Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez - Phan Tuấn Anh

Tài liệu Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez - Phan Tuấn Anh: 7 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 CẢM QUAN VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU THỜI THỔ TẢ CỦA G.G.MARQUEZ Phan Tuấn Anh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Việc giải mã những diễn ngôn văn học không đơn thuần là việc khảo cứu nội văn bản, dựa trên tính tự trị của những hình tượng văn học. Đối với những tiểu thuyết được trải dài theo thời gian lịch sử biên niên và không gian địa lý, văn hóa như Tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez, một cách tiếp cận liên ngành và liên văn bản sẽ góp phần giải quyết được nhiều hơn những vấn đề thuộc về cảm thức ám thị văn hóa, cũng như đặc trưng tư tưởng và tín ngưỡng của các nhân vật. Trong tác phẩm này, nổi lên hai vấn đề cơ bản mang tính chất tộc loại tại Mỹ Latinh đã ám thị trong vô thức tập thể của các nhân vật, đó là cảm thức về thân phận văn hóa lai và cảm thức về đạo đức và vai trò của Kyto giáo. Chính từ việc làm rõ các cảm thức này trong thân phận hậu thực dân của Mỹ Lat...

pdf11 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cảm quan văn hóa và tôn giáo trong tiểu thuyết tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez - Phan Tuấn Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
7 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72A, số 3, năm 2012 CẢM QUAN VĂN HÓA VÀ TÔN GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT TÌNH YÊU THỜI THỔ TẢ CỦA G.G.MARQUEZ Phan Tuấn Anh Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt. Việc giải mã những diễn ngôn văn học không đơn thuần là việc khảo cứu nội văn bản, dựa trên tính tự trị của những hình tượng văn học. Đối với những tiểu thuyết được trải dài theo thời gian lịch sử biên niên và không gian địa lý, văn hóa như Tình yêu thời thổ tả của G.G.Marquez, một cách tiếp cận liên ngành và liên văn bản sẽ góp phần giải quyết được nhiều hơn những vấn đề thuộc về cảm thức ám thị văn hóa, cũng như đặc trưng tư tưởng và tín ngưỡng của các nhân vật. Trong tác phẩm này, nổi lên hai vấn đề cơ bản mang tính chất tộc loại tại Mỹ Latinh đã ám thị trong vô thức tập thể của các nhân vật, đó là cảm thức về thân phận văn hóa lai và cảm thức về đạo đức và vai trò của Kyto giáo. Chính từ việc làm rõ các cảm thức này trong thân phận hậu thực dân của Mỹ Latinh, chúng ta sẽ mở ra những ẩn ngữ trong diễn ngôn tình yêu trong Tình yêu thời thổ tả - “một trong những cuốn tiểu thuyết hay nhất ngợi ca về tình yêu mà con người có thể viết nên”. 1. Đặc trưng nền văn hóa lai thời hậu thực dân Bên cạnh Trăm năm cô đơn (1967), tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả (1985) là thành tựu lớn nhất đã góp phần vinh danh G.G.Marquez trở thành một trong những bậc thầy văn chương của thế kỷ XX. Đọc Tình yêu thời thổ tả của nhà văn người Colombia (giải Nobel văn chương năm 1982), trong diễn ngôn tình yêu, chúng ta vẫn có thể nhận ra những đặc trưng của một nền văn hóa lai thời hậu thực dân. Do đó, thông qua đọc văn bản văn học, người đọc có thể đến với việc đọc văn hóa và đọc lịch sử. Ngược lại, có thể dùng cách đọc văn hóa và đọc lịch sử nhằm giải mã nghệ thuật một văn bản văn học. Như chúng ta đều biết, lịch sử văn hóa Mỹ Latinh là quá trình hỗn chủng, lai tạp tất cả các nền văn hóa lớn trên thế giới. Có thể tạm hình dung một thực thể bao gồm các thành phần văn hóa như sau: STT Chủ thể Châu lục xuất thân Thời gian xuất hiện Thân phận tại Mỹ Latinh hậu thực dân 1 Người Indian bản xứ (da đỏ) - chủng Gốc gác là từ châu Á di cư sang, 21.000 năm trước công Tuyệt chủng, thiểu số, lạc hậu, bị trị 8 tộc Mongoloid (da vàng) rồi từ Bắc Mỹ hành trình xuống Mỹ Latinh nguyên 2 Người da trắng (Ơrôpêôit) (tại Mỹ Latinh chủ yếu là người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha) Châu Âu Chính