Hiệu quả huấn luyện sử dụng công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins cho điều dưỡng lâm sàng

Tài liệu Hiệu quả huấn luyện sử dụng công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins cho điều dưỡng lâm sàng: Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 89 HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÉ NGÃ JOHNS HOPKINS CHO ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Văn Thắng**, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Té ngã tại bệnh viện là một trong những sự cố sai sót nghiêm trọng, làm phát sinh chi phí điều trị, gánh nặng cho gia đình và xã hội, các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội, chịu trách nhiệm với pháp luật khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra. Té ngã có thể phòng ngừa được, can thiệp nâng cao kỹ năng quản lý an toàn té ngã cho điều dưỡng trong nhận định các yếu tố nguy cơ té ngã là bước đầu tiên quan trọng, qua việc sử dụng một thanh công cụ uy tín đã được chứng minh thực tiễn lâm sàng nhằm xác định những người bệnh cần theo dõi và kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể, tránh dẫn đến hậu quả nặng nề và hệ ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 28/06/2023 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả huấn luyện sử dụng công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins cho điều dưỡng lâm sàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 89 HIỆU QUẢ HUẤN LUYỆN SỬ DỤNG CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TÉ NGÃ JOHNS HOPKINS CHO ĐIỀU DƯỠNG LÂM SÀNG Nguyễn Thị Hương*, Nguyễn Văn Thắng**, Elizabeth Esterl*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Té ngã tại bệnh viện là một trong những sự cố sai sót nghiêm trọng, làm phát sinh chi phí điều trị, gánh nặng cho gia đình và xã hội, các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội, chịu trách nhiệm với pháp luật khi rủi ro nghề nghiệp xảy ra. Té ngã có thể phòng ngừa được, can thiệp nâng cao kỹ năng quản lý an toàn té ngã cho điều dưỡng trong nhận định các yếu tố nguy cơ té ngã là bước đầu tiên quan trọng, qua việc sử dụng một thanh công cụ uy tín đã được chứng minh thực tiễn lâm sàng nhằm xác định những người bệnh cần theo dõi và kịp thời đưa ra các biện pháp phòng ngừa cụ thể, tránh dẫn đến hậu quả nặng nề và hệ lụy sau té ngã. Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của chương trình huấn luyện kỹ năng thực hành cho điều dưỡng sử dụng thanh công cụ dự đoán té ngã trên người bệnh nội trú. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu bán thực nghiệm trên 50 điều dưỡng trực tiếp chăm sóc người bệnh tại bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2019. Tất cả điều dưỡng (ĐD) được đánh giá kỹ năng sử dụng thanh công cụ tại thời điểm: trước huấn luyện, ngay sau huấn luyện, 2 tuần và sau 1 tháng, bên cạnh đó sẽ đánh giá thái độ về sử dụng JHFRAT ngay khi huấn luyện và sau 1 tháng. Kết quả: Có 50 ĐD được đưa vào nghiên cứu, kỹ năng thực hành sử dụng đúng thanh công cụ chung thông qua đánh giá điểm trung bình ở thang điểm 8 của JHFRAT tăng lên từ 4,58 (điểm) lên 6,92 (điểm), nghĩa là tăng từ 57,2% lên 