Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang

Tài liệu Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 75 KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Trần Thị Mộng Lành*, Hoàng Tiến Mỹ** TÓM TẮT Mục tiêu: Viêm phổi liên quan thở máy (VAP) là biến chứng nghiêm trọng với tỷ lệ 27% số bệnh nhân được thở máy và tỷ lệ tử vong 20 - 50%, thậm chí có thể lên tới 70% khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Việc xác định vi khuẩn gây bệnh trong dịch hút phế quản không những giúp chẩn đoán xác định mà còn giúp cho việc điều trị có hiệu quả. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác định các chủng vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy, sự đề kháng kháng sinh, khả năng tiết men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) và Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) của chúng tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Tất cả bệnh nhân có thở máy và chẩn đo án viêm phổi sau 48 giờ thở máy nằ...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 402 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 75 KHẢO SÁT SỰ ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN GÂY VIÊM PHỔI TRÊN BỆNH NHÂN THỞ MÁY TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG Trần Thị Mộng Lành*, Hoàng Tiến Mỹ** TÓM TẮT Mục tiêu: Viêm phổi liên quan thở máy (VAP) là biến chứng nghiêm trọng với tỷ lệ 27% số bệnh nhân được thở máy và tỷ lệ tử vong 20 - 50%, thậm chí có thể lên tới 70% khi nhiễm các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Việc xác định vi khuẩn gây bệnh trong dịch hút phế quản không những giúp chẩn đoán xác định mà còn giúp cho việc điều trị có hiệu quả. Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm xác định các chủng vi khuẩn gây viêm phổi liên quan đến thở máy, sự đề kháng kháng sinh, khả năng tiết men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) và Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) của chúng tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. Tất cả bệnh nhân có thở máy và chẩn đo án viêm phổi sau 48 giờ thở máy nằm điều trị tại khoa Hồi Sức Chống Độc bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. Kết quả: Qua nghiên cứu 236 bệnh nhân bị viêm phổi liên quan thở máy tại khoa Hồi sức Chống độc bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017, chúng tôi kết luận: tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy là Acinetobacter baumannii (22,46%); Klebsiella spp.(18,22%); Pseudomonas spp. (11,02%); Staphylococcus aureus (7,63%); Haemophilus influenzae (4,66%); Streptococcus pneumoniae (3,81%). Các tác nhân vi khuẩn được phân lập đề kháng với quinolones và cephalosporins (41-67%), carbapenems (16-88,68%) và các kháng sinh còn lại khác (35-92%). A. baumannii còn nhạy cảm với colistin (96,23%) và S. aureus nhạy cảm với vancomycin (100%). Vi khuẩn sinh ESBL chiếm tỷ lệ cao nhất là Escherichia coli (47,37%), Klebsiella spp. (23,26%), Enterobacter spp. (10,34%) và Acinetobacter baumannii (1,89%). Tỷ lệ MRSA dương tính là 72,22%. Kết luận: Tỷ lệ các tác nhân gây viêm phổi thở máy và sự đề kháng kháng sinh, sinh men ESBL và MRSA trong nghiên cứu của chúng tôi có khác biệt với các nghiên cứu trước đó ở các nơi khác. Từ khóa: viêm phổi liên quan thở