thức từ 1492, với cuộc thám hiểm của Columbus Cai trị, lãnh đạo, độc tài, chủ thể của nền văn hóa 3 Người da đen (Nêgrôit) Châu Phi Khoảng đầu thế kỷ XVI Nô lệ, bị trị, lạc hậu, công dân hạng hai 4 Người da vàng (Mongoloid) nhập cư (chủ yếu là người Hoa, người Indonesia, người Đông Ấn, Lebanon, Syrie) Châu Á Khoảng từ thế kỷ XVIII, tại vùng đồn điền Caribean, sau các cuộc giải phóng nô lệ Công dân hạng hai, làm thuê 5 Người lai (giữa các chủng người thuần chủng có trước) Phụ thuộc vào nguồn gốc cha mẹ Từ thế kỉ XV trở đi Công dân hạng hai Trong các chủng tộc nói trên, trong thời hậu thực dân, người lai chiếm đa số, chiếm gần 60% dân số, người da trắng xấp xỉ 30%, người da đen khoảng 10% và một ít người da đỏ bản xứ còn sót lại cùng người da vàng nhập cư. Như vậy, cơ cấu nền văn hóa ở Mỹ Latinh là một sự hỗn chủng nhiều nhóm chủng tộc, nhiều truyền thống và bản sắc văn hóa, tôn giáo, phương thức sản xuất. Trong đó, người da đỏ bản xứ vốn là chủ nhân ban đầu lại bị tuyệt diệt gần hết bởi quá trình thực dân hóa. Người da trắng dù chiếm tỷ lệ không quá đông nhưng lại nắm gần như mọi quyền lợi cơ bản trong xã hội. Người da đen ngày nay dù đã được tự do nhưng vẫn bị lạc hậu. Người lai là chủ thể đa số của nền văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân, mang đặc trưng lớn nhất của nền văn hóa này, nhưng vẫn chưa thực sự thoát khỏi định kiến là công dân hạng hai. “Đến giữa thế kỷ XVIII, quá trình hợp hôn giữa người da trắng và người da đen làm xuất hiện tầng lớp người lai. Thế nhưng chỉ người da trắng mới có quyền công dân đầy đủ” [9, 101]. Bởi vì, trong quan niệm của xã hội, đối với người lai, nếu mang hai dòng máu khác biệt về đẳng cấp trong mình, thì thân phận một cá nhân sẽ thuộc về dòng máu “hạ đẳng” hơn. Trong đó, xét về nội thể nền văn hóa bản địa của Mỹ Latinh, tức nền văn hóa của người Indian (da đỏ) bản xứ, đây là một nền văn hóa phong phú, nhiều nét tín 9 ngưỡng đa thần, huyền thoại, kỳ ảo đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân sau này. Ngày nay, do sự diệt vong gần như đa số của người da đỏ ở Mỹ Latinh, nền văn hóa Indian chỉ là những vọng động, cảm thức, chứ không còn giữ được vai trò chủ đạo ngay trên vùng đất quê hương của nó, cho dù người da đỏ đã chủ động rút lui khỏi quá trình công nghiệp hóa, nhằm bảo vệ nền văn hóa riêng của mình. Quá trình thực dân hóa Mỹ Latinh cũng đồng thời là quá trình diệt chủng người Indian bản xứ, hoặc đồng hóa về mặt văn hóa, thông qua quyền lực của quá trình cưỡng đạo người da đỏ theo Kyto giáo do người da trắng tiến hành. Xét về ngoại thể nền văn hóa bản địa Mỹ Latinh, tức các nền văn hóa “nhập cư” của người da trắng thực dân, người da đen nô lệ, người da vàng làm thuê và tiểu thương, có thể nhận định đây chính là nhân tố chính cấu trúc nên văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân. Các diễn ngôn văn hóa “nhập cư” dần hòa quyện với văn hóa của người Indian bản địa, tạo thành một hỗn chủng văn hóa phong phú. Người da đen mang đến cho văn hóa Mỹ Latinh những giá trị tâm linh, cổ mẫu nguyên thủy, sự đam mê các điệu nhảy, tính phồn thực, nền tảng gia đình Người da trắng mang đến truyền thống văn hóa phương Tây với nghệ thuật hiện đại, văn hóa Kyto giáo, truyền thống khoa học và duy lý. Người da vàng nhập cư mang đến những truyện kể phương Đông, tính duy cảm, cùng các sản phẩm lụa, gốm, sứ Chính sự hòa quyện giữa tính khoa học, duy lý của người phương Tây (đề cao hiện thực), với tính tâm linh của người da đen, tín ngưỡng đa thần, đam mê huyền thoại (đề cao huyền ảo) của người da đỏ đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa hiện thực huyền ảo ra đời ở chính Mỹ Latinh chứ không phải bất kỳ vùng đất nào khác. Nhưng bản thân nội vùng văn hóa từng chủng tộc cũng có những mâu thuẫn và xung đột, chứ không thuần nhất và ổn định. Người da trắng thì mâu thuẫn giữa nguồn gốc Tây Ban Nha với Bồ Đào Nha (và một số đế quốc