Đề tài Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam

Tài liệu Đề tài Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam: MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mười lăm năm qua, nhất là những năm gần đây, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn… Vì vậy phát triển ngành bảo hiểm tương ứng với mức độ phát triển của nền kinh tế là một nhu cầu khách quan. Do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp bảo hiểm bao giờ cũng tiến hành đồng thời hai hoạt động đó là kinh doanh bảo hiểm và đầu tư. Nếu như hoạt động kinh doanh bảo hiểm của ngành thời gian qua có tốc độ phát triển khá nhanh thì tổ chức hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm còn mờ nhạt chưa thể hiện tính chuyên nghiệp. M...

doc109 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU: GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết và mục tiêu nghiên cứu của đề tài: Mười lăm năm qua, nhất là những năm gần đây, ngành bảo hiểm đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói chung. Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một kênh quan trọng trên thị trường vốn, thể hiện tất cả các vai trò trên thị trường tài chính. Đó là đảm bảo sự ổn định thông qua việc tập trung và phân tán rủi ro, tăng cường ổn định tài chính trong hộ gia đình và doanh nghiệp, huy động vốn dài hạn và đầu tư dài hạn… Vì vậy phát triển ngành bảo hiểm tương ứng với mức độ phát triển của nền kinh tế là một nhu cầu khách quan. Do đặc thù của ngành, các doanh nghiệp bảo hiểm bao giờ cũng tiến hành đồng thời hai hoạt động đó là kinh doanh bảo hiểm và đầu tư. Nếu như hoạt động kinh doanh bảo hiểm của ngành thời gian qua có tốc độ phát triển khá nhanh thì tổ chức hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm còn mờ nhạt chưa thể hiện tính chuyên nghiệp. Một trong những nguyên nhân của thực trạng này là vấn đề quản lý danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm còn hạn chế. Vì vậy, đề tài “Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư hiệu quả tại các công ty bảo hiểm Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng, xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm thương mại đang hoạt động trên thị trường tài chính: Bao gồm các công ty bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, không đi vào phân tích hoạt động đầu tư của các công ty môi giới bảo hiểm cũng như các tổ chức bảo hiểm khác như bảo hiểm xã hội… Thời gian được chọn nghiên cứu là 2004-2008. 3. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn bắt đầu bằng các lý luận được tổng kết từ kinh nghiệm của của các nước trên thế giới và Việt Nam, đặc biệt là các lý thuyết hiện đại về quản lý danh mục đầu tư. Khi nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu diễn dịch - quy nạp kết hợp giữa các dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp được vận dụng để đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của của các công ty bảo hiểm Việt Nam và so sánh với các công ty bảo hiểm tại các nước phát triển khác. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, tức đưa ra định hướng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại các công ty bảo hiểm Việt Nam trên cơ sở đã phân tích thực trạng và những nguyên nhân tồn tại. 4. Dữ liệu nghiên cứu: Để minh hoạ, luận văn sử dụng số liệu được công bố chính thức từ cơ quan Chính phủ như Vụ bảo hiểm - Bộ Tài chính, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, các hãng tin uy tín trên thế giới như Reuters, BMI (Business Monitor International), SSRN (Social Science Research Network), … các tư liệu từ sách, báo, tạp chí chuyên ngành. 5. Nội dung luận văn: Nội dung của luận văn thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý danh mục đầu tư bảo hiểm Chương 2: Thực trạng về hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004-2008 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư tại các công ty bảo hiểm Việt Nam CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ BẢO HIỂM 1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư: 1.1.1. Khái quát về đầu tư: Đầu tư là hành động hy sinh một giá trị chắc chắn ở hiện tại để thu lại một giá trị khác lớn hơn nhưng mang tính không chắc chắn ở tương lai. Hoạt động đầu tư luôn gắn liền với hai yếu tố là lợi nhuận và rủi ro. Lợi nhuận là thu nhập có được từ một khoản đầu tư, thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa thu nhập và giá trị khoản đầu tư bỏ ra. Rủi ro được định nghĩa là sự sai biệt của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Có một nguyên tắc trong hoạt động đầu tư là có sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Nếu khả năng sinh lời từ hoạt động đầu tư càng lớn thì mức độ rủi ro sẽ càng cao và ngược lại. Có thể tạm chia hoạt động đầu tư làm 2 mảng lớn: ò Đầu tư thực: Họat động đầu tư vào các tài sản thực như đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị. ò Đầu tư tài chính: Hoạt động đầu tư vào các tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu và các công cụ tài chính khác. Nhà đầu tư tài chính thông thường chỉ nhắm vào mục đích mua bán chứ ít làm tăng giá trị thực của công ty mà họ đầu tư vào. Trong nền kinh tế, hai hoạt động này quan hệ và hỗ trợ nhau cùng phát triển. 1.1.2. Các nhân tố tác động đến quyết định đầu tư: ò Lợi nhuận có thể đạt được từ hoạt động đầu tư: Đây chính là mục tiêu của nhà đầu tư. Vì vậy, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định đầu tư nếu hoạt động đầu tư này mang lại lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Để đo lường lợi nhuận (hoặc có thể sử dụng thuật ngữ tỷ suất sinh lợi) từ hoạt động đầu tư, có một số các chỉ tiêu được biết đến như NPV, IRR, PI, ROE, ROA, EPS... Tuy nhiên cần cân nhắc với nhân tố đi liền với lợi nhuận là rủi ro. ò Rủi ro: Là sự dao động của lợi nhuận từ hoạt động đầu tư làm cho lợi nhuận đạt được không như dự kiến. Lợi nhuận dao động càng lớn, rủi ro càng cao. Có một thực tế là nhà đầu tư có tính ưa thích lợi nhuận và có tính không ưa thích rủi ro. Lợi nhuận và rủi ro là hai thuộc tính không thể tách rời của bất kỳ một tài sản đầu tư nào. Từ đó lợi nhuận và rủi ro cấu thành nên các công thức xác định giá cả của một tài sản đầu tư. Nội dung của rủi ro sẽ được đề cập chi tiết hơn trong mục tiếp theo: ò Chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ: Hoạt động đầu tư của các tổ chức cá nhân là động lực phát triển kinh tế. Vì vậy, để phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế vùng hay địa phương nói riêng, tùy thuộc vào từng giai đoạn, Chính phủ sẽ đưa ra những chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư vào vùng hay địa phương đó. Đổi lại, nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu đãi miễn giảm chi phí sử dụng đất, thuế thu nhập… ò Nhu cầu của thị trường hay thị hiếu của người tiêu dùng: Hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư thực là nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định đầu tư, nhà đầu tư cần tiến hành những nghiên cứu nghiêm túc, khảo sát thị trường với chi phí không phải nhỏ. Điều này là rất cần thiết để qua đó nhà đầu tư biết được nhu cầu hiện tại và những xu hướng tiêu dùng trong tương lai để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu này. Có đáp ứng được nhu cầu của thị trường thì nhà đầu tư mới đạt được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình. 1.1.3. Tỷ suất sinh lợi và rủi ro trong hoạt động đầu tư: ò Tỷ suất sinh lợi: Tỷ suất sinh lợi của một tài sản đầu tư là tổng các khoản thu nhập hoặc lỗ của nhà đầu tư trong một thời kỳ. Nếu ký hiệu: Pt - Po + Ct r = Po Po : Giá tài sản đầu tư ở kỳ 0 Pt : Giá tài sản đầu tư ở kỳ t Ct : Lượng tiền mặt nhận được của tài sản đầu tư từ kỳ to đến tt r : Tỷ suất sinh lợi trong suốt kỳ t ò Rủi ro trong hoạt động dầu tư: Như đã đề cập ở phần trên, sự dao động của lợi nhuận hay tỷ suất sinh lời của các tài sản đầu tư là yếu tố gây ra rủi ro khi tiến hành các hoạt động đầu tư. Rủi ro trong hoạt động đầu tư có thể chia ra làm: ñ Rủi ro hệ thống: Ảnh hưởng đến giá của tất cả chứng khoán. Những thay đổi về kinh tế, chính trị, xã hội... là những yếu tố gây ra rủi ro hệ thống. Rủi ro hệ thống có thể chia ra làm ba loại: - Rủi ro thị trường: Đây là rủi ro hệ thống chỉ xảy ra với cổ phiếu. Rủi ro thị trường chính là sự dao động của giá cổ phiếu, sự thay đổi của lãi suất đầu tư đối với nhiều loại cổ phiếu trong một thời gian ngắn mặc đù thu nhập của công ty vẫn không thay đổi. Rủi ro thị trường xuất hiện do những phản ứng của nhà đầu tư đối với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã hội mà chủ yếu là do yếu tố tâm lý của thị trường tạo nên phản ứng dây chuyền làm giá cả chứng khoán dao động mạnh gây ra rủi ro. - Rủi ro lãi suất: Sự dao động trong mức lãi suất chung tạo ra sự dao động trong giá thị trường và thu thập trong tương lai của chứng khoán, đó là rủi ro lãi suất. Nguyên nhân chính của rủi ro này là do sự thay đổi của lãi suất trái phiếu chính phủ, dẫn đến sự thay đổi trong mức sinh lời kỳ vọng của những chứng khoán khác (cổ phiếu, trái phiếu công ty). Nói cách khác, Chính phủ vay vốn đối với chứng khoán không rủi ro, chứng khoán chính phủ thay đổi dẫn đến sự thay đổi về chi phí vay vốn của các chứng khoán có rủi ro. - Rủi ro sức mua: Rủi ro sức mua liên quan đến giá trị của đồng tiền, sức mua của đồng tiền thu được từ hoạt động đầu tư. Rủi ro sức mua chính là tác động của lạm phát đối với khoản đầu tư. Để bù đắp rủi ro sức mua, nhà đầu tư phải tính cả lạm phát vào thu nhập kỳ vọng. ñ Rủi ro không hệ thống: Do các yếu tố như khả năng quản lý, mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh hay những yếu tố khác gắn với những biến đổi trong nội tại của công ty gây ra. Rủi ro hệ thống là rủi ro của nền kinh tế vĩ mô, với loại rủi ro này chỉ có thể phòng tránh phần nào bằng những dự đoán hợp lý. Rủi ro không hệ thống có thể phòng tránh bằng sự đa dạng hoá đầu tư (hình 1.1). Có thể hiểu tác dụng của đa dạng hoá một cách trực quan: Đa dạng hóa có thể làm giảm thiểu đáng kể các rủi ro riêng của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do nguồn rủi ro của các doanh nghiệp khác nhau sẽ độc lập với nhau. Do đó các rủi ro sẽ không đồng thời xảy ra. Số chứng khoán Rủi ro Rủi ro không hệ thống Rủi ro hệ thống Rủi ro Tổng thể Hình 1.1. Rủi ro hệ thống và không hệ thống 1.1.4. Đo lường rủi ro của từng tài sản đầu tư: ò Đo lường rủi ro không hệ thống: Một trong những chỉ tiêu thống kê để đo lường sự dao động hay đo lường rủi ro không hệ thống của một tài sản đầu tư là phương sai và độ lệch chuẩn. Phương sai được định nghĩa như là bình phương khoảng cách chênh lệch giữa tỷ suất sinh lợi thực tế và tỷ suất sinh lợi mong đợi của nhà đầu tư. Độ lệch chuẩn đơn giản chỉ là căn bậc hai của phương sai. Độ lệch chuẩn thường được ký hiệu là σ và phương sai ký hiệu là σ2. Công thức tổng quát tính độ lệch chuẩn như sau: Trong đó: : Là tỷ suất sinh lợi trong trường hợp thứ i : Là tỷ suất sinh lợi mong đợi, với được xác định như sau: hoặc Độ lệch chuẩn về tỷ suất sinh lợi của tài sản đầu tư càng lớn thì rủi ro của tài sản đầu tư đó càng cao. ò Đo lường rủi ro hệ thống (rủi ro thị trường): Để đo lường sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi từng tài sản đầu tư đối với sự thay đổi của thị trường, một chỉ tiêu thống kê được sử đụng là hệ số beta (β), được tính toán qua công thức sau: Trong đó: : Là hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi của tài sản thứ i và tỷ suất sinh lợi thị trường. Các tài sản đầu tư có beta lớn hơn 1 có khuynh hướng khuếch đại các thay đổi tổng thể của thị trường. Nếu beta nằm giữa 0 và 1, thì tỷ suất sinh lợi của tài sản đầu tư này có khuynh hướng di chuyển cùng hướng với tỷ suất sinh lợi của thị trường nhưng không lệch nhiều lắm. 1.1.5. Mối quan hệ giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi (mô hình CAPM): Tỷ suất sinh lợi của một tài sản có mối tương quan xác định với rủi ro của tài sản đó. Nghĩa là nhà đầu tư nắm giữ một tài sản có rủi ro chỉ khi tỷ suất sinh lợi của tài sản này bù đắp đủ phần rủi ro được thể hiện qua công thức sau: Trong đó: : Tỷ suất sinh lợi thị trường : Tỷ suất sinh lợi phi rủi ro r : Tỷ suất sinh lợi tài sản đầu tư β : Hệ số bêta của tài sản đầu tư Công thức này được gọi là mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Do tỷ suất sinh lợi trung bình trên thị trường cao hơn lãi suất phi rủi ro tình trung bình trong một thời kì dài nên xem như dương (>0) vì vậy, công thức trên ngụ ý rằng tỷ suất sinh lợi của một tài sản đầu tư có mối tương quan xác định với bêta của tài sản đầu tư đó. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý danh mục đầu tư: 1.2.1. Khái quát về danh mục đầu tư: Danh mục đầu tư là tập hợp các tài sán thực và tài sản tài chính được nắm giữ bởi một nhà đầu tư. Để đơn giản, từ đây chúng ta quy ước gọi một danh mục đầu tư là tập hợp các chứng khoán, mặc dù danh mục có thể bao gồm các tài sản thực, cổ phiếu, trái phiếu và cả các hợp đồng quyền chọn, các chứng từ có giá khác... Khi xây dựng một danh mục đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện hai loại quyết định: Quyết định phân bổ tài sản đầu tư là sự chọn lựa phân bổ vốn vào các loại tài sản tổng quát và quyết định chọn lọc chứng khoán cụ thể là sự chọn lựa loại chứng khoán cá biệt sẽ được đầu tư trong số các tài sản đã chọn. Danh mục khả thi: Là danh mục các chứng khoán mà một nhà đầu tư có thể nắm giữ thông qua hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán. Danh mục đầu tư hiệu quả: Là một danh mục khả thi mà khi nắm giữ nó, nhà đầu tư đạt được: ò Hoặc là lãi suất kỳ vọng cao nhất với cùng một mức độ rủi ro so với các danh mục đầu tư khác. ò Hoặc là có cùng lãi suất kỳ vọng với độ rủi ro nhỏ nhất. 1.2.2. Quy trình quản lý danh mục đầu tư: Nhìn chung, một quy trình quản lý danh mục đầu tư sẽ đi theo các bước cụ thể như sau: ò Lựa chọn các tài sản đầu tư đưa vào danh mục. ò Xác định mức phân bổ vốn đầu tư vào từng tài sản. ò Xác định hiệu quả (mức sinh lợi) và mức độ rủi ro của danh mục từ các tài sản và tỷ trọng vốn vào từng tài sản đã được lựa chọn. ò Điều chỉnh danh mục khi có những tác động bất lợi của thị trường. 1.2.3. Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư: Các chiến lược quản lý có thể kể đến gồm có hai dạng chính: Quản lý thụ động và quán lý chủ động. ò Quản lý thụ động: Gắn với việc mua và giữ chứng khoán trong một thời gian dài. Chỉ điều chỉnh chút ít và hạn hữu trong suốt thời gian nắm giữ nó. Việc quản lý danh mục đầu tư theo chiến lược thụ động phù hợp với hai điều kiện cần thỏa mãn của thị trường chứng khoán là: Thị trường hiệu quả và tính đồng nhất của các dự tính. Nếu thị trường chứng khoán hiệu quả thì các chứng khoán sẽ luôn được định giá một cách hợp lý. Sẽ không có các chứng khoán bị đánh giá sai và vì vậy không có động lực kích thích hình thức buôn bán chứng khoán chủ động. Mặt khác, nếu trong thị trường chứng khoán, tất cả các nhà đầu tư đều có các dự tính thống nhất về tỷ lệ rủi ro và thu nhập chứng khoán, dẫn đến việc nhất trí quan điểm về danh mục vốn đầu tư thị trường, về đường thị trường vốn, thị trường chứng khoán, thì lại một lần nữa không khuyến khích hình thức buôn bán chứng khoán chủ động. Và đầu tư kiểu này còn được gọi là đầu tư chứng khoán dài hạn. ò Quản lý chủ động: Gắn liền với những điều chỉnh thường xuyên và đôi khi là cơ bản đối với danh mục đầu tư. Những nhà đầu tư quản lý theo kiểu chủ động tin rằng không thể tồn tại một danh mục đầu tư hiệu quả mãi và thị trường chứng khoán cũng vậy. Các chứng khoán trên thị trường có thể bị đánh giá sai. Khi đó, việc mua vào các chứng khoán này sẽ tạo cho họ một lợi nhuận siêu ngạch. Nói cách khác, người quản lý chủ động có những dự tính không đồng nhất về thu nhập và rủi ro của các chứng khoán. Họ tin rằng với biến động của thị trường, luôn luôn có những chứng khoán tốt hơn chứng khoán mà họ đang giữ bởi họ có cách xác định tốt hơn những người khác về thu nhập và rủi ro của các chứng khoán trong thực tế. Việc sử dụng cách xác định tốt hơn để tạo ra lợi nhuận siêu ngạch cho mình gọi là kiểu đầu tư thiên về ngắn hạn (hay còn gọi là đầu cơ). Như chúng ta đã biết, sự đa dạng hóa danh mục đầu tư sẽ giảm thiểu được rủi ro. Vì vậy, nếu một người xây dựng một danh mục đầu tư có quá nhiều chứng khoán sẽ làm cho anh ta cảm thấy rất khó khăn trong việc quản lý nó ngay cả đối với một danh mục bị động. Người ta phải chia danh mục tổng thể ra theo các loại tài sản thông thường như cổ phiếu, trái phiếu và sẽ được quản lý riêng theo mức độ thích hợp với các chiến lược của từng loại. Mỗi danh mục nhỏ chỉ bao gồm trái phiếu chẳng hạn có thể được quản lý chủ động hoặc bị động. Và sau khi kết hợp các danh mục nhỏ lại người ta sẽ có một danh mục tổng thể sao cho hàm hiệu dụng của nó luôn đạt mức tối ưu. 1.2.4. Lý thuyết danh mục đầu tư của Harry Markowitz: 1.2.4.1 . Lý thuyết đa dạng hóa: Những lý thuyết cổ điển về đa dạng hóa chứng khoán người ta cho đó là việc nắm giữ một số loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) của các ngành khác nhau (các ngành phục vụ công cộng, sản xuất, khai thác, chế biến…). Việc nắm giữ nhiều loại chứng khoán như vậy sẽ làm phân tán và tối thiểu hóa rủi ro do các khác biệt về bản chất của thành phần các cổ phiếu vốn, cộng với nhận thức cho rằng đầu tư vào các doanh nghiệp ở những ngành khác nhau mỗi ngành một cổ phiếu, sẽ có kết quả tốt hơn so với đầu tư tất cả vào các doanh nghiệp trong cùng một ngành. ò Đa dạng hóa giản đơn: Đa dạng hóa giản đơn là việc kết hợp hóa một cách ngẫu nhiên một số chứng khoán với quyền số bằng nhau nhằm giảm rủi ro có thể đa dạng hóa (theo một số nghiên cứu thì số chứng khoán kết hợp ngẫu nhiên này chỉ từ 10-15 cổ phiếu là được). Mặc dù đa dạng hóa được phân tích với các quá trình chọn lựa ngẫu nhiên và quyền số bằng nhau là một kỹ thuật sơ đẳng, tuy vậy các kỹ thuật sơ đẳng này không làm mất khả năng hạ thấp rủi ro trong một danh mục đa dạng hóa (trung bình khoảng 15 tài sản thì giảm được ½ rủi ro). ò Đa dạng hóa giữa các ngành: Một số nhà đầu tư khuyên nên chọn các chứng khoán từ các ngành khác nhau để đạt được sự đa dạng hóa tốt nhất. Tuy nhiên những nghiên cứu thực tế lại cho thấy việc đa dạng hóa giữa các ngành không tốt hơn nhiều so với việc lựa chọn ngẫu nhiên do lợi nhuận từ chứng khoán ở các ngành đều có mối tương quan lớn với nhau, cùng lên hoặc cùng xuống, do đó không thể triệt tiêu bằng đa dạng hóa theo các lựa chọn chứng khoán giữa các nhà đầu tư. Để khẳng định hơn nữa Lorie và Fisher đã thống kê và đưa ra bảng kết quả như sau: Số cổ phiếu trong danh mục Kỹ thuật đa dạng hóa sử dụng Lợi nhuận tối thiểu (%) Lợi nhuận tối đa (%) Lợi nhuận trung bình (%) Độ lệch chuẩn của lợi nhuận 8 8 16 16 32 32 128 Ngẫu nhiên Từ nhiều ngành Ngẫu nhiên Từ nhiều ngành Ngẫu nhiên Từ nhiều ngành Ngẫu nhiên -47 -47 -37 -37 -31 -29 -29 164 158 121 121 98 93 78 13 13 13 13 13 13 13 0.22 0.22 0.21 0.21 0.20 0.20 0.19 Bảng thống kê kết quả từ các kỹ thuật đa dạng hóa khác nhau nghiên cứu trên thị trường chứng khoán NewYork. Hai ông cũng đưa ra nhận xét: ò Đa dạng hóa bằng cách chọn chứng khoán từ nhiều ngành không tốt hơn nhiều so với chọn ngẫu nhiên. ò Việc tăng số lượng chứng khoán trong danh mục lên cao thực ra không làm giảm đáng kể rủi ro của danh mục. Như vậy, không nên đa dạng hóa quá mức danh mục đầu tư, thông thường từ 10-15 tài sản khác nhau cho một danh mục đã đảm bảo hạ thấp rủi ro theo các đa dạng hóa giản đơn. Nếu đa dạng hóa quá mức, đầu tư vào quá nhiều chứng khoán sẽ dẫn đến những bất lợi sau: ò Không có khả năng quản trị tốt danh mục: Nếu danh mục bao gồm quá nhiều tài sản khác nhau thì người quản trị danh mục không thể đồng thời nắm bắt hết tình hình của toàn bộ các tài sản đó. ò Mua phải những tài sản kém hiệu quả: Việc tìm kiếm để mua quá nhiều tài sản khác nhau sẽ dẫn đến việc mua phải những tài sản thiếu thông tin, do đó sẽ không mang lại lợi nhuận tương xứng với rủi ro phải gánh chịu. ò Chi phí tìm kiếm cao: Khi số lượng chứng khoán dự trù của danh mục đầu tư gia tăng, cổ phiếu cần thiết cho việc phân tích cũng tăng theo. ò Cổ phiếu giao dịch cao: Việc mua bán thay đổi thường xuyên những số lượng nhỏ cổ phiếu sẽ tốn kém nhiều tiền hoa hồng cho người môi giới. Nói chung, việc đa dạng hóa quá mức một danh mục đầu tư không những không tốt hơn mà còn làm tăng chi phí quản lý danh mục, đưa đến kết quả là sẽ hạ thấp mức lợi nhuận cuối cùng của các chủ sở hữu. 1.2.4.2. Lý thuyết Markowitz: Giới thiệu: Harry Markowitz được coi là người đi tiên phong nghiên cứu quản lý danh mục đầu tư hiện đại. Chủ yếu ông đề cập đến việc đa dạng hóa và phân tán rủi ro danh mục đầu tư trên cơ sở lựa chọn một số chứng khoán không tương quan hoặc tương quan yếu nhằm hạn chế rủi ro toàn cục của danh mục đầu tư. Nhiều thế hệ độc giả sau đó đã phát triển thêm các lý thuyết bổ sung, nhưng về cơ bản đều lấy nền tảng là lý thuyết do Markowitz khởi xướng. Kết quả của việc kết hợp những chứng khoán với nhau: Mặc dù việc đầu tư vào hai loại chứng khoán chắc chắn ít rủi ro hơn với việc chỉ đầu tư vào một trong hai loại đó, liệu có thể giảm thiểu rủi ro của danh mục đầu tư bằng cách kết hợp trong nó một chứng khoán mà rủi ro của nó lớn hơn rủi ro của bất kỳ khoản đầu tư ban đầu hay không? Thí dụ: Có hai loại cổ phiếu X và Y, và Y rủi ro hơn X rất nhiều. Một danh mục đầu tư bao gồm một số cổ phiếu X và một số cổ phiếu Y sẽ ít rủi ro hơn danh mục chỉ bao gồm cổ phiếu X là tài sản có tính rủi ro kém hơn giả sử có các cổ phiếu dưới đây về cổ phiếu X và Y. Cổ phiếu X Cổ phiếu Y Lợi nhuận Xác suất Lợi nhuận dự kiến Hệ số biến thiên (%) Độ lệch chuẩn (%) 7% hoặc 11% 50% mỗi mức lợi nhuận 9%* 4 2 13% hoặc 5% 50% mỗi mức lợi nhuận 9% ** 16 4 * Lợi nhuận dự kiến = 0,5 x 7% + 0,5 x 11% = 9% ** Lợi nhuận dự kiến = 0,5 x 13% + 0,5 x 5% = 9% Mặc dù X và Y đều có lợi nhuận dự kiến là 9%, Y vẫn có tính rủi ro hơn X (độ lệch chuẩn là 4 so với 2). Giả sử khi lợi nhuận của X cao thì lợi nhuận của Y thấp, và ngược lại. Nói cách khác, khi lợi nhuận của X là 7%. Lợi nhuận của Y là 13%. Hỏi liệu danh mục bao gồm một số X và một số Y có ưu việt hơn chút nào đó so với chỉ đầu tư vào X không? (X là cổ phiếu có tính rủi ro thấp hơn). Chúng ta hãy xây dựng một danh mục bao gồm 2/3 là cổ phiếu X và 1/3 là cổ phiếu Y. Lợi nhuận bình quân của danh mục này chính là lợi nhuận bình quân gia quyền của từng loại chứng khoán trong danh mục là: Với: Wi là tỷ trọng của chứng khoán i trong tổng giá trị của danh mục, E(ri) là lợi suất kỳ vọng của chứng khoán i, E(rp) thực chất là bình quân gia quyền của các mức lợi suất của các chứng khoán trong danh mục. Vậy, trong thí dụ trên E(rp) là: E(rp) = 2/3 x 9% + 1/3 x 9% = 9% Nhưng phạm vi dao động của danh mục đầu tư là bao nhiêu? Trong các kỳ mà X là kết quả tốt, chúng ta có E(rp) = 2/3 x 11% + 1/3 x 5% = 9%; tương tự, khi Y đạt kết quả cao, E(rp) = 2/3 x 7% + 1/3 x 13% = 9%. Vậy, bằng việc đầu tư một phần tiền và cổ phiếu có tính rủi ro hơn, Y, chúng ta có thể giảm đáng kể rủi ro so với khi chúng ta dồn toàn bộ vào cổ phiếu X, lợi nhuận dự kiến sẽ là 9%, lợi nhuận dự kiến này thực ra là 7% ở những kỳ khó khăn và là 11% ở những kỳ thuận lợi. Độ lệch chuẩn là 2%. Đầu tư theo tỷ lệ 2/3 cổ phiếu X là 1/3 cổ phiếu Y. Lợi nhuận dự kiến và lợi nhuận thực hiện của chúng sẽ luôn luôn là 9%, với độ lệch chuẩn là 0. Chúng ta khó có thể mong chờ việc đạt được lợi nhuận dự kiến tương tự mà rủi ro thấp hơn. Việc giảm rủi ro của một danh mục bằng cách pha lẫn vào danh mục một loại chứng khoán mà rủi ro của nó lớn hơn rủi ro của bất kỳ chứng khoán nào được đầu tư từ đầu hàm ý là: Quá trình làm giảm tính rủi ro của danh mục chỉ bằng cách biết được tính rủi ro của các chứng khoán cá thể là không thể được. Điều quan trọng là chúng ta cũng phải hiểu rõ tác động qua lại của rủi ro giữa các chứng khoán với nhau. Làm thế nào để đạt đến các tỷ lệ thích hợp của cổ phiếu X và Y để làm giảm rủi ro xuống còn 0. Việc tìm ra hai chứng khoán mà thị trường kia có khuynh hướng xấu thì càng chắc chắn lợi nhuận hợp lý đối với danh mục nói chung, cho dù một trong các thành phần của nó thật sự có rủi ro. Nghiên cứu rủi ro của danh mục: Rủi ro liên quan với các chứng khoán cá biệt có thể đo lường bằng độ lệch chuẩn hoặc hệ số biến thiên. Khi kết hợp hai chứng khoán, chúng ta cần xem xét tác động qua lại giữa các rủi ro chung, gọi là hiệp phương sai (covariance). Nếu lợi nhuận của hai chứng khoán vận động cùng chiều, hiệp phương sai