Kết quả ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong phòng chống tuyến trùng hại cà rốt

Tài liệu Kết quả ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong phòng chống tuyến trùng hại cà rốt: VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 948 KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG PHÒNG CHỐNG TUYẾN TRÙNG HẠI CÀ RỐT Ngô Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Đặng Thị Lan Anh, Phạm Văn Sơn, Hà Thị Kim Thoa Viện Bảo vệ Thực vật TÓM TẮT Cà rốt, là một loại rau ăn củ có giá trị kinh tế và thương mại cao được trồng nhiều ở một số địa phương như Lâm Đồng và Hải Dương. Tuy nhiên, cà rốt đang bị tuyến trùng gây hại nặng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng một số chế phẩm sinh học để quản lý hiệu quả tuyến trùng và hạn chế sử dụng thuốc hóa học hướng tới một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Kết quả bước đầu cho thấy, hai chế phẩm sinh học Khuẩn-18 và SH-BV1 được ứng dụng tại Lâm Đồng và Hải Dương đều có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt. Hiệu quả kỹ thuật: hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 68,2 - 78,2 % và trong rễ đạt 76,2 - 77,5 %; năng suất tăng hơn so với tập quán nô...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả ứng dụng một số chế phẩm sinh học trong phòng chống tuyến trùng hại cà rốt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 948 KẾT QUẢ ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG PHÒNG CHỐNG TUYẾN TRÙNG HẠI CÀ RỐT Ngô Văn Dũng, Phạm Thị Vượng, Đặng Thị Lan Anh, Phạm Văn Sơn, Hà Thị Kim Thoa Viện Bảo vệ Thực vật TÓM TẮT Cà rốt, là một loại rau ăn củ có giá trị kinh tế và thương mại cao được trồng nhiều ở một số địa phương như Lâm Đồng và Hải Dương. Tuy nhiên, cà rốt đang bị tuyến trùng gây hại nặng, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu và ứng dụng một số chế phẩm sinh học để quản lý hiệu quả tuyến trùng và hạn chế sử dụng thuốc hóa học hướng tới một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững. Kết quả bước đầu cho thấy, hai chế phẩm sinh học Khuẩn-18 và SH-BV1 được ứng dụng tại Lâm Đồng và Hải Dương đều có hiệu quả cao trong phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt. Hiệu quả kỹ thuật: hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 68,2 - 78,2 % và trong rễ đạt 76,2 - 77,5 %; năng suất tăng hơn so với tập quán nông dân sử dụng thuốc hóa học từ 19,6 - 23,4 tấn/ha. Hiệu quả mô trường đã giảm được thuốc hóa học từ 15 - 35 lít/ha/vụ. Hiệu quả kinh tế, thu lãi cao hơn so với tập quán nông dân từ 57,4 - 75,7 triệu/ha/vụ. Từ khóa: Tuyến trùng, Chế phẩm sinh học, Khuẩn-18, SH-BV1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Cà rốt là một loại rau ăn củ có giá trị kinh tế và thương mại cao, yêu cầu mẫu mã đẹp, sản phẩm có thể sử dụng làm thức ăn sống hoặc qua chế biến, được sử dụng phổ biến và là sản phẩm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao được trồng nhiều ở một số địa phương như Lâm Đồng và Hải Dương v.v. Tuy nhiên, cà rốt đang bị tuyến trùng gây hại nặng, làm cho