Đổi mới phương pháp dạy - Học môn giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành - Đàm Minh Thủy

Tài liệu Đổi mới phương pháp dạy - Học môn giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành - Đàm Minh Thủy: 43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ. Các hoạt động di cư, buôn bán, du lịch giữa các quốc gia, các công ty đa quốc gia không ngừng phát triển. Các yếu tố này đã tạo ra nhu cầu giao tiếp ngày càng lớn giữa các tổ chức, cá nhân đến từ các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau. Trong bối cảnh văn hóa-kinh tế như vậy, để hội nhập và giao lưu với thế giới bên ngoài, sự hiểu biết cũng như năng lực giao tiếp trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân. Tại một số trường và khoa ngoại ngữ ở Việt Nam, Giao tiếp liên văn hóa được đưa vào giảng ĐÀM MINH THỦY* *Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ dmthuy@gmail.com ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC MÔN GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA THEO HƯỚNG ĐA NGÀNH TÓM TẮT Giao tiếp liên văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đa ngành. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, Giao tiếp liên văn hóa không chỉ được giảng dạy và nghiên cứu trong giáo dục,...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đổi mới phương pháp dạy - Học môn giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành - Đàm Minh Thủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
43KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ. Các hoạt động di cư, buôn bán, du lịch giữa các quốc gia, các công ty đa quốc gia không ngừng phát triển. Các yếu tố này đã tạo ra nhu cầu giao tiếp ngày càng lớn giữa các tổ chức, cá nhân đến từ các quốc gia, các nền văn hóa khác nhau. Trong bối cảnh văn hóa-kinh tế như vậy, để hội nhập và giao lưu với thế giới bên ngoài, sự hiểu biết cũng như năng lực giao tiếp trở thành nhu cầu của mỗi cá nhân. Tại một số trường và khoa ngoại ngữ ở Việt Nam, Giao tiếp liên văn hóa được đưa vào giảng ĐÀM MINH THỦY* *Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, ✉ dmthuy@gmail.com ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC MÔN GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA THEO HƯỚNG ĐA NGÀNH TÓM TẮT Giao tiếp liên văn hóa là một lĩnh vực nghiên cứu mang tính đa ngành. Tại các nước tiên tiến trên thế giới, Giao tiếp liên văn hóa không chỉ được giảng dạy và nghiên cứu trong giáo dục, du lịch mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong các ngành kinh tế, chính trị và trong các doanh nghiệp đa quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, những cuộc trao đổi, tiếp xúc và hợp tác diễn ra trong mọi lĩnh vực, làm nảy sinh nhiều vấn đề do văn hóa khác biệt, thậm chí dẫn đến xung đột văn hóa và gây cản trở hiệu quả công việc. Cung cấp cho sinh viên kiến thức ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp liên văn hóa phù hợp với ngành nghề của mình sẽ là chìa khóa thành công giúp họ tự tin bước vào môi trường làm việc quốc tế. Điều này đòi hỏi môn Giao tiếp liên văn hóa phải có những chương trình học, giáo trình và phương pháp dạy-học cô đọng, thiết thực, bám sát ngành nghề tương lai của sinh viên. Từ lý do đó, chúng tôi mong muốn đổi mới chương trình và phương pháp dạy-học môn Giao tiếp liên văn hoá theo hướng đa ngành. Từ khóa: cá thể hóa, đa dạng hóa, đa ngành, giao tiếp liên văn hóa. dạy với tư cách là một môn học độc lập. Chương trình và giáo trình cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, mang tính khái quát, không gắn kết với một chuyên ngành cụ thể. Trong khi đó, với một xã hội ngày càng thực dụng, người học đòi hỏi cần có những chương trình học và phương pháp dạy-học mang tính cô đọng, thiết thực, bám sát ngành nghề tương lai của họ, cung cấp không chỉ kiến thức mà còn các kỹ năng giao tiếp liên văn hoá phù hợp với từng chuyên ngành cụ thể, từ đó mới có thể tạo hứng thú cho người học. Chính vì vậy, đổi mới chương trình và phương pháp dạy-học môn Giao tiếp liên văn hóa theo 44 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY hướng đa ngành một mặt khiến cho môn học trở nên phong phú sống động hơn, mặt khác sẽ phát triển được mô hình cá thể hóa trong giảng dạy ngoại ngữ. 2. NỘI DUNG 2.1. Giao tiếp liên văn hóa 2.1.1. Văn hóa Khái niệm văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới định nghĩa. Đây là một khái niệm rộng và có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, khái niệm được vận dụng nhiều là định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “Văn hóa là một phức hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”. Theo nghĩa hẹp, “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”. Văn hóa tạo cho con người một môi trường hành động, từ mục tiêu, thể chế, tư tưởng hay giá trị. Văn hóa ảnh hưởng đến nhân cách, tư duy và lối sống của mỗi cá nhân, đồng thời mỗi cá nhân