của chúng dương. Nếu lợi nhuận của chúng độc lập với nhau hiệp phương sai của chúng là 0 và vận động nghịch chiều sẽ có hiệp phương sai âm. Biểu diễn bằng phương trình toán học thì hiệp phương sai là: Với các xác suất bằng nhau và: COVxy : Hiệp phương sai giữa X và Y. Rx : Lợi nhuận của chứng khoán X. Ry : Lợi nhuận của chứng khoán Y. : Lợi nhuận dự kiến của chứng khoán X. : Lợi nhuận dự kiến của chứng khoán Y. n : Số lượng quan sát. Chuẩn hóa hiệp phương sai bởi những độ lệch chuẩn riêng lẽ sẽ mang lại hệ số tương quan (rxy). Hệ số tương quan này chỉ có thể thay đổi trong khoản từ -1 đến + 1. Giá trị +1 có thể nhấn mạnh mối quan hệ tuyến tính xác định giữa và Rx và Ry , nghĩa là tỷ suất sinh lợi với hai cổ phiếu cùng thay đổi trong một kiểu tuyến tính xác định hoàn toàn. Giá trị -1 có thể nhấn mạnh mối quan hệ phủ định hoàn toàn giữa hai chuỗi tỷ suất sinh lợi. Như khi tỷ suất sinh lợi một cổ phiếu cao hơn mức trung bình, tỷ suất sinh lợi của những cổ phiếu khác sẽ thấp hơn mức trung bình bằng một số lượng lớn. Hệ số tương quan được tính toán như sau: Với : rxy: Hệ số tương quan của X và Y. COVxy : Tương quan biến thiên giữa X và Y. σx : Độ lệch chuẩn của X. σy :Độ lệch chuẩn của Y. Trong thí dụ nêu ở phần trên, hệ số tương quan là: rxy = -8 / [2 x 4] = -1 Vậy hai chứng khoán X và Y có tương quan phủ định hoàn toàn. Hiệu quả của danh mục đầu tư trong trường hợp 2 chứng khoán: Chúng ta đã thấy hiệu quả của sự đa dạng hóa làm giảm rủi ro. Điều cốt lõi không phải là 2 cổ phiếu mang lại gấp hai lần hơn so với một mà là do đầu tư vào những chứng khoán có tương quan âm hay thấp, chúng ta có thể giảm bớt rủi ro. Lý thuyết đa dạng hóa hiệu quả của Markowitz bao gồm sự kết hợp các chứng khoán với tương quan âm nhằm giảm rủi ro của danh mục mà không phải hy sinh bất kỳ khoản lợi nhuận nào của danh mục. Nói chung, tương quan giữa các chứng khoán trong danh mục càng thấp thì danh mục càng ít rủi ro. Điều này đúng cho dù các cổ phiếu của danh mục rất rủi ro khi đứng riêng biệt. Vấn đề không phải đầu tư thật nhiều chứng khoán mà là đầu tư vào những chứng khoán thích hợp. Công thức tính độ lệch chuẩn giữa các chứng khoán (để đơn giản xin trình bày công thức tính phương sai _ bình phương của độ lệch chuẩn) của một danh mục như sau: Biểu thức này được trình bày lại ở dạng dễ khai triển hơn như sau: Trường hợp danh mục chỉ gồm 2 chứng khoán, phương sai của danh mục sẽ được áp dụng như sau: Áp dụng công thức (*) với n = 2 ta được Trường hợp danh mục gồm 3 chứng khoán, ta cũng áp dụng (*) với n = 3 tính được phương sai của danh mục như sau: : Độ lệch chuẩn của danh mục. : Độ lệch chuẩn của cổ phiếu i. wi : Tỷ trọng đầu tư vào cổ phiếu i trong danh mục đầu tư. Covij : Hiệp phương sai của hai cổ phiếu. Chúng ta có thể thấy rằng, rủi ro danh mục () nhạy cảm với tỷ lệ đầu tư dành cho mỗi cổ phiếu, độ lệch chuẩn của từng loại cổ phiếu và tương quan biến thiên giữa hai loại cổ phiếu trong danh mục. Với công thức trên nếu chứng khoán i và j độc lập nhau, tức rij = 0 thì COVij = 0 lúc đó Trường hợp danh mục bao gồm N chứng khoán với các tỷ trọng đầu tư như nhau vào từng chứng khoán. Các chứng khoán này có phương sai như nhau kí hiệu σ2, tất cả hiệp phương sai đều giống nhau, k‎í hiệu là COV, phương sai của danh mục sẽ là : = 1/N σ2 + (1- 1/N) COV Nếu số lượng chứng khoán trong danh mục tăng lên (N -> ∞) thì phương sai danh mục chỉ còn lại = COV Điều này đưa đến một kết luận quan trọng là có thể loại trừ hoàn toàn các rủi ro không hệ thống bằng cách nắm giữ một số lượng lớn chứng khoán, lúc này rủi ro của danh mục chỉ còn lại là rủi ro thị trường. 1.2.4.3. Xây dựng mô hình danh mục đầu tư theo Harry Markowitz: Để giảm thiểu rủi ro cho khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất của việc quản l‎‎ý danh mục đầu tư là phải xây dựng một danh mục đầu tư hiệu quả. Chúng ta cần làm rõ một số giả định chung của lý ‎ thuyết danh mục của Harry Markowitz: (1) Các nhà đầu tư xem mỗi khoản đầu tư khác nhau được đại diện cho một sự phân phối xác suất của tỷ suất sinh lợi mong đợi lên một vài thời kỳ nắm giữ. (2) Các nhà đầu tư luôn muốn tối đa hóa lợi ích mong đợi trong một thời kỳ nhất định và đường cong hữu dụng của họ chứng tỏ việc thu nhỏ mức hữu dụng biên tế của sự giàu có. (3) Các nhà đầu tư đánh giá rủi ro của danh mục đầu tư dựa trên cơ sở phương sai của tỷ suất sinh lợi mong đợi. (4) Các nhà đầu tư căn cứ trên những quyết định độc lập của tỷ suất sinh lợi và rủi ro mong đợi, vì vậy đường cong hữu dụng của họ là một phương trình của tỷ suất sinh lợi và phương sai (hoặc độ lệch chuẩn) của tỷ suất sinh lợi. (5) Với một mức độ rủi ro cho trước, các nhà đầu tư ưa thích tỷ suất sinh lợi cao hơn là một tỷ suất sinh lợi thấp. Tương tự, với một mức độ tỷ suất sinh lợi mong đợi cho trước, các nhà đầu tư thích ít rủi ro hơn là nhiều rủi ro. Với những giả định này, một tài sản riêng lẻ hay danh mục của những tài sản được xem như có hiệu quả nếu không có tài sản nào khác hoặc danh mục của những tài sản đem lại tỷ suất sinh lợi mong đợi cao hơn với cùng mức độ (hoặc ít) rủi ro, hoặc ít rủi ro hơn với cùng hoặc cao hơn tỷ suất sinh lợi mong đợi. Các giả thiết trên của mô hình không đúng trong thực tế, chúng được đặt ra để đơn giản hóa lý thuyết xây dựng mô hình. Mô hình được chấp nhận hay không tùy thuộc vào việc áp dụng mô hình đó cho kết quả phù hợp với thực tế đến mức nào. Dựa trên các giả thiết đó, có thể lập mô hình để giải quyết việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả gồm một trong 2 bài toán sau: Bài toán thuận: Với giá trị tỷ suất sinh lợi kỳ vọng xác định, tìm quyền số các chứng khoán của danh mục đầu tư sao cho phương sai của nó nhỏ nhất Bài toán nghịch: Với giá trị xác định, tìm quyền số các chứng khoán của danh mục đầu tư sao cho rp cực đại. Mô hình trên xem lãi suất kỳ vọng là thu nhập và phương sai của nó là thước đo duy nhất rủi ro một danh mục đầu tư, nên còn được gọi là mô hình phân tích phương sai – lãi suất kỳ vọng. 1.3. Cơ sở lý luận về hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm: 1.3.1. Sự cần thiết của hoạt động đầu tư tại các công ty bảo hiểm: Ngành kinh doanh bảo hiểm không giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác. Khi một hợp đồng bảo hiểm được ký kết, nhà kinh doanh bảo hiểm tiến hành thu phí trước của khách hàng. Sau đó bằng sự cam kết của mình thông qua hợp đồng bảo hiểm – các công ty sẽ thực hiện trách nhiệm đối với khách hàng. Chính vì lẽ ấy người ta gọi kinh doanh bảo hiểm có “chu trình sản xuất ngược”. Nói cách khác, cùng với hoạt động kinh doanh chính là bảo hiểm thì các công ty bảo hiểm luôn phải quản lý một nguồn vốn lớn và ổn định. Đây là nguồn gốc hình thành nguồn vốn nhàn rỗi hay còn gọi là các quỹ dự phòng nghiệp vụ trong các công ty bảo hiểm. Pháp luật cho phép công ty bảo hiểm sử dụng nguồn dự phòng này để đầu tư. Việc đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi trong doanh nghiệp bảo hiểm vừa là quyền lợi đồng thời là trách nhiệm của các công ty bảo hiểm. Trong nền kinh tế thị trường, đầu tư nguồn vốn là sự cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt, không chỉ đối với sự tồn tại và phát triển của một công ty bảo hiểm, bới nó không chỉ mang lại lợi ích cho chính các công ty bảo hiểm mà còn mang lại lợi ích cho sự phát triển của nền kinh tế. Đối với công ty bảo hiểm phi nhân thọ (BHPNT), mục đích của thiết lập các quỹ dự phòng kỹ thuật (technical reserve) đối với công ty bảo hiểm không phải hoàn toàn nhằm vào việc đầu tư kiếm lời, mà để đảm bảo duy trì khả năng thanh toán thường xuyên cho công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, quỹ dự phòng bản chất là nguồn vốn nhàn rỗi nên sẽ được công ty bảo hiểm thực hiện đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau để đạt mục tiêu sinh lợi mà công ty đã đề ra. Thu nhập từ hoạt động đầu tư quỹ dự phòng sẽ giúp công ty bảo hiểm tăng cường khả năng thanh toán và bảo vệ tốt nhất quyền lợi của những người được bảo hiểm. Mặt khác, cho phép công ty bảo hiểm bù đắp được các khoản chi phí bồi thường, chi phí quản lý, và đảm bảo lợi nhuận kinh doanh. Từ đó tạo điều kiện cho công ty bảo hiểm tăng cường khả năng cạnh tranh của mình và tăng năng lực ký kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ (BHNT), khi tính phí sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, công ty bảo hiểm đã cho khách hàng hưởng trước một mức lãi suất nhất định, chính là lãi suất kỹ thuật. Vì vậy, sau khi thu phí, công ty bảo hiểm phải thực hiện đầu tư ngay số phí bảo hiểm với tỷ suất sinh lời thực tế phải tối thiểu bằng với lãi suất kỹ thuật thì các công ty BHNT mới đủ khả năng chi trả cho khách hàng trong tương lai. Vì vậy hoạt động đầu tư là hoạt động sống còn của các công ty BHNT và hoạt động này vừa phải đảm bảo tính an toàn đồng thời phải mang lại hiệu quả cao để có thể trang trãi cho các chi phí khá lớn của công ty. Nếu kết quả đầu tư tốt, công ty BHNT sẽ có đủ điều kiện để đảm bảo thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời có thể chia lại cho người được bảo hiểm một phần kết quả phụ trội thông qua các điều khoản lãi chi thêm trên hợp đồng bảo hiểm. Điều này sẽ góp phần làm tăng tính hấp dẫn cho các sản phẩm bảo hiểm của công ty. Theo xu hướng, kết quả kinh doanh của công ty bảo hiểm không phải là lợi nhuận hoạt động này mang lại, mà chủ yếu là do kết quả của hoạt động đầu tư tài chính. Trong tình hình kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt, công ty nào sử dụng đồng vốn có hiệu quả và đạt được mức sinh lời cao nhất sẽ có ảnh hưởng tích cực đến kết quả hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Kết quả này đảm bảo cho công ty có lợi nhuận để trích đủ các quỹ dự phòng nghiệp vụ, dự trữ tài chính theo quy định của pháp luật và đảm bảo cơ sở cho việc cho việc phát triển kinh doanh của công ty. 1.3.2. Vai trò đầu tư quỹ bảo hiểm: Ở các nước phát triển, quỹ bảo hiểm được dùng vào hoạt động đầu tư rất lớn, đóng một vai trò quan trọng, biểu hiện cho sự tích trữ của nền kinh tế quốc gia và các công ty bảo hiểm tham gia vào thị trường tài chính với tư cách là những cơ quan đầu tư chuyên nghiệp chi phối thị trường đầu tư một cách mạnh mẽ. Đầu tư bảo hiểm thể hiện được hai vai trò: ò Thứ nhất, đảm bảo mang lại lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm: Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã kéo theo sự xuất hiện hàng loạt các rủi ro bảo hiểm với mức độ tổn thất ngày càng gia tăng: Bảo hiểm hàng không, bảo hiểm thiết bị điện tử, kĩ thuật dầu khí… bên cạnh đó sự cạnh tranh ngày càng gay gắt (giảm phí) của các công ty bảo hiểm và chi phí quản lý tăng cao đã làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm sa sút dần. Tuy nhiên nhờ vào lợi nhuận thu được từ đầu tư mà tổng lợi nhuận của công ty bảo hiểm không bị giảm mà đôi khi có phần tăng trưởng. ò Thứ hai, đảm bảo được lợi ích của người tham gia bảo hiểm: Lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư sẽ góp phần làm giảm phí bảo hiểm. Đặc biệt đối với BHNT, lợi nhuận từ hoạt động đầu tư sẽ được chia cho người tham gia bảo hiểm. Như vậy lợi nhuận của người được bảo hiểm sẽ gia tăng theo lợi nhuận đầu tư. 1.3.3. Các nguyên tắc trong đầu tư quỹ bảo hiểm: Hoạt động đầu tư của bảo hiểm nói chung đều phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau: . Nguyên tắc an toàn: Nguyên tắc này được đặt ra nhằm hạn chế tối đa rủi ro trong đầu tư, bảo toàn, tăng trưởng nguồn vốn sử dụng. Hoạt động đầu tư của nhà bảo hiểm cũng giống như bất kỳ hoạt động đầu tư nào, luôn đứng trước những rủi ro đầu tư sau: Rủi ro lãi suất: Rủi ro này xuất phát từ chỗ giá trị của các khoản đầu tư có lãi suất cố định chịu sự biến động khi lãi suất trên thị trường thay đổi và tỷ suất thu hồi thực (tức là lãi suất đã điều chỉnh theo lạm phát) có thể biến đổi một cách tương tự. Rủi ro tín dụng: Rủi ro này xảy ra khi bên vay vốn của nhà bảo hiểm bị phá sản hay tái cơ cấu tổ chức, khiến họ không thể trả lại tiền đầu tư cho nhà bảo hiểm như đã cam kết. Rủi ro thị trường: Rủi ro này xuất phát từ sự thay đổi của thị trường thuộc lĩnh vực mà nhà bảo hiểm đầu tư. Rủi ro tiền tệ: Tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ luôn thay đổi làm cho giá trị của các