Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ bố trí cây trồng tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk

Tài liệu Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ bố trí cây trồng tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk: 72 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ BỐ TRÍ CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Văn Bình1, Trình Công Tư1 TÓM TẮT Huyện Krông Bông có 44.892,1 ha đất nông nghiệp, chiếm 35,7% diện tích tự nhiên. Để có cơ sở bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, việc nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai đã được thực hiện trong thời gian 2015 - 2016, thông qua phân tích đặc điểm địa hình và tính chất đất, bản đồ đơn vị đất đai huyện Krông Bông đã được xây dựng. Kết quả cho thấy trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính, với 37 đơn vị đất đai khác nhau về chủng loại đất, địa hình, tầng dày, độ phì nhiêu, khả năng tưới và tiêu nước, hình thành nên 11 kiểu thích nghi khác nhau đối với cây trồng. Theo đó, khu vực phía đông của huyện chỉ thích nghi với lúa 1 vụ nhờ nước trời (kiểu thích nghi số 10), hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng (kiểu thích nghi số 11); Phía tây là ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thích nghi đất đai phục vụ bố trí cây trồng tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
72 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ BỐ TRÍ CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN KRÔNG BÔNG, TỈNH ĐẮK LẮK Nguyễn Văn Bình1, Trình Công Tư1 TÓM TẮT Huyện Krông Bông có 44.892,1 ha đất nông nghiệp, chiếm 35,7% diện tích tự nhiên. Để có cơ sở bố trí cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên địa phương, việc nghiên cứu đánh giá thích nghi đất đai đã được thực hiện trong thời gian 2015 - 2016, thông qua phân tích đặc điểm địa hình và tính chất đất, bản đồ đơn vị đất đai huyện Krông Bông đã được xây dựng. Kết quả cho thấy trên địa bàn huyện có 5 nhóm đất chính, với 37 đơn vị đất đai khác nhau về chủng loại đất, địa hình, tầng dày, độ phì nhiêu, khả năng tưới và tiêu nước, hình thành nên 11 kiểu thích nghi khác nhau đối với cây trồng. Theo đó, khu vực phía đông của huyện chỉ thích nghi với lúa 1 vụ nhờ nước trời (kiểu thích nghi số 10), hoặc khoanh nuôi bảo vệ rừng, phát triển rừng trồng (kiểu thích nghi số 11); Phía tây là nền đất glây, thích hợp cho phát triển lúa nước 2 vụ (kiểu thích nghi số 1); Các loại cây công nghiệp dài ngày có rễ ăn sâu, ít kén dinh dưỡng có thể được bố trí ở phía bắc huyện (kiểu thích nghi số 3, 4); Các loại cây ngắn ngày như ngô, sắn, thuốc lá, đậu đỗ các loại... phù hợp với các kiểu thích nghi số 2, 5, 6, 7, 8, 9, tập trung ở khu vực trung tâm, phần phía đông và đông bắc huyện. Từ khóa: Bố trí cây trồng, đơn vị đất đai, kiểu thích nghi, nhóm đất chính, nông nghiệp 1 Viện Thổ nhưỡng Nông hóa I. ĐẶT VẤN ĐỀ Huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk là nơi có chế độ nhiệt và lượng bức xạ dồi dào, lượng mưa khá, phù hợp cho sự phát triển của các loại cây trồng nhiệt đới. Song, phần lớn diện tích huyện Krông Bông là đồi núi, phân cắt mạnh, độ phì nhiêu đất không cao. Chế độ mưa phân bố tập trung theo mùa nên