "Linking age-related changes in skeletal muscle mass and composition with metabolism and disease". J Nutr Health Aging, 9(6):408-419. 6. Kamiya K, et al (2018). Sarcopenia: Prevalence and Prognostic Implications in Elderly Patients with Cardiovascular Disease, pp.599-599. 7. Kim TN, et al (2010). "Prevalence and determinant factors of sarcopenia in patients with type 2 diabetes: the Korean Sarcopenic Obesity Study (KSOS)". Diabetes care, 33(7):1497-1499. 8. Matsubara Yutaka, et al (2017). "Sarcopenia is a risk factor for cardiovascular events experienced by patients with critical limb ischemia". Journal of Vascular Surgery, 65(5):1390-1397. 9. Moon SJ, et al (2015). "Relationship between Stage of Chronic Kidney Disease and Sarcopenia in Korean Aged 40 Years and Older Using the Korea National Health and Nutrition Examination Surveys (KNHANES IV-2, 3, and V-1, 2), 2008- 2011". PloS one, 10(6):e0130740-e0130740. 10. Newman AB, et al (2003). "Sarcopenia: alternative definitions and associations with lower extremity function". J Am Geriatr Soc, 51(11):1602-1609. 11. Stoever K, et al (2017). "Sarcopenia and Predictors of Skeletal Muscle Mass in Elderly Men With and Without Obesity". Gerontol Geriatr Med, 3:1-8. 12. Tanaka S, et al (2017). "Utility of SARC-F for Assessing Physical Function in Elderly Patients With Cardiovascular Disease". J Am Med Dir Assoc, 18(2):176-181. 13. Volpato S, et al (2014). "Prevalence and clinical correlates of sarcopenia in community-dwelling older people: application of the EWGSOP definition and diagnostic algorithm". J Gerontol A Biol Sci Med Sci, 69(4):438-446. 14. Wen X, et al (2011). "Anthropometric equation for estimation of appendicular skeletal muscle mass in Chinese adults". Asia Pac J Clin Nutr, 20(4):551-556. Ngày nhận bài báo: 15/05/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/05/2019 Ngày bài báo được đăng: 02/07/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_ti_le_thieu_co_va_cac_moi_lien_quan_tren_benh_nhan.pdf