Điều trị phẫu thuật ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm: Phẫu thuật mở so với phẫu thuật nội soi lồng ngực

Tài liệu Điều trị phẫu thuật ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm: Phẫu thuật mở so với phẫu thuật nội soi lồng ngực: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 98 ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN SỚM: PHẪU THUẬT MỞ SO VỚI PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Đỗ Kim Quế*, Đào Hồng Quân* TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) là một ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư. Phẫu thuật cắt thùy phổi và nạo hạch được xem là phương pháp điều trị tốt nhất cho UTPKTBN giai đoạn sớm. Phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ là phương pháp ít xâm lấn, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng phẫu thuật mở là phương pháp điều trị trị tốt hơn về ung thư học. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video trong điều trị UTPKTBN giai đoạn sớm và so sánh với phẫu thuật mở kinh điển. Phương pháp: Thu thập toàn bộ hồ sơ của bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IA - IIB được phẫu thuật cắt thùy phổi và ...

pdf6 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 03/07/2023 | Lượt xem: 216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Điều trị phẫu thuật ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm: Phẫu thuật mở so với phẫu thuật nội soi lồng ngực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 98 ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN SỚM: PHẪU THUẬT MỞ SO VỚI PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC Đỗ Kim Quế*, Đào Hồng Quân* TÓM TẮT Mở đầu: Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) là một ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư. Phẫu thuật cắt thùy phổi và nạo hạch được xem là phương pháp điều trị tốt nhất cho UTPKTBN giai đoạn sớm. Phẫu thuật nội soi lồng ngực có video hỗ trợ là phương pháp ít xâm lấn, giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, tuy nhiên nhiều người vẫn cho rằng phẫu thuật mở là phương pháp điều trị trị tốt hơn về ung thư học. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá vai trò của phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video trong điều trị UTPKTBN giai đoạn sớm và so sánh với phẫu thuật mở kinh điển. Phương pháp: Thu thập toàn bộ hồ sơ của bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IA - IIB được phẫu thuật cắt thùy phổi và nạo hạch qua mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ video hoặc mổ mở tại bệnh viện Thống Nhất. Các đặc điểm của bệnh nhân, thông số phẫu thuật, biến chứng được đánh giá và so sánh. Sống còn được đánh giá theo Kaplan–Meier và phân tích Cox proportional hazards. Thời gian theo dõi từ 14 tới 66 tháng. Kết quả: Trong thời gian 8 năm từ 2008 - 2016, 57 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IA - IIB đã được thực hiện phẫu thuật cắt thùy phổi nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video và 60 bệnh nhân qua mở ngực tại bệnh viện Thống Nhất. 75 bệnh nhân nam và 42 bệnh nhân nữ, tuổi trung bình 56,3 (31 - 84). 106 bệnh nhân được mổ cắt thùy phổi và 11 bệnh nhân cắt 2 thùy phổi. Thời gian mổ trung bình ở nhóm cắt thùy phổi qua nội soi có hỗ trợ Video là 157 phút dài hơn nhóm mổ mở là 124 phút. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm về các đặc điểm lâm sàng và dịch tễ. có 5 trường hợp trong nhóm mổ nọi soi phải chuyển mổ mở. 1 trường hợp tử vong trong nhóm mổ mở, ở mỗ nhóm có 1 trường hợp chảy máu cần mổ cầm máu. Rò khí kéo dài ở 7 bệnh nhân trong nóm mổ mở và 2 bệnh nhân trong nhóm mổ nội soi. thời gian nằm viện trung bình ở nhóm mổ mở là 18,4 ngày và 12,8 ngày ở nhóm mổ nội soi. Sống thêm 5 năm toàn bộ là 67,8% ở nhóm mổ nội soi và 71,6% ở nhóm mổ mở (p=0,156). Sống thêm 5 năm không bệnh tiến triển là 59,6 % ở nhóm mổ nội soi và 65,9% ở nhóm mổ mở (p=0,065). Không có khác biệt về sống thêm giữa 2 nhóm theo mô hình Cox (hazard ratio 0,82; P = 0,21). Kết luận: Phẫu thuật nội soi có hỗ trợ Video là phương pháp an toàn và hiệu quả trong điều trị UTPKTBN giai đoạn sớm. Phẫu thuật vẫn là lựa chọn ưu tiên trong điều trị UTPKTBN giai đoạn sớm. Phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video có biến chứng ít và thời gian nằm viện ngắn, sống thêm 5 năm tương đương phẫu thuật mở. Từ khóa: Phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video, Cắt thùy phổi, ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN), UTPKTBN giai đoạn sớm. ABSTRACT SURGICAL THERAPY FOR EARLY STAGE NON SMALL CELL LUNG CANCER: VATS VERSUS THORACOTOMY Do Kim Que, Dao Hong Quan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 1- 2019: 98-103 Objectives: Non Small Cell Lung Cancer (NSCLC) is frequently cancer and the leading cause death of cancer. Lobectomy and lymph node dissection is optimal surgical treatment method for early stage NSCLC. *Bệnh viện Thống Nhất. Tác giả liên lạc: PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế ĐT: 0913 977 628 Email: dokimque@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 99 Video-assisted thoracoscopic surgery (VATS) approach is fewer traumas, quickly recovery, whereas those who advocate thoracotomy claim it as an oncologically superior procedure. Of study is evaluation the role of Video- Assisted Thoracoscopic Surgery for treating the patients who had early stage NSCLC and compare with conventional thoracotomy. Methods: All of patient with NSCLC in stage IA - IIB underwent lobotomy and lymph node dissection through VATS or thoracotomy are collected. Patient characteristics were compared. Operative datas, complications were assessed and survival was assessed by Kaplan–Meier and Cox proportional hazards analysis. Follow-up from 14 to 66 months. Results: From May 2008 to August 2016, 57 patients with NSCLC stage IA - IIB underwent an attempt at VATS lobotomy and 60 patients underwent thoracotomy. There are 75 males and 42 female, mean age is 56.3 range 31 - 84. Lobectomy was performed in 106 cases and lobectomy in 11 cases. The mean operating time in VATS group is 157 minutes longer than conventional thoracotomy was 124 minutes. No statistic different between 2 groups in characteristics of patients. In 57 cases VATS, 5 cases were converted to thoracotomy. There is one patient death in conventional thoracotomy group. One patient had bleeding need to reoperation for controlling bleeding in each group, Prolonged air-leak were 7 cases (10.7%) in thoracotomy and 2 cases (3.8%) in VATS group. Hospitalization is 18.4 days in thoracotomy group and 12.8 days in VATS group. The 5-year OS rate was 67.8% in the VATS group and 71.6% in the thoracotomy group (p = 0.156). The 5-year DFS rate was 59.6% in the VATS group and 65.9% in the thoracotomy group (p = 0.065). Survival by Cox model was no different for VATS versus thoracotomy (hazard ratio 0.82; P=.21). Conclusion: Video-assisted thoracoscopic surgery is effective and