thường gây ra hạn hán trong mùa khô, ngập lụt và xói lở trong mùa mưa, ảnh hưởng đến chất lượng mùa màng. Trong khi đó trình độ và kinh nghiệm thâm canh cây trồng cũng như sản xuất hàng hóa của nông dân trong huyện, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số chưa cao (UBND huyện Krông Bông, 2015). Việc chọn lựa và bố trí các loại hình sử dụng đất nông nghiệp còn nhiều lúng túng, thiếu cơ sở khoa học nên thường bị rủi ro do thiên tai và sự biến động của thị trường. Do đó, để tăng hiệu quả canh tác cây trồng cho địa phương, việc đánh giá thích nghi đất đai phục vụ bố trí cây trồng tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk là cần thiết. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Các tài liệu về khí hậu, thủy văn, địa hình, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất, điều kiện kinh tế, xã hội dưới dạng các báo cáo bảng số liệu, ảnh, sơ đồ... được thu thập từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Krông Bông. - Nền bản đồ gốc làm cơ sở cho điều tra, phúc tra và xây dựng các bản đồ đơn tính được lấy từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Bông năm 2010. 2.2. Phương pháp nghiên cứu - Áp dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA), điều tra hiệu quả sử sụng đất của 200 hộ nông dân trên địa bàn huyện về quy mô canh tác, chi phí đầu tư ban đầu, đầu tư hàng năm, năng suất, sản lượng, giá bán sản phẩm... Cụ thể: lúa: 40 hộ; ngô: 40 hộ; đậu đỗ: 20 hộ; sắn: 20 hộ; cà phê: 20 hộ; hồ tiêu: 20 hộ; thuốc lá: 10 hộ; điều: 10 hộ; ca cao: 10 hộ; cao su: 10 hộ. - Lấy và phân tích bổ sung 200 mẫu đất theo Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn của Bộ Nông nghiệp (Tiêu chuẩn Ngành 10 TCN 68-84). Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (1/50.000) và bản đồ thích nghi đất đai theo 10 TCN 343-98 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (1998), ISSS/ISRIC/ FAO (1998) và Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai của Hội Khoa học Đất Việt Nam (2015). - Đánh giá thích nghi cây trồng theo FAO (FAO, 1993): - Sử dụng phân vị 4 bậc: S1: rất thích hợp; S2: Thích hợp; S3: Ít thích hợp; N: Không thích hợp, làm tiêu chí xây dựng kiểu thích nghi. - Xây dựng, biên tập, chồng ghép và trình bày bản đồ theo hệ thống thông tin địa lý (GIS) với bộ phần mềm Mapinfo và ArcGIS. 2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm (2015 - 2016), trên diện tích đất nông nghiệp huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. 73 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 3.1.1. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - Loại đất: theo hệ thống phân loại FAO- UNESCO-WRB, trên địa bàn huyện Krông Bông có 5 nhóm đất chính như sau: + Nhóm đất glây có diện tích 2.257,0 ha; chiếm 5,0% diện tích khảo sát, được tạo thành bởi vật liệu phù sa không được bồi hàng năm, phân bố ở địa hình thấp, trũng, bị ngập nước hoặc mực nước ngầm nông tạo ra trạng thái khử thường xuyên. Các chất Fe, Mn... bị khử và di chuyển trong đất, tích tụ lại hình thành nên tầng glây. Đất có hình thái phẫu diện đặc trưng kiểu ABC. + Nhóm đất phù sa có diện tích 4.592,8 ha; chiếm 10,2% diện tích khảo sát, được hình thành qua quá trình bồi lấp bởi hệ thống sông ngòi kết hợp với