Đề tài Tìm hiểu tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy Phúc Yên

Tài liệu Đề tài Tìm hiểu tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy Phúc Yên: Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Nó là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước. Để tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật vận hành của nền kinh tế đầy khó khăn, các doanh nghiệp phải năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện pháp kinh tế một cách linh hoạt khéo léo và hiệu quả. Trong đó không thể thiếu quan tâm đến công tác tổ chức kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Bởi lẽ nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, tổ chức kế toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ kịp thời các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao nguyên vật liệu ...

doc66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tìm hiểu tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy Phúc Yên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường với sự quản lý và điều tiết của nhà nước, kế toán với chức năng của mình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh và cung cấp thông tin kinh tế tài chính phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý kinh tế tài chính của nhà nước. Nó là công cụ quan trọng để tính toán xây dựng và kiểm tra việc chấp hành ngân sách nhà nước. Để tồn tại và phát triển tuân theo các quy luật vận hành của nền kinh tế đầy khó khăn, các doanh nghiệp phải năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện pháp kinh tế một cách linh hoạt khéo léo và hiệu quả. Trong đó không thể thiếu quan tâm đến công tác tổ chức kế toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng. Bởi lẽ nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm, tổ chức kế toán nguyên vật liệu tốt sẽ đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ kịp thời các nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành các định mức dự trữ, tiêu hao nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất góp phần giảm bớt chi phí nâng cao danh lợi cho công ty. Điều này đặc biệt có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất Giầy. Một ngành sản xuất mà việc hạch toán kế toán nguyên vật liệu là vô cùng quan trọng. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của công tác kế toán đặc biệt là công tác kế toán nguyên vật liệu trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp. Qua thực tế em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài Tổ chức kế toán nguyên vật liệu và phân tích tình hình sử dụng quản lý nguyên vật liệu tại nhà máy giầy Phúc Yên. Ngoài phần mở đầu ra nội dung bản luận văn này gồm 3 chương sau: Chương 1: Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp và phân tích tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu. Chương 2: Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu và tình hình tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Nhà máy Giầy Phúc Yên. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại Nhà máy Giầy Phúc Yên. Do trình độ thời gian có hạn nên không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong các thầy cô, cán bộ Nhà máy, các bạn góp ý bổ sung để đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Chương 1 Lý luận chung về tổ chức kế toán nguyên vật liệu ở doanh nghiệp và phân tích tình hình quản lý, sử dụng nguyên vật liệu. 1.1: Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp. 1.1.1: Vị trí đặc điểm nguyên vật liệu. Bất kỳ một xã hội nào muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành quá trình sản xuất. mà quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần đủ 3 yếu tố cơ bản đó là tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động. Ba yếu tố này có mối quan hệ hữu cơ tác động qua lại tạo ra của cải vật chất cho XH. Trong đó nguyên vật liệu(NVL) là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm. Đối tượng lao động ở NVL thể hiện dưới dạng vật hoá như sắt, thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản, bông trong các doanh nghiệp dệt kéo sợi, vải trong các doanh nghiệp may, sản phẩm cây trồng trong các doanh nghiệp chế biến… Trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm mới NVL đóng một vai trò quan trọng xét trên các mặt sau. -Về mặt giá trị: Dưới tác động của sức lao động cùng tư liệu lao động ở một chu kỳ sản xuất NVL sẽ chuyển dịch một lần toàn bộ vào chi phí sản xuất dưới dạng chi phí tiêu hao để thành giá trị sản phẩm mới mang đầy đủ chức năng vốn có của sản phẩm đó là: chất lượng, mẫu mã, giá trị, giá trị sử dụng, giá trị thương mại. Hơn nữa chi phí NVL còn là một trong 3 chi phí cơ bản quan trọng để tính giá thành sản phẩm (theo khoản mục). Vì vậy có giảm được chi phí NVL mới giảm chi phí SXKD từ đó hạ giá thành sản phẩm (trong trường hợp không làm thay đổi chất lượng sản phẩm) bằng việc tổ chức quản lý sử dụng hợp lý tiết kiệm NVL mới đem lại lợi nhuận cao, tăng tích luỹ và đạt hiệu quả cao nhất. -Về vốn của doanh nghiệp: Chi phí NVL là thành phần quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp đặc biệt là vốn dự trữ. Trong đó NVL nằm trong khâu dự trữ sản xuất của vốn lưu động. Do đó cần quản lý sử dụng tốt NVL mới góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tránh ứ đọng sử dụng lãng phí. Từ vị trí vai trò, đặc điểm của NVL ta thấy việc tổ chức quản lý sử dụng tốt NVL là rất cần thiết, bổ ích cho tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất. Do vậy trong quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải quản lý chặt chẽ NVL ở tất cả các khâu từ khâu thu mua vận chuyển, bảo quản đến khâu sử dụng và dự trữ. 1.1.2: Vai trò kế toán NVL trong tổ chức quản lý sử dụng NVL Để đạt hiệu quả cao nhất trong tất cả các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán với tư cách là công cụ quản lý tài chính đắc lực đang ngày một củng cố và hoàn thiện sẽ giúp doanh nghiệp vươn tới mục tiêu đề ra. Vì kế toán là công cụ không thể thiếu trong hệ công cụ quản lý kinh tế và kế toán là khoa học thu nhận, xử lý cung cấp toàn bộ thông tin về tài sản và sự vận động của tài sản, các hoạt động kinh tế tài chính trong các đơn vị, nhằm kiểm tra, giám sát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán NVL cũng là việc ghi chép phản ánh chi tiết, tổng hợp số liệu, giá trị về tình hình thu mua vận chuyển, bảo quản dự trữ, tình hình nhập- xuất- tồn kho của NVL. Để đảm bảo cho quá trình SXKD được thường xuyên liên tục đạt hiệu quả cao NVL phải được cung cấp đầy đủ đúng chủng loại, mẫu mã, chất lượng quy cách sản phẩm kịp thời. Kế toán NVL giúp doanh nghiệp nắm bắt được thông tin về tất cả các mặt về NVL (số lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả thời hạn…) Từ đó đề ra biện pháp tổ chức, quản lý sử dụng thích hợp quá trình sản xuất luôn nhịp nhàng thông suốt. 1.1.3: Yêu cầu quản lý NVL. NVL là yếu tố không thể thiếu được đối với quá trình sản xuất. Do vậy việc cung cấp NVL đầy đủ, thường xuyên liên tục và sử dụng tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh ổn định đạt kết quả cao. Muốn được như thế thì công tác quản lý NVL phải đảm bảo yêu cầu ở các khâu (thu mua, bảo quản, dự trữ và tiêu dùng). -NVL là tài sản dự trữ sản xuất thường xuyên biến động. Các doanh nghiệp phải tiến hành thường xuyên mua NVL để đáp ứng kịp thời cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và phục vụ cho nhu cầu quản lý khác của doanh nghiệp. Trong khâu thu mua phải quản lý về khối lượng, quy cách chủng loại, giá mua và chi phí mua, thực hiện kế hoạch mua theo đúng tiến độ thời gian phù hợp với tiến độ SXKD của doanh nghiệp. -Việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại NVL, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt, đảm bảo an toàn. -Sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toán chi, điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hạ thấp chi phí sản xuất giá thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu sử dụng cần phải tổ chức tốt việc ghi chép phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng NVL trong SXKD. -Trong khâu dự trữ, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định được định mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình SXKD ổn định, không bị ngừng trệ, gián đoạn do việc cung ứng không kịp thời hoặc gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. 1.1.4: Nhiệm vụ của kế toán NVL. Để đáp ứng được các yêu cầu quản lý, kế toán NVL cần phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: -Thực hiện việc đánh giá, phân loại NVL phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. -Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua NVL, kế hoạch sử dụng NVL cho sản xuất. -Tổ chức kế toán phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho, cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. 1.2: Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu. 1.2.1: Phân loại NVL Mỗi doanh nghiệp có tính chất đặc thù trong SXKD khác nhau nên sử dụng các loại NVL khác nhau, phân loại NVL là sắp xếp NVL cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý và hạch toán chính xác. Việc phân loại NVL chính xác giúp cho doanh nghiệp xác định được tầm quan trọng của từng loại NVL, từ đó có kế hoạch phản ánh đúng về mặt giá trị đối với từng thứ NVL. Dưới nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, tuỳ theo yêu cầu và trình độ quản lý mà có thể phân loại theo các tiêu thức khác nhau. Có thể phân loại theo nguồn hình thành (sử dụng tiêu thức mua ngoài hay tự sản xuất), phân loại theo quyền sở hữu, phân loại theo nguồn tài trợ, phân loại theo tính năng lý hoá, theo quy cách phẩm chất, theo mục đích và nơi sử dụng…Nhưng trên thực tế cách phân loại thông dụng nhất là dựa vào vai trò, công dụng của NVL trong sản xuất. Theo cách phân loại này NVL được chia thành: -Nguyên vật liệu chính: Là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên thực thể của sản phẩm mới. Đối với bán thành phẩm mua ngoài với mục đích tiếp tục quá trình sản xuất, sản phẩm đó cũng được coi như nguyên vật liệu chính. -Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm. -Nhiên liệu: Là những vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh gồm: xăng, dầu, than, củi, khí gas,… được sử dụng cho công nghệ sản xuất sản phẩm, cho phương tiện vận tải máy móc thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh. -Phụ tùng thay thế: gồm các loại phụ tùng, chi tiết được sử dụng để thay thế, sửa chữa những máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải… -Thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm các loại thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ, vật kết cấu…dùng cho công tác xây lắp xây dựng cơ bản. -Vật liệu khác: là các loại vật liệu không được xếp các loại kể trên thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất, hoặc phế liệu thu hồi từ việc thanh lý tài sản cố định… Trong kế toán quản trị để tạo điều kiện cho cung cấp thông tin kịp thời về chi phí, NVL được chia thành:chi phí NVL trực tiếp và chi phí NVL gián tiếp. Việc phân loại này cho phép nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn và nhanh chóng. 