Khảo sát đặc điểm hình thái bong võng mạc sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Khảo sát đặc điểm hình thái bong võng mạc sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 65 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BONG VÕNG MẠC SAU CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trịnh Bảo An*, Lê Đỗ Thùy Lan*, Nguyễn Thị Hồng Phụng** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bong võng mạc sau chấn thương, giúp cho việc tiên lượng và lập kế hoạch điều trị cho những bệnh nhân có chấn thương nhãn cầu. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca, trên 30 bệnh nhân bong võng mạc sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt TP.HCM từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2014. Kết quả: Tuổi trung bình là 38,23 ± 25,72. Nam giới chiếm đại đa số (90%). Hoàn cảnh chấn thương hay gặp nhất là tai nạn sinh hoạt (46,7%). Bong võng mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm 56,7% và bong võng mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu chiếm 43,3%. Bong võng mạc toàn bộ chiếm 20% và tỉ lệ ảnh hưởng hoàng điểm l...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 53 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo sát đặc điểm hình thái bong võng mạc sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 65 KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI BONG VÕNG MẠC SAU CHẤN THƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN MẮT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Trịnh Bảo An*, Lê Đỗ Thùy Lan*, Nguyễn Thị Hồng Phụng** TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng của bong võng mạc sau chấn thương, giúp cho việc tiên lượng và lập kế hoạch điều trị cho những bệnh nhân có chấn thương nhãn cầu. Phương pháp nghiên cứu: Báo cáo hàng loạt ca, trên 30 bệnh nhân bong võng mạc sau chấn thương tại Bệnh viện Mắt TP.HCM từ tháng 01/2013 đến tháng 09/2014. Kết quả: Tuổi trung bình là 38,23 ± 25,72. Nam giới chiếm đại đa số (90%). Hoàn cảnh chấn thương hay gặp nhất là tai nạn sinh hoạt (46,7%). Bong võng mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm 56,7% và bong võng mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu chiếm 43,3%. Bong võng mạc toàn bộ chiếm 20% và tỉ lệ ảnh hưởng hoàng điểm là 53,3%. Vị trí rách võng mạc thường gặp nhất là thái dương dưới (36%) và thái dương trên (28%). Thời gian xảy ra bong võng mạc trung bình ở nhóm chấn thương đụng dập là 16,3 tuần và ở nhóm vết thương xuyên là 10,5 tuần. Trong BVM sau CTĐD, tổn thương thủy tinh thể, giác mạc và xuất huyết tiền phòng là các tổn thương phối hợp thường gặp nhất, trong nhóm VTX nhãn cầu, đục vỡ thủy tinh thể là tổn thương phối hợp gặp nhiều nhất. Kết luận: Đối với bệnh nhân chấn thương nhãn cầu có các tổn thương phối hợp kể trên, cần theo dõi định kỳ trong ít nhất 4 tháng đầu nhằm phát hiện và điều trị bong võng mạc sớm. Trong khám đáy mắt ở những bệnh nhân trên cần đặc biệt chú ý vùng võng mạc thái dương dưới và thái dương trên để phát hiện lỗ rách. Từ khóa: bong võng mạc, dịch tễ, lâm sàng. ABSTRACT CHARACTERISTICS AND PATTERN OF TRAUMATIC RETINAL DETACHMENT IN HO CHI MINH CITY EYE HOSPITAL. Nguyen Trinh Bao An, Le Do Thuy Lan, Nguyen Thi Hong Phung* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 3 - 2017: 65 - 71 Purpose: This study