lắng đọng phù sa hàng năm. + Nhóm đất đỏ có diện tích 368,1 ha; chiếm 0,8% diện tích khảo sát, được hình thành do sự phong hóa của loại đá mẹ bazan, xuất hiện trên dạng địa hình đồi núi thấp và có độ dốc thoải. Quá trình phong hóa đá, biến đổi khoáng sét và tích tụ Al+++, Fe+++ xảy ra tương đối mạnh, tạo cho đất có mầu đỏ thẫm hoặc đỏ vàng đặc trưng. Tầng đất dày và khá đồng nhất. Hình thái phẫu diện đặc trưng kiểu A-Bs hoặc A-Bs-C. Trong đó, tầng tích tụ sắt nhôm (tầng Bs) thường có màu đỏ thẫm. + Nhóm đất đen có diện tích 416,6 ha; chiếm 0,9% tổng diện tích khảo sát, được hình thành do quá trình tích luỹ các sản phẩm dốc tụ các loại đá mẹ giàu kiềm, có tầng B - Argic. Nhóm này phân bố trên địa hình bằng phẳng với độ dốc 0 - 80. + Nhóm đất xám có diện tích 37.105,1 ha; chiếm 82,7% diện tích khảo sát, được hình thành tại chỗ, phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau, từ dạng bằng thấp đến dốc núi cao. Quá trình rửa trôi sét và cation kiềm xẩy ra mạnh, tạo cho đất có tầng tích tụ sét với dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp. Đất có hình thái phẫu diện kiểu A-Bt hoặc A-Bt-C. - Độ dốc: Trên địa bàn huyện Krông Bông, diện tích đất có độ dốc 0 - 3o là 16.901,7 ha, chiếm 37,6% diện tích khảo sát. Đây là những vùng đất nằm ở vị trí thấp trũng, mùa mưa thường bị ngập, hiện được khai thác trồng lúa nước 2 vụ. Cấp độ dốc 3 - < 8o chiếm 15,3% diện tích khảo sát, với 6.861,0 ha. Đây là những vùng trồng màu chủ lực ở địa phương; Độ dốc 8 - < 150 có 1.976,9 ha, chiếm 4,4% diện tích khảo sát; Cấp độ dốc từ 150 trở lên chiếm đến 42,7% diện tích khảo sát. - Độ dày tầng đất mặt: Toàn huyện có 14.802,4 ha đất có độ dày tầng mặt > 90 cm, chiếm 33,0% diện tích được khảo sát. Đây là cấp tầng dày thích hợp cho hầu hết các loại cây trồng. Tầng dày 70 - < 90 cm gồm 2.363,7 ha, chiếm 5,3% diện tích khảo sát, phân bố rải rác trên địa bàn; Tầng dày 50 - < 70 cm gồm 4.573,6 ha, chiếm 10,2%; Tầng dày 30 - <50 cm gồm 2.601,6 ha, chiếm 5,8%. Đặc biệt, đất có độ dày < 30 cm chiếm đến 45,8%, với 20.548,8 ha. Cấp tầng dày này hầu như ít thích hợp với yêu cầu của cây trồng. - Thành phần cơ giới đất: Đất Krông Bông có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt pha cát; thịt pha cát, sét; phù hợp với hầu hết các loại cây trồng hiện có trong vùng như: lúa, ngô, đậu đỗ, sắn, mía bông, cà phê, tiêu, điều, cao su Bảng 1. Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai Chỉ tiêu Phân cấp Ký hiệu Diện tích Loại đất Dystric Gleysols So1 2.257,0 Eutric Fluvisol So2 4.745,3 Xanthic Ferralsols So3 368,1 Gleyic Luvisols So4 416,6 Ferralic Acrisols So5 35.711,3 Haplic Acrisols So6 1.393,8 Độ dốc 0o - <3o Sl1 16.901,7 3o - <8o Sl2 6.861,0 8o - <15o Sl3 1.976,9 15o - <20o Sl4 0,0 20o - 25o Sl5 19.152,5 > 25o Sl6 0,0 Tầng dày > 90 De1 14.802,4 70 - 90 De2 2.363,7 50 - < 70 De3 4.573,6 30 - < 50 De4 2.601,6 < 30 De5 20.548,7 Thành phần cơ giới Thịt nặng đến sét Te1 3.573,6 Thịt pha cát, sét Te2 7.657,8 Thịt pha cát Te3 33.660,7 Cát mịn pha thịt Te4 0,0 Cát pha thịt Te5 0,0 Cát Te6 0,0 Khả năng tưới Chủ động Ir1 12.854,6 Bán chủ động Ir2 11.953,0 Nhờ nước trời Ir3 20.084,5 Khả năng tiêu nước Chủ động Dr1 33.301,3 Bán chủ động Dr2 7.838,9 Không chủ động Dr3 