Giá trị chẩn đoán ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có nghi ngờ bệnh hirschsprung bằng đo áp lực hậu môn trực tràng

Tài liệu Giá trị chẩn đoán ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có nghi ngờ bệnh hirschsprung bằng đo áp lực hậu môn trực tràng: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 402 GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN Ở TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI CÓ NGHI NGỜ BỆNH HIRSCHSPRUNG BẰNG ĐO ÁP LỰC HẬU MÔN TRỰC TRÀNG Lâm Thiên Kim*, Trần Quốc Việt***, Phan Nguyễn Ngọc Tú*, Hồ Trần Bản**, Nguyễn Thị Bích Uyên**, Trần Thanh Trí*, Trương Nguyễn Uy Linh**, Trương Quang Định***, Robert Annie*****, Goyens Philippe****, Steyart Henri****, Bontems Patrick****, Mahler Tania**** TÓM TẮT Mở đầu: Trong chẩn đoán, bệnh Hirschsprung được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học chức năng, và giải phẫu bệnh. Tuy nhiên để tầm soát bệnh trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đặt ra nhiều thử thách cho nhà lâm sàng. Mục tiêu: Đánh giá giá trị ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có triệu chứng nghi ngờ bệnh Hirschsprung bằng đo áp lực hậu môn trực tràng(ALHMTT) có kết hợp Midazolam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ 01/2016 đến 12/2016 tại bệnh viện Nhi đ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 07/07/2023 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giá trị chẩn đoán ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có nghi ngờ bệnh hirschsprung bằng đo áp lực hậu môn trực tràng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 402 GIÁ TRỊ CHẨN ĐOÁN Ở TRẺ DƯỚI 12 THÁNG TUỔI CÓ NGHI NGỜ BỆNH HIRSCHSPRUNG BẰNG ĐO ÁP LỰC HẬU MÔN TRỰC TRÀNG Lâm Thiên Kim*, Trần Quốc Việt***, Phan Nguyễn Ngọc Tú*, Hồ Trần Bản**, Nguyễn Thị Bích Uyên**, Trần Thanh Trí*, Trương Nguyễn Uy Linh**, Trương Quang Định***, Robert Annie*****, Goyens Philippe****, Steyart Henri****, Bontems Patrick****, Mahler Tania**** TÓM TẮT Mở đầu: Trong chẩn đoán, bệnh Hirschsprung được chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, hình ảnh học chức năng, và giải phẫu bệnh. Tuy nhiên để tầm soát bệnh trong giai đoạn sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn còn đặt ra nhiều thử thách cho nhà lâm sàng. Mục tiêu: Đánh giá giá trị ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có triệu chứng nghi ngờ bệnh Hirschsprung bằng đo áp lực hậu môn trực tràng(ALHMTT) có kết hợp Midazolam. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến hành từ 01/2016 đến 12/2016 tại bệnh viện Nhi đồng 2 có 70 trường hợp trẻ dưới 12 tháng tuổi có triệu chứng nghi ngờ bệnh Hirschsprung (chậm tiêu phân su, tiêu bón, viêm ruột, chướng bụng) được đo ALHMTT sau khi dùng midazolam nhỏ mũi. Tất cả trẻ sẽ được chụp X quang đại tràng cản quang, sinh thiết hút và đo ALHMTT. Giá trị chẩn đoán của đo ALHMTT được so sánh dựa trên tiêu chuẩn vàng đó là kết quả sinh thiết sau phẫu thuật. Kết quả: Giá trị chẩn đoán của đo ALHMTT: Độ nhạy 94,74% (73,97-99,87%) Độ đặc hiệu 96,08% (86,54- 99,52%); Giá trị tiên đoán dương 90% (69,73-97,23%); Giá trị tiên đoán âm 98%(87,9-99,7%) Kết luận: Đo ALHMTT có giá trị tầm soát bệnh Hirschsprung ở nhóm trẻ dưới 12 tháng tuổi, an toàn ít xâm lấn, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Từ khóa: đo áp lực hậu môn trực tràng, sơ sinh, bệnh Hirschrung. ABSTRACT DIAGNOSTIC UTILITY IN CHILDREN UNDER 12 MONTH OLD WITH SUSPICIONS OF HIRSCHSPRUNG DISEASE BY ANORECTAL MANOMETRY Lam Thien Kim, Tran Quoc Viet, Phan Nguyen Ngoc Tu, HoTran Ban, Nguyen Thi Bich Uyen,Tran Thanh Tri, Truong Nguyen Uy Linh, Truong Quang Đinh, Robert Annie, Goyens Philippe, Steyart Henri, Bontemps Patrick, Mahler Tania * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 402 - 407 Background: The diagnosis of HD basically relies on clinical features, contrast enemas (CE), histopathology on rectal suction biopsy (RSB) as well as the functional test with anorectal manometry. Objective: Attempt to investigate the diagnostic role of anorectal manometry in newborns and small infants with suspicions of Hirschsprung disease under intranasal midazolam sedation. Methods: This prospective study was conducted between January through December 2016 in Children’s * Bệnh viện Nhi đồng 2 ** Đại học Y Dược TP.HCM, *** Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố **** Hospital Universitane des Enfants Runi Fabicla-Université Libre de Bruxelles-Belguim. ***** Epidemiology and Biostatics Department, Université Catholique de Louvani – Belguim. Tác giả liên lạc: BS. Lâm Thiên Kim ĐT: 0989010280 Email: thienkimy04@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 403 Hospital 2. Any patients less than 1 year of age suspected of Hirschsprung disease (delayed passage of meconium, persistent abdominal distention, constipation, recurrences of enterocolitis) were enrolled and underwent a full work-up for Hirschsprung disease: contrast enema (CE) and rectal suction biopsy (RSB) as well as a high resolution anorectal manometry. Before any invasive procedure in this study (CE, anorectal manometry, RSB as well as operation), a signed inform consent was obtained from legal tutor of the child. The study protocol was approved by the local ethics committee. Demographic and clinical data were collected for age, gender, clinical symptoms, and results of the CE and of the RSB. Results: RAIR: Sensitivity 94.74% (73.97-99.87%) Specificity 96.08% (86.54-99.52%); Positive predictive value 90% (69.73-97.23%); Negative predictive value 98%(87.9-99.7%) Conclusion: Anorectal manometry is a simple, safe, and non-invasive method with high specificity for the diagnosis of Hirschsprung disease in neonates. Key words: anorectal manometry, neonates, Hirschsprung disease. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh Hirschsprung được đặc trưng bởi sự vô hạch thần kinh trong đám rối thần kinh ruột bẩm sinh. Ở Việt Nam đã có một báo cáo về kết quả ban đầu trong việc ứng dụng đo ALHMTT trong chẩn đoán bệnh Hirschsprung ở trẻ với độ nhạy là 79,17% và độ đặc hiệu là 81,48%. Kết quả này tuy thấp hơn so với nghiên cứu trên thế giới, nhưng vẫn một lần nữa khẳng định vai trò chẩn đoán bệnh Hirschsrpung. Cỡ mẫu của nghiên cứu này có tuổi trung bình là 15±27,4 tháng, chưa phân tích rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đo ALHMTT. Nghiên cứu cũng nêu ra ở nhóm tuổi trẻ từ 1 tháng đến 6 tháng có độ nhạy và độ đặc hiệu thấp, lần lượt là 55,56% và 82,61% do trẻ quấy khóc nhiều(12). Chúng tôi muốn thực hiện nghiên cứu trên nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, nhằm đánh giá lại các yếu tố làm thay đổi kết quả đo. Ngoài ra trong nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng Midazolam nhỏ mũi để khắc phục tình trạng không hợp tác của trẻ trong lúc đo. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá giá trị chẩn đoán ở trẻ dưới 12 tháng tuổi có nghi ngở bệnh Hirschsprung bằng đo ALHMTT. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu tiền cứu được tiến hành tại bệnh viện Nhi đồng 2 từ 01/2016 đến 07/2017 Nghiên cứu này đã thông qua hội đồng khoa học công nghệ và y đức của trường và bệnh viện. Đối tượng nghiên cứu là những bệnh nhân có nghi ngờ bệnh Hirschsprung. Bệnh nhân được đo và theo dõi tái khám bởi cùng một người điều trị. Kết quả mong đợi độ nhạy và độ đặc hiệu của đo ALHMTT. KẾT QUẢ Chúng tôi tiến hành đo ALHMTT trên 76 trường hợp. Trong đó, 70 trường hợp thỏa tiêu chí chọn vào nghiên cứu. Những trường hợp như đã mổ bệnh Hirschsprung trước đó, kèm theo bệnh lý vùng cùng cụt, bệnh lý về hô hấp hoặc không tái khám sẽ không được đưa vào nghiên cứu. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 32,73± 16,9 ngày, với cân nặng lúc đo ALHMT trung bình là 3,4±0,8kg. 19 trường hợp được chẩn đoán bệnh Hirschsprung chiếm 27,1%. Có 60 % trường hợp trẻ sơ sinh có triệu chứng nghi ngờ bệnh Hirschsprung, trong đó có 8 trường hợp được chẩn đoán đúng bệnh Hirschsprung chỉ với đo ALHMTT(Bảng 1). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 404 Bảng 2. Phân bố cân năng và tuổi theo bệnh lý (N = 70) Biến số Chẩn đoán Bệnh Hirschsprung Không Hirschsprung CN lúc đo ≤ 30 ngày ≥ 31 ngày 3,4±0,29 3,4±1,1 3,3±0,6 3,7±1,0 Tuổi trung bình ≤ 30 ngày ≥ 31 ngày 16,8±8,2 57,5±21,2 24,47±5,8 40,6±10 Bảng 3. Đặc điểm dịch tễ và nguyên nhân (N = 70) Biến số Chẩn đoán p Bệnh Hirschsprung (n=19) Không Hirschsprung (n=51) Chung (n=70) Giới Nữ Nam 2 (10,5%) 17 (89,5%) 23 (45,1%) 28 (54,9%) 25 (35,7%) 45 (64,3%) 0,007 Tuổi thai Non tháng Đủ tháng 2 (10,5%) 17 (89,5%) 6 (11,8%) 45 (88,2%) 8 (11,4%) 62 (88,6%) Tuổi ≤ 30 