Đề tài Tình hình thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy chỉ khâu Hà Nội

Tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy chỉ khâu Hà Nội: Lời mở đầu Ngành dệt-may Việt Nam một vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong 3 năm cuối cùng của thiên niên kỉ, đã lên ngôi và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Có được thành công này là do ngành đã đoán trước được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Bắt mạch thị trường, ngành đã tìm ra hướng đi, chọn giải pháp hợp lý, xây dựng cho ngành một chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược sản phẩm đem lại hiệu quả cao. Đa dạng hoá sản phẩm là một chiến lược được rất nhiều nhà kinh tế biết đến và được phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng áp dụng. Nhưng không phải doanh nghiệp nào, nước nào cũng áp dụng thành công mô hình chiến lược này. Riêng ở Việt Nam, khi nói đến đa dạng hoá sản phẩm, người ta không thể không nói đến ngành dệt may. Bởi lẽ, nhờ thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, ngành đã lên ngôi đầu bảng, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thương trường trong nước, k...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1007 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tình hình thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy chỉ khâu Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Ngành dệt-may Việt Nam một vài năm trở lại đây, đặc biệt là trong 3 năm cuối cùng của thiên niên kỉ, đã lên ngôi và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thương trường. Có được thành công này là do ngành đã đoán trước được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Bắt mạch thị trường, ngành đã tìm ra hướng đi, chọn giải pháp hợp lý, xây dựng cho ngành một chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược sản phẩm đem lại hiệu quả cao. Đa dạng hoá sản phẩm là một chiến lược được rất nhiều nhà kinh tế biết đến và được phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng áp dụng. Nhưng không phải doanh nghiệp nào, nước nào cũng áp dụng thành công mô hình chiến lược này. Riêng ở Việt Nam, khi nói đến đa dạng hoá sản phẩm, người ta không thể không nói đến ngành dệt may. Bởi lẽ, nhờ thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, ngành đã lên ngôi đầu bảng, đạt kim ngạch xuất nhập khẩu cao và tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thương trường trong nước, khu vực và quốc tế trong một vài năm trở lại đây. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nhiều doanh nghiệp đã bộc lộ rõ nhiều vấn đề cần được xem xét và hoàn thiện cả về lý luận và thực tiễn. Đối với riêng bản thân em, đa dạng hoá sản phẩm là một mảng đề tài hết sức hấp dẫn và thú vị. Vì vậy, em xin phép được trình bày quá trình thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chỉ khâu Hà Nội và qua đó em xin đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy Chỉ khâu Hà Nội. Phải chăng nhà máy đã tạo dựng cho mình một hướng đi mang tính xác thực, khoa học và hiệu quả? Chuyên đề này sẽ làm sáng tỏ điều đó. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là làm rõ cơ sở khoa học của đa dạng hoá sản phẩm, luận giải những vấn đề cơ bản của đa dạng hoá sản phẩm trong nền kinh tế thị trường của các doanh nghiệp nói chung và của nhà máy Chỉ khâu nói riêng. Trên cơ sở đó, chuyên đề đưa ra một số ý kiến và một vài giải pháp cơ bản nhằm góp phần hoàn thiện công tác đa dạng hóa sản phẩm ở nhà máy Chỉ khâu Hà Nội. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề được trình bày thành ba phần: Phần I: Đa dạng hóa sảnphẩm - một khuynh hướng phổ biến giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. Phần II: Tình hình thực hiện đa dạng hóa sản phẩm tại nhà máy Chỉ khâu Hà Nội. Phần III: Một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy Chỉ khâu Hà Nội. Nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Thạch Liên, cùng với sự giúp đỡ của các cô chú, các phòng ban nhà máy Chỉ khâu Hà Nội, đặc biệt là phòng kinh doanh, em đã hoàn thành chuyên đề thực tập. Là một sinh viên, ước mơ hoài bão thì nhiều nhưng thực tế không cho phép, trong chuyên đề này, em muốn đề cập đến nhiều vấn đề nhưng vì điều kiện khuôn khổ chuyên đề có hạn cũng như kinh nghiệm còn hạn chế (chỉ là những kiến thức trên ghế nhà trường và thời gian ngắn thực tập tại nhà máy Chỉ khâu Hà Nội) nên bài viết không được như ý muốn, không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy cô giáo, các cô chú nhà máy và bạn đọc góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Phần thứ nhất: Đa dạng hóa sản phẩm - một khuynh hướng phổ biến giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thị trường. I.Đa dạng hoá sản phẩm và phân loại đa dạng hoá sản phẩm: 1.Sản phẩm: 1.1.Khái niệm sản phẩm: Sản phẩm là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được tạo ra nhờ hoạt động của con người lên đối tượng lao động thông qua tư liệu lao động. Theo quan điểm Maketing, sản phẩm công nghiệp là một tập hợp các đặc trưng vật chất và phi vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.Theo quan điểm này, sản phẩm là một thứ có thể bán được trên thị trường để chú ý, mua, sử dụng hoặc tiêu dùng, có thể thoả mãn được một mong muốn hay nhu cầu. Đặc trưng vật chất của sản phẩm công nghiệp bao gồm: kiểu dáng, chất lượng, màu sắc, khẩu vị, kết cấu, bao bì, nhãn mác... Đặc trưng tâm lý của sản phẩm công nghiệp bao gồm: tên gọi, biểu tượng, thẩm mỹ... Sản phẩm công nghiệp được sản xuất ra phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Đối với doanh nghiệp, một sản phẩm là lời giải đáp của doanh nghiệp đó cho một nhu cầu tìm thấy trên thị trường. Còn đối với người mua, một sản phẩm là lời hứa hẹn, là cái mà khách hàng mua để thoả mãn nhu cầu của mình. Do đó, doanh nghiệp chỉ bán cái mà khách hàng cần chứ không bán cái mà mình có. 1.2.Phân loại sản phẩm: 1.2.1.Phân loại theo tính chất sử dụng: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: sản phẩm công cộng và sản phẩm tư nhân. -Sản phẩm công cộng là sản phẩm mà việc tiêu dùng của người này không làm ảnh hưởng đến việc tiêu dùng của người khác như đường xá, cầu cống, các công trình văn hoá, các di tích lịch sử... -Sản phẩm tư nhân là sản phẩm mà khi một người đã tiêu dùng thì người khác không thể tiêu dùng sản phẩm đó. Vì vậy, khi người này tiêu dùng thì người khác tiêu dùng ít đi như: quần áo, xe, giầy dép... Sản phẩm cá nhân có tính cạnh tranh mạnh mẽ, còn sản phẩm công cộng k hông có tính cạnh tranh. 1.2.2.Phân loại sảnphẩm theo mối quan hệ với thu nhập: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá thông thường và hàng xa xỉ. -Hàng thông thường là những sản phẩm mà mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể tiêu dùng một cách bình thưòng. -Hàng xa xỉ là những sản phẩm dành cho các đối tượng có thu nhập cao trong xã hội như: ô tô, điều hoà... 1.2.3.Phân loại sản phẩm theo khả năng thay thế lẫn nhau: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá bổ sung và hàng hóa thay thế. -Hàng hoá bổ sung là hàng hoá khi tiêu dùng phải theo một cơ cấu và đồng bộ nhau, không thể tách rời nhau được như: ô tô và xăng, thuốc lá và bật lửa... -Hàng hoá thay thế là hàng hoá khi tiêu dùng độc lập với nhauvà khi cần có thể thay thế cho nhau như: bật lửa và diêm, bia và rượu, bếp dầu và bếp gas... 1.2.4.Phân loại sản phẩm theo tuổi thọ của sản phẩm: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá lâu bền và hàng hóa không lâu bền. -Hàng lâu bền là hàng có thể sử dụng được trong một thời gian dài như: ô tô, xe máy, nhà cửa... -Hàng không lâu bền là những vật rẻ tiền, mau hỏng như: bút chì, tẩy... 1.2.5.Phân loại sản phẩm theo tần số mua: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng mua thường xuyên và hàng không mua thường xuyên. -Hàng mua thường xuyên là hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và người tiêu dùng nó phải thường xuyên tiêu dùng nó như: quần áo, giày dép... -Hàng mua không thường xuyên là hàng hoá mà người tiêu dùng không tiêu dùng nó thường xuyên như: áo cưới, 1.2.6.Phân loại sản phẩm theo mức độ cấp thiết: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng dùng ngay và hàng đắn đo. 1.2.7.Phân loại sản phẩm theo mức độ chế biến sản phẩm: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng. -Sản phẩm trung gian là những sản phẩm còn phải trải qua một hoặc một số bước chế biến nữa mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho tiêu dùng như: xơ bông để kéo sợi, sợi để dệt vải, vải để may quần áo... -Sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm hoàn chỉnh có thể phục vụ cho tiêu dùng như: quần áo, giầy dép... 1.2.8.Phân loại sản phẩm theo công dụng kinh tế của sản phẩm: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: sản phẩm là tư liệu sản xuất và sản phẩm là tư liệu tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng mà hàng hoá đó là tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng như: chỉ nếu khách hàng là người tiêu dùng mua để khâu vá hay may thì đó là vật phẩm tiêu dùng, nếu đó là doanh nghiệp mua để may thành quần áo, giày dép hoàn chỉnh bán ra thị trường thì đó là tư liệu sản xuất. 2.Danh mục sản phẩm: Một danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm một người bán cụ thể đưa ra để bán cho người mua. Danh mục sản phẩm của một công ty bao gồm chiêù rộng, chiều dài, chiều sâu và mật độ. -Chiều rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau. -Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm. -Chiều sâu danh mục sản phẩm thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại. Ví dụ: 1 loại sản phẩm kem đánh răng Crest có 3 kích cỡ và 2 công thức nên chiều sâu của sản phẩm này là 6. -Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất... Bốn chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xác định chiến lược sản phẩm của công ty Việc lập kế hoạch danh mục sản phẩm chủ yếu tuỳ thuộc vào trách nhiệm của những người hoạch định chiến lược của công ty căn cứ vào những thông tin do những người làm công tác tiếp thị của công ty cung cấp. Họ phải đánh giá những loại sản phẩm nào cần phát triển, cần duy trì, cần thu hoạch, và cần loại bỏ. 3.Đa dạng hoá sản phẩm: 3.1.Khái niệm đa dạng hoá sản phẩm Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý. Một cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với khả năng, năng lực của doanh nghiệp và cho phép các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng, thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì cơ cấu sản phẩm phải được coi là cơ cấu “động”, nghĩa là phải thường xuyên được thay đổi, hoàn thiện, cải tiến và đổi mới. Bởi đây là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy khắc nghiệt. Quá trình hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều chiều hướng khác nhau như: -Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, kém cạnh tranh hay những sản phẩm không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. hông có tính cạnh tranh. 