Hiệu quả của nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D hỗ trợ tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới cắt đoạn

Tài liệu Hiệu quả của nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D hỗ trợ tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới cắt đoạn: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 84 HIỆU QUẢ CỦA NẸP TÁI TẠO UỐN TRÊN MÔ HÌNH 3D HỖ TRỢ TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI CẮT ĐOẠN Lê Ngọc Tròn*, Bùi Hữu Lâm**, Nguyễn Thị Hồng*** TÓM TẮT Mục tiêu: Tạo mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao, và đánh giá hiệu quả lâm sàng của nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D của từng bệnh nhân và được đặt giữ khoảng, theo dõi 3 tháng sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới. Phương pháp: Nghiên cứu in vitro thực hiện và đánh giá độ chính xác của mô hình 3D của một xương hàm dưới, và nghiên cứu báo cáo loạt ca 13 bệnh nhân u nguyên bào men xương hàm dưới được điều trị cắt đoạn xương và đặt nẹp tái tạo (từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017). Thực hiện mô hình 3D xương hàm dưới từ hình ảnh 3D chụp cắt lớp điện toán (CT) nhờ công nghệ tạo mẫu lập thể. Uốn nẹp tái tạo (Jeil) theo giải phẫu học xương hàm dưới của bệnh nhân trên mô hình 3D trước mổ, và đặt nẹp cố định ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 12/07/2023 | Lượt xem: 54 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệu quả của nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D hỗ trợ tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới cắt đoạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 84 HIỆU QUẢ CỦA NẸP TÁI TẠO UỐN TRÊN MÔ HÌNH 3D HỖ TRỢ TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI CẮT ĐOẠN Lê Ngọc Tròn*, Bùi Hữu Lâm**, Nguyễn Thị Hồng*** TÓM TẮT Mục tiêu: Tạo mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao, và đánh giá hiệu quả lâm sàng của nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D của từng bệnh nhân và được đặt giữ khoảng, theo dõi 3 tháng sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới. Phương pháp: Nghiên cứu in vitro thực hiện và đánh giá độ chính xác của mô hình 3D của một xương hàm dưới, và nghiên cứu báo cáo loạt ca 13 bệnh nhân u nguyên bào men xương hàm dưới được điều trị cắt đoạn xương và đặt nẹp tái tạo (từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017). Thực hiện mô hình 3D xương hàm dưới từ hình ảnh 3D chụp cắt lớp điện toán (CT) nhờ công nghệ tạo mẫu lập thể. Uốn nẹp tái tạo (Jeil) theo giải phẫu học xương hàm dưới của bệnh nhân trên mô hình 3D trước mổ, và đặt nẹp cố định sau khi cắt đoạn xương hàm dưới. Đánh giá độ chính xác của nẹp tái tạo, kết quả chức năng và thẩm mỹ sau 3 tháng. Kết quả: So sánh các số đo trên hình ảnh CT 3D của xương hàm dưới và của mô hình cho kết quả mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao 96,8%. Nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D khít sát với bề mặt xương hàm dưới cắt đoạn (92,3%). Không gặp trường hợp bị lộ nẹp, gãy nẹp, nhiễm trùng. Đa số bệnh nhân há miệng bình thường (76,9%), không đau khớp thái dương hàm (92,3%), cắn khớp đúng các răng còn lại (92,3%), hài