Tài liệu Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất chè đông xuân trên giống kim tuyên tại Phú Thọ: 30 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
1. Đặt vấn đề
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử trồng chè lâu
đời, có trình độ thâm canh chè cao� Diện
tích chè toàn tỉnh Phú Thọ đạt gần 15�720
ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè và xếp
thứ 4 cả nước� Hiện nay, mặt hàng chè chủ
lực của Phú Thọ vẫn là chè đen� Đơn giá xuất
khẩu bình quân của chè đen Việt Nam hiện
nay vào khoảng 1,2–1,3 USD/kg� Mức giá
này tương đương với 4�000 đ/kg chè nguyên
Hiệu quả kinh tế
từ mô hình sản xuất chè Đông Xuân
TRÊN GIỐNG KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ
Phan Chí nghĩa1, nguyễn Văn Toàn2, nguyễn ngọC nông3
1Khoa Nông–Lâm–Ngư, Trường Đại học Hùng Vương;
2Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía bắc;
3Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
liệu và chưa đủ để nâng cao đời sống người
làm chè ở Phú Thọ�
Cây chè là loại cây có xuất xứ từ rừng
nhiệt đới, yêu cầu về lượng mưa hàng năm
thích hợp cho cây chè là 1�500–2�400 mm,
hàng tháng là trên 100 mm [2]�...
6 trang |
Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất chè đông xuân trên giống kim tuyên tại Phú Thọ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
30 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
1. Đặt vấn đề
Phú Thọ là tỉnh có lịch sử trồng chè lâu
đời, có trình độ thâm canh chè cao� Diện
tích chè toàn tỉnh Phú Thọ đạt gần 15�720
ha, chiếm khoảng 12% diện tích chè và xếp
thứ 4 cả nước� Hiện nay, mặt hàng chè chủ
lực của Phú Thọ vẫn là chè đen� Đơn giá xuất
khẩu bình quân của chè đen Việt Nam hiện
nay vào khoảng 1,2–1,3 USD/kg� Mức giá
này tương đương với 4�000 đ/kg chè nguyên
Hiệu quả kinh tế
từ mô hình sản xuất chè Đông Xuân
TRÊN GIỐNG KIM TUYÊN TẠI PHÚ THỌ
Phan Chí nghĩa1, nguyễn Văn Toàn2, nguyễn ngọC nông3
1Khoa Nông–Lâm–Ngư, Trường Đại học Hùng Vương;
2Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía bắc;
3Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
liệu và chưa đủ để nâng cao đời sống người
làm chè ở Phú Thọ�
Cây chè là loại cây có xuất xứ từ rừng
nhiệt đới, yêu cầu về lượng mưa hàng năm
thích hợp cho cây chè là 1�500–2�400 mm,
hàng tháng là trên 100 mm [2]� Tuy nhiên,
khí hậu đặc thù ở miền Bắc nước ta có đặc
điểm nóng ẩm vào vụ Hè Thu và hanh khô
vụ Đông Xuân, điều này làm cho việc canh
tác cây chè chủ yếu chỉ diễn ra vào các tháng
TÓM TẮT
Áp dụng mô hình sản xuất chè Đông Xuân trên giống chè Kim Tuyên bằng việc kết hợp các biện pháp kỹ thuật như: tưới nước bổ sung với lượng 800m3/ha/tháng,
bón cân đối phân đa lượng NPK và phân hữu cơ vi sinh, thay đổi thời vụ đốn sang
tháng 4 làm tăng mật độ búp, khối lượng búp, cũng như chiều dài búp đồng thời
làm tăng năng suất và số lứa hái trong vụ Đông Xuân thêm 1 lứa. Ngoài ra, mô hình
này còn nâng cao tổng sản lượng cả năm thêm 9,6 tạ/ha mà không làm suy giảm sản
lượng vụ Hè Thu. Đánh giá thử nếm cảm quan còn cho thấy chất lượng chè xanh ở
mức khá, được thị trường ưa chuộng. Mô hình còn có lợi nhuận cao đạt 125.969.000
đồng/ha, đồng thời rải đều thu nhập của người làm chè trong cả năm, góp phần giảm
thời gian nông nhàn, kéo theo nhiều lợi ích về kinh tế và xã hội.