1.2.2: Đánh giá NVL. Đánh giá vật liệu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị vật liệu theo những nguyên tắc nhất định, đảm bảo yêu cầu chân thực thống nhất.Về nguyên tắc NVL nằm trong giá thành sản phẩm đồng thời nó còn thuộc tài sản lưu động nằm trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy phải đánh giá NVL chính xác để đảm bảo tính chính xác của giá thành và thông tin trên bảng cân đối kế toán, NVL được phản ánh trong sổ kế toán và báo cáo theo một nguyên tắc cơ bản đánh giá theo trị giá vốn thực tế. Nghĩa là khi nhập kho phải tính theo giá trị vật liệu thực tế nhập. Khi xuất kho cũng phải xác định trị giá thực tế xuất kho theo phương pháp quy định. Tuy nhiên do đặc điểm loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô sản xuất của các doanh nghiệp giảm bớt khối lượng ghi chép, tính toán hàng ngày có thể sử dụng giá hạch toán. Nguyên tắc chung để hạch toán vật liệu nhập- xuất- tồn kho phải theo giá thực tế của các loại vật liệu. Giá thực tế sẽ bằng giá hạch toán trên hoá đơn cộng với chi phí vận chuyển bốc dỡ và thuế phải nộp (nếu có). 1.2.2.1: Đối với nguyên vật liệu nhập kho. Giá thực tế của vật liệu nhập kho được xác định theo từng nguồn nhập: -Đối với nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài: Trị giá vốn thực tế nhập kho bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc mua vật tư, trừ đi các khoản triết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do không đúng quy cách phẩm chất. Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ giá mua là giá chưa có thuế giá trị gia tăng. Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ, hoặc sử dụng cho các mục đích phúc lợi, các dự án,…thì giá mua bao gồm cả thuế giá trị gia tăng (là tổng giá thanh toán). -Đối với nguyên vật liệu nhập kho do tự sản xuất: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá thành sản xuất của vật tư tự gia công chế biến. -Đối với nguyên vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến: Trị giá vốn thực tế nhập kho là trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho thuê ngoài gia công chế biến cộng với số tiền phải trả cho người nhận gia công chế biến cộng với các chi phí vận chuyển bốc dỡ khi giao nhận. -Đối với nguyên vật liệu nhập kho do nhận vốn góp liên doanh: Trị giá vốn thực tế nhập kho là giá do hội đồng liên doanh thoả thuận cộng với các chi phí khác phát sinh khi tiếp nhận vật tư. -Đối với nguyên vật liệu nhập kho do được cấp: Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho là giá ghi trên biên bản giao nhận cộng với các chi phí phát sinh khi giao nhận. -Đối với nguyên vật liệu nhập kho do được biếu tặng, được tài trợ: trị giá vốn thực tế nhập kho là giá trị hợp lý cộng với các chi phí khác phát sinh. 1.2.2.2: Đối với NVL xuất kho. Nguyên vật liệu được nhập kho từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau nên có nhiều giá khác nhau. Do đó khi xuất kho tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động, yêu cầu, trình độ quản lý và điều kiện trang bị phương tiện kỹ thuật tính toán ở từng doanh nghiệp mà lựa chọn một trong các phương pháp sau để xác định trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu xuất kho: 1.2.2.2.1:Phương pháp tính theo giá đích danh: Theo phương pháp này khi xuất kho NVL thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho. Phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có chủng loại NVL ít và nhận diện được từng lô hàng. 1.2.2.2.2:Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của NVL xuất kho được tính căn cứ vào số lượng xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân gia quyền, theo công thức: Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho * Đơn giá bình quân gia quyền. Đơn giá thực tế bình quân = Giá thực tế tồn đầu kỳ + Giá thực tế nhập trong kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ 1.2.2.2.3: Theo phương pháp nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này, giả thiết số NVL nào nhập kho trước thì xuất trước và lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập sau cùng. 1.2.2.2.4: Theo phương pháp nhập sau xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả định hàng nào nhập sau sẽ được xuất trước, lấy đơn giá xuất bằng đơn giá nhập. Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập đầu tiên. 1.3: Nội dung công tác kế toán NVL trong doanh nghiệp. 1.3.1: Kế toán chi tiết NVL. 1.3.1.1: Thủ tục nhập, xuất. -Nhập kho NVL: căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với các nhà cung cấp để mua NVL. Trên cơ sở hợp đồng đã ký nhà cung cấp tiến hành giao hàng, doanh nghiệp tiến hành kiểm nghiệm trước khi nhập kho, phòng kế hoạch lập phiếu nhập kho gồm 3 liên (1 liên phòng kế hoạch giữ, 1 liên thủ kho giữ, 1 liên cán bộ mua vật tư giữ). Thủ kho ghi số lượng thực nhập và cùng người nhập kho ký vào phiếu nhập kho, sau đó giữ lại liên thứ 2 để ghi thẻ trước khi chuyển lên phòng kế toán ghi đơn giá và ghi sổ kế toán. -Xuất kho dùng cho sản xuất là mục đích chủ yếu. Phiếu xuất kho do bộ phận xin lĩnh hoặc phòng cung ứng lập thành 3 liên. Sau khi nhập xong phụ trách toàn bộ sử dụng, bộ phận cung ứng ký (ghi rõ họ tên) và giao cho người cầm phiếu xuống kho để lĩnh. Sau khi xuất kho thủ kho ghi số lượng thực xuất của từng thứ NVL và ghi ngày tháng, năm xuất kho sau đó cùng người nhận vật tư ghi tên vào phiếu. Thủ kho giữ lại liên thứ 2 để ghi thẻ kho trước khi chuyển lên phòng kế toán để kế toán ghi đơn giá tính thành tiền, ghi sổ kế toán. Liên 1 ghi ở bộ phận lập phiếu và liên 3 người nhận vật tư giữ để ghi sổ bộ phận sử dụng. 1.3.1.2: Chứng từ kế toán sử dụng. Theo chế độ chứng từ kế toán ban hành theo QĐ 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và theo QĐ 885/ 1998/QĐ/BTC ngày 16/7/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các chứng từ kế toán về vật tư hàng hoá bao gồm: -Phiếu nhập kho (Mẫu 01-VT); -Phiếu xuất kho (Mẫu 02-VT); -Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03-VT); -Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá (Mẫu 08-VT); -Hoá đơn (GTGT)-MS 01 GTKT-2LN; -Hoá đơn bán hàng mẫu 02 GTKT –2LN; -Hoá đơn cước vận chuyển (Mẫu 03-BH); Đối với các chứng từ này phải lập kịp thời, đầy đủ theo đúng quy định về mẫu biểu, nội dung, phương pháp lập, người lập chứng từ phải chịu trách nhiệm về tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ về các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Ngoài các chứng từ bắt buộc sử dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, các doanh nghiệp có thể sử dung thêm các chứng từ hướng dẫn: -Phiếu xuất vật tư theo hạn mức (Mẫu 04-VT); -Biên bản kiểm nghiệm (Mẫu 05-VT); -Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ (Mẫu 07-VT); 1.3.1.3: Sổ kế toán chi tiết vật liệu. Tuỳ thuộc vào phương pháp kế toán chi tiết áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các sổ (thẻ ) kế toán chi tiết phù hợp sau:Thẻ kho, sổ kế toán chi tiết NVL, bảng kê nhập, bảng kê xuất, bảng luỹ kế nhập, xuất, báo cáo nhập – xuất – tồn, sổ đối chiếu luân chuyển, sổ số dư. 1.3.1.4: Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu. Kế toán chi tiết NVL là sự ghi chép thường xuyên biến động nhập, xuất tồn của NVL chi tiết theo từng danh mục, từng thứ NVL cả về hiện vật và giá trị ở từng kho kết hợp phòng kế toán. Hạch toán chi tiết NVL phải đảm bảo các yêu cầu sau: -Tổ chức hạch toán chi tiết ở từng kho và bộ phận kế toán của doanh nghiệp. -Theo dõi hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại, nhóm, thứ của NVL cả chỉ tiêu hiện vật và giá trị. -Đảm bảo khớp đúng về nội dung các chỉ tiêu tương ứng giữa số liệu chi tiết với số liệu hạch toán chi tiết ở kho. -Cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết hàng ngày, tuần kỳ theo yêu cầu quản lý NVL Trách nhiệm quản lý NVL trong doanh nghiệp liên quan đến nhiều bộ phận nhưng việc quản lý trực tiếp nhập, xuất, tồn của NVL thì do thủ kho và bộ phận kế toán NVL đảm nhận. Vì vậy giữa thủ kho và kế toán phải có sự liên hệ, phối hợp trong việc sử dụng các chứng từ nhập, xuất kho để hạch toán chi tiết NVL. Doanh nghiệp có thể hạch toán chi tiết NVL theo một trong các phưong pháp sau: 1.3.1.4.1: Phưong pháp ghi thẻ song song. *Nội dung: - ở kho: Thủ kho dùng “thẻ kho” để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng thứ vật tư hàng hoá theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận chứng từ nhập, xuất vật tư hàng hoá, thủ kho phải kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào chứng từ và thẻ kho; cuối ngày tính ra số tồn kho để ghi vào cột tồn trên thẻ kho. Định kỳ thủ kho gửi các chứng từ nhập – xuât - đã phân loại theo từng thứ vật tư hàng hoá cho phòng kế toán. - ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng số (thẻ) kế toán chi tiết để ghi chép tình hình nhập – xuất cho từng thứ vật tư, hàng hóa theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. Kế toán khi nhận được chứng từ nhập, xuất của thủ kho gửi lên, kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ; căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho để ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết vật tư, hàng hoá, mỗi chứng từ được ghi một dòng. Cuối tháng, kế toán lập Bảng kê nhập – xuất – tồn, sau đó đối chiếu: + Đối chiếu sổ kế toán chi tiết với thẻ kho của thủ kho. + Đối chiếu số liệu dòng tổng cộng trên bảng kê nhập – xuất – tồn với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. + Đối chiếu số liệu trên sổ kế toán chi tiết với số liệu kiềm kê thực tế. Sơ đồ hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp ghi thẻ song song Thẻ kho Chứng từ Chứng từ xuất Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL Bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu -Ưu điểm: ghi chép đơn giản, dễ kiểm tra, đối chiếu. -Nhược điểm: Việc ghi chép giữa kho và phòng kế toán còn trùng lặp về chỉ tiêu số lượng, khối lượng ghi chép còn nhiều. -Điều kiện áp dụng: Thích hợp với những doanh nghiệp có ít chủng loại vật tư, hàng hoá; việc nhập – xuất diễn ra không thường xuyên. Đặc biệt, trong điều kiện doanh nghiệp đã làm kế toán máy thì phương pháp này vẫn áp dụng cho những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá diễn ra thường xuyên. Do đó, xu hướng phương pháp này sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi. 1.3.1.4.2: Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. Nội dung: -Thủ kho vẫn sử dụng “Thẻ kho” để ghi chép giông như phương pháp ghi thẻ song song. -ở phòng kế toán: Kế toán sử dụng “Sổ đối chiếu luân chuyển” để ghi chép cho từng thứ vật tư, hàng hoá theo cả hai chỉ tiêu số lượng và giá trị. “Sổ đối chiếu luân chuyển” được mở cho cả năm và được ghi vào cuối tháng, mỗi thứ vật tư hàng hoá được ghi một dòng trên sổ. Hàng ngày, khi nhận được chứng từ nhập – xuất kho, kế toán tiến hành kiểm tra và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó tiến hành phân loại chứng từ theo từng thứ vật tư, hàng hoá, chứng từ nhập riêng, chứng từ xuất riêng. Hoặc kế toán có thể lập “bảng kê nhập”, “bảng kê xuất”. Cuối tháng, tổng hợp số liệu từ các chứng từ (hoặc từ bảng kê) để ghi vào “Sổ đối chiếu luân chuyển” cột luân chuyển và tính ra số tồn cuối tháng. Việc đối chiếu số liệu được tiến hành giống như phương pháp ghi thẻ song song (nhưng chỉ tiến hành vào cuối tháng). Trình tự ghi sổ được khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Thẻ kho Chứng từ xuất Bảng kê xuất Chứng từ nhập Sổ đối chiếu luân chuyển Sổ tổng hợp Bảng kê nhập -Ưu điểm: Khối lượng ghi chép của kế toán được giảm bớt do chỉ ghi một lần vào cuối tháng. -Nhược điểm: phương pháp này vẫn còn ghi sổ trùng lặp giữa kho và phòng kế toán về chỉ tiêu số lượng; việc kiểm tra đối chiếu giữa kho và phòng kế toán chi tiến hành được vào cuối tháng nên hạn chế tác dụng kiểm tra của kế toán. -Điều kiện áp dụng: thích hợp với các doanh nghiệp có chủng loại vật tư, hàng hoá ít, không có điều kiện ghi