86,5%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chương trình huấn luyện trong việc nâng cao kỹ năng thực hành sử dụng JHFRAT của ĐD trong việc quản lý an toàn cho người bệnh phòng chống té ngã. Từ khóa: té ngã nội trú, phòng ngừa té ngã, công cụ quản lý té ngã, thái độ, huấn luyện điều dưỡng, kỹ năng sử dụng JHFRAT ABSTRACT THE EFFECTIVENESS OF FALL JOHNS HOPKINS ASSESSMENT/TOOL TRAINING FOR CLINICAL NURSES Nguyen Thi Huong, Nguyen Van Thang, Elizabeth Esterl * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 5 - 2019: 89 - 94 Background: Falling in the hospital is one of the serious adverse events, giving rise to treatment costs and burdens for families and society, Medical staff directly involved in unexpected adverse events are also victims of pressure from public opinion, taking legal responsibility when occupational risks occur.Falls are preventable, the intervention to improve safety management skills for nursing in the identification of risk factors for falls is an important first step, through the use of a proven tool bar of clinical practice in order to identify patients who need to monitor and promptly provide specific preventive measures, avoid serious consequences. Objective: Evaluate the effectiveness of a practical skills training program for nursing by using a tool to predict inpatient falls. *Nội Tim Mạch – Lão học – Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Tỉnh An Giang **PK Cơ Xương Khớp - BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh cơ sở 2 ***University of Northern Colorado – School of Nursing Tác giả liên lạc: CN. Nguyễn Thị Hương ĐT: 0982173617 Email: huongcndd@gmail.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 90 Methods: Semi-experimental study on 50 nurses who directly take care of patients at the General Hospital area An Giang Province from February to May 2019. All nurses are evaluated using the skill at the time: before training, immediately after training, 2 weeks and after 1 month, besides, will assess the attitude about use right after training and after 1 month. Results: There are 50 nurses were included in the study, practical JHFRAT use skill increased from 4.58 (point) to 6.92 (point), mean is increased from 57.2% to 86.5%. Conclusions: Research shows the effectiveness of training practical JHFRAT use kill of nurse in managing safety for patients with falls prevention. Keywords: inpatient falls, falls prevention, falls management tools, nursing attitudes, nursing training, JHFRAT use skill ĐẶT VẤN ĐỀ Sự cố y khoa đang là thách thức hàng đầu đối với các cơ sở y tế trong đó té ngã là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong do thương tích ngẫu nhiên hoặc vô tình trên toàn thế giới. Chi phí là đáng kể cho hệ thống chăm sóc sức khỏe để điều trị chấn thương do té ngã liên quan đến. Khi sự cố y khoa không mong muốn xảy ra, người bệnh và gia đình người bệnh trở thành nạn nhân, phải gánh chịu hậu quả tổn hại tới sức khỏe, tính mạng, tài chính, các cán bộ y tế liên quan trực tiếp tới sự cố y khoa không mong muốn cũng là nạn nhân trước những áp lực của dư luận xã hội(6,9). Hậu quả của việc điều dưỡng quá tải công việc, không