Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương nitơ – photpho hóa học 11 - Hoàng Như Quỳnh

Tài liệu Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương nitơ – photpho hóa học 11 - Hoàng Như Quỳnh: Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 118 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0012 Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 118-129 This paper is available online at GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO HÓA HỌC 11 Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển năng lực, phẩm chất người học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta. Học sinh (HS) cần được giáo dục toàn diện cả về tài và đức; sử dụng các bài tập là một biện pháp dạy học tích cực và có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ trên. Bài báo đề xuất các bài tập hóa học chương nitơ - photpho, biện pháp sử dụng bài tập, bộ công cụ đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức và sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức (VDKT) của ...

pdf12 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương nitơ – photpho hóa học 11 - Hoàng Như Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 118 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2018-0012 Educational Sciences, 2018, Vol. 63, Iss. 2, pp. 118-129 This paper is available online at GIÁO DỤC PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC HÓA HỌC VÀO THỰC TIỄN CHO HỌC SINH THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP CHƯƠNG NITƠ – PHOTPHO HÓA HỌC 11 Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển năng lực, phẩm chất người học là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục của nước ta. Học sinh (HS) cần được giáo dục toàn diện cả về tài và đức; sử dụng các bài tập là một biện pháp dạy học tích cực và có hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ trên. Bài báo đề xuất các bài tập hóa học chương nitơ - photpho, biện pháp sử dụng bài tập, bộ công cụ đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức và sự phát triển năng lực vận dụng kiến thức (VDKT) của HS. Thực nghiệm được tiến hành ở 2 trường: THPT Thuận Thành 2 và THPT Tam Dương. Kết quả bước đầu cho thấy việc sử dụng bài tập hóa học có tính khả thi trong việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực VDKT cho HS. Từ khóa: Năng lực vận dụng kiến thức, giáo dục phẩm chất đạo đức, bài tập hóa học, nitơ – photpho. 1. Mở đầu Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Chuyển mạnh quá trình từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực (NL) và phẩm chất người học; yêu gia đình, yêu tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.Từng bước hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng giáo dục mở, học tập suốt đời”. Đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển NL, NL VDKT thông qua dạy học hóa học ở trường phổ thông như tài liệu [1-5]. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức học sinh THPT như tài liệu [6-11] hay các hành vi lệch chuẩn của học sinh như [12] hoặc có sách đã được viết cách đây hơn 40 năm [13]. Trên thế giới có bài đăng về mối quan hệ giữa khoa học và đạo đức [14, 15]. Tuy nhiên, hiện nay chưa có bài báo nào bàn về giáo dục phẩm chất đạo đức học sinh thông qua bài tập Hóa học. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi sẽ trình bày về việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh thông qua hệ thống bài tập chương nitơ – photpho – hóa học 11. Ngày nhận bài: 15/5/2017. Ngày chỉnh sửa: 05/6/2017. Ngày nhận đăng: 18/6/2017. Tác giả liên hệ: Nguyễn Cương, e-mail: n.cuongsp@yahoo.com.vn Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương 119 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Phẩm chất đạo đức của học sinh Trung học phổ thông Khái niệm phẩm chất: Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử trong đạo đức, lối sống, ý thức pháp luật, niềm tin, tình cảm,... của con người. Phẩm chất cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người [16]. Khái niệm đạo đức: Theo từ điển tiếng Việt: Đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, quy định hành vi, quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo chuẩn mực đạo đức mà có. Phẩm chất chủ yếu của học sinh trường phổ thông [16]: Sống yêu thương: Yêu tổ quốc, giữ gìn phát huy truyền thống, di sản quê hương đất nước, tôn trọng các nền văn hóa trên thế giới, nhân ái, khoan dung, yêu thiên nhiên. Sống tự chủ: Sống trung thực; tự trọng; tự lực; chăm chỉ; vượt khó; tự hoàn thiện. Sống trách nhiệm: Tự nguyện; chấp hành kỉ luật; tuân thủ pháp luật; bảo vệ nội quy, pháp luật. 2.2. Năng lực và biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn Năng lực: Khái niệm năng lực có nguồn gốc Latinh: “competentia” nghĩa là “gặp gỡ”. Ngày nay khái niệm năng lực được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo (tháng 11/2015) đã xác định: "Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... Năng lực của cá nhân được đánh giá qua phương thức và kết quả hoạt động của cá nhân đó khi giải quyết các vấn đề cuộc sống" [16]. Năng lực vận dụng kiến thức: là khả năng chủ thể vận dụng tổng hợp những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú,... để giải quyết có hiệu quả các vấn đề của thực tiễn có liên quan đến hóa học. Năng lực VDKT thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. Các biểu hiện/tiêu chí của năng lực vận dụng kiến thức [2]: Khả năng tiếp cận, nhận thức được vấn đề trong nội dung bài học, trong BTHH có liên quan với thực tiễn. Tích cực tham gia các hoạt động học tập theo hướng tích cực để đạt hiệu quả cao nhất (ghi chép, đưa ra câu hỏi và tuân thủ các hoạt động theo yêu cầu,). Biết phát hiện vấn đề, tìm được cách giải quyết vấn đề có trong nội dung bài học, trong BTHH có nội dung liên quan với thực tiễn. Biết quan sát và sử dụng những kiến thức, kĩ năng hóa học để giải thích những sự vật, hiện tượng trong đời sống, trong sản xuất và môi trường xung quanh. Biết thu thập và xử lí thông tin, trình bày kết quả một vấn đề cần tìm hiểu trong thực tiễn và nêu được phương hướng giải quyết vấn đề đó bằng những kiến thức, kĩ năng hóa học. Biết áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào công việc trong thực tế qua thử - sai – sửa. Điều chỉnh những kiến thức đã học (sơ đồ, quy trình làm việc) cho phù hợp với thực tế công việc, điều kiện, môi trường của tổ chức. Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 120 Biết đưa ra những phương pháp, cách thức làm việc mới, phù hợp với tổ chức dựa trên cơ sở những kiến thức đã được học. Biết đánh giá và tự đánh giá kết quả, sản phẩm và có những đề xuất hướng hoàn thiện. Đây là các tiêu chí và cơ sở để ta xây dựng bộ công cụ đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn của học sinh. 2.3. Bài tập hóa học dùng để giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực 2.3.1. Khái niệm bài tập hóa học, bài tập định hướng phát triển năng lực Khái niệm BTHH: BTHH là một nhiệm vụ học tập mà giáo viên (GV) đặt ra cho người học, đòi hỏi người học phải vận dụng các kiến thức hóa học đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ, thực tiễn để giải quyết nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng một cách tích cực và sáng tạo. Khái niệm bài tập định hướng phát triển năng lực: là dạng bài tập chú trọng đến sự vận dụng những hiểu biết riêng lẻ, khác nhau để giải quyết một vấn đề mới đối với người học, gắn với cuộc sống [9]. 