Từ khóa: mô hình, rải vụ, năng suất, chè xanh, Đông Xuân
Nhận bài ngày 30/11/2017, Phản biện xong ngày 14/12/2017, Duyệt đăng ngày 15/12/2017
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 31
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
vụ Hè Thu� Từ thực tiễn này dẫn tới vụ
Đông Xuân thị trường chè chậm lưu thông,
sản phẩm khan hiếm� Mặt khác, do vụ Đông
Xuân nhiệt độ và ẩm độ thấp chất lượng búp
chè rất tốt� Với hai yếu tố trên làm cho giá
bán chè xanh vụ Đông Xuân thường cao
hơn gấp 2,3 lần so với chè chính vụ� Những
năm trở lại đây, hướng sản xuất chè xanh vụ
Đông Xuân đang là một hướng đi mới được
nhiều bà con quan tâm� Xuất phát từ thực
tế đó, cần tiến hành nghiên cứu đánh giá
hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất chè
Đông Xuân tại tỉnh Phú Thọ để giải quyết
vấn đề này�
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Thời gian, địa điểm
■ Thời gian: từ tháng 12/2015 đến 12/2017�
■ Địa điểm: xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ,
tỉnh Phú Thọ�
■ Quy mô: 5�000 m2�
2.1.2. Các biện pháp tác động chính
■ Giống chè áp dụng: Kim Tuyên tuổi 10�
■ Kỹ thuật bón phân:
• Lượng bón: bón tăng 15% lượng phân
NPK so với quy trình “Kỹ thuật trồng,
thâm canh chè an toàn” của Trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên (2003)
[4]� (Bón 2 lần, mỗi lần 110 kg ure +
100 kg super lân + 30 kg kali clorua
(vào tháng 9 và tháng 12)�
• Bón bổ sung phân hữu cơ sinh học Sông
Gianh với lượng 600 kg/ha vào tháng 9�
■ Kỹ thuật tưới nước:
• Lượng nước tưới: tưới bổ sung nước
từ tháng 10 năm trước đến hết tháng
3 năm sau với lượng nước tưới 800m3/
ha/tháng�
• Tần suất tưới: tưới 5 ngày/lần�
■ Kỹ thuật đốn:
• Thời vụ đốn: đốn tháng 4 (lưu chè qua
đông)�
• Dụng cụ đốn: đốn bằng máy�
■ Đối chứng: đối chứng là nương chè Kim
Tuyên sản xuất bình thường của người dân
xã Văn Lung, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ�
Bón phân theo Quy trình “Kỹ thuật trồng,
thâm canh chè an toàn” của Trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên (2003) [4], không
tưới nước bổ sung vụ Đông Xuân, đốn chè
bằng máy vào tháng 12�
2.2. Các chỉ tiêu theo dõi
■ Năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất: mật độ búp (búp/m2), chiều dài búp 1
tôm 3 lá (cm), khối lượng búp 1 tôm 3 lá (g/
búp)�
■ Chất lượng: thử nếm cảm quan chè theo
TCVN 3218 – 1993�
■ Hạch toán hiệu quả kinh tế: lợi nhuận
(RVAC) được tính bằng tổng thu (GR) trừ đi
tổng chi phí (TC): RVAC = GR – TC�
• Tổng thu (vụ Đông Xuân và Hè Thu) =
giá chè khô X sản lượng�
• Tổng chi = Công lao động (phun
thuốc, làm cỏ, làm đất, bón phân, thu
hái, đốn) + Vật tư (Thuốc BVTV, phân
bón, nhiên liệu, điện bơm nước tưới)�
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Đánh giá năng suất và các yếu tố
cấu thành năng suất
Qua theo dõi các yếu tố cấu thành năng
suất của hai mô hình (xem bảng 1) chúng
tôi nhận thấy:
Trong vụ Đông Xuân, mô hình thí nghiệm
cho mật độ búp (201,22 búp/m2), khối lượng
32 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
búp (0,58 gam/búp) cũng như chiều dài búp