3.751,9 Hữu cơ > 6 OM1 2.935,8 4 - 6 OM2 4.851,2 2 - < 4 OM3 11.649,5 < 2 OM4 25.455,6 74 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 - Khả năng tưới nước: Nhìn toàn cục, sản xuất nông nghiệp tại Krông Bông theo hướng canh tác nhờ nước trời là chính, hệ thống cung cấp nước tưới cho cây trồng còn kém, 71,4% diện tích không có điều kiện tưới thuận lợi nên thường bị hạn hán đe dọa. - Khả năng tiêu nước: Vùng Krông Bông có lượng mưa trung bình 1.800 - 2.200 mm/năm, song mưa tập trung theo mùa, từ tháng 5 đến tháng 11. Trong khi đó các con suối ở vùng này thường hẹp, thoát nước chậm, gây nên ngập lụt cục bộ, việc gieo trồng trong vụ 2 (tháng 7, 8) gặp khó khăn, nhiều năm bị mất trắng. Trên địa bàn huyện có 25,9% diện tích đất canh tác thuộc loại khó và rất khó tiêu thoát nước trong mùa mưa. 3.1.2. Bản đồ đơn vị đất đai Sau khi lựa chọn và phân cấp các yếu tố, tiến hành xây dựng các bản đồ đơn tính, sử dụng kỹ thuật GIS chồng xếp các bản đồ đơn tính thành lập bản đồ đơn vị đất đai. Kết quả cho thấy toàn huyện có 37 ĐVĐĐ thuộc 6 tổ hợp đất (Bảng 2). - Tổ hợp đất glây chua, gồm đơn vị đất đai số 1: Đất có địa hình bằng phẳng, có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nặng đến sét. Đất có hàm lượng hữu cơ ở mức khá. Khả năng tưới thuận lợi, nhưng đây là những vùng thấp, trũng, rất khó tiêu nước, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước. - Tổ hợp đất phù sa trung tính ít chua, gồm 2 đơn vị đất đai, ký hiệu 2, 3: Đất có địa hình bằng phẳng, có tầng canh tác dày, thành phần cơ giới thịt nặng đến trung bình, hàm lượng hữu cơ từ khá đến giàu. Khả năng tưới tương đối thuận lợi, tuy nhiên do phân bố gần các sông và vùng thấp nên dễ xảy ra ngập úng. Đất thích hợp cho việc phát triển lúa và cây ngắn ngày. - Tổ hợp đất nâu vàng, gồm 2 đơn vị đất đai, có ký hiệu từ 4 và 5: Nhìn chung đất có độ dốc thấp, độ dày tầng đất mặt > 90 cm, thành phần cơ giới từ thịt pha đến sét, hàm lượng hữu cơ khá, thích hợp với hầu hết các loại cây trồng hiện có tại địa phương. - Tổ hợp đất đen trên sản phẩm dốc tụ bazan, gồm các đơn vị đất đai có ký hiệu 6, 7, 8: Đất giàu hữu cơ, thành phần cơ giới thịt pha cát sét, song tầng đất canh tác mỏng, chỉ thích hợp cho sự phát triển các loại cây ngắn ngày. - Các tổ hợp đất xám feralit và xám bạc màu, gồm các đơn vị đất đai có ký hiệu từ 9 đến 37. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ thấp, độ dày tầng mặt rất biến động, thích hợp chủ yếu cho các loại cây ngắn ngày. Cũng có thể bố trí một số cây công nghiệp dài ngày không đòi hỏi khắt khe về dinh dưỡng đất như điều, cao su vào những đơn vị đất đai có tầng dày thích hợp. Bảng 2. Thống kê diện tích và thuộc tính các đơn vị đất đai ĐVĐĐ So Sl De Te Ir Dr OM Ha % 1 1 1 1 1 1 2 2 2.257,0 5,03 2 2 1 1 2 1 2 1 2.519,2 5,61 3 2 1 1 2 1 2 2 2.226,1 4,96 4 3 1 1 1 1 1 2 329,8 0,73 5 3 2 1 1 1 1 2 38,3 0,09 6 4 1 1 1 1 2 1 160,2 0,36 7 4 1 2 1 3 1 1 66,2 0,15 8 4 2 2 1 1 1 1 190,2 0,42 9 5 1 1 2 1 2 3 2.912,5 6,49 10 5 1 1 3 2 1 3 1.319,7 2,94 11 5 1 2 3 1 2 3 676,4 1,51 12 5 1 3 3 1 3 3 662,7 1,48 13 5 1 3 3 2 1 3 805,1 1,79 14 5 1 3 3 3 1 3 331,7 0,74 15 5 1 4 3 2 1 4 343,1 0,76 16 5 1 5 3 2 1 4 2.115,3 4,71 17 5 2 1 3 2 1 3 1.494,2 3,33 18 5 2 2 3 1 2 3 89,9 0,20 