Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt trong nhân giống sắn SA06

Tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt trong nhân giống sắn SA06: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  476 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NHÂN NHANH GIỐNG SẮN BẰNG HOM ÍT MẮT TRONG NHÂN GIỐNG SẮN SA06 Phạm Thị Thu Hà1, Nguyễn Trọng Hiển1, Niê Xuân Hồng1, Vũ Thị Vui1, Phạm Xuân Liêm2 và Nguyễn Bạch Mai3 1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 2 Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam 3Công ty cổ phần Lương thực – Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk TÓM TẮT Kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt đã được nghiên cứu ứng dụng trên giống sắn mới Sa06. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhân bằng hom có 2 mắt đạt hệ số nhân giống cao và chất lượng cây giống tương tự như nhân giống bằng hom thông thường có 5-6 mắt, dài 15-20cm. Kỹ thuật nhân giống tóm tắt như sau: cắt hom giống có 2 mắt cấy trong bầu đất cho ra rễ rồi trồng ra ruộng, sau 4 tháng cắt cây để lấy hom nhân lần 2 và tiếp tục khai thác cây tái sinh từ gốc. Áp dụng kỹ thuật này đã thu được 1.400 hom giống có 5 mắt thông thường từ 1 cây giống ban đầu sau một chu kỳ nhân giống ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt trong nhân giống sắn SA06, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  476 NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NHÂN NHANH GIỐNG SẮN BẰNG HOM ÍT MẮT TRONG NHÂN GIỐNG SẮN SA06 Phạm Thị Thu Hà1, Nguyễn Trọng Hiển1, Niê Xuân Hồng1, Vũ Thị Vui1, Phạm Xuân Liêm2 và Nguyễn Bạch Mai3 1 Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm 2 Hiệp hội Thương mại Giống cây trồng Việt Nam 3Công ty cổ phần Lương thực – Vật tư Nông nghiệp Đắk Lắk TÓM TẮT Kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt đã được nghiên cứu ứng dụng trên giống sắn mới Sa06. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Nhân bằng hom có 2 mắt đạt hệ số nhân giống cao và chất lượng cây giống tương tự như nhân giống bằng hom thông thường có 5-6 mắt, dài 15-20cm. Kỹ thuật nhân giống tóm tắt như sau: cắt hom giống có 2 mắt cấy trong bầu đất cho ra rễ rồi trồng ra ruộng, sau 4 tháng cắt cây để lấy hom nhân lần 2 và tiếp tục khai thác cây tái sinh từ gốc. Áp dụng kỹ thuật này đã thu được 1.400 hom giống có 5 mắt thông thường từ 1 cây giống ban đầu sau một chu kỳ nhân giống 9- 10 tháng, trong khi nhân giống từ hom giống thông thường chỉ thu được 100 hom giống. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Giống sắn Sa06 được công nhận là giống cho sản xuất thử tại Quyết định số 169/QĐ-TT- CLT, ngày 14/05/2012. Giống sắn Sa06 có tỷ lệ chất khô trên 40%, tỷ lệ tinh bột đạt trên 30%, năng suất củ tươi cao hơn giống KM94 từ 15-20%. Đặc biệt Sa06 có dạng cây rất gọn, nhặt mắt, không phân cành nên có thể trồng mật độ cao 12-14.0000 cây/ha. Trong quá trình sản xuất thử và chuẩn bị cho công nhận giống chính thức, việc nhân giống bằng hom sắn thông thường (thân cây sau thu hoạch, cắt hom 15-20 cm với khoảng 5-6 mắt) không cung cấp đủ giống để phát triển nhanh ra sản xuất. Nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt là một kỹ thuật nhân giống sắn tiên tiến, dễ áp dụng, hệ số nhân giống cao. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu ứng dụng nhân giống bằng hom ít mắt đối với giống sắn mới Sa06, được nghiên cứu và triển khai trong các năm 2013- 2015. II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Giống sắn Sa06 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thí nghiệm 1 Nghiên cứu ảnh hưởng của được loại hom ít mắt đến sinh trưởng và hệ số nhân giống của giống sắn Sa06. Hom giống ít mắt (2-4 mắt) được cấy trong bầu đất cho ra rễ rồi trồng ra ruộng. Sau trồng 4 tháng, cắt cây để nhân lần 2 và tiếp tục khai thác cây tái sinh từ gốc, hệ số nhân giống là tổng số hom thu được (hom thông thường 5 mắt) từ cây nhân tiếp và cây tái sinh, từ 1 cây giống ban đầu sau một chu kỳ nhân giống. Đối chứng là trồng bằng hom có 5 mắt, dài 15- 20cm, thu hom giống 1 lần khi thu hoạch sau trồng 9 tháng. Mật độ trồng thí nghiệm 10.000 cây/ha, Lượng phân bón: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 100 kgN + 50 kgP205 +100 kg K20 / 1 ha - Công thức 1: hom hai mắt - Công thức 2: hom ba mắt - Công thức 3: hom bốn mắt - Công thức 4 - đối chứng: hom thông thường (dài 15-20cm, có 5 mắt). 2.2.2. Thí nghiệm 2 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ hom 2 mắt trồng đến sinh trưởng và hệ số nhân giống của giống sắn Sa06. Hom giống 2 mắt được cấy trong bầu đất cho ra rễ, trồng ra ruộng với 3 mật độ dầy hơn so với mật độ trồng thông thường (10.000 cây/ha). Sau 4 tháng cắt cây nhân lần 2, trồng với mật độ 12.500 cây/ha. Hệ số nhân giống là tổng số hom thu được (hom thông thường 5 mắt) từ cây nhân tiếp và cây tái sinh, từ 1 cây giống ban đầu sau một chu kỳ nhân giống. - Lượng phân bón: 1,5 tấn phân hữu cơ vi sinh + 100 kgN + 50 kgP205 +100 kg K20 / 1 ha Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  477 - Công thức 1: mật độ 20.000 cây/ha (1m x 0,5 m) - Công thức 2: mật độ 16.600 cây/ha (1m x 0,6 m) - Công thức 3: mật độ 12.500 cây/ha (1m x 0,8 m) 2.2.3. Các thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD), 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 50 m2. Chỉ tiêu theo dõi: Chiều cao cây và đường kính thân, hệ số nhân giống. Số liệu thí nghiệm xử lý trên chương trình Excel và IRRISTAT 5.0. 2.2.4. Kỹ thuật nhân nhanh giống bằng hom ít mắt (Sơ đồ) III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hưởng của loại hom ít mắt đến sinh trưởng và hệ số nhân giống của giống sắn Sa06 - Chiều cao cây và đường kính thân: Kết quả trên bảng 1 cho thấy không có sự sai khác đáng kể chiều cao cây và đường kính thân giữa cây nhân tiếp và cây tái sinh trong cùng công thức số mắt trên hom. Có sự sai khác không lớn chiều cao cây của cây nhân tiếp (hay cây tái sinh) khi so sánh giữa các công thức số mắt trên hom, xu thế là hom có nhiều mắt cho cây cao hơn nhưng đường kính thân như nhau. Kết quả này cho thấy, nhân giống bằng hom ít mắt hầu như không ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng cây giống như chiều cao cây, đường kính thân so với nhân bằng hom thông thường. Bảng 1: Ảnh hưởng của loại hom ít mắt đến chiều cao cây và đường kính thân của giống sắn Sa06 Loại hom Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Cây tái sinh Cây nhân tiếp Cây tái sinh Cây nhân tiếp 2 mắt 248,9 242,5 2,3 2,3 3 mắt 255,3 248,7 2,3 2,3 4 mắt 259,4 250,8 2,4 2,3 5 mắt (đ/c) 261,7 - 2,4 - Bảo quản hom giống Tạo vườn giống gốc Chọn cây sạch bệnh Cắt hom ít nhất có 2 mắt (đến 4 mắt) và xử lý hom bằng thuốc trừ nấm Cắt cây sau 4 tháng. Chăm sóc khai thác cây tái sinh từ gốc Chuyển cây con ra ruộng sau 1 tháng Giâm hom vào bầu giá thể gồm đất + tro trấu + xơ dừa Cắt hom nhân trên ruộng nhân giống Thu hoạch hom giống từ cây nhân tiếp (sau 6- 7 tháng trồng) và từ cây tái sinh VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM  478 - Hệ số nhân giống: Trên bảng 2 là kết