chép, theo dõi tình hình nhập, xuất hàng ngày; phương pháp này thường ít được áp dụng trong thực tế. 1.3.1.4.3: Phương pháp mức số dư. Nội dung - Thủ kho vẫn sử dụng “Thẻ kho” để ghi chép như 2 phương pháp trên. Đồng thời, cuối tháng thủ kho còn ghi vào “Sổ số dư” số tồn kho cuối tháng của từng thứ vật tư, hàng hóa cột số lượng. -“Sổ số dư” do kế toán lập cho từng kho, được mở cho cả năm. Trên “Sổ số dư”, vật tư, hàng hóa được sắp xếp thứ, nhóm, loại, có dòng cộng nhóm, cộng loại. Cuối mỗi tháng, “Sổ số dư” được chuyển cho thủ kho để ghi chép. -Phòng kế toán: kế toán định kỳ xuống kho kiểm tra việc ghi chép trên “thẻ kho” của thủ kho và trực tiếp nhận chứng từ nhập, xuất kho. Sau đó, kế toán ký xác nhận vào từng thẻ kho và ký vào phiếu giao nhận chứng từ. Tại phòng kế toán, nhân viên kế toán kiểm tra lại chứng từ, hoàn chỉnh chứng từ và tổng hợp giá trị (giá hạch toán) theo từng nhóm, loại vật tư, hàng hoá để ghi chép vào cột “Số tiền” trên “Phiếu giao nhận chứng từ”, số liệu này được ghi vào “Bảng kê luỹ kế nhập” và “Bảng kê luỹ kế xuất” vật tư, hàng hóa. Cuối tháng, căn cứ vào bảng kê luỹ kế nhập, bảng kê luỹ kế xuất để cộng tổng số tiền theo từng nhóm vật tư, hàng hoá để ghi vào “Bảng kê nhập – xuất – tồn”. Đồng thời, sau khi nhận được “Sổ số dư” do thủ kho chuyển lên, kế toán căn cứ vào cột số dư về số lượng và đơn giá hạch toán của từng nhóm vật tư, hàng hóa tương ứng để tính ra số tiền ghi vào cột số dư bằng tiền. Kế toán đối chiếu số liệu trên cột số dư bằng tiền của “Sổ số dư” với cột trên “Bảng kê nhập – xuất - tồn”. Đối chiếu số liệu trên “Bảng kê nhập – xuất – tồn” với số liệu trên sổ kế toán tổng hợp. Sơ đồ kế toán chi tiết NVL theo phương pháp sổ số dư. Thẻ kho Chứng từ nhập Bảng kê nhập Chứng từ xuất Bảng kê xuất Bảng luỹ kế Bảng luỹ kế nhập Sổ số dư Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn -Ưu điểm + Giảm được khối lượng ghi chép do kế toán chỉ ghi theo chỉ tiêu số tiền và ghi theo nhóm vật tư hàng hoá; + Phương pháp này đã kết hợp chặt chẽ giữa hạch toán nghiệp vụ và hạch toán kế toán. Kế toán đã thực hiện kiểm tra được thường xuyên việc ghi chép và bảo quản trong kho của thủ kho; + Công việc được dàn đều trong tháng nên đảm bảo cung cấp kịp thời các số liệu cần thiết. -Nhược điểm: + Kế toán chưa theo dõi chi tiết đến từng thứ vật tư hàng hoá nên để có thông tin về tình hình nhập, xuất, tồn của từng thứ vật tư, hàng hoá nào thì căn cứ vào số liệu trên thẻ kho; + Việc kiểm tra, phát hiện sai sót nhầm lẫn giữa kho và phong kế toán rất phức tạp. -Điều kiện áp dụng: + Doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, hàng hoá, việc nhập –xuất diễn ra thường xuyên; + Doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống giá hạch toán và xây dựng được hệ thông danh điểm vật tư, hàng hoá hợp lý. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ kế toán vững vàng. 1.3.2: Kế toán tổng hợp NVL. Kế toán tổng hợp các phần hành kế toán trong doanh nghiệp chỉ khác kế toán chi tiết ở phương pháp hạch toán. Đó là có thể dùng 1 trong 2 phương pháp kê khai thường xuyên hay kiêm kê định kỳ tuỳ thuộc vào tình hình, đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng phù hợp và phải được thực hiện thống nhất trong niên độ kế toán. 1.3.2.1: Kế toán tổng hợp, phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho NVL trên sổ kế toán. Doanh nghiệp sử dụng các tài khoản 152,151 dùng để phản ánh số hiện có, số phát sinh tăng, giảm và ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể xác định được số tồn kho trên sổ kế toán. Cuối kỳ, tiến hành kiểm kê và so sánh đối chiếu kết quả kiểm kê với sổ sách. Số tồn kho thực tế sẽ phải khớp với số liệu tồn trên sổ kế toán, nếu thấy có sự chênh lệch cần phải xem xét, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. Để phản ánh tình hình biến động NVL, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 152: nguyên liệu và vật liệu. TK này phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm NVL theo trị giá vốn thực tế (hay giá thành thực tế) Kết cấu: Bên Nợ: -Trị giá vốn thực tế của NVL tăng trong kỳ -Số tiền diều chỉnh tăng giá NVL khi đánh giá -Kết chuyển trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ từ TK 611 sang (phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên Có: -Trị giá vốn thực tế của NVL giảm trong kỳ do xuất dùng. -Số tiền giảm giá, trả lại NVL khi mua. -Số tiền điều chỉnh giảm giá NVL khi đánh giá lại. -Kết chuyển trị giá vốn thực tế của NVL tồn đầu kỳ sang TK 611 (phương pháp kiểm kê định kỳ). Số dư Nợ: Phản ánh trị giá vốn thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ. TK 151: Hàng mua đang đi trên đường Phản ánh trị giá vật liệu, hàng hoá doanh nghiệp đã mua, đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng chưa nhập kho và đang đi trên đường cuối tháng trước , tháng này đã nhập kho. Kết cấu: Bên Nợ: -Trị giá vật tư, hàng hóa đang đi trên đường (hàng đã thuộc sở hữu doanh nghiệp) -Kết chuyển trị giá vật tư, hàng đang đi đường cuối tháng từ TK 611 sang (Phương pháp kiểm kê định kỳ) Bên Có: -Trị giá vật tư, hàng hoá đang đi đường tháng trước, tháng này đã về nhập kho hay đưa vào sử dụng ngay. -Kết chuyển trị giá hàng đang đi đường đầu kỳ sang bên Nợ TK 611(phương pháp kiểm kê định kỳ) Số dư Nợ: Phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá đang đi đường cuối kỳ. Ngoài ra còn TK 331: Phải trả cho người bán theo dõi tình hình thanh toán với nhà cung cấp NVL. TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (áp dụng cho những cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ). Còn nhiều TK khác như: TK 111, 112, 141, 128, 222, 411, 333, 241, 621, 642, 142… + Kế toán tổng hợp nghiệp vụ tăng: -Tăng do mua ngoài -Tăng do nhập kho NVL tự gia công chế biến hoặc thuê ngoài gia công chế biến. -Tăng do nhận góp vốn liên doanh của đơn vị khác hoặc được cấp trên cấp phát. -Tăng do thu hồi vốn góp liên doanh hoặc cổ phần. -Tăng do xuất dùng không hết nhập lại kho -Tăng do đánh giá lại. + Kế toán tổng hợp nghiệp vụ giảm. -Xuất dùng cho sản xuất. -Xuất đi góp vốn liên doanh, cổ phần với đơn vị khác. -Xuất thuê ngoài gia công chế biến. -Xuất gửi đại lý hoặc bán. -Giảm do đánh giá lại. Sơ đồ hạch toán tổng quát vật liệu theo phơng pháp kê khai thường xuyên (tính VAT theo phơng pháp khấu trừ) TK 331, 111. TK 331,111 112,141,311,... TK152 TK 621 Xuất để chế tạo sản phẩm Tăng do mua ngoài TK 627,641,642 TK1331 Thuế VAT được Xuất sản phẩm cho sản xuất khấu trừ bán hàng, quản lý TK 151 TK 128,222 Hàng đi đường kỳ trước Xuất góp vốn liên doanh TK 411 TK 154 Nhận cấp phát ,tặng thưởng Xuất thuê ngoài gia công vốn góp liên doanh chế biến TK 642,3881 TK 1381,642 Thừa phát hiện khi kiểm kê Thiếu khi phát hiện kiểm kê TK 128,222 TK 412 Nhận lại vốn góp liên doanh Đánh giá giảm Đánh giá tăng +Kế toán các nghiệp vụ liên quan đến kiểm kê. -Kiểm kê NVL là một biện pháp nhằm bổ sung và kiểm tra hiện trạng của NVL mà các phương pháp kế toán chưa phản ánh được. Thông qua kiểm kê, doanh nghiệp nắm được thực trạng NVL cả về số lượng, chất lượng, ngăn ngừa hiện tượng tham ô lãng phí NVL có biện pháp kịp thời xử lý, nhằm quản lý tốt NVL. Trình tự kế toán trên sơ đồ sau: TK 621 TK 338 TK 152,153 TK 338 TK111,334 Thừa vật tư Thừa khi KK Thiếu khi KK Xử lý KQKK TK 611 T K 642 PPKKĐK hao hụt 1.3.2.2: Kế toán NVL theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra giá trị vật tư, hàng hoá xuất ra trong kỳ theo công thức: Trị giá vốn Trị giá vốn thực Trị giá vốn thực Trị giá vốn thực thực tế vật tư = tế vật tư hàng hóa + tế vật tư hàng _ tế vật tư hàng hàng hoá xuất tồn đầu kỳ hóa nhập kho hoá tồn cuối kỳ kho Để ghi chép kế toán tổng hợp sử dụng TK 611: Mua hàng, phản ánh trị giá vốn của hàng luân chuyển trong tháng. Kết cấu: Bên Nợ: Trị giá vốn thực tế của hàng nhập kho. Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn kho đầu kỳ từ TK 152, 153, 156 sang. Bên Có: Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho. Kết chuyển trị giá vốn của hàng tồn kho cuối kỳ sang bên Nợ TK 152, 153, 156. Tài khoản này không có số dư. Sơ đồ hạch toán tổng hợp vật liệu, DC theo phương pháp kiểm kê định kỳ (tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ) TK 151,152,153 TK611 TK 151,152,153 Giá trị vật liệu, dụng cụ tồn Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ chưa sử dụng cuối kỳ TK 111,112,331 TK 111,112,331 Giá trị vật liệu mua vào Chiết khấu giảm giá được hưởng trong kỳ và giá trị hàng trả lại TK 1331 TK 138,334,812,642 Thuế VAT được khấu trừ Giá trị thiếu hụt mất mát TK 412 TK 612,627,641,642 Đánh giá tăng vật liệu dụng cụ TK 142(1) Giá trị dung cụ phân bổ dần xuất dùng lớn Giá trị vật liệu- công cụ xuất dùng nhỏ 1.3.3: Hệ thống sổ kế toán. *Hình thức nhật ký sổ cái + Đặc điểm: Là sử dụng làm sổ tổng hợp duy nhất để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian và hệ thống. + Các loại sổ sử dụng trong hình thức nhật ký sổ cái: Bao gồm sổ nhật ký, sổ cái và các sổ thẻ kế toán chi tiết. *Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ: + Đặc điểm: Là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trong các chứng từ sẽ được tổng hợp phân loại lập các chứng từ ghi sổ sau đó sử dụng các chứng từ ghi sổ để vào sổ cái các tài khoản. + Các loại sổ sử dụng: Bao gồm sổ cái các TK; sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ kế toán chi tiết. *Hình thức kế toán nhật ký chung: + Đặc điểm: Sử dụng sổ này để ghi chép tất cả các hoạt động kinh tế tài chính theo thời gian và theo quan hệ đối ứng tài sản sau đó sử dụng số liệu ở sổ nhật ký chung để ghi sổ cái các TK có liên quan. + Các loại sổ dụng: Bao gồm sổ nhật ký chung, sổ nhật ký chuyên dùng, sổ cái các tài khoản, sổ kế toán chi tiết. *Hình thức nhật ký chứng từ: + Đặc điểm: Các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh được phản ánh ở các chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ cuối tháng tổng hợp, số liệu sổ nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái các tài khoản. + Các loại sổ sử dụng: Sổ kế toán tổng hợp: Là các nhật ký chứng từ, sổ cái các tài khoản, các bảng kê. Sổ (thẻ) kế toán chi tiết: Các bảng phân bổ và bảng hệ thống sổ chi tiết. Tuỳ theo yêu cầu quản lý mà sử dụng số lượng sổ kế toán cho phù hợp như sổ TSCĐ, theo nơi sử dụng, thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu, sổ quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng… Những nghiệp vụ phát sinh về tình hình nhập, xuất, tồn NVL được ghi vào các sổ (thẻ) chi tiết các bảng kê chi tiết, bảng phân bổ, các NKCT cuối kỳ tổng hợp số liệu ghi vào các báo cáo tổng hợp nhập, xuất, tồn, sổ cái. Các nghiệp vụ liên quan đến mua NVL tình hình thanh toán với người cung cấp được ghi vào sổ chi tiết TK331, NKCT số 5. Trình tự ghi sổ kế toán theo từng hình thức kế toán có thể khái quát như sau: -Kiểm tra đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ. -Ghi sổ kế toán tổng hợp. -Kiểm tra đối chiếu số liệu. -Tổng hợp số liệu lập báo cáo tài chính. Mỗi hình thức kế toán có nội dung, ưu, nhược điểm và phạm vi áp dụng. Do vậy các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào cơ sở lựa chọn để xác định hình thức kế toán thích hợp cho doanh nghiệp mình nhằm phát huy tốt nhất vai trò và chức năng của kế toán trong công tác quản lý. 1.4:Phân tích tình hình quản lý sử dụng NVL +Phân tích tình hình cung cấp về tổng khối lượng NVL Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch về cung cấp khối lượng NVL Tvt = x 100% Trong đó: V1i là khối lượng cung cấp thực tế Vki là khối lượng cung cấp kế hoạch g ki là kđơn giá kế hoạch Tvt > 100% vượt mức kế hoạch Tvt < 100% là không hoàn thành kế hoạch Tvt = 100% hoàn thành kế hoạch +Phân tích về khai thác nguồn nguyên vật liệu: So sánh trị giá NVL thực tế từ nguồn cung cấp với tổng trị giá NVL kế hoạch hay với tổng trị giá NVL thực tế cung cấp. Từ đó thấy tỷ trọng của từng nguồn trong tổng trị giá NVL được cung cấp trong kỳ. Đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời, đúng chủng loại quy cách phẩm chất, số lượng cung cấp. +Phân tích tình hình sử dụng : dựa trên định mức tiêu hao với thực tế sử dụng. Chương 2 Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu và tình hình tổ chức quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy giầy phúc yên 2.1: Đặc điểm tình hình chung của Nhà máy Giầy Phúc Yên. 2.