Kết quả điều trị dị vật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Bình Dân

Tài liệu Kết quả điều trị dị vật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Bình Dân: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 233 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Đồng Thanh Thiện*, Phan Quốc Việt*, Đỗ Bá Hùng TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dị vật tiêu hóa do nuốt phải thường xảy ra ở trẻ từ 06 tháng – 06 tuổi, ở người lớn thường do dị vật lẩn trong thức ăn như: xương cá, xương gà, tăm xỉa răng, răng giả hay xảy ra ở bệnh nhân uống rượu bia, có răng giả, bệnh tâm thầncó sự giảm nhạy cảm vùng hầu họng với vật lạ khi nuốt phải. Đa số dị vật được tống ra ngoài theo đường tự nhiên (80%), 20% được can thiệp nội soi lấy dị vật, 1% có biến chứng thủng cần phẫu thuật can thiệp, tùy thuộc vào kích thước, hình dạng sắc bén của dị vật như xương cá, tăm xỉa răng, xương gà. Dị vật đường tiêu hóa để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, việc chẩn đoán và điều trị biến chứng của dị vật đường tiêu hóa còn nhiều khó khăn, cần có sự cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dị vật tron...

pdf7 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 92 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả điều trị dị vật đường tiêu hóa tại Bệnh viện Bình Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 233 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ DỊ VẬT ĐƯỜNG TIÊU HÓA TẠI BỆNH VIỆN BÌNH DÂN Đồng Thanh Thiện*, Phan Quốc Việt*, Đỗ Bá Hùng TÓM TẮT Đặt vấn đề: Dị vật tiêu hóa do nuốt phải thường xảy ra ở trẻ từ 06 tháng – 06 tuổi, ở người lớn thường do dị vật lẩn trong thức ăn như: xương cá, xương gà, tăm xỉa răng, răng giả hay xảy ra ở bệnh nhân uống rượu bia, có răng giả, bệnh tâm thầncó sự giảm nhạy cảm vùng hầu họng với vật lạ khi nuốt phải. Đa số dị vật được tống ra ngoài theo đường tự nhiên (80%), 20% được can thiệp nội soi lấy dị vật, 1% có biến chứng thủng cần phẫu thuật can thiệp, tùy thuộc vào kích thước, hình dạng sắc bén của dị vật như xương cá, tăm xỉa răng, xương gà. Dị vật đường tiêu hóa để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, việc chẩn đoán và điều trị biến chứng của dị vật đường tiêu hóa còn nhiều khó khăn, cần có sự cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dị vật trong cộng đồng nhằm giảm thiểu tỷ lệ dị vật đường tiêu hóa, cho nên chúng tôi thực hiện nghiên cứu nhằm: Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng chẩn. đoán dị vật đường tiêu hóa. Đánh giá kết quả điều trị lấy dị vật và biến chứng của đường tiêu hóa tại bệnh viện Bình Dân. Phương pháp nghiên và đối tượng nghiên cứu: Hồi cứu 63 trường hợp bệnh nhân bị dị vật đường tiêu hóa được điều trị tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 09 năm 2017. Phân tích thống kê bằng phép kiểm T,². Kết quả: Có 63 trường hợp dị vật tiêu hóa được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình 49 tuổi, tỷ lệ Nam/Nữ: 3/2, dị vật thực quản 27% (17/63), dạ dày 36,5% (23/63), tá tràng 12,7% (8/63), ruột non 11,1% (7/63), đại trực tràng 11,1% (7/63), 01 trường hợp xuyên đại tràng vào ổ bụng 1,6%. Dị vật xương (cá, gà) (47,6%), tăm (17,5%), răng giả (11,1%), vỏ thuốc (12,7%), que kim loại (9,5%) nắp chai kim loại (1,6%). Hình dạng dị vật: dạng que mãnh nhọn ở đầu 63,5%, có móc 14,3%, có nhiều góc