Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải

Tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải: Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 295 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ĐẠI TRÀNG PHẢI Huỳnh Quyết Thắng*, Hồ Long Hiển* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải được phẫu thuật nội soi cắt nửa đại tràng phải, vét hạch hệ thống với 4 trocar và làm miệng nối ngoài cơ thể. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện ung bướu Cần Thơ từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 06 năm 2016. Kết quả: Có 36 bệnh nhân nam và 44 bệnh nhân nữ; tuổi trung bình 54,8 ± 1,7 (20-87). 15 bệnh nhân có vết mổ bụng cũ (18,8%). Khối u có kích thước trung bình là 4,9 ± 0,2 cm (1,5-6 cm). Thời gian mổ trung bình là 144,3 ± 3,7 phút (90-240 phút); lượng máu mất trong mổ là 24,5 ± 1,5 ml ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 295 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN ĐẠI TRÀNG PHẢI Huỳnh Quyết Thắng*, Hồ Long Hiển* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 80 bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải được phẫu thuật nội soi cắt nửa đại tràng phải, vét hạch hệ thống với 4 trocar và làm miệng nối ngoài cơ thể. Nghiên cứu được thực hiện tại Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện ung bướu Cần Thơ từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 06 năm 2016. Kết quả: Có 36 bệnh nhân nam và 44 bệnh nhân nữ; tuổi trung bình 54,8 ± 1,7 (20-87). 15 bệnh nhân có vết mổ bụng cũ (18,8%). Khối u có kích thước trung bình là 4,9 ± 0,2 cm (1,5-6 cm). Thời gian mổ trung bình là 144,3 ± 3,7 phút (90-240 phút); lượng máu mất trong mổ là 24,5 ± 1,5 ml (10-60 ml); số hạch nạo vét được trung bình là 12,4 ± 2,8 (6-43); u càng xâm lấn thành ruột sâu thì tỷ lệ di căn hạch càng cao, T1-2 có 13,3% di căn hạch; T3 có 37,5% di căn hạch và T4 có 60% di căn hạch (p< 0,05). Trung bình diện cắt đầu gần cách u 26,6 ± 0,8 cm (10-40 cm), trung bình diện cắt đầu xa cách u 14,4 ± 0,6 cm (5-40 cm). Thời gian có gaz trung bình là 3,1 ± 0,1 ngày (1-5); thời gian nằm viện trung bình là 8,1 ± 0,3 ngày (5-23 ngày); có 01 trường hợp chuyển mổ mở (1,25%). Tổng số bệnh nhân có biến chứng là 7 (8,75%); biến chứng thường gặp nhất là nhiễm trùng vết mổ 4 bệnh nhân (5%); sốt sau mổ 01 bệnh nhân (1,25%), tắc ruột 01 bệnh nhân (1,25%) và viêm phổi 01 bệnh nhân (1,25%). Kết luận: Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải bước đầu đạt kết quả tốt, số hạch vét được đủ đảm bảo đánh giá giai đoạn bệnh; tình trạng di căn hạch có liên quan đến độ xâm lấn của khối u (T); diện cắt đủ xa với khối u nguyên phát. Bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ và tỷ lệ biến chứng thấp. Từ khóa: Phẫu thuật nội soi, ung thư đại tràng, ung thư biểu mô tuyến đại tràng ABSTRACT EARLY RESULT OF LAPROSCOPIC SURGERY FOR RIGHT COLON CARCINOMA Huynh Quyet Thang, Ho Long Hien, * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 21 - No 2 - 2017: 295 - 301 Purpose: Evaluate short-term outcomes of laparoscopically right hemicolectomy for colon carcinoma. Methods: Cross-sectional study of 80 right colon carcinoma patients who underwent laparoscopically right hemicolectomy with four trocars and extracorporeal anastomosis. This study was performed at K hospital, hospital of Hanoi Medical University and Cantho oncology Hospital from June 2012 to June 2016. Results: There were 36 male and 44 female patients; mean of age was 54.8 ± 1.7 (20-87). 