Biến đổi cơ cấu ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945

Tài liệu Biến đổi cơ cấu ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945: JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0058 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 62-68 This paper is available online at BIẾN ĐỔI CƠ CẤU RUỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KÌ 1883 – 1945 Chu Thị Thu Thủy Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Tìm hiểu về tình hình ruộng đất ở tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 – 1945 chúng ta thấy có hiện tượng: ruộng đất phân tán, manh mún và sở hữu nhỏ về ruộng đất chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thông qua chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn, dã man của chính quyền thực dân Pháp, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Hải Dương đã được hình thành và phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Hải Dương phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa. Song, nó cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội: đẩy người nông dân vào tình cảnh phá sản, bị bần cùng hóa do bị mất tư liệu sản xuất – ruộng đất. Từ khóa: Ruộng đất, nông nghiệp, tỉnh Hải Dương, thời kì 1883 – 1945. 1. Mở đầu Đối với một tỉnh ...

pdf7 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 169 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi cơ cấu ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0058 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 62-68 This paper is available online at BIẾN ĐỔI CƠ CẤU RUỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở TỈNH HẢI DƯƠNG THỜI KÌ 1883 – 1945 Chu Thị Thu Thủy Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Tìm hiểu về tình hình ruộng đất ở tỉnh Hải Dương thời kỳ 1883 – 1945 chúng ta thấy có hiện tượng: ruộng đất phân tán, manh mún và sở hữu nhỏ về ruộng đất chiếm ưu thế. Tuy nhiên, thông qua chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn, dã man của chính quyền thực dân Pháp, chế độ sở hữu lớn về ruộng đất ở Hải Dương đã được hình thành và phát triển. Từ đó tạo điều kiện cho nền nông nghiệp Hải Dương phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa. Song, nó cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội: đẩy người nông dân vào tình cảnh phá sản, bị bần cùng hóa do bị mất tư liệu sản xuất – ruộng đất. Từ khóa: Ruộng đất, nông nghiệp, tỉnh Hải Dương, thời kì 1883 – 1945. 1. Mở đầu Đối với một tỉnh nông nghiệp như Hải Dương, vấn đề ruộng đất luôn giữ tầm quan trọng đặc biệt. Do đó, trong quá trình đô hộ, thực dân Pháp đã thực hiện những chính sách ruộng đất khác nhau để khai thác và cướp đoạt đất đai của nhân dân ta. Từ đó, đưa đến sự biến đổi ruộng đất của tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945. Một số công trình đã đề cập đến tình hình ruộng đất tỉnh Hải Dương từ 1883 đến 1945 như các công trình [1-11]. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình trước, cùng với việc sưu tầm, tập hợp một số tư liệu, chúng tôi cố gắng làm rõ sự biến đổi ruộng đất tỉnh Hải Dương từ khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ (1883) đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Chính sách ruộng đất của thực dân Pháp Trong thông tư gửi Toàn quyền các thuộc địa, Bộ trưởng Thuộc địa Delcassé nhấn mạnh: “Khai thác những vùng lãnh thổ rộng lớn mà chúng ta đã chiếm được, thiết lập ở đó các đồn điền, phát triển sức sản xuất của thuộc địa và bằng chính con đường đó, phát triển mối quan hệ về thương mại với chính quốc” [10;11]. Quan điểm trên đã khẳng định rõ mục đích khai thác nông nghiệp của thực dân Pháp: biến Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng thành nơi cung cấp hàng nông sản giá rẻ, tận dụng và khai thác tiềm năng đất đai để kinh doanh nông nghiệp. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Chu Thị Thu Thủy, e-mail: chuthuyhpu2@gmail.com 62 Biến đổi ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945 * Chính sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền là nét nổi bật nhất trong toàn bộ chính sách nông nghiệp của thực dân Pháp ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng. Bằng Nghị định 5 – 9 – 1888, thực dân Pháp đã xác lập chính thức quyền quản lí đất công ở Bắc Kì. Điều 1 của nghị định này khẳng định: “Đất hoang thuộc về Nhà nước có thể được nhượng cho những người Pháp nào muốn xin”. “Năm 1888 khi Nghị định 5 – 9 vừa ban hành đã có 1 đồn điền 825 ha ở Hải Dương được nhượng cho anh em Roque” [10;92]. Thông tư của Tổng thư kí Toàn quyền Đông Dương ngày 6 – 5 – 1903 cho phép: Những người đứng đầu bộ máy hành chính các địa phương do sự ủy nhiệm của Toàn quyền sẽ được kí những nghị định về việc nhượng các đồn điền cho không, tạm thời hay vĩnh viễn không quá 300 ha. Càng về sau, người đứng đầu bộ máy hành chính các địa phương càng được giao quyền cấp nhượng đồn điền với diện tích lớn hơn. Thông tư ngày 21 – 4 – 1911, Toàn quyền Luce dự kiến: Những đồn điền dưới 500 ha sẽ do những người đứng đầu các cơ quan hành chính các địa phương cấp nhượng theo những điều kiện chỉ rõ trong các nghị định quy định vấn đề này của từng xứ. Nghị định ngày 27 – 11 – 1918 cho phép Thống sứ Bắc Kì được cấp nhượng các đồn điền không quá 1000 ha. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính quyền thuộc địa đã ban hành nhiều quy định cụ thể về việc cấp nhượng đất, tạo điều kiện cho sự mở rộng kinh tế đồn điền. Nghị định 19 – 9 – 1926 hạn chế tối đa đồn điền được nhượng tạm thời cho mỗi điền chủ là 15.000 ha và mức tối đa cho một đồn điền liền khoảnh là 6.000 ha và quy định rằng chỉ những người có khả năng tài chính để mua đất và khai thác đất mới được cấp nhượng đất. Đối với trung và tiểu điền chủ, nghị định này giữ quy định đối với đồn điền cho không tới 300 ha, đồn điền bán theo giá thỏa thuận tới 1.000 ha và được trả dần từ 5 đến 10 năm. Song, phải đến sắc lệnh 4 – 11 – 1928 gồm 38 điều khoản, chế độ nhượng đất ở Đông Dương đã được hoàn thành gần như cơ bản. Sắc lệnh này góp phần quản lí việc nhượng đất công nông nghiệp ở đây cho mãi đến sau này. Để khuyến khích việc thiết lập và khai thác đồn điền của các điền chủ người Pháp, Nhà nước thực dân đã ban hành nhiều chính sách, thực thi nhiều biện pháp, trong đó có chính sách thuế nông nghiệp, chính sách khen thưởng, chính sách trợ cấp cho việc