lòng thẩm mỹ mặt cân xứng (76,9%). Tỉ lệ thành công của việc đặt nẹp tái tạo uốn trước trên mô hình 3D cho từng bệnh nhân là 92,3%. Kết luận: Nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D xương hàm dưới hỗ trợ tái tạo xương hàm dưới an toàn, chính xác và hiệu quả. Từ khóa: Mô hình 3D, Nẹp tái tạo, Khuyết hổng xương hàm dưới, Cắt đoạn xương. ABSTRACT EFFECTIVENESS OF RECONSTRUCTION PLATE BENT ON 3D MODEL IN BRIDGING MANDIBULAR SEGMENTAL DEFECTS Le Ngoc Tron, Bui Huu Lam, Nguyen Thi Hong * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 2- 2018: 84 – 89 Objectives: The study aimed to evaluate the accuracy of in vitro three-dimensional (3D) reconstruction of the mandible and the clinical effectiveness of personalized reconstruction plates pre- bent on 3D model in bridging mandibular segmental defects after 3 months follow-up. Methods: An in vitro study was conducted to assess the accuracy of the three-dimensional reconstruction of one mandible with resin model. Then a case-series clinical study was conducted on 13 patients with mandibular amelblastoma treated by segmental resection and pre-bent reconstruction plates (from March 2016 to March 2017). The 3D mandibular models were fabricated from 3D Computed Tomography images using *Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh **Bộ môn Phẫu Thuật Hàm Mặt, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh ***Bộ môn Bệnh Học Miệng, Khoa RHM, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: BSCKII. Lê Ngọc Tròn ĐT: 0918242682 Email: ngoctron_bs@yahoo.com.vn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 85 stereolithography technology. The reconstruction plates (Jeil) were pre-bent according to the anatomy of the 3D mandibular model of patients before surgery, then placed and fixed after segmental mandibulectomy. The reconstruction plate fitness, functional and aesthetics results were assessed at three months after surgery. Results: Comparing the measurements made on the real mandible and those made on its 3D model using 3D Computed Tomography scans showed that the mandibular 3D model had a high accuracy of 96.8%. The reconstruction plates (Jeil) pre-bent on 3D model fitted the mandible segments in 92.3% cases. None of the patients had plate exposure, fracture or local infection. Most patients maintained normal mouth opening (76.9%), had no temporomandibular joint pain (92.3%), displayed proper occlusion (92.3%) and satisfactory facial symmetry (76.9%). The overall successful rate of personalized pre-bent reconstruction plates was 92.3%. Conclusion: Reconstruction plate pre-bent on 3D model proved to be a safe, accurate and effective tool to assist in the reconstruction of segmental defect of the mandible. Key words: Three-dimensional model, Reconstruction plate, Mandibular defect, Segmental resection. ĐẶT VẤN ĐỀ U nguyên bào men (UNBM) chiếm tỉ lệ 30,2% các u do răng và là u thường gặp nhất ở xương hàm(11). UNBM được xếp vào nhóm u do răng lành tính; trong đó UNBM dạng đặc hay đa nang là thể loại phổ biến nhất, đa số (hơn 80%) xảy ra ở xương hàm dưới(5). UNBM dạng đặc có tỉ lệ tái phát cao (55-90%) sau phẫu thuật lấy u hay nạo u(13). Nhiều