khoản đầu tư thông qua đồng ngoại tệ sẽ thay đổi theo. Việc đảm bảo nguyên tắc đầu tư vốn an toàn là rất quan trọng đối với doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), nó đảm bảo cho doanh nghiệp thực hiện các cam kết với khách hàng trong các hợp đồng khi xảy ra sự kiện bảo hiểm. Nguyên tắc an toàn của các khoản mục đầu tư được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu tư với những lĩnh vực có mức độ rủi ro đầu tư thấp. Ngoài ra, nguyên tắc này yêu cầu DNBH phải đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. Nguyên tắc phân tán rủi ro không chỉ áp dụng đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm trực tiếp mà mỗi danh mục đều mang trong mình những yếu tố rủi ro riêng. Do đó để phân tán rủi ro, cách tốt nhất là đặt vốn vào nhiều danh mục khác nhau. Các hạng mục đầu tư phải được tiến hành với những công ty được quản lý tốt, hoặc tránh đi những lĩnh vực đầu tư có tính chất đầu cơ cao hoặc những công việc kinh doanh mạo hiểm vì nếu thất bại thì hậu quả đối với DNBH là rất lớn. . Nguyên tắc sinh lợi: Hoạt động đầu tư phải đảm bảo tạo ra lợi nhuận. Đây là yêu cầu tất yếu của hoạt động đầu tư và quyết định đến sự tồn vong của từng DNBH, bởi vì suy cho cùng mọi sự đầu tư vốn cũng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Với mức phí thu được của người tham gia bảo hiểm, DNBH đã nắm giữ được một nguồn tài chính dồi dào. Do còn phải thực hiện cam kết chia lãi cho người tham gia bảo hiểm, DNBH phải thực hiện hoạt động đầu tư trên nhiều lĩnh vực nhằm tối đa hóa lợi nhuận để tăng khả năng đền bù, giảm phí đối với người tham gia làm cho sản phẩm bảo hiểm ngày càng hấp dẫn hơn. Lợi nhuận rất cần thiết để đảm bảo cho nhà bảo hiểm tăng cường sức mạnh tài chính, thực hiện các chiến lược của doanh nghiệp như mở rộng phạm vi kinh doanh bảo hiểm, tăng tính cạnh tranh đảm bảo quyền lợi của khách hàng,… Do đó, nhà bảo hiểm cần đầu tư vào những lĩnh vực đem lại mức lợi nhuận hợp lý, đồng thời đảm bảo nguyên tắc an toàn. Bởi vì theo nguyên lý đầu tư: Khi rủi ro càng cao, tỷ suất sinh lợi cũng càng cao và ngược lại. . Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên, kịp thời: Việc đầu tư của công ty bảo hiểm phải đảm bảo có tính thanh khoản hợp lý. Nhà bảo hiểm có thể phải thanh toán tiền cho người được bảo hiểm bất kỳ lúc nào khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do đó, các lĩnh vực đầu tư phải phù hợp với từng loại quỹ – đầu tư dài hạn hay ngằn hạn. Tính thanh khoản của các khoản mục đầu tư của nhà bảo hiểm được pháp luật thể chế bằng việc quy định danh mục đầu tư với những tỷ lệ nhất định. Trong thực tế, việc đồng thời thực hiện các nguyên tắc trên đối với công ty bảo hiểm là một vấn đề rất phức tạp và mâu thuẫn với nhau. Khi công ty bảo hiểm thực hiện nguyên tắc an toàn, thì khả năng sinh lời của khoản đầu tư bị giảm xuống. Ngược lại, nếu chỉ chú ý đến nguyên tắc sinh lời, rủi ro đầu tư sẽ tăng lên, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty bảo hiểm. Ngoài ra, các nguyên tắc đầu tư cần được áp dụng linh hoạt tùy thuộc vốn đầu tư được hình thành từ nguồn nào. So với hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn nợ (như vốn điều lệ), hoạt động đầu tư từ các nguồn vốn có (như các quỹ dự phòng nghiệp vụ) phải tuân thủ các nguyên tắc trên là hết sức nghiêm ngặt. Bởi vì đây không phải là tiền của nhà bảo hiểm mà là các khoản nợ của doanh nghiệp đối với khách hàng. 1.3.4. Quy định về danh mục đầu tư của công ty bảo hiểm: Công ty bảo hiểm sẽ đầu tư các quỹ dự phòng kỹ thuật vào các tài sản khác nhau. Nói chung, các tài sản được công ty bảo hiểm đầu tư là những tài sản mang lại thu nhập bằng tiền. Tuy nhiên, không phải công ty bảo hiểm có thể đầu tư vào mọi loại tài sản mà chỉ những tài sản đầu tư nào có đặc tính sinh lợi đáp ứng được những nguyên tắc theo luật định, cho phép công ty bảo hiểm thực hiện tốt nhất các cam kết của mình với người được bảo hiểm. Để đảm bảo các công ty bảo hiểm thực hiện tốt nhất các nghĩa vụ với người được bảo hiểm, nhìn chung luật pháp ở các nước đã giới hạn danh mục tài sản đầu tư vốn từ các quỹ dự phòng kỹ thuật của công ty bảo hiểm, bao gồm: ò Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng để thanh toán thường xuyên cho khách hàng. ò Các loại chứng khoán và những giấy tờ có nguồn gốc chứng khoán. Đây là hình thức đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm. Ở nhiều nước tỷ lệ này có thể lên đến 80% trong tổng vốn đầu tư công ty bảo hiểm. Tuy nhiên, chứng khoán chỉ là những giấy tờ có giá chứ không phải là các tài sản thực, quá trình lưu thông của nó được vận hành đặc biệt, để đảm bảo an toàn công ty bảo hiểm chỉ được đầu tư vào những chứng khoán đã được đăng ký trên thị trường chứng khoán. ñ Trái phiếu là hình thức đầu tư chủ yếu, trong đó trái phiếu chính phủ (TPCP) phải được ưu tiên hàng đầu, vì tính an toàn cao và lại có lãi. Vì vậy không có giới hạn trong hình thức đầu tư này. Tại nhiều nước, do cần khuyến khích ưu tiên tài trợ cho khu vực nhà nước, họ đã áp dụng miễn thuế lợi tức cho khoản thu nhập từ đầu tư trái phiếu. Trái phiếu công ty, do tính an toàn tương đối cao nên cũng được các công ty bảo hiểm quan tâm. Tuy nhiên phải khống chế tối đa khi đầu tư vào trái phiếu của công ty để đảm bảo an toàn. ñ Cổ phiếu là hình thức đầu tư lớn thứ hai sau trái phiếu chính phủ, được công ty quan tâm bởi tính sinh lợi của nó. Tuy nhiên, để tiếp cận đến thị trường này đòi hỏi phải có nhiều biện pháp ở tầm vĩ mô, đồng thời phải thực hiện đầu tư nhiều loại cổ phiếu khác nhau nhằm phân tán rủi ro, đạt được sự an toàn trong đầu tư. ò Đầu tư kinh doanh bất động sản: Đầu tư loại hình này là hướng tới lợi ích trong tương lai, gắn liền với chính sách quy hoạch phát triển, ổn định mới có thể giảm thiểu được những rủi ro của nó. Tuy nhiên, ở nước ta do chính sách quản lý đất, tài nguyên và cơ chế quản lý chưa phù hợp, việc đầu tư vào thị trường này chưa được định hướng rõ ràng. ò Cho vay: Công ty bảo hiểm có thể cho các chủ thể vay, nhưng các khoản vay này được đảm bảo chắc chắn bằng tài sản thế chấp hay cầm cố hoặc phải có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc là những công ty này phải có vốn tự có lớn. 1.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm: Mọi hoạt động đầu tư của các DNBH đều có mục đích lớn nhất là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và các cổ đông vì vậy để đánh giá hiệu quả đầu tư thường thông qua các nhóm chỉ số chính gồm: Nhóm chỉ số về tính thanh khoản: Chỉ tiêu thanh khoản được xác định bằng cách so sánh tổng cộng nợ với tài sản có tính thanh khoản (Tiền mặt và các tài sản Có có thể huy động, có thể quy đổi ngay thành tiền). Tổng cộng nợ Tài sản có tính thanh khoản Chỉ tiêu thanh khoản = Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết: Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết tính tỷ lệ % của giá trị tài sản đầu tư vào công ty liên kết (bao gồm vốn đầu tư và các khoản phải thu từ công ty liên kết) so với nguồn vốn, quỹ của DNBH. Công ty liên kết là một đơn vị trong hệ thống tổng công ty hay là một bộ phận, trực tiếp hay gián tiếp, thông qua một hay nhiều tổ chức trung gian, kiểm soát, bị kiểm soát, hay nằm dưới sự kiểm soát thông thường với công ty lập báo cáo. Công ty liên kết có thể bao gồm công ty mẹ, công ty con, công ty thành viên, công ty liên doanh và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết càng lớn thì tính thanh khoản của DNBH càng giảm. Các khoản đầu tư + các khoản phải thu từ công ty liên kết Nguồn vốn, quỹ Chỉ tiêu tỷ lệ đầu tư vào các công ty liên kết = Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán: Chỉ số thanh toán được tính bằng tỷ lệ giữa nguồn vốn, quỹ xác định biên khả năng thanh toán cuả DNBH và biên khả năng thanh toán tối thiểu theo quy định hiện hành. Nguồn vốn quỹ để xác định biên khả năng thanh toán là nguồn vốn, quỹ trừ đi số vốn góp vào DNBH khác và nợ không có khả năng thu hồi. Biên khả năng thanh toán tối thiểu bằng số lớn hơn giữa 25% phí bảo hiểm thực giữa lại tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán và 12.5% của tổng phí bảo hiểm gốc và phí nhận tái bảo hiểm tại thời điểm tính biên khả năng thanh toán. Nguồn vốn quỹ xác định biên khả năng thanh toán Biên khả năng thanh toán tối thiểu Chỉ tiêu khả năng thanh toán = Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ: Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ là một trong những chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của DNBH. Nguồn vốn, quỹ điều chỉnh là giá trị nguồn vốn, quỹ của DNBH sau khi điều chỉnh giảm đối với các tài sản không có tính thanh khoản. Nguồn vốn quỹ điều chỉnh Tổng công nợ Chỉ tiêu nguồn vốn, quỹ điều chỉnh trên tổng công nợ = Nhóm chỉ số lợi nhuận: Chỉ số lợi nhuận là chỉ tiêu tổng quát nhất cho biết kết quả hoạt động của DNBH (bao gồm cả kết quả hoạt động đầu tư tài chính). Lợi nhuận (bao gồm lợi nhuận từ đầu tư) Doanh thu phí BH thuần + doanh thu hoạt động tài chính Chỉ số lợi nhuận = Nhóm chỉ số về khả năng sinh lãi: Tỷ số chủ yếu hay tỷ số thường được dùng nhất là tỷ số lợi nhuận trên vốn đã sử dụng (ROCE). Tỷ số này tính bằng công thức: Tỷ số lợi nhuận trên vốn đã sử dụng (ROCE) Lợi nhuận thuần trước khi chia lãi và nộp thuế Vốn sử dụng = Lợi nhuận thuần trước khi chia lãi và nộp thuế Tài sản sử dụng Hay = Trong đó: Vốn sử dụng = Tổng tài sản - Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết việc đầu tư vốn của DNBH gặt hái được kết quả như thế nào. Kết quả này có thể được so sánh với chi phí sử dụng vốn và kết quả ở nơi khác được phản ánh qua tỷ lệ lãi suất và số liệu về ROCE của các DNBH khác. Công ty nào có ROCE thấp hơn thì có nghĩa là nó đang sử dụng vốn một cách không hiệu quả. Lợi nhuận trước thuế Doanh thu Hệ số hoạt động = Những tỷ số lợi nhuận phổ biến khác gồm: Lợi nhuận gộp Doanh thu Tỷ lệ lãi gộp = Lợi nhuận ròng Doanh thu Tỷ suất lợi nhuận Trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Vốn cổ đông Hệ số hoàn vốn đầu tư = Cũng sẽ hữu ích nếu so sánh khuynh hướng của hai tỷ số đo lường này với nhau vì nó sẽ giúp cho chúng ta biết các chi phí được kiểm soát như thế nào. Nhóm chỉ số về Nợ và tỷ lệ nợ: Tỷ số nợ thường được tính theo công thức sau : Nợ + Vốn cổ phần ưu đãi Vốn cổ phần thường + dự trữ Tỷ số nợ = Ý nghĩa quan trọng của tỷ số nợ là mức độ mà những người nắm giữ các cổ phiếu phải chịu sự biến động lợi nhuận. Tỷ số nợ càng cao thì mức độ ảnh hưởng đến giá trị của các cổ đông khi mức lợi nhuận thay đổi sẽ càng lớn. Ngoài ra, mức nợ cao cũng làm cho việc vay tương lai khó khăn hơn. 1.4. Kinh nghiệm đầu tư và quản lý danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển: 1.4.l. Các quy định pháp lý: Những quy định pháp lý về đầu tư tài chính ở các nước không hoàn toàn giống nhau. Nhưng xét về tổng thể, các quy định này có những đặc điểm chung sau: Thứ nhất: Bắt buộc các công ty bảo hiểm phải thiết lập đầy đủ các quỹ dự phòng kỹ thuật để đảm bảo tôn trọng cam kết của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm. Quy định này được coi như một chỉ tiêu để đánh giá khả năng thanh toán của các công ty bảo hiểm. Thứ hai: Bắt buộc các công ty bảo hiểm phải thể hiện rõ các quỹ dự phòng kỹ thuật trên báo cáo tài chính là một khoản mục riêng bên Nguồn vốn của bảng Tổng kết tài sản. Nguồn vốn này phải được tương thích bằng một đanh mục tài sản đầu tư bên Tài sản Có của bảng Tổng kết tài sản. Thứ ba: Thể chế hóa các nguyên tắc đầu tư tài chính các quỹ dự phòng kỹ thuật là: an toàn, sinh lợi mang tính thanh khoản và đa dạng hóa. Thứ tư: Quy định tỷ lệ tối đa và tối thiểu cho từng loại tài sản đầu tư đối với việc phân bổ các quỹ dự phòng của các công ty bảo hiểm. Tùy vào đặc điểm kinh tế, tài chính và xã hội, mỗi nước có quy định về nguyên tắc phân bổ tài sản đầu tư theo các tỷ lệ khác nhau. Chúng ta có thể đẫn ra 2 nước đại diện cho các nước trong khối EU là Pháp và ĐỨC. ò Theo Luật Bảo hiểm của Cộng hòa Pháp: Theo Luật Bảo hiểm của Công hòa Pháp, có 5 nhóm quy định về đầu tư các quỹ dự phòng kỹ thuật của công ty bảo hiểm: ñ Thứ nhất: Nguyên tắc đầu tư được quy định rõ là việc đầu tư của các công ty bảo hiểm phải đảm bảo các nguyên tắc: An toàn, sinh lợi và khả năng thanh toán thường xuyên. ñ Thứ hai: Danh mục các tài sản đầu tư mà các công ty bảo hiểm được phép đầu tư từ quỹ dự phòng kỹ thuật do Bộ Luật Bảo hiểm ấn định, bao gồm danh sách các giá trị động sản và các tài sản Có khác bảo đảm cho các cam kết của hợp đồng bảo hiểm. Danh mục này bao gồm 5 loại chủ yếu là trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, cho vay và tiền gửi. Những tài sản nào không thuộc 5 loại này và không thỏa mãn các nguyên tắc trên 1à những tài sản chỉ được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bảo hiểm. ñ Thứ ba: Phân chia giá trị tài sản đầu tư. Giá trị kế toán của mỗi loại tài sản đầu tư được chấp nhận để bảo đảm cho các cam kết bảo hiểm không được vượt quá tỷ lệ giá trị quỹ dự phòng kỹ thuật: 65% đối với cổ phiếu, 40% đối với bất động sản và 10% đối với cho vay, đầu tư vào trái phiếu và chỉ có tiền gửi vào các tổ chức nhận tiền gửi là không hạn chế về tỷ lệ bỏ vốn. ñ Thứ tư: Thực hiện phân tán trong từng loại tài sản đầu tư. Luật Bảo hiểm quy định các công ty bảo hiểm phải phân chia rủi ro đầu tư: Không được đầu tư quá 5% dự phòng kỹ thuật vào một tài sản đầu tư của một chủ thể nào đó. Chẳng hạn, không được mua quá 5% cổ phần của một công ty phát hành. Công ty bảo hiểm không được đầu tư quá 10% quỹ dự phòng kỹ thuật vào một bất động sản. Đối với cổ phiếu không được niêm yết, công ty bảo hiểm chỉ được đầu tư tối đa 0.5% quỹ dự phòng. ñ Thứ năm: Sự tương thích về đồng tiền sử dụng. Các cam kết bảo hiểm bằng một loại tiền tệ phải được bảo đảm bằng các tài sản đầu tư được ghi nhận hoặc có thể quy đổi bằng chính loại tiền tệ đó. Trong trường hợp có sự mềm dẻo trong nguyên tắc này phải được thông báo chơ co quan quản lý nhà nước về bảo hiểm. ò Theo Luật Giám sát các công ty bảo hiểm của CHLB Đức: Những khía cạnh chính của các quy định về đầu tư quỹ dự phòng kỹ thuật trong công ty bảo hiểm là: ñ Thứ nhất: Các quỹ dự phòng kỹ thuật của một công ty bảo hiểm phải được đầu tư theo cách thức bảo đảm an toàn và lợi nhuận tối đa, trong khi vẫn phải luôn duy trì được tính thanh khoản thông qua việc đa dạng hóa và phân tán đầy đủ danh mục đầu tư có tính đến loại hình nghiệp vụ và cơ cấu công ty bảo hiểm. ñ Thứ hai: Danh mục tài sản đầu tư được phép của công ty bảo hiểm bao gồm: - Các công cụ nợ được bảo đảm bằng thế chấp bất động sản hoặc các quyền về bất động sản. - Các công cụ nợ được thế chấp bằng tàu biển hoặc tàu đang đóng. - Các trái phiếu vô danh đang phát hành tại một số nước thành viên EU được chấp nhận trao đổi chính thức trên thị trường chứng khoán. - Các trái phiếu thế chấp, các trái phiếu địa phương. - Các trái phiếu phát hành tại một nước không phải là thành viên EU được chấp nhận trao đổi trên thị trường chứng khoán tại các nước EU. - Chứng chỉ nợ của Nhà nước Liên bang và các Bang. - Cổ phiếu. - Cho vay, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng. - Bất động sản, các khoản trả trước hoặc cho vay theo đơn bảo hiểm của công ty bảo hiểm đối với chủ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. - Đầu tư khác. ñ Thứ ba: Sự tương thích: Tương tự nguyên tắc tương thích về đồng tiền của Luật Bảo hiểm Pháp. ñ Thứ tư: Phân bổ vốn đầu tư: Tỷ lệ đầu tư vốn vào danh mục đầu tư như sau: - Tỷ lệ của các khoản đầu tư vào cổ phiếu và các quỹ chứng khoán đặc biệt không vượt quá 30% quỹ dự phòng kỹ thuật. - Tỷ lệ đầu tư vào bất động sản không quá 25% giá trị dự phòng kỹ thuật. - Tỷ lệ trái phiếu vô danh, trái phiếu thế chấp, trái phiếu địa phương không vượt quá 2.5% quỹ dự phòng kỹ thuật. Nếu đầu tư kết hợp trái phiếu và cổ phiếu, tỷ lệ các khoản đầu tư khống vượt quá 10% giá trị của mỗi loại quỹ dự phòng kỹ thuật ñ Thứ năm: Phân tán rủi ro. Toàn bộ các khoản đầu tư do cùng một người phát hành (con nợ) không vượt quá 2% giá trị quỹ dự phòng và 25% giá trị nguồn vốn chủ sở hữu của công ty bảo hiểm đối với một bất động sản hoặc quyền về bất động sản tương tự hoặc các quyền lợi dự phần trong một công ty. Những giới hạn pháp lý mà luật pháp các nước đưa ra là tối quan trọng trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm nhằm gián tiếp bảo vệ người tham gia bảo hiểm. Các công ty bảo hiểm chỉ được phép đầu tư các quỹ dự phòng kỹ thuật trong phạm vi các giới hạn pháp lý này. 1.4.2. Cấu trúc đầu tư trên thị trường bảo hiểm: ò Đối với các công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Theo khảo sát thị trường bảo hiểm các nước do Assurance Francaises thực hiện từ năm 1995-2003. Có thể thấy, những lĩnh vực đầu tư chủ yếu của các công ty BHPNṬ ở các nước kể trên chủ yếu được đầu tư vào các tài sản chính là cổ phiếu và trái phiếu. Trong cấu trúc đầu tư của các công ty BHPNT Châu Âu thì giá trị các khoản vốn đầu tư vào chứng khoán chiếm trên 80% ở các năm quan sát. Trong đó, Đức và Pháp là 2 quốc gia mà các công ty bảo hiểm đầu tư vốn nhiều nhất vào chứng khoán cụ thể: CHLB Đức 95% và Pháp là 93%. Trong lĩnh vực chứng khoán thì trái phiếu là loại tài sản đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số vốn đầu tư, ngoại trừ các công ty bảo hiểm của Anh (chỉ đầu tư khoảng 35% quỹ dự phòng kỹ thuật vào trái phiếu). Lượng vốn đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và các khoản đầu tư khác chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ - từ khoảng 1% đến 3.6% giá trị vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm. Đối với bất động sản, các công ty bảo hiểm cũng đầu tư vào một lượng vốn bình quân khoảng 7.8%, trong đó những nước thấp là Đan Mạch, Bỉ, Đức, Hà Lan, Anh. Trừ hai nước là Italia và Thụy Sỹ giá trị khoản đầu tư này của các công ty bảo hiểm vượt quá 10%. Xét riêng cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm Pháp từ năm 1995 đến 2004 (bảng 1.2) ta thấy tỷ lệ vốn đầu tư vào cổ phiếu tăng dần từ 12.4% (năm 1995) đến 23.6% (năm 2004) Và tỷ lệ đầu tư vào bất động sản và tiền gửi ngân hàng giảm đáng kể. Trở lại cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm Nhật Bản, cũng giống như các công ty bảo hiểm Châu Âu, các lĩnh vực đầu tư ít bỏ vốn nhất của các công ty bảo hiểm Nhật Bản là các bất động sản và các đầu tư khác. Các lĩnh vực chủ yếu của họ là chứng khoán, cho vay và gửi tiền tiết kiệm. Tỷ trọng vốn đầu tư vào các lĩnh vực tương đối đồng đều, cao nhất là trái phiếu (trên 50%) và thấp nhất là tiền gửi cũng đến 17%. Sở dĩ đầu tư và trái phiếu ở Nhật Bản không lớn như các công ty bảo hiểm ở Châu Âu vì nguồn vốn đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ là nguồn vốn ngắn hạn, loại đầu tư thích hợp nhất là đầu tư ngắn hạn như cho vay, gửi tiền, mua và bán chứng khoán. Điều này lý giải cho việc các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Nhật Bản đầu tư và cho vay và gửi tiền với những tỷ lệ vốn đầu tư khá lớn. Tên nước Bất động sản Cổ phiếu Trái phiếu Tiền gửi Đầu tư khác 95-97 97-99 2000-03 95-97 97-99 2000-03 95-97 97-99 2000-03 95-97 97-99 2000-03 95-97 97-99 2000-03 Anh 9% 7% 6% 48% 50% 51% 35% 35% 34% 2% 2% 2% 6% 6% 8% Bỉ 5% 4% 3% 18% 20% 22% 71% 73% 70% 3% 2% 3% 3% 1% 1% Đan Mạch 2% 2% 3% 24% 26% 34% 65% 64% 58% 2% 1% 1% 7% 7% 5% Đức 6% 5% 4% 20% 21% 27% 72% 73% 68% 1% 1% 1% 1% 1% 0% Hà Lan 6% 6% 6% 14% 21% 22% 71% 67% 65% 2% 1% 1% 7% 5% 6% Pháp 4% 4% 3% 14% 21% 22% 74% 71% 71% 7% 4% 3% 0% 0% 1% Thụy Điển 8% 7% 5% 33% 35% 41% 58% 57% 46% 1% 1% 1% 7% Thụy Sĩ 13% 13% 10% 15% 17% 25% 66% 63% 58% 1% 4% 6% 6% 3% Ý 14% 12% 12% 15% 15% 15% 68% 70% 70% 3% 3% 3% 0% 0% 0% Nhật Bản 7% 7% 7% 20% 21% 21% 56% 55% 54% 17% 17% 18% (Nguồn: L'assurance française en 2004) Bảng 1.1. Cấu trúc đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm PNT ở một số nước: Bảng 1.2. Cấu trúc đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm PNT ở Pháp năm 1995-2004 Năm Trái phiếu Cổ phiếu Bất động sản cho vay Tiền gửi Đầu tư khác Tổng cộng 1995 71% 13% 7% 2% 7% 1% 100% 1996 73% 12% 6% 2% 7% 0% 100% 1997 72% 14% 4% 2% 7% 0% 100% 1998 71% 17% 4% 2% 6% 0% 100% 1999 69% 21% 4% 2% 4% 0% 100% 2000 65% 25% 4% 1% 4% 1% 100% 2001 67% 25% 3% 1% 3% 0% 100% 2002 69% 22% 3% 1% 3% 1% 100% 2003 70% 23% 3% 1% 3% 1% 100% 2004 70% 24% 3% 1% 2% 0% 100% (Nguồn: L'assurance française en 2004 - Statistical Specifications 2004) ò Đối với các công ty BHNT: Xu hướng đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại các nước được thể hiện qua bảng l.3. Ta thấy: - Chứng khoán bao gồm cổ phiếu và trái phiếu là loại tài sản mà các công ty BHNT tại các nước đầu tư nhiều nhất. Tuy nhiên có sự khác nhau ở đây là nếu các công ty BHNT của Pháp và Nhật Bản tập trung đầu tư vào trái phiếu nhiều hơn so với cổ phiếu thì các công ty BHNT ở Anh lại làm ngược lại tức là đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn. - Mặc dù các công ty BHNT Nhật Bản vẫn đầu tư mạnh vào chứng khoán (chiếm hơn 70% vốn đầu tư) nhưng vẫn dành phần còn lại khoảng 30% đầu tư vào các lĩnh vực khác như bất động sản, tiền gởi ngân hàng và các khoản đầu tư khác với cơ cấu mỗi loại chiếm từ 6% đến 15%. Tỷ trọng vốn đầu tư như vậy thể hiện sự phân bổ đầu tư mang tính đồng đều hơn. - Các công ty BHNT ở Anh và Pháp thể hiện xu hướng thiên về chứng khoán rõ rệt (hơn 80% vốn đầu tư) trong khi các khoản đầu tư cho tiền gởi ngân hàng và đầu tư khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà biểu hiện rõ rệt nhất là các công ty BHNT Pháp, chiếm khoảng 2% đến 3%. Như vậy, theo khảo sát chứng khoán vẫn là lựa chọn số một trong đầu tư đối với các công ty BHNT ở các nước phát triển bởi hiệu quả sinh lợi của nó. Nhưng tùy theo tình hình biến động về kinh tế, chính trị, xã hội và các chính sách về quản lý đầu tư trong từng thời kỳ mà các công ty BHNT có sự phân bố tỷ lệ nhiều hay ít đối với các danh mục đầu tư còn lại như bất động sản, tiền gởi ngân hàng, đầu tư khác. Quan sát tổng thể về cấu trúc đầu tư vốn của các công ty bảo hiểm ở các nước phát triển, có thể nhận thấy các xu hướng chính là: Tên nước Trái phiếu Cổ phiếu Bất động sản Tiền gửi Đầu tư khác '01 '02 '03 '01 '02 '03 '01 '02 '03 '01 '02 '03 '01 '02 '03 Anh 31% 38% 37% 51% 45% 44% 7% 9% 9% 3% 2% 3% 8% 7% 7% Pháp 69% 65% 67% 19% 21% 19% 9% 9% 9% 1% 2% 2% 2% 3% 3% Nhật Bản 42% 38% 45% 31% 30% 27% 6% 7% 6% 9% 8% 8% 12% 17% 15% (Nguồn: Swiss Re Tạp chí Sigma, báo cáo năm 2004) Bảng l.3. Cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ tại một số nước - Thứ nhất, vốn đầu tư bất động sản và tiền gửi vào các tổ chức tín dụng của các công ty bảo hiểm của các nước phát triển có xu hướng giảm mạnh, trong cấu trúc đầu tư của các công ty bảo hiểm có thể thấy danh mục này ngày càng chiếm một tỷ trọng nhỏ. - Thứ hai, vốn đầu tư cổ phiếu và trái phiếu công ty đang có xu hướng tăng lên ở tất cả các nước. Trong mọi giai đoạn, vốn đầu tư vào trái phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm ở đa số các nước. KẾT LUẬN CHƯƠNG l: Chương 1 đã nêu một cách khá đầy đủ cách thức làm giảm thiểu rủi ro của một danh mục đầu tư mà vẫn đảm bảo đạt được mức sinh lợi mong đợi. Nếu các công ty bảo hiểm vận dụng một cách hiệu quả lý thuyết này vào quản lý danh mục đầu tư thì có thể làm gia tăng hiệu quả của danh mục với mức độ rủi ro có thể kiểm soát được. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 2.1. Thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2004-2008: 2.1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam: Lịch sử ra đời và phát triển bảo hiểm ở Việt Nam có thể khái quát qua ba giai đoạn chính: ò Giai đoạn trước năm 1975: - Tình hình hoạt động bảo hiểm ở Miền Nam: Trước 1975, hoạt động kinh doanh bảo hiểm khá phát triển có thể thấy qua một số mặt như sau: Trên 52 công ty bảo hiểm trong nước và nước ngoài. Hầu hết các công ty đều đặt trụ sở chính ở Sài Gòn, trung tâm kinh tế của Miền Nam lúc bấy giờ. Các công ty bảo hiểm có Hiệp hội nghề nghiệp của mình nhằm thực hiện các chức năng vốn có như thông tin tư vấn, đào tạo, tạo môi trường hợp tác. Bộ Tài chính quản lý các hoạt động bảo hiểm, kiểm tra việc tuân thủ các văn bản pháp lý (Luật Bảo hiểm 1965). - Tình hình hoạt động bảo hiểm ở Miền Bắc: Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) ra đời theo quyết định của Thủ tướng chính phủ ngày 17/12/1964, chính thức đi vào hoạt động ngày 15/01/1965. Bảo Việt là công ty bảo hiểm nhà nước duy nhất đại diện cho ngành bảo hiểm Việt Nam. Do hoàn cảnh chiến tranh, hoạt động của Bảo Việt ở Miền Bắc chưa phát triển. Với hai chi nhánh ở Hà Nội và Hải Phòng, Bảo Việt thực hiện chủ yếu nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, tuy nhiên tái bảo hiểm lại cho Trung Quốc, Bắc Tiều Tiên và Ba Lan với tỷ lệ khá cao. ò Giai đoạn từ sau 30/04/1975 đến trước 18/12/1993: Sau khi giải phóng Miền Nam, việc quốc hữu hóa các Công ty bảo hiểm cũ ở Miền Nam đã dẫn đến thành lập Công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm Việt Nam (BAVINA). Năm 1976, sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước, BAVINA được chuyển thành chi nhánh của Công ty bảo hiểm Việt Nam tại TP.HCM. Như vậy, kể từ năm 1976 đến 1993, Bảo Việt là công ty bảo hiểm duy nhất của Nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam theo chế độ hạch toán kinh tế thống nhất toàn ngành. Bảo Việt trực thuộc Bộ Tài chính có chức năng giúp Bộ Tài chính thống nhất quản lý công tác bảo hiểm nhà nước và trực tiếp tiến hành nghiệp vụ bảo hiểm trong cả nước. Trong thời gian này, Bảo Việt đã nghiên cứu triển khai nhiều loại hình nghiệp vụ mới đối nội lẫn đối ngoại tiến tới tự cân đối thu chi ngoại tệ và được nâng cấp lên thành Tổng Công ty có chi nhánh ở khắp các địa phương trên cả nước. ò Giai đoạn sau 18/12/1993 đến nay: Ngày 18/12/1993, trước nhu cầu cần thiết phải đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của một nền kinh tế đang chuyển sang cơ chế thị trường, Chính phủ đã ban hành Nghị định 100/CP quy định về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Với quy định này, thế độc quyền nhà nước của Bảo Việt đã bị phá vỡ, các tổ chức bảo hiểm theo nhiều hình thức pháp lý khác nhau thuộc nhiều thành phần kinh tế có thể tham gia thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm ở Việt Nam. Một số doanh nghiệp bảo hiểm mới đã ra đời như: Vinare, Bảo Minh, Bảo Long, PJICO, các liên doanh bảo hiểm VIA, Samsung Vina, UIC… , các công ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài như Prudential, Manulife, Bảo Minh - CMG, AIA ... và các văn phòng đại diện của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài. Tuy nhiên, thị trường bảo hiểm hoạt động thật sự mang tính chuyên nghiệp từ khi Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua vào 12/2000 và có hiệu lực từ 01/04/2001. Sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tạo động lực cạnh tranh, tạo điều kiện cho các mạng lưới trung gian bảo hiểm ra đời góp phần khai thác thị trường bảo hiểm Việt Nam một cách toàn diện. 2.1.2. Thực trạng hoạt động của thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004-2008: Sau hơn 15 năm mở cửa thị trường, hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, đóng góp đáng kể cho việc giảm rủi ro trong sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội; cải thiện môi trường đầu tư, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, góp phần tăng trưởng, phát triển kinh tế xã hội. Năm 2004-2007 thị trường bảo hiểm Việt Nam tiếp tục phát triển ổn định, an toàn, tăng trưởng về hầu hết các chỉ tiêu. Đến năm 2008 kinh tế xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp khó lường. Giá dầu thô, lương thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hóa khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát gia tăng. Trước tình hình trên, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp trong đó có thắt chặt tiền tệ, kiềm chế tăng giá, tiết giảm đầu tư và tiết kiệm. Cuối năm, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta, tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 là 6.23%, Nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt nam trên 64 tỷ USD. Đầu tư toàn xã hội trên 673 ngàn tỷ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 22.97%, giá rét, mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán, bất động sản suy giảm nghiêm trọng. Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm, khai thác bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn do lãi suất ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, do lãi suất ngân hàng tăng mạnh nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi từ việc đầu tư vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào tiền gửi ngân hàng bù đắp được nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Về cơ cấu trị trường: Quy mô thị trường ngày càng được mở rộng: Từ chỗ chỉ có một DNBH là Bảo Việt đến nay đã có 28 DNBH Phi nhân thọ, 11 DNBH Nhân thọ, 10 DN môi giới BH hoạt động cùng nhau cung cấp sản phẩm bảo hiểm để khách hàng có quyền lựa chọn một cách tích cực. Trong số đó, BH PNT có 7 DN 100% vốn nước ngoài, 4 DN liên doanh, BHNT có 10 DN 100% vốn nước ngoài, môi giới BH có 4 DN 100% vốn nước ngoài. Mạng lưới hoạt động của ngành BH được mở rộng bằng các chi nhánh, công ty thành viên, văn phòng giao dịch của các DNBH đến tận các tỉnh, thành, quận huyện, các vùng cao, vùng sâu, biên giới, hải đảo. Đối tượng khách hàng ngày càng đa dạng, phong phú. Bảng 2.1. Số lượng DNBH theo khối doanh nghiệp đến 31/12/2008 Loại hình doanh nghiệp Nhà nước Cổ phần Liên doanh 100% vốn NN Tổng cộng Bảo hiểm phi nhân thọ 1 16 4 7 28 Bảo hiểm nhân thọ 2 9 11 Tái bảo hiểm 1 1 Môi giới bảo hiểm 5 5 10 Tổng cộng 1 24 4 21 50 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2008) Từ năm 2004-2008 các công ty bảo hiểm nhà nước đã tiến hành cổ phần hóa và niêm yết trên thị trường chứng khoán là Bảo Minh, Vinare và PVI nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh khi hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo hiểm Bảo Việt đã tiến hành cổ phần hóa và thực hiện IPO vào tháng 06/2007 và đã chính thức nộp hồ sơ đăng ký niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP. HCM vào tháng 05/2009. Các chủ đầu tư trong nước mua lại phần vốn góp của đối tác nước ngoài trong liên doanh và tiếp nhận hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Công ty bảo hiểm Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển – BIC ), đồng thời đảm bảo được quyền lợi của khách hàng, nhà nước và người lao động, đã góp phần nâng cao năng lực tài chính, kinh doanh và sức cạnh tranh của các công ty bảo hiểm trong nước. Về quy mô thị trường: Năm 2008 toàn ngành bảo hiểm đạt doanh thu trên 27,000 tỷ đồng bằng 2.2% GDP. Bảo hiểm nhân thọ đạt 10,334 tỷ đồng tăng 9.19% so với năm 2007, bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10,879 tỷ đồng tăng 30.13%, Tái bảo hiểm (Vinare) đạt 1,050 tỷ đồng, lãi đầu tư 5,700 tỷ đồng. Đầu tư vào nền kinh tế 57,000 tỷ đồng. Bảng 2.2. Doanh thu phí bảo hiểm và thị phần theo khối doanh nghiệp Loại hình DN Doanh thu phí bảo hiểm (tỷ đồng) Tốc độ tăng trưởng Tỷ trọng/ Tổng phí Tỷ trọng phí/ GDP Phi nhân thọ 2004 4,764 25% 38% 0.67% 2005 5,486 15% 40% 0.65% 2006 6,445 17% 43% 0.66% 2007 8,360 30% 47% 0.92% 2008 10,879 30% 51% 1.13% Nhân thọ 2004 7,711 17% 62% 1.08% 2005 8,130 5% 60% 0.97% 2006 8,483 4% 57% 0.87% 2007 9,397 11% 53% 1.04% 2008 10,334 10% 49% 1.07% Toàn thị trường 2004 12,475 20% 100% 1.75% 2005 13,616 9% 100% 1.62% 2006 14,928 10% 100% 1.53% 2007 17,757 19% 100% 1.96% 2008 21,213 20% 100% 2.20% (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) Về bồi thường và trả tiền bảo hiểm: Năm 2008 tổng số tiền bồi thường bảo hiểm gốc của BHPNT là 4,510 tỷ đồng, trong đó số tiền bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại là 3,707 tỷ đồng. Tỷ lệ bồi thường bảo hiểm gốc và bồi thường bảo hiểm thuộc trách nhiệm giữ lại năm 2008 ổn định so với năm 2007 (41.46%), thể hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các công ty đạt hiệu quả. Vai trò của bảo hiểm trong việc đề phòng, khắc phục và hạn chế những tổn thất cho các đối tượng tham gia bảo hiểm, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Trong hoạt động kinh doanh BHNT, tổng số tiền bảo hiểm các công ty đã chi trả trong năm 2008 cho các sản phẩm chính là 2,818 tỷ đồng, trả giá trị hoàn lai là 1,974 tỷ đồng. Số tiền chi trả bảo hiểm và giá trị hoàn lại tập trung chủ yếu vào các sản phẩm hỗn hợp, điều này cho thấy, số đối tượng tham gia BHNT được hưởng quyền lợi bảo hiểm ngày càng nhiều qua các sản phẩm bảo hiểm có tính chất bảo vệ, tiết kiệm và đầu tư. Bảng 2.3. Tình hình bồi thường và trả tiền bảo hiểm (ĐVT: Tỷ đồng) Phi nhân thọ Bồi thường bảo hiểm gốc Bồi thường thuộc trách nhiệm giữ lại 2004 1,717 1,443 2005 2,168 1,625 2006 2,488 1,992 2007 3,033 2,401 2008 4,510 3,707 Nhân thọ Trả tiền bảo hiểm gốc Trả giá trị hoàn lại 2004 812 574 2005 1,446 839 2006 1,998 1,215 2007 2,133 1,230 2008 2,818 1,974 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) Về hoạt động môi giới bảo hiểm và tái bảo hiểm: Bảng số liệu 2.4 cho thấy, trong năm 2008 tổng mức phí giữ lại của toàn thị trường chiếm 88% tổng phí bảo hiểm gốc. Phí bảo hiểm nhận tái từ thị trường nước ngoài tăng từ 63 tỷ đồng năm 2004 lên 139 tỷ đồng năm 2008. Tổng phí bảo hiểm giữ lai thị trường trong nước tăng từ 10,596 tỷ đồng năm 2004 lên 18,538 tỷ đồng năm 2008. Điều này xuất phát từ năng lực tài chính, năng lực kinh doanh, công tác đánh giá rủi ro và đề phòng hạn chế tổn thất của các công ty bảo hiểm được cải thiện nên đã làm tăng mạnh doanh thu phí bảo hiểm, tăng năng lực giữ lại của thị trường. Bảng 2.4. Hoạt động tái bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng phí bảo hiểm gốc 12,479 13,558 14,928 17,757 21,213 - Phi nhân thọ 4,768 5,535 6,445 8,360 10,879 - Nhân thọ 7,711 8,023 8,483 9,397 10,334 Nhận tái từ thị trường NN 63 98 112 125 139 - Phi nhân thọ 63 98 112 125 139 - Nhân thọ - - - - - Nhượng tái ra thị trường NN 1,946 1,694 2,295 2,801 2,814 - Phi nhân thọ 1,603 1,641 1,328 2,732 2,675 - Nhân thọ 337 53 967 69 139 Tổng phí bảo hiểm giữ lại 10,596 11,962 12,745 14,895 18,538 - Phi nhân thọ 3,222 3,992 5,229 5,526 8,343 - Nhân thọ 7,374 7,970 7,516 9,369 10,195 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) (ĐVT: Tỷ đồng) Về hoạt động trung gian bảo hiểm: Số lượng đại lý bảo hiểm (là cá nhân kinh doanh có hợp đồng đại lý với các DNBH) tính đến cuối kỳ là 72,079 người tăng 2.29% so với năm 2007, trong đó Prudential 25,594 người, Bảo Việt 15,535 người, AIG 8,998 người, Dai-ichi 8,389 người. Số lượng đại lý tuyển dụng đào tạo trong năm là 61,935 người trong đó Prudential 24,452 người, AIG 9,680 người, Dai-ichi 8,510 người, Manulife 6,198 người. Điều này chứng tỏ đại lý bỏ việc nhiều do tình hình khai thác khó khăn nên doanh nghiệp bảo hiểm phải tuyển dụng bổ sung. Năng suất khai thác bình quân của đại lý về số lượng hợp đồng bảo hiểm (sản phẩm chính) là 7.66 hợp đồng (552,304/72,079), về phí bảo hiểm năm đầu 28.5 triệu đồng (2,059,000/72,079). Về năng lực tài chính của toàn thị trường: Năng lực tài chính của các DNBH tăng mạnh. Nếu như năm 1993, ngành BH có vốn chủ sở hữu 145 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 188 tỉ đồng, đến nay, vốn chủ sở hữu đã lên tới trên 17,500 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ lên tới 40,057 tỷ đồng. Khối bảo hiểm PNT có vốn chủ sở hữu 10,676 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 5,611 tỷ đồng, khối NT có vốn chủ sở hữu 6,824 tỷ đồng, dự phòng nghiệp vụ 34,446 tỷ đồng. Đặc biệt, có DNBH có vốn chủ sở hữu lớn như Bảo Minh 2,067 tỷ đồng, PVI 1,754 tỷ đồng, Bảo Việt 1,005 tỷ đồng, có dự phòng BH cao như Bảo Việt 1,895 tỷ đồng, Bảo Minh 635 tỷ đồng, Bảo Việt Nhân Thọ 12,215 tỷ đồng, Prudential 13,059 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ tăng mạnh làm cho năng lực BH của từng DNBH nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái BH trong nước và giảm dần phần tái bảo hiểm nước ngoài, nâng cao uy tín của ngành bảo hiểm Việt Nam trên trường quốc tế. Năng lực tài chính của các công ty bảo hiểm tăng lên trong đó chủ yếu là do quỹ dự phòng nghiệp vụ tăng tạo điều kiện để các công ty đẩy mạnh hoạt động đầu tư từ đó gia tăng lợi ích cho khách hàng, công ty bảo hiểm và nhà nước. Bảng 2.5. Năng lực tài chính ngành bảo hiểm Việt Nam (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng tài sản 25,177 31,871 39,477 58,000 65,968 Tổng dự phòng nghiệp vụ 18,536 23,899 28,263 35,803 40,057 (Nguồn: Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm Việt Nam 2004-2008) Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2009: 1. Tình hình chung : Cuối