Đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và bài học đối với sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam

Tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và bài học đối với sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa kinh tế ngoại thương KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Người viết : Vương Vân Anh Lớp : Anh 8 - K38 - Hà Nội Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn LỜI MỞ ĐẦU Chứng khoán Trung Quốc đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao bậc nhất thế giới. Một đất nước chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Olympic 2008. Sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO mở ra vô số cơ hội trong tất cả các lĩnh vực cho quốc gia này. Đó chưa phải là những nguyên nhân chính khiến người ta dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai của Châu Á sau Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt cải cách có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển thị trường lên tầm vóc mới và hội nhập với thế giới. Với 13 năm tồn tại,...

doc112 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và bài học đối với sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa kinh tế ngoại thương KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Người viết : Vương Vân Anh Lớp : Anh 8 - K38 - Hà Nội Giáo viên hướng dẫn : Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn LỜI MỞ ĐẦU Chứng khoán Trung Quốc đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Một nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao bậc nhất thế giới. Một đất nước chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Olympic 2008. Sự gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới WTO mở ra vô số cơ hội trong tất cả các lĩnh vực cho quốc gia này. Đó chưa phải là những nguyên nhân chính khiến người ta dự đoán Trung Quốc sẽ trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ hai của Châu Á sau Nhật Bản. Trong thời gian gần đây, Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc đang thực hiện hàng loạt cải cách có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển thị trường lên tầm vóc mới và hội nhập với thế giới. Với 13 năm tồn tại, kể từ khi hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức đi vào hoạt động, thị trường này mang những nét đặc trưng riêng và để lại những bài học quý giá riêng. Thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với thị trường của Trung Quốc. Với ba năm tồn tại, chúng ta vẫn trong quá trình tìm kiếm những hướng đi phù hợp. Do đó, những bài học từ thị trường chứng khoán Trung Quốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoàn cảnh hiện nay. Đó là lý do tác giả chọn đề tài Thị trường chứng khoán Trung Quốc và Bài học cho sự phát triển và hội nhập thị trường chứng khoán Việt Nam. Với khoá luận này, tác giả hy vọng, thông qua việc nghiên cứu những mặt tích cực và hạn chế của thị trường chứng khoán Trung Quốc, đặc biệt là trong công tác quản lý của Chính phủ và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc, rút ra những bài học bổ ích cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Phương pháp chủ yếu của khoá luận là nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các tài liệu về thị trường chứng khoán Trung Quốc và Việt Nam cũng như của một số quốc gia khác trên thế giới, so sánh và rút ra kết luận. Bố cục khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thị trường chứng khoán Chương 2: Thị trường chứng khoán Trung Quốc Chương 3: Thị trường chứng khoán Việt Nam và bài học cho sự phát triển và hội nhập nhìn từ kinh nghiệm của Trung Quốc. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn, Thạc sỹ Đặng Thị Nhàn. Do năng lực của người viết còn hạn chế, bài khoá luận không thể tránh khỏi nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy cô và sự góp ý của bạn đọc. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN I.BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán có một lịch sử phát triển khá lâu dài. Hình thức sơ khai của Thị trường chứng khoán đã xuất hiện ngay từ thời Trung cổ xa xưa. Ở phương Tây, vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15, các thương gia thường gặp gỡ nhau tại các quán cà phê trong những thành phố lớn để mua bán, trao đổi các loại hàng hoá như nông sản, khoáng sản, ngoại hối và các động sản.... Những điểm gặp gỡ như vậy dần dần trở thành những thị trường buôn bán, tại đó các thương gia thống nhất với nhau những qui ước mang tính chất nguyên tắc cho các cuộc thương lượng. Phiên chợ đầu tiên với quy mô lớn diễn ra vào năm 1453 trong một lâu đài của gia đình VanBer Buerzo tại thị trấn Bruges (Vương quốc Bỉ). Lâu đài này có biểu tượng của 3 túi da đi kèm với một từ tiếng Pháp- “Bourse”, nghĩa là “Mậu dịch trường”. Mậu dịch trường khác với thị trường thông thường (chợ) ở những đặc điểm: Mậu dịch thị trường là thị trường trừu tượng: Các bên giao dịch mà không cần có hàng hoá trước mặt. Mậu dịch thị trường là thị trường có tính nguyên tắc cao: Mọi giao dịch trong thị trường đều phải tuân thủ chặt chẽ những quy ước thống nhất mang tính chất nguyên tắc. Ba túi da tượng trưng cho 3 nội dung hoạt động chủ yếu của Mậu dịch trường: Trao đổi hàng hoá: Hàng hoá ở đây chủ yếu là những sản phẩm nông lâm nghiệp. Các thương lượng, giao dịch có thể diễn ra trước khi mùa màng được trồng hoặc đã trồng nhưng chưa tới mùa thu hoạch. Trao đổi ngoại tệ: Giao dịch các chứng từ tài chính được phát hành bằng những đồng tiền khác nhau và có thời hạn thanh toán tương đối ngắn. Trao đổi chứng khoán động sản: Đây là hoạt động của các mậu dịch trường giá khoán động sản hay chứng khoán thông qua các nhà trung gian, còn gọi tắt là thị trường chứng khoán. Năm 1547, mậu dịch trường tại thành phố Bruges bị sụp đổ vì lý do thiên tai, các hoạt động của nó được chuyển đến thị trấn Antwerpen, một hải cảng lớn của Bỉ . Tại đây mậu dịch trường đã phát triển mạnh mẽ cùng với quá trình đẩy mạnh tốc độ tích luỹ tư bản và sự gia tăng tín dụng nhà nước. Trong khi mậu dịch trường Antwerpen phát triển ngày càng nhanh cả về số lượng và chất lượng, các mậu dịch khác cũng lần lượt được thiết lập tại Pháp, Đức, Bắc Âu và Mỹ. Sự phát triển nhanh chóng của các hoạt động thương mại trong mỗi quốc gia cũng như giữa các quốc gia với nhau đòi hỏi phải có những thị trường riêng biệt cho mỗi nội dung hoạt động. Các mậu dịch trường, do đó, được phân ra thành các thị trường khác nhau: Giao dịch hàng hoá được tách ra thành thị trường hàng hoá, giao dịch ngoại tệ tách ra thành thị trường hối đoái, giao dịch giá khoán động sản tách ra thành thị trường chứng khoán, các giao dịch hợp đồng cho tương lai được tách ra thành các “thị trường tương lai”. Năm 1608, TTCK Amsterdam (Hà Lan) được thành lập. Lúc bấy giờ, Hà Lan đang là nước thống trị Châu Âu về công nghiệp và thương mại nên Amsterdam thu hút được sự tập trung của thị trường chứng khoán các nước lân cận. Tiếp sau đó là sự ra đời lần lượt của các Sở giao dịch chứng khoán, với Sở giao dịch chứng khoán Paris (Pháp) năm 1724, TTCK London năm 1773, TTCK New York năm 1792... Thị trường chứng khoán thế giới đã trải qua nhiều thời kì phát triển khác nhau, được đánh dấu bởi các mốc lịch sử như sau: + Thời kỳ huy hoàng nhất 1875-1913: Đây là thời kỳ mà TTCK phát triển mạnh mẽ cùng với sự tăng trưởng kinh tế. +Thời kỳ chủ nghĩa Đế quốc: Chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa, các ngân hàng lớn thâm nhập ngày càng mạnh mẽ hơn vào các hoạt động của thị trường chứng khoán và tính độc lập của các Sở giao dịch yếu đi. Các ngân hàng lớn là những chủ thể tham gia chủ yếu vào hoạt động đầu cơ trên các Sở giao dịch chứng khoán, và hoạt động đầu cơ tự phát của họ đã gây nên những biến động thường xuyên cho giá chứng khoán. Ngày 29-10-1929 được gọi là ngày thứ năm đen tối, mở đầu là cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán New York sau đó đã lan sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng này kéo dài suốt trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai. + Sau chiến tranh thế giới thứ II: Các thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. + Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 với “ngày thứ hai đen tối” một lần nữa làm cho các thị trường chứng khoán trên thế giới suy sụp. Nhưng chỉ 2 năm sau, TTCK thế giới lại đi vào ổn định, phát triển và trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường. + Tháng 7/1997: Thị trường chứng khoán thế giới lại bị tác động mạnh bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, bắt đầu từ Thái Lan. Cuộc khủng hoảng này đã kéo dài hơn một năm và lan rộng sang Nhật Bản, Bắc Mỹ... Đến nay, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ ở hầu hết các nước công nghiệp phát triển như Anh, Mỹ, Nhật, Đức, Pháp.... và đang trong quá trình hình thành ở các nước đang phát triển. Ở Châu Á, thị trường chứng khoán xuất hiện chỉ cách đây khoảng nửa thế kỉ, với thị trường chứng khoán Hồng Kông vào năm 1946, Inđônêxia (năm 1952), Hàn Quốc (năm 1956), Thái Lan (năm 1962)..... Những sở giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới hiện nay bao gồm Trung tâm giao dịch chứng khoán Phố Wall (Hoa Kỳ), Sở giao dịch chứng khoán London (Anh), Sở giao dịch chứng khoán Tokyo (Nhật Bản), Frankfurt (Đức)..... Bản chất của thị trường chứng khoán Có nhiều cách diễn đạt khái niệm thị trường chứng khoán. Hiểu một cách khái quát, thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán các loại chứng khoán trung và dài hạn nhằm mục đích kiếm lời. Xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán là một loại thị trường với hàng hoá là các loại chứng khoán trung và dài hạn. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, thị trường chứng khoán chính là một kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhìn vào sơ đồ các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế quốc dân đưới đây có thể thấy, có ba cách dẫn vốn từ các chủ thể thừa vốn sang các chủ thể thiếu vốn trong nền kinh tế: qua ngân sách nhà nước, qua kênh gián tiếp (qua các trung gian tài chính như ngân hàng, quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm....) và qua kênh trực tiếp (chủ thể thừa vốn trực tiếp truyền tải vốn vào các doanh nghiệp, các công ty cổ phần, các tổ chức phát hành chứng khoán... bằng cách mua chứng khoán, không qua trung gian nào). Nếu kênh dẫn vốn gián tiếp có đặc điểm là quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng gây ra lãng phí, tham nhũng và tính ỳ trong quản lý thì kênh dẫn vốn trực tiếp giảm thiểu được những nhược điểm này. Qua kênh dẫn vốn trực tiếp, các chủ thể đầu tư đã thực sự gắn quyền sở hữu với quyền sử dụng vốn, nâng cao tiềm năng quản lý vốn, đồng thời tiết kiệm chi phí huy động và sử dụng vốn. Tóm lại, bản chất của thị trường chứng khoán là: Thị trường chứng khoán là nơi tập trung và phân phối các nguồn vốn tiết kiệm, thị trường chứng khoán là một định chế tài chính trực tiếp, thị trường chứng khoán thực chất là quá trình vận động của tư bản tiền tệ, chuyển tư bản tiền tệ từ tư bản sở hữu sang tư bản chức năng. Đây là hình thức phát triển cao của nền sản xuất hàng hoá. Sơ đồ các kênh dẫn vốn trong nền kinh tế CUNG VỐN NHÀ NƯỚC DOANH NGHIỆP CÁ NHÂN. NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CẦU VỐN NHÀ NƯỚC DOANH NGHIỆP CÁ NHÂN. NGƯỜI NƯỚC NGOÀI KÊNH DẪN VỐN GIÁN TIẾP (NGÂN HÀNG ) KÊNH DẪN VỐN TRỰC TIẾP (THỊ TRƯỜNG VỐN) (TTCK) NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Chức năng và nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Chức năng của thị trường chứng khoán Dựa trên những tiêu thức đánh giá khác nhau, có nhiều cách diễn đạt về chức năng của thị trường chứng khoán, nhưng nhìn chung đều bao gồm những nội dung sau: Công cụ huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán cho phép các công ty và chính phủ huy động vốn đầu tư (bao gồm cả nguồn vốn trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài) cho phát triển, mở rộng sản xuất và thực hiện các chương trình kinh tế- xã hội vĩ mô thông qua việc phát hành các loại chứng khoán. Thị trường chứng khoán tồn tại song song với kênh dẫn vốn gián tiếp và ngày càng khẳng định tính ưu việt của nó là đảm bảo khả năng sử dụng vốn lâu dài cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý vốn của nhà đầu tư, tiết kiệm chi phí huy động và sử dụng vốn.... Kênh dẫn vốn trực tiếp qua thị trường chứng khoán thực sự là một kênh quan trọng trong một nền kinh tế thị trường. b. Công cụ tăng tiết kiệm quốc gia Thị trường chứng khoán là nơi cung cấp cho công chúng những cơ hội đầu tư có lựa chọn với một hệ thống hàng chục loại chứng khoán khác nhau của các ngành kinh tế khác nhau. Thị trường chứng khoán cung cấp thêm một loại tài sản tài chính cho các nhà đầu tư thực hiện tiết kiệm và quản lý tài sản. Khi nền kinh tế phát triển đến mức độ cao thì công chúng ngày càng ưa chuộng hình thức đầu tư trên thị trường chứng khoán, bên cạnh hình thức đầu tư vào tài sản thực như bất động sản, kim loại quý và hình thức gửi tiết kiệm ngân hàng. Thị trường chứng khoán đã góp phần nâng cao mức độ tiết kiệm quốc gia, tạo điều kiện về vốn cho phát triển nền kinh tế quốc dân. Cung cấp khả năng thanh khoản cho các loại chứng khoán Thị trường chứng khoán, bên cạnh thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu, còn có thị trường thứ cấp là nơi diễn ra sự mua đi bán lại những chứng phát đã phát hành. Trong sự mua đi bán lại đó, không có nguồn vốn mới nào được tạo ra mà chỉ có sự thay đổi quyền sở hữu đối với chứng khoán. Do đó, chức năng của thị trường chứng khoán thứ cấp nói riêng và thị trường chứng khoán nói chung là cung cấp khả năng thanh khoản cho các loại chứng khoán, làm cho các chứng khoán có khả năng trao đổi, giúp cho những người tham gia thị trường có thể thay đổi quyết định đầu tư, và do đó, điều hoà sự phân phối vốn trong nền kinh tế Đánh giá giá trị tài sản của doanh nghiệp và tình hình nền kinh tế Giá cả chứng khoán và các chỉ số chứng khoán là những con số phản ánh tương đối chân thực kết quả kinh doanh, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp và tình hình kinh tế nói chung. Hằng ngày, thị trường chứng khoán công bố công khai và kịp thời những con số đó nhằm định hướng đầu tư và quản lý thị trường, tạo nên một môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển. 3.2.Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Để đạt được các mục tiêu là hoạt động hiệu quả, điều hành công bằng, phát triển ổn định, thị trường chứng khoán phải hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau: a.Nguyên tắc trung gian. Thị trường chứng khoán là một thị trường đặc biệt, trong đó các hoạt động đều phải qua môi giới, trung gian. Nguyên tắc trung gian thể hiện ở nhiều khía cạnh, bao gồm, trước hết và quan trọng nhất là trung gian về mua bán, trao đổi, chuyển nhượng chứng khoán. Ngoài ra, các hoạt động lưu ký, thanh toán, tư vấn, cung cấp thông tin đều được thực hiện qua trung gian. Thực hiện hoạt động môi giới trung gian là các công ty chứng khoán, các công ty lưu ký, thanh toán bù trừ, các công ty tư vấn luật..... Nguyên tắc trung gian đảm bảo cho những giao dịch phức tạp trên thị trường chứng khoán được thực hiện có tổ chức, trật tự, đảm bảo tính an toàn, đồng thời khắc phục tính hạn chế về không gian của các sàn giao dịch. b.Nguyên tắc đấu giá Thị trường chứng khoán được coi là thị trường mang tính tự do nhất trong các loại thị trường. Sở dĩ như vậy vì giá cả chứng khoán được xác lập hoàn toàn dựa trên nguyên tắc thị trường: nguyên tắc đấu giá. Có nhiều hình thức đấu giá khác nhau. Đấu giá trực tiếp là hình thức các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau để thương lượng giá. Đấu giá gián tiếp là hình thức các nhà môi giới thương lượng giá với nhau thông qua mạng điện thoại và máy vi tính nối mạng. Đấu giá tự động là hình thức phát triển cao nhất, trong đó các lệnh mua và lệnh bán được truyền đến máy chủ của hệ thống máy tính nối mạng giữa các công ty chứng khoán thành viên, máy chủ sẽ tự động khớp lệnh và truyền kết quả đến các công ty chứng khoán. Có hai phương thức đấu giá phổ biến là đấu giá liên tục (việc khớp lệnh được tiến hành liên tục và giá cả được xác định một cách tức thời khi có sự trùng khớp) và đấu giá định kỳ (tập hợp các lệnh mua bán trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới tiến hàng khớp lệnh). Đấu giá định kỳ có thể hạn chế những biến động giá quá mức nhưng lại hạn chế tính kịp thời của các giao dịch. Do đó, đấu giá định kỳ thích hợp với giai đoạn đầu của thị trường chứng khoán, trong khi đấu giá liên tục thích hợp với những thị trường có khối lượng giao dịch lớn, nhiều đơn đặt hàng và có tính tổ chức cao. c.Nguyên tắc công khai. Để đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, thị trường chứng khoán phải tuân thủ nguyên tắc công khai thông tin. Tính công khai thể hiện ở chỗ các tổ chức phát hành phải định kỳ nộp cho Sở giao dịch chứng khoán Bảng tổng kết tài sản, bảng phân tích thu nhập cùng với các báo cáo tài chính khác của doanh nghiệp mình để Sở giao dịch chứng khoán thành lập các chỉ số và thông báo công khai trên sàn giao dịch. Bên cạnh đó, các tổ chức phát hành phải công khai thông tin về các đợt phát hành chứng khoán, bao gồm số lượng, giá cả, loại chứng khoán phát hành...... và tổ chức công khai đấu giá, đấu lệnh trên bảng điện...... Việc công khai thông tin trên thị trường chứng khoán đòi hỏi phải thoả mãn các yêu cầu: tính chính xác, tính kịp thời và tính dễ tiếp cận. Nguyên tắc công khai thông tin nhằm mục đích bảo vệ lợi ích nhà đầu tư và tạo điều kiện ổn định, phát triển thị trường chứng khoán. II.CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.Phân loại thị trường chứng khoán theo phương thức giao dịch Dựa vào tiêu thức phương thức giao dịch, thị trường chứng khoán được chia thành hai loại: thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. 1.1.Thị trường sơ cấp Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành chứng khoán lần đầu để thành lập doanh nghiệp, huy động thêm vốn cho doanh nghiệp, huy động vốn cho nhu cầu chi tiêu của chính phủ, qua đó, đưa nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. Thị trường sơ cấp còn được gọi là thị trường cấp I hay thị trường phát hành. Nói đến thị trường sơ cấp là nói đến các yếu tố tạo lập chứng khoán như hình thức chứng khoán, phương thức phát hành, cách định giá chứng khoán, thủ tục tăng vốn, các yếu tố pháp lý có liên quan đến việc đăng ký, lưu thông, bảo quản và cất trữ chứng khoán và công tác quản lý, kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý. 1.2.Thị trường thứ cấp Thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành với nhiều lần mua bán và giá cả khác nhau. Việc mua bán này không làm tăng vốn cho tổ chức phát hành mà chỉ làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán và thu nhập của các nhà đầu tư và những người kinh doanh chứng khoán. Do đó, đây còn được gọi là thị trường cấp II hay thị trường luân chuyển chứng khoán. Với tính chất cạnh tranh cao và hoạt động liên tục, thị trường thứ cấp có chức năng quan trọng là xác định giá chứng khoán hợp lý trên cơ sở đấu giá tự do và đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán có giá. Có nhiều loại thị trường thứ cấp khác nhau. Dựa theo tính chất tổ chức của thị trường, thị trường thứ cấp gồm có thị trường chứng khoán tập trung (tức là các Sở giao dịch chứng khoán: những trung tâm mua bán chứng khoán có tổ chức chặt chẽ và mức tiêu chuẩn cao) và thị trường chứng khoán phi tập trung (là thị trường không có trung tâm giao dịch, việc mua bán được thực hiện thông qua mạng lưới điện thoại và máy vi tính....) Dựa theo loại hàng hoá giao dịch trên thị trường, thị trường thứ cấp bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu và thị trường các công cụ phái sinh.... Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có mối liên hệ gắn bó không thể tách rời, với thị trường sơ cấp là cơ sở, là nguồn tạo hàng hoá cho thị trường thứ cấp, và thị trường thứ cấp là động lực, đảm bảo tính thanh khoản cho chứng khoán, tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển. Trên thực tế, sự phân biệt giữa hai thị trường này cũng không thật rõ ràng. 2.Phân loại thị trường chứng khoán theo công cụ lưu thông Theo tiêu thức này, thị trường chứng khoán bao gồm: 2.1.Thị trường cổ phiếu Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các loại cổ phiếu. Hoạt động của thị trường này bao gồm cả hai lĩnh vực đầu tư chứng khoán và kinh doanh chứng khoán. 2.2.Thị trường trái phiếu Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các loại trái phiếu, bao gồm trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp. 2.3.Thị trường các công cụ phái sinh Là thị trường phát hành và mua đi bán lại các công cụ chứng khoán phái sinh, bao gồm chứng quyền, bảo chứng phiếu, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng tương lai. Do đây là những công cụ tài chính cao cấp nên thị trường này chỉ xuất hiện ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển mạnh. 3.Phân loại thị trường chứng khoán theo tính chất lưu ký Theo tiêu thức này, thị trường chứng khoán được chia thành hai loại 3.1.Sở giao dịch chứng khoán (thị trường chứng khoán chính thức, thị trường chứng khoán tập trung) Sở giao dịch chứng khoán là trung tâm mua bán các chứng khoán đã được được đăng ký và niêm yết trong danh sách của thị trường. Sở giao dịch chứng khoán có đặc điểm: Là một tổ chức có tư cách pháp nhân, được thành lập theo quy định pháp luật. Nó có thể tồn tại dưới dạng một doanh nghiệp thuộc Sở hữu nhà nước hoặc một doanh nghiệp cổ phần hoặc một doanh nghiệp tư nhân, tuỳ theo luật pháp mỗi quốc gia. Là một tổ chức có thực thể hiện hữu, có địa điểm, sàn giao dịch cụ thể. Là nơi mua bán các loại chứng khoán đã hội đủ những tiêu chuẩn nhất định để được phép đăng ký, niêm yết và mua bán tại Sở giao dịch. Là một thị trường có tổ chức, có tính minh bạch và công khai cao, tuân thủ những quy chế và nguyên tắc nghiêm ngặt, chịu sự quản lý chặt chẽ của Uỷ ban chứng khoán quốc gia. 3.2.Thị trường OTC (thị trường giao dịch qua quầy, thị trường ngoài danh sách, thị trường phi chính thức ) Là thị trường không có địa điểm giao dịch cụ thể, trong đó hàng ngàn hãng môi giới ở khắp mọi nơi giao dịch mua bán chứng khoán với nhau thông qua hệ thống điện thoại và máy vi tính nối mạng. Đây là một thị trường phát triển với mức độ tự động hoá cao. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC không đòi hỏi các điều kiện tiêu chuẩn cao như trên Sở giao dịch chứng khoán nên hầu hết các loại chứng khoán phát hành lần đầu tiên thường giao dịch qua thị trường OTC rồi mới đăng ký lại trên Sở giao dịch. Quản lý thị trường OTC thường là Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, với nhiệm vụ ban hành quy chế và giám sát việc thực hiện các quy chế nhằm đảm bảo sự công bằng, hợp lý giữa các công ty chứng khoán thành viên. III.CÔNG CỤ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN. Công cụ lưu thông trên thị trường chứng khoán, hay hàng hoá của thị trường chứng khoán, tương đối phong phú, được thống nhất gọi tên chung là chứng khoán. Có thể hiểu khái quát chứng khoán là những chứng thư dưới dạng vật chất hoặc điện tử xác nhận quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán và có thể mua bán, chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán. Quyền hợp pháp của chủ sở hữu chứng khoán bao gồm: quyền sở hữu đối với chứng khoán vốn, quyền chủ nợ đối với chứng khoán nợ, quyền về tài chính liên quan đối với các công cụ phái sinh. Chứng khoán là những công cụ tài chính trung và dài hạn và được pháp luật bảo hộ thông qua Luật chứng khoán của thị trường chứng khoán. Chứng khoán mang đủ những tính chất của một loại hàng hoá và điều đó được đảm bảo khi có đủ các điều kiện: có chênh lệch lãi suất giữa các kênh đầu tư (giữa lãi suất ngân hàng và cổ tức, trái tức...), có môi trường pháp lý đảm bảo cho việc trao đổi, mua bán chứng khoán, có nơi để mua bán chứng khoán, tức là có thị trường chứng khoán. Mục tiêu chủ yếu trong đầu tư chứng khoán là an toàn vốn (liên quan đến tính rủi ro của chứng khoán), kiếm lời (liên quan đến tính sinh lời của chứng khoán), khả năng thanh khoản (liên quan đến tính thanh khoản của chứng khoán). Do đó, những yếu tố ảnh hưởng đến chứng khoán và đầu tư chứng khoán bao gồm: tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, lãi suất thị trường (bao gồm lãi suất liên ngân hàng và lãi suất giữa ngân hàng với khách hàng), tình hình lạm phát và tình hình kinh tế, chính trị, xã hội. Thông thường, chứng khoán gồm ba loại cơ bản là: Chứng khoán vốn (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư), chứng khoán nợ (trái phiếu) và các công cụ phái sinh 1.Cổ phiếu 1.1.Khái niệm Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Khi một công ty cổ phần huy động vốn để thành lập hoặc mở rộng, hiện đại hoá sản xuất, họ chia số vốn cần huy động thành những phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần, các nhà đầu tư sẽ đầu tư vào công ty bằng cách mua các cổ phần. Khi đó, các nhà đầu tư trở thành cổ đông. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có các công ty cổ phần mới được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn, do đó, cổ phiếu còn được gọi là chứng khoán vốn. 1.2.Đặc điểm của cổ phiếu a.Hình thức của cổ phiếu Cổ phiếu có thể tồn tại dưới dạng chứng chỉ (đây là hình thức cổ điển) hoặc dưới dạng tài khoản hay bút toán ghi sổ (các cổ đông nắm giữ giấy báo Có số tiền trên tài khoản của mình). Hình thức thứ hai còn được gọi là chứng khoán phi vật thể hay chứng khoán phi vật chất. Ở những thị trường chứng khoán phát triển như Mỹ, Nhật Bản, trên 90% cổ phiếu tồn tại dưới dạng thứ hai này. Ở Việt Nam hiện nay, hình thức cổ phiếu chủ yếu vẫn là dạng cổ điển, tức là dạng chứng thư. Nghị định 48/1998/NĐ-CP ngày 11-7-1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán của Việt Nam quy định: Hình thức cổ phiếu do Bộ tài chính phát hành, thống nhất trên toàn quốc. Công ty cổ phần nào niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán thì mẫu cổ phiếu phải do Nhà nước quản lý. b.Thời hạn cổ phiếu Thời hạn của cổ phiếu gắn chặt với thời hạn hoạt động của công ty cổ phần phát hành ra nó. Về nguyên tắc, cổ đông chỉ được hoàn vốn khi công ty cổ phần chấm dứt hoạt động, tức là khi công ty giải thể do hết thời hạn hoạt động hoặc do hoạt động kém hiệu quả. Trên thực tế, ít khi một công ty đang hoạt động hiệu quả mà lại giải thể. Còn một khi công ty hoạt động kém hiệu quả buộc phải giải thể thì khả năng hoàn vốn cho cổ đông là rất nhỏ. Do đó, cổ phiếu được coi như một loại chứng khoán vĩnh viễn, vô thời hạn. Trên thực tế, vẫn có những loại cổ phiếu được hoàn vốn và điều này do Đại hội đồng cổ đông của công ty quyết định. c.Mệnh giá cổ phiếu Mệnh giá, hay giá trị danh nghĩa của cổ phiếu là giá trị mà công ty cổ phần ấn định cho cổ phiếu, ghi trên bề mặt cổ phiếu, xác định số tiền tối thiểu mà công ty phát hành phải nhận được trên mỗi cổ phiếu. Mệnh giá chỉ có giá trị vào thời điểm phát hành lần đầu để huy động vốn và không tác động đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Ở Việt Nam, mệnh giá của cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán được quy định thống nhất là 10000 VND. Việc quy định một mức mệnh giá thống nhất thường gây khó khăn cho việc hoàn vốn sau này. 1.3.Phân loại cổ phiếu Phân loại theo quyền lợi của cổ đông Theo tiêu thức này, có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu phổ thông là cổ phiếu phát hành cho đông đảo các nhà đầu tư, gắn với nó là những quyền lợi và trách nhiệm thông thường, bình đẳng cho các cổ đông. Trong khi đó, cổ phiếu ưu đãi chỉ dành cho một số cổ đông nhất định, thường là các cổ đông sáng lập, đi kèm với nó là sự ưu đãi về một số quyền lợi nhất định, tuy nhiên nó cũng đồng thời hạn chế một số quyền lợi khác. Đặc điểm của cổ phiếu phổ thông là: Cổ phiếu phổ thông không ghi cổ tức hay tỉ suất cổ tức. Lợi tức của cổ phiếu này không cố định, nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hàng năm và chính sách phân chia lợi nhuận của công ty. Cổ đông phổ thông ở vào trạng thái “lời ăn lỗ chịu”. Cổ tức cho cổ phiếu phổ thông có thể được trả bằng tiền mặt, bằng tài sản của công ty, hoặc bằng chính cổ phiếu của công ty. Khi có chủ trương hoàn vốn thì cổ đông phổ thông bị xếp sau cổ đông ưu đãi trong thứ tự hoàn vốn và việc hoàn vốn được thực hiện bằng cách chia đều giá trị còn lại (nếu có). Cổ đông phổ thông có những quyền lợi sau đây: Quyền được chọn Hội đồng quản trị công ty thông qua Đại hội đồng cổ đông, quyền bỏ phiếu về tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến toàn bộ tài sản của công ty như sự sát nhập, khả năng thanh toán, phát hành cổ phiếu bổ sung, chia nhỏ cổ phiếu..., quyền được cung cấp thông tin cụ thể về tiến trình hoạt động của công ty, quyền truy đòi đến cùng đối với tài sản của công ty phát hành. Cổ phiếu ưu đãi đi liền với những ưu đãi về quyền lợi như: Được hưởng một mức lãi cổ phần có tính cố định hàng năm, cổ tức ưu đãi hoặc tỉ suất cổ tức ưu đãi thường được ghi trên bề mặt cổ phiếu này; được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường; được ưu tiên phân chia tài sản còn lại hoặc được hoàn vốn trước cổ phiếu thường khi công ty phá sản hoặc hoàn vốn; nếu hoàn vốn thì được hoàn vốn theo mệnh giá. Tuỳ theo các quyền lợi ưu đãi mà có các loại cổ phiếu ưu đãi khác nhau: Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ là cổ phiếu ưu đãi trong đó công ty phát hành đảm bảo trả đầy đủ cổ tức cho người sở hữu, nếu trong năm tài chính này không trả được thì công ty sẽ tích luỹ cổ tức vào năm sau. Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ là loại cổ phiếu mà công ty có lãi đến đâu thì trả đến đó, không tích luỹ cổ tức vào năm sau. Cổ phiếu ưu đãi dự phần cho phép cổ đông nắm giữ nó được hưởng một phần lợi tức phụ trội theo quy định khi công ty làm ăn phát đạt và có lãi vượt trội. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi cho phép người sở hữu nó chuyển loại cổ phiếu này thành một lượng cổ phiếu thông thường nhất định trong một thời gian nhất định. Cổ phiếu ưu đãi thu hồi cho phép công ty phát hành được quyền thu hồi và trả lại vốn cho cổ đông hoặc chuyển đổi sang cổ phiếu ưu đãi khác có mức tỷ suất cổ tức phù hợp với lãi suất thị trường. Tuy nhiên, so với cổ phiếu phổ thông thì cổ phiếu ưu đãi có những hạn chế sau: Theo Luật chứng khoán của nhiều nước, đặc biệt là các nước Châu á như Hàn Quốc, Nhật Bản, cổ đông ưu đãi không được nhận phiếu biểu quyết, không được quyền bỏ phiếu để bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát công ty. Theo quy định của Việt Nam thì các cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi cổ tức và cổ phiếu ưu đãi vốn không được nhận phiếu biểu quyết. Phân loại theo thị trường huy động vốn Theo tiêu thức này có hai loại cổ phiếu là cổ phiếu sơ cấp và cổ phiếu thứ cấp. Cổ phiếu sơ cấp được phát hành để huy động vốn điều lệ, còn cổ phiếu thứ cấp là cổ phiếu sơ cấp được mua đi bán lại. Người sở hữu cổ phiếu sơ cấp là những người tham gia quản lý công ty và đứng tên trên tờ cổ phiếu. Việc chuyển nhượng loại cổ phiếu này rất khó khăn, phải đăng kí với Ban quản trị và phải được Ban quản trị phê duyệt. Mệnh giá cho loại cổ phiếu này thường là mệnh giá chuẩn. Cổ phiếu thứ cấp là cổ phiếu vô danh, cổ đông nắm giữ nó không ghi tên trên tờ cổ phiếu và không tham gia quản lý công ty. Việc chuyển nhượng cổ phiếu này được thực hiện một cách dễ dàng trên thị trường chứng khoán. Cổ phiếu loại này thường có mệnh giá nhỏ để dễ phát hành và huy động mọi nguồn tiền tệ trong dân chúng. Ngoài ra còn một số cách phân loại khác. Chẳng hạn, phân loại theo quyền tham gia bỏ phiếu biểu quyết trong Đại hội đồng cổ đông, có cổ phiếu đơn phiếu (một cổ phiếu ứng với một phiếu bầu) và cổ phiếu đa phiếu (nhiều cổ phiếu ứng với một phiếu bầu). Phân loại theo hình thức góp vốn, có cổ phiếu góp vốn bằng tiền và cổ phiếu hiện vật..... 2.Trái phiếu 2.1.Khái niệm Theo định nghĩa tại Nghị định 48/NĐ-CP/1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam, trái phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc chứng từ ghi sổ xác nhận nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. 2.2.Đặc điểm của trái phiếu Trái phiếu có mệnh giá: Mệnh giá trái phiếu có thể do luật định hoặc do tổ chức phát hành quy định. Ở Việt Nam, mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp nhà nước và trái phiếu chính phủ sẽ do Nhà nước quy định trên cơ sở đề nghị của Bộ tài chính và quyết định cho từng đợt phát hành trái phiếu. Ví dụ, theo quy định hiện hành là 100000VND và các bội số của 100000VND Trái phiếu có thời hạn: Thời hạn của trái phiếu là thời hạn đi vay của tổ chức phát hành đối với trái chủ và được ghi rõ trên bề mặt trái phiếu. Trái phiếu có thể được hoàn vốn khi đáo hạn, nhưng cũng có thể được hoàn vốn trước hạn toàn bộ hay từng phần, do đó, thời hạn trung bình (thời gian mà toàn bộ 100% số tiền của trái phiếu được sử dụng) của trái phiếu có thể có thể bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đáo hạn của trái phiếu. Trái phiếu có quy định lãi suất và thời hạn trả lãi: Mỗi trái phiếu đều ghi cam kết của tổ chức phát hành thanh toán cho người sở hữu trái phiếu một số tiền lãi cố định vào một ngày nhất định. Số lãi thường được ghi là một tỷ lệ phần trăm của mệnh giá trái phiếu, gọi là lãi suất. 2.3.Phân loại trái phiếu *Trái phiếu công ty Trái phiếu công ty là trái phiếu do công ty phát hành nhằm mục đích huy động vốn để bổ sung vốn tạm thời thiếu nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển công ty Trái phiếu công ty có nhiều loại: Trái phiếu tín chấp là trái phiếu được phát hành dựa trên uy tín của công ty, được đánh giá qua bảng tổng kết tài sản, bảng phân tích thu nhập và những văn bản đánh giá tài chính khác của công ty. Trái phiếu thế chấp hoặc cầm cố là trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản cụ thể của công ty. Trái phiếu loại này gồm có trái phiếu đóng (công ty phát hành không được phép phát hành bất kỳ một loại chứng khoán bổ sung nào đối với những tài sản đã được thế chấp) và trái phiếu mở (công ty được phép phát hành chứng khoán bổ sung đối với tài sản đã mang ra thế chấp theo một tỷ lệ nhất định) Trái phiếu bảo lãnh là trái phiếu được đảm bảo về khả năng thanh toán vốn và lãi bởi một tổ chức có uy tín khác. Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu mà khi phát hành có đi kèm điều khoản cho phép chủ sở hữu được phép chuyển đổi trái phiếu của mình thành một số lượng cổ phiếu thường của cùng một công ty phát hành, nếu đáp ứng đủ các điều kiện chuyển đổi. Trái phiếu thu nhập là trái phiếu chỉ được thanh toán lãi suất khi công ty có lãi nhưng lại được ưu tiên thanh toán đầy đủ tiền lãi trước các cổ đông nắm giữ cổ phiếu Trái phiếu hoàn vốn là trái phiếu cho phép tổ chức phát hành hoàn vốn cho trái chủ trước thời hạn, có thể hoàn vốn bất cứ lúc nào hoặc hoàn vốn sau một thời hạn nhất định kể từ ngày phát hành trái phiếu Ngoài ra, còn một số loại trái phiếu đặc thù khác như trái phiếu tài khoản, trái phiếu hoán đổi, trái phiếu Bulldog, trái phiếu chỉ số..... *Trái phiếu chính phủ và trái phiếu của các cơ quan Nhà nước Đây là loại chứng khoán nợ do Chính phủ trung ương hoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm mục đích bù đắp sự thiếu hụt ngân sách và tài trợ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi công cộng của trung ương và địa phương Trái phiếu chính phủ có sự đảm bảo về khả năng thanh toán cao trong tình hình kinh tế xã hội ổn định, do đó, thường được các nhà đầu tư thích an toàn lựa chọn. Tuỳ theo kỳ hạn và mục đích phát hành mà trái phiếu chính phủ được chia ra làm nhiều loại: Tín phiếu kho bạc trung hạn do Kho bạc phát hành khi huy động vốn để bổ sung quỹ ngân sách, thường có thời hạn từ 1 năm đến 10 năm. Trái phiếu kho bạc giống như tín phiếu Kho bạc nhưng có thời hạn trên 10 năm Trái phiếu đô thị là loại phiếu nợ dài hạn, kỳ hạn từ 10 đến 30 năm, do chính phủ và chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án phát triến cơ sở hạ tầng đô thị. Công trái Nhà nước là loại trái phiếu có thời hạn từ 10 năm trở lên, phát hành từng đợt nhằm bù đắp sự thiếu hụt của ngân sách. Theo Quy chế phát hành trái phiếu chính phủ số 01/2000/NĐ-CP ngày 13/1/2000 và theo Thông tư 75-TC/KBNN-1994, trái phiếu chính phủ ở Việt Nam bao gồm: tín phiếu kho bạc (dưới 1 năm), trái phiếu kho bạc (từ 1 năm trở lên), trái phiếu đầu tư. 3.Các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán (chứng từ phái sinh) Khi thị trường chứng khoán ngày càng phát triển, bên cạnh hai công cụ lưu thông chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu, còn xuất hiện các giao dịch mua bán các chứng từ tài chính có nguồn gốc chứng khoán, bao gồm những loại sau: 3.1.Chứng quyền Chứng quyền là một chứng thư do công ty phát hành cho các cổ đông hiện hữu, trong đó quy định cổ đông đó được quyền mua một lượng cổ phiếu mới phát hành theo giá quy định thấp hơn giá thị trường trong một thời gian nhất định. Chứng quyền chỉ tồn tại ở dạng chứng thư, không có chứng quyền tài khoản. Chứng quyền có thời hạn hiệu lực ngắn và trong thời hạn đó, hiệu lực của nó là không thể huỷ ngang. Trên chứng quyền có ghi rõ số lượng quyền mua cổ phiếu mới và giá mua ưu đãi. Chứng quyền là một loại hàng hoá đặc biệt được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, giá của nó phụ thuộc giá trị của chứng quyền, thời hạn còn lại của chứng quyền, xu hướng biến động về thị giá của cổ phiếu ấn định trong chứng quyền. 3.2.Bảo chứng phiếu Bảo chứng phiếu là một chứng thư do tổ chức phát hành ra cho tất cả những người mua cổ phiếu và trái phiếu mới của công ty khi có đợt phát hành mới. Người nắm giữ bảo chứng phiếu được quyền mua một lượng cổ phiếu và trái phiếu nhất định theo một giá quy định trong tương lai. Giá đó thường cao hơn giá phát hành. Mục đích của việc phát hành bảo chứng phiếu là nhằm tạo ra một nhu cầu tiềm ẩn đối với cổ phiếu và trái phiếu của công ty mình trong tương lai. Các công ty phát hành chứng minh một cách gián tiếp là cổ phiếu và trái phiếu của mình sẽ tăng giá trong tương lai, hoặc mức giá hiện tại là còn ở mức khuyến mại. Cam kết trong bảo chứng phiếu cũng là một cam kết không thể huỷ ngang trong suốt thời hạn hiệu lực. Thời hạn của bảo chứng phiếu là dài hạn hoặc vô hạn. Khi phát hành, giá trị nội tại của bảo chứng phiếu là bằng không, nhưng nó sẽ có giá trị trong tương lai. Thị giá của chứng khế tuỳ thuộc vào các yếu tố như giá chuyển đổi, thời hạn còn lại trên chứng khế, giá trị cổ phiếu cơ bản. Trong thời kỳ thị trường chứng khoán hưng thịnh, thị trường bảo chứng phiếu hoạt động rất sôi nổi. Thị trường bảo chứng phiếu đo được mức độ hưng thịnh của thị trường chứng khoán truyền thống cũng như của nền kinh tế. 3.3.Hợp đồng quyền chọn Đây là loại hợp đồng được ký kết giữa một bên là “người ký phát” và một bên là người mua hợp đồng, trong đó cho phép người mua hợp đồng được quyền mua hoặc bán cho người ký phát hợp đồng một lượng chứng khoán, với một giá cả nhất định, trong một thời hạn quy định trong tương lai. Hợp đồng quyền chọn cũng là một loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán. Hiện nay, ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các giao dịch hợp đồng quyền chọn trên thị trường chứng khoán rất phát triển. Tại Mỹ, người ta thành lập một thị trường chuyên giao dịch về quyền lựa chọn, gọi là “Sở giao dịch các hợp đồng lựa chọn Chicago”. 3.4.Hợp đồng tương lai Hợp đồng tương lai là hợp đồng giữa người bán và người mua, trong đó, người bán cam kết giao một số lượng nhất định chứng khoán và người mua sẽ trả tiền khi nhận số chứng khoán đó với một giá nhất định, tại một ngày nhất định trong tương lai, được xác định trước tại thời điểm ký kết hợp đồng. Hợp đồng tương lai là những hợp đồng chuẩn theo mẫu, trong đó các điều khoản và điều kiện của hợp đồng được xác định trước, được quy định cụ thể theo các nguyên tắc giao dịch và thống nhất về số lượng, chất lượng chứng khoán phải giao, địa điểm giao hàng và nhiều quy định cụ thể khác. Với hợp đồng tương lai, số tiền đặt cọc của các bên thường lớn, có khi đến 100%, phí hoa hồng mua bán hợp đồng tương lai thường rất cao, việc thanh toán mua bán các hợp đồng này thường được thực hiện ngay qua tài khoản mở tại trung tâm thanh toán bù trừ. IV.CÁC CHỦ THỂ THAM GIA VÀO THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN Trên thị trường chứng khoán có đầy đủ các chủ thể đại diện cho các bộ phận nguồn cung, nguồn cầu, các cơ quan quản lý và các tổ chức liên quan 1.Chủ thể phát hành Chủ thể phát hành bao gồm Chính phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Nhà nước tham gia vào thị trường chứng khoán với tư cách người vay nợ bao gồm Chính phủ trung ương (đại diện là Bộ tài chính và Kho bạc nhà nước), chính quyền địa phương và các tổ chức của chính phủ. Vốn huy động được qua thị trường chứng khoán được sử dụng tài trợ cho các công trình phát triển cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục, y tế hoặc bù đắp thiếu hụt ngân sách quốc gia Trong các loại hình tổ chức doanh nghiệp cơ bản, công ty cổ phần là chủ thể quan trọng nhất phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Tuỳ vào luật pháp các nước mà hình thức và tiêu chuẩn phát hành của các công ty cổ phần là khác nhau. 2.Chủ thể đầu tư Có hai loại chủ thể đầu tư là nhà đầu tư cá nhân và các tổ chức đầu tư. Nhà đầu tư cá nhân chủ yếu là các cá nhân và hộ gia đình, những người muốn đầu tư số tiền để dành của mình vào chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời. Để tối đa hoá lợi nhuận, họ có thể là những người chấp nhận rủi ro (đầu tư ngắn hạn và ăn chênh lệch giá) hoặc là những người không muốn rủi ro, tìm kiếm sự an toàn trong đầu tư (đầu tư nhỏ và dài hạn). Các tổ chức đầu tư là những tổ chức tài chính lớn thu nhận vốn của các nhà đầu tư nhỏ là những khách hàng của họ dưới nhiều hình thức và với nhiều mục đích khác nhau, và sử dụng nguồn vồn nhàn rỗi đó đầu tư vào thị trường chứng khoán. Những tổ chức như vậy bao gồm các công ty bảo hiểm, các quỹ tương trợ, các quỹ trợ cấp, các ngân hàng thương mại và các công ty chứng khoán. 3.Các chủ thể trung gian Các trung gian chứng khoán có vai trò quan trọng trong việc đưa các nguồn cung và nguồn cầu chứng khoán gặp nhau thông qua các hoạt động kinh doanh, môi giới, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư, quản lý quỹ, giao dịch mua bán chịu chứng khoán..... Các trung gian này có thể hoạt động với tư cách một thể nhân hoặc một pháp nhân. 4.Người quản lý, giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán Cơ quan quản lý, giám sát các hoạt động của thị trường chứng khoán có thể có tên gọi khác nhau, tuỳ theo luật pháp các nước, chẳng hạn là Uỷ ban chứng khoán và giao dịch (Securities and exchange Commission- SEC) ở Mỹ, Uỷ ban chứng khoán và đầu tư (SIB) ở Anh, Uỷ ban các nghiệp vụ chứng khoán (COB) ở Pháp, Hội đồng chứng khoán quốc gia ở Singapo và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước ở Việt Nam. Uỷ ban chứng khoán thường được tổ chức theo hình thức là một cơ quan chuyên trách, có vị trí pháp lý độc lập. Thành viên hội đồng là những quan chức của Bộ tài chính, Ngân hàng trung ương, Bộ thương mại, Bộ tư pháp, đại diện của Sở giao dịch chứng khoán và các chuyên gia..... Uỷ ban chứng khoán có vai trò tổ chức xây dựng, quản lý và kiểm soát các thị trường chứng khoán thông qua những nhiệm vụ cụ thể là: Nghiên cứu, vạch kế hoạch và dự thảo các văn bản pháp luật và các thể chế về tổ chức hoạt động của thị trường chứng khoán để trình cấp có thẩm quyền quyết định ban hành; Quản lý và giám sát hoạt động của thị trường chứng khoán, đưa ra các giải pháp điều chỉnh hữu hiệu đảm bảo thị trường hoạt động tốt; Cấp, đình chỉ, thu hồi các loại giấy phép trong lĩnh vực phát hành và kinh doanh chứng khoán.... 5.Các chủ thể khác Ngoài các chủ thể trên, trên thị trường chứng khoán còn có các tổ chức liên quan đến tổ chức và hoạt động của thị trường như Sở giao dịch chứng khoán; tổ chức thanh toán bù trừ và lưu ký chứng khoán; Hiệp hội các nhà đầu tư; Hiệp hội kinh doanh chứng khoán; công ty tín thác đầu tư chứng khoán; trung tâm đào tạo và các tổ chức cung cấp các dịch vụ kèm theo....... V.VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu trong một nền kinh tế thị trường phát triển. Với chức năng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán có những vai trò sau đây: 1.Huy động vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp, một lĩnh vực mà ngân hàng thương mại chưa thể đáp ứng Trong một nền kinh tế thị trường, khi cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp luôn ở trong trạng thái khát vốn để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất. Nhu cầu đó có thể được đáp ứng từ hai nguồn: vay vốn từ các ngân hàng thương mại hoặc huy động vốn qua thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, đặc điểm của cơ chế huy động vốn của ngân hàng thương mại là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn là rất lớn. Các ngân hàng thương mại, do đó, khó có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các doanh nghiệp. Mặt khác, việc vay vốn từ ngân hàng thương mại gặp phải những trở ngại của một kênh dẫn vốn gián tiếp. Trong trường hợp này, thị trường chứng khoán thực sự có ưu thế hơn và đang ngày càng trở thành nguồn huy động vốn trung và dài hạn quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. 