sống trong một nền văn hóa nhất định đều góp phần phát triển nền văn hóa đó. Theo PGS.TS. Phạm Quang Minh, “văn hóa là một “hệ thống định hướng” (orientation system) đặc biệt của một nhóm người hay một xã hội, hệ thống này tác động vào tư duy và hành động cũng như có ý nghĩa đối với các thành viên của xã hội đó”1. Chính vì vậy, mỗi cộng đồng hay một xã hội sẽ có những “chuẩn mực văn hóa”(culture standards) của riêng mình. Những chuẩn mực về nhận thức, suy nghĩ, hành động sẽ hình thành và là thước đo để đánh giá thái độ, hành vi của các cá nhân trong nền văn hóa đó. 2.1.2. Giao tiếp liên văn hóa Giao tiếp liên văn hóa chính là sự giao tiếp giữa các nền văn hóa, giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau với những phương thức sống và thế giới quan khác nhau. Giao tiếp liên văn hóa là một hiện tượng mang tính lịch sử hàng ngàn năm, gắn liền với tất cả các dân tộc, các cộng đồng người trên thế giới. Đặc biệt, trong thế kỷ XXI, với những thành tựu to lớn về khoa học và công nghệ, nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại, cơ hội giao lưu, giao tiếp đối thoại, học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa và các cộng đồng văn hóa trên khắp hành tinh ngày càng gia tăng mạnh mẽ. Do vậy, giao tiếp liên văn hóa trở thành một vấn đề có ý nghĩa toàn cầu, một bộ phận không thể tách rời của đời sống xã hội đương đại, một lĩnh vực được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu, như nhân học, văn hóa học, sử học, xã hội học, tâm lý học, kinh tế.... Nhà nhân chủng học Hall (1958) được xem là tác giả đầu tiên đưa ra khái niệm “giao tiếp liên văn hoá” (intercultural communication), nghĩa là giao tiếp giữa các thành viên đến từ các nền văn hoá khác nhau, đối lập với khái niệm “giao tiếp nội văn hoá” (intracultural communication) - giao tiếp giữa các thành viên trong cùng một nền văn hoá. Theo Satoshi Ishii (2006), “giao tiếp liên văn hoá là một quá trình hoạt động nhận thức, hành vi, xúc cảm có quan hệ về mặt văn hoá bao gồm việc thu và gửi các thông điệp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ giữa các cá nhân thuộc các nền văn hoá khác nhau, trong một ngữ cảnh giao tiếp gồm nhiều cá nhân, nhóm, tổ chức hay cộng đồng”. Mỗi cá nhân tham gia giao tiếp đại diện cho nền văn hóa của mình, mang trong mình những chuẩn mực văn hóa của đất nước, dân tộc mình. Những khác biệt về văn hóa sẽ dẫn đến những bất đồng, thậm chí xung đột trong giao tiếp, làm ảnh hưởng hay khiến cho các mối quan hệ bị đổ vỡ hoặc thất bại. Chính vì vậy, Toomey (1999) cho rằng, trong giao tiếp liên văn hóa, hai cá nhân hay hai nhóm người thuộc những nền văn hóa khác nhau phải tương tác với nhau và cùng nhau thống nhất một thông 45KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v điệp chung trong quá trình giao tiếp, nói cách khác họ phải cố gắng, không chỉ để giao tiếp mà còn để hiểu nhau. Như vậy, trong quá trình giao tiếp liên văn hóa luôn diễn ra những tác động qua lại giữa các cá nhân hay nhóm người đại diện cho các nền văn hóa khác nhau. Nguyên tắc cơ bản của giao tiếp liên văn hóa là các nền văn hóa đều bình đẳng như nhau, cùng tôn trọng sự khác biệt của nhau, các cá nhân cùng ảnh hưởng lẫn nhau, đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa của riêng mình. Sự thành công trong giao tiếp liên văn hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: hoàn cảnh giao tiếp, năng lực giao tiếp,... trong đó, năng lực giao tiếp liên văn hóa đóng vai trò then chốt. Năng lực giao tiếp liên văn hóa bao gồm những yếu tố như kiến thức về các nền văn hóa tham gia giao tiếp, năng lực về lý trí và tình cảm, hay nói cách khác có thái độ đúng mực và có khả năng xử lý các tình huống thực tế trong quá trình giao tiếp liên văn hóa. Theo Abdallah Preitceille, giao tiếp liên văn hóa là một quá trình xây dựng cho phép hiểu hơn về các vấn đề xã hội và giáo dục liên quan đến đa dạng văn hóa. Hướng tiếp cận liên văn hóa là một lựa chọn phù hợp với những xã hội đa văn hóa đương đại. Nó cho phép các cộng đồng văn hóa trong một quốc gia xây dựng các phương thức đàm phán và cùng nhau đi đến thống nhất, từ đó cho phép giải quyết những vấn đề liên quan đến mối quan hệ giữa các nền văn hóa. Mục đích của đường hướng tiếp cận liên văn hóa không phải là tìm hiểu chủ thể giao tiếp bằng cách khóa anh ta trong một hệ thống các đặc điểm hay so sánh đối chiếu các nền văn hóa theo quan điểm của chủ nghĩa dân tộc. Trái lại, nghiên cứu liên văn hóa nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa các thực thể, trong đó sự khác biệt không còn là khách thể nghiên cứu mà là động lực để các thực thể trao đổi và bổ sung cho nhau. Do đó, cách tiếp cận liên văn hóa có thể được coi là một giải pháp hữu hiệu cho những thách thức nảy sinh do quá trình toàn cầu hóa. 2.1.3. Giao tiếp liên văn hóa – bộ môn khoa học liên ngành Ngày nay, nghiên cứu liên văn hóa đã trở thành một môn khoa học liên