2.3.2. Nguyên tắc xây dựng và tuyển chọn hệ thống bài tập nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển NL VDKT cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau: Nguyên tắc 1: Bài tập hóa học phải phù hợp với mục tiêu và nội dung học tập trong đó có các nội dung gắn với thực tiễn, nội dung giáo dục đạo đức. Nguyên tắc 2: Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại; bài tập có gắn với bối cảnh, tình huống trong cuộc sống. Nguyên tắc 3: Bài tập phải gần gũi với kiến thức và kinh nghiệm của học sinh. Nguyên tắc 4: Bài tập khuyến khích học sinh đưa ra giải pháp, ý kiến cá nhân. Nguyên tắc 5: Bài tập hóa học phải đảm bảo tính sư phạm. Nguyên tắc 6: Bài tập hóa học có tính hệ thống, logic. Để đảm bảo các nguyên tắc này BTHH được tuyển chọn và xây dựng phải đảm bảo tính đa dạng, đòi hỏi sự vận dụng những hiểu biết khác nhau để trả lời các câu hỏi liên quan đến thực tiễn đời sống. 2.3.3. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS Việc xây dựng BTHH tập nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển NL VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS được thực hiện theo quy trình sau: Bước 1: Xác định mục đích, phương pháp dạy học, tình huống khi sử dụng bài tập (BT). Bước 2: Soạn thảo hệ thống bài tập. Bước 3: Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. Bước 4: Tham khảo, trao đổi ý kiến đồng nghiệp: Chúng tôi tham khảo ý kiến các đồng nghiệp về tính chính xác, tính khoa học, tính phù hợp với trình độ của HS của các BTHH. Bước 5: Thực nghiệm, chỉnh lí, hoàn thiện BTHH. Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương 121 2.4. Một số biện pháp sử dụng bài tập hóa học chương Nitơ – Photpho nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho HS 2.4.1. Một số biện pháp sử dụng bài tập nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức cho HS 2.4.1.1. Sử dụng bài tập khi hình thành kiến thức mới Trong bài dạy hình thành kiến thức mới cho HS, GV có thể xây dựng BTHH để tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS. Các bài tập này được xây dựng thành một hệ thống dựa trên cơ sở kiến thức đã có của HS và sắp xếp theo logic trong phiếu học tập. Hoạt động giải BTHH dạng này có thể tổ chức cho từng HS hoặc nhóm HS. Khi giải được các BTHH này HS tự rút ra nhận xét để lĩnh hội những kiến thức mới một cách tốt nhất. Giáo viên có thể chỉnh lí, bổ sung và tổ chức cho HS lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, hiệu quả. Ví dụ 1: Khi dạy bài Amoniac và muối amoni, phần A – Amoniac. Hình 1. Điều chế và thử tính tan của khí NH3 ❖ Sử dụng thí nghiệm theo phương pháp nghiên cứu GV tiến hành TN: Điều chế amoniac từ hỗn hợp NH4Cl và Ca(OH)2 . GV yêu cầu HS quan sát hiện tượng, đồng thời đưa ra các câu hỏi: - Nhằm kích thích sự tò mò, tập trung chú ý của HS: Thu khí NH3 bằng phương pháp gì? Tại sao? Có thể thu khí bằng phương pháp đẩy nước không? Khi nào biết bình thu đã đầy khí? - Các câu hỏi phát huy năng lực VDKT của HS: Vì sao các tia nước có màu hồng? Vì sao nước từ chậu thủy tinh bị hút vào bình khí? - Câu hỏi về giáo dục ý thức đạo đức, quy tắc an toàn: Những lưu ý khi tiến hành thí nghiệm? HS quan sát, vận dụng tính chất vật lí của NH3, VDKT về sự giảm áp suất... để trả lời: Thu khí NH3 bằng phương pháp đẩy không khí vì NH3 nhẹ hơn không khí. Khí NH3 tan nhiều trong nước nên không thể thu khí bằng phương pháp đẩy nước. Quỳ ẩm trên thành miệng ống thu chuyển sang màu xanh chứng tỏ NH3 đã đầy bình thu. Bằng kiến thức có được, HS nhận biết rằng NH3 khi tan trong nước là một bazơ nên làm quỳ hóa xanh.Tia nước có màu hồng do amoniac tan tốt trong nước tạo môi trường bazơ nên chất chỉ thị làm dd chuyển màu hồng. Nước đã hòa tan khí NH3, dd NH3 có tính bazơ nên đã làm phenolphtalein chuyển từ không màu sang hồng. Từ đó, HS nhận thấy, do NH3 tan trong nước nên áp suất trong bình khí