19 5 2 3 3 1 1 3 705,5 1,57 20 5 2 4 1 2 1 4 531,9 1,18 21 5 2 5 3 2 1 4 2.638,9 5,88 22 5 2 5 3 3 1 4 515,0 1,15 23 5 3 1 3 2 1 3 340,7 0,76 24 5 3 3 3 2 1 3 402,1 0,90 25 5 3 4 3 2 1 4 371,1 0,83 26 5 3 5 3 2 1 4 817,4 1,82 27 5 5 1 3 3 1 4 894,5 1,99 28 5 5 2 3 3 1 4 739,4 1,65 29 5 5 3 3 2 1 3 471,4 1,05 30 5 5 3 3 3 1 4 881,7 1,96 31 5 5 4 3 3 1 4 1355,5 3,02 32 5 5 5 3 3 1 4 14.295,6 31,84 33 6 1 1 3 1 3 3 176,7 0,39 34 6 2 5 3 2 1 4 166,6 0,37 35 6 2 2 3 3 1 3 490,5 1,09 36 6 3 1 3 2 1 3 45,6 0,10 37 6 5 3 3 3 1 4 514,4 1,15 Tổng 44.892,1 100,0 Ghi chú: ĐVĐĐ: đơn vị đất đai; So (Soil) - loại đất; Sl (Slope) - độ dốc; De (Depth) - tầng dày; OM (Ogranic Matter) - hữu cơ; Te (Texture) - thành phần cơ giới; Ir (Irrigation) - khả năng tưới; Dr (Drainage) - khả năng tiêu nước. 75 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 Hình 1. Bản đồ đơn vị đất đai - tỷ lệ 1:50.000 3.2. Đánh giá thích nghi đất đai đối với cây trồng 3.2.1. Lựa chọn các cây trồng Từ kết quả điều tra và phân tích hiệu quả kinh tế, những loại cây trồng được đưa vào đánh giá bao gồm: lúa, ngô, đậu đỗ, sắn, thuốc lá, tiêu, điều, ca cao, cà phê, cao su. 3.2.2. Kết quả đánh giá thích hợp đất đai Sau khi xác định yêu cầu sử dụng đất và đánh giá khả năng thích nghi đất đai cũng như các yếu tố hạn chế của từng cây trồng, tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng một dạng thích nghi với các cây trồng đã lựa chọn thành một kiểu thích nghi. Kết quả phân tích cho thấy mức độ thích nghi của 37 đơn vị đất đai gồm có 11 kiểu. Mỗi kiểu thích nghi cho thấy khả năng thích nghi của cây trồng với các đơn vị đất đai cụ thể (Bảng 3). Các loại cây trồng được đánh giá thích nghi với hầu hết các đơn vị đất đai, trừ một số đơn vị đất đai có mã số 27, 28, 29, 31, 32, 37. Tuy nhiên, mức độ thích nghi cao (S1) chỉ chiếm số lượng nhỏ; Mức độ thích hợp trung bình (S2) và ít thích hợp (S3) tương đối nhiều, vì vậy cần có các biện pháp cải tạo đất hợp lý trong quá trình sử dụng đất, giảm thiểu các yếu tố hạn chế để nâng cao mức độ thích nghi cây trồng. - Các kiểu số 2 và 9: Thich nghi với các loại cây ngắn ngày; Không trồng được cây lâu năm có rễ ăn sâu, do hạn chế về tầng dày. Phân bố rãi rác trên địa bàn huyện. - Các kiểu số 3 và 4: Thích nghi với hầu hết các loại cây trồng hiện có tại địa phương theo các mức độ khác nhau. Muốn canh tác đạt hiệu quả tốt phải tăng cường công tác cải tạo độ phì đất. đầu tư phân bón đầy đủ và cân đối, đặc biệt là phân hữu cơ; bố trí các loại cây trồng có rễ ăn nông, chịu hạn tốt ở những nơi có tầng đất mặt mỏng. Nếu trồng cây lâu năm phải đào hố rộng và sâu, tối thiểu 80 cm ˟ 80 cm ˟ 80 cm, bón lót nhiều hữu cơ, thường xuyên tạo và tu sửa bồn để giữ nước, giữ phân, v.v... Phân bố ở phía Bắc của huyện. - Kiểu số 5: Thích nghi với ngô, đậu đỗ, sắn, mía và thuốc lá; Không thích nghi với lúa, cà phê và cao su. Đây là những đơn vị đất khó khăn về nước tưới, chính vì vậy chỉ thích hợp với những cây trồng có khả năng chịu hạn và theo mùa vụ. Phân bố ở khu vực phía Bắc của huyện. 