máy, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang ABSTRACT DETERMINATION OF ANTIBIOTIC RESISTANCE OF PATHOGENS CAUSING VENTILATOR ASSOCIATED PNEUMONIA IN KIEN GIANG GENERAL HOSPITAL Tran Thi Mong Lanh, Hoang Tien My * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 75-81 Background: Ventilator associated pneumonia (VAP) is a complication infection. The VAP rate of patients who get ventilated is 27% with mortality of 20-50%. This number event increases to 70% if patients infected by multi - drug resistant organisms. Determination of pathogen in bronchial fluid will not only support in diagnosis but also in treatment. The aim of this study is determination the pathogens causing VAP, their antibiotic resistances, potential producing extended spectrum beta-lactamase (ESBL) and Methicillin-resistant Staphylococcus aureus (MRSA) in Kien Giang General Hospital. Methods: This was a cross sectional discriptive study. From January 2016 to April 2017, the ventilating patients who got the diagnoses of pneumonia in Intensive Care and Anti-Poison Department of Kien Giang *Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang **Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS Trần Thị Mộng Lành ĐT: 0989679324 Email: tranmonglanh79@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 76 General Hospital were included in this study. Results: Form January 2016 to April 2017, there were 236 VAP patients in Intensive Care and Anti-Poison Department of Kien Giang General Hospital. The pathogens causing VAP included Acinetobacter baumannii (22.46%); Klebsiella spp. (18.22%); Pseudomonas spp. (11.02%); Staphylococcus aureus (7.63%); Haemophilus influenzae (4.66%) and Streptococcus pneumoniae (3.81%). Isolated bacteria resisted to quinolones, cephalosporins (41-67%), carbapenems (16-88.68%), and other antibiotics (35-92%). A. baumannii were susceptible to colistin (96.23%), and A. aureus were susceptible to vancomycin (100%). The highest rate of ESBL organism was Escherichia coli (47.37%), followed up by Klebsiella spp. (23.26%), Enterobacter spp. (10.34%), then Acinetobacter baumannii (1.89%). The positive rate of MRSA was 72,22%. Conclusion: The incidence rate of VAP pathogens, their antibiotic resistances, potential producing ESBL and MRSA in this study are different from the previous studies. Key word: Ventilator associated pneumonia (VAP), Kien Giang General Hospital ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức y tế thế giới, hiện nay Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh cao nhất. Vi khuẩn kháng kháng sinh xuất hiện ở các khoa trong bệnh viện nhưng nhiều nhất vẫn là các đơn vị chăm sóc đặc biệt và hồi sức cấp cứu. Theo nghiên cứu của De Francesco(4) năm 2013 tại Ý, tỷ lệ Acinetobacter baumannii đa kháng kháng sinh là 54%. Nghiên cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2014 của tác giả Nguyễn Ngọc Đài Trang(8), tỷ lệ Acinetobacter baumannii đa kháng trong viêm phổi liên quan thở máy đến 97,8%, một số vi khuẩn khác như Klebsiella spp., Escherichia coli, Pseudomonas spp., Staphylococcus aureus đa kháng từ 66-88%. Chính vì vậy, sự xuất hiện của vi khuẩn đa kháng thuốc trong viêm phổi liên quan thở máy là vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang có quy mô 1350 giường với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, khoa Hồi sức Chống độc với 40 giường bệnh và 35 máy thở. Hiện nay tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang chưa có nghiên cứu nào về vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy và sự đề kháng kháng sinh của các vi khuẩn được phân lập. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy tại bệnh viện Đa khoa Kiên Giang”. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỷ lệ các loại vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy. Xác định tỷ lệ vi khuẩn đa kháng kháng sinh và sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy. Xác định khả năng sinh men beta-lactamase phổ rộng (ESBL) và tỷ lệ Staphylococcus aureus kháng Methicillin (MRSA) dương tính của vi khuẩn gây viêm phổi trên bệnh nhân thở máy. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Tất cả gồm 236 bệnh nhân có thở máy và chẩn đoán viêm phổi sau 48 giờ thở máy nằm điều trị tại khoa Hồi Sức Chống Độc Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017. Tiêu chuẩn chọn mẫu Tiêu chuẩn đưa vào Bệnh nhân thở máy điều trị tại khoa Hồi Sức Chống Độc Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang trên 48 giờ có chẩn đoán viêm phổi sau thở máy. Tiêu chuẩn loại ra Tiền sử nhiễm khuẩn hô hấp trước khi vào viện hoặc chưa đủ 48 giờ thở máy. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 77 Phương pháp thu thập số liệu Thu nhận các thông tin về hành chính, lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán. Thu thập kết quả nuôi cấy vi khuẩn, kết quả kháng sinh đồ, tỷ lệ vi khuẩn sinh ESBL và tỉ lệ MRSA dương tính. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đặc điểm chung của dân số nghiên cứu Bảng 1: Đặc điểm chung Đặc điểm chung Số BN (%) Tuổi * 70,5 ± 15,18 (20-99) Giới (nam) 148 (62,71) Bệnh lý nền: TBMMN 61 (25,85) COPD 54 (22,88) SHH 24 (10,17) THA 15 (6,36) Số ngày nằm viện 5-112 Số ngày thở máy 3-58 *: trung bình ± độ lệch chuẩn (khoảng); THA: tăng huyết áp; TBMMN: tai biến mạch máu não; COPD: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; SHH: suy hô hấp. Tác nhân gây bệnh Tỷ lệ vi khuẩn hiện diện trong mẫu cấy nhiều nhất là Acinetobacter baumannii (22,46%), kế đến là Klebsiella spp.(18,22%), thấp nhất là Streptococcus pneumoniae (3,81%) (Biểu đồ 1). Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm A. baumannii kháng Carbapenem ≥88%, kháng Cephalosporin≥ 64% (Bảng 2). Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram dương Nhóm vi khuẩn gram duơng kháng Vancomycin từ 0 đến 7,14% (Bảng 3). Vi khuẩn sinh ESBL Vi khuẩn Escherichia coli có khả năng sinh ESBL cao nhất (47,37%), kế đến là Klebsiella spp. (23,26%) và Enterobacter spp. (10,34%) (Bảng 4). Vi khuẩn MRSA dương tính Vi khuẩn Staphylococcus aureus có MRSA dương tính chiếm 72,22% (Bảng 5). Biểu đồ 1: Tác nhân gây bệnh Bảng 2: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram âm Pseudomonas spp. Acinetobacter baumannii Escherichia coli Hemophilus influenzae Klebsiella spp. Enterobacter spp. Amikacin 57,69% 77,36% 0,00% 10,00% 16,28% 44,83% Gentamicin 65,38% 76,92% 36,84% 0,00% 46,51% 51,72% Ceftazidime 46,15% 90,57% 73,68% 36,36% 60,47% 48,28% Cefepime 44,00% 64,00% 57,89% 36,36% 41,86% 28,57% Ceftriaxone 61,54% 92,45% 84,21% 36,36% 58,14% 