Kết quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ cao tại bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Kết quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ cao tại bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 31 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRIỆT LÔNG BẰNG ÁNH SÁNG XUNG CƯỜNG ĐỘ CAO TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Bạch Cúc*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung* TÓM TẮT Mở đầu: Triệt lông là nhu cầu thường gặp của bệnh nhân trong thẩm mỹ da. Ánh sáng xung cường độ cao (IPL) đã được sử dụng phổ biến để triệt lông, nhưng nghiên cứu về hiệu quả trên người Việt Nam còn ít. Mục tiêu: Xác định tính hiệu quả, tác dụng phụ của IPL trong triệt lông ở bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân được điều trị triệt lông bằng IPL trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 08/2018. Điều trị được tiến hành theo quy trình của bệnh viện, các thông số được thiết kế trong khoảng tự động của thiết bị. Hiệu quả được đánh giá khách quan bằng đếm số lông qua hình ảnh dermascope và đánh giá chủ quan của bệnh nhân. Kết quả: 31 trường hợp đư...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 74 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị triệt lông bằng ánh sáng xung cường độ cao tại bệnh viện da liễu Thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 31 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRIỆT LÔNG BẰNG ÁNH SÁNG XUNG CƯỜNG ĐỘ CAO TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Bạch Cúc*, Lê Thái Vân Thanh*, Văn Thế Trung* TÓM TẮT Mở đầu: Triệt lông là nhu cầu thường gặp của bệnh nhân trong thẩm mỹ da. Ánh sáng xung cường độ cao (IPL) đã được sử dụng phổ biến để triệt lông, nhưng nghiên cứu về hiệu quả trên người Việt Nam còn ít. Mục tiêu: Xác định tính hiệu quả, tác dụng phụ của IPL trong triệt lông ở bệnh nhân tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca trên bệnh nhân được điều trị triệt lông bằng IPL trong thời gian từ tháng 10/2017 đến tháng 08/2018. Điều trị được tiến hành theo quy trình của bệnh viện, các thông số được thiết kế trong khoảng tự động của thiết bị. Hiệu quả được đánh giá khách quan bằng đếm số lông qua hình ảnh dermascope và đánh giá chủ quan của bệnh nhân. Kết quả: 31 trường hợp được nhận vào. Hiệu quả sau một, hai và ba lần điều trị là 27,3%; 50,7% và 64,8%. Có 54,5% bệnh nhân hài lòng sau ba lần điều trị. Hiệu quả điều trị có liên quan đến các dấu hiệu đỏ da lan tỏa (p=0,002) và cháy sợi lông (p=0,03). Trong khoảng thiết lập tự động, sự thay đổi về năng lượng không tạo khác biệt lên tỉ lệ giảm lông (p=0,2). Kết quả điều trị cũng tương đồng ở hai nhóm có và không có biểu hiện lâm sàng cường androgen (p=0,8). Tác dụng phụ nhẹ thoáng qua bao gồm đau ở mức độ trung bình (3,2/10), đỏ da quá 24 giờ (25%), tăng mọc lông (6,25%). Kết luận: IPL có hiệu quả triệt lông qua mỗi lần điều trị và đạt 64,8% sau ba lần. Tính hiệu quả có liên quan đến dấu hiệu đỏ da lan tỏa và cháy sợi lông. Tác dụng phụ nhẹ và không đáng kể. Từ khóa: triệt lông, ánh sáng xung cường độ cao, IPL ABSTRACT RESULTS OF HAIR REMOVAL BY USING INTENSE PULSED LIGHT IN THE HOCHIMINH CITY HOSPITAL OF DERMATO VENEREOLOGY Huynh Bach Cuc, Le Thai Van Thanh, Van The Trung * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 23 - No 1- 2019: 31-37 Background: Hair removal is a common need of patients in cosmetic dermatology. Intense pulsed light (IPL) has been utilized widely for hair removal; however, there