76 Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 12(97)/2018 Bảng 3. Tổng hợp các kiểu thích nghi đất đai KTN Lu Ng Đđ Sa Mi Tl Ti Đi/Cc Cf Cs Ha % 1 S1 N N N N N N N N N 2.257,0 5,03 2 S1 S1 S1 S1 S1 S2 N N N N 8.671,1 19,32 3 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S2 S1 S1 S1 368,1 0,82 4 S2 S1 S1 S1 S1 S1 S2 S3 S3 S3 190,2 0,42 5 N S2 S2 S2 S2 S2 N S1 N S1 66,2 0,15 6 S3 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S3 S3 S3 5.847,3 13,02 7 S3 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S2 S3 S3 177,7 0,40 8 S3 S3 S3 S2 S3 S3 S3 S3 S3 S3 662,7 1,48 9 S3 S3 S3 S3 S3 S3 N N N N 1.246,1 2,78 10 S3 N N N N N N N N N 5.738,2 12,77 11 N N N N N N N N N N 19.667,5 43,81 Tổng 44.892,1 100,0 Ghi chú: KTN: kiểu thích nghi; Lu: lúa; Ng: ngô; Đđ: đậu đỗ; Sa: sắn; Tl: thuốc lá; Ti: tiêu; Đi: điều; Cc: ca cao; Cf: cà phê; Cs: cao su. - Các kiểu số 6, 7 và 8: Thích nghi với tất cả các loại cây trồng nhưng ở mức kém (S3). Riêng cây sắn có mức thích nghi vừa (S2). Phân bố rãi rác trên địa bàn huyện. - Kiểu số 10: Có thể trồng lúa 1 vụ theo kiểu nhờ nước trời. Thích nghi với các loại cây có rễ ăn nông, ít kén đất như dứa, chuối. Khoanh nuôi diện tích rừng hiện có, hoặc trồng bổ sung các loại cây rừng thích hợp, kết hợp phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi. Phân bố ở khu vực phía Đông của huyện. - Kiểu số 11: Hầu như không canh tác được các loại cây trồng hiện có tại địa phương do hạn chế về độ dốc, tầng dày và thiếu nước tưới. Phân bố ở khu vực phía đông của huyện. IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. Kết luận Huyện Krông Bông có 44.892,1 ha đất nông nghiệp, thuộc 5 nhóm đất chính, với 37 đơn vị đất đai khác nhau về chủng loại đất, địa hình, tầng dày, độ phì nhiêu, khả năng tưới, tiêu, hình thành nên 11 kiểu thích nghi khác nhau: Kiểu số 1: chỉ bố trí được cây lúa nước; Các kiểu số 2 và 9: có thể trồng cây ngắn ngày nhưng phải chú ý đến ngập lụt xảy ra vào đầu vụ 2; Kiểu số 5: có thể trồng các loại cây nhờ nước trời như điều, mía, sắn, ngô; Các kiểu số 3, 4, 6, 7 và 8: thích hợp với cây ngắn ngày song phải tăng cường chống xói mòn bảo vệ đất, đầu tư phân bón đầy đủ và cân đối; Kiểu số 10: thích hợp trồng lúa 1 vụ nhờ nước trời; Kiểu số 11 : hầu như không canh tác được các loại cây trồng hiện có tại địa phương do hạn chế về độ dốc, tầng dày và nước tưới. 4.2. Đề nghị Căn cứ vào kết quả đánh giá thích nghi đất đai, từng bước bố trí lại hệ thống cơ cấu cây trồng trên toàn huyện Krông Bông cho thích hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa phương, giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả sản xuất và ổn định đời sống cư dân. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1984. 10TCN 68-84. Quy phạm điều tra lập bản đồ đất tỷ lệ lớn. Bộ Nông nghiệp và PTNT, 1998. 10TCN 343-98. Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp. Hội Khoa học Đất Việt Nam, 2015. Sổ tay điều tra, phân loại, lập bản đồ đất và đánh giá đất đai. NXB Nông nghiệp. Hà Nội. UBND huyện Krông Bông, 2015. Đề án nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi tại huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk. FAO, 1993. Land evaluation, Part III, crop requirements. Rome. ISSS/ISRIC/FAO, 1998. World Reference Base for Soil Resources. World Soil Resources reports No. 84. Rome.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf12_8969_2209486.pdf
Tài liệu liên quan