châu Âu khác), giữa người da trắng Âu châu di cư với người da trắng sinh ra tại Mỹ Latinh. Người da đỏ thì liên tục diễn ra các cuộc chiến tranh và tiêu diệt lẫn nhau, dưới sự chỉ huy và xúi giục của những nhóm thực dân mà họ chịu ảnh hưởng. Người da đen cũng mâu thuẫn dựa trên nguồn gốc xuất thân của họ ở Phi châu. Chính vì vậy, thực thể văn hóa Mỹ Latinh là một bức tranh đa khảm đầy bất định, phong phú, đa dạng nhưng cũng phức tạp và đầy mâu thuẫn. Đi từ cách đọc lịch sử trên, chúng ta sẽ phần nào giải mã được một số mã văn hóa trong diễn ngôn tình yêu của tiểu thuyết Tình yêu thời thổ tả. Trước tiên, tại sao một nhân vật đạo mạo, đứng đắn, có địa vị cao và rất yêu vợ như bác sĩ J.Urbino cuối cùng lại phản bội vợ mình bởi một người con gái lai đen? Tại sao cô gái mang lại cho F.Ariza nhiều cảm xúc nhất từ khi F.Daza ra đi, dù chưa một lần cô quan hệ tình dục với ông, lại là Leona Casiani, một người phụ nữ mà trong lần gặp đầu tiên đã đưa lại cảm giác: “trơ trẽn đến mức anh chỉ có thể nghĩ rằng cô ta là người da đen” [5, 286-287]. Ngay trong tự truyện Sống để kể lại của mình, mối tình với M.Fonseca đã dẫn đến lần ân ái ghi sâu trong kí ức của G.G.Marquez là một phụ nữ “có nét người lai da nâu” [3, 227]. Mối tình 10 đeo đẳng trong lòng tướng quân Bolivar trong tiểu thuyết Tướng quân giữa mê hồn trận, ngay cả khi ngài sốt thập tử nhất sinh, là một người con gái mang tên Rayna Maria Luisa: “Đó là một cô gái lai đen rất đẹp, đang ở tuổi dậy thì” [6, 59]. Qua một số dẫn chứng như trên, chúng ta có thể rút ra một nhận định đầu tiên: những cô gái lai, mà đặc biệt là lai da đen với da trắng (da nâu), luôn có một sức hút giới tính mãnh liệt trong sáng tác của G.G.Marquez. Nhưng tại sao lại là lai da đen chứ không phải da đen, hoặc lai với người da đỏ, hoặc với người da vàng nhập cư? Trong văn hóa Mỹ Latinh, do thân phận nô lệ thấp kém của mình trong thời kì đầu, người da đen luôn bị xem là chủng tộc nặng về tính bản năng, mà ít được đánh giá dựa trên tiêu chí tinh thần, trí tuệ hay đạo đức. Đọc lại các tác phẩm của Marquez, chúng ta có thể nhận ra thân phận thấp kém này của người da đen hoặc người lai đen: - Tình yêu thời thổ tả: + “Hình ảnh rực rỡ của một người phụ nữ da đen dữ dằn đội lốt con vật thân hình bê bết bùn cứt và tình yêu” [5, 295]. + “Những ngày thứ bảy, đám dân lai đen ồn ào rời bỏ những túp lều thưng che bằng giấy các tông họ nhảy như điên dại, họ say cho đến chết họ ân ái với nhau ngay giữa những bụi cây icado, rồi đến nửa đêm ngày chủ nhật, họ phá đám các cuộc nhảy phanđănggô bằng chính những cuộc ẩu đả đẫm máu giữa họ với nhau.” [5, 31-32]. - Nabo, người da đen khiến các thiên thần phải đợi: “Cứ như y (một người da đen – PTA) là một con ngựa, cứ như thể cú đá đã truyền cho y sự đần độn và đã khắc lên trán y toàn bộ sự ngu độn của loài ngựa” [8, 86]. - Sống để kể lại: “Đến lễ giáng sinh thì cô vừa tròn hai mươi tuổi. Cô có vóc dáng của người Etiopia (một nước châu Phi – PTA) với nước da màu ca cao (da nâu, con lai - PTA). Cô là người tình vui vẻ trên giường, dễ lên cơn cực khoái gập gềnh đau đớn và có bản năng yêu đương không giống con người tí nào [3, 286]. - Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi: “món hàng độc là thân xác các em gái nhỏ tuổi, dẫn dắt vào nghề và vắt kiệt chúng cho đến khi đẩy sang cuộc sống tàn tạ của những cô gái điếm mạt hạng trong nhà chứa lâu đời của mụ da đen Eufemia” [2, 24]. - Dấu máu em trên tuyết: “Tôi đã nhìn thấy những thứ còn ghê gớm gấp mấy kia (dương vật đàn ông – PTA) Vậy anh hãy nghĩ cho kỹ trước khi định làm việc đó, bởi vì với tôi, anh cần phải biết cách xử sự sao cho hơn hẳn một gã da đen” [8, 24]. Việc đặt thân phận của người da đen vào hàng hạ đẳng, thuần túy bản năng trong sáng tác của Marquez vừa mang tính phản ánh hiện thực xã hội Mỹ Latinh hậu thực dân, nhưng đồng thời, nó cũng phản ảnh một phần nào tư tưởng phân biệt chủng tộc của nhà