đủ thời gian quan tâm người bệnh, thiếu sự nhắc nhở dẫn đến nguy cơ té ngã của người bệnh tăng trong thời gian điều trị, điều này được tìm thấy qua một vài nghiên cứu và khảo sát vào năm 2012 của Kalisch(5,7). Ở nước ta, một số sự cố y khoa không mong muốn xảy ra gần đây gây sự quan tâm theo dõi của toàn xã hội đối với ngành y tế. Vấn đề phòng ngừa té ngã cho người bệnh là rất quan trọng trong các cơ sở y tế. Phòng ngừa té ngã là một trong sáu mục tiêu quan trọng đảm bảo an toàn cho người bệnh (IPSG) mà JCI (Joint Commission International) đặt ra giúp các tổ chức giải quyết về an toàn người bệnh, là việc mà Tổ chức Y Tế thế giới muốn hướng tới(2,3,4,11,13). Huấn luyện, cung cấp thông tin chính xác, ngắn gọn cho nhân viên điều dưỡng về nguy cơ té ngã có thể giúp giảm bớt hậu quả tiêu cực về té ngã trên người bệnh(3,6,11). Việc thường xuyên đánh giá kỹ năng sử dụng thanh công cụ nhận định nguy cơ té ngã cho người bệnh làm tăng độ chính xác nhận định, đánh giá đúng thời điểm có nguy cơ té ngã cao(4,8,14). Thanh công cụ đánh giá nguy cơ té ngã Johns Hopkins (JHFRAT) ở các nước ngoài cho thấy có hiệu quả giảm tỉ lệ té ngã khi sử dụng, nó có độ nhạy và độ đặc hiệu cao hơn so với các thanh công cụ khác(11,15). Tại bệnh viện ĐKKV tỉnh An Giang. Điều dưỡng lâm sàng chưa được tiếp cận với cách nhận định các nguy cơ dẫn đến té ngã cho người bệnh. Đến hiện tại, Bệnh viện chưa có nghiên cứu khoa học nào trong việc đánh giá kỹ năng nhận định của điều dưỡng và các yếu tố liên quan. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Xác định điểm trung bình dự đoán nguy cơ té ngã của người bệnh bằng thanh công cụ JHFRAT của điều dưỡng đạt được trước khi huấn luyện, ngay sau khi huấn luyện, sau khi huấn luyện 2 tuần và 1 tháng. Xác định các yếu tố của điều dưỡng ảnh hưởng đến hành vi và điểm trung bình dự đoán té ngã bằng JHFRAT ở các thời điểm. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các điều dưỡng viên đang làm việc thường xuyên và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại 3 khoa lâm sàng: Nội Tổng Hợp, Nội Tim Mạch, Ngoại chấn thương tại Bệnh Viện đa khoa khu vực tỉnh An Giang từ tháng 2/2019 - 5/2019. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 91 Tiêu chuẩn chọn vào Các ĐD viên đang làm việc thường xuyên và trực tiếp chăm sóc bệnh nhân tại các khoa lâm sàng: Nội Tổng hợp, Nội Tim Mạch, Ngoại chấn thương. Đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ Các ĐD viên làm công tác quản lý, hành chánh, đang đi học, đang nghỉ ốm, đang nghỉ hậu sản, đang nghỉ không lương. Cỡ mẫu 50 điều dưỡng. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu bán thực nghiệm. Phương pháp thực hiện Thực hiện lấy mẫu dựa trên đánh giá kỹ năng sử dụng cụ nhận định nguy cơ té ngã (JHFRAT) của điều dưỡng tham gia nghiên cứu. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi sử dụng JHFRAT để nhận định nguy tơ té ngã cho người bệnh qua bộ câu hỏi từ hướng dẫn của tác giả lý thuyết Hành Vi Hoạch Định bao gồm: 8 câu hỏi(1). Thực hiện lấy thông tin đặc điểm cá nhân từng đối tượng qua bộ câu hỏi soạn sẵn. Quản lý và phân tích số liệu Nhập số liệu và xử lý số liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 22.0. Y đức Nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng Y đức Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh số 61/ĐHYD-HĐĐD. KẾT QUẢ Tổng cộng có 50 ĐD thỏa tiêu chí chọn mẫu và được đưa vào nghiên cứu trong thời gian từ tháng 2/2019 đến tháng 5/2019 tại khoa Nội Tim Mạch, Nội Tổng Hợp, Ngoại chấn thương BV ĐKKV tỉnh An Giang. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu Trình độ chuyên môn của nhóm nghiên cứu gồm Trung cấp và Cao đẳng, Đại học với tỷ lệ trung cấp cao hơn khoảng 5 lần so với Đại học. Thâm niên công tác của nhóm nghiên cứu từ 3 năm trở lên chiếm trên 70%, cao gấp 3,5 lần so với nhóm đối tượng có thâm niên dưới 3 năm. Đối tượng tham gia nghiên cứu ở 3 khoa lâm sàng về số lượng có mức tương đồng. Cụ thể ở khoa Nội Tim Mạch có tỷ lệ là 34% (n=17/50), khoa nội tổng hợp 36% (n=18/50) và khoa ngoại chấn thương có 30% (n=15/50). Bảng 1. Phân bố tỷ lệ điều dưỡng theo đặc điểm chung nghiên cứu Điều dưỡng (n = 50) Tỷ lệ (%) Trình độ chuyên môn Trung học 41 82 Cao đẳng 1 2 Đại học 8 16 Thâm niên công tác Dưới 3 năm 11 22 Từ 3 năm trở lên 39 78 Đơn vị công tác Khoa Nội Tim Mạch 17 34 Khoa Nội Tổng Hợp 18 36 Khoa Ngoại chấn thương 15 30 Kết quả sử dụng công cụ Bảng 2. Phân bố điểm trung bình đạt được ở các thời điểm nghiên cứu Nội dung Điểm TB ± ĐLC p12* p13* p23* p24* Trước khi HL 4,58 ± 1,617 <0,001 <0,001 0,097 <0,001 Ngay khi HL 6,92 ± 1,065 2 tuần sau HL 6,54 ± 1,312 Sau HL 1 tháng 5,92 ± 1,509 p12*: Trị số p trước và ngay sau huấn luyện p13*: Trị số p trước và 2 tuần sau huấn luyện p23*: Trị số p ngay sau và 2 tuần sau huấn luyện p24*: Trị số p ngay sau và 1 tháng sau huấn luyện Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm trung bình giữa các thời điểm huấn luyện. Cụ thể là điểm trung bình ngay sau huấn luyện và sau 1 tháng luôn cao hơn so với trước huấn luyện (Bảng 2). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về điểm kỹ năng ở từng thông số qua các thời điểm. Cụ thể rõ nhất là trước huấn luyện và ngay sau huấn luyện (Bảng 3). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 92 Bảng 3. Phân bố điểm trung bình đạt được ở từng thông số qua các thời điểm Nội dung Trước HL Ngay sau HL 2 tuần sau HL 1 tháng sau HL p12* p13* p23* p24* TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC TB ± ĐLC Tiền sử 0,22 ± 0,41 0,64± 0,48 0,72 ± 0,45 0,52 ± 0,50 <0,001 <0,001 0,376 0,204 Bài tiết 0,20 ± 0,40 0,68 ± 0,47 0,64 ± 0,48 0,52 ± 0,50 <0,001 <0,001 0,687 0,103 Thuốc 0,36 ± 0,48 0,84 ± 0,37 0,72 ± 0,45 0,60 ± 0,49 <0,001 <0,001 0,135 0,13 DC hỗ trợ 0,92 ± 0,27 0,96 ± 0,19 0,90 ± 0,30 0,88 ± 0,32 0,420 0,743 0,261 0,103 Vận động 0,56 ± 0,50 0,88 ± 0,32 0,80 ± 0,40 0,72 ± 0,45 0,001 0,004 0,252 0,10 Thể chất 0,32 ± 0,47 0,92 ± 0,27 0,76 ± 0,43 0,68 ± 0,47 <0,001 <0,001 0,031 0,002 Các yếu tố ảnh hưởng đến điểm trung bình sử dụng JHFRAT của nhóm nghiên cứu Bảng 4. Phân bố điểm trung bình sử dụng JHFRAT ngay sau khi huấn luyện và sau 1 tháng huấn luyện theo các yếu tố ảnh hưởng Nội dung Ngay khi HL 1 tháng sau HL p Trung bình ± ĐLC Trung bình ± ĐLC Cá thể tác động 1,94 ± 0,786 1,44 ± 0,48 <0,001 Tự tin bản thân 1,78 ± 0,729 