Hành vi quan hệ tình dục ở bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh

Tài liệu Hành vi quan hệ tình dục ở bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 314 HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HỒ CHÍ MINH Võ Văn Tâm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Cao Ngọc Nga**, Nguyễn Thành Dũng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tình hình nhiễm Virút gây suy giảm miễn dịch ở người(HIV) trên thế giới diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam từ 2013 đến nay, lây truyền HIV qua quan hệ tình dục (QHTD) chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng. Trong 5 năm gần đây Việt Nam có ít nghiên cứu hành vi QHTD ở người nhiễm HIV. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh năm 2017 có hành vi QHTD đúng và yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 383 đối tượng và được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm: thông tin nền, quá trình bệnh và điều trị, đánh giá niềm tin thang đo Trust in...

pdf8 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 10/07/2023 | Lượt xem: 112 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành vi quan hệ tình dục ở bệnh nhân nhiễm HIV đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 314 HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC Ở BỆNH NHÂN NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TP.HỒ CHÍ MINH Võ Văn Tâm*, Huỳnh Ngọc Vân Anh*, Cao Ngọc Nga**, Nguyễn Thành Dũng*** TÓM TẮT Đặt vấn đề: Tình hình nhiễm Virút gây suy giảm miễn dịch ở người(HIV) trên thế giới diễn biến phức tạp. Tại Việt Nam từ 2013 đến nay, lây truyền HIV qua quan hệ tình dục (QHTD) chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng. Trong 5 năm gần đây Việt Nam có ít nghiên cứu hành vi QHTD ở người nhiễm HIV. Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân nhiễm HIV điều trị ngoại trú tại bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh năm 2017 có hành vi QHTD đúng và yếu tố liên quan. Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên 383 đối tượng và được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm: thông tin nền, quá trình bệnh và điều trị, đánh giá niềm tin thang đo Trust in Physician Scale, hành vi QHTD và lý do không dùng bao cao su. Kiểm định chi bình phương và hồi quy Poisson đa biến với ngưỡng ý nghĩa p < 0,05 xác định yếu tố liên quan. Kết quả: Tỷ lệ hành vi QHTD đúng 64,8%. Phần lớn bệnh nhân >30 tuổi, nam giới, đã kết hôn, học vấn trên cấp 2, có việc làm ổn định. Đa phần có thời gian chẩn đoán HIV và điều trị ARV từ 1 – < 5 năm, điều trị ARV, tuân thủ điều trị,TCD4+ ≥ 500 chiếm tỷ lệ cao nhất. Tỷ lệ niềm tin tuyệt đối với bác sĩ 53,5%. Lý do thường gặp nhất không dùng bao cao su do bạn tình không yêu cầu. Nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gian chẩn đoán HIV, điều trị ARV, niềm tin với bác sĩ có liên quan với hành vi QHTD. Kết luận: Đối tượng >30 tuổi, độc thân/góa, thời gian chẩn đoán HIV <1 năm, điều trị ARV và niềm tin tuyệt đối với bác sĩ có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn đối tượng không có đặc tính này. Từ khóa: HIV, bao cao su, quan hệ tình dục, Trust in Physician Scale, TP. Hồ Chí Minh ABSTRACT SEXUAL BEHAVIOURS OF