văn, cho dù là trong vô thức. Xuyên suốt quá trình tiếp nhận các tác phẩm của Marquez, chúng tôi nhận ra rằng, vô thức tác giả thường ưu ái về mặt ngôn ngữ cho những kẻ độc tài, 11 và thường dùng những ngôn ngữ hạ đẳng cho các người da đen và thổ dân Indian. Chính vì thế, dù không trực tiếp phát ngôn, cũng như có thể không tự nhận thức được, nhưng trong Marquez luôn có một tên độc tài và một kẻ phân biệt chủng tộc. Quay lại với diễn ngôn tình yêu trong tiểu thuyết, chính vì quan niệm (trong cả vô thức lẫn ý thức) rằng người da đen nặng về tính bản năng, và có năng lực tình dục mạnh mẽ, nên dĩ nhiên các nhân vật nam của Tình yêu thời thổ tả là F.Ariza và J.Urbino đã bị những người con gái lai đen là B.Lynch và L.Casiani làm cho đau khổ vì sự quyến rũ của họ, dẫu được phép làm tình hay không. Nhưng ở đây cũng cần lưu ý, B.Lynch và L.Casiani là hai người phụ nữ lai đen, tức là ở họ có một nửa dòng máu da trắng, họ không hoàn toàn thuần bản năng, tức sự hấp dẫn của họ không thuần khiết là hấp dẫn tính dục. B.Lynch là một tiến sĩ thần học, con gái một mục sư, cô chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa người da trắng. Trong khi đó, L.Casiani là người con gái có công lao giúp F.Ariza quản lý, duy trì và phục hưng hãng Tàu thủy Caribean. Như vậy, một người đàn bà hấp dẫn tuyệt đối trong tình yêu, xét theo quan niệm của Marquez và dựa trên nền tảng văn hóa Mỹ Latinh, đó là một người con gái lai giữa da đen (bản năng, tính dục) và da trắng (trí tuệ, đạo đức). Và cũng chính vẻ đẹp đặc trưng nhất của người phụ nữ Mỹ Latinh là vẻ đẹp lai, nơi những người phụ nữ có mắt xanh nhưng làn da rám nắng và tóc đen, dáng người dong dỏng cao nhưng ba vòng lại đẫy đà. Chuẩn thẩm mỹ về vẻ đẹp của phụ nữ Mỹ Latinh ấy, cho đến nay, đã trở thành chuẩn thẩm mỹ phổ biến nhất và được hâm mộ trên toàn thế giới. Một chuẩn thẩm mỹ chỉ có thể có được trong quá trình hậu thực dân, tức là khi sự lai tạp lên ngôi và người lai chính thức trở thành chủ thể của nền văn hóa. Trên phương diện khảo cứu văn hóa hậu thực dân trong Tình yêu thời thổ tả, có thể thấy hình tượng văn hóa Tây Ban Nha là một “mẫu gốc” xuất hiện phổ biến trong cuốn tiểu thuyết này. Lật lại lịch sử xâm chiếm châu Mỹ của thực dân châu Âu, khác với Bắc Mỹ chịu ảnh hưởng của thực dân Anh (chủ yếu), Pháp, Hà Lan, thì Mỹ Latinh là vùng chịu ảnh hưởng của văn hóa thực dân Tây Ban Nha (chủ yếu) và Bồ Đào Nha. Trong 34 nước thuộc Mỹ Latinh (gồm Trung Mỹ lục địa, Trung Mỹ Caribean và Nam Mỹ), thì toàn bộ đều nói ngôn ngữ Tây Ban Nha, chỉ có Haiti nói tiếng Pháp và Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha. Có thể nói, sau hiệp ước Tordesillas năm 1493 nhằm phân chia quyền ảnh hưởng với Bồ Đào Nha, văn hóa thực dân Tây Ban Nha đã kiến tạo nên diện mạo văn hóa Mỹ Latinh (trừ Brazil) thời thực dân và hậu thực dân. Thực dân Tây Ban Nha từng chia Mỹ Latinh thành từng phần khác nhau do các phó vương cai quản, trong đó có một vùng mang tên New Spain (Tây Ban Nha mới). Các vùng thời thực dân Tây Ban Nha là: New Spain (Mexico, Trung Mỹ lục địa, Trung Mỹ Caribean), New Granada (Panama, Colombia, Venezuela, Ecuador), Peru (Peru, Chile, Tây Nam Bolivia), La Plata (Argentina, Urugoay, Paragoay, Nam Chile, Đông Bolivia). Chính vì nói chung một thứ ngôn ngữ (tiếng Tây Ban Nha), chung một tôn giáo (nhà thờ Kyto kiểu Tây Ban Nha), một mẫu quốc (nước Tây Ban Nha), một vương triều (hoàng gia Tây Ban Nha)... 