safe method for surgical treatment of early stage NSCLC. Surgery remains the primary therapy in the treatment of early-stage lung cancer. VATS was associated with less complications and shorter length of hospital stay. The 5 years’ survival is similar in VATS and conventional thoracotomy approach. Key words: VATS, lobotomy, Non-Small Cell Lung Cancer (NSCLC), early staged NSCLC. ĐẶT VẤN ĐỀ Ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong do ung thư hàng đầu trên toàn cầu. Phẫu thuật được xem là phương pháp điều trị chính cho những trường hợp UTPKTBN giai đoạn sớm(6,8). Hơn 1 thập kỷ qua đã chứng kiến sự phát triện mạnh mẽ của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị UTPKTBN giai đoạn sớm. Báo cáo gần đây của Hội Phẫu Thuật Lồng Ngực Hoa kỳ cho thấy 32% các trường hợp cắt thùy phổi tại Hoa Kỳ được thực hiện qua phẫu thuật nội soi lồng ngực(2). Phẫu thuật nội soi lồng ngực là phương pháp ít gây đau sau mổ, biến chứng sau mổ thấp, thời gian nằm viện ngắn(3,5,6). Tuy nhiên, vẫn còn những tranh cãi về vai trò của phẫu thuật nội soi lồng ngực trong điều trị ung thư phổi đặc biệt về nguyên tắc phẫu thuật ung thư và kết quả dài hạn. Chúng tôi bắt đầu triển khai phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi từ năm 2008 và tin rằng kết quả lâu dài trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm không thấp hơn phẫu thuật mở. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm so sánh tỉ lệ tử vong, biến chứng sau mổ và sống thêm 5 năm giữa phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi lồng ngực và mổ mở trong điều trị UTPKTBN giai đoạn IA-IIB. PHƯƠNG PHÁP Đối tượng nghiên cứu Hồi cứu toàn bộ bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IA-IIA được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Thống Nhất từ 2008 - 2016. Phương pháp nghiên cứu Hồi cứu mô tả. Đánh giá giai đoạn theo AJCC 7 dựa trên chụp cắt lớp điện toán lồng ngực có cản quang, nội soi phế quản, sinh thiết Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 100 khối u xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp điện toán cắt lớp, xạ hình xương hoặc chụp điện toán cắt lớp tán xạ Positron khi không xác định mô bệnh học bằng các phương pháp khác. Nghiên cứu đã được hội đồng đạo đức nghiên cứu y sinh học bệnh viện Thống Nhất thông qua. Quy trình phẫu thuật Bệnh nhân được mổ cắt thuỳ phổi và nạo hạch qua mổ mở hoặc nội soi lồng ngực đều được gây mê nội phế quản chọn lọc, nằm nghiêng. Bệnh nhân mổ nội soi được đặt scope nội soi 10 mm qua liên sườn 7 đường nách giữa, trocar 5 qua liên sườn 8 và đường mở ngực nhỏ 3 - 5 cm qua liên sườn 4 hoặc 5 theo nguyên tắc tạo hình tam giác thao tác. Tĩnh mạch phổi, động mạch phổi và phế quản được lần lượt phẫu tích và cắt bằng stappler hoặc khâu cột. Hạch được nạo lấy khi thấy trong mổ. Bệnh phẩm được lấy ra sau khi cho vào bao nylon. Bệnh nhân mổ mở được mở ngực qua đường mổ sau bên dài 15-20 cm. Động mạch, tĩnh mạch phổi, phế quản được phẫu tích cắt và khâu cột bằng silk 2 - 0, 3 - 0. Mỏm phế quản được khâu bằng Vicryl 4-0 mũi liên tục. Hạch rốn phổi và trung thất được nạo sạch nếu phát hiện trong mổ. Đánh giá mô bệnh học Toàn bộ bệnh phẩm đều được đánh giá mô bệnh học khối u, các bờ cắt, hạch theo phân loại mô bệnh học 2004 của WHO. Đánh giá giai đoạn theo AJCC 7. Theo dõi và điều trị sau mổ Bệnh nhân được theo dõi sau mổ bởi Bác sĩ phẫu thuật lồng ngực hoặc ung thư sau mổ 1 tháng, mổi 3 tháng tới 1 năm và mỗi 6 tháng sau đó. X quang phổi, dấu ấn ung thư phổi mỗi lần tái khám. Chụp cắt lớp điện toán mỗi 6 tháng hoặc khi nghi ngờ tái phát. Hóa trị bổ trợ cho những trường hợp UTPKTBN giai đoạn II hoặc muộn hơn theo đánh giá giải phẫu bệnh sau mổ. Đánh giá sống thêm toàn bộ, sống thêm không bệnh tính từ ngày mổ tới khi tử vong hoặc thời điểm tái khám lần sau cùng. Phương pháp thống kê Các biến số lâm sàng bệnh học được so sánh và đánh giá theo phép kiểm Chi bình phương. đánh giá sống thêm theo phương pháp Kaplan–Meier. KẾT QUẢ Trong thời gian từ 2008 - 2016 có 117 bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn IA-IIB đã được phẫu thuật cắt thùy phổi tại bệnh viện Thống Nhất. 60 bệnh nhân được cắt thùy phổi qua mổ mở và 57 bệnh nhân mổ qua nội soi lồng ngực (Bảng 1). Sống thêm toàn bộ và sống thêm không bệnh Thời gian theo dõi trung bình là 42,3 tháng. Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 67,8% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video và 71,6% ở nhóm mổ mở (p = 0,156, hình 1a). Tỉ lệ sống thêm không bệnh 5 năm là 59,6% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video và 65,9% ở nhóm mổ mở (p = 0,065, hình 1b). Phân tích dưới nhóm ở những bệnh nhân giai đoạn IA-IB, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 80,4% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video và 86,5% ở nhóm mổ mở (p = 0,114, hình 2a). Ở những bệnh nhân giai đoạn II, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 61,0% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video và 66,9% ở nhóm mổ mở (p = 0,089, hình 2b). Đặc điểm bệnh nhân Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân Số bệnh nhân (n=117, 100%) Mổ mở VATS p Tuổi trung bình, năm: < 70 > 70 56,3 (41-84) 85 (72,6) 32 (37,4) 56,6 (41-84) 42 (70) 18 (30) 56,1 (41-81) 43 (75,4) 14 (24,6) 0,61 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 101 Số bệnh nhân (n=117, 100%) Mổ mở VATS p ‘Giới: nam nữ 75 (64,1) 42 (35,9) 40 (66.7) 20 (33,3) 35 (61,4) 22 (38,6) 0,52 Kích thước u: < 2 cm 2-3 cm 3-5 cm > 5 cm 7 (6,0) 46 (39,3) 52 (27,4) 12 (10,3) 2 (3,3) 23 (38,3) 28 (46,7) 7 (11,7) 5 (8,8) 23 (40,3) 24 (42,1) 5 (8,8) 0,48 Giai đoạn trước mổ: IA IB IIA IIB 13 (11,1) 24 (20,5) 70 (59,8) 10 (8,6) 6 (10,0) 12 (20,0) 36 (60,0) 6 (10,0) 7 (12,3) 12 (21,1) 34 (59,6) 4 (7,0) 0,46 Giai đoạn GPB: IA IB IIA IIB IIIA 10 (8,6) 22 (36.7) 64 (54,7) 9 (7,7) 12 (10,3) 5 (8,3) 10 16,7) 33 (55,0) 4 (6,7) 8 (13,3) 5 (8,8) 12 (21,1) 31 (54,3) 5 (8,8) 4 (7,0) 0,29 Mô bệnh học Adenocarcinoma Squamous cell carcinoma Khác 78 (66,7) 34 (29,0) 5 (4,3) 40 (66,7) 18 (30,0) 2 (3,3) 38 (66,7) 16 (28,1) 3 (5,2) 0,51 Hạch trước mổ: N0 N1 N2 65 (55,6) 52 (44,4) 0 32 (53,3) 28 (46,7) 0 33 (57,9) 24 (42,1) 0 0,28 Hạch GPB: N0 N1 N2 41 (35,0) 64 (54,7) 12 (10,3) 18 (30,0) 34 (56,7) 8 (13,3) 23 (40,3) 30 (52,7) 4 (7,0) 0,21 Thời gian mổ (phút) 143,6 124,1 157,2 0,08 Máu mất (ml) 160,6 182,4 148,2 Rò khí: >24h >5 ngày 12 (10,3) 9 (7,7) 7 (11,7) 7 (11,7) 5 (8,8) 2 (3,5) 0,12 Thời gian nằm viện (ngày) 12,2 14,4 8,5 0,04 a b Hình 1 Sống thêm 5 năm toàn bộ (OS) (a) và sống thêm không bệnh (DFS) (b). Tỉ lệ sống thêm 5 năm toàn bộ là 67,8 % ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ Video và 71,6% ở nhóm mổ mở (p = 0,156); tỉ lệ sống thêm 5 năm không bệnh là 59,6% ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ Video và 65,8% ở nhóm mổ mở (p = 0,065). 5-year overall survival VATS Open 5-year Disease-Free Survival VATS Open Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Chuyên Đề Ngoại Khoa 102 a b Hình 2 Sống thêm toàn bộ 5 năm ở nhóm bệnh nhân giai đoạn I (a) và giai đoạn II (b). Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 80,4% ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ Video và 86,5% ở nhóm mổ mở (p=0,114) đối với bệnh nhân giai đoạn I; Tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 61,0% ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ Video và 66,9% ở nhóm mổ mở (p=0,089) đối với bệnh nhân giai đoạn II BÀN LUẬN Trong nghiên cứu của chúng tôi, phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video có thể thực hiện an toàn cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn sớm, tỉ lệ chuyển mổ mở là 8,8% chủ yếu do khối u hoạch hạch xâm lấn vào mạch máu. Tỉ lệ rò khí kéo dài trên 5 ngày là 3,5% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video và 11,7% ở nhóm mổ mở. Whitson và cộng sự, báo cáo tỉ lệ rò khí kéo dài trên 7 ngày là 56%(7). Lợi ích lớn nhất của phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video là giảm đau sau mổ. Đau sau mổ được ghi nhận lên tới 50-70% vào thời điểm sau mổ 2 tháng ở những bệnh nhân mổ mở có dùng dụng cụ banh ngực, 40% bệnh nhân vẫn còn đau 1 năm sau mổ, trong đó 5% có đau nhiều. Đau có thể gây ra các biến chứng sau mổ(2,4,8). Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ trung bình ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ Video là 157 phút dài hơn so với nhóm mổ mở là 124 phút. đường cong huấn luyện cho mổ nội soi là yếu tố chính của thời gian mổ kéo dài này. Theo Sakuraba và cộng sự(4), khi nghiên cứu 752 trường hợp phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi và mổ hở cho thấy thời gian mổ nội soi có hỗ trợ video ngắn hơn có ý nghĩa so với mổ mở (117,5 phút so với 171,5 phút); Dịch dẫn lưu màng phổi ít hơn ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ video là 987 ml so với 1504 ml ở nhóm mổ mở; và thời gian nằm viện ở nhóm mổ nội soi có hỗ trợ video là 4,5 ngày so với nhóm mổ mở là 7 ngày. Lượng máu mất trong mổ nội soi có hỗ trợ video cung ít hơn so với nhóm mổ mở. Kết quả dài hạn của phẫu thuật cắt thùy phổi qua nội soi lồng ngực có hỗ trợ video đều trị UTPKTBN giai đoạn sớm tương đương mổ mở. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm là 67,8% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực và 71,6% ở nhóm mổ mở (p = 0,156). Tỉ lệ sống thêm không bệnh 5 năm là 59,6% ở nhóm mổ nội soi lồng ngực và 65,9% ở nhóm mổ mở. (p = 0,065) Yan và cộng sự(8) thực hiện đánh giá một cách hệ thống và nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ sống thêm toàn bộ 5 năm ở nhóm bệnh nhân được phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ video tốt hơn so với nhóm phẫu thuật mổ mở lòng ngực với RR là 0,72 và p = 0,04. Sống thêm toàn bộ ở nhóm mổ nội soi 5 Year overall survival in Stage I OPEN VATS 5 year ovarall survival in stage II OPEN VATS Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 1 * 2019 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Ngoại Khoa 103 lồng ngực có hỗ trợ video phản ảnh tỉ lệ chẩn đoán giai đoạn trước mổ chính xác không cao. Chẩn đoán giai đoạn UTPKTBN trước mổ dựa vào chụp vi tính cắt lớp và chụp cắt lớp tán xạ positron, tỉ lệ chẩn đoán chính xác giai đoạn IA là 71,9% ở nhóm mổ nội soi trong khi tỉ lệ này là 56,5% ở nhóm mổ mở. (p = 0,2611). Cũng cần lưu ý tần suất chẩn đoán chính xác giai đoạn trên lâm sàng, phần lớn bệnh nhân nữ có UTPKTBN biểu mô tuyến được chọn lựa mổ nội soi, trong khi các UTPKTBN biểu mô tế bào vẩy có u lớn hơn ở nam giới thường được chọn phẫu thuật mở do u lớn, hạch nhiều và có khí phế thủng do hút thuốc. Merritt và cộng sự(3) báo cáo nạo hạch có thể không được thực hiện triệt để ở bệnh nhân phẫu thuật nội. Boffa và cộng sự(1) cũng ghi nhận nhóm mổ nội soi không được nạo hạch cạnh phế quản và rố phổi triệt để. trong nghiên cứu của chúng tôi, 10,3% tăng giai đoạn từ N0 hoặc N1 lên N2. Kết quả này cho thấy phẫu thuật nội soi được chỉ định thích hợp cho UTPKTBN giai đoạn IA và nhóm có giai đoạn II và III do tăng giai đoạn giải phẫu bệnh sau phẫu thuật. Tuy nhiên nghiên cứu này cho thấy nhóm phẫu thuật nội soi kiểm soát tại cỗ tốt hơn so với mổ mở và không có sự khác biệt có ý nghĩa về tiên lượng ở cả nhóm UTPKTBN giai đoạn I và II. Kết quả nghiên cứu này chứng minh phẫu thuật nội soi cắt thùy phổi có thể thích hợp cho cả UTPKTBN giai đoạn I và giai đoạn II. Tuy nhiên nghiên cứu này vẫn có những hạn chế do là nghiên cứu hồi cứu không phân nhóm ngẫu nhiên, cần một nghiên cứu tiền cứu ngẫu nhiên với số lượng bệnh nhân lớn hơn để có kết luận chính xác. KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi lồng ngực có hỗ trợ Video là phương pháp điều trị hiệu quả và an toàn cho bệnh nhân UTPKTBN giai đoạn sớm. Tỉ lệ sống thêm không bệnh và sống thêm toàn bộ 5 năm tương tự phẫu thuật mở, nhưng thời gian nằm viện ngắn hơn so với mổ mở. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Boffa DJ, Kosinski AS, Paul S, Mitchell JD, Onaitis M (2012): Lymph node evaluation by open or video-assisted approaches in 11,500 anatomic lung cancer resections. Ann Thorac Surg; 94: 347–53. 2. McKenna RJ (1994). Lobectomy by video-assisted thoracic surgery with mediastinal node sampling for lung cancer. J Thorac Cardiovasc Surg; 107:879–882. 3. Merritt RE, Hoang CD, Shrager JB (2013). Lymph node evaluation achieved by open lobectomy compared with thoracoscopic lobectomy for N0 lung cancer. Ann Thorac Surg; 96: 1171–1177. 4. Sakuraba M, Miyamoto MH, Oh S et al (2007). “Video- assisted thoracoscopic lobectomy vs. conventional lobectomy via open thoracotomy in patients with clinical stage IA non-small cell lung carcinoma,” Interactive Cardiovascular and Thoracic Surgery; 6(5): 614–617. 5. Shigemura N, Akashi A, Nakagiri T, Ohta M, Matsuda H (2004). Complete versus assisted thoracoscopic approach: A prospective randomized trial comparing a variety of video- assisted thoracoscopic lobectomy techniques. Surg Endosc; 18: 1492–1497. 6. Whitson BA, Groth SS, Duval SJ, Swanson SJ, Maddaus MA (2008). “Surgery for early-stage non-small cell lung cancer: a systematic review of the video-assisted thoracoscopic surgery versus thoracotomy approaches to lobectomy”. Annals of Thoracic Surgery; 86(6): 2008–2018. 7. Winton T, Livingston R, Johnson D, Rigas J, Johnston M et al (2005). National Cancer Institute of Canada Clinical Trials Group; National Cancer Institute of the United States Intergroup JBR.10 Trial Investigators: Vinorelbine plus cisplatin vs. observation in resected non-small cell lung cancer. New Eng J Med; 352: 2589–2597. 8. Yan TD, Black D, Bannon PG, McCaughan BC (2009). Systematic review and meta-analysis of randomized and nonrandomized trials on safety and efficacy of video- assisted thoracic surgery lobectomy for early-stage non- small cell lung cancer. J Clin Oncol; 27: 2553–2562. Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_phau_thuat_ung_thu_phoi_khong_te_bao_nho_giai_doan.pdf
Tài liệu liên quan