củ cà rốt bị biến dạng như củ mọc lông, củ chẻ, củ nứt v.v., ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng. Hiện nay, người nông dân chủ yếu sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ tuyến trùng nhưng sự gây hại của chúng không có chiều hướng giảm mà ngày cành bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Việc nghiên cứu giải pháp phòng trừ tuyến trùng nói chung, đặc biệt là chế phẩm sinh học và các loại sinh vật đối kháng nói riêng nhằm hạn chế và kiểm soát mật độ tuyến trùng hại trong đất vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Để góp phần giải quyết các khó khăn trên, bài báo này cung cấp một số kết quả về ứng dụng chế phẩm sinh học an toàn, thân thiện với môi trường, kiểm soát tình hình tuyến trùng gây hại cây cà rốt là vấn đề cấp thiết, góp phần ổn định diện tích, năng suất, chất lượng nông sản của nước ta. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Các giống và vườn cà rốt thuộc phạm vi của đề tài. - Chế phẩm sinh học SH-BV1, bao gồm các thành phần: thảo mộc trừ tuyến trùng Saponin, Alkaloid, Azadirachtin và dầu thực vật có độc tính mạnh với tuyến trùng ký sinh thực vật, nấm đối kháng (Trichoderma harzianum), VSV ức chế bệnh (Bacillus subtilis), nấm trừ sâu hại trong đất (Metarhizium anisopliae), vi khuẩn cố định nitơ (Azotobacter beijerinckii), vi khuẩn phân giải phốt phát khó tan (Bacillus gisengihumi), xạ khuẩn phân giải Xenlulo (Streptomyces owasiensis) và các phụ gia khác. SH-BV1 có tác dùng phòng trừ tuyến trùng và nấm bệnh hại rễ cây hồ tiêu, cà phê. SH-BV1 do Viện Bảo vệ thực vật và Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa sản xuất. - Chế phẩm sinh học K-18, gồm các thành phần: các enzyme như kitinaze, amylase, protease, chất kháng sinh, Saccharomyces sp1., Saccharomyces sp2., Bacillus sp., Streptomyces saraceticus và các phụ gia khác. K-18 có tác dụng phòng trừ tuyến trùng, bệnh hại trong đất và rễ nhiều loại cây trồng khác nhau như cà phê, hồ tiêu, cà rốt K-18 có nguồn gốc 100 % sinh học. An toàn cho người, động vật và môi trường, Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 949 không có dư lượng trong sản phẩm sau khi sử dụng. K-18 do Viện Bảo vệ thực vật sản xuất. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu mẫu, lọc mẫu, đếm tuyến trùng, cách pha và sử dụng chế phẩm - Phương pháp thu mẫu: + Thu mẫu đất và rễ vào buổi sáng trong khoảng thời gian từ 5 – 9 h. Mỗi công thức thu 5 điểm chéo góc, mỗi điểm thu theo khung có kích thước 40 × 50 cm, thu toàn bộ mẫu cây trong khung sau đó thu mẫu đất, gạt lớp đất bề mặt 5 cm, lấy sâu xuống đất 20 – 30 cm, mỗi mẫu có trọng lượng khoảng 500 g đất và rễ cho vào túi nilon. Sau khi thu xong mẫu được ghi nhãn mác (người điều tra, ngày điều tra, địa điểm điều tra, mã ký hiệu mẫu...). + Bảo quản mẫu và xác định tuyến trùng theo Nguyễn Ngọc Châu (2003): Sau khi thu mẫu nhanh chóng tách lọc mẫu để kiểm tra, trong trường hợp cần phải vận chuyển đường xa hoặc lưu giữ chờ phân tích giám định, bảo quản mẫu trong hộp xốp để ở nơi thoáng mát. Phân loại tuyến trùng dựa