Đề tài Thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (Unimex- Hà Nội)

Tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (Unimex- Hà Nội): Mục lục Danh mục các bảng Stt Tên bảng Trang Bảng 1 Báo cáo kết quả kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2001- 2003 15 Bảng 2 Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng từ năm 2001- 2003 18 Bảng 3 Báo cáo kết quả kinh doanh theo thị trường từ năm 2001-2003 22 Bảng 4 Cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999-2003 27 Bảng 5 Cơ cấu độ tuổi của cán bộ công nhân v iên của công ty từ năm 1999-2003 29 Bảng 6 Cơ cấu về giới tính của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999-2003 30 Bảng 7 Tình hinh sử dụng lao động của công ty từ năm 2001-2003 31 Bảng 8 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ 2001-2003 32 Bảng 9 Các yếu tố chi phí của công ty XNK và đầu tư Hà nội năm 2001-2003 34 Bảng 10 Tình hình nộp ngân sách của công ty 35 Lời nói đầu Như ta đã biết, hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập ngày nay. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả, nâng ca...

doc43 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1045 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thực tập tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (Unimex- Hà Nội), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Danh mục các bảng Stt Tên bảng Trang Bảng 1 Báo cáo kết quả kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2001- 2003 15 Bảng 2 Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng từ năm 2001- 2003 18 Bảng 3 Báo cáo kết quả kinh doanh theo thị trường từ năm 2001-2003 22 Bảng 4 Cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999-2003 27 Bảng 5 Cơ cấu độ tuổi của cán bộ công nhân v iên của công ty từ năm 1999-2003 29 Bảng 6 Cơ cấu về giới tính của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999-2003 30 Bảng 7 Tình hinh sử dụng lao động của công ty từ năm 2001-2003 31 Bảng 8 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ 2001-2003 32 Bảng 9 Các yếu tố chi phí của công ty XNK và đầu tư Hà nội năm 2001-2003 34 Bảng 10 Tình hình nộp ngân sách của công ty 35 Lời nói đầu Như ta đã biết, hoạt động xuất khẩu đối với một quốc gia là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong xu hướng hội nhập ngày nay. Chính vì vậy mà việc nâng cao hiệu quả, nâng cao kim ngạch xuất nhập khẩu là mối quan tâm của chính phủ Việt Nam nói chung và của các doanh nghiệp ngoại thương nói riêng. Điều này thể hiện rõ trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước, Đảng và nhà nước ta đã hết sức coi trọng kinh tế đối ngoại trong đó có xuất nhập khẩu. Hiện nay cơ cấu hàng hoá nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu đạt giá trị kim ngạch cao. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có một số những vấn đề nổi cộm xuất phát từ thực tế kinh tế yếu kém của nước ta. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của nước ta mà đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Do vậy việc nghiên cứu đánh giá và đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu là hết sức cần thiết và cấp bách đối với nước ta trong giai đoạn hiện nay.. Với tinh thần trên, trong thời gian thực tập tại Công ty XNK và đầu tư Hà Nội (Unimex- Hà Nội) được sự giúp đỡ của các cô, các chú phòng Kinh doanh 1, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : T.S Tạ Văn Lợi, tôi đã viết báo cáo thực tập này với mục đích tìm hiểu hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu của công ty UNIMEX, đồng thời đánh giá về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty. Nội dung của báo cáo thực tập gồm có: Chương I: Khái quát về công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. Chương II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chương III. Mục tiêu, phương hướng và hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu Chương 1: Khái quát về công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội. I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 1. Lịch sử hình thành Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà nội là một tổ chức kinh tế, làm chức năng quản lý sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, chịu sự chỉ đạo về kinh tế – kỹ thuật ngoại thương của Bộ Ngoại thương nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với sự phát triển và xu hướng hội nhập vào nền kinh tế thế giới của đất nước, công ty XNK và Đầu tư Hà Nội đã trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển với các mốc thời gian như sau: Tháng 2/1962, Công ty thu mua hàng xuất khẩu được thành lập do nhu cầu kinh doanh, sản xuất hàng xuất khẩu của thành phố ngày càng phát triển. Năm 1976 được đổi tên thành công ty Ngoại thương Hà Nội, sau đó là Sở ngoại thương Hà Nội. Tháng 4/1980 hoạt động ngoại thương của Thành phố phát triển, UBND Thành phố Hà Nội đã thành lập Liên hiệp công ty XNK Hà Nội. Với tổng số hơn 2000 lao động gồm 6 công ty kinh doanh XNK và 2 xí nghiệp thảm len, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội là một đơn vị kinh tế làm chức năng kinh doanh XNK tổng hợp, tổ chức sản xuất và kinh doanh trong nước. Năm 1981, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội được Nhà nước cho trực tiếp kinh doanh XNK với thị trường nước ngoài. Năm 1987, UBND Thành phố đã chỉ đạo việc sắp xếp lại các cơ sở kinh doanh sản xuất trực thuộc liên hiệp công ty theo hướng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính và cơ chế quản lý để các công ty cấp dưới có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, bộ phận văn phòng công ty vừa làm chức năng quản lý trong phạm vi được phân công, vừa trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư sản xuất và kinh doanh trong nước. Trong thời kỳ này, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo hướng đổi mới, nhưng hoàn toàn chưa có tính thực tế để xây dựng thành các quy định chính thức, nếp suy nghĩ trong công tác quản lý của cơ chế bao cấp chưa dễ thay đổi . Đây cũng là những khó khăn của công ty. Nhưng với những cố gắng của toàn bộ đội ngũ cán bộ, công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Điều này đã chứng minh được hướng đi đúng đắn của công ty cũng như khả năng phát triển trong tương lai. Cuối năm 1991, để phù hợp với yêu cầu phát triển trong tình hình mới, hoạt động của liên hiệp công ty được tăng thêm chức năng đầu tư, liên doanh với nước ngoài, nên được đổi tên thành Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội. Trong giai đoạn này tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, trong đó có lĩnh vực phân phối và lưu thông hành hoá bị tác động mạnh mẽ. Đây là giai đoạn cơ chế thị trường dần dần rõ nét. Vấn đề cạnh tranh xảy ra dữ dội, các khách hàng cũ của công ty trong nước không còn như trước nữa. Hầu hết các đơn vị Tỉnh đã trực tiếp xuất khẩu. Chính vì vậy, thị trường xuất khẩu và nhập khẩu đã bị thu hẹp, mất thị trường các nước XHCN, khu vực thị trường TBCN bắt đầu bị các đơn vị khác cạnh tranh. Các mặt hàng xuất khẩu uỷ thác lớn của công ty không còn nhiều, tình trạng thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trong tổ chức kinh doanh khá phổ biến… Tóm lại, giai đoạn này công ty hoạt động trong tình hình chung đang diễn biến phức tạp, nên việc giữ vững và phát triển để thoát khỏi bế tắc là một nỗ lực rất lớn của công ty. Sau khi nghiên cứu kỹ Quyết định số 90/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng chính phủ, Chỉ thị số 18/CP-UB ngày 16/04/1994 của UBND Thành phố Hà Nội, Thông tư số 04-UB/KHH ngày 5/5/1994 của Uỷ ban kế hoạch Nhà nước và Chỉ thị số 272/TTg ngày 3/5/1995 của Thủ tướng chính phủ, Hội đồng giám đốc liên hiêp, ban chấp hành Đảng bộ liên hiệp, Ban chấp hành công đoàn Liên hiệp công ty xin chuyển đổi: Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội thành: Tổng công ty XNK và đầu tư Hà nội. Việc thành lập Tổng công ty XNK và đầu tư Hà nội trên cơ sở của liên hiệp công ty là cần thiết, tạo khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của từng cơ sở và toàn Tổng công ty. Công ty XNK và đầu tư Hà nội (nằm trong Tổng công ty XNK và đầu tư Hà Nội, được thành lập ngày 24/3/1993 theo Quyết định thành lập Doanh nghiệp Nhà nước số 1203/QĐUB của Uỷ ban Nhân dân Thành phố) là đơn vị kinh tế, hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương) và sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước. Công ty XNK và đầu tư Hà Nội có tên giao dịch đối ngoại: Hà Nội IMPORT-EXPORT-CORPORATION. Tên điện tín: UNIMEX Hà Nội, trụ sở giao dịch: 41 Ngô Quyền. Telex: 411506 UHVT Telex Fax: 84-4-5926 Telephone: 8255008 Tổng hợp vốn của UNIMEX Hà Nội có kết quả sau: Vốn cố định: 5.538.394.661 đồng Vốn lưu động:34.858.477.601 đồng. Vốn khác: 27.424.439.632 đồng. Từ năm 1995 đến nay, công ty bắt đầu mở rộng đối tượng kinh doanh ra các đơn vị nhỏ, lẻ như: Quận, Huyện, kể cả các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chuyển dần từ XNK uỷ thác sang tự doanh; triển khai kinh doanh gia công XNK; khai thác việc nhập hàng phi mậu dịch phục vụ cho đối tượng người Việt Nam công tác, lao động, học tập ở nước ngoài được hưởng chế độ miễn thuế; xây dựng kho chứa hàng XNK… Nhờ hàng loạt biện pháp kịp thời, đúng lúc, có hiệu quả nên công ty vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển. Có thể nói, mặt hàng kinh doanh đa dạng đã cho ta thấy chiến lược kinh doanh của công ty là đa dạng hoá sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay công ty đang tìm cho mình một hướng đi mới trong điều kiện tình hình thị trường thế giới có nhiều biến động do nhiều nhân tố tác động: chiến tranh, khủng hoảng, chính trị, thiên tai… Đó là việc tập trung nhiều đến mặt hàng chủ lực có khả năng thu hút được lợi nhuận cao. Trong đó mặt hàng nông sản chính là mặt hàng xuất khẩu được Nhà nước khuyến khích, lại có thị trường thế giới rộng lớn, khả năng cung cấp nguồn hàng dồi dào, đầu ra hợp lý, đảm bảo hàng của công ty được thị trường chấp nhận, có khả năng cạnh tranh với các đơn vị khác trong nước cũng như trên thị trường thế giới. 2. Quá trình phát triển của công ty Xét về quá trình hoạt động và phát triển của Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà nội từ khi thành lập đến nay có thể chia ra làm 3 thời kỳ: 2.1. Thời kỳ từ 1962 – 1975 Giai đoạn này là thời kỳ miền Bắc bắt đầu xây dựng và phát triển nền kinh tế CNXH, vừa chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở Miền Nam, vừa duy trì sản xuất phục vụ nhân dân. Từ khi thành lập công ty kinh doanh hàng xuất khẩu (4/6/1962), công ty đã thực hiện được nhiệm vụ Thành ủy và Uỷ ban Nhân dân Thành phố giao. Từ nguồn hàng xuất khẩu được thu gom từ các huyện ngoại thành và các vùng xung quanh Hà Nội, công ty kinh doanh hàng xuất khẩu đã tập hợp và hình thành mạng lưới cơ sở là các tổ hợp tác, các hợp tác xã sản xuất, gia công hàng xuất khẩu: thảm len, thảm ngô, thảm đay, chiếu se ngô, hàng thêu ren… thu hút hàng vạn lao động thủ đô. Doanh thu năm 1962 của công ty kinh doanh hàng xuất khẩu mới chỉ đạt 123.000 đồng (mặt bằng giá lúc đó) thì đến năm 1975, doanh số của công ty đã đạt 52.000.000 đồng (mặt bằng giá lúc đó). Công ty đã tổ chức các trạm thu mua hàng nông sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng mây tre, hàng dệt… để hướng dẫn nghiệp vụ làm hàng xuất khẩu cho các cơ sở nhằm mở rộng mạng lưới sản xuất giao thông chế biến và thu gom hàng xuất khẩu. Đây là mô hình tổ chức ban đầu để hình thành và phát triển các đơn vị lớn chuyên doanh của công ty ngoại thương sau này. 2.2. Thời kỳ từ năm 1976 – 1985 2.2.1. Giai đoạn 1976 -1980 Đây là thời kỳ đất nước sau chiến tranh, cả nước xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội. Vào năm 1979, công ty ngoại thương Hà nội được thành lập với các trạm sản xuất gia công hàng xuất khẩu trở thành các xí nghiệp trực thuộc, đồng thời tiếp nhận thêm một số xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ các tổng công ty Trung Ương. Do vậy, quy mô tổ chức của công ty ngoại thương tương đối lớn. Trong giai đoạn này, doanh số của công ty liên tục tăng với mức tăng bình quân hàng năm là 42,1%, nộp lãi năm sau cao hơn năm trước từ 50% đến 96%. Riêng năm 1980 bằng 3 lần so với năm 1979. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu gồm : thảm len, thảm đay, thêu ren, hàng dệt may… Lần đầu tiên Ngoại thương Hà Nội trực tiếp xuất khẩu 311 tấn lạc vỏ sang thị trường Singapore và nhập khẩu trực tiếp 1000 tấn urê phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Bằng các hoạt động XNK của mình, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội đã khai thác được tiềm năng kinh tế của Thành phố và các vùng xung quanh, tạo công ăn việc làm góp phần ổn định đời sống cho hàng mấy vạn lao động. Phần nộp ngân sách đã góp phần cân đối thu chi ngân sách của Thành phố, quỹ hàng hoá nhập khẩu đã góp phần phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân Thủ đô. Sự phát triển các đơn vị trực thuộc Liên hiệp công ty đã tạo tiền đề cho sự phát triển thành các công ty thành viên độc lập sau này. 2.2.2. Giai đoạn từ 1981 – 1985 Đây là giai đoạn hoạt động ngoại thương của Việt Nam gặp nhiều khó khăn: đối với thị trường khu vực I, sự phân công hợp tác trong nội bộ khối S.E.V phải dựa trên nguyên tắc bình đẳng, nhu cầu nhập khẩu phải tương ứng khả năng xuất khẩu. Đối với các nước Khu vực II, do chính sách cấm vận của Mỹ và một số nước, quan hệ thương mại bị thu hẹp. Trước tình hình đó, Thành phố chủ trương phát triển ngoại thương nhằm giải quyết sự mất cân đối trong phát triển sản xuất và ổn định đời sống xã hội. Thực hiện chủ trương này, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội đã có bước phát triển vượt bậc. Về tổ chức, tiếp tục mở rộng quy mô, thành lập thêm 9 đơn vị đầu mối sản xuất kinh doanh. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong giai đoạn này tăng bình quân 14,6%/năm. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu, phần xuất khẩu địa phương đã chiếm tỷ trọng 32,9%, phần nhập khẩu địa phương chiếm tỷ trọng tới 83,71%. Phạm vi kinh doanh xuất nhập khẩu của liên hiệp công ty đã mở rộng ra nhiều địa phương khác ở miền Bắc, Miền Trung. Đã hình thành các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt kim, len đan, thảm len, khăn mặt bông, thảm đay, thêu màu, đồ hộp, khăn ăn, than đá, lạc vỏ, hoa tươi… Bằng nguồn vốn ngoại tệ thu được từ xuất khẩu địa phương, Liên hiệp công ty đã nhập các loại máy móc thiết bị, phụ tùng, nguyên vật liệu phục vụ công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải, và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống. Đánh giá thành tích của Liên hiệp công ty XNK Hà Nội, năm 1983 Nhà nước đã trao tặng Huân chương Lao động hạng 3. 2.3. Thời kỳ đổi mới 1986 – nay 2.3.1. Giai đoạn 1986 – 1990 Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục giảm sút nghiêm trọng, đời sống nhân dân rất khó khăn. Về kinh tế đối ngoại, khối S.E.V tan rã, buộc Việt Nam phải tự cân đối xuất nhập khẩu nên không đảm bảo đủ nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và hàng tiêu dùng phục vụ đời sống, các đơn vị sản xuất – kinh doanh chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang cơ chế tự hạch toán kinh doanh. Để đẩy mạnh được xuất khẩu, nhà nước đã cho phép nhiều đơn vị sản xuất – kinh doanh được xuất khẩu trực tiếp để nhập khẩu nguyên liệu, hàng hoá duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện chủ trương trên, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội đã hợp tác liên doanh với nhiều đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu, tạo nguồn hàng xuất khẩu cho UNIMEX Hà Nội. Do sự thay đổi về tổ chức quản lý, chính sách điều hành XNK chung của Nhà nước, hoạt động kinh doanh của Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội gặp không ít khó khăn, nhưng tổng kim ngạch XNK của công ty trong giai đoạn này vẫn duy trì được ở mức tương đối cao, đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách Nhà nước. Đặc biệt trong các năm 1986 đến 1988, Liên hiệp công ty XNK Hà Nội đã tạo ra một quỹ hàng hoá rất lớn để giúp thành phố cân đối các nhu cầu sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống của nhân dân thủ đô. Các mặt hàng XNK chủ yếu của Liên hiệp công ty XNK Hà Nội trong giai đoạn 1986 – 1990: Xuất khẩu: thảm len, thảm đay, hàng mây tre, hàng mỹ nghệ, khăn ăn, lạc nhân, dược liệu các loại, … Nhập khẩu: hạt nhựa các loại, hạt giống rau, ôtô các loại, xe máy, mỳ chính… 2.3.2. Giai đoạn 1991 – 1995 Năm 1990 tình hình kinh tế xã hội và hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam có nhiều biến động và khó khăn, trong lĩnh vực ngoại thương, khối lượng hàng xuất khẩu của Việt nam từ các nước XHCN giảm từ 10% xuống còn 70% làm mất cân đối về vật tư hàng hoá cho nền kinh tế xã hội. Để bù đắp thiếu hụt đó, yêu cầu cấp bách là phải tăng cường xuất nhập khẩu đối với các nước TBCN, tuy nhiên nền kinh tế của chúng ta chưa chuyển kịp. Trong tình hình này, Nhà nước đã thực hiện chính sách mở cửa cho ngoại thương đối với mọi thành phần kinh tế kể cả các doanh nghiệp liên doanh đầu tư với nước ngoài. Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội cũng không nằm ngoài các khó khăn thách thức của đất nước. Về nguồn hàng xuất khẩu, liên hiệp công ty cũng chưa tổ chức chuyển đổi kịp về số lượng và chất lượng hàng hoá từ khu vực I ( yêu cầu chất lượng bình thường) sang khu vực II ( yêu cầu chất lượng cao). Về mặt thị trường, do chưa chuẩn bị kịp nên cũng thiếu hụt nghiêm trọng. Tình hình các công ty thành viên cũng gặp không ít khó khăn: một số công ty bị tổn thất do hàng hoá bị tồn đọng vì mất thị trường khu vực I, một số hàng hoá đã xuất mà không thu được tiền do biến động về chính trị của các nước khu vực I; một số công ty bị thua lỗ do chưa có đủ kinh nghiệm trong kinh doanh với thị trường khu vực II. Nhưng với những cố gắng nỗ lực của các công ty và toàn liên hiệp nên hoạt động kinh doanh đã được duy trì và có bước phát triển trong thời kỳ khó khăn 1986 – 1990. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là: gạo, thảm len các loại, hàng may mặc, than cám, khăn mặt bông, tham đay, thêu ren, mỹ nghệ, mây tre, dược liệu, lạc nhân, da trâu bò muối, nấm muối. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: đạm UREA, thuốc trừ sâu, hạt giống rau, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp, hàng tiêu dùng phục vụ đời sống. 2.3.3. Giai đoạn 1996 – nay Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước Đông Nam á và một số khu vực trên thế giới đã làm gay gắt hơn tình trạng thiếu thị trường xuất khẩu của các công ty ngoại thương nói chung và Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội nói riêng. Mặc dù đã cố gắng thâm nhập vào thị trường các nước TBCN phát triển ở Châu Âu, Mỹ và thị trường Châu Phi, Trung Đông, song kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới này chưa thực sự đem lại nhiều hiệu quả. Trong giai đoạn này, Nhà nước tiếp tục có các chính sách khuyến khích mạnh mẽ về xuất khẩu đối với tất cả các đơn vị sản xuất – kinh doanh, không phân biệt thành phần kinh tế. Năm 2000 trên địa bàn Thủ đô đã có gần 70 đơn vị được XNK trực tiếp, trên 1000 văn phòng đại diện các Công ty nước ngoài đã trực tiếp tham gia quá trình mua bán háng hoá XNK. Trong tình hình đó, Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội đã có những cố gắng đáng khích lệ trong sản xuất – kinh doanh. Từ cuối những năm 1990 đến năm 2002, nhiều công ty từ chỗ khó khăn đã đạt được mục tiêu ổn định, có bước phát triển, có công ty còn phát triển với tốc độ cao. Về công tác thị trường, Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội đã có những cố gắng nhằm duy trì những thị trường cũ, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, mở rộng sang một số thị trường mới. Một số doanh nghiệp đã thu được kết quả tại các thị trường mới có tiềm năng: Mỹ, EU, Trung Đông và Châu Phi. Tất cả các công ty đã tham gia xây dựng và triển khai dần chương trình đẩy mạnh công tác xuất khẩu, nhập khẩu và chương trình đầu tư chung của toàn liên hiệp công ty. Cho đến nay đại bộ phận các Công ty thành viên trực thuộc liên hiệp đã xác định được hướng phát triển và các giải pháp cụ thể của mình trong giai đoạn 2001 – 2005. Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là: gạo, lạc nhân, chè các loại, càphê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, hoa hồi, sa nhân, quế, và một số mặt hàng nông sản khác. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy móc thiết bị, ô tô các loại, hàng điện máy, giấy các loại, nguyên liệu may mặc, xe máy, rượu bia các loại, nguyên liệu phục vụ sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. Chương II. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty I. Đặc điểm của Công ty 1. Về mặt hàng Trong những năm gần đây, Công ty XNK và đầu tư Hà Nội đã không còn hoạt động sản xuất, còn hoạt động đầu tư cũng thu hẹp, không còn đáng kể. Hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu chỉ còn lại ở khía cạnh xuất nhập khẩu. Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu nhất của công ty vẫn là các sản phẩm nông sản, còn các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu vẫn là máy móc, trang thiết bị, hoá chất… phục vụ sản xuất trong nước. 1.1. Các sản phẩm nhập khẩu Theo bảng số 1, ta thấy trong 3 năm qua, tình hình nhập khẩu của công ty tương đối thất thường, vào năm 2001, tổng giá trị nhập khẩu của công ty là 3.176.068 USD thì sang năm 2002, tổng trị giá nhập khẩu giảm xuống chỉ còn 2.994.023 USD, bằng 94,27% so với năm 2001. Tuy nhiên, đến năm 2003, kim ngạch nhập khẩu lại tăng rất mạnh mẽ lên 5.704.653 USD, tức là gần gấp đôi so với kim ngạch năm trước. Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu thì công ty chỉ nhập phần lớn là những mặt hàng phục vụ cho quá trình sản xuất trong nước như: máy xúc + đào, nhựa PVC, hoá chất, nhập rất ít mặt hàng phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước như chảo chống dính, ôtô… Cụ thể vào năm 2002, ta nhận thấy có sự giảm mạnh về kim ngạch nhập khẩu đối với rất nhiều mặt hàng: thiết bị văn phòng chỉ đạt hơn 35% so với năm 2001, gỗ các loại giảm xuống chỉ còn khoảng 75%, máy xúc + đào chỉ còn gần 70%. Tuy nhiên, sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu này lại phần lớn là do sự giảm sút trong kim ngạch nhập khẩu của 2 mặt hàng chủ đạo là: gỗ các loại và đặc biệt là sắt thép các loại. 2 mặt hàng này chiếm đến 30% tỷ trọng trong kim ngạch nhập khẩu toàn bộ các mặt hàng của công ty. Chính sự sụt giảm quá lớn của 2 mặt hàng này, đặc biệt là mặt hàng sắt thép các loại, Bảng1: Báo cáo kết quả kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu từ năm 2001 - 2003 STT Mặt hàng Đơn vị 2001 2002 2003 số lượng giá trị (USD) số lượng giá trị (USD) % giá trị tăng 02/01 số lượng giá trị (USD) % tăng giá trị 03/02 1. Máy xúc + đào chiếc 3 92.035 2 61.358 66,67 7 200.000 325,96 2 Nhựa PVC tấn 1.500 209.018 1.500 217.588 104,1 2.000 318.432 146,34 3 Thiết bị văn phòng chiếc - 310.200 - 110.028 35,47 - 110.445 100,38 4 Hoá chất các loại tấn 100 334.400 1.000 382.452 114,40 2.000 750.555 196,25 5 Ôtô các loại chiếc 20 150.110 40 345.021 229,84 75 589.000 170,71 6 Sắt thép các loại tấn 4.000 818.294 1.000 217.589 26,59 8.000 1.800.589 827,52 7 Dây cáp + dây điện cuộn 500 125.868 1.000 320.705 254,79 1.000 271.577 84,669 8 Cao su tấn 2.000 251.320 4.000 573.866 228,34 5.000 751.100 130,89 9 Chảo chống dính chiếc 5.000 40.500 20.000 160.610 396,56 10.000 100.555 62,61 10 Gỗ các loại tấn 4.000 844.323 3.000 638.468 75,62 4.500 812.400 127,24 Tổng 3.176.068 2.994.023 94,27 5.704.653 190,53 Nguồn: Phòng tổng hợp Công ty XNK và đầu tư Hà Nội tới75%, đã khiến cho tổng kim ngạch nhập khẩu phải giảm xuống đáng kể. Nguyên nhân của việc công ty trong năm 2002 đã nhập khẩu ít thép về hơn không phải là do nhu cầu trong nước về mặt hàng này chững lại, mà tại thời điểm này đang nảy ra cuộc tranh chấp về thị trường xuất khẩu thép giữa 2 khu vực cường quốc là Mỹ và Châu Âu, mà đây lại chính là 2 thị trường nhập khẩu chính của công ty đối với mặt hàng này. Thêm vào đó, chúng ta không thể không kể đến một thực tế đáng mừng trong giai đoạn này, đó là trong nước đã xuất hiện những công ty sản xuất được nhiều loại thép với chất lượng tương đối cao, giá cả lại phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam, có thể chấp nhận được. Nhận ra được thực tế đó, công ty đã nhanh chóng chuyển số vốn lẽ ra được dành để nhập khẩu thép và gỗ các loại sang nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng khác mà người dân Việt Nam đang có nhu cầu rất cao, giả sử như ô tô các loại (kim ngạch tăng gần 3 lần), Dây cáp + dây điện, cao su (hơn 2 lần), và đáng chú ý nhất là chảo chống dính (gần 4 lần). Đây quả là những con số rất ấn tượng đối với hoạt động nhập khẩu, tuy nhiên, những mặt hàng này từ trước đến nay vẫn không phải là những mặt hàng được công ty coi là chủ đạo nên vẫn không thể bù đắp được những mất mát mà công ty phải gánh chịu do sự sụt giảm kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng chủ đạo. Chính vì thế mà dù có sự tăng trưởng đáng kinh ngạc trong việc nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng này thì công ty vẫn phải chịu một sự giảm sút trong tổng kim ngạch nhập khẩu trong năm 2002, khoảng 5%. Sang đến năm 2003, giá trị nhập khẩu của công ty lại tăng vọt lên gần 2 lần so với năm 2002. Nhận xét chung là trong năm này hầu hết kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng đều có mức tăng trưởng rất tích cực. Ngay cả đối với những mặt hàng mà trong năm 2002 bị giảm sút nghiêm trọng thì trong năm 2003 này cũng phục hồi và đạt được mức tăng trưởng rất cao. Ví dụ, mặt hàng sắt thép, sản lượng nhập khẩu đã tăng lên 8 lần so với năm 2002 và 2 lần so với năm 2001. Mặt hàng gỗ các loại cũng có mức tăng trưởng tương đối cao và cùng với mặt hàng sắt thép các loaị, nó đã khôi phục lại được vị thế đứng đầu, là sản phẩm nhập khẩu đầu tàu của công ty. Năm 2003, chỉ còn 2 mặt hàng là có tăng trưởng âm, đó là chảo chống dính và dây cáp + dây điện. Điều này cũng là dễ hiểu, bởi vì Công ty XNK và đầu tư Hà Nội là một công ty có quy mô tương đối nhỏ, nên dù có thể tìm được nhu cầu đối với các mặt hàng mà mình nhập khẩu về thì cũng khó có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình ra mọi mặt hàng, chính vì vậy khi để dành vốn để nhập khẩu về những mặt hàng mà công ty coi là chủ đạo thì tất yếu phải hy sinh những mặt hàng khác không quan trọng bằng. Đây cũng là một chiến lược đúng đắn của công ty: đa dạng hoá mặt hàng nhập khẩu nhưng là sự đa dạng hoá có tính chọn lọc. Nói chung, trong năm 2003, nhận biết được nhu cầu trong nước đối với phần lớn các sản phẩm mà công ty nhập khẩu về sẽ tăng, cho nên công ty đã nhanh chóng tìm kiếm những nguồn hàng nhập khẩu để có thể mua hàng về phục vụ cho nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu về các