Giải mã những biểu tượng của thiên chúa giáo trong tác phẩm tội ác và hình phạt - Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Tài liệu Giải mã những biểu tượng của thiên chúa giáo trong tác phẩm tội ác và hình phạt - Nguyễn Thị Thúy Hạnh: TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 41 GIẢI MÃ NHỮNG BIỂU TƢỢNG CỦA THIÊN CHƯA GIÁO TRONG TÁC PHẨM TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT Nguyễn Thị Thúy Hạnh1 TĨM TẮT Bài viết này hướng đến việc tìm hiểu và phân tích những biểu tượng của Thiên Chúa giáo trong tác phẩm nổi tiếng của Dostoevsky - tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt, gĩp phần làm rõ hơn một phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Mặt khác, qua việc phân tích các biểu tượng của Thiên Chúa giáo xuất hiện trong tiểu thuyết, chúng tơi muốn chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa giáo đến Dostoevsky, một điển hình cho mối quan hệ giữa tơn giáo và văn học. Từ khĩa: Dostoevsky, Tội ác và Hình phạt, biểu tượng 1. MỞ ĐẦU Trên phƣơng diện xã hội, chúng ta cĩ thể nĩi rằng, tơn giáo và văn học nghệ thuật là sản phẩm xã hội do con ngƣời tạo ra và tồn tại vì con ngƣời. Tơn giáo mang đến cho con ngƣời niềm hy vọng vào cõi khác, vào thế giới siêu hình. Tơn giáo cũng là nơi nƣơng tựa khi con ngƣời ...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải mã những biểu tượng của thiên chúa giáo trong tác phẩm tội ác và hình phạt - Nguyễn Thị Thúy Hạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 41 GIẢI MÃ NHỮNG BIỂU TƢỢNG CỦA THIÊN CHƯA GIÁO TRONG TÁC PHẨM TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT Nguyễn Thị Thúy Hạnh1 TĨM TẮT Bài viết này hướng đến việc tìm hiểu và phân tích những biểu tượng của Thiên Chúa giáo trong tác phẩm nổi tiếng của Dostoevsky - tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt, gĩp phần làm rõ hơn một phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Mặt khác, qua việc phân tích các biểu tượng của Thiên Chúa giáo xuất hiện trong tiểu thuyết, chúng tơi muốn chỉ ra ảnh hưởng của tư tưởng Thiên Chúa giáo đến Dostoevsky, một điển hình cho mối quan hệ giữa tơn giáo và văn học. Từ khĩa: Dostoevsky, Tội ác và Hình phạt, biểu tượng 1. MỞ ĐẦU Trên phƣơng diện xã hội, chúng ta cĩ thể nĩi rằng, tơn giáo và văn học nghệ thuật là sản phẩm xã hội do con ngƣời tạo ra và tồn tại vì con ngƣời. Tơn giáo mang đến cho con ngƣời niềm hy vọng vào cõi khác, vào thế giới siêu hình. Tơn giáo cũng là nơi nƣơng tựa khi con ngƣời thấy thân phận mình nhỏ bé, bất lực. Trong khi đĩ, văn học nghệ thuật giúp con ngƣời nhìn ra chiều sâu của đời sống, nhận thức sâu sắc hơn về bản thân và ngƣời khác, hƣớng đến giá trị Chân - Thiện - Mỹ và đƣa họ lại gần với niềm tin tơn giáo hơn. Nhìn trên gĩc độ mối quan hệ giữa tơn giáo và văn học thì tơn giáo là mảnh đất tớt, là nguờn cảm hứng dạt dào để nghệ sĩ sáng tạo. Những bộ sách tơn giáo kinh điển nhƣ Tam tạng kinh của Phật giáo, Cựu ước và Tân ước của Thiên Chúa giáo, Kinh Coran của Hồi giáo, Đạo đức kinh của Lão Tử, Nam Hoa chân kinh của Trang Tử lại đầy chất thơ, đậm tính văn chƣơng và là nguồn cảm hứng vơ tận cho các nghệ sĩ ở mọi thời đại khai thác. Vì vậy, khơng lấy làm lạ khi Lev Tolstoy - nhà văn lớn của văn học Nga và thế giới tuyên bớ : “Tơi sáng tác dƣới ánh sáng của Chúa” . Nĩi nhƣ vậy cĩ nghĩa rằng, tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo là ánh sáng soi tỏ cho tâm linh và tƣ tƣởng của nhà văn. Khơng phải riêng Lev Tolstoy, mà Dostoevsky - tác gia cùng thời với ơng cũng chịu ảnh hƣởng sâu sắc bởi tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo trong sáng tác, điển hình là tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt. Bài viết này sẽ chỉ ra ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo đến tiểu thuyết Tội ác và Hình phạt của Dostoevsky qua việc phân tích các biểu tƣợng của Thiên Chúa giáo tồn tại trong tác phẩm. 1 ThS. Giảng viên khoa Việt Nam học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 42 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm “Biểu tƣợng” Bằng hình tƣợng, nghệ thuật sáng tạo ra một thế giới hồn tồn mang tính biểu tƣợng. “Trong nghĩa rộng, biểu tƣợng là đặc trƣng phản ánh cuộc sống bằng hình tƣợng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tƣợng là một phƣơng thức chuyển nghĩa của lời nĩi hoặc một loại hình tƣợng nghệ thuật đặc biệt cĩ khả năng truyền cảm lớn, vừa khái quát đƣợc bản chất của một hiện tƣợng nào đấy, vừa thể hiện một quan niệm, một tƣ tƣởng hay triết lý sâu xa về con ngƣời và cuộc đời” [5; tr 24] - loại biểu tƣợng là hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tập trung nguyên tắc phản ánh hiện thực, thơng qua các mơ hình đời sống của văn học nghệ thuật. Quá trình tạo nghĩa của mỗi biểu tƣợng thƣờng cĩ lịch sử lâu đời hàng vạn năm, gắn liền với quá trình hình thành quan niệm về thế giới của con ngƣời cổ xƣa. Là hiện tƣợng lịch sử, biểu tƣợng cũng chịu sự chi phối của ngơn ngữ, tâm lí, quan niệm của dân tộc và thời đại. Mỗi nền văn hĩa, tơn giáo hoặc truyền thống dân tộc cĩ thể cĩ cách dùng (hay hiểu) về một biểu tƣợng khơng thống nhất với nhau. Trong diễn trình lịch sử - văn hĩa, ý nghĩa của biểu tƣợng khơng ngừng đƣợc bổ sung. Chẳng hạn, vẫn là một biểu tƣợng, nhƣng khi đi vào các tác phẩm văn học, biểu tƣợng ấy thƣờng in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ, nĩ cĩ thể đƣợc bổ sung các nét nghĩa khác chƣa cĩ trƣớc đĩ. Trong Tội ác và Hình phạt, Dostoevsky sử dụng những biểu tƣợng đã trở thành mẫu gốc trong văn hĩa. Đĩ là những biểu tƣợng cĩ tính phổ quát và thƣờng lặp lại trong các sáng tác văn học: nhận thức và bừng ngộ, thử thách và trừng phạt Những biểu tƣợng này luơn luơn đi vào kinh nghiệm tinh thần của văn hĩa nhân loại và một lần nữa đƣợc tái sinh qua tác phẩm để thể hiện tƣ tƣởng và cảm xúc của tác giả. Cĩ thể nĩi, những biểu tƣợng trong văn hĩa Thiên Chúa giáo đã gĩp phần quan trọng xây dựng nên nội dung, tƣ tƣởng, kết cấu tác phẩm Tội ác và Hình phạt. Bản thân Kinh Thánh của đạo Thiên Chúa đã hàm chứa trong đĩ rất nhiều biểu tƣợng mang ý nghĩa biểu trƣng, những biểu tƣợng này là những mẫu gốc, tồn tại trong chiều sâu của “vơ thức tập thể” (C.G.Jung). Dostoevsky đã thực hiện nhiệm vụ của nhà văn, đĩ là “thời sự hĩa” chiều sâu vơ thức ấy, tái sinh một lần nữa những biểu tƣợng của Thiên Chúa giáo, tạo ra sự giao tiếp với các mẫu gốc vĩnh cửu và mang tính tồn nhân loại. Cội nguồn các biểu tƣợng của Thiên Chúa giáo trong Tội ác và Hình phạt, hẳn nhiên, liên quan đến ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Thiên Chúa giáo tới nhà văn. Theo những ghi chép về tiểu sử Dostoevsky, cuốn sách đầu tiên và cũng là cuốn sách ám ảnh Dostoevsky suốt đời là Kinh thánh. Hồi nhỏ, cậu bé Phedor khơng chỉ thuộc lịng những câu chuyện ngụ ngơn về thế giới huyền thoại đã định hình dƣới sự sắp đặt của Chúa trong Kinh Cựu Ước, mà cịn trăn trở trên những trang sách Jop trong Kinh Tân TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 43 Ước với những khổ đau cùng thử thách niềm tin của con ngƣời. Trong cuộc đời cũng nhƣ sự nghiệp văn học, Dostoevsky đã khơng ngừng đấu tranh để vƣợt qua những ám ảnh khủng khiếp về những mặt tối tăm của cuộc sống, định hƣớng vào Chúa và vào tình yêu thƣơng của ngƣời nơng dân. 2.2. Những biểu tƣợng của Thiên Chúa giáo trong Tội ác và hình phạt 2.2.1. Biểu tượng tảng đá Khi cịn trẻ, Dostoevsky đã say mê với bức Đức mẹ Xichxtin của Raphael mà ơng đồng nhất với quan niệm về “thế kỷ vàng” lý tƣởng. Những bức họa của Tixieneg, Bartơlơmêơ về đề tài sự phục sinh của cơ gái tội lỗi Marđalena trong Kinh Thánh cũng gợi cho ơng nhiều suy tƣởng. Đề tài ngƣời phụ nữ nhƣ là hiện thân của cái đẹp và khát vọng hồi sinh đƣợc triển khai trong tiểu thuyết Thằng ngây và đƣợc phát triển trong Tội ác và Hình phạt với hình tƣợng Sonya. Biểu tƣợng “tảng đá” trong tác phẩm cĩ nguồn gốc gắn với mơtíp phục sinh trong văn hĩa Thiên Chúa giáo. Khơng chỉ xuất hiện trong văn hĩa Thiên Chúa giáo, mơtíp “Phục sinh” (“sống lại”) cịn cĩ trong tín ngƣỡng của nhiều tơn giáo lớn trên thế giới. Chúng ta biết đến quan niệm về vịng luân hồi bất tận, từ kiếp này sang kiếp khác của ngƣời Ấn Độ, khát vọng “trƣờng sinh” nhờ tu tiên, thuốc tiên của Đạo giáo, hay quan niệm về sự “bất tử” của ngƣời Hy Lạp về thần linh. Khác với các tơn giáo trên, quan niệm về sự hồi sinh của đạo Thiên Chúa lại tránh khơng nĩi nhiều đến những điều ở ngồi trí tƣởng tƣợng của con ngƣời, tránh khơng gán cho thế giới bên kia những điều ta quen biết ở thế giới này, khƣớc từ những bí thuật, đồng bĩng. Quan niệm “sống lại” của đạo Thiên Chúa về thân phận con ngƣời ở thế giới bên kia hình thành dần dần theo từng giai đoạn của lịch sử dân Chúa. Nĩ thể hiện một niềm lạc quan về nhân sinh, rằng: ngƣời ta sinh ra ở đời khơng phải là sự biến hĩa vơ định, cũng khơng phải là do nhân quả báo ốn một cách tất định, mà đã đƣợc Đức Chúa an bài. Trong Thiên Chúa giáo, mơtíp “Phục sinh” mang ý nghĩa cứu độ, ý nghĩa Thần học. Sự phục sinh của Đức Jesus là khởi điểm cho sự phục sinh chung của tồn thể nhân loại. Biến cố phục sinh khơng phải là một sự kiện riêng lẻ, mà là một biến cố khai mở hƣớng về tƣơng lai. Cuộc sống mới đƣợc sách Kinh Thánh diễn tả bằng những thành ngữ: sự sống, sự cơng chính, ơn cứu chuộc, ơn bình an, ơn tha thứ Trong tác phẩm Tội ác và Hình phạt, Dostoevsky cũng tái sử dụng mơtíp “phục sinh” của Thiên Chúa giáo. Trong đoạn cuối của tiểu thuyết, Dostoevsky viết về quá trình cải hĩa của Raxkonikov: “Nhƣng đến đây đã bắt đầu một quá trình khác, quá trình cải hĩa dần dần của một con ngƣời, quá trình tái sinh của nĩ, quá trình chuyển dần từ một thế giới này sang một thế giới khác, làm quen với một hiện thực mới mẻ, từ trƣớc đến nay chƣa từng biết đến. Nĩ cĩ thể làm thành đề tài cho một câu chuyện kể mới” - một quá trình mang ý nghĩa phục sinh đúng chất Kinh Thánh. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 44 Gắn với mơtíp phục sinh trong Kinh Thánh là biểu tượng tảng đá. Chi tiết tảng đá mà Raxkonikov giấu túi đồ cƣớp đƣợc gợi liên tƣởng tới biểu tƣợng tảng đá và ngơi mộ trống trong Kinh Thánh. Theo quan niệm của ngƣời Do Thái, vai trị của tảng đá đặt nơi ngơi mộ là khơng cho ngƣời sống vào trong mồ và khơng cho ngƣời chết ra khỏi mồ. Thế giới ngƣời chết và thế giới ngƣời sống hồn tồn cách biệt. Tảng đá đƣợc lăn ra cĩ nghĩa là cửa âm phủ đã mở toang. Trong Kinh Thánh, “tảng đá rất lớn”, “đƣợc canh giữ”, khi nĩ đƣợc “vần ra” nghĩa là quyền năng của Thiên Chúa đã chiến thắng âm phủ, chiến thắng sự chết. Theo ý nghĩa nguyên sơ, thì đá cĩ tính chất cứng, bền, nặng, là biểu tƣợng của sức mạnh. Điều này giúp ta hiểu tại sao Kinh Thánh đã sử dụng nhiều hình ảnh đá tảng, dƣới những hình thức khác nhau, để gán cho Đấng Tiên Tri. Với ý nghĩa biểu trƣng bắt nguồn từ Kinh Thánh, tảng đá mà Raxkonikov giấu túi đồ cũng giống nhƣ ngơi mộ anh tự chơn mình. Khi anh tiết lộ và thú tội, tảng đá đĩ đã đƣợc vần ra khỏi ngực anh, điều đĩ cũng cĩ nghĩa Raxkonikov đã dám đối diện với sự thực và tìm lại đƣợc niềm tin vào điều thiện. Trong Tội ác và Hình phạt, triết lý về sự sống và cái chết cũng đƣợc xây dựng trên cơ sở là ý niệm về sự sống và cái chết của Thiên Chúa giáo. Thiên Chúa giáo quan niệm, sự chết là hậu quả của tội, phạm tội là tìm đến sự băng hoại và “bởi tội lỗi