Kết quả sớm phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng holmium laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017

Tài liệu Kết quả sớm phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng holmium laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 55 KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM NĂNG LƯỢNG HOLMIUM LASER TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG TỪ THÁNG 12 NĂM 2016 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2017 Đoàn Tiến Dương*, Nguyễn Văn Nguyên*, Vũ Đức Nam*, Đoàn Sơn Tùng*, Hoàng Văn Chúc*, Nguyễn Văn Đồng*, Nguyễn Đồng Hùng*, Vũ Nguyễn Khải Ca**, Đỗ Trường Thành***, Hoàng Long*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ đã dần trở thành phương pháp can thiệp ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận với nhiều ưu điểm thay thế cho mổ mở truyền thống và có khả năng áp dụng tại bệnh viện tuyến tỉnh. Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân và kết quả sớm phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm sử dụng năng lượng laser tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 46 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán sỏi thận được điều trị bằn...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả sớm phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng holmium laser tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang từ tháng 12 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 55 KẾT QUẢ SỚM PHƯƠNG PHÁP TÁN SỎI THẬN QUA DA ĐƯỜNG HẦM NHỎ DƯỚI HƯỚNG DẪN CỦA SIÊU ÂM NĂNG LƯỢNG HOLMIUM LASER TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC GIANG TỪ THÁNG 12 NĂM 2016 ĐẾN THÁNG 8 NĂM 2017 Đoàn Tiến Dương*, Nguyễn Văn Nguyên*, Vũ Đức Nam*, Đoàn Sơn Tùng*, Hoàng Văn Chúc*, Nguyễn Văn Đồng*, Nguyễn Đồng Hùng*, Vũ Nguyễn Khải Ca**, Đỗ Trường Thành***, Hoàng Long*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ đã dần trở thành phương pháp can thiệp ít xâm lấn trong điều trị sỏi thận với nhiều ưu điểm thay thế cho mổ mở truyền thống và có khả năng áp dụng tại bệnh viện tuyến tỉnh. Mục tiêu: Nghiên cứu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân và kết quả sớm phương pháp tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm sử dụng năng lượng laser tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Đối tượng nghiên cứu: Gồm 46 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán sỏi thận được điều trị bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng laser từ 01/12/2016 đến 31/8/2017 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu. Kết quả: Tuổi trung bình 45,87 ±18,32 tuổi, nhóm tuổi 31 – 60 chiếm 87%, nam chiếm 69,6% nữ chiếm 30,4%. Tiền sử đã phẫu thuật 10,9%, TSNCT 21,8%, đã phẫu thuật và TSNCT 13%. Triệu chứng lâm sàng đau mỏi thắt lưng chiếm 76%. Siêu âm thận giãn độ II chiếm 76%. Kích thước sỏi trung bình 2,8 ±1,8cm. trong đó sỏi bể thận đơn thuần chiếm 76 %.- Chọc dò vào đài giữa chiếm 82,7%. Thời gian tán sỏi trung bình 60,7 ± 12,3 phút. Biến chứng chiếm 22,1%, chỉ 1 bệnh nhân phải mổ mở. Thời gian lưu dẫn lưu thận 3 ngày chiếm 44,4%. Thời gian dùng thuốc giảm đau 02 ngày chiếm 86,6%, thời gian trung tiện sau tán 02 ngày chiếm 91,1%. Thời gian nằm viện trung bình 4,3 ± 1,5 ngày. Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau tán sỏi là 84,4%, sau 1 tháng là 86,6%. Kết luận: Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng laser là phương pháp điều trị sỏi thận có thể áp dụng tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang. Từ khóa: Tán sỏi qua da, siêu âm năng lượng. ABSTRACT EARLY RESULTS OF MINI PERCUTANEOUS NEPHROLITHOTRIPSY UNDER ULTRASOUD GUIDANCE USED ENERGY THE HOLMIUM LASER FROM DECEMBER 2016 TO AUGUST 2017 IN BAC GIANG GENERAL HOSPITAL. Doan Tien Duong, Nguyen Van Nguyen, Vu Duc Nam, Doan Son Tung, Hoang Van Chuc, Nguyen Van Dong, Nguyen Dong Hung, Vu Nguyen Khai Ca, Do Truong Thanh, Hoang Long. * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 4- 2018: 55 – 61 Introduction: Percutaneous nephrolithotripsy have become minimally invasive treatments of the kidney stone disease with many alternative substitutions for traditional open surgery and are applicable in provincial hospitals. * Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang, ** Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, *** Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức Tác giả liên lạc: PGS.TS. Hoàng Long ĐT: 0912390514 Email: hoanglong70@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 56 Objectives: To study the clinical characteristics, subclinical characteristics of patients and early results of mini percutaneous nephrolithotipsy under ultrasound guidance used the holmium laser in Bac Giang General Hospital. Subjects: included 46 patients kidney stones cases diagnosed and treated by mini percutaneous nephrolithotripsy under ultrasound guidance used the holmium laser from 01/12/2016 to 31/8/2017 in Bac Giang General Hospital. Methods: Descriptive study. Results: The mean age was 45.87 ± 18.32 years, the age group 31 - 60 accounted for 87%, male accounted for 69.6% female, accounting for 30.4%. The history of surgery was 10.9%, 21.8% TSW, surgery and 13% TSW. Clinical manifestations of lumbar palsy accounted for 76%. Phase II renal ultrasound accounted for 76%. Average size of stone is 2.8 ± 1.8cm. Of these, only kidney stones accounted for 76%. Pebble mean time was 60.7 ± 12.3 minutes. Complications accounted for 22.1%; only one patient had to open surgery. 3-day kidney retention time accounted for 44.4%. The duration of two-day pain relievers accounted for 86.6%; the second day of intensive care was 91.1%. Average hospital stay was 4.3 ± 1.5 days. The rate of clean gravel immediately after gravel is 84.4%, after 1 month is 86.6%. Conclusions: Mini percutaneous nephrolithotripsy under ultrasound guidance used the holmium laser is a method of kidney stone disease that can be applied in Bac Giang General Hospital. Keywords: percutaneous nephrolithotripsy, the holmium laser. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tán sỏi thận qua da (PCNL) đã dần là phương pháp điều trị sỏi thận ít xâm lấn được lựa chọn để điều trị sỏi thận và thể hiện nhiều ưu điểm so với mổ mở truyền thống. Trong quá trình điều trị bằng phương pháp này việc lựa chọn cách định vị sỏi, nguồn năng lượng phá sỏi phụ thuộc nhiều vào điều kiện thực tế của từng bệnh viện nhất là các bệnh viện tuyến tỉnh. Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang với cơ sở vật chất còn hạn chế nhưng được sự trợ giúp chuyên môn của các chuyên gia từ bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã áp dụng tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng laser từ tháng 12 năm 2016. Nhằm đánh giá kết quả sớm, khả năng áp dụng của phương pháp điều trị này tại bệnh viện tuyến tỉnh. Chúng tôi tiến hành đề tài nhằm hai mục tiêu sau: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân được tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng Holmium laser tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Nhận xét kết quả sớm phương pháp tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng laser tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Gồm 46 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán sỏi thận được điều trị bằng tán sỏi qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm năng lượng laser từ 01/12/2016 đến 31/8/2017 tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang. Chỉ định tán sỏi gồm: Sỏi thận kích thước > 2cm. Sỏi niệu quản 1/3 trên kèm sỏi trong thận cùng bên. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiến cứu Chuẩn bị bệnh nhân Bệnh nhân được khám lâm sàng, xét nghiệm máu, siêu âm (SA) chụp cắt lớp vi tính (CLVT) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 57 đánh giá toàn trạng, được tư vấn kỹ về phương pháp điều trị tai biến, biến chứng, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. BN được dùng kháng sinh trước tán sỏi 01 ngày. Phương tiện dụng cụ Dụng cụ mổ mở truyền thống, dàn máy nội soi tiết niệu của Karl Storz, máy siêu âm đen trắng, máy tán sỏi Holmium laser hang Accu- tech công suất tối đa 80w, máy bơm nước, ống soi thận, ống soi niệu quản bán cứng, dây dẫn đường, ống thông niệu quản, bộ nong đường hầm vào thận. Các bước tiến hành BN được gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống. BN đặt tư thế sản khoa đặt ống soi niệu quản vào bàng quang, đặt dây dẫn đường và ống thông niệu quản vào thận cùng bên và cố định ra ngoài niệu đạo. BN được chuyển sang tư thế nằm sấp có kê độn ở dưới bụng hoặc nằm nghiêng 90º so với bên đối diện có kê độn ở dưới lưng. Dưới hướng dẫn của siêu âm xác định thận, sỏi thận và lựa chọn đường vào qua các đài thận, rạch da 1cm chọc kim vào đài bể thận khi có cảm giác chạm sỏi hoặc ra nước khi bơm nước vào bể thận qua ống thông niệu quản thì đặt dây dẫn đường sau đó nong đường hầm từ nhỏ đến lớn 18 Fr, đặt Amplazt 18Fr. Dùng ống soi thận hay ống soi niệu quản bán cứng soi vào thận, tiếp cận đài bể thận xác định sỏi và tán sỏi thành mảnh nhỏ, kết hợp lấy mảnh sỏi qua Amplazt. Khi thoát nước nhiều nghi tổn thương bể thận sẽ chuyển mổ mở, khi chảy máu nhiều hoặc nước tiểu đục dừng tán sỏi và đặt dẫn lưu thận 14 Fr, sẽ tán sỏi sau 01 – 02 tuần sau đó. Nếu tán sạch sỏi thì đặt JJ xuôi dòng rồi dẫn lưu thận ra da 14 Fr hoặc đặt JJ ngược dòng nếu đặt JJ xuôi dòng khó khăn. Đặt BN về tư thế ban đầu. Theo dõi sau mổ Theo dõi tình trạng toàn thân, huyết động Theo dõi số lượng, màu sắc nước tiểu, tình trạng nhiễm trùng. Chụp x quang sau tán sỏi ngày thứ 2, nếu sạch sỏi sẽ rút dẫn lưu thận, nếu còn sỏi sẽ tán sau 01 -02 tuần. Ống thông JJ sẽ rút sau 01 tháng. KẾT QUẢ Trong khoảng thời gian nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 46 trường hợp được tiến hành tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ hướng dẫn bằng siêu âm năng lượng Holmium laser với kết quả như sau: Đặc điểm chung Bảng 1. Phân bố tuổi, giới. Lớp tuổi Nam Nữ Số BN Tỉ lệ% ≤ 30 1 1 2 4,3 31 - 40 9 0 9 19,6 41 - 50 12 4 16 34,8 51 - 60 7 8 15 32,6 >60 3 1 4 8,7 Tổng cộng 32 14 46 100 Nhận xét: Tuổi trung bình 45,9 ± 8,3 tuổi, nhỏ nhất 25 tuổi, lớn nhất 65 tuổi. Nhóm tuổi 41-60 chiếm 67,4%. Nam nhiều hơn nữ, nam/nữ là: 2,3. Bảng 2. Tiền sử điều trị của thận được tán Tiền sử Số BN Tỉ lệ % Sỏi chưa can thiệp gì 25 54,3 Sỏi trên BN đã phẫu thuật 5 10,9 Sỏi trên BN đã phẫu thuật + SNCT 6 13 Sỏi trên BN đã TSNCT 10 21,8 Tổng 46 100 Nhận xét: Bệnh nhân chưa can thiệp gì chiếm tỷ lệ 54,3%. Đặc điểm lâm sàng Triệu chứng đau mỏi thắt lưng là chủ yếu chiếm 76% (bảng 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 58 Bảng 3 Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng BN Tỉ lệ % Cơn đau quặn thận 4 8,7 Đau mỏi thắt lưng 35 76 Tình cờ phát hiện 7 15,3 Tổng 46 100 Đặc điểm cận lâm sàng Thận giãn độ 2 trên siêu âm chiếm 76%. Bảng 4. Mức độ giãn thận trên siêu âm Nhóm Không giãn Giãn độ 1 Giãn độ 2 Giãn độ 3 Tổng Số BN 2 6 35 3 46 Tỉ lệ % 4,4 13 76 6,6 100 Sỏi bể thận đơn thuần chiếm 76%, có 1 bệnh nhân sỏi san hô chiếm 4,2%. Bảng 5 Vị trí và hình thái sỏi Nhóm sỏi Bể đơn thuần Bể + 1 nhóm đài Bể + 2 nhóm đài Bể + 3 nhóm đài Tổng Số BN 35 5 5 1 46 Tỉ lệ % 76 10,9 10,9 4,2 100 Kích thước sỏi trung bình 2,8 ±1,8 cm. Nhóm có kích thước 2,5 – 3cm chiếm 61%. Bảng 6. Kích thước viên sỏi Kích thước sỏi BN Tỉ lệ% <2cm 2 4,3 2-2,5cm 6 13 >2,5-3cm 28 61 >3-3,5cm 6 13 >3,5cm 4 8,7 Tổng 46 100 Kết quả tán sỏi Chọc dò vào đài giữa chiếm ưu thế 82,7%. Bảng 7 Vị trí chọc dò Vị Trí chọc dò BN Tỉ lệ % Đài trên 1 2,1 Đài giữa 38 82,7 Đài dưới 7 15,2 Tổng 46 100 Bảng 8. Thời gian tán sỏi Thời gian tán sỏi (phút) BN Tỉ lệ% <20 2 4,5 20-40 5 11,1 40-60 19 42,2 60-80 17 37,8 >80 2 4,5 Tổng 45 100 Nhận xét: Thời gian tán sỏi trung bình 60,7 ± 12,3 phút. Nhanh nhất 18 phút, lâu nhất 116 phút, thời gian 40 – 60 phút chiếm tỷ lệ cao nhất (42,2%). Bảng 9. Các biến chứng trong và sau tán Các biến chứng Số BN Tỉ lệ Tổn thương bể thận 1 2,1 Tổn thương tạng xung quanh 0 0 Chảy máu phải truyền máu 0 0 Sốt 9 20 Tổng 10 22,1 Nhận xét: Biến chứng trong và sau tán chiếm 22,1%, trong đó sốt chiếm tỷ lệ cao nhất 20%. Có 1 bệnh nhân bị tổn thương bể thận phải chuyển mổ mở Bảng 10: Thời gian lưu DL thận Số ngày 2 ngày 3 ngày 4 ngày >4 ngày Tổng Số BN 5 20 16 4 45 Tỉ lệ % 11,1 44,4 35,6 8,9 100 Nhận xét: Thời gian lưu dẫn lưu thận chủ yếu là 3 ngày chiếm 44,4%. Bảng 11. Thời gian dùng thuốc giảm đau Thời gian dùng thuốc giảm đau (ngày) BN Tỉ lệ % 1 ngày 20 44,4 2 ngày 19 42,2 3 ngày 6 13,3 Tổng 45 100 Nhận xét: Thời gian dùng thuốc giảm đau ngày 1 – 2 chiếm 86,6%. Bảng 12 Thời gian trung tiện sau tán Thời gian trung tiện sau tán BN Tỉ lệ % 1 ngày 18 40 2 ngày 23 51,1 3 ngày 4 8,9 Tổng 45 100 Nhận xét: Thời gian trung tiện ngày thứ 1 - 2 chiếm 91,1%. Bảng 13. Thời gian nằm viện sau tán. Thời gian nằm viện sau tán (ngày) BN Tỉ lệ % 3 ngày 4 8,9 4 ngày 20 44,4 5 ngày 19 42,2 6 ngày 1 2,2 >6 ngày 1 2,2 Tổng 45 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 59 Nhận xét: Thời gian nằm viện trung bình 4,3 ±1,5 ngày ngắn nhất là 3 ngày, dài nhất là 8 ngày. Bảng 14. Tỉ lệ sạch sỏi Tỷ lệ sạch sỏi Bể đơn thuần Bể và 1 nhóm đài Bể và 2 nhóm đài Bể và 3 nhóm đài Sau mổ 35 (100%) 2 (50%) 1 (25%) 0 (0%) Sau 1 tháng 35 (100%) 3 (60%) 1 (25%) 0 (0%) Nhận xét: Tỷ lệ sạch sỏi sau tán là 84,4%. Sau 1 tháng là 86,6%. BÀN LUẬN Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Tuổi Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 45,87 ± 18,32 tuổi. Hoàng Long (2017) gặp tuổi trung bình 47,13 ± 24,31 tuổi(1) Chúng tôi gặp tuổi nhỏ nhất 25, lớn nhất 65. Vũ Nguyễn Khải Ca (2015) gặp tuổi nhỏ nhất 32, cao nhất 62(4), Hoàng Long (2017) gặp tuổi nhỏ nhất 22 tuổi lớn nhất 85(1). Tuổi 31 – 60 chiếm đa số 87% là tuổi lao động học tập chính của mỗi người. Giới Nghiên cứu gặp nam 69,6%, nữ 30,4%. Hoàng Long (2017) gặp nam 71,5%, nữ 28,5%(1). Tiền sử Tán sỏi thận qua da có thể can thiệp khi bệnh nhân đã phẫu thuật bị tái phát sỏi hay tán sỏi ngoài cơ thể thất bại. Những bệnh nhân này khi thực hiện mổ mở sẽ rất khó khăn do quá trình bộc lộ thận sẽ rất dính nhưng đối với TSQD việc thực hiện chọc dò vào thận lại thuận lợi vì thận ít di động với nhịp thở của bệnh nhân. Nhóm này của chúng tôi chiếm 45,7%. Chúng tôi gặp 54,3% bệnh nhân chưa can thiệp gì. Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng lâm sàng nổi bật của nhóm nghiên cứu là đau mỏi thắt lưng cùng bên với bên có sỏi (76%), đây là triệu chứng hay gặp của sỏi trong thận, với đặc điểm ít di chuyển nên triệu chứng đau thường mơ hồ làm người bệnh chủ quan hay bỏ qua dấu hiệu này, chỉ khi có giãn thận gây ứ nước tiểu thì sỏi thận mới gây đau nhiều. Chúng tôi chỉ gặp 15,3% bệnh nhân tình cờ phát hiện sỏi và 8,7% có cơn đau quặn thận. Triệu chứng cận lâm sàng Siêu âm Đánh giá mức độ giãn của thận trên siêu âm là yếu tố tiên lượng giúp việc chọc dò vào đài bể thận. Thận càng giãn to (độ 3, độ 4) thì khả năng chọc dò vào đài bể thận càng dễ nhưng ngược lại quá trình soi thận và tán sỏi lại gặp nhiều khó khăn do sỏi di chuyển các đài thận nên khả năng sót sỏi sẽ tăng lên. Với thận giãn độ 1, 2 việc chọc dò vào đài bể thận sẽ khó khăn nhưng khi soi thận tán sỏi sẽ thuận lợi do đài bể thận hẹp sỏi ít di động, tuy nhiên khả năng tụt amplazt sẽ cao hơn do sỏi nằm sát gần nhu mô. Yếu tố khách quan khi chọc dò vào đài bể thận là có nước tiểu hoặc nước chỉ thị bơm qua ống thông niệu quản chảy ra đầu kim chọc dò, với những sỏi có kích thước lớn chúng tôi có thể cảm nhận cảm giác chạm sỏi qua đầu kim tuy nhiên dấu hiệu này không chắc chắn và phụ thuộc vào chủ quan của từng người. Với kinh nghiệm còn hạn chế chúng tôi thường lựa chọn bệnh nhân có thận giãn độ 2 vào nghiên cứu nhóm này chiếm 76%. Vị trí, hình thái sỏi và kích thước sỏi trên CLVT: Trong nghiên cứu chủ yếu sỏi bể thận đơn thuần 76%. Khi tán sỏi chúng tôi có thể đưa amplazt và ống soi thận đi khắp các nhóm đài vì làm bằng nhựa mềm và kích thước nhỏ 18Fr nên khả năng tiếp cận các nhóm đài là có thể, tuy nhiên do kinh nghiệm ban đầu còn hạn chế nên chúng tôi thường lựa chọn sỏi bể thận đơn thuần dễ tăng khả năng tán sạch sỏi. Chúng tôi chỉ có 1 bệnh nhân sỏi san