HIV OUTPATIENTS TREATED AT TROPICAL DISEASES HOSPITAL, HO CHI MINH CITY Vo Van Tam, Huynh Ngoc Van Anh, Cao Ngoc Nga, Nguyen Thanh Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 314 - 320 Introduction: Globally, HIV infection has been complicated. In Vietnam, HIV transmission through sexual intercourse has accounted for the highest proportion since 2013. This trend tends upward. In the past 5 years, Vietnam had very few studies regarding sexual behaviour of HIV patients. Aim: To investigate the proportion of HIV outpatients, who are treated at Hospital for Tropical Diseases in 2017, have right sexual behaviours and associated factors. Methodology: A cross-sectional study was conducted in 383 patients. Face-to-face interview was carried out with the modified questionnaire to collect demographic characteristics, medical history and treatment, trust in physician, sexual behaviour and the reason why condom had not been used while having sex. Chi-square and Poisson regression model were used to evaluate the associated factors. Statistical * Khoa YTCC, ĐH Y Dược TPHCM, ** Bộ môn Nhiễm, khoa Y, ĐH Y Dược TPHCM *** Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TPHCM Tác giả liên lạc: BS. Võ Văn Tâm ĐT: 01676545712 Email: vantam.yds@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 315 significance was considered as P value < 0.05. Results: The proportion of patients who had proper sexual behaviours was 64.8%. Most of the participants were male. The mean age was above 30 years. Most of the patients were married. The majority of patients were adherent to treatment, had the length of diagnosis and ARV treatment were from 1 to 5 year and T CD4+ ≥ 500. The proportion of patients who had absolute trust to the physician was 53.5%. The reasons for not using condoms during sex included: did not want or forgot to use, the partners did not request, HIV infected or drunk. Age group, marital status, length of HIV diagnosis, ARV treatment and trust in the physician were related to the sexual behaviours. Conclusion: Patients with age > 30 years, single or widowed, HIV diagnostic time < 1 year, having ARV treatment and absolute trust in physician had a higher proportion of proper sexual behaviour than those who did not have these characteristics. Keywords: HIV, condom, sexual behaviour, Trust in Physician Scale, Ho Chi Minh City. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, tình hình nhiễm Virút gây suy giảm miễn dịch ở người(HIV) trên thế giới đang diễn biến phức tạp, tỷ lệ mắc mới và tử vong còn ở mức cao. Thống kê của tổ chức Y Tế thế giới cuối năm 2015 cho thấy thế giới có khoảng 36,7 triệu người nhiễm HIV, nhiễm mới còn ở mức cao với 2,1 triệu người. Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ hiện mắc cao với 5,1 triệu người (gần 15%), tỷ lệ mắc mới chiếm tỷ lệ tương tự với 290.000 người. Việc điều trị thuốc kháng virút từ năm 2010 đến nay đã đạt được những thành công đáng để, góp phần không nhỏ giảm tỷ lệ tử vong do AIDS(11). Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc mới có xu hướng giảm những năm gần đây, tuy nhiên tỷ lệ hiện mắc HIV và chuyển sang giai đoạn suy giảm miễn dịch còn ở mức cao và tăng dần. Tính đến cuối năm 2015, tỷ lệ hiện mắc HIV khoảng 227.154 người trong đó chuyển sang AIDS 85.194 người. Khu vực Đông Nam Bộ có tỷ lệ hiện mắc HIV/AIDS cao nhất cả nước, trong đó TP.Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ cao nhất với 64.982 người hiện mắc và chuyển sang AIDS là 25.525 người(10). Theo WHO từ 2010 - 2015, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương có tỷ lệ mắc mới trong nhóm người ≥ 15 tuổi hầu như không giảm. Thống kê mới nhất 2016, trong khu vực này tỷ lệ mắc mới HIV ở nhóm hành nghề mại dâm là 5%, nhóm nam đồng giới hoặc nam quan hệ tình dục (QHTD) với nam là 18%, khách hàng của hành nghề mại dâm và đối tượng QHTD khác chiếm 24%. Tổng các đối tượng trên chiếm gần 50% nhiễm mới HIV(11). Tại Việt Nam đến năm 2011, đường lây truyền chủ yếu vẫn là đường máu với yếu tố nguy cơ chính dùng chung kim tiêm ở đối tượng nghiện chích ma túy 46,4%, qua QHTD 41,8%(3). Năm 2013, lây truyền qua QHTD chiếm tỷ lệ cao nhất 45%, qua đường máu 42,4%(4). Đến cuối năm 2015, lây truyền HIV qua đường máu chỉ còn 36,1%, qua QHTD tới 50,8%(5). Tỷ lệ lây truyền HIV qua QHTD tiếp tục tăng theo báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2016, lây truyền HIV qua đường máu còn 34%, qua QHTD đã chiếm tới 56%(7). Như vậy, hình thái kiểu lây truyền HIV đã thay đổi nhiều theo thời gian. Lây truyền HIV qua QHTD đang chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng tăng dần(4,5,7). Trong 5 năm trở lại đây ở Việt Nam có ít nghiên cứu liên quan. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục đích đánh giá hành vi QHTD ở đối tượng nhiễm HIV để góp phần theo dõi điều trị và có những biện pháp can thiệp phù hợp phòng chống lây nhiễm HIV trong cộng đồng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện tại phòng khám ngoại trú HIV bệnh viện Bệnh Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 316 Nhiệt Đới TP.HCM. Dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện những bệnh nhân nhiễm HIV người lớn (≥ 18 tuổi) trong thời gian nghiên cứu tháng 04 - 07/2017. Đối tượng tham gia được phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm các câu về đặc điểm dân số - xã hội, quá trình bệnh và điều trị, thang đo Trust in Physician Scale đánh giá niềm tin của đối tượng với bác sĩ điều trị, hành vi QHTD và lý do không sử dụng bao cao su (BCS) khi QHTD. Thang đo Trust in Physician Scale (TPS) Đây là thang đo đầu tiên được phát triển để đo lường sự tin tưởng vào năm 1990. Là thang đo đánh giá niềm tin của bệnh nhân với bác sĩ được thiết kế ưu tiên cho nhóm bệnh mạn tính đã được nhiều nghiên cứu đánh giá độ tin cậy khá cao với Cronbach’s alpha từ 0,66 - 0,9. Gồm 11 câu hỏi đánh giá theo Likert 5 điểm từ 1 đến 5. Các câu hỏi 1, 5, 7 và 11 đánh giá ngược lại. Tổng số điểm đo lường niềm tin chuyển đổi điểm trung bình sang hệ 0 - 100 bằng công thức (điểm trung bình – 1)/4*100. Điểm càng cao thì mức độ có niềm tin càng lớn(1). Khi phân tích chia thành 2 nhóm niềm tin tuyệt đối (100 điểm) và nhóm khác (<100 điểm). Nghiên cứu thử của chúng tôi trên 30 đối tượng đánh giá độ tin cậy với Cronbach’s alpha = 0,88. Phương pháp thu thập số liệu và phân tích thống kê Sau khi được giải thích và hiểu rõ mục tiêu nghiên cứu, đối tượng đồng ý tham gia ký tên vào văn bản đồng