giảm đột Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 122 ngột, nước trong chậu thủy tinh bị hút vào bình, phun thành tia. Lưu ý khi tiến hành thí nghiệm: ▪ Tiến hành đúng quy trình, quy tắc an toàn phòng thí nghiệm.Tuân thủ đúng kỉ luật. ▪ Hăng hái tham gia, bảo vệ tài sản chung. ▪ Bình thu NH3 phải thật khô, khí NH3 đầy bình. ▪ Cần khơi mào sự tan, nút có gắn ống dẫn khí vuốt nhọn được vặn chặt. ▪ Lấy hóa chất điều chế vừa đủ nhằm tránh dư thừa, lãng phí. ▪ Xử lí hóa chất sau khi thí nghiệm. Như vậy, thí nghiệm có hiện tượng lạ mắt kích thích hứng thú học tập của HS ngay đầu tiết học. Đây là thí nghiệm rất thú vị, sẽ làm tăng mong muốn được khám phá, yêu thích môn học ở HS. Ngoài ra còn giáo dục cho học sinh tính kỉ luật, trách nhiệm, bảo vệ tài sản chung; làm đúng nguyên tắc, quy trình để đảm bảo thí nghiệm thành công và an toàn. 2.4.1.2. Sử dụng bài tập khi củng cố, hoàn thiện kiến thức Bài dạy hoàn thiện kiến thức - kĩ năng nhằm củng cố, hệ thống hóa kiến thức giúp giáo dục phẩm chất đạo đức thông qua các dạng bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn. Việc vận dụng bài tập ở các dạng này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp dạy học dự án để tổ chức các hoạt động học tập. Ví dụ 2: “Luyện tập: Tính chất của nitơ, photpho và hợp chất của chúng” (tiến hành trong 2 tiết) (Bài 13-Hóa học 11) ❖ Sử dụng phương pháp dạy học dự án, trình bày dưới dạng cuộc thi tìm kiếm tài năng GV chia lớp thành 4 nhóm và nêu thể lệ cuộc thi để các nhóm chuẩn bị. Nhóm 1: Nitơ, hợp chất của nitơ. Nhóm 2: Photpho, hợp chất của photpho. Nhóm 3: Phân bón hóa học. Nhóm 4: Phương pháp điều chế và ứng dụng của nitơ, photpho và hợp chất của chúng. Cuộc thi gồm 3 phần: Phần 1: Giới thiệu - các nhóm đóng vai mình là các chất để giới thiệu về bản thân, với nhóm 4 có thể đóng vai là người kể chuyện. Phần 2: Tài năng - mỗi nhóm tự trình bày về các sản phẩm của nhóm mình. Sản phẩm có thể là các loại phân bón tự chế từ chất thải; cách sử dụng, khuyến nghị liều lượng sử dụng phân bón với từng loại đất; chế độ ăn uống hợp lí để cung cấp đủ N-P cho con người... Phần 3: Ứng xử - giáo viên đưa ra 10 câu hỏi để các nhóm trả lời. Các câu hỏi tình huống đòi hỏi các nhóm đưa ra ý kiến, nhận xét, phương pháp giải quyết Các nhóm HS lựa chọn, chuẩn bị và tham gia cuộc thi trong giờ luyện tập. Giáo viên sử dụng các công cụ đánh giá và kết quả các phần thi để cho điểm. Giờ học luyện tập sẽ bớt nhàm chán và trở nên có ý nghĩa hơn nếu dạy học theo dự án như trên. Thông qua phần thi giới thiệu, HS được phát triển các năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, hợp tác, Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương 123 thêm tự tin. Đối với phần 2 và 3 sẽ giúp HS rèn luyện được khả năng tổng hợp, phân tích; cần HS tư duy nhanh để vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống trong các BTHH. Làm việc theo nhóm yêu cầu HS có tinh thần trách nhiệm, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau cao; qua đây cũng sẽ gắn kết tình bạn, tình thầy trò, cho thấy được vai trò của môn Hóa học đối với đời sống hằng ngày và cần có những biện pháp cụ thể góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên. Bảng 1. Bảng tự đánh giá các thành viên trong nhóm (dành cho HS) Mỗi tiêu chí được tối đa 3 điểm. Có 3 mức để cho điểm từ 3, 2, 1 tùy theo kết quả thu được của từng cá nhân. Trong bảng đánh giá gồm cả HS đánh giá chính bản thân mình. Tiêu chí HS1 HS2 HS3 HS4 HS5 HS6 HS7 1. Chia sẻ hiểu biết, giúp đỡ các bạn cùng thực hiện nhiệm vụ chung của nhóm.ep. tiến 2. Nhận và thực hiện có trách nhiệm các nhiệm vụ theo cá nhân, cặp hoặc nhóm nhỏ, giúp đỡ bạn trong học tập. 3. Lắng nghe, tôn trọng ý kiến các thành viên, tích cực thảo luận để đưa ra kết quả chung. 