hô (4,2%) Kích thước sỏi của nhóm nghiên cứu chúng tôi là 2,8 ±1,8 cm. Vũ Nguyễn Khải Ca (2015) kích thước sỏi 12,24 mm(4), Hoàng Long (2017) kích thước sỏi 2,41 ±0,86 cm(1), Li Jianxing (2014) kích Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 60 thước sỏi 3,2(3), Nghiên cứu của chúng tôi có kích thước sỏi lớn hơn liên quan tới thời gian tán và các biến chứng khác. Kết quả sớm Vị trí chọc dò Nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu chọc dò vào đài giữa chiếm 82,7%. Từ đài giữa có thể di chuyển ống soi đi các nhóm đài trên và dưới thuận lợi, khi kết thúc phẫu thuật đặt ống thông JJ xuôi dòng cũng thuận lợi hơn khi chọc dò vào các đài khác. Nhóm nghiên cứu chủ yếu gặp sỏi bể thận đơn thuần 76%, đường tiếp cận sỏi vào đài giữa là con đường thuận lợi nhất. Hoàng Long (2017) chọc dò vào đài giữa 71,5%(1), Li Jianxing (2014) chọc dò vào đài giữa 56 %(3). Chúng tôi chọc dò vào đài trên chỉ có 1 bệnh nhân chiếm 2,1% cũng phù hợp với Hoàng Long (2017) là 13%(1), và Li Jianxing (2014) là 6%(3). Thời gian tán sỏi Thời gian tán sỏi trung bình của nhóm nghiên cứu là 60,7 ±12,3 phút nhanh nhất 18 phút và lâu nhất 116 phút so với Hoàng Long (2017) và Li Jianxing (2014) thì thời gian tán sỏi của chúng tôi có lâu hơn nhưng sỏi của chúng tôi có kích thước lớn hơn và kinh nghiệm tán sỏi của chúng tôi còn hạn chế. Biến chứng trong và sau tán Biến chứng trong và sau tán sỏi phụ thuộc rất nhiều yếu tố như lựa chọn bệnh nhân, vị trí, hình thái sỏi, kích thước của sỏi, các trang thiết bị, phương tiện dụng cụ tán sỏi, kinh nghiệm của phẫu thuật viên, chúng tôi định vị sỏi và dẫn đường khi tạo đường hầm bằng siêu âm do đó còn phụ thuộc vào kinh nghiệm siêu âm thận, tiết niệu của phẫu thuật viên. Chúng tôi gặp 10 bệnh nhân có biến chứng sau mổ với tỉ lệ chung là 22,1% trong đó tổn thương bể thận 2,1%, sốt 20%. Chúng tôi gặp biến chứng cao so với các tác giả: Hoàng long (2017) biến chứng 4,1% gồm: Tụt Amplatz trong mổ, chảy máu do giả phình, tụ dịch sau phúc mạc, sốt sau mổ(1). Li Jianxing (2014) gặp: Sốt 4,7%, truyền máu 1,1%, thương tổn màng phổi 0,19%, chuyển phẫu thuật mở 0,05%, gây nghẽn động mạch 0,25%, cắt thận 0,03%(3). Nhưng thấp hơn so với Hồ Trường Thắng (2015) tai biến 29,6% trong đó: Chảy máu phải can thiệp ngoại khoa hoặc truyền máu 7,4%, sốt 11,1%, rò nước tiểu và sốt 7,4%, tụt amplatz và sốt 3,7%(2). Biến chứng nặng nề nhất mà chúng tôi gặp phải là một bệnh nhân nam 59 tuổi sỏi bể thận và 2 nhóm đài chúng tôi chọc kim xuyên thủng vào bể thận và trong quá trình tán sỏi bị ngấm nước chúng tôi phải chuyển mổ mở lấy sỏi và tạo hình bể thận bị rách, hậu phẫu bệnh nhân ổn định ra viện ngày thứ 10 sau mổ. Các bệnh nhân có sốt làm kéo dài thời gian nằm viện sau tán được cấy máu, cấy niệu không có vi khuẩn được dùng kháng sinh phổ rộng, bệnh nhân đều ổn định, cá biệt có bệnh nhân sốt 5 ngày liên tục. Thời gian lưu dẫn lưu thận Việc có đặt dẫn lưu thận ra da sau tán sỏi qua da hay không còn đang là vấn đề tranh cãi với nhiều tác giả. Chúng tôi đặt dẫn lưu thận ra da ở tất cả những trường hợp tán sỏi qua da, thời gian lưu dẫn lưu này phụ thuộc vào diễn biến lâm sàng sau tán sỏi. Thời gian lưu dẫn lưu thận của chúng tôi chủ yếu là 3 ngày chiếm 44,4%. Kết quả phù hợp với