(4,5 cm/búp) cao hơn sản xuất đối chứng�
Điều này rất có ý nghĩa cho người sản xuất
để nâng cao năng suất chè vụ Đông Xuân, rõ
ràng việc tưới nước và bón phân bổ sung cân
đối đã nâng cao các yếu tố cấu thành năng
suất của búp chè Đông Xuân�
Trong vụ Hè Thu, tuy mô hình thí nghiệm
có khối lượng búp thấp hơn đối chứng (0,59
gam/búp) nhưng mật độ và chiều dài búp lại
tăng cao hơn so với đối chứng� Điều này có
thể là do hàm lượng nước trong búp chè ở
mô hình cao hơn sản xuất đại trà (do lượng
tưới nước bổ sung trong vụ Đông Xuân),
dẫn đến khối lượng vật chất khô tích lũy
trong búp thấp hơn� Kết quả này phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Ahmed S� (2014)
[1] cho rằng, khi cây chè thiếu nước sẽ sản
sinh ra một chất là axit jasmonic (JA), chất
này làm chậm quá trình tích lũy vật chất
khô của cây chè�
Khi so sánh kỹ hơn năng suất và sản
lượng của chè ở mô hình sản xuất, chúng tôi
nhận thấy có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu lứa
hái của cây chè trong năm�
Qua bảng 2 có thể nhận thấy rõ ràng
việc thu hái theo mô hình đại trà khi lượng
lớn búp chè được tập trung vào các tháng
vụ Hè Thu hoàn toàn có thể thay đổi được
bằng các biện pháp kỹ thuật� Việc thay đổi
chu kỳ đốn, bón phân cân đối và đặc biệt là
tưới nước bổ sung vào các tháng vụ Đông
Xuân đã nâng cao năng suất chè trong vụ
Đông Xuân đồng thời tăng số lứa hái trong
vụ này thêm 1 lứa� Khi so sánh tổng sản
lượng cả năm cũng cho thấy mô hình sản
xuất chè Đông Xuân đã nâng cao sản lượng
thêm 9,6 tạ/ha, điều này là minh chứng rõ
Bảng 1. So sánh các yếu tố cấu thành năng suất của mô hình sản xuất chè đông xuân và mô hình sản xuất
đại trà
Công thức Mật độ búp (búp/m2)
Khối lượng búp 1 tôm 3 lá
(g/búp)
Chiều dài búp 1 tôm 3 lá
(cm)
Vụ Đông Xuân
• Mô Hình 201,22 0,58 4,5
• Đối chứng 61,32 0,53 4,3
Vụ Hè Thu
• Mô Hình 682,67 0,59 4,35
• Đối chứng 610,22 0,60 4,34
Bảng 2. So sánh năng suất của mô hình sản xuất chè đông xuân và mô hình sản xuất đại trà
Công thức NSTB lứa hái (tạ/ha) Số lứa hái (lứa) Sản lượng (tạ/ha)
Vụ đông xuân
• Mô hình 9,35 3 28,05
• Đối chứng 1,57 2 3,14
Vụ hè thu
• Mô hình 10,72 6 64,32
• Đối chứng 11,37 7 79,59
Cả năm
• Mô hình 10,26 9 92,37
• Đối chứng 9,19 9 82,73
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 33
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
nét nhất của việc mô hình này ảnh hưởng
rất ít đến sản lượng chè Hè Thu� Tuy nhiên,
để bổ sung lượng dinh dưỡng cây trồng mất
đi do nâng cao sản lượng, cần thiết phải
chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho
cây bằng cách tăng lượng phân đa lượng
và hữu cơ cần thiết� Kết quả này phù hợp
với những nghiên cứu của Lê Tất Khương
(2016) [3]� Tác giả cho rằng muốn sản xuất
chè Đông Xuân cần phải phối hợp nhiều
yếu tố kỹ thuật từ tưới nước, bón phân và
đốn hái hợp lý�
3.2. Đánh giá chất lượng
Bên cạnh việc đánh giá năng suất và sản
lượng của mô hình, chúng tôi cũng tiến hành
so sánh cảm quan các mẫu chè xanh sau khi
chế biến (Bảng 3)�
Có sự phân biệt khá rõ của chất lượng
chè trong hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, chất