4. Có niềm tin, kì vọng tích cực trong các nhiệm vụ, truyền cảm hứng cho các thành viên trong nhóm, lớp. 5. Đánh giá được điểm mạnh - yếu của bản thân. Tìm hướng khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh. 6. Chịu khó đọc sách tham khảo. Tìm ra hướng giải quyết để khắc phục khó khăn gặp phải. 7. Ý thức được việc bảo vệ môi trường thông qua kiến thức hóa học, có hành động cụ thể giúp bảo vệ môi trường. 8. Xây dựng kế hoạch thực hiện 9. Đưa ra các ý tưởng độc đáo, thú vị nhằm thể hiện các nội dung. 10. Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn từ kiến thức hóa học. 11. Tích cực tìm kiếm các thông tin, công cụ hỗ trợ, ứng dụng CNTT. 12. Đưa ra các nội dung kiến thức liên hệ với thực tiễn lồng ghép trong các phần thi. 13. Thu thập, xử lí thông tin một cách hiệu quả. 14. Xử lí tình huống hợp lí, nhạy bén. 15. Kết quả thu được phần hoạt động cá nhân có chất lượng. Tổng kết Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 124 2.4.2. Một số biện pháp sử dụng bài tập nhằm phát triển năng lực VDKT hóa học vào thực tiễn cho học sinh 2.4.2.1. Sử dụng bài tập trong thực hành thí nghiệm Hóa học là môn học vừa có lí thuyết, vừa có thực nghiệm của phòng thí nghiệm và thực nghiệm của sản xuất hóa học. Vì vậy, bên cạnh việc tổ chức các hoạt động tự xây dựng kiến thức của học sinh còn phải quan tâm đến kĩ năng thực hành của HS. Khi HS làm việc tại phòng thí nghiệm sẽ rèn luyện cho các em các kĩ năng cơ bản như: quan sát, nhận xét, phân tích và đặc biệt là kĩ năng thực hành. Bài tập hóa học có thể sử dụng các dạng sau đây: 1. Các bài tập thực nghiệm như tách, tinh chế, nhận biết, điều chế. 2. Các bài tập giải thích những hiện tượng tự nhiên, kinh nghiệm dân gian. 3. Các bài tập sơ đồ, hình vẽ mô tả thí nghiệm. 2.4.2.2. Sử dụng bài tập khi tự học hay thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp GV có thể sử dụng những câu hỏi và bài tập gắn với thực tiễn trong các câu lạc bộ Hóa học, các buổi hoạt động ngoại khóa về Hóa học, các cuộc thi Hóa học vui,hoặc đơn giản là giao về nhà cho HS với những tình huống rất gần với cuộc sống mang tính thời sự như: vấn đề ô nhiễm rác thải; ô nhiễm môi trường biển; sử dụng xăng sinh học Tạo điều kiện cho HS huy động mọi kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân hoặc khai thác, trao đổi, thu thập thông tin từ gia đình, bạn bè, sách báo, mạng internet, qua đó tổng hợp, chọn lọc thông tin hợp lí để giải quyết vấn đề mà không chỉ phụ thuộc vào một nguồn tin là sách giáo khoa và GV. Ví dụ 3: Các phát biểu sau đây có thể “Đúng hoàn toàn”; “ Sai hoàn toàn”; hoặc “Có ý đúng, có ý sai”. Hãy đưa ra quan điểm của mình và giải thích? 1. Có thể làm khô khí NH3 bằng các chất hút nước như H2SO4 đặc, P2O5. 2. Phân supephotphat có thể bón đồng thời với vôi bột khi bón cho cây. 3. Muối NH4Cl để tẩy sạch các oxit trên bề mặt kim loại vì NH4Cl là dung môi hòa tan được các oxit kim loại. 4. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng bột nở khai (chứa NH4HCO3). 5. Để điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm, người ta cho nitơ phản ứng với hiđro. 6. Để nhận biết muối amoni, cần cho thêm dd kiềm vào dd muối amoni, đun nóng nhẹ. 7. Đổ dd (NH4)2SO4 vào dd Ba(OH)2. Đun nóng nhẹ, đặt một mẩu quỳ tím ẩm lên miệng cốc. Người ta chỉ thấy hiện tượng quỳ tím chuyển sang màu xanh. 8. Khí NH3 được dùng để làm lạnh trong máy lạnh. 9. Nitơ lỏng được dùng để bảo quản máu và những mẫu sinh vật khác. Để trả lời đúng các câu hỏi này HS phải phân tích từng ý trong mỗi câu, VDKT hóa học vào một số vấn đề trong cuộc sống giúp phát triển năng lực VDKT hóa học vào thực tiễn. 2.5. Thiết kế bộ công cụ đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn cho học sinh Từ các biểu hiện của phẩm chất đạo đức và năng lực VDKT, chúng tôi xác