ngành, được xây dựng bởi nhiều công trình nghiên cứu, thu hút một số lượng đông đảo các nhà khoa học trên thế giới. Có thể thấy trong Giao tiếp liên văn hóa, một tập hợp các phương thức tiếp cận thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng cùng chung một đối tượng nghiên cứu là văn hóa. Trong lĩnh vực Giáo dục Trong những năm 70 ở Pháp và sau đó ở Cộng đồng chung châu Âu, giao tiếp liên văn hóa bắt đầu xuất hiện trong ngành giáo dục và chủ yếu dành cho đối tượng là học sinh thuộc gia đình nhập cư. Mục đích của chương trình là kêu gọi các trường học công nhận quyền được khác biệt của học sinh tiểu học và trung học, đồng thời cho phép học sinh, sinh viên có nguồn gốc nước ngoài được giữ gìn bản sắc văn hóa của mình nhằm phát huy tính đa dạng văn hóa. Đường hướng tiếp cận liên văn hóa cho phép phối hợp hài hòa nền tảng văn hóa của tất cả mọi người, tôn trọng sự khác biệt và coi đó như là một kho tàng phong phú tạo nên sự đa dạng. Để thực hiện được mục tiêu trên, giáo viên cần phải được đào tạo về giao tiếp liên văn hóa, nâng cao ý thức về tính đa dạng văn hóa trong một xã hội; mỗi cá nhân cần nhận thức được rằng, dân tộc chủ nghĩa hay những định kiến có thể làm sai lệch nhận thức và cần chống lại những biểu hiện tiêu cực đó. Trong môi trường đa văn hóa, giáo viên phải nhận thức được vai trò của mình trong việc nâng cao năng lực giao tiếp liên văn hóa của học sinh, phát triển hài hòa các mối quan hệ của học sinh với những nền văn hóa khác, đồng thời phát huy được bản sắc dân tộc của mỗi cá nhân, giúp họ tự tin trong học tập và trong giao tiếp. Ngôn ngữ vừa là thành phần cấu thành văn hóa, vừa là kho tàng chứa đựng, lưu giữ và truyền 46 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY bá văn hóa. Do đó, học ngoại ngữ ngày nay cần được định hướng như là học giao tiếp bằng ngoại ngữ, dạy ngoại ngữ trong văn hóa, kết hợp với văn hóa. Giáo viên ngoại ngữ chính là những người có điều kiện nhất trong việc tiến hành nghiên cứu, giảng dạy giao tiếp liên văn hóa. Trong lĩnh vực Du lịch Du lịch là ngành dịch vụ phát triển. Chất lượng cuộc sống nâng cao, nhu cầu du lịch, khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới ngày càng tăng. Thêm vào đó, nhiều quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển ngành du lịch dịch vụ, chất lượng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, khách du lịch khi đến một vùng đất mới sẽ gặp phải không ít khó khăn, do bất đồng ngôn ngữ, do giá trị văn hóa, phong tục tập quán, lối sống, phong cách giao tiếp khác nhau. Hiểu được những nền tảng cơ bản trong giao tiếp liên văn hóa sẽ giúp khách du lịch vượt qua khó khăn. Mặt khác, với mục đích phát triển “ngành công nghiệp không khói”, chính phủ, các công ty du lịch và dịch vụ không ngừng đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô các hoạt động dịch vụ và loại hình du lịch. Để sản phẩm du lịch của một quốc gia đến gần hơn với du khách quốc tế, rất cần phải chú trọng đến yếu tố văn hóa như phong cách giao tiếp của nhân viên, chiến lược quảng cáo, chiến lược vận động khách du lịch tiềm năng, mô hình dịch vụ... phải dựa trên yếu tố văn hóa, phát huy được bản sắc văn hóa của quốc gia mà vẫn phù hợp với văn hóa của du khách. Việc phát triển kỹ năng giao tiếp liên văn hóa cho nhân viên các cấp, cùng với các sản phẩm du lịch và dịch vụ đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với văn hóa của khách du lịch là những yếu tố quan trọng tạo nên một nền du lịch hiện đại, thành công trong việc thu hút du khách, nâng cao doanh thu du lịch của đất nước. Trong lĩnh vực Kinh tế Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trao đổi kinh tế giữa các quốc gia phát triển nhanh chóng. Các công ty lớn phương Tây thực hiện chiến dịch phi tập trung hóa, mở rộng địa bàn trên toàn thế giới, đặc biệt xây dựng các nhà máy gia công hay sản xuất tại các nước đang phát triển để tận dụng nhân công và nguyên liệu rẻ. Xuất khẩu, nhập khẩu cũng phát triển mạnh mẽ. Giao tiếp liên văn hóa được đưa vào kinh tế nhằm mục đích nghiên cứu những rủi ro do xung đột văn hóa gây nên, tìm hiểu lý do dẫn đến những xung đột nhóm, từ đó tìm ra các biện pháp để phòng chống hay khắc phục, tạo nên sự gắn bó liên kết trong doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm của mình sang một thị trường mới, phải nghiên cứu, khảo sát nhu cầu, đặc điểm của người dân, tìm hiểu tư duy, phong cách giao tiếp hay giá trị văn hóa của khu vực đó để có thể đưa ra một sản phẩm phù hợp cùng với chiến dịch quảng cáo hiệu quả. Chính vì vậy, Giao tiếp liên văn hóa được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực quản lý doanh nghiệp và marketing. Văn hóa phương Đông và phương Tây, văn hóa giữa các nền văn hóa khác nhau trong khu vực, tạo ra sự khác nhau về cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, về tư duy, lối sống, phong cách giao tiếp, phong cách làm việc (tính tập thể hay độc lập, coi trọng thứ bậc hay bình đẳng, thẳng thắn hay vòng vo, trực tiếp hay gián tiếp...),.... Có thể nói văn hóa là một rào cản rất lớn trong những cuộc đàm phán có sự tham dự của các đối tác đến từ nhiều nền văn hóa. Do đó, nắm vững những nét khác biệt văn hóa của các khu vực trên thế giới sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn trong đàm phán với đối tác nước ngoài, trong việc quản lý nhân sự, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động, giúp họ có thể phát huy năng lực của bản thân. Như vậy có thể thấy, Giao tiếp liên văn hóa cần thiết cho tất cả các ngành nghề và đối tượng có tiếp xúc với yếu tố nước ngoài. 