Hồ Trường Thắng (2015) thời gian lưu dẫn lưu thận là 2,96 ±0,77 ngày(2). Thời gian dùng thuốc giảm đau, trung tiện sau tán Trong nhóm nghiên cứu thời gian dùng thuốc giảm đau ngày 1 – 2 chiếm 86,6%. Mặc dù tán sỏi không tổn thương vào ống tiêu hóa nhưng cũng ảnh hưởng tới nhu động ruột do hội chứng sau phúc mạc, tuy nhiên thời gian trở lại với lưu thông ống tiêu hóa ngày 1 – 2 của nhóm nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao 91,1% thể hiện ưu điểm vượt trội của phương pháp điều trị này so với mổ mở truyền thống. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học 61 Thời gian hậu phẫu Thời gian nằm viện sau tán sỏi của nhóm nghiên cứu là 4,3 ±1,5 ngày. Đây là kết quả rất đáng khích lệ so với Li Jianxing (2014) là 4,1 ngày(3), Hồ Trường Thắng (2015) là 6,5 ± 3,44 ngày(2). Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có sốt sau tán làm kéo dài thời gian hậu phẫu. Tỉ lệ sạch sỏi Tỷ lệ sạch sỏi sau tán của nhóm nghiên cứu của chúng tôi rất đáng khích lệ đó là 84,4% ngay sau mổ trong đó của Hoàng Long (2017) là 77,7%, sau 1 tháng đạt 86,6% của Hoàng Long (2017) đạt 87,4%(1). Của Li Jianxing (2014) sạch sỏi 85,5%(3). Hồ Trường Thắng (2015) gặp tỷ lệ sạch sỏi sau tán 70,4%, sau 1 tháng 74,1%(2). Lý do chúng tôi đạt được kết quả như vậy có thể BN của chúng tôi thường có 1 viên và sỏi bể thận đơn thuần là chính nên khả năng tiếp cận và xử lý trong tán thuận lợi hơn các tác giả khác vì vậy mà tỷ lệ sạch sỏi cao hơn. KẾT LUẬN Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của nhóm bệnh nhân Tuổi trung bình 45,87 ±18,32 tuổi, nhóm tuổi 31 – 60 chiếm 87%, nam chiếm 69,6% nữ chiếm 30,4%. Tiền sử đã phẫu thuật 10,9%, TSNCT 21,8%, đã phẫu thuật và TSNCT 13%. Triệu chứng lâm sàng đau mỏi thắt lưng chiếm 76%. Siêu âm thận giãn độ II chiếm 76%. Kích thước sỏi trung bình 2,8 ±1,8cm. trong đó sỏi bể thận đơn thuần chiếm 76 %. Kết quả sớm Chọc dò vào đài giữa chiếm 82,7%. Thời gian tán sỏi trung bình 60,7 ±12,3 phút. Biến chứng chiếm 22,1%, chỉ 1 bệnh nhân phải mổ mở. Thời gian lưu dẫn lưu thận 3 ngày chiếm 44,4% Thời gian dùng thuốc giảm đau 02 ngày chiếm 86,6%, thời gian trung tiện sau tán 02 ngày chiếm 91,1%. Thời gian nằm viện trung bình 4,3 ± 1,5 ngày. Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau tán sỏi là 84,4%, sau 1 tháng là 86,6%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Long và CS (2017), “Tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn bằng siêu âm, lựa chọn tối ưu trong điều trị sỏi đài bể thận", Tạp chí Y Dược học Huế số đặc biệt tháng 8 năm 2017, tr 304 - 313. 2. Hồ Trường Thắng (2015) "Đánh Giá hiệu quả phương pháp tán sỏi thận qua da bằng đường hầm nhỏ tại bệnh viện Việt Đức", Luận văn Thạc sỹ Y học Trường Đại học Y Hà Nội. 3. Li J (2014) “Complication and safety of ultrasound guided percutaneous nephrolithotomy in 8025 cases in China”Chin Med J 2014;127(24): 4184 - 4189. 4. Vũ Nguyễn Khải Ca và CS (2015) “Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm", Y học TP Hồ Chí Minh, tr 227- 281. Ngày nhận bài báo: 10/05/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2018 Ngày bài báo được đăng: 20/07/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_som_phuong_phap_tan_soi_than_qua_da_duong_ham_nho_du.pdf