ý nghiên cứu (không ghi rõ họ tên) và được phỏng vấn trực tiếp qua bộ câu hỏi soạn sẵn kết hợp tra cứu hồ sơ những thông tin cần thiết. Sử dụng tần số và tỷ lệ phần trăm cho hầu hết các biến. Sử dụng phép kiểm chi bình phương để kiểm định mối liên quan giữa hành vi QHTD và đặc điểm dân số – xã hội (nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, tình trạng công việc), quá trình nhiễm bệnh và điều trị (thời gian chẩn đoán HIV, điều trị ARV, tuân thủ điều trị, nhóm tế bào TCD4+), niềm tin của bệnh nhân với bác sĩ ngưỡng ý nghĩa p < 0,05. Dùng tỉ số tỷ lệ hiện mắc PR (Prevalance Ratio) với khoảng tin cậy 95% để lượng giá mối liên hệ. Dùng mô hình hồi quy Poisson đa biến với các biến có giá trị p < 0,2 trong phân tích đơn biến được đưa vào mô hình nhằm xác định các yếu tố thực sự có liên quan đến hành vi QHTD với ngưỡng ý nghĩa p < 0,05. KẾT QUẢ Nghiên cứu tiếp cận 388 bệnh nhân, trong đó 5 bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. Đặc tính của mẫu nghiên cứu được trình bày ở các bảng bên dưới. Bảng 1 cho thấy nhóm tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất từ 30 - 39 tuổi với 45,4%. Đa số đối tượng là nam giới 72,1%. Hầu hết có gia đình 45,9%, độc thân 38,1%, 1,3% sống cùng bạn tình. Trình độ học vấn chủ yếu trên cấp 2 với 88,8% và có việc làm ổn định 73,4%. Bảng 1. Đặc điểm dân số, kinh tế - xã hội của đối tượng nghiên cứu(n = 383) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Nhóm tuổi: < 30 30 – 39 ≥ 40 88 174 121 23,0 45,4 31,6 Giới: Nam Nữ 276 107 72,1 27,9 Tình trạng hôn nhân: Độc thân Có gia đình/ bạn tình Ly thân/ ly dị Góa 146 181 32 24 38,1 47,2 8,4 6,3 Trình độ học vấn: Dưới cấp 2 Cấp 2 Cấp 3 Trên cấp 3 47 114 143 79 12,2 29,8 37,4 20,6 Tình trạng công việc: Ổn định Không ổn định/Thất nghiệp 281 102 73,4 26,6 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 317 Bảng 2 cho thấy thời gian chẩn đoán HIV cao nhất từ 1 – dưới 5 năm với 41%. Đa số đang điều trị ARV 82,2%. Tuân thủ điều trị cao 71,1%. TCD4+ phân bố đều, trong đó TCD4+≥ 500 cao nhất với 31,3%. Điểm niềm tin của bệnh nhân đối với bác sĩ điều trị cao với 100 điểm tuyệt đối là 53,5%. Bảng 2. Thông tin quá trình bệnh của đối tượng nghiên cứu (n = 383) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Thời gian chẩn đoán HIV: <1 năm 1 – <5 năm 5 – <10 năm ≥ 10 năm 104 157 43 79 27,2 41,0 11,2 20,6 Điều trị ARV (Có) 315 82,2 Tuân thủ điều trị ARV (n = 315) (Có) 224 71,1 Nhóm T(CD4+) (n = 335): < 200 200 – 349 350 – 499 ≥ 500 95 60 75 105 28,4 17,9 22,4 31,3 Mức độ niềm tin: Niềm tin tuyệt đối (100 điểm) Khác (< 100 điểm) 205 178 53,5 46,5 Bảng 3 cho thấy tỷ lệ có và không quan hệ tình dục xấp xỉ bằng nhau tương ứng với 49,9% và 50,1%. Trong nhóm QHTD, hầu hết chỉ có 1 bạn tình 93,7%, cao nhất 3 bạn tình. Chủ yếu chỉ có bạn tình thường xuyên 94,2%. Có 29,3% đối tượng luôn luôn sử dụng BCS khi QHTD, thỉnh thoảng sử dụng 41,9% và 28,8% hoàn toàn không dùng. Có 81,7% QHTD qua đường âm đạo, đường miệng 27,8%, qua hậu môn 19,9%. Có 248 (64,8%) đối tượng có hành vi QHTD đúng. Bảng 4 cho thấy 5 lý do nhiều nhất không sử dụng BCS khi QHTD là 74,8% đối tác không yêu cầu sử dụng, 44,4% bản thân không thích sử dụng, 21,5% quên mang theo BCS, 13,3% bạn tình cũng bị