lượng chè Đông Xuân có sự vượt trội khi đều
đạt trung bình trên 16 điểm� Đặc biệt vị của
chè Đông Xuân được đánh giá rất cao khi
đạt 4,4–4,6 điểm/5 điểm� Tuy nhiên trong cả
hai vụ Đông Xuân và Hè Thu, búp chè Kim
Bảng 3. So sánh điểm thử nếm cảm quan của mô hình sản xuất chè Đông Xuân và mô hình sản xuất đại trà
Công thức Ngoại hình Màu nước Hương Vị Tổng điểm Nhận xét
Vụ Đông Xuân
• Mô hình 3,8 4,2 3,4 4,4 16,52 Khá
• Đối chứng 3,8 4,6 3,2 4,6 16,84 Khá
Vụ Hè Thu
• Mô hình 3,4 3,8 3,0 4,2 15,08 Khá
• Đối chứng 3,2 4,0 3,2 4,4 15,52 Khá
Bảng 4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chè Đông Xuân và mô hình sản xuất đại trà
(tính cho 01 ha)
Đối chứng Mô hình
A Tổng chi (TC)= I+II (đồng) 88.892.000 114.871.000
I Công lao động (đồng) 62.970.000 79.178.000
1�1 Phun thuốc+làm cỏ+ làm đất (đồng) 5�000�000 5�000�000
1�2 Bón phân (đồng) 3�500�000 3�500�000
1�3 Phun thuốc BVTV(đồng) 2�500�000 2�500�000
1�4 Thu hái (đồng) 50�970�000 65�178�000
1�5 Đốn máy (đồng) 1�000�000 3�000�000
II Vật tư (đồng) 25.922�000 30.895�000
2�1 Thuốc BVTV (đồng) 3�250�000 3�250�000
2�2 Phân bón (đồng) 20�135�000 24�933�000
2�3 Nhiên liệu (củi, điện sao chè) (đồng) 2�537�000 4�010�000
2�4 Điện bơm nước tưới (đồng) 0 3�500�000
B Tổng thu (GR)=I+II (đồng) 171.740.000 240.840.000
I Vụ đông xuân = 1.1x1.2 (đồng) 12.560.000 112.200.000
1�1 Sản lượng chè khô (kg) 63 561
1�2 Giá bán chè khô trung bình (đồng) 200�000 200�000
II Vụ hè thu = 2.1 x 2.2 (đồng) 159.180.000 128.640.000
2�1 Sản lượng chè khô (kg) 1592 1286
2�2 Giá bán chè khô trung bình (đồng) 100�000 100�000
C Lợi nhuận (RVAC) = GR-TC (đồng) 82.848.000 125.969.000
34 Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
Tuyên đều được đánh giá ở mức khá, một
yêu cầu rất quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng chè�
3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trong
điều kiện thâm canh của mô hình so với
sản xuất đại trà
Qua đánh giá hiệu quả kinh tế ở hai mô
hình thu được kết quả thể hiện ở bảng 4�
Có thể thấy rất rõ lợi nhuận của mô hình
sản xuất chè Đông Xuân cao hơn hẳn sản
xuất đại trà, đạt 125�969�000 đồng/ha so với
82�848�000 đồng/ha� Điều này là do giá bán
chè trung bình của vụ Đông Xuân cao gấp
đôi vụ Hè Thụ� Chúng tôi còn nhận thấy cơ
cấu thu nhập của hai vụ có sự thay đổi rõ rệt
khi chuyển đổi mô hình canh tác� Thể hiện
rõ ở đồ thị tại hình 1�
Trong khi ở sản xuất đại trà, thu nhập từ
chè Đông Xuân chỉ chiếm 7% tổng thu nhập
cả năm thì khi áp dụng mô hình đã chuyển
đổi rõ rệt thu nhập lên gần như tương đương
giữa hai vụ� Thu nhập từ vụ Đông Xuân
trong mô hình chiếm 47% tổng thu nhập cả
năm� Đây là một ưu thế rất lớn của mô hình
này khi rải đều thu nhập của người làm chè
trong cả năm, góp phần giảm thời gian nông
nhàn, nâng cao thu nhập kéo theo nhiều lợi
ích về kinh tế và xã hội�
4. Kết luận
■ Mô hình sản xuất chè Đông Xuân trên
giống chè Kim Tuyên bằng việc kết hợp các
biện pháp kỹ thuật như: tưới nước bổ sung
với lượng 800m3/ha/tháng, bón cân đối
phân đa lượng NPK và phân hữu cơ vi sinh,
thay đổi thời vụ đốn sang tháng 4 làm tăng
