Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống tại các chợ quận 8 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015

Tài liệu Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống tại các chợ quận 8 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 305 TỈ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU ĂN SỐNG TẠI CÁC CHỢ QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 Nguyễn Đỗ Phúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rau là nhu cầu không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày, cung cấp chủ yếu các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Rau không an toàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nhất là nếu có ô nhiễm ký sinh trùng (KST). Để có số liệu về mức độ ô nhiễm KST trong rau và đặc biệt là KST trong các loại rau dùng để ăn sống, nhằm cung cấp cho nhà quản lý cũng như người tiêu dùng có biện pháp và xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm KST trên rau ăn sống (rau cải xanh, xà lách cây, xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, rau thơm) tại các quầy bán rau ở các chợ trên địa bàn quận 8 TP.HCM, năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2015. Thu thập ký sinh trùng từ mẫu rau bằng...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống tại các chợ quận 8 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 305 TỈ LỆ NHIỄM KÝ SINH TRÙNG TRÊN RAU ĂN SỐNG TẠI CÁC CHỢ QUẬN 8 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 Nguyễn Đỗ Phúc* TÓM TẮT Đặt vấn đề: Rau là nhu cầu không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày, cung cấp chủ yếu các vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Rau không an toàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người, nhất là nếu có ô nhiễm ký sinh trùng (KST). Để có số liệu về mức độ ô nhiễm KST trong rau và đặc biệt là KST trong các loại rau dùng để ăn sống, nhằm cung cấp cho nhà quản lý cũng như người tiêu dùng có biện pháp và xử lý trước khi đưa vào sử dụng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ nhiễm KST trên rau ăn sống (rau cải xanh, xà lách cây, xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, rau thơm) tại các quầy bán rau ở các chợ trên địa bàn quận 8 TP.HCM, năm 2015. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, từ tháng 4 đến tháng 8 năm 2015. Thu thập ký sinh trùng từ mẫu rau bằng phương pháp Romanenko và xác định hình thái học theo khóa phân loại của Ichiro Miyazaki, Prayong Radomyo và Johannes Kaufmann. Kết quả: Có 90,1% mẫu rau ăn sống (rau cải xanh, xà lách cây, xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, rau thơm) bị nhiễm KST các loại. Tỉ lệ nhiễm ký sinh trùng đơn bào thường gặp là amip và trùng roi, trong đó nhiễm amip ở xà lách xoong cao nhất là 24,3%, tiếp theo mẫu rau má và rau diếp cá bằng nhau 18,6%, rau thơm nhiễm thấp nhất 5,7%. Mẫu rau nhiễm trùng roi cao nhất là cải xanh 32,1%, xà lách xoong 21,4%, rau má và rau diếp cá đều là 17,9% và thấp nhất vẫn là rau thơm 3,6%. Mẫu rau nhiễm trùng lông duy nhất chỉ có trên rau cải xanh. Tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng đa bào: mẫu nhiễm trứng giun đũa cao nhất là rau má với tỉ lệ 