58,62% Ciprofloxacin 53,85% 88,68% 78,95% 63,64% 51,16% 48,28% 11,02% (n=26) 22,46% (n=53) 11,86% (n=28) 3,81% (n=9) 7,63% (n=18) 8,05% (n=19) 4,66% (n=11) 18,22% (n=43) 12,29% (n=29) 000% 005% 010% 015% 020% 025% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 78 Pseudomonas spp. Acinetobacter baumannii Escherichia coli Hemophilus influenzae Klebsiella spp. Enterobacter spp. Levofloxacin 50,00% 77,36% 78,95% 36,36% 42,86% 44,83% Colistin 19,23% 3,77% 0,00% 0,00% 9,30% 24,14% Imipenem 50,00% 88,68% 5,26% 0,00% 30,23% 51,72% Meropenem 56,00% 88,68% 5,26% 9,09% 34,88% 58,62% Cefoperazone/ sulbactam 47,62% 71,43% 8,33% 0,00% 33,33% 34,62% Trimethoprim/ sulfamethoxazole 76,00% 72,00% 63,16% 90,91% 50,00% 42,86% Piperacillin/ tazobactam 35,29% 85,29% 20,00% 0,00% 52,00% 55,00% Ampicillin/ sulbactam 60,00% 65,22% 22,22% 0,00% 45,00% 44,44% Bảng 3: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gram dương Streptococcus spp. Streptococcus pneumoniae Staphylococcus aureus Gentamicin 64,29% 100,00% 76,47% Ceftazidime 46,43% 22,22% 66,67% Ceftriaxone 28,57% 12,50% 61,11% Ciprofloxacin 67,86% 0,00% 72,22% Ofloxacin 66,67% 0,00% 66,67% Erythromycin 85,19% 66,67% 82,35% Trimethoprim/ sulfamethoxazole 96,43% 88,89% 29,41% Piperacillin/ tazobactam 0,00% 0,00% 46,15% Doxycycline 46,43% 66,67% 16,67% Vancomycin 7,14% 0,00% 0,00% Teicoplanin 7,41% 0,00% 17,65% Ampicillin/ sulbactam 0,00% 0,00% 40,00% Clindamycin 77,78% 62,50% 82,35% Bảng 4: Vi khuẩn sinh ESBL ÂM TÍNH DƯƠNG TÍNH Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) Pseudomonas sp. 26 100 0 0 Acinetobacter baumanii 52 98,11 1 1,89 Escherichia coli 10 52,63 9 47,37 Hemophilus influenzae 11 100 0 0 Klebsiella sp. 33 76,74 10 23,26 Enterobacter spp. 26 89,66 3 10,34 Bảng 5: Vi khuẩn MRSA dương tính MRSA Tần số Tỷ lệ % Dương tính 13 72,22 Âm tính 5 27,78 Tổng số 18 100 BÀN LUẬN Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 7 năm 2016 đến tháng 4 năm 2017, chúng tôi phân lập được 236 chủng vi khuẩn, trong đó Acinetobacter baumannii chiếm 22,46%, kế đến là Klebsiella spp. 18,22%, Enterobacter spp. 12,29%, Pseudomonas spp. 11,02%. Theo tác giả Trần Minh Giang(11), Acinetobacter baumannii là vi khuẩn phổ biến nhất phân lập được, chiếm tỷ lệ 69,3%, số liệu này cao hơn đáng kể so với nghiên cứu của chúng tôi. Hai chủng vi khuẩn phân lập được phổ biến thứ hai là Enterobacter spp. và Klebsiella spp. cùng chiếm tỷ lệ 11,5%, tương đương với kết quả của chúng tôi. Chủng vi khuẩn phân lập được ít phổ biến nhất là Pseudomonas spp. chiếm tỷ lệ 7,7% thấp hơn không đáng kể so với chúng tôi là 11,02%. So sánh với các nước trong khu vực, số liệu của tác giả Chung DR. và cộng sự(2) cho thấy Staphylococcus spp. chiếm 13,6%, Acinetobacter baumannii 36,5%, Pseudomonas spp. 25,9% cao hơn kết quả của chúng tôi. Riêng Escherichia coli 3,4%, Enterobacter spp 4,2%, Haemophilus influenzae 0,2% thấp hơn số liệu của chúng tôi, điều này giải thích quần thể vi khuẩn khác nhau ở điều kiện địa lý khác nhau, ngoài ra còn phụ thuộc thời gian nằm viện, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn và các chính sách sử Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 79 dụng kháng sinh tại cơ sở điều trị. Acinetobacter baumannii Trong nghiên cứu của chúng tôi, Acinetobacter baumannii kháng