ngày ≥ 31 ngày 8 (42,1%) 11(57,9%) 34 (66,7%) 17 (33,3%) 42 (60%) 28 (40%) Dị tật Hội chứng Down Không hội chứng Down 1 (5,3%) 18 (94,7%) 0 51 1 (1,4%) 69 (98,6%) Trướng bụng là triệu chứng thường gặp nhất đưa trẻ đến nhập viện, nhưng không thấy sự liên hệ giữa triệu chứng này với bệnh Hirschsprung (Hình 1). Trong khi đó, chậm tiêu phân su, viêm ruột, tiêu bón ở trẻ nhỏ lại có sự liên hệ với bệnh Hirschsprung. Chiều dài ống hậu môn trung bình 2,18±0,2cm, có sự khác biệt thống kê giữa 2 nhóm bệnh - không bệnh và giữa 2 nhóm non tháng –đủ tháng. Về trương lực hậu môn lúc nghỉ trung bình 59,2±29 mmHg, không có sự khác biệt trương lực cơ thắt lúc nghỉ giữa hai nhóm bệnh - không bệnh Hirschsprung và giữa hai nhóm non tháng - đủ tháng dưới (Bảng 4, Bảng 5). 68.4% 13.7% 68.4% 29.4% 84.2% 92.2% 63.2% 25.5% 5.3% 3.9% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% 80.0% 90.0% 100.0% Bệnh Hirschsprung Không Hirschsprung Chậm tiêu phân su Viêm ruột Trướng bụng Tiêu bón Tắc ruột Hậu môn tạm Hình 1. Phân bố triệu chứng (N = 19 Hirschsprung và 51 không Hirschsprung) Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 405 Bảng 3. Triệu chứng của trẻ (N = 70) Triệu chứng Bệnh Hirschsprung N = 19 Không Hirschsprung (N = 51) Chung p Chậm tiêu phân su Không chậm tiêu phân su 13 (68,4%) 6 (31,6%) 7 (13,7%) 44 (86,3%) 20 (28,6%) 50 (71,4%) 0,000 Viêm ruột Không viêm ruột 13 (68,4%) 6 (31,6%) 15 (29,4%) 36 (70,6%) 28 (40%) 42 (60%) 0,003 Tiêu bón Không tiêu bón 12 (63,2%) 7 (36,8%) 13 (25,5%) 38 (74,5%) 25 (35,7%) 45 (64,3%) 0,03 Bụng chướng Bụng xẹp 16 (84,2%) 3 (15,8%) 47 (92,2%) 4 (7,8%) 63 (90%) 7 (10%) 0,32 Tắc ruột Không tắc ruột 1 (5,3%) 18 (94,7%) 2 (3,9%) 49 (96,1%) 3 (4,3%) 67 (95,7%) 0,8 Có hậu môn tạm Không hậu môn tạm 0 19 1 (2%) 50 (98%) 1 (1,4%) 69 (98,6%) 0,5 Bảng 4. Chiều dài ống hậu môn và trương lực ống hậu môn theo bệnh Biến số Bệnh Hirschsprung Không Hirschsprung Chung p Chiều dài ống hậu môn 1,97±0,2 2,15±0,2 2,18±0,2 0,015 Trương lực hậu môn lúc nghỉ 58,1±28 59,7±30 59,2±29 0,84 Bảng 5. Chiều dài ống hậu môn và trương lực hậu môn theo tuổi thai Trương lực hậu môn Non tháng Đủ tháng p ≤30 ngày 48±18,3 56,5±20,0 0,56 ≥ 31 ngày 66,62±49,99 68,5±22,8 0,94 ALC Non tháng Đủ tháng p ≤30 ngày 1,9 2,1±0,3 0,0001 ≥ 31 ngày 2,04±0,2 2,26±0,2 0,19 Phản xạ ức chế cơ thắt trong (RAIR) có thể ghi nhận ở trẻ non tháng. Độ nhạy và độ đặc hiệu của đo ALHMTT lần lượt là 94,74% (73,97- 99,87%) và 96,08% (86,54-99,52%) (Bảng 6). Bảng 6. Độ nhạy và độ đặc hiệu của đo áp lực Nhóm tuổi Chẩn đoán RAIR(-) RAIR(+) ≤ 30 ngày tuổi Hirschsprung 8 0 Không Hirschsprung 2 32 Độ nhạy và độ đặc hiệu (%) 100% (63,06-100%) 94,12% (80,32-99,28%) Giá trị tiên đoán dương và âm 80% (51,4-93,88%) 100% ≥31 ngày tuổi Hirschsprung 10 1 Không Hirschsprung 0 17 Độ nhạy và độ đặc hiệu (%) 90,91% (58,72-99,77%) 100% (80,4-100%) Giá trị tiên đoán dương và