tác giả đề nghị phẫu thuật triệt để (cắt rộng ít nhất 1 cm) đối với UNBM dạng đặc và UNBM đơn nang, dạng trong vách(1,2,11,4,10,12). Điều trị cắt đoạn xương hàm dưới dẫn đến khuyết hổng xương, để lại những di chứng về chức năng, thẩm mỹ và tâm lý, nhất là ở những u lớn và người trẻ. Việc tái tạo xương hàm nhằm phục hồi chức năng vùng miệng và thẩm mỹ mặt ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Sau khi cắt đoạn xương hàm dưới, phẫu thuật viên uốn nẹp và đặt nẹp tái tạo giữ khoảng trong khi chờ ghép xương thì hai. Đến nay, trong nước chưa có nghiên cứu về nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D chuẩn bị trước phẫu thuật. Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm góp phần điều trị tái tạo khuyết hổng xương hàm dưới tốt hơn cho bệnh nhân phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới, với các mục tiêu sau: (1) Xác định độ chính xác của mô hình 3D xương hàm dưới trong điều kiện in vitro; (2) Đánh giá tình trạng khít sát xương của nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D của từng bệnh nhân và được đặt cố định giữ khoảng sau phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới điều trị UNBM; (3) Xác định tỉ lệ thành công của nẹp tái tạo giữ khoảng sau 3 tháng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu gồm 2 giai đoạn nối tiếp nhau. Giai đoạn 1: Nghiên cứu in vitro thực hiện mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao. Mẫu nghiên cứu Một xương hàm dưới của người trưởng thành đang được lưu giữ tại Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Qui trình nghiên cứu - Chụp CT 3D một xương hàm dưới thật tại Trung tâm chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo Tp.HCM. - Tạo mẫu mô hình 3D xương hàm dưới: Dựng mô hình 3D từ dữ liệu CT 3D. Bóc tách xương, tách xương hàm trên và hàm dưới. Tạo mô hình nhựa polymer bằng máy in 3D, công nghệ tạo mẫu lập thể (SLA), tại công ty 3DMaker® Tp.HCM, xử lý bề mặt mô hình. - Chụp CT 3D mô hình 3D xương hàm dưới cùng một máy chụp tại Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Hòa Hảo Tp.HCM. - Chấm các điểm mốc giải phẫu (Bảng 1), đo 2 đoạn (đoạn Co-Go, đoạn Go-Me) và 3 góc (góc Gonion, góc MBC, góc Menton) (Bảng 2) trên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 86 hình ảnh CT của xương hàm dưới thật và của mô hình 3D để tính sai số %. Việc chấm điểm mốc và đo đạc ba lần độc lập nhau, kết quả là số đo trung bình của ba lần đo. Bảng 1. Các điểm mốc giải phẫu xương hàm dưới(8) Menton (Me) Điểm dưới nhất của cằm trên mặt phẳng dọc giữa. Gonion (Go) Điểm dưới nhất và sau nhất của góc hàm. Mandibular body curve (MBC) Điểm lồi nhất trên đoạn uốn cong giữa bờ ngoài và bờ trong của xương hàm dưới. Condylion (Co) Điểm cao nhất của đầu lồi cầu. Bảng 2. Định nghĩa các góc đo xương hàm dưới(8) Mặt phẳng trán Góc Mandibular body curve (MBC) Góc Gonion (Go) Mặt phẳng đứng dọc Góc Gonion (Go) Mặt phẳng cắt ngang Góc Mandibular body curve (MBC) Góc Menton (Me) Góc giữa 3 điểm: Go, MBC và Me Góc giữa 3 điểm: Co, Go và MBC Góc giữa 3 điểm: Me, Go và Co Góc giữa 3 điểm: Go, MBC và Me Góc giữa 3 điểm: Go, Me và Go Giai đoạn 2: Nghiên cứu báo cáo loạt ca, tiến cứu. Mẫu nghiên cứu Gồm 13 bệnh nhân u nguyên bào men xương hàm dưới, được điều trị tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Tp.HCM, từ tháng 01/3/2016 đến tháng 01/3/2017. Tiêu chuẩn chọn mẫu Chẩn đoán UNBM ở xương hàm dưới dựa trên lâm sàng, X quang và giải phẫu bệnh. Có chỉ định phẫu thuật cắt đoạn xương hàm và đặt nẹp giữ khoảng. Có sức khỏe toàn thân tốt để phẫu thuật dưới gây mê. Có răng cắn khớp nhau trước mổ và còn lại một số răng sau phẫu thuật. Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại trừ UNBM tái phát, UNBM ác tính. UNBM có chỉ định cắt nửa xương hàm dưới và tháo khớp thái dương hàm. Không đủ mô mềm che phủ vùng thiếu hổng sau phẫu thuật cắt đoạn xương. Bệnh nhân không tuân thủ qui trình nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu - Khám chọn bệnh nhân, chụp phim toàn cảnh và CT 3D, sinh thiết và có kết quả giải phẫu bệnh xác định UNBM thì đưa vào nghiên cứu. - Lấy dấu hai hàm, đỗ mẫu thạch cao, đánh giá cắn khớp trên mẫu hàm. - Phân tích phim toàn cảnh và CT xác định vị trí và kích thước đoạn xương dự định cắt bỏ. - Tạo mẫu mô hình xương hàm dưới của bệnh nhân bằng in 3D. - Uốn nẹp tái tạo: Vẽ đường cắt xương trên mô hình 3D xương hàm dưới của bệnh nhân. Mài bớt phần u mặt ngoài mô hình tại vị trí sẽ đặt nẹp tái tạo sao cho cân xứng với bên lành. Phác họa vị trí đặt nẹp trên mô hình 3D. Uốn nẹp tái tạo Jeil (Hàn Quốc) trên mô hình 3D đã mài chỉnh, mỗi đầu xương còn lại có ít nhất 3 lỗ nẹp để đặt vít, uốn nẹp tái tạo khít sát mặt ngoài mô hình xương. Nẹp phải có độ uốn cong chiều ngoài trong để hướng dẫn xương ghép sau này đúng vị trí. Hấp vô trùng nẹp tái tạo và vít. - Trong phòng mổ: Phẫu thuật cắt đoạn xương hàm dưới và gửi bệnh phẩm làm xét nghiệm giải phẫu bệnh. Cố định hai hàm đúng khớp cắn bằng buộc chỉ thép. Đặt nẹp tái tạo như vị trí trên mô hình 3D. Quan sát đánh giá tình trạng nẹp tái tạo khít sát xương ở hai đầu đoạn cắt do hai bác sĩ phẫu thuật viên, độ thống nhất 100%. Cố định nẹp bẳng vít maxi 10, 12, 14 mm tùy vị trí và chiều dày xương. - Điều trị và đánh giá sau mổ: Chụp phim toàn cảnh và mặt thẳng kiểm tra sau mổ. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 87 Tháo cố định hai hàm sau 1 tháng. Chụp phim toàn cảnh và mặt thẳng, đánh giá kết quả sau 3 tháng. Tỉ lệ % thành công của nẹp tái tạo giữ khoảng được tính là trung bình cộng tỉ lệ % đạt được của 4 tiêu chí: nẹp vững ổn, không nhiễm trùng, cắn khớp được các răng còn lại (do hai bác sĩ phẫu thuật hàm mặt đánh giá độc lập), và sự hài lòng của bệnh nhân về mặt cân xứng hai bên. Nghiên cứu này tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh: Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh của Đại học Y Dược Tp.HCM cho phép thực hiện; việc chuẩn bị nẹp tái tạo uốn trên mô hình 3D trước mổ giúp giảm thời gian mổ, điều trị đặt nẹp giữ khoảng giúp duy trì chức năng nhai và thẫm mỹ mặt cho bệnh nhân trong khi chờ ghép xương thì hai, bệnh nhân được giải thích rõ, tự nguyện tham gia nghiên cứu và có thể ngừng tham gia bất kỳ lúc nào, bệnh nhân được hỗ trợ một phần chi phí tạo mẫu xương hàm dưới 3D và được lấy vôi răng miễn phí trong thời gian nghiên cứu, các thông tin bệnh nhân được giữ bí mật. KẾT QUẢ Độ chính xác của mô hình 