định các tiêu chí đánh giá, các mức độ thể hiện của các tiêu chí và thiết kế bảng kiểm quan sát đánh giá của GV và Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương 125 phiếu tự đánh giá của HS về việc giáo dục phẩm chất đạo đức và sự phát triển năng lực VDKT thông qua sử dụng BTHH trong các dạng bài học. Bảng 2. Tiêu chí đánh giá phẩm chất đạo đức của học sinh (dùng cho GV) Các tiêu chí Mức độ 1-1đ 2-2đ 3-3đ 4-4đ 1. Có niềm tin, kì vọng tích cực trong các nhiệm vụ học tập, truyền cảm hứng cho các thành viên trong lớp. 2. Nhận thức được lợi ích, giá trị của môn học. 3. Chăm chỉ, tự giác học tập; độc lập thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chịu khó đọc sách tham khảo. 4. Có trách nhiệm, giúp đỡ bạn trong học tập và đời sống. Sống tử tế, hòa đồng. 5. Có ý thức bảo vệ môi trường, có việc làm góp phần làm đẹp quê hương, cộng đồng dân cư nơi ở. 6. Tự tin với khả năng của bản thân, nhận thức được điểm mạnh – yếu của mình. 7. Kính trọng, yêu quý thầy cô giáo và cha mẹ, anh chị em. 8. Trung thực: ngay thẳng, chân thành trong cách cư xử với mọi người, tôn trọng và bảo vệ lẽ phải; tự nhận khuyết điểm. 9. Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định, nội quy của nhóm, lớp, trường. 10. Nhân ái khoan dung: chia sẻ khó khăn, tha thứ cho lỗi lầm của các bạn. Bảng 3. Tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh (dùng cho GV) Các tiêu chí Mức độ 1-1đ 2-2đ 3-3đ 4-4đ 1. Khả năng hệ thống hóa kiến thức phù hợp với hiện tượng, tình huống cụ thể. 2. Năng lực phân tích tổng hợp các kiến thức hóa học vận dụng vào cuộc sống thực tiễn. 3. Khả năng phát hiện các nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong các vấn đề, các lĩnh vực khác nhau. 4. Phát hiện các vấn đề trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích. 5. Năng lực độc lập, sáng tạo trong xử lí các vấn đề thực tiễn. 6. Xây dựng, báo cáo kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo. 7. Sử dụng phương tiện kĩ thuật CNTT trong trình bày; trình bày sáng tạo, hợp lí. Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 126 Tiêu chí học sinh tự đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn tương tự như đối với giáo viên. 2.6. Thực nghiệm sư phạm Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm học 2016 - 2017 tại 4 lớp 11 của hai trường THPT: THPT Tam Dương - Vĩnh Phúc, GV giảng dạy Nguyễn Thị Sen (Lớp 11A3 - 39 HS, 11A2 - 36 HS) và THPT Thuận Thành số 2 - Bắc Ninh, GV giảng dạy Nguyễn Thị Tuyết (Lớp 11A5 - 37 HS, 11A11 - 40 HS). Chúng tôi đã thiết kế các giáo án có sử dụng BTHH theo phương pháp dạy học tích cực; tiến hành các bài dạy và sử dụng bảng kiểm quan sát, phiếu tự đánh giá việc giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển NL VDKT của HS. Tiến hành cho HS làm bài kiểm tra để đánh giá việc nắm vững kiến thức của HS qua bài dạy. Dưới đây là kết quả thu được từ bảng kiểm quan sát và phiếu tự đánh giá của HS đối với lớp thực nghiệm (TN) và lớp đối chứng (ĐC) được thu thập và xử lí bằng phương pháp thống kê toán học. Bảng 4.Tổng hợp kết quả đánh giá phẩm chất đạo đức của học sinh Tiêu chí Lớp TN Lớp ĐC Số HS đạt điểm TB Số HS đạt điểm TB 1 2 3 4 1 2 3 4 1 16 22 52 62 3,05 28 46 53 28 2,52 2 14 26 54 58 3,03 22 45 66 22 2,57 3 19 25 61 47 2,89 25 43 57 30 2,59 4 11 28 51 62 3,08 26 43 57 29 2,57 5 7 26 60 59 3,13 19 36 52 48 2,83 6 17 31 55 49 2,89 38 43 49 25 2,39 7 7 19 67 59 3,17 17 39 45 54 2,88 8 11 17 47 77 3,25 27 37 52 39 2,66 9 12 24 64 52 3,03 31 49 53 22 2,43 10 16 27 62 47 2,92 26 48 38 43 2,63 Bảng 5.Tổng hợp kết quả đánh giá năng lực vận dụng kiến thức của học sinh Tiêu chí Lớp TN Lớp ĐC Số HS đạt điểm TB Số HS đạt điểm TB 1 2 3 4 1 2 3 4 1 14 22 55 61 3,07 24 38 52 41 2,71 2 11 20 57 64 3,14 19 39 49 48 2,81 3 15 29 60 48 2,93 