nhiễm, và hoàn cảnh say rượu với 8,2%. Các lý do ít gặp hơn như muốn có con, dị ứng với BCS, giảm khoái cảm, BCS không phù hợp, quá hưng phấn hay quá tin tưởng bạn tình. Bảng 5 cho thấy mối liên quan có tính khuynh hướng giữa nhóm tuổi và hành vi QHTD. Cụ thể, khi nhóm tuổi tăng lên 1 nhóm thì hành vi QHTD đúng cao hơn 1,20 lần p = 0,001, KTC 95% là 1,08 – 1,33. Có mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân và hành vi QHTD (p<0,001). So với nhóm có gia đình hoặc sống chung bạn tình thì nhóm người nhiễm HIV độc thân có tỷ lệ hành vi QHTD đúng gấp 1,26 lần p=0,007 với KTC 95% là 1,07 – 1,50, nhóm ly thân/ly dị có tỷ lệ hành vi QHTD đúng gấp 1,36 lần p = 0,012 với KTC 95% là 1,07 – 1,72. Bảng 3. Hành vi quan hệ tình dục của đối tượng nghiên cứu (n = 383) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Hành vi quan hệ tình dục: Có Không 191 192 49,9 50,1 Số lượng bạn tình (n = 191): 1 bạn tình ≥ 2 bạn tình 179 12 93,7 6,3 Đối tượng bạn tình (n = 191): Bạn tình thường xuyên Bạn tình ngẫu nhiên Cả 2 180 6 5 94,2 3,2 2,6 Đường quan hệ tình dục (n = 191): Âm đạo Miệng Hậu môn 156 53 38 81,7 27,8 19,9 Sử dụng BCS khi QHTD (n = 191): Luôn luôn Thỉnh thoảng Hoàn toàn không 56 80 55 29,3 41,9 28,8 Hành vi QHTD: Đúng Chưa đúng 248 135 64,8 35,2 Bảng 4. Lý do và hoàn cảnh không sử dụng BCS (n = 135) Đặc điểm Tần số Tỷ lệ (%) Lý do và hoàn cảnh không sử dụng BCS Đối tác không yêu cầu sử dụng Bản thân không thích sử dụng Quên không mang theo Bạn tình cũng nhiễm HIV Do say rượu Muốn có con Giảm khoái cảm/ kích thích Dị ứng với BCS 101 60 29 18 11 3 2 2 74,8 44,4 21,5 13,3 8,2 2,2 1,5 1,5 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 318 Quá hưng phấn BCS không hợp:quá chật, quá rộng Tin tưởng bạn tình 2 1 1 1,5 0,7 0,7 Và nhóm góa có tỷ lệ hành vi QHTD đúng gấp 1,66 lần p < 0,001 với KTC 95% là 1,39 – 1,98. Các đối tượng có thời gian chẩn đoán trên 1 năm thì tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn nhóm dưới 1 năm. So với nhóm chẩn đoán dưới 1 năm, nhóm có thời gian chẩn đoán từ 1 – dưới 5 năm có tỷ lệ hành vi QHTD đúng gấp 1,24 lần p = 0,037 với KTC 95% là 1,01 – 1,53, nhóm có thời gian chẩn đoán từ 10 năm trở lên có tỷ lệ hành vi đúng gấp 1,29 lần p = 0,025 với KTC 95% là 1,03 – 1,62. Những người nhiễm HIV điều trị ARV có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao gấp 2,22 lần người nhiễm HIV không điều trị ARV với p <0,001, KTC 95% là 1,56 – 3,15. Những người 100 điểm niềm tin tuyệt đối có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao gấp 3,12 lần đối tượng có điểm niềm tin < 100 điểm với p <0,001, KTC 95% là 2,49 – 3,91. Bảng 5. Mối liên quan giữa các biến và hành vi QHTD (n = 383) Đặc điểm Hành vi QHTD đúng (N=248) Hành vi QHTD chưa đúng (N=135) Giá trị p PR (KTC 95%) Nhóm tuổi: <30 30 – 39 ≥ 40 48 (54,5) 107 (61,5) 93 (76,9) 40 (45,5) 67 (38,5) 28 (23,1) 0,001* 1 1,20 (1,08 - 1,33) 1,43 (1,17 - 1,76) Tình trạng hôn nhân Có gia đình/ bạn tình Độc thân Ly thân/ ly dị Góa 100 (55,3) 102 (69,9) 24 (75,0) 22 (91,7) 81 (44,7) 44 (30,1) 8 (25,0) 2 (8,3) 0,007 0,012 <0,001 1 1,26 (1,07 - 1,50) 1,36 (1,07 - 1,72) 1,66 (1,39 - 1,98) Thời gian chẩn đoán HIV <1 năm 1 – <5 năm 5 – <10 năm ≥ 10 năm 57 (54,8) 107 (68,2) 28 (65,1) 56 (70,9) 47 (45,2) 50 (31,8) 19 (34,9) 23 (29,1) 0,037 0,228 0,025 1 1,24 (1,01 - 1,53) 1,19 (0,90 - 1,57) 1,29 (1,03 - 1,62) Điều trị ARV Có Không 226 (71,8) 22 (32,4) 89 (28,2) 46 (67,6) <0,001 2,22 (1,56 - 3,15) Đánh giá niềm tin Niềm tin tuyệt đối (100) Khác (< 100) 194 (94,6) 54 (30,3) 11 (05,4) 124 (69,7) <0,001 3,12 (2,49 - 3,91) *: kiểm định chi bình phương khuynh hướng. Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến hành vi QHTD bằng hồi quy Poisson đa biến Đặc điểm Giá trị Phc PRhc (KTC 95%) Nhóm tuổi: <30 30 – 39 ≥ 40 <0,001* 1 1,19 (1,09 – 1,31) 1,43 (1,19 – 1,71) Tình trạng hôn nhân: Có gia đình/ cùng bạn tình Độc thân Ly thân/ ly dị Góa <0,001 0,424 0,009 1 1,31 (1,14 – 1,51) 1,07 (0,90 – 1,28) 1,27 (1,06 – 1,51) Thời gian chẩn đoán HIV <1 năm 1 – <5 năm 5 – <10 năm ≥ 10 năm ,166 0,066 0,013 1 0,88 (0,74 – 1,05) 0,82 (0,66 – 1,01) 0,77 (0,63 – 0,95) Điều trị ARV Có Không 0,035 1,45 (1,02 – 2,05) Đánh giá niềm tin Điểm tuyệt đối Khác <0,001 2,81 (2,23 – 3,54) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 319 *: có tính khuynh hướng. Bảng 6 cho thấy yếu tố thực sự có liên quan đến hành vi QHTD là nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gian chẩn đoán HIV, điều trị ARV, niềm tin của bệnh nhân với bác sĩ điều trị. Cụ thể, khi nhóm tuổi tăng lên 1 nhóm thì tỷ lệ hành vi QHTD đúng tăng lên 1,19 lần p < 0,001 với KTC 95% là 1,09 – 1,31. So với nhóm có gia đình/sống chung với bạn tình nhóm độc thân có tỷ lệ hành vi QHTD đúng gấp 1,31 lần p < 0,001 với KTC 95% là 1,14 – 1,51, nhóm góa có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao gấp 1,27 lần p = 0,009 với KTC 95% là 1,06 – 1,51. Đối tượng có thời gian chẩn đoán HIV từ 10 năm trở lên có tỷ lệ hành vi QHTD đúng bằng 0,77 lần so với nhóm có thời gian chẩn đoán HIV dưới 1 năm p = 0,013 với KTC 95% là 0,63 – 0,95. Đối tượng có điều trị ARV có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao gấp 1,45 lần so với các đối tượng chưa điều trị ARV p = 0,035 với KTC 95% là 1,02 – 2,05. Đối tượng có niềm tin tuyệt đối có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao gấp 2,81 lần so với các đối tượng khác p < 0,001 với KTC 95% là 2,23 – 3,54. BÀN LUẬN Có 50,1% đối tượng không có hành vi QHTD cao hơn so với nghiên cứu của Dương Công Thành và cộng sự tại Việt Nam năm 2004 là 44,7%(9) và Benjamax Baipluthong và cộng sự năm 2008 – 2009 tại Thái Lan là 43,5%(2). Nhưng tương đồng với nghiên cứu của Estifenos Yalew và cộng sự năm 2010 tại Ethiopaia là 51,1% và Frederik le Roux Booysen và cộng sự năm 2016 tại Nam Phi là 49,9%(6,12). Có 64,8% đối tượng có hành vi QHTD đúng tương đồng với nghiên cứu Dương Công Thành và cộng sự là 61,2%(9), tuy nhiên thấp hơn so với các nghiên cứu nước ngoài như Benjamax Baipluthong và cộng sự 88,2%(2), của Estifenos Yalew và cộng sự 75,6%(12), và của Frederik le Roux Booysen và cộng sự 80,6%(6). Gần đây nhất Thái Thanh Trúc và cộng sự 12/2013 – 03/2014 tại TP.HCM là 86,2%. Có sự khác biệt với nghiên cứu của Thái Thanh Trúc do trong nghiên cứu này tiêu chuẩn chọn mẫu là những bệnh nhân đã điều trị ARV ít nhất 30 ngày(8). Còn trong nghiên cứu của chúng tôi chọn tất cả các đối tượng đã và chưa điều trị ARV. Nghiên cứu của chúng tôi chia làm 3 nhóm tuổi < 30, 30 – 39, ≥ 40 tuổi, kết quả nhóm tuổi càng cao có khuynh hướng hành vi QHTD đúng càng lớn. Nghiên cứu của Thái Thanh Trúc và cộng sự chia thành 3 nhóm tuổi ≤ 30, 31 – 39, ≥ 40 tuổi cũng cho kết quả tương tự(8). Nghiên cứu cũng cho thấy những đối tượng đang độc thân, ly thân/ly dị hay góa sẽ có hành vi QHTD đúng cao hơn nhóm đối tượng đang có gia đình hoặc sống chung với bạn tình. Những đối tượng có thời gian chẩn đoán nhiễm HIV thuộc các nhóm trên 1 năm có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn các đối tượng có thời gian chẩn đoán dưới 1 năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm có điều trị ARV có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn nhóm chưa điều trị ARV. Kết quả này cho thấy sự thành công của chương trình điều trị ARV, tuy nhiên tỷ lệ đối tượng điều trị ARV có hành vi QHTD không đúng còn cao 28,2%. Do đó nâng cao chất lượng điều trị cũng như lồng ghép nguyên tắc tư vấn phòng ngừa lây truyền HIV một cách toàn diện sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nhìn chung, điểm số niềm tin của đối tượng với bác sĩ điều trị là khá cao. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy đối tượng có niềm tin tuyệt đối với bác sĩ điều trị có tỷ lệ hành vi đúng cao hơn những đối tượng khác. Khi đối tượng có niềm tin cao với bác sĩ của mình, việc truyền đạt những thông tin về điều trị bệnh cũng như tư vấn phòng ngừa lây truyền HIV sẽ được đối tượng tiếp thu tốt hơn, từ đó sẽ có sự chuyển biến trong hành vi của đối tượng. Các yếu tố có mối liên quan với hành vi QHTD khi phân tích đơn biến hầu hết đều liên quan trong phân tích đa biến. Do đó, các yếu tố thực sự có liên quan đến hành vi QHTD là nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gian Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Y tế Công cộng – Khoa học Cơ bản 320 chẩn đoán HIV, điều trị ARV, niềm tin của bệnh nhân với bác sĩ điều trị. Cụ thể trong nhóm tuổi, các đối tượng thuộc nhóm tuổi càng cao càng khuynh hướng có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn nhóm đối tượng dưới 30 tuổi. Vì vậy, các biện pháp dự phòng cần được cung cấp đầy đủ và toàn diện cho nhóm đối tượng nhiễm HIV còn trẻ dưới 30 tuổi. Với tình trạng hôn nhân, so với nhóm các đối tượng có gia đình/sống chung với bạn tình nhóm các đối tượng độc thân, góa có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn. Vì vậy, cần có các biện pháp tiếp cận toàn diện hơn với các đối tượng đang có gia đình hoặc sống chung với bạn tính. Các đối tượng có thời gian chẩn đoán HIV từ 10 năm trở lên có tỷ lệ hành vi QHTD đúng thấp hơn nhóm có thời gian chẩn đoán HIV dưới 1 năm. Trong mô hình phân tích đơn biến, thời gian chẩn đoán từ 10 năm trở lên là yếu tố Sau một thời gian chẩn đoán và điều trị, các đối tượng có tình trạng miễn dịch tăng lên nên việc kiểm soát các hành vi cá nhân ít được đối tương quan tâm dẫn tới tỷ lệ hành vi QHTD đúng trong nhóm này giảm thấp. Do đó, việc tiếp cận các đối tượng được chẩn đoán và điều trị lâu năm sẽ phải được chú trọng và toàn diện hơn nữa. Các đối tượng điều trị ARV có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn các đối tượng chưa điều trị ARV. Các đối tượng có niềm tin tuyệt đối với bác sĩ điều trị