evaluates clinical characteristics and pattern of traumatic retinal detachment, to help clinicians counseling their patients regarding their risk of developing retinal detachment and making plans for treatment in these patients. Methods: It is a case series study. Clinical data are obtained from 30 patients diagnosed with traumatic retinal detachment from January 2013 to September 2014 in the Department of Traumatology, HoChiMinh City Eye Hospital, Vietnam. Results: Mean age was 38.23 ± 25.72 and 27 (90%) were males. The most frequent causes of ocular trauma were domestic accidents (46.7%). Regarding type of injury, closed globe injury accounted for 56.7% and open globe injury accounted for 43.3%. Extension of retinal detachment: four quadrants was 20%. Macular involvement was 53.3%. Infer temporal (36%) and superotemporal (28%) were the major site of tears. The mean time between trauma and retinal detachment for closed versus open globe injury was 16.3 and 10.5 weeks, respectively. In retinal detachment due to ocular contusion, lens injuries, cornea injuries and hyphae were the *Bộ Môn Mắt - Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch **Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Trịnh Bảo An ĐT: 0983639405 Email: baoannt13@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 66 commonest ocular lesions, whereas in retinal detachment due to ocular penetration, traumatic cataract with anterior capsular rupture was commonest. Conclusion: For ocular trauma patients with specific ocular lesion, follow-up in at least 4 months is necessary for early diagnosis and prompt treatment of traumatic retinal detachment. When performing fundoscopic exam, clinicians should pay special attention to inferotemporal and superotemporal quadrants to find retinal tears. Keywords: retinal detachment, clinical characteristics, epidemiology, ĐẶT VẤN ĐỀ Bong võng mạc sau chấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất thị lực không hồi phục sau chấn thương nhãn cầu. Bong võng mạc sau chấn thương có những đặc điểm riêng về cơ chế, hình thái lâm sàng đặc trưng, đi kèm với các tổn thương phối hợp khác khiến bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, việc chẩn đoán và kết quả điều trị còn nhiều hạn chế. Việc đánh giá và tiên lượng những bệnh nhân chấn thương nhãn cầu nào có khả năng bong võng mạc cao, cũng như mô tả thời điểm phát hiện bong võng mạc sau chấn thương giúp cho việc phát hiện và điều trị bệnh sớm đóng vai trò rất quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức. Tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam chưa ghi nhận nghiên cứu nào về bong võng mạc sau chấn thương. Do đó nghiên cứu này được thực hiện nhằm nêu lên những đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trong bong võng mạc sau chấn thương, từ đó giúp ích cho công tác thực hành lâm sàng hàng ngày của các bác sĩ khi đánh giá và giải thích tiên lượng bong võng mạc cho những bệnh nhân có chấn thương nhãn cầu, phát hiện sớm bong võng mạc sau chấn thương nhằm giữ được thị lực tốt nhất cho bệnh nhân. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Dân số chọn mẫu Bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên bị bong võng mạc sau chấn thương nhãn cầu nhập tại Khoa Chấn thương Bệnh Viện Mắt TPHCM và thỏa các điều kiện của tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân được chẩn đoán bong võng mạc qua khám lâm sàng bằng soi đáy mắt hoặc cận lâm sàng như siêu âm B. Có tiền căn chấn thương mắt rõ ràng (thể hiện qua việc hỏi tiền sử và thông tin trên hồ sơ bệnh án cũ). Tất cả các dạng bong võng mạc sau chấn thương đều nhận vào nghiên cứu. Cỡ mẫu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca nên chúng tôi chọn tất cả những bệnh nhân từ 16 tuổi trở lên có bong võng mạc sau chấn thương nhãn cầu thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu vào nghiên cứu từ 1/2013 đến 9/2014. Chúng tôi thu thập được 30 mắt trên 30 bệnh nhân (27 nam và 3 nữ). Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Qui trình nghiên cứu Bệnh nhân bong võng mạc chấn thương nhập khoa Chấn thương được hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng, mượn lại hồ sơ bệnh án cũ (nếu có). Số liệu được thu thập theo mẫu soạn sẵn. Sau đó đưa vào thống kê phân tích bằng phần mềm Stata. Phương tiện nghiên cứu Bảng thị lực Snellen, kính soi đáy mắt đảo ngược Volk +90D, kính 3 mặt gương Goldmann, sinh hiển vi khám bệnh, máy siêu âm B. Xử lý số liệu Theo chương trình SPSS 22.0 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 67 KẾT QUẢ Đặc điểm dịch tễ Nam giới chiếm đại đa số với tỉ lệ 90%. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân nghiên cứu là 38,23 ± 25,72, dao động trong khoảng từ 18 tuổi đến 64 tuổi. Đa số bệnh nhân nằm ở nhóm tuổi lao động từ 16 đến 55 tuổi chiếm 83,3%. Trong 30 mắt chấn thương, mắt trái chiếm tỉ lệ 53,3%, mắt phải chiếm 46,7%. Tỉ lệ bệnh nhân bong võng mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu chiếm 56,7% so với tỉ lệ bệnh nhân bong võng mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu là 43,3%. Về hoàn cảnh chấn thương, tai nạn sinh hoạt là nguyên nhân gây chấn thương chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu của chúng tôi, tiếp sau đó là chấn thương do tai nạn lao động và sau cùng là tai nạn giao thông (biểu đồ 1). Biểu đồ 1: Phân bố hoàn cảnh chấn thương Chấn thương do vật sắc nhọn chiếm tỉ lệ cao nhất với 46,67%. Một số tác nhân gây chấn thương hay gặp là dây ràng (13,3%), cây gỗ (13,3%) và trái cầu lông (6,7%). Đặc điểm lâm sàng Về thị lực Thị lực thấp trầm trọng ở cả 2 nhóm bệnh nhân bong võng mạc sau chấn thương đụng dập và bong võng mạc do vết thương xuyên nhãn cầu. 90% bệnh nhân có thị lực dưới ĐNT1m ở thời điểm bong võng mạc. Thị lực trung bình tính theo LogMAR ở nhóm bong võng mạc sau chấn thương đụng dập nhãn cầu là 1,765, cao hơn so với thị lực trung bình ở nhóm bong võng mạc sau vết thương xuyên nhãn cầu là 1,954, tuy nhiên kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa thị lực ở 2 nhóm trên, p>0,05. Về tổn thương dịch kính Tất cả bệnh nhân bong võng mạc sau chấn thương nhãn cầu đều có các rối loạn trong dịch kính ở các mức độ khác nhau. Trong nhóm chấn thương đụng dập nhãn cầu, chiếm tỉ lệ cao nhất là đục dịch kính (41,2%) và xuất huyết dịch kính (35,3%). Trong nhóm vết thương xuyên nhãn cầu, xuất huyết dịch kính chiếm tỉ lệ cao nhất (69,2%). Về diện tích bong võng mạc Tỉ lệ BVM toàn bộ ở nhóm chấn thương đụng dập nhãn cầu là 17,6% và ở nhóm vết thương xuyên nhãn cầu là 23,1%. Kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trên, p>0,05. Về tình trạng hoàng điểm BVM lan qua vùng hoàng điểm chiếm 52,9% trong nhóm chấn thương đụng dập và 53,8% trong nhóm vết thương xuyên nhãn cầu. Kiểm định cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở hai nhóm trên, p>0,05. Về số lượng, vị trí và hình thái rách võng mạc Số lượng lỗ rách trung bình ở nhóm chấn thương đụng dập là 1,18 và ở nhóm vết thương xuyên là 0,77. Trong nhóm chấn thương đụng dập nhãn cầu, vị trí rách võng mạc gặp nhiều nhất là ở thái dương dưới (40%), theo sau đó là thái dương trên (33,3%), mũi trên (13,3%) và hậu cực (13,3%). Trong nhóm vết thương xuyên nhãn cầu, vị trí rách võng mạc gặp nhiều nhất là thái dương dưới (30%), mũi dưới (30%), theo sau đó là thái dương trên (20%), mũi trên (10%) và hậu cực (10%) (biểu đồ 2). Trong nhóm CTĐD nhãn cầu, rách võng mạc hình móng ngựa chiếm tỉ lệ cao nhất là 29,4%, tiếp theo là đứt chân võng mạc (23,5%), lỗ rách khổng lồ (11,8%), lỗ hoàng điểm (11,8%), lỗ hoại tử (5,9%) và lỗ thoái hóa (5,9%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 68 Biểu đồ 2: Phân bố vị trí lỗ rách Trong nhóm VTX nhãn cầu, rách võng mạc do điểm chạm dị vật chiếm tỉ lệ cao nhất với 5 mắt (38,5%), theo sau đó là rách móng ngựa (23,1%), đứt chân võng mạc (7,7%) và rách khổng lồ (7,7%). Về thời gian từ khi chấn thương đến khi bong võng mạc BVM xuất hiện nhiều nhất trong khoảng thời gian từ 1-3 tháng sau chấn thương nhãn cầu. Hơn một nửa số bệnh nhân (66,7%) xuất hiện BVM trong vòng 3 tháng đầu sau chấn thương. Có 50% trường hợp BVM xảy ra trong vòng 4 tuần đầu sau CTĐD nhãn cầu, 70% BVM trong vòng 5 tháng sau chấn thương. Có 50% trường hợp BVM xảy ra trong vòng 6 tuần đầu sau VTX nhãn cầu, 80% BVM xuất hiện trong vòng 6 tháng sau chấn thương. Thời gian trung bình từ khi chấn thương đến khi BVM là 13,8 tuần. Trong nhóm BVM do CTĐD nhãn cầu, thời gian trung bình là 16,3 tuần, lớn hơn ở nhóm BVM do VTX nhãn cầu với thời gian trung bình là 10,5 tuần (bảng 1). Tuy nhiên, qua kiểm định cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, p>0,05. Bảng 1: Thời gian trung bình từ lúc chấn thương đến khi BVM Loại chấn thương Số lượng N=30 Thời gian trung bình (tuần) p CTĐD 17 16,3 0,397 VTX 13 10,5 Chung 30 13,8 Về các tổn thương phối hợp Các tổn thương phối hợp gặp nhiều nhất trên mắt BVM sau CTĐD nhãn cầu là tổn thương ở thủy tinh thể (47,1%), giác mạc (41,2%) và tiền phòng (41,2%). Trong nhóm bệnh nhân BVM sau VTX nhãn cầu, tổn thương thủy tinh thể cũng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các tổn thương phối hợp (69,2%), tiếp theo đó là tổn thương giác mạc (61,5%) và tổn thương tiền phòng (61,5%), tổn thương củng mạc (46,2%). Bảng 2: Các tổn thương phối hợp Tổn thương phối hợp trong CTĐD nhãn cầu Tổn thương phối hợp trong VTX nhãn cầu Tổn thương thủy tinh thể 47,1% Tổn thương thủy tinh thể 69,2% Đục thủy tinh thể 17,6% Đục vỡ thủy tinh thể 53,8% Đục lệch thủy tinh thể 17,6% Đục thủy tinh thể 15,4% Lệch/Bán lệch thủy tinh thể 11,8% Tổn thương củng mạc 46,2% Tổn thương giác mạc 41,2% Tổn thương giác mạc 61,5% Phù giác mạc 35,3% Tổn thương tiền phòng 41,2% Tổn thương tiền phòng 61,5% Xuất huyết tiền phòng 35,3% Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 69 BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ Độ tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn hẳn nghiên cứu của các tác giả nước ngoài như tác giả Shulka ghi nhận độ tuổi trung bình là 27,45 (9), tác giả Cox (1) ghi nhận tuổi trung bình là 25 ở nam và 34 ở nữ. Kết quả trên được giải thích do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại khoa chấn thương, không bao gồm các trường hợp bệnh nhi dưới 16 tuổi. Tỷ lệ nam chiếm đại đa số trong BVM chấn thương có thể được giải thích do nam giới thường tham gia các loại hình lao động nặng và nguy hiểm hơn, cũng như nam giới thường chơi các môn thể thao đối kháng như tennis, cầu lông. Độ tuổi trung bình của nhóm chấn thương nhãn cầu kín là 44,82 tuổi, cao hơn rõ rệt so với nhóm chấn thương nhãn cầu hở là 29,62 tuổi, với p = 0,001. Chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với nghiên cứu trên là do đa số các trường hợp tai nạn lao động ở nước ta gặp ở người trẻ tuổi và thường dẫn đến chấn thương nhãn cầu hở. Về hình thái chấn thương, kết quả của chúng tôi tương đối phù hợp với các khảo sát về BVM chấn thương trước đây ở nước ta, tuy nhiên các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài nhận thấy tỉ lệ BVM sau CTĐD nhãn cầu cao hơn từ 2-4 lần so với BVM do VTX nhãn cầu (bảng 3). Bảng 3: So sánh hình thái chấn thương với các nghiên cứu khác CTĐD VTX Goffstein (1982) (3) 81% 19% Laatikanen (1985) (5) 89,5% 10,5% Đ. Như Hơn (2005) (2) 54,6% 45,4% L. Thanh Trà (2005) (6) 48,3% 51,7% Ng. Trịnh Bảo An (2016) 56,7% 43,3% Chúng tôi cho rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi khác với các tác giả nước ngoài nhưng phù hợp với các nghiên cứu trong nước là do ở nước ta bệnh nhân không nhớ rõ về tiền sử chấn thương mắt. Đối với các trường hợp bệnh nhân có CTĐD nhãn cầu nhẹ bệnh nhân có thể không đi khám bệnh ở thời điểm chấn thương, hoặc không nhớ rõ tiền sử chấn thương. Ngoài ra, bệnh nhân BVM tại BV Mắt có thể được điều trị tại khoa Chấn thương và khoa Đáy mắt nên có thể những trường hợp CTĐD nhãn cầu có tiền sử chấn thương không rõ ràng đã được điều trị tại khoa Đáy mắt. Về hoàn cảnh chấn thương, Tỉ lệ chấn thương do tai nạn thể thao trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn hẳn so với các tác giả nước ngoài nhưng lại tương đồng với nghiên cứu trong nước, có thể do bệnh nhân không nhớ được tiền sử chấn thương thể thao trước đó. Vì vậy, khi đã xuất hiện bong võng mạc, bệnh nhân được điều trị tại khoa Đáy Mắt. Chúng tôi ghi nhận 2 trường hợp chấn thương do trái cầu lông văng trúng mắt, chiếm tỉ lệ 100% trong nhóm nguyên nhân thể thao. Đặc điểm lâm sàng Về thị lực Nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thị lực thấp chiếm tỉ lệ rất cao, tương đồng với nghiên cứu của tác giả trong nước và Shukla (1986) (9), kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Nuzzi (2012)(7) và Rouberol (2011)(8). Chúng tôi cho rằng có sự khác biệt này là do 2 nghiên cứu trên được tiến hành ở các nước đã phát triển, bệnh nhân có ý thức tốt về việc khám bệnh và điều trị bệnh sớm, bệnh nhân được tái khám và theo dõi thường xuyên, do đó ở thời điểm phát hiện BVM thị lực vẫn còn khá tốt. Về tổn thương dịch kính Dựa trên cơ chế bệnh sinh BVM, xuất huyết dịch kính đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành BVM trên mắt chấn thương. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy XHDK chiếm 35,3% trong nhóm CTĐD nhãn cầu và 69,2% trong nhóm VTX nhãn cầu. Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với nghiên cứu của Thẩm Trương Khánh Vân (2012) [3]. Về diện tích bong võng mạc Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 70 Kết quả của chúng tôi thấp hơn so với các tác giả trong và ngoài nước. Shulka (1986)(9) nghiên cứu BVM trên CTĐD nhãn cầu cho tỉ lệ 87,27% BVM toàn bộ, Thẩm Trương Khánh Vân (2012)(10) nghiên cứu BVM trên cả 2 nhóm CTĐD và VTX nhãn cầu cho tỉ lệ 21,9% và 27,2% lần lượt cho 2 nhóm. Về tình trạng hoàng điểm Kết quả của chúng tôi khá tương đồng với tác giả trong nước(10) và thấp hơn so với tác giả nước ngoài(9,8). Rouberol (2011)(8) cho rằng các yếu tố ảnh hưởng đến thị lực sau mổ bao gồm thị lực tại thời điểm BVM và tình trạng BVM lan hoàng điểm chưa. Tác giả Monika (2015) nhận xét tiên lượng sau phẫu thuật tốt trên những bệnh nhân BVM chưa qua hoàng điểm, và BVM qua hoàng điểm trong giai đoạn sớm (dưới 7 đến 10 ngày)(71). Về số lượng, hình thái, vị trí rách võng mạc Về số lượng lỗ rách, kết quả của chúng tôi trái ngược với Rouberol (2011)(8) nhận thấy số lượng lỗ rách trung bình ở nhóm VTX cao hơn nhóm CTĐD. Điều này có thể giải thích do số lượng bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế, cần có thêm nghiên cứu trên số lượng bệnh nhân BVM sau chấn thương lớn hơn. Về vị trí lỗ rách, trong nhóm CTĐD, nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự với các nghiên cứu trước, với lỗ rách gặp nhiều nhất ở vị trí thái dương trên và dưới, ít gặp nhất ở mũi dưới. Điều này được giải thích là do cấu tạo thành xương hốc mắt ở vị trí thái dương dưới là vị trí ít được bảo vệ nhất, trong khi vị trí mũi dưới lại là vị trí được bảo vệ chắc chắn nhất. Trong nhóm VTX, chúng tôi ghi nhận kết quả trái ngược với các tác giả trước đây(10,1), với vị trí mũi dưới và thái dương dưới là 2 vị trí chiếm tỉ lệ cao nhất. Sự khác biệt này có thể giải thích là do việc xuất hiện lỗ rách còn tùy thuộc vào các yếu tố như vị trí vết thương xuyên, điểm chạm dị vật và quá trình lấy dị vật bằng nam châm. Về hình thái lỗ rách, ở nhóm CTĐD chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng với các tác giả thực hiện nghiên cứu tại Đông Nam Á(10,9) với hình thái rách móng ngựa chiếm tỉ lệ cao nhất, đứt chân võng mạc đứng thứ hai, các hình thái rách khác dao động tùy theo nghiên cứu. Ở nhóm VTX, kết quả của chúng tôi khác với các nghiên cứu trước đây, có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế, cũng không loại trừ nguyên nhân khác nhau về đặc điểm dân số nghiên cứu. Về thời gian từ khi chấn thương đến khi bong võng mạc Đa số các nghiên cứu cho thấy BVM xảy ra chủ yếu trong vòng 6 tháng sau chấn thương, đặc biệt là trong 1 tháng đầu tiên. Các tác giả cũng không đưa ra thời gian trung bình xảy ra BVM, điều này có thể giải thích do thời gian xảy ra BVM dao động rất lớn, từ những trường hợp BVM xảy ra trong vài ngày đầu sau chấn thương cho đến những bệnh nhân BVM nhiều năm sau đó. Ở đây chúng tôi bước đầu tính trung bình thời gian xảy ra BVM theo tuần cho từng nhóm hình thái chấn thương, với thời gian trung bình xảy ra BVM sau chấn thương ở nhóm CTĐD là 16,3 tuần, và ở nhóm VTX nhãn cầu là 10,5 tuần. Về các tổn thương phối hợp Trong nhóm CTĐD, kết quả của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, trong đó tổn thương thủy tinh thể (đục và lệch thủy tinh thể) và xuất huyết tiền phòng chiếm tỉ lệ cao nhất. Mặc dù ở thời điểm xảy ra BVM các triệu chứng có tính chất cấp tính không còn nữa, đa số các trường hợp trong nghiên cứu chúng tôi đã tiếp cận được hồ sơ bệnh án những lần khám trước, điều này giải thích tỉ lệ tổn thương giác mạc xuất hiện trong 41,2% trường hợp BVM do CTĐD nhãn cầu. Trong nhóm VTX, tổn thương thủy tinh thể cũng chiếm tỉ lệ cao nhất, Kết quả trên tương đồng với nghiên cứu của Thẩm Trương Khánh Vân (2012)(10). Tác giả cho rằng tổn thương đục vỡ thủy tinh thể có vai trò quan trọng trong sự Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ bản Tập 21 * Số 3 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Trường Đại Học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2017 71 hình thành và phát triển BVM sau VTX nhãn cầu, do chất nhân thủy tinh thể thúc đẩy phản ứng viêm màng bồ đào, có thể dẫn đến TSDKVM gây BVM. KẾT LUẬN Đối với bệnh nhân chấn thương nhãn cầu có các tổn thương phối hợp kể trên, cần có kế hoạch theo dõi định kỳ trong ít nhất 4 tháng đầu nhằm phát hiện và điều trị bong võng mạc sớm. Trong khám đáy mắt cần chú ý vùng võng mạc thái dương dưới và thái dương trên để phát hiện lỗ rách. Để có kết luận rõ ràng hơn về các yếu tố nguy cơ cao gây bong võng mạc sau chấn thương, cũng như thời gian trung bình từ khi chấn thương đến khi bong võng mạc, cần có một nghiên cứu hồi cứu trên số lượng bệnh nhân chấn thương nhãn cầu lớn hơn và theo dõi bệnh nhân từ khi chấn thương đến khi bong võng mạc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cox MS, Freeman H(1978) "Retinal detachment due to ocular penetration: I. clinical characteristics and surgical results". Archives of Ophthalmology, 96 (8), 1354-1361. 2. Đỗ Như Hơn, Thẩm Trương Khánh Vân (2005) "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bong võng mạc sau chấn thương". Tạp chí Y học thực hành, 5, 64-66. 3. Goffstein R, Burton TC (1982) "Differentiating Traumatic From Nontraumatic Retinal Detachment". Ophthalmology, 89 (4), 361-368. 4. Kapoor Monika, Chawla Rohan, Tripathy Koushik, Bypareddy Ravi, Kumawat Babulal, Kumar Singh Subodh, Pradeep Venkatesh, Vohra Rajpal, Raj Sharma Yog (2015) Traumatic retinal detachment, DOS Times, 20(8). 5. Laatikainen L, Tolppanen EM, Harju H (1985) "Epidemiology of rhegmatogenous retinal detachment in a Finnish population". Acta Ophthalmologica, 63 (1), 59-64. 6. Lê Thị Thanh Trà (2005) Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán bong võng mạc do chấn thương, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 7. Nuzzi R, Buschini E, Actis AG (2012) "Ophthalmic evaluation and management of traumatic accidents associated with retinal breaks and detachment: a retrospective study". Eur J Ophthalmol, 22 (4), 641-6. 8. Rouberol F, Denis P, Romanet JP, Chiquet C (2011) "Comparative study of 50 early- or late-onset retinal detachments after open or closed globe injury". Retina, 31 (6), 1143-9. 9. Shukla M, Ahuja O P, Jamal N (1986) "Traumatic retinal detachment". Indian J Ophthalmol, 34 (1), 29-32. 10. Thẩm Trương Khánh Vân (2012) Nghiên cứu điều trị bong võng mạc sau chấn thương, Luận án tiến sĩ y học, Đại học Y Hà Nội. Ngày nhận bài báo: 23/12/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 09/01/2017 Ngày bài báo được đăng: 20/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhao_sat_dac_diem_hinh_thai_bong_vong_mac_sau_chan_thuong_ta.pdf
Tài liệu liên quan