cạnh 22,2%. Kích thước dị vật trung bình 3,3 cm (1,5 cm- 20cm). Cơ chế do dị vật lẫn trong thức ăn 49,2%, do nuốt phải 33,3%, thói quen ngậm tăm sau ăn 17,5%. Biến chứng thủng 25,4% (thủng thực quản, tá tràng, ruột non, đại tràng). Đa số lấy dị vật thành công qua nội soi 76,2%, 22,3% phẫu thuật lấy dị vật khi có biến chứng, 1,6% điều trị nội khoa. Kết luận: Biến chứng do dị vật tiêu hóa khó chẩn đoán, thường nhầm với viêm ruột thừa, viêm túi thừa đại tràng hay thủng dạ dày, bệnh nhân thường quên không nhớ có nuốt dị vật khi ăn, cho nên thường được chẩn đoán muộn khi có dấu hiệu viêm phúc mạc hay áp-xe ổ bụng. Chẩn đoán nguyên nhân chủ yếu dựa vào CT scan bụng với hình ảnh xương cá cản quang trong ổ viêm. Phẫu thuật khi có biến chứng thủng đường tiêu hóa, có thể phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Cần có sự tuyên truyền, cảnh báo sự nguy hiểm của biến chứng dị vật tiêu hóa thay đổi thói quen ăn uống để tránh nuốt phải dị vật tiêu hóa. Từ khóa: Dị vật tiêu hóa. * Bệnh viện Bình Dân, Tp.HCM Tác giả liên lạc: ThS.BS.Đồng Thanh Thiện ĐT: 0918977322 Email: Dongthien78@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 234 ABSTRACT RESULT IN MANAGEMENT OF INGESTED FOREIGN BODIES IN BINH DAN HOSPITAL Dong Thanh Thien, Phan Quoc Viet, Do Ba Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 233 - 239 Introduction: Foreign-body ingestion is a common event most often seen in children from 6 months to 6 years of age. In adults, foreign bodies are usually ingested accidentally together with food, such as fish bones, chicken bone, toothpick, denturesThe populations most susceptible to foreign body ingestion is people who wear dentures; the tactile sensistivity of the soft palate that is vital for the detection and recognition of small intraoral objects is diministed by the presence of dentures. Also at risk are alcoholic and psychiatric patients. In about 80% of cases, the ingested material passes uneventfully through the gastrointestinal tract; endoscopy is performed in about 20% of cases, and surgery in less than 1%. Perforation occurs in about 1% of all foreign bodies ingested usually due to long and sharp objects such as fish bones, toothpicks, chicken bones and needles. We here in report the diagnosis and treatment of a patient with omentum-wrapped abscess caused by a fish bone penetrating the colon and intestine. Objective: To determine the characteristics and out come of Foreign body ingestion, the safety and effectiveness in management of ingested foreign bodies. Patients & method: Retrospective review of medical record of 63 patients had foreign body in digestion during January 2014 to September 2017 in Binh Dan Hospital. Two-tailed Fisher′s Exact or ² test were used for statistical analysis. Results: Sixty three patients had foreign body were included in the study. Mean age 49 years, Male/ female rate: 3/2, location of foreign body: Esophageal 27% (17/63), Stomach 36,5% (23/63), Duodenum 12,7% (8/63), Small Intestine 11.1% (7/63), Colon Rectal 11,1% (7/63), intraabdomen 1.6% (1/63). Bones (47.6%), toothpick (17,5%), Dentures (11.1%), Medicine capsule (11.1%), metallic (11.1%). Classification of foreign bodyies: Size mean: 3.3 cm (1.5- 20cm), sharp (63.5%), Sharp edges (14.3%), rounded (22,2%). Endoscopy is performed in about 76.2% of cases. Surgical intervention is required in 22.3% of cases. Two patients esophageal foreign bodies had abscess in mediastinum due to esophageal perforation. The patientssuffered an operation to drain abscess. No complications ccurred after surgery and the patients was discharged free of symptoms six-seven days after surgery. Conclustion: Bowel perforation by foreign bodies can mimic other abdominal conditions such as acute appendicitis, acute diverticulitis, and perforated peptic ulcer. As the patient usually does not remember fish bone ingestion, diagnosis can be delayed, with months between ingestion and perforation. CT scanning is the most accurate exam with fish bones appearing like linear images with calcic density inside an inflamed area. Relative indications for surgery after ingestion of foreign bodies exist in the case of complications that can not be resolved endoscopically or after unsuccessful attempts at endoscopic recovery. Surgery intervention is indicated in complications of ingestion of foreign bodies on laparotomy or laparoscopy. Keywords: Foreign body, Fish bone. ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật tiêu hóa do nuốt phải thường xảy ra ở trẻ từ 06 tháng – 06 tuổi, ở người lớn thường do dị vật lẩn trong thức ăn như: xương cá, xương gà, tăm xỉa răng, răng giả hay xảy ra ở bệnh nhân uống rượu bia, có răng giả, bệnh tâm thầncó sự giảm nhạy cảm vùng hầu họng với vật lạ khi nuốt phải. Đa số dị vật được tống ra ngoài theo đường tự nhiên (80%), 20% được can thiệp nội soi lấy dị Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 235 vật, 1% có biến chứng thủng cần phẫu thuật can thiệp(1,4), tùy thuộc vào kích thước, hình dạng sắc bén của dị vật như xương cá, tăm xỉa răng, xương gà(8). Mục tiêu nghiên cứu Đặc điểm dị vật tiêu hóa. Đánh giá kết quả điều trị dị vật đường tiêu hóa tại bệnh viện Bình Dân. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Hồi cứu 63 trường hợp bệnh nhân bị dị vật đường tiêu hóa được điều trị tại bệnh viện Bình Dân từ tháng 01 năm 2014 đến tháng 09 năm 2017. Phân tích thống kê bằng phép kiểm T,ᵡ². Tiêu chuẩn chọn bệnh Các bệnh nhân bị dị vật đường tiêu hóa không phân biệt nam nữ, tuổi lớn hơn 16 được chọn vào nhóm nghiên cứu. Các dữ kiện thu thập Giới, tuổi, tiền căn mắc bệnh, thói quen ăn uống Triệu chứng lâm sàng Cận lâm sàng, XQ bụng, CT bụng Phương pháp điều trị: nội soi lấy dị vật, phương pháp phẫu thuật Kết quả điều trị Tỷ lệ tử vong, biến chứng: thủng thực quản, dạ dày tá tràng, xì rò chỗ khâu, nhiễm trùng vết mổ, áp xe tồn lưu trong ổ bụng,viêm phúc mạc hậu phẫu.... Nhập dữ liệu, xử lý và phân tích thống kê Các dữ liệu thu thập sẽ được nhập và xử lý bằng phần mềm SPSS 16,0. Các số trung bìnhh ± độ lệch chuẩn sẽ được tính cho số liệu định lượng. Tỷ lệ sẽ tính cho các số liệu định tính. Dùng phép kiểm T, X², Anova, các khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. KẾT QUẢ Cả 63 trường hợp dị vật tiêu hóa được chọn vào nghiên cứu, tuổi trung bình 49 tuổi, Nam/Nữ: 3/2, dị vật thực quản 27%(17/63), dạ dày 36,5%(23/63), tá tràng 12,7%(8/63), ruột non 11,1%(7/63), đại trực tràng 11,1%(7/63), 01 trường hợp xuyên đại tràng vào ổ bụng 1,6%. Dị vật xương cá 47,6%, tăm 17,5%, răng giả 11,1%, vỏ thuốc 11,1%, nắp chai kim loại 1,6%. Hình dạng dị vật: dạng que mãnh nhọn ở đầu 63,5%, có móc 14,3%, có nhiều góc cạnh 22,2%. Kích thước dị vật trung bình 3,3 cm (1,5 cm- 20cm). Cơ chế do dị vật trong thức ăn 49,2%, nuốt phải 33,3%, thói quen ngậm tăm sau ăn 17,5%. Biến chứng thủng 25,4% (thủng thực quản, tá tràng, ruột non, đại tràng). Đa số lấy dị vật thành công qua nội soi 76,2%, 22,3% phẫu thuật lấy dị vật khi có biến chứng, 78% (11/14) trường hợp mổ mở, 21,4%(3/14) mổ nội soi, 1,6% điều trị nội khoa. Một trường hợp dị vật gây đau thượng vị hạ sườn (P) 20 ngày, CT bụng thấy hình ảnh dị vật cản quang cạnh tá tràng DII trong lòng tĩnh mạch cửa gây huyết khối, được phẫu thuật lấy dị vật là que kim loại mãnh 4 cm đâm xuyên tá tràng và xuyên vào lòng tĩnh mạch cửa gây huyết khối tĩnh mạch cửa. Một trường hợp đau ¼ bụng trên (P) 1 tháng, CT bụng ghi nhận cấu trúc hình que cản quang sau phúc mạc, sau đầu tụy trước TM chủ dưới, cạnh tá tràng DII dài 22mm, được phẫu thuật lấy dị vật là 1 que kim loại mãnh ghim sâu vào mô đầu tụy đến sát TM chủ dưới. Trong số 16 trường hợp dị vật ở thực quản: 8/ 16 ở 1/3 trên, 6/16 ở1/3 giữa, 3/16 ở1/3 dưới. Hai trường hợp dị vật 1/3 trên thực quản có biến chứng thủng thực quản gây abscess cạnh cổ (T) lan xuống trung thất gây abscess trung thất, được phẫu thuật khâu lại chổ rách thực quản và dẫn lưu trung thất, cả hai bệnh nhân hồi phục tốt không có biến chứng hẹp thực quản. Trong lô nghiên cứu của của chúng tôi ghi nhận 02 trường hợp dị vật xuyên khỏi thành ruột được mạc nối lớn bao bọc tạo thành áp xe mạc nối lớn, được phẫu thuật cắt mạc nối lớn chứa ổ áp-xe và dị vật. Thời gian nằm viện trung bình 4,7 ngày, không có biến chứng do phẫu thuật. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 236 Bảng 1: Đặc điểm và biến chứng của mẫu nghiên cứu Thực quản n= 17 Dạ dày n= 23 Tá tràng n= 8 Ruột non n= 7 Đại trực tràng n= 8 Giá trị P X 2 Hình dạng dị vật Que nhọn 7 (11,1%) 15 (23,8%) 7 (11,1%) 6 (7,9%) 5 (8%) P> 0,05 Có móc 6 (9,5%) 01 (1,6%) 0 0 2 (3,2%) Nhiều góc cạnh 4 (6,3%) 7 (11,1%) 1 (3,2%) 1 (1,6%) 1 (1,6%) Kích thước dị vật(cm) 2,4 3,2 5,2 3,5 3,3 P> 0,05 Anova Nội soi 17(100%) 23(100%) 8 (100%) 0 6 (75%) P< 0,005 CT 4(23,5%) 2(8,7%) 3(37,5%) 5(71,4%) 6(75,0%) Biến chứng do dị vật 2(11,8%) 2(8,7%) 3(37,5%) 6(85,7%) 3(37,5%) Phương pháp điều trị Nội soi lấy dị vật 16(94,1%) 21(91,3%) 5(62,5%) 0 6(75,0%) Phẫu thuật Mổ mở 1(5,9%) 1(4,3%) 3(37,5%) 4(57,1%) 2(25,0%) Mổ nội soi 0(0%) 1(4,3%) 0(0%) 2(28,6%) 0(0%) Nội khoa 0 0 0 1(14,3%) 0 Hình 1. CT scan bụng trường hợp 1 Hình 2. CT scan bụng trường hợp 2 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 237 Hình 3. Dị vật xương cá (trường hợp 1) Hình 4. Dị vật xương cá đại tràng (trường hợp 2) BÀN LUẬN Dị vật tiêu hóa do nuốt phải thường xảy ra ở trẻ từ 06 tháng – 06 tuổi, ở người lớn thường do dị vật trộn lẩn thức ăn như: xương cá, xương gà, tăm xỉa răng, răng giả hay xảy ra ở bệnh nhân uống rượu bia, có răng giả, bệnh tâm thần, sa sút trí tuệ..có sự giảm nhạy cảm vùng hầu họng với vật lạ khi nuốt phải. Đa số dị vật được tống ra ngoài theo đường tự nhiên (80%), 20% được can thiệp nội soi lấy dị vật, 1% có biến chứng thủng cần phẫu thuật can thiệp. Tùy thuộc vào vị trí kích thước, hình dạng, độ sắc, vật liệu của dị vật và kích thước, độ gập góc của ống tiêu hóa mà dị vật có thể thoát qua được hay không, biến chứng thủng thường xảy ra ở những nơi hẹp hay gập góc như thực quản, môn vị, tá tràng, vale hồi manh tràng, và đại tràng (T) thì dị