trồng trọt và chăn nuôi của các điền chủ. Những chính sách này tiếp tục được thực hiện ở giai đoạn sau. Gặp lúc kinh tế khủng hoảng hay thiên tai mất mùa cũng như vào những đợt kiểm tra để phát thưởng, v.v... các điền chủ, nhất là các điền chủ trồng cây mới hay chăn nuôi đại gia súc đều nhận được các khoản tiền dưới các dạng trên: trợ cấp, khen thưởng, bồi thường thiệt hại tính theo số lượng cây trồng, vật nuôi. Sau năm 1918, bên cạnh những chính sách đó, chính quyền thuộc địa còn thực hiện một số biện pháp khác để nâng đỡ các nông gia người Pháp và trợ giúp ít nhiều cho việc di dân, khẩn hoang, phát triển nông nghiệp [11;46]. * Bên cạnh đó, chính quyền thuộc địa tiếp tục duy trì chế độ công điền và xác lập quyền sở hữu về ruộng đất Ngày 15 – 1 – 1903, Toàn quyền Đông Dương đã đơn phương ra một bản nghị định mà tinh thần của nó là bác bỏ hoàn toàn quyền sở hữu tối cao của nhà vua đối với toàn bộ tài sản quốc gia, trong đó có ruộng đất. “Từ đây, ruộng đất nông nghiệp (được chúng khoác cho tên gọi là “đất hoang và đất vô chủ”) trên phạm vi toàn quốc đã bị chúng đem cấp không hoặc bán đấu giá cho bọn thực dân lập đồn điền” [12;35]. Như vậy, chính quyền thực dân đã giành quyền sở hữu, quyền quản lí tối cao về ruộng đất từ tay triều đình phong kiến. Sau đó, chúng đem bán, nhượng địa cho tư bản người Pháp và tay sai người Việt, làm phát triển chế độ tư hữu ruộng đất. 63 Chu Thị Thu Thủy Mặc dù vậy, “không phải ruộng đất công bị xóa bỏ hẳn. Thực ra, chế độ ruộng đất công vẫn còn là một lợi khí để trói buộc nông dân vào thôn xã, để kìm hãm và bóc lột nông dân, cho nên nó vẫn còn được duy trì đến một mức độ nhất định” [5;83]. Tóm lại, những chính sách ruộng đất mà chính quyền thuộc địa thực thi trên đây đã tạo ra sự biến đổi về tình hình ruộng đất ở tỉnh Hải Dương. 2.2. Biến đổi ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì (1883 - 1945) 2.2.1. Ruộng đất công Ruộng đất công làng xã ở tỉnh Hải Dương thời Pháp thuộc chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ và có xu hướng ngày càng bị thu hẹp lại. Bảng thống kê về tình hình ruộng công ở tỉnh Hải Dương đã cho thấy rõ điều đó: Bảng 1. Cơ cấu ruộng công ở tỉnh Hải Dương năm 1930 [7;77] Ruộng công (ha) Cộng Tổng diện tích ruộng đất(ha) Tỉ lệ ruộng công (%) Canh tác Bỏ hoang 19.745 2.267 22.012 135.200 16,28 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là: + Do mức độ tập trung ruộng đất ngày càng lớn của thực dân. Chính quyền thuộc địa đã dùng quỹ ruộng đất thuộc công điền công thổ mà họ xem là đất hoang để cấp nhượng cho các nhà thực dân lập đồn điền. Sự phát triển của kinh tế đồn điền là một nhân tố làm biến đổi quyền sở hữu ruộng đất. + Do các địa chủ, cường hào địa phương đã ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân, lập những trại ấp rộng lớn. Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp đặc biệt diện tích ruộng công vào thời Pháp thuộc tăng vọt so với đầu thế kỉ XIX. Đó là trường hợp của làng Mộ Trạch (Bình Giang), nếu đầu thế kỉ XIX diện tích ruộng đất công của làng chỉ chiếm có 0,93% tổng diện tích ruộng đất thì đến đầu thời Pháp thuộc, tăng lên chiếm 33,5% tổng diện tích canh tác. Làng Đan Loan (Cẩm Giàng), “diện tích ruộng đất công đã tăng từ 12,7% vào đầu thế kỉ XIX lên đến 42,8% vào thời điểm đầu thế kỉ XX” [8;40]. Mặc dù vậy, theo nghiên cứu của Yves Henry, trong số 18 tỉnh ở Bắc Kì, Hải Dương là tỉnh có diện tích ruộng đất công canh tác được tương đối lớn (54.849 mẫu), đứng thứ 5, sau các tỉnh Nam Định (135.163 mẫu), Thái Bình (106.881 mẫu), Hà Đông (59.395 mẫu), Hà Nam (58.615 mẫu) [7;106 – 107]. Sự phân bổ ruộng đất công ở tỉnh Hải Dương rất không đều cụ thể như Bảng 2 dưới đây. Bảng 2 cho thấy, huyện có nhiều diện tích ruộng công được canh tác nhất là: Vĩnh Bảo (13.323 ha), huyện có ít diện tích ruộng công được canh tác nhất là Kinh Môn (1.648 ha). Khoảng cách chênh lệch là 8 lần. Piere Gourou cũng cho rằng, sự phân bổ ruộng đất công ở tỉnh Hải Dương không đều; có những làng có nhiều trong khi đó thì những làng lân cận lại không có. Điều này được thể hiện rất rõ trong bản đồ mà ông vẽ về phía Nam tỉnh Hải Dương [6;331]. Bản đồ đó còn làm nổi bật một sự kiện quan trọng đó là “ruộng công ở các vùng biển rộng hơn nhiều so với các vùng nội đồng; ở 64 Biến đổi ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945 huyện Vĩnh Bảo ruộng đất công quan trọng hơn nhiều so với các phủ, huyện lân cận (Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện). Bảng 2. Sự phân bố công điền ở Hải Dương năm 1930 [7;76-77] STT Huyện Ruộng làng canh tác được Diện tích (mẫu) Tỉ lệ (%) 1 Ninh Giang 3.432 6,26 2 Kinh Môn 1.648 3,00 3 Bình Giang 2.599 4,74 4 Nam Sách 4.274 7,79 5 Thanh Hà 5.538 10,10 6 Gia Lộc 4.049 7,38 7 Kim Thành 2.340 4,27 8 Tứ Kỳ 4.645 8,47 9 Cẩm Giàng 4.083 7,44 10 Chí Linh 2.458 4,48 11 Đông Triều 2.196 4,00 12 Thanh Miện 4.264 7,77 13 Vĩnh Bảo 13.323 24,29 Tổng 54.849 100 Ruộng công được đem chia cho dân đinh, nghĩa là cho những người dân từ 16 đến 60 tuổi theo một kì hạn dài ngắn không giống nhau. Cuộc điều tra mà Gourou tiến hành trong 4 phủ, huyện phía Nam tỉnh Hải Dương đã cho thấy: Ruộng công thường nhất là 3 năm được chia một lần: chúng tôi đã ghi được kì hạn đó trong 71 làng của 4 phủ, huyện phía nam Hải Dương. Nhưng cũng thường thấy việc chia 6 năm một lần (37 làng). Cuối cùng việc chia 5 năm một lần được tiến hành trong 8 làng, mỗi năm một lần trong 3 làng, 10 năm một lần trong một làng, 4 năm một lần trong một làng. Ngoài ra còn có một vài trường hợp đặc biệt: ở Hàm Hi (tổng An Thổ, huyện Tứ Kỳ) việc phân chia được tiến hành theo thời hạn không đều đặn: người ta tiến hành chia khi có quá nhiều dân đinh không được phần ruộng công. Ở ngoài vùng được nghiên cứu, tại Tân Kim (tổng Hàn Giang, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương) các dân đinh được nhận một phần cho suốt đời: người con trai sẽ được hưởng phần của người bố với điều kiện là anh ta đủ 18 tuổi khi bố chết; nếu không, phần đất đó được trả lại cho xã để trao cho một dân đinh không có ruộng công; nếu có nhiều người được chia thì phần đó được trao cho người nhiều tuổi nhất và cho người được xếp bậc cao nhất trong cấp bậc thôn xã (tỉ như người có cấp nhiều, được miễn trừ phu dịch của làng). Trong phần lớn các làng, mỗi dân đinh chỉ nhận được một phần rất nhỏ ruộng công, vài sào (1 sào = 360 m2); nhưng