3D Sai số phần trăm được tính là hiệu số đo được trên hình ảnh CT 3D giữa xương thật với mô hình xương chia cho số đo của xương thật cho kết quả từ 0-3,2%. Độ chính xác cao 96,8% của mô hình 3D cho phép áp dụng lâm sàng thực hiện mô hình 3D xương hàm dưới cho mỗi bệnh nhân để uốn nẹp tái tạo trên mô hình trước mổ. Sự khít sát xương của nẹp tái tạo Quan sát trong lúc mổ cho thấy đa số nẹp tái tạo đã uốn trước trên mô hình 3D khít sát với bề mặt xương hàm, với tỉ lệ cao 92,3%. Có 1 trường hợp (7,7%) khít sát không hoàn toàn ở một đầu xương nhưng mài chỉnh được đầu xương bị gồ lên. Kết quả điều trị sau 3 tháng Khám lâm sàng và chụp phim X quang sau ba tháng cho kết quả tất cả bệnh nhân lành thương tốt. Tỉ lệ nẹp vững ổn là 100%. Không gặp trường hợp bị lộ nẹp, gãy nẹp, nhiễm trùng, lỗ dò. Có 2 trường hợp nghi ngờ lỏng vít trên phim X quang nhưng chưa có triệu chứng lâm sàng, giai đoạn này vết mổ đã lành thương và cắn khớp tốt các răng còn lại nên bệnh nhân được tiếp tục theo dõi mà không can thiệp phẫu thuật chỉnh sửa vít. Đa số bệnh nhân há miệng bình thường (76,9%), không đau khớp thái dương hàm (92,3%), các răng còn lại cắn khớp đúng như trước mổ (92,3%). Có 3 bệnh nhân (23,1%) khít hàm nhẹ (há miệng khoảng 3 cm), không có trường hợp bị khít hàm nặng. Có 1 bệnh nhân (7,7%) cắn hở vùng răng trước nhưng vẫn chạm vùng răng sau. Đa số (76,9%) bệnh nhân hài lòng thẩm mỹ mặt cân xứng. Có 3 bệnh nhân đánh giá ở mức chấp nhận được (23,1%), không có trường hợp đánh giá thẩm mỹ xấu. Xét theo bốn tiêu chí gồm tình trạng nẹp vững ổn, an toàn (không biến chứng nhiễm trùng hay lộ nẹp), nẹp bảo đảm được sự cân xứng của khuôn mặt và duy trì được cắn khớp các răng còn lại để thực hiện chức năng nhai, tỉ lệ thành công của nẹp tái tạo uốn trước trên mô hình 3D và đặt giữ khoảng sau khi cắt đoạn xương hàm dưới ba tháng là 92,3% (Bảng 3). Bảng 3. Kết quả đặt nẹp tái tạo giữ khoảng sau 3 tháng Tiêu chí đánh giá sau 3 tháng Số ca Tỉ lệ % 1. Nẹp vững ổn 13 100 2. Không nhiễm trùng 13 100 3. Thẩm mỹ mặt cân xứng 10 76,9 4. Cắn khớp đúng các răng còn lại 12 92,3 Tỉ lệ thành công của đặt nẹp tái tạo giữ khoảng 92,3 BÀN LUẬN Để tính sai số % giữa xương hàm dưới thật với mô hình 3D, nghiên cứu này chọn các góc đo trên ba mặt phẳng theo nghiên cứu của Kim và Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 88 c.s. (2016)(8) và hai đoạn ở bờ dưới cành ngang và bờ sau cành lên xương hàm dưới vì các số đo này quan trọng quyết định đường viền khuôn mặt. Kết quả mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao (96,8%), có thể do nhờ được chế tác từ dữ liệu CT 3D. Sau khi thực hiện thành công mô hình 3D, nghiên cứu áp dụng lâm sàng mô hình này trong điều trị 13 trường hợp UNBM. Chỉ định điều trị triệt để là phù hợp, do quan sát đại thể và kết quả mô bệnh học xác định tất cả 13 trường hợp là UNBM dạng đặc. Hơn nữa, u có kích thước trên 5 cm (kích thước chiều trước- sau (chiều lớn nhất của u) trung bình 6,04 ± 1,30 cm) nên có chỉ định cắt đoạn xương hàm theo phác đồ điều trị UNBM của một số nơi trên thế giới(6). Mặt khác, bờ dưới xương hàm dưới còn lại quá mỏng cũng là một chỉ định của phẫu thuật cắt đoạn xương hàm. Điều trị UNBM đặt ra thách thức