have been few studies on Vietnamese patients. Objectives: To determine the efficacy, side effects of the IPL therapy for epilation on patients at Ho Chi Minh City hospital of Dermato Venereology. Methods: A prospective case series study was designed on patients from October 2017 to August 2018.Treatment was according to the procedure of the hospital. Parameters followed the ranges of automatic setting of the device. Efficacy was evaluated by hair count using dermascopic photographs and by patients’ opinions. Results: 31 cases were included. The average hair reduction for all sites (axillae, forearms, legs) was 27.3% after one session, 50.7% after two sessions, and 64.8% after three sessions. 54.5% of patients were satisfied after three sessions. The efficacy was better in group of patients who had diffuse erythema (p=0.002) and burned hair (p=0.03) immediately after procedure. In the range of automatic setting, energy levels did not cause significant difference of hair reduction (p=0.2). The result was also not different between hyperandrogenism patients and non * Bộ môn Da liễu- Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: PGS.TS. Văn Thế Trung ĐT: 0908282705 Email: trungvan@ump.edu.vn Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 32 hyperandrogenism patients (p=0.8).The side effects were mild and transient, including average pain with score of 3.2/10, persistent erythema (25%) and increased hair density (6.25%). Conclusions: The hair removal efficacy was obtained obviously after each session and reached 64.8% after three sessions, associated with diffuse erythema and burned hair. Side effects were mild and transient. Key words: hair removal, intense pulsed light, IPL ĐẶT VẤN ĐỀ Lông mọc không mong muốn là vấn đề da thẩm mỹ thường gặp, gây ảnh hưởng về mặt tâm lý xã hội cũng như tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải(3). Những phương pháp triệt lông được sử dụng phổ biến như cạo, nhổ, dùng sáp hoặc hóa chất tuy đơn giản, rẻ tiền nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, cần thực hiện thường xuyên, vì vậy chưa đáp ứng được mong muốn của người có nhu cầu. Từ năm 1996, ánh sáng xung cường độ cao (Intense pulsed light – IPL) được sử dụng như phương pháp tối ưu để triệt lông với hiệu quả cao và lâu dài(16). Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của IPL trong điều trị triệt lông, tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu thực hiện trên bệnh nhân với loại da I-III theo Fitzpatrick, ít nghiên cứu trên loại da IV- VI(1,4,5,7,9,15).Tại Việt Nam, IPL đã được ứng dụng nhiều năm nay để triệt lông, nhưng có rất ít nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị(13). Tại Khoa thẩm mỹ Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh, số lượt triệt lông được ghi nhận năm 2016 là 607 lượt, đứng thứ năm trong những thủ thuật phổ biến nhất ở khoa. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định hiệu quả, tác dụng phụ của phương pháp triệt lông bằng IPL tại Bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh. ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân điều trị triệt lông bằng IPL tại Khoa Thẩm mỹ bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 10/2017 đến tháng 08/2018. Tiêu chuẩn chọn mẫu Bệnh nhân Việt Nam, loại da III-VI theo Fitzpatrick, có nhu cầu triệt lông vùng nách, cẳng tay, cẳng chân và được chỉ định điều trị lần đầu tại Khoa thẩm mỹ Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh nhân ≥18 tuổi, đồng ý tham gia nghiên cứu và tái khám ít nhất 1 lần. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân đã cạo, nhổ, tẩy lông, triệt lông bằng IPL hoặc laser trước đó có lông mọc lại dưới 0,5cm trên bề mặt. Bệnh nhân đang có bệnh lý da vùng cần triệt lông như nhiễm trùng da, herpes simplex, bạch biến, vảy nến, bỏng nắng, bệnh da nhạy cảm ánh sáng, sẹo lồi. Bệnh nhân không hợp tác, không tuân thủ quy trình điều trị. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca. Phương pháp tiến hành Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu được ghi nhận các thông tin về dịch tễ, đặc điểm lâm sàng. Đặc điểm sợi lông và mật độ lông được đánh giá trực tiếp qua hình chụp vùng điều trị bằng dermascope đặt sát bề mặt da, mỗi vùng điều trị lấy ba ô vuông cạnh 1,5cm, đếm số lông trung bình ở ba ô. Các yếu tố liên quan như biểu hiện cường androgen được ghi nhận qua khám lâm sàng (mụn trứng cá, rụng tóc liên quan androgen, rậm lông vùng phụ thuộc androgen, kinh thưa/đa kinh). Quy trình điều trị được thực hiện bởi kỹ thuật viên kinh nghiệm, nghiên cứu viên quan sát và ghi nhận kết quả. Vùng điều trị được cạo lông chừa lại khoảng 2 mm trên bề mặt. Thông số máy được chọn mặc định dựa vào đặc điểm sợi lông, mức độ bỏng nắng và loại da của bệnh nhân; điều trị thử, tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh để tăng giảm năng lượng phù hợp. Thông số những lần điều trị sau dựa vào lần điều trị trước. Đánh giá điểm đáp ứng lâm sàng ngay lúc điều trị bằng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 33 quan sát, cháy sợi lông được biểu hiện bằng biến dạng sợi lông và mùi đặc trưng; đỏ, phù da quanh nang lông được thể hiện là hồng ban quanh nang lông; đỏ da lan tỏa là hồng ban vùng điều trị; và mức độ đau được tính bằng thang điểm Numeric Pain Scale. Chăm sóc sau điều trị: xịt khoáng ngay sau điều trị, tránh nắng, hướng dẫn bệnh nhân lưu ý các triệu chứng đỏ da, bóng nước nếu có. Bệnh nhân không dùng các biện pháp tẩy lông khác trong thời gian giữa hai lần điều trị. Bệnh nhân được tái khám khi lông mọc lại khoảng 0,5cm trên bề mặt da (khoảng 6 tuần). Ở lần tái khám sau, nghiên cứu viên đánh giá các đặc điểm của sợi lông như màu sắc, độ dày, chụp ảnh và đếm lông tại vùng điều trị như lần trước; ghi nhận các tác dụng phụ như thay đổi sắc tố, tăng mọc lông, đóng mày, sẹo. Tiến hành các bước điều trị như lần đầu. Hiệu quả điều trị được đánh giá bằng tỉ lệ giảm lông qua quan sát trực tiếp và đánh giá chủ quan của bệnh nhân. Tác dụng phụ được ghi nhận qua khám trực tiếp và hỏi bệnh. Xử lý số liệu Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. So sánh các tỷ lệ dùng kiểm định Chi- square; so sánh các trung vị trước và sau điều trị dùng kiểm định Wilcoxon, Friedman; so sánh các trung bình ở hai nhóm dùng kiểm định t, so sánh trung vị ở hai nhóm dùng kiểm định Mann-Whitney U. Xác định mối tương quan giữa các biến định lượng dùng hệ số tương quan Spearman. Giá trị của p<0,05 có ý nghĩa. Y đức Nghiên cứu có sự đồng thuận của bệnh nhân và được thông qua hội đồng y đức của Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. KẾT QUẢ Chúng tôi thu nhận được 31 trường hợp tham gia nghiên cứu trong khoảng thời gian từ tháng 10/2017 đến 08/2018. Lần điều trị đầu thu nhận 31 trường hợp, lần điều trị thứ hai có 31 trường hợp quay lại, lần điều trị thứ ba còn 16 trường hợp và lần điều trị thứ tư còn 12 trường hợp. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng Tuổi trung bình là 29,74 ± 8,36; nhóm ≤30 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (61,3%) (Bảng 1). Nữ chiếm tỉ lệ nhiều hơn nam với 93,5% so với 6,5%. Có 48,3% trường hợp nữ có biểu hiện cường androgen. Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng Đặc điểm dịch tễ Tần số (n) Tỉ lệ (%) Tuổi (TB±ĐLC) 29,74 ± 8,36 Nhóm tuổi ≤30 19 61,3 31-40 6 19,4 >40 6 19,4 Giới Nam 2 6,5 Nữ 29 93,5 Đặc điểm lâm sàng Biểu hiện cường androgen Có 14 48,3 Không 15 51,7 Hiệu quả điều trị Tỉ lệ giảm lông tăng có ý nghĩa qua mỗi lần điều trị, từ 27,3% sau một lần điều trị tăng lên 50,7% sau hai lần và đạt 64,8% sau ba lần điều trị (p<0,001) (Biểu đồ 1). Kết quả điều trị được đánh giá bởi bệnh nhân Sau 3 lần điều trị, có 45,5% trường hợp hài lòng và 9,09% trường hợp rất hài lòng, còn lại 45,5% trường hợp không hài lòng với kết quả điều trị. Một số yếu tố liên quan hiệu quả điều trị Tuổi Tỉ lệ giảm lông sau một lần điều trị và tuổi có tương quan thuận, mức độ tương quan vừa (r=0,4) (Bảng 2). Bảng 2: Mối liên quan giữa tuổi và hiệu quả Tuổi Tỉ lệ giảm lông sau 1 lần điều trị (n=31) p=0,01; hệ số tương quan Spearman (r)=0,414; KTC95% (0,076-0,679) Tỉ lệ giảm lông sau 3 lần điều trị (n=12) p=0,32; hệ số tương quan Spearman (r) =0,148; KTC95% (-0,676-0,781) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 34 Biểu đồ 1: Tỉ lệ giảm lông qua ba lần điều trị * Phép kiểm Friedman: χ2(2) = 18,5; p<0,001 Biểu hiện cường androgen Tỉ lệ giảm lông trung vị sau ba lần điều trị giữa hai nhóm có và không có biểu hiện cường androgen lần lượt là 64% và 65%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê (kiểm định Mann- Whitney U cho hai mẫu độc lập: Z=-0,32; p=0,818). Điểm đáp ứng lâm sàng Bảng 3: Mối liên quan giữa đỏ da lan tỏa và cháy sợi lông với hiệu quả điều trị Đặc điểm đáp ứng lâm sàng Tỉ lệ giảm lông (%) Lần 1 Trung bình±Độ lệch chuẩn Lần 2 Trung vị (Nhỏ nhất- Lớn nhất) Lần 3 Trung vị (Nhỏ nhất-Lớn nhất) Đỏ da lan tỏa Không đỏ 23,4±10,09 50 (30-64) 63 (45-66) Có đỏ 38,62±14,9 52 (46-57) 68 (61,78) p 0,002* 0,25** 0,21** Sự cháy sợi lông Không 24,36±9,1 52 (47-57) 63 (45-66,5) Có 34,87±16,6 50 (31-77) 66 (60-78) p 0,03* 0,54** 0,48** n 31 16 12 *Kiểm định t cho hai mẫu độc lập, ** Kiểm định Mann-Whitney U Tỉ lệ giảm lông sau 1 lần điều trị ở nhóm có đỏ da lan tỏa và sự cháy sợi lông cao hơn ở nhóm không có các đặc điểm này, sự khác biệt có ý nghĩa với p=0,002 và p=0,03. Ở hai lần điều trị sau, không có mối liên quan giữa hai yếu tố này và hiệu quả điều trị (Bảng 3). Mật độ năng lượng Tỉ lệ giảm lông không có mối liên quan với mật độ năng lượng trong khoảng cài đặt tự động, kết quả đã loại bỏ sự ảnh hưởng của yếu tố tuổi (p=0,172); hệ số tương quan Spearman (r)=0,256; KTC95% (-0,106-0,57). Tác dụng phụ Tác dụng phụ sớm Đau khi điều trị: không có sự khác biệt mức độ đau qua các lần điều trị (kiểm định ANOVA lặp: F(2) = 1,647; p=0,2), với mức độ đau trung bình qua ba lần điều trị là 3,2/10. Không ghi nhận các trường hợp bỏng. Tác dụng phụ muộn Bảng 4: Tác dụng phụ muộn Tác dụng phụ muộn Thời điểm Sau lần 1 n(%) Sau lần 2 n(%) Sau lần 3 n(%) Đỏ da quá 24 giờ 5 (16,13) 4 (25) 3 (25) Tăng mọc lông 0 1 (6,25) 0 Tác dụng phụ khác 0 0 0 Tổng số 31 16 12 Tác dụng phụ muộn gặp phải là đỏ da quá 24 giờ và tăng mọc lông, không có những tác dụng phụ khác như nổi bóng nước, đau rát kéo dài, tăng giảm sắc tố, sẹo (Bảng 4). BÀN LUẬN Theo y văn số lần điều trị trung bình để đạt được hiệu quả điều trị tốt là từ 3-10 lần(8), tuy nhiên vì khoảng thời gian nghiên cứu có giới Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 35 hạn chúng tôi chỉ thực