Dự báo tình hình kinh tế năm 2018

Tài liệu Dự báo tình hình kinh tế năm 2018: 65TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ hay quản lý doanh nghiệp cần phải nắm vững. Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tuân thủ quy luật và đưa ra những điều tiết cần thiết nhằm có một thể chế thích hợp đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các giá trị kinh tế và giá trị xã hội, nhân văn khác ở đất nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Văn phòng Trung ương Đảng 102 - 110. 2, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Khóa XII của Đảng cộng sản Việt Nam. 3, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng. Một số luận điểm mới về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta - Tạp chí lý luận chính trị 8/2016. 4, Trương Đình Tuyển kinh tế thị trường theo hướng hiên đại là gì. Thời báo kinh tế Sài Gòn 5.3.2015. Đỗ Thanh Quang Tóm tắt: Năm 2017 là một năm ngược dòng lập kỉ lục của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển GDP ngoạn mục 6,7% cao nhất trong nhất trong 10 năm qua và là ...

pdf5 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 410 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự báo tình hình kinh tế năm 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ hay quản lý doanh nghiệp cần phải nắm vững. Chúng ta đang xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tuân thủ quy luật và đưa ra những điều tiết cần thiết nhằm có một thể chế thích hợp đảm bảo mối quan hệ hài hòa giữa các giá trị kinh tế và giá trị xã hội, nhân văn khác ở đất nước ta. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Văn phòng Trung ương Đảng 102 - 110. 2, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Khóa XII của Đảng cộng sản Việt Nam. 3, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng. Một số luận điểm mới về phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta - Tạp chí lý luận chính trị 8/2016. 4, Trương Đình Tuyển kinh tế thị trường theo hướng hiên đại là gì. Thời báo kinh tế Sài Gòn 5.3.2015. Đỗ Thanh Quang Tóm tắt: Năm 2017 là một năm ngược dòng lập kỉ lục của nền kinh tế Việt Nam với tốc độ phát triển GDP ngoạn mục 6,7% cao nhất trong nhất trong 10 năm qua và là 1 dấu ấn tăng trưởng cao nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam chạm ngưỡng 400 tỷ USD. Nền kinh tế ước xuất siêu 2,7 tỷ USD. Lạm phát cả năm chỉ là 3,53%, thấp hơn mục tiêu đề ra. Tiếp tục trên đà phát triển kinh tế của năm 2017 thì trong năm 2018 Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,7%, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. Nợ đọng thuế phấn đấu giảm xuống dưới 5%, tăng thu ngân sách 4%, kiểm soát bội chi ngân sách ở mức 3,7%. Từ khoá: Kinh tế, 2018, tăng trưởng, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp Abstract: The year 2017 is an year with upward trend that sets the record for Vietnamese economy with the highest GDP growth rate of 6.7% in the past 10 years and is one of the highest growth rates in a decade. Export turnover of Vietnam reached 400 billion USD. Surplus of the economy is estimated at 2.7 billion USD. Inflation rate of the year was only 3.53%, lower than target. Continuing on the momentum of economic development in 2017, the government sets a GDP growth target of 6.7% on average, CPI growth of about 4% in 2018. Targets include tax arrear reduction to below 5%, budget revenues increase by 4%, budget deficit controlled at 3.7%. Keywords: Economy, 2018, growth, direction, tasks, solutions Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 29/01/2018 Ngày phản biện đánh giá: 20/02/2018 Ngày bài báo được duyệt đăng: 20/03/2018 DỰ BÁO TÌNH HÌNH KINH TẾ NĂM 2018 2018 ECONOMIC FORECAST QUẢN LÝ - KINH TẾ Cục hải quan Thành phố Hồ Chí Minh Email: quanghq@ gmail.com 66 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ 1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô năm 2018 Tăng trưởng kinh tế: Những thuận lợi: - Triển vọng tăng trưởng lạc quan của kinh tế thế giới giúp đầu tư toàn cầu được dự báo tiếp tục phục hồi, tăng cao hơn so với năm 2017. Trong bối cảnh này, với nền tảng vĩ mô tương đối ổn định và những cải thiện mạnh mẽ về cơ chế chính sách liên quan đến cải cách thể chế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh sẽ góp phần giúp Việt Nam tăng cường thu hút đầu tư FDI, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Tăng trưởng thương mại toàn cầu tuy giảm nhẹ so với năm 2017 nhưng vẫn duy trì mức khá (IMF dự báo 4%). Đáng chú ý, nhu cầu nhập khẩu của nhóm các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển được dự báo tăng đáng kể so với năm 2017. Đây là cơ hội cho xuất khẩu của Việt Nam khu vực này trong bối cảnh hàng hóa vào khối các nước phát triển đang khó khăn hơn do những thay đổi trong chính sách thương mại từ đa phương chuyển sang song phương. - Ở trong nước, tổng cung của nền kinh tế được dự báo sẽ cải thiện nhờ hưởng lợi từ các chính sách cải thiện bên cung theo tinh thần Nghị quyết 19-2017/NQ-CP và Nghịquyết số 35/NQ-CP của Chính