theo tài liệu của Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh (2000); Trinh Q.P, Waeyenberge L., Nguyen N.C., Baldwin J.G., Karssen G. & Moens M. (2009). Quan sát và nhận biết các đặc điểm của tuyến trùng bằng kính hiển vi soi ngược Zeiss Primo Vert. - Phương pháp lọc mẫu đất: Bước 1: Phân loại các mẫu đất, dụng cụ (phễu, ống gel, ống nghiệm) được gắn lại với nhau cho lên giá đựng, đổ nước vào phễu cho ngập mẫu (200 ml nước); Bước 2: Cân mẫu đất 50g /mẫu (mẫu được ghi nhãn mác, ký hiệu mẫu); Bước 3: Cho mẫu đã cân lên rây 40 µm và đặt lên phễu lọc đã được chuẩn bị trước, sau 48h tiến hành thu mẫu (dung dịch trong phần ống nghiệm). - Phương pháp lọc mẫu rễ: Phương pháp lọc tĩnh theo Nguyễn Ngọc Châu (2003). Mỗi mẫu lấy 5 g rễ, rửa sạch đất bằng vòi nước hoa sen, cắt thành đoạn 0,5 cm. Cho vào máy nghiền dập với 250 ml nước sạch. Lọc lấy tuyến trùng bằng rây 40 µm. - Phương pháp đếm tuyến trùng Đếm số lượng tuyến trùng bằng đĩa đếm (counting dish), đếm dưới kính hiển vi soi nổi (Zeizz Primo Vert), đếm toàn bộ tuyến trùng theo các dãy ô trên đĩa. - Cách pha và sử dụng chế phẩm K-18: Trước khi gieo (TKG): tưới nước trước cho đất ẩm, sau đó pha K-18 với 2.200 lít nước, tưới đều nước chế phẩm trên mặt luống. Cách pha K-18, tỷ lệ 1/300 như sau: lấy 7,5 lít K-18 pha lắc đều trong 2.200 lít nước sạch, phun hoặc tưới cho 1 hecta. Nếu đất khô, phải tưới qua một lần nước sao cho đất ẩm trước khi tưới K-18 đã pha. Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm K-18 phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt tại Lâm Đồng Mô hình ứng dụng tại thôn Lộc Quý, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Mô hình được bố trí với 4 lô thí nghiệm diện rộng không có nhắc lại, mỗi lô có diện tích 0,1 ha: Lô 1: K-18, 120 lít/ha/TKG. Sau gieo K-18 tỷ lệ 1/300 (5, 10, 15 NSG); Lô 2: SH-BV1, 1500 kg/ha/ TKG; Lô 3: TQND: Vimoca 20EC,15lít/ha/TKG. 5, 10 NSG (10 lít/ha/lần); Lô 4: Đ/C (Không xử lý). Xây dựng mô hình ứng dụng K-18 phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt tại Hải Dương Mô hình bố trí Tạ Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương. Mô hình được bố trí với 4 lô thí nghiệm diện rộng không có nhắc lại, mỗi lô có diện tích 0,1 ha: Lô 1: K-18, 100 lít/ha trước khi gieo (TKG). Sau gieo K-18 tỷ lệ 1/300 (5, 10, 15 NSG); Lô 2: K-18, 120 lít/ha/TKG. Sau gieo K-18 tỷ lệ 1/300 (5, 10, 15 NSG); Lô 3: SH-BV1, 700 kg/ha/TKG; Lô 4: TQND (Bón Etocap 10G, 15 kg/ha/TKG, 1 lần/vụ). - Chỉ tiêu theo dõi và đánh giá + Mật độ tuyến trùng (con/50g đất, con/5g rễ) và hiệu lực phòng trừ (%) + Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất thực thu (năng suất tổng, năng suất củ đẹp hay củ thương phẩm, năng suất củ xấu) và hiệu quả kinh tế. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 950 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu Thí nghiệm đối với tuyến trùng hại rễ cà rốt: được tính theo công thức Abbott (1925). Thí nghiệm tuyến trùng trong đất cà rốt: được tính theo công thức Henderson Tilton (1955). Các số liệu được xử lý bằng chương trình Excel 2010 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Mô hình ứng dụng K-18 phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt tại Lâm Đồng - Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất trồng cà rốt: Mô hình sử dụng K-18, 120 lít/ha/TKG và tưới 3 lần sau gieo có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng cao đạt 78,2% (1 TSG); Lô 2 (SH- BV1: dùng 1.500 kg/ha/TKG) có hiệu lực đạt 72,9% (3 TSG); Lô 3 hiệu lực đạt cao ở thời điểm đầu vụ, thời điểm 1 TSG hiệu lực đạt 61%, sau đó hiệu lực giảm, 2 TSG hiệu lực chỉ còn 25%, trong khi 2 chế phẩm sinh học hiệu lực còn rất cao đạt 72,7% (K-18) và 68,1% (SH-BV1), (Bảng 1). Bảng 1. Mật độ và hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất của mô hình sử dụng K-18 (Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng, năm 2014) Lô thử nghiệm Mật độ TT trong đất (con/50 g đất) Hiệu lực phòng trừ TT (%) TKG 5N 1 T 2T 3T 5N 1T 2T 3T 1: K-18 309,8 145,0 136,4 260,6 457,4 58,3 78,2 72,7 75,9 2: SH-BV1 330,8 119,2 195,8 325,4 549,8 67,9 70,7 68,1 72,9 3: TQND 323,0 68,6 255,0 747,2 1283,0 81,1 61,0 25,0 35,2 4: Đ/C 333,2 374,4 674,0 1028,4 2042,4 - - - - Ghi chú: TKG – trước khi gieo; N – ngày sau gieo; T – tháng sau gieo; TQND – tập quán nông dân (Vimoca 20EC, liều lượng 35 lít/ha/vụ: lần 1 TKG 15 lít, lần 2 và 3 (5 và 10 NSG) 10 lít/ha/lần); TT - Tuyến trùng; Tưới K-18, tỷ lệ 1/300 (7,5 lít/ha/lần) - Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong rễ cà rốt: Thời điểm 1 TSG, mô hình sử dụng K- 18, mật độ tuyến trùng là 59,3 con/5 g rễ thấp hơn so với SH-BV1 (96,3 con/5 g rễ); nông dân sử dụng thuốc Vimoca 20EC và đối chứng không xử lý có mật độ tuyến trùng cao hơn gấp nhiều lần (151,7 – 277,3 con/5 g rễ). Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng của K-18 sau 1 tháng xử lý đạt 77,5%, SH-BV1 đạt 64,4 %, trong khi sử dụng thuốc hóa học hiệu lực đạt 40,5 %. (Bảng 2). Bảng 2. Mật độ tuyến trùng hại rễ và hiệu lực phòng trừ tuyến trùng của K-18 trên mô hình cà rốt (Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng, năm 2014) Lô thử nghiệm Mật độ TT hại rễ tháng sau gieo (con/50 g đất) Hiệu lực phòng trừ TT tháng sau gieo (%) 1 TSG 2 TSG 3 TSG 1 TSG 2 TSG 3 TSG 1: K-18 59,3 161,7 281,3 77,5 70,9 61,3 2: SH-BV1 96,3 175,7 308,0 64,4 67,6 56,7 3: TQND 151,7 368,0 550,7 40,5 32,6 22,9 4: Đ/C 277,3 556,7 719,3 - - - - Ảnh hưởng của K-18 đến năng suất, chất lượng cà rốt: Mô hình sử dụng K-18, lượng 120 lít/ha/TKG, có tỷ lệ củ xấu thấp chiếm 14,8%. SH-BV1 có 18,2%, hóa học có 29,1% củ xấu và Đ/C không xử lý có tới 33,3% củ xấu. Năng suất cao nhất ở mô hình sử dụng K-18 liều lượng 120 lít/ha/TKG, năng suất tổng đạt 58 tấn/ha, năng suất củ đẹp đạt 49,4 tấn/ha. SH- BV1 có năng suất củ đẹp đạt 47,5 tấn/ha. Công Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 951 thức sử dụng thuốc hóa học và không xử lý có năng suất củ đẹp thấp từ 28,7 tấn/ha và 29,8 tấn/ha (Bảng 3). Bảng 3. Một số chỉ tiêu cấu thành năng suất, chất lượng cà rốt của mô hình ứng dụng K-18 phòng trừ tuyến trùng (Xuân Thọ, Đà Lạt, Lâm