mặt hàng nhập khẩu như sắt thép các loại, cao su… tăng lên rất cao, trong khi đây lại chính là những mặt hàng mà trong nước hoàn toàn có thể sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của người dân, điều đó chứng tỏ rằng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam vẫn còn rất yếu kém. Ngay cả mặt hàng sắt thép các loại sản xuất trong nước, tuy đã dành được lợi thế từ nguyên nhân khách quan của nền kinh tế thế giới vào năm 2002, nhưng đến năm 2003, khi mâu thuẫn giữa 2 khu vực sản xuất thép lớn nhất trên thế giới là Mỹ và EU đã được giải quyết thì lập tức lại bị mất chỗ đứng trên thị trường vào tay các công ty của các nước phát triển này. Khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam là một vấn đề nan giải không chỉ của riêng các công ty sản xuất thép mà còn là của cả Nhà nước Việt Nam. Còn về phần công ty, phải nói rằng ban quản lý đã rất năng động, tìm ra những cách giải quyết tương đối đúng đắn, dám mạnh dạn chuyển hướng sang nhập khẩu những mặt hàng không phải là chủ đạo khi tình hình thế giới về những sản phẩm chủ đạo biến động theo chiều hướng bất lợi. Tuy nguồn cung về mặt hàng nhập khẩu bị hạn chế, và có lúc cầu lên cao trong khi cung thiếu, dẫn đến giá thép trên thị trường thực tế trong nước có giai đoạn đã vượt Bảng 2: Kết quả kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản theo mặt hàng từ năm 2001 - 2003 stt Mặt hàng năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 1 sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Giá cả (USD/ tấn) sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Giá cả (USD/ tấn) SL tăng trưởng 02/01 Sản lượng (tấn) Giá trị (USD) Giá cả (USD/ tấn) SL tăng trưởng 03/02 2 Gạo 784.1 196.025 250 798,60 195.843 243 101.85% 1041.3 258.242 248 130.3% 3 Lạc 351,3 462.662 1.317 378,00 498.960 1.320 107,7% 36,0 42.090 1.169 -90,5% 4 Hạt tiêu 287,21 631.480 2.200 251,58 641.805 2.255 84,5% 97,7 342.230 3.500 -61,1% 5 Hạt điều 250,78 207.184 2.800 241,46 965.575 2.880 96,4% - - - - 6 cao su 503,0 365.178 726 426,87 237.627 641 84,9% 194,6 96.000 491 -55,4% 7 Chè 500,0 795.000 1.590 496,11 793.448 1.599 99,2% 558,8 865.372 1.548 112,6% 8 Cà phê 121,8 177.828 1.460 110,88 128.359 1.157 90,9% 42,0 61.320 1.460 -61,8% 9 Quế 10,00 20.000 2000 12,45 25.522 2.050 120% 8,8 12.833 1.460 -29,4% 10 Hoa hồi 58,4 110.668 1.895 71,20 235.635 1.905 122,4% 334,1 461.490 1.381 333% 11 Sa nhân 6,00 45.000 7.500 4,00 30.000 7.500 66,7% 15,8 120.000 7.590 157% Nguồn : Phòng tổng hợp Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội năm 2003 mức giá trần do Nhà nước quy định, nhưng công ty vẫn có khả năng nắm bắt được những cơ hội hiếm hoi, tìm kiếm được những mối hàng với giá rẻ tạm thời, nhưng chất lượng đảm bảo để đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong nước đang lên cao. Như vậy, ta có thể thấy rằng việc kinh doanh của công ty luôn được đội ngũ cán bộ công nhân viên thực hiện tương đối tốt. Đội ngũ lao động trong công ty tương đối năng động và tinh tế, có thể nắm bắt được nhu cầu, tình hình biến động của thị trường cả trong nước và trên thế giới để có sự chỉ đạo chuyển hướng kịp thời, phù hợp. Điều đó chứng tỏ công ty đã có một đội ngũ cán bộ có trình độ cũng như nghiệp vụ kinh doanh XNK khá tốt. 1.2. Các sản phẩm xuất khẩu Trong những năm gần đây, công ty UNIMEX Hà Nội đã bước đầu chuyển hướng kinh doanh hàng xuất khẩu từ thu gom sang đầu tư vào sản xuất, chế biến, tạo chân hàng ổn định và lâu dài, mở rộng mạng lưới thu gom hàng nông sản xuất khẩu ở phía Bắc và phía Nam: chè, lạc, cà phê, cao su… do đó đã thu được những kết quả đáng kể. Theo bảng số 2, ta thấy tình hình xuất khẩu hàng nông sản của công ty có một số điểm lưu ý như sau: *. Gạo: là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, có mức tăng trưởng tốt. Sản lượng xuất khẩu gạo năm 2003 đạt 1.041,3 tấn, tăng 130,3% so với năm 2002, chỉ đạt mức sản lượng xuất khẩu là 798,6 tấn và năm 2001 đạt 784,1 tấn. Do đó kéo theo sự tăng trưởng của doanh thu xuất khẩu mặt hàng gạo. Để đạt được những thành tựu như vậy là nhờ cả những yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Về yếu tố chủ quan, cần ghi nhận rằng công ty đã có những nỗ lực đáng kể trong việc đầu tư công nghệ, máy móc mới trong việc thu gom, bảo quản, vận chuyển và cả trong sản xuất, chế biến… mặt hàng này, nhờ vậy, chất lượng của mặt hàng gạo xuất khẩu đã tăng lên nhiều so với trước đây, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và khó tính của khách hàng trên trường quốc tế. Bên cạnh đó, không thể không kể đến một điều kiện khách quan nhưng cũng mang lại cho công ty một lợi thế vô cùng quan trọng. Đó là: Việt Nam, từ một nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan, vào năm này đã vươn lên mạnh mẽ và đã đã đạt được vị thế dẫn đầu trên thị trường gạo quốc tế, trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Điều đó chứng tỏ rằng mặt hàng gạo của nước ta đã được thế giới chấp nhận và ưa chuộng hơn so với trước đây, và do đó, vị thế của bản thân mặt hàng gạo cũng được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin nơi khách hàng các nước khác trên thế giới. Chính vì thế, không thể phủ nhận một lợi thế là ngày càng có nhiều đơn hàng nhập khẩu gạo Việt Nam hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam nói chung và Công ty XNK và đầu tư Hà Nội nói riêng ngày càng mở rộng được thị trường xuất khẩu gạo của mình. *.Hoa Hồi: cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty và có mức tăng trưởng vào loại cao nhất so với các mặt hàng xuất khẩu khác.Đặc biệt vào năm 2003, sản lượng xuất khẩu mặt hàng này đạt 334,1 tấn, tăng 333,0% so với năm 2002, chỉ đạt 71,2 tấn. Vì vậy cho nên mặc dù giá cả xuất khẩu của mặt hàng này có giảm chút ít nhưng vẫn tạo ra được mức tăng trưởng đột phá về doanh thu. *. Chè: Có mức tăng trưởng tốt về doanh thu, năm 2003 đạt 865.372 USD, tăng 109% so với năm 2002 (đạt 793.448 USD). Tuy nhiên, cũng giống như mặt hàng hoa hồi, mức tăng trưởng này đạt được là do sự tăng trưởng về sản lượng trong xuất khẩu chứ không phải là do tăng giá. *. Cà phê: có xu hướng giảm sút so với những năm trước. Sự giảm sút về sản lượng xuất khẩu và giá cà phê trên thị trường thế giới kéo theo sự giảm sút về doanh thu của mặt hàng này. Trong tình hình biến động của thị trường thế giới, công ty đã luôn năng động, sáng tạo tìm thêm nhiều mặt hàng mới, mở rộng thêm thị trường mới chứ không chỉ dừng lại ở những thị trường cũ: công ty đã xuất khẩu thêm mặt hàng hạt sen, bột sơ dừa, và công ty đã tìm thêm thị trường ấn Độ cho mặt hàng hoa hồi, thị trường Hà Lan, Hungari, Pakistan cho mặt hàng chè… Tuy nhiên, nông sản là mặt hàng mang tính thời vụ, phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên không phải năm nào công ty cũng xuất khẩu tất cả các mặt hàng nông sản cũng như không phải năm nào công ty cũng chỉ xuất khẩu một số mặt hàng nhất định. Xuất khẩu cái gì? Số lượng xuất khẩu là bao nhiêu? Trả lời cho những câu hỏi này còn phải tuỳ thuộc vào nhu cầu của thị trường và khách hàng, họ cần gì thì chúng ta xuất cái đó nếu có thể. Chính vì vậy mà có những mặt hàng năm nay xuất được nhiều thì năm sau lại xuất được ít, thậm chí có năm còn không thể xuất được chút nào. Điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tình hình xuất khẩu nông sản của UNIMEX Hà Nội kém phát triển mà trái lại, có thể đó lại là sự nhạy bén, linh hoạt và thích ứng được của công ty trước những biến đổi không ngừng của thị trường. Việc kinh doanh xuất khẩu nông sản là một hình thức kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nó không chỉ giải quyết, tạo công ăn việc làm, giảm bớt sự đói nghèo của người lao động mà còn góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách, và thể hiện vị trí thương mại của công ty trong kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản. 2. Về thị trường 2.1. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty 2.1.1. Thị trường Đông Âu và Liên xô cũ Đây là một thị trường rộng lớn và có quan hệ truyền thống với ta. Đối với thị trường này quan hệ ngoại thương có những thuận lợi lớn, đó là quan hệ lâu đời nên hiểu nhau, hơn nữa đây là thị trường mà yêu cầu về sản phẩm không cao lắm. Là một thị trường lớn nên sức tiêu thụ sản phẩm cũng lớn vì Thị trường 2001 2002 2003 Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 02/01 (%) Giá trị (USD) Tỷ trọng (%) 03/02 (%) SNG 793.448 20,41 717.698 22,02 -9,55 1.119.957 56,18 156,05 ASEAN 340.904 8,77 60.102 1,85 -82,37 0 0 0 Singapo 551.550 14,19 167.917 5,17 -69,56 24.395 1,22 -85,47 Hàn Quốc 346.685 8,92 51.202 1,58 -85,24 82.003 4,12 160,21 TrungQuốc 120.678 3,1 243.055 7,49 201,41 0 0 0 Đài Loan 165.668 4,26 13.550 0,42 -91,86 0 0 0 Hồng Kông 9.194 0,24 8.899 0,27 -10,24 0 0 0 Nhật 45.000 1,16 38.925 1,20 -23,50 20.000 1,00 -48,6 ấn Độ 0 0 531.170 16,36 - 425.409 21,43 -19,83 Indonexia 3.667 0,09 0 0 0 0 0 0 Philippin 13.395 0,34 22.610 0,70 168,88 0 0 0 I Rắc 793.448 20,41 531.170 15,36 33,06 198.699 9,97 -62,59 Mỹ 296.550 7,62 26.000 0,80 -91,22 24.85 1,24 -4,56 Thái Lan 323.832 8,33 28.666 0,88 -91,17 54.320 2,72 189,93 CH Séc 0 0 0 0 0 34.580 1,73 - Bảng 3: Báo cáo kết quả kinh doanh theo thị trường từ năm 2001 - 2003 Nguồn: phòng tổng hợp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội thế đây là một thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù gần đây thị trường này cũng có những biến động lớn song với công ty trong thời kì đầu đầy khó khăn thì đây vẫn là thị trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của công ty. 2.1.2. Thị trường Châu á - Thái Bình Dương Châu á theo dự đoán của các nhà kinh tế thế giới , sẽ là trung tâm kinh tế Thế giới ở thế kỉ 21. Đứng đầu về kinh tế ở Châu á là Nhật. Thời gian qua các nước Châu á đã chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty: Hàn Quốc 346.685 USD, I rắc 793.448 USD, Thái Lan 323.832 USD …Quan hệ thị trường Châu á - Thái bình dương và công ty có thuận lợi đó là gần về mặt địa lí, phong tục tập quán cũng có những nét tương đồng nhưng điều kiện về kinh tế – xã hội lại khác nhau. Do đó cần quan hệ kinh tế vì lợi ích giữa các bên. Những năm gần đây một số nước như Nhật, Đài Loan , Hàn Quốc có làm giảm kim ngạch xuất khẩu của công ty. 2.1.3. Thị trường Tây Âu Đây là một thị trường có tiềm lực về kinh tế và là những nước đóng vai trò cung cấp nền kĩ thuật công nghệ hiện đại cho các nước trên thế giới. Đối với những nước này thì nhu cầu về nông sản là rất lớn nhưng đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng cũng như mẫu mã của bao bì sản phẩm, từ khâu kiểm dịch đến đóng gói. Vì vậy muốn làm ăn lâu dài với các nước thuộc thị trường này thì phải chú trọng nâng cao chất lượng cho sản phẩm. Đây là một thị trường hứa hẹn nhưng lại vô cùng khó khăn trong việc thâm nhập. 2.2. Hoạt động xuất khẩu theo thị trường của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội Cho đến nay Unimex- Hà nội đã trực tiếp tham gia hoạt động xuât khẩu với 23 thị trường. Nguồn hàng nhìn chung là ổn định, có đủ khả năng cung cấp nhiều mặt hàng cho một số thị trường lớn như : Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan,…Điều nổi bật là công ty đã mở rộng quan hệ trực tiếp với Trung Quốc một thị trường đầy triển vọng, chi phí vận chuyển thấp, và thị trường lớn nữa là Mỹ, I rắc Nhìn vào bảng số liệu ta thấy : tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giảm dần qua các năm từ: 3.887.541 USD vào năm 2001 xuống còn 1/ 2 vào năm 2003 (1.993.508) và đặc biệt giảm mạnh ở thị trường các nước ASEAN, nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây các nước trong khu vực đã dần dần tự túc được lương thực cũng như một số sản phẩm khác, hơn thế nữa Việt Nam trong nhưng năm qua chịu không ít những khó khăn do thời tiết gây ra cho nên không thể cung cấp một số mặt hàng đúng kì hạn , điều này làm cho ta mất đi uy tín đối với một số mặt hàng, hơn thế nữa yêu cầu kiểm dịch ở những nước này ngay càng cao trong khi về mặt này công ty chưa có đủ điều kiện kiểm tra hết lượng hàng xuất khẩu của mình Trên một số thị trường truyền thống khác : Nhật, Mỹ giá trị xuất khẩu hàng nông sản cũng bị giảm sút, một phần là do công ty chưa nắm vững các thị trường một cách có hiệu quả, một phần là do nguyên nhân như đã nêu ở trên đó là ta liên tiếp chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt dẫn đến sản lượng nông nghiệp thấp gây nên tình trạng khan hiếm nguồn hàng , dẫn đến thu mua gặp nhiều khó khăn. Tuy vậy với những đổi mới trong công tác thị trường , công ty đã mở rộng được sang một số thị trường mới như: ấn độ , I Rắc …đây là những thị trường có cơ chế hoạt động rất khác so với thị trường Đông âu cũ và các nước trong khối ASEAN. Song công ty đã làm tốt việc xử lý thông tin , chỉ ra được thị trường nào triển vọng và đang cần mặt hàng gì, phong tục tập quán , sở thích người tiêu dùng ra sao, chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước nhập khẩu như thế nào… Bên cạnh đó một thị trường vừa mới , vừa rộng lớn đang mở ra là thị trường Trung Quốc. ở thị trường hơn một tỷ dân này có nhu cầu rất lớn về các mặt hàng của Việt Nam như : Cao su, càphê, hạt điều, chè và nhiều loại nông sản nguyên liệu khác, lại không có đòi hỏi cao như những thị trường giàu có khác. Đó chính là một lợi thế, ngoài ra việc chuyển giao hàng, vận chuyển cũng diễn ra vô cùng thuận lợi, phù hợp với mặt hàng nông sản cần vận chuyển nhanh . Hơn thế nữa ngày 8/8/1998 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 143/1998/QĐ- TTg về việc bãi bỏ thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch và áp dụng chế độ thuế hàng hóa xuất nhập khẩu chính ngạch đối với hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc, quyết định này đã mở ra cho các doanh nghiệp nói chung và cho UNIMEX- Hà nội nói riêng những cơ hội lớn. Về tỷ trọng thị trường xuất khẩu hàng nông sản , nhóm thị trường chính vẫn là các nước SNG, chiếm một tỷ trọng lớn 56, 18%. Đặc biệt thị trường ấn Độ cũng là một thị trường có tiềm năng lớn. Tóm lại việc nghiên cứu tốt về thị trường , tìm ra thị trường trọng điểm , thị trường tiềm năng sẽ giúp công ty có những kế hoạch kinh doanh đúng mang lại hiệu quả kinh tế cao. 3. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Ban giám đốc: chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty. Ban giám đốc gồm có giám đốc và các phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc phụ trách một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về lĩnh vực công tác được giao. Phòng kế toán và tài vụ: có nhiệm vụ hạch toán kế toán, đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong từng kế hoạch (tháng, quý, năm). Đảm bảo vốn phục vụ cho các hoạt động của phòng, ban trong công ty, điều tiết vốn nhằm mục tiêu kinh doanh có hiệu quả nhất, vốn quay vòng nhanh. Quyết toán với cơ quan cấp trên và các cơ quan hữu quan, tổ chức tài chính, ngân hàng hàng năm. Phòng tổ chức: quản lý toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho giám đốc về sắp xếp, bố trí nhân lực một cách phù hợp. Quy hoạch đào tạo, điều hành, bổ sung yêu cầu kinh doanh. Ngoài ra phòng tổ chức còn làm một số công việc khác như: bảo vệ chính trị nội bộ, thanh tra lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội. Phòng kế hoạch tổng hợp: đưa ra kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nắm toàn bộ tình hình công ty về kinh doanh XNK, báo cáo cho giám đốc nhằm giúp cho giám đốc có quyết định đúng đắn phù hợp với yêu cầu phát triển của công ty. Các phòng nghiệp vụ: Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Phòng kinh doanh 3 Phòng kinh doanh 4 Phòng kinh doanh 5 Phòng thị trường Liên doanh. Liên doanh với công ty du lịch Hà Nội kinh doanh khách sạn Sofitel Metropol. Liên doanh với Malaysia triển khai trung tâm thương mại dịch vụ Cầu Giấy Chi nhánh. Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh tại Hải Phòng. Tổng kho Cầu Diễn. 4. Cơ cấu lao động của công ty Công ty hiện nay đang dần dần kiện toàn đội ngũ lao động cho phù hợp với tình hình mới, có đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ kinh doanh cả trong và ngoài nước, công ty luôn quan tâm bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. 4.1. Cơ cấu trình độ Bảng 4: cơ cấu trình độ của cán bộ công nhân viên công ty từ năm 1999 đến năm 2003 STT Năm Trình độ học vấn % trên tổng số lao động Tổng số lao động ĐH Cao đẳng Trung cấp ĐH Cao đẳng Trung cấp 1 1999 112 38 0 79,9 21,1 0 150 2 2000 124 40 0 75,6 24,4 0 164 3 2001 160 40 1 80 19,98 0,049 201 4 2002 167 40 1 80,28 19,23 0,046 208 5 2003 167 40 1 80,28 19,23 0,046 208 Nguồn: Số liệu của Phòng tổ chức năm 2003 Nhìn vào bảng 4, ta thấy trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội là rất cao. Trải qua 5 năm từ 1999 đến 2003, đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty đã tăng thêm 38%, từ 150 người vào năm 1999 lên 208 người vào năm 2003. Hơn thế nữa, trình độ của đội ngũ lao động của công ty trong 5 năm qua đều tăng thêm khá đều, thể hiện ở thực tế là hơn 75% cán bộ công nhân viên của công ty có trình độ đại học. Theo điều tra cho thấy, phần lớn cán bộ công nhân viên của công ty đều tốt nghiệp các trường Đại học khối kinh tế có tiếng trên toàn quốc như Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Ngoại Thương, Đại học Quốc Gia…Còn lại khoảng gần 20% là tốt nghiệp các trường Cao đẳng. Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng công ty ưu tiên phần lớn cho việc tuyển mộ những người có trình độ đại học, còn những công nhân viên có trình độ cao đẳng thì phần lớn được tuyển từ năm 1999 trở về trước. Từ năm 1999 trở lại đây thì chỉ có 2 công nhân viên có trình độ cao đẳng được tuyển vào làm. Đặc biệt ta nhận thấy số lao động có trình độ trung cấp chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong công ty, không đến 1%. Như vậy, ta có thể rút ra một kết luận là công ty tuy là một công ty Nhà nước nhưng cũng tương đối năng động, nắm bắt được một quy luật tất yếu khách quan của thị trường: nếu không có chất lượng thì tất sẽ bị đào thải, không sớm thì muộn. Công ty đã nhận thức được rằng chất lượng ở đây không chỉ là chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà còn là ở chất lượng của những con người trực tiếp và gián tiếp đưa những sản phẩm ấy đến được với người tiêu dùng cuối cùng, mà những người ấy lại chính là những người công nhân, nhân viên làm trong công ty. Vì vậy, công ty đã đề ra một chiến lược tuyển mộ nhân viên theo hướng trọng nhân tài. Chính chiến lược ấy đã giúp cho công ty có được một đội ngũ nhân viên có trình độ cao như hiện nay. Và chính nhờ đội ngũ cán bộ công nhân viên này mà công ty đã có thể đứng vững và liên tục phát triển từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt từ khi nước ta chuyển sang thời kỳ mở cửa, các cán bộ công nhân viên của công ty đã có điều kiện phát huy năng lực và kinh nghiệm vốn có cuả mình, giúp công ty có thể hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra.Trong những năm gần đây, hiểu và nắm bắt được xu thế của mọi doanh nghiệp là tuyển mộ những người có đủ năng lực vào làm việc, nên công ty cũng đã đưa ra một số đổi mới và ưu đãi cho đội ngũ lao động của mình, ví như tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ công nhân viên của mình, góp phần nâng cao trình độ vốn có của họ, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn đội ngũ cán bộ trong công ty. Bảng 5: Cơ cấu độ tuổi của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999 - 2003 STT Độ tuổi 1999 2000 2001 2002 2003 Số người % số lao đông Số người % số lao động Số người % số lao động Số người % số lao động Số người % số lao động 1 22 - 30 12 8 24 14,6 55 27,4 45 21,6 49 23,6 2 31 - 40 18 52 80 48,7 91 45,2 85 40,9 80 38,5 3 41 - 60 60 40 60 36,7 55 27,4 78 37,5 79 37,9 Tổng 150 164 201 208 208 Nguồn: Báo cáo về lao động của phòng tổng hợp năm 2003 4.2. Cơ cấu về độ tuổi Theo bảng 5, ta thấy được cơ cấu về độ tuổi của cán bộ công nhân viên công ty đã có một số thay đổi trong 5 năm trở lại đây. Rõ nét nhất là số cán bộ công nhân viên trẻ tuổi đã tăng lên với tốc độ khá cao, gần 3 lần kể từ năm 1999, từ 8% lên đến gần 24% vào năm 2003. Điều ấy chứng tỏ rằng công ty cũng đang ra sức phấn đấu để trẻ hoá đội ngũ nhân viên của mình, vì chỉ có giới trẻ ngày nay mới có thể có đủ cả sức khoẻ và trí tuệ, sự nhanh nhẹn,… để thích ứng được với những thay đổi của thời đại. Tuy nhiên, ta cũng dễ dàng nhận thấy rằng sự trẻ hoá đội hình này đã có, nhưng vẫn chưa đủ. Tỷ lệ nhân viên trên 40 tuổi vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với số nhân viên trẻ tuổi, vì vậy đã khiến cho độ tuổi trung bình của người lao động trong công ty vẫn có xu hướng tăng lên. Điều này xuất phát từ một thực tế là hầu hết những cán bộ công nhân viên của công ty đều là những cán bộ lão thành, đã được cử về làm việc cho công ty từ khi công ty mới được thành lập, và đã cống hiến sức mình cho công ty trong rất nhiều năm. 4.3. Cơ cấu về giới tính Bảng 6: Cơ cấu về giới tính của cán bộ công nhân viên của công ty từ năm 1999 đến năm 2003 STT Năm Giới tính % trong tổng lao động Tổng số lao động Nam Nữ Nam Nữ 1 1999 101 49 67,3 32,7 150 2 2000 103 61 62,8 37,2 164 3 2001 116 85 57,7 42,3 201 4 2002 120 88 57,7 42,3 208 5 2003 120 88 57,7 42,3 208 Nguồn: Số liệu của phòng Tổ chức năm 2003 Nhìn vào bảng số liệu trên ta có thể thấy số lao động nam của công ty chiếm tỉ lệ cao hơn là số lao động nữ, nhưng trong những năm gần đây, khoảng cách đó bị thu hẹp dần. 4.4. Tình hình sử dụng lao động của công ty trong 3 năm 2001 - 2003 Bảng 7: Tình hình sử dụng lao động của công ty từ năm 2001 đến 2003 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 1 Doanh thu Triệu đ 115146 88892 154440 2 Lợi nhuận Triệu đ 325 340 338 3 Số lao động Người 201 208 208 4 Doanh thu bình quân 1 lao động Triệu đ 573 427 743 5 Mức sinh lợi bình quân 1 lao động Triệu đ 1,617 1,635 1,625 6 Thu nhập bình quân 1 tháng Đồng 780.980 800.500 1.080.800 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm2001,2002,2003 của công ty UNIMEX Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng doanh thu bình quân trên một lao động trong một năm đã tăng lên từ hơn 500 triệu vào năm 2001 lên hơn 700 triệu vào năm 2003. Tuy nhiên, vào năm 2002, doanh thu bình quân trên một lao động lại giảm xuống do tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp phải nhiều tác động tiêu cực của thị trường quốc tế như đã phân tích ở những phần trên. Doanh thu vào năm 2003, tuy đã tăng lên rất cao so với năm trước đó, nhưng điều này cũng không phản ánh được chính xác mức độ hiệu quả của việc sử dụng lao động trong công ty. Như vậy, ta có thể rút ra một kết luận là trong 3 năm qua, do nhiều yếu tố khác nhau mà hiệu qủa sử dụng lao động của công ty đã giảm xuống một chút ít. Một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn tới việc đó là do các loại chi phí tăng lên đáng kể, trong đó chủ yếu là chi phí của hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động bất thường. Nhưng tại sao hoạt động bất thường và hoạt động đầu tư tài chính của công ty lại gặp phải những khó khăn như vậy vào năm 2003 thì ta sẽ xem xét ở phần sau, khi phân tích về báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 5. Một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 5.1. Một số chỉ tiêu chung đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 8 : Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2001, 2002, 2003. Đơn vị: Triệu VNĐ stt Chỉ tiêu 2001 2002 2002/2001 2003 2003/2002 1 Tổng doanh thu 115.146 88.892 154.440 2 Doanh thu thuần 115.146 88.892 77,19% 154.440 173,73% 3 Giá vốn hàng bán 110.425 84.981 76,96% 150.165 176,70% 4 Lợi nhuận gộp 4.721 3.911 82,63% 4.275 109,31% 5 CP bán hàng 2.269 1.738 76,59% 2.211 127,71% 6 Chi phí QLDN 2.161 1.952 90,86% 1.774 90,88% 7 Lợi nhuận thuần 291 211 72,50% 290 137,44% 8 Thu nhập hoạt động tài chính 934 1.376 147,32% 1.904 138,37% 9 Chi phí hoạt động tài chính 747 1.201 160,78% 1.776 147,5% 10 Lợi nhuận thuần từ HĐTC 186 175 94,08% 128 73,14% 11 Thu nhập HĐ bất thường - 624 - 2.918 467,63% 12 Chi phí HĐBT - 510 - 2.839 556,67% 13 Lợi nhuận HĐ BT - 114 - 79 69,30% 14 Tổng lợi nhuận trước thuế 478 500 104,6% 497 99,40% 15 Thuế TNDN 153 160 104,57% 159 99,37% 16 Lợi nhuận sau thuế 325 340 104,61% 338 99,41% Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội trong 3 năm . Nhìn vào bản báo cáo kết quả kinh doanh trong 3 năm trên, ta thấy doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2003 đã tăng vọt so với năm 2002 và năm 2001, mức tăng này là gần gấp đôi. Đối với hoạt động đầu tư tài chính thì mức tăng trưởng về thu nhập cũng vào khoảng 1,5 lần. Thu nhập từ hoạt động bất thường còn có mức tăng trưởng kỳ diệu hơn nhiều: gần 5 lần so với năm 2002. Nếu nói về doanh thu thì đây quả là những con số tăng trưởng rất ấn tượng, đặc biệt là trong hoàn cảnh công ty vừa trải qua năm 2002, một năm đầy sóng gió và công ty đã phải hứng chịu nhiều tác động có chiều hướng tiêu cực của thị trường quốc tế. Mức tăng trưởng ấy đã phản ánh những nỗ lực đáng khâm phục của cán bộ công nhân viên toàn công ty trong việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, nhu cầu của khách hàng và những biến động của mọi nhân tố ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của công ty. Từ đó tìm ra được những giải pháp đúng đắn để giúp công ty dần khôi phục và phát triển hoạt động kinh doanh của mình.Tuy vậy, doanh thu tăng lên cao nhưng chi phí cũng lại tăng lên rất nhanh, với tốc độ còn cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu. Đối với hoạt động tài chính và hoạt động bất thường thì tình trạng tương tự cũng xảy ra, tức là doanh thu tăng trưởng cao hơn năm trước rất nhiều, nhưng tốc độ tăng trưởng của nhân tố chi phí lại còn cao hơn tốc độ tăng trưởng của doanh thu đến khoảng 10%. Chính vì vậy, nhân tố quan trọng nhất đối với một doanh nghiệp là nhân tố lợi nhuận sau thuế của năm 2003 lại còn nhỏ hơn so với năm 2002. Nhưng tại sao chi phí trong năm 2003 lại tăng nhanh đến như vậy? Phải nói rằng bên cạnh những yếu tố khác, một trong những nhân tố quan trọng nhất góp phần gây ra tình trạng này là những biến động về tình hình chính trị trên thế giới. Điển hình là từ sau vụ khủng bố nước Mỹ ngày 11 tháng 9 năm 2001, tình hình chính trị của cả nước Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung đã rơi vào tình trạng bất ổn định. Chính điều ấy đã khiến cho tình hình kinh tế của các nước cũng phần nào rơi vào tình trạng rối ren. Cụ thể là vào năm 2002, đặc biệt là những tháng cuối năm, giá trị của đồng đôla đã sụt giảm rất nhiều so với những đồng tiền khác, đặc biệt là đồng EURO của Liên minh tiền tệ Châu Âu. Mà từ trước đến nay, hầu hết các hợp đồng xuất khẩu mà Công ty XNK và đầu tư Hà Nội ký được với bạn hàng nước ngoài đều sử dụng đồng USD là đồng tiền tính giá, định giá và thanh toán. Chính vì thế, doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công ty hầu hết đều được tính bằng đồng USD. Khi đồng USD mất giá thì doanh thu thực tế từ hoạt động xuất khẩu (tức là doanh thu tính theo tỷ giá hối đoái thực tế của đồng tiền Việt Nam so với đồng USD) của công ty tất yếu cũng phải giảm theo. Chính vì vậy mà cho dù công ty đã có nhiều nỗ lực tăng doanh thu danh nghĩa (tức là doanh thu tính theo tỷ giá hối đoái hạch toán giữa đồng VNĐ và đồng USD) lên được gần gấp đôi trong năm 2003 nhưng lợi nhuận vẫn không tăng, ngược lại còn giảm đi một chút. Tuy nhiên, đây là sự bất lợi mang tính khách quan mà không phải chỉ một mình Công ty XNK và đầu tư Hà Nội phải gánh chịu. Chính vì vậy, công ty cần chủ động tìm tòi và thực thi những biện pháp nhằm làm giảm thiểu rủi ro về mặt tài chính như: thay vì chỉ sử dụng đồng USD làm đồng tiền duy nhất trong hợp đồng mua bán ngoại thương thì cần phải sử dụng một số đồng tiền mạnh khác như đồng EURO, đồng Bảng Anh… 5.2. Tình hình chi phí của công ty Nếu xem xét một cách cụ thể về chi phí của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đối với hoạt động XNK thì ta có thể dựa vào bảng số liệu sau (Xem bảng 9) Bảng 9: Bảng các yếu tố chi phí của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội năm 2001 - 2003 Đơn vị: Triệu VNĐ stt Chỉ tiêu 2001 2002 02/01 2003 03/02 1 Tiền lương + Phụ cấp 1.198 1.295 108,1 1.937 149,6 2 BHXH, BHYT, KPCĐ 300 324 108 484 149,4 3 Khấu hao TSCĐ 354 369 104,23 630 170,7 4 Tiền thuê đất đai 384 292 76,04 440 150,68 5 Chi phí điện nước, điện thoại 200 191 95,5 540 282,72 6 Chi phí dịch vụ mua ngoài 151 132 87,41 184 139,39 7 Thủ tục phí ngân hàng, lãi vay ngân hàng 885 943 106,55 1.893 200,74 8 Phí uỷ thác XNK 832 1.040 125 1.694 162,88 9 Chi phí khác 70 118 168,57 731 619,5 10 Tổng 5.177 5.411 104,52 8.600 158,94 Nguồn : Báo cáo quyết toán hàng năm của Công ty XNK và Đầu tư Hà Nội Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy ngay rằng trong năm 2003, mọi khoản chi phí của công ty đều tăng lên, có khoản tăng lên rất cao. Điều ấy chứng tỏ rằng công ty đang tích cực mở rộng quy mô hoạt động của mình. Những khoản chi phí như tiền lãi vay ngân hàng tăng lên gấp đôi là chuyện rất bình thường khi doanh thu của công ty tăng lên cũng với tốc độ tương tự như vậy. Điều này chứng tỏ công ty đã tìm kiếm được những thị trường mới, có thêm những hợp đồng có giá trị cao, nên mới cần nhiều vốn như vậy. Một trong những khoản chi phí tăng lên gấp rưỡi là chi phí nhân công. Chi phí về nhân công tăng trong khi số lượng nhân viên trong năm 2003 không tăng lên, điều ấy chứng tỏ rằng mức sống của nhân viên trong công ty đã tăng lên tương đối cao, công ty đã cố gắng chăm lo cho người lao động trong công ty mình. Có thể nói đây là một tín hiệu đáng mừng cho bản thân những người lao động trong công ty nói riêng và cho xã hội nói chung. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng mọi khoản chi phí của doanh nghiệp này đều tăng lên rất cao, kể cả những chi phí dịch vụ mua ngoài, những chi phí khác,… đều tăng lên với tỷ lệ quá cao. Mà những chi phí này là hoàn toàn có thể tiết kiệm được. Như vậy, công tác quản lý chi phí của doanh nghiệp cũng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần phải nhanh chóng giải quyết để hoạt động kinh doanh nói chung của toàn công ty trở nên có hiệu quả hơn. 5.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước Bảng 10: Tình hình nộp ngân sách của công ty Đơn vị : Triệu đồng stt Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Nộp ngân sách 14.036 21.680 15.686 2 Thuế giá trị gia tăng 512 817 703 3 Thuế tiêu thụ đặc biệt 153 792 900 4 Thuế xuất khẩu 12.544 19.707 13.577 5 Thuế thu nhập của doanh nghiệp 153 160 159 6 Thu trên vốn 104 139 248 7 Các khoản nộp khác 64 65 99 Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 2001,2002,2003 Sau vài năm khó khăn, hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây đã gặt hái được những kết quả khả quan, công ty luông thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước. Điều đó được thể hiện qua những con số tổng nộp ngân sách năm 2001 là 14.036 triệu đồng, năm 2002 là 21.680 triệu đồng và năm 2003 là 15.686 triệu đồng. Sang năm 2003 do có sự biến động về thuế nhập khẩu giảm từ 19.707 xuống còn 13.579 triệu đồng làm cho tổng ngân sách giảm xuống 15.686 triệu đồng. Như vậy có thể nói kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm qua chưa phải là hoàn hảo nhưng cho thấy hướng phát triển đứng đắn của công ty , mặc dù còn nhiều vướng mắc trong hoạt động kinh doanh nhưng kết quả đạt được là sự khích lệ to lớn đối với tập thể công ty , tạo động lực cho công ty ngày càng vươn lên hơn nữa. Chương III. Mục tiêu, phương hướng và hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu I. Phương hướng và Mục tiêu phát triển của công ty 1.Phương hướng của công ty trong thời gian tới Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu đã đạt được trong những năm qua của công ty UNIMEX Hà Nội khẳng định mục tiêu chiến lược cuả công ty đã và đang thực hiện đứng đắn. Ban lãnh đạo của công ty nhận định chiến lược kinh doanh của công ty là đẩy mạnh xuất nhập khẩu, tập trung vốn để mở rộng sản xuất , thu gom hàng hoá để phục vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Nếu như kết quả kinh doanh của công ty đạt được là khả quan thì trong những năm tới công ty cần vươn lên hơn nữa bằng nội lực của mình và đặc biệt quan trọng là tập trung phát triển vào lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản vì đây là mặt hàng chiến lược của công ty . Để thực hiện được những mục tiêu này công ty UNIMEX – Hà Nội đã đề ra phương hướng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty như sau: Tiếp tục thực hiện phương châm đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá phương thức kinh doanh, đẩy mạnh liên doanh với các cơ sở có khả năng sản xuất, thu mua hàng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu thị trường ngoài nước bằng các phương thức mua đứt bán đoạn, xuất nhập khẩu uỷ thác, hợp tác góp vốn, đại lí thu mua… Tăng tỷ lệ xuất nhập khẩu và kinh doanh mua đứt bán đoạn trong cơ cấu kinh doanh của cổng ty . Từng bước chuyển dần từ hình thức thu gom sang hình thức đầu tư hoặc góp vốn đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất qui mô vừa và nhỏ để tạo nguồn hàng xuất khẩu một cách vững chắc. Nghiên cứu hợp tác kinh doanh với một số xí nghiệp bằng việc góp vốn đầu tư chiều sâu hoặc đầu tư mới, tạo nguồn hàng ổn định theo đinh hướng kế hoạch 5 năm tới của thành phố. Tập trung vào các nghành chế biến rau quả thực phẩm , công nghiệp nhẹ theo hướng hiện đại hoá với qui mô phù hợp. Nghiên cứu việc thành lập công ty tài chính để từng bước huy động vốn trong các thành phần kinh tế trong nước , tiến tới là kêu gọi vốn nước ngoài , tạo khả năng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh mới. 2. Mục tiêu phát triển của công ty Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân hàng năm từ 16-18% Doanh thu tăng bình quân hàng năm là 10% Bảo toàn vốn và kinh doanh có lãi Nộp ngân sách thành phố tăng binh quân hàng năm 5% Bảo đảm thu nhập cho người lao động năm sau cao hơn năm trước , tuỳ theo năng suốt lao động và hiệu quả kinh doanh. Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người tăng 10% đánh giá hoạt động kinh doanh ở Unimex và hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu 1. Những thành tựu mà công ty đã đạt được Các chỉ tiêu kinh tế bình quân trong thời kỳ 2000 – 2003 có mức tăng trưởng khá so với thời kỳ 1995 – 1999. Kim ngạch xuất khẩu bình quân (2000 – 2003) bằng 116,67% so với kim ngạch xuất khẩu bình quân thời kỳ 1995 – 1999. Kim ngạch nhập khẩu bình quân (2000 – 2003) bằng 5,5 lần so với thời kỳ 1995 – 1999. Tổng doanh thu tài chính tăng dần qua các năm. Trong 4 năm công ty liên tục kinh doanh có lãi, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng tăng cao, tính đến năm 2003, thu nhập bình quân đầu người là hơn 1 triệu đồng/tháng/người. Đời sống, việc làm của công nhân viên được đảm bảo, hàng năm công ty thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước dưới dạng thuế xuất nhập khẩu và ngân sách địa phương theo luật định. Đạt được kết quả trên là do công ty đã tập trung lãnh đạo và chỉ đạo tốt các nội dung sau: Củng cố thị trường và quan hệ với những thương nhân đã là đối tác kinh doanh của công ty từ trước đến nay. Công ty đã tăng dần tỷ lệ xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, cụ thể là năm 2001, kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 55% kim ngạch xuất khẩu chung thì năm 2003 kim ngạch xuất khẩu trực tiếp đạt 74,65% kim ngạch xuất khẩu chung của công ty. Vận dụng tốt chủ trương đa dạng hoá mặt hàng nhưng vẫn mang tính chọn lọc, có chú trọng đến các mặt hàng chủ lực, đồng thời công ty cũng áp dụng tốt các phương thức kinh doanh đa dạng, linh hoạt. Tham gia vào các chương trình đấu thầu xuất khẩu của Nhà nước. Mở rộng hoạt động kinh doanh ở các tỉnh phía Nam… Do đó đã tăng được sản lượng