hiện bốn lần điều trị. Mặc dù vậy, chúng tôi ghi nhận hiệu quả điều trị tăng dần qua các lần. Đặc điểm dịch tễ và lâm sàng Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,74 ± 8,36; nhóm tuổi từ 18 đến 30 chiếm ưu thế với 61,3%. Kết quả này tương tự nghiên cứu của Nguyễn Thế Vỹ và Trần Lan Anh (2010)(13) khi có 45,5% đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 30; nghiên cứu của Feng YM (2009)(6) có tuổi trung bình là 27,5. Điều này được lí giải do đây là nhóm trẻ tuổi với nhu cầu giao tiếp xã hội và làm đẹp cao, có kiến thức để tiếp cận các kỹ thuật điều trị mới. Giới nữ chiếm ưu thế với 93,5%, chỉ có 2/31 trường hợp là nam giới, chiếm 6,5%. Trong khi nghiên cứu của Nguyễn Thế Vỹ và Trần Lan Anh (2010)(13) không có trường hợp nào là nam. Như vậy bên cạnh đối tượng làm đẹp truyền thống là nữ giới thì hiện nay nam giới cũng có nhu cầu làm đẹp nhiều hơn. Trong tổng số 29 bệnh nhân nữ có 48,3% trường hợp có biểu hiện cường androgen. Kết quả này tương tự với những nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Subha ở Ấn Độ vào năm 2018(14), 55% (22/40) bệnh nhân đến triệt lông mặt được ghi nhận có bệnh lý buồng trứng đa nang (biểu hiện cường androgen). Tương tự với nghiên của Pratik Thacker năm 2016(15), 12/24 phụ nữ đến triệt lông mặt được chẩn đoán với hội chứng buồng trứng đa nang. Hiệu quả điều trị Tỉ lệ giảm lông sau ba lần điều trị Trong 12 trường hợp điều trị đủ ba lần, nghiên cứu cho thấy hiệu quả tăng dần sau mỗi lần (từ 27,3% ở lần một tăng lên 50,7% ở lần hai và tăng có ý nghĩa thống kê ở lần thứ ba, đạt 64,83%). Theo nghiên cứu của Nguyễn Thế Vỹ(13), tỉ lệ giảm lông vùng cẳng chân sau một lần điều trị là 30-60% và sau ba lần điều trị là trên 70%. Nghiên cứu của Feng YM và cộng sự(6) ghi nhận tỉ lệ giảm lông vùng nách sau một, hai và ba lần điều trị lần lượt là 49,9%; 58,6% và 79,3%; trong đó Feng cũng kết luận kết quả điều trị thấy rõ có ý nghĩa kể từ lần điều trị thứ hai trở đi.Có thể thấy tỉ lệ giảm lông sau một lần điều trị trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiên cứu khác, tuy nhiên tỉ lệ này tương đương sau lần điều trị thứ hai và thứ ba. Sự khác biệt được lí giải do sự khác nhau về vùng điều trị và thông số điều trị. Về vùng điều trị, nghiên cứu của Nguyễn Thế Vỹ năm 2010 chỉ ghi nhận mật độ lông tại một ô vuông cạnh 3cm ở vùng cẳng chân, còn nghiên cứu của tác giả Feng Y.M cũng ghi nhận một ô vuông cạnh 1,5cm ở vùng nách và ria mép, trong khi nghiên cứu của chúng tôi có 3 vùng điều trị khác nhau (nách, cẳng tay, cẳng chân) và ghi nhận số sợi lông ở ba ô vuông thuộc mỗi vùng, nên kết quả có phần khách quan hơn và hiệu quả điều trị cũng thay đổi giữa các vùng. Kết quả điều trị sau ba lần qua đánh giá của bệnh nhân Kết quả cho thấy có 9,09% trường hợp rất hài lòng, 45,5% trường hợp hài lòng và 45,5% trường hợp chưa hài lòng với kết quả đạt được. Sự hài lòng của các đối tượng chưa cao qua ba lần điều trị vì tỉ lệ giảm lông chỉ đạt ở mức độ 64,8%. Như vậy, phác đồ điều trị cần nhiều lần hơn để đạt được hiệu quả cao hơn, theo nhiều khuyến cáo thời gian này dao động khoảng 6-8 lần điều trị. Một số yếu tố liên quan hiệu quả điều trị Tuổi Có mối tương quan thuận, mức độ tương quan vừa giữa tuổi và hiệu quả điều trị, hay nói cách khác hiệu quả điều trị tăng theo tuổi. Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Holzer (2010) ở Áo khi nghiên cứu cho thấy có mối tương quan nghịch giữa tuổi và hiệu quả điều trị. Theo tác giả, do trên những đối tượng lớn tuổi, thời gian anagen ngắn hơn làm giảm số lượng sợi lông bị phá hủy bởi ánh sáng. Ngoài ra, nghiên cứu của Holzer ghi nhận hiệu quả ở thời điểm 12 tháng sau kết thúc điều trị, còn nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận hiệu quả Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 36 trong quá trình điều trị. Theo y văn, thời gian anagen giảm theo tuổi và thời gian telogen kéo dài, vì vậy trên đối tượng lớn tuổi thời gian lông không mọc kéo dài hơn, nên tại thời điểm bệnh nhân tái khám số lượng sợi lông mọc lại chưa nhiều, dẫn đến nghiên cứu chúng tôi ghi nhận hiệu quả điều trị tốt hơn. Biểu hiện hội chứng cường androgen Y văn ghi nhận trong những đối tượng có biểu hiện cường androgen, hiệu quả triệt lông có thể bị ảnh hưởng do những rối loạn nội tiết phức tạp, tuy nhiên những nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự ảnh hưởng của tình trạng này lên đáp ứng điều trị. Chúng tôi ghi nhận hiệu quả sau ba lần điều trị trên 12 đối tượng ở nhóm không có biểu hiện cường androgen (65%) cao hơn so với nhóm có biểu hiện cường androgen (64%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy không có mối liên quan giữa hiệu quả điều trị và biểu hiện cường androgen. Nghiên cứu của Pratik Thacker tại Ấn Độ (2016)(15) cũng kết luận không có sự khác nhau về hiệu quả triệt lông giữa nhóm có và không có biểu hiện hội chứng buồng trứng đa nang (liên quan đến cường androgen). Biểu hiện điểm đáp ứng lâm sàng Nghiên cứu ghi nhận có mối liên quan giữa đỏ da lan tỏa, cháy sợi lông ngay sau điều trị và hiệu quả, khi tỉ lệ giảm lông ở nhóm có đỏ da lan tỏa và cháy sợi lông cao hơn nhóm không có các hiện tượng này, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Vì vậy, nên xem đây là dấu hiệu gợi ý điểm đáp ứng có hiệu quả trên lâm sàng. Mật độ năng lượng Nhiều nghiên cứu cho thấy mật độ năng lượng tăng tỉ lệ thuận với hiệu quả điều trị, tuy nhiên việc xác định thông số phù hợp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại da, độ dày lông, đáp ứng lâm sàng và sự dung nạp của từng đối tượng(11). Trong nghiên cứu này mật độ năng lượng được cài đặt theo thông số tự động của thiết bị và dựa trên điểm đáp ứng lâm sàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ năng lượng thay đổi trong khoảng biên độ cài đặt như trên không làm khác biệt hiệu quả. Nghiên cứu của Nahavandi năm 2008 tại Áo(12) cũng cho thấy kết quả tương tự khi không có sự liên quan giữa đáp ứng điều trị tốt và mật độ năng lượng. Tác dụng phụ Tác dụng phụ sớm Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có sự khác biệt mức độ đau qua các lần điều trị (p=0,209), với mức độ đau trung bình qua ba lần là 3,2/10, tương đương mức đau nhẹ cho cả ba vị trí. Nguyễn Thế Vỹ(13) cũng cho kết quả tương tự khi có 45,5% người điều trị có cảm giác rát nhẹở mức chịu đựng được. Nhiều nghiên cứu đã kết luận IPL là phương pháp triệt lông ít gây cảm giác đau và khó chịu hơn so với các thiết bị laser khác(10). Do đó, IPL vẫn là một phương pháp điều trị dễ được bệnh nhân chấp nhận. Tác dụng phụ muộn Các tác dụng phụ muộn ghi nhận là đỏ da kéo dài quá 24 giờ và tăng mọc lông. Các tác dụng phụ khác không ghi nhận là tăng, giảm sắc tố, nổi bóng nước và sẹo. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Vỹ(13) ở vùng cẳng chân cũng ghi nhận có 13,6% trường hợp xuất hiện đỏ da kéo dài quá 24 giờ, không có trường hợp nào tăng, giảm sắc tố hoặc tạo sẹo, tương tự với kết quả nghiên cứu của Feng YM và cộng sự. Theo y văn, ánh sáng xung cường độ cao là một phương pháp điều trị an toàn với rất ít tác dụng phụ, thường gặp nhất là hồng ban nhẹ thoáng qua(2). Vì vậy, trong điều trị triệt lông bằng IPL chỉ cần biện pháp chăm sóc da đơn giản như tránh nắng mà chúng tôi đã thực hiện trong nghiên cứu. KẾT LUẬN IPL là thiết bị phù hợp để triệt lông vì tính hiệu quả cao, rõ ràng sau ba lần điều trị. Số lần điều trị cần hơn ba lần để bệnh nhân đạt được sự hài lòng như mong muốn. Các tác dụng phụ nhẹ và thoáng qua. Cần lưu ý những dấu hiệu đáp ứng lâm sàng có ý nghĩa như đỏ da lan tỏa và cháy sợi lông để tăng hiệu quả điều trị. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alexis AF (2013). Lasers and light-based therapies in ethnic skin: treatment options and recommendations for Fitzpatrick skin types V and VI. Br JDermatol, 169:pp.91-7. 2. Babilas P, Schreml S, Szeimies, Landthaler M (2010). Intense pulsed light (IPL): a review. Lasers Surg Med, 42(2):pp.93-104. 3. Blume-Peytavi U (2011). An overview of unwanted female hair. Br J Dermatol, 165:pp.19-23. 4. Breadon JY, Barnes CA (2007). Comparison of adverse events of laser and light-assisted hair removal systems in skin types IV- VI. J Drugs Dermatol, 6(1):40-6. 5. Bs B, Chittoria RK, Thappa DM et al (2017). Are lasers superior to lights in the photoepilation of Fitzpatrick V and VI skin types? - A comparison between Nd:YAG laser and intense pulsed light. J Cosmet Laser Ther, 2:pp.1-4. 6. Feng YM, Zhou ZC, Gold MH (2009). Hair removal using a new intense pulsed light source in Chinese patients. J Cosmet Laser Ther, 11(2):pp.94-7. 7. Goh CL (2003). Comparative study on a single treatment response to long pulse Nd:YAG lasers and intense pulse light therapy for hair removal on skin type IV to VI--is longer wavelengths lasers preferred over shorter wavelengths lights for assisted hair removal. J Dermatolog Treat, 14(4):pp.243-7. 8. Ibrahimi OA, Avram MM, Hanke CW et al (2011). Laser hair removal. Dermatol Ther, 24(1):pp.94-107. 9. Ismail SA (2012). Long-pulsed laser vs. intense pulsed light for hair removal in dark skin: a randomized controlled trial. Br J Dermatol, 166(2):pp.317-21. 10. Klein ASS, Baeumler W, Landthaler M et al (2013). Photoepilation with a diode laser vs. intense pulsed light: a randomized, intrapatient left-to-right trial. Br J Dermatol, pp.168:1287-1293. 11. Larouche D, Kim D H, Ratte G et al (2013). Effect of intense pulsed light treatment on human skin in vitro: analysis of immediate effects on dermal papillae and hair follicle stem cells". Br J Dermatol, 169(4):pp.859-68. 12. Nahavandi H, Neumann R, Holzer G et al (2008). Evaluation of safety and efficacy of variable pulsed light in the treatment of unwanted hair in 77 volunteers. J Eur Acad Dermatol Venereol, 22(3):pp.311-5. 13. Nguyễn Thế Vỹ, Trần Lan Anh (2010). Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị một số bệnh da bằng kỹ thuật xung lực ánh sáng cường độ mạnh (IPL). Tạp chí Da liễu học Việt Nam, 2:pp.12-17. 14. Subha VS, Tharini (2018). Intense pulsed light for the treatment of hirsutism. International Journal of Research in Dermatology. 4:pp.219-223. 15. Thacker P, Kumar P (2016). Near Infrared Pulsed Light for Permanent Hair Reduction in Fitzpatrick Skin Types IV and V. J Cutan Aesthet Surg, 9(4):pp.249-253. 16. Zandi S, Lui H (2013). Long-Term Removal of Unwanted Hair Using Light. Dermatologic Clinics, 31(1):pp.179-191. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 07/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_triet_long_bang_anh_sang_xung_cuong_do_cao.pdf
Tài liệu liên quan