2.2. Mô hình đào tạo theo hướng cá thể hóa 2.2.1.Triết lý sư phạm: lấy người học làm trung tâm 47KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Đến cuối thế kỷ XX, quan điểm “lấy người học làm trung tâm” đã định hình một cách rõ ràng trong giáo dục của thế giới và dần thay thế cho quan điểm “lấy giáo viên làm trung tâm”. Quá trình dạy học lấy người học làm trung tâm gồm 4 điểm cơ bản sau : Thứ nhất, việc dạy học phải xuất phát từ đầu vào của người học, tức là từ nhu cầu, động cơ, đặc điểm và điều kiện của người học. Phải tiến hành việc học tập trên cơ sở hiểu biết năng lực đã có của người học. Thứ hai, người học phải tham gia tích cực vào quá trình học tập, không tiếp thu một cách thụ động mà tích cực suy nghĩ, tích cực tự giác trong hoạt động. Thứ ba, thực hiện phân hóa, chú ý đến tư duy của từng người học, không gò bó theo cách suy nghĩ đã định trước của người dạy. Thứ tư, động viên, khuyến khích và tạo điều kiện để người học tự kiểm tra, tự đánh giá quá trình học tập của mình tiến tới tự đào tạo và giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn một cách độc lập, sáng tạo. Để thực hiện các mục tiêu này, đường hướng sư phạm lấy người học làm trung tâm yêu cầu chương trình đào tạo phải gắn liền với thực tế; giáo trình và giáo án có nhiều kiểu phân nhánh linh hoạt, có thể được điều chỉnh, đồng thời chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, năng lực để giải quyết các vấn đề thực tiễn. Theo mô hình này, bài giảng dựa trên cơ sở khám phá và giải quyết vấn đề, giúp người học chủ động, tích cực tham gia. Người dạy đóng vai trò điều khiển, thúc đẩy sự tìm tòi. Chính vì vậy, so với các mô hình dạy học truyền thống, trình độ phát triển nhận thức, tình cảm và hành vi của người học cao hơn, người học tự tin hơn và tự giác chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Trên thực tế, sự phát triển của quan điểm “lấy người học làm trung tâm” không hề phủ nhận vai trò của người dạy học đối với quá trình học tập của người học. Người dạy giữ vai trò tổ chức, điều khiển hoạt động học của người học, đảm bảo cho người học thực hiện đầy đủ và có chất lượng cao những yêu cầu đã được quy định phù hợp với mục đích dạy học ở đại học. Vai trò chủ đạo của người dạy được thực hiện thông qua việc lựa chọn nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức lớp học trong quá trình đào tạo. Người học một mặt là đối tượng của hoạt động dạy, mặt khác là chủ thể chính trong quá trình đào tạo. Dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy, người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo bằng chính hành động học tập của mình. 2.2.2. Phương pháp dạy học theo hướng cá thể hóa Dạy học theo hướng cá thể hóa là dạy theo năng lực của từng đối tượng, nhằm giúp người học học tập tốt hơn, phát huy hết khả năng của mình. Theo phương pháp này, các tài liệu, hoạt động và phương pháp giảng dạy được lựa chọn sao cho phù hợp với trình độ, năng lực, sở thích khác nhau của người học để có thể đạt được các mục tiêu đào tạo chung. Đặc biệt giúp người học phát huy tối đa tính chủ động sáng tạo trong học tập. Đây là một đường hướng sư phạm hết sức cần thiết vì trong một lớp học, trình độ và khả năng tiếp thu của người học không đồng đều, phương pháp và động cơ học tập không giống nhau. Người dạy cần hiểu rõ, nắm vững đặc điểm cũng như năng lực học tập và thái độ của người học đối với môn học; đánh giá hiện trạng kết quả học tập của người học, từ đó đưa ra những giải pháp cụ thể đối với mỗi cá nhân hay mỗi nhóm cá nhân. Để làm được điều này, nội dung học tập cũng phải phù hợp với đối tượng người học, phương pháp phải phong phú, linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn và nhất là dễ tiếp thu tương ứng với từng đối tượng. Nhờ đó, người học được học tập trong một điều kiện tốt nhất, học theo khả năng và đặc điểm của mình, tạo được hứng thú học tập, từ đó có thể phát huy được nội lực, chủ động sáng 48 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY tạo trong học tập. Trong giờ học sẽ không còn một khuôn mẫu, một trình tự lên lớp, một giáo án chuẩn và duy nhất để làm theo, mà thay đổi tùy theo từng lớp, từng nhóm hay từng cá nhân trong lớp, tùy vào nội dung kiến thức cần truyền đạt của từng bài học. Như vậy có thể