35,4%, kế đến xà lách xoong có tỉ lệ 30,4% và những mẫu rau còn lại nhiễm trứng giun đũa dưới 14%. Nhiễm trứng giun tóc vẫn cao nhất ở mẫu rau má và rau diếp cá, tỉ lệ đều 54,2%, xà lách xoong cũng nhiễm ở tỉ lệ cao 37,5%. Nhiễm trứng/ấu trùng giun móc, tỉ lệ cao nhất ở rau thơm 34,7%, kế đến xà lách cây 29,2%. Kết luận: Tỉ lệ nhiễm KST trong rau ăn sống ở mức nhiễm cao, cần có biện pháp xử lý rau để rau được sạch trước khi sử dụng. Từ khóa: KST trong rau sống ăn ngay, Quận 8, Tp. Hồ Chí Minh ABSTRACT THE PROPORTION OF PARASITE CONTAMINATION OF CONSUMED RAW LEAFY VEGETABLES AT MARKETS IN DISTRICT 8, HO CHI MINH CITY, 2015 Nguyen Do Phuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 5 - 2016: 305 - 309 Background: Vegetables is indispensable food in daily diet because they supply vitamins and minerals. Consuming vegetables unsafe, especially contaminated by parasites, will greatly affect human health. It is crucial to have data on parasite contamination levels of vegetables, especially leafy vegetables consumed raw. Objectives: To determine the proportion of parasite contamination of leafy vegetables (mustard greens, lettuce, watercress, centella, fishy-smell herbs, herbs) consumed raw that are sold at vegetable stalls in markets in District 8, Ho Chi Minh City. Methods: A cross-sectional study was conducted from April to August 2015. Parasites were collected from *Viện Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS. Nguyễn Đỗ Phúc ĐT: 0907669008 Email: nguyendophucihph@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 306 vegetable samples by Romanenko method and identified morphologically according to Ichiro Miyazaki, Prayong Radomyo, and Johannes Kaufmann classification. Results: 90.1% of the vegetable samples were contaminated by parasites. Protozoan parasites commonly detected were Amoeba (24.3% in watercress, 18.6% in centella and fishy-smell herbs, and 5.7% in herbs) and Giardia (32.1% in mustard greens, 21.4% in watercress, 17.9% in centella and fishy-smell herbs, and 3.6% in herbs). Banlatidium contamination was detected only in mustard greens. Multicellular parasites were also identified. The highest Ascaris egg form contaminated vegetable was centella (35.4%), followed by watercress (30.4%), and other vegetables (under 14%). Trichuris egg contamination was detected in centella and fishy-smell herbs (54.2%), and watercress (37.5%). The highest hookworm egg or larvae contaminated vegetable was herbs (34.7%), followed by lettuce (29.2%). Conclusion: The proportion of parasite contamination of leafy vegetables consumed raw is high. So cleaning measures should be taken before consuming. Key words: parasites, leafy vegetables consumed raw ĐẶT VẤN ĐỀ Rau tuy cung cấp ít năng lượng nhưng là nhóm thực phẩm rất cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Rau là nguồn cung cấp các vi chất, vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Rau còn cung cấp chất xơ giúp phòng chống một số bệnh như táo bón, cholesterol cao hay ung thư, và đặc biệt rau rất cần thiết cho người cao tuổi. Một đặc tính quan trọng trong rau là gây cho ta cảm giác thèm ăn và kích thích tiết dịch tiêu hóa. Rau phối hợp với các