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển. Tiền thân của Nhà máy Giầy Phúc yên là Nhà máy bút máy Kim Anh được thành lập từ năm 1976 và đi vào sản xuất năm 1978 đến năm 1982 Nhà máy bút máy Kim Anh có quyết định sáp nhập với nhà máy văn phòng phẩm Hồng Hà nhưng làm ăn không có hiệu quả. Ngày 1/1/1978 Bộ công nghiệp nhẹ đã quyết định thành lập Nhà máy Giầy Phúc Yên trên cơ sở là toàn bộ nhà xưởng của Nhà máy bút máy Kim Anh, văn phòng phẩm Hồng Hà theo quyết định số 442/TCCBCNN Công ty Giầy được hình thành trên cơ sở được phép liên doanh liên kết với nước ngoài. Theo quyết định số 342/QĐ - UB 18/10/1978 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Nhà máy Giầy chịu sự quản lý về mặt Nhà nước của sở văn hoá thông tin tỉnh Vĩnh Phúc, chịu sự quản lý kiểm tra của Cục quản lý doanh nghiệp tại địa phương. Sau khi cải tạo nhà xưởng và lắp đặt các thiết bị dạy nghề cho công nhân cũ, tuyển dụng công nhân mới. Tháng 6/1988 Nhà máy chính thức đi vào sản xuất mà sản phẩm chính của nhà máy là mũi giầy các loại (Giầy vải, giầy da, giầy thể thao) xuất đi các nước thuộc khối Đông Âu thuộc Liên Xô (cũ), Tiệp Khắc (cũ). Ngoài ra còn sản xuất một số mặt hàng khác như găng tay da, găng tay bảo hộ lao động xuất cho Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) và sản lượng cao nhất đạt gần 1.000.000 đôi. Như vậy nhà máy Giầy Phúc Yên đang trên đà đi lên và phát triển tạo được thị trường cho mình.Song thời gian đó không được dài cho đến năm 1991 khi các nước Đông Âu sụp đổ thì nhà máy lại mất đi thị trường của chính mình, toàn bộ khách hàng và đơn đặt hàng bị huỷ bỏ. Lúc này Nhà máy Giầy Phúc Yên thực sự rơi vào tình trạng khủng hoảng, sản phẩm chính bị mất khách hàng đầu tư thì lại không có vốn, điều đó đã dẫn đến tan vỡ toàn bộ hệ thống quản lý vào lao động có nghề nghiệp. Vào những năm 1992 – 1994 nhà máy vẫn ở trong tình trạng khó khăn sản phẩm chỉ là mũi giầy da công cho các cơ sở trong nước, găng tay bảo hộ lao động, thậm chí còn sản xuất cả quần áo da công cho tư nhân, chỉ với mục đích duy trì bộ máy quản lý và nuôi sống công nhân. Để giải quyết tình hình khó khăn đó tổng công ty Giầy da Việt Nam, được sự đồng ý của Bộ Công nghiệp nhẹ đã ký kết hợp đồng và hợp tác với Công ty Đông Trị của Đài Loan. Trên cơ sở Công ty cùng với nhà máy hợp tác sản phẩm chính lúc này là giầy thể thao với phương thức hợp tác là phía Công ty Đông Trị đưa bị, chuyên gia nguyên vật liệu và đơn đặt hàng, phía nhà máy đóng góp nhà xưởng, điện nước, cơ sở hạ tầng và lao động. Sau 4 tháng lắp đặt thiết bị và dạy nghề cho công nhân lao động. Tháng 1/1995 nhà máy đã xuất xưởng lô hàng đầu tiên đi Châu Âu và đã đạt được kết quả rất cao. Trên đà phát triển đó, nhà máy có đội ngũ công nhân lành nghề để xây dựng và phát triển nhà máy ngày một phát triển hơn. Chức năng chính của nhà máy chuyên sản xuất Giầy xuất khẩu phục vụ đầy đủ đúng yêu cầu của bên liên doanh phù hợp với thị trường. Nhà máy là một doanh nghiệp có đầy đủ tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập có trách nhiệm đóng góp cho Nhà nước. ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về máy khâu không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Thường xuyên kiện toàn bộ máy quản lý, khoa học kỹ thuật cho đội ngũ công nhân, đáp ứng nhu cầu phát triển của nhà máy. Bảo toàn vốn và phát triển sản xuất kinh doanh với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ kinh nghiệm, đội ngũ công nhân có tay nghề cao. Nhà máy đã sản xuất hàng vạn đôi giầy có chất lượng đạt tiêu chuẩn cao với những mẫu đa dạng và phong phú dẫn đến tổng doanh thu và lợi nhuận tăng dần theo từng năm. Với sự cố gắng trong nhiều năm qua, công ty đã đạt kết quả sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003 1 2 3 4 5 6 Giá trị tổng sản lượng Doanh thu Nộp ngân sách Lợi nhuận thực hiện Vốn kinh doanh Thu nhập BQ CNV Tỷ - - - - - 11,9 10,1235 0,912499 2,105 19,005 550 15,3 11,019 9,03758 3,623 21,712 580 18,36 13,223 1,125096 4,3476 26,005 600 2.1.2: Đặc điểm tổ chức sản xuất. Nhà máy Giầy Phúc Yên với đặc điểm chủ yếu là sản xuất giầy thể thao có chất lượng cao theo đơn đặt hàng của nước ngoài. Quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, liên tục quá trình sản xuất sản phẩm trải qua nhiều công đoạn. Công nghệ liên tiếp một quy trình nhất định, loại hình sản xuất hàng loạt, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ. Do đó Nhà máy đã bố trí tổ chức sản xuất theo mô hình sản xuất khép kín và cũng rất khoa học. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh ở nhà máy gồm 5 phân xưởng -Phân xưởng chặt -Phân xưởng in -Phân xưởng may -Phân xưởng đế -Phân xưởng gò (thành hình) Ngoài ra nhà máy còn có thêm phân xưởng hoàn thành đóng thùng. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất của nhà máy Phân xưởng chặt Phân xưởng in Phân xưởng may Phân xưởng đế Vật liệu Phân xưởng gò (TH) Phân xưởng Hoàn thành (ĐT) 2.1.3: Đặc điểm quy trình công nghệ. Quy trình công nghệ thuộc da là một quy trình sản xuất phức tạp chế biến liên tục nhưng không phân bước rõ ràng, sản phẩm da là kết quả chế biến của nhiều công đoạn, thời gian từ khi mua NVL đưa vào sản xuất đến khi nhập kho thành phẩm. Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của nhà máy. Nguyên vật liệu Chặt Đế Sắp giỏ May Kho trung gian Thành hình Đóng Thùng Kho thành phẩm Xuất hàng 2.1.4: Đặc điểm tổ chức quản lý của nhà máy 2.1.4.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở nhà máy giầy Phúc Yên. Tổ chức bộ máy theo cơ cấu trực tuyến – chức năng để tránh ôm đồm, quá tải, chức năng quản lý được phân công phù hợp cho các bộ phận. Bộ máy quản lý của nhà máy bao gồm: Ban giám đốc, ban quản lý các bộ phận phòng ban phân xưởng. Ban giám đốc công ty chịu trách nhiệm và nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu quản lý của nhà máy. Cụ thể được biểu hiện qua sơ đồ sau: 2.1.4.2: Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: -Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước tổng công ty trong việc tiến hành các hoạt động của sản xuất kinh doanh và thực hiện kế hoạch được giao. Bên cạnh sự hỗ trợ của Phó giám đốc điều hành thì giám đốc cũng chỉ đạo một số phòng ban: Phòng kế toán, phòng kế hoạch xuất – nhập khẩu, phòng tổ chức nhân sự, ban bảo vệ, ban cơ điện, trạm y tế. -Phó giám đốc: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc có nhiệm vụ hỗ trợ giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị, phó giám đốc trực tiếp điều hành các phòng kế hoạch sản xuất, xuất – nhập khẩu, phòng tổ chức nhân sự, phụ trách các công việc như: Các chế độ bảo hiểm lao động công tác quốc phòng an ninh và bảo vệ quân sự. -Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Đông Trị Đài Loan: Thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo bản hợp đồng gia công giầy dép số 01/GPY-SUR/99 đã ký với nhà máy giầy Phúc Yên ngày 15/1/1999. Để đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của nhà máy được thuận lợi, khách hàng ngoại quốc chấp nhận, chủ tịch HĐQT công ty Đông Trị Đài Loan thường xuyên trao đổi với nhà máy về các mặt liên quan đến sản xuất kinh doanh. -Giám đốc công ty Đông Trị Đài Loan: Chịu trách nhiệm trước nhà máy và Công ty Đông Trị Đài Loan về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và tiến độ hàng ngày, hàng tháng. Có quyền cùng giám đốc nhà máy thảo luận về thời gian làm việc cán bộ công nhân viên hàng ngày và các vấn đề nhân sự có liên quan đến sản xuất kinh doanh. -Phòng kế toán: giúp giám đốc quản lý về quản lý về tài chính kế toán thống kê trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy, giám sát bằng đồng tiền mọi hoạt động kế toán, kiểm tra giám sát nhà máy, tổ chức quản lý, sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả cao nhất. -Phòng tổ chức nhân sự: Tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tổ chức, quản lý kinh doanh. Đồng thời tham mưu cho giám đốc trong việc đổi mới, kiện toàn cơ cấu tiền lương, tiền thưởng ở nhà máy và thực hiện đầy đủ các chức năng liên quan đến tiền lương, tiền thưởng nhân sự trong nhà máy. Phòng tổ chức hành chính quản lý một số phòng ban trực thuộc như: Ban bảo vệ, trạm y tế, các phân xưởng. -Phòng xuất – nhập khẩu: Hỗ trợ giám đốc nhà máy tổ chức các kế hoạch sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao nhất, làm tốt công tác nhập vật tư, thiết bị sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng của phía đối tác. -Phòng kỹ thuật mẫu: Hỗ trợ giám đốc nhà máy theo dõi kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sản xuất để có hướng xem xét hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng. Thiết kế mẫu, tính toán các thông số kỹ thuật cung cấp cho phòng kế hoạch kiểm tra, giám sát nâng cao tay nghề cho cho công nhân, đào tạo công nhân mới. -Phòng ISO (Phòng quản lý chất lượng) chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo nhà máy. Phòng thực hiện chức năng kiểm tra quản lý chất lượng sản phẩm thống nhất trong toàn bộ nhà máy từ khâu đầu đến khâu cuối của quá trình sản xuất trong các mặt: Hạch định – thực hiện – kiểm tra – hoạt động điều chỉnh và cải tiến thông qua việc thực hiện các nội quy của công tác quản lý chất lượng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy. -Phòng tiến độ sản xuất: Lập tiến độ sản xuất phù hợp với yêu cầu của đơn đặt hàng, theo chỉ lệnh khách hàng yêu cầu, trên cơ sở năng lực thực tại của nhà máy (Thiết bị máy móc, lao động và các điều kiện phụ trợ khác). Nghiên cứu và sớm nhất có thể thực hiện các điều kiệncủa đơn đặt hàng theo yêu cầu: + Về thời hạn giao hàng. + Về độ phức tạp của sản phẩm để xác định năng xuất bình quân một giờ làm việc của nhà máy có thể sản xuất được. -Ban cơ điện: Chủ động nguồn điện cung cấp cho sản xuất ổn định, có kế hoạch tu sửa, bảo dưỡng kỹ thuật máy móc, có linh phụ kiện, các thiết bị điện tử như: Cầu giao công tắc, aptomat, ổ cắm hoạt động an toàn đảm bảo ánh sáng cho sản xuất đầy đủ. -Ban bảo vệ: Thực hiện chức năng bảo vệ nội bộ bảo đảm an toàn an ninh trật tự, an toàn về nguyên vật liệu, vật tư, sản phẩm trong nhà máy. Thực hiện chức năng phòng cứu hoả, phòng chống thiên tai, lụt bão, nắm vững hoạt động của các bộ phận, phòng ban, phân xưởng trong nhà máy: (Thời gian làm việc, thành phần nhân sự cần lưu ý…). Bên cạnh sự quản lý giám sát, chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và phó giám đốc điều hành cùng các phòng ban trực thuộc bộ máy quản lý của nhà máy như: Phòng kế toán, phòng kỹ thuật mẫu, phòng ISO…Có mối quan hệ với nhau hỗ trợ nhau tạo điều kiện giúp giám đốc điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy. 2.1.5: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 2.1.5.1: Tổ chức bộ máy kế toán. Hình thức công tác kế toán, là hình thức nửa tập trung, nửa phân tán . Công việc kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh ở các bộ phận trực thuộc, do phòng kế toán ở các bộ phận đó thực hiện rồi định kỳ tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán để phòng kế toán lập báo cáo tài chính. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của nhà máy. Kế toán trưởng Thủ quỹ và thống kê Kế toán NVL và giá thành Kế toán thanh toán KT TGNH và tiêu thụ KT TSCĐ và tổng hợp Kế toán trưởng (kiêm kế toán tổng hợp): phụ trách công tác kế toán chung toàn nhà máy, xác định hình thức kế toán, đảm bảo chức năng nhiệm vụ và yêu cầu công tác kế toán ở nhà máy…kế toán trưởng còn là người trợ giúp việc cho Giám đốc về công tác chuyên môn, kiểm tra báo cáo tài chính. -Kế toán tổng hợp và TSCĐ, NVL, CCDC: Thực hiện công tác kế toán tổng hợp (ghi sổ cái) theo dõi mảng kế toán tài chính, lập báo cáo kế toán, và phải theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định và tình hình nhập, xuất, tồn NVL công cụ, dụng cụ. -Kế toán tiền gửi ngân hàng và tiêu thụ: Có nhiệm vụ ghi chép đầy đủ, chính xác tình hình nhập, xuất, tồn thành phẩm. Cuối tháng lập báo cáo tiêu thụ theo hợp đồng, theo dõi khoản tiền chuyển khoản…theo dõi tình hình biến động trong kỳ của tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. -Kế toán thanh toán: Theo dõi chi tiết thanh toán với người bán, thanh toán lương, bảo hiểm cho công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình trích lập và sử dụng các quỹ, tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt. -Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt ở nhà máy, căn cứ vào phiếu thu chi hàng ngày, kèm theo chứng từ gốc hợp lệ, cuối ngày thủ quỹ tiến hành đối chiếu với sổ quỹ của kế toán thanh toán để lập báo cáo quỹ. 2.1.5.2: Hình thức sổ kế toán áp dụng. Hình thức kế toán là hệ thống sổ kế toán sử dụng để ghi chép hệ thống hoá và tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc theo một trình tự và phương pháp ghi chép nhất định. Hiện nay nhà máy giầy Phúc Yên đang sử dụng hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ. Với hệ thống sổ bao gồm NKCT số 1, 2, 4, 5, 7, 9, 10, bảng kê số 1, 2, 3, và các sổ cái Tk. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, đánh giá vật tư hàng hoá theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán thuế theo phương pháp khấu trừ. Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ sau: Chứng từ gốc Sổ kế toán ghi Bảng phân bổ Sổ quỹ NKCT Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái TK Báo cáo tài chính Bảng tổng hợp chi tiết Sơ đồ 2.2: Thực trạng về kế toán nguyên vật liệu và tình hình tổ chức quản lý sử dụng NVL tại nhà máy Giầy Phúc Yên. 2.2.1: Vài nét chung về nhà máy Giầy da Phúc Yên Sau khi hệ thống XHCN ở Đông Âu, Liên Xô sụp đổ, Nhà máy mất đi một thị trường tiêu thụ rộng lớn cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường. Nhà máy gặp nhiều khó khăn về sản xuất cũng như đảm bảo đời sống công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Tuy vậy Nhà máy đã tìm ra hướng phát triển. Tại nhà máy Giầy việc tổ chức quản lý hạch toán tương đối độc lập. 2.2.2: Đặc điểm NVL ở nhà máy Giầy Phúc Yên. Vật liệu là một trong ba yếu tố vật chất quan trọng nhất cho một quá trình sản xuất. Tổ chức kế toán vật liệu là một trong những bộ phận chủ yếu của công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp. Để tổ chức công tác kế toán vật liệu tốt thì trước hết phải tìm hiểu rõ về đặc điểm của vật liệu tại doanh nghiệp đó. Sản phẩm của nhà máy Giầy Phúc yên chủ yếu là giầy thể thao. Vì vậy vật liệu được sử dụng chính là: Da, vải da, đế cao su, keo dán. Đặc trưng của giầy thể thao là yếu tố hình thức và chất lượng sản phẩm. Vì vậy mà việc vận chuyển, bảo quản vật liệu không tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm, ngoài ra yêu cầu của các loại vật liệu này đòi hỏi phải có biện pháp bảo quản, vận chuyển dự trữ phù hợp. VD: da, mút phải để trong kho thoáng mát, rộng, tránh bị mất màu, mục, cũ nát và trong thời gian nhất định hoá chất như: cao su, keo latex phải được sử dụng đúng thời hạn cho phép đảm bảo chất lượng và phải được phòng cháy chữa cháy tốt. Về chi phí vận chuyển NVL chính và các loại vật liệu khác khoảng 70-75% trong chi phí sản xuất và trong giá thành sản phẩm của nhà máy trong khi tất cả NVL của nhà máy đều được nhập từ nước ngoài. Điều đó cho thấy rằng chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí NVL cũng làm thay đổi giá thành sản phẩm. Đặc biệt trên thị trường có rất nhiều nhà máy sản xuất giầy thể thao xuất khẩu thì giá thành là một yếu tố rất quan trọng nhằm mở rộng thị trường của nhà máy. Vì vậy mà nhà máy phải quản lý NVL tốt, trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm hạn chế hư hỏng thất thoát. 2.2.3: Phân loại NVL Trong quá trình sản xuất Giầy thể thao nhà máy phải sử dụng rất nhiều thứ loại vật liệu khác nhau với những đặc tính vai trò khác nhau. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả tổ chức hạch toán chi tiết vật liệu phải tiến hành phân loại vật liệu. Vật liệu trong nhà máy được chia thành các loại sau: -Nguyên vật liệu chính: + Da, giả da, chỉ may…chủ yếu của công đoạn cắt may mũi giầy. + Hoá chất: Là vật liệu chủ yếu cho công đoạn gò giầy gồm keo latex, keo 805, bột nhe… + Đế giầy sẵn: Đế nhựa tổng hợp, đế cao su cứng. -Vật liệu phụ: Bao gồm các dây giầy, opp, chun,…những vật liệu phụ này giúp cho việc hoàn chỉnh sản phẩm. Đây là những thứ vật liệu nhỏ, dễ rơi vãi nên rất cần chú ý cẩn thận trong quản lý. -Nhiên liệu: Xăng AT6, A92 dùng để chạy lò hơi. -Phụ tùng thay thế: kim, chân vịt cho máy may, dao chặt, dao cắt viền. -Vật liệu khác: Hộp đựng giầy, túi nilon, giấy chống ẩm tem,…là những thứ dùng trong đóng gói sản phẩm. -Phế liệu thu hồi: Các loại da vụn, giầy hỏng được thu gom để bán gây quỹ. Toàn bộ những thứ đó được đưa ra và quản lý theo các kho sau: + Kho da, đế: Rộng và thoáng để dự trữ bảo quản da, đế. + Kho chỉ: Bảo quản chứa đựng các loại chỉ. +Kho mút, mếch: Bảo quản các loại vật liệu phụ. +Kho bao bì: Chứa bao bì, vật rẻ, đồ dùng máy khâu. +Kho hoá chất: quản lý các loại hoá chất. Việc phân loại này giúp cho nhà máy quản lý vật liệu dễ dàng hơn trên cơ sở phân loại đó nhà máy theo dõi số lượng của nguyên vật liệu chính, vật liệu…Từ đó đề ra biện pháp tổ chức, quản lý, bảo quản sử dụng tốt hơn. 2.2.4: Đánh giá nguyên vật liệu NVL của nhà máy được nhập từ nguồn trong nước và ngoài nước ( nhận gia công làm theo đơn đặt hàng). Nhà máy thực hiện đánh giá NVL cụ thể như sau: 2.2.4.1: Đối với vật liệu nhập kho: Như đã nói ở trên NVL ở nhà máy được nhập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là được mua ngoài do phòng kế hoạch đảm nhận, và nhận gia công theo đơn đặt hàng NVL, do chính nước đặt hàng cung cấp khi kết thúc đơn đặt hàng sẽ bù trừ vào tiền hàng do hai bên thoả thuận ký kết. Khi nhập kho NVL Nhà máy sử dụng trị giá thực tế, giá này được xác định tuỳ thuộc theo từng nguồn. -Đối với NVL mua ngoài từ các nguồn trong nước. +Đối với NVL được cung cấp ngay tại kho thường là các vật liệu phụ, thì giá nhập kho là giá ghi trên hoá đơn chưa có thuế giá trị gia tăng không bao gồm chi phí vận chuyển. +Đối với NVL mua xa phải tốn chi phí liên quan thì giá thực tế vật liệu nhập kho là giá mua chưa có thuế GTGT cộng với các chi phí thực tế liên quan đến NVL mua. -Đối với NVL nhập ngoại: giá nhập kho là giá thức tế tính theo tiền Việt Nam (tỷ giá ngoại tệ do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố ngày nhập hàng) kể cả thuế nhập khẩu cộng với các chi phí liên quan phát sinh trong quá trình mua nhập. +Đối với NVL nhập gia công theo đơn đặt hàng của nước ngoài, NVL do khách hàng cung cấp nên giá nhập kho là giá thực tế NVL bên gia công giao theo thoả thuận ký kết. +Đối với phế liệu thu hồi: giá nhập kho là giá ước tính có thể sử dụng được ( giá thị trường ở tại thời điểm đó). 2.2.4.2: Đối với NVL xuất trong kỳ. NVL của nhà máy xuất kho chủ yếu dùng cho sản xuất, việc bán ra ngoài chỉ có phế liệu thu hồi, và xuất rất ít đi gia công (thường xảy ra khi vào mùa vụ nhà máy làm không kịp mới đem vật liệu đi gia công). Việc tính giá NVL xuất kho được áp dụng theo chế độ quy định. Hiện nay phương pháp tính giá NVL xuất kho đươc nhà máy áp dụng là phương pháp nhập trước xuất trước. Phương pháp này giả thiết NVL nào nhập kho trước thì sẽ được xuất trước, nghĩa là xuất kho theo thứ tự thời gian nhập. Ưu điểm của phương pháp này giúp nhà mày hạch toán thống nhất theo thứ tự thời gian phù hợp với hình thức ghi sổ kế toán là hình thức NKCT, đồng thời kiểm tra được liên tục từng loại NVL tồn kho từ đó sử dụng NVL đúng thời hạn đảm bảo chất lượng tốt, sử dụng tiết kiệm, tránh tình trạng lãng phí ứ đọng vốn. Nhược điểm: phải tính toán nhiều dễ nhầm lẫn, vì có rất nhiều NVL cũng như nghiệp vụ nhập, xuất xảy ra thường xuyên …Mặt khác nếu giá mua có xu hướng tăng lên thì giá trị thì giá trị tồn kho cao mà giá trị xuất kho lại giảm làm giá thành trong kỳ giảm. Ngược lại nếu giá cả có xu hướng giảm thì chi phí trong kỳ tăng dẫn đến giá thành tăng, lợi nhuận giảm, tồn kho nhỏ. 2.2.5: Thủ tục nhập xuất kho. Thủ tục nhập, xuất kho được Giám đốc nhà máy Giầy quy định cụ như thể sau: Để thực hiện tốt công tác quản lý nhập xuất vật tư hàng hoá tại nhà máy đồng thời nhằm đảm bảo thông tin kịp thời cho hạch toán kế toán phục vụ cho công tác quản lý chung tại nhà máy. Giám đốc nhà máy quy định: -Vật tư hàng hoá mua về sau khi được kiểm tra chất lượng về quy cách sản phẩm, nếu đạt yêu cầu bắt buộc, phải nhập kho trước khi đi vào sản xuất và làm thủ tục nhập kho ngay trên cơ sở hoá đơn GTGT mua hàng, phiếu xác nhận chất lượng vật tư hàng hoá do phòng QC lập. ( Phòng QC là phòng kiểm nghiệm chất lượng vật tư hàng hoá trước khi nhập kho). -Trong trường hợp hàng về chưa có hoá đơn cán bộ mua vật tư phải sử dụng mẫu “phiếu đề nghị nhập kho” dùng cho trường hợp hàng về chưa có hoá đơn làm chứng từ nhập kho. Mẫu này phải được ban giám đốc nhà máy phòng kế toán và thủ kho xác nhận. Trong trường hợp cán bộ vật tư không lập “Phiếu đề nghị nhập kho” dùng cho trường hợp hàng về không có hoá đơn, thủ kho không được phép cho vật tư hàng hoá vào kho. -Vật tư hàng hoá có giá trị trên 100.000 đồng phải có hoá đơn GTGT. -Phiếu nhập kho được viết theo số thứ tự và bao gồm 3 liên: Cán bộ mua vật tư: 01 liên Thủ kho: 01 liên Lưu phòng kế hoạch: 01 liên -Thủ kho cập nhập phiếu nhập, xuất kho theo số phiếu phát hành, hàng ngày lên báo cáo nhập, xuất tồn kho, hàng tháng gửi lên phòng kế toán nhà máy để đối chiếu vào ngày tháng tiếp theo. -Thủ kho hàng ngày tổng hợp lượng hàng hoá vật tư xuất trong ngày để phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho đối với lượng hàng đã xuất. Phiếu xuất kho được lập thành 03 liên gồm: Phân xưởng nhận vật tư: 01 liên. Thủ kho: 01 liên Lưu phòng kế hoạch: 01 liên. Quy định này được nhà máy áp dụng từ ngày 01/01/2000 đề nghị nhà máy chỉ đạo thực hiện nghiêm túc theo quy định. Việc quy định đúng đắn, rộng rãi của Giám đốc đối với toàn nhà máy, hỗ trợ phần lớn cho việc tổ chức quản lý sử dụng NVL cũng như dùng vật tư vào đúng mục đích một cách hợp lý, đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đặc biệt là đối với thủ kho và phòng kế toán hạch toán đúng chính xác, dễ dàng theo đúng quy định của Bộ tài chính về việc quản lý sử dụng vật tư. Ví dụ mua NVL của công ty cao su Hải Phòng ta có hoá đơn mua hàng như sau: (nguồn mua trong nước). Biểu số 01 Hoá đơn GTGT Mẫu số 01 Liên 2: (giao khách hàng) Ngày 16 tháng 2 năm 2005 Đơn vị bán: Công ty cao su Hải phòng. Địa chỉ : Số TK Điện thoại Mã số Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Nhà máy Giầy da Phúc Yên. Địa chỉ:Thị Xã Phúc Yên – Tỉnh Vĩnh Phúc. Số TK Hình thức thanh toán: tiền mặt Mã số STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng ĐG Thành tiền 1 Đế cao su 40 đ 3000 8570 25.710.000 Cộng tiền hàng 25.710.000 Thuế suất GTGT 10% Thuế GTGT 2.571.000 Tổng cộng tiền thanh toán 28.281.000 Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Sauđó vật tư được kiểm tra chất lượng bởi phòng QC, phòng kế hoạch lập phiếu nhập kho: Biểu số 02: Phiếu nhập kho Ngày 16 tháng 2 năm 2005 Số 152 Họ tên người giao hàng: Nhập tại kho: Nhà máy giầy phúc yên STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thưc nhập 1 Đế cao su 40 đ 3000 3000 8570 25.710.000 2 Cộng 25.710.000 Thủ trưởng đơn vị Người giao hàng Thủ kho Tiếp đó trên cơ sở định mức được duyệt và nhu cầu NVL cho sản xuất, phòng kế hoạch lập phiếu xuất kho cụ thể: Biếu số 03 Phiếu xuất kho Ngày 20 tháng 2 năm 2005 số 72 Họ và tên người nhận hàng: Phân xưởng chặt Lý do xuất kho: dùng cho sản xuất Xuất tại kho: Nhà máy Giầy STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Đế cao su 40 đ 2875 2875 8570 24.638.750 2 Cộng 24.638.750 Xuất ngày 20 tháng 2 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị Phụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho 2.2.6: Kế toán chi tiết NVL: Để quản lý tình hình biến động NVL, các nghiệp vụ nhập, xuất, tồn kế toán chi tiết được thực hiện ở bộ phận kho và kế toán, phương pháp hạch toán chi tiết được áp dụng ở nhà máy là phương pháp ghi thẻ song song. Để tiến hành ghi sổ thủ kho và kế toán căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất do phòng kế hoạch lập. +Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép hàng ngày tình hình nhập, xuất, tồn kho từng thứ NVL theo chỉ tiêu số lượng. Khi nhận được các chứng từ liên quan đến nhập, xuất NVL thủ kho kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý và ghi số lượng thực tế NVL nhập, xuất vào thẻ kho chứng từ định kỳ 3 –5 ngày chuyển toàn bộ chứng từ về phòng kế toán. Mỗi thẻ kho theo dõi một loại NVL đầu tháng thủ kho ghi số tồn cuối tháng trước, số lượng nhập, xuất được ghi một dòng trên thẻ theo ngày chứng từ, cuối tháng thủ kho sẽ tính ra tổng nhập, xuất, tồn của từng thứ loại vật liệu trên thẻ kho. Công thức tính: Số tồn cuối tháng = số tồn đầu tháng + số nhập trong tháng – số xuất trong tháng. Ví dụ thẻ kho theo các phiếu nhập, phiếu xuất kho thủ kho ghi: Biểu số 04 Thẻ kho Mẫu số 06 - VT DN: Nhà máy Giầy Ngày lập thẻ: 1/3/2005 Tên kho: Tờ số:30 Tên nhãn hiệu , quy cách vật tư hàng hoá: Đế cao su 40 Đơn vị tính: đ Mã số Ngày nhập xuất Chứng từ Diễn giải Số lượng Ký xác nhận của kế toán Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất 16/10 20/10 152 72 Tồn đầu kỳ Nhập kho Xuất kho PX chặt 3000 2875 520 Tồn cuối kỳ 645 +Tại phòng kế toán: Kê toán theo dõi chi tiết NVL theo cả hai chỉ tiêu số lượng và thành tiền. Sau khi xem xét, xác nhận vào thẻ kho, kế toán dựa vào các phiếu nhập xuất kho mà thủ kho gửi, ghi vào sổ chi tiết TK 1521, 1522, cùng với bảng chi tiết TK 1521, 1522. Đến cuối tháng, quý trên cơ sở bảng chi tiết, sổ chi tiết, thẻ kho lập báo cáo nhập, xuất tồn. Sổ chi tiết vật liệu TK 1521, 1522: theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu được ghi chép hàng ngày, ngay khi nhận được các phiếu nhập, xuất của thủ kho gửi lên. Cơ sở số liệu từ các phiếu nhập, xuất, thẻ kho, sổ chi tiết TK 1521, 1522 tháng trước để ghi cột tồn đầu kỳ. Mỗi trang sổ được mở cho một loại vật liệu, ghi theo cả hai chỉ tiêu số lượng và thành tiền đồng thời định khoản TK đối ứng, có thể cuối mỗi ngày tính luôn lượng giá trị tồn kho, hoặc để cuối tháng quyết toán ghi vào cột tồn. VD: Từ các phiếu nhập kho số 152, phiếu xuất kho số 78, thẻ kho tờ số 30 hàng ngày kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết như sau: Biểu số 05: sổ chi tiết vật liệu tk152 Tháng 2/2005 Tên nhãn hiệu, quy cách sản phẩm, vật liệu: Đế cao su 40 N/T Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Đơn giá Nhập Xuất Tồn Nhập Xuất SL TT SL TT SL TT 1/12 Tồn 8570 520 4.456.400 16/12 152 Nhập 331 8570 3000 25.710.000 20/12 78 Xuất 621 8570 2875 24.638.750 31/12 Tồn 8570 645 5.527.650 Từ sổ chi tiết vật liệu TK 1521, TK 1522, và bảng chi tiết TK 1521, 1522 tháng trước ghi cột đầu tháng để lập bảng chi tiết TK 1521, 1522 theo dõi tình hình nhập, xuất chi tiết từng loại vật liệu thông qua việc định khoản các nghiệp vụ. Bảng được lập cho từng tháng. Cụ thể xem biểu số 6: *Báo cáo nhập, xuất, tồn vật tư: Phản ánh tình hình tổng hợp số liệu vật tư thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo là số liệu và thành tiền ở các cột đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ, tồn cuối kỳ của từng loại vật tư. Cơ sở số liệu để ghi: báo cáo nhập, xuất tồn của tháng trước, cột tồn cuối kỳ chuyển sang thành cột tồn đầu kỳ của tháng này, các dòng tổng cột trên mỗi trang sổ của từng loại vật tư trong sổ chi tiết vật tư. Bảng được mở theo tháng vào cuối mỗi tháng. Cụ thể xem biểu số 7. Với phương pháp ghi sổ song song mà nhà máy áp dụng có ưu điểm ghi đơn giản, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra, quản lý chặt chẽ được các số liệu về NVL trên cả hai mặt giá trị và lượng nhập, xuất tồn. Song còn nhiều những bất cập chưa phù hợp với tình hình hiện nay. 2.2.7: Kế toán tổng hợp NVL. Kế toán tổng hợp NVL nhà máy áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Hình thức kế toán là hình thức NKCT. Mọi sự biến động về NVL được theo dõi phản ánh trên các TK sau: TK 152: “Nguyên liệu, vật liệu” bao gồm: TK 1521: “Nguyên liệu vật liệu chính” như da chỉ,đế… TK 1512 “Vật liệu phụ” như khoá, chun…. TK154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để phản ánh NVL đem đi gia công, nhập lại NVL khi không dùng hết. Ngoài ra kế toán còn sử dụng các TK khác có liên quan như TK 621, TK 627,TK 642, TK331,TK 136, TK 336. 2.2.7.1: Kế toán tổng hợp nhập vật liệu. Nhà máy không hạch toán thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị nhập vật liệu nhập kho theo giá thực tế, bao gồm giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí khác liên quan đến vật liệu mua, tuỳ theo từng trường hợp mua NVL khác nhau mà kế toán có sự ghi chép xử lý số liệu, luôn chuyển chứng từ, sắp xếp sổ sách kế toán phù hợp một cách thống nhất liên hoàn nhịp nhàng. Cụ thể xử lý các trường hợp xảy ra ở nhà máy như sau: +Đối với trường hợp mua ngoài nguồn trong nước chưa trả tiền: kế toán căn cứ vào biên bản kiểm nhận chất lượng sản phẩm, phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT định khoản nghiệp vụ rồi ghi vào sổ chi tiết TK 331, rồi tổng cộng số liệu ghi vào NKCT số 5. Cách lập, cách ghi sổ chi tiết TK 331 như sau: -Sổ chi tiết TK 331 “thanh toán với người bán” theo dõi chi tiết tình hình thanh toán với người cung cấp. Tất cả mở chung một quyển, mỗi trang sổ theo dõi cụ thể đối tượng người cung cấp, ghi giá trị thực tế của NVL nhập và tình hình thanh toán công nợ của nhà máy. Căn cứ số liệu ghi sổ: sổ chi tiết TK 331 tháng trước ghi cột dư đầu tháng, căn cứ phiếu nhập kho, chứng từ thanh toán của nhà máy, cùng các phiếu chi phát sinh tăng thanh toán trong kỳ. Sổ lập cho từng tháng, cuối tháng tính toán ghi phần dư cuối kỳ. Cũng theo ví dụ trên kế toán ghi vào sổ chi tiết TK 331 của trang sổ thuộc đối tượng Công ty cao su Hải Phòng ( xem biểu số 08). Tổng hợp các số liệu trên sổ chi tiết TK 331 từng trang sổ ghi vào NKCT số 5. Trình tự phương pháp ghi NKCT như sau: -Nhật ký chứng từ số 5 ghi Có TK 331 theo dõi tình hình nhập NVL tình hình công nợ thanh toán với người bán, NKCT số 5 tổng hợp tình hình nhập, tình hình thanh toán trong một tháng. Căn cứ số liệu để ghi sổ: Nhật ký chứng từ số 5 tháng trước để ghi dư đầu tháng, cột tổng cộng trên sổ chi tiết TK 331 để ghi phần phát sinh. NKCT số 5 được lập cho từng tháng, cuối tháng kế toán tính toán ghi số liệu phần dư cuối tháng. Ví dụ: trích số liệu từ NKCT số 5 tháng 12 năm 2004 của nhà máy (xem biểu số 09) Cuối mỗi tháng tổng hợp cân đôi số liệu ghi vào sổ cái TK 152. Khi thanh toán thường bằng tiền mặt, nhà máy trả tiền cho khách hàng bao gồm cả thuế GTGT đầu vào và ghi vào phần thanh toán chi cho từng khách hàng trên sổ chi tiết TK 331, cuối tháng tổng hợp đã thanh toán và ghi vào phần thanh toán ghi Nợ TK 331 của NKCT số 5 (như mẫu biểu số 9). Đồng thời kế toán nhà máy nhặt bên Có của TK 336 gồm cả thuế GTGT ghi vào NKCT số 10. +Đối với việc mua trả tiền ngay, nhà máy thanh toán tiền cho khách hàng sau đó căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu chi, phiếu nhập ghi vào sổ kế toán chi tiết Tk 1521, 1522 bảng kê chi tiết TK1521, TK 1522, sổ chi tiết TK 331 phần thanh toán đối ứng CóTk 336 đồng thời ghi vào phần thanh toán của NKCT số 5. +Đối với việc nhập ngoài từ đơn đặt hàng khách hàng được theo dõi riêng cho từng đơn đặt hàng. Vì do việc sản xuất theo đơn đặt hàng mang tính chất gia công, nên NVL thường do bên đặt hàng cung cấp, đồng thời bao tiêu luôn sản phẩm. Tuỳ theo điều khoản đơn đặt hàng và các chi phí liên quan, thuế nhập khẩu bên đó thanh toán tính vào đơn đặt hàng hay nhà máy phải chi trả. Cuối đơn đặt hàng có thể thanh toán bù trừ theo số hàng đã bàn giao hoặc coi như nhà máy mua vật tư đó bán sản phẩm cho khách hàng điều này tuỳ thuộc vào điều khoản đã thoả thuận ký kết. Nhập NVL do bên đặt hàng nước ngoài chuyển sang, thường nhà máy nhập ở cảng Hải Phòng tính theo giá CIF, tất cả các chi phí khác phát sinh kể cả thuế nhập khẩu ban đầu sẽ được tổng hợp trên bảng theo dõi về hàng nhập theo đơn đặt hàng tính theo USD. Khi nhập kho căn cứ vào hoá đơn và phiếu nhập kho, các bảng tổng hợp trên kế toán nhà máy ghi vào sổ chi tiết TK 331 đối tượng theo đơn đặt hàng theo dõi riêng như phần trên, để khi có doanh thu bù trừ tiền hàng luôn. Nếu khi thanh toán có sự chênh lệch tỷ giá tăng, thì nhà máy điều chỉnh tăng, và ngược lại giảm thì nhà máy ghi giảm. *Nguyên vật liệu do nhà máy nhận gia công là nguyên vật liệu của bên gia công nhà máy không ghi vì do nhà máy làm dịch vụ gia công, chỉ tính khi có doanh thu gia công, bên gia công cung cấp nguyên vật liệu đồng thời bao tiêu luôn sản phẩm, do ký kết các điều khoản trong hợp đồng gia công. +Nhập phế liệu thu hồi, nhập lại NVL do không dùng hết, kế toán nhà máy ghi vào sổ chi tiết vật liệu TK 1521, Tk1522, bảng kê chi tiết TK 1521, 1522 như phần kế toán chi tiết . 