thấy, đường hướng học tập cá thể hóa nằm trong triết lý sư phạm lấy người học làm trung tâm, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy của giảng viên đều được xây dựng phù hợp với đặc điểm của sinh viên. 2.3. Đổi mới phương pháp dạy-học môn Giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành 2.3.1. Cơ sở thực tiễn Để phù hợp với sự phát triển của xã hội, ngoại ngữ là môn học được đầu tư và chú trọng trong tất cả các trường đại học trong cả nước. Ngoại ngữ có thể là một chuyên ngành, cũng có thể là một công cụ bổ trợ cho chuyên ngành chính của sinh viên. Ngay cả trong các trường và khoa chuyên về ngoại ngữ như trường Đại học ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, trường Đại học Hà Nội, sinh viên không chỉ được đào tạo về chuyên ngành sư phạm, ngôn ngữ mà còn theo các định hướng biên, phiên dịch, kinh tế và du lịch.... Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể giảng dạy ngoại ngữ tại các trường Đại học, Cao đẳng và THPT, nghiên cứu trong các trung tâm nghiên cứu văn hóa, ngôn ngữ, làm biên dịch tài liệu và ấn phẩm, phiên dịch cho các cuộc gặp gỡ tiếp xúc song phương và đa phương, làm thư ký văn phòng, trợ lý đối ngoại trong các văn phòng các công ty nước ngoài, liên doanh hoặc công ty Việt Nam, phụ trách các mảng công việc liên quan đến đối ngoại, hợp tác, tham gia đàm phán, giao dịch, ký kết hợp đồng kinh doanh, xuất nhập khẩu; làm hướng dẫn viên, nhân viên điều hành du lịch có khả năng làm việc với các đối tác nước ngoài ... Có thể thấy, các ngành nghề đào tạo ngoại ngữ rất phong phú và đều liên quan đến môi trường quốc tế. Năng lực giao tiếp liên văn hóa là vô cùng cần thiết và trở thành nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo cử nhân. Ý thức được tầm quan trọng của Giao tiếp liên văn hóa trong xã hội đa văn hóa và vai trò của năng lực giao tiếp liên văn hóa đối với khả năng thích nghi của sinh viên tốt nghiệp trong thị trường lao động, các trường và các khoa ngoại ngữ đã đưa môn học này vào chương trình giảng dạy, có thể theo hình thức là một môn học độc lập bắt buộc như trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, hay dưới dạng lồng ghép trong môn thực hành tiếng đối với các trường ngoại ngữ không chuyên. Với tư cách là một môn học bắt buộc, Giao tiếp liên văn hóa cung cấp cho người học khái niệm cơ bản về văn hóa và giao thoa văn hóa, về bản chất của một xã hội đa văn hóa, các yếu tố cấu thành năng lực giao tiếp liên văn hóa của mỗi cá thể trong quá trình hội nhập, đồng thời giúp người học bổ sung, củng cố và hoàn thiện các kỹ năng ngôn ngữ. Khó khăn và thách thức Môn Giao tiếp liên văn hóa đặt ra một số khó khăn cho người dạy và người học. Khó khăn nội tại của môn học ở chỗ các khái niệm mang tính trừu tượng và tương đối rộng. Mặt khác, qua khảo sát thực trạng giảng dạy môn Giao tiếp liên văn hóa tại một số trường đại học trong nước2, có thể nhận thấy, giáo trình và phương pháp giảng đang sử dụng mang tính khái quát, tương đối chung chung, lý thuyết được truyền cho sinh viên mang tính áp đặt và khiên cưỡng, ít ví dụ minh họa cụ thể, chưa gần gũi với sinh viên, chưa bộc lộ được tầm quan trọng của môn học với các chuyên ngành của người học. Tuy nhiên, người học thuộc nhiều chuyên ngành và định hướng khác nhau, phương pháp học, trình độ cũng khác nhau. Họ cũng chưa có nhiều điều kiện tiếp xúc thực tế, chưa có nhiều trải nghiệm về giao tiếp liên văn hóa, vì vậy chưa hiểu được tầm quan trọng của môn học. Trong trường hợp này, người học trở thành đối tượng tác động của nhà sư phạm. Họ sẽ tiếp thu bằng tri giác một cách thụ động để lĩnh hội những tri thức có sẵn từ bên ngoài. Người học cảm thấy xa lạ và chưa thực sự thấy được hiệu quả của môn học. 49KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, người học có điều kiện tiếp xúc nhiều với các nguồn thông tin và kiến thức khác nhau, nhịp sống nhanh đòi hỏi nhà giáo dục phải cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản, cô đọng nhất và trong thời gian ngắn nhất. Tính thực dụng được đưa lên hàng đầu. Chính vì vậy, nhiệm vụ của môn Giao tiếp liên văn hóa là cung cấp cho người học những kiến thức thiết thực về văn hóa và giao tiếp liên văn hóa, cho người học thấy được vai trò, tầm quan trọng của môn đối với ngành nghề tương lai của mình, khiến cho người học cảm thấy tính thiết thực của môn học, từ đó xây dựng động cơ và hứng thú đối với môn học. Đổi mới chương trình và phương pháp dạy- học môn Giao tiếp liên văn hoá theo hướng đa ngành là giải pháp có thể coi là hiệu quả để đạt được các mục tiêu trên, khiến cho môn học trở nên phong phú sống động hơn, gắn liền với thực tế và liên quan đến lĩnh vực chuyên ngành của người học, phát triển được mô hình cá thể hóa trong giảng dạy ngoại ngữ. 2.3.2. Đề xuất đổi mới Mục tiêu của đổi mới hình thức dạy-học môn Giao tiếp liên văn hóa là cuối khóa học, người học sẽ nắm vững các khái niệm cơ bản của giao tiếp liên