xuất khẩu của một số mặt hàng như: cao su, hạt điều, gạo, chè… Hoàn thành việc xuất khẩu các lô hàng xuất khẩu theo chỉ tiêu Nhà nước phân nhằm trả nợ còn lại từ năm 1997 với hiệu quả kinh tế cao. Là một công ty nhỏ trong Liên hiệp công ty XNK và đầu tư Hà Nội, có tiền thân từ năm 1962, UNIMEX Hà Nội đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác kinh doanh XNK. Do đó, công ty đã tham gia các thương vụ đấu thầu hàng hoá quốc tế và đã trúng thầu một số thương vụ xuất khẩu lớn như: xuất khẩu chè đen, gạo… Công tác thị trường + Về thị trường nước ngoài Công ty đã chỉ đạo việc chuyển dịch cơ cấu khu vực thị trường, do đó tỷ trọng thị trường đã thay đổi trong cơ cấu xuất khẩu của công ty. Đảm bảo công tác thông tin và giao dịch kịp thời với khách hàng. Công ty cũng đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các đại diện thương mại của Việt Nam tại nước ngoài. + Về thị trường trong nước Các phòng ban và chi nhánh trong công ty đã có cố gắng, chủ động tìm kiếm thị trường và mặt hàng mới để thay thế cho những mặt hàng và thị trường đã mất, bị thu Hẹp hay đang gặp nhiều khó khăn. Hợp tác với nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh với nhiều hình thức như: liên doanh mua nguyên vật liệu để sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, ứng vốn cho các đơn vị cung ứng hàng xuất khẩu kịp thời. Tạo được các mối quan hệ bạn hàng tin cậy để hợp tác sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu lâu dài (hạt điều, gạo, chè…), mở rộng thị trường kinh doanh ra phạm vi cả nước. Công tác quản lý Đã và đang tiến hành bổ sung quy chế quản lý cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh như: quy chế làm việc của Ban giám đốc, xây dựng và ban hành định mức phí, lãi trong kinh doanh, quy chế phân phối thu nhập… Tập trung được nguồn tài chính để đảm bảo các yêu cầu của kinh doanh xuất nhập khẩu, tăng khả năng quay vòng vốn trong kinh doanh, bổ sung lãi gộp vừa đảm bảo được vốn vừa tăng trưởng vốn nhanh. Công tác tổ chức cán bộ và quản lý sử dụng lao động Đã từng bước sắp xếp và kiện toàn tổ chức cán bộ phù hợp yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Trong những năm gần đây, công ty đã tiến hành rà soát, đánh giá, quy hoạch cán bộ, cử 96 cán bộ tham dự các lớp bồi dưỡng cao cấp: kinh tế, chính trị, ngoại ngữ… Đã lựa chọn cán bộ, đảng viên có năng lực phẩm chất tốt để bổ nhiệm vào các chức danh lãnh đạo. Tiến hành xét nâng bậc lương cho 79 cán bộ công nhân viên. Đã chấn chỉnh nền nếp làm việc và tác phong chấp hành kỷ luật lao động, cán bộ có chương trình công tác và khối lượng công việc cụ thể. 2. Những mặt hạn chế cần khắc phục Khó khăn cơ bản nhất là thiếu chân hàng và mặt hàng ổn định có kim ngạch lớn, hoạt động kinh doanh chưa thực sự gắn với hoạt động sản xuất, thị trường mở rộng song thị phần của công ty trên những thị trường đó không lớn. Năng lực và trình độ của cán bộ công nhân viên đã được nâng cao song vẫn chưa theo kịp với diễn biến phức tạp của cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt đòi hỏi sự năng động và cường độ lao động cao. Dấu ấn của việc kinh doanh theo thời kỳ bao cấp khi còn độc quyền ngoại thương vẫn còn phần nào ảnh hưởng đến nếp nghĩ, việc làm và sự điều hành cụ thể trong hoạt động kinh doanh của một bộ phận không nhỏ cán bộ công nhân viên trong công ty. Công tác thị trường: Công ty chưa nghiên cứu được một chiến lược thị trường lâu dài gắn liền với chiến lược kinh doanh của công ty. Do mặt hàng xuất khẩu của công ty thiếu ổn định, lại không gắn liền với quá trình sản xuất nên công ty không thể thực hiện được việc gắn liền chiến lược thị trường với chiến lược mặt hàng. Hoạt động kinh doanh được các phòng ban tiến hành đơn lẻ theo lĩnh vực kinh doanh của mình gây nên tình trạng thiếu đồng bộ. Các bộ phận trong công ty (kinh doanh, thị trường, quản lý, phục vụ) chưa thực sự làm công tác thị trường như một tổng thể, phòng thị trường hầu như chỉ làm công tác giao dịch, tiếp khách chứ chưa thực sự làm đúng chức năng nghiên cứu và dự báo thị trường. Trong công ty, đội ngũ cán bộ có năng lực, hoạt động có hiệu quả, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu tuổi đã cao mà không có đội ngũ trẻ kế cận. Công tác tổ chức, quản lý và sử dụng cán bộ: Việc vận dụng và hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh theo cơ chế thị trường và để thích ứng với sự cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu còn triển khai chậm. Cơ cấu tổ chức tổ chức cán bộ còn có chỗ chưa hợp lý, số phòng và số cán bộ trực tiếp tham gia kinh doanh còn ít so với số phòng và số cán bộ gián tiếp. Đặc biệt có những cán bộ kinh doanh trong những năm qua hoạt động không có doanh số và hiệu quả. 3. Nguyên nhân của những hạn chế và hướng lựa chọn đề tài nghiên cứu Về khách quan Trong 3 năm 2001 – 2003, nhiều đạo luật, chính sách kinh tế đã không giúp cho công ty phát triển sản xuất kinh doanh mà còn hạn chế khá nhiều hoạt động của công ty. Chính sách điều hành và quản lý công tác xuất nhập khẩu của Nhà nước ngày càng khuyến khích các cơ sở sản xuất, các địa phương có nguồn hàng trực tiếp tham gia xuất khẩu, không xuất khẩu uỷ thác thông qua các đơn vị chuyên doanh xuất khẩu hoặc không cung cấp nguồn hàng cho công ty. Tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn diễn ra mạnh mẽ trong phạm vi cả nước, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật như công ty UNIMEX Hà Nội. Về chủ quan: Công ty chưa gắn hoạt động xuất khẩu của mình vào các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thành phố và của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố và các tỉnh lân cận. Chưa liên kết rộng rãi và tạo được nhiều nguồn hàng xuất khẩu của tỉnh bạn. Chưa có cơ chế quản lí kinh doanh đồng bộ để phát triển kinh doanh và thu hút khách hàng . Trong hoạt động của công ty , tình trạng thụ động trông chờ ỷ lại , không chủ động nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường để phát triển kinh doanh còn nặng nề. Năng lực của cán bộ công nhân viên còn chưa theo kịp với tình hình mới. Xuất phát từ những hạn chế trên của công ty, để góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty và cũng để cho em có cơ hội nghiên cứu sâu hơn nữa về chuyên nghành của mình, em xin phép được chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội.”. Kính mong thầy giáo hướng dẫn và các cô chú phòng kinh doanh 1 tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập của mình. Kết luận Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam đã không ngừng đổi mới để cho phù hợp với bối cảnh mới . Sau hơn 20 năm hoạt động Công ty XNK và đầu tư Hà Nội đã không ngừng học hỏi , tiếp thu những kinh nghiệm quí báu từ thực tiễn để tiếp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới . Phải đối mặt với những khó khăn do sự thay đổi của cơ chế kinh tế , do những biến động về kinh tế chính trị trên thế giới song công ty vẫn không chịu bó tay mà ngược lại , vẫn đang tìm những hướng đi mới , những giải pháp mới để tự khẳng định mình và không ngừng đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản . Tuy nhiên nếu muốn tham gia vào thị trường trên thế giới công ty phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt khốc liệt như một tất yếu của thị trường. Nhằm gắn liền đòi hỏi và những yêu cầucủa thực tiễn , qua thời gian thực tập ở Công ty XNK và đầu tư Hà Nội em đã hoàn thành bản báo cáo này . Bản báo cáo đã khái quát một cách đầy đủ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đồng thời đưa ra một số kiến nghị của bản thân nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty . Để hoàn thành tốt bản báo cáo này một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Tạ Văn Lợi đã hướng dẫn em một cách tận tình đồng thời em cũng cảm ơn các cô chú phòng kinh doanh 1 của Công ty XNK và đầu tư Hà Nội đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành nhiệm vụ. Tài liệu tham khảo [1]. Báo cáo tổng kết kinh doanh, báo cáo tài chính năm 2001 đến năm 2003 của Công ty UNIMEX - Hà Nội [2]. Luận văn tốt nghiệp đề tài: "Một số biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng nông sản chủ yếu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex"- Tác giả Lê Quỳnh Chi - sinh viên Khoá 41- Khoa QTKD Quốc Tế- Đại học Kinh Tế Quốc Dân. [3]. Tạp chí thương mại - số 6--2003- bài "Thị trường thế giới -một số mặt hàng đang có nhiều biến động". [4]. Báo cáo của phòng kinh doanh 1- công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư Hà nội năm 2001-2003 Sơ đồ số 1 : Bộ máy quản lý của công ty Ban giám đốc Các đơn vị quản lý Các đơn vị trực thuộc Phòng kế toán Phòng tổ chức Phòng tổng hợp Liên doanh Chi nhánh Hải Phỏng Chi nhánh TP HCM Tổng kho Các đơn vị kinh doanh Phòng kinh doanh 1 Phòng kinh doanh 2 Phòng kinh doanh 3 Phòng kinh doanh 4 Phòng kinh doanh 5 Phòng thị trường Nguồn : Phòng tổ chức Công ty XNK và đầu tư Hà Nội năm 2003

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc24809.DOC
Tài liệu liên quan