1.2.2.Phân loại sản phẩm theo mối quan hệ với thu nhập: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá thông thường và hàng xa xỉ. -Hàng thông thường là những sản phẩm mà mọi tầng lớp trong xã hội đều có thể tiêu dùng một cách bình thưòng. -Hàng xa xỉ là những sản phẩm dành cho các đối tượng có thu nhập cao trong xã hội như: ô tô, điều hoà... 1.2.3.Phân loại sản phẩm theo khả năng thay thế lẫn nhau: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá bổ sung và hàng hóa thay thế. -Hàng hoá bổ sung là hàng hoá khi tiêu dùng phải theo một cơ cấu và đồng bộ nhau, không thể tách rời nhau được như: ô tô và xăng, thuốc lá và bật lửa... -Hàng hoá thay thế là hàng hoá khi tiêu dùng độc lập với nhauvà khi cần có thể thay thế cho nhau như: bật lửa và diêm, bia và rượu, bếp dầu và bếp gas... 1.2.4.Phân loại sản phẩm theo tuổi thọ của sản phẩm: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng hoá lâu bền và hàng hóa không lâu bền. -Hàng lâu bền là hàng có thể sử dụng được trong một thời gian dài như: ô tô, xe máy, nhà cửa... -Hàng không lâu bền là những vật rẻ tiền, mau hỏng như: bút chì, tẩy... 1.2.5.Phân loại sản phẩm theo tần số mua: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng mua thường xuyên và hàng không mua thường xuyên. -Hàng mua thường xuyên là hàng hoá cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và người tiêu dùng nó phải thường xuyên tiêu dùng nó như: quần áo, giày dép... -Hàng mua không thường xuyên là hàng hoá mà người tiêu dùng không tiêu dùng nó thường xuyên như: áo cưới, 1.2.6.Phân loại sản phẩm theo mức độ cấp thiết: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: hàng dùng ngay và hàng đắn đo. 1.2.7.Phân loại sản phẩm theo mức độ chế biến sản phẩm: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng. -Sản phẩm trung gian là những sản phẩm còn phải trải qua một hoặc một số bước chế biến nữa mới trở thành sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho tiêu dùng như: xơ bông để kéo sợi, sợi để dệt vải, vải để may quần áo... -Sản phẩm cuối cùng là những sản phẩm hoàn chỉnh có thể phục vụ cho tiêu dùng như: quần áo, giầy dép... 1.2.8.Phân loại sản phẩm theo công dụng kinh tế của sản phẩm: Theo cách phân loại này, sản phẩm công nghiệp bao gồm: sản phẩm là tư liệu sản xuất và sản phẩm là tư liệu tiêu dùng. Tuỳ thuộc vào đối tượng sử dụng mà hàng hoá đó là tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng như: chỉ nếu khách hàng là người tiêu dùng mua để khâu vá hay may thì đó là vật phẩm tiêu dùng, nếu đó là doanh nghiệp mua để may thành quần áo, giày dép hoàn chỉnh bán ra thị trường thì đó là tư liệu sản xuất. 2.Danh mục sản phẩm: Một danh mục sản phẩm là một tập hợp tất cả những loại sản phẩm một người bán cụ thể đưa ra để bán cho người mua. Danh mục sản phẩm của một công ty bao gồm chiêù rộng, chiều dài, chiều sâu và mật độ. -Chiều rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu loại sản phẩm khác nhau. -Chiều dài danh mục sản phẩm là tổng số mặt hàng trong danh mục sản phẩm. -Chiều sâu danh mục sản phẩm thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêu phương án của mỗi sản phẩm trong loại. Ví dụ: 1 loại sản phẩm kem đánh răng Crest có 3 kích cỡ và 2 công thức nên chiều sâu của sản phẩm này là 6. -Mật độ của danh mục sản phẩm thể hiện mối quan hệ mật thiết đến mức độ nào giữa các loại sản phẩm khác nhau xét theo cách sử dụng cuối cùng, thiết bị sản xuất... Bốn chiều này của danh mục sản phẩm tạo nên những căn cứ để xác định chiến lược sản phẩm của công ty Việc lập kế hoạch danh mục sản phẩm chủ yếu tuỳ thuộc vào trách nhiệm của những người hoạch định chiến lược của công ty căn cứ vào những thông tin do những người làm công tác tiếp thị của công ty cung cấp. Họ phải đánh giá những loại sản phẩm nào cần phát triển, cần duy trì, cần thu hoạch, và cần loại bỏ. 3.Đa dạng hoá sản phẩm: 3.1.Khái niệm đa dạng hoá sản phẩm Để thực hiện hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội đã định, trong quá trình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp phải xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý. Một cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường, phù hợp với khả năng, năng lực của doanh nghiệp và cho phép các doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận. Trong điều kiện nhu cầu thị trường rất đa dạng, thường xuyên biến động, tiến bộ khoa học kĩ thuật công nghệ phát triển mạnh mẽ, thì cơ cấu sản phẩm phải được coi là cơ cấu “động”, nghĩa là phải thường xuyên được thay đổi, hoàn thiện, cải tiến và đổi mới. Bởi đây là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường đầy khắc nghiệt. Quá trình hoàn thiện và đổi mới cơ cấu sản phẩm có thể được thực hiện theo nhiều chiều hướng khác nhau như: -Thu hẹp danh mục sản phẩm bằng cách loại bỏ những sản phẩm lỗi thời, kém cạnh tranh hay những sản phẩm không tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. -Giữ nguyên chủng loại sản phẩm đang sản xuất, những sản phẩm cải tiến, hoàn thiện về mặt hình thức và nội dung, kiểu dáng, mẫu mã, thế hệ sản phẩm mới. -Bổ sung thêm vào danh mục những sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu và xu hướng phát triển của thị trường. -Chuyển hoá vị trí các sản phẩm trong cơ cấu sản phẩm, tức là: đưa những sản phẩm ở hàng thứ lên vị trí hàng đầu và ngược lại bằng cách thay đổi định lượng sản xuất mỗi loại. Những sản phẩm mới, bổ sung này có thể là mới tuyệt đối (mới đối với cả doanh nghiệp và thị trường), có thể là mới tương đối (mới với doanh nghiệp và không mới với thị trường). c.Hỗn hợp: Doanh nghiệp kết hợp xen kẽ giữa biến đổi chủng loại sản phẩm và đổi mới chủng loại sản phẩm, nghĩa là doanh nghiệp thực hiện đồng thời: -Hoàn thiện, cải tiến một số sản phẩm đang sản xuất -Loại bỏ sản phẩm (lỗi thời, kém cạnh tranh, khó tiêu thụ...) -Bổ sung những sản phẩm mới vào danh mục sản phẩm. Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo hướng biến đổi danh mục sản phẩm, doanh nghiệp phải theo sát sự biến động của nhu cầu sản phẩm trên thị trường, tận dụng quyền lực, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh nhờ các tuyến sản phẩm bổ sung, hỗ trợ nhau từ tài chính, vận chuyển, cơ sở vật chất kỹ thuật và thị trường. 3.3.2.Xét theo tính chất của nhu cầu sản phẩm: Theo cách phân loại này có các hình thức đa dạng hoá sản phẩm sau: a.Đa dạng hoá theo chiều sâu nhu cầu mỗi loại sản phẩm: Doanh nghiệp lấy sản phẩm chuyên môn hoá ban đầu để mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách tăng thêm nhiều mâũ mã, kiểu cách, chức năng, công dụng để đáp ứng toàn diện nhu cầu của các đối tượng/ khách hàng khác nhau về cùng một loại sản phẩm. Hình thức đa dạng hoá sản phẩm gắn liền với việc phân đoạn nhu cầu sản phẩm (hay phân đoạn thị trường sản phẩm ) b.Đa dạng hoá theo bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm: Doanh nghiệp lấy sản phẩm chuyên môn hoá ban đầu để mở rộng danh mục sản phẩm bằng cách chế tạo một số loại sản phẩm có kết cấu, công nghệ sản xuất, giá trị sử dụng cụ thể khác nhau, hay nói cách khác, doanh nghiệp sản xuất một số loại sản phẩm bổ sung để thoả mãn đồng bộ một số nhu cầu có liên quan với nhau của đối tượng tiêu dùng. c.Đa dạng hoá theo hướng thoát ly sản phẩm gốc: Đa dạng hoá theo hướng thoát ly sản phẩm gốc là đưa danh mục sản phẩm mới không liên quan đến sản phẩm chuyên môn hoá ban đầu cả về giá trị sử dụng và công nghệ sản xuất vào danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. 3.3.3.Xét theo mối quan hệ với sử dụng nguyên liệu chế tạo sản phẩm: Có các hình thức đa dạng hoá sản phẩm sau: -Sản xuất những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau nhưng có chung chủngloại sản phẩm gốc. -Sử dụng các chất có ích chứa đựng trong một loại nguyên liệu để sản xuất một số loại sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. 3.3.4.Xét theo phương thức thực hiện: Có các hình thức đa dạng hoá sản phẩm sau: a.Đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực hiện có: Bằng việc áp dụng hình thức này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm được đầu tư, giảm bớt thiệt hại do khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, tận dụng được khả năng sản xuất, năng lực hiện có của doanh nghiệp, tận dụng hết công suất thiết bị. Tuy nhiên, sự “tận dụng” này lại dẫn đến hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp. b.Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở hiện có kết hợp với đầu tư bổ sung: Mở rộng danh mục sản phẩm đòi hỏi phải có đầu tư, nhưng đầu tư ở đây chỉ dừng lại ở nghĩa bổ sung, nhằm khắc phục khâu yếu kém, khâu thiếu khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm. So với phương thức trên, phương thức này có khả năng mở rộng danh mục sản phẩm cao hơn. c.Đa dạng hoá sản phẩm bằng đầu tư mới: Hình thức này được áp dụng khi doanh nghiệp quyết định triển khai sản xuất các sản phẩm mới mà khả năng, năng lực sản xuất hiện tại chưa đáp ứng được. Hình thức này thường có nhu cầu đầu tư cao mà rủi ro cũng cao, nhưng khả năng sản xuất được mở rộng. Hình thức này đòi hỏi nhà quản lý phải có tính mạo hiểm, cương quyết. Nhận xét từ các hình thức đa dạng hoá sản phẩm: -Trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể thấy nhiều hình thức đa dạng hoá sản phẩm khác nhau. Các cách phân loại chỉ là sự tiếp cận các hình thức đa dạng hoá sản phẩm theo những góc độ khác nhau. -Mỗi hình thức đa dạng hoá sản phẩm có những ưu việt riêng và chúng chỉ bộc lộ khi doanh nghiệp đảm bảo cho nó có những điều kiện thích hợp mà hình thức này đòi hỏi. -Dù áp dụng một hay nhiều hình thức đa dạng hoá sản phẩm thì cũng làm cho danh mục sản phẩm của mỗi doanh nghiệp được mở rộng, cơ cấu sản phẩm trở nên phức tạp hơn và mỗi doanh nghiệp có thêm nhiều thang, dòng và mặt hàng sản phẩm. 4.Tầm quan trọng của đa dạng hoá sản phẩm: 4.1.Sự cần thiết khách quan của đa dạng hoá sản phẩm: Trong những năm gần đây, lý luận và thực tiễn quản trị có những thay đổi to lớn và được sự chú ý của các nhà lý luận và các nhà quản trị thực tiễn. Để thấy được tầm quan trọng của đa dạng hoá sản phẩm, cần tìm hiểu những đặc điểm lớn của môi trường kinh doanh hiện đại. Những đặc điểm này chi phối và quyết định sự tồn tại và phát triển của tất cả các doanh nghiệp hiện nay. Nó vừa tạo ra những cơ hội, vừa tạo ra những thách thức cho sự phát triển. Thứ nhất, đa dạng hoá sản phẩm là điều kiện đảm bảo doanh nghiệp công nghiệp thích ứng với nhu cầu đa dạng của thị trường và sự vận động biến đôỉ của thị trường. Thị trường luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng làm nảy sinh những nhu cầu mới, những đòi hỏi mới cao hơn, khắt khe hơn những sản phẩm đã và đang tồn tại, đào thải những sản phẩm đã lỗi thời. Sự vận động biến đổi ấy mang tính chất tự nhiên, phổ biến, quy luật ở tất cả các nước trên thế giới. Đặt mình vào môi trường kinh doanh đa dạng và luôn vận động như vậy, doanh nghiệp phải có đối sách để đảm bảo sự thích ứng với thị trường, để tồn tại và phát triển. Để làm được điều đó, mỗi doanh nghiệp phải luôn bám sát những diễn biến của các quan hệ cung cầu trên thị trường, định hướng sản xuất, xác định cho mình một danh mục và cơ cấu sản phẩm hợp lý. Nghĩa là, doanh nghiệp phải luôn hoàn thiện sản phẩm đang sản xuất ngay cả khi chúng đang ở giai đoạn hưng thịnh nhất. Song song với công việc ấy, doanh nghiệp cũng cần mở rộng danh mục sản phẩm của mình để đạt tới cơ cấu sản phẩm có hiệu quả trong điều kiện mới của môi trường kinh doanh. Điều đó đòi hỏi người kinh doanh phải có tầm nhìn chiến lược xa, phải luôn biết hoàn thiện cái đang thực hiện và chuẩn bị đón lấy cái mới ngay trong hiện tại, không chờ đến khi thị trường từ chối sản phẩm của mình mới tự lo ứng phó. Chính nhờ sự chủ động này, doanh nghiệp có được tính tích cực trong “ hướng dẫn ” tiêu dùng, “ tác động tích cực ” đến thị trường, tạo nên lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Trong tình hình nhu cầu thị trường kinh doanh đa dạng mà “cơ hội không gõ cửa hai lần”, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cân nhắc kỹ lưỡng, phải nắm nhanh cơ hội kinh doanh, phát huy lợi thế tương đối so với các doanh nghiệp khác. Như vậy, sự đa dạng và vận động của thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp công nghiệp phải năng động cải biến, hoàn thiện cơ cấu sản phẩm của mình theo hướng đa dạng hoá nếu không muốn bị đào thải khỏi trường kinh doanh. Thứ hai, đa dạng hoá sản phẩm gắn liền với tiến bộ khoa học công nghệ. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang diễn ra như vũ bão. Với tốc độ này, một khối lượng khổng lồ các kiến thức và công nghệ được tạo ra. Những lợi ích to lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật-công nghệ đã được biết đến nhiều song cũng tạo ra những thách thức lớn cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tiến bộ khoa học công nghệ được áp dụng vào sản xuất và đời sống làm tăng thêm tính đa dạng của nhu cầu, làm nảy sinh những nhu cầu mới, rút ngắn chu kì sống của sản phẩm và tạo ra những khả năng sản xuất mới, làm xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới. Không những sản phẩm bị lỗi thời mà công nghệ cũng trong tình trạng tương tự. Sự lạc hậu của công nghệ và sản phẩm đòi hỏi các doanh nghiệp phải tranh thủ nắm bắt nhanh những thành tựu cải tiến của khoa học kỹ thuật và thể hiện nó trong cơ cấu sản phẩm, phải khuyến khích mọi người sáng tạo. Hiện nay, nhân loại đang chứng kiến những thành tựu to lớn về khoa học-kỹ thuật-công nghệ. Doanh nghiệp nào không chú ý đến, không nắm bắt nhanh những thành tựu ấy, tự hài lòng với những gì hiện có, doanh nghiệp sẽ bị đào thải khỏi thương trường. Thứ ba, cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp công nghiệp và giữa sản phẩm công nghiệp đang diễn ra khốc liệt. Hoạt động trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải có những đối sách, chiến lược thị trường với những vũ khí cạnh tranh có hiệu quả. Hàng hoá và dịch vụ trước khi đưa ra thị trường phải được nghiên cứu tỉ mỉ, doanh nghiệp cần phải biết mình xâm nhập bằng vũ khí gì. Và có thể nói rằng việc xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm hợp lý là một trong những vũ khí cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp. Tóm lại, để có thể tồn tại và phát triển, được những thành công trong sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường, tránh được rủi ro, lợi nhuận cao, thì đa dạng hoá sản phẩm là một tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp công nghiệp. 4.2.Vai trò của đa dạng hoá sản phẩm: Trước những đặc điểm lớn vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp được trình bày ở phần trên, đa dạng hoá sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng. Trước hết, đa dạng hoá sản phẩm nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp đã đề ra trong quá trình sản xuất kinh doanh như mục tiêu về lợi nhuận, mục tiêu về thế lực, mục tiêu về an toàn... 1.Khả năng sinh lời: Mục đích của kinh doanh là tối đa hoá lơị nhuận trong điều kiện cho phép, kinh doanh phải có lợi nhuận, không có lợi nhuận thì sẽ tiêu tan mọi mục đích khác cũng như toàn bộ sự nghiệp của một doanh nghiệp. Đứng trên góc độ kinh tế mà xét, lợi nhuận là sự chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra. Ngoài ra, lợi nhuận còn được xét bằng nhiều chỉ tiêu khác như: tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận...và cuối cùng cần phải xác định được tổng mức lợi nhuận trong một thời gian nhất định. Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp luôn phải gắn liền với sự tăng lợi nhuận. Đa dạng hoá sản phẩm được tạo dựng trước hết vì điều này chứ không phải vì bất kì một mục tiêu nào khác. 2.Thế lực của doanh nghiệp: Thế lực là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Trong cuộc cạnh tranh gay gắt với các đối thủ khác, doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giành được lợi, xác định vị trí của mình trên thương trường và tăng thế lực của mình lên cao hơn. Thế lực của doanh nghiệp thường được đo bằng thị phần mà doanh nghiệp kiểm soát được, bằng tỷ trọng hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp so với tổng lượng cung về hàng hoá, dịch vụ đó trên thị trường, bằng mức độ tích tụ và tập trung của doanh nghiệp, khả năng liên doanh, liên kết và mức độ phụ thuộc của các doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp mình và ngược lại... Có thể nói, thế lực là một vũ khí tối ưu và có hiệu quả trong cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Vì vậy, nó là mục tiêu chủ yếu cần được thực hiện trong hoạch định chiến lược của doanh nghiệp. 3.An toàn trong kinh doanh: Kinh doanh không phải lúc nào cũng thành công và suôn sẻ, mà nó cũng gắn liền với những thất bại, rủi ro không lường hết được. Một phương án táo bạo, cạnh tranh càng gay gắt thì khả năng thu lợi càng lớn và mức độ rủi ro, nguy hiểm đối với doanh nghiệp càng cao. Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro trong kinh doanh tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro có thể là những yếu tố trong nội bộ doanh nghiệp như: công nghệ sản xuất, trình độ tay nghề, chất lượng sản phẩm, giá cả, vốn... hoặc các yếu tố ngoại cảnh như: thị hiếu tiêu dùng, các chính sách, luật pháp của nhà nước, tai họa do thiên tai... Rủi ro trong kinh doanh là điều mà các nhà doanh nghiệp không mong đợi, vì thế, khi xây dựng một phương án, chiến lược kinh doanh, các nhà quản trị đều phải lựa chọn phương pháp phòng ngừa rủi ro để đảm bảo an toàn trong kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Khi gặp rủi ro, doanh nghiệp có thể hạn chế, ngăn ngừa nó ở mức thấp nhất, ít tổn hại đến thực lực của mình nhất. Trên đây là ba mục tiêu chủ yếu, luôn ở vị trí hàng đầu trong các mục tiêu mà chiến lược vạch ra nhưng vấn đề là phải chọn ra được những mục tiêu then chốt. Xác định đúng và rõ ràng những mục tiêu then chốt sẽ là cơ sở và kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thứ hai, đa dạng hoá sản phẩm có vai trò tích cực trong việc đáp ứng những nhu cầu muôn hình muôn vẻ của thị trường. Nhờ đa dạng hoá sản phẩm, danh mục sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và danh mục sản phẩm của toàn nền kinh tế nói chung trở nên phong phú, đa dạng, tăng sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập ngoại, tăng sức tìm tòi sáng tạo chạy đua của các doanh nghiệp. Và từ đó các doanh nghiệp trong nước sẽ có chỗ đứng trên thị trường khu vực và quốc tế. Đa dạng hoá sản phẩm giúp cho đất nước thoát khỏi sự lạc hậu, tụt hậu để hoà nhập mạnh mẽ với nền kinh tế thế giới. Thứ ba, đa dạng hoá sản phẩm là điều kiện cần thiết để phát huy vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp, phát huy quyền chủ động, tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp công nghiệp là một chủ thể sản xuất hàng hoá, vì vậy doanh nghiệp công nghiệp phải có những quyền hạn tương ứng, trong đó, chủ yếu và trước hết là có quyền thực sự trong việc xác định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình qua việc xây dựng danh mục và cơ cấu sản phẩm có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện vai trò chủ thể sản xuất hàng hoá của mình, mục tiêu của doanh nghiệp và mục tiêu của xã hội có thể mâu thuẫn với nhau. Trong trường hợp này, việc doanh nghiệp cưỡng lại yêu cầu, mục tiêu, ý chí của xã hội là không thể chấp nhận được. Ngược lại, việc nhà nước áp đặt tư tưởng chủ quan của mình, can thiệp thô bạo vào hoạt động của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào cũng đồng nghĩa với vi phạm chủ thể sản xuất hàng hoá của doanh nghiệp. Bởi vậy, cần có những biện pháp kết hợp hài hoà các lợi ích và mục tiêu khác nhau. Trong xác định cơ cấu sản phẩm của mình, trừ những sản phẩm trọng yếu thuộc cân đối chung của nhà nước, doanh nghiệp nhà nước có quyền lựa chọn mặt hàng kinh doanh phù hợp với năng lực sản xuất của mình, nhà nước chỉ định hướng phát triển chung và sử dụng những công cụ thích ứng, góp phần thực hiện những mục tiêu chung của xã hội. Thứ tư, đa dạng hoá sản phẩm là giải pháp tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Nâng cao hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý doanh nghiệp. Trong từng doanh nghiệp, hiệu quả kinh tế đạt được là tất cả tiềm lực được huy động và sử dụng cho việc thực hiện cơ cấu sản phẩm đã xác định. Trong thực tế, hiện tượng có tính phổ biến là các nguồn lực của các doanh nghiệp công nghiệp không tận dụng hết mức sản xuất thực tế, mà thường nằm dưới đường giới hạn khả năng sản xuất. Việc đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở các nguồn lực sẵn có là cần thiết, cho phép tận dụng triệt để hơn hàm lượng các chất có ích trong nguyên liệu, mở rộng chủng loại sản phẩm từ một loại nguyên liệu, tận dụng các nguồn lực dư thừa, phế liệu, phế phẩm... nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tăng năng lực sản xuất, ổn định và nâng cao đời sống cho người lao động và góp phần thoả mãn những nhu cầu đa dạng hoá của xã hội. Thứ năm, việc mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp còn cho phép doanh nghiệp phân tán rủi ro trong kinh doanh nhờ các tuyến sản phẩm có sự bổ sung hỗ trợ nhau. Đa dạng hoá sản phẩm là một khuynh hướng phát triển ngày càng phổ biến của các doanh nghiệp công nghiệp, các tổ chức kinh tế lớn, các tập đoàn kinh doanh...Với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sự tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật công nghệ và quy luật cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp ngày càng sử dụng rộng rãi các hình thức đa dạng hoá sản phẩm. Quá trình này đem lại những giá trị bổ sung khiến các doanh nghiệp phát triển khá linh hoạt, nhạy cảm và có sức đề kháng cao trong cạnh tranh. Chính vì vậy, đa dạng hoá sản phẩm được coi là một trong những giá trị kinh doanh phổ biến giúp các doanh nghiệp chẳng những trụ vững mà ngày càng phát triển trên con đường sản xuất kinh doanh. II. Các nhân tố ảnh hưởng tới đa dạng hoá sản phẩm: 1.Những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp: 1.1.Đặc điểm sản phẩm - chu kì sống của sản phẩm: Đặc điểm sản phẩm có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với đa dạng hoá sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, doanh thu, lợi nhuận, vòng quay vốn... Nếu sản phẩm là tư liệu tiêu dùng, vật liệu, nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như: chỉ thêu, chỉ ren, chỉ may... sẽ có vòng đời ngắn, tiêu thụ nhanh. Vì vậy, đối với những sản phẩm này đòi hỏi phải luôn có sự sáng tạo, tìm tòi cái mới, chất liệu mới phù hợp với nhu cầu thị trường... 1.2.Đặc điểm kỹ thuật sản xuất: Máy móc thiết bị có vai trò rất quan trọng trong các doanh nghiệp công nghiệp. Nó không chỉ chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng vốn doanh nghiệp mà còn quyết định điều kiện và khả năng sản xuất kinh doanh. Máy móc thiết bị cũng là một bộ phận quan trọng trong tổng nguồn lực của doanh nghiệp. Việc phát huy tới mức tối đa hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị là nhân tố quan trọng giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc trong cơ chế thị trường và có sức mạnh trong cạnh tranh. Đặc điểm kỹ thuật sản xuất tác động tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng công tác xây dựng kế hoạch, chiến lược như: hệ số sử dụng thời gian, công suất, định mức nguyên vật liệu, lao động, điều độ sản xuất, sự nhịp nhàng cân đối dây chuyền. Nếu kỹ thuật công nghệ kém, xuống cấp sẽ rất khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, độ bền, độ bóng, độ dai, dẻo, đàn hồi, đến màu sắc (độ tán sắc) của sản phẩm. Kỹ thuật, công nghệ kém sẽ khó nâng cao năng lực sản xuất, khó sản xuất những mặt hàng có cùng công nghệ sản xuất với sản phẩm đang sản xuất, kết quả là đa dạng hoá sản phẩm sẽ không được thực hiện. Mặt khác nó cũng ảnh hưởng đến công tác định mức, tiết kiệm nguyên vật liệu, hạ giá thành, đẩy mạnh tiêu thụ, mở rộng thị trường, khó cạnh tranh với các đối thủ của mình. Kỹ thuật công nghệ kém phát triển làm tăng hao phí sửa chữa, tu sửa, tăng hao phí nguyên vật liệu, lao động, giảm năng suất lao động... 1.3.Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là một trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất, tạo nên thực thể sản phẩm. Thiếu nguyên vật liệu thì quá trình sản xuất bị gián đoạn hoặc không thể thực hiện được. Chất lượng của nguyên vật liệu trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, đến việc sử dụng vốn. Vấn đề đặt ra đối với yếu tố này trong công tác quản lý là phải cung ứng đúng tiến độ, số lượng, chủng loại và quy cách. Chỉ trên cơ sở đó mới đảm bảo nâng cao chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, sản xuất kinh doanh có lãi, chu kỳ sống sản phẩm được kéo dài. 1.4.Nguồn nhân lực: Nhân lực là yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh. Nhân lực được chia làm 3 cấp: Ban giám đốc, cán bộ quản lý cấp doanh nghiệp, cán bộ quản lý trung gian và công nhân. Trình độ, năng lực của mỗi cấp, mức độ liên kết, gắn bó giữa các cấp sẽ gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến sức sáng tạo, tinh thần giám nghĩ giám làm của các cấp. Một chiến lược đa dạng hoá sản phẩm có được thiết lập và khả thi hay không là phụ thuộc nhiều vào yếu tố này. 1.5.Vốn: Thực hiện đa dạng hoá sản phẩm liệu doanh nghiệp có phải đầu tư thêm không hay đầu tư mới? đầu tư vốn cố định hay vốn lưu động? Tỉ lệ giữa vốn cố định và vốn lưu động là bao nhiêu? Liệu sau khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, máy móc thiết bị có hoạt động hết công suất không? lãng phí hay quá tải?... Kết quả liệu có bù đắp được chi phí bỏ ra hay không? Khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ ra sao? Vòng quay vốn cố định, vốn lưu động như thế nào?... 1.6.Chu kì sản xuất kinh doanh: Chu kì sản xuất kinh doanh được chia làm hai giai đoạn: -Giai đoạn thứ nhất là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp nhập kho nguyên vật liệu cho đến khi giao hàng cho người mua. -Giai đoạn thứ hai là kể từ khi giao hàng cho người mua cho đến khi nhận tiền về. Chu kì sản xuất kinh doanh ảnh hưởng gián tiếp đến đa dạng hoá sản phẩm. Chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh, tích luỹ nhiều vốn, có điều kiện mở rộng kinh doanh, có điều kiện đầu tư chất xám, phát minh, sáng kiến tạo sản phẩm mới ưu việt, có điều kiện nghiên cứu, tìm tòi nhằm đa dạng hoá sản phẩm cả về nội dung và hình thức. Chu kì sản xuất kinh doanh ảnh hưởng đến tài chính mà tiềm lực tài chính là nhân tố quan trọng không thể thiếu được đối với đa dạng hoá sản phẩm. Vì vậy, chu kì sản xuất kinh doanh là vấn đề cần được quan tâm một cách đúng mức. 1.7.Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh: Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tổ chức và quản lý tốt đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành thông suốt, đều đặn, nhịp nhàng giữa các khâu, các bộ phận, các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp. Từ đó, hạn chế tình trạng ngừng việc của máy móc thiết bị, tiết kiệm các yếu tố sản xuất, tăng tốc độ luân chuyển vốn. 2.Các nhân tố bên ngoài: 2.1.Thị trường đầu vào: Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thể cung gấp cho công ty và các đối thủ cạnh tranh những nguồn cung ứng cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. Những sự kiện xảy ra trong môi trường người cung ứng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty. Nhà quản trị phải theo dõi giá cả các mặt hàng cung ứng, bởi việc tăng giá vật tư và những sự kiện khác có thể làm rối loạn về cung ứng nguyên vật liệu. Trong ngắn hạn có thể làm bỏ lỡ khả năng tiêu thụ và trong dài hạn có thể làm mất đi thiện cảm của khách hàng đối với công ty. 2.2.Thị trường đầu ra (khách hàng) Công ty cần phải nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình. Nhìn chung có năm dạng thị trường khách hàng và dưới đây là những định nghĩa ngắn gọn về chúng: 1.Thị trường người tiêu dùng: những người mua hàng hoá để sử dụng cho cá nhân. 2. Thị trường các nhà sản xuất: các tổ chức mua hàng và sử dụng chúng trong quá trình sản xuất. 3.Thị trường nhà buôn bán trung gian: Tổ chức mua hàng và dịch vụ sau đó bán lại để kiếm lời. 4.Thị trường các cơ quan nhà nước: Tổ chức mua hàng và dịch vụ sau đó sử dụng trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc chuyển giao cho những người cần đến nó. 5.Thị trường quốc tế: Những người mua hàng ở ngoài nước bao gồm: những người tiêu dùng, sản xuất, bán trung gian và các cơ quan Nhà nước ở ngoài nước. Mỗi kiểu thị trường đều có những nét đặc thù riêng của nó mà người bán cần phải nghiên cứu kỹ. 2.3.Đối thủ canh tranh: Mỗi công ty đều có nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Họ là mối nguy cơ đe doạ sự sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phát hiện ra tất cả các đối thủ và lưu ý đặc biệt đến các nhãn hiệu cạnh tranh, bởi chính các nhãn hiệu làm giảm sức tiêu thụ của công ty. III.Hệ thống các chỉ tiêu đo lường mức độ đa dạng hoá sản phẩm và đánh giá hiệu quả của đa dạng hoá sản phẩm: 1.Các chỉ tiêu đo lường mức độ đa dạng hoá sản phẩm: 1.1.Hệ số đa dạng hoá sản phẩm: (HD) Trong đó: DO: Doanh thu trước khi đa dạng hoá. DS: Doanh thu khi đa dạng hoá sản phẩm HD = 0 thì không đa dạng hoá sản phẩm 0 < HD< 1: H càng lớn thì mức độ đa dạng hoá sản phẩm càng cao. 1.2.Hệ số đổi mới chủng loại sản phẩm: Hm Trong đó: SO: chủng loại sản phẩm gốc cải tiến Sm: chủng loại sản phẩm mới S: Số chủng loại sản phẩm chế tạo trong kỳ Hm = 0: không đa dạng hoá sản phẩm 0 Ê HmÊ 1: Hm càng lớn thì mức độ đa dạng hoá sản phẩm càng cao 1.3.Hệ số kiểu sản phẩm: (Hk) Trong đó: Sd:Số kiểu sản phẩm doanh nghiệp sản xuất St: Số kiểu sản phẩm trên thị trường 0 < Hk Ê1: Hk càng cao chủng loại sản phẩm doanh nghiệp sản xuất càng lớn 1.4.Hệ số đảm bảo đồng bộ nhu cầu sản phẩm có quan hệ trong tiêu dùng: HB Trong đó: SC: Số loại sản phẩm cần có để thoả mãn đồng bộ nhu cầu mà doanh nghiệp sản xuất SQ: Số loại sản phẩm có quan hệ trong tiêu dùng 0 < HB < 1: HB càng lớn thì mức độ đa dạng hoá sản phẩm càng cao HB = 1: mức độ đa dạng hoá sản phẩm rất cao 1.5.Hệ số mở rộng loại sản phẩm:HL HL ³ 1: HL càng lớn thì mức dộ đa dạng hoá sản phẩm càng cao Như vậy, mức độ đa dạng hoá sản phẩm chưa hoàn toàn thể hiện sự năng động của doanh nghiệp trong kinh doanh. Mức độ hợp lý của đa dạng hoá sản phẩm còn phụ thuộc vào quy mô, khả năng quản lý, quan hệ liên kết của doanh nghiệp và đặc biệt là hiệu quả kinh tế mà đa dạng hoá mang lại. 2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của đa dạng hoá sản phẩm: 2.1.Sự biến đổi mức đảm nhận lao động sống: Trong đó: Dj: Doanh thu sản phẩm j sau khi đa dạng hoá sản phẩm Di: Doanh thu sản phẩm i trước khi đa dạng hoá sản phẩm tj: Lao động hao phí sau khi đa dạng hoá sản phẩm ti: Lao động hao phí trước khi đa dạng hoá sản phẩm Kw > 0: Đa dạng hoá sản phẩm có hiệu quả Kw Ê 0: Đa dạng hoá sản phẩm có hiệu quả Như vậy, muốn đa dạng hoá sản phẩm có hiệu quả cao thì phải tìm biện pháp để giảm hao phí lao động sản xuất ra sản phẩm j hoặc tăng doanh thu sản phẩm j. 2.2.Sự biến đổi lượng lao động hao phí: Trong đó: K’w<0: đa dạng hoá sản phẩm có hiệu quả. K’w³0: đa dạng hoá sản phẩm không có hiệu quả. 2.3.Mức tăng doanh lợi: Trong đó: POvà PD: Lợi nhuận trước và sau khi đa dạng hoá sản phẩm ZO và ZD: Giá thành sản phẩm trước và sau khi đa dạng hoá sản phẩm Trong đó: VO và VD: Vốn sản xuất trước và sau khi đa dạng hóa. Trong đó: IO và ID: Vốn đầu tư trước và sau khi đa dạng hoá. Eđm: Hệ số hiệu quả định mức của vốn đầu tư (cho biết một đơn vị chi phí đầu tư bỏ thêm thì thu được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận). Kp, Kp’, Kp’’>0: Đa dạng hoá có hiệu quả. Kp, Kp’, Kp’’Ê0: Đa dạng hoá không có hiệu quả. Phần thứ hai: Tình hình thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy Chỉ Khâu Hà Nội: I.Quá trình hình thành và phát triển: 1.Thời kỳ trước sát nhập: Ngày 1/7/1985, theo quyết định của Bộ Công nghiệp nhẹ, nhà máy Chỉ Khâu Hà Nội chính thức được thành lập, trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp dệt, do Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý và trở thành nhà máy sản xuất chỉ may duy nhất tại Hà Nội. Tiền thân của nhà máy là phân xưởng chuyên sản xuất chỉ may của nhà máy dệt 8/3 với năng suất thiết kế đạt 700-800 tấn/ năm. Ra đời đúng vào lúc nền kinh tế nước ta có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nên cũng như nhiều doanh nghiệp khác, nhà máy Chỉ Khâu hết sức ngỡ ngàng, lúng túng, gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý sản xuất cũng như trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm: thị trường bị thu hẹp, sản xuất đình đốn, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn, năng suất chỉ còn 100 tấn/ năm (đạt 12,5-14% năng suất thiết kế ban đầu). Mặt khác, do chưa thích ứng với cơ chế mới nên việc hạch toán kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đối với nhà máy còn nhiều mới mẻ. Tuy nhiên, với sự năng động sáng tạo của ban lãnh đạo nhà máy, sự nhiệt tình, lòng hăng say yêu nghề, tinh thần đoàn kết của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhà máy đã nhanh chóng thích nghi với nền kinh tế thị trường và từng bước ổn định sản xuất. Chính nhờ sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, với tinh thần và ý thức trách nhiệm cao của mỗi thành viên, nhà máy đã từng bước tháo gỡ những khó khăn, bế tắc. Cụ thể là hai năm 1986-1987, ngay sau khi mới thành lập, nhà máy đã luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch. Ngoài mặt hàng chính, nhà máy còn sản xuất thêm nhiều mặt hàng phụ để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên nhà máy và làm cho sản phẩm của nhà máy ngày càng đa dạng, phong phú hơn. Năm 1987, nhà máy đạt 106,2%, nộp ngân sách 102,9% kế hoạch đề ra. Bước sang năm 1988, do sự xuất hiện của nhiều thành phần kinh tế, nhiều sản phẩm giả nhãn hiệu của nhà máy hoặc sản phẩm cùng loại với sản phẩm của nhà máy được tung ra thị trường với giá rẻ hơn rất nhiều đã làm cho sản phẩm của nhà máy sản xuất ra bị ứ đọng, không thể tiêu thụ được. Trước tình hình đó, nhà máy quyết tâm tìm biện pháp khắc phục để duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. Để làm được việc này, nhà máy tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới cơ chế quản lý, đổi mới tổ chức sản xuất nhằm phát huy vai trò chủ động của các phân xưởng. Bước sang những năm tiếp theo, việc tổ chức hạch toán kinh doanh của nhà máy đã thích ứng được với cơ chế thị trường, đã tự tạo lập được kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình, đã quen với việc hạch toán kinh doanh trên cơ sở lấy thu bù chi và có doanh lợi. Nhờ thực hiện đúng quan điểm đổi mới của Đảng và vận dụng phù hợp vào thực tế sản xuất kinh doanh, nhà máy đã đứng vững và phát triển. 2.Thời kỳ sau sát nhập: Ngày 1/7/1992, sau 7 năm hoạt động độc lập, Bộ Công nghiệp nhẹ đã ký quyết định sát nhập nhà máy Chỉ Khâu Hà Nội và nhà máy dệt Phong Phú- thành phố Hồ Chí Minh- mà sau này là công ty dệt Phong Phú. Tên nhà máy: nhà máy Chỉ Khâu Hà Nội. Địa chỉ: 378 Minh Khai. Mục tiêu sản xuất kinh doanh của nhà máy là các mặt hàng chỉ may công nghiệp, chỉ thêu, chỉ ren và một số chỉ đặc chủng giành cho y tế, các xí nghiệp sản xuất xi măng, liên hiệp giày da... Ngoài ra nhà máy còn tận dụng năng lực thiết kế để gia công xe sợi và tẩy nhuộm sợi. Năm 1992, sau khi sát nhập vào công ty dệt Phong Phú, nhà máy đầu tư theo phương thức đa dạng hoá sản phẩm, phân xưởng kéo sợi và phân xưởng may ra đời (1993). Sản phẩm của nhà máy đã đạt hai huy chương vàng tại hội chợ triển lãm công nghiệp hàng tiêu dùng toàn quốc năm 1992. Năm 1993-1994, nhà máy lắp đặt hệ thống máy con của Đức. Ngày 15/3/1994, giám đốc quyết định khoán lương theo sản phẩm. Đây là một biện pháp hữu hiệu, có tác dụng nâng cao trách nhiệm người lao động và làm tăng sản lượng sản phẩm sản xuất ra. Năm 1994, doanh thu của nhà máy đạt 17.069.887.554 đồng, tăng 171% so với năm 1993 và đạt 194% so với năm 1992, nộp ngân sách Nhà nước đạt 1.834.396.000 đồng. Năm 1996, nhà máy bỏ phân xưởng may. Sau hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, nhà máy đã trải qua bao khó khăn thăng trầm và trong những năm trở lại đây, nhà máy đã phát triển nhanh chóng về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý, kinh doanh năm sau luôn đạt hiệu quả cao hơn so với năm trước, sản phẩm ngày càng được đa dạng hoá, nâng cao về chất lượng, mẫu mã, luôn được khách hàng ưa chuộng và ngày càng chiếm được uy tín trên thị trường. Hiện nay, nhà máy đã đứng vững trên thị trường và là một đơn vị làm ăn có lãi, nộp đủ các khoản thu ngân sách trên địa bàn thành phố Hà nội. Sau đây là một số chỉ tiêu nhà máy thực hiện qua các năm: biểu số 1: Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Tổng vốn 12.396.260.434 14.530.242.541 Doanh thu 33.139.470.549 38.485.777.534 Lợi nhuận 632.052.000 943.926.000 Lợi nhuận/vốn 0,051 0,065 Lợi nhuận/doanh thu 0,019 0,0245 Doanh thu/vốn 0,0267 0,0265 2.Một số đặc điểm kinh tế- kỹ thuật chủ yếu: 2.1.Đặc điểm tổ chức quản lý: Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội, liên doanh Coast Tootal Phong Phú, nhà máy Hải Vân, nhà máy may Monilet là bốn thành viên của công ty dệt Phong Phú, chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của tổng giám đốc và các phòng ban của công ty dệt Phong Phú. SƠ Đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tổng giám đốc Các phòng ban Các đơn vị thành viên: Nhà máy may Monilet Nhà máy may Hải Vân Liên doanh Coast Tootal Phong Phú Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội Tuy nhà máy Chỉ khâu Hà Nội là một đơn vị trực thuộc của công ty dệt Phong Phú nhưng việc tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy có tính chất độc lập tương đối, việc tổ chức quản lý và điều hành được thực hiện theo chế độ một thủ trưởng (nghĩa là, giám đốc có quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của nhà máy theo đúng kế hoạch, chính sách, pháp lệnh của Nhà nước và nghị quyết của Đại hội công nhân viên chức), có tư cách pháp nhân, có con dấu riêngvà hạch toán độc lập, được giao dịch trực tiếp với các tổ chức tài chính- ngân hàng và trực tiếp làm nghĩa vụ với Nhà nước. Vì vậy, cũng như các xí nghiệp thành viên khác, để quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, nhà máy phải tổ chức được một bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất của mình. Do đó, nhà máy đã tổ chức một bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến- tham mưu (trực tuyến-chức năng), nghĩa là giám đốc là người quyết định cao nhất, mọi quyết định quản lý của giám đốc đi theo tuyến thẳng. Giúp giám đốc điều hành có một phó giám đốc, một kế toán trưởng và các phòng ban chức năng. Các phòng ban nghiên cứu, bàn bạc tìm ra các giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp giúp giám đốc, làm việc như các chuyên gia hay hội đồng tư vấn. Sơ đồ 2: Bộ máy tổ chức quản lý ở nhà máy Chỉ khâu Hà Nội: Giám đốc Phó giám đốc Phòng bảo vệ Phòng tổ chức hành chính Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán PX II PX I Chú thích: có quyền ra quyết định trực tiếp có quyền ra quyết định khi được ban lãnh đạo uỷ quyền Các bộ phận chức năng (phòng ban) không có quyền quyết định hành chính trực tiếp với các bộ phận cấp dưới (phân xưởng, bộ phận sản xuất), mà chúng chỉ tồn tại như những bộ phận giúp việc cho người lãnh đạo trong phạm vi của mình. Các quyết định hành chính của các bộ phận chức năng chỉ có ý nghĩa đối với các bộ phận trực tuyến khi đã được người lãnh đạo (ban giám đốc thông qua hoặc uỷ quyền). Toàn nhà máy gồm: ban giám đốc, 5 phòng ban, 2 phân xưởng. Chức năng, nhiệm vụ của ban giám đốc và các phòng ban như sau: Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 1 phó giám đốc. Giám đốc là người có quyền cao nhất, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. Phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức quản lý và chỉ đạo công tác kinh doanh của nhà máy, Đồng thời, phó giám đốc kinh doanh là người kiểm tra việc thực hiện sản phẩm kinh doanh của công ty. Phòng bảo vệ: -Có nhiệm vụ bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa -Bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự an toàn. Phòng tổ chức hành chính: -Tham mưu giúp giám đốc về tổ chức, quản lý lao động-tiền lương của nhà máy, đào tạo và tuyển dụng lao động một cách hợp lý và khoa học, đáp ứng yêu cầu của sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, trên cơ sở gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả công tác và năng suất lao động. -Làm tốt công tác tổng hợp hành chính, pháp chế, công tác đối nội, đối ngoại. -Chăm lo đời sống, sức khoẻ cho các cán bộ công nhân viên. Phòng kinh doanh: -Tham mưu giúp giám đốc trong các lĩnh vực quản lý kế hoạch sản xuất, quản lý khoa học kỹ thuật, quản lý tiêu thụ. -Nghiên cứu sản phẩm mới. -Tìm khách hàng và mở rộng thị trường. -Điều hành, chắp nối các kế hoạch sản xuất kinh doanh giữa các phòng ban, phân xưởng trong nhà máy để hợp thành một kế hoạch kinh doanh tổng thể phù hợp, giúp nhà máy thực hiện mục tiêu, kế hoạch đề ra một cách đồng bộ. -Xác định giá bán, chính sách bán, các kế hoạch phân phối... -Cung ứng, bảo quản vật tư, đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu... Phòng kỹ thuật: -Tìm cách giảm tiêu hao vật tư, máy móc thiết bị, phân tích các chỉ tiêu lý hoá. -Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. -Chuyên trách kiểm tra, giám định chất lượng sản phẩm, bán thành phẩm trên dây chuyền công nghệ sản xuất và sản phẩm nhập kho. -Ngoài ra, tìm biện pháp khắc phục sản phẩm hỏng, sự cố bất ngờ -Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa -Tập hợp những nghiên cứu, sáng kiến, chế thử sản phẩm mới. Phòng tài chính kế toán: -Theo dõi tình hình tài chính của nhà máy. -Phân phối và sử dụng hiệu quả đồng vốn và nguồn vốn. -Làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính quyền địa phương. -Tìm cách hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí sản xuất kinh doanh. -Xác định giá bán hợp lý. Cơ cấu tổ chức: nhà máy- phòng ban- phân xưởng- tổ sản xuất- nơi làm việc. Nhờ cách thức tổ chức quản lý này, nhà máy vừa phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban (có điều kiện đi sâu vào từng chức năng của mình, giảm bớt việc cho lãnh đạo) vừa đảm bảo chế độ một thủ trưởng (đảm bảo tính thống nhất trong quản lý). Tuy nhiên, cơ chế này còn kém linh hoạt, bộc lộ nhiều hạn chế gây khó khăn trở ngại cho công tác quản lý và tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác tiêu thụ sản phẩm. Năm 1999, nhà máy tiếp tục củng cố bộ máy quản lý, xây dựng nề nếp làm việc trong điều kiện tổ chức mới. Mặc dù số người làm công tác quản lý nghiệp vụ giảm đi so với năm 1998, nhưng do có sự đổi mới trong tư duy, trong cách làm, nhận thức rõ hơn về quyền hạn, trách nhiệm của mỗi thành viên, bộ phận nên có sự chủ động phối hợp giữa các bộ phận trong nhà máy. Bộ máy tổ chức quản lý ở phân xưởng i bao gồm: 1 quản đốc, 1 cán bộ kỹ thuật, một cán bộ sản xuất, một cán bộ công nghệ thiết bị, 6 tổ sản xuất (trong đó có 3 tổ đậu xe, 3 tổ sợi làm việc theo chế độ 3 ca, mỗi ca gồm 1 tổ đậu xe và 1 tổ sợi), 3 tổ phục vụ (1 tổ cơ khí bảo toàn, 1 tổ KCS, 1 tổ kho). Bộ máy tổ chức quản lý ở phân xưởng II bao gồm: 1 quản đốc, 1 cán vộ thiết bị, 1 cán bộ sản xuất, 2 cán bộ kỹ thuật, 7 tổ sản xuất (trong đó:2 tổ nhuộm, 1 tổ bảo toàn, 1 tổ chỉ, 3 tổ guồng đảo). Phương pháp tổ chức sản xuất: nhà máy tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền bán tự động từ khâu cung bông đến khi thu được chỉ, sợi thành phẩm. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất ở nhà máy gọn nhẹ, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường. Cơ cấu tổ chức gồm nhiều phòng ban, thực hiện tương đối đầy đủ các chức năng nhiệm vụ của một doanh nghiệp nhưng vẫn còn thiếu các bộ phận chuyên môn cần thiết như Marketing. Nhiệm vụ Marketing do phòng kinh doanh đảm nhiệm nhưng chưa được quan tâm đúng mức nên công tác nghiên cứu thị trường còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. 2.2.Đặc diểm tổ chức sản xuất: Để sản xuất ra thành phẩm cuối cùng, việc tổ chức sản xuất ở nhà máy được chia làm 3 phân xưởng: phân xưởng sợi (PXI), phân xưởng chỉ (PXII), phân xưởng may. -Phân xưởng sợi là phân xưởng bắt đầu sử dụng công nghệ của nhà máy, toàn bộ nguyên vật liệu (chủ yếu là bông) được đưa vào phân xưởng này với nhiệm vụ chủ yếu là xe sợi. Kết thúc quy trình công nghệ sẽ thu được thành phẩm là chỉ mộc có thể bán ngay theo yêu cầu của khách hàng hoặc chuyển sang phân xưởng chỉ để tiếp tục chế biến (hay còn gọi là bán thành phẩm phục vụ phân xưởng chỉ). Từ cuối năm 1993, phân xưởng này dược lắp đặt thêm dây chuyền công nghệ của Đức để kéo sợi PE 100%. -Phân xưởng chỉ: là phân xưởng tiến hành các công đoạn tiếp theo như: tẩy trắng sợi mộc, nhuộm màu chỉ theo đơn đặt hàng, sấy guồng, đóng cuộn chỉ và bao gói, sản phẩm của nhà máy bán trên thị trường: chỉ thêu, chỉ ren, chỉ cuộn, chỉ màu... -Phân xưởng may: chủ yếu may hàng gia công bảo hộ cho khối EC. phân xưởng chính thức được thành lập vào năm 1993 và cuối năm 1996 phân xưởng này bị bỏ. 2.2.1.Đặc điểm sản phẩm: Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên sản xuất, chế biến các loại chỉ, sợi nhiều chủng loại, quy cách có khối lượng tương đối lớn. Là một xí nghiệp sản xuất, gia công chế biến sợi, chỉ với tính năng chủ yếu là phục vụ tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng. Trong đó, phục vụ cho tư liệu sản xuất là các mặt hàng như: chỉ PE, chỉ may công nghiệp, chỉ thêu, ren, sợi PE... tư liệu tiêu dùng là: chỉ may, chỉ thêu (lượng này ít). Sản phẩm của nhà máy mang tính đặc thù, sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Trước khi liên doanh với liên doanh Coast Tootal Phong Phú, nhà máy chỉ sản xuất: -Chỉ cotton. -Chỉ pha polyeste. Sau liên doanh nhà máy sản xuất: -Chỉ cotton. -Sợi PE 100% -May gia công xuất khẩu. Đến năm 1996, nhà máy chỉ sản xuất: -Chỉ cotton. -Sợi PE 100% *Mặt hàng chỉ: Đối với chỉ màu, chỉ chuyên dụng, đặc chủng, nhà máy sản xuất căn cứ vào nhu cầu thị trường thông qua các đơn đặt hàng, các hợp đồng ký kết. Đối với các mặt hàng chỉ thông dụng như: chỉ trắng, ren kem, nhà máy luôn sản xuất một lượng dự trữ nhất định để đón trước nhu cầu thị trường. -Mặt hàng cotton 100% với các chi số Anh như: Ne 30/2, 40/2, 20/3, 50/3, 60/3, 40/6, 60/6, 60/9...trắng hoặc nhuộm màu đánh cuộn 5000m, 2500m, 1000m... để phục vụmay công nghiệp và các loại 400m,200m phục vụ may nội địa. Chỉ thành phẩm được đóng trong các hộp cactông, mỗi cuộn được bao một túi nilon, ngoài kiện có ghi rõ màu sắc chi số, tên nhà máy... -Chỉ thêu, ren cũng được sản xuất từ sợi cotton 100%, chải kỹ với chi số Ne 30/2, 20/3, 30/3...Trước đây, màu sắc của mặt hàng này tương đối ổn định nhưng một vài năm trở lại đây, nhu cầu về màu sắc ngày càng đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc mới lạ xuất hiện. *Mặt hàng sợi PE 100%: Mặt hàng này cũng phong phú đa dạng, gồm nhiều chi số từ Ne 40/1 dùng để dệt kim đến sợi Ne20/2, 40/2, 20/3, 40/3, 50/3, 60/3, 20/9... dùng làm chỉ may và dệt vải. Mặt hàng này chủ yếu sản xuất cho liên doanh Coast Tootal Phong Phú và công ty dệt Phong Phú bao thầu. *Mặt hàng sợi gia công: Chủ yếu làm gia công may truyền thống cho khối EC về mặt hàng bảo hộ lao động thông qua công ty dệt Phong Phú. Ngoài ra, nhà máy còn may gia công cho công ty Textaco...Đến năm 1996, nhà máy máy ngừng gia công mặt hàng này. Biểu số 2: Cơ cấu mặt hàng qua các năm: Mặt hàng 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 1.Chỉ may -Cotton -Pêcô -May Cn 20/3 50/3 60/3 76/3 102/3 40/2 20/3 60/3 102/3 40/2 40/2 60/3 40/2 60/3 40/2 60/3 40/2 60/3 40/2 20/3 19/2 30/2 40/2 60/3 40/2 2.Chỉ thêu, ren -Chỉ thêu -Chỉ ren 30/2 20/3 30/2 20/3 30/2 20/3 30/2 20/3 30/2 20/3 30/2 20/3 30/2 20/3 30/2 20/3 3.SợiPE 20/3 20/2 42/2 42/3 42/1 42/2 50/3 60/3 20/2 20/3 42/2 42/3 50/2 60/3 20/2 20/3 42/2 42/3 50/2 60/3 20/2 20/3 42/2 42/3 50/2 60/3 20/2 20/3 42/2 42/3 50/2 60/3 20/2 20/3 20/4 42/2 42/3 50/2 60/3 4. Sợiđơn (cotton) Sợi Visco Kachiboshi Nội địa Polynozic 30/2 30/2 + 20/2 + + 30/2 + 20/2 + + 30/2 + 20/2 + + Qua bảng trên ta thấy cơ cấu mặt hàng thay đổi đa dạng phong phú qua các năm đồng thời nhà máy cũng chuyên tâm vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, màu sắc theo nhu cầu thị trường, khách hàng. 2.2.2.Đặc điểm nguên vật liệu làm nên sản phẩm: Một điểm cần chú ý là nhà máy chỉ khâu Hà Nội không tự sản xuất được nguyên vật liệu để sản xuất ra sản phẩm. Vì vậy, nhà máy phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài, hoặc từ các bạn hàng trong nước. Cụ thể là: -Chỉ thêu, chỉ ren được chế biến từ sợi cotton mua của các công ty trong nước như: nhà máy sợi Hà Nội, công ty Vĩnh Phú... Sợi PE được sản xuất từ xơ PE nhập từ nước ngoài mà chủ yếu la của Malaisia, Đài Loan, Thái Lan... theo phương thức CIF. Xơ PE này do công ty dệt Phong Phú nhập về và cung cấp cho nhà máy, nhà máy không được giao dịch trực tiếp với các bạn hàng này. Nghĩa là về mặt đầu vào, nhà máy không phải lo, tất cả do công ty mẹ bao thầu giống như trong cơ chế bao cấp. Biểu số 3:Một số nghuyên vật liệu chủ yếu nhà máy sử dụng để cấu thành nên sản phẩm (Năm 1999) Loại Tên NVL Nhu cầu tấn/năm Giá đ/cân Giá trị triệu đ % giá trị % A Xơ bông PE Sợi cotton 19/2 1000 360 14000 32000 14000 11520 44.22 36.39 80.61 B Sợi cotton 40/2 Sợi cotton 30/2 Sợi cotton 20/2 48 36 35 50000 43000 42000 2400 1548 1470 7.58 4.89 4.64 17.11 C Hoá chất SiO2 NaOH Na2SO4 Na2CO3 H2O2 Lơ (tẩy trắng) Sapamin Thuốc nhuộm đen Thuốc nhuộm xanh Thuốc nhuộm đỏ Thuốc nhuộm cam Xăng công nghệ Loại khác 24 60 70 7.2 18 0.48 2.4 0.06 0.03 0.03 0.03 12000lít 1000 3600 1300 2000 6000 200000 14000 180000 480000 950000 450000 5500 24 216 91 14.4 108 96 33.6 10.8 14.4 28.5 13.5 66 5.8 0.08 0.68 0.29 0.045 0.34 0.303 0.11 0.034 0.045 0.1 0.042 0.21 0.001 2.28 Từ bảng trên có thể thấy, nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất được chia làm hai loại: NVLC: là các loại NVL trực tiếp tạo nên thực thể sản phẩm như xơ bông PE (chiếm 44,22%), sợi cotton 19/2, 40/2, 30/2, 20/2 (chiếm 17,11%). Xơ bông chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguyên vật liệu làm nên thành phẩm. Nước ta trồng được ít, chất lượng xơ bông không cao, không đáp ứng được nhu cầu trong nước. Vì vậy, chủ yếu phải nhập ngoại với giá cao. NVL phụ:là các loại nguyên vật liệu cũng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng nó gián tiếp tạo nên sản phẩm như các loại hoá chất, thuốc nhuộm, xăng công nghệ... NVL đáp ứng kịp thời, đúng tiến độ, đồng bộ, chính xác, đảm bảo về số lượng, chất lượng, chủng loại, phù hợp với yêu cầu kỹ thuật... đảm bảo tính liên tục trong quá trình sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao, vòng quay vốn nhanh. Đối với các nguyên vật liệu không có sẵn trên thị trường, công ty tổ chức thu mua, dự trữ để khi cần là có nguyên vật liệu cung cấp cho sản xuất. Nhà máy cũng tận dụng tối đa nguyên vật liệu, phế liệu, cố gắng đạt được thành phẩm loại xuất khẩu với tỷ lệ cao, giảm bớt loại I, II. Công tác định mức tiêu hao nguyên vật liệu càng được hoàn thiện, đạt độ chính xác cao, tiêu chuẩn tốt. Định mức tiêu hao nguyên vật liệu được xây dựng cho mỗi năm sản xuất theo phương pháp có căn cứ khoa học, dựa vào thực tế quy trình sản xuất công nghệ sản phẩm của nhà máy, chất lượng nguyên vật liệu và định mức tiêu hao nguyên vật liệu toàn ngành dệt- may. Biểu số 4: Kết quả thực hiện định mức tiêu hao NVL năm 1999: NVL tiêu hao Đơn vị tính Kế hoạch Thực hiện % so với kế hoạch % so với năm 1998 Xơ PE % 4.0 4.2 gần đạt tương đương Sợi làm chỉ % 8.0 7.7 đạt tương đương Xút kg/tấn chỉ 750 625 đạt tương đương Các vật tư khác <định mức Êđịnh mức Nhà máy luôn theo dõi tình hình thực hiện định mức để có kế hoạch sửa đổi định mức cho phù hợp với từng đợt sản xuất, từng lô hàng. Công tác dự trữ, bảo quản NVL được kiểm tra chặt chẽ, tránh tình trạng mất mát, thất thoát, lãng phí NVL, tạo điều kiện cho công tác hạch toán vật tư chính xác và nhanh chóng... Nhờ công tác định mức, quản lý và sử dụng NVL một cách chặt chẽ, có hệ thống nên nhà máy đã tiết kiệm được khá lớn chi phí mà vẫn duy trì được chất lượng sản phẩm. 2.2.3.Đặc điểm máy móc thiết bị công nghệ: Sản phẩm của nhà máy được sản xuất bởi một dây chuyền công nghệ không phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Đây là xu thế phổ biến và nhà máy đã nắm bắt nhanh chóng. Trước đây, máy móc thiết bị đầu tư do nhà máy hoặc các xí nghiệp cơ khí của nghành dệt sản xuất cung ứng (như guồng gỗ, guồng đảo, nồi nấu) hoặc do Trung Quốc viện trợ (máy đậu, máy xe, máy ống...).Hệ thống máy móc thiết bị này được lắp đặt vào năm 1975 nay đã trở nên lạc hậu, thậm chí đã hết khấu hao nhưng vẫn sử dụng tốt, phù hợp với yêu cầu sản xuất của nhà máy. Nhận thấy việc thực hiện đổi mới máy móc thiết bị gắn liền việc đa dạng hoá sản phẩm là một tất yếu khách quan, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của nhà máy nên đến cuối năm 1993, đầu năm 1994, nhà máy đã đầu tư thêm một dây chuyền sản xuất sợi PE 100% của hãng Ricter (Đức) như: máy chải, máy ghép, máy sợi... Năm 1997, nhà máy tiếp tục mở rộng sản xuất các mặt hàng: chỉ nội địa, chỉ Polynozic, sợi Kachiboshi...Vì vậy, nhà máy mạnh dạn vay vốn ngân hàng để mua sắm một số máy móc thiết bị cao cấp của BaLan (máy ống), của Trung Quốc (máy xe) và của Đức (máy thô..). Máy tuy là đồ dùng rồi nhưng phù hợp với yêu cầu sản xuất của nhà máy. Mặt khác, do có đội ngũ kỹ sư kỹ thuật sáng tạo, nhiệt tình cải tiến máy móc thiết bị, đội ngũ công nhân tinh thông nghề nghiệp nên sản phẩm sản xuất có chất lượng cao, phù hợp yêu cầu của tổ chức, khách hàng trong và ngoài nước. Tổng số máy móc thiết bị của nhà máy Chỉ khâu Hà Nội gồm 21 loại máy, số liệu cụ thể như sau: Biểu số 5 STT Tên Nước sản xuất Năm mua Số lượng %GTCL 1 Cung bông Đức (Ricter) 1996 1 60 2 Máy chải Đức (Ricter) 1993 7 20 3 Máy ghép Đức (Ricter) 1993 4 20 4 Máy thô Đức (Ricter) 1997 3 80 5 Máy sợi con Đức (Ricter) 1979,1993 5 - 6 Máy đậu Trung Quốc 1979 3 0 7 Máy xe Trung Quốc 1979,1997 14 8 Máy ống TQ, BaLan 1979,1997 6 9 Máy đốt Trung Quốc 1979 1 0 10 Guồng gỗ Việt Nam 1979 2 0 11 Máy làm bóng Trung Quốc 1979 1 0 12 Nồi nấu 1979 1 cặp 0 13 Giặt axít Trung Quốc 1979 1 0 14 Nhuộm phun Trung Quốc 1979,1999 4 15 Nhuộm piston Trung Quốc 1979 1 0 16 Máy sấy Trung Quốc 1979 2 0 17 Giật sóng Trung Quốc 1979 1 0 18 Guồng đảo Việt Nam 1979 1 0 19 Máy cuộn chỉ Trung Quốc 1979 8 0 20 ống thành phẩm Trung Quốc 1979 1 0 21 Lò hơi Trung Quốc 1995 1 20 Ngoài ra, còn một số máy khác như thiết bị, máy móc phục vụ trong phòng thí nghiệm, trạm bơm nước phục vụ sản xuất. Do đặc điểm TSCĐ của nhà máy được nhập từ Trung Quốc, Ba Lan, Đức, tuy phù hợp với năng lực của nhà máy, nhưng là đồ cũ, lạc hậu so với các nước trong khu vực và trên thế gới, nên nhà máy có chế độ quản lý và sử dụng TSCĐ đặc biệt và hữu hiệu. Nhà máy có một đội ngũ kỹ sư lành nghề, bản thân giám đốc trước là trưởng phòng- kỹ sư sợi viện công nghệ dệt sợi nên máy móc thiết bị được kiểm tra sửa chữa định kỳ, trung- đại tu, sửa chữa lớn, bảo dưỡng thường xuyên, cải tạo và nâng cấp. Mặt khác, đội ngũ công nhân được đào tạo, huấn luyện cách sử dụng, bảo quản máy tốt nhất. Vì thế, giảm được các sự cố đột xuất làm đứt dây chuyền, hỏng hóc nhỏ ít xảy ra, bảo đảm an toàn lao động. Khâu vệ sinh công nghiệp cũng được thực hiện tốt nên giảm được các lỗi ngoại quan trên thân sợi, chất lượng chỉ cotton tốt hơn, mức đồng bộ về màu sắc cao hơn. Đặc biệt trong năm 1999, nhà máy chú trọng đầu tư theo chiều sâu và được sự quan tâm của công ty, nhà máy đã nâng cấp một số thiết bị như: mua máy nén khí kiểu trục vít thay cho máy nén cũ, mua cân điện tử, mua thêm súng cệ sinh, trang bị thêm máy vi tính, chế tạo máy màng co. Ngoài ra, nhà máy cũng dần dần hoàn chỉnh công nghệ kéo sợi từ xơ T 333, xơ Nanlon, tẩy sợi Kachiboshi... Điều này ảnh hưởng tích cực đến quá trình sản xuất của công ty. Máy móc thiết bị đóng một vai trò không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy đa dạng hoá sản phẩm. Việc nhà máy tích cực đẩy mạnh nâng cấp, tân trang máy móc thiết bị chứng tỏ quyết tâm cố gắng đi lên của nhà máy trong cơ chế thị trường. Nhà máy thực hiện khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng theo quy định số 1062 / TC / QĐ /CSTC do Bộ TC ban hành: sử dụng một tỷ lệ khấu hao cố định, song vẫn có thể linh hoạt áp dụng theo tình hình sản xuất của nhà máy và môi trường kinh doanh (Khi máy móc có nguy cơ lạc hậu nhanh thì tăng mức khấy hao biến động từ 7-15%/ năm). 5.Tình hình sử dụng vốn: Biểu số 6: Cơ cấu vốn và nguồn vốn của nhà máy qua các năm: Chỉ tiêu 1995 1996 1997 1998 1999 Theo cơ cấu 9.789739606 10.513930867 13.172412564 12.930260434 14.530242541 Vốn LĐ 4.505783721 4.279197497 4.551592303 5.628751073 4.214683163 Vốn CĐ 5.292955885 6.234733370 8.620820261 6.761509361 10.288559288 Theo nguồn 9.789739606 10.513930867 13.172412564 12.930260434 14.530242541 Vốn CSH 6.796500549 7.220474621 7.258004781 7.675546084 8.419760497 Vốn vay 3.002239057 3.293456246 5.914407783 4.714714350 6.110481594 Biểu số 7: Tỷ lệ tăng trưởng vốn qua các năm (%): Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 Vốn LĐ 94,97 106,37 123,67 75,36 Vốn CĐ 117,79 138,27 78,43 152,16 Vốn CSH 106,24 100,52 105,72 109,70 Vốn vay 109,70 118,80 79,71 129,60 Tổng vốn 107,30 125,29 94,06 117,27 Tính đến năm 1999, tổng nguồn vốn là 14.530.242.541 đồng và đều tập trung vào sản xuất. Từ bảng ta thấy, năm 1999, nhà máy đã đầu tư về chiều sâu cho TSCĐ khá lớn, tăng vốn cố định lên 152,16% trong khi vốn lưu động giảm đáng kể (do tồn kho giảm, tiền giảm) chứng tỏ xu hướng đầu tư để mở rộng sản xuất ngày càng cao. Nguồn vốn của nhà máy luôn được đảm bảo, hàng năm, một phần lợi nhuận được trích vào vốn bổ sung theo một tỷ lệ cố định. Biểu số 8: Bảng cân đối kế toán năm 1999: Tài sản Đầu năm Cuối năm Nguồn Đầu năm Cuối năm I.TSLĐ 5628751073 4214683163 I.Nợ 4714714350 6110481954 -Tiền 621583085 210951138 -Nợ NHạn 4714714350 6110481954 -Phải thu 1766593955 1256144501 -Hàng tồn 3221890990 2768430524 -TSLĐ # 18683043 6157000 II.TSCĐ 6716509361 10288559288 II.NVCSH 7675546084 8419760497 -GTCL 6716509361 10288559288 -Quỹ 7675546084 8419760497 -NGiá 18828803319 23756991650 -Hao mòn -12067293958 -13468432362 Tổng 12390260434 14530242541 12390260434 14530242541 Biểu số 9: Chỉ tiêu 1998(%) 1999(%) 1.Cơ cấu vốn TSCĐ/TS TSLĐ/TS 54,57 45,43 70,81 29,19 2.Tỉ suất lợi nhuận -Tỉ suất lợi nhuận/ doanh thu -Tỉ suất lợi nhuận/vốn -Tỉ suất lợi nhuận/VCSH 1,9 5,1 8,23 2,45 6,5 11,21 3.Tình hình tài chính -Khả năng thanh toán -Tỉ suất thanh toán tức thời -Tỉ suất tài trợ -Tỉ suất thanh toán của vốn lưu động 1,194 0,132 0,62 0,11 0,694 0,034 0,579 0,0497 4.Số vòng quay của vốn lưu động 5,93 6,84 5.Hệ số doanh lợi vốn kinh doanh 2,69 2,65 6.Hệ số doanh lợi vốn chủ sở hữu 4,34 4,57 6.Đặc điểm lao động- tiền lương: 6.1.Về lao động: Lực lượng lao động trong doanh nghiệp là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Công nghệ dù có hiện đại đến đâu thì con ngườn vẫ luôn là yếu tố cơ bản tác động đến quy trình sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội từ khi được thành lập đến nay đã không ngừng tăng trưởng về mọi mặt, kể cả về lực lượng lao động. Biểu số10: Bảng kê tình hình lao động từ năm 1990 đến nay: Năm Tổng số lao động Chênh lệch Lao động nữ % nữ 1990 686 - 397 55,25 1991 645 -41 357 55,35 1992 610 -35 345 56,56 1993 581 -29 377 64,89 1994 467 -114 299 64,03 1995 456 -11 297 65,13 1996 445 -11 295 66,29 1997 245 -200 158 64,49 1998 282 37 169 59,93 1999 294 12 186 63,27 2000 (dự kiến) 300 6 192 64,00 Chuyển dần cơ chế quản lý từ bao cấp sang cơ chế thị trường, nhà máy luôn năng động nhạy bén, sáng tạo, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất và do đó thực hiện giảm biên chế dần qua các năm, trẻ hoá đội ngũ lao động. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ bình quân chiếm 64,17% từ năm 1995 đến năm 1999. Biểu số11: Trình độ lao động: Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 STĐ % STĐ % STĐ % STĐ % Tổng số lao động 445 100 245 100 282 100 294 100 Lao động có trình độ ĐH 36 8,54 43 17,55 51 18,09 55 18,7 Lao động có trình độ CĐ, TC 56 12,58 47 19,18 55 19,5 61 20,75 Lao động có trình độ PT 351 78,88 155 63,27 176 62,41 178 60,55 Trình độ lao động ngày càng nâng cao, tỷ lệ lao động có trình độ Đại học, Cap Đẳng, Trung cấp tăng đều qua các năm, tỷ lệ lao động Phổ thông giảm xuống. Tuy nhiên, lao động bậc Phổ thông vẫn còn chiếm quá lớn trong cơ cấu lao động: 78,88% năm 1996, 63,27% năm 1997 và 62,41% năm 1998, 60,55% năm 1999. Nhà máy đang chú trọng nâng cao chất lượng lao động: Năm 1999, có 20 kỹ sư, 61 lao động trung cấp, 55 lao động là lao động bậc Đại học chính quy, Tại chức..., bậc thợ bình quân là 4; 98 lao động bậc 5,6,7 (chiếm 31,33% tổng số công nhân). Biểu số 12: Trình độ công nhân năm 1999 Bậc thợ Công nhân công nghệ Công nhân phục vụ Tổng Tỷ trọng(%) Số CN Tỷ trọng(%) Số CN Tỷ trọng(%) 2 15 7,61 1 1,92 16 6.43 3 61 36,04 19 36,54 80 36.14 4 39 24,87 16 30,77 55 26.11 5 48 19,29 8 15,38 56 18.47 6 29 9,65 6 11,54 35 10.04 7 5 2,54 2 3,85 7 2.81 ồ 197 100 52 100 249 100 Biểu số 13: Kết cấu lao động năm 1999: Chỉ tiêu Số người Tỷ trọng (%) Tổng số lao động 294 100 Cán bộ quản lý 32 10,89 Công nhân sản xuất và công nhân phục vụ 249 84,69 Bảo vệ, lao vụ, dịch vụ 13 4,42 Lực lượng lao động ngày càng đáp ứng các nhu cầu về số lượng, chất lượng, giới tính, được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo; đảm bảo mọi khâu, mọi bộ phận có sự đồng bộ ăn khớp, có mối quan hệ chặt chẽ trên phạm vi toàn doanh nghiệp; đảm bảo sản xuất cân đối, nhịp nhàng, liên tục, hiệu quả hoạt động cao. Tuy nhiên, lực lượng lao động có độ tuổi khá cao, đôi khi vẫn có mâu thuẫn giữa các cá nhân, bộ phận, gây mất đoàn kết nội bộ. 6.2.Về tiền lương: Biểu số 14: Tiền lương lao động: Năm Tổng quỹ lương Lương bình quân Chênh lệch Tỷ lệ % tăng lương bình quân 1995 159277608 3349293 - - 1996 194853930 437874 88581 25,36 1997 199410400 813920 376046 85,88 1998 257716698 913889 99969 12,28 1999 282930900 962350 48461 5,3 Theo số liệu cho thấy lương bình quân tăng dần qua các năm và đặc biệt cao từ năm 1997, chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao, đời sống người lao động được nâng cao, lao động hăng hái làm việc, gắn lợi ích riêng với lợi ích chung của toàn doanh nghiệp. 7.Môi trường kinh doanh của nhà máy: 7.1.Thị trường và đối thủ cạnh tranh: Sản phẩm nhà máy sản xuất ra được chia làm 4 loại: chỉ may, chỉ ren, chỉ thêu, và sợi PE 100%. Chỉ thêu, chỉ ren: phục vụ cho khách hàng thủ công mĩ nghệ: Loại chỉ này được các thợ thủ công tại các tỉnh thêu và móc thành các tác phẩm nghệ thuật hoặc áo Kimônô, khăm phủ, ga trải giường... để xuất khâủ. Vì vậy, sản phẩm nhà máy sản xuất ra được xuất khâủ gián tiếp, do đó thị trường của mặt hàng này phụ thuộc chủ yếu vào thị trường nước ngoài. Trước đây, trong thời bao cấp, hàng thủ công mĩ nghệ được xuất theo nghị đinh thư với các nước trong phê xã hội chủ nghĩa nên mặt hàng chỉ thêu, ren nhà máy sản xuất ra cung cấp chủ yếu cho tổng công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ (ARTEXPORT). Trong giai đoạn các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ thì thị trường hàng thủ công mỹ nghệ với các nước trong khu vực I cũng mất chỗ đứng, các hợp đồng lớn bị huỷ bỏ, kéo theo sản phẩm chỉ thêu, ren nhà máy sản xuất ra không tiêu thụ được. Từ cuối năm 1992, thị trường hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta ngày càng được mở rộng với các nước trên thế giới đã kéo theo sư phát triển trở lại của mặt hàng chỉ thêu, ren. Không như trước đây, các mặt hàng chỉ thêu đòi hỏi gam màu rực rỡ: đỏ cờ, vàng, xanh... và chỉ ren chỉ có màu trăng, kem. Đến nay, do đòi hỏi của các khách hàng cao cấp và sành sỏi như Pháp, Italia, Nhật..., nhà máy đã sản xuất các mặt hàng thêu, ren đa dạng và phong phú hơn với các gam màu độc đáo. Từ khi đất nước mở cửa, các khách sạn, nhà hàng mọc lên như nấm đòi hỏi trang thiết bị nội thất hiện đại, nên sản phẩm thêu, ren cũng có thêm thị trường trong nước. Chuyển dần sang cơ chế mới, cơ cấu khách hàng nhà máy cũng thay đổi từ chỗ là các khách hàng truyền thống mua sản lượng lớn, đến nay chủ yếu là các khách hàng mới và mua lẻ. Đối thủ cạnh tranh: tạm thời, trước mắt chỉ có một số cơ sở thủ công sản xuất nhỏ, nhuộm màu bằng các loại thuốc rẻ tiền, độ dây phai lớn, nên không cạnh tranh được về mặt chất lượng. Trước mắt, nhà máy vẫn độc quyền về mặt hàng này, nhưng trong tương lai, nếu nhu cầu thị trường ngày càng tăng, chắc chắn sẽ có đối thủ mới. Loại chỉ chuyên dùng cho may mặc hàng xuất khâủ và nội địa: Từ thời bao cấp, mặt hàng chỉ may, mọi năm nhà máy sản xuất hàng trăm tấn với các chủng loại chỉ cotton, Pêco, nhưng một vài năm gần đây, do giá bông xơ thế giới tăng cao, nên chỉ cotton và Pêco mất hẳn chỗ đứng trên thị trường do không cạnh tranh được với mặt hàng sợi PE 100% về chất lượng, cường lực cao hơn, giá hạ hơn. Cho đến nay, nhà máy chỉ còn chiếm ưu thế trên thị trường về mặt hàng cotton trắng dùng may khăn bông xuất khâủ. Vì vậy, thị trường mặt hàng này gián tiếp phụ thuộc vào thị trường nước ngoài. Các khách hàng truyền thống còn rất ít, chủ yếu là các xí nghiệp may, khâu xuất khâủ trên thị trường miền Bắc như công ty Minh Khai, Liên hiệp Dệt Nam Định, dệt Kim Hà Nội, công ty dệt Hà Đông... Đối thủ cạnh tranh chính là công ty liên doanh Coast Tootal Phong Phú, chuyên sản xuất sợi PE 100%, dùng cho máy công nghiệp và các cơ sở tư nhân làm chỉ mang nhãn mác của nhà máy như làng Triều Khúc- Hà Nội. Sợi PE 100%: Mặt hàng này nhà máy chưa có khả năng xuất khâủ trực tiếp, thị trường nội điạ vẫn là chính, một phần gián tiếp xuất khâủ thông qua một vài công ty trách nhiệm hữu hạn. Các công ty này mua sợi PE Ne 40/1, để dệt vải, dệt kim hoặc làm chỉ may quần áo xuất đi. Sản phẩm sợi PE 100% được tiêu thụ chủ yếu tại 2 thành phố lớn: Hà Nội và Hồ Chí Minh. Hiện tại, khách hàng lớn nhất của mặt hàng này là liên doanh Coast Tootal Phong Phú. Với 2 mặt hàng sợi PE 100%, nhà máy có tới hàng chục đối thủ cạnh tranh và là những doanh nghiệp đã hoạt động lâu năm trên thị trường, giàu kinh nghiệm và có hệ thống các bạn hàng truyền thống. 