văn hóa, hiểu được vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa và liên văn hóa đối với chuyên ngành của người học. Đồng thời, giúp sinh viên phát triển các chiến lược và kỹ năng giao tiếp liên văn hóa trong môi trường làm việc tương lai. Cách tiếp cận theo hướng đa ngành, cùng với những phân tích và tổng hợp các tình huống phong phú sẽ cho thấy sự phức tạp và những thách thức trong các mối quan hệ và trao đổi quốc tế. Mục tiêu của môn học Về kiến thức, người học cần nắm vững một số khái niệm về văn hóa, giao tiếp liên văn hóa, định kiến và biểu trưng, sốc văn hóa; củng cố vốn kiến thức về đặc thù của các nền văn hóa, nắm được những điểm tương đồng và dị biệt trong phong cách giao tiếp, trong giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp bằng ngôn ngữ giữa các nền văn hóa khác nhau; nắm được bản chất về bản sắc và sự khác biệt của các cá thể trong một xã hội đa sắc tộc. Về kỹ năng, người học có khả năng phân tích và đánh giá một cách khách quan và khoa học một số hiện tượng văn hóa, chính trị của xã hội đương đại; có cách ứng xử thích hợp trong các hoàn cảnh đa văn hóa; có khả năng chấp nhận sự khác biệt để vươn tới xây dựng một xã hội đa văn hóa trong khi vẫn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Ngoài ra, người học còn được nâng cao các kỹ năng ngôn ngữ đặc biệt là kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và rèn luyện các kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng làm powerpoint, thuyết trình. Về thái độ, người học xác định được tầm quan trọng của môn học; phát huy tối đa tinh thần tự học thông qua nghiên cứu sách lý thuyết, đọc thêm các tài liệu trên mạng Internet; phát huy tối đa khả năng sáng tạo khi thực hiện các hoạt động trong lớp cũng như tự học; tham gia tích cực vào các hoạt động trên lớp.... Những kiến thức, kỹ năng và thái độ trên cần thiết cho tất cả các chuyên ngành bởi lẽ đó là những mục tiêu cơ bản mà người học cần đạt được sau môn học. Tuy nhiên, những khái niệm này đều gắn liền với các tình huống và môi trường cụ thể thuộc các lĩnh vực giáo dục, kinh tế, du lịch.... Đó là những tình huống mà người học có thể phân tích, đánh giá và tìm kết luận bằng cách huy động kiến thức và kỹ năng, từ đó tìm hiểu vai trò, ảnh hưởng của giao tiếp liên văn hóa đối với từng ngành nghề. Chương trình Môn Giao tiếp liên văn hóa được giảng dạy gồm 3 tín chỉ, được dạy trong 45 tiết học, trong đó có kiểm tra giữa kỳ và ôn tập cuối kỳ. Nội 50 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY dung môn học được chia thành bốn phần cơ bản: khái niệm chung (văn hóa và giao tiếp liên văn hóa), những vấn đề nảy sinh trong quá trình giao tiếp liên văn hóa (sốc văn hóa, xung đột văn hóa), lý giải những xung đột văn hóa bằng những yếu tố như đa dạng văn hóa, phong cách giao tiếp, giá trị văn hóa, hình ảnh biểu trưng, từ đó đi đến xây dựng kỹ năng giao tiếp liên văn hóa. Với mỗi nội dung, lý thuyết được kết hợp với những tình huống thực tế, cho phép người học hiểu sâu về môn học, có khả năng lý giải một số hiện tượng thường gặp, các hoạt động thực hành nhằm tiến tới chuyển biến các hành vi và cách tiếp cận một nền văn hóa khác một cách tích cực hơn. Giáo trình Một chương trình tích hợp kiến thức liên ngành cần một giáo trình tổng hợp dạng mở, dưới hình thức hệ thống tài liệu theo chủ đề. Giáo trình gồm nhiều bài học, mỗi bài sẽ có một phần cơ sở lý thuyết chung và được phát triển theo ba lĩnh vực (ngôn ngữ, kinh tế, du lịch). Tập hợp tất cả các bài sẽ tạo thành một hệ thống giáo trình với nhiều chủ đề khác nhau, dựa trên chương trình và kiến thức chung về môn học. Đặc thù của Giao tiếp liên văn hóa là lý thuyết gắn liền với thực hành, do đó, ngoài giáo trình viết, môn học còn sử dụng nhiều phương tiện bổ trợ và các nguồn thông tin khác nhau như video, báo chí, sách truyện.... Trong đó, phương tiện nghe nhìn luôn được ưu tiên. Lấy ví dụ về chủ đề “Sốc văn hóa”, tài liệu kích hoạt được sử dụng với tất cả người học là một khung lý thuyết chung về sốc văn hóa tập trung làm rõ một số khái niệm cơ bản nhất. Từ tài liệu này, sinh viên ngành Ngôn ngữ có thể tìm hiểu và phân tích bức thư chia sẻ khó khăn khi đi du học của một sinh viên châu Phi tại Pháp, sinh viên ngành Kinh tế xem và bình luận bộ phim “Kinh hoàng và run sợ”3, sinh viên ngành Du lịch tìm hiểu những chia sẻ trên diễn đàn du lịch Routard.com, chuyên đề Việt Nam với chủ đề “Sốc văn hóa”. Mục đích của hệ thống tài liệu này là giúp người học tiếp cận và nắm vững tri thức và các kỹ năng giao tiếp liên văn hóa một cách có ý thức, gắn với chuyên ngành mình đang học. Việc học môn lý thuyết bằng những nội dung gần gũi với bản thân khiến cho môn học linh hoạt, nhẹ nhàng mà phong phú, người học chủ động chọn lựa tài liệu và phương pháp học phù hớp với mình. 2.3.3. Phương pháp sư phạm Việc giảng dạy được dựa trên triết lý sư phạm lấy người học làm trung tâm, coi trọng tính chủ động, đề