1,78 ± 0,729 <0,001 Ý định hành vi 1,71 ± 0,685 1,78 ± 0,701 0,552 Thái độ 1,59 ± 0,644 1,57 ± 0,597 0,851 Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cá thể tác động và sự tự tin vào bản thân khi sử dụng JHFRAT, nghĩa là sau 1 tháng huấn luyện có sự tác động vào đối tượng tham gia nghiên cứu làm giảm kỹ năng sử dụng JHFRAT và giảm cả sự tự tin vào bản thân (Bảng 4). Mối liên quan giữa các yếu tố đặc điểm cá nhân điều dưỡng so với kết quả sử dụng JHFRAT Không có sự khác biệt thống kê về thâm niên công tác giữa nhóm nghiên cứu với điểm trung bình ở các thời điểm trước huấn luyện, ngay sau huấn luyện và sau 2 tuần. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên trên 3 năm so với điểm trung bình tại thời điểm sau 1 tháng huấn luyện (Bảng 5). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trình độ ở lần đánh giá kỹ năng sử dụng JHFRAT đầu tiên, lần 3 (sau 2 tuần) và lần 4 (1 tháng sau huấn luyện). Chúng ta sẽ thấy nhóm trình độ trung cấp so với nhóm trình độ đại học có sig. dưới 5%. Do đó ta kết luận giữa nhóm trình độ trung cấp so với nhóm trình độ đại học có sự khác biệt trong sử dụng JHFRAT. Tuy nhiên, tại thời điểm ngay sau khi huấn luyện thì không có sự khác biệt giữa trình độ chuyên môn so với điểm trung bình đạt được. Không có sự khác biệt thống kê giữa đơn vị công tác của các nhóm nghiên cứu và điểm trung bình ớ tất cả các thời điểm. Hệ số tương quan giữa ý định và cá thể tác động là r = 0,417 cho thấy giữa hai yếu tố này có tương quan thuận (dương) với mức độ vừa. Giá trị kiểm định ý nghĩa hệ số r trong trường hợp này là p = 0,003 cho thấy hệ số thật sự khác 0 (Bảng 6). Bảng 5. Phân bố điểm trung bình đạt được ở các thời điểm theo các yếu tố đặc điểm cá nhân điều dưỡng Thâm niên Trước HL Ngay sau HL Sau 2 tuần HL Sau 1 tháng HL TB ± ĐLC p TB ± ĐLC p TB ± ĐLC P TB ± ĐLC p < 3 năm 0,65 ± 0,23 0,108 0,85± 0,15 0,72 0,89± 0,13 0,06 0,84±0,24 0,04 > 3 năm 0,54 ± 0,18 0,86± 0,12 0,79± 0,16 0,71± 0,16 Trình độ Trung cấp 0,51 ± 0,16 <0,001 0,84± 0,13 0,061 0,78 ± 0,15 0,002 0,68 ±0,16 <0,001 Cao đẳng 1 1 1 1 Đại học 0,79 ± 0,18 0,95 ±0,09 0,98 ± 0,04 0,98 ±0,04 Đơn vị công tác Bệnh viện An giang 0,249 0,310 0,633 0,344 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 93 Hệ số tương quan giữa ý định và sự tự tin bản thân là r = 0,408 cho thấy giữa hai yếu tố này có tương quan thuận (dương) với mức độ vừa. Giá trị kiểm định ý nghĩa hệ số r trong trường hợp này là p = 0,003 cho thấy hệ số thật sự khác 0. Hệ số tương quan giữa ý định và thái độ là r = 0,643 cho thấy giữa hai yếu tố này có tương quan thuận (dương) với mức độ mạnh. Giá trị kiểm định ý nghĩa hệ số r trong trường hợp này là p < 0,001 cho thấy hệ số thật sự khác 0. Đồng thời kết quả cho thấy có sự tương quan thuận mạnh có ý nghĩa thống kê giữa ý định thực hiện và sự tự tin bản thân, thái độ và cá thể tác động. Các yếu tố sự tự tin bản thân, thái độ và cá thể tác động giải thích 51,7% ý định thực hiện hành vi. Bảng 6. Mối liên quan giữa thái độ, cá thể tác động ủng hộ, sự tự tin bản thân đến ý định thực hiện hành vi Ý định r p (hồi quy tuyến tính) Cá thể tác động 0,417 0,003 Sự tự tin bản thân 0,408 0,003 Thái độ 0,643 <0,001 Ý định Hệ số hồi quy P r 2 = 0,517 p = 0,000 Cá thể tác động 0,296 0,034 Sự tự tin bản thân 0,138 0,155 Thái độ 0,576 < 0,001 BÀN LUẬN Điểm số đạt được sau huấn luyện đều cải thiện có ý nghĩa thống kê so với điểm số đạt được trước huấn luyện có ý nghĩa thống kê p<0,001, điểm số trung bình tăng từ 4,58 lên 6,92 so với điểm tối đa là 8 điểm, nghĩa là tăng từ 57,2% lên 86,5%. Tucker(17) cũng đề cập rằng đào tạo hiệu quả, cung cấp thông tin ngắn gọn và chính xác cho nhân viên điều dưỡng về nguy cơ té ngã có thể giúp giảm hậu quả tiêu cực của việc té ngã. Kết quả đánh giá điểm trung bình ở từng thông số cho thấy cũng có sự tương đồng với nghiên cứu về kinh nghiệm sử dụng JHFRART của các điều dưỡng tại một bệnh viện tại Hàn Quốc của tác giả Eun Young Hur(5) được công bố vào năm 2016, nghiên cứu cho thấy 2 thông số khó khăn khi đánh giá là tiền sử té ngã và bài tiết, cần được đào tạo thêm để nâng cao kỹ năng đánh giá. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa cá thể tác động và sự tự tin vào bản thân khi sử dụng JHFRAT, nghĩa là sau 1 tháng huấn luyện có sự tác động vào đối tượng tham gia nghiên cứu làm giảm kỹ năng sử dụng JHFRAT và giảm cả sự tự tin vào bản thân. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa thâm niên trên 3 năm so với điểm trung bình tại thời điểm sau 2 tuần huấn luyện. Nghĩa là điểm trung bình ở đối tượng có thâm niên dưới 3 năm cao hơn so với thâm niên từ 3 năm trở lên. Có thể lý giải là do số điểm kỹ năng đánh giá của nhóm đối tượng Đại học cao hơn, vì đối tượng nhóm Đại Học phần lớn rơi vào thâm niên dưới 3 năm. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở lần kỹ năng đánh giá đầu tiên, lần 3 (sau 2 tuần) và lần 4 (1 tháng sau huấn luyện). Chúng ta sẽ thấy nhóm trình độ trung cấp so với nhóm trình độ đại học có sig. dưới 5%. Do đó ta kết luận giữa nhóm trình độ trung cấp so với nhóm trình độ đại học có sự khác biệt trong sử dụng JHFRAT. Hệ số tương quan thuận giữa thái độ, cá thể tác động ủng hộ, sự tự tin bản thân đến ý định thực hiện hành vi sử dụng JHFRAT có mức độ từ vừa đến mạnh cho thấy có sự tác động qua lại. KẾT LUẬN Nghiên cứu cho thấy hiệu quả của chương trình huấn luyện trong việc nâng cao kỹ năng thực hành của điều dưỡng về sử dụng JHFRAT để quản lý an toàn cho người bệnh phòng ngừa té ngã hạn chế sai sót trong y khoa. Các yếu tố nguy cơ trong JHFRATcó điểm trung bình tương đối thấp qua các thời điểm là : tiền sử té ngã và tình trạng bài tiết. Trình độ của đối tượng nghiên cứu ảnh hưởng đến kết quả sử dụng JHFRAT theo thời gian, đồng thời cá thể khác tác động làm giảm sự tự tin của đối tượng cũng làm ảnh hưởng đến kết quả sử dụng JHFRAT. KIẾN NGHỊ Thực hiện phổ biến rộng thanh công cụ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 5 * 2019 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 94 Johns Hopkins trong bệnh viện, mở rộng huấn luyện cho tất cả các điều dưỡng khoa lâm sàng. Xây dựng biểu mẫu nhận định nguy cơ té ngã JHFRAT và các biện pháp phòng ngừa phù hợp theo từng cấp độ nguy cơ, đồng thời theo dõi và đánh giá quá trình sử dụng của điều dưỡng lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ajzen I (1985). From intentions to actions: A theory of planned behavior. In J. Kuhl & J. Beckman (Eds.), Action-control: From cognition to behavior, pp.11–39. Heidelberg: Springer. 