Đồng, 2014) Lô thử nghiệm Chỉ tiêu cấu thành năng suất, chất lượng cà rốt Năng suất (tấn/ha) CD củ (cm) Chu vi củ (cm) Số lượng (củ/m2) Tỷ lệ củ xấu (%) Trọng lượng củ (kg/m2) Tổng năng suất Củ xấu Củ đẹp Lô 1: K-18 18,5 10,8 55 14,8 5,8 58 8,6 49,4 Lô 2: SH-BV1 15,9 10,6 55 18,2 5,8 58 10,5 47,5 Lô 3: TQND 15,4 9,4 55 29,1 4,2 42 12,2 29,8 Lô 4: Đ/C 13,9 9,4 54 33,3 4,3 43 14,3 28,7 Ghi chú: CD - chiều dài; Cà rốt gieo ngày 17/1/2014, thu hoạch ngày 18/5/2014; củ xấu (không bán được): củ chẻ, củ nứt, củ mọc lông; Củ đẹp: củ bán được 3.2. Mô hình ứng dụng K-18 phòng trừ tuyến trùng hại cà rốt tại Hải Dương - Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất trồng cà rốt: Qua hình 1 cho thấy, hai lô thử nghiệm K-18 với lượng 100 – 120 lít/ha làm cho mật độ tuyến trùng giảm xuống rất nhanh tương ứng 203 – 242 con/50g đất ở thời điểm 15 NSG, ở thời điểm 110 NSG (thu hoạch) mật độ tuyến trùng tăng nhẹ từ 299 – 373 con/50g đất. Lô 3, thử nghiệm SH-BV1 mật độ giảm chậm hơn K-18 và mật độ xuống thấp nhất là 263 con/50g đất ở thời điểm 60 NSG. Lô Đ/C (Etocap 10G) ở thời điểm 5 NSG mật độ tuyến trùng giảm hơn so với thời điểm TKG nhưng lại tăng lên rất nhanh ở các thời điểm về sau và đạt cao nhất là thời điểm 110 NSG với mật độ 719 con/50g đất. 0,0 100,0 200,0 300,0 400,0 500,0 600,0 700,0 800,0 TKG 5 NSG 15 NSG 30 NSG 60 NSG 110 NSG con/50 g đất Thời gian trước khi gieo và ngày sau gieo Lô 1: K-18, 100 lít/ha Lô 2: K-18, 120 lít/ha Lô 3: SH-BV1, 700 kg/ha Lô 4 Đ/C (Etocap, 15kg/ha) Hình 1. Mật độ tuyến trùng trong đất trồng cà rốt, mô hình ứng dụng K-18 (Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014) Qua bảng 4 cho thấy, hiệu lực của K-18 liều lượng 120 lít/ha/vụ cho hiệu quả cao nhất đạt 32,9 % (5 NSG) đến 68,2 % (30 NSG). K- 18 với liều lượng 100 lít/ha/vụ cũng cho hiệu lực cao ở thời điểm đầu vụ và đạt cao nhất 56,7 % (30 NSG). SH-BV1 cho hiệu lực cao ở nhất ở thời điểm 60 NSG là 65,1%. VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 952 Bảng 4. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất cà rốt, mô hình ứng dụng K-18 (Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014) Lô thử nghiệm Liều lượng/cách sử dụng Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng (con/50 g đất) 5 15 30 60 110 1: K-18 100 lít/ha/TKG. Tưới 3 lần: 5, 10, 15 NSG 20,2 44,0 56,5 53,7 46,5 2: K-18 120 lít/ha/TKG. Tưới 3 lần: 5, 10, 15 NSG 32,9 55,4 68,2 62,4 59,2 3: SH-BV1 700 kg/ha/TKG 4,9 13,0 52,9 65,1 57,9 4: TQND Etocap 10G, 15kg/ha/lần/vụ - - - - - Ghi chú: TKG – trước khi gieo; NSG – Ngày sau gieo; TQND – tập quán nông dân. - Hiệu quả phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà rốt: Mô hình năm 2014 sử dụng K-18 với lượng 100 và 120 lít/ha/lần (TKG) cho thấy; mật độ tuyến trùng hại rễ của cả 2 liều lượng đều thấp hơn đối chứng rất rõ rệt, 5 NSG mật độ tuyến trùng từ 213 – 255 con/5g rễ, thời điểm 30 NSG, mật độ tuyến trùng thấp nhất 143 – 159 con/5g rễ. Đối chứng có mật độ tuyến trùng tăng dần ở các thời điểm sau gieo từ 460,4 – 808 con/5g rễ. Bảng 5. Mật độ tuyến