mà cĩ sự chết, thì sự chết đã trải qua trên hết thảy mọi ngƣời nhƣ vậy, vì mọi ngƣời đều phạm tội” [9; tr 185]. Cái chết khơng chỉ là giây phút cuối cùng của đời sống, mà cịn là áp lực đè nặng lên con ngƣời, nhƣng đối với ai sống trong niềm tin vào Đức Kitơ, cái chết khơng cịn tác dụng. Trong sự phục sinh, tình yêu là thực tại chiến thắng và đem lại tự do cho mỗi ngƣời. Chính nhờ tình yêu của nàng Sonya mộ đạo và thánh thiện mà Raxkonikov cịn sợi dây liên hệ với cuộc sống, chàng bắt đầu tin vào sự phục sinh của chính bản thân mình. Đĩ là “sự sống mới” đƣợc nĩi đến trong Kinh Thánh: “cũng nhƣ Đức Kitơ, đƣợc sống lại từ kẻ chết” - Raxkonikov và Sonya cùng sống trong một đời sống mới , “trời mới đất mới”, “sẽ khơng cĩ sự chết, cũng khơng cĩ than khĩc, kêu ca hay là đau đớn nữa” [9; tr 325]. 2.2.2. Biểu tượng cây thánh giá Theo nghĩa Thần học, trƣớc khi Chúa Jesus chịu khổ hình thì giá gỗ treo ơng lên chỉ đƣợc gọi là cây thập giá, thập tự hoặc thập tự giá (khơng viết hoa), đĩ một hình thức xử tử của Đế quốc La Mã. Khi ấy, mọi ngƣời đều coi cây thập giá là một biểu tƣợng của cái chết, của sự ơ nhục. Sau khi Chúa Jesus phục sinh từ cõi chết, lên trời vinh hiển thì cây thập giá trở thành một vật linh thiêng và đƣợc gọi là Thánh Giá (đƣợc viết hoa) ngụ ý tơn trọng. Cây thánh giá là biểu tƣợng thánh thiêng của Kitơ Giáo, biểu tƣợng của sự cứu độ, hiện thân cho những lao khổ của Chúa, quyền năng của Chúa Những huyền thoại này đã cố định và chuyển thể, đƣa “thánh giá” trở thành biểu tƣợng ăn sâu trong tâm thức văn hĩa của ngƣời phƣơng Tây. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 45 Trong lịch sử, trƣớc khi Chúa xuất hiện, ngƣời Rơma đã dùng thập giá để lên án tử hình cho các tội nhân. Vì vậy, thập giá tƣợng trƣng cho tử thần. Thập giá đƣợc tạo nên do hai thanh gỗ, một nằm và một đứng. Thanh nằm tƣợng trƣng cho cái chết trải rộng. Thanh đứng tƣợng trƣng cho sự sống vƣơn cao. Hai thanh bắc ngang nhau tƣợng trƣng cho sự tƣơng phản giữa sự sống và cái chết, giữa niềm vui và nỗi buồn, giữa khối lạc và đau khổ, giữa ý muốn con ngƣời và ý muốn Thiên Chúa. Đặt “thanh chết” trên “thanh sống” là cách duy nhất để làm nên một thập giá. Nếu nhƣ thập giá là biểu tƣợng của cái chết, thì thánh giá là biểu tƣợng của tình yêu và sự khổ nạn. Khi Đức Chúa tắt thở trên cây thập giá thì cây thập giá trở thành cây cứu rỗi và đƣợc “thánh hĩa”, trở thành biểu tƣợng của tình yêu, nỗi đau, đức hy sinh và sự vinh quang. Thập giá từ dụng cụ tra tấn con ngƣời đã trở thành thánh giá với ý nghĩa nhƣ một phƣơng tiện để đi vào một sự sống mới thơng qua tình yêu của Đức Chúa. Trong tác phẩm, biểu tƣợng cây thánh giá xuất hiện vừa cĩ ý nghĩa của sự chịu tội, vừa cĩ ý nghĩa của sự cứu độ và tình yêu. Cây thánh giá mà Sonya trao cho Raxkonikov: “Khi nào anh đi đĩn lấy đau khổ, anh sẽ đeo. Anh đến em, em sẽ đeo vào cho anh, chúng ta sẽ cầu nguyện một lát và sẽ đi”. Cây thánh giá cĩ ý nghĩa cứu độ cho linh hồn Raxkonikov và là sự an ủi cho những ngƣời khốn khổ nhƣ Sonya. Raxkonikov sẽ mang nĩ nhƣ gánh một sứ mệnh của sự sám hối, chịu tội về sau. Cây thánh giá cũng là tƣợng trƣng cho tình yêu thƣơng của Sonya dành cho Raxkonikov, một tình yêu đã lọc qua muơn vàn đau khổ và tủi nhục. Biểu tƣợng cây thánh giá trong tác phẩm là hy vọng về sự phục sinh một cuộc sống mới, là khát vọng hồn nguyên của tâm hồn Raxkovnikov. 2.2.3. Biểu tượng ánh sáng Ánh sáng là một trong những phép ẩn dụ thiêng liêng trong suốt Kinh Thánh. Cái đầu tiên mà Thƣợng Đế sáng tạo ra là ánh sáng, lời của Thƣợng Đế nhƣ ánh sáng của ngọn đèn trên suốt hành trình: “Nguồn sống ấy soi sáng cả nhân loại, chiếu rọi trong bĩng tối dày đặc, nhƣng bĩng tối khơng bao giờ dập tắt đƣợc ánh sáng” [10; tr 113]. Trong ý niệm của con ngƣời, ánh sáng tƣợng trƣng cho điều thiện, bĩng tối tƣợng trƣng cho điều ác: “Ai làm việc gian ác đều ghét ánh sáng, khơng dám đến gần ánh sáng, vì sợ tội ác mình phát hiện. Ngƣợc lại, ngƣời làm điều chân thật thích gần ánh sáng, vì ánh sáng phát hiện cơng việc tốt đẹp họ làm theo ý muốn của Thƣợng Đế” [10; tr 116]. Trong đoạn Sonya đọc cho Raxconikov nghe phần Lazazo sống lại của Kinh Phúc Âm, chi tiết ánh sáng đƣợc miêu tả: “Mẩu nến đã lụi xuống rất lâu trong chiếc đế đèn mĩ méo, hắt một ánh sáng lù mù lên kẻ sát nhân và cơ gái điếm tụ họp một cách kỳ lạ trong gian phịng khốn khổ, trƣớc pho sách vĩnh hằng”. Đây là chi tiết cĩ ý nghĩa thắp sáng tồn bộ tác phẩm. Ánh sáng ấy là ánh sáng của khát vọng đƣợc trơng cậy, TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 46 đƣợc cứu rỗi, khát vọng đƣợc “thanh lọc”. Khác với Marcel Proust khi viết về những nhân vật là gái bán hoa, kẻ giết ngƣời, đã đi theo hƣớng nghệ thuật suy đồi, thì Dostoevsky đã nâng những nhân vật của mình lên, cho họ đƣợc cứu rỗi bởi ánh sáng của thiên lƣơng và lịng nhân ái, khiến ngƣời đọc yêu mến, xĩt thƣơng và trân trọng. Xuất phát từ tƣ tƣởng “con ngƣời sinh ra khơng phải là để hƣởng hạnh phúc, con ngƣời phải xứng đáng với hạnh phúc, để xứng đáng với hạnh phúc bao giờ cũng phải trải qua đau khổ”, “Đau khổ là sự vĩ đại”, viên dự thẩm Porphiri tin vào sự phục sinh của chàng thanh niên lầm lạc Raxkonikov đang phải chịu đau khổ vì hệ tƣ tƣởng sụp đổ: “Chúa giữ gìn”, “chuẩn bị một cuộc sống cho anh”. Tuy nhiên, tƣ tƣởng Chính giáo và triết lí “trải nghiệm đau khổ” của Dostoevsky trong Tội ác và Hình phạt khơng cĩ sức thuyết phục bằng niềm tin vào cuộc sống và sự giao cảm giữa ngƣời với ngƣời. Tình yêu của Sonya, một tình yêu nhẫn nại, vị tha và thầm lặng của cơ dành cho anh, tình thƣơng yêu của cơ dành cho những ngƣời sống xung quanh đã cứu rỗi Raxkonikov. Dostoevsky tâm niệm “Cái đẹp sẽ cứu thế giới!”, rộng hơn và chính xác hơn là “Tình yêu thƣơng sẽ cứu thế giới!” với một điều kiện: ngay bây giờ con ngƣời phải biết cứu lấy và gìn giữ chính cái đẹp và tình yêu thƣơng ấy. 2.2.4. Biểu tượng những con số thần thiêng Thời Trung cổ đã cĩ tốn học và do đĩ cĩ ngơn ngữ tƣợng trƣng tốn học. Nhƣng những tƣợng trƣng tốn học này đồng thời là những tƣợng trƣng thần học, bởi vì một thời gian dài bản thân tốn học đƣợc xem nhƣ một thứ “số học thần thiêng” (Meletinski) và phục vụ cho nhu cầu giải thích những chân lý thần thánh. Do đĩ, ngơn ngữ tốn học thời bấy giờ khơng phải là một ngơn ngữ độc lập - nĩi cho đúng, nĩ chỉ là một nhánh thuộc cây gia hệ ngơn ngữ Thiên Chúa giáo. Con số là yếu tố cốt yếu của tƣ tƣởng mỹ học, nĩ cịn là tƣợng trƣng thần thiêng, là tƣ tƣởng của Thƣợng đế. Nghiên cứu con số trong nhiều tác phẩm văn học, chúng ta cĩ thể thấy những con số này mang màu sắc của huyền thoại (huyền thoại đƣợc nhìn rộng ra theo quan niệm của khoa nghiên cứu huyền thoại học và ký hiệu học cấu trúc) [4]. Biểu tƣợng những con số thần thiêng trong Thiên Chúa giáo đƣợc tái hiện trong Tội ác và Hình phạt phần nào thể hiện tƣ tƣởng nghệ thuật và thế giới quan của tác giả. 2.2.4.1. Biểu tượng con số 3 Trong văn hĩa thế giới, con số “3” mang ý nghĩa về sự hồn chỉnh, biểu tƣợng của sự tồn thể, sự hồn thành. Triết học phƣơng Đơng thƣờng dùng các trạng thái, hình thể gắn với con số 3. Phật giáo dùng con số ba để biểu thị mối quan hệ của các ý niệm: “Tam bảo” (Phật - Pháp - Tăng), “Tam giới” (Dục giới, Sắc giới và Vơ sắc giới), “Tam thời” (Quá khứ - Hiện tại - Vị lai), “Tam vơ lậu học” (Giới - Định - Tuệ), Đạo TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 47 giáo nĩi đến “Tam đa” (Đa phúc, Đa lộc, Đa thọ), Nho giáo thì bàn về “Tam tài” (Thiên, Địa, Nhân). Trong đạo Hinđu, thần linh tối thƣợng cũng hiện hình thành ba (Trimurti: Brahma, Vishnu, Siva), các mặt sản sinh, bảo tồn và biến cải này ứng với ba thiên hƣớng (guna): Đơng - Nam - Bắc Con số “3” gắn với ba vị trí, ba lần của sự kiện (“sự bất quá tam”) và nhiều tơn giáo đã coi số “3” là con số thiêng. Trong Kinh Thánh nĩi tới sự hồn hảo của Ba ngơi Thiên Chúa, ba vị khách thần linh đã thăm viếng Abraham tại Mamre [9; tr 17], ba lễ hội của Dân Chúa: Lễ Bánh, Lễ Mùa Gặt và Lễ Lều [9; tr 64-119], ba ngày và đêm Jonah ở trong bụng cá [9; tr 1036], ba ngày từ khi Chúa Giêsu chết tới khi Chúa sống lại [9; tr 213-215], Chúa phục sinh ba ngƣời, Phêrơ chối Chúa ba lần, bản án của Chúa viết bằng ba ngơn ngữ, ba chứng nhân “Nƣớc, Máu, Thần Khí” [9; tr 106-138] Trong tác phẩm Tội ác và Hình phạt, con số “3” xuất hiện nhiều lần đều cĩ ý nghĩa thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Khi Raxkonnikov đến nhà mụ già Aliona Ivanovna để thực hiện ý đồ giết ngƣời, anh giật chuơng cửa ba lần. Đĩ là tiếng chuơng khai tử cho cái chết của Aliona Ivanovna và Lizaveta, nhƣng trƣớc hết, là tiếng chuơng khai tử cho chính Raxkonikov, đúng nhƣ lời anh tự thú với Sonya: “Tơi giết tơi, chứ khơng phải giết mụ già? Đến đấy, tơi đã tự tiêu diệt ngay tức khắc, vĩnh viễn tự tiêu diệt!”. Lúc này, con số 3 cĩ ý nghĩa nhƣ sự khởi đầu cho vịng quay: tội ác - sám hối - phục thiện của Raxkonikov. Con số 3 cịn trở đi trở lại nhiều lần nữa trong tác phẩm. Raxkonikov ba lần nĩi chuyện với Moorpherin, ba lần nĩi chuyện với Sonya. Để xây dựng kết cấu tác phẩm, nhà văn triển khai ba tuyến nhân vật. Là bội của con số 3, con số 30 cũng là con số thần thiêng theo kinh điển Thiên Chúa giáo. Con số 30 là tích số của 3 và 10. Trong đạo Thiên Chúa, đĩ là số ngày than khĩc Aaron qua đời [9; tr 181]. Dân Do Thái sống bên Ai Cập 430 năm, 400 năm nhƣ nơ lệ và 30 năm tự do. Chúa Kitơ sống 30 năm tại Nazareth nhƣ một ngƣời tự do và sống 3 năm với vai trị của Đấng cứu thế chu tồn sứ mệnh của mình. Chúa Giêsu đạt đƣợc 30 tuổi khi bắt đầu rao giảng [9; tr 70], Giuse cũng tuổi đĩ khi làm việc [9; tr 47-63], David bắt đầu làm vua cũng vào 30 tuổi [9; tr 342-343] Trong Tội ác và Hình phạt, ngồi số 3, con số 30 cũng xuất hiện một cách đầy dụng ý. Ba mƣơi cơ pếch là khoản tiền số tiền bán mình của Sonya, số tiền mà Sonya bán mình để nuơi gia đình. Ba mƣơi cơ pếch cũng là khoản tiền tội lỗi mà Giuđa bán Chúa. Trong cuối câu chuyện về Sonya, Marmelazov tha thiết nhắc đến Chúa và hy vọng vào “Ngày phán xử cuối cùng”: “Chỉ cĩ đấng vẫn hằng thƣơng xĩt và thơng hiểu đƣợc vạn vật, chúng sinh, chỉ cĩ Ngƣời mới sẽ thƣơng hại chúng ta. Ngƣời là Đấng Vơ TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 48 song, Ngƣời là Đấng phán xử tối cao. Rồi ngày ấy Ngƣời sẽ đến và sẽ phán hỏi: Đâu rồi, ngƣời con gái đã bán mình để nuơi ngƣời dì ghẻ phế lao và ác nghiệt, nuơi mấy đứa con của kẻ khác? Đâu rồi, ngƣời con gái đã rủ lịng thƣơng hại ngƣời bố phàm trần nghiện rƣợu, ăn hại mà khơng hề ghê sợ cái tính thơ bỉ thú vật của hắn: Và Ngƣời sẽ phán: “Lại đây con! Ta đã tha thứ cho con một lần rồi, nay ta lại tha thứ tội lỗi cho con vì con đã rộng lịng yêu thƣơng”. Dostoevsky đã đƣa nguyên văn câu của Jesus nĩi với Magadalena, một ngƣời đã sống phĩng đãng trong Phúc âm vào lời nhân vật của mình, điều này cho thấy, con số “30” xuất hiện khơng hề ngẫu nhiên, mà theo ý đồ nghệ thuật của tác giả. Sonya bán mình nhƣng linh hồn nàng sẽ đƣợc Chúa thƣơng xĩt và cƣu mang, vì nàng đã sống yêu thƣơng và vì tình yêu thƣơng ấy mà hy sinh bản thân. Hy vọng vào sự hiện diện và cứu độ của Chúa là nguồn an ủi cho tâm linh những con ngƣời cùng khổ nhƣ Marmelazov. Gia đình Marmelazov tƣợng trƣng cho sự khốn cùng của thế giới, minh chứng cho nỗi đau khổ của lồi ngƣời. Mỗi nhân vật là một bi kịch, một câu chuyện, một tính cách, một lý tƣởng, đặt trong sự va chạm, đối thoại, đối chiếu với những nhân vật khác, “giọng nĩi khác”. “Lí giải thế giới cĩ nghĩa là suy nghĩ tất cả các nội dung của nĩ nhƣ là những cái đồng thời và phỏng đốn mối quan hệ của chúng trong mặt cắt của một thời điểm” [2; tr 28] chính là đặc điểm của thi pháp “tiểu thuyết đa thanh” Dostoevsky. 