quả tính toán hệ số nhân giống từ số liệu thực tế trên một ô thí nghiệm nhân giống diện tích 50 m2. Từ 1 thân cây trồng bằng hom giống thông thường có 5 mắt (đ/c), khi thu hoạch lấy được 10 hom giống 5 mắt mới; Từ 1 thân cây tái sinh hay cây nhân tiếp, khi thu hoạch lấy được 7 hom giống 5 mắt mới. Tổng số hom thu được sau một chu kỳ nhân giống (9-10 tháng) bao gồm số hom của cây tái sinh từ gốc và số hom từ cây nhân tiếp (nhân lần 2 từ cây sau trồng 4 tháng). Kết quả cho thấy, nhân giống bằng hom 2 mắt, đã đạt hệ số nhân giống cao nhất 1.399 từ 1 cây giống ban đầu, so với hệ số nhân giống thông thường chỉ đạt 100. Từ kết quả nghiên cứu ở trên có thể thấy rằng, nhân giống bằng hom ít mắt không ảnh hưởng đến các chỉ tiêu liên quan đến chất lượng cây giống như chiều cao cây, đường kính thân; nhân bằng hom 2 mắt đạt hệ số nhân giống cao hơn so với hom có 3-5 mắt. Bảng 2: Hệ số nhân giống của các loại hom ít mắt giống sắn Sa06 Loại hom Số hom giống/ô 50m2 từ cây tái sinh (a) Số hom giống từ cây nhân tiếp (b) Tổng số hom giống thu được (a+b) Số cây giống ban đầu/ô (n) Hệ số nhân từ 1 cây giống ban đầu (a+b)/ n 2 mắt 350 2.448 2.798 2 1.399 3 mắt 347 2.450 2.797 3 932 4 mắt 350 2.452 2.802 4 700 5 mắt (đ/c) 502 0 502 5 100 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng hom 2 mắt đến sinh trưởng và hệ số nhân giống sắn Sa06 Bảng 3: Ảnh hưởng mật độ trồng hom 2 mắt đến chiều cao cây và đường kính thân của giống sắn Sa06  Mật độ (cây/ha) Chiều cao cây (cm) Đường kính thân (cm) Cây tái sinh Cây nhân tiếp(*) Cây tái sinh Cây nhân tiếp(*) 2012 2013 2012 2013 2012 2013 2012 2013 20.000 250,5 242,0 238,5 249,2 2,3 2,4 2,3 2,3 16.600 258,2 250,7 240,4 246,6 2,4 2,3 2,3 2,4 12.500 252,4 244,2 247,2 241,7 2,3 2,4 2,3 2.2 Trung bình 253,7 245,6 242,0 245,8 2,33 2,37 2,30 2,30 Ghi chú: (*) cây nhân tiếp trồng mật độ 12.500 cây/ha - Chiều cao cây và đường kính thân giống: Có sự sai khác chiều cao cây sắn trồng ở các mật độ khác nhau, hay giữa cây tái sinh và cây trồng tiếp, tuy nhiên sự sai khác là không lớn và không theo quy luật. Đường kính thân cây hầu như không có sự sai khác giữa các công thức mật độ cũng như so sánh giữa cây tái sinh và cây trồng tiếp. Kết quả trên bảng 3 cho thấy, ở 3 mật độ trồng thí nghiệm không có sự sai khác lớn chiều cao và đường kính thân cây sắn của cây tái sinh và cây trồng tiếp, chất lượng cây giống do vậy hầu như không có ảnh hưởng đáng kể. - Hệ số nhân giống: Kết quả trên bảng 4 cho thấy, khi tăng mật độ trồng đến 20.000 cây/ha tổng số hom giống thu được trên 1 ha là 1.008.000, cao hơn so với 2 mật độ trồng ít cây hơn. Tuy nhiên, khi trồng ở mật độ thấp, sử dụng số cây giống ban đầu là ít hơn nên tính ra hệ số nhân giống lại đạt cao hơn. Từ kết quả nghiên cứu mật độ trồng nhân giống sắn bằng hom 2 mắt nói trên, có thể đưa Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai  479 ra kết luận: Nhân giống sắn bằng hom 2 mắt, nên trồng với mật độ 12.500 cây hoặc 16.600 cây/ha đạt hệ số nhân giống cao, 1.400 hom giống/1 cây giống ban đầu, chất lượng cây giống đảm bảo như nhân giống bình thường. Bảng 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng hom 2 mắt đến hệ số nhân giống sắn Sa06 Mật độ (cây/ha) Số hom từ cây tái sinh (a) Số hom từ cây nhân tiếp (b) Tổng số hom thu được (a+b) Số cây giống ban đầu (n) Hệ số nhân từ 1 cây giống ban đầu (a+b)/n 20.000 126.000 882.000 1.008.000 800 1.260 16.600 116.200 813.400 929.600 664 1.400 12.500 87.500 612.500 700.000 500 1.400 IV. KẾT LUẬN Hoàn toàn có thể áp dụng kỹ thuật nhân nhanh giống sắn bằng hom ít mắt đối với giống Sa06. Kỹ thuật chính để áp dụng như sau: i) Nhân hom có 2 mắt cấy trong bầu đất cho ra rễ, ii) Trồng ra ruộng với mật độ 12.500 cây hoặc 16.600 cây để đạt hệ số nhân giống cao và iii) Cắt cây để nhân tiếp sau trồng 4 tháng và tiếp tục khai thác cây tái sinh từ gốc. Áp dụng kỹ thuật nhân giống này với giống sắn Sa06 đã đạt hệ số nhân giống 1.400 hom giống/1 cây giống ban đầu, chất lượng cây giống tương tự như nhân giống bình thường. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả chân thành cảm ơn: - Bộ Nông Nghiệp và PTNT đã cấp kinh phí thực hiện Dự án: “Sản xuất thử nghiệm giống sắn Sa06 tại các tỉnh phía Bắc” - Cám ơn cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Cây có củ, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện để thực hiện dự án này. - Cám ơn Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn các tỉnh Yên Bái, Bắc Kạn, Nghệ An cùng các cán bộ, nông dân địa phương đã tạo điều kiện và phối hợp để thực hiện dự án này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.M Gurnah, 1971. Effect of method of planting and the length and types of cuttings on yield and some yield components of cassava (Manihot esculenta Crantz) grown in forest zone of Ghana. 2. D.W. Wholey and J.H. Cock, 1971. A rapid method for the propagation of cassava (Manihot esculenta Crantz). 3. CIAT (1972). Propagation, cassava production systems, Centro international de Agricultural Tropical, (CIAT), Annual Report 1972. Cali, Colombia. P. 57-60. 4. FAO, 2013b. Cassava’s huge potential as 21st century crop. FAO Press Release June 04, 2013, 10:20 P.M assava-huge-potential-crop.html 5. Kazuo Kawano, 2009, Thirty Years Cassava Breeding for Productivity – Biological and Social Factors for Success. 6. Reinhardl Howeler, April, 2004. End-of- project report – Second phase of the Nippon Foundation cassava project in Asia 1999- 2003. 7. Zaida Letini, Hernan Ceballos, 2003. Development of a Protocol for the Generation of Cassava Doubled – Haploids and their Use in Breeding. In Developing Haploid Technology for Manihot esculenta Crantz (Cassava). Proceedings Planning Workshop. CIAT. Cali. Colombia. June 11- 12.2003. Sponsored by Rockefeller Foundation and the United Nations Development Program. 17p. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 480 ABSTRACT A study on the utilization of short cutting in rapid propagation of sa06 cassava variety Pham Thi Thu Ha, Nguyen Trong Hien, Nie Xuan Hong, Pham Xuan Liem and Nguyen Bach Mai A rapid propagation technique with 1 internodes (2 eyes) cuttings utilization was studied with Sa06 cassava variety. Results conducted from the study showed that this method gave high rate of multiplication and the quality of young plants was similar to the old method in which 5-6 eyes with 15- 20cm length cuttings were used. The propagating techniques can be summarized as follows: two-eye cuttings was cut and put in the plastic bag until rooting before being planted in the fields. 4 months after planting, these plants should be cut again for the second multiplication and new plants produced from roots will be continuously exploited. By utilization of this technology, about 1,400 five eyed cuttings may be obtained from one plant individual after 10-12 months of propagation whereas only 100 cuttings gained by normal method. Keywords: Cutting, cassava, propagation Người phản biện: TS. Phạm Xuân Liêm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_12_7895_2130099.pdf
Tài liệu liên quan