33 46 60 16 2,38 Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương 127 4 20 28 54 50 2,88 32 44 58 21 2,44 5 19 25 58 50 2,91 29 41 46 39 2,61 6 14 21 51 66 3,11 21 37 43 54 2,84 7 16 24 47 65 3,06 25 34 48 48 2,77 Bảng 6.Tổng hợp các tham số đặc trưng (đánh giá phẩm chất đạo đức của học sinh) Bảng kiểm quan sát Các tham số đặc trưng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên V(%) Giá trị p của t-test Mức độ ảnh hưởng ES TN ĐC TN ĐC TN ĐC 3,04 2,61 0,119 0,155 3,9 5,9 1,4.10-9 2,81 Bảng 7.Tổng hợp các tham số đặc trưng (đánh giá NL VDKTHH vào thực tiễn) Bảng kiểm quan sát Các tham số đặc trưng Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Hệ số biến thiên V(%) Giá trị p của t-test Mức độ ảnh hưởng ES TN ĐC TN ĐC TN ĐC 3,02 2,65 0,11 0,18 3,5 6,9 0,00055 2,01 Tổng hợp các tham số đặc trưng được trình bày ở Bảng 6. Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lí số liệu thực nghiệm sư phạm thu được, chúng tôi có một số nhận xét: Điểm trung bình đạt được ở các tiêu chí tại lớp TN cao hơn lớp ĐC. Học sinh đã có trách nhiệm hơn trong học tập, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ nhưng về việc tự đánh giá điểm mạnh, yếu của bản thân thì cần được khai thác tốt hơn nữa Các em HS đã biết phát hiện nội dung kiến thức hóa học được ứng dụng trong thực tiễn, tuy nhiên khả năng sử dụng kiến thức hóa học để giải thích các vấn đề trong thực tiễn còn lúng túng. Kết quả phân tích số liệu cho thấy quá trình thực nghiệm là có độ tin cậy cao. Chất lượng lớp TN cao hơn lớp đối chứng sau quá trình dạy học có sử dụng BTHH nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực VDKT cho học sinh. Hình 2. Biểu đồ so sánh kết quả lớp ĐC và lớp TN Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn 128 3. Kết luận Trên cơ sở lí luận về việc giáo dục phẩm chất đạo đức và năng lực VDKT vào thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất các nguyên tắc và quy trình xây dựng, một số bài tập hóa học và các hướng sử dụng BTHH nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực VDKT cho học sinh. Kết quả thực nghiệm tại hai trường THPT giúp chúng tôi khẳng định việc sử dụng BTHH có tác dụng tốt đến việc giáo dục phẩm chất đạo đức, phát triển NL VDKT hóa học vào thực tiễn cho HS. Đánh giá người học theo định hướng hình thành phẩm chất và năng lực người học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các cơ quan, trường học nghiên cứu, triển khai thực hiện. Giáo dục phẩm chất đạo đức và phát triển năng lực cho HS cần được thực hiện song hành cùng nhau, có như vậy thì mới góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển thịnh vượng, phù hợp với xu hướng giáo dục chung của các quốc gia trên thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lưu Thị Lương Yến, 2016. Sử dụng bài tập định hướng phát triển năng lực trong dạy học phần dẫn xuất hiđrocacbon lớp 1 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (6A), tr. 105-115. [2] Nguyễn Đức Dũng, Hoàng Thị Minh Ngọc, 2016. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT thông qua hệ thống bài tập phần hóa học hữu cơ lớp 12 có nội dung thực tiễn. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (6A), tr. 288-296. [3] Nguyễn Thị Kim Ánh, Phạm Hồng Bắc, 2016. Thiết kế hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh thông qua chủ đề “các hợp chất của Nitơ” – Hóa học 11 nâng cao. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (6A), tr. 233-245. [4] Vũ Thị Thu Hoài, Phạm Thị Kim Giang, 2016. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn và áp dụng trong dạy học hóa học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh THPT. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (6), tr. 87-93. [5] Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Tuấn Anh, Nguyễn Thị Ngân, Phạm Thị Thơm, Trần Trung Ninh, 2016. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh trường dự bị đại học dân tộc trung ương thông qua dạy học tích hợp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (6A), tr. 151-162. [6] Hồ Phương Hiền, Phùng Thị Thanh Thúy, 2008. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thiết kế mô-đun giáo dục môi trường thông qua sách giáo khoa hóa học THPT. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 53 (8), tr. 61-65. [7] Nguyễn Thị Thọ, 2014. Tăng cường giáo dục đạo đức môi trường cho học sinh. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (2), tr. 143-149. [8] Phạm Thị Vui, 2014. Giáo dục đạo đức cho thanh niên, học sinh và sinh viên theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Tạp chí khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 59 (2), tr. 150-153. [9] Nguyễn Thị Liên, 2015. Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá nhân cách học sinh THPT theo quan điểm giáo dục toàn diện. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60 (6A), tr. 106-112. [10] Dương Văn Khoa, Mai Thị Tuyết, 2016. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức trong nhà trường phổ thông. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61 (6), tr.158- 164. Hoàng Như Quỳnh, Nguyễn Cương 129 [11] Nguyễn Thị Cẩm Mai, 2012. Thực trạng quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh ở các trường trung học phổ thông tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. [12] Giang Thị Ngọc Hân, 2015. Hành vi lệch chuẩn của học sinh trong trường phổ thông-khái niệm, biểu hiện và một số yếu tố tác động. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60 (6A), tr. 211-214. [13] Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh, 1975. Lí luận dạy học hóa học. Tập 1. NXB Giáo dục. Hà Nội. Tái bản năm 1982. [14] Amy Cools, 2015. Science & Philosophy: A Beautiful Friendship. Philosophy now a magazine of ideas, issue 109, pp.9. [15] Jean-Pierre Lored, Stéphane Sarrade, 2016, “Connecting the philosophy of chemistry, green chemistry, and moral philosophy” Journal-Foundations of Chemistry, issue 2, pp 125-152. [16] Bộ giáo dục – đào tạo, 2015. Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ thông mới). Hà Nội. [17] Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vụ giáo dục trung học, 2014. Chương trình phát triển giáo dục trung học. Tài liệu tập huấn kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong trường THPT. Hà Nội. ABSTRACT Moral qualitiesof education and capacity development to apply chemical knowledge into practice for students through a system of exercises nitrogen – phosphorus chapter – chemistry 11 Hoang Nhu Quynh, Nguyen Cuong Facutly of Chemistry, Hanoi National University of Education Capacity development and quality of learners are ones of the important tasks in the process of education reform in our country. Students need to be educated both competence and ethics. One of the useful method to perform tasks is use the exercises as an active teaching method and effective.The article suggested the exercises of nitrogen - phosphorus chapter, methods using exercises as well as toolkits to evaluate the moral quality and capacity of applying knowledge of the student. Experiments were conducted in two schools: Thuan Thanh 2 high school and Tam Duong high school. Initial results showed that the use of chemical exercises was feasible in the education of moral qualities and developed the capacity of applying knowledge for students. Keywords:The capacity of applying knowledge, moral qualities of education, chemical exercises, nitrogen - phosphorus.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5087_12_02_hoang_nhu_quynh_2027_2123634.pdf
Tài liệu liên quan