12 và sự nhập nhằng đường biên giới trong lịch sử, nên nhìn chung văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân rất phức tạp về mặt chính trị và lãnh thổ. Trước tiên, nó tạo điều kiện cho những cuộc di dân quy mô lớn và nhập cư bất hợp pháp, vì khoảng cách ngôn ngữ là không có, khoảng cách văn hóa là rất ít. Thứ hai, nó tạo điều kiện cho những cuộc xung đột triền miên giữa hai luồng tư tưởng đối nghịch: một bên muốn khôi phục lại lãnh thổ Mỹ Latinh thống nhất và trải rộng, hoặc chí ít cũng là một quốc gia rộng lớn tương đương từng vùng cai trị như thời thuộc địa Tây Ban Nha, với một bên mang khát vọng tự trị ở từng quốc gia nhỏ. Cũng có thể nhận định rằng, ranh giới lãnh thổ giữa các quốc gia ngày nay là ranh giới lãnh thổ địa chính trị chỉ tồn tại trong thời hậu thực dân, chứ không phải là ranh giới văn hóa. Bởi các quốc gia Mỹ Latinh, xét theo văn hóa thực dân là tương đồng (văn hóa Tây Ban Nha), còn xét theo văn hóa bản địa Indian thì hiện trạng ngày nay không hề tương ứng với lãnh thổ của các bộ tộc da đỏ thời tiền thực dân. Cuộc xung đột tư tưởng và quân sự giữa tướng quân S.Bolivar với tướng Sucre trong tiểu thuyết Tướng quân giữa mê hồn trận chính là xung đột giữa hai luồng tư tưởng: hợp nhất hay độc lập, dẫu cả hai đều muốn mình trở thành những nhà độc tài thâu tóm quyền lực. Là một nền văn hóa hỗn chủng, nhưng văn hóa thực dân lại chiếm ưu thế so với văn hóa bản địa Indian, nên diện mạo thời hậu thực dân của văn hóa Mỹ Latinh cũng ít nhiều mang bản sắc của một vùng Tây Ban Nha thuộc địa. Các biểu tượng văn hóa Tây Ban Nha là một phần quan trọng và tất yếu không thể nào tách rời khỏi văn hóa Mỹ Latinh. Đọc lại văn bản Tình yêu thời thổ tả, chúng ta có thể tìm thấy dày đặc các biểu tượng văn hóa Tây Ban Nha: - Kiến trúc: “Ngài có dịp ngắm lại khu nhà trắng của khu phố thời thuộc địa Tây Ban Nha” [5, 171]. “Những ngôi nhà lộng lẫy thời thuộc địa Tây Ban Nha đã có hố xí tự hoại nhưng hai phần ba cư dân thành phố lại dồn về sống trong những túp lều ven bờ đầm lầy” [5,176]. “Những người nghèo được đưa ra nghĩa địa thời thuộc địa Tây Ban Nha” [5,179]. - Thức ăn: “chẳng mấy khi ông ăn bởi vì rượu khai vị là các món nhắm nấu theo sách của người Gadego (tức người Tây Ban Nha sống ở Galixia – PTA) ở quán cà phê Parokia đã làm cho ông lửng dạ” [5, 209]. - Đấu tranh: “vương quốc kia (nước Anh - PTA) đã từng cung cấp nhiều phương tiện và dụng cụ chiến tranh tối cần thiết cho cuộc chiến đấu giành độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha” [5, 223]. - Thời gian: “nó được một rừng dừa hoang che kín vốn là những cái ổ lí thú cho các đôi nhân tình vui thú vào các ngày chủ nhật suốt thời kì thuộc địa Tây Ban Nha” [5, 239]. 13 Có thể nói, sự xuất hiện dày đặc, không dưới chín lần cụm từ gắn với “thời thuộc địa Tây Ban Nha”, cùng sự xuất hiện ở trang 290, 392, 394, 417 của các kí ức gắn liền Nhà giải phóng Mỹ Latinh Simon Bolivar – người có công giành độc lập cho vùng đất này khỏi vương triều Tây Ban Nha, đã cho thấy tính nước đôi trong tâm thức của người Mỹ Latinh đối với văn hóa Tây Ban Nha thực dân. Một mặt, thông qua sự đề cao hình tượng Nhà giải phóng S.Bolivar như một tư tưởng khao khát độc lập, tự trị, tách hẳn khỏi sự thao túng và qui định của văn hóa Tây Ban Nha. Một mặt, thông qua những biểu tượng văn hóa Tây Ban Nha dày đặc trong cuộc sống, lại khẳng định rằng bộ phận văn hóa của quốc gia thực dân kì cựu này vẫn chiếm vị trí quan trọng và bao quát trong đời sống thường nhật ở Mỹ Latinh ngày nay. 2. Tính giu nhi và nc đôi trong cm quan v tôn giáo Một trong những dấu ấn của văn hóa Tây Ban Nha thời hậu thực dân ở Mỹ Latinh, đó là các hình tượng liên quan đến đạo Kyto. Đạo Kyto trong các sáng tác của Marquez nói riêng, và trong nền văn hóa Mỹ Latinh nói chung là dòng tu Kyto “kiểu Tây Ban Nha”, tức do người Tây Ban Nha đưa vào và chịu sự ảnh hưởng về mặt văn hóa và quyền lực của Tây Ban Nha. Trong quá trình thực dân hóa lãnh thổ Mỹ Latinh và nô lệ hóa người Indian bản xứ, ngoài thanh gươm của các binh đoàn viễn chinh, thì cây thánh giá của các giáo hội Kyto cũng là một thứ vũ khí hiệu quả. Thực dân hóa Mỹ Latinh thực chất là một quá trình kép: chinh phục bằng bạo lực và thuần hóa bằng niềm tin. Trong đó, người Indian bản xứ buộc phải từ bỏ lối sống và thân phận tự do, nhằm trở thành những lao động cưỡng bức, đồng thời, từ bỏ các vị thần mang tính tự nhiên