phủ. Theo Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2018 của WB, Việt Nam năm 2018 xếp hạng 68/190 nền kinh tế được đánh giá, tăng 14 bậc so với đánh giá trong năm 2017. - Khu vực tư nhân được kỳ vọng là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của năm 2018 nhờ số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng cao trong những năm qua. - Ngành công nghiệp chế biến chếtạo được dự báo tiếp tục có mức tăng trưởng khá nhờ sự mở rộng đầu tư của khu vực doanh nghiệp FDI đạt kỷ lục trong năm 2016 và tiếp tục có diễn biến khả quan trong năm 2017. - Dự báo, tăng trưởng GDP năm 2018 đạt khoảng 6,5 - 6,8% Những khó khăn: - Mặc dù được được dự báo có triển vọng tăng trưởng tươi sáng, kinh tế thế giới năm 2018 vẫn phải đối mặt với những rủi ro do bất ổn địa chính trị. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu nói chung và xuất khẩu của Việt Nam nói riêng sẽ chịu tác động nhất định bởi sự thay đổi chính sách thương mại từ đa phương sang song phương của Mỹ. - Trong nước, các vấn đề nội tại của nền kinh tế vẫn là thách thức lớn như trình độ công nghệ thấp, đất đai, tài nguyên đang dần cạn kiệt trong khi năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy có chuyển biến nhưng chưa thực sự đột phá. Ngoài ra, yếu tố động lực tăng trưởng ở cả tổng cung và tổng cầu như khai thác dầu, than, đóng góp của Samsung, kiều hối, FDI, tiêu dùng đều đã được tận dụng và khó có khả năng duy trì được mức tăng cao như trong năm 2017. Lạm phát: Lạm phát năm 2018 dự báo khoảng 4%. Tuy nhiên, lạm phát năm 2018 có thể tăng cao hơn nếu giá điện tăng mạnh. Ước tính nếu giá điện tăng 8-10% sẽ góp phần làm lạm phát tăng 0,1-0,15 điểm %. Tín dụng: Dự báo năm 2018, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng ổn định, mức tăng trưởng tương đương với 3 năm gần đây, vào khoảng 17 - 18%. Cơ cấu tín dụng có sự điều chỉnh, có xu hướng giảm tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và tăng tỷ trọng tín dụng ngắn hạn. Tín dụng tiêu dùng dự kiến tiếp tục tăng trưởng cao và là 67TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ mảng hoạt động chiến lược của nhiều ngân hàng trong năm tới. Chất lượng tín dụng được cải thiện nhờ xử lý quá trình xử lý nợ xấu được đẩy nhanh, các TCTD yếu kém đặc biệt là 3 ngân hàng 0 đồng đang có những dấu hiệu tích cực, khuôn khổ pháp lý cho xử lý tài sản xấu dần được hoàn thiện, các yếu tố kinh tế vĩ mô hỗ trợ mạnh. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng: Thanh khoản hệ thống năm 2018 được dự báo tương đối ổn định. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung dài hạn có xu hướng giảm do các TCTD đang chủ động cơ cấu lại nguồn và sử dụng nguồn, xu hướng tăng cho vay ngắn hạn và tăng huy động tiền gửi kỳ hạn dài và phát hành GTCG. Lãi suất: - Lãi suất huy động và cho vay VND năm 2018 dự báo khá ổn định so với năm 2017, với biên độ giao động khoảng 0,2 điểm %. Lãi suất có thể có biến động nhẹ và cục bộ do: (i) yếu tố mùa vụ vào đầu năm do Tết Nguyên đán và vào cuối năm do nhu cầu tín dụng thường tăng cao; (ii) Một số TCTD buộc phải tăng huy động dài hạn để đảm bảo tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn theo quy định; (iii) Một số TCTD tăng vốn để đáp ứng yêu cầu về CAR theo Basel II. - Về khả năng hạ lãi suất VND: những yếu tố còn hỗ trợ thuận lợi cho việc giảm mặt bằng lãi suất cho vay: (i) các biến số kinh tế vĩ mô như lạm phát được kiểm soát khoảng 4%, áp lực từ phía tỷ giá không lớn; (ii) Nợ xấu nhiều khả năng được xử lý nhanh và triệt để hơn do cơ chế hỗ trợ từ Nghị Quyết số 42; (iii) dự báo kết quả kinh doanh hệ thống tiếp tục khả quan, thanh khoản tương đối ổn định, các TCTD yếu kém có chuyển biến tích cực. Về thị trường ngoại hối Tỷ giá năm 2018 dự báo sẽ tiếp tục ổn định. Tỷ giá trong năm 2018 có nhiều yếu tố hỗ trợ đó là: (1) Cán cân thương mại có khả năng tiếp tục thặng dư do kinh tế thế giới và thương mại toàn cầu tại các nước mới nổi và đang phát triển tiếp tục xu thế tăng so với năm trước (IMF, WEO-T10); (2) Dòng vốn nước ngoài vẫn có xu hướng tích cực. Do đó, tỷ giá USD/ VND có thể điều chỉnh tăng khoảng 1,5-2% là khá hợp lý, tiếp tục tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Thị trường chứng khoán: - Thị trường cổ phiếu: với triển vọng tăng trưởng GDP năm 2018 tích cực có thể đạt từ 6,5-6,8%, các biện pháp cải cách quyết liệt và hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ sẽ phát huy tác dụng, các đợt thoái vốn Nhà nước, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước sẽ tiếp tục thu hút mạnh dòng vốn ngoại, UBGSTCQG nhận định thị trường cổ phiếu có khả năng tăng trưởng trong năm 2018, tuy nhiên vẫn sẽ có những đợt điều chỉnh giảm. - Thị trường TPCP năm 2018 dự báo ít biến động. Khối lượng phát hành TPCP năm 2018 dự kiến thấp hơn so với năm 2017 (khoảng xấp xỉ 150 nghìn tỷ đồng), khối lượng đáo hạn năm 2018 dự kiến cũng giảm hơn so với 2017; lãi suất trúng thầu nhiều khả năng vẫn sẽ duy trì ở mức thấp. 2. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và NHNN năm 2018 2.1. Định hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ năm 2018 1. Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bỏa đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và 68 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ bền vững - Điều hành đồng bộ các chính sách vĩ mô, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt và thận trọng với chính sách tài khóa chặt chẽ, kỷ luật, kỷ cương và các chính sách khác; phấn đấu tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,7%, kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%. - Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự toán được giao. Kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước ở mức 3,7% GDP. - Tăng cường kỷ luật tài chính, điều hành ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, trọng phạm vi dự toán được giao. Quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu qủa tài sản công, nợ công, tăng cường quản lý các quỹ ngoài ngân sách, Phấn đấu cuối năm 2018, dư nợ công khoảng 63,9% GDP, nợ chính phủ khoảng 52,5% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,6% GDP, Thúc đẩy xuất khẩu, đẩy mạnh mở rộng thị trường gắn với đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động xuất nhập khẩu. Phấn đấu đạt tốc độ tổng kim ngạch xuất khẩu từ 8% đến 10% so với 2017, kiểm soát nhập siêu dưới 3% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 10%, 2. Tập trung thực hiện quyết liệt và đồng bộ 3 đột phá chiến lược 3. Tạo chuyển biến rõ nét và thực chất trong cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong đó: Đẩy mạnh cơ cấu chi ngân sách nhà nước theo hướng tăng dần tỷ trọng thu nội địa; đảm bảo tỷ trọng chi đầu tư phát triển 26%, tỷ trọng chi thường xuyên 64,1% trong tổng chi ngân sách nhà nước; Cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại thu chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đạt tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33- 34 % GDP; tăng tỷ trọng vốn đầu tư tư nhân trong tổng đầu tư phát triển toàn xã hội lên khoảng 41%; Phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp, Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt khoảng 3,0%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 36 - 37 tỷ USD. Phát triển mạnh công nghiệp, trọng tâm là các ngành công nghiệp chế biến, chế tọa, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghiệp hỗ trợ,.. Phấn đấu tăng trưởng GDP của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 7,7%. 4. Bảo đảm an sinh xã hội, của thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội Trong đó, Tập trung thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững, phấn dấu đạt mục tiêu tỷ lệ hộ nghèo giảm 1 - 1,5%, riêng các huyện nghèo giảm 4%; phát triển thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%; Củng cố, nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả của hoạt động y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe, phấn đấu đạt tỷ lệ 26 giường bệnh trên 1 vạn dân (không tính giường trạm y tế xã), tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế cao hơn 88,5%; 5. Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu Trong đó, thực hiện nghiêm chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên, phấn đấu đạt chỉ tiêu tỷ lệ che phủ rừng khoảng 41,6%; 69TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ 6. Thúc đẩy mạnh mẽ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; dẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo Trong đó, nhanh chóng kiện toàn bộ máy hành chính, phấn đấu trong năm 2018 giảm khoảng 2,5% số đơn vị sự nghiệp công lập, giảm 1,7% biên chế công chức, giảm tối thiểu 2,5% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước chức so với số giao năm 2015. 7. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, cứu hộ, cứu nạ, nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế 8. Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông 9. Tăng cường công tác phối hợp giữa Chính phủ và các cơ quan của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp đề ra. 2.2. Định hướngchính sách tiền tệ của NHNN năm 2018 Trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và đánh giá kinh tế vĩ mô, tiền tệ, năm 2018, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý; bảo đảm thanh khoản của các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ, thị trường ngoại tê. Năm 2018, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16%, tín dụng tăng khoảng 17%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng và để triển khai có hiệu quả Nghị quyết 01/N-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ, NHNN đã chủ động, linh hoạt ban hành Thông tư quy định cho vay bằng ngoại tệ của TCTD đối với khách hàng vay là người cư trú để tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu giảm chi phí vốn và Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, trong đó NHNN đã điều chỉnh lộ trình tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, góp phần hỗ trợ TCTD ổn định và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf46_5699_2138509.pdf