aminoglycosides 76-77%, kháng cephalosporin từ 64-92%, kháng quinolones 77-88%, đặc biệt nhóm carbapenem là kháng sinh cuối cùng điều trị các vi khuẩn đa kháng thì Acinetobacter baumannii cũng đã kháng đến 88,68%. Đối với một số kháng sinh kết hợp như cefoperazone/sulbactam, trimethoprim/ sulfamethoxazole, piperacillin/ tazobactam, ampicillin/ sulbactam Acinetobacter baumannii cũng kháng từ 65-85%, duy chỉ có colistin còn nhạy 96,23%. Kháng sinh còn nhạy cảm cao với A.baumannii là colistin. Tuy nhiên, theo y văn colistin thâm nhập mô kém, đặc biệt là mô phổi nên trong trường hợp nhiễm khuẩn A.baumannii đa kháng, nên chọn phối hợp colistin với carbapenem(6,7,9). Trong nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt Acinetobacter baumannii đã kháng colistin lên tới 3,8%, cao nhất so với các nghiên cứu trước đó, đây là một vấn đề đáng lưu tâm đối với chủng vi khuẩn Acinetobacter baumannii tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang. Pseudomonas spp. Các chủng Pseudomonas spp. thường kháng rất nhiều loại kháng sinh với các cơ chế đề kháng như sản xuất beta-lactamases và gyrase DNA; bơm đẩy kháng sinh ra khỏi tế bào và giảm tính thấm màng tế bào(3). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ Pseudomonas spp. đa kháng kháng sinh chiếm 46,15%, tỷ lệ này trong nghiên cứu của De Francesco MA.(4) là 20%, Pseudomonas spp. kháng kháng sinh nhóm aminoglycosides từ 57-65%, kháng nhóm cephalosporin từ 44-61%, kháng nhóm quinolones từ 50-53%, kháng nhóm carbapenem từ 50-56%, Số liệu này theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Đài Trang năm 2014(8) lần lượt là 55-66% đối với nhóm aminoglycosides, tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm cephalosporin 55- 62%, kháng ciprofloxacin 66,7%, kháng carbapenem 33,3%. So với số liệu của chúng tôi thì tỷ lệ kháng kháng sinh nhóm carbapenem của Pseudomonas spp. mà chúng tôi phân lập được cao hơn số liệu tại bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2014 là 17-23%. Theo nghiên cứu của Phạm Hùng Vân và nhóm Midas, tỷ lệ kháng với imipenem và meropenem của Pseudomonas spp. lần lượt là 20,7% và 15,4%. Pseudomonas spp. tại BV Trưng Vương có tỷ lệ đề kháng imipenem cao đến 50%(10). Nghiên cứu của chúng tôi thì chủng vi khuẩn này đã kháng imipenem đến 50%, kháng meropenem 56%, điều này đáng báo động cho các bác sĩ điều trị trên lâm sàng. Haemophilus influenzae Theo số liệu của Trần Văn Ngọc và Phạm Hùng Vân(12), trong 8/28 (chiếm 25%) chủng Haemophilus influenzae phân lập được từ các bệnh nhân viêm phổi cộng đồng thì Haemophilus influenzae còn nhạy cao với hầu hết các cephalosporin, amoxicillin/clavulanic và azithromycin, các kháng sinh thông thường như ampicillin, trimethoprim/sulfamethoxazole có tỷ lệ đề kháng cao. Tương tự như trên, tác giả Cao Minh Nga(1) nghiên cứu vi khuẩn hiện diện trong mẫu cấy đàm ở bệnh viện Nhi Đồng 2 cũng cho thấy có 18/79 mẫu dương tính với Haemophilus influenzae (chiếm 22,7%), những vi khuẩn này kháng ceftriaxone 5,5%, kháng ampiciclin 55,5%, kháng gentamicin 38,8% và kháng trimethoprim/ sulfamethoxazole với tỷ lệ cao là 88,8%. Trong nghiên cứu của chúng tôi, Haemophilus influenzae xuất hiện trong 11/236 mẫu chiếm tỷ lệ 4,66%, thấp hơn so với hai tác giả trên. Những vi khuẩn Haemophilus influenzae chúng tôi phân lập được kháng cephalosporin mà cụ thể là ceftazidime, ceftriaxone và cefepime cùng 36,36%, kháng trimethoprim/ sulfamethoxazole 90,91%. Điều này cho thấy vi khuẩn Haemophilus influenzae trong nghiên cứu của chúng tôi đề kháng kháng sinh tương đối cao, mặc dù tần suất xuất hiện không nhiều. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Nội Khoa 80 Streptococcus pneumoniae Trong tổng số 236 chủng vi khuẩn được phân lập có 9 chủng là Streptococcus pneumoniae chiếm 3,81%, tuy nhiên những chủng vi khuẩn này còn nhạy với rất nhiều kháng sinh, nhạy cảm tuyệt đối với ofloxacin, ciprofloxacin, teicoplanin và ampicillin/sulbactam, nhạy cảm cao với cephalosporin (66-75%), kháng nhóm macrolides và doxycycline (66,67%). Theo nghiên cứu của Lê Tiến Dũng và cs.(5) Streptococcus pneumoniae đề kháng clindamycin 82,5%, kháng erythromycin và azithromycin 89- 94,5%, kháng ciprofloxacin 40%, vancomycin 6,7% đều cao hơn so với chúng tôi. Như vậy kết quả nghiên cứu này cho thấy Streptococcus pneumoniae tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang còn nhạy với nhiều loại kháng sinh. Tuy nhiên, do số mẫu Streptococcus pneumoniae còn ít nên các kết quả của chúng tôi chỉ có giá trị tham khảo. Vi khuẩn sinh ESBL Trong nghiên cứu của chúng tôi Escherichia coli tiết ESBL chiếm 47,37%, Klebsiella spp. 23,26%, Enterobacter spp. chiếm 10,34%, một tỷ lệ thấp Acinetobacter baumannii tiết ESBL chiếm 1,89%. Số liệu này thấp hơn so với nghiên cứu đa trung tâm của tác giả Phạm Hùng Vân và cs(10). MRSA Trong nghiên cứu của chúng tôi, với 236 chủng vi khuẩn phân lập được từ 236 bệnh nhân, có 18 chủng là S.aureus chiếm 7,63%, trong đó tỷ lệ MRSA(+) là 72,22%. Các chủng S.aureus chúng tôi phân lập được đề kháng kháng sinh tương đối cao, cụ thể là kháng 61-82% các kháng sinh như gentamicin, ceftazidime, ceftriaxon, ciprofloxacin, ofloxacin, erythromycin, các kháng sinh còn nhạy cảm cao như trimethoprim/sulfamethoxazole 64,71%, doxycycline 61,11%, teicoplanin 76,47%. Đặc biệt là vancomycin S. aureus còn nhạy cảm 100%. Điều này y văn thế giới cũng có ghi nhận rằng S. aureus kháng vancomycin là rất thấp, tuy nhiên chỉ nên sử dụng vancomycin khi tụ cầu đã kháng các loại kháng sinh khác. KẾT LUẬN Tác nhân gây viêm phổi liên quan thở máy là Acinetobacter baumannii (22,46%); Klebsiella spp.(18,22%); Pseudomonas spp. (11,02%); Staphylococcus aureus (7,63%); Haemophilus influenzae (4,66%); Streptococcus pneumoniae (3,81%). Pseudomonas spp Kháng nhóm carbapenem 50-56%; các kháng sinh còn lại ngoại trừ colistin kháng 35-76%. Acinetobacter baumannii Đề kháng các loại kháng sinh được sử dụng làm kháng sinh đồ 64-92%; nhóm carbapenem kháng 88,68%; riêng colistin cũng đã đề kháng 3,77%. Escherichia coli Đề kháng nhóm cephalosporin và quinolones 57- 84%; nhóm carbapenem còn nhạy 84-94%. Haemophilus influenzae Nhạy cảm với carbapenem, cephalosporin và aminoglycosides 63-100%. Klebsiella spp Đề kháng nhóm quinolones và cephalosporin 41-60%; nhóm carbapenem kháng 30-34%. Enterobacter spp Đề kháng nhóm quinolones, carbapenem, aminoglycosides 44-58%. Staphylococcus aureus Nhạy cảm vancomycin 100%; teicoplanin 76,47%; kháng nhóm quinolones và cephalosporin >60%. Streptococcus pneumoniae Nhạy cảm tuyệt đối với nhiều loại kháng sinh như