Khả năng tương thích của cam mật không hạt (c. sinensis l. osbeck), cam sành (c. nobilis lour.) trên gốc ghép chịu đất phèn tại Tân Phước - Tiền Giang

Tài liệu Khả năng tương thích của cam mật không hạt (c. sinensis l. osbeck), cam sành (c. nobilis lour.) trên gốc ghép chịu đất phèn tại Tân Phước - Tiền Giang: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 570 KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CAM MẬT KHÔNG HẠT (C. sinensis L. Osbeck), CAM SÀNH (C. nobilis Lour.) TRÊN GỐC GHÉP CHỊU ĐẤT PHÈN TẠI TÂN PHƯỚC-TIỀN GIANG Lê Thị Khỏe             Viện Cây ăn quả miền Nam  TÓM TẮT Giống cam Mật không hạt và cam Sành là giống cam được trồng phổ biến và tập trung tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và quả cũng đang được thị trường tiêu thụ ưa chuộng dùng để ăn tươi hoặc nước ép, vì hương vị ngon và bổ dưỡng. Những năm gần đây, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn và biến đổi khí hậu gây khô hạn và phèn gia tăng làm sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả bị suy giảm. Từ đó, năm 2008-2009 Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu và xác định được giống cam Mật và gốc ghép Carrizo có khả năng chịu đất phèn tốt, kết quả nghiên cứu tổ hợp ghép giữa hai giống cam Mật không hạt và cam Sành, trên gốc ghép được chọn lọc này cho thấy, sử dụng giống cam Mật chọn lọc làm gốc gh...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 165 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng tương thích của cam mật không hạt (c. sinensis l. osbeck), cam sành (c. nobilis lour.) trên gốc ghép chịu đất phèn tại Tân Phước - Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 570 KHẢ NĂNG TƯƠNG THÍCH CỦA CAM MẬT KHÔNG HẠT (C. sinensis L. Osbeck), CAM SÀNH (C. nobilis Lour.) TRÊN GỐC GHÉP CHỊU ĐẤT PHÈN TẠI TÂN PHƯỚC-TIỀN GIANG Lê Thị Khỏe             Viện Cây ăn quả miền Nam  TÓM TẮT Giống cam Mật không hạt và cam Sành là giống cam được trồng phổ biến và tập trung tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, và quả cũng đang được thị trường tiêu thụ ưa chuộng dùng để ăn tươi hoặc nước ép, vì hương vị ngon và bổ dưỡng. Những năm gần đây, chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên vùng đất phèn và biến đổi khí hậu gây khô hạn và phèn gia tăng làm sinh trưởng, năng suất và chất lượng quả bị suy giảm. Từ đó, năm 2008-2009 Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu và xác định được giống cam Mật và gốc ghép Carrizo có khả năng chịu đất phèn tốt, kết quả nghiên cứu tổ hợp ghép giữa hai giống cam Mật không hạt và cam Sành, trên gốc ghép được chọn lọc này cho thấy, sử dụng giống cam Mật chọn lọc làm gốc ghép cho giống cam Mật không hạt cho kết quả tốt nhất trên đất phèn về sinh trưởng và phát triển: cây có bộ tán dạng tròn, tiếp hợp giữa mắt ghép và gốc ghép tốt, cây cho quả sớm, có khả năng cho năng suất cao (5,34kg/cây vào năm thứ thứ ba sau khi trồng), cho quả có độ dày vỏ, độ Brix, thịt quả màu vàng tươi đẹp có vị ngọt lạt đến ngọt, và quả không hạt tương tự như đặc tính giống, trọng lượng quả trung bình 190,79 g đạt 90,48% so đặc tính giống. Từ khóa: Cam Mật; đất phèn; gốc ghép. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 1,6 triệu ha đất phèn, trên loại đất này trở ngại chính đối với cây trồng là khi pH dưới 5 làm thay đổi hóa và lý tính đất, nó làm ảnh hưởng trực tiếp và/hoặc gián tiếp đến sinh trưởng và phát triển cây trồng, do thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng như lân, can-xi, ma-nhê và ka-li, và ngộ độc các ion Al3+, Fe2+, Mn2+ và H+ hòa tan trong đất ở vùng rễ. Vì vậy, hệ thống rễ của những giống mẫn cảm đất phèn sẽ phát triển kém làm cho khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng giảm, vì vậy cây kém phát triển và có thể chết (Santos et al., 1999; Pons, 1973). Trên cây ăn quả, gốc ghép từ lâu đã được sử dụng để chống chịu hoặc kháng điều kiện bất lợi môi trường, dịch hại và cải thiện sinh trưởng và phát triển, năng suất và chất lượng quả (Bauer et al., 2005). Các kết quả nghiên cứu gốc ghép của cây có múi cũng cho thấy: gốc ghép Carrizo citrange ảnh hưởng tốt đến năng suất chất lượng quả quýt Clemenules trong điều kiện đất mặn (Navarro, 2010). Theo Georgiou (2000), Temiz (2005), Demirkeser et al., (2009), Forner-Giner et al. (2010) và Gonzatto (2011) gốc ghép ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, trọng lượng, dày vỏ, độ Brix nước quả, số hạt, màu sắc vỏ, và đặc tính cho quả. Từ năm 2008 đến 2009 Viện Cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu và chọn lọc được giống cam Mật (C. senensis L. Osbeck) và gốc ghép Carrizo citrange (C. sinensis × P. trifoliata), có khả năng chịu đất phèn pH đất 3,4 và 3,17 pH ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Lê Thị Khỏe et al., 2012; Lê Thị Khỏe và Võ Hữu Thoại, 2013). Nghiên cứu tổ hợp ghép giữa hai giống gốc ghép này với hai giống cây có múi hiện đang được ưu chuộng trong vùng, cam Mật không hạt và cam Sành nhằm xác định tổ hợp ghép thích hợp, giúp cải thiện đời sống kinh tế của người dân, đồng thời sử dụng nguồn tài nguyên đất bền vững tại vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long dưới biến đổi khí hậu và lưu lượng nước sông Mekong ngày càng giảm. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Giống cam Mật không hạt (C. sinensis L. Osb.) và giống cam Sành (C. nobilis Lour.) làm giống mắt ghép, và giống cam Mật (C. senensis L. Osb.) và Carrizo citrange (C. sinensis x P. trifoliata (L.) Raf.) là gốc ghép. Cây được trồng ngoài đồng theo mật độ 666 cây/ha vào 2010, tại huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang. Kết quả phân tích đất tại hai điểm thí nghiệm, pH đất rất thấp: 3,06, hàm lượng hữu cơ ở mức Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 571 trung bình (6,41%), các khoáng chất: đạm, lân, ka-li, can-xi, ma-nhê ở mức nghèo, nhôm trao đổi ở mức cao là 11,5meq/100g (1.035ppm). Thí nghiệm bố trí theo lô phụ, giống cam Mật và gốc ghép Carrizo là yếu tố chính, hai giống cam thương phẩm gồm cam Mật không hạt (C. sinensis L. Osbeck) và giống cam Sành (C. nobilis Lour.) làm mắt ghép là yếu tố phụ và sử dụng 1 cây/ lần lặp lại. Trong thí nghiệm, áp dụng tưới nước, bón phân, thuốc bảo vệ thực vật và quản lý cỏ dại đồng nhất cho các cây; trong khi xén tỉa cành, tạo tán, và tỉa quả không được áp dụng, như hình 1. Hình 1. Khoảng cách cây của thí nghiệm Đánh giá sinh trưởng vào năm thứ hai (2011) và thứ ba (2012) sau khi trồng, đo chiều cao cây từ gốc ghép đến điểm cao nhất của tán cây, đo đường kính tán cây (cm) và tính thể tích tán cây (Westwood, 1993). Đường kính gốc ghép và mắt ghép được đo dưới và trên điểm kết hợp mắt ghép và gốc ghép 5 cm và tính tỉ lệ tiếp hợp (Tỉ lệ tiếp hợp = Đường kính thân mắt ghép/ Đường kính gốc ghép). Năng suất quả (kg/năm) được tính bằng tổng trọng lượng quả của các lần thu hoạch trong năm. Mỗi cây thu mẫu 10 quả để phân tích chất lượng trọng lượng (g), đường kính quả (mm), độ dày vỏ (mm), tổng chất rắn hòa tan (độ Brix) đo bằng chiết quang kế (ATAGO, Nhật). Màu sắc và hương vị nước quả được đánh giá bằng quan sát, và cảm quan so với đặc tính giống của giống cam Mật không hạt, và cam Sành (Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009). Số liệu thu thập được xử lý thống kê phần mềm MSTAT-C, và so sánh LSD ở mức ý nghĩa 5%. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sinh trưởng Đánh giá vào năm thứ hai sau khi trồng (2011): Chiều cao cây, thể tích tán cây, đường kính thân và tỉ lệ đường kính thân và tỉ lệ tiếp hợp của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật là 162,0 cm, 1,69 m3, 38,0 mm và 0,92, và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật: 185,43 cm, 0,73 m3, 37,49 mm và 0,91 khác không ý nghĩa. Tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo: 130,14 cm, 0,15 m3, 20,51 mm và 0,71, và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo: 134,14 cm, 0,15 m3, 21,06 mm và 0,81 khác ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Sành và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (bảng 1). Đánh giá vào năm thứ ba sau khi trồng (2012): Chiều cao cây của tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật là 214,05 cm, khác ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 179,08 cm. Trong khi thể tích tán của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 2,06 m3 khác ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (0,84 m3). Đường kính thân tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 45,29 mm, khác không ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (44,72 mm). Tương tự, tỉ lệ tiếp hợp của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (0,91) khác không ý nghĩa, và giá trị nầy gần bằng 1, theo Legua (2011) thì được đánh giá là tương thích tốt giữa mắt ghép và gốc ghép. Kết quả bảng 1, cũng cho thấy tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo (141,57 cm, 0,16 m3, 22,20 mm, 0,78) và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo (144,42 cm, 0,16 m3, 22,56 mm, 0,81) có trị số về chiều cao cây, thể tích tán, đường kính thân, tỉ lệ tiếp hợp thấp hơn so với tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật. Như vậy, vào năm thứ ba sau khi trồng (2012) tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật và tổ hợp ghép cam Sành ghép trên gốc cam Mật sinh trưởng và phát triển tốt hơn so với tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo. Tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật có bộ tán VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 572 lớn hơn tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật, và nó có chiều cao cây thấp hơn so với tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (bảng 1 và hình 2). Bảng 1. Chiều cao cây, thể tích tán cây, đường kính thân và tỉ lệ tiếp hợp Tổ hợp ghép Chiều cao cây (cm) Thể tích tán cây (m 3) Đường kính thân (mm) Tỉ lệ tiếp hợp 2011 2012 2011 2012 2011 2012 2011 2012 Cam Mật (KH)/cam Mật 162,00 179,08 1,69 (1,30) 2,06 (1,43) 38,00 45,29 0,92 (0,96) 0,91 (0,95) Cam Mật (KH)/Carrizo 130,14 141,57 0,15 (0,39) 0,16 (0,40) 20,51 22,20 0,79 (0,89) 0,78 (0,88) Cam Sành/cam Mật 185,43 214,05 0,73 (0,85) 0,84 (0,92) 37,49 44,72 0,91 (0,95) 0,91 (0,95) Cam Sành/Carrizo 134,14 144,42 0,15 (0,38) 0,16 (0,40) 21,06 22,56 0,81 (0,90) 0,81 (0,90) Trung bình (gốc ghép) Cam Mật 173,71 196,56 1,21 (1,10) 1,45 (1,20) 37,75 45,00 0,92 (0,96) 0,91 (0,95) Carrizo 132,14 143,00 0,15 (0,39) 0,16 (0,40) 20,79 22,38 0,80 (0,89) 0,80 (0,89) Trung bình (mắt ghép) Cam Mật (KH) 146,07 160,33 0,92 (0,96) 1,11 (1,05) 29,26 33,74 0,85 (0,92) 0,84 (0,92) Cam Sành 159,79 179,24 0,44 (0,66) 0,50 (0,71) 29,28 33,64 0,86 (0,93) 0,86 (0,93) CV (%) (gốc ghép) 21,59 21,57 21,06 19,86 15,06 15,36 3,40 3,43 CV (%) (mắt ghép) 2.22 2,26 21,75 22,19 12,43 12,99 1,61 1,68 LSD.05 (gốc ghép) 30,58 33,91 0,17 0,17 4,08 4,79 0,03 0,02 LSD.05 (mắt ghép) 2,80 3,17 0,13 0,14 3,00 3,61 0,01 0,01 LSD.05 (tổ hợp) 30,70 24,16 0,17 0,18 5,06 4,88 0,03 0,02 Hình 2. Sinh trưởng (hình trái) và kết hợp tốt giữa mắt và gốc ghép tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật (hình phải) 3.2. Năng suất và phẩm chất quả Đánh giá năm 2011: Năm thứ hai sau khi trồng, năng suất quả của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 2,84 kg/cây khác không ý nghĩa với của tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật là 2,73 kg/cây khác ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo: 1,05 kg/cây và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo: 1,09 kg/cây (bảng 2). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 573 Bảng 2. Năng suất thực tế, trọng lượng quả trung bình, đường kính quả, độ dày vỏ, tổng chất rắn hòa tan (o Brix) và số hạt của quả vào năm 2011 Tổ hợp ghép Năng suất (kg/cây) Trọng lượng quả (g) Đường kính quả (mm) Độ dày vỏ (mm) o Brix Số hạt/quả Cam Mật (KH)/cam Mật 2,84 (1,80) 164,43 69,05 4,13 9,40 0,00(0,71) Cam Mật (KH)/Carrizo 1,05 (1,24) 241,89 76,54 4,39 7,51 0,00(0,71) Cam Sành/cam Mật 2,73 (1,78) 180,05 72,19 4,61 9,23 11,14(3,39) Cam Sành/Carrizo 1,09 (1,25) 226,77 77,86 4,40 8,07 9,71(3,19) Trung bình (gốc ghép) Cam Mật 2,77 (1,79) 172,24 70,62 4,37 9,31 5,57(2,05) Carrizo 1,07 (1,25) 234,33 77,20 4,40 7,79 4,86(1,95) Trung bình (mắt ghép) Cam Mật (KH) 1,93 (1,52) 203,16 72,79 4,26 8,46 0,00(0,71) Cam Sành 1,91 (1,52) 203,41 75,03 4,51 8,65 10,43(3,29) CV (%) (gốc ghép) 9,07 7,94 3,37 6,17 2,96 13,13 CV (%) (mắt ghép) 14,71 16,56 5,73 9,50 8,33 14,75 LSD.05 (gốc ghép) 0,13 14,94 14,94 0,25 0,23 0,24 LSD.05 (mắt ghép) 0,18 27,74 27,74 0,34 0,59 0,24 LSD.05 (tổ hợp) 0,22 31,48 31,48 0,42 0,63 0,34 Thịt quả của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật có màu vàng cam đẹp, vị ngọt lạt đến ngọt; trong khi quả của tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật có màu vàng cam sậm có vị hơi chua ngọt (bảng 3). Bảng 3. Màu sắc và hương vị thịt quả Tổ hợp ghép Màu sắc, hương vị thịt quả Cam Mật không hạt/cam Mật Thịt quả màu vàng tươi, vị ngọt lạt đến ngọt Cam Sành/cam Mật Thịt quả màu vàng cam-vàng cam sậm, vị hơi chua-ngọt Cam Mật không hạt/Carrizo Thịt quả vàng cam nhạt, vị chua-ngọt Cam Sành/Carrizo Thịt quả vàng cam nhạt, vị chua-ngọt Năm 2012: năng suất quả của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 5,34 kg/cây khác không ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (6,30 kg/cây), năng suất của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo (1,59 kg/cây) và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo (1,84 kg) thấp hơn (bảng 4). Trọng lượng, đường kính quả và dày vỏ quả của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật là: 217,14 g, 75,80 mm và 3,40 mm (hình 3), và quả không hạt như đặc tính của giống. Tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật là: 287,14 g, 84,52 mm, 3,71 mm, và quả có nhiều hạt (10,57 hạt/quả) (bảng 4). Bảng 4. Năng suất thực tế, trọng lượng quả trung bình, đường kính quả, độ dày vỏ, độ Brix, và số hạt của quả, 2012 Tổ hợp ghép Năng suất (kg/cây) Trọng lượng quả (g) Đường kính quả (mm) Độ dày vỏ (mm) oBrix Số hạt (hạt/quả) Cam Mật (KH)/cam Mật 5,34 217,14 75,80 3,40 9,93 0,00 (0,71) Cam Mật (KH)/Carrizo 1,59 244,29 76,72 4,27 8,71 0,00 (0,71) Cam Sành/cam Mật 6,30 287,14 84,52 3,71 8,93 10,57 (9,23) Cam Sành/Carrizo 1,84 301,43 85,92 4,71 13,14 7,89 (2,90) Trung bình (gốc ghép) VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 574 Tổ hợp ghép Năng suất (kg/cây) Trọng lượng quả (g) Đường kính quả (mm) Độ dày vỏ (mm) oBrix Số hạt (hạt/quả) Cam Mật 5,82 252,14 80,16 3,56 9,32 5,29 (4,97) Carrizo 1,71 272,86 81,32 4,49 11,04 3,95 (1,81) Trung bình (mắt ghép) Cam Mật (KH) 3,64 230,71 76,26 3,84 9,43 0,00 (0,71) Cam Sành 4,07 294,29 85,22 4,21 10,93 9,23 (6,06) CV (%) (gốc ghép) 33,45 5,44 1,87 15,30 4,35 13,65 CV (%) (mắt ghép) 23,22 7,10 2,20 13,67 10,30 13,81 LSD.05 (gốc ghép) 1,17 13,21 1,40 0,57 0,41 0,42 LSD.05 (mắt ghép) 0,72 15,36 1,46 0,45 0,86 0,39 LSD.05 (tổ hợp) 1,08 18,27 1,75 0,60 0,91 0,48 Tổng năng suất, chất lượng quả trung bình của năm thứ hai và thứ ba (2011, 2012): Năng suất tổng hai năm của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 8,16 kg/cây khác không ý nghĩa với tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật (9,03 kg/cây), năng suất tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo 2,62 kg/cây và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo: 2,94 kg/cây rất thấp (bảng 5). Bảng 5. Tổng năng suất, trung bình trọng lượng quả, đường kính quả, độ dày vỏ, độ Brix, và số hạt của quả, 2011-2012 Giống Tổng năng suất (kg/cây) Trọng lượng quả (g) Đường kính quả (cm) Độ dày vỏ (mm) o Brix Số hạt (hạt/quả) Cam Mật (KH)/cam Mật 8,16 190,79 72,43 3,76 9,66 0,00 (0,71) Cam Mật (KH)/Carrizo 2,62 243,09 76,63 4,37 8,22 0,00 (0,71) Cam Sành/cam Mật 9,03 233,60 78,36 4,17 8,99 10,86 (3,33) Cam Sành/Carrizo 2,94 264,10 81,89 4,57 10,63 8,81 (3,05) Trung bình (gốc ghép) Cam Mật 8,60 212,19 75,39 3,97 9,33 5,43 (2,02) Carrizo 2,78 253,60 79,26 4,47 9,43 4,41 (1,88) Trung bình (mắt ghép) Cam Mật (KH) 5,39 216,94 74,53 4,07 8,94 0,00 (0,71) Cam Sành 5,98 248,85 80,12 4,37 9,81 9,84 (3,19) CV (%) (gốc ghép) 25,29 3,12 1,91 7,30 2,92 13,57 CV (%) (mắt ghép) 20,84 9,77 3,48 6,96 7,47 14,68 LSD.05 (gốc ghép) 1,33 6,72 1,37 0,29 0,26 0,25 LSD.05 (mắt ghép) 0,98 18,74 2,22 0,24 0,58 0,23 LSD.05 (tổ hợp) 1,34 19,29 2,41 0,31 0,60 0,29 Trung bình trọng lượng quả, đường kính và độ dày vỏ quả của tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật: 233,60 g, 78,36 mm và 4,17 mm, và tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật: 190,79 g, 72,43 mm và 3,76 mm. Quả của tổ hợp cam Mật không hạt ghép gốc cam Mật có thịt quả màu vàng tươi đẹp (hình 3), vị ngọt đến ngọt lạt. Hình 3. Quả của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật, 2012 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 575 Tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật cho thịt quả màu vàng cam đến vàng cam sậm, vị hơi chua-ngọt (bảng 6). Bảng 6. So sánh đặc tính tổ hợp ghép cam Mật không hạt, và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật với đặc tính giống, 2012 Đặc tính Cam Mật không hạt Cam Sành Đặc điểm giống(*) Tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật Đặc điểm giống(*) Tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật Dạng bộ tán Dạng tán tròn Dạng tán tròn Vươn cao, góc phân cành hẹp Vươn cao, ít phân cành Dạng quả Hình cầu, vòng tròn nhạt đáy quả Hình cầu, vòng tròn nhạt đáy quả Hình cầu, dẹp Hình cầu, dẹp Trọng lượng quả (g) 200-220 190,79 (90,48%) 270 233,60 (86,30%) Dày vỏ (mm) 3,5-3,8 3,76 4,48 4,17 Độ Brix (%) 9-10 9,66 8,3 8,99 Số hạt/quả 0 0 12-13 10,86 Màu sắc, hương vị thịt quả - Màu vàng tươi đẹp, Vị từ ngọt lạt đến ngọt Màu vàng cam đậm Vị ngọt chua Từ vàng cam đến vàng cam đậm Vị hơi chua đến ngọt chua Tuổi bắt đầu cho quả 3 năm Bắt đầu thu hoạch vào năm thứ hai sau khi trồng 2 năm sau khi trồng Bắt đầu thu hoạch vào năm thứ hai sau khi trồng Năng suất (kg/cây) 28-30 (cây >5 năm tuổi) 5,34 (năm thứ 3 sau khi trồng) 30 (cây 5 năm tuổi) 6,3 (năm thứ 3 sau khi trồng) Nguồn (*): Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009 Qua kết quả đánh giá cho thấy tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc Carrizo và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc Carrizo cây sinh trưởng kém hơn và cho năng suất hơn, trong khi tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật và tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật cây sinh trưởng tốt về chiều cao cây, bộ tán, đường kính thân, và tiếp hợp tốt giữa mắt ghép và gốc ghép, cây cho quả sớm, năng suất cao (5,34 kg/cây và 6,3 kg/cây vào năm thứ thứ ba sau khi trồng). Quả của tổ hợp ghép cam Mật không hạt trên gốc cam Mật có độ dày vỏ: 3,76 mm, độ Brix 9,66%, và quả không hạt tương tự như đặc tính giống, màu sắc thịt quả màu vàng tươi đẹp, trọng lượng quả trung bình đạt 90,48% (190,79 g) so với đặc điểm chung của giống; Trong khi tổ hợp ghép cam Sành trên gốc cam Mật cho quả trọng lượng đạt 86,30% (233,60 g) so với đặc tính giống (bảng 6). Kết quả này tương tự báo cáo của Bassal (2009) trên quýt Marisol ghép gốc Carrizo citrange cây sinh trưởng kém hơn gốc ghép cam chua. Theo Gonzatto (2011) và Ercan et al. (2013) thì gốc ghép ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của quýt Oneco, và cam Rhode Red, Valencia, Valencia Late. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Georgiou (2000) là kích thước của cây, năng suất, kích thước quả, trọng lượng, dày vỏ, độ Brix nước quả quýt Nova chịu ảnh hưởng gốc ghép. Theo Temiz (2005) thì quýt Robinson chỉ cho năng suất cao nhất khi ghép gốc cam chua. Gốc ghép cũng đã được báo cáo có ảnh hưởng trên số hạt, màu sắc vỏ quả quýt Nova và Robinson (Demirkeser et al., 2009). Navarro (2010) đã tìm thấy gốc ghép Carrizo citrange ảnh hưởng đến năng suất chất lượng quả quýt Clemenules dưới điều kiện đất mặn. Trường hợp quýt Clausellina ghép trên gốc ghép khác nhau cũng cho năng suất và chất lượng quả khác nhau (Forner-Giner et al., 2010), và Gonzatto (2011) cho rằng gốc ghép ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả, đặc tính cho quả của quýt Oneco. Sau đó, Ercan et al. (2013) đã báo cáo VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 576 năng suất, trọng lượng quả, và độ brix của cam Rhode Red và Valencia tùy thuộc vào loại gốc ghép, và hương vị và độ Brix nước quả của quýt “Or” và “Odem” tùy vào tổ hợp ghép (Benjamin et al., 2013). IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Tổ hợp ghép cam Mật không hạt ghép trên gốc cam Mật cây sinh trưởng tốt, bộ tán dạng tròn, tiếp hợp tốt giữa mắt ghép và gốc ghép, cây cho quả sớm, năng suất cao (5,34kg/cây vào năm thứ thứ ba sau khi trồng), độ dày vỏ quả, độ Brix, thịt quả màu vàng tươi đẹp, vị thịt quả từ ngọt lạt đến ngọt, và quả không hạt tương tự như đặc tính giống, trọng lượng quả trung bình 190,79g đạt 90,48% so đặc tính giống. 4.2. Đề nghị Khuyến cáo sử dụng tổ hợp ghép giống cam Mật không hạt ghép trên gốc cam Mật trồng trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thị Khỏe và Võ Hữu Thoại, 2013. Nghiên cứu sơ tuyển một số giống/dòng cây có múi (Citrus sp.) chịu độc chất nhôm trồng trong dung dịch dinh dưỡng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn, ISSN 1859-4581: 153- 159 2. Lê Thị Khỏe, Nguyễn Văn Thơ, Đỗ Hồng Tuấn, Nguyễn Ngọc Anh Thư và Võ Hữu Thoại, 2012. Khả năng chịu đất phèn của các cây có múi địa phương ở ngoài đồng tại Tân Phước-Tiền Giang. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam, 6(36): 9- 13. 3. Viện Cây ăn quả miền Nam, 2009. Giới thiệu các giống cây ăn quả phổ biến ở miền Nam. NXB. Nông nghiệp. Tp. HCM. 4. Võ Văn Bình, Võ Thị Gương, Lê Văn Hòa, 2006. Khả năng kháng độc chất nhôm của bắp rau và hiệu quả vôi trong cải thiện hóa tính đất phèn nặng. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học 2006, Trường Đại học Cần Thơ. 93-101 5. Bassal, M.A., 2009. Growth yield and fruit quality of 'Marisol' clementine grown on four rootstocks in Egypt. Scientia Horticulturae, 119(2):132-137. 6. Bauer, M., W.S. Castle, B.J. Boman, and T.A. Obreza, 2005. Economic longevity if citrus trees on Swingle citrumelo rootstock and their suitability for soils of the Indian River region. Proc. Fla. State Hort. Soc., 118: 24–27. 7. Benjamin, G., Z. Tietel, and R. Porat, 2013. Effects of rootstock/scion combinations on the flavor of citrus fruit, J. Agric. Food Chem, 61(47): 86-94 8. Demirkeser, T.H., M. Kaplankıran, C. Toplu and E. Yıldız, 2009. Yield and fruit quality performance of Nova and Robinson mandarins on three rootstocks in Eastern Mediterranean. Afr. J. Agric. Res., 4 (4): 262- 268. 9. Ercan, Y., H.D. Turan, and K. Mustafa, 2013. Growth, yield, and fruit quality of 'Rhode Red Valencia' and 'Valencia Late' sweet oranges grown on three rootstocks in eastern Mediterranean. Chilean J. Agric. Res., 73(2): 142-146. 10. Forner-Giner, M. A., J. J. Hueso, J. M. Agüera and J. B. Forner, 2010. Performance of ‘Clausellina’ mandarin on four rootstocks. Journal of Food, Agriculture and Environment (JFAE), 8(3-4): 328-331. 11. Georgiou, A., 2000. Performance of ‘Nova’ mandarin on eleven rootstocks in Cyprus. Scientia Horticulturae, 84(1-2): 115-126. 12. Gonzatto, M.P., A.P. Kovaleski, E.C. Brugnara, R.L. Weiler, I.A. Sartori, J. Gonçalves de Lima, R.J. Bender and S.F. Schwarz, 2011. Performance of 'Oneco' mandarin on six rootstocks in South Brazil. Pesq. agropec. bras., Brasília, 46(4): 406- 411. 13. Legua, P., Bellver. R., Forner. J., Forner- Giner. M. A., 2011. Plant growth, yield and fruit quality of ‘Lane Late’ navel orange on four citrus rootstocks. Spanish Journal of Agricultural Research, 9(1): 271-279. 14. Navarro, J. M., A. Gomez-Gomez, J. G. Perez-Perez and P. Botia, 2010. Effect of saline conditions on the maturation process of Clementine Clemenules fruits on two different rootstocks. Span J. Agric Res., Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 577 8(S2): S21-S29. 15. Pons, L.J., 1973. Outlines of the genesis characteristics, classification and improvement of acid sulphate soils, In: H. Dost (ed.) Acid sulphate soil. Pro. Inst. Symp. ILRI Pub. 18(2):3-27. 16. Santos, C.H., H. G. Filho, J. D. Rodrigues, S. Z. Pinho, 1999. Aluminium level and macronutrient accumulation in citrus rootstocks in hydroponic, Sci. agric., 56(4) 17. Temiz, S., 2005. Various Biological, physiological, morphological and pomological characteristics of some citrus species and cultivars grafted on different rootstocks on Kırıkhan conditions. Thesis (MSc.). Mustafa Kemal University. 18. Westwood, M.N. “Temperate-zone pomology, Physiology and Culture”, Timber Press Inc., Portland, Oregon, 1993. ABSTRACT Evaluation of compatibility of seedless mat orange (C. sinensis l. Osbeck) grafted on mat orange grown in acid sulfate soil at Mekong delta Le Thi Khoe Southern Horticultural Research Institute With the aim of improving the production of “Mat” orange cultivar considered as a valuable one in Mekong delta because of its good flavor and nutritional substances, a study on the evaluation of compatibility of seedless “Mat” cultivar when grafted on seedy “Mat” variety considered as rootstock was conducted in Long An and Tien Giang provinces. Results showed that good compability between rootstock and grafted varieties was recorded indicated by vigorous growth, early fruiting and high yield (5.34 kg/a 3 years old tree) of grafted trees of seedless “Mat” variety. In addition, fruit quality of grafted trees of seedless “Mat” variety is unchanged compared to original ones presented by attractive appearance, light yellow color skin, good taste, and fruit weight (190.79 g) etc Keywords: Mat orange; acid sulfate soil; Mekong Delta; rootstock. Người phản biện: TS. Bùi Quang Đãng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_134_3478_2130452.pdf
Tài liệu liên quan