2.Lưu thông và phân bổ hiệu quả nguồn vốn Thị trường chứng khoán góp phần điều hoà vốn giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, do đó, tạo nên sự phát triển nhanh và đồng đều của nền kinh tế. Sở dĩ như vậy vì các nhà đầu tư rất nhạy cảm với những biến động trong tình hình kinh doanh của các tổ chức phát hành nói riêng và của các ngành kinh tế nói chung. Trên thị trường thứ cấp, việc mua đi bán lại chứng khoán sẽ giúp điều hoà vốn giữa ngành thừa vốn với ngành thiếu vốn. Việc chuyển hướng đầu tư thông qua chứng khoán rất đơn giản, không khó khăn như các hình thức đầu tư bằng tài sản cố định như trang thiết bị, máy móc. Do đó, nhờ thị trường chứng khoán mà “tính ỳ” của đầu tư vào sản xuất được phá vỡ, tạo ra những động năng cho sản xuất và kinh doanh. 3.Thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong suốt thập kỷ 80, thị trường vốn thế giới bắt đầu chuyển sang xu hướng thống nhất toàn cầu. Đó là kết quả của việc nhận thức rõ lợi ích của việc đa dạng hoá các danh mục đầu tư, sự tự do hoá trên các thị trường chứng khoán, sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin, nhu cầu về những nguồn vốn mới của các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. Cùng với quá trình này, vai trò thu hút vốn đầu tư nước ngoài của thị trường chứng khoán ngày càng trở nên quan trọng. Hình thức thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng chứng khoán được thực hiện bằng một trong hai cách: hoặc là thu hút nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào chứng khoán trong nước, hoặc là đưa chứng khoán của các doanh nghiệp trong nước đi niêm yết trên TTCK nước ngoài. Trên thị trường chứng khoán New York, Mỹ, có chứng khoán của 470 công ty nước ngoài đến từ 51 quốc gia khác nhau trên thế giới. Trên thị trường chứng khoán Hàn Quốc, nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ đến 30% tổng giá trị thị trường của các loại chứng khoán niêm yết. Với cách làm như vậy các công ty này không chỉ huy động được vốn mà còn giới thiệu được công ty mình ra thị trường thế giới, nâng cao uy tín, hình ảnh và tránh nguy cơ bị thâu tóm bởi một tổ chức hùng mạnh khác. 4.Giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế, tài chính Ngân sách nhà nước là nguồn tài chính quan trọng để nhà nước thực hiện các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của mình. Việc tăng thu ngân sách được thực hiện thông qua thu thuế hoặc là phát hành trái phiếu Nhà nước. Do đó, thị trường chứng khoán chính là một phương tiện giúp Nhà nước huy động vốn nhàn rỗi của nhân dân cho các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của mình. 5.Kích thích các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả Một điểm mạnh của thị trường chứng khoán so với kênh dẫn vốn gián tiếp chính là tính công khai, trong đó, các nhà đầu tư có quyền theo dõi, đánh giá, kiểm soát tình hình tài chính của tổ chức phát hành một cách dễ dàng. Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, các nhà đầu tư phản ứng hết sức nhạy cảm với những thay đổi trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp phát hành. Do đó, để huy động được vốn và duy trì nguồn vốn đó, các tổ chức phát hành phải kinh doanh có hiệu quả và đúng pháp luật. Thị trường chứng khoán đã thực sự đặt các doanh nghiệp vào cơ chế thị trường, buộc họ phải sản xuất kinh doanh lành mạnh và có kết quả cao nhất. 6.Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu cho nền kinh tế Thị trường chứng khoán phản ánh tình trạng của các doanh nghiệp, những đơn vị làm nên nền kinh tế quốc dân, do đó, nó cũng đồng thời là công cụ đánh giá nền kinh tế quốc dân. Khi một nền kinh tế đang tăng trưởng lành mạnh, tức là các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận tăng và giá chứng khoán cũng tăng, dung lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán cũng tăng. Mức độ sôi nổi của thị trường chứng khoán phản ánh mức độ hưng thịnh của nền kinh tế quốc dân. Ngược lại, một nền kinh tế sa sút sẽ dẫn đến sự ảm đạm, trì trệ trên thị trường chứng khoán. Thị trường chứng khoán, do đó, chính là phong vũ biểu cho nền kinh tế quốc dân, mà dựa vào đó, các nhà hoạch định chính sách và quản lý phân tích, dự đoán để đưa ra những chính sách điều tiết nền kinh tế cho phù hợp. Đến lượt nó, chính thị trường chứng khoán lại là điểm được tác động để điều tiết nền kinh tế quốc dân. Trong những năm 90, nền kinh tế Nhật Bản đã có nguy cơ nổ ra cuộc khủng hoảng thừa, nền kinh tế “quá nóng”, có lúc được ví “căng như bong bóng xà phòng”. Để điều tiết nền kinh tế, các nhà quản lý đã chọn giải pháp “làm lạnh” nền kinh tế, trong đó, thị trường chứng khoán chính là điểm cần “đóng băng” với mục đích làm giảm đầu tư trong nước. CHƯƠNG II THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC I. TỔNG QUAN VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC 1.Sự ra đời của thị trường chứng khoán Trung Quốc 1.1.Hoàn cảnh ra đời Giống như ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác, nền kinh tế Trung Quốc đã từng trải qua cơ chế kế hoạch hoá tập trung cao độ. Năm 1978, Nhà nước Trung Quốc bắt đầu một chương trình cải tổ toàn diện nền kinh tế, nhằm vào ba mục tiêu chính: Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, tăng cường vai trò của các yếu tố thị trường cũng như các khuyến khích vật chất trong việc tạo động lực cho hoạt động kinh tế và phân bổ nguồn lực, mở cửa nền kinh tế, chấp nhận cạnh tranh với bên ngoài thông qua hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Trong những nội dung trên, cải cách doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài chính chiếm vị trí quan trọng. Cho đến đầu những năm 80, các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân bổ nguồn ngân sách nhà nước và các khoản vay từ ngân hàng nhà nước trong việc huy động vốn đầu tư. Năm 1979, nhằm tăng cường tính độc lập, tự chủ của các doanh nghiệp này, chính phủ Trung Quốc giới thiệu hệ thống tài chính doanh nghiệp mới, trong đó cho phép các doanh nghiệp giữ lại một phần lợi nhuận để trang trải các chi phí đầu tư, tái sản xuất mở rộng và tiền thưởng cho người lao động. Năm 1984, hệ thống ngân hàng hai cấp được thiết lập tại Trung Quốc. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trở thành Ngân hàng Trung ương. Ngoài bốn ngân hàng chuyên biệt là Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, nhiều tổ chức tài chính khác dưới hình thức ngân hàng và phi ngân hàng cũng được thành lập, chẳng hạn như Ngân hàng phát triển Thẩm Quyến, các hợp tác xã tín dụng đô thị, các công ty đầu tư và tín thác.... Tuy nhiên, chủ chương trao quyền kinh doanh cho 4 ngân hàng lớn của chính phủ Trung Quốc đã không được thực hiện. Trên 75% các khoản cho vay của các ngân hàng này là cho các doanh nghiệp nhà nước, dưới hình thức các “khoản cho vay chính sách” (policy loans). Do các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, các khoản cho vay trên trở thành các khoản nợ khó đòi. Kết quả là, các ngân hàng ngày càng cảm thấy miễn cưỡng trong việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, còn các doanh nghiệp cũng nản lòng do gặp phải những hạn chế từ phía ngân hàng. Việc phát triển hệ thống ngân hàng thương mại gặp khó khăn, thị trường tài chính không phát triển được. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng mạnh, nhu cầu vốn đầu tư ngày càng lớn. Hoàn cảnh trên là tiền đề và động lực cho một thị trường chứng khoán ra đời tại Trung Quốc. Thị trường chứng khoán Trung Quốc ra đời như một đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế đang được cải tổ mạnh mẽ theo hướng thị trường. 1.2.Sự ra đời Từ năm 1981, Chính phủ Trung Quốc đã bắt đầu phát hành trái phiếu kho bạc để bù đắp thâm hụt ngân sách. Kể từ đó, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp cũng bắt đầu phát hành trái phiếu. Năm 1986, chi nhánh ở Thượng Hải của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thành lập thị trường giao dịch qua quầy OTC đầu tiên của Trung Quốc tại Thượng Hải. Năm 1987, giao dịch chứng khoán đầu tiên tại Thẩm Quyến cũng được Ngân hàng Phát triển Thẩm Quyến thực hiện. Đến cuối năm 1989, hàng ngàn công ty cổ phần được thành lập trên khắp đất nước, phát hành số cổ phiếu trị giá 3,8 tỷ nhân dân tệ (700 triệu đô la Mỹ). Tuy nhiên, đến 70-80% số cổ phiếu đó là được chuyển đổi từ tài sản cố định có sẵn tại các doanh nghiệp nhà nước, chỉ một tỷ lệ nhỏ là nguồn vốn mới được huy động từ phát hành cổ phiếu. Hầu hết các cổ phiếu phát hành được dành cho những doanh nghiệp có liên quan hoặc người lao động của công ty, chưa đến 2% là dành cho công chúng đầu tư. Tháng 12 năm 1990 và tháng 7 năm 1991, hai Sở giao dịch chứng khoán là Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải (SHSE) và Sở giao dịch chứng khoán Thẩm Quyến (SZSE) lần lượt được thành lập. Cuối năm 1991, có 14 công ty niêm yết chứng khoán trên hai Sở giao dịch này. Sự kiện này đánh dấu sự ra đời và hội nhập chính thức của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào nền kinh tế quốc dân và sự hoàn chỉnh của thị trường vốn Trung Quốc. 2.Các giai đoạn phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốc Từ khi ra đời chính thức năm 1991 đến nay, với mười ba năm tồn tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã trải qua nhiều biến động phức tạp. Có thể chia sự phát triển của thị trường này thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1: Từ năm 1990-1993: Thị trường có nhiều sinh khí. Thị trường chứng khoán bắt đầu đi vào hoạt động. Do tâm lý háo hức của nhà đầu tư và do lượng chứng khoán không nhiều, giá cả chứng khoán tăng đột biến, đạt mức đỉnh vào tháng 8 năm 1993. Thị trường trong giai đoạn này tương đối sôi nổi. Giai đoạn 2: Từ năm 1993 đến năm 1996: Hai năm đình trệ. Sau khi đạt mức đỉnh vào giữa năm 1993, giá chứng khoán liên tục giảm mạnh. Thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua hai năm đình trệ cho đến giữa năm 1996, khi chỉ số DJ China đột ngột tăng đến 125%. Giai đoạn 3: Từ năm 1996 đến năm 1999: Thị trường chứng khoán có những biến động phức tạp nhưng chỉ số DJ China luôn nằm ở mức trên 100 điểm. Chính phủ Trung Quốc thậm chí đã phải thực hiện “giảm nóng” cho thị trường hai lần, vào tháng 12 năm 1996 và tháng 4 năm 1997. Năm 1997, Chính phủ Trung Quốc đã phải đặt hạn ngạch cho lượng chứng khoán phát hành. Song song với các mức tăng trưởng cao, thị trường trong giai đoạn này cũng trải qua những cuộc đình trệ ngắn hạn. ở cuối giai đoạn này, thị trường chứng khoán Trung Quốc trải qua một cuộc khủng hoảng và không hồi phục cho đến tháng 5 năm 1999 Giai đoạn 4: Từ năm 1999 đến nay: Thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa tìm được sinh khí mới. Hàng loạt những cải cách mạnh mẽ từ phía chính phủ và các nhà quản lý được áp dụng khiến các chủ thể tham gia thị trường thận trọng hơn và mang tâm lý chờ đợi. Tuy nhiên, giai đoạn này là bước đệm cho những bước phát triển mạnh mẽ của thị trường này trong thời gian tới. 3.Giới thiệu cấu trúc, thành phần và luật điều chỉnh thị trường chứng khoán Trung Quốc 3.1.Cấu trúc thị trường chứng khoán Trung Quốc Giống như các thị trường chứng khoán khác trên thế giới, thị trường chứng khoán Trung Quốc bao gồm thị trường sơ cấp là nơi phát hành chứng khoán lần đầu và thị trường thứ cấp là nơi chứng khoán đã phát hành được mua đi bán lại. 3.1.1.Thị trường sơ cấp (thị trường IPO) Ở Trung Quốc, phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp bao gồm phát hành rộng rãi ra công chúng và phát hành hạn chế. Phát hành rộng rãi ra công chúng là cho phép tất cả các nhà đầu tư hợp pháp được phép mua. Phát hành hạn chế là giới hạn các nhà đầu tư ở người lao động của doanh nghiệp, các tổ chức tài chính hoặc các doanh nghiệp có mối quan hệ gần gũi. Việc phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng ở Trung Quốc cũng tương tự như ở các nước phương Tây. Trước năm 2000, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc (CSRC), Uỷ ban kế hoạch nhà nước, Uỷ ban cải cách hệ thống kinh tế Nhà nước và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cùng phối hợp để ấn định một mức phát hành chứng khoán hàng năm, tức là đặt hạn ngạch cho phát hành chứng khoán mới, dựa trên phân tích tình tình tài chính vĩ mô, tốc độ cải cách doanh nghiệp nhà nước và hoạt động của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, từ tháng 3 năm 2000, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ban hành Các Quy định về việc phê chuẩn Phát hành chứng khoán, theo đó, hệ thống đặt hạn ngạch như trên bị loại bỏ, và được thay thế bởi các quy định của Luật chứng khoán (Securities Law 1999) hoàn toàn mới. Theo những quy định mới, các công ty chứng khoán sẽ lựa chọn các doanh nghiệp ứng cử viên, xin phê chuẩn của chính quyền địa phương và đề xuất lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Trên cơ sở Điều 14 Luật chứng khoán Trung Quốc năm 1999, Uỷ ban chứng khoán thành lập Uỷ ban xem xét vấn đề Phát hành và niêm yết chứng khoán (Public Offering and Listing Review Committee) với chức năng kiểm tra, thẩm định các hồ sơ dựa trên các tiêu chuẩn quy định trong Luật, kết hợp với tham khảo ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong ngành nhằm lựa chọn và phê chuẩn những doanh nghiệp được phép phát hành. Một công ty muốn phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng phải đáp ứng được những yêu cầu sau, theo Những quy định liên quan đến việc phát hành, niêm yết chứng khoán (2000): Cổ đông sáng lập không được có một sự vi phạm pháp luật nào trong vòng 3 năm gần nhất và phải nắm giữ ít nhất 35% tổng số vốn thành lập của công ty, tương đương với ít nhất là 30 triệu Nhân dân tệ (3,7 triệu USD). Cổ phần phát hành rộng rãi ra công chúng phải chiếm ít nhất 25% tổng số vốn cổ phần của công ty phát hành. Cổ phần phát hành cho người lao động của công ty không vượt quá 10% tổng vốn cổ phần. Đối với những công ty có tổng vốn cổ phần từ 400 triệu Nhân dân tệ trở lên (48 triệu USD), việc phát hành chứng khoán phải được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phê chuẩn, với mức phát hành ra công chúng không vượt quá 25% tổng vốn cổ phần, nhưng không dưới 15%. Để đảm bảo thị trường IPO hoạt động có hiệu quả, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc điều chỉnh để hệ số P/E (Price/Equity) luôn nằm trong khoảng 15 đến 20, tức là thấp hơn nhiều so với tỷ số P/E trên thị trường thứ cấp (thường ở mức trung bình là 40). Điều đó khiến cho thị trường sơ cấp trở nên tương đối an toàn. Theo Luật chứng khoán Trung Quốc, khi có sự bảo lãnh phát hành chứng khoán, giá chứng khoán sẽ được định trên cơ sở có sự thương lượng với nhà bảo lãnh, và được sự phê chuẩn của Uỷ ban Chứng khoán. 3.1.2.Thị trường thứ cấp Hệ thống giao dịch chứng khoán của Trung Quốc gồm hai Sở giao dịch với 131 công ty chứng khoán và 2900 đại lý trung gian chứng khoán ở hầu hết các thành phố vừa và lớn. Sở giao dịch Chứng khoán Thượng Hải và Sở giao dịch Chứng khoán Thẩm Quyến là những tổ chức pháp nhân không nhằm mục đích lợi nhuận, được quản lý bởi một Ban giám đốc. Chỉ những thành viên đầy đủ (full members) (các tổ chức liên quan đến kinh doanh chứng khoán được phê chuẩn) mới được thực hiện các hoạt động mua bán trên Sở giao dịch. Để giảm thiểu các công việc hành chính, hai Sở giao dịch này đã áp dụng một hệ thống giao dịch được vi tính hoá trên nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự giá trước, thời gian sau. Hệ thống này được trang bị bởi mạng truyền hình vệ tinh, có khả năng khớp lệnh với tốc độ 5000 giao dịch mỗi giây. BẢNG 1: Doanh thu trên hai Sở giao dịch Chứng khoán của Trung Quốc 1992-2002 Đơn vị: Tỷ nhân dân tệ Doanh thu 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Cổ phiếu 68,1 366,7 812,7 403,6 2133,2 3072,1 2354,4 3131,9 6082,6 3830,5 2799,1 Trái phiếu - - - - 1803,9 1647,7 2166,2 1828,4 1911,9 2041,7 3324,9 Nguồn: China Securities and Future Statistical Yearbook (2003) 3.2.Hàng hoá trên Thị trường Chứng khoán Trung Quốc Sau khi hai Sở giao dịch Chứng khoán được thành lập, có hai loại chứng khoán được phát hành bởi các công ty Trung Quốc là chứng khoán loại A và chứng khoán loại B. Chứng khoán loại A dành riêng cho người Trung Quốc, chủ yếu giao dịch bằng đồng nhân dân tệ. Chứng khoán loại B được định giá bằng đồng nhân dân tệ nhưng được giao dịch, mua bán bằng ngoại tệ, và chỉ có người nước ngoài mới được phép giao dịch. Thị trường chứng khoán B được mở cửa cho nhà đầu tư trong nước kể từ tháng 2 năm 2001. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép tiếp cận thị trường chứng khoán A kể từ ngày 1/12/2002. Ngoài ra, còn có chứng khoán H, phát hành bởi các công ty Trung Quốc và giao dịch trên Sở giao dịch Chứng khoán Hồng Kông, chứng khoán N trên Sở giao dịch chứng khoán New York, chứng khoán S trên Sở giao dịch chứng khoán Singapore. Tỷ lệ của chứng khoán N và S so với các chứng khoán còn lại là rất nhỏ. Tính đến 6/2003, các công ty niêm yết đã phát hành 611 tỷ cổ phiếu với tổng giá trị thị trường đạt 4162,953 tỷ nhân dân tệ, tổng giá trị thị trường của các cổ phiếu được phép giao dịch đạt 704,487 tỷ nhân dân tệ. Bên cạnh đó, các công ty Trung Quốc đã phát hành 81 loại chứng khoán trên thị trường chứng khoán Hồng Kông và các thị trường nước ngoài khác. Ngoài ra, các nhà phát hành của Trung Quốc kết hợp với các công ty ở nước ngoài, phát hành 71 loại cổ phiếu thượng hạng trên Sở giao dịch Hồng Kông với tổng vốn huy động đạt 44,02 tỷ USD.(1) Nguồn: China’s Securities Market www.oecd.org/dataoecd/5/32/18469881.pdf. BẢNG 2: Bảng tổng kết hàng hoá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 1992-2002 1992 1998 1999 2000 2001 2002 Cổ phiếu phát hành (tỷ cổ phiếu) 6,9 252,7 308,9 379,2 521,8 587,5 Cổ phiếu giao dịch (tỷ cổ phiếu) 3,8 215,4 293,2 475,8 315,2 301,6 Tín phiếu kho bạc phát hành (tỷ RMB) 46,1 380,9 401,5 465,7 488,4 593,4 TP chính phủ phát hành (tỷ RMB) 68,4 14,8 15,8 8,3 14,7 32,5 TP giao dịch (triệu trái phiếu) - 203,1 170,7 197,9 204,7 329,2 Nguồn: China Securities and Futures Statistical Yearbook (2003) Bảng trên cho thấy số lượng và giá trị các loại hàng hoá trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đều tăng mạnh, trong đó cổ phiếu và tín phiếu kho bạc chiếm ưu thế về cả tỷ trọng và tốc độ tăng. 3.3.Các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Khi mới thành lập, trên hai Sở giao dịch chỉ có 10 công ty niêm yết. Cùng với quá trình đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán, tổng số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đã đạt đến con số 1250 vào cuối tháng 6 năm 2003, trong đó có 111 công ty phát hành chứng khoán loại B. (2) BẢNG 3:Sự thay đổi số lượng công ty niêm yết trong nước trên thị trường chứng khoán Trung Quốc 1992-2002 Đơn vị: Số công ty 1992 1998 1999 2000 2001 2002 53 851 949 1088 1160 1224 Nguồn: China Securities and Futures Statistical Yearbook (2003) Một doanh nghiệp muốn được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán phải hoạt động dưới hình thức một công ty cổ phần và được phê chuẩn bởi các cơ quan (2)Nguồn: China’s Securities Market www.oecd.org/dataoecd/5/32/18469881.pdf. chức năng, quan trọng nhất là Uỷ ban thương mại và kinh tế nhà nước. Theo Luật công ty và Các quy định về phát hành và giao dịch chứng khoán, một công ty muốn được niêm yết phải thoả mãn các điều kiện: 1) Là một công ty được thành lập hoặc chuyển đổi sang hình thức một công ty cổ phần, được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền và phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng. 2) Tổng mệnh giá cổ phiếu phát hành không ít hơn 50 triệu Nhân dân tệ (6 triệu USD). 3) Có lợi nhuận trong 3 năm hoạt động gần nhất. 4) Có ít nhất 1000 cổ đông mỗi người nắm giữ lượng cổ phiếu có tổng mệnh giá không dưới 1000 nhân dân tệ, cổ phần dành cho công chúng phải chiếm ít nhất 25% tổng số vốn cổ phần. Với những công ty có tổng vốn cổ phần trên 400 triệu Nhân dân tệ (48 triệu USD), tỷ lệ này là 15%. Từ năm 1993, nhằm thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia và phân bổ nguồn lực sản xuất hiệu quả hơn giữa các ngành, các đơn vị, chủ trương về phát hành chứng khoán mới hướng vào các ngành công nghiệp có tầm quan trọng chiến lược, các doanh nghiệp nhà nước quy mô vừa và lớn. Do đó, thành phần công ty niêm yết đã có sự chuyển hướng từ ngành bất động sản, thương mại, sang ngành nguyên vật liệu thô, hoá dầu, công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp trụ cột như ôtô và điện tử. Trung Quốc không chỉ muốn hiện đại hoá các ngành này mà còn muốn qua đó, tạo động lực cho phát triển kinh tế. 3.4.Các công ty chứng khoán Trước khi hai Sở giao dịch chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến được thành lập, các công ty chứng khoán Trung Quốc chủ yếu thực hiện các giao dịch về trái phiếu. Từ năm 1991, với sự phát triển của thị trường chứng khoán, các công ty chứng khoán tăng mạnh về số lượng và hoạt động kinh doanh trên hầu hết các lĩnh vực trước đó được thực hiện bởi các ngân hàng thương mại, trong đó quan trọng nhất bảo lãnh phát hành và giao dịch chứng khoán. Các công ty chứng khoán Trung Quốc phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1991-1996. Khi đó, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, Bộ tài chính và Ngân hàng đặc biệt (Specilized Bank) lần lượt thành lập các Phòng Chứng khoán của mình. Tháng 10 năm 1992, chính phủ Trung Quốc thành lập 3 công ty chứng khoán chủ chốt: Huaxia ở Bắc Kinh, Guotai ở Thượng Hải và Nanfang ở Thẩm Quyến. Những công ty chứng khoán này nhận được sự hậu thuẫn của các ngân hàng, nhanh chóng chiếm được ưu thế trong các lĩnh vực bảo lãnh phát hành và các hoạt động kinh doanh khác. Năm 1996, Chính phủ Trung Quốc điều chỉnh các quy định về công ty chứng khoán, theo đó các công ty này phải tách rời hoàn toàn khỏi Ngân hàng trung ương. 47 công ty chứng khoán được tách ra khỏi các chi nhánh của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, 763 đại lý chứng khoán bị tách ra khỏi các tổ chức tài chính khác như ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm.... dưới hình thức thu hồi giấy phép kinh doanh, chuyển nhượng hay sát nhập...Làn sóng sát nhập và thôn tính (M&As) diễn ra mạnh mẽ trong thời gian này. Các công ty chứng khoán được chia làm hai loại: công ty chứng khoán tổng hợp và công ty chứng khoán môi giới. Loại thứ nhất thực hiện tất cả các dịch vụ về chứng khoán, từ môi giới đến bảo lãnh phát hành. Loại thứ hai chỉ được thực hiện một nghiệp vụ duy nhất là môi giới chứng khoán. Điều kiện để trở thành một công ty chứng khoán tổng hợp là công ty đó phải có số vốn tối thiểu là 500 triệu Nhân dân tệ (60 triệu USD). Những công ty không đủ tiêu chuẩn để trở thành một công ty môi giới chứng khoán, nếu muốn tiếp tục kinh doanh phải tái cơ cấu lại, sát nhập hoặc liên kết...... Số lượng công ty chứng khoán tăng mạnh. Nếu năm 1990 mới chỉ có 14 công ty thì tính đến tháng 6 năm 2003, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có trên 131 công ty chứng khoán với trên 2900 chi nhánh trên cả nước, với tổng tài sản lên đến 570 tỷ nhân dân tệ. Ngoài ra, 21 công ty quản lý quỹ đang thực hiện quản lý 75 quỹ đầu tư chứng khoán với tổng giá trị 129,28 tỷ nhân dân tệ. (3) 3.5.Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Số lượng các nhà đầu tư tăng với tốc độ cao, từ hơn 2 triệu tài khoản năm 1992 lên gần 69 triệu tài khoản năm 2002. BẢNG 4: Số lượng nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc Đơn vị: Triệu tài khoản Năm 1992 1998 1999 2000 2001 2002 Số lượng 2,16 39,11 44,81 58,01 66,50 68,82 .Nguồn: China Securities and Futures Statistical Yearbook (2003) (3)Nguồn: China’s Securities Market www.oecd.org/dataoecd/5/32/18469881.pdf. Một đặc điểm của thị trường chứng khoán Trung Quốc là các nhà đầu tư tổ chức chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Các nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số, hoạt động của họ mang tính chất đầu cơ cao, ảnh hưởng không nhỏ đến tính ổn định của thị trường. 3.6.Hệ thống Luật điều chỉnh và Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Trung Quốc Tháng 10 năm 1992, Uỷ ban chứng khoán thuộc Hội đồng Nhà nước (State Council Securities Commission SCSC) và Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc (China Securities Regulatory Commission CSRC) được thành lập, cùng chia sẻ quyền quản lý, giám sát Thị trường chứng khoán với Ngân hàng nhân dân Trung Quốc và một số cơ quan khác. Tháng 4/1998, thực hiện kế hoạch cải cách của Hội đồng nhà nước, hai Uỷ ban này được hợp nhất, một hệ thống giám sát tập trung được thành lập. Theo Luật chứng khoán Trung Quốc đời năm 1999, Uỷ ban chứng khoán Trung Quốc là cơ quan tối cao trong lĩnh vực chứng khoán, với các chức năng ban hành luật, quản lý, giám sát, điều hành, điều tra và thi hành các quy định về xử phạt. Hệ thống Luật chứng khoán cũng dần dần được hoàn thiện, đặc biệt là từ sau khi SCSC và CSRC ra đời. Tháng 4 năm 1993, Hội đồng Nhà nước ban hành văn bản pháp luật đầu tiên về quản lý thị trường chứng khoán- Các quy định về phát hành và giao dịch chứng khoán (Provisional Regulations concerning Stock issuance and Trading), bao gồm các điều khoản điều chỉnh các hoạt động về phát hành, giao dịch chứng khoán, tiếp quản công ty, lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán, công khai thông tin, công tác kiểm tra và các hình phạt, phương pháp giải quyết tranh chấp..... trên thị trường chứng khoán. Luật Xử lý vi phạm mới (Criminal Law) năm 1997 bổ sung thêm các quy định hình thức xử phạt đối với những vi phạm trên thị trường chứng khoán. Ngày 1 tháng 7 năm 1994, Luật công ty (Company Law) của Trung Quốc có hiệu lực. Trong đó có các điều khoản quy định những loại hình công ty nào được phép phát hành cổ phiếu và trái phiếu, quy trình phát hành, niêm yết, đăng ký và chuyển nhượng chứng khoán.... Ngày 1 tháng 12 năm 1996, Quy định về Các tổ chức chứng khoán trong nước và nước ngoài được phép giao dịch chứng khoán đầu tư nước ngoài có hiệu lực. Văn bản này đưa ra những tiêu chuẩn để các tổ chức chứng khoán trong nước và nước ngoài, bao gồm các công ty môi giới chứng khoán và các nhà bảo lãnh phát hành, được phép giao dịch chứng khoán đầu tư nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc và ở nước ngoài. Ngày 1 tháng 7 năm 1999, Luật chứng khoán Trung Quốc chính thức có hiệu lực, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hoàn chỉnh hệ thống luật chứng khoán của đất nước này. Luật chứng khoán Trung Quốc năm 1999 đặt ra nhiều hạn chế đối với các loại hình nhà đầu tư được phép tham gia thị trường chứng khoán. Ví dụ, cán bộ công nhân viên của Sở giao dịch chứng khoán, công ty chứng khoán và các cơ quan quản lý chứng khoán không được phép giao dịch chứng khoán, dù trực tiếp hay gián tiếp. Các quỹ ngân hàng (bank funds) không được phép tham gia thị trường. Người môi giới không được phép cho khách hàng vay chứng khoán. Các doanh nghiệp nhà nước không được phép đầu cơ trên thị trường chứng khoán..... Luật chứng khoán còn quy định nghiêm ngặt trách nhiệm của các chủ thể tham gia thị trường, đi kèm với nó là các hình thức xử phạt đối với trường hợp vi phạm. Chương 11 của Luật bao gồm 36 mục quy định chi tiết các biện pháp xử lý hành chính, bao gồm tịch thu thu nhập bất hợp pháp, phạt tiền, thu hồi giấy phép kinh doanh. Mục thứ 17 còn quy định cả những trách nhiệm hình sự, thường không có trong luật liên quan đến thương mại của các nước. Luật chứng khoán Trung Quốc thể hiện nỗ lực của Nhà nước Trung Quốc trong việc xây dựng một thị trường chứng khoán thông thoáng, dễ tiếp cận và công bằng và đã có những tác động quan trọng đến sự phát triển và hội nhập của thị trường chứng khoán Trung Quốc. II. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRUNG QUỐC 1.Những thành tựu đạt được của thị trường chứng khoán Trung Quốc Sau hơn 10 năm tồn tại, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng trên một số phương diện. Trung Quốc được coi là thị trường lớn thứ ba Châu á, sau Tôkyô và Hồng Kông, với trên 5 nghìn tỷ nhân dân tệ vốn thị trường, hơn 1200 công ty niêm yết, hơn 100 công ty chứng khoán, 100000 người hành nghề kinh doanh chứng khoán và trên 60 triệu tài khoản đầu tư. Bên cạnh đó, đã có trên 50 công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên thị trường Hồng Kông và một số công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New York và London. Năm 2002, các công ty niêm yết ở Trung Quốc đã huy động được hơn 20 tỷ USD từ các nhà đầu tư nước ngoài, trong khi các công ty Châu á khác cộng lại chỉ thu hút được khoảng 5 tỷ USD.(4) Thành công quan trọng nhất là Trung Quốc đã cơ bản hình thành được một thị trường chứng khoán, đã tạo được những nền móng đầu tiên cho kênh huy động vốn trung và dài hạn này. Chủ thể thị trường tương đối phong phú đa dạng và được mở rộng với tốc độ tương đối cao, bao gồm các công ty niêm yết, nhà đầu tư, tổ chức trung gian, công ty tư vấn, kiểm toán.... Hoạt động quản lý, vận hành của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước Trung Quốc được thực hiện khá linh hoạt và hiệu quả. Luật chứng khoán ra đời là một thành tựu thể hiện quyết tâm của Chính phủ nước này trong việc phát triển một thị trường chứng khoán thông thoáng, minh bạch, công bằng, hiệu quả và có khả năng hội nhập. Cơ sở vật chất cho thị trường chứng khoán cũng được chú trọng đầu tư. Hiện nay Trung Quốc đã có hệ thống giao dịch vi tính hoá trên toàn quốc STAQ (Securities Trading Automated Quotations) mô phỏng hệ thống NASDAQ của Mỹ. Ngoài ra, còn có một hệ thống giao dịch điện tử quốc gia NET (National Electronic Trading) dành riêng cho giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp nhà nước và trái phiếu kho bạc. (4) Nguồn: (Tạp chí Tài chính Tháng 6 năm 2003 Trang 49) Trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mặc dù Luật chứng khoán còn hạn chế nhà đầu tư về nhiều mặt nhưng Trung Quốc vẫn thu hút được sự quan tâm của nhiều tổ chức. Nhiều công ty nước ngoài đang nỗ lực xúc tiến việc thành lập liên doanh với bên Trung Quốc để trở thành nhà đầu tư hoặc trở thành công ty niêm yết trên thị trường này như các công ty Morgan Stanley Co. International Limited, City Group Global Transaction Services, UBS Limited... của Mỹ, Nomura Securities Co. Lmt của Nhật, Kodak, HSBC... của Anh, Alcater của Pháp hay các công ty đa quốc gia như Unilever NV.... Ngược lại, các công ty Trung Quốc cũng đang tìm cách thâm nhập vào thị trường chứng khoán các nước. Việc tăng cường niêm yết trên Sở giao dịch nước ngoài đem lại cho Trung Quốc một số lợi ích: Các công ty trong nước học hỏi được kinh nghiệm quản lý, hệ thống kế toán và các luật liên quan của các thị trường được tổ chức hoàn hảo trên thế giới, huy động được một nguồn vốn nhất định để phát triển nền kinh tế, đẩy mạnh mối quan hệ giữa Trung Quốc với thị trường vốn quốc tế. Các công ty hàng đầu Trung Quốc niêm yết trên Sở giao dịch Hồng Kông còn góp phần phát triển Sở giao dịch này thành một trung tâm tài chính quan trọng của thế giơí. Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã bước đầu thực hiện được những vai trò cơ bản: thu hút vốn cho nền kinh tế, kích thích các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, thúc đẩy công cuộc cải tổ hệ thống doanh nghiệp nhà nước. 2.Những tồn tại của thị trường chứng khoán Trung Quốc 2.1.Biểu hiện của những mặt tồn tại 2.1.1.Chỉ số chứng khoán biến động bất thường a.Sự tăng trưởng cao Thị trường chứng khoán Trung Quốc đã đạt được những mức tăng trưởng đáng kinh ngạc từ năm 1994 đến năm 2001, nếu nhìn vào biến động chỉ số Dow Jones Trung Quốc (Dow Jones China Index). Chỉ số DJ Trung Quốc là chỉ số tổng hợp của 549 loại chứng khoán, với 282 chứng khoán của Sở giao dịch Thượng Hải và 267 chứng khoán của Sở giao dịch Thẩm Quyến. Bảng dưới đây cho thấy chỉ số DJ Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn hẳn các chỉ số khác trên thế giới, bao gồm chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản, chỉ số Hangseng của Hồng Kông, chỉ số DJ STOXX 600 của Châu âu và chỉ số DJ của 11 thị trường mới nổi trên thế giới. BẢNG 5: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN CHÍNH TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI (1994-2001) DJIA STOXX Nikkei 225 Hanseng DJ các TT mới nổi DJ Trung Quốc Thu nhập tích luỹ 166,95% 68,74% -39,47% -4,13% -41,16% 79,82% Thu nhập hàng năm 13,06% 6,76% -6,06% -0,53% -6,41% 7,61% Mức độ biến động 15,80% 14,53% 20,80% 31,09% 27,92% 51,10% Lãi/Rủi ro 0,83 0,46 - - - 0,15 (2): Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 4 Tăng trưởng về thu nhập tích luỹ trong giai đoạn 1994-2001 của thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt gần 80%, chỉ đứng thứ hai sau Mỹ (DJIA: DJ Industrial Average: chỉ số DJ trung bình ngành công nghiệp Mỹ). Chỉ số tăng trưởng về thu nhập hàng năm của Trung Quốc đạt 7,61%, gần bằng với tốc độ tăng trưởng GDP. b.Sự tăng trưởng cao chưa thực sự phản ánh hiệu quả Tuy nhiên, kết quả hoạt động của thị trường chứng khoán chưa hẳn đã phản ánh chính xác tình hình kinh tế nước này. 1994 và 1995 là hai năm mà chỉ số chứng khoán của Trung Quốc giảm mạnh nhất, cụ thể là 50%, trong khi nền kinh tế nước này vẫn đạt mức tăng trưởng cao về GDP. Nếu bỏ qua năm 1994 thì thu nhập trung bình của 7 năm còn lại trong giai đoạn sẽ tăng mạnh từ 7,61% lên 16,8%. Nếu bỏ qua cả năm 1995 thì thu nhập trung bình của 6 năm còn lại sẽ tăng vọt lên mức 23,3%. c.Biến động bất thường Thị trường chứng khoán Trung Quốc biến động bất thường. Các nhà phân tích cho rằng thị trường này đạt mức tăng trưởng cao nhưng lại không đồng đều. Mức đỉnh của các chỉ số chứng khoán được đánh dấu bằng một năm cụ thể, một ngày cụ thể hoặc một bộ phận cụ thể, được gọi tên là “ sự kiện 1996” (1996 Oddity), “ ngày bất thường” (Single-day Oddity) và “bất thường bộ phận” (Segment Oddity). c1.Sự kiện năm 1996 Chúng ta xem xét sự biến động chỉ số chứng khoán DJ China Index trong 8 năm 1994-2001 (tham khảo biểu đồ 1 China Stock Market in a Global Perspective- Sheldon Gao, PhD. trang 7, xem phụ lục 3). Sau khi giảm 30% vào 3 tháng đầu năm 1993 và giảm hơn 60% sau 18 tháng hoạt động, chỉ số DJ Trung Quốc trải qua hai năm rưỡi phục hồi và đạt trở lại giá trị gốc là 100 điểm vào ngày 31/12/1993. Sau khi đạt mức 100 điểm một lần nữa vào giữa năm 1994, chỉ số này tiếp tục giảm. Năm 1996, DJ China Index tăng 125% lên đỉnh 150 điểm và bắt đầu một thời kỳ biến động nhưng luôn nằm trên mức 100 điểm, thậm chí trên 150 điểm. Sau khi đạt mức 200 điểm vào giữa năm 1997, chỉ số này có 3 lần tăng vọt liên tiếp vào năm 2000, nhưng không lần nào vượt qua ngưỡng 250. Chỉ số đạt mức đóng cửa ngày 21/8/2000 là 249,80 điểm. Một thời kỳ suy thoái bắt đầu từ tháng 7 năm 2001, khi chỉ số chứng khoán Trung Quốc tụt trở lại vị trí năm 1996. Như vậy, trong 8 năm 1994-2001, chỉ số này đã 5 lần tăng vọt, trong đó sự tăng trưởng 125% vào năm 1996 được coi là một tác nhân có ý nghĩa quan trọng cho cả thời kỳ. Năm 1996 được các nhà kinh tế học gọi là “sự kiện 1996” (1996 Oddity) đối với thị trường chứng khoán Trung Quốc. c2.Những ngày đặc biệt của thị trường chứng khoán Trung Quốc Thị trường chứng khoán Trung Quốc còn có những ngày đặc biệt khi chỉ số chứng khoán biến động mạnh mẽ, gọi là “ngày bất thường” (Single-day Oddity). Bảng 10 sau đây liệt kê 20 ngày chỉ số chứng khoán có mức biến động mạnh nhất (tăng mạnh nhất hoặc giảm mạnh nhất) trong thời kỳ 1994-2001. Bảng 5: 20 ngày đặc biệt của thị trường chứng khoán Trung Quốc 1994-2001 Ngày tăng mạnh nhất % tăng Ngày giảm mạnh nhất % giảm 1 01/08/94 34,20 23/05/95 -17,20 2 18/05/95 28,57 05/10/94 -12,27 3 03/08/94 19,18 09/08/94 -10,73 4 05/08/94 16,59 16/12/96 -9,95 5 10/08/94 16,44 17/12/96 -9,86 6 05/09/94 15,93 14/10/94 -9,36 7 19/05/95 11,37 18/12/97 -9,28 8 07/10/94 10,91 22/05/97 -8,97 9 26/04/96 10,24 29/09/94 -8,42 10 22/02/95 10,04 16/05/97 -8,28 TB 17,35 TB -10,43 Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 8 Minh họa cho tác dụng của những ngày đặc biệt đối với Thị trường chứng khóan Trung Quốc, các chuyên gia kinh tế cho biết nếu một nhà đầu tư trên thị trường này bỏ lỡ mất 10 ngày tăng trưởng mạnh nhất này anh ta sẽ bị thua lỗ 65% trong cả giai đoạn, cho dù anh ta có tham gia vào thị trường này tất cả các ngày còn lại, kể cả năm tăng trưởng cao 1996. c3.Bất thường theo bộ phận Ngoài 4 chỉ số dành cho thị trường chứng khoán loại A, Dow Jones còn xây dựng chỉ số DJ chứng khoán Trung Quốc dành cho nhà đầu tư nước ngoài (Dow Jones China Offshore Index) (DJCOI), bao gồm tất cả các loại chứng khoán của các công ty Trung Quốc yết giá bằng ngoại tệ và phát hành cho nhà đầu tư nước ngoài như chứng khoán B, H, L, N.... Nghiên cứu về biến động trong giai đoạn 1994-2001 của các chỉ số chứng khoán Trung Quốc, bao gồm chỉ số DJ Trung Quốc (DJ China Index) (DJCI), chỉ số DJ chứng khoán Trung Quốc dành cho người nước ngoài (DJCOI), chỉ số chứng khoán Trung Quốc tự do giao dịch (China Free Trade Stock Index) (CFTSI) (được xây dựng bởi Morgan Stanley Capital International), các chuyên gia nhận thấy trong khi DJCI tăng 80% thì DJCOI giảm 35% trong cả giai đoạn, CFTSI giảm mạnh nhất, 87% trong cùng thời kỳ. Hiện tượng này được gọi là sự “bất thường theo bộ phận” (Segment Oddity). d.Độ lệch chuẩn của các chỉ số chứng khoán cao Tăng trưởng cao thường đi kèm với bất ổn định và rủi ro lớn. Điều này cũng đúng với thị trường chứng khoán Trung Quốc. Độ lệch chuẩn trung bình từng năm của DJ China Index về thu nhập hàng tháng là 51,1%, lớn gấp đôi, thậm chí gấp ba tỷ lệ của các thị trường phát triển và nhóm thị trường mới nổi (DJ World Emerging Market Index). Bên cạnh giá trị trung bình, mức cao nhất và thấp nhất độ lệch chuẩn của thị trường Trung Quốc cũng đứng đầu các nhóm nghiên cứu. Điều này thực sự là bất bình thường đối với Thị trường chứng khoán Trung Quốc, nơi mà các giao dịch khống và giao dịch chứng từ phái sinh chưa được phép thực hiện. So với các chỉ số chứng khoán khác trên thế giới, mức biến động của DJ China Index là quá cao. Giai đoạn biến động mạnh nhất của chỉ số DJ trung bình ngành công nghiệp Mỹ (Dow Jones Industrial Average DJIA) trong lịch sử hơn 100 năm tồn tại của nó là cuộc Đại khủng hoảng kinh tế Mỹ năm 1932-1933, với độ lệch 50,7% năm 1933 và 45,7% năm 1932. Sau chiến tranh thế giới 2, độ lệch này không bao giờ vượt quá mức 20%, thậm chí có xu hướng giảm từ đầu những năm 1990. Ngay cả chỉ số Nasdaq 100, vốn được coi là chỉ số biến động mạnh nhất của Mỹ, độ lệch cũng không bao giờ vượt quá 28% trong suốt 17 năm tồn tại của nó. Người ta thường cho rằng một chỉ số bao gồm nhiều loại chứng khoán sẽ giảm bớt được mức độ bất ổn định. Tuy nhiên, chỉ số DJ China Index được tính trên 549 chứng khoán, cũng gần với DJ STOXX của thị trường chứng khoán Châu âu gồm 600 chứng khoán và DJWEMI của các thị trường mới nổi gồm 823 chứng khoán. Các chỉ số khác, như DJIA chỉ gồm 30 chứng khoán, Hang Seng 33 chứng khoán, Nikkei 225 chứng khoán, mức biến động thấp hơn của DJCI. Điều đó chứng tỏ sự bất ổn định của DJCI thể hiện đúng bản chất của thị trường này. 2.1.2.Những đặc điểm của một thị trường mới nổi điển hình a.Cấu trúc dạng nón a1.Khái niệm cấu trúc dạng nón Cấu trúc nón Cấu trúc phễu Trên các thị trường chứng khoán phát triển, một nhóm các công ty lớn giữ vai trò cốt lõi và xương sống của thị trường. Các công ty này có 4 đặc điểm: giá trị thị trường lớn, mức độ ổn định cao, khả năng thanh toán mạnh, hệ thống cổ đông vững chắc. Chứng khoán của các công ty này được gọi là chứng khoán thượng hạng (blue-chip stocks). Cấu trúc hình phễu thể hiện đứng đầu thị trường là những nhà khổng lồ, tuy số lượng ít nhưng lại nắm giữ phần lớn giá trị thị trường và có khả năng chi phối. Một trường hợp điển hình là công ty Nokia, một mình chiếm lĩnh 75% tổng giá trị thị trường chứng khoán Phần Lan. Trên thị trường Hồng Kông, HSBC và China mobile đóng góp gần 50% vào chỉ số Hang Seng. Ngược lại, trên thị trường chứng khoán các nước đang phát triển nói chung và Trung Quốc nói riêng, chiếm đa số trong là các công ty nhỏ. Đứng trên đỉnh là một số rất ít các công ty lớn, nhưng các công ty này không có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường. Những thị trường này có cấu trúc dạng nón. a2.Cấu trúc nón của thị trường Trung Quốc Bảng 6: Mức độ tập trung của thị trường khoán theo số lượng chứng khoán Đơn vị: % % số lượng chứng khoán 5% 10% 15% 20% 25% Số lượng chứng khoán US 58,4% 70,9% 77,7% 82,5% 85,9% 1676 Nhật 43,9% 58,6% 68,3% 74,6% 79,1% 704 Thế giới 58,6% 71,1% 78,3% 83,1% 86,6% 4865 Các thị trường mới nổi 44,7% 58,6% 67,2% 73,7% 78,6% 823 Trung Quốc 18,1% 28,9% 36,4% 43,1% 51,8% 549 Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 25 Bảng trên miêu tả mức độ tập trung của thị trường theo từng nhóm tỷ lệ chứng khoán. Chẳng hạn, ở Mỹ, 5% chứng khoán đứng đầu trong tổng số chứng khoán đại diện cho 58,4% giá trị thị trường. Như vậy, có thể thấy, ở các thị trường phát triển, các chứng khoán thượng hạng chỉ chiếm một số lượng nhỏ nhưng đại diện cho một tỷ lệ lớn giá trị thị trường. Chỉ cần 10% chứng khoán đứng đầu trong tổng số chứng khoán đã đại diện cho trên dưới 70% tổng vốn thị trường. Trong khi đó, 5% chứng khoán đứng đầu bảng của Trung Quốc chỉ đại diện cho 18% thị phần. Nếu Mỹ chỉ cần đến 5% chứng khoán thượng hạng để có 58,4% giá trị thị trường thì Trung Quốc phải cần đến 33% các chứng khoán hàng đầu. Sự khác biệt này còn rõ hơn nếu so sánh thị trường Trung Quốc với các thị trường có mức độ tập trung cao như Phần Lan, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Singapore, Hồng Kông...... Trên thị trường Singapore, United Overseas Bank, công ty niêm yết lớn nhất, đại diện cho 16,5% giá trị thị trường của 90 loại chứng khoán được tự do giao dịch. 15 chứng khoán đứng đầu tương ứng với 79% tổng vốn thị trường. Trong khi đó, ở Trung Quốc, chứng khoán đầu bảng là của Ngân hàng phát triển Thẩm Quyến (Shenzen Development Bank), ứng với 2% giá trị thị trường gồm 549 loại chứng khoán. a3.Hạn chế của cấu trúc dạng nón Cấu trúc hình nón của một thị trường chứng khoán thường đi kèm với những nhược điểm sau: Thứ nhất, khó tạo ra một chỉ số chứng khoán có tính chất đại diện cao. Chẳng hạn, chỉ số DJ China 88 Index của Trung Quốc đang được sử dụng hiện nay bao gồm 88 loại chứng khoán đầu bảng của Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chỉ đại diện được cho 24% tổng dung lượng của thị trường rộng lớn này. Và như vậy, trên thực tế, nó không đạt tiêu chuẩn quốc tế về tính đại diện. Thứ hai, trong một thị trường mà chứng khoán thượng hạng quá yếu ớt thì nạn đầu cơ dễ phát triển. Sở dĩ như vậy vì những chứng khoán thượng hạng thường có giá trị cao, không dễ đầu cơ, lại là những chứng khoán thống trị thị trường, nên có khả năng tạo ra sự ổn định và cân bằng. Thứ ba, thiếu chứng khoán thượng hạng khiến cho việc đầu tư chứng khoán theo chỉ số (index-based investing) gặp khó khăn. Với những hạn chế về vốn và tài sản, các quỹ tương hỗ và các nhà đầu tư tổ chức khác của Trung Quốc khó có thể nắm giữ được một số lượng lớn các loại chứng khoán như vậy. b.Chứng khoán nhỏ đạt hiệu quả cao hơn chứng khoán lớn Các chứng khoán nhỏ của Trung Quốc không chỉ chiếm ưu thế về số lượng mà còn vượt các chứng khoán được coi là blue-chip về mặt hiệu quả kinh doanh. Điều này được chứng tỏ khi so sánh các chỉ số chứng khoán sử dụng trên thị trường này. BẢNG 7: So sánh các chỉ số chứng khoán trên thị trường Trung Quốc DJ China DJ China 88 DJ Thượng Hải DJ Thẩm Quyến Chỉ số tổng hợp Thượng Hải Chỉ số tổng hợp Thẩm Quyến Thu nhập tích luỹ 79,8% 31,4% 92,8% 82,7% 102,0% 103,3% Thu nhập hàng năm 7,6% 3,5% 8,6% 7,8% 9,2% 9,3% Mức biến động 51,1% 50% 60,8% 46,8% 61,3% 48% Lãi/Rủi ro 0,1489 0,0694 0,1407 0,1671 0,1500 0,1930 Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 33 Chỉ số DJ China 88 Index (của 88 chứng khoán đứng đầu đại diện cho 24% thị trường) cho thấy kết quả thấp nhất. Đứng thứ hai là các chỉ số DJ của hai Sở giao dịch chứng khoán, đại diện cho 80% tổng vốn trên hai Sở giao dịch. Hai chỉ số tổng hợp cho thấy kết quả tốt nhất. Sự khác nhau giữa chỉ số DJ và chỉ số tổng hợp là chỉ số DJ chỉ bao gồm các chứng khoán loại A, trong khi chỉ số tổng hợp gồm cả các chứng khoán loại B, những chứng khoán có khối lượng giao dịch không đáng kể trên thị trường. Việc càng mở rộng số lượng chứng khoán thì kết quả càng cao và mức biến động càng tăng là một nghịch lý. Nó cho thấy các chứng khoán nhỏ hoạt động tốt hơn các chứng khoán lớn, nhưng nó cũng cho thấy yếu tố đầu cơ trong các chứng khoán nhỏ. c.Tính chất đầu cơ c1.Nghiên cứu tính chất đầu cơ theo tỉ suất vòng quay chứng khoán Chỉ số thông dụng nhất dùng để đo mức độ đầu cơ của thị trường chứng khoán là tốc độ quay vòng chứng khoán (stock turn over) (hay thời gian nắm giữ chứng khoán: holding period), tính bằng tổng giá trị giao dịch hàng năm chia cho tổng dung lượng vốn thị trường. Tốc độ quay vòng càng nhanh, hay thời gian nắm giữ càng ngắn chứng tỏ mức độ đầu cơ càng cao. Các con số thống kê cho thấy các thị trường chứng khoán phát triển thường có thời gian nắm giữ dài hơn các thị trường mới nổi do các nhà đầu tư ở đó có lòