Đề tài Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004

Tài liệu Đề tài Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004: NGUYỄN QUỐC HUY MSSV: DPN010719 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Văn Hà CN: Trang Thị Mỹ Duyên Tháng 6.2005 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP -TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NGUYỄN QUỐC HUY MSSV: DPN010719 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn Mã số: 409 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Văn Hà CN: Trang Thị Mỹ Duyên Tháng 6.2005 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 Do sinh viên: Nguyễn Quốc ...

pdf58 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1069 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN QUỐC HUY MSSV: DPN010719 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH, HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Văn Hà CN: Trang Thị Mỹ Duyên Tháng 6.2005 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP -TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN NGUYỄN QUỐC HUY MSSV: DPN010719 TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 Chuyên ngành: Phát Triển Nông Thôn Mã số: 409 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Văn Hà CN: Trang Thị Mỹ Duyên Tháng 6.2005 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 Do sinh viên: Nguyễn Quốc Huy thực hiện và đệ nạp Kính mong Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long xuyên, ngày …. tháng….năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Võ Văn Hà Cử nhân:Trang Thị Mỹ Duyên TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: TỔNG KẾT VÀ THEO DÕI MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI XÃ ĐỊNH THÀNH HUYỆN THOẠI SƠN TỈNH AN GIANG TRONG MÙA LŨ 2004 - Do sinh viên: NGUYỄN QUỐC HUY - Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:........................................ - Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:.................................... - Ý kiến của Hội đồng:.......................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Long xuyên, ngày….tháng….năm 2005 Chủ tịch Hội đồng DUYỆT BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN TIỂU SỬ CÁ NHÂN - Họ và tên: Nguyễn Quốc Huy - Con ông: Nguyễn Văn Bằng và bà Khổng Thị Vững. - Sinh năm: 08/02/1981 - Tại: Thốt Nốt - Cần Thơ - Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2000 - Vào trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp ĐH2PN2 khoá ĐH2 thuộc khoa:Nông Nghiệp & Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005 LỜI CẢM TẠ Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp này, cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của Thầy Cô và các anh chị cán bộ Khoa Nông nghiệp và Tài nguyên thiên nhiên đã giúp tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tôi xin chân thành biết ơn đến: Ban giám hiệu, Quý Thầy Cô Trường, Khoa, Trung tâm Nghiên cứu và Phát Triển Nông Thôn Trường Đại học An Giang. Thầy Dương Ngọc Thành, Thầy Võ Văn Hà, Viện Nghiên cứu phát triển đồng bằng sông Cửu Long, Trường Đại học Cần Thơ và Cô Trang Thị Mỹ Duyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại học An Giang đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Xin chân thành cám ơn chú Trần Văn Đài, các bác Lê Văn Đông, Trần Thị Hương nông dân xã Định Thành và bác Sáu Khánh cùng UBND xã Định Thành, huyện Thoại Sơn đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài tại xã Định Thành. Cuối cùng con xin tri ân đến cha mẹ và những người thân yêu của con, luôn bên con và động viên để con hoàn thành khoá học và đề tài tốt nghiệp này. Thân gửi đến cô chủ nhiệm cùng các bạn lớp ĐH2PN2 lời chào thân ái và thành đạt. TÓM LƯỢC Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang trong mùa lũ 2004. Đề tài tốt nghiệp đại học, niên khoá 2001- 2005, do sinh viên Nguyễn Quốc Huy thực hiện tại xã Định Thành huyện Thoại Sơn tỉnh An Giang mùa lũ 2004. Đề tài được thực hiện bằng cách theo dõi, ghi chép cách làm của 3 hộ nông dân tiêu biểu đang trồng sen trong mùa lũ năm 2004 và phỏng vấn trực tiếp 30 nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn; bao gồm các nhóm hộ khá/giàu, nhóm trung bình và nhóm nghèo. Kết quả cho thấy độ tuổi trung bình các hộ trồng sen từ 49 đến 53 tuổi và phần lớn học cấp I. Diện tích đất canh tác nông nghiệp bình quân trên hộ là 1,75 ha và diện tích đất trồng cây sen mùa lũ bình quân trên hộ là 0,86 ha. Trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập khoảng 16 triệu/ha, tổng chi phí đầu tư khoảng 7,3 triệu/ha và lợi nhuận thu được từ 8,6 đến 10,2 triệu/ha. Nhóm trung bình trồng sen cho lợi nhuận cao nhất (8,9-10,3 triệu/ha) so với nhóm hộ Khá/giàu và nhóm hộ nghèo, do đầu tư vật tư ít hơn (3,4 so với 4,8 triệu/ha) nên giảm được chi phí đầu tư (6,8 triệu/ha so với nhóm khá/giàu và nghèo; tương ứng 7,5 và 7,7 triệu/ha). Nông dân trồng sen trong mùa lũ là tận dụng nguồn nước lũ về hàng năm, tạo thu nhập trong mùa lũ và giải quyết lao động nông nhàn. Khi so sánh mức độ trồng sen trong mùa lũ ở các nhóm nông hộ cho thấy lý do được quan tâm nhiều nhất là tạo thu nhập trong mùa lũ ở nhóm hộ nghèo, tận dụng nước mùa lũ (nhóm hộ khá/giàu) và nhóm hộ trung bình là kết hợp cây thuỷ sinh cho hiệu quả kinh tế hơn. Tuy nhiên, những khó khăn chính của nông dân trồng cây sen hiện nay là giá cả không ổn định, các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất nhiều bùn gây ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng sen. Người nông dân trồng cây sen mong muốn có thêm thông tin về thị trường để khai thác thêm các sản phẩm khác từ cây sen như: gương sen, ngó sen, hoa sen,…Cây sen cũng là một loại cây thuỷ sinh đem lại cảnh quan sinh thái rất đẹp cho vùng, vì vậy có thể tạo hiệu quả kinh tế bằng cách phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng có thể là một giải pháp mà người trồng sen mong muốn khi cần có quy hoạch vùng trồng cho thích hợp. Bên cạnh đó, người trồng sen cũng rất cần có những biện pháp bảo vệ cây sen đối với sự phá hại của dịch hại và cần có những công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo cho sản phẩm từ cây sen trở nên đa dạng hơn và tránh thất thoát. MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iv DANH SÁCH BẢNG vi DANH SÁCH HÌNH vii Chương 1: GIỚI THIỆU 1 Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3 2.1. Nguồn gốc cây sen 3 2.2. Đặc tính thực vật của cây sen 3 2.3. Phân bố và sinh thái 5 2.4. Giá trị của cây sen 5 2.4.1. Thành phần hoá học trong cây sen 5 2.4.2. Công dụng của các bộ phận của cây sen trong y học 6 2.4.3. Sự hữu dụng các bộ phận của cây sen trong đời sống 8 2.5. Hiệu quả kinh tế của cây sen 8 2.6. Thị trường cây sen 10 Chương 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 3.1.Theo dõi cách làm của nông hộ 11 3.2.Phỏng vấn nông hộ bằng biểu mẫu soạn sẵn 12 3.2.1. Cách lựa chọn và phỏng vấn nông hộ 12 3.2.2. Số liệu thu thập bao gồm 12 3.2.2.1. Thông tin định tính 12 3.2.2.2. Thông tin định lượng 13 3.2.2.3. Kỹ thuật canh tác cây trồng thuỷ sinh 13 3.2.2.4. Phân tích số liệu 13 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 14 4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu 14 4.1.1. Sản xuất nông nghiệp 14 4.1.2. Tình hình diện tích trồng sen qua các năm 15 4.2. Đặc điểm nông hộ trồng cây sen 16 4.3. Đặc điểm của đất canh tác cây sen 18 4.4. Sản xuất cây sen 20 4.4.1. Kinh nghiệm trồng cây sen 20 4.4.2. Kỹ thuật trồng cây sen 21 4.4.2.1. Chọn đất để trồng 21 4.4.2.2. Làm đất trước khi trồng 21 4.4.2.3. Chọn giống trồng 22 4.4.2.4. Mật độ trồng và cách trồng 23 4.4.2.5. Bón phân 23 4.4.2.6. Chăm sóc 24 4.4.2.7. Phòng trừ dịch hại 24 4.4.2.8. Thu hoạch 25 4.4.3. Chi phí đầu tư cho cây sen 26 4.4.3.1. Đầu tư công lao động 26 4.4.3.2. Năng suất và thị trường tiêu thụ cây sen 26 4.4.3.3. Hiệu quả kinh tế cây sen 28 4.5. Trồng cây sen trong mùa lũ 31 4.6. Những trở ngại và hướng khắc phục cho cây sen 34 4.7. Nhận định của nông dân về mô hình trồng sen 34 4.71. Những nhận định của nông dân về trồng cây sen trong mùa lũ 34 4.7.2. Những đề nghị của nông hộ đối với mô hình trồng cây sen 35 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Kiến nghị 40 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42 PHỤ CHƯƠNG pc-1 - Phiếu điều tra nông hộ pc-1 - Bảng ghi chép các hoạt động của nông hộ pc-8 DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Kết quả phân tích thành phần hóa học trong ngó và hạt sen 6 2 Số mẫu điều tra tại vùng nghiên cứu (xã Định Thành) 12 3 Đặc điểm của chủ hộ trồng sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004 17 4 Nguồn lực lao động trong nông hộ tại xã Định Thành, 18 Thoại Sơn - An Giang năm 2004 5 Nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm hộ 18 6 Đặc tính đất canh tác cây sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004 19 7 Số năm kinh nghiệm của các hộ trồng sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang mùa lũ năm 2004 21 8 Đầu tư công lao động cho sản xuất cây sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang mùa lũ 2004 26 9 Năng suất, giá bán và thị trường tiêu thụ cây sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn – An Giang mùa lũ 2004 27 10 Phân tích hiệu quả kinh tế cây sen 30 11 So sánh mức độ các lý do trồng sen trong mùa lũ ở các nhóm nông hộ 31 12 Các lý do trồng cây sen 33 13 Những khó khăn trở ngại và hướng khắc phục cây sen trong mùa lũ 34 14 Những nhận định của nông dân về mô hình trồng cây sen 37 DANH SÁCH HÌNH Hình số Tựa hình Trang 1 Cánh đồng sen trong giai đoạn sinh sản 2 2 Hoa, gương và lá sen 2 3 Các bộ phận của cây sen 4 4 Diện tích trồng sen tại xã Định Thành qua các năm 16 5 Quan sát cây sen giống 22 6 Ruộng sen trong thời kỳ cuối thu hoạch 41 Chương 1 GIỚI THIỆU An Giang là tỉnh đầu nguồn lưu vực Sông Cửu Long nên chịu ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm. Ngoài việc phải đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực của lũ lụt hàng năm thì gần đây người dân trong tỉnh đã biết tận dụng, khai thác tốt tiềm năng của lũ để phát triển các mô hình sản xuất (trồng cây thuỷ sinh, nuôi thuỷ sản kết hợp, trồng rau màu và nuôi vỗ béo bò,…) để tăng thêm thu nhập cho gia đình, góp phần làm tăng tỷ trọng GDP của tỉnh. Dựa vào những lợi thế đó tỉnh An Giang đã và đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp để phát triển sản xuất giúp nông dân khai thác tốt tiềm năng kinh tế trong mùa lũ. Trong các loại cây trồng thuỷ sinh trong mùa lũ thì cây sen là loại cây trồng không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có nhiều hữu dụng đối với đời sống con người, đặc biệt người Á Đông. Tất cả các phần của cây sen đều được sử dụng để đem lại hiệu quả kinh tế cho người trồng sen như: ngó, hạt, củ, hoa, lá, v,v… Bên cạnh đó, cây sen là loài cây thuỷ sinh nên thích nghi tốt với vùng đất trũng, vùng ngập lũ hàng năm như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đặc biệt trong vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang một số nơi cây sen đã và đang trở thành cây trồng quan trọng có thể giúp người nông dân xoá đói giảm nghèo, tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập trong mùa lũ. Người dân ở xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cũng tìm đến với cây sen như một loại cây trồng có thể xoá đói giảm nghèo và tiến tới vươn lên giàu. Mô hình trồng sen cũng giúp người dân trong vùng giải quyết việc làm và giảm bớt thời gian nông nhàn của nông dân trong mùa lũ. Tuy nhiên, việc trồng cây sen trong mùa lũ đến nay vẫn chưa có đầy đủ thông tin về mô hình sản xuất này. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Tổng kết và theo dõi mô hình trồng sen trong mùa lũ tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2004 ” nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế, tìm ra những thuận lợi và khó khăn của mô hình trồng cây sen. Từ đó tìm ra quy trình kỹ thuật trồng cây sen để góp phần phát huy những mặt tích cực của mô hình, đồng thời góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất cho người trồng cây sen. Hình 1: Cánh đồng sen trong giai đoạn sinh sản. Hình 2: Hoa, gương và lá sen Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc cây sen Cây sen (Nelumbo nucifera Gaerth hay Nelumbium speciosum Willd) thuộc họ Nelumboaceae, có nguồn gốc ở Châu Á, xuất phát từ Ấn Độ (Makino, 1979), sau đó lan qua Trung Quốc và vùng đông bắc Úc châu. Cây sen là loại cây thuỷ sinh với các bộ phận như lá, bông, hạt và củ đều là những bộ phận có thể ăn được và được tiêu thụ mạnh ở các nước Châu Á. Bông sen được sử dụng trong nhiều lễ hội ở các nước Châu Á, nhưng củ sen lại có giá trị thương mại và có thị trường lớn nhất so với các bộ phận khác của cây sen. Cây sen có thể là một trong những cây xuất hiện sớm nhất và là biểu tượng của sự thịnh vượng và bất tử của nhiều nền văn hoá các nước Châu Á. Năm 1972, các nhà khảo cổ của Trung Quốc đã tìm thấy hoá thạch của hạt sen 5.000 tuổi tại tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Năm 1973, hạt sen 7.000 năm khác được tìm thấy ở tỉnh Chekiang (Trung Quốc) (Wu-Han, 1987). Các nhà khảo cổ Nhật Bản cũng tìm thấy các hạt sen 1.200 năm tuổi bị thiêu đốt trong hồ cổ sâu 6 m ở Chiban (Iwao, 1986). Họ tin rằng có một số giống sen xuất phát từ Nhật Bản, nhưng sen lấy củ thì từ Trung Quốc (Takashashi, 1994). Một số giống sen từ Trung Quốc khi du nhập sang Nhật Bản một thời gian mang tên Nhật Bản như Taihakubasu, Benitenjo, Kunshikobasu, Sakurabasu và Tenjikubasu. 2.2. Đặc tính thực vật của cây sen Cây sen có thân rễ (ngó sen) hình trụ, mọc bò lan dài trong bùn, hệ thống thân rễ rất phát triển, phân nhánh theo chiều ngang và nằm sâu dưới lớp bùn đến 0,5 m. Từ các đốt của thân rễ, mọc lên nhiều lá. (Đỗ Huy Bích và ctv., 2003). Lá sen hình tròn, có đường kính khoảng 30 – 70 cm và mọc vượt lên khỏi mặt nước. Lá có cuống dài, có gai, đỉnh ở giữa phiến lá, mép lá uốn lượn, màu lục xám, giữa lá thường trũng xuống, mặt sau đôi khi điểm những đốm màu tía, gân hình khiên và hằn rõ (Hình 1). Độ dài của cuống lá tuỳ thuộc vào mực nước nông hay sâu, để phiến lá vượt khỏi mặt nước, thực hiện chức năng hô hấp và quang hợp. Hình 3: Các bộ phận của cây sen (Trần Việt Hưng, Phan Đức Bình., 2004) Theo Đỗ Huy Bích và ctv., (2003) cây sen có hoa to, mọc riêng lẻ trên cuống dài và thẳng phủ đầy gai nhọn, đường kính 8-12 cm, màu hồng, hồng đỏ hay trắng (tuỳ theo giống). Hoa có 3-5 lá đài màu lục nhạt và rụng sớm. Cánh hoa phía trước to, khum lòng máng, những cánh hoa ở giữa và phía trong nhỏ hẹp dần. Nhị hoa có những dạng chuyển tiếp; nhị rất nhiều màu, chỉ nhị mảnh, có phần phụ (gạo sen) màu trắng và thơm; bộ nhụy gồm nhiều lá noãn rời nằm trên một đế hoa hình nón ngược (gương sen). Cây ra hoa và nở vào buổi sáng, thụ phấn vào buổi trưa hoặc đầu buổi chiều. Gió và côn trùng là tác nhân truyền phấn quan trọng của cây. Mùa hoa thường bắt đầu sau 2-3 tháng sau khi trồng (bằng cây con) và sẽ cho thu hoạch sau ½ -1 tháng. Theo Đỗ Huy Bích và ctv (2003) thì mùa hoa của cây sen thường bắt đầu vào tháng 5-6 và mùa quả vào tháng 7-9. Quả bế có núm nhọn, thường gọi là hạt sen, phần trước mỏng và cứng và có màu lục tía, phần giữa mềm chứa tinh bột màu trắng ngà và phần trong là lá mầm dày màu lục sẫm. Khả năng tái sinh tự nhiên của sen chủ yếu từ hạt. Tuy nhiên, các đoạn thân rễ có chồi mầm mới là nguồn giống gây trồng nhiều hơn hạt. Đời sống của cây sen phụ thuộc tuyệt đối vào sự sinh trưởng phát triển của lá. Nếu trong vòng 2-3 năm liền cắt bỏ toàn bộ các lá trên mặt nước, phía trên thân rễ của sen ở dưới bùn sẽ bị chết. 2.3. Phân bố và sinh thái Cây sen phân bố hầu hết ở vùng nhiệt đới Châu Á và Châu Mỹ, được trồng nhiều ở ao hồ, vùng trũng thấp và vùng đồng bằng. Những vùng đất bị ngập lũ, đầm lầy, nhiều bùn cây sen mọc rất khoẻ. Ở khu vực ĐBSCL một số nơi cây sen mọc hoang dại như khu vực Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Đồng Tháp và vùng Tứ giác Long Xuyên thuộc tỉnh An Giang. Theo người dân địa phương nơi đây cây sen mọc trong trạng thái tự nhiên đã có từ lâu đời. Hàng trăm hecta cây sen mọc tập trung và gần như thuần loại ở đây đã góp phần tạo nên cảnh quan sinh thái đặc biệt của vùng đất ngập nước. Bên cạnh quần thể hoang dại, sen cũng là cây trồng quen thuộc của người dân ở các tỉnh ĐBSCL và vùng trung du, suốt từ Nam đến Bắc. Cây sen được trồng ở các vùng ao hồ nước nông và trung bình. Do ưa khí hậu nóng và ẩm của vùng nhiệt đới nên sen cũng được trồng nhiều ở hầu hết các nước trong khu vực Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ và một số tỉnh phía nam Trung Quốc. 2.4. Giá trị của cây sen 2.4.1. Thành phần hoá học trong cây sen Hạt sen chứa thành phần chính là tinh bột, protein (14,81%), dầu béo (2,11%) và còn lại là các thành phần không xà phòng hoá (W.Tang và ctv., 1992). Theo Xuân Hoàng (1986) cho rằng trong hạt sen chứa nhiều tinh bột, đường (16%), canxi (0,098%), lân (0,025%), sắt (0.0064%), và vitamin; ngó sen chứa nhiều bột, đường đạm, vitamin C, A, B1, PP và một số chất khác như asparagin, asganin, cyrosin, etel, lân,… Tâm sen chứa hàm lượng alcaloid toàn phần là 1,23% và gương sen là 0,24% bao gồm 4 thành phần của alcaloid (nuciferin, N-nornuciferin, liriodenin, N-norarmepavin), và các flavonoid quercetin và isoquercetin (Nguyễn Thị Nhung và ctv , 2001). Kết quả phân tích thành phần có trong ngó sen và hạt sen của Nguyễn Đình San và ctv., (2005), cho thấy nhị sen có 61 thành phần hoá học bao gồm các chất thơm, dễ bay hơi, các chất alcaloid, alcaloid và asparagin (Bảng 1). Theo các tác giả Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Phạm Xuân Sinh, Nguyễn Văn Đàn., (2005) thì trong lá sen có chứa tới 15 loại alcaloid (khoảng 0,77 – 0,84%); chất tanin 0,2 – 0,3%; cuống lá có chất roemerin và nhiều hương liệu khác. Bảng 1: Kết quả phân tích thành phần hóa học trong ngó và hạt sen Thành phần Ngó sen Hạt sen - Chất khô (%) 6,90 52,00 - Tinh bột (%) 22,31 58,00 - Đường khử (%) 2,72 4,64 - Vitamin C (%) 10,56 60,72 - Hàm lượng nước (%) 93,10 58,00 (Nguồn: Nguyễn Đình San và ctv, 2005) 2.4.2. Công dụng của các bộ phận của cây sen trong y học Trong nền y học dân tộc thì cây sen được xem là một trong những cây thuốc quý đem lại cho con người sức khoẻ và hạnh phúc. Cây sen, với tất cả các bộ phận của nó đều được sử dụng với giá trị rất cao đối với từng bộ phận. Theo Xuân Hoàng (1986) thì dược lý, đông y xem hạt sen (liên tử) trần là một vị thuốc bổ tì, dưỡng tâm, trị suy nhược thần kinh, chữa các bệnh đường ruột, di tinh, mộng tinh, băng huyết. Và hạt sen chỉ là một trong những sản phẩm quý của cây sen. Các tác giả Trần Việt Hưng, Phan Đức Bình ( 2004) cho rằng hạt sen có vị ngọt/chát, tính ôn, tác dụng vào các kinh mạch thuộc thận, tâm và tỳ giúp bổ tỳ, dưỡng tâm, sáp trường, cố tinh,… để trị các bệnh như: tiêu chảy, ăn mất ngon, bất lực, thiếu tinh trùng, gắt gỏng, khó tính, mất ngủ,… Lá sen (hà diệp) có vị đắng, tính bình, không độc, tác dụng vào các kinh mạch thuộc can, tỳ và vị giúp thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen (liên diệp) có tác dụng đối với can, ti, vị, thang thanh tán uế, chữa các bệnh thấp, phù thũng, nôn, ra máu, chảy máu can,… Với tim sen thì đông y xem như một vị thuốc thanh tâm khử nhiệt trị các bệnh tâm phiền thổ huyết. Tim sen (liên tu) tác động vào các kinh mạch thuộc tâm và thận giúp sáp tinh, ích thận, thanh tâm, chỉ huyết để trị các bệnh như: kiết lỵ, mộng tinh, đi tiểu nhiều ban đêm,… Tâm sen (liên tâm) được xem là có vị đắng, tính hàn, tác động độc nhất vào các kinh mạch thuộc tâm với khả năng làm tán “tâm nhiệt” dùng điều trị các trường hợp thổ huyết, ho ra máu, an thần, gây ngủ,… Ngó sen được xem là có vị ngọt/chát, tính hàn, tác động vào các kinh mạc thuộc phế, vị và can giúp trị các bệnh về máu như: ho ra máu, cầm máu, chảy máu cam,… có tác dụng bổ dương, tráng dương và an thần không độc. Gương sen có vị đắng, chát, tính ấm, tác dụng vào các kinh mạch thuộc tỳ, thận và can giúp trị nhiều bệnh tật như: cầm máu, xuất huyết tử cung, giúp an thai, ổn định bào thai, tránh được hư thai,…. Các bộ phận khác như cuống lá sen cũng có khả năng trị bệnh như làm tan “tà khí” ứ tắc nơi ngực, trị các chứng ho, tức ngực,… Bên cạnh đó, một số sản phẩm được tạo ra từ các bộ phận của cây sen cũng có tác dụng để trị bệnh như: bột bổ được làm từ ngó sen, thơm ngọt, có độ dinh dưỡng cao, được dùng cho trẻ em trong các bệnh tiêu chảy, lỵ, khó tiêu. Bột nhão ngó sen được đắp trong bệnh nấm tóc và chữa bệnh ngoài da khác. Lá noãn có tác dụng làm dịu, bổ và chữa nôn mửa. Dịch ép từ lá và cuống hoa sen được dùng trong trường hợp ỉa chảy. Hoa sen (liên hoa) và cuống sen phơi trong bóng râm và tán thành bột mịn, ngày uống 5 – 10 g chia 3 – 4 lần để trị sốt, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, hoặc dùng dạng thuốc sắc trị ho, rong kinh và trĩ chảy máu. Bột hạt sen uống trị nôn và chế thành bột nhão đắp ngoài trị bệnh về da. Đặc biệt ở Ấn Độ các bộ phận của cây sen rất quý trong y học, hạt sen là thành phần trong một bài thuốc cổ truyền Ấn Độ dùng chữa bệnh tim. Người Ấn Độ dùng mật của ong hút nhuỵ sen có tác dụng như một loại thuốc bổ và được dùng chữa bệnh mắt (Đỗ Huy Bích và ctv, 2003). 2.4.3. Sự hữu dụng các bộ phận của cây sen trong đời sống Theo Nguyễn Đình San và ctv., (2005) cho thấy việc khai thác và tận dụng những thành phần của cây sen ở những vùng Đồng Tháp Mười và Nghệ An chưa được quan tâm nhiều. Ngó sen và hạt sen là hai bộ phận được con người sử dụng nhiều nhất. Ngó sen ngoài giá trị làm thuốc còn được dùng như một loại rau cao cấp trong bữa tiệc. Hạt sen được tiêu thụ nhiều trong các bài thuốc của y học cổ truyền. Hơn nữa lá sen dùng để gói thực phẩm, hấp cơm, mùi thơm của gạo cùng với mùi thơm của lá quyện vào nhau làm cho cơm có mùi thơm đặc biệt. Lá sen thường được dùng để gói bánh hấp (giống bánh trưng), là món ăn truyền thống của nhiều nước Đông Nam Á (Xuân Hoàng, 1986). Ngoài ra, tim sen thường sao làm chè uống vừa có tác dụng giải nhiệt , vừa an thần, dễ ngủ,… Và ngó sen, được xem là món ăn sang trọng trong thực phẩm. Ngó sen tươi dùng để nấu canh, xào, làm dưa, làm mứt, nấu chè, hoặc chế biến thành ngó sen lát khô, bột ngó sen làm các loại bánh (bánh phồng tôm,…), làm bột dinh dưỡng. Ngày nay, những khu vực gần các khu du lịch như ở tỉnh Nghệ An, người trồng cây sen còn tận dụng cảnh đẹp tự nhiên của hoa sen đã phát triển thành các khu du lịch sinh thái “làng sen”. Nơi đây các sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là gương sen tươi và hoa sen (được dùng trong tôn giáo). 2.5. Hiệu quả kinh tế của cây sen Việt Nam là một nước có sản lượng sen lớn, hàng năm cung cấp từ vài trăm đến 1.000 tấn hạt sen cho thị trường trong nước và xuất khẩu (Đỗ Huy Bích và ctv., 2003). Tuy nhiên, sen chưa được người dân chú ý và đánh giá cao trong vị thế nền kinh tế mà chỉ được các nhà đông y quan tâm đến như là một cây thuốc với nhiều công dụng của nó. Cho đến những năm gần đây, cây sen đang dần dần tìm lại chỗ đứng của mình không chỉ bởi tạo cảnh quang sinh đẹp mà nó dần đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân, đặc biệt những người dân nghèo dần dần dựa vào nó để vươn lên thoát nghèo và có thể làm giàu cho gia đình. Trong bài phóng sự điều tra “Sen Đài Loan trên đất Tháp Mười” của báo Nông Thôn Ngày Nay (2005) cho biết: Chị Võ Thị Nhiên canh tác 12 công sen ở xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười thu hoạch lời khoảng 20 triệu. Anh Ngô Văn Cò, nông dân trồng sen chuyên nghiệp (xã Mỹ Quý, huyện Tháp Mười) cho rằng: trồng sen, vừa nhẹ công chăm sóc, vừa chi phí ít, lợi nhuận cao gấp mấy lần so với lúa. Tuy nhiên, anh cũng cho biết thêm trồng sen rất dễ, nhưng để làm giàu từ cây sen không phải ai làm cũng được. Trước tiên phải nắm vững kỹ thuật canh tác, chọn giống tốt, làm đất kĩ lưỡng và bón phân, phun thuốc đúng định kì nhằm hạn chế sâu bệnh. Vấn đề quan trọng không kém là phải “đoán được” nhu cầu thị trường tiêu thụ, phải biết rải vụ hợp lý, tránh thu hoạch ào ạt cùng lúc sẽ dẫn đến dư thừa nguyên liệu và rớt giá. Ông Lê Văn Duệ là người có tới 5 mẫu trồng sen ở phường Long Trường (ngoại ô Thành phố Hồ Chí Minh) nhờ trồng sen cho thu nhập thường xuyên nên ông Duệ đã xây được nhà và có đầy đủ các phương tiện sinh hoạt gia đình. Trồng sen rất thích hợp cho những hộ nông dân có ít ruộng vì cây sen đầu tư ít vốn lại cho thu nhập và tạo việc làm thường xuyên. Bên cạnh đó việc tiêu thụ cũng dễ dàng khi bán tại chỗ cho bạn hàng hay đem gương bán tại các trường học hay các khu du lịch trong thành phố. Chính vì trồng sen có hiệu quả và có lợi ở chỗ chỉ cần đầu tư một lần, nếu được chăm sóc tốt thì thời gian thu hoạch có thể kéo dài vài năm. Cho nên nhiều hộ ở vùng bưng Quận 9 đã bỏ lúa chuyển sang trồng sen, kết hợp đào ao nuôi tôm cá, trên bờ lập vườn cây ăn trái, tạo thu nhập cao hơn so với việc trồng lúa trước đây. Hiện nay, việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đang được bà con nông dân quan tâm vì nó làm cho việc sản xuất trở nên phong phú, đa dạng hơn, và đặc biệt làm cho đất đai ít bị thoái hóa bạc màu. Vì vậy, việc lựa chọn cây trồng cho phù hợp với điều kiện tự nhiên trong khu vực để chuyển đổi là rất quan trọng. Ở Quận 2, Tp Hồ Chí Minh tuy là địa bàn đang có tốc độ đô thị hóa cao nhưng cây sen vẫn có vị thế riêng của nó. Chỉ riêng phường Cát Lái năm 2003 cũng trồng được 10 ha sen chuyển từ ruộng trồng lúa. Dự kiến diện tích có thể tăng thêm 10 ha nữa theo kiểu phiên canh trồng cây sen với cây lúa, cứ 2-3 năm trồng cây sen thì 1 năm lại trồng cây lúa cho đất đổi màu. Mặc dầu người dân ở đây rất giỏi thâm canh cây lúa nhưng việc trồng cây sen được coi là hướng chuyển đổi có hiệu quả hơn. Chính vì vậy, nên diện tích trồng cây sen đã tăng gấp 3 - 4 lần (VNECONOMY., 2004). 2.6. Thị trường cây sen Trên thị trường thế giới ngày nay giá hạt sen rất khích lệ sản xuất do nhu cầu tăng trong khi sản xuất sen chỉ tập trung tại một số nước nhiệt đới và vài nước Châu Phi. Lưu lượng hạt sen trên thế giới 20 – 30 ngàn tấn hàng năm chỉ đáp ứng được một phần nhỏ tiêu thụ đang tăng của nhiều nước có nguồn thu nhập cao. Tại Hồng Kông, giá bán một tấn hạt sen thường lên tới 1.500-1.800 đôla Hồng Kông (Xuân Hoàng, 1986). Tại Việt Nam, ở các tỉnh Đồng Tháp và Bình Thuận mỗi năm bán sang Nhật hơn 3 tấn củ sen muối, với giá cao nhất trên thị trường khi tính theo giá đồng yên là 343 yen/kg. Thời gian gần đây do thị trường sen sôi động nên thu nhập của người dân trồng sen không dưới 15 triệu đồng/ha. Vào thời gian thu hoạch rộ, giá bán gương sen tại các điểm thu mua còn khoảng 800 đồng/gương, lúc hút hàng thì giá gương sen lên đến 1800 đồng/gương (Huỳnh Phát, 2005). Theo bài phóng sự của Dương Thế Hùng (Tuổi trẻ online, 2005) cho biết tại các xã của huyện Tháp Mười - Đồng Tháp năm nay cho mùa thu hoạch sen bội thu, do có thị trường tiêu thụ (cả nội địa và thị trường xuất khẩu sang Đài Loan được mở rộng), nhiều công ty thu mua nên sen được giá và có lợi cho nông dân. Giá gương sen giao động từ 300 – 2.400 đồng/gương vào mùa thu hoạch (bắt đầu tháng 2/2005) và có lúc giá sen cao nhất là 3.100 đồng/gương vào thời điểm hút hàng (đầu tháng 3/2005). Và theo nông dân thì hiện nay dù giá sen chỉ còn 300 đồng/gương, người nông dân vẫn có lời. Hiện nay, có rất nhiều mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp nên mô hình trồng sen cũng là lợi thế để phát triển “du lịch làng sen”, và đồng hành với nó là các sản phẩm từ cây sen cũng được tiêu thụ tại chỗ như hoa, gương và ngó sen,… Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này gồm 2 phần có thể tóm tắt theo sơ đồ sau: 3.1.Theo dõi cách làm của nông hộ Theo dõi, ghi chép cách làm của một số hộ nông dân tiêu biểu đang trồng sen trong mùa lũ năm 2004. Chọn 3 hộ nông dân ở xã Định Thành (có kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác và am hiểu điều kiện tự nhiên trong vùng cũng như tập quán canh tác của những nông dân khác). Sau đó tiến hành lập sổ ghi chép cho từng hộ để theo dõi qui trình kỹ thuật canh tác, các chi phí đầu vào, cũng như giá cả và đầu ra cho sản phẩm (phụ chương ghi chép các hoạt động của nông hộ). Bên cạnh việc thiết kế các bảng để nông dân ghi chép hàng ngày, cần phải liệt kê tất cả các hoạt động có liên quan đến sản xuất sen hiện có của nông Tổng kết và theo dõi mô hình trồng cây sen trong mùa lũ Chọn hộ tiêu biểu, lập sổ theo dõi ghi chép cách làm của nông hộ trong suốt mùa lũ năm 2004 Phỏng vấn trực tiếp nông hộ trồng sen bằng phiếu câu hỏi soạn sẵn Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả kinh tế, thuận lợi và khó khăn của mô hình Xây dựng quy trình kỹ thuật trồng sen và đưa ra khuyến cáo người dân áp dụng Khảo sát mô hình trồng cây sen trong điều kiện thực tế của nông dân dân, đồng thời phải hướng dẫn nông dân ghi chép vào sổ hàng ngày. Trong quá trình theo dõi phải thường xuyên đến nông hộ để xem cách ghi chép các hoạt động và tổng kết thu nhập số liệu về việc trồng sen và những vấn đề có liên quan vào mỗi tuần. 3.2.Phỏng vấn nông hộ bằng biểu mẫu soạn sẵn 3.2.1. Cách lựa chọn và phỏng vấn nông hộ Phỏng vấn trực tiếp nông hộ bằng phiếu điều tra soạn sẵn (xem mẫu điều tra ở phần phụ chương). Mẫu điều tra được chọn ngẫu nhiên phân bố trong vùng trồng cây sen tại vùng nghiên cứu, bao gồm các nhóm hộ khá/giàu, nhóm trung bình và nhóm nghèo. Việc phân nhóm hộ nông dân theo hộ khá/giàu, trung bình và nghèo được dựa theo báo cáo phân loại các hộ nông dân trong xã của UBND xã Định Thành, đồng thời kết hợp với nhận định của người phỏng vấn trong quá trình trực tiếp phỏng vấn tại từng nhà nông hộ và có đánh giá theo một cách cảm quang. Tổng số mẫu điều tra là 30 hộ (Bảng 2). Bảng 2: Số mẫu điều tra tại vùng nghiên cứu (xã Định Thành). STT Ấp/Xã Số mẫu 1 Ấp Hoà Tân, xã Định Thành 28 2 Ấp Hoà Thành, xã Định Thành 2 Tổng 30 3.2.2. Số liệu thu thập bao gồm 3.2.2.1. Thông tin định tính Lý do để nông dân trồng cây sen trong mùa lũ, đặc tính đất canh tác cây sen, những trở ngại và hướng khắc phục trồng cây sen, thị trường tiêu thụ sản phẩm, khả năng kết hợp với các mô hình canh tác khác, v,v,… 3.2.2.2. Thông tin định lượng Các chi phí đầu vào (giống, phân, thuốc, công lao động,…) và đầu ra sản phẩm (năng suất, thời điểm bán, giá bán,….). 3.2.2.3. Kỹ thuật canh tác cây trồng thuỷ sinh Cách trồng trồng cây sen: quy cách và mật độ, chăm sóc (bón phân, phòng trừ sâu bệnh), thu hoạch (cách thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển) và tiêu thụ sản phẩm (nơi tiêu thụ, thị trường và giá cả). 3.2.2.4. Phân tích số liệu Các số liệu sau khi thu thập được (cả định định tính, định lượng và kỹ thuật canh tác) sẽ được phân tích và tổng hợp số liệu bằng cách dùng chương trình máy tính Excel. Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đặc điểm của vùng nghiên cứu Định Thành là một xã có ưu thế về sản xuất nông nghiệp thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Xã có diện tích đất tự nhiên là 3.440 ha, trong đó đất sản xuất lúa 3 vụ là 2.710 ha được chia thành 10 tiểu vùng ( phân đều trên 04 ấp: Hòa Tân, Hòa Thành, Hòa Phú và Hòa Thới ). Từng tiểu vùng có hệ thống đê bao khép kín vững chắc đồng thời cũng là lộ giao thông nông thôn. Toàn xã có 2.797 hộ gia đình với 14.117 nhân khẩu. Dân cư tập trung sống dọc theo sông, kênh, rạch và lộ giao thông. Trong những năm qua Đảng bộ xã Định Thành đã thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã khóa VIII, nhiệm kỳ 2000-2005 về kế hoạch phát triển kinh tế 05 năm (2000 - 2005). Toàn xã tập trung đầu tư chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh tăng trưởng theo hướng bền vững. Tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng để phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển văn hóa xã hội và phục vụ đời sống vật chất tinh thần của nhân dân với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” huy động nhiều nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, đồng thời xây dựng các hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ đề ra. 4.1.1. Sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp trong 04 năm (2000 - 2004) đã đạt được nhiều thành quả to lớn cả về mặt diện tích, năng suất và sản lượng (đạt 11.850 tấn (2004), tăng 16.285 tấn so với năm 2001). Việc triển khai kế hoạch làm đê bao sản xuất lúa 3 vụ từ 250 ha (năm 2001) tăng lên 2.710 ha (2004). Cùng với việc chuyên canh cây lúa, nhiều nông dân có những đổi mới trong cánh làm kinh tế trên cánh đồng của mình để mang lại hiệu quả kinh tế cho chính nông hộ. Qua các buổi hội thảo, các lớp dạy nghề người dân đã tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nắm bắt cơ chế thị trường,…từ đó thực hiện tốt chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi: - Sản xuất giống lúa chất lượng cao, người dân được tập huấn về chương trình ba giảm ba tăng, kỹ thuật chọn giống,… đến nay đã thành lập tổ sản xuất giống với 53 ha lúa chất lượng cao để cung cấp cho toàn xã. - Mô hình trồng cây sen được thực hiện từ năm 2000 với diện tích 1 ha, đến năm 2004 tăng lên 30,6 ha với 33 hộ tham gia trồng. Mô hình này góp phần giải quyết việc làm cho khoảng 115 lao động nhàn rỗi trong mùa nước lũ. - Mô hình nuôi cá ao hầm năm 2001 có 14,5 ha hầm thả nuôi cá, đến nay phát triển được 23,6 ha. - Nổi bật nhất trong năm 2004 là mô hình 2 lúa – 1 đậu nành. Với tinh thần sáng tạo và nắm bắt đúng cơ chế thị trường người nông dân đã thực hiện thành công mô hình trồng cây đậu nành vụ Hè thu thay cho trồng cây lúa. Kết quả thu hoạch 2,4 tấn/ha đạt lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng/ha. Ngoài lợi ích về kinh tế tăng thu nhập, trồng đậu này còn góp phần cải tạo đất canh tác lúa lâu năm, giảm chi phí lúa vụ đông. Hiện nay, toàn xã phát triển mô hình này lên đến 40 ha. - Ngoài ra nhiều hộ nông dân đã tận dụng rơm sau mỗi vụ thu hoạch để trồng nấm và mô hình ngày càng phát triển. Năm 2004, hội nông dân kết hợp trung tâm hỗ trợ nông dân tỉnh và trạm khuyến nông, trạm BVTV huyện tổ chức 3 lớp trồng và sơ chế nấm rơm, giúp hội viên và nông dân thêm kinh nghiệm sản xuất và tăng thu nhập (Uỷ ban Nhân dân xã Định Thành., 2004). 4.1.2.Tình hình diện tích trồng sen qua các năm Với vị trí địa lý đặc thù vùng và nhiều yếu tố thuận lợi so với các xã khác trong huyện, xã Định Thành có một phần diện tích ruộng trũng (khoảng 100 ha) nằm dọc hai bên tỉnh lộ 943 thuộc ấp Hoà Tân. Vùng này được xã phát động trồng sen từ năm 1999 với 1 ha của ông Trần Văn Đài đến năm 2003 diện tích tăng lên (40ha) và hiện nay đã có 34 hộ trồng với diện tích 30,6 ha. (Hình 2) Hình 4. Diện tích trồng sen tại xã Định Thành qua các năm (Hội nông dân xã Định Thành, 2004) 4.2. Đặc điểm nông hộ trồng cây sen Kết quả phân tích cho thấy rằng chủ hộ trồng sen có độ tuổi trung bình từ 49 đến 53, và phần lớn học cấp I (chiếm 73,4% số hộ ). Trong đó, nhóm hộ khá/giàu có độ tuổi trung bình thấp nhất (49 tuổi) , và nhóm hộ nghèo lại có độ tuổi trung bình cao nhất 53 tuổi (Bảng 4 ). Đặc biệt, nhóm hộ trung bình có tỷ lệ học hết Cao đẳng/Đại học là 10% so với hai nhóm còn lại không có. Ngược lại, nhóm hộ nghèo lại có tỷ lệ mù chữ là 3,3% và tỷ lệ học cấp II thấp nhất (16,74%) so với hai nhóm còn lại. Điều này có thể là yếu tố giới hạn trong việc áp dụng kỹ thuật trong việc trồng sen của hộ nghèo so với hai nhóm khá/giàu và trung bình. Bên cạnh đó thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp thì ở nhóm hộ nghèo và trung bình cao hơn (khoảng 97,0% - 98,0%) nhóm khá /giàu (86,0%) và thời gian còn lại là hoạt động ngoài nông hộ. Bảng 3: Đặc điểm của chủ hộ trồng sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004. (Đơn vị tính: %) Thông tin về nông hộ Nhóm khá/già u Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung Tuổi 49,4 52,5 53,7 51,9 Độ lệch chuẩn (tuổi) 13,8 10,0 12,9 12,1 Trình độ văn hoá (%) - Mù chữ 0,0 0,0 10,0 3,3 - Cấp I 70,0 70,0 80,0 73,4 - Cấp II 30,0 20,0 10,0 20,0 - Cấp III 0,0 0,0 0,0 0,0 - Cao đẳng/Đại học 0,0 10,0 0,0 3,3 Thời gian hoạt động NN (%) 86 97 98 93,7 Thời gian hoạt động phi NN (%) 4,0 3,0 2,0 6,0 Số liệu phân tích ở bảng 4 cho thấy số người trong hộ bình quân là 5,6 người và độ tuổi lao động (18 - 60 tuổi) chiếm tỷ lệ là 66,9%. Số người bình quân ở nhóm hộ khá/giàu cao nhất 6,1 người so với 5,4 người ở hai nhóm hộ trung bình và nghèo. Thành viên trong gia đình ở độ tuổi lao động nhóm hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 72,2% so với nhóm hộ nghèo và khá/giàu (64,8% và 65%). Qua phân tích nhận thấy nhóm hộ khá/giàu tuy có số thành viên trong gia đình lớn nhưng lại có lực lượng lao động trong độ tuổi lao động thấp hơn (65,0%) so với nhóm trung bình (72,2%). Bảng 4: Nguồn lực lao động trong nông hộ tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004 (Đơn vị : %) Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung Số người/hộ 6,1 5,4 5,4 5,6 Độ lệch chuẩn 2,51 2,67 1,43 2,22 <=5 người 40,0 50,0 60,0 50,0 6-8 người 50,0 30,0 40,0 40,0 >8 người 10,0 20,0 0,0 10,0 Nhóm tuổi < 18 tuổi 26,7 6,7 24,1 23,08 18-60 tuổI 65,0 72,2 64,8 66,86 > 60 tuổI 8,3 11,1 11,1 10,06 Bảng 5: Nghề nghiệp của các thành viên trong nhóm hộ Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung - Nghề chính (nông nghiệp) 35,4 29,4 38,6 34,6 - Học sinh, sinh viên 41,7 45,6 36,4 37,5 - Nghề phụ 22,9 25,0 25,0 27,9 4.3. Đặc điểm của đất canh tác cây sen Diện tích đất trồng cây sen trong mùa lũ trung bình là 0,86 ha/hộ. Trong đó, diện tích ở những hộ thuộc nhóm khá/giàu lớn nhất (1,27 ha/hộ), những hộ nhóm trung bình là những hộ thuộc nhóm có diện tích thấp nhất (0,59 ha/hộ). Nhóm hộ nghèo có diện tích ở mức trung bình 0,72 ha/hộ. Có thể thấy, nhóm hộ trung bình có diện tích trồng cây sen nhỏ nhất là do lực lượng lao động thành viên trong hộ của nhóm hộ này lao động trong ngành nghề phi nông nghiệp lớn (45,6% là học sinh, sinh viên và 25% làm nghề khác) còn hộ nhóm nghèo diện tích canh tác khá lớn là do họ tận dụng thời gian mùa lũ để tăng thu nhập và giải quyết việc làm, và nhóm khá/giàu không chỉ có diện tích lớn mà còn có lực lượng lao động dồi dào (35,4%) (Bảng 5). Nhìn chung cao độ đất trồng sen từ thấp đến trung bình (chiếm 36,7 - 46,7 % ý kiến hộ). Ở nhóm hộ khá/giàu và trung bình thì trồng cây sen trên đất thấp đến trung bình (chiếm từ 6,7% - 23,3% ý kiến hộ). Trong khi ở nhóm nghèo trồng cây trên đất cao (3,3%) (Bảng 6). Theo các tác giả Đỗ Huy Bích và ctv., (2003), Nguyễn Đình San và ctv,. (2005) đều cho rằng cây sen rất thích hợp cho vùng lung, trũng, ao, đầm,…. Và kết quả phỏng cho thấy nhóm hộ nghèo trồng cây sen trên nền đất thấp nên có thể có thu nhập cao hơn so với nhóm hộ trồng sen trên đất cao như nhóm hộ khá/giàu và trung bình. Kết quả phân tích cho thấy diện tích canh tác đất bình quân trên hộ là 1,75 ha/hộ. Trong đó, nhóm khá/giàu có tổng diện tích lớn nhất (bình quân trên hộ là 3,01 ha), còn hai nhóm nghèo và trung bình lại có diện tích đất nông nghiệp/hộ thấp nhất tương ứng là 0,94 ha và 1,31 ha. Bảng 6 : Đặc tính đất canh tác cây sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang năm 2004 (Đơn vị tính:%) Diễn giải Trung bình chung Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Diện tích đất nông nghiệp/hộ (ha) 1,75 3,01 1,31 0,94 Diện tích canh tác/hộ (ha) 0,86 1,27 0,59 0,72 Độ lệch chuẩn 0,58 0,72 0,43 0,3 Độ cao đất - Thấp 36,7 6,7 10,0 20,0 - Trung bình 46,7 23,3 13,4 10,0 - Cao 16,6 3,3 10,0 3,3 Loại đất - Sét 3,3 0,0 3,3 0,0 - Sét pha thịt 73,4 30,0 23,3 20,0 - Thịt 20,0 0,0 6,7 13,3 - Thịt pha cát 3,3 3,3 0,0 0,0 Chất lượng đất - Không phèn 60,0 13,3 13,3 33,4 - Phèn nhẹ 30,0 13,3 16,7 0,0 - Phèn TB 10,0 6,7 3,3 0,0 Kết quả ở bảng 6 còn cho thấy loại đất trồng cây sen là đất sét pha thịt (chiếm tỷ lệ 74,3%) đến đất thịt (20,0%). Chất lượng đất mà các hộ nông dân sử dụng cũng rất tốt, thể hiện qua hàm lượng phèn nhẹ hoặc không phèn, trong đó diện tích đất không phèn chiếm 60% và phèn nhẹ là 30%, còn lại là mức độ phèn trung bình với 10%. Nhóm hộ nghèo trồng sen trên đất hoàn toàn không nhiễm phèn (chiếm 30%) trên tổng diện tích được điều tra. Ngược lại, những hộ khá/giàu lại trồng sen trên diện tích nhiễm phèn trung bình (6,7%) và 3,3% những hộ trung bình trồng sen trên đất nhiễm phèn trung bình Dựa vào kết quả trên thấy rằng, đất nhiễm phèn và đất sét, thịt pha sét hay thịt pha cát thì việc đầu tư chăm sóc và phân bón là lớn hơn so với đất không phèn và đất thịt. 4.4. Sản xuất cây sen 4.4.1. Kinh nghiệm trồng cây sen Trước đây người dân trồng cây sen trong những vùng trũng hay các ao mương, đầm lầy và chưa quan tâm đến cây sen như một cây cho hiệu quả kinh tế mà nó được trồng để mang đến “nét đẹp thanh tịnh” và những đặc trưng trong tôn giáo tạo ra. Ngày nay cây sen đã được chú ý hơn như một loại cây đem lại hiệu quả kinh tế cho nên người dân quan tâm đến hoạt động sản xuất của cây sen và điều này đã tạo nên những “lão nông” trong việc sản xuất và phát triển mô hình trồng sen. Kết quả phỏng vấn (bảng 7) các nông hộ cho thấy kinh nghiệm trồng sen trung bình là 3,7 năm. Trong đó những chủ hộ có kinh nghiệm trồng dưới 5 năm chiếm tỷ lệ cao trong vùng nghiên cứu (83,3%). Điều này cho thấy mô hình trồng sen vì lợi ích kinh tế mới bắt đầu phát triển trong những năm gần đây. Bảng 7: Số năm kinh nghiệm của các hộ trồng sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang mùa lũ năm 2004. Kinh nghiệm SX/năm trồng Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung (*) 3,6 3,0 4,35 3,7 Độ lệch chuẩn 2,95 2,79 3,06 2,89 <=5 năm 90,0 90,0 70,0 83,3 6-10 năm 0,0 10,0 20,0 10,1 11-15 năm 10,0 0,0 10,0 6,6 (*): Kinh nghiệm sản xuất trung bình của từng nhóm nông hộ Kinh nghiệm trồng cây sen ở mỗi nhóm hộ có sự khác biệt nhau. Nhìn chung nhóm hộ khá/giàu và trung bình có kinh nghiệm dưới 5 năm (chiếm 90,0%) còn nhóm hộ nghèo là 70,0% . Điều này cũng có thể cho thấy rằng cây sen đã mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định trong thời gian gần đây nên nhóm hộ khá/giàu và trung bình chuyển dần sang trồng sen. 4.4.2. Kỹ thuật trồng cây sen Theo người dân kỹ thuật trồng cây sen tương đối đơn giản, nhưng việc chăm sóc cho sen phát triển và sinh trưởng tốt lại là một việc làm không đơn giản hơn bất cứ cây trồng nào. Vì vậy, muốn trồng sen thì cần phải biết một số đặc tính nông học của cây sen. 4.4.2.1.Chọn đất để trồng Để trồng sen được thì trước hết cần phải chọn vùng canh tác ở những nơi đất có cao độ đất trũng, thấp là tốt nhất vì nó sẽ đảm bảo giữ đủ nước cho cây sen phát triển. Nói chung, khi trồng sen cần phải chọn đất lung, đất giữ được nguồn nước thích hợp cho sự phát triển của cây sen, đồng thời dễ bảo quản và chủ động nguồn nước. 4.4.2.2. Làm đất trước khi trồng Đất được làm sạch cỏ, đắp bờ cho chắc chắn để tránh mất nước trong ruộng sen, độ cao bờ từ 0,4 – 0,8 m và bề rộng từ 0,3 – 0,5 m, bên cạnh đó cần phải thường xuyên tu sửa lại bờ khi thấy rò rỉ do cua, chuột đào hang phá. Đất cần được cày bừa kỹ, sau đó cho nước vào ngập đất từ 15 – 20 cm. Sau thời gian 1 - 7 ngày thì tiến hành trồng sen (nên để bùn lắng xuống, nước trong ruộng sau cày hoặc trục trong lại thì trồng là tốt nhất vì lúc này bùn sẽ nhiều hơn lúc trồng ngay sau cày hoặc trục). 4.4.2.3. Chọn giống trồng Hiện nay trên thị trường giống cây sen không chỉ có các loại giống của địa phương như sen hồng, sen trắng,…mà đang xuất hiện các giống sen mang từ Đài Loan về trồng thử nghiệm và có những thành công tại huyện Tháp Mười (Đồng Tháp). Và theo nông dân huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thì loại sen này đang được nhân rộng trên khắp cánh đồng Tháp Mười vì nó cho hiệu quả kinh tế cao và có thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, tùy nhu cầu của thị trường (sản phẩm thu hoạch là gương sen, củ sen, hoa sen, ngó sen,…) mà người dân chọn loại giống cho phù hợp. Cây sen chủ yếu được trồng bằng thân rễ. Chọn cây con có từ 2 - 3 lá, cao từ 30 - 40cm, cây trong tình trạng phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh. Chú ý chọn cây con phải đảm bảo hiện diện cả hai bộ phận lá và ngó trên cùng một cây con thì cây mới phát triển được tốt. Hình 5: Quan sát cây sen giống. (Nguồn: Trần Văn Khải, 2003) 4.4.2.4. Mật độ trồng và cách trồng Kết quả khảo sát cho thấy mật độ trồng cây sen thích hợp nhất là hàng cách hàng 4 m và cây cách cây 1,5 – 2 m. Vì với mật độ như vậy thì cây sen sẽ mọc lan nhanh theo chiều ngang và sớm phủ đầy ruộng sen. Với mật độ trồng cây sen như trên thì số lượng cây con trên 1 ha sẽ khoảng 1250 – 1660 cây/ha. Cách trồng là đặt dây sen xuống mặt ruộng, sau đó khoả bùn lấp ngó và dây sen, để lá nổi trên mặt nước. Cây sen giống nên trồng ngay sau khi nhổ khỏi ruộng giống để không bị thất thoát cây giống do cây sen là cây thủy sinh không thể sống lâu trên cạn đồng thời giống như mọi loại thực vật khác cây sẽ bị héo sẽ làm giảm sức sống khi trồng. 4.4.2.5. Bón phân Cây sen không chỉ thích hợp với vùng thấp, trũng, đầm lầy và bùn nhiều mà cũng rất cần được chăm sóc tốt. Vì vậy, để có thể thu hoạch gương sen kéo dài thì cần phải cung cấp thêm phân bón cho cây sinh trưởng và phát triển, đặc biệt trong giai đoạn cây sen cho thu hoạch. Kết quả phân tích cho thấy bình quân mỗi ha trồng cây sen cần số lượng phân bón theo công thức sau: 146-98-71 (146 kg phân đạm, 98 kg phân lân và 71 kg phân kali). Phương thức bón phân, tùy theo cách chọn lựa phân mà có phương thức bón khác nhau, nhưng nhìn chung thì các hộ trồng sen thường xuyên sử dụng 2 loại phân để bón là Urê và NPK (loại 16-16-8), với cách bón như sau: * Bón lót: Sau khi làm đất xong vẫn giữ ổn định lượng nước trong ruộng cao từ 15 – 30 cm, bón lót 50 kg urê/ha một ngày trước khi cấy sen. * Bón thúc: (tính trên diện tích 1ha). 1. Đợt một (7 ngày sau khi trồng): bón 75 kg urê. 2. Đợt hai (17 ngày sau khi trồng): bón 75 kg urê. 3. Đợt ba (27 ngày sau khi trồng): bón 50 kg urê với 50 kg NPK. 4. Đợt bốn (37 ngày sau khi trồng): bón 75 hỗn hợp urê với NPK. 5. Đợt năm (47 ngày sau khi trồng): bón 75 kg NPK. Cần chú ý bón phân vào buổi trưa hoặc chiều, mặt lá sen phải khô nước để phân dễ rơi xuống đất, nếu còn tồn đọng nước trên lá sẽ làm hư lá sen. Theo Trần Văn Khải (2003) đưa ra cách bón phân cho cây sen trên ruộng sen ở xã Định Thành, huyện Thoại Sơn – An Giang như sau: - Bón lót: NPK (16-16-8) trước khi trồng từ 10 kg/công. - Bón phân trong giai đoạn đầu: sau 7 ngày trồng bón 4 kg Urê cho 1 công, cách bón: nên rải phân quanh gốc trồng cách gốc 10 cm. Và sau đó cứ cách 7 ngày bón 1 lần phân với liều lượng như trên, lúc này có thể rải đều trên ruộng sen (lưu ý bón vào buổi trưa hoặc chiều để tránh bị hư lá sen). Khi cây sen được 2 tháng tuổi thì tăng liều lượng phân bón là 7 kg/công: 4 kg Urê + 3 kg NPK (đúng 7 ngày bón 1 lần). 4.4.2.6. Chăm sóc Giai đoạn đầu lúc sen còn nhỏ luôn giữ mực nước ruộng từ 15-20 cm, khi sen được tháng tuổi thì mực nước ruộng tăng lên từ 30-40 cm. Thường xuyên cắt bỏ những lá sen già để tạo cho sen phát triển đồng đều, loại bỏ những lá sâu, bệnh,…để sen sinh trưởng và phát triển tốt. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hoạch gương sen sau này sẽ kéo dài từ 65 -70 ngày. Sau thu hoạch xong thì tiến hành trục lại (nếu không trồng cây giống mới) với 4 m trục và để lại ½ - 1 m để đâm chồi, sau khi đâm chồi thì phát hết lá phân còn chừa lại. 4.4.2.7. Phòng trừ dịch hại Đối với cây sen thì việc phòng trừ dịch hại là rất quan trọng vì nếu không phòng trừ tốt sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất sen như sâu ăn lá sẽ ăn các chất diệp lục của lá và làm cho lá khô đi rồi chết, và cũng chính loại sau ăn lá này nếu không phòng trừ tốt nó sẽ tấn công gương sen. Vì vậy để phòng trừ các nông dân dùng biện pháp thủ công là cắt bỏ lá bị sâu ăn và vùi xuống bùn khi mật độ sâu trên lá còn ít, còn khi mật độ nhiều nông dân sử dụng các biện pháp hoá học để phòng trừ sâu hại như: Basudin 40EC, Cardan 95SP, Malfic 50EC, Cyperan 10EC, Cyrus 25EC, … Riêng đến thời điểm thu hoạch gương sen, cần chú ý chỉ dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học chuyên dùng cho hoa màu để tránh độc hại cho cây trồng như: Biocin 16 WP, MVP 10FS, Bacterin BT.WP, Dipel 3,2 WP, Biobit 16 K.WP,… Ngoài ra, dịch hại gây thiệt hại cho cây sen trong mùa lũ là chuột, khi lũ về đã làm chúng không còn nơi trú ẩn vì vậy lá sen và gương sen chính là nơi ở và nguồn thực phẩm dồi dào của chúng. Hiện nay nông dân chưa có biện pháp nào để phòng trị chuột ngoài cách thủ công là dùng mèo lùa hay đi đâm và ban đêm nhưng thường không hiệu quả. Bên cạnh các dịch hại trên thì nấm bệnh là mối nguy hiểm cho trồng sen vì hiện nay bệnh thối rễ, ung thư lá, thối lá cổ sen,…. vẫn chưa có thuốc trị và nông dân thì chỉ có cách là chuyển sang trồng lúa (2 vụ) rồi lại quay lại trồng sen, thường thì cứ 2 vụ trồng cây lúa, 4 vụ trồng cây sen. 4.4.2.8. Thu hoạch Cây sen trồng sau 2,5 - 3 tháng thì cho thu hoạch. Nếu là sen trồng bằng cây giống thì sau khoảng hơn 3 tháng thì cây sen mới cho thu hoạch, còn khi trục lại thì chỉ sau khoảng 2,5 tháng là sen cho thu hoạch. Theo Xuân Hoàng (1986), cây sen có tất cả các bộ phận mà con người có thể sử dụng: gương, lá, hoa, củ, ngó sen,… tuy nhiên, khi trồng cây sen với mục đích kinh tế thì các bộ phận được sử dụng nhiều nhất là củ, ngó, hạt sen và hoa sen. Chính vì vậy, mà khi thu hoạch sen chỉ có thể lấy một trong các bộ phận trên còn các bộ phận còn lại chỉ có thể thu hoạch làm sản phẩm phụ. Với gương sen tươi thì việc thu hoạch gương không được quá non hay quá già. Gương sen tươi có hạt nổi lên trên, hạt không bị đốm vàng, mặt hạt thâm đen (gương sen già), mà gương phải có hạt màu xanh và mềm. Hái gương bằng cách nắm cuống sen (chạm đỉnh dưới gương) rồi bẻ ngang phía dưới (tức cách đỉnh gương 1 nắm tay). 4.4.3.Chi phí đầu tư cho cây sen 4.4.3.1. Đầu tư công lao động Kết quả phân tích số liệu điều tra cho thấy quá trình canh tác cây sen cần số ngày công lao động gia đình trung bình là 119,3 ngày/ha và thuê mướn lao động là 72 ngày/ha (Bảng 8). Chi phí đầu tư cho lao động (kể cả lao động gia đình) ước tính khoảng 2,4 triệu đồng/ha. Và trồng sen thường sử dụng 2 lao động thường xuyên, vậy thì mỗi lao động gia đình sẽ có thu nhập khoảng 264.000 đồng/người/tháng (thời gian 3 tháng lũ). Đồng thời cũng tạo việc làm cho lao động làm thuê và có thu nhập/người/tháng khoảng 258.000 đồng (trong 3 tháng lũ). Nói chung, khi trồng sen ta sẽ giải quyết được một nguồn lao động nông nhàn và tạo thu nhập cho họ, với 2 lao động trong trồng sen trên 1 ha thì sẽ tạo thu nhập 400.000 đồng/người/tháng (trong 3 tháng lũ). Bảng 8: Đầu tư công lao động cho sản xuất cây sen tại xã Định Thành, Thoại Sơn - An Giang mùa lũ 2004. (Đơn vị tính:1000 đồng/ha) Công việc Lao động gia đình (ngày/ha) LĐ Thuê (ngày/ha) Tổng chi LĐ thuê (1000 đồng/ha) Tổng chi (1000 đồng/ha) Vệ sinh đồng ruộng 3,7 0 0 82 Chăm sóc 35,6 19,5 780 (40000) 2.204 Thu hoạch (các lần) 80,0 52,5 52,5 (10000) 132 Tổng cộng 119,3 72 776 2.418 (Số trong ngoặc là giá trung bình cho 1 ngày công lao động) 4.4.3.2. Năng suất và thị trường tiêu thụ cây sen Năng suất cây sen được tính bằng trọng lượng tươi của gương sen vì khả năng tiêu thụ gương sen lớn hơn các thành phần khác của cây sen và bạn hàng chỉ thu mua gương nên gương sen được chọn để tính năng suất thu hoạch sen và cũng là nguồn thu nhập của nông hộ trong trồng cây sen. Các phần khác của sen như lá, hoa, ngó sen, … không có tính vào phần thu nhập vì chỉ được dùng làm thức ăn, trang trí trong gia đình nông hộ. Kết quả bảng 9 cho thấy năng suất gương tươi bình quân 3,3 tấn/ha giá bán trung bình là 4.800 đồng/kg. Năng suất và giá bán gương tươi không có sự khác biệt giữa các nhóm hộ với nhau. Hầu hết sản lượng gương sen sau khi thu hoạch thì được bán ngay cho bạn hàng (93,3%). Theo người dân cho biết gương sen tươi chỉ có thể tiêu thụ ngay trong ngày vì nếu để gương sen lâu thì độ ngọt của hạt sen sẽ giảm và bán giảm giá trị nên thường gương sen được thu hoạch vào sáng sớm và bán cho ban hàng ngay sau khi hái. Tuy nhiên cũng một số hộ bán gương sen tại các chợ hay các điểm du lịch, cho khách thập phương (6,7%) và những hộ này tập trung ở nhóm nghèo vì họ tự đi bán để kiếm được giá cao hơn so với bán cho bạn hàng Bảng 9: Năng suất, giá bán và thị trường tiêu thụ cây sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn – An Giang mùa lũ 2004. Chỉ tiêu Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung - Năng suất (kg/ha) 3.344,8 3.240,2 3.392,3 3.325,8 - Giá bán (đ/kg) 4.800 4.900 4.800 4.833 - Bán tại nhà (%) 100 100 80 93,3 - Bán tại chợ (%) 0 0 20 6,7 - Bạn hàng mua (%) 100 100 100 93,3 - Người khác mua (%) 0 0 20 6,7 Kết quả trên cho thấy nếu so năng suất trồng sen của xã Định Thành với vùng Đồng Tháp Mười thì năng suất ở đây rất thấp, vì theo Dương Thế Hùng (Tuổi trẻ online, 2005) cho biết năng suất thu hoạch gương sen ở các xã thuộc huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) thu được từ 40.000 - 50.000 gương/ha. Trong khi nếu quy ra gương như trên thì ở Định Thành cũng chỉ đạt từ 20.000 - 30.000 gương/ha (bình quân từ 8 - 10 gương/kg). 4.4.3.3. Hiệu quả kinh tế cây sen Nhìn chung, trồng cây sen trong mùa lũ cho tổng thu nhập khoảng 16 triệu đồng/ha, tổng chi phí đầu tư khoảng 7,3 triệu đồng/ha và lợi nhuận thu được khoảng 8,6 đến 10,2 triệu đồng/ha (trường hợp không có tính công lao động gia đình vào chi phí sản xuất). Tỷ lệ lời/ vốn, lời/chi phí vật tư và lời/lao động tương ứng là 1,18; 3,03 và 4,65 (Bảng 10). Điều này cho thấy rằng đầu tư một đồng vào mô hình trồng sen thì thu được 1,18 đồng lời. Tương tự, nếu chúng ta đầu tư một đồng vào chi phí vật tư hay chi phí lao động thì thu được tương ứng là 3,0 và 4,65 đồng lời. Kết quả phân tích trên cho thấy đầu tư công lao động cho mô hình trồng sen sẽ thu được tỷ lệ lợi nhuận cao hơn đầu tư vật tư. Kết quả phân tích ở bảng 10 cho thấy, thu nhập của các nhóm hộ bình quân khoảng 15,8 đến 16,3 triệu đồng/ha, trong đó các hộ nghèo có thu nhập cao nhất (16,3 triệu đồng/ha và các hộ thấp nhất là nhóm hộ trung bình (15,8 triệu đồng/ha), còn lại là nhóm khá/giàu là 16,1 triệu đồng/ha. Nhóm hộ trung bình có thu nhập thấp nhất là do năng suất sen thấp nhất (3.240 kg/ha) so với hai nhóm khá/giàu và nghèo (tương ứng là 3.345 và 3.392 kg/ha). Điều này cho thấy quá trình thu hoạch giữa các nhóm hộ rất khác nhau, hai nhóm khá/giàu và nghèo thường thu hoạch đồng loạt nên bán giá thấp hơn nhóm hộ trung bình. Đó cũng chính là khác biệt về thu nhập giữa các nhóm hộ. Tuy nhiên, nhóm hộ trung bình lại có mức lợi nhuận cao nhất vào khoảng 8,9 đến 10,3 triệu đồng/ha (nếu không tính công lao động gia đình vào chi phí sản xuất), trong khi nhóm khá/giàu lại có lợi nhuận thấp nhất trung bình khoảng 8,5 đến 9,9 triệu đồng/ha; còn lại là nhóm hộ nghèo (trung bình khoảng 8,6 đến 10,4 triệu đồng/ha). Chi phí đầu tư của nhóm trung bình là 6,8 triệu đồng/ha, thấp nhất so với hai nhóm hộ khá/giàu và nghèo (tương ứng 7,5 và 7,7 triệu đồng/ha). Bởi vì, nhóm trung bình ít đầu tư vật tư hơn (3,4 triệu so với 4,8 triệu/ha) nhưng lại sử dụng lao động thuê lớn hơn (1,321 triệu đồng/ha) ío với hai nhóm khá/giàu và nghèo ( tương ứng 615 và 392 ngàn đồng/ha). Từ đó, lợi nhuận của nhóm trung bình cũng cao hơn so với hai nhóm khá/giàu và nghèo. Tóm lại, như đã phân tích ở trên nhóm trung bình biết sử dụng công lao độngchăm sóc tốt để giảm các chi phí đầu tư vật tư nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn hai nhóm còn lại. Bảng 10: Phân tích hiệu quả kinh tế cây sen (Đơn vị tính: 1000 đồng/ha) Chỉ tiêu Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình - Tổng thu nhập (A) 16.055 15.877 - Tổng chi phí (B) 7.524 6.881 - Thuê máy móc (đ/ha) 500 500 - Thuê lao động (đ/ha) 615 1.321 - Lao động gia đình (đ/ha) 1.439 1.633 - Chi phí vật tư (đ/ha) 4.824 3.413 - Khác 146 14 - Lợi nhuận (C = A-B) 8.531 8.996 - Lợi nhuận không tính LĐGĐ 9.970 10.314 - Tỉ lệ lời / vốn (C/B) 1,13 1,31 - Tỉ lệ lời / vật tư 2,77 3,64 - Tỉ lệ lời / lao động 5,15 4,05 4.5. Trồng cây sen trong mùa lũ Các lý do chính để nông dân trồng sen trong mùa lũ là tận dụng nguồn nước lũ về hàng năm, việc sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là sản xuất lúa) kết hợp trồng cây thuỷ sinh cho hiệu quả kinh tế cao hơn (hai ý kiến này chiếm 28,0%), tạo thu nhập trong mùa lũ cũng là yếu tố hàng đầu (với 26,0%) và giải quyết lao động nông nhàn trong mùa lũ là 14,0%, trong khi ý kiến không muốn bỏ đất trống chỉ chiếm 4,0% (Bảng 11). Khi so sánh mức độ các lý do trồng sen trong mùa lũ ở các nhóm nông hộ, ta thấy có những lý do khác nhau rất lớn giữa các nhóm hộ. Lý do được quan tâm nhiều nhất là tạo thu nhập trong mùa lũ ở các hộ nghèo (là 40,0%), trong khi nhóm hộ khá/giàu tận dụng nước mùa lũ (37,5%) và nhóm hộ trung bình là kết hợp cây thuỷ sinh cho hiệu quả kinh tế hơn (42,2%). Bảng 11: So sánh mức độ các lý do trồng sen trong mùa lũ ở các nhóm nông hộ. (Đơn vị: %) Các lý do trồng trong mùa lũ Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình Nhóm nghèo Trung bình chung - Tận dụng nước lũ 37,5 21,1 26,7 28,0 - Không muốn bỏ đất trống 0,0 10,5 20,0 4,0 - Tạo thu nhập trong mùa lũ 25,0 15,7 40,0 26,0 - Giải quyết lao động nông nhàn 12,5 10,5 20,0 14,0 - Kết hợp cây thủy sinh cho hiệu quả kinh tế hơn 25,0 42,2 13,3 28,0 Và lý do mà các hộ nông dân trong vùng được phỏng vấn quyết định trồng là cây sen mà không phải là cây thuỷ sinh khác cũng có những ý kiến khác nhau: trước tiên do điều kiện thuận lợi về giống có tại địa phương chiếm tỷ lệ cao nhất (23,44%) và kế tiếp là dễ trồng, chi phí ít, ít tốn công lợi nhuận cao; cũng như tạo thu nhập trong mùa lũ, có thu nhập hàng ngày đều là những yếu tố quan trọng để hộ nông dân trồng sen (Bảng 12). Ngoài ra, những yếu tố khác như: khi thấy các hộ xung quang làm có hiệu quả thi họ cũng làm theo; sen không bị ốc tấn công và sóng cuốn trôi trong mùa nước lũ; không biết kỹ thuật trồng và sản xuất cây trồng thuỷ sinh khác (đều có tỷ lệ 6,25%); và yếu tố chất lượng đất cũng được các hộ nông dân chú ý khi có 5,47% ý kiến cho rằng sen trồng được trên đất phèn, giúp hạ phèn và hiện thị trường đang sôi động về sản phẩm từ cây sen. Nhưng giữa các nhóm hộ thì ngoài các ý kiến được đánh giá cao như do nguồn giống có sẵn tại địa phương (chiếm từ 21,7% đến 24,4%), trồng cây sen thì trồng được trên diện tích lớn (chiếm từ 17,4 đến 21,9),… thì giữa các nhóm lại có sự khác biệt về các ý kiến như nhóm nghèo không có ý kiến về việc cây sen trồng trên đất