2. Bộ Y Tế (2016). Bộ tiêu chí chất lượng Bệnh Viện Việt Nam (phiên bản 2.0). Hà Nội. 3. Bộ Y Tế - Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (2014). Tài liệu đào tạo liên tục an toàn người bệnh. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 4. Bộ Y Tế (2018). Thông tư hướng dẫn phòng ngừa sự cố y khoa trong các cơ sở Khám bệnh, Chữa bệnh. 5. Dempsey J (2009). "Nurses values, attitudes and behaviour related to falls prevention". J Clin Nurs, 18(6):838-48. 6. Ganz DA, Huang C, Saliba D, et al (2018). Preventing falls in hospitals: a toolkit for improving quality of care. Agency for Health Care Research and Quality, pp.1. 7. Hou WH, Kang CM, Ho MH, et al (2017). "Evaluation of an inpatient fall risk screening tool to identify the most critical fall risk factors in inpatients". J Clin Nurs, 26(5-6):698-706. 8. Hur EY, Jin Y, Jin T, et al (2017). "Longitudinal Evaluation of Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool and Nurses' Experience". J Nurs Care Qual, 32(3):242-251 9. Kim IJ, Hsiao H, Simeonov P (2013). "Functional levels of floor surface roughness for the prevention of slips and falls: clean- and-dry and soapsuds-covered wet surfaces". Appl Ergon, 44(1):pp.58-64. 10. King B, Pecanac K, Krupp A, et al (2018), "Impact of Fall Prevention on Nurses and Care of Fall Risk Patients". Gerontologist, 58(2):331-340. 11. Klinkenberg WD, Potter P (2017). "Validity of the Johns Hopkins Fall Risk Assessment Tool for Predicting Falls on Inpatient Medicine Services". J Nurs Care Qual, 32(2):108-113. 12. Kozono A, Isami K, Shiota K et al. (2016), "Relationship of Prescribed Drugs with the Risk of Fall in Inpatients", Yakugaku Zasshi, 136(5):769-76. 13. Lê Hảo (2017) Thiết lập hệ thống bảo đảm an toàn người bệnh. Hội Thảo Tăng cường và bảo đảm an toàn người bệnh. Cục quản lý Khám, Chữa Bệnh (Bộ Y Tế). Hà Nội, ngày 03 tháng 11 năm 2017. 14. Nguyễn Đức Công (2019). So sánh kết quả đánh giá nguy cơ té ngã ở người bệnh cao tuổi dựa trên bộ công cụ đánh giá té ngã Johns Hopkins và thang điểm té ngã Morse. Hội nghị khoa học điều dưỡng Tai Mũi Họng lần thứ 5 - 2019, pp.46 - 53. 15. Stacey Thomas M., RNC - OB (2018). “Nurse Perception of the Use of the Johns Hopkins Fall risk assessment tool (JHFRAT) in a Community Hospital, in fall prevention”. Catawba Medical Center, 4(6):126-36. 16. Stevens JA, Corso PS, Finkelstein EA, et al (2006). "The costs of fatal and non-fatal falls among older adults". Inj Prev, 12(5):290- 95. 17. Tucker S, Sheikholeslami D, Farrington M et al. (2019). "Patient, Nurse, and Organizational Factors That Influence Evidence- Based Fall Prevention for Hospitalized Oncology Patients: An Exploratory Study". Worldviews Evid Based Nurse, 16(2):111-120. Ngày nhận bài báo: 30/07/2019 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/08/2019 Ngày bài báo được đăng: 10/10/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_huan_luyen_su_dung_cong_cu_danh_gia_te_nga_johns_ho.pdf
Tài liệu liên quan