có những làng đặc biệt có nhiều ruộng công nên mỗi dân đinh được nhận hơn 1 mẫu (3.600 m2) vì mỗi gia đình có thể có 2 – 3 dân đinh nên qua các thành viên của mình gia đình ấy sẽ nhận được phần ruộng đất cho phép sống trên mức vô sản nông thôn nhiều [6;333-334]. Như vậy, cấu trúc ruộng công ở Hải Dương thời thuộc địa có sự thay đổi lớn so với trước. Quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà nước Nguyễn đã chuyển hẳn sang tay nhà nước Pháp và chính quyền thực dân ở Hải Dương. Từ đó dẫn tới hiện tượng diện tích ruộng công ở Hải Dương thời thuộc địa rất thấp. Thực tế này rất phù hợp với chủ trương của thực dân Pháp là diện tích ruộng công “được duy trì đến một mức độ nhất định”, coi đó là vũ khí để “trói buộc nông dân vào thôn xã, để kìm hãm và bóc lột nông dân” nhưng không ngăn trở sự phát triển của ruộng đất tư hữu. 65 Chu Thị Thu Thủy 2.2.2. Ruộng đất tư hữu Đầu thế kỉ XIX, mặc dù nhà Nguyễn tìm mọi biện pháp để duy trì chế độ ruộng đất công, nhưng ruộng đất tư hữu ở Hải Dương vẫn có điều kiện phát triển. Tiêu biểu như làng Mộ Trạch (Bình Giang), ruộng đất tư hữu chiếm tới 83% tổng diện tích ruộng đất; làng Đan Loan (Cẩm Giàng): 87,3% [8;35]. Sang thời thuộc địa, bằng những chính sách, thủ đoạn thâm độc, chính quyền thực dân đã cướp đoạt trắng trợn ruộng đất của nhân dân ta rồi đem bán, cho không đối với tư bản Pháp. Từ đó góp phần làm phát triển chế độ tư hữu ruộng đất. Địa chủ người Việt, “chiếm khoảng 6% dân số trong tỉnh mà chiếm đoạt 60% ruộng đất” [4;27]. Theo cách phân loại của Yves Henry thì cơ cấu sở hữu ruộng đất ở Hải Dương vào đầu những năm 1930 gồm mấy loại như sau: - Sở hữu nhỏ (dưới 5 mẫu): số chủ ruộng là: 117.546 người, chiếm tỉ lệ 90,6%. - Sở hữu vừa (từ 5 đến 50 mẫu): số chủ ruộng là: 12.007 người, chiếm tỉ lệ 9,2%. Trong khi số chủ ruộng có sở hữu vừa từ 5 đến 10 mẫu chiếm ưu thế 6,6% thì số chủ ruộng có từ 10 đến 50 mẫu lại chiếm tỉ lệ rất thấp 2,6%. - Sở hữu lớn (trên 50 mẫu): số chủ ruộng là: 112 người, chiếm tỉ lệ 0,08%. Trong đó, chủ yếu là chủ sở hữu có số ruộng từ 50 đến 100 mẫu (0,08%). Còn số chủ sở hữu trên 100 mẫu rất hiếm hoi, chỉ có 0,02%. Như vậy, ruộng đất ở Hải Dương rất manh mún, số chủ ruộng có sở hữu nhỏ và vừa (dưới 50 mẫu) chiếm tỉ lệ 99,8%, số chủ sở hữu lớn (trên 50 mẫu) chiếm 0,08 %. Theo điều tra của Gourou tại 4 phủ, huyện phía Nam tỉnh Hải Dương là Tứ Kỳ, Vĩnh Bảo, Thanh Miện, Ninh Giang “trong số 73.000 người đóng thuế có 36.000 người không phải là chủ ruộng, đại khái gần bằng một nửa; (...) 24.000 người đóng thuế sở hữu dưới một mẫu, (...) 12.000 có trên một mẫu” [6;323]. Tìm hiểu về ruộng đất ở làng Mộ Trạch (Bình Giang, Hải Dương) ta thấy: diện tích ruộng tư “chiếm 66,4% diện tích canh tác ở Mộ Trạch. Quy mô sở hữu của các chủ ruộng không còn lớn như vào đầu thế kỉ XIX. Trong số 19 chủ ruộng (16 chủ nam, 3 chủ nữ) có mức sở hữu từ 3 mẫu trở lên, chỉ có 1 người sở hữu trên 10 mẫu, còn lại 18 người đều chỉ sở hữu dưới 10 mẫu” [8;40]. Những thống kê trên cho thấy sở hữu nhỏ ở Hải Dương chiếm ưu thế lớn. Sở dĩ có điều đó là do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, do điều kiện tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Nơi