năm 2008 có đến 18 trên 28 doanh nghiệp bảo hiểm PNT bị lỗ hoặc không có lãi nghiệp vụ bảo hiểm. Đầu năm 2009 nền kinh tế xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động giảm sút hoặc cầm chừng, công nhân thiếu việc làm giảm sút thu nhập dẫn đến không có đủ khả năng tài chính tham gia bảo hiểm. Không ít khách hang truyền thống của doanh nghiệp bảo hiểm không có tiền đóng phí bảo hiểm mặc dù nhu cầu bảo hiểm không hề giảm thậm chí tăng lên như nghành vận tải biển, vận tải hàng không, than khoáng sản… khách hàng tiềm năng bảo hiểm nhân thọ bị thu hẹp vì khó khăn tài chính thậm chí không ít khách hàng không có khả năng đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng bảo hiểm. TRong năm 2009 nhiều thiên tai going tố lụt bảo xảy ra nhất là cơn bão số 9 & số 11 liên tiếp gây ra thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Thị trường chứng khoán có thời điểm xuống chỉ còn 235 điểm ( ngày 24/2), thị trường bất động sản, ngoại tệ mất ổn định ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tu c ủa doanh nghiệp bảo hiểm. Trước tình hình trên các DNBH đã tìm cách tháo gỡ khó khăn vươn lên bằng nội lực củng cố sắp xếp lại quản lý kinh doanh,cải tiến sản phẩm bảo hiểm hiện hành, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối, chung tay với khách hàng giải quyết khó khăn về tài chính như giãn thời hạn nộp phí, cho vay để đóng phí bảo hiểm… Bắt đầu tư quý II /2009 chính phủ thực hiện hàng loạt giải pháp kích cầu cho vay hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT, thuế trước bạ cho một số mặt hàng, giản và giảm thuế TNDN 2008, miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2009, những giải pháp trên đã phát huy tác dụng tích cực. Tăng trưởng kinh tế GDP năm 2009 đạt 5.32%, đầu tư toàn xã hội chiếm 42.5% GDP,FDI thu hút được 20 tỷ USD, ODA thu hút được 8.1 tỷ USD, xuất khẩu đạt 56.6 tỷ USD, nhập khẩu đạt 68.8 tỷ USD. Nghành bảo hiểm nắm bắt những cơ hội để vươn lên là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội trước những rủi ro thiên tai và sự cố bất ngờ được bảo hiểm ò Thị trường bảo hiểm phi nhân tho:̣- Năm 2009, cơn bão suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng tới nền kinh tế xã hội Việt Nam. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh bị giảm sút về đầu ra tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và xuất khẩu nước ngoài bị thu hẹp. Không ít doanh nghiệp đã phải cắt giảm sản xuất kinh doanh, cắt giảm lao động hoặc cố gắng duy trì lực lượng lao động nhưng không đủ ngày công hàng tháng. Tình hình này ảnh hưởng nhiều tới khả năng tài chính đóng phí bảo hiểm để tham gia bảo hiểm cho tài sản, trách nhiệm, gián đoạn kinh doanh và bảo hiểm cho người lao động. Các ngành nghề gặp khó khăn trong khi có giá trị tài sản lớn và đóng phí bảo hiểm nhiều bao gồm: Các cơ sở đóng tàu, kinh doanh vận tải biển và thủy nội địa, hàng không, than khoáng sản, dầu khí, thép, xi măng. Chính phủ đã có nhiều giải pháp kích cầu, trong đó có hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm, giãn thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp. Các giải pháp trên đã mang lại hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới có tăng trưởng dương 3.1%. Doanh thu phí bảo hiểm Phi nhân thọ Quý I/2009 đạt 2,992 tỷ đồng, tăng 9.5% so với cùng kỳ năm 2008, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cùng kỳ 2008 tới 40%. Bảo hiểm xe cơ giới dẫn đầu doanh thu với 964 tỷ đồng, tăng 10.33% so với cùng kỳ. Số tiền đã bồi thường là 381 tỷ đồng, chiếm 39.6%. Bảo hiểm xây dựng lắp đặt đạt doanh thu 363 tỷ đồng, tăng trưởng 50% so với cùng kỳ. Số tiền đã bồi thường là 67 tỷ đồng, chiếm 18.3%. Bảo hiểm y tế và tai nạn con người đạt doanh thu 360 tỷ đồng, tăng 21.18% so với cùng kỳ. Số tiền đã bồi thường là 181 tỷ đồng, chiếm 50.3%. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự chủ tàu đạt doanh thu 341 tỷ đồng, tăng 20.5% so với cùng kỳ. Số tiền đã bồi thường là 90.7 tỷ đồng, chiếm 26.7%. Bảo hiểm cháy nổ và mọi rủi ro đặc biệt đạt doanh thu 259 tỷ đồng, tăng 24%, trong đó Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc đạt 35 tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ. Bảo hiểm hàng hóa đạt 179 tỷ đồng, giảm 15%, Bảo hiểm hàng không đạt 122 tỷ đồng, giảm 59%; Bảo hiểm máy móc thiết bị đạt 15 tỷ đồng, tăng 118%, Bảo hiểm thiết bị điện tử đạt 11.6 tỷ đồng, tăng 83%; Bảo hiểm dầu khí đạt 265 tỷ đồng, tăng 94%; Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản đạt 224 tỷ đồng, tăng 20%. Nằm trong top 10 doanh nghiệp có doanh thu cao nhất là Bảo Việt 822 tỷ đồng, giảm 8.99% so với cùng kỳ; PVI đạt 709 tỷ đồng, tăng 25.74%, Bảo Minh đạt 447 tỷ đồng, giảm 13%; PJICO đạt 215 tỷ đồng, giảm 14.23%; PTI đạt 75.5 tỷ đồng, tăng 11.5%; MIC 74 tỷ đồng, tăng 293%; Viễn Đông đạt 62 tỷ đồng, giảm 1,17%; Bảo Long đạt 61.7 tỷ đồng, tăng 19.5%; Hàng không đạt 61 tỷ đồng (mới hoạt động); SVI đạt 59.5 tỷ đồng, tăng 207%. Nhìn chung, các nghiệp vụ bảo hiểm có doanh thu lớn chiếm tỉ trọng cao có tốc độ tăng trưởng chậm lại so với cùng kỳ 2008. Các doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu cao chiếm thị phần lớn đã có tốc độ tăng trưởng âm so với cùng kỳ như Bảo Việt, Bảo Minh, PJICO. Điều này phần nào phản ánh khó khăn của thị trường bảo hiểm Phi nhân thọ giai đoạn đầu năm 2009. ò Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Tình hình chung, trong 3 tháng đầu năm 2009, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề của suy thoái toàn cầu. Tăng trưởng GDP mới đạt 3.1%. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động cầm chừng, thu nhập người lao động bị giảm sút, hoạt động đầu tư vào tiền gửi tiết kiệm, chứng khoán, bất động sản có nhiều rủi ro hoặc khả năng sinh lời không cao. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Chính phủ có nhiều giải pháp kích cầu giữ được kinh tế, ổn định đời sống người lao động. Các doanh nghiệp bảo hiểm Nhân thọ đã nỗ lực tuyên truyền, giải thích, trợ giúp khách hàng để tiếp tục duy trì hợp đồng bảo hiểm. Đặc biệt các doanh nghiệp đưa ra nhiều sản phẩm bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tích lũy lớn bảo tức cao mức độ bảo vệ rủi ro cho người tham gia bảo hiểm tốt hơn nên đã tiếp tục khai thác dược nhiều hợp đồng bảo hiểm, tạo ra được doanh thu 2,514 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2008. Đây là một kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh khó khăn chung của đất nước và thế giới. Số lượng hợp đồng bảo hiểm: Số lượng hợp đồng khai thác mới trong 03 tháng 2009 giảm hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số lượng hợp đồng khai thác mới trong kỳ đạt 114,575 hợp đồng, trong đó Prudential khai thác được 44,130 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ là 32,060 hợp đồng, AIG Life là 10,092 hợp đồng. Số lượng hợp đồng khôi phục hiệu lực trong kỳ là 21,425 hợp đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng khôi phục cao là Prudential: 18,786 hợp đồng, Dai-ichi life là 1,299 hợp đồng, ALG Life là 526 hợp đồng Số lượng hợp đồng hết hiệu lực trong kỳ là 151,052 hợp đồng, tăng 15%. Các doanh nghiệp có số hợp đồng hết hiệu lực nhiều trên thị trường là Prudential với 61,971 hợp đồng, Bảo Việt Nhân thọ: 52,966 hợp đồng, AIG life là 17,363 hợp đồng. Tổng số lượng hợp đồng có hiệu lực cuối kỳ là 3,828,701 hợp đồng, giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái. Các doanh nghiệp có số lượng hợp đồng có hiệu lực lớn là Prudential 1,566,976. Bảo Việt Nhân thọ là 1,535,125 hợp đồng. Manulife là 254,312 hợp đồng. Cơ cấu các loại hình sản phẩm khai thác mới chiếm tỷ trọng cao là sản phẩm hỗn hợp với 63.9%, sản phẩm tử kỳ chiếm 16.9%. sản phẩm liên kết đầu tư (gồm liên kết chung và liên kết đơn vị) chiếm 15.6%. Sản phẩm hỗn hợp do tính bảo vệ đa dạng, cung cấp nhiều lợi ích vẫn là dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam. Các sản phẩm đầu tư cũng là dòng sản phẩm được chú ý khi tỉ trọng khai thác tăng lên hơn 15.6% chỉ trong 02 năm kể từ khi dược phép triển khai. thể hiện sự thay đổi về nhu cầu đối với hình thức bảo hiểm - đầu tư của khách hàng. Sự kết hợp bán các sản phẩm tử kỳ bằng các kênh bán hàng phi truyền thống (bán hàng từ xa, cung cấp kèm với sản phẩm tín dụng cá nhân qua kênh ngân hàng) đang tạo ra sức bật mới đối với dòng sản phẩm này. Số tiền bảo hiểm: Tổng mức trách nhiệm mà các DNBH Nhân thọ là 273,585 ngàn tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là một trong những cách thức mà các DNBH Nhân thọ đang sử dụng để vượt qua những khó khăn hiện nay: Tung ra nhiều loại hình sản phẩm có mức độ bảo vệ cao hơn, nhiều lớp bảo vệ và đa dạng hơn với phí rẻ tương đối (nếu tách rời từng lớp bảo vệ độc lập) nhằm nâng cao tính hiệu quả khai thác của hợp đồng bảo hiểm trước tinh hình khai thác mới ngày càng khó khăn. Phí bảo hiểm: Phí bảo hiểm định kỳ năm đầu trong 3 tháng đầu năm 2009 đạt 452 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, phí bảo hiểm đóng một lần là 12.1 tỷ đồng, tăng 412% khiến cho tổng phí khai thác mới trong 03 tháng đạt 461.l tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Dẫn đầu về phí bảo hiểm khai thác mới là Prudential với 161.7 tỷ̉ đồng. Số lượng đại lý bảo hiểm: Tính đến hết tháng 3 năm 2009 tổng số lượng đại lý có mặt trên thị trường là 72,988 người, tăng 5.4% so với cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có số lượng đại lý cao nhất là Prudential 24,637 người, Bảo Việt Nhân thọ là 15,484 người, Dai-ichi life là 10,849 người. Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong 03 tháng đầu năm 2009 là 16,410 người, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, các doanh nghiệp bảo hiểm có số lượng đại lý mới tuyển đụng nhiều nhất thị trường theo thứ tự là: Prudential. ALG Life và Dai-ichi life. 2.2. Thực trạng hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam 2004-2008: 2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam: Luật Kinh doanh bảo hiểm ngày 22/12/2000 và Nghị định số 46/2007/NĐ-CP cùng Thông tư hướng dẫn 156/2007/TT-BTC đã đưa ra các quy định về nguồn vốn đầu tư, danh mục tài sản đầu tư, giới hạn lãnh thổ và nguyên tắc đầu tư của các công ty bảo hiểm cụ thể như sau: ò Về nguyên tắc đầu tư: Việc đầu tư của công ty bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm. ò Về nguồn vốn đầu tư: Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm bao gồm: + Nguồn vốn chủ sở hữu. + Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. + Các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. ò Về danh mục đầu tư, giới hạn lãnh thổ đầu tư: Đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu: + Việc đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu phải bảo đảm an toàn, hiệu quả và tính thanh khoản. + Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được phép đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với phần vốn chủ sở hữu vượt quá mức vốn pháp định hoặc biên khả năng thanh toán tối thiểu, tùy theo số nào lớn hơn. + Phần vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tương ứng với mức vốn pháp định của doanh nghiệp chỉ được đầu tư tại Việt Nam và không được sử dụng để đầu tư dưới hình thức là các khoản cho vay, đầu tư trở lại cho các cổ đông hoặc người có liên quan trừ trường hợp là các khoản tiền gửi ngân hàng. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ. Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam. Đầu tư vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trực tiếp bởi doanh nghiệp bảo hiểm hoặc thông qua uỷ thác đầu tư và chỉ được đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực sau: Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ: a) Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ: a) Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; b) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; c) Kinh doanh bất động sản, cho vay tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Nhìn chung, các quy định trên được đưa ra bởi cơ quan quản lý nhằm đảm bảo cho các công ty bảo hiểm sử dụng một cách tối ưu nhất nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình, đồng thời vẫn đảm bảo được khả năng chi trả cho các khách hàng khi phát sinh các yêu cầu trả tiền hoặc bồi thường bảo hiểm. Trên cơ sở khung pháp lý quy định cho hoạt động đầu tư, các công ty bảo hiểm đã tiến hành các hoạt động đầu tư và kết quả đạt được thể hiện qua một số nội dung sau đây: 2.2.2. Thực trạng đầu tư tại các công ty bảo hiểm Việt Nam: ò Về tăng trưởng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế: Các công ty bảo hiểm đã tái lập được nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Tổng số tiền đầu tư của toàn ngành bảo hiểm chỉ trong thời gian ngắn đã đạt được một con số khả quan. Tính đến cuối năm 2008 số vốn đầu tư trở lại nền kinh tế lên đến 57,000 tỷ đồng (kể cả Vinare), trong đó đầu tư từ bảo hiểm nhân thọ chiếm tỷ trọng trên 80% trong tổng vốn đầu tư, điều này càng khẳng định thêm vai trò to lớn của ngành bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế. Sự tăng trưởng về nguồn vốn đầu tư có nguồn gốc chủ yếu từ tăng trưởng dự phòng nghiệp vụ thể hiện qua đồ thị 2.l: (ĐVT: Tỷ đồng) (Nguồn: Vụ Bảo hiểm - Bộ Tài chính, thị trường bảo hiểm 2004-2008) Đồ thị 2.1. Số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của ngành bảo hiểm Việt Nam ò Về cơ cấu đầu tư: Bảng 2.6 cho thấy cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm Việt Nam trong thời gian qua thiên về lĩnh vực đầu tư an toàn cao như gởi ngân hàng và trái phiếu chính phủ. Có sự thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực đầu tư này, nếu trong năm 2004 tỷ trọng vốn đầu tư vào tiền gởi là chủ yếu khoảng 45% thì đến năm 2008 tỷ trọng tiền gởi chỉ còn 18% trong khi đó tỷ trọng đầu tư vào TPCP đã thay đổi từ 49% năm 2004 lên 58% năm 2008. Tỷ trọng vốn đầu tư vào chứng khoán công ty (cổ phiếu và trái phiếu công ty) chiếm tỷ trọng hầu như không đáng kể, 3 năm gần đây chiếm khoảng 8%. Như vậy, đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm trong thời gian qua là gửi ngân hàng và TPCP gần 80%. Trong khi đó, đầu tư vào chứng khoán công ty, bất động sản, cho vay và góp vốn với các cơ sở đầu tư khác lại ở mức thấp, ở mỗi lình vực chưa đến 10%. Điều đó cho thấy các công ty bảo hiểm hiện nay chưa thực sự tìm được hướng đầu tư mới hiệu quả ngoài lĩnh vực đầu tư truyền thống. Trong khi ở các nước Anh, Pháp, Nhật Bản tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán hơn 70%, gởi ngân hàng để giữ một khả năng thanh khoản nhất định chỉ chiếm 1,5% đến 7%. Bảng 2.6. Cơ cấu đầu tư vốn trở lại nền kinh tế (ĐVT: %) Loại hình DN bảo hiểm 2004 2005 2006 2007 2008 1. Khối DN trong nước 56.2 46.3 53.13 50.4 50.7 - Gửi tại các tổ chức TD 30.2 12.2 16.9 14.2 13.15 - Trái phiếu công ty 0.03 0.04 0.37 0.4 0.27 - Trái phiếu chính phủ 22.3 28.7 19.6 19.6 22.43 - Cổ phiếu 0.015 0.7 5.16 5.1 5.52 - đầu tư khác 3.7 4.6 6.1 11.0 9.35 2. Khối DN có vốn đầu tư NN 43.8 53.7 51.87 49.6 49.3 - Gửi tại các tổ chức TD 15.6 18.5 8.1 6.8 5.02 - Trái phiếu công ty 0.7 1.8 1.4 1.4 1.94 - Trái phiếu chính phủ 26.8 30.2 35.8 33.2 35.76 - Cổ phiếu 0.2 0.8 3.4 3.4 2.38 - đầu tư khác 0.5 2.3 3.17 4.8 4.18 3. Cộng toàn thị trường 100 100 100 100 100 - Gửi tại các tổ chức TD 45.80 30.70 25.00 20.98 18.17 - Trái phiếu công ty 0.73 1.84 1.77 1.80 2.21 - Trái phiếu chính phủ 49.10 58.90 55.40 52.81 58.20 - Cổ phiếu 0.22 1.50 8.56 8.53 7.90 - đầu tư khác 4.20 6.90 9.27 15.87 13.53 (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) òVề hiệu quả đầu tư: Một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư là tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư và tỷ suất lơi nhuận tài sản đầu tư. Thông thường, tỷ suất lợi nhuận vờn đầu tư phải cao hơn lãi suất đầu tư phi rủi ro trên thị trường và tỷ lệ này phải lớn hơn lãi suất kỹ thuật khi tính phí đối với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, thì công ty bảo hiểm mới đảm bảo đáp ứng được các cam kết tài chính đới với người tham gia bảo hiểm. Nếu các công ty BHNT có chỉ tiêu này thấp hơn lãi suất kỹ thuật trong một thời gian dài thì có thể gặp các khó khăn về tài chính trong tương lai. Nếu tỷ suất lợi nhuận tài sản đầu tư thấp cho thấy còn nhiều tài sản chưa sinh lợi hoặc mức sinh lợi chưa cao. Bảng 2.7. Tỷ suất lợi nhuận đầu tư ngành bảo hiểm Việt Nam Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008 Lãi ròng từ hoạt động đầu tư (tỷ đồng) 1,609 1,944 2,824 4,102 6,014 Tổng số vốn đầu tư (tỷ đồng) 21,195 25,724 30,676 42,420 57,000 Tổng tài sản toàn thị trường (tỷ đồng) 25,177 31,871 39,477 58,000 65,968 Tỷ suất lợi nhuận/ vốn đầu tư (%) 8% 8% 9% 10% 11% Tỷ suất lợi nhuận/ tài sản đầu tư (%) 6% 6% 7% 7% 9% Lãi suất trái phiếu chính phủ (%) 8.4% 8.2% 8.8% 8.0% 9.5% (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, thị trường bảo hiểm 2004-2008) Bảng 2.7 cho thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận tài sản đầu tư của các công ty bảo hiểm hoạt động ở Việt Nam còn rất khiêm tốn và thấp hơn so với lãi suất trái phiếu chính phủ cũng trong cùng thời kỳ. Điều này phản ánh một số lượng tài sản lớn không sinh lời hoặc sinh lời thấp trong tổng số tài sản của công ty. Mức sinh lời này thấp hơn so với mức tỷ suất lợi nhuận đầu tư tài sản bình quân ở một số nước 8% - 10%. Điều này đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là sản phẩm BHNT so với các sản phẩm tài chính khác trên thị trường. Do hiệu quả hoạt động đầu tư thấp nên các công ty bảo hiểm không có nguồn tài chính để chia thêm cho các chủ hợp đồng trong khi lãi suất huy động của ngân hàng trong giai đoạn 2007-2008 gia tăng nhanh chóng (có khi lên đến trên 20%), điều này đã giải thích nguyên nhân vì sao một tỷ lệ lớn các hợp đồng BHNT bị hủy bỏ và tốc độ khai thác mới giảm sút. Trên đây là thực trạng đầu tư chung của toàn thị trường. Xét riêng về hoạt động đầu tư của trong lĩnh vực bảo hiểm, ta thấy: Hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ: Tập đoàn Bảo Việt Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt (100%) Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ (100%) Công ty quản lý quỹ Bảo Việt (100%) Công ty CP chứng khoán Bảo Việt (60%) Ngân hàng TMCP Bảo Việt (52%) Công ty bảo hiểm quốc tế Việt Nam (51%) Công ty CP đầu tư Bảo Việt (55%) Công ty TNHH Bảo Việt Âu Lạc (60%) Các công ty liên kết Đến cuối năm 2008, thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có 11 doanh nghiệp BHNT. Tổng số tiền đầu tư của BHNT là 39,253 tỷ đồng. Trong đó, Bảo Việt nhân thọ là công ty tham gia đầu tư trên nhiều lĩnh vực nhất với nguồn vốn đầu tư là 14,669 tỷ̉ đồng, ngày 07/03/2007 Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã hoàn tất việc bán đấu giá công khai cổ phần lần đầu ra bên ngoài (IPO) theo quy định tại Quyết định số 945/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc phê duyệt phương án chuyển Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam thành công ty cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Bằng nguồn vốn dự phòng nghiệp vụ, Bảo Việt tham gia đầu tư đa dạng vào hoạt động của nền kinh tế thông qua một bộ phận với quy mô chức năng chuyên môn quản lý quỹ đầu tư vốn nội bộ của Bảo việt. Trung tâm đầu tư Bảo Việt được thành lập vào năm 2001, thay cho phòng chức năng tương ứng. Đến 01/01/2006, Trung tâm đầu tư Bảo Việt được tách lập thành Công ty quản lý Quỹ Đầu tư Chứng khoán Bảo Việt (BVFMC) hạch toán độc lập trực thuộc Bảo Việt, với lĩnh vực nghiệp vụ đầu tư được chuyên môn hóa cao. Bảo Việt Nhân thọ và Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt đã ký hợp đồng ủy thác quản lý danh mục đầu tư, Bảo Việt Nhân thọ chính thức là khách hàng lớn nhất của Công ty quản lý Quỹ chứng khoán Bảo Việt với tổng số tiền ủy thác đầu tư dự kiến lên tới trên 8,000 tỷ đồng. Một hoạt động đầu tư của Bảo Việt không thể không kể đến là Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC). Là công ty chứng khoán đầu tiên, bắt đầu hoạt động từ 11/1999 với cổ đông sáng lập là Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam nắm giữ 60% vốn điều lệ. Hiện nay, BVSC là thành viên của Tập đoàn Tài chính Bảo Việt. Lĩnh vực kinh doanh của BVSC bao gồm môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn và lưu ký chứng khoán. Trong năm 2004-2008, BVSC đã triển khai bán đấu giá cổ phần cho rất nhiều các doanh nghiệp, thu về cho nhà nước hàng trăm tỷ đồng, trong đó có nhiều đợt đấu giá lớn được tiến hành qua các Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Ngoài ra, Bảo Việt cũng tham gia kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác: Kinh doanh du lịch với Công ty Khách sạn và Du lịch Bảo Việt (Bảo Việt chiếm 55% vốn) sắp tới kinh doanh bất động sản với Công ty Bất động sản Bảo Việt, cho thuê tài chính. Đây là hai công ty cổ phần và Bảo Việt nắm giữ 50% vốn. Năm 2008, Ngân hàng thương mại cổ phần Bảo Việt được thành lập, Bảo Việt sẽ nắm giữ 50% vốn của ngân hàng này. Ngân hàng Bảo Việt ra đời phát huy thế mạnh đặc thù từ nguồn vốn mạnh tích lũy từ nguồn kinh phí bảo hiểm trưng và dài hạn khá lớn của Bảo Việt, thừa hưởng giá trị của một thương hiệu có bề dầy hơn 40 năm. Sự ra đời của ngân hàng Bảo Việt tạo điều kiện để hoạt động đầu tư trở lại nền kinh tế của Bảo Việt có hiệu quả hơn. Prudential, Manulife, AIA, Dai-ichi đầu tư chủ yếu vào trái phiếu chính phủ, lập các quỹ đầu tư và dịch vụ cho vay tín dụng thông qua các ngân hàng trung gian. Hiện nay, Công ty Manulife và Prudential đã thành lập và sở hữu Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam và Công ty Quản lý Quỹ Prudential. Công ty BHNT Prudential được cấp giấy phép thành lập Công ty Quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam (PVNFMC) vào tháng 07/2005 là một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính cá nhân. Bên cạnh hoạt động quản lý quỹ đầu tư cho Công ty BHNT Prudential Việt Nam, PVNFMC còn quản lý một quỹ đầu tư công chúng trong nước niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam vào tháng 12/2006 và tư vấn cho một quỹ đầu tư nước ngoài Niêm yết trên sàn chứng khoán Ai-Len. Công ty BHNT Manulife được cấp giấy phép thành lập Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam vào tháng 06/2005, bên cạnh quản lý nguồn phí bảo hiểm của Công ty BHNT Manulife Việt Nam, vào tháng 10/2007 Công ty Quản lý Quỹ Manulife Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý Quỹ Đầu tư tăng trưởng Manulife với số vốn huy động là 250 tỷ đồng và chứng chỉ quỹ đã được niêm yết vào năm 2007. Cùng với Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt, ngành bảo hiểm Việt Nam hiện đang có ba Công ty Quản lý Quỹ và tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách là nhà đầu tư có tổ chức, nhằm chuyên hóa hoạt động đầu tư, nâng cao hiệu quả đồng thời giảm thiểu rủi ro. Bảng 2.8. Tỷ lệ đầu tư tương ứng với biên khả năng thanh toán tối thiểu năm 2008 S T T Doanh Nghiệp Mua trài phiếu CP TP doanh nghiệp có bảo lãnh Gửi tiền tại các TCTD Mua cổ phiếu Mua TP DN không bảo lãnh Góp vốn vào doanh nghiệp khác King doanh BĐS Cho Vay Tổng Cộng 1 ACE life - - 100.0% - - - - - 100% 2 AIG Life 79.7% 2.1% 10.8% - 7.5% - - - 100% 3 Bảo Việt Life - - 77.1% - - 12.4% - 10.5% 100% 4 Cathay Life - - 100.0% - - - - - 100% 5 Dai-ichi Life 12.1% - 87.9% - - - - - 100% 6 Great Eastern Life - - 100.0% - - - - - 100% 7 Korea Life - - - - - - - - - 8 Manulife 0.03% - 77.4% - - 3.0% 5.5% 14.2% 100% 9 Prevoir - - 100.0% - - - - - 100% 10 Prudential 87.2% - - 0.4% 9.8% - - 2.6% 100% 11 VCLI - - - - - - - - - (Nguồn: Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, số liệu thị trường toàn năm 2008) Hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ: Nếu như hoạt động đầu tư của các công ty BHNT khá sôi động với nguồn vốn đầu tư lớn, tính chuyên nghiệp cao bằng cách thành lập các quỹ đầu tư thì hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ khá yên lặng, với danh mục đầu tư chủ yếu vào tiền gởi và trái phiếu chính phủ rất cao thể hiện qua số liệu sau đây: Bảng 2.9. Cơ cấu đầu tư của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam STT Tên doanh nghiệp bảo hiểm Tiền gửi, TPCP CP TPDN BĐS, cho vay, ủy thác đầu tư Tổng số 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 2004 2005 2006 Trong nước 3,000 2,555 1,997 215 455 351 603 651 1,938 3,818 3,661 4,286 Tỷ lệ 79% 70% 47% 6% 12% 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN TOT NGHIEP CAO HOC TRIEULUAN.doc