15 patients have previous operation history. Mean of tumor size was 4.9 ± 0.2 cm (1.5-6 cm). Mean of operation time was 144.3 ± 3.7 minutes (90-240 minutes); mean of blood loss was 24.5 ± 1.5 ml (10-60 ml); average resected lymph nodes was 12.4 ± 2.8 (6-43); the more tumor invasive of the wall of intestine, the higher lymph node metastasis, 13.3% T1-2 with lymph node metastasis; 37.5% T3 with lymph node metastasis and 60% T4 with lymph node metastasis (p < 0.05). The mean proximal resection margin was 26.6 ± 0.8 cm * Bộ môn Ung bướu – Trường Đại Học Y dược Cần Thơ ** Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Tác giả liên lạc: PGS. TS. Huỳnh Quyết Thắng ĐT: 0913.731.338 Email: thanghuynhphd@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 296 (10-40 cm). The mean distal resection margin was 14.4 ± 0.6 cm (5-40 cm); mean number of days to 1st gas passing of 3.1 ± 0.1 days (1-5); mean of hospital stay was 8.1 ± 0.3 days (5-23); the conversion rate was 1.25%. The total number of complications was 7 (8.75%), with the most common complication being wound infection in 4 patients (5%), fever in 1 patient (1.25%), ileus in 1 patient (1.25%) and pneumonia in 1 patient (1.25%). Conclusion: Laparoscopic surgery for right colon carcinoma had been in good early results, average resected lymph nodes were enough to ensure staging; status of lymph node metastasis were closed related to the degree of tumor invasion; the resection margin was enough distanced from the primary tumor. Patients with early postoperative recovery and low rate morbidity. Keywords: Laparoscopy; Colon cancer; Colon carcinoma ĐẶT VẤN ĐỀ Kỷ nguyên của phẫu thuật nội soi (PTNS) đại tràng được Jacob bắt đầu vào năm 1991(3). Tuy nhiên sự áp dụng ban đầu dấy lên sự tranh luận về tỷ lệ tái phát tại lỗ trocar, về mặt ung thư học của PTNS như khả năng vét hạch, nguyên tắc "no touch". Nhưng phẫu thuật nội soi đã được áp dụng trên toàn thế giới trong điều trị ung thư đại - trực tràng (UTĐ-TT) và từng bước khẳng định được tính ưu việt của nó: tính thẩm mỹ cao hơn, giảm đau sau mổ, bệnh nhân hồi phục nhanh, rút ngắn thời gian nằm viện. Tuy nhiên, câu hỏi về mặt ung thư học vẫn được đặt ra là: PTNS có đảm bảo nạo vét hạch đầy đủ không so với kỹ thuật mổ mở quy ước cho ung thư đại tràng(1)? Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (AJCC) và Hội liên hiệp phòng chống ung thư quốc tế (UICC), số lượng hạch nạo vét được phải đạt tối thiểu 12 hạch cho phẫu thuật UTĐ-TT nói chung mới đủ để đánh giá giai đoạn di căn hạch. Đánh giá đúng giai đoạn UTĐT sau mổ giúp xác định phương pháp điều trị bổ trợ tiếp theo và là yếu tố tiên lượng quan trọng(6). Trên thế giới, PTNS điều trị UTĐT đã được chấp nhận kể từ khi có một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm với số lượng lớn bệnh nhân được báo cáo là an toàn về mặt ung thư học(5,7,9). Sau đó, thử nghiệm lâm sàng CLASSICC đã xác nhận sự an toàn về mặt ung thư học của PTNS đại trực tràng(10). Tương tự, thử nghiệm lâm sàng COST đã kết luận phẫu thuật nội soi gần như được chấp nhận là một chọn lựa để điều trị UTĐT(7). Hiện nay, trong nước có ít công trình nghiên cứu về PTNS điều trị ung thư đại tràng phải đã công bố trên y văn, mà chủ yếu mang tính chất tổng kết với cở mẫu nhỏ và thường là hồi cứu. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải được điều trị bằng phẫu thuật nội soi tại Bệnh viện K, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và BV Ung bướu Cần Thơ. Tiêu chuẩn chọn bệnh U ở vị trí đại tràng phải, có chẩn đoán mô bệnh học là ung thư biểu mô tuyến, kích thước u ≤ 8cm, không xâm lấn các tạng lận cận, không có di căn xa, không có biến chứng thủng hoặc tắc ruột. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 06/2012 đến 06/2016. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Mô tả cắt ngang Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 297 Các chỉ tiêu nghiên cứu Đặc điểm bệnh nhân Tuổi, giới, cân nặng, chiều cao, BMI, vị trí u, kích thước u, tiền sử mổ bụng cũ. Kết quả phẫu thuật Thời gian mổ, lượng máu mất trong mổ, số lượng hạch nạo vét được, sự liên quan giữa di căn hạch với độ xâm lấn của khối u (T) và độ biệt hóa của tế bào u, diện cắt đầu gần cách u, diện cắt đầu xa cách u, ngày đầu tiên có gaz, ngày cho ăn trở lại, thời gian nằm viện sau mổ. Biến chứng sau mổ - Biến chứng nhẹ: xẹp phổi, tràn dịch màng bụng, sốt, tắc ruột, nhiễm trùng vết mổ. - Biến chứng vừa: viêm phổi, chảy máu sau mổ (truyền máu). - Biến chứng nặng: áp xe ổ bụng, xì miệng nối, chảy máu miệng nối. - Tử vong trong 30 ngày. Giải phẫu bệnh sau mổ Giai đoạn TNM, giai đoạn T, giai đoạn N, độ biệt hóa, xâm nhập mạch bạch huyết. Quy trình điều trị Bệnh nhân được phẫu thuật nội soi theo một quy trình định trước bởi các phẫu thuật viên có kinh nghiệm (phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng trên 50 ca). Bệnh nhân được đặt 4 trocar: 10mm ở rốn cho camera, 10mm dưới sườn trái, 5mm hố chậu phải và 5mm hố chậu trái; được cắt đại tràng phải qua nội soi và làm miệng nối ngoài cơ thể. Bệnh phẩm được phẫu tích tươi ngay sau mổ bởi chính phẫu thuật viên. Các hạch được đếm theo vị trí và cố định bằng formol, sau đó được nhuộm HE để xác định tình trạng di căn hạch. Bệnh nhân được theo dõi để đánh giá các biến chứng sau mổ và tái khám vào thời điểm 30 ngày sau mổ. KẾT QUẢ Đặc điểm bệnh nhân Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân Đặc điểm Kết quả Tuổi 54,8 ± 1,7 (20-87) Giới Nam 36 (45) Nữ 44 (55) Cân nặng (kg) 52 ± 0,9 (36-76) Chiều cao (cm) 157,2 ± 0,7 (143-169) BMI (kg/m 2 ) 21 ± 0,3 (14,6-30,8) Vị trí u Manh tràng 10 (12,5) Đại tràng lên 41 (51,2) Đại tràng góc gan 29 (36,3) Kích thước u (cm) 4,9 ± 0,2 (1,5-6) Tiền sử mổ bụng cũ 15 (18,8) Các giá trị được thể hiện là Trung bình ± sai số chuẩn (khoảng) hoặc số trường hợp (%) Nhận xét: Nghiên cứu có 36 bệnh nhân nam và 44 bệnh nhân nữ. Tuổi trung bình là 54,8 ± 1,7 (20-87). Chỉ số BMI trung bình 21 ± 0,3 (14,6-30,8). Vị trí u ở đại tràng lên 41 bệnh nhân (51,2%), đại tràng góc gan 29 bệnh nhân (36,3%) và manh tràng 10 bệnh nhân (12,5%). Kích thước u trung bình là 4,9 ± 0,2 cm (1,5-6 cm). 15 bệnh nhân có vết mổ bụng cũ (18,8%). Kết quả phẫu thuật Bảng 2. Kết quả phẫu thuật Biến số Kết quả Thời gian mổ (phút) 144,3 ± 3,7 (90-240) Chảy máu trong mổ (ml) 24,5 ± 1,5 (10-60) Số hạch nạo vét được 12,4 ± 2,8 (6-43) Diện cắt đầu gần cách u (cm) 26,6 ± 0,8 (10-40) Diện cắt đầu xa cách u (cm) 14,4 ± 0,6 (5-40) Ngày có gaz đầu tiên (ngày) 3,1 ± 0,1 (1-5) Ngày cho ăn trở lại (ngày) 5,6 ± 0,4 (3-10) Thời gian nằm viện (ngày) 8,1 ± 0,3 (5-23) Chuyển mổ mở 1 (1,25) Các giá trị được thể hiện là Trung bình ± sai số chuẩn (khoảng) hoặc số trường hợp (%) Nhận xét: Thời gian mổ trung bình là 144,3 ± 3,7 phút (90-240 phút). Trung bình lượng máu mất trong mổ là 24,5 ± 1,5 ml (10-60 ml). Trung bình số hạch nạo vét được là 12,4 ± 2,8 hạch (6-43 hạch). Diện cắt đầu gần cách u trung bình 26,6 ± 0,8 cm (10-40 cm), trung bình diện cắt đầu xa cách u là 14,4 ± 0,6 cm (5-40 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 298 cm). Ngày có gaz đầu tiên trung bình là 3,1 ± 0,1 ngày (1-5 ngày). Ngày cho bệnh nhân ăn trở lại trung bình là 5,6 ± 0,4 ngày (3-10 ngày). Thời gian nằm viện trung bình là 8,1 ± 0,3 ngày (5-23 ngày). Tỷ lệ chuyển mổ mở 1,25%. Biến chứng sau mổ Biến chứng sau mổ xảy ra ở 7 bệnh nhân (8,75%), với nhiễm trùng vết mổ là biến chứng thường gặp nhất, có 4 bệnh nhân (5%). Sốt sau mổ có 01 bệnh nhân (1,25%), tắc ruột 01 bệnh nhân (1,25%) và viêm phổi 01 bệnh nhân (1,25%). Không có trường hợp nào tử vong trong 30 ngày sau mổ. Giải phẫu bệnh sau mổ Bệnh nhân ở giai đoạn I có 13 bệnh nhân (16,25%), giai đoạn II 35 bệnh nhân (43,75%) và giai đoạn III 32 bệnh nhân (40%). Có 15 bệnh nhân ở giai đoạn T1-2 (18,75%), 40 bệnh nhân T3 (50%) và 25 bệnh nhân T4 (31,25%). Nghiên cứu có 48 bệnh nhân ở giai đoạn N0 (60%), 24 bệnh nhân N1 (30%) và 8 bệnh nhân N2 (10%). U có độ biệt hóa cao xảy ra ở 06 bệnh nhân (7,5%), biệt hóa vừa ở 62 bệnh nhân (77,5%) và biệt hóa kém 12 bệnh nhân (15%). Tế bào u xâm nhập mạch bạch huyết 53 trường hợp (66,25%). Bảng 3. Mối liên quan giữa di căn hạch và u theo độ xâm lấn (T) N0 N1 N2 Tổng T1-2 13 (86,7) 2 (13,3) 0 (0) 15 T3 25 (62,5) 13 (32,5) 2 (5) 40 T4 10 (40) 9 (36) 6 (24) 25 Tổng 48 24 8 80 Các giá trị được thể hiện là số trường hợp (%) Nhận xét: T càng nhỏ thì số lượng hạch vét được càng ít và khả năng di căn hạch càng ít, chỉ có 2/15 (13,3%) trường hợp T1-2 có di căn hạch; T3 di căn hạch 15/40 (37,5%) trường hợp và T4 di căn hạch đến 15/25 (60%) trường hợp. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p = 0,013). Bảng 4. Mối liên quan giữa di căn hạch và độ biệt hóa của tế bào u N0 N1 N2 Tổng Biệt hóa cao 5 (83,3) 1 (16,7) 0 (0) 6 Biệt hóa vừa 36 (58,1) 20 (32,2) 6 (9,7) 62 Biệt hóa kém 7 (58,3) 3 (25) 2 (16,7) 12 Tổng 48 24 8 80 Các giá trị được thể hiện là số trường hợp (%) Nhận xét: Độ biệt hóa của tế bào u càng kém thì cho di căn hạch càng cao, chỉ có 1/5 (16,7%) trường hợp u có độ biệt hóa cao có di căn hạch; u có độ biệt hóa vừa di căn hạch 26/62 (41,9%) trường hợp và u có độ biệt hóa kém di căn hạch 5/12 (41,7%) trường hợp. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,79). BÀN LUẬN 80 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian mổ trung bình là 144,3 ± 3,7 phút (90-240 phút). So với các nghiên cứu trước đây đã được báo cáo, thời gian mổ trung bình từ 107-210,8 phút(4). Theo chúng tôi, kinh nghiệm phẫu thuật viên là yếu tố quan trọng liên quan đến thời gian mổ. Cùng với thời gian, những phẫu thuật viên nội soi được đào tạo bài bản sẽ tích lũy kinh nghiệm thì thời gian mổ sẽ ngắn lại. Lượng máu mất trong mổ qua nghiên cứu của chúng tôi là 24,5 ± 1,5 ml (10-60 ml). Theo Cho JH và cộng sự, nghiên cứu trên 156 bệnh nhân cho thấy lượng máu mất trong mổ trung bình là 73,3 ml (0-1600 ml), có 03 trường hợp (1,9%) phải truyền máu. Vấn đề quan trọng nhất trong việc tiên lượng kết quả ung thư học lâu dài là số hạch nạo vét được. Hạch vùng cần phải được nạo vét có hệ thống(11). Số lượng hạch tối thiểu được đề nghị phải nạo vét là 6-17 hạch(8,14), và phải có ít nhất 12 hạch trở lên đối với phẫu thuật UTĐ-TT nói chung thì việc xếp giai đoạn lâm sàng mới chính xác. Nhờ đó việc chỉ định điều trị hóa chất bổ trợ hay không sẽ được quyết định(12). Tuy nhiên, số hạch vét được Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 299 trung bình là 12 cho tất cả ung thư đại tràng từ giai đoạn I-IV với mọi kích thước. Đối với mổ mở quy ước, phẫu thuật không bị giới hạn bởi kích thước khối u. Nhưng đối với phẫu thuật nội soi, chỉ mổ những u có kích thước < 6cm. Vì vậy, việc nạo vét hạch trong phẫu thuật nội soi có thể sẽ thu được số hạch ít hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng tôi có số hạch trung bình nạo vét được là 12,4 ± 2,8 hạch (6- 43 hạch), vì vậy kết quả của chúng tôi đã có thể đáp ứng được yêu cầu đặt ra về nạo vét hạch trong khi mổ. Jung Hoon Cho và cộng sự phẫu thuật nội soi cắt đại tràng phải cho 156 bệnh nhân, trung bình số lượng hạch vét được là 27,4 ± 15,1 (8-122)(4). Số lượng hạch vét được của chúng tôi cũng tương tự của Goldstein NS(13) và đáp ứng được chỉ dẫn của NCCN(12). Tình trạng bờ diện cắt đối với ung thư biểu mô tuyến đại tràng, có thể cắt rộng an toàn với bờ diện cắt cách u 5cm. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các bệnh nhân đều có diện cắt cách u trên 5cm, diện cắt đầu gần cách u trung bình 26,6 ± 0,8 cm (10-40 cm) và diện cắt đầu xa cách u trung bình 14,4 ± 0,6 cm (5-40 cm). Tất cả các diện cắt được nhuộm HE để xác định còn tế bào ung thư hay không, đều cho kết quả âm tính. Số ngày có gaz trung bình là 3,1 ± 0,1 ngày (1-5 ngày). Ngày cho bệnh nhân ăn trở lại trung bình là 5,6 ± 0,4 ngày (3-10 ngày). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự với các nghiên cứu đã báo cáo trước đây Các nghiên cứu trước đây(4). Phẫu thuật nội soi cắt nửa đại tràng phải là một phẫu thuật ít xâm lấn và cho thấy kết quả bước đầu tốt hơn so với mổ mở(7,9).Tuy nhiên, Zheng và cộng sự(15) báo cáo thời gian nằm viện ở nhóm phẫu thuật nội soi dài hơn so với nhóm mổ mở, 18,3 ± 5,7 ngày so với 13,9 ± 6,5 ngày. Theo Baker và cộng sự(2) cho rằng, thời gian nằm viện ở nhóm phẫu thuật nội soi (9,9 ± 7,5 ngày) không có khác biệt so với mổ mở. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác báo cáo ngược lại, thời gian nằm viện của nhóm phẫu thuật nội soi cắt nửa đại tràng phải ngắn hơn nhóm mổ mở. Trong nghiên cứu của chúng tôi, trung bình thời gian nằm viện là 8,1 ± 0,3 ngày (5-23 ngày). Theo Jung Hoon Cho và cộng sự, trung bình thời gian nằm viện ghi nhận được là 7,0 ± 1,5 ngày (4-12 ngày). Nghiên cứu COST, thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, đa trung tâm tại Hoa Kỳ ghi nhận thời gian nằm viện trung bình ở nhóm phẫu thuật nội soi là 5 ngày. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, đa trung tâm như COST, COLOR và CLASICC(5,7,9), có tỷ lệ chuyển mổ mở từ 17- 29%, các nghiên cứu khác báo cáo tỷ lệ chuyển mổ mở cắt nửa đại tràng phải từ 0-18%(4). Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ có 01 trường hợp chuyển mổ mở (1,25%), vì dính ruột phức tạp do mổ cũ không thể phẫu thuật nội soi. Sự khác biệt này có thể là do có thể tác giả không giới hạn kích thước khối u, mà chúng tôi chỉ chọn những bệnh nhân có khối u kích thước ≤ 6 cm. Biến chứng sau mổ của phẫu thuật nội soi đại trực tràng thấp hơn so với nhóm mổ mở quy ước (18,2% so với 23%; RR = 0,72; P = 0,02)(2). Tỷ lệ biến chứng trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,75%. Tuy nhiên, các biến chứng thường là biến chứng nhẹ, Trong 30 ngày đầu sau mổ, không có trường hợp tử vong nào được ghi nhận. Senagore và cộng sự(13) nghiên cứu 70 bệnh nhân phẫu thuật cắt nửa đại tràng phải nội soi có tỷ lệ nhập viện lại trong vòng 30 ngày sau mổ là 7%. Nghiên cứu của chúng tôi không có trường hợp nào phải nhập viện trở lại. Tình trạng di căn hạch có liên quan đến kích thước u, độ xâm lấn của u và độ biệt hóa của tế bào u. Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê (p = 0,013) giữa di căn hạch và u theo độ xâm lấn (T), u càng xâm lấn thành ruột thì tỷ lệ di căn hạch càng cao, T1-2 có 13,3% di căn hạch; T3 có 37,5% di căn hạch và T4 có 60% di căn hạch. Độ biệt hóa của tế bào u càng kém thì càng cho di căn hạch. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 21 * Số 2 * 2017 Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy năm 2017 300 chúng tôi sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p = 0,79), độ biệt hóa cao có 16,7% di căn hạch, độ biệt hóa vừa có 41,9% di căn hạch và độ biệt hóa kém có 41,7% di căn hạch. Kết quả này cũng tương tự với kết quả của Goldstein NS(8). Nghiên cứu của chúng tôi có 35 bệnh nhân ở giai đoạn II, chiếm tỷ lệ 43,75%. Tuy nhiên, có 15 bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao gồm u giai đoạn T4 hoặc mô học biệt hóa kém phải tiếp tục được hóa trị hỗ trợ sau mổ. KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi điều trị ung thư biểu mô tuyến đại tràng phải bước đầu đạt kết quả tốt. Số hạch vét được đủ đảm bảo đánh giá giai đoạn bệnh, trung bình vét được 12,4 ± 2,8 hạch; diện cắt đủ xa với khối u nguyên phát, với diện cắt đầu gần cách u 26,6 ± 0,8 cm và diện cắt đầu xa cách u 14,4 ± 0,6 cm. Bệnh nhân hồi phục nhanh sau mổ, với số ngày có gaz trung bình là 3,1 ± 0,1 ngày, thời gian nằm viện trung bình 8,1 ± 0,3 ngày; tỷ lệ biến chứng thấp (8,75%), thường là các biến chứng nhẹ và không có trường hợp nào tử vong trong 30 ngày đầu sau mổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abraham NS, et al (2007), “Meta-analysis of non- randomized comparative studies of short-term outcomes laparoscopic resection for colorectal cancer”, ANZ J. Surg, 77, pp. 508-516. 