trùng hại rễ cà rốt, mô hình ứng dụng K-18 (Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014) Lô thử nghiệm Mật độ tuyến trùng hại rễ cà rốt, các ngày sau gieo (con/5 g rễ) 5 15 30 60 110 1: K-18 255,0 228,2 159,0 225,0 315,8 2: K-18 213,0 149,6 143,4 202,2 267,8 3: SH-BV1 442,2 310,4 192,8 191,6 236,6 4: TQND 460,4 525,4 602,4 710,6 808,0 Ghi chú: TQND – tập quán nông dân Sử dụng K-18, 100 lít/ha/TKG và 120 lít/ha/TKG có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong rễ đạt cao từ 73,6% và 76,2 % ở thời điểm 30 NSG. Đạt 60,9% và 66,9 % (110 NSG), SH-BV1 có hiệu lực phòng trừ tuyến trùng chậm hơn K-18 (Bảng 6). Bảng 6. Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà rốt, mô hình ứng dụng K-18 (Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, 2014) Lô thử nghiệm Hiệu lực phòng trừ tuyến trùng hại rễ cà rốt các ngày sau gieo (%) 5NSG 15NSG 30NSG 60NSG 110NSG 1: K-18 44,6 56,6 73,6 68,3 60,9 2: K-18 53,7 71,5 76,2 71,5 66,9 3: SH-BV1 4,0 40,9 68,0 73,0 70,7 4: TQND - - - - - Ghi chú: NSG – Ngày sau gieo; TQND – tập quán nông dân. - Ảnh hưởng của K-18 đến năng suất, chất lượng cà rốt: K-18 làm giảm tỷ lệ củ xấu đáng kể chiếm 2,2 – 3,5 % số củ, SH-BV1 chiếm 5,7 % và đối chứng của nông dân chiếm 20,6 %. Năng suất tổng của mô hình dùng K-18, lượng 100 và 120 lít/ha đạt cao nhất từ 61,5 – 65,2 tấn/ha, năng suất củ đẹp đạt 59,3 – 63,8 tấn/ha tăng hơn so với đối chứng của nông dân từ 18,9 – 23,4 tấn/ha (Bảng 7). VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 953 Bảng 7. Năng suất cà rốt mô hình ứng dụng K-18 (Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương, năm 2014) Lô thử nghiệm Tỷ lệ củ sấu (%) Năng suất (tấn/ha) Tổng Củ đẹp Tăng so với Đ/C 1: K-18 3,5 61,5 59,3 18,9 2: K-18 2,2 65,2 63,8 23,4 3: SH-BV1 5,7 54,8 51,7 11,3 4: TQND 20,6 50,9 40,4 - Ghi chú: TQND – tập quán nông dân; Đ/C – đối chứng 3.3. Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng K- 18 tại Lâm Đồng Lãi thu được của mô hình sử dụng K-18 liều lượng 120 lít/ha đạt cao nhất 111,5 triệu/ha cao hơn so với TQND là 75,7 triệu/ha. SH- BV1 thu lãi 79,3 triệu/ha cao hơn TQND 43,5 triệu/ha. Đ/C không xử lý có lãi 39,9 triệu/ha cao hơn TQND là 4,2 triệu/ha, thấp nhất là CT TQND lãi chỉ đạt 35,7 triệu/ha. - Hiệu quả kinh tế của mô hình ứng dụng K- 18 tại Hải Dương Lãi của mô hình sử dụng K-18 đạt cao nhất, tương ứng là 81,4 triệu/ha và 91,9 triệu/ha cao hơn so với TQND là 46,9 – 57,4 triệu/ha. Mô hình dùng SH-BV1 có lãi đạt 55,9 triệu/ha cao hơn TQND là 21,5 triệu/ha. TQND có TC thấp nhất là 86,7 triệu/ha nhưng lãi cũng lại thấp nhất chỉ đạt 34,4 triệu/ha. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ - Hiệu quả kỹ thuật: Chế phẩm sinh học K-18, lượng 120 lít/ha/TKG, tưới 3 lần sau gieo (5,10, 15 NSG) tỷ lệ 1/300 (7,5 lít/ha) cho hiệu quả phòng trừ tuyến trùng cao nhất. Đặc biệt ở thời điểm 1 tháng sau khi gieo, hiệu lực phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 68,2% (Hải Dương) đến 78,2% (Lâm Đồng) và trong rễ đạt 76,2% (Hải Dương) đến 77,5% (Lâm Đồng), làm tăng NS hơn so với Đ/C (TQND) dùng thuốc hóa học tới 23,4 tấn/ha (Hải Dương) và 19,6 tấn/ha (Lâm Đồng). - Hiệu quả môi trường: bảo vệ môi trường thông qua việc không sử dụng thuốc hóa học phòng trừ tuyến trùng, đã giảm được 35 lít Vimoca 20EC/ha/vụ (Lâm Đồng) và 15 kg Etocap 10G/ha/vụ (Hải Dương) - Hiệu quả kinh tế: sử dụng K-18 với lượng 120 lít/ha/TKG, sau gieo tưới 3 lần (5,10,15 NSG) phù hợp với thực tiễn hiện nay, cả về hiệu quả kỹ thuật, khả năng đầu tư và có hiệu quả kinh tế cao, thu lãi tới 111,5 triệu/ha/vụ, cao hơn so với TQND tới 75,7 triệu/ha/vụ (Lâm Đồng) và được lãi 91,9 triệu/ha/vụ, cao hơn so với TQND tới 57,4 triệu/ha/vụ (Hải Dương). LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả trân trọng cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí thực hiện đề tài theo Quyết định số: 155-4/QĐ-BKHCN ngày 06 tháng 07 năm 2012. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh, 2000. Tuyến trùng ký sinh thực vật, NXBKHKT, Hà Nội, 409 tr. 2. Nguyễn Ngọc Châu, 2003. Tuyến trùng thực vật và cơ sở phòng trừ. NXBKHKT. Hà Nội, 302 tr. 3. Ngô Thị Xuyên, 2002. Kiểm soát tuyến trùng Meloidogyne bằng phương pháp sinh học. Hội thảo bệnh cây và sinh học phân tử, lần thứ nhất. Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2002. Nhà xuất bản Nông nghiệp, tr. 113-119. 4. Agbenin, N.O, 2011. Biological Control of Plant Parasitic Nematodes: Prospects and Challenges for the Poor Africa Farmer. Plant Protect. Sci.47(2): 62–67 5. Siddiqui, Z.A. & Mahmood, I. 1996. Biological control of plant parasitic nematodes by fungi: a review. Bioresource Technologv 58: 229-239. 953 Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 954 6. Sikora, R.A. 1992. Management of the antagonistic potential in agricultural ecosystems for the biological of plant parasitic nematodes. Annual Review of Phytopathology, 30:245-270. ABSTRACT Management of nematodes infecting replanted carrot via bio-products Carrot is a highly economically and commercially valued root vegetable and commonly grown in some regions like Lam Dong, Hai Duong. However, it has been damaged by nematodes, leading to yield and quality losses. Therefore, we carried out a study to investigate the efficiency of some biological agents against nematodes, to reduce chemical pesticides for effective and sustainable agriculture. The initial results indicated that two biological agents viz. Khuan-18 and SH-BV1, were highly effective against carrot nematodes in Lam Dong and Hai Duong. Their effectiveness against nematodes reached 68.2-78.2% and 76.2-77.5% in soil and root, respectively. The yield increased by 19.6-23.4 tons/ha as compared to farmer’s practices using chemical nematicides. It reduced chemical nematicides by 15-35 l/ha/crop leading friendly environment. Income increased from VND 57.4 to 75.7 million/ha/crop as compared to farmer’s practices. Keywords: Bio-products, Khuan-18, Nematodes, SH-BV1 Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Văn Viết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_viet_140_3289_2130458.pdf
Tài liệu liên quan