Đề tài Tiêm TPA dịch kính điều trị phù hoàng điểm do tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc – Phạm Thu Minh

Tài liệu Đề tài Tiêm TPA dịch kính điều trị phù hoàng điểm do tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc – Phạm Thu Minh: 115 TIÊM TPA DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM DO TẮC NHÁNH TĨNH MẠCH TRUNG TÂM VÕNG MẠC Tomoaki Murakami, Hitoshi Takagi, Mihori Kita American Journal of Ophthalmology, August, vol 142, 2006 Người dịch: PHẠM THU MINH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả tiêm tPA (tissue plasminogen activator – yếu tố hoạt hoá plasminogen tổ chức) vào dịch kính trong điều trị tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TMTTVM). Thiết kế nghiên cứu: can thiệp hồi cứu. Phương pháp nghiên cứu: 17 mắt có phù hoàng điểm (HĐ) do tắc nhánh TMTTVM được điều trị bằng tiêm 40 đv tPA dịch kính, đánh giá kết quả thị lực và đo chiều dày fovea bằng OCT. Kết quả: Thời gian TB trước điều trị là 3,6±3,8 tuần. Thị lực cải thiện từ 0,603±0,327 tăng lên 0,388±0,248 ở thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau điều trị mức thị lực cải thiện 0,359±0,319. Chiều dày VM vùng fovea giảm đáng kể, trước điều trị là 738m±156m, sau 1 tháng điều trị còn 454m±213m và sau 6 t...

pdf3 trang | Chia sẻ: Đình Chiến | Ngày: 11/07/2023 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Tiêm TPA dịch kính điều trị phù hoàng điểm do tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc – Phạm Thu Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
115 TIÊM TPA DỊCH KÍNH ĐIỀU TRỊ PHÙ HOÀNG ĐIỂM DO TẮC NHÁNH TĨNH MẠCH TRUNG TÂM VÕNG MẠC Tomoaki Murakami, Hitoshi Takagi, Mihori Kita American Journal of Ophthalmology, August, vol 142, 2006 Người dịch: PHẠM THU MINH Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá hiệu quả tiêm tPA (tissue plasminogen activator – yếu tố hoạt hoá plasminogen tổ chức) vào dịch kính trong điều trị tắc nhánh tĩnh mạch trung tâm võng mạc (TMTTVM). Thiết kế nghiên cứu: can thiệp hồi cứu. Phương pháp nghiên cứu: 17 mắt có phù hoàng điểm (HĐ) do tắc nhánh TMTTVM được điều trị bằng tiêm 40 đv tPA dịch kính, đánh giá kết quả thị lực và đo chiều dày fovea bằng OCT. Kết quả: Thời gian TB trước điều trị là 3,6±3,8 tuần. Thị lực cải thiện từ 0,603±0,327 tăng lên 0,388±0,248 ở thời điểm 1 tháng và 6 tháng sau điều trị mức thị lực cải thiện 0,359±0,319. Chiều dày VM vùng fovea giảm đáng kể, trước điều trị là 738m±156m, sau 1 tháng điều trị còn 454m±213m và sau 6 tháng là 253m±164m. Kết luận: tiêm tPA dịch kính có hiệu quả trong điều trị phù HĐ và cải thiện thị lực trong bệnh lý tắc nhánh TMTTVM. Phù HĐ là biến chứng chủ yếu gây giảm thị lực trong bệnh lý tắc nhánh TMTTVM. Những nghiên cứu bệnh học cho thấy tắc nhánh TMTTVM có cơ chế bệnh sinh là sự xuất hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch võng mạc (VM). Nghiên cứu này được thực hiện tại bệnh viện của trường ĐH Kyoto nhằm mục đích đánh giá hiệu quả của tiêm tPA dịch kính (DK) điều trị phù HĐ do tắc nhánh TMTTVM. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng: Gồm 17 bệnh nhân (10 nam, 7 nữ) có độ tuổi TB là 67,2 ± 10,2 với thời gian theo dõi trên 6 tháng. Thời gian phát hiện bệnh trước nghiên cứu này TB là 3,6 ±3,8 tuần. trong đó có 12 bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp. Các bệnh nhân được chẩn đoán phù HĐ do tắc nhánh TMTTVM đều 116 có triệu chứng giảm thị lực. Tiêu chuẩn loại trừ: xuất huyết dịch kính, xuất huyết VM tại vùng fovea, hoặc đã điều trị laser dạng lưới, cắt DK trước đó, hoặc có các bệnh lý VM khác. 2. Phương pháp: Các BN được gây tê tại chỗ và chọc tiền phòng làm giảm áp lực nội nhãn, sau đó tiêm vào buồng DK 40 đv tPA qua đường pars plana cách rìa giác mạc 3,5 mm. BN nằm bất động trên giường , tư thế nằm ngửa trong 4 giờ sau khi tiêm. Các BN còn được đo chiều dày vùng fovea, đo thời gian tuần hoàn VM thông qua chụp mạch huỳnh quang. Các số liệu được phân tích có sử dụng test Wicolxon, Mann- Whitney U và Kruskal-Wallis với p < 0,5 có ý nghĩa thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, có 10 mắt vùng không ngấm thuốc do tắc nhánh TMTTVM lớn hơn 5 lần đường kính đĩa thị, sau 6 tháng điều trị chỉ còn 1 mắt có vùng ngấm thuốc tiến triển thành vùng không ngấm thuốc. Thị lực TB cải thiện đáng kể từ mức 0,603 ± 0,327 lên mức 0,388 ± 0,248 ở thời điểm 1 tháng với p < 0,01, thị lực sau 6 tháng điều trị tPA là 0,359 ± 0,319 với p < 0,05 (theo tỷ lệ log MAX). Trước ĐT 1 tháng 6 tháng Thị lực (logMAX) 0,603±0,327 0,388±0,248 0,359±0,319 Độ dày fovea(àm) 738±156 454 ± 213 253 ± 164 Tại thời điểm 6 tháng sau tiêm tPA chiều dày fovea giảm đáng kể chỉ còn 253 ± 164m. Một số thường hợp tắc nhánh TMTTVM đã được điều trị trước nghiên cứu này nhưng chỉ có laser dạng lưới vùng HĐ là có hiệu quả rõ ràng. (Nhóm nghiên cứu đang tiến hành một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng để so sánh hiệu quả của hai phương pháp laser dạng lưới HĐ và tiêm tPA dịch kính). Ngoài ra, để đánh giá hiệu quả làm tan cục máu đông của tPA, nhóm nghiên cứu đã đo thời gian tuần hoàn VM của 5/17 BN. Kết quả thu được: thời gian tuần hoàn VM sau điều trị giảm ở 2 mắt , tăng ở 3 mắt. Sự khác biệt trước và sau điều trị tPA là không đáng kể nên chưa thể kết luận về tác dụng làm tan cục máu đông của tPA và cần có những nghiên cứu tiếp theo. Một cơ chế khác nữa là sau khi tiêm tPA vào dịch kính làm bong dịch kính sau và phát triển tuần hoàn phụ, có tác dụng cải thiện thị lực. Biến chứng: nghiên cứu này chỉ ghi nhận hai biến chứng xuất hiện ở cùng 1 mắt đó là sự biến đổi sắc tố vùng HĐ và lỗ võng mạc do bong dịch kính sau sau tiêm 117 tPA. Trường hợp này đã được điều trị kịp thời bằng laser và khí nở nội nhãn. Nhóm nghiên cứu cũng chú ý tới khả năng gây độc võng mạc của tPA, khi làm xét nghiệm điện võng mạc ở 8/17 mắt, kết quả cho thấy sóng A và B không giảm sau điều trị. KẾT LUẬN Tiêm tPA dịch kính có thể giúp cải thiện thị lực và giảm phù hoàng điểm trong bệnh lý tắc nhánh TMTTVM.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfde_tai_tiem_tpa_dich_kinh_dieu_tri_phu_hoang_diem_do_tac_nha.pdf
Tài liệu liên quan