2.2.7.2: Kế toán tổng hợp xuất. Căn cứ vào phiếu xuất kế toán định khoản tuỳ theo từng điều kiện, mục đích và ghi vào bảng phân bổ NVL chi tiết cho từng đối tượng (xem biểu số 11). Cách lập bảng phân bổ số 2: -Bảng phân bổ số 2: Phản ánh tình hình xuất dùng vật liệu cho đối tượng sử dụng. Cơ sở số liệu để ghi: các phiếu xuất kho cho các đối tượng, mục đích sử dụng diễn ra trong tháng, các báo cáo luân chuyển vật tư, báo cáo theo dõi vật tư sử dụng thực tế của từng phân xưởng. Bảng được mở vào cuối mỗi tháng. Cuối kỳ tổng hợp các số liệu trên báo cáo nhập, xuất, tồn vật tư, NKCT số 5, bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, lập bảng kê số 3 (xem biểu số 12). Cách lập bảng kê số 3. Bảng kê số 3: tính giá thành thực tế của nguyên vật liệu trong tháng. Cơ sở số liệu để ghi: dòng tổng cộng từ NKCT số 5 phần ghi Có TK 331, Nợ các TK 152, dòng tổng cộng thành tiền nguyên vật liệu của phần nhập, xuất ở báo cáo nhập, xuất, tồn vật tư. Bảng được lập vào cuối mỗi tháng phục vụ cho việc tính chi phí NVL, tính giá thành sản phẩm (biểu số 12). +Đối với nguyên vật liệu theo đơn đặt hàng vì mang tính chất gia công nên việc xuất kho cũng được hạch toán riêng theo từng đơn đặt hàng cụ thể theo dõi trên bảng tổng hợp xuất theo đơn đặt hàng dựa vào các phiếu xuất theo đơn hàng. VD: biểu số 13: Phiếu xuất khO Số 12 Ngày 5 tháng 2 năm 2005. Họ tên người nhận hàng: Phòng kỹ thuật mẫu Lý do xuất kho: Dùng sản xuất thử cho đơn hàng Hàn Quốc Xuất tại kho: Nhà máy Giầy Phúc Yên. STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất 1 Da đen m 30 30 12.560 376.800 2 Cộng 376.800 Xuất ngày 5 tháng 12 năm 2005 Thủ trưởng đơn vị P hụ trách bộ phận sử dụng Người nhận hàng Thủ kho Sau khi đã phân loại các phiếu xuất theo đơn đặt hàng và tổng hợp số liệu trên bảng tổng hợp xuất đơn hàng như sau: Biểu số 14: Sổ tổng hợp xuất vật tư theo đơn hàng hàn quốc Tháng 2 năm 2005. STT Diễn giải Có TK 152 Tk đối ứng TK 1521 TK 1522 621 136 1 2 Xuất dùng SX thử Xuất cho PX chặt 250.120 72.168.120 72.168.120 250.120 Cộng 72.418.240 72.168.120 250.120 Cuối mỗi đơn đặt hàng có quyết toán vật tư. (xem biểu số 19 phần 2.2.8) Cuối tháng tổng hợp các số liệu phát sinh ghi sổ cái. Biểu số 15: Sổ cái Tk 152 Tháng 2 năm 2005 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số tiền Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1/12 Tồn đầu kỳ 77.223.694 30/12 PS trong kỳ Nhập Xuất Tồn cuối kỳ 122.831.844 122.831.844 122.649.918 77.405.620 77.405.620 +Đối với hàng đang đi đường hiện nay nhà máy không hạch toán hàng đang đường mà chờ hàng về nhập kho luôn. Vào cuối mỗi tháng nhà máy lập bảng cân đối số phát sinh các nghiệp vụ đồng thời lập bảng cân đối kế toán tháng và tiến hành kiểm kê các tài sản hiện có của nhà máy và lập biên bản tổng hợp kiểm kê tài sản. 2.2.8: Phân tích tình hình tổ chức quản lý, sử dụng NVL của nhà máy. Việc tổ chức quản lý sử dụng NVL của nhà máy tương đối tốt và ngày càng hoàn thiện thông qua việc nhà máy đang thử nghiệm và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 9002. Tình hình tổ chức quản lý sử dụng tốt NVL thể hiện trên các mặt như sau: + Hệ thống kho tàng bảo quản NVL: tuy nhà máy chỉ có một kho duy nhất nhưng tình hình tổ chức quản lý bảo quản NVL rất tốt do nhà máy mới thành lập nên được xây dựng trang thiết bị hiện đại, bảo quản vật tư chưa bao giờ xảy ra mất trộm, hay NVL mất giá trị, phẩm chất luôn cung ứng kịp thời nhanh chóng cho sản xuất. + Tình hình nhà cung cấp luôn thường xuyên ổn định và chất lượng vật tư được đảm bảo cao nhất. Vì theo yêu cầu của TT 06 trong các điều kiện của ISO 9002 (Thông tư 06 quy định về thủ tục khi mua vật tư hàng hoá), theo đó trước khi mua vật tư, hàng hoá nhà máy phải cân đối số lượng mua, xây dựng danh sách các nhà cung cấp mộmột cách kỹ lưỡng rồi mới quyết định chọn mua của nhà cung cấp nào đó. Cụ thể nhà máy tiến hành như sau: -Phòng kế hoạch căn cứ vào tình hình thực tế nguồn cung cấp của tất cả người bán truyền thống cũng như mới, cộng với kinh nghiệm chuyên môn, sau đó lập phiếu điều tra người cung cấp trong đó xem xét kỹ lưỡng trên tất cả các khía cạnh của từng nhà cung cấp. Mẫu phiếu điều tra nhà cung cấp” Chỉ tiêu Nhà cung cấp Kết quả 1 2 3 … Đạt Loại 1,Chỉ tiêu cơ bản +Chất lượng -Tính ổn định của chất lượng -Tính chất độ bền của cơ lý hoá của sản phẩm mua. +Giá cả +Khả năng sản xuất (cung cấp sản phẩm) +Thời hạn giao hàng +Các nhận xét của các khách hàng truyền thống (nếu có) về nhà cung cấp +Khả năng tài chính (theo báo cáo tài chính) 2, Chỉ tiêu phụ -Các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng được áp dụng -Độ hiện đại của trang thiết bị máy móc -Các điều kiện bảo quản và mặt bằng sản xuất Khoảng cách giữa nhà cung cấp với nhà máy (phương thức thanh toán, giao hàng, hình thức thanh toán…) Việc lập phiếu điều tra người cung cấp sẽ giúp cho nhà máy lựa chọn, tìm kiến nhà cung cấp tốt nhất đảm bảo chất lượng tốt nhất và giá cả hợp lý, cung cấp đầy đủ kịp thời…đem lại hiệu quả cao trong việc thu mua từ đó hỗ trợ nhà máy thực hiện các khâu tiếp theo của quá trình sản xuất tốt hơn. +Sau khi đã điều tra xem xét kỹ lưỡng, so sánh lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp cán bộ phòng kế hoạch liên hệ và tiến hành mua. Trước khi nhập kho vật tư hàng hoá phòng QC của nhà máy sẽ kiểm nghiệm lại tất cả các mặt một cách kỹ lưỡng, sau đó tiến hành làm thủ tục nhập kho. Thủ kho sẽ ghi số lượng vào thẻ kho và tổ chức bảo quản. Mặt khác việc hạch toán NVL như đã xem xét ở trên là tương đối hoàn thiện và đúng chế độ chính sách của Bộ Tài Chính . Tiêu biểu cho việc quản lý sử dụng tốt NVL là kế toán sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước để đánh giá NVL xuất kho, theo phương pháp này giả thiết số hàng nào nhập kho trước thì sẽ được xuất kho trước. Như vậy đảm bảo NVL không bị mất phẩm chất, chất lượng, sự luân chuyển nhịp nhàng NVL do NVL mua về đến đâu được dùng hết đến đó, góp phần sử dụng tiết kiệm, hiệu quả NVl cùng với việc kế toán luôn theo dõi chi tiết từng thứ NVL và biến động theo thứ tự thời gian từng thứ NVL một cách cụ thể và chính xác… Tất cả những khâu từ thu mua đến bảo quản ghi chép tổ chức luân chuyển chứng từ, hạch toán NVL đều ảnh hưởng rất lớn đến khâu sử dụng NVL. +Đối với khâu sử dụng NVL nhà máy cũng thực hiện rất khoa học hợp lý từ việc xây dựng định mức tiêu hao từng thứ NVL cho một đơn vị sản phẩm, đến việc mua NVL ra sao và tiếp đó đến việc xuất dùng sử dụng cho từng phân xưởng. Việc xây dựng định mức tiêu hao từng thứ NVL trên một đơn vị sản phẩm dựa vào tình hình sản xuất thực tế, cũng như sản xuất thử ở trung tâm mẫu của nhà máy, đặc biệt là dựa vào đơn đặt hàng của khách hàng đã ký kết vì cam kết các điều khoản về mẫu mã, kiểu dáng chất lượng…của sản phẩm cùng với định mức hỏng cho phép thường là 2% trên tổng số sản phẩm làm ra và sự tư vấn kỹ thuật của phòng kỹ thuật nhà máy. Từ đó phòng kế hoạch sẽ lập định mức tiêu hao cho một đơn vị sản phẩm cho đơn hàng mình làm và dựa vào số lượng sản phẩm đặt hàng định ra số NVL phải thu mua theo kinh nghiệm và sử dụng tiết kiệm NVL sẽ xem xét kho còn tồn vật tư nào, có dùng cho đơn đặt hàng này được không, nếu có sẽ đáp ứng được bao nhiêu, còn phải mua bao nhiêu. Thường phòng kế hoạch sẽ lập kế hoạch mua 105% định mức đề ra để tránh tình trạng thiếu dùng cho sản xuất nếu không sẽ tốn thời gian công sức, ngừng trệ sản xuất vì thiếu NVL hoặc có thể dẫn đến giao hàng chậm, Phòng kế hoạch sau khi xem xét tất cả vấn đề trên và lập bảng dự trữ vật tư sử dụng cho đơn hàng, và tiến hành mua vật tư theo bảng. Trong khi đó ở kho sẽ lập bảng theo dõi vật tư về kho (vì có thể mua vật tư theo đợt). Khi đã có vật liệu phòng kế hoạch lập bảng kê chi tiết giai đoạn cung cấp vật liệu với số liệu cụ thể tại thời điểm xác định của việc sản xuất đơn hàng từng phân xưởng. Khi đơn hàng hoàn tất phòng kế hoạch cùng phòng kế toán lập bảng quyết toán vật tư, so sánh với định mức và thực tế sử dụng trong trường hợp cuối đơn đặt hàng phát sinh tăng tức là thiếu vật tư, phòng kế hoạch lập kế hoạch mua bổ sung dựa trên định mức tiêu hao cùng với số lượng sản phẩm cần phải bổ sung (kể cả phần sản phẩm không đạt tiêu chuẩn cho phép của đơn đặt hàng). Ví dụ với đơn đặt hàng Hàn Quốc sản xuất 199888 đôi Định mức tính 1000 đôi do trung tâm kỹ thuật mẫu tính như sau: Biểu số 16: Định mức vật tư cho 1000 đôi theo đơn đặt hàng Hàn Quốc STT Tên vật tư- nguyên liệu ĐVT Quy cách NI32 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Da đen Vải bạt 10 Vải 3419 Phin 2222 Nylex Mút xốp 5 ly Ôzê Khoá Dây giầy Chỉ m m m m m m bộ cái đôi m 0,9 0,9 0,9 0,9 1*1,1 1,1 198.54 34.695 55.755 215.91 1.979 8887.6 192.84 49.995 525.196 22859.9 Sau đó phòng kế hoạch lập dự trù vật tư sử dụng cho đơn Hàn Quốc sau: Biểu số 17: Bảng dư trù vật tư sử dụng cho đơn đặt hàng. Tháng 2 năm 2005 Tên đơn hàng Hàn Quốc Số lượng 199888 đôi STT Tên vật tư ĐVT Quy cách Định mức Thêm 5% Số vật tư cần mua 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Da đen Vải bạt 10 Phin 2222 Nylex Mút xốp 5 ly Ôzê Khoá Chun Dây giầy Chỉ m m m m m bộ cái m đôi m 0,9 0,9 0,95 1*1,1 1,1 36.120 5.560 12.630 35.620 420 120.342 134.620 7.625 98.306 2.162.350 1.806 278 632 1.781 21 6.017 6.731 381 4.915 108.117 37.926 5.838 13.262 37.401 441 126.359 141.51 8.006 103.221 2.270.467 Tiếp đó ở kho sẽ lập bảng theo dõi vật tư Biểu số 18: Bảng theo dõi vật tư về kho theo kế hoạch đơn hàng Tên vật tư ĐVT Quy cách Sản lượng dự trù Phần theo dõi về kho Đợt 1 Đợt 2 Da đen Vải bạt 10 Phin 2222 Nylex Mút xốp 5 ly Ôzê Khoá Chun Dây giầy Chỉ m m m m m bộ cái m đôi m 0,9 0,9 0,95 1*1,1 37.926 5.838 13.262 37.401 441 126.359 141.351 8.006 103.221 2.270.467 18.720 3.128 6.570 24.310 250 57.432 79.653 7.070 80.121 2.123.456 19.206 2.710 6.692 13.091 191 68.927 61.698 936 23.100 147.011 Cuối đơn hàng phòng kế hoạch cùng phòng kế toán quyết toán vật tư dùng cho đơn Hàn Quốc như sau: Biểu số 19: Biểu quyêt toán vật tư theo đơn hàng hàn quốc Tên vật tư ĐVT Quy cách Thực tế Định mức Chênh lệch SL % ĐG TT Da đen Vải bạt Phin 2222 Nylex Ôzê Khoá Dây dầy Chỉ m m m m bộ cái đôi m 0,9 0,9 0,95 1*1,1 40.562 6.732 15.763 39.321,8 521 129.432 105.611 2.381.511 37.926 5.838 13.262 37.401 441 126.359 103.221 2.270.467 2.636 894 2.501 1.920,8 80 3.073 2.390 111.044 0,0695 0,1531 1,1886 0,051 0,1814 0,0243 0,023 0,048 10.005 22.117 8.742 19.247 29 2.200 710 6,2 26.373.180 19.772.598 21.863.742 36.969.637 2.320 6.760.600 1.696.900 6.884.728 Nhìn vào bảng quyết toán vật tư của một đơn đặt hàng Hàn Quốc cụ thể trên ta thấy rằng việc đề ra định mức của đơn hàng là chưa tốt cũng như việc sử dụng NVl chưa hợp lý. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng NVL không đúng như dự kiến gồm rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân chủ yếu sau: -Việc đề ra định mức của trung tâm mẫu tuy đã sản xuất thử nhưng do trung tâm mẫu không cọ sát nhiều với tình hình thực tế của nhà máy, chỉ dựa vào kinh nghiệm. -Do làm theo đơn đặt hàng nên chất lượng đòi hỏi rất cao do đó phải chọn lựa kỹ từng thứ vật tư… - Do yêu cầu chất lượng, kỹ thuật sản phẩm của đơn đặt hàng phải đảm bảo hoàn thiện, hoàn mỹ cao, những máy móc công nghệ của nhà máy tuy đã được trang bị hiện đại song cũng chưa thật hoàn chỉnh đồng bộ với trình độ tay nghề của công nhân còn có phần hạn chế nên phát sinh nhiều sản phẩm hỏng. Tất cả các điều khoản của đơn đặt hàng, đặc biệt là đơn đặt hàng của nước ngoài thường phải thực hiện đảm bảo đúng như đã ký. Trong đó chất lượng chiếm hàng đầu, mà chất lượng của sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào vật liệu. Vì thế việc tìm ra nguồn cung cấp, tổ chức thu mua vận chuyển, bảo quản vật liệu cho chất lượng tốt là rất quan trọng ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng NVL. Điều này đặc biệt là quan trọng đối với đơn đặt hàng của nước ngoài, tuy phần lớn NVL do bên nước ngoài cung cấp nhưng việc vận chuyển từ xa, thời gian hàng đi đường lâu sẽ ảnh hưởng đến phần nào chất lượng NVl nên phải loại ra những vật liệu không đạt chất lượng để đảm bảo đúng yêu cầu chất lượng sản phẩm của đơn đặt hàng. Vì vậy trong sản xuất sẽ phát sinh tăng NVL làm cho việc sử dụng số lượng vật liệu luôn vượt xa so với mức dự trù. Mặt khác do thời hạn giao hàng được giới hạn, để đảm bảo uy tín và tránh không để xảy ra tình trạng vi phạm cam kết sẽ bị phạt lớn, do đơn đặt hàng của nước ngoài có giá trị, vì thế nhà máy phải bổ sung ngay số NVl phát sinh tăng bằng việc đem vật liệu đi gia công, mua thêm nhưng do thời gian có hạn, thanh toán phụ thuộc và kịp cho tiến độ sản xuất nên việc lựa chọn nhà cung cấp, chất lượng NVL không kỹ có thể dẫn đến chất lượng vật liệu không đảm bảo. Chương 3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại nhà máy giầy phúc yên. 3.1: Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán NVL. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế…Với tư cách là công cụ quản lý, kinh tế tài chính kế toán là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế tài chính, đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước, mà còn vô cùng cần thiết và quan trọng với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế thị trường đòi hỏi hạch toán kế toán cũng ngày phải đổi mới hoàn thiện. Kế toán NVL nằm trong hệ thống kế toán cũng không ngoại lệ. Việc tổ chức nâng cao hoàn thiện kế toán NVL chính là hoàn thiện công tác kế toán. Như đã biết kế toán NVL rất quan trọng, nếu hạch toán tốt NVL sẽ đảm bảo cho việc cung cấp kịp thời đồng bộ những vật liệu cần thiết cho sản xuất, kiểm tra giám sát việc chấp hành định mức tiêu hao, dự trữ NVL, ngăn ngừa hiện tượng mất mát, sử dụng lãng phí ở khâu sản xuất cũng như dự trữ. Đồng thời giảm giá chi phí, hạ giá thành sản xuất, góp phần nâng cao sử dụng vốn lưu động… Hơn nữa nếu hạch toán tốt sẽ cung cấp thông tin kinh tế tài chính chính xác trung thực, kịp thời, đầy đủ cho nhà quản lý từ đó đề ra quyết định đúng đắn kịp thời. Và để hoàn thiện kế toán NVL cần phải hoàn thiện hệ thống sổ sách ghi chép sao cho đơn giản, thuận tiện đúng với yêu cầu kế toán do Nhà nước ban hành quy định. Đồng thời bố trí nhân lực có trình độ chuyên môn, hiểu biết trong việc hạch toán, bảo quản, xây dựng định mức sử dụng, dự trữ NVL thích hợp…đạt hiệu quả toàn diện. 3.2: Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán NVL và tình hình sử dụng NVL. Nhận thức rõ được vai trò quan trọng của NVL đến quá trình sản xuất ra sản phẩm trong các doanh nghiệp, qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lý NVL tại nhà máy Giầy Phúc Yên, em nhận thấy Nhà máy có nhiều ưu điểm trong việc tổ chức kế toán NVL song vẫn còn một số vướng mắc. Ưu điểm -Về công tác quản lý NVL: Nhà máy đã tổ chức mô hình quản lý NVL thống nhất, tập trung khoa học hợp lý phù hợp với yêu cầu hiện nay thể hiện ở các khâu. +Khâu thu mua: Nhà máy có đội ngũ cán bộ vật tư, có trình độ chuyên môn hiểu biết về từng thứ NVL, nhà cung cấp, luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ NVL cho sản xuất và phục vụ nhu cầu khác. +Khâu bảo quản: Nhà máy xây dựng kho tàng riêng, ở kho được trang bị đầy đủ các phương tiện bảo quản, bảo vệ NVL tốt, bố trí thủ kho các trình độ quản lý, hạch toán chính xác kịp thời. +Khâu sử dụng: trên cơ sở định mức tiêu hao, phòng kế hoạch lên kế hoạch sử dụng vật tư xuất NVL cho các phân xưởng và tiến hành sử dụng đúng theo dự kiến định mức đề ra. -Về công tác quản lý: Bộ máy kế toán được tổ chức hợp lý hiệu quả nhịp nhàng phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng mở rộng của nhà máy. Việc bố trí sắp xếp nhân sự ở phòng kế toán đúng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ở dưới các phân xưởng có các nhân viên thống kê cùng với thủ kho hỗ trợ tốt cho nhân viên kế toán giúp cho việc hạch toán phản ánh đầy đủ kịp thời về tình hình sử dụng, biến động NVL. Đồng thời cung cấp thông tin, xử lý thông tin kế toán của nhà máy một cách khẩn trương có trách nhiệm cao. +Hệ thống chứng từ sổ sách áp dụng tại nhà máy đảm bảo đầy đủ chứng từ bắt buộc của chế độ kế toán hiện hành cũng như của nhà máy về NVL như các phiếu nhập, xuất, thẻ kho, hoá đơn, thuế GTGT, biên bản kiểm kê kiểm nghiệm…tất cả đều ghi rõ các yếu tố pháp lý và yêu cầu của việc sử dụng chứng từ. +Kế toán chi tiết hạch toán theo phương pháp song song, phương pháp này có ưu điểm ghi chép đơn giản, dễ đối chiếu, dễ kiểm tra. Các sổ sách chứng từ được thủ kho và kế toán ghi chép đúng đủ theo yêu cầu của kế toán và được kiểm tra đối chiếu thường xuyên. +Kế toán tổng hợp NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên theo hình thức kế toán NKCT phù hợp với đặc điểm quy mô sản xuất của nhà máy. Kế toán căn cứ vào chứng từ để luân chuyển ghi chép vào sổ chi tiết công nợ khách hàng. NKCT số 5, sổ kế toán chi tiết TK 1521, 1522 bảng kê chi tiết Tk 1521,1522 sau đó lập sổ tổng hợp như báo cáo nhập, xuất, tồn vật tư, sổ cái Tk 152, các bảng kê số 3, bảng phân bổ số 2… Bên cạnh đó nhà máy đã trang bị vi tính, cài đặt những chương trình phần mềm kế toán đã hiện hành để thuận tiện cho việc tính toán, ghi chép giảm bớt khối lượng công việc cho nhân viên kế toán. Song bên cạnh những mặt tích cực của việc tổ chức, quản lý sử dụng NVL vẫn còn nhiều điều bất cập tồn tại cần phải hoàn thiện. 3.3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán NVL ở nhà máy. 3.3.1: ý kiến thứ nhất: Nhà máy đã tiến hành phân loại theo công dụng kinh tế nhưng chưa thật chi tiết mặt khác do NVL ở nhà máy rất đa dạng và phong phú về cả số lượng chủng loại mẫu mã các nghiệp vụ nhập, xuất xảy ra thường xuyên, nên rất khó khăn trong việc hạch toán chi tiết kế toán NVL. Chính vì vậy sẽ rất thiết thực cho nhà máy trong việc lập sổ danh điểm NVL, không những giúp cho việc hạch toán nhanh chóng chính xác mà còn dễ kiểm tra, đối chiếu tìm kiếm khi cần. Cách lập sổ danh điểm rất đơn giản dễ làm chỉ việc đặt tên cho mỗi thứ, nhóm NVL bằng cách mã hoá các nhóm thứ NVL bằng một ký hiệu riêng nhưng phải sử dụng thống nhất giữa các bộ phận liên quan và phải đảm bảo yêu cầu dễ ghi, dễ nhớ và hợp lý, tránh trùng lặp và nhầm lẫn. Việc này nên áp dụng trên máy tính sẽ dễ xử lý và không tốn công và thời gian ghi chép đặt tên. Sổ danh điểm vật liệu. Danh điểm vật liệu Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu ĐVT Ghi chú 1521 1521.01 1521.02 1521.03 1521.04 1521.05 ….. 1522 1522.01 1522.11 1522.21 ….. 1523 1523.01 1523.11 1523.21 NVL chính Vải bạt 10 màu trắng Vải bạt 10 màu đen Vải bạt 10 màu chàm Vải bạt 10 màu ghi Vải bạt 10 màu be ….. Vật liệu phụ Chun khoá dây giầy …… Nhiên liệu Dầu dùng cho máy Xăng Dầu mỡ bôi máy m m m m m m … m cái đôi … lít lít kg 3.3.2: ý kiến thứ hai. Do NVL nhà máy đa dạng phong phú về chủng loại số lượng rất nhiều mà nhà máy chỉ có một kho để tất cả các NVL chính, phụ lẫn lộn vào đó rất dễ nhầm lẫn khó khăn trong việc tìm kiếm cấp phát và hạch toán. Để tạm thời khắc phục tình trạng này khi mà chưa thể xây thêm kho nhà máy bố trí sắp xếp thêm nhân lực thì một số người quản lý NVL chính, một số người hạch toán NVL phụ sao cho hợp lý thuận tiện cho việc hạch toán, cấp phát tìm kiếm NVL. 3.3.3: ý kiến thứ 3 là: Trong cơ chế thị trường mức độ cạnh tranh cao, cần tổ chức quản lý thông tin và truy cập thông tin kinh tế nhanh chất lượng đã đòi hỏi nhà máy cần phải sớm tổ chức đào tạo nâng cao nghĩa vụ sử dụng máy vi tính trong hạch toán kế toán nhằm giảm nhẹ nghiệp vụ kế toán thông thường góp phần tăng năng suất lao động, giảm nhẹ các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm cho nhà máy. 3.3.4: ý kiến thứ tư là: Do kế toán chi tiết ở đây sử dụng phương pháp song song nên việc ghi chép hạch toán giữa thủ kho và kế toán là trùng lặp nhiều về chỉ tiêu số lượng, không cần thiết và tốn nhiều thời gian công sức. Hơn nữa tại nhà máy luôn diễn ra nghiệp vụ nhập, xuất thường xuyên, đội ngũ kế toán có năng lực trình độ nên sử dụng phương pháp hạch toán song song là không phù hợp với điều kiện hiện nay của nhà máy. Vì thế nhà máy nên lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu sổ đối chiếu luân chuyển, hay phương pháp số dư. Theo ý kiến của riêng em, nhà máy nên xây dựng giá hạch toán và chọn phương pháp số dư là phù hợp với đặc điểm của nhà máy vì công việc hạch toán của nhà máy dù theo phương pháp song song nhưng luôn tính số tồn cuối ngày trên các sổ chi tiết TK 1521, 1522, thẻ kho, hơn nữa trình độ nghiệp vụ kế toán cao, có trách nhiệm nên việc lập sổ số dư là thuận tiện phù hợp. 3.2.2.ý kiến thứ năm là: Tại nhà máy không hạch toán hàng đang đi đường do trường hợp hoá đơn về trước, hàng về sau thì kế toán lưu hoá đơn lại chờ khi hàng về sẽ hạch toán, nhập kho vào thẳng TK 152 không qua TK 151 để cho đơn giản hoá công tác kế toán. Song ta thấy điều đó là chưa tuân thủ đúng chế độ kế toán vì hàng đang đi đường là vật tư hàng hoá mà nhà máy đã trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán như vậy nó thuộc sở hữu của nhà máy và đã là tài sản của nhà máy do vậy nhà máy cần phải phản ánh giám sát bảo quản tình hình biến động của tài sản trung thực, kịp thời bằng cách theo dõi chúng dù sự biến động này rất ít nhưng không phải là không xảy ra. 3.3.4:ý kiến thứ sáu là: Do việc xây dựng định mức của phòng kế hoạch lại cho trung tâm mẫu xây dựng. Tuy có thử nghiệm là việc sản xuất thử nhưng việc đó cũng không mang lại kết quả cao. Do trung tâm mẫu không tiếp xúc với thực tế, sản xuất nhiều dựa trên kinh nghiệm là chính, tính toán không kỹ càng mọi tình huống nên nhiều khi áp đặt định mức do không chính xác và sát với thực tế, thực tế luôn cao hơn rất nhiều so với định mức đơn hàng luôn xảy ra tình trạng thiếu vật tư, nên phải bổ sung thêm, tốn nhiều thời gian công sức, giảm tiến độ giao hàng, mất uy tín cạnh tranh. Vì vậy rất cần thiết xây dựng lại định mức hợp lý, phòng kế hoạch cùng với trung tâm mẫu tính toán tham khảo ý kiến của từng phân xưởng đã từng sử dụng loại NVl đó và sự tư vấn kỹ thuật của bên đặt hàng để xây dựng định mức sát với thực tế. Kết luận Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Để đứng vững được trên thị trường là một vấn đề hết sức khó khăn, nhưng chính sự thay đổi nền kinh tế này lại giúp doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản không thể thiếu được của quá trình sản xuất trong các ngành sản xuất vật chất nói chung, Việc sử dụng hợp lý có hiệu quả vật liệu của nhà máy giầy Phúc Yên tỉnh Vĩnh phúc sẽ giúp cho doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng và phát triển. Nhà máy giầy Phúc Yên là một trong những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả chưa cao còn một số khó khăn trong công tác hạch toán, nhưng từng bước đã khắc phục được thể hiện doanh nghiệp đã bước đầu quan tâm đến công tác cơ giới hoá tính toán trong hạch toán kế toán, nhằm hoàn thiện dần trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên phòng tài chính kế toán. Đồng thời truy cập thông tin nhanh, phản ánh kịp thời, phản ánh kịp thời giúp doanh nghiệp nắm bắt nhanh lượng thông tin kinh tế và trên cơ sở đó xác định đầu tư đúng hướng trong sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện cho phép và khả năng của bản thân, phạm vi đề tài nghiên cứu của em đã giải quyết những yêu cầu sau: Phần lý luận: Trình bày khái quát hệ thống vấn đề cơ bản lý luận chung về kế toán NVL ở doanh nghiệp và phân tích tình hình quản lý, sử dụng NVL. Phần thực tế: Trình bày thực tế tình hình tổ chức quản lý, sử dụng NVL đặc biệt là công tác tổ chức kế toán NVL ở nhà máy. Từ thực trạng đó trên cơ sở phân tích tình hình tổ chức quản lý, sử dụng chi tiết đánh giá, nhìn nhận trung thực khách quan và đề xuất một số kiến nghị cùng giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong việc quản lý, sử dụng NVL tốt. Hoàn thành được luận văn này một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự góp ý chỉ đạo của các cô chú phòng kế toán Nhà máy, thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Mai Thị Bích Ngọc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài này. Phúc yên ngày 4 tháng 4 năm 2005 Sinh viên: Đoàn Thu Hiền Lớp: K39.21.12

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca2.doc
Tài liệu liên quan