cao khả năng khám phá của người học, dạy lý thuyết kết hợp với thực hành. Theo đó, kiến thức được lồng ghép trong các tình huống có thực thuộc các lĩnh vực chuyên môn cụ thể, sinh viên khám phá, phân tích và tổng hợp kiến thức dưới sự hướng dẫn của người dạy, việc tiếp thu kiến thức liên văn hóa trong hoàn cảnh cụ thể trở nên hiệu quả hơn. Cụ thể, một tiết học với chủ đề “Sốc văn hóa” được tổ chức như sau: Người học tìm hiểu phần lý thuyết để nắm được định nghĩa về sốc văn hóa, nguyên nhân, biểu hiện và những năng lực cần thiết để phòng chống và xử lý khi gặp sốc văn hóa. Người học lựa chọn tài liệu tiếp theo tùy theo chuyên ngành của người học. Sinh viên ngành ngôn ngữ tiến hành đọc hiểu bức thư chia sẻ khó khăn khi đi du học của một sinh viên châu Phi tại Pháp, đồng thời dựa vào khung lý thuyết để xác định các giai đoạn mà sinh viên đó đã phải trải qua, tìm hiểu những biểu hiện của sốc văn hóa, những cố gắng và biện pháp mà nhân vật đã sử dụng để vượt qua những khó khăn do văn hóa khác biệt gây nên. Những phân tích tình huống đều dựa trên nền tảng lý thuyết đã học và dữ liệu ngôn ngữ được sử dụng trong bức thư. Sinh viên ngành Kinh tế thảo luận về bộ phim “Kinh hoàng và run sợ” sau khi đã xem phim 51KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v trước ở nhà. Trong phim, sinh viên thấy được những hy vọng, hứng khởi của cô gái người Bỉ khi được tuyển vào làm tại một công ty lớn của Nhật Bản, tiếp đó chứng kiến những khó khăn, xung đột của cô với các lãnh đạo công ty, do những khác biệt về tư duy, về giá trị văn hóa, về phong cách làm việc khác nhau của hai nền văn hóa Bỉ và Nhật Bản.... Sinh viên sẽ cùng nhau lý giải những xung đột đó. Còn đối với sinh viên ngành Du lịch, một nhóm sinh viên sẽ thuyết trình về những thông tin được chia sẻ về “Sốc văn hóa” đối với khách du lịch người Pháp ở Việt Nam. Từ đó, thảo luận về những khác biệt giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Pháp để có thể hiểu được những nguyên nhân dẫn đến sốc văn hóa. Để kết thúc mỗi phần thảo luận, sinh viên và giảng viên cùng nhau tìm ra những biện pháp, tùy theo mỗi hoàn cảnh, để phòng tránh và giải quyết xung đột. Như vậy, thông qua các hoạt động tình huống cụ thể mà sinh viên thấy được ảnh hưởng của sốc văn hóa đối với từng lĩnh vực, hiểu được nguyên nhân và các biện pháp để xử lý, kiến thức và nội dung của bài học sẽ được tiếp thu một cách có hiệu quả. Vì giáo trình là nguồn tài liệu mở, những sinh viên có trình độ cao và ham học hỏi có thể chủ động tìm hiểu thêm về khái niệm sốc văn hóa bằng cách sử dụng tài liệu của chuyên ngành khác. 2.4. Đánh giá sơ bộ về hướng tiếp cận môn Giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành 2.4.1. Ưu điểm Về chương trình, giáo trình Việc áp dụng cách tiếp cận đa ngành cho môn Giao tiếp liên văn hóa đáp ứng được các mục tiêu đề ra, đó là dạy học theo hướng cá thể hóa, lấy người học làm trung tâm, cho phép các sinh viên thuộc các chuyên ngành khác nhau cùng đạt được những kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần thiết về giao tiếp liên văn hóa thông qua những tình huống cụ thể chuyên ngành của mình. Mô hình dạy học này có một số đặc điểm nổi bật sau: Tính đa dạng: Cùng một chủ đề nghiên cứu có thể được tiếp cận theo những cách khác nhau, với những phương tiện dạy-học khác nhau. Nội dung của bài học được giới thiệu một cách phong phú, sâu sắc và mang tính tổng hợp cao. Khả năng thích nghi: Phương pháp này có thể phù hợp với nhiều ngành đào tạo khác nhau. Các khái niệm trừu tượng được đặt trong hoàn cảnh thực tế, gắn với chuyên ngành của sinh viên, kiến thức nhờ đó được nắm bắt một cách dễ dàng hơn. Tính linh hoạt: Sinh viên và giảng viên có thể tự do lựa chọn nhiều nguồn học liệu và phương pháp sư phạm y theo đặc điểm của mỗi cá nhân hay nhóm sinh viên. Dễ đổi mới: Các nguồn tài liệu, học liệu dễ dàng được cập nhật, đổi mới theo tình hình thực tế và theo đặc điểm của sinh viên. Đối với sinh viên Hệ thống giáo trình “mở” và linh hoạt cho phép sinh viên có điều kiện tự học, tự nghiên cứu, phát huy được tính ham học hỏi và sáng tạo của cả thầy và trò. Việc đưa phim ảnh, video hay các hoạt động trên Internet thu hút được sự chú ý của sinh viên. Ngoài ra, nhờ vào những bài tập lớn theo nhóm, thảo luận nhóm, thuyết trình trước lớp, sinh viên có điều kiện mở rộng, đào sâu kiến thức, học phương pháp nghiên cứu khoa học. Với những đặc điểm trên, hệ thống tài liệu theo chủ đề cho phép tiến hành phương pháp dạy-học theo hướng cá thể hóa. Đối với giảng viên Với giáo trình này và với phương pháp dạy học mới, giảng viên có nhiều chủ động sáng tạo và có trách nhiệm cao hơn. Đồng thời, công tác làm việc theo nhóm giữa giảng viên với giảngviên, giữa giảng viên với sinh viên được nâng cao. 52 KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 v PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 2.4.2. Những hạn chế và khó khăn Để