đối với phẫu thuật viên, điều trị thành công đòi hỏi tái tạo vùng xương khuyết hổng phục hồi chức năng và thẩm mỹ chấp nhận được. Kết quả lâm sàng và X quang sau 3 tháng cho thấy nẹp vững ổn, an toàn. Đa số bệnh nhân há miệng bình thường (76,9%), không đau khớp thái dương hàm (92,3%). Kết quả khả quan này có thể do quá trình phẫu thuật ít làm ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm nhờ nẹp đã được uốn khá chính xác trước mổ nên khi đặt nẹp và bắt vít không tạo lực xoắn lên lồi cầu, và nhờ bệnh nhân tích cực tập há miệng sau khi tháo cố định liên hàm. Đa số (76,9%) bệnh nhân hài lòng khuôn mặt cân xứng. Có 3 bệnh nhân cho rằng mặt không cân xứng nhưng chấp nhận được, điều này có thể do còn sưng nề vùng mổ, do độ uốn lượn của nẹp tại vị trí góc hàm chưa cân xứng với bên lành. Sự cân xứng khuôn mặt không chỉ do xương hàm mà còn do mô mềm quyết định. Can thiệp phẫu thuật cắt đoạn xương và quá trình lành thương có thể ảnh hưởng đến mô mềm và các cơ mặt bám vào xương hàm. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ mới tính toán các số đo của xương phía bên lành để uốn nẹp mà chưa xem xét đến kích thước mô mềm vùng mặt để xác định chính xác hơn về hình dạng và chiều dài nẹp bù đắp vùng khiếm khuyết ở xương và mô mềm mặt. Nghiên cứu của Lopez và cs (2004) trên 34 bệnh nhân cắt đoạn xương hàm dưới, tái tạo khuyết hổng với hệ thống nẹp titan giữ khoảng (Howmedica Leibinger, Đức), theo dõi 1-4 năm cho kết quả tốt về chức năng và thẩm mỹ (79% đánh giá tốt hay chấp nhận được)(9). Harsha và c.s. (2012) báo cáo 36 trường hợp tái tạo xương hàm dưới với hệ thống nẹp AO/ASIF, theo dõi 1- 4 năm cho kết quả 25% lộ nẹp trong vòng 3 tháng sau mổ, 8% gãy nẹp trong 6 tháng sau mổ, 6% khó phát âm, về thẩm mỹ 53% chấp nhận được, 28% thẩm mỹ tốt và 19% thẩm mỹ xấu(7). Trước đây khi chưa có công nghệ tạo mẫu lập thể, việc uốn nẹp tái tạo trong lúc phẫu thuật chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và sự phỏng đoán ước chừng nên mất khá nhiều thời gian và khó chính xác. Nghiên cứu này cho thấy mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao và có những thuận lợi sau: - Mô hình 3D được thiết kế từ dữ liệu CT 3D có sẵn của bệnh nhân do đây là một xét nghiệm thường quy trước khi điều trị UNBM. - Uốn nẹp trên mô hình 3D trước mổ giúp phẫu thuật viên không bị áp lực thời gian uốn nẹp trong lúc mổ, đỡ vất vả hơn, giảm thời gian phẫu thuật. Kết quả nẹp tái tạo chính xác và giữ khoảng tốt duy trì được chức năng nhai và phục hồi thẩm mỹ mặt. - Mô hình 3D còn là một công cụ để phác họa và đánh dấu đường cắt xương trên đó, giúp thực hiện việc cắt xương lúc mổ chính xác hơn. - Lưu trữ được mô hình xương hàm dưới của bệnh nhân trước điều trị làm phương tiện trực quan lập đươc kế hoạch điều trị toàn diện cho bệnh nhân, hỗ trợ cho các giai đoạn điều trị, không chỉ ứng dụng trong phẫu thuật cắt đoạn xương mà còn là cơ sở để tính toán mảnh xương ghép. Mặc dù mô hình 3D được thiết kế từ hình Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 2 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 89 ảnh CT sẵn có của bệnh nhân trước khi điều trị u nên tiết kiệm được thời gian và chi phí xét nghiệm CT, nhưng hạn chế lớn nhất