7.2.Nhà cung ứng: Xơ PE nhập từ nước ngoài: Malaxia, Đài Loan, Hồng Kông... Bông: nhà máy sợi Hà Nội, công ty dệt Vĩnh Phú... Hoá chất: Đức Giang... II.Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy Chỉ khâu Hà Nội: 1.Thực trạng đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy: Tiền thân của nhà máy Chỉ khâu Hà Nội là một phân xưởng sản xuất chỉ may của nhà máy dệt 8/3 (thành lập năm 1976). Bước vào hoạt động, phân xưởng chỉ được phép sản xuất chỉ may đánh cuộn (loại 500m, 1000m...) phục vụ may công nghiệp và chỉ đánh cuộn (loại 50m, 100m, 200m...) phục vụ tiêu dùng. Màu sắc, mẫu mã, nhãn mác...còn đơn giản. Là một doanh nghiệp Nhà nước, nhà máy không phải lo đầu ra, đầu vào, không phải quan tâm đến nhu cầu thị trường, sản xuất chỉ theo nhiệm vụ của nhà máy dệt 8/3 giao về số lượng, chủng loại. Do vậy, nhà máy chưa quan tâm chú ý đến việc đa dạng hoá sản phẩm. Năm 1985, theo quyết định của Bộ công nghiệp nhẹ, nhà máy Chỉ khâu tách khỏi nhà máy dệt 8/3, chính thức trở thành một doanh nghiệp Nhà nước độc lập. Tách khỏi nhà máy dệt 8/3, đây vừa là một cơ hội vừa là nột thách thức lớn đối với nhà máy Chỉ khâu Hà Nội. Cơ hội ở chỗ: nhà máy được tự mình tiếp xúc với thị trường, tự khẳng định mình, được tự do hoạt động sản xuất kinh doanh. Thách thức ở chỗ: nhà máy tách ra vào đúng thời điểm đất nước đang chuyển mình từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhà máy phải tự tìm thị trường cho mình, tìm các bạn hàng cung ứng đầu vào thuận lợi vừa tìm khách hàng tiêu thụ sản phẩm. Nếu chỉ trông chờ vào những bạn hàng truyền thống trước đây thì doanh nghiệp không đủ sống, làm ăn lỗ lãi ra sao, nhà máy phỉa tự chịu trách nhiệm. Đứng trước tình thế này, nhà máy bắt đầu chú ý, quan tâm đến vấn đề đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng chủng loại sản phẩm để tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên nhà máy. Lúc này, vấn đề đa dạng hoá sản phẩm còn là một vấn đề hết sức mới mẻ đối với nhà máy. Tuy nhiên, nhà máy nhận thấy chỉ có đi theo đa dạng hoá sản phẩm, nhà máy mới tồn tại, đứng vững và phát triển được trong cơ chế thị trường. 1.1.Hệ thống sản phẩm truyền thống của nhà máy: Ngày đầu mới thành lập, nhà máy chỉ sản xuất sản phẩm chủ yếu là chỉ may phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Đây là sản phẩm chính thức của nhà máy và trở thành sản phẩm truyền thống. sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại (Ne 20/3, 20/2, 30/2, 30/3, 40/2, 40/3, 60/2, 60/3, 50/2...), về kích cỡ (50m, 100m, 200m, 400...), về bao gói (đóng hộp: 24 cuộn/ hộp hay đóng gói nilon 24 cuộn / hộp...). Chất lượng sản phẩm rất tốt, độ co giãn, độ dai được đảm bảo, không bở bục như tư nhân làm. Tuy nhiên, màu chỉ lúc đó chủ yếu là các màu trắng, xanh bộ đội, đen, đỏ và một số màu khác. Năm 1992, sau khi sát nhập với công ty dệt Phong Phú và tách một phần nhà máy kiên doanh với hãng King (Anh), công ty dệt Phong Phú đã quyết định chuyển phần lớn nhiệm vụ sản xuất chỉ may cho liên doanh Coast Tootal Phong Phú bởi liên doanh có điều kiện làm tốt hơn rất nhiều và thực tế đó đã được khẳng định, liên doanh ngày càng mở rộng chủng loại, kích cỡ, phổ trên 1000 loại màu sắc, kiểu dáng cũng rất phong phú. Hiện nay, liên doanh Coast Tootal Phong Phú đang là doanh nghiệp độc quyền sản xuất các loại chỉ may, nổi tiếng trong ngành dệt may Việt Nam và trên thị trường thế giới. Nhà máy Chỉ khâu Hà Nội vẫn tiếp tục sản xuất mặt hàng này nhưng thu hẹp dần danh mục sản phẩm, sản xuất với số lượng rất nhỏ, là những loại mà liên doanh không sản xuất hoặc gia công cho liên doanh. Biểu số 15: Cơ cấu mặt hàng truyền thống của nhà máy: Chỉ may 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Cotton 60/3 50/3 20/3 60/3 20/3 102/3 60/3 40/2 - 60/3 - - 60/3 - - 60/3 - - 19/2 20/3 30/2 60/3 - - May CN Cotton 40/2 40/2 40/2 40/2 40/2 40/2 40/2 40/2 Pêco 102/3 102/3 - - - - - - Như vậy ta thấy, từ năm 1992, sản phẩm chỉ may của nhà máy đã bị thu hẹp rất nhiều: đối với chỉ cotton, chỉ còn loại 60/3 còn trụ được nhưng sản xuất nhỏ, dè dặt. Sản phẩm chỉ Pêco chuyển hẳn sang cho bên liên doanh thực hiện. Riêng về chỉ may công nghiệp cotton 40/2, nhà máy vẫn duy trì được sản xuất và liên tục phát triển. Biểu số 16:Tình hình sản xuất và tiêu thụ chỉ may công nghiệp 40/2: Năm 1996 1997 1998 1999 KH TH KH TH KH TH KH TH Sản xuất 5000 5239,2 5700 6417,4 6000 5625,4 20000 21174,5 Tiêu thụ 5567,8 6325,7 5891,3 21490,1 Tồn 1090,7 1182,4 943,5 627,9 Năm 1998, dự kiến kế hoạch sản xuất là 6000 kg, trong quá trình thực hiện, nhà máy nhận thấy nhu cầu năm 1998 có xu hướng giảm nên diều chỉnh lại sản xuất. Vì vậy, sản phẩm sản xuất không đạt chỉ tiêu kế hoạch. Môi trường kinh doanh biến động không ngừng, cuối năm 1998, đầu năm 1999, Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng sản xuất các loại khăn bông xuất khâủ sang thị trường EU, EC, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông... Vì vậy, nhu cầu chỉ may công nghiệp 40/2 tăng vọt. Nhà máy dự kiến sản xuất 20.000 kg nhưng thực tế sản xuất là 21.174,5 kg và tiêu thụ được 21.490,1 kg. Nhu cầu thị trường về khăn bông xuất khâủ tiếp tục tăng, nhà máy dự kiến năm 2000 sẽ sản xuất 25000 kg chỉ may công nghiệp 40/2. Với nhu cầu dồi dào của thị trường hiện nay thì 25 tấn còn là một con số khiêm tốn. Nhà máy sẽ điều chỉnh dần trong quá trình sản xuất. Đây là sản phẩm truyền thống nhưng hiện nó chỉ còn chiếm 1,99% khối lượng và 5,97% giá trị và chỉ tiêu thụ trong nước cho các nhà máy dệt như: Sợi Hà Nội, dệt Kim Đông xuân... 1.2.Hệ thống sản phẩm đa dạng hoá: Nhà máy thực hiện đa dạng hoá sản phẩm theo nhiều phương thức khác nhau, thực hiện xen kẽ để đảm bảo tính đồng đều vừa phát huy điểm mạnh của từng phương thức lại vừa hạn chế các điểm yếu kém của chúng trên cơ sở tận dụng hết những gì sẵn có và dựa trên khả năng, nguồn lực của mình. Từ năm 1993, nhà máy thực hiện đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đầu tư bổ sung và thực hiện đổi mới chủng loại sản phẩm, loại bỏ những sản phẩm kém sức cạnh tranh trên thị trường (các loại chỉ may), đưa vào danh mục sản phẩm những sản phẩm mới (mới tương đối) như: sợi Kachiboshi (trắng xuất khâủ), chỉ Polynozic, chỉ may nội địa. Với những sản phẩm này, nhà máy tận dụng năng lực sản xuất máy móc thiết bị sẵn có, huy động tối đa công suất và tăng hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị. Mặt khác, các sản phẩm này được cấu thành bởi cùng loại nguyên vật liệu, nên đầu vào nhà máy không phải lo lắng, thị trường tiêu thụ lại khá rộng, vấn đề chỉ còn là ở chỗ công tác tổ chức sản xuất sao cho hợp lý. Nhà máy thực hiện đầu tư mới, đưa thêm dây chuyền sản xuất máy móc thiết bị côngnghệ mới vào sản xuất các loại sản phẩm theo hướng thoát ly sản phẩm gốc như: sợi PE 100%, sợi Visco. Đây là những mặt hàng đang được ưa chuộng trên thị trường. Chúng có quy trình công nghệ sản xuất khác với các sản phẩm chỉ may, chỉ thêu, chỉ ren của nhà máy, nguyên vật liệu cấu thành nên sản phẩm cũng hoàn toàn khác. 1.2.1.Đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đưa ra thị trường những sản phẩm mới: 1.2.1.1.Sản phẩm mới dựa trên năng lực sản xuất hiện có kết hợp đầu tư bổ sung: Sản phẩm mới tương đối (mới đối với doanh nghiệp nhưng không mới đối với thị trường). Đây là những sản phẩm đang và tiếp tục sẽ được tiêu thụ mạnh trên thị trường, nhiều doanh nghiệp tham gia nên có nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh như: dệt Việt Thắng, dệt Hoà Thọ, dệt Phước Long, dệt Thắng Lợi, dệt Đà Nẵng, dệt Thành Công, dệt 10/10... hoạt động lâu năm trên thị trường với công nghệ tiên tiến, hiện đại, nhà máy Chỉ khâu còn quá non trẻ so với họ. Chỉ cotton, chỉ may công nghiệp 40/2, Pêco có cùng một công nghệ sản xuất. Vì thế, năm 1985, nhà máy quyết định đưa hai loại: chỉ thêu, chỉ móc vào sản xuất nhằm tận dụng công suất máy móc thiết bị. Tuy nhiên, do các nhân tố chủ quan (năng lực tổ chức quản lý và sản xuất...) cũng như khách quan (nhu cầu thị trường không cao, thu nhập người tiêu dùng còn thấp...) nên máy móc thiết bị chưa thể hoạt động hết công suất. Biểu số 17: Tình hình sản xuất và tiêu thụ chỉ thêu: Năm 1997 1998 1999 2000 KH TH KH TH KH TH (dự kiến) Sản xuất 10000 10103,3 17000 17186,5 12000 13308 24000 Tiêu thụ 16282 12697 Biểu số 18: Tình hình sản xuất và tiêu thụ chỉ ren: Năm 1997 1998 1999 2000 KH TH KH TH KH TH (dự kiến) Sản xuất 20000 21701,6 25000 25300,4 18000 19960 36000 Tiêu thụ - - - 24007,0 - 20101 - Tiếp tục tận dụng dây chuyền sản xuất này, cuối năm 1997, nhà máy nâng cao công suất thiết kế, nâng cấp máy móc thiết bị, đưa mặt hàng cotton 20/2 trắng XK vào sản xuất (sợi Kachiboshi) phục vụ dệt khăn bông xuất khâủ. Mới đi vào sản xuất, sản phẩm đã đạt kết quả cao hơn sự mong đợi của nhà máy. Khối lượng sản phẩm sản xuất đứng thứ hai trong danh mục sản phẩm của nhà máy. Biểu số 19: Tình hình sản xuất và tiêu thụ sợi Kachiboshi: Năm 1997 1998 1999 2000 KH TH KH TH KH TH (dự kiến) Sản xuất - 19955 75000 76360,2 96000 100499 180000 Tiêu thụ - 6986,4 - 82136,7 - 94418,6 - Mới đi vào sản xuất, sản phẩm đã dạt chất lượng cao, sợi dai, bền, độ bóng cao, độ trắng và trắng xanh ánh đẹp. Đây là một thành công lớn của nhà máy, đem lại thu nhập cao cho nhà máy, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Năm 1997, nhà máy thử sản xuất nên chỉ sản xuất gần 20 tấn. Đến năm 1998, sau khi nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường và tìm nguồn tiêu thụ, nhà máy quyết định sản xuất 75 tấn và thực tế sản xuất được 76360,2 kg nhưng do nhu cầu thị trường đột ngột tăng cao, nhà máy phải tăng giá bán từ 44000 đồng/kg lên 75000 đồng/kg mà nhà máy vẫn tiêu thụ được 82131,7 kg. Năm 1999, nhà máy sản xuất 100499 kg và dự kiến năm 2000, nhà máy sẽ huy động tối đa công suất thiết kế: 180000 kg, gấp 2,4 lần so với năm 1999. Với nhu cầu ngày càng lên cao của thị trường trong nước, khu vực, Đông Âu và Châu Âu, Châu Mỹ... thỉ 180 tấn sợi Kachiboshi là có thể thực hiện được. Nhà máy dự kiến nếu nhu cầu tiếp tục lên caovà năng lực cho phép, nhà máy sẽ đề xuất các phương án đầu tư thêm máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ để mở rộng sản xuất mặt hàng này. Cũng trong năm 1997, nhà máy đưa vào sản xuất thử nghiệm mặt hàng mới: chỉ nội địa. Sản phẩm này sử dụng các nguyên vật liệu trong nước (cotton, covi), chất lượng không kém chất lượng nguyên vật liệu ngoại là mấy, giá bán chỉ bằng 70% giá bán hàng xuất khâủ. Tung ra thị trường sản phẩm này, nhà máy được sự động viên, khen ngợi của nhiều khách hàng trong nước, họ rất thích loại hàng này. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ tiêu thụ được trong nước, không thể xuất khâủ ra nước ngoài dù là gián tiếp bởi các khách hàng ngoại quốc họ rất khó tính, rất sành điệu. Vì vậy, nhu cầu sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này rất thấp so với các mặt hàng khác. Biểu số 20:Tình hình sản xuất và tiêu thụ chỉ nội địa: Đơn vị: kg Năm 1997 1998 1999 Sản xuất 710,7 41,2 196,8 Tiêu thụ 145,3 323,4 172,4 Sản phẩm chỉ Polynozic có khả quan hơn: Biểu số 21: Tình hình sản xuất và tiêu thụ chỉ Polynozic. Đơn vị: kg Năm 1997 1998 1999 Sản xuất 337,2 306,4 1167,8 Tiêu thụ 261,7 326,6 1197,8 1.2.1.2.Sản phẩm mới trên cơ sở đầu tư mới: Năm 1992, sau khi sát nhập với công ty dệt Phong Phú, phải bỏ dần dần nhiều mặt hàng chỉ may là một khó khăn đối với nhà máy, máy móc thiết bị nhàn rỗi. Năm 1993, công ty quyết định đầu tư thêm một dây chuyền công nghệ mới sản xuất mặt hàng sợi PE 100%, đồng thời mở thêm một phân xưởng may gia công quần áo bảo hộ phục vụ thị trường EU. Mở rộng quy mô sản xuất, nhà máy giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Sợi PE 100% với nhiều tính năng, công dụng trội hơn hẳn các loại chỉ cotton. Sợi PE 100% chắc, dai, dùng làm chỉ may rất bền, dùng đê rdệt vải thì mềm, mát, phong phú về màu sắc, chủng loại, có thể làm vỏi bóng, mờ, lịch sự nhã nhặn, phù hợp cho những người đi làm công sở và thời trang cuộc sống. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này phụ thuộc vào công ty dệt Phong Phú và liên doanh Coast Tootal Phong Phú. Nhà máy chỉ được phép bán ra ngoài những mặt hàng kém chất lượng, hàng lỗi, hỏng... hoặc khi tồn đọng nhiều. Mặt hàng này được các nhà sản xuất rất ưa chuộng nhu cầu tiêu thụ rất lớn, đem lại hiệu quả kinh doanh cao. Với mặt hàng này, nhà máy có nhiều đối thủ cạnh tranh, nhưng sức cạnh tranh của nhà máy về mặt hàng này không kém họ. Thực tế, nhà máy chỉ gia công cho công ty mẹ và liên doanh nên giá bán không cao, bù lại khối lượng sản xuất nhiều nên doan thu cao, chiếm 62,5% tổng doanh thu. Biểu số 22:Tình hình sản xuất và tiêu thụ sợi PE 100%: Năm 1996 1997 1998 1999 2000 KH TH KH TH KH TH KH TH (dự kiến) Sản xuất 372000 390602 450000 478495 507000 543774 792000 797375 892000 Tiêu thụ - 386051 - 502361 - 547187 - 861001 - Năm 1995, sợi Visco có xu hướng phát triển nhanh trên thị trường Việt Nam cũng như thế giới. Sợi Visco có chất lượng tốt hơn hẳn so với sợi PE 100% về độ bền, dai, độ bóng, nếu sử dụng để dệt vải sẽ rất mát và không nhăn, ăn màu, khó phai... Ngoài ra, sợi Visco còn có tính năng khác hơn hẳn sợi PE 100%, đó là: sợi Visco có thể sử dụng để làm chỉ thêu, chỉ ren rất bóng và mềm mại... Sợi Visco có thị trường rất rộng, có quy trình công nghệ sản xuất một phần giống sợi PE 100%, một phần giống quy trình sản xuất các loại chỉ thêu, chỉ ren. Nhận thấy các tính năng ưu việt của sợi Visco, năm 1998, nhà máy quyết định đưa mặt hàng này vào danh mục sản phẩm của nhà máy. Năm 1998, nhà máy dự kiến sản xuất 215 tấn sợi Visco Ne 30/1. Với đơn giá 30.000 đồng/kg, dự kiến doanh thu là 6.450 triệu, chiếm 20% tổng doanh thu của nhà máy. Với sợi Kachiboshi, nhà máy gặt hái được nhiều thành công lớn thì với sợi Visco Ne 30/1, nhà máy lại thất bại thảm hại. Dự kiến sản xuất 215 tấn sợi Visco nhưng nhà máy chỉ thực hiện được 2.273,5 kg và tiêu thụ được 1.300 kg. Nguyên nhân của sự thất bại này là do nhà máy không nghiên cứu kỹ quy trình công nghệ sản xuất. Khi đưa vào sản xuất, chất lượng sợi Visco không đạt như mong muốn, khách hàng không chấp nhận, không tiêu thụ được, nhà máy phải cho ngừng sản xuất loại nặt hàng này. Thất bại này là một bài học lớn đối với nhà máy. Phải ngừng sản xuất, nhà máy tự kiểm điểm lại, tìm cách khắc phục điển yếu, nâng cấp máy móc thiết bị, hoàn thiện lại quy trình công nghệ, nghiên cứu kỹ từng công đoạn sản xuất và các loại nguyên vật liệu, đào tạo công nhân sản xuất với khát khao có thể đưa sản phẩm này trở lại sản xuất. Sau một thời gian dài tìm tòi nghiên cứu, đến tháng 3/2000, nhà máy quyết định sản xuất trở lại sản phẩm sợi Visco Ne 30/1, 40/1 với khối lượng 40 tấn. Trên dây chuyền sản xuất, sợi Visco không còn bị đứt, không còn các lỗi ngoại quan trên thân sợi. Trên cơ cấu sản phẩm, ta thấy các loại chỉ thêu, chỉ ren, chỉ may đang mất dần vị trí nhưng nhà máy quyết không từ bỏ nặt hàng này. Bởi đó là tâm huyết của nhà máy, nhà máy vẫn chờ một cơ hội trong tương lai, sản phẩm này sẽ phát triển mạnh mẽ. 1.2.2.Đa dạng hoá bằng cách kéo dài danh mục sản phẩm: Một vấn đề được đặt ra đối với người quản lý loại sản phẩm là chiều dài tối ưu của loại sản phẩm. Các loại sản phẩm đều có xu hướng phát triển dài thêm sau một thời gian. Sản phẩm của nhà máy Chỉ khâu Hà Nội cũng vậy, nó được kéo dài thêm dần qua các năm. Nhìn vào bảng cơ cấu sản phẩm của nhà máy, ta có thể thấy rõ điều đó: Năm 1993, sợi PE 100% chỉ có 4 loại: Ne20/2, 20/3, 40/2, 40/3; đến năm 1994, nó được bổ sung thêm các chi số: Ne 50/3, 60/3; Năm 1999, có thêm Ne 20/4, 20/6, 20/9... Kông chỉ dừng lại ở việc sản xuất sợi PE 100% xơ bóng, nhà máy tiến hành sản xuất xơ mờ với các chi số trên. Đến năm 1999, nhà máy đã sản xuất sợi PE 100% với 13 loại chi số khác nhau, cả loại xơ bóng và xơ mờ. Chủng loại sợi PE 100% hiện nay rất phong phú. Nhà máy cũng nhận gia công các loại sợi PE 100% theo yêu cầu của khách đặt nhằm học hỏi, tích luỹ thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên cho đến nay, nhà máy vẫn gặp phải khó khăn trong sản xuất các loại Ne 20/9, 60/9... Trong quá trình sản xuất các chi số này, do sợi to nên dễ trùng, dễ quấn vào nhau và đứt trên dây chuyền. Việc kéo dài danh mục sản phẩm không những đã mở rộng làm phong phú chủng loại sản phẩm của nhà máy mà còn tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng doanh số, tăng lợi nhuận, nâng cao tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm cho cán bộ công nhân viên, ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, cố gắng lấp chỗ hổng để ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh, mở rộng thị phần. Thường thì việc kéo dài sản phẩm sẽ bị xem là quá mức nếu nó gây thiệt hại và làn cho khách hàng phân vân, khó nhận biết từng loại sản phẩm. Vì vậy, nhà máy phải đảm bảo những sản phẩm mới có một điểm khác biệt để dễ nhận biết. Kéo dài sản phẩm, nhà máy thực hiện từng bước, từng loại chi số chứ không kéo dài toàn bộ ngay lập tức. Cách làm từng phần cho phép nhà máy xem xét thái độ của khách hàng và các đại lý của mình đối với mẫu mã mới. Thực hiện từng phần sẽ đỡ thất thoát lưu kim của nhà máy. Điểm bất lợi chủ yếu của nó là ở chỗ nó cho phép các đối thủ cạnh tranh thấy được những thay đổi đó và cũng bắt đầu thiết kế lại sản phẩm của mình. Đối với các loại chỉ thêu, chỉ móc, nhà máy quyết định chỉ sản xuất một loại chi số chỉ thêu Ne 30/2, chỉ ren Ne 20/3. Những năm đầu, chỉ thêu chỉ có 30 loại màu, đến nay nhà máy đã phổ quang trên 500 loại màu sắc khác nhau: -Màu đỏ có trên 30 loại với mức độ đậm nhạt khác nhau: đỏ đun, đỏ đậm hút, đỏ tía... -Màu xanh có trên 70 loại bao gồm cả xanh lơ, xanh nõn, xanh lục, lam, xanh lá... -Màu vàng có vàng chanh, vàng nghệ, vàng cam... -Màu trắng có trắng đục, trắng ngà, trắng xanh... -Màu đen có: đen tuyền, đen bóng, đen mờ... Ngoài ra còn có các gam màu: hồng cánh sen, màu lông chuột, nâu hạt dẻ... Nhà máy cũng khai thác màu sắc từ cỏ cây, hoa lá, đất đá... trong thiên nhiên, từ lá chàm, củ nâu, củ nghệ, phèn chua, than, bồ hóng, bùn ao, đá màu, đất đồi... Từ những màu sắc nguyên thuỷ đó, nhà máy pha chế thành vô số gam màu khác nhau để nhuộm, chiết màu... Phổ trên 500 màu sắc là nhiều đối với nhà máy. Nhưng theo em được biết, khoa học công nghệ hiện nay rất phát triển và ở Việt Nam, người ta đã có thể phổ được trên 2000 loại màu sắc khác nhau, bên liên doanh Coast Tootal Phong Phú đã phổ được trên 1000 màu sắc các loại. Vì vậy, nhà máy Chỉ khâu sẽ cố gắng hết sức để theo kịp. Tuy nhiên, điều này là khó thực hiện. Bởi lẽ đến nay, nhà máy vẫn không có dụng cụ đo dộ tán sắc, công việc nhuộm màu vẫn chỉ dừng lại ở việc phân biệt bằng mắt thường. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc nhuộm màu như: độ ẩm không khí, ánh sàng, nhiệt độ, thuộc nhuộm, thời gian... Nhiệt độ chỉ cần quá một chút hay yếu hơn một chút là màu sẽ đậm hoặc nhạt hơn so với yêu cầu. Các yếu tố khác cũng vậy: ánh sáng chiếu vào với cường độ lhác nhau cũng sẽ khiến mắt không phân việt được chính xác độ đậm nhạt của màu sắc. Do không có dụng cụ này, các khách hàng thường than phiền rằng nhà máy nhuộm hơi khác hoặc rất khác so với mẫu nhuộm họ đưa đến. 2.Kết quả đạt được từ việc thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy Chỉ khâu Hà Nội: Khi mới thành lập, nhà máy chỉ sản xuất một số loại sản phẩm truyền thống như: chỉ may cotton, chỉ may công nghiệp, Pêco, chỉ bò... Năm 1986, nhà máy đưa sản phẩm mới: chỉ thêu, chỉ ren vào sản xuất. Và đến năm 1993, nhà máy tiếp tục mở rộng sản xuất, đầu tư một dây chuyền sản xuất mới để sản xuất sợi PE 100%. Năm 1997 là một bước ngoặt đối với nhà máy,đánh dấu bước phát triển vượt bậc về mọi mặt. Nhà máy đưa nhiều loại sản phẩm vào sản xuất như: sợi đơn cotton, sợi Visco, sợi Kachiboshi, chỉ Polynozic, chỉ nội địa, thoả mãn nhu cầu của thị trường, nâng cao đời sống công nhân viên (lương bình quân tăng từ 437.874 đồng lên 813.920 đồng, tăng 1,9 lần). Cơ cấu sản phẩm, phạm vi hoạt động của nhà máy được mở rộng lên gấp nhiều lần. Sau đây là cơ cấu sản phẩm của nhà máy: Cơ cấu sản phẩm của nhà máy sản phẩm truyền thống Chỉ may cotton chỉ may công nghiệp 40/2 chỉ Pêco sản phẩm mới Chỉ thêu chỉ ren sợi PE 100% sợi Kachiboshi sợi Visco chỉ Polynozic Sợi đơn cotton Các loại khác sản phẩm mới tương tự chỉ thêu chỉ nội địa chỉ ren chỉ may sản phẩm gia công sợi PE 100% sợi Kachiboshi sợi Visco... Qua bảng trên ta thấy: cơ cấu sản phẩm của nhà máy đã biến đổi mạnh, phong phú, đa dạng cả về chiều rộng chiều dài, chiều sâu cũng như mức độ liên kết giữa chúng. Cũng như tất cả các doanh nghiệp công nghiệp ra đời trong cơ chế tập trung quan kiêu bao cấp, ngay từ những ngày đầu thành lập, nhà máy Chỉ khâu Hà Nội được trang bị máy móc thiết bị và đào tạo đội ngũ lao động chỉ để sản xuất sản phẩm chuyên môn hóa: chỉ may. Năm 1986, nhà máy tách khỏi nhà máy dệt 8/3, tự thân vận động bước vào nền kinh tế thị trường với bao sự lo âu, ngỡ ngàng. Sản phẩm của nhà máy chất lượng tốt nhưng không đáp ứng được nhu cầu thị trường, tư nhân cạnh tranh ác liệt, trì trệ, kém hiệu quả, đời sống công nhân viên khó khăn, vấn đề tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất còn non kém. Toàn ngành Dệt may có nguy cơ suy thoái, nhiều doanh nghiệp phải giải thể. Bao khó khăn chồng chất, nhà máy tưởng chừng như không thể đứng vững trên thị trường. Thế nhưng, cho đến nay, có thể nói đoạn đường suy thoái ấy đã lùi lại phía sau, mở ra phía trước một tương lai rộng mở, tràn đầy hi vọng. Đạt được điều đó là nhờ nhà máy đã kịp thời điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức sản xuất và quản lý, tận dụng mọi tiềm năng, giải pháp có thể đạt được trong tầm tay của mình để phục hồi và phát triển, khẳng định lại vị trí của mình trong ngành Dệt may. Nhìn lại chặng đường đã đi qua, tổng kết, đánh giá lại quá trình hoạt động của nhà máy từ khi đổi mới cơ chế cho đến nay, ban lãnh đạo nhà máy cũng như công ty dệt Phong Phú đưa đến một nhận định thống nhất rằng: phương châm đa dạng hoá sản phẩm là một quyết định đúng đắn, tạo sự tăng trưởng đáng kể về mọi mặt: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập bình quân... 2.1.Về doanh thu, lợi nhuận: Nhờ thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, trong những năm gần đây, nhà máy đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt. Từ chỗ là một nhà máy làm ăn trì trệ, kém hiệu quả, đến nay, nhà máy đã là một gương mặt tiêu biểu của ngành Dệt may nói riêng và của nền công nghiệp Việt Nam nói chung. Trong giai đoạn bế tắc, hoạt động bấp bênh, có nguy cơ trượt dốc, nhà máy đã tìm ra cho mình một hướng đi, một giải pháp hiệu quả không những phù hợp với năng lực của nhà máy mà còn phù hợp với định hướng phát triển chung của Đảng và Nhà nước. Nhờ đó mà giá trị tổng sản lượng mỗi năm một tăng. Từ đó, nhà máy thực hiện tích luỹ nội bộ từ sản xuất kinh doanh để tiếp tục đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu, nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, trang bị thêm máy móc thiết bị hiện đại và nâng cấp máy móc thiết bị, nâng công suất và hiệu quả hoạt động của máy móc thiết bị, năng suất lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận. 2.2.Về uy tín: Nếu trong những năm bao cấp, không mấy ai biết đến một phân xưởng nhỏ nhoi của nhà máy dệt 8/3 thì đến năm 86 khi tách khỏi nhà máy dệt 8/3 ra hoạt động độc lập, nhà máy được nhiều người biết đến với cái tên nhà máy Chỉ khâu Hà Nội- chuyên sản xuất các loại chỉ thì nay nhà máy đã nổi tiếng nhờ các sản phẩm: chỉ thêu, chỉ ren, sợi PE 100%... Phục hồi và phát triển, nhà máy càng khẳng định vị trí của mình trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm của nhà máy sản xuất ra được giới thiệu đến tận tay người tiêu dùng, giảm bớt được khâu trung gian. Vì vậy, người tiêu dùng đã biết và am hiểu hơn về sản phẩm của nhà máy, tin tưởng hoàn toàn vào công ty và sẵn sàng tiêu dùng khi có nhu cầu. 2.3.Về đời sống công nhân viên: Góp một phần đáng kể vào thành tích chung của toàn nhà máy phải kể đến một phần sự nỗ lực vượt bậc của đội ngũ cán bộ công nhân viên nhà máy. Vì vậy, khi doanh nghiệp đạt được sự tăng trưởng lớn về doanh thu cũng như uy tín, việc đầu tiên doanh nghiệp phải làm đó là quan tâm sâu sắc, không ngừng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên. Lương bình quân của cán bộ công nhân không ngừng tăng lên qua các năm (biểu 14- trang 40) Đồng thời, nhà máy tiếp tục hoàn thiện chế độ thưởng phạt với nhiều hình thức khác nhau: thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng ngày công lao động, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm khuyến khích cán bộ công nhân viên hăng say lao động, gắn lợi ích của công nhân với lợi ích của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các điều kiện sinh hoạt và làm việc cũng được nâng cấp. 3.Những tồn tại và nguyên nhân trong quá trình thực hiện đa dạng hoá sản phẩm: 3.1.Những tồn tại: Đa dạng hoá sản phẩm đã đem lại cho nhà máy những thành công to lớn, đã thay đổi bộ mặt của nhà máy, từ một doanh nghiệp làm ăn bấp bênh, kém

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24685.DOC
Tài liệu liên quan