dạy-học môn Giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành có hai khó khăn cơ bản: khó khăn trong khâu xây dựng chương trình, giáo trình và khó khăn trong quá trình áp dụng giáo trình vào thực tế. Thực vậy, hệ thống học liệu theo chủ đề đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian và tư duy hơn để soạn giáo trình, giáo án và chọn lựa nội dung học cho các đối tượng sinh viên. Việc tìm nguồn tài liệu, học liệu thuộc các chuyên ngành khác nhau đòi hỏi phải có kiến thức, kinh nghiệm cả trong môn giao tiếp liên văn hóa, cả trong chuyên ngành. Và dù giáo trình có hay bao nhiêu thì kết quả của việc dạy và học vẫn phụ thuộc rất nhiều vào tổ chức giờ dạy của người dạy và phương pháp học tập của người học. Giảng viên cần có phương pháp sư phạm nhịp nhàng, khéo léo và năng động hơn. Sinh viên cũng cần phải chủ động hơn trong học tập, tư duy, bày tỏ quan điểm và làm việc nhóm nhiều hơn. Điều này thật không dễ khi sự thụ động trong cách học của trò, sự lệ thuộc vào giáo trình và sách hướng dẫn của giảng viên đã ăn sâu từ lâu. 3. KẾT LUẬN Đặc điểm nổi bật của phương pháp giảng dạy môn Giao tiếp liên văn hóa theo hướng đa ngành là xây dựng được môi trường học tập phong phú, đa dạng, gần với thực tế, tạo điều kiện cho sinh viên tiếp xúc với những vấn đề nảy sinh trong môi trường đa văn hóa, để họ chứng kiến và tìm cách giải thích những xung đột, từ đó hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ phù hợp cho bản thân. Phương pháp này phù hợp với xu hướng phát triển của giáo học pháp hiện đại, phù hợp với bối cảnh đổi mới đào tạo đại học ở Việt Nam./. Chú thích: 1. < 1291353-bao- cao-van-hoa-chuan-muc-van-hoa-va-giao-tiep- lien-van-hoa-truong-hop-chlb-duc-pptx.htm>. 2. Tiến hành trong khuôn khổ Hội thảo Pháp ngữ khu vực châu Á Thái Bình Dương năm 2015. 3. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên “Terreur et tremblement”, Amélie Nothomb (2010). Tài liệu tham khảo: 1. Béacco J-C., (2000), Les dimensions culturelles des enseignements de langue, Hachette. 2. Carlo M. (1998), L’interculturel, CLE International. 3. Hall E.T. (1959), The silent language, New York: Doubleday. 4. Huu Ngoc (1996-1997), Esquisse pour un portrait de la culture vietnamienne, NXB The Gioi. 5. Ishii S. (2006), Complementing contemporary intercultural communication research with East Asian sociocultural perspectives and practices in China Media Research, 2(1) 6. Kerbrat-Orecchioni C. (1996), La conversation, Seuil. 7. Lazar I., Huber-Kriegler M., Lussier D., Matei G. S. et Peck P. (2007), Développer et évaluer la compétence en communication interculturelle, Editions du Conseil de l’Europe. 8. Legendre R. (1988), Dictionnaire actuel de l’éducation, Larousse. 9. Lussier D et al. (2007), Centre européen pour les langues vivantes, Conseil de l’Europe 10. Nguyen Van Dung (2008), Cours “Introduction à l’Interculturel”, Département de Français – ESLE – UNH. 11. Nguyễn Vân Dung (2005), “Les influences culturelles sur l’apprentissage du français: le 53KHOA HỌC NGOẠI NGỮ QUÂN SỰSố 08 - 7/2017 PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY v IDIVERSIFICATION OF TEACHING METHODS OF INTERCULTURAL COMMUNICATION IN THE DIRECTION OF INTERDISCIPLINARY EDUCATION DAM MINH THUY Abstract: Intercultural communication is a multidisciplinary science. In advanced countries, it is studied and taught not only in education, in tourism but also in economics, political science and business sectors. In the context of globalization, exchanges, contacts and collaborations take place in all areas, provoke several problems, even cultural conflicts, which prevents intercultural communication. Equipping students with intercultural competencies in line with their specialty professionals will be the key to success, to getting them into the international working environment. This requires the Intercultural Communication adopt a concise, pragmatic curricular program, manual and pedagogy related to the students’s career. So, we want to revise the program and the teaching methodology of linking courses in a multidisciplinary manner. Keywords: personalization, diversification, multidisciplinary, Intercultural communication. Received: 23/5/2017; Revised: 05/6/2017; Accepted for publication:28/6/2017 cas des étudiants vietnamiens”, in Diversités culturelles et apprentissage du français, Les Editions de l’école polytechnique, Paris, France. 13. Schoeffel V. & Thompson P. (2007), Communication interculturelle 1, Cinfo. 14. Smircich L. (1983), Concepts of Culture and Organizational Analysis in Administratice Science Quarterty, 28 (3), Johnson Graduate School of Management, Cornell University. 15. Ting-Toomey S. (1999), Communicating across cultures, The Guilford Press. 16. Zarate G. (1986), Enseigner une culture étrangère, Hachette.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf73_2262_2137258.pdf
Tài liệu liên quan