phèn được, giúp hạ phèn, hiện thị trường đang sôi động sen. Ngược lại, cả hai nhóm khá/giàu và trung bình đều có ý kiến về ý kiến trên. Điều này cho thấy hai nhóm hộ trên đã sử dụng diện tích canh tác nhiễm phèn trong trồng cây sen và khả năng cho hiệu quả kinh tế là có thể và đồng thời giúp cải tạo đất. Bảng 12: Các lý do trồng cây sen Các lý do trồng cây sen Nhóm khá/giàu Nhóm trung bình 4.6. Những trở ngại và hướng khắc phục cho cây sen Những khó khăn chính của nông dân trồng cây sen hiện nay là giá cả không ổn định (44,4%), các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất nhiều bùn chiếm tỷ lệ tương đương nhau (22,2% số hộ). Ngoài ra, ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng sen (11,2%). Trước mắt để khắc phục những trở ngại này, nông dân luân canh lúa – cây sen (tức là trồng 2 vụ lúa 4 vụ sen chiếm 50%), chỉ bón phân khi cần thiết và xả lũ (33,3%),và trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt (16,7%) để giảm bớt thiệt hại. (Bảng 13) Bảng 13: Những khó khăn trở ngại và hướng khắc phục cây sen trong mùa lũ Những trở ngại Tỷ lệ (%) - Giá bán không ổn định, giá phân bón cao 44,4 - Các bệnh thối cây không có thuốc đặc trị 22,2 - Bùn nhiều 22,2 - Ngộ độc hữu cơ khi trục lại 11,2 Hướng khắc phục - Luân canh cây lúa – cây sen 50,0 - Chỉ bón khi cần thiết, xả lũ 33,3 - Trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt 16,7 4.7. Nhận định của nông dân về mô hình trồng sen 4.7.1. Những nhận định của nông dân về trồng cây sen trong mùa lũ Những nhận định của nông dân về trồng cây sen trong mùa lũ được đánh giá cao nhất là trồng cây sen cho hiệu quả cao (25,3%), giải quyết lao động nông nhàn (20,3%), trồng sen trong mùa lũ có thu nhập hàng ngày và tạo thêm thu thu nhập có tỷ lệ như nhau (16,4%) (Bảng 14). Chính những lý do trên đã giúp hộ nông dân chuyển từ trồng lúa sang trồng cây sen, và vấn đề giải quyết lao động nông nhàn trong mùa lũ là rất lớn nên trồng sen đã đem lại lợi ích cho hộ nông dân. Ngoài ra, nhận định cây sen dễ trồng, ít bị ốc và sâu hại như cây thuỷ sinh khác (ấu, rau rút,…) (5,1%), cây sen thích hợp với nước lũ (3,8%) và có thể sử dụng để làm mô hình kết hợp trồng sen - nuôi cá (1,3%). Kết quả phỏng vấn cho thấy các mô hình kết hợp ít được sử dụng kết hợp với cây sen là bởi vì, theo nông dân có rất ít loài cá sống trong ruộng sen vì thân cây sen có rất nhiều gai và những gai nhọn này sẽ gây tổn thương lên lớp da của cá (đặc biệt là cá da trơn), bên cạnh đó thì yếu tố tôn giáo cũng ảnh hưởng đến việc nuôi cá của họ vì quan niệm của họ là “không sát sinh”. Không chỉ với cá mà với gia cầm thuỷ sinh thì các gai này cũng “làm chúng khó chịu”. Và nhận định trồng cây sen trong mùa lũ bị chuột phá hại rất nặng (11,4%) vì thời gian lũ lên gần như các khu vực trú ẩn của chuột đầu bị ngập lụt và thức ăn của chúng cũng cạn nên ruộng sen là nơi trú ngụ rất tốt cho chúng và nguồn thức ăn dồi dào từ hạt sen. Những nhận định của nhóm hộ nghèo có số ý kiến nhiều nhất (36,7%) và nhận định mô hình trồng cây sen giúp giải quyết lao động nông nhàn là cao nhất (31,03% ý kiến của nhóm), trong khi đó các nhận định như trồng sen thích hợp với mùa lũ và kết hợp với nuôi cá không có ý kiến, còn các ý còn lại: dễ trồng, ít bị sâu hại và ốc ăn, tạo thu nhập thêm trong mùa lũ, v,v,… chiếm tỷ lệ từ 6,9 – 20,7% ý kiến của nhóm hộ. Có thể thấy, nhóm hộ nghèo rất quan trọng khi có việc làm và có thu nhập, đó cũng là mong muốn của những người nghèo. Nhóm hộ trung bình thì có nhận định về mô hình trồng cây sen ít nhất (29,1%) và nhận định hiệu quả kinh tế của mô hình là nhiều nhất trong tổng số nhận định của nhóm (39,1%), còn nhận định của nhóm về trồng sen thích hợp trong mùa lũ và cây sen dễ trồng, ít bị sâu hại không được quan tâm. Có thể thấy, nhóm hộ trung bình quan tâm đến hiệu quả kinh tế hơn. 4.7.2. Những đề nghị của nông hộ đối với mô hình trồng cây sen Người nông dân trồng cây sen luôn mong muốn có những thông tin về thị trường tốt hơn và cần thị trường ổn định (32,8%), đây cũng là mối quan tâm của người trồng cây sen vì hiện nay ngoài sản phẩm mà họ cung cấp để tiêu thụ trên thị trường là gương sen thì chưa có sản phẩm nào khác được khai thác từ cây sen như ngó sen, hoa sen,…Và theo Xuân Hoàng (niên lịch Amanach 1986) cho rằng cây sen rất có giá trị về dược lý, đông y và phục vụ đời sống của con người. Cây sen cũng là một loại cây thuỷ sinh đem lại cảnh quan sinh thái rất đẹp cho vùng, vì vậy có thể tạo hiệu quả kinh tế bằng cách phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng có thể là một giải pháp mà người trồng sen mong muốn khi cần có quy hoạch vùng trồng cho thích hợp (12,0%). Bên cạnh đó, người trồng sen cũng rất cần có những biện pháp bảo vệ cây sen đối với sự phá hại của dịch hại và cần có những công nghệ sau thu hoạch (22,5%) để đảm bảo cho sản phẩm từ cây sen trở nên đa dạng hơn và tránh thất thoát. Và người trồng sen cũng cần được tiếp nhận thêm những thông tin về kỹ thuật trồng sen, họ cũng muốn những hộ có ít ruộng đất nên trồng sen (đều chiếm 10,3%). Và họ cũng mong muốn những chính sách về thuế, dịch vụ bơm tưới hợp lý (8,6%) Bảng 14: Những nhận định của nông dân về mô hình trồng cây sen Các lý do Tần suất (%) Nhóm Khá/Giàu Trước khi trồng sen trong mùa lũ ông (bà) làm gì ? n=30 100% 30.40% Bỏ trống 2 6,7 2 Trồng lúa 28 93,3 8 Nhận định về cây sen trồng trong mùa lũ (%) n=79 100% 34.20% Dễ trồng, ít bị sâu hại và ốc ăn như ấu 4 5,1 2 Tạo thêm thu nhập mùa lũ 13 16,4 4 Chuột phá nhiều 9 11,4 2 Giải quyết lao động nông nhàn 16 20,3 4 Có thu nhập hàng ngày 13 16,4 5 Sen có hiệu quả cao 20 25,3 7 Thích hợp mùa lũ 3 3,8 3 Kết hợp với nuôi cá 1 1,3 0 Đề nghị phát triển mô hình trong tương lai (%) n=58 100% Cần có những thông tin về thi trường tốt hơn và thi trường ổn định 19 32,8 8 Có thông tin về kỹ thuật tốt hơn 6 10,3 1 Cần nghiên cứu sâu bệnh và công nghệ sau thu hoạch trong trồng sen để tránh thất thoát. 13 22,5 5 Ít vốn và đất canh tác nên trồng sen 6 10,3 1 Cần có các chính sách thuế, dịch vụ bơm tưới hợp lý. 5 8,6 0 Cần quy hoạch vùng trồng cho thích hợp 7 12,0 5 Không có 2 3,5 0 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Kết quả tổng kết và theo dõi mô hình trồng cây sen tại xã Định Thành, huyện Thoại Sơn – An Giang mùa lũ 2004 có thể rút ra một số kết luận sau: Độ tuổi trung bình các hộ trồng sen từ 49 đến 53 tuổi và phần lớn học cấp I. Nhóm hộ khá/giàu có độ tuổi trung bình thấp nhất (49 tuổi) và nhóm hộ nghèo có độ tuổi trung bình cao nhất (53 tuổi). Thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp ở nhóm hộ nghèo và trung bình cao hơn nhóm khá /giàu. Độ tuổi lao động ở nhóm hộ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (72,2%) so với nhóm hộ nghèo và khá/giàu (64,8% và 65%). Diện tích đất canh tác trên hộ lớn nhất ở nhóm khá/giàu (3,01 ha), và thấp nhất ở nhóm nghèo và trung bình (tương ứng là 0,94 ha và 0,59 ha). Diện tích đất trồng cây sen mùa lũ cũng lớn nhất ở nhóm khá/giàu (1,27 ha/hộ) và nhóm trung bình có diện tích thấp nhất (0,59 ha/hộ). Kỹ thuật trồng cây sen tương đối đơn giản, nhưng việc chăm sóc cho cây sen sinh trưởng phát triển tốt cần chú ý một số điểm như sau: đất trồng sen phải ở những nơi trũng, thấp và đảm bảo giữ đủ nước cho cây sen phát triển. Đất cần được cày bừa kỹ, cho nước vào ngập đất từ 15 – 20 cm, sau 1-7 ngày thì tiến hành trồng sen. Tùy nhu cầu của thị trường (sản phẩm thu hoạch là gương sen, củ sen, hoa sen, ngó sen,…) mà chọn loại giống cho phù hợp. Cây sen chủ yếu được trồng bằng thân rễ nên chọn cây con có từ 2-3 lá, cao từ 30-40cm, cây trong tình trạng phát triển tốt, không nhiễm sâu bệnh. Mật độ trồng cây sen thích hợp nhất là hàng cách hàng 4 m và cây cách cây 1,5-2m. Công thức bón phân cho sen là 146-98-71. Bón lót phân Urê trước khi trồng 50 kg/công. Bón thúc chia làm năm lần bón với từng liều lượng như sau: + Đợt một (7 ngày sau khi trồng): bón 75 kg urê. + Đợt hai (17 ngày sau khi trồng): bón 75 kg urê. + Đợt ba (27 ngày sau khi trồng): bón 50 kg urê với 50 kg NPK. + Đợt bốn (37 ngày sau khi trồng): bón 75 hỗn hợp urê với NPK. + Đợt năm (47 ngày sau khi trồng): bón 75 kg NPK. Cần chú ý bón phân vào buổi trưa hoặc chiều, mặt lá sen phải khô nước để phân dễ rơi xuống đất, nếu còn tồn đọng nước trên lá sẽ làm hư lá sen. Thường xuyên cắt bỏ những lá sen già để tạo cho sen phát triển đồng đều, loại bỏ những lá sâu, bệnh,…để sen sinh trưởng và phát triển tốt. Cây sen trồng sau 2,5- 3 tháng thì cho thu hoạch với mục đích kinh tế thì các bộ phận được sử dụng nhiều nhất là củ, ngó, hạt sen và hoa sen. Năng suất gương tươi bình quân 3,3 tấn/ha và giá bán trung bình là 4.800 đồng/kg. Hầu hết sản lượng gương sen sau khi thu hoạch thì được bán ngay cho bạn hàng. Tuy nhiên, gương sen cũng được bán tại các chợ hay các điểm du lịch (nhóm hộ nghèo), vì tự đi bán nên bán được giá cao hơn so với bán cho bạn hàng. Trồng cây sen trong mùa lũ cho thu nhập khoảng 16 triệu/ha, tổng chi phí đầu tư khoảng 7,3 triệu/ha và lợi nhuận thu được từ 8,6 đến 10,2 triệu/ha. Thu nhập bình quân nhóm hộ nghèo cao nhất (16,3 triệu/ha) và thấp nhất là nhóm hộ trung bình (15,8 triệu/ha). Tuy nhiên, nhóm hộ trung bình lại có mức lợi nhuận cao nhất (8,9-10,3 triệu/ha) và nhóm khá/giàu có lợi nhuận thấp nhất (8,5-9,9 triệu/ha). Chi phí đầu tư ở nhóm trung bình thấp nhất (6,8 triệu/ha) so với nhóm khá/giàu và nghèo (tương ứng 7,5 và 7,7 triệu/ha). Do nhóm trung bình đầu tư vật tư ít hơn (3,4 so với 4,8 triệu/ha) nên lợi nhuận của nhóm trung bình cũng cao hơn so với hai nhóm khá/giàu và nghèo. Nông dân trồng sen trong mùa lũ là tận dụng nguồn nước lũ về hàng năm, tạo thu nhập trong mùa lũ và giải quyết lao động nông nhàn. Khi so sánh mức độ trồng sen trong mùa lũ ở các nhóm nông hộ cho thấy lý do được quan tâm nhiều nhất là tạo thu nhập trong mùa lũ ở nhóm hộ nghèo, tận dụng nước mùa lũ (nhóm hộ khá/giàu) và nhóm hộ trung bình là kết hợp cây thuỷ sinh cho hiệu quả kinh tế hơn. Nông dân quyết định trồng cây sen trước tiên là do điều kiện thuận lợi về giống có tại địa phương, dễ trồng, chi phí ít và ít tốn công nên lợi nhuận cao. Ngoài ra, cây sen không bị ốc tấn công và sóng cuốn trôi trong mùa nước lũ và sen trồng được trên đất phèn giúp hạ phèn và có thị trường tiêu thụ ổn định. Những khó khăn chính của nông dân trồng cây sen hiện nay là giá cả không ổn định, các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất nhiều bùn gây ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng sen. Hơn nữa, theo nông dân các mô hình kết hợp với cây sen ít được sử dụng bởi vì có rất ít loài cá sống trong ruộng sen do thân cây sen có rất nhiều gay và những gay nhọn này sẽ gây tổn thương lên lớp da của cá (đặc biệt là cá da trơn). 