2. Baker RP, Titu LV, Hartley JE, Lee PW, Monson JR (2004), “A case-control study of laparoscopic right hemicolectomy vs. open right hemi-colectomy”, Dis Colon Rectum, 47, pp. 1675-1679. 3. Bittner R (2006), “Laparoscopic surgery – 15 years after clinical introduction”, World. J surg, 30, pp. 1190-1203. 4. Cho JH, et al (2012), “Oncologic Outcomes of a Laparoscopic Right Hemicolectomy for Colon Cancer: Results of a 3-Year Follow-up”, J Korean Soc Coloproctol, 28 (1), pp. 42-48. 5. COLOR Study Group (2000), “COLOR: a randomized clinical trial comparing laparoscopic and open resection for colon cancer”, Dig Surg, 17, pp. 617-622. 6. Edge SB, et al (2010), “Colorectal cancer”, AJCC cancer staging handbook, 7nd edition, pp. 173-174. 7. Fleshman J, Sargent DJ, Green E, Anvari M, Stryker SJ, Beart RWJr, et al (2007), “Laparoscopic colectomy for cancer is not inferior to open surgery based on 5-year data from the COST Study Group trial”, Ann Surg, 246, pp. 655-662. 8. Goldstein NS, Sanford W, Coffey M, Layfield LJ (1996), “Lymph node recovery from colorectal resection specimens removed for adenocarcinoma. Trends over time and a recommendation for a minimum number of lymph nodes to be recovered”, Am J Clin Pathol, 106, pp. 209-216. 9. Jayne DG, Guillou PJ, Thorpe H, Quirke P, Copeland J, Smith AM, et al (2007), “Randomized trial of laparoscopic-assisted resection of colorectal carcinoma: 3- year results of the UK MRC CLASICC Trial Group”, J Clin Oncol, 25, pp. 3061-3068. 10. Jayne DG, Thorpe HC, Copeland J, Quirke P, Brown JM, Guillou PJ (2010), “Five-year follow-up of the Medical Research Council CLASICC trial of laparoscopically assisted versus open surgery for colorectal cancer”, Br J Surg, 97, pp. 1638-1645. 11. Marusch F, Gastinger I, Schneider C, Scheidbach H, Konradt J, Bruch HP, et al (2001), “Importance of conversion for results obtained with laparoscopic colorectal surgery”, Dis Colon Rectum, 44, pp. 207-214. 12. National Comprehensive Cancer Network (NCCN). NCCN practice guidelines in oncology - V.2. 2009. Rectal cancer (Internet). Washington: NCCN; c2012 (cited 2012 Feb 6). Available from: 4/20/20094200133667.pdf. 13. Senagore AJ, Delaney CP, Brady KM, Fazio VW (2004), “Standardized approach to laparoscopic right colectomy: outcomes in 70 consecutive cases”, J Am Coll Surg, 199, pp. 675-679. 14. Tekkis PP, Smith JJ, Heriot AG, Darzi AW, Thompson MR, Stamat- akis JD, et al (2006), “A national study on lymph node retrieval in resectional surgery for colorectal cancer”, Dis Colon Rectum, 49, pp. 1673-1683. 15. Zheng MH, Feng B, Lu AG, Li JW, Wang ML, Mao ZH, et al (2005), “Laparoscopic versus open right hemicolectomy with curative intent for colon carcinoma”, World J Gastroenterol, 11, pp. 323-326. Ngày nhận bài báo: 07/01/2016 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 15/01/2016 Ngày bài báo được đăng: 05/04/2017

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfket_qua_buoc_dau_phau_thuat_noi_soi_dieu_tri_ung_thu_bieu_mo.pdf
Tài liệu liên quan