thức ăn nhiều protid, lipid, glucid sẽ làm tăng kích thích tiết dịch vị ở chế độ ăn rau kết hợp với protein, lượng dịch vị tiết tăng gấp 2 lần so với ăn protein đơn thuần. Bữa ăn có rau cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất khác(8). Tuy nhiên rau có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh và Ký sinh trùng (KST) do tưới bằng phân tươi hay nước bẩn. Các loại rau ăn tươi sống nếu không được rửa sạch hay khử trùng cẩn thận thì có thể gây ra các bệnh đường ruột và giun sán. Do đó, khi ăn rau sống, chúng ta có thể bị nhiễm một số KST đường ruột như các loại giun, sán, các loại đơn bào như bào nang amip, trùng lông ký sinh trên rau sống, nếu có thể nên hạn chế sử dụng lâu ngày. Bệnh do KST ký sinh trên rau quả khá phổ biến trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Số liệu qua các nghiên cứu tại Vĩnh Phúc năm 2008, khảo sát trên 300 mẫu rau cho thấy có 79,3% các loại rau có nhiễm KST rau muống là loại rau nhiễm cao nhất với 46,3%, trứng giun móc được phát hiện nhiều nhất 43,4%, trứng giun đũa 35,6%(2). Nam Định khảo sát trên 120 mẫu rau từ các nhà hàng cho thấy 48,3% mẫu rau nhiễm KST, trong đó chủ yếu là giun sán (10,8%), mầm bệnh đơn bào (45%)(4). Kết quả khảo sát về nhiễm KST tại một số nước như Saudi Arabia năm 2010 cho thấy 76/470 (16%) mẫu rau bán ở chợ có nhiễm KST, trong đó Etamoeba coli (35,5%), Giardia lamblia (31,6%), Ascaris sp. (26,3%)(6). Tại Nigeria năm 2013 trên 150 mẫu rau cho thấy 41% mẫu nhiễm KSTđường ruột, trong đó Ascaris lumbricoides phổ biến nhất (47,5%)(1). Bệnh do giun sán gây tác động lớn đến mọi người: làm chậm sự phát triển thể chất, tinh thần của trẻ em, ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng (như thiếu máu ở trẻ em, phụ nữ có thai), cũng như ảnh hưởng đến khả năng lao động, một số trường hợp có thể ảnh hưởng đến tính mạng(3). Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn của cả nước, dân cư tập trung đông với hơn 9 triệu dân. Lượng rau được tiêu thụ tại TP. HCM khá lớn, ước tính hơn 1,2 triệu tấn/năm(5). Do đó đảm bảo an toàn vệ sinh về mặt ký sinh trùng trong rau sống là thách thức cho các cơ quan quản lý và cần có biện pháp thích hợp trong vấn đề đảm bảo rau luôn được an toàn. Mục đích của nghiên cứu này là khảo Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 307 sát thực tế về mức độ ô nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống tại các chợ quận 8 Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2015, để cung cấp số liệu cho nhà quản lý có biện pháp quản lý tốt nguồn rau được an toàn hơn. Mục tiêu nghiên cứu Xác định tỉ lệ nhiễm KST trên rau ăn sống tại các quầy bán rau ở các chợ trên địa bàn quận 8 thành phố Hồ Chí Minh, năm 2015. Xác định tỉ lệ nhiễm KST trên từng loại rau ăn sống (rau cải xanh, xà lách cây, xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, rau thơm) tại các quầy bán rau ở chợ trên địa bàn quận 8. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Rau ăn sống (rau cải xanh, xà lách cây, xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, rau thơm) ở các quầy bán rau sống tại các chợ trên địa bàn quận 8 TP. Hồ Chí Minh được chọn và người trực tiếp bán các loại rau ăn sống đó tại thời điểm nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu 5/2015 – 8/2015. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: điều tra cắt ngang. Cỡ mẫu Cỡ mẫu được tính theo công thức: Trong đó: Z1-α/2 = 1,96 là trị số của phân phối chuẩn với độ tin cậy là 95%. d = 0,05 là độ chính xác mong muốn. p=0,793 kết quả tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau ăn sống của nghiên cứu ở tỉnh Vĩnh Phúc(2). Cỡ mẫu: n=253 mẫu rau. Phương pháp tìm trứng KST trong rau: Thu thập ký sinh trùng bằng phương pháp Romanenko và xác định hình thái học theo khóa phân loại của Ichiro Miyazaki, Prayong Radomyo và Johannes Kaufman. Kỹ thuật chọn mẫu Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Lập danh sách các quầy bán rau ăn sống của 10 chợ ở quận 8 dựa vào danh sách ban quản lý các chợ cung cấp. Kết quả có tổng cộng 401 quầy bán rau ăn sống. Tiến hành đánh số thứ tự từ 1 đến 401 quầy. Tính khoảng cách mẫu dựa vào danh sách quầy bán rau ăn sống đã lập chia cho số mẫu cần khảo sát là 253 mẫu k =N/n = 401/253 = 1,53 làm tròn lấy k = 2, ta có khoảng cách mẫu là k= 2. Bốc thăm chọn ngẫu nhiên r = 2 (thỏa điều kiện 1≤ r ≤ k). Quầy bán rau sống chọn mua mẫu đầu tiên là quầy số 2, quầy tiếp theo chọn mang số thứ tự 2+2, quầy tiếp theo chọn mang số thứ tự 2+2*2, chọn tiếp tục như vậy đến khi đủ 253 mẫu theo như cỡ mẫu. Xử lý và phân tích số liệu Đối với mẫu rau ăn sống: sau khi thu thập, đánh số mã số cho mẫu rau ăn sống và kiểm tra đủ số lượng và đem đi xử lý và xét nghiệm tìm KST. Nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.0 và xử lý bằng phần mềm Stata 12.0. KẾT QUẢ - BÀN LUẬN Số mẫu rau được lấy là 253 mẫu, trong đó số mẫu rau cải xanh, xà lách cây xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, mỗi loại 42 mẫu (tỉ lệ mỗi loại rau nhiễm là 16,6%) và rau thơm là 43 mẫu (17%). Tất cả các loại rau đều thu thập tại các quầy bán rau tại chợ Quận 8. Kết quả tỉ lệ nhiễm cho từng loại rau như sau: Tỉ lệ nhiễm chung ký sinh trùng ở rau sống tại các quầy bán rau Trong tổng số 253 mẫu rau ăn sống được xét nghiệm thì số mẫu rau bị nhiễm ký sinh trùng là 228 mẫu chiếm tỉ lệ 90,1%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 308 Bảng 1: Tỉ lệ mẫu rau sống nhiễm chung ký sinh trùng (n=253) Rau sống nhiễm ký sinh trùng Tần số Tỉ lệ (%) Có 228 90,1 Không 25 9,9 Theo bảng 2, trong tất cả 6 loại rau được xét nghiễm thì đa số các mẫu rau ăn sống đều bị nhiễm ký sinh trùng với tỷ lệ cao, sự chênh lệch về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ở từng loại rau không nhiều, dao động trong khoảng từ 88,1% – 95,3%. Trong đó mẫu rau bị nhiễm nhiều nhất là rau thơm chiếm tỉ lệ 95,3%. Bảng 2: Tỷ lệ nhiễm KST trên từng loại rau sống (n=253) Mẫu rau sống nhiễm ký sinh trùng Tần số Tỷ lệ (%) Rau cải xanh (n=42) Có 37 88,1 Không 5 11,9 Xà lách cây (n=42) Có 37 88,1 Không 5 11,9 Xà lách xoong (n=42) Có 37 88,1 Không 5 11,9 Rau má (n=42) Có 39 92,9 Không 3 7,1 Rau diếp cá (n=42) Có 37 88,1 Không 5 11,9 Rau thơm (n=43) Có 41 95,3 Không 2 4,7 Tỉ lệ nhiễm KST trên từng loại rau ăn sống tại các quầy bán rau ở chợ Bảng 3: Tỉ lệ nhiễm từng loại KST theo từng loại rau (n=228) Đặc điểm Ký sinh trùng đơn bào Ký sinh trùng