thần nhằm tin vào chúa Jesu của người Kyto hữu. Quá trình du nhập đạo Kyto vào Mỹ Latinh nhìn chung dễ dàng hơn so với hướng phát triển về phương Đông của tôn giáo này. Do tín ngưỡng vạn vật hữu linh của người Indian bản xứ chưa thực sự phát triển thành một tôn giáo lớn nào có triết lý thâm sâu và giáo lý hoàn chỉnh, khác với việc ở phương Đông đã tồn tại sẵn Hồi giáo, Phật giáo, Hindu giáo, Nho giáo Hơn nữa, người Indian bản xứ ở một trình độ dân trí xã hội và phương thức tổ chức xã hội kém hơn người thực dân phương Tây quá xa, nên quá trình đồng hóa về tôn giáo diễn ra khá suôn sẻ, cho dù tính hiệu quả trong thời gian đầu là không cao. Tính tương đồng giữa một số nguyên tắc của đạo Kyto với tín ngưỡng địa phương cũng là tiền đề quan trọng. Vai trò của đạo Kyto đối với Mỹ Latinh là khá phức tạp, một mặt nó biểu hiện cho một tôn giáo có tính thực dân, cưỡng bức, nhưng mặt khác lại biểu trưng cho quá trình khai minh và hiện đại hóa. Những linh mục đạo Kyto trong thời gian đầu của quá trình thực dân hóa Mỹ Latinh là những người khai hóa về mặt lao động và phương thức sản xuất cho người Indian bản xứ. Nhờ có những giáo đoàn mà người thổ dân da đỏ mới hết du canh du cư, từ bỏ những tập tục mê tín và sinh hoạt phi khoa học (ăn thịt người). Đạo Kyto còn đóng vai trò là cửa ngõ và là ngôi đền của tri thức ở Mỹ Latinh, khi đa phần những trường đại học ở đây đều là những trường đại học thuộc sự quản lý của nhà thờ Công giáo. 14 Tuy nhiên, những linh mục Kyto thời kì thực dân thực chất vẫn là các nhà thực dân, họ là một thành phần không thể thiếu của nhà nước thực dân nhằm cai trị người nô lệ da đen và da đỏ bản xứ. Nên nhớ rằng, người ra lệnh mở màn cho cuộc chiến đẫm máu lịch sử tại Cajamarca là một linh mục chứ không phải tướng F.Pizarro. Lịch sử vẫn còn ghi lại rằng, trong trận chiến này, người ra lệnh tấn công là đức cha Vicente de Valverde. Khi vua Atahualpa quẳng quyển Kinh thánh xuống đất, đức cha Valverde đã nhân danh Chúa nhằm ra lệnh cho quân đội: “Đến đây! Những người Công giáo, hãy đến đây! Hãy tấn công bọn kẻ thù chó má này, kẻ đã dám cự tuyệt những gì là của Chúa Hãy tiến lên trừng trị nó đi, ta sẽ tha tội cho các con” [1,78]. Lời tuyên thệ ra đi tìm miền đất hứa (Ấn Độ) của nhà thám hiểm khám phá ra châu Mỹ cũng phải mang màu sắc tôn giáo: “Các hoàng tử - những tín đồ Đạo Cơ Đốc, tôn thờ và mong muốn mở rộng niềm tin Công giáo linh thiêng, là những người chống lại giáo lý Mahomet cũng như mọi hình thức sùng bái thần tượng và dị giáo – đã cử tôi, Christopher Columbus, đi đến các miền đất của Ấn Độ” (trích nhật ký C.Columbus về chuyến đi năm 1492) [trích theo Thomas L.Friedman trong Thế giới Phẳng, trang 16]. Ngoài ra, các sử gia cũng nhận định rằng: “Ở các khu thuộc địa của Tây Ban Nha, nhà thờ và nhà nước gắn bó với nhau chặt chẽ. Năm 1501, giáo hội ra sắc lệnh cho phép vua xứ Castilian được quyền lấy một phần thuế ở Nam Mỹ để trả công cho việc duy trì nhà thờ và cải đạo người bản xứ” [1,138-139]. Sự tham dự của nhà thờ Công giáo đối với chính trường Mỹ Latinh hậu thực dân vẫn là một truyền thống phổ biến. Lịch sử Colombia đã chứng minh có nhiều người chăn dắt con chiên và là sứ giả của Chúa (linh mục), lại đồng thời là thủ lĩnh phiến quân chống chính phủ. Sự nghiệp lẫy lừng và đẫm máu của linh mục Manuel Pérez Martínez (1943-1998) – thủ lĩnh phiến quân ELN trong hơn 3 thập kỉ là một minh chứng. Chính vì vai trò lưỡng trị trên của đạo Kyto đối với văn hóa Mỹ Latinh, mà cuộc xung đột thường hằng và phổ biến giữa hai đảng cơ bản nhất ở Mỹ Latinh là đảng Bảo hoàng và đảng Tự do, luôn lấy việc đánh giá vai trò của đạo Kyto làm vấn đề cương lĩnh chính trị. Sách vở đã ghi lại rằng: “Lịch sử các nước Trung Mỹ trong suốt thời gian còn lại của thế kỉ XIX chủ yếu gồm các cuộc đấu tranh giữa các đảng bảo thủ ủng hộ Nhà thờ Công giáo La Mã và Hoàng gia Tây Ban Nha với các đảng tự do chủ trương tiến hành cải cách