2.2.4.2. Biểu tượng con số 7 Trong văn hĩa thế giới, số 7 tƣơng ứng với bảy ngày trong một tuần, bảy hành tinh theo quan niệm của ngƣời Hy Lạp và La Mã, hoa hồng bảy cánh tƣợng trƣng cho bảy tầng trời. Là tổng của con số 3 (con số Thƣợng giới) với con số 4 (trật tự trần thế), số 7 cĩ ý nghĩa là quyền năng mạnh nhất của mặt trời. Con số 7 cịn tƣợng trƣng cho sự thành tựu sinh hĩa cả vũ trụ khơng gian (Đơng, Tây, Nam, Bắc), Thời gian (Quá khứ, Hiện tại, Tƣơng lai), Thất bửu (Vàng, Bạc, Lƣu ly, Pha lê, Xa cừ, Trân châu, Mã não). Ở châu Âu thời Trung cổ, ngƣời ta cho rằng, cĩ bảy mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho lồi ngƣời. Một truyền thuyết của Đạo Phật kể rằng, Đức Phật lúc mới sinh ra đã đo vũ trụ bằng những bƣớc đi theo bốn hƣớng, mỗi hƣớng bảy bƣớc. Bốn giai đoạn của cuộc thử nghiệm giải thốt của đức Phật tƣơng ứng với các đợt dừng chân mỗi đợt bảy ngày. Ngƣời phƣơng Đơng tin rằng, trong suốt tháng bảy (âm lịch) tất cả linh hồn trên thiên đƣờng và địa ngục sẽ trở lại dƣơng gian. Mỗi kỳ mặt trăng kéo dài bảy ngày và bốn kỳ mặt trăng (7x4) khép lại một chu kỳ. Nhìn chung, số 7 “tƣợng trƣng cho một chu kỳ hồn chỉnh, một sự hồn thiện năng động” [3; tr 69]. Trong văn hĩa Thiên Chúa giáo, số 7 cũng đƣợc coi là con số quan trọng. Số 7 đƣợc dùng 77 lần trong Kinh Cựu ước [3; tr 71]. Chẳng hạn, cây đèn nến cĩ bảy TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 49 nhánh, bảy vị thần nghỉ ngơi trên cành Jenssé; bảy tầng trời, nơi ngự của các thiên thần, Salomon xây dựng đền thờ trong bảy năm... Con số 7 cịn đƣợc gắn với “một điềm chiêm bao” trong giấc mộng của Pharaon mà Giuse đã giải: bảy con bị mập tốt ứng với bảy năm no đủ, bảy gié lúa là bảy năm đĩi kém [9; tr 49]. Ở tác phẩm Tội ác và Hình phạt, con số 7 gắn với thời gian bảy năm đi đày lao động khổ sai của Raxkonikov: “Bảy năm, chỉ bảy năm thơi? Trong thời gian đầy hạnh phúc, cĩ nhƣng lúc cả hai ngƣời sẵn sàng coi bảy năm ấy nhƣ bảy ngày. Thậm chí chàng cũng khơng biết rằng cuộc sống mới khơng phải sẽ tự đến cho chàng hƣởng khơng, rằng cịn phải mua nĩ với một giá rất đắt: với một kỳ cơng to lớn sau này”. Trong Kinh Thánh, ngày thứ bảy, năm thứ bảy là thời gian nghỉ ngơi: “Cứ bảy năm, những tơi tớ đƣợc giải phĩng, những con nợ đƣợc miễn nợ” [3; tr 71]. Cũng với ý nghĩa này, thời gian bảy năm đi đày chính là hành trình trở lại với nhân thế của Raxkonikov. Thời điểm mãn hạn tù chính là thời điểm Raxkonikov đƣợc giải phĩng. Giống nhƣ ý nghĩa về con số 7 trong văn hĩa Thiên Chúa giáo và văn hĩa nhân loại nĩi chung, con số bảy năm trong tác phẩm ám chỉ sự hồn thành của một chu kỳ năng động, tạo nên một sự thay đổi tích cực trong tâm lý và con ngƣời Raxkonikov, đĩ chính là “kỳ cơng to lớn” mà Dostoevsky đã nĩi đến. Trên cơ sở mối quan hệ chính yếu “bất khả tƣơng dung” giữa Thiện và Ác, Nhẫn tâm và Nhân từ, Hình phạt và Cứu rỗi, Dostoevsky đã đặt Raxkonikov vào tình thế đối lập, nhằm khai thác sự xung đột giữa cái vị tha và cái vị kỷ bên trong con ngƣời, giữa phần đạo đức thẩm mỹ trong tâm hồn và phần phi nhân tính trong tƣ tƣởng của nhân vật. Bằng một kết thúc mở về tƣơng lai, nhà văn đã khơng lí giải số phận của nhân vật từ sự đối đầu tất yếu của các qui luật cĩ tính xã hội - lịch sử, mà từ lơgich phát triển biện chứng của tính cách trong sự vận động. Đây chính là điểm khác biệt của Dostoevsky khi xây dựng các nhân vật đa diện và lí giải mối quan hệ thiện - ác so với Kinh Thánh