vật khó thoát qua và dễ đâm xuyên thành gây thủng. Ngoài ra hình dạng và kích thước của dị vật cũng là yếu tố nguy cơ gây biến chúng thủng ống tiêu hóa, dị vật sắc nhọn và dài có nguy cơ gây biến chứng thủng đường tiêu hóa. Một số tác giả cho rằng dị vật dài hơn 6cm và đường kính trên 2,5cm thì khả năng tống qua tá tràng khó khăn (9,14). Tuy nhiên trong nghiên cứu chúng tôi chiều dài trung bình của vật 3,3cm, không có sự tương quan giữa kích thước, hình dạng của dị vật và vị trí đị vật trên đường tiêu hoá (P> 0,005). Việc chẩn đoán dị vật tiêu hóa ở thực quản và dạ dày thường đơn giản, đa số bệnh nhân có triệu chứng nuốt đau, đau tức sau xương ức đối với dị vật thực quản, đau thượng vị đối với dị vật dạ dày tá tràng và được chẩn đoán chính xác qua nội soi dạ dày tá tràng. Nhưng đối với dị vật đã xuống ruột non thì chẩn đoán gặp nhiều khó khăn do triệu chứng không điển hình và thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác trong ổ bụng, nội soi thông thường không thể soi hết ruột non. Dị vật tiêu hóa đa số không có triệu chứng lâm sàng 90%(3), 10% có biểu hiện lâm sàng khi có biến chứng. Đối với dị vật có tính cản quang Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 238 thì việc chẩn đoán đơn giản bằng X- Quang bụng, với dị vật không cản quang thì việc chẩn đoán khó khăn hơn do đó thường được chẩn đoán muộn khi có biến chứng thủng, dấu hiệu đau bụng, viêm phúc mạc, áp-xe ổ bụng. CT scan có độ nhạy và độ đặc hiệu cao, khảo sát được hình ảnh, vị trí và bản chất của dị vật, những bóng hơi tự do trong ổ bụng. Việc chẩn đoán lâm sàng biến chứng thủng ruột thường bị trì hoãn và kéo dài do bệnh nhân thường không nhớ có nuốc dị vật, và thường chẩn đoán nhầm với bệnh lý viêm ruột thừa cấp, viêm túi thừa đại tràng, thủng dạ dày. Trong hai trường hợp của chúng tôi dị vật xương cá mãnh dài và sắc đi xuyên qua thành ruột vào ổ bụng được mạc nối bao quanh và tạo áp-xe mạc nối lớn, do xương cá có đường kính nhỏ nên thương tổn thủng thành ruột có kích thước nhỏ nên tự diễn tiến lành bít lổ thủng nên không gây viêm phúc mạc. Việc điều trị dị vật tiêu hóa ngày nay khá đơn giản nhờ có sự tiến bộ của nội soi tiêu hóa, đa số lấy dị vật thành công qua nội soi đối với dị vật tiêu hóa trên hay đại trực tràng nếu phát hiện sớm chưa có biến chứng thủng viêm phúc mạc hay abscess ổ bụng. Đối với dị vật thực quản thì nội soi lấy dị vật cần có kỹ năng tốt tránh rách thủng thực quản do thao tác thô bạo gây hậu quả nặng nề như áp-xe trung thất hay ap-xe vùng cổ, việc can thiệp phẫu thuật giải quyết biến chứng này khó khăn và cơ biến chứng sau mổ cao. Trong nghiên cứu chúng tôi có hai trường hợp thủng thực quản có biến chứng áp-xe cổ (T) và trung thất được phẫu thuật khâu lại thực quản cổ và dẫn lưu trung thất, kết quả tốt không để lại di chứng hẹp thực quản hay ap-xe tồn lưu sau mổ. Tuy nhiên bệnh nhân cần được chăm sóc và hồi sức chuyên sâu, thời gian nằm viện dài (26 ngày). Phẫu thuật điều trị đươc chỉ định khi: nội soi lấy dị vật có biến chứng, nội soi lấy dị vật thất bại, dị vật có biến nội soi không lấy được. Tỷ lệ phẫu thuật trong nghiên cứu của chúng tôi12,3% cao hơn các tác giả khác (1%) có Điều trị dị vật tiêu hóa có biến chứng là phẫu thuật, làm sạch mủ ổ bụng, lấy hết dị vật và khâu phục hồi thành tiêu hóa nếu có thể. Tỷ lệ tử vong vào thập niên 80 khoảng 50% và nghiên cứu gần đây (2012) khoảng 2%(3), chúng tôi không có trường hợp tử vong. Phẫu thuật nội soi gắp dị vật và khâu lại chỗ thủng, hay mổ mở giải quyết các biến chứng nhiễm trùng, tùy thuộc vào điều kiện và trình độ của phẫu thuật viên. Trong hai trường hợp, chúng tôi mổ nội soi thám sát và giải phóng khối mạc nối chứa áp-xe, kết hợp với mở bụng đường nhỏ cắt trọn ổ áp-xe, không gây vấy bẩn ổ bụng. Hậu phẫu không ghi nhận có xì, rò tiêu hóa, và bệnh được xuất viện ngày thứ 6- 7. KẾT LUẬN Biến chứng do dị vật tiêu hóa khó chẩn đoán, thường nhầm với viêm ruột thừa, viêm túi thừa đại tràng hay thủng dạ dày, bệnh nhân thường quên không nhớ có nuốt dị vật khi ăn, cho nên thường được chẩn đoán muộn khi có dấu hiệu viêm phúc mạc hay áp-xe ổ bụng. Chẩn đoán nguyên nhân chủ yếu dựa vào CT scan bụng với hình ảnh dị vật cản quang trong ổ viêm. Đa số dị vật thực quản được chẩn đoán dễ dàng thông qua nội soi, tuy nhiên biến chứng ở thực quản để lại hậu quả nặng nề: áp-xe vùng cổ, trung thất phẫu thuật giải quyết biến chứng này rất khó khăn và nặng nề cần phẫu thuật viên chuyên khoa sâu. Do đó nội soi lấy dị vật thực quản đòi hỏi bác sĩ nội soi có kỹ năng tốt, tránh biến chứng thủng hay rách thực quản để lại hậu quả nghiêm trọng như rò thực quản, áp-xe trung thất Phẫu thuật là biện pháp duy nhất giải quyết biến chứng của vật gây thủng đường tiêu hóa, có thể phẫu thuật nội soi hay mổ mở. Cần có sự tuyên truyền rộng rãi, cảnh báo sự nguy hiểm của biến chứng dị vật tiêu hóa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Bình Dân năm 2018 239 thay đổi thói quen ăn uống để tránh nuốt phải dị vật tiêu hóa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali FE, Al-Busairi WA, Esbaita EY, Al-Bustan MA. Chronic perforation of the sigmoid colon by foreign body. Curr Surg. 2005;62:419–422. 2. De Bakker JK, Nanayakkara PW, Geeraedts LM, Jr, et al. Body packers: a plea for conservative treatment. Langenbecks Arch Surg. 2012;397:125–130. 3. Mesina C, Vasile I, Valcea DI, Pasalega M, Calota F, Paranescu H, Dumitrescu T, Mirea C, Mogoanta S. Problems of diagnosis and treatment caused by ingested foreign bodies. Chirurgia (Bucur) 2013;108:400–406. 4. Sierra-Solís A. [Bowel perforations due to fish bones: rare and curious] Semergen. 2013;39:117–118. 5. Joglekar S, Rajput I, Kamat S, Downey S. Sigmoid perforation caused by an ingested chicken bone presenting as right iliac fossa pain mimicking appendicitis: a case report. J Med Case Rep. 2009;3:7385. 6. Sarliève P, Delabrousse E, Michalakis D, Robert A, Guichard G, Kastler B. Multidetector ct diagnosis of jejunal perforation by a chicken bone. JBR-BTR. 2004;87:294–295. 7. Rodríguez-Hermosa JI, Codina-Cazador A, Sirvent JM, Martín A, Gironès J, Garsot E. Surgically treated perforations of the gastrointestinal tract caused by ingested foreign bodies. Colorectal Dis. 2008;10:701–707. 8. Sierra-Solís A. [Bowel perforations due to fish bones: rare and curious] Semergen. 2013;39:117–118. 9. Yao CC, Yang CC, Liew SC, Lin CS. Small bowel perforation caused by a sharp bone: laparoscopic diagnosis and treatment. Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 1999;9:226–227. Ngày nhận bài báo: 08/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 25/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_dieu_tri_di_vat_duong_tieu_hoa_tai_benh_vien_binh_da.pdf
Tài liệu liên quan