kinh tế - xã hội” [20, 92]. Tuy nhiên, với tư cách một tín ngưỡng, thì cả người Tự do và người Bảo thủ đều tin vào chúa trời và chịu những lễ thánh của một con chiên Kyto. Trong các sáng tác của Marquez, chúng ta hoàn toàn có thể nhận thấy vai trò lưỡng trị của đạo Kyto trong hiện thực văn hóa Mỹ Latinh thời hậu thực dân. Một mặt, các con chiên cực kỳ báng bổ chúa trời và các vị linh mục: -Tình yêu thời thổ tả: + “Thế là bà, vốn là người rất bình tĩnh, bỗng mất bình tĩnh, đã gào toáng lên: Ỉa vào đức giám mc!” [5, 50]. + “Một trong số những đứa trẻ này là con của một vị đại tá về hưu, đã xịt một phát đạn giết chết tu sĩ Joan Eremita, trưởng giáo đoàn, vì trong giờ thần học ông ta nói rằng Thng đ là thành viên danh dự của đảng Bảo hoàng” [5, 405]. 15 + “Trên thực tế, họ lũ lượt kéo nhau tới đây không với mục đích để nghe bài thuyết giảng thông tuệ của Đc giám mc và sự xá tội hoàn toàn mà vì những ân huệ tốt lành của con lừa cái vốn được bảo rằng nó sẽ làm phép mầu không để cho chủ biết” [5,368]. - Ký sự về một cái chết đã được báo trước: “Cô (Agela Viscario - PTA) kể với tôi: “Sự thực tôi không muốn cho một con người (Hng Y giáo ch - PTA) đối với cả con gà chỉ để cắt lấy mào để nấu súp, còn bao nhiêu vất tuốt vào sọt rác (trong truyện, nhân vật Hồng Y giáo chủ mê ăn cháo nấu mồng gà – PTA), một con người như thế đến làm phép cưới cho tôi” [8, 603]. - Tin tức về một vụ bắt cóc: “trong đó tác giả ra sức chứng minh rằng theo sự tính toán của toán học thì không có Chúa” [4, 356]. - Trăm năm cô đơn: + “Họ trả lời cha rằng trong nhiều năm ròng họ sống không có sự chăn dắt của cha xứ, rằng họ tự giải quyết một cách trực tiếp với Thng đ những vướng mắc của linh hồn và họ đã hoàn toàn bỏ thói xấu gây tội ác” [7, 114]. + “Tôi phản đối, sự hiện tồn của Thng đ có hay không còn phải được chứng minh đã” [7, 116]. + “Jose Arcadio Buendía đòi xem một bức ảnh Thng đ, coi đó như là một bằng chứng cuối cùng. Thế là cha xứ Nicano mang đến cho ông những huy hiệu và những bức ảnh nhưng Jose Arcadio Buendía không thừa nhận mà coi chúng là đồ thủ công mỹ nghệ không có tính khoa học” [7, 116-117]. Nhưng trên một phương diện khác, trong Tình yêu thời thổ tả, bác sĩ J.Urbino khi phản bội lại vợ đã: “không làm lễ Kiên tin ngày thứ năm, không làm lễ Ban Thánh thể và sau đấy cũng chẳng thấy chồng dự lễ Kiên tin một ngày chủ nhật nào trong những tuần gần đây và không thấy ngài dành ra vài ngày để ăn chay cầu kinh trong năm ấy bà còn biết rằng chồng mình không những đã phạm tội trọng mà còn sẵn sàng dấn sâu thêm vào tội lỗi, bởi vì ngài không hề nghĩ đến việc xưng tội để được rửa tội” [5, 374]. Như vậy, dù là một nhà khoa học được đào tạo bài bản, nhưng văn hóa Kyto giáo vẫn chiếm một phần quan trọng trong siêu thức của bác sĩ J.Urbino. Chính vì thế, ngay sau khi thú tội được với vợ, J.Urbino đã: “làm lễ Kiên tin với trái tim tan nát nhưng tâm hồn thanh thản” [5, 387]. Như vậy, Kyto giáo cho dù nhiều lần bị đem ra báng bổ không thương tiếc, nhưng đa phần trong những hoàn cảnh khó khăn nhất về mặt sinh mệnh, chính trị hay đạo đức, các nhân vật trong tiểu thuyết của Marquez đều phải thực hiện quá trình “lại giống” về mặt đức tin, nhằm giữ cho mình một điểm tựa cuối cùng về mặt tinh thần. Và qua đó, giấc mơ loại trừ hoàn toàn vai trò của Kyto giáo ra khỏi đời sống văn hóa Mỹ Latinh, như cương lĩnh của những người Tự do, là một điều bất khả thực hiện. Đúng như nhận định trong Trăm năm cô đơn: “Điểm khác nhau duy nhất hiện nay giữa phái Tự do và phái Bảo hoàng là ở chỗ những người Tự do đi lễ nhà thờ vào lúc năm giờ và những người Bảo hoàng thì đi vào lúc tám giờ” [7, 292]. Hoặc nhận định của Amaranta về một con người vĩ 16 đại của đảng Tự do – đại tá Gerineldo Marquez: “Ôi, đàn ông mới lạ làm sao... Cả đời đấu tranh chống lại các thầy tu, thế nhưng họ lại đi tặng sách kinh đấy” [7, 204]. Về thực chất, cuộc đấu tranh giữa đảng Bảo hoàng và Tự do