và các tác giả khác từng khai thác đề tài truyền thống này nhƣ S. Shepkin, M. Petrovski, A. Franc, M.O. Silva, Ts. Aitmatov, Bulgakov Lúc cịn sống, Dostoevsky đã từng ao ƣớc, nƣớc Nga với tƣ tƣởng Chính giáo sẽ trở thành “dân tộc mang mình Chúa”, giúp cho nhân loại trở về với gốc nền đạo đức. Vì thế, Dostoevsky gọi tác phẩm của mình là tiểu thuyết cảnh tỉnh. Ơng viết nĩ ra vì tƣơng lai nƣớc Nga, vì tƣơng lai xã hội lồi ngƣời, vì chính con ngƣời. Xã hội mà Dostoevsky khao khát cũng là xã hội mà chúng ta mong ƣớc, một xã hội tốt và đẹp nhƣ Dostoevsky hằng mong muốn cho tƣơng lai nƣớc Nga, dù đúng nhƣ nhà thơ Anh Wystan Hugh Auden nĩi: “Xây dựng một xã hội trên cơ sở những điều Dostoevsky đã nĩi là khơng thể đƣợc, nhƣng xã hội nào quên những điều ơng nĩi khơng xứng đáng đƣợc gọi là xã hội lồi ngƣời” [6; tr 148]. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 50 3. KẾT LUẬN Cĩ thể nĩi, việc giải mã ý nghĩa những biểu tƣợng của Thiên Chúa giáo trong Tội ác và Hình phạt là một cách thức nghiên cứu cần thiết để hiểu sâu hơn về tác phẩm và tƣ tƣởng tác giả. Những biểu tƣợng này bắt nguồn từ Thiên Chúa giáo nguyên thủy, từ triết học, nhƣng khi đi vào tiểu thuyết của Dostoevsky, chúng đã đƣợc diễn hĩa, tạo thành những tầng nghĩa mới. Biểu tƣợng nĩi chung luơn thực hiện chức năng truy tìm và diễn đạt ý nghĩa trong cuộc phiêu lƣu tinh thần của con ngƣời ở mọi khơng gian và thời gian. Biểu tƣợng tự thân nĩ luơn khơi gợi, thơi thúc sự khám phá đối với mỗi cá nhân và cộng đồng. Trong nghiên cứu văn học, lý giải đƣợc tính quan niệm trong hệ thống biểu tƣợng của mỗi tác phẩm, thấu hiểu các tầng nghĩa của biểu tƣợng sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn tƣ tƣởng thẩm mỹ của tác giả, nhận ra đƣợc mối liên hệ giữa mơi trƣờng văn hĩa và sự kết tinh của các giá trị văn hĩa dân tộc trong tâm thức của nhà văn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lại Nguyên Ân (2003), 150 Thuật ngữ văn học, Nxb. ĐHQG Hà Nội. [2] M.Bakhtin (1993), Những vấn đề thi pháp tiểu thuyết Đơtxtơiepxki - Bản dịch của Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vƣơng Trí Nhàn. - Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [3] Jean Chevalier, Alain Gheerbrant (1997), Từ điển biểu tượng văn hĩa thế giới, Phạm Vĩnh Cƣ (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, Trƣờng Viết văn Nguyễn Du, TP. Hồ Chí Minh. [4] E.M.Meletinsky (2004), Thi pháp của huyền thoại, Trần Nho Thìn, Song Mộc (dịch), Nxb. ĐHQG Hà Nội. [5] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản lần 1), Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [6] Đỗ Hải Phong biên soạn và tuyển chọn (2006), Phêđor Mikhailơvich Đơtxtơiepxki, Nxb. Đại học Sƣ phạm, Hà Nội. [7] Phedor Dostoevsky (1973), Tội ác và Hình phạt, tập 1, Ngƣời dịch: Trƣơng Đình Cử, Nxb. Khai Trí, Sài Gịn. [8] Phedor Dostoevsky (1973), Tội ác và Hình phạt, tập 2, Ngƣời dịch: Trƣơng Đình Cử, Nxb. Khai Trí, Sài Gịn. [9] Kinh Thánh (1995), Cựu - ước và Tân - ước, Việt Nam: United bible societies. [10] Thánh kinh Tân ước (bản diễn ý) (1987), Nxb. Lời Hằng Sống. TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 26. 2015 51 DECODE THE CHRISTIAN SYMBOL IN CRIME AND PUNISHMENT OF DOSTOEVSKY Nguyen Thi Thuy Hanh ABSTRACT This paper aims to study and analyse the Christian symbol of Crime and Punishment - one of the Dostoevsky’s famous works, we want to contribute to prove one of its aspects. Alternatively, we approve to analyse the Christian symbols of this work, we want to indicate the Christian’s influence with Dostoevsky - a typical of the relationship between religion and literature. Key words: Dostoevsky, Crime and Punishment, symbol

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_1295_2137314.pdf
Tài liệu liên quan