đa bào Amip (n= 70) Trùng roi (n= 28) Trùng long (n= 1) Trứng giun đũa (n=79) Trứng giun tóc (n= 24) Trứng/ấu trùng giun móc (n=144) (n, %) (n, %) (n, %) (n, %) (n, %) (n, %) Cải xanh 12 (17,1) 9 (32,1) 1 (100) 10 (12,6) 2 (8,3) 17 (11,8) Xà lách cây 11(15,7) 2 (7,1) 0 (0,0) 2 (2,5) 0 (0,0) 42 (29,2) Xà lách xoong 17 (24,3) 6 (21,4) 0 (0,0) 24 (30,4) 9 (37,5) 6 (4,2) Rau má 13 (18,6) 5 (17,9) 0 (0,0) 28 (35,4) 13 (54,2) 12 (8,3) Rau diếp cá 13 (18,6) 5 (17,9) 0 (0,0) 11 (13,9) 13 (54,2) 17 (11,8) Rau thơm 4 (5,7) 1 (3,6) 0 (0,0) 4 (5,1) 0 (0,0) 50 (34,7) Về nhiễm ký sinh trùng đơn bào, kết quả cho thấy, ký sinh trùng đơn bào thường gặp đó là amip và trùng roi, trong đó nhiễm amip ở xà lách xoong nhiễm cao nhất 24,3%, tiếp theo mẫu rau má và rau diếp cá bằng nhau 18,6%, rau thơm nhiễm thấp nhất 5,7%. Mẫu rau nhiễm trùng roi cao nhất là cải xanh 32,1%, xà lách xoong 21,4%, rau má và rau diếp cá 17,9% và thấp nhất vẫn là rau thơm 3,6%. Mẫu rau nhiễm trùng lông duy nhất chỉ có trên rau cải xanh. Về nhiễm ký sinh trùng đa bào, kết quả cho thấy mẫu nhiễm trứng giun đũa cao nhất là rau má với tỉ lệ 35,4%, kế đến xà lách xoong có tỉ lệ 30,4% và những mẫu rau còn lại nhiễm trứng giun đũa dưới 14%. Nhiễm trứng giun tóc vẫn cao nhất ở mẫu rau má và rau diếp cá, tỉ lệ đều 54,2%, xà lách xoong cũng nhiễm ở tỉ lệ cao 37,5%. Nhiễm trứng/ấu trùng giun móc, tỉ lệ cao nhất ở rau thơm 34,7%, kế đến xà lách cây 29,2%. BÀN LUẬN So với kết quả nghiên cứu của Lê Lợi (2), tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng trên rau xanh trồng tại ruộng tại 4 huyện thuộc tỉnh Nam Định là 66,3%, trong đó mầm bệnh đơn bào là 51,6% (Entamoeba histolytica 3,7%, Entamoeba coli 6,8%), Cryptosporidium spp 14,6%, Cyclospora spp 10,3%, Giardia lamblia 3,9%, đơn bào khác 12,4%); mầm bệnh đa bào là 29,8% (giun đũa 11,9%, giun tóc 9,2%, ấu trùng giun móc 7,6%, sán lá nhỏ 0,76%, sán lá lớn 0,2%). Nghiên cứu năm 2008 tại tỉnh Vĩnh Phúc, trên 300 mẫu rau cho thấy 79,3% các loại rau có nhiễm KST, rau muống là loại rau nhiễm cao nhất với 46,3%, trứng giun móc được phát hiện nhiều nhất với 43,4%, trứng giun đũa 35,6%(4). Nghiên cứu tại xã Vĩnh Phúc thành phố Thái Bình, tỉ lệ nhiễm các loại trứng giun trong rau là 50%, trong đó giun đũa là 48,8%, giun tóc Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 5 * 2016 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 309 là 42,2%, giun móc là 17,8%, và trong rau sống có tỉ lệ nhiễm cao nhất là 60%(1). Giun đũa được tìm thấy tỉ lệ cao trong các nghiên cứu. Riêng tại TP. HCM theo nghiên cứu của Trần Thị Hồng năm 2007 về tỉ lệ rau sống bị nhiễm KST bán ở chợ và ở siêu thị cho thấy 101/104 mẫu rau bán ở chợ có nhiễm mầm bệnh KST (97,1%) và 85/90 mẫu rau tại siêu thị nhiễm KST (94,4%)(5, 6). Trong kết quả của nghiên cứu này về mức độ nhiễm KST trong rau cũng tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Hồng năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh nhưng cao hơn nhiều so với các nghiên cứu tại Nam Định và Thái Bình, điều này có thể do quá trình lấy mẫu tại mỗi nơi có thể khác nhau, chẳng hạn lấy mẫu rau ngay từ đầu nguồn, tại thành phố Hồ Chí Minh lấy tại các quấy bán và có thể sử dụng nước tưới ô nhiễm và làm gia tăng sự ô nhiễm chéo. KẾT LUẬN Có 228/253 (90,1%) mẫu rau ăn sống thuộc 6 loại rau (rau cải xanh, xà lách cây, xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, rau thơm) bị nhiễm KST các loại, trong đó mẫu rau cải xanh, xà lách cây xà lách xoong, rau má, rau diếp cá, mỗi loại 42 mẫu (tỉ lệ mỗi loại rau nhiễm là 16,6%) và rau thơm là 43 mẫu (17%). Tỉ lệ nhiễm các loại KST trong rau: Về ký sinh trùng đơn bào, số mẫu rau ăn sống bị nhiễm đơn bào loại amip (E. histolytica và E. coli) chiếm tỉ lệ cao nhất 30,7%, trùng roi là 12,3% và trùng lông <1%. Hầu hết các loại rau đều nhiễm amip và trùng roi, rau xà lách xoong bị nhiễm amip cao nhất chiếm tỉ lệ 24,3%, mẫu rau má và rau diếp cá có tỉ lệ nhiễm amip như nhau là 18,6%, rau cải xanh, rau xà lách cây và rau thơm tỉ lệ nhiễm amip lần lượt là 17,1%, 15,7% và 5,7%. Rau cải xanh bị nhiễm trùng roi cao nhất với 32,1% và rau thơm và xà lách cây có tỉ lệ nhiễm thấp nhất là 3,6% và 7,1%. Về ký sinh trùng đa bào: mẫu nhiễm trứng giun đũa cao nhất là rau má với tỉ lệ 35,4%, kế đến xà lách xoong có tỉ lệ 30,4% và những mẫu rau còn lại nhiễm trứng giun đũa dưới 14%. Nhiễm trứng giun tóc vẫn cao nhất ở mẫu rau má và rau diếp cá, tỉ lệ đều 54,2%, xà lách xoong cũng nhiễm ở tỉ lệ cao 37,5%. Nhiễm trứng/ấu trùng giun móc, tỉ lệ cao nhất ở rau thơm 34,7%, kế đến xà lách cây 29,2%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alade G.O TOA, Adewuyi IK (2013). Prevalence of intestinal parasites in vegetables sold in Ilorin, Nigeria. American-Eurasian J, 13(9): pp. 1275-1282. 2. Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh Vĩnh Phúc "Đánh giá sự ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng truyền bệnh cho người trên rau xanh tươi sống ở tỉnh Vĩnh Phúc" []. 3. Lê Lợi, Hoàng Tiến Cường, Nguyễn Văn Đề, Trần Thị Hương (2012). Xác định ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng còn tồn tại trong rau ăn sống tại một số nhà hàng thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định. Tạp chí Y học thực hành, Hội nghị Khoa học An toàn Vệ sinh Thực phẩm, lần thứ 6, năm 2012. Nhà Xuất bản Bộ Y tế, số 842: Tr 135-239. 4. Lê Thị Tuyết, Nguyễn quốc Tiến và cs (2005). Tình hình ô nhiễm trứng giun trong các mẫu rau tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình. Tạp chí phòng chống các bệnh sốt rét và các bệnh KST, số 6. 5. Tổng cục thống kê Niên giám thống kê 2012. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê; 2013. 6. Trần Thị Hồng (2007). Khảo sát ký sinh trùng trên rau sống bán tại các siêu thị trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Y học thành phố Hồ Chí Minh 2007, 11(2): pp. 82-131. 7. Viện thông tin thư viện Y học Trung ương (2001). Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, 2001. 8. Wafa A.I. Al-Megrin (2010). Prevalence intestinal parasites in leafy vegetables in Riyadh, Saudi Arabia. International Journal of Tropical Medicine 2010, 5(2): pp. 20-23. Ngày nhận bài báo: 18/5/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 19/7/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/10/2016

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf305_3_4143_2177606.pdf
Tài liệu liên quan