xung quanh vai trò của đạo Kyto chỉ là nhằm “chính trị hóa tôn giáo” (Bảo hoàng) và “phi chính trị hóa tôn giáo” (Tự do). Còn nền tảng văn hóa Kyto giáo trong đời sống văn hóa Mỹ Latinh là một thực thể cấu tạo nền cho cả đạo đức, tư tưởng, nghệ thuật... một bộ phận trung tâm không thể xóa nhòa. Tóm lại, đúng với nhận định của bác sĩ J.Urbino: “Đối với ngài, một vị tổng thống thuộc phái Tự do hoàn toàn không khác gì một vị tổng thống thuộc phái Bảo hoàng, có khác chăng thì chỉ khác ở việc ngài ăn mặc xoàng xĩnh hơn” [5, 61]. Tóm lại, dù thời thực dân đã đi qua, đa phần các nước Mỹ Latinh ngày nay đã thực sự độc lập về mặt chính trị, lãnh thổ. Tuy nhiên, tâm lý hậu thực dân vẫn luôn ghi dấu ấn sâu sắc và ám ảnh lên đời sống văn hóa Mỹ Latinh, cả trên phương diện chủng tộc, tính dục và tôn giáo (Kyto giáo). Đúng như nhận định của ông chú Leon XII của F.Ariza: “Ở đây, hiến pháp mới, luật lệ mới đã được ban hành, ở đây cứ ba tháng lại nổ ra một cuộc chiến mới, nhưng chúng ta vẫn cứ là chúng ta trong thời thuộc địa Tây Ban Nha” [5, 415]. Và sự trăn trở về bản thể văn hóa Mỹ Latinh ngày nay, đã thôi đặt ra câu hỏi về tính độc lập với nền chính trị thực dân Tây Ban Nha (vì đã độc lập), mà chính là câu hỏi làm thế nào để xác định được một bản thể văn hóa bản địa mới. Đúng như nhận định của tướng quân S.Bolivar trong Tướng quân giữa mê hồn trận: “Điều tệ hại là chúng ta không còn là người Tây Ban Nha nữa, sau đó chúng ta xê dịch hết chỗ này đến chỗ nọ trên những đất nước quá nhiều lần thay đổi tên nước và chính phủ, phải nói là thay đổi hằng ngày, đến mức chúng ta không còn biết chúng ta thuộc về nước nào” [6, 220]. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jared Diamond, Súng, vi trùng và thép, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2007. 2. Gabriel Garcia Marquez, Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, 2007. 3. Gabriel Garcia Marquez, Sống để kể lại, Nxb. Thành phố Hồ Chí minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2007. 4. Gabriel Garcia Marquez, Tin tức về một vụ bắt cóc, Nxb. Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000. 5. Gabriel Garcia Marquez, Tình yêu thời thổ tả, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2004. 6. Gabriel Garcia Marquez, Tướng quân giữa mê hồn trận, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2000. 7. Gabriel Garcia Marquez, Trăm năm cô đơn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2003. 8. Gabriel Garcia Marquez, Truyện ngắn tuyển chọn, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2007. 9. Đỗ Đức Thịnh và cs, Lịch sử châu Mỹ và châu Đại dương giản yếu, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2009. 17 FEELINGS FROM THE CULTURE AND RELIGION IN THE NOVEL LOVE IN THE TIME OF CHOLERA OF G.G.MARQUEZ Phan Tuan Anh College of Sciences, Hue University Abstract. The decoding of the literary discourse is not merely the internal document research, based on the autonomy of the literary images. For the novel lasting along the chronicling historical time and geographical space and culture such as Love in the time of cholera of G.G.Marquez, an interdisciplinary approach and relevant document will solve more issues of the sense of cultural implies, as well as specific ideas and beliefs of the characters. In Love in the time of cholera emerge two basic issues of human being in Latin American nations which have implied the collective unconsciousness of the characters, that is the sense of hybrid cultural status, the sense of ethics and the role of Catholic religion. It is from the clarification of the sense of status in post-colonial in Latin America that we will open the hidden language in the discourse of love in Love in the time of cholera - "one of the best novels praising the love that man can write".

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf111_5731_7934_2117981.pdf
Tài liệu liên quan