mật độ búp (201,22 búp/m2), khối lượng búp
(0,58 gam/búp) cũng như chiều dài búp (4,5
cm/búp) so với sản xuất đại trà đồng thời
làm tăng năng suất và số lứa hái trong vụ
Đông Xuân thêm 1 lứa�
■ Mô hình sản xuất chè Đông Xuân trên
giống chè Kim Tuyên bằng việc kết hợp các
biện pháp kỹ thuật như: tưới nước bổ sung
với lượng 800 m3/ha/tháng, bón cân đối
phân đa lượng NPK và phân hữu cơ vi sinh,
thay đổi thời vụ đốn sang tháng 4 đã nâng
cao tổng sản lượng cả năm thêm 9,6 tạ/ha
mà không làm suy giảm sản lượng vụ Hè
Thu đồng thời đảm bảo chất lượng thử nếm
cảm quan chè xanh ở mức Khá�
Hình 1. Đồ thị tỷ lệ thu nhập của hai vụ Đông Xuân và Hè Thu ở mô hình sản xuất chè Đông Xuân và sản
xuất đại trà
Tạp chí Khoa học & Công nghệ số 3 (8) – 2017 35
KHOA HỌC NÔNG - LÂM NGHIỆP
SUMMARY
The evaluation of economic efficiency from modeling
of winter-spring of tea production kimtuyen tea in phu tho
Phan Chi nghia1, nguyen Van Toan2, nguyen ngoC nong3
1Faculty of Agriculture–Forestry–Aquaculture, Hung Vuong University;
2Northern Mountainous Agriculture and Forestry Science Institute;
3Thai Nguyen University of Agriculture and Forestry
Applying the modeling of winter-spring of tea production on Kim Tuyen by com-bining technical measures such as adding water with 800 m3/ha/month, balancing
between NPK and organic fertilizer, changing cropping time from December to April,
tea increases the buds density, buds weight, as well as bud length, and increases the
yield and number of times in winter-spring crop. In addition, this model also increased
the total output by 9.6 quintals per hectare without decreasing summer crop yields.
The taste test also shows that the quality of green tea is good, which is also good for
the market. The model also has a high profit of 125.969.000 VND per hectare, while
simultaneously spreading the income of the tea farmers throughout the year, contrib-
uting to the reduction of free time, resulting in many economic and social benefits.
Keywords: modeling, tea, spring, winter crop, Phu Tho
■ Mô hình sản xuất chè Đông Xuân trên
giống chè Kim Tuyên bằng việc kết hợp các
biện pháp kỹ thuật như: tưới nước bổ sung
với lượng 800 m3/ha/tháng, bón cân đối phân
đa lượng NPK và phân hữu cơ vi sinh, thay
đổi thời vụ đốn sang tháng 4 đã nâng cao
lợi nhuận sản xuất đạt 125�969�000 đồng/ha,
đồng thời rải đều thu nhập của người làm
chè trong cả năm�
Tài liệu tham khảo
[1] Selena Ahmed, (2014), “Effects of Extreme
Climate Events on Tea (Camellia sinensis)
Functional Quality Validate Indigenous
Farmer Knowledge and Sensory Preferences
in Tropical China” PLOS-one v�9(10)
[2] Djemukhatze (1981), Cây chè Miền Bắc Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội�
[3] Lê Tất Khương (2016), Nghiên cứu kỹ thuật
sản xuất chè vụ Đông – Xuân để nâng cao giá
trị sản phẩm chè ở vùng miền núi phía Bắc,
Báo cáo tổng kết đề tài NCKH cấp Bộ Khoa
học công nghệ�
[4] Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
(2003), Quy trình Kỹ thuật trồng, thâm canh
chè an toàn, Thái Nguyên�
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 25_8939_2218790.pdf