đây thường hay xảy ra các hiện tượng thiên tai như hạn hán, lũ lụt. Do đó, công tác trị thủy và thủy lợi được đặc biệt chú ý. Để phòng tránh thiên tai, đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp phát triển, chính quyền và người dân phải đắp đê tưới và tiêu nước. Đây là lí do làm cho ruộng đất ở Hải Dương bị chia nhỏ, nhiều bờ vùng, bờ thửa. Thứ hai, phương thức kinh doanh phân tán theo lối kinh tế cá thể. Mỗi hộ nông dân chỉ có đủ khả năng về lao động, vốn liếng, nông cụ, chăm bón cho ít mảnh ruộng nhà mình nên ruộng đất đã bị chia nhỏ, manh mún. Thứ ba, Hải Dương là nơi đông dân, diện tích canh tác ít nên ruộng đất buộc phải chia nhỏ. Dân số Hải Dương những năm 1930 là 707.000 người. Mật độ dân số nơi đây là 314 người/km2. Mật độ dân số của tỉnh Hải Dương cao hơn so với mức trung bình toàn xứ Bắc Kì là 146 người/km2. Mật độ dân số cao khiến cho diện tích ruộng đất tính theo đầu người giảm. Số ruộng đất tính theo 66 Biến đổi ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời kì 1883 – 1945 đầu người ở Hải Dương vào loại thấp: 0,191 ha/người. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển sở hữu lớn về ruộng đất ở Hải Dương. Mô hình sở hữu lớn ruộng đất ngày càng phát triển, đặc biệt ở bộ phận kinh tế đồn điền. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng những chính sách cướp đoạt ruộng đất trắng trợn của nhà cầm quyền, cùng với nạn cho vay nặng lãi đã tạo điều kiện cho đại sở hữu được hình thành ở Hải Dương. “Các phủ, huyện trong tỉnh đều có những tên địa chủ chiếm từ 200 mẫu (Bắc Bộ) trở lên, cá biệt có những tên địa chủ chiếm 3.000 mẫu” [4;27]. Ở Thanh Hà, tuy đại địa chủ không nhiều nhưng vẫn có những người sở hữu trên 100 mẫu [2;32]. Ở huyện Tứ Kỳ, địa chủ vừa và nhỏ có từ 10 – 20 mẫu ruộng là phổ biến, một số địa chủ lớn đã chiếm tới trên 100 mẫu ruộng [3;35]. Ở Ninh Giang “Những địa chủ lớn như anh em Nghị Thích – Nghị Thức (ở Đồng Tâm) có hàng ngàn mẫu ruộng ở Đồng Tâm, Hồng Dụ, Vĩnh Hòa, Hồng Thái, Ninh Thọ, Tân Phong... Tổng Chấn (Đồng Tâm) chiếm 1.678 mẫu ruộng ở trong vùng” [1;25]. Bên cạnh đó, do chính sách ưu đãi trong việc thiết lập đồn điền của chính quyền thực dân, tỉnh Hải Dương đã có rất nhiều điền chủ người Pháp và điền chủ người Việt sở hữu số lượng ruộng đất rất lớn, từ vài chục đến hàng nghìn ha. Barbiaux sở hữu 5 đồn điền lớn ở tỉnh Hải Dương rộng hàng nghìn ha, Công ty Anthracites Mạo Khê sở hữu đồn điền với diện tích 300 ha, điền chủ Nguyễn Kim Lân sở hữu đồn điền rộng hơn 200 ha, điền chủ Nguyễn Ngọc Chương có đồn điền với diện tích 180 mẫu,. . . [9;5]. 3. Kết luận Sự biến đổi ruộng đất nông nghiệp ở tỉnh Hải Dương thời thuộc địa có mấy đặc điểm chính sau đây: Một là, ruộng đất ở tỉnh Hải Dương có sự biến đổi theo hướng: ruộng công ngày càng bị thu hẹp lại, chiếm 16,28% ruộng đất canh tác. Ruộng đất tư có sự phát triển mạnh. Cá biệt có những địa chủ chiếm hàng trăm hàng nghìn ha ruộng đất. Hai là, ruộng đất ở tỉnh Hải Dương phân tán, manh mún, sở hữu nhỏ về ruộng đất chiếm ưu thế. Số chủ ruộng sở hữu nhỏ và vừa (dưới 50 mẫu) chiếm tỉ lệ 99,8%, trong khi đó, số chủ sở hữu lớn (trên 50 mẫu) chiếm 0,08%. Ba là, thời kì này chứng kiến sự tập trung ruộng đất lớn vào tay thực dân, địa chủ phong kiến, sở hữu lớn về ruộng đất hình thành và phát triển. Xu hướng tập trung ruộng đất ngày càng cao của thực dân, địa chủ phong kiến không mâu thuẫn với tình trạng manh mún, sở hữu nhỏ ruộng đất của nông dân, mà còn thúc đẩy nhau phát triển. Sự biến đổi về ruộng đất ở tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện cho nền nông nghiệp phát triển theo hướng kinh tế hàng hóa – một xu thế phù hợp với sự phát triển của lịch sử. Song, nó cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng về mặt xã hội: đẩy người nông dân vào tình cảnh phá sản, bị bần cùng hóa do bị mất tư liệu sản xuất – ruộng đất. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ninh Giang, 1999. Lịch sử Đảng bộ huyện Ninh Giang, tập I. Hải Dương. [2] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thanh Hà, 1999. Lịch sử Đảng bộ huyện Thanh Hà, tập I. Hải Dương. 67 Chu Thị Thu Thủy [3] Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Tứ Kỳ, 1999. Lịch sử Đảng bộ huyện Tứ Kỳ, tập I. Hải Dương. [4] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, 1990. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Hưng, tập I. Hải Hưng. [5] Nguyễn Kiến Giang, 1959. Phác qua tình hình ruộng đất và đời sống nông dân trước cách mạng tháng Tám. Nxb Sự thật, Hà Nội. [6] Pierre Gourou, 2003. Người nông dân châu thổ Bắc Kì. Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. [7] Yves Henry, 1932. Kinh tế nông nghiệp Đông Dương. Tài liệu do Hoàng Đình Bình dịch. [8] Nguyễn Văn Khánh, 1998. “Biến đổi ruộng đất ở làng Mộ Trạch (Hải Dương) từ đầu thế kỉ XIX đến năm 1945”. Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1, tr.33 – 41. [9] Fonds RST, 1937. Mouvement et état general de la colonization à Haiduong. Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Hồ sơ số 66526. [10] Tạ Thị Thúy, 1996. Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kì 1884 - 1918. Nxb Thế giới, Hà Nội. [11] Tạ Thị Thúy, 2001. Việc nhượng đất, khẩn hoang ở Bắc Kì từ 1919 đến 1945. Nxb Thế giới, Hà Nội. [12] Viện Sử học, 1990. Nông dân và nông thôn Việt Nam thời cận đại, tập I. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. ABSTRACT Transformation of agricultural land structure in Hai Duong Province from 1883-1945 When looking at the land ownership situation in Hai Duong Province from 1883-1945, we can see a phenomenon: fragment, small possession of land is superior part. However, through clear and savage predatory policy of colonial government France, the huge possession of land in Hai Duong province started formatting and developing. From there, it created a good condition for agriculture in Hai Duong to develop into a commodity-based economy. However, something happened – people started borrowing money? – such that in a sudden economic downturn, peasants who were in debt went bankrupt, lost their land and became very poor whereas prior to that Vietnamese peasants were quite well off. Keywords: Land, agriculture, Hai Duong Province, 1883-1945 time period 68

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf3876_cttthuy_3507_2178524.pdf
Tài liệu liên quan