âm 100% 94,44% (72,4-99,1%) Chung Hirschsprung 18 1 Không Hirschsprung 2 49 Độ nhạy và độ đặc hiệu 94,74% (73,97-99,87%) 96,08% (86,54-99,52%) Giá trị tiên đoán dương và âm 90% (69,73-97,23%) 98% (87,9-99,7%) Độ nhạy và độ đặc hiệu của X quang đại tràng cản quang lần lượt là 10,53% (1,3-33,4%) và 98,04% (89,55-99,95%) (Bảng 7). Có một trường hợp thấy rõ đoạn chuyển tiếp nhưng đo ALHMTT vẫn ghi nhận RAIR, kết quả sinh thiết loại trừ bệnh Hirschsprung. Kết quả tái khám sau 6 tháng, bệnh nhân đi tiêu bình thường chiếm đa số (Bảng 8). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 406 Bảng 7. Độ nhạy và đặc hiệu X quang đại tràng cản quang* X quang đại tràng cản quang Rõ đoạn chuyển tiếp Không rõ đoạn chuyển tiếp Tổng cộng Hirschsprung 2 17 19 Không Hirschsprung 1 50 51 * Độ nhạy và độ đặc hiệu (khoảng tin cậy 95%) là 10,53% (1,3-33,4%) và 98,04% (89,55-99,95%). Bảng 8. Đặc điểm tái khám Tiêu bón Són phân Đóng hậu môn tạm Bình thường Tổng cộng Hirschsprung 2 (10,5%) 5 (26,3%) 12 (63,2%) 19 Không Hirschsprung 7 (13,7%) 1(2%) 1(2%) 42 (82,4%) 51 Tổng cộng 9(12,9%) 6 (8,6%) 1(1,4%) 54 (77,1%) 70 BÀN LUẬN Chẩn đoán bệnh Hirschprung còn gặp nhiều khó khăn do triệu chứng bệnh không điển hình. Phương pháp chẩn đoán bệnh có nhiều thay đổi. Bên cạnh tiêu chuẩn vàng là sinh thiết trực tràng, đo ALHMTT dần dần khẳng định vai trò trong chẩn đoán, đặc biệt trẻ nhỏ. Trong nghiên cứu chúng tôi có tuổi trung bình 32,73 ngày tuổi, trẻ nhỏ nhất mới 7 ngày tuổi và lớn nhất là 94 ngày tuổi. Kết quả nghiên cứu chúng tôi cho thấy đo ALHMTT có độ nhạy 94,74% và độ đặc hiệu là 96,08% ở trẻ nhỏ. Điều này chứng tỏ đo ALHMTT vẫn có thể đạt được giá trị cao trong chẩn đoán ở nhóm trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, tương tự y văn trên thế giới có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 91% và 94%(3). Trong nghiên cứu đã thực hiện tại Việt Nam vào 2015, vì trẻ không hợp tác nên có giá trị thấp hơn với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt 79,17% và 81,48%(12), có lẽ việc chúng tôi sử dụng Midazolam trong lúc đo đã giúp tăng độ nhạy và độ độ đặc hiệu cho ALHMTT. Để chứng minh được điều này cần một nghiên cứu khác với cỡ mẫu lớn và có nhóm chứng không sử dụng Midazolam. Vai trò chẩn đoán của đo ALHMTT được nhấn mạnh khi so với X quang đại tràng cản quang. X quang cản quang ở nhóm trẻ nhỏ có độ nhạy và độ đặc hiệu trong nghiên cứu chúng tôi lần lượt là 10,53% và 98,04%. So với kết quả thế giới và trong nước, giá trị của X quang đại tràng cản quang của chúng tôi thấp hơn rất nhiều(1,10,11). Điều này có thể do tất cả trẻ nhập viện với triệu chứng nghi ngờ bệnh Hirschpsurng đều được thụt tháo trước chụp hoặc đoạn ruột phía trên chỗ tắc chưa giãn. Tuy nhiên, X quang đại tràng cản quang vẫn được sử dụng trong nghiên cứu vì giúp ước lượng chiều dài đoạn vô hạch giúp nhà lâm sàng có hướng tiếp cận mổ hở