ampicillin/sulbactam, teicoplanin, vancomycin, ofloxacin và ciprofloxacin. Streptococcus spp Đề kháng nhóm macrolides 88-92%; kháng nhóm quinolones 66-67%; các kháng sinh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Nội Khoa 81 vancomycin, teicoplanin, ampicillin/sulbactam kháng 0-7%. Vi khuẩn sinh ESBL chiếm tỷ lệ cao nhất là Escherichia coli (47,37%), Klebsiella spp. (23,26%), Enterobacter spp. (10,34%) và Acinetobacter baumannii (1,89%). Tỷ lệ MRSA dương tính (72,22%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cao Minh Nga, Nguyễn Thị Hữu (2006). "Mức độ kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong mẫu cấy đàm ở bệnh viện Nhi Đồng 2". Tạp chí y học TP. HCM, tập 10 (Phụ bản số 1). 2. Clark NM, Patterson J, Lynch JP (2003). "Antimicrobial resistance among Gram-negative organisms in the intensive care unit". current Opinion in Critical Care., 9, pp.413-23. 3. Chung DR, Asian Network for Surveillance of Resistant Pathogens Study Group (2011). "High prevalence of multidrug- resistant nonfermenters in hospital-acquired pneumonia in Asia". Am J Respir Crit Care Med, 184 (12), pp.1409-17. 4. De Francesco MA (2013). "Prevalence of multidrug-resistant Acinetobacter baumannii and Pseudomonas aeruginosa in an Italian hospital". Journal of infection and public health, 6 (3), pp.179-185. 5. Lê Tiến Dũng, Võ Thị Kim Tuyến (2015). "Đề kháng In Vitro vi khuẩn gây viêm phổi bệnh viện tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh năm 2015". Hội nghị KHKT bệnh viện ĐHYD TP. Hồ Chí Minh lần thứ 1, tập 20 (Phụ bản 2), tr 192-197. 6. Maragakis LL, Perl TM (2008). "Acinetobacter baumannii: Epidemiology, Antimicrobial Resistance, and Treatment options". Clinical Infectious Diseases, 46, pp.1524-63. 7. Montero A et al (2004). "Antibiotic combinations for serious infection caused by carbapenem-resistant Acinetobacter baumannii in a mouse pneumonia model ". Journal of Antimicrobial Chemotherapy, 54, pp.1085-1091. 8. Nguyễn Ngọc Đài Trang (2014). “Khảo sát đặc điểm đề kháng kháng sinh của viêm phổi kết hợp thở máy tại Bệnh viện Chợ Rẫy năm 2013”. Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 9. Pankuch GA, Lin G, Seifert H, Appelbaum PC (2008). "Activity of Meropenem with and without Ciprofloxacin and Colistin against Pseudomonas aeruginosa and Acinetobacter baumannii". Anti Microbial agents and chemotherapy, pp.333-336 10. Phạm Hùng Vân, Phạm Thái Bình, Lê Thị Kim Anh, Vũ Thị Châu Hải (2009). "Nghiên cứu đa trung tâm khảo sát tình hình đề kháng các kháng sinh của các trực khuẩn Gram (-) dễ mọc gây nhiễm khuẩn bệnh viện phân lập từ 1/2007 đến 5/2008". Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 13 (phụ bản số 2) 11. Trần Minh Giang (2012). Khảo sát đặc điểm lâm sàng và vi sinh trên bệnh nhân viêm phổi thở máy tại khoa săn sóc đặc biệt, bệnh viện Nhân Dân Gia Định. Luận văn Thạc sĩ y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 12. Trần Văn Ngọc, Phạm Hùng Vân, Đặng Văn Ninh (2007). "Khảo sát sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn Gram âm gây viêm phổi cộng đồng tại bệnh viện Chợ Rẫy 03/05-06/05". Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 11(1): 168-172. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_su_de_khang_khang_sinh_cua_vi_khuan_gay_viem_phoi_t.pdf
Tài liệu liên quan