5.2. Kiến nghị Người nông dân trồng cây sen mong muốn có thêm thông tin về thị trường vì hiện nay ngoài sản phẩm mà họ cung cấp để tiêu thụ trên thị trường là gương sen thì chưa có sản phẩm nào khác được khai thác từ cây sen như ngó sen, hoa sen,… Cây sen cũng là một loại cây thuỷ sinh đem lại cảnh quan sinh thái rất đẹp cho vùng, vì vậy có thể tạo hiệu quả kinh tế bằng cách phát triển du lịch sinh thái. Đây cũng có thể là một giải pháp mà người trồng sen mong muốn khi cần có quy hoạch vùng trồng cho thích hợp. Bên cạnh đó, người trồng sen cũng rất cần có những biện pháp bảo vệ cây sen đối với sự phá hại của dịch hại và cần có những công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo cho sản phẩm từ cây sen trở nên đa dạng hơn và tránh thất thoát. Và người trồng sen cũng cần được tiếp nhận thêm những thông tin về kỹ thuật trồng sen, họ cũng muốn những hộ có ít ruộng đất nên trồng sen. Và họ cũng mong muốn những chính sách về thuế, dịch vụ bơm tưới hợp lý. Các bệnh thối cây hiện tại chưa có thuốc đặc trị và đất nhiều bùn. Ngoài ra, ngộ độc hữu cơ khi trục lại đất cũng gây trở ngại cho nông dân trồng sen. Trước mắt để khắc phục nông dân cần luân canh lúa-cây sen, chỉ bón phân khi cần thiết và xả lũ, và trồng sao cho khi thu hoạch không đồng loạt để giảm bớt thiệt hại. Hình 6: Ruộng sen trong thời kỳ cuối thu hoạch DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Trần Việt Hưng, Phan Đức Bình (2004). Cây sen trong y học. TC Sức khoẻ & Đời sống 251-252: 28-29 Quan Thế Dân, tháng 9/2003. Cây sen – cây thuốc. TC Sức khoẻ & đời sống 247: 23. Hội nông dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn-An Giang, 2004. Phát triển mở rộng mô hình trồng sen, xây dựng làng sen xã Định Thành. Xuân Hoàng. Niên lịch Almanach 1986, NXB Nông nghiệp: (203-204 và 213) Dương Thế Hùng. 27.3.2005. Sen xuất ngoại. (trực tuyến). Tuổi Trẻ online. Đọc từ: www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=71967&ChannelI D=11 Trần Văn Khải, tháng 6/2003. Tài liệu phát triển nông thôn mùa lũ, Khoa Nông nghiệp & Tài nguyên thiên nhiên: (11-12). Uỷ Ban Nhân Dân xã Định Thành, huyện Thoại Sơn-An Giang, 2004. Báo cáo tình hình nghị quyết HĐND năm 2004 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 Huỳnh Phát. 19.5.2005. Trồng sen cho thu nhập khá .(trực tuyến). Thanh niên online. Đọc từ: www.thanhnien.com.vn/Kinhte/2005/5/19/110162.tno Nguyễn Đình San và ctv, tháng 3/2005. Một số kết quả nghiên cứu bước đầu về thành phần của cây sen ở Nghệ An. TC Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 6 (2005): (25 – 26). VNECONOMY. 5.5.2004. Giàu lên nhờ sen, cây sen giúp nong dân ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh xoá đói vượt nghèo. (trực tuyến). Báo điện tử - Thời báo kinh tế Vietnameconomy. Đọc từ: www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0909&i d=040505144518 PHỤ CHƯƠNG PHIẾU PHỎNG VẤN NÔNG HỘ Người phỏng vấn:……………………….. Ngày phỏng vấn:…………………………. I. Thông tin tổng quát 1. Họ và tên người được phỏng vấn:............................................................... Nam/Nữ:………… Tuổi: ………….. 2. Địa chỉ: Ấp: ……………, xã Định Thành, huyện Thoại Sơn – An Giang. 3. Trình độ văn hoá: Mù chữ: Tiểu học: THCS: THPT: THCN,CĐ, ĐH: 4. Kinh nghiệm trồng sen:…….. năm. 5. Đánh giá nhóm hộ Hộ khá/giàu: Hộ trung bình: Hộ nghèo: (Người điều tra tự nhận sét hoặc nhờ thông tin từ chính quyền địa phương) 6. Các thành viên trong gia đình Quan hệ với chủ hộ Tên thành viên Giới tính Trình độ Tuổi Nghề nghiệp Chính Phụ Chủ hộ vợ(chồng) II. Đặc điểm đất đai và khí hậu. * Tổng diên tích đất nông nghiệp:………….m2 Thửa số Diện tích (ha) Cao độ đất (a) Nguồn nước tướI (b) Loại đất © Chất lượng đất (d) Tình trạng sở hữu (e) Hệ thống canh tác (f) Năm nào ? Ruộng Ao Rẫy Chú ý: (a) Thấp = 1; Trung bình = 2; Cao = 3 (b) Sông = 1; Kinh, mương = 2; Nước mưa = 3 (c) Sét = 1; Sét pha thịt = 2; Thịt = 3; Cát pha =4; Cát =5 (d) Không phèn = 1; Phèn nhẹ = 2; Phèn trung bình = 3; Phèn nặng = 4 (e) Sở hữu (thừa hưởng ông, bà) = 1; Mua = 2; Thuê mướn = 3; Di cố đất = 4; Mướn đất = 5 (f) ĐX-màu-HT; ĐX-XH-HT; ĐX-HT; ĐX-sen,…. * Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng………..và kết thúc vào tháng…………. * Loại cây trồng chính: Loại cây trồng canh tác Diện tích canh tác (m2) Thời vụ canh tác (tháng) Lúa Nuôi trồng kết hợp: - Tôm- lúa hay cá – lúa - Cá – sen - Loại khác: Trồng cây thuỷ sinh: - Cây sen - Loại khác:……………. Cây trồng khác:……………….. * Lịch canh tác: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cây trồng III. Hoạt động sản xuất Ông (Bà) trồng bắt đầu loại rau này trong mùa lũ năm nào?.........................  Trồng liên tục trong mùa lũ Tại sao:........................................................................................................... ......................................................................................................................... Tại sao trồng cây sen mà không trồng cây thuỷ sinh khác? ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... .............................................................................................................…… 1. Phương pháp canh tác: Hoạt động Phương pháp thực hiện Thời gian Chuẩn bị đất Tu sửa bờ Cấy Tiêu Bón phân Xịt thuốc Thu hoạch Hoạt động khác 2. Chi phí đầu tư: * Đất/ ruộng trồng: - Diện tích:…………ha - Nguồn:  Đất nhà  Đất thuê Giá thuê:…………….. * Giống: Tên giống Số lượng giống (kg/công) Giống nhà Giống mua Giá giống (đồng/kg) (Nếu giống nhà, quy đổi thành tiền theo giá giống cùng thời điểm) - Tiêu chuẩn cây giống.............................................................................… - Cách trồng:..................................................................................................... Khoảng cách: Bụi cách bụi............................. m Hàng cách hàng........................m - Mô tả cách trồng:........................................................................................... - Mực nước thích hợp để trồng :........................... m * Lao động: (Nếu nguồn cung cấp từ gia đình thì quy đổi theo giá thuê mướn tại thời điểm) * Có xuất hiện sâu bệnh gì trong quá trình trồng:......................................... ...................................................................................................................... *Phân bón và thuốc : Công việc Số người Lao độngNam Nữ Nhà Thuê Giá thuê (đ/người) Vệ sinh đồng ruộng Trồng Chăm sóc cây Vận chuyển Các hoạt động khác (ghi rõ)…………… Loại sử dụng S ố lư ợ n g (kg/ công) Giá (đồng/ kg) Số lần (lầ n /vụ ) Công lao động Nhà Thuê Giá (đ/người) Phân bón Thuốc BVTV * Các chi phí khác - Xăng, dầu:……………...... đồng/mùa vụ - Chi phí phát sinh:…………đồng/mùa vụ. Cụ thể:………………………. 2. Thu hoạch: Thu hoạch (lần/vụ) Số lượng (kg) Giá bán (đồng/kg) Công lao động Nhà Thuê Giá (đồng/người) Thời điểm bán Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7 - Nơi bán:  Tại nhà  Chợ  Khác - Đối tượng:  Bạn hàng  Hàng xóm  Khác 3. Kết hợp trồng cây thuỷ sinh với mô hình khác:  Không Có Nếu có thì mô hình kết hợp là........................... Lý do chọn mô hình này:……………………............................................….. * Mô hình kết hợp: Loại mô hình kết hợp Giống (đồng) Chi phí đầu tư (đồng) Sản lượng (đồng) Giá bán (đồng) Cá Tôm ............ ............ 4. Hiệu quả kinh tế của cây thuỷ sinh: Khoản Mục C ây sen (đồng) Mô hình kết hợp (đồng) Ghi chú I. Tổng chi phí 1. Giống 2. Lao động Nhà Thuê 3. Phân bón 4. Thuốc BVTV 5. 6. II. Tổng thu nhập (không tính công lao động nhà) III. Lợi nhuận (Tính cả công lao động nhà) 6. Những trở ngại chính trong việc trồng cây thuỷ sinh: Trở ngại Lý do Cách giải quyết Đất Giống Lao động Giá mua Giá bán Thuê mướn đất Ngập lũ Kiến thức Phương pháp canh tác Nguồn vốn Vấn đề khác 7. Trước đây khi chưa trồng loại cây này trong mùa lũ ông (bà) làm gì? ............................................................................................................................... 8. Những nhận định chung về mô hình trồng loại cây này trong mùa lũ ............................................................................................................................... 9. Ông (bà) có đề nghị gì nhằm phát triển rộng mô hình này trong những năm tới :………………………………………………………………………… BẢNG GHI CHÉP CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NÔNG HỘ Họ tên nông hộ:…………………………… Ngày/ tháng Hoạt động/cách làm (mô tả thật chi tiết) Thu Vật tư Lao động (lượng x giá) Loại Lượng Giá Gia đình (người x ngày x giờ) Thuê (người x ngày x giờ) Chi khác Khó khăn và cách giải quyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTONG KET VA THEO DOI MO HINH TRONG SEN TAI XA DINH THANH HUYEN THOAI SON TINH AN GIANG TRONG MUA.PDF
Tài liệu liên quan