hoặc nội soi. Đo ALHMTT ở trẻ nhỏ chỉ có thể ghi nhận chiều dài ống hậu môn, trương lực hậu môn lúc nghỉ và phản xạ ức chế cơ thắt là chủ yếu. Non tháng, tuổi lúc đo ALHMTT có ảnh hưởng đến trương lực hậu môn, chiều dài ống hậu môn, phản xạ cơ thắt trong(9). Nhưng kết quả nghiên cứu chúng tôi lại cho kết quả khác, trương lực hậu môn trực tràng không chịu ảnh hưởng bởi bệnh, tuổi khi đo, kể cả tuổi thai; chiều dài ống hậu môn lại phụ thuộc vào bệnh, trẻ non tháng có tuổi lúc đo dưới 30 ngày tuổi. Điểm khác biệt này có thể lý giải do cỡ mẫu nhỏ. RAIR là sự giảm tạm thời áp lực hậu môn lúc nghỉ đáp ứng với sự phồng nhanh của bóng troong trực tràng, không ghi nhận được khi có khiếm khuyết hạch thần kinh nội thành trong bệnh Hirschspung(8). Một nghiên cứu trên thế giới còn ghi nhận tình trạng không ghi nhận RAIR sinh lý do tình trạng chưa trưởng thành thần kinh ở trẻ sơ sinh non tháng(6). Nhưng một nghiên cứu gần đây đã chứng minh RAIR có thể ghi nhận ở trẻ nhỏ hơn 7 ngày tuổi, non tháng, hạch chưa trưởng thành(3), chúng tôi cũng đã ghi nhận được 2 trường hợp có thể khẳng định được điều đó, một trường ở trẻ 7 ngày tuổi và non tháng, một trường hợp có hạch thần kinh chưa trưởng thành. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản – Bà Mẹ Trẻ Em 407 Bệnh Hirschsprung cần được nghĩ đến trước mọi trường hợp khi trẻ có các dấu hiệu (tiêu bón trước 1 tháng tuổi, chậm tiêu phân su>24-48 giờ, trướng bụng, tiền sử gia đình bệnh Hirschsprung, chậm tăng cân. Triệu chứng lâm sàng góp vai trò quan trọng trong bước tiếp cận ban đầu và phân loại bệnh. Chậm tiêu phân su, viêm ruột và tiêu bón ở trẻ nhỏ là những triệu chứng lâm sàng cảnh báo tốt. Trong nghiên cứu chúng tôi không ghi nhận dấu chậm tăng cân và tiền sử gia đình có bệnh Hirschsprung. Chậm tiêu phân su được xem là triệu chứng điển hình, một nghiên cứu tổng hợp cho thấy 99% trẻ bình thường đi tiêu phân su trước 48 giờ nhưng 50% trẻ có bệnh Hirschsprung vẫn đi tiêu phân su trong vòng 48 giờ(5,7,11). Nghiên cứu chúng tôi cũng cho kết quả 31,6% trẻ có bệnh Hirschsprung không dấu hiệu này. Tiêu bón ít gặp ở trẻ sơ sinh và tăng dần tỷ lệ theo tuổi, sự khác biệt này có thể do chế độ dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn khác nhau(2). Trong nghiên cứu chúng tôi ghi nhận triệu chứng tiêu bón phân phối đều giữa hai nhóm tuổi dưới 30 ngày tuổi và trên 30 ngày tuổi. Trong tất cả các triệu chứng cảnh báo trên, viêm ruột là một nguyên nhân chủ yếu làm bệnh nhi tử vong(1). Tỷ lệ viêm ruột trong bệnh Hircschsprung chiếm ưu thế và thay đổi tùy tác giả, trong nước có tỷ lệ cao hơn thế giới(1,4). Nghiên cứu chúng tôi ghi nhận 68,4% trẻ viêm ruột trong nhóm bệnh Hirschsprung. Chúng ta có thể nói bệnh Hirschsprung làm tăng nguy cơ viêm ruột ở trẻ. Trướng bụng là triệu chứng thường gặp nhất đưa trẻ đến nhập viện, nhưng sự khác biệt thống kê giữa hai nhóm bệnh và không bệnh lại không có ý nghĩa. Chúng tôi ghi nhận 84,2% trẻ trướng bụng trong nhóm bệnh Hirschprung và 92,2% trẻ trướng bụng trong nhóm trẻ không bệnh. Trướng bụng là một triệu chứng không điển hình và rất khó đánh giá trên trẻ nhỏ, cần kết hợp các triệu chứng khác đặc biệt là dấu viêm ruột. Dựa vào tính chất đi tiêu của trẻ tái khám sau 6 tháng, són phân là một yếu tố ành hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhi và đa phần ở nhóm trẻ có phẫu thuật bệnh Hirschsprung. Lập lại đo áp ALHMTT để đánh giá tổn thương và điều trị bằng biofeedback. KẾT LUẬN Đo ALHMTT là một phương pháp đơn giản, hữu ích giúp chẩn đoán bệnh Hirschsprung có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Coran AG, Teitelbaum DH (2000). “Recent Advances in the Management of Hirschsprung’s Disease”. Am J Surg, 180:pp.382- 387. 2. Đào Trung Hiếu (2004). "Đánh giá kết quả phương pháp Soave cải biên trong điều trị bệnh Hirschsprung". Luận Văn Thạc Sĩ Y Học, ĐHYD TP Hồ Chí Minh. 3. De Lorijn F, Kremer LC, Reitsma JB, et al (2006). "Diagnostic tests in Hirschsprung disease: a systematic review". J Pediatr Gastroenterol Nutr, 42(5):pp.496-505. 4. Elhalaby EACA, Blane CE (1995). "Enterocolitis associated with Hirschsprung’s disease: A clinical radiological characterization based on 168 patients". J Pediatr Surg, 30:pp.76-83. 5. Ghosh AGD (1998). " Rectal biopsy in the investigation of constipation". Arch Dis Child, 79:pp.266-8. 6. Holschneider AUB (2005). "Hirschsprung’s diseas". In: Grosfeld J (eds), Pediatric Surgery, 6th ed, pp. 477-495. Elsevier Sauders, Philadelphia, PA. 7. Metaj MLN, Lawrence RA, et al (2003). "Comparison of breast- and formula-fed normal newborns in time to first stool and urine". J Perinatol, 23:pp.624–6. 8. Nguyễn Trung Vinh (2015). "Sàn Chậu Học". Xuất bản lần 1, bài 6, pp.121-145. Nhà xuất bản y học, Hà nội. 9. Tang YF, Chen JG, An HJ, et al (2014). "High-resolution anorectal manometry in newborns: normative values and diagnostic utility in Hirschsprung disease", Neurogastroenterol Motil, 26(11):pp.1565-72. 10. Teitelbaum DH, Coran AG, Weitzman J, Ziegler MM, Kane T, (1998). "Hirschsprung’s disease and related neuromuscular disorders of the intestine. Pediatric Surgery, 94:pp.1381-1424. 11. eitelbaum DH, Qualian SJ, Caniano DA (1988). "Hirschsprung’s disease: identification of risk factors for enterocolitis, Ann Surg, 207:pp.240-244. 12. Trần Quốc Việt, Lâm Thiên Kim, Trần Thanh Trí, et al (2015). "Đánh giá ứng dụng đo áp lực hậu môn trực tràng trong chẩn đoán bênh Hirschsprung tại bệnh viện Nhi đồng 2". Y Học Thành Phố Hồ Chí Minh, 19(5):pp.81-87. Ngày nhận bài báo: 17/10/2017 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 20/12/2017 Ngày bài báo được đăng: 15/03/2018

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgia_tri_chan_doan_o_tre_duoi_12_thang_tuoi_co_nghi_ngo_benh.pdf
Tài liệu liên quan