là chi phí giá thành của một mẫu tái tạo 3D trên thị trường Việt Nam cũng còn tương đối cao, khoảng 3 triệu đồng. Nếu được áp dụng hàng loạt khi đó có thể giảm bớt chi phí tái tạo mẫu. KẾT LUẬN Đây là nghiên cứu đầu tiên trong nước về tạo mô hình 3D xương hàm dưới và uốn nẹp tái tạo trên mô hình 3D trước mổ. Các kết quả cho thấy mô hình 3D xương hàm dưới có độ chính xác cao, đa số nẹp uốn trên mô hình 3D của từng bệnh nhân trước mổ giúp khít sát bề mặt xương, an toàn, duy trì được cắn khớp các răng và phục hồi thẩm mỹ mặt cân xứng. Cần tiếp tục nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn, thời gian theo dõi dài hơn, đánh giá kết quả ghép xương, cấy ghép implant trên vùng xương ghép và phục hình răng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adeyemo WL, Bamgbose BO, Ladeinde AL, et al. (2008). Surgical management of ameloblastomas: conservative or radical approach? A critical review of the literature. Oral Surg, 1 (1): 22-27. 2. Barnes L (2009). Surgical pathology of the head and neck. Informa Healthcare USA, 3rd edition, pp.1201-1314. 3. Carlson ER, Marx RE (2006). The ameloblastoma: primary, curative surgical management. J Oral Maxillofac Surg, 64 (3): 484-494. 4. Dandriyal R, Gupta A, Pant S, Baweja HH (2011). Surgical management of ameloblastoma: Conservative or radical approach. Nat J Maxillofac Surgy, 2 (1): 22-27. 5. El-Naggar AK, Chan JKC, Grandis JR, Takata T, Slootweg PJ (2017). WHO classification of head and neck tumours, WHO/IARC Classification of Tumours, 4th edition, Volume 9. 6. Escande C, Chaine A, Menard P, et al. (2009). A treatment algorythmn for adult ameloblastomas according to the Pitié- Salpêtrière Hospital experience. J Cranio-Maxillofac Surg, 37 (7): 363–369. 7. Harsha G, Reddy SGK, Talasila S, et al. (2012). Mandibular reconstruction using AO/ASIF stainless steel reconstruction plate: A retrospective study of 36 cases. J Contemporary Dental Practice, 13 (1): 75-79. 8. Kim YH, Kang SJ, Sun H (2016). Cephalometric angular measurements of the mandible using three-dimensional Computed Tomography scans in Koreans. Archives of Plastic Surgery, 43(1): 32-37. 9. Lopez R, Dekeister C, Sleiman Z, Paoli JR (2004). Mandibular reconstruction using the titanium functionally dynamic bridging plate system: a retrospective study of 34 cases. J Oral Maxillofac Surg, 62 (4): 421-426. 10. McClary AC, West RB, McClary AC, et al. (2015). Ameloblastoma: A clinical review and trends in management. Eur Arch Otorhinolaryngol, DOI 10.1007/s00405-015-3631-8 11. Phan Huỳnh An, Huỳnh Anh Lan, Trần Công Chánh, Nguyễn Thị Hồng (2010). Phân tích lâm sàng và X quang bướu nguyên bào men. Tạp chí Y học Tp.HCM, phụ bản tập 14, số 1, tr.274-281. 12. Rastogi V, Pandilwar PK, Maitra S (2010). Ameloblastoma: an evidence based study. J Oral Maxillofac Surg, 9 (2): 173-177. 13. Vohra FA, Hussain M, Mudassir MS (2009). Ameloblastomas and their management: A review. J Surg Pak (Int), 14 (3): 136- 142. Ngày nhận bài báo: 10/02/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 21/02/2018 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhieu_qua_cua_nep_tai_tao_uon_tren_mo_hinh_3d_ho_tro_tai_tao.pdf
Tài liệu liên quan