có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn các đối tượng khác. Do đó, các bác sĩ lâm sàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác điều trị cũng như công tác dự phòng lây nhiễm HIV cho cộng đồng. KẾT LUẬN Có 248 đối tượng có hành vi QHTD đúng trong nghiên cứu chiếm tỷ lệ 64,8%. Các yếu tố thực sự có liên quan đến hành vi QHTD là nhóm tuổi, tình trạng hôn nhân, thời gian chẩn đoán HIV, điều trị ARV, niềm tin của bệnh nhân với bác sĩ điều trị. Các đối tượng trên 30 tuổi, độc thân hoặc góa, có thời gian chẩn đoán HIV dưới 1 năm, đang điều trị ARV và có niềm tin tuyệt đối với bác sĩ điều trị có tỷ lệ hành vi QHTD đúng cao hơn các đối tượng còn lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anderson LA, Dedrick RF (1990), "Development of the Trust in Physician scale: a measure to assess interpersonal trust in patient-physician relationships". Psychol Rep, 67 (3 Pt 2): 1091-100. 2. Baipluthong B, et al (2017), "Implementation and assessment of a prevention with positives intervention among people living with HIV at five hospitals in Thailand". PLoS One, 12 (2): e0170558. 3. Bộ Y Tế (2012), Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2011. Phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm 2012, Cục phòng chống HIV/AIDS, HÀ NỘI, tr.03 - 04. 4. Bộ Y Tế (2014), Báo cáo tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2013 và định hướng kế hoạch năm 2014, Cục phòng chống HIV/AIDS, Hà nội, tr.05. 5. Bộ Y Tế (2015 ), Báo Cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2015 và các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016, Hà Nội, tr.01-02. 6. Booysen FL, Wouters E, de Walque D, Over M (2017), "Mutual HIV status disclosure is associated with consistent condom use in public sector ART clients in Free State province, South Africa: a short report". AIDS Care, pp.1-5. 7. Cục phòng chống HIV/AIDS Bộ Y Tế (2017), Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016, chong-HIV-AIDS-6-thang-dau-nam-2016-va-nhiem-vu- trong-tam-6-thang-cuoi-nam-2016, truy cập ngày 27/06/2017. 8. Thai TT, Jones MK, Harris LM, Heard RC (2017), "The association between symptoms of mental disorders and health risk behaviours in Vietnamese HIV positive outpatients: a cross-sectional study". BMC Public Health, 17 (1):250. 9. Thanh DC, Hien NT, Tuan NA, Thang BD, Long NT, Fylkesnes K (2009), "HIV risk behaviours and determinants among people living with HIV/AIDS in Vietnam". AIDS Behav, 13 (6): 1151-9. 10. Tổng cục thống kê (2016) Thống kê tình hình dịch bệnh HIV/AIDS, https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=723, truy cập vào ngày 15/04/2017. 11. WHO (2016), Global Aids Update 2016 Research Report, UNAIDS 2016, pp. 002 - 009. 12. Yalew E, Zegeye DT, Meseret S (2012), "Patterns of condom use and associated factors among adult HIV positive clients in North Western Ethiopia: a comparative cross sectional study". BMC Public Health, 12:308. Ngày nhận bài báo: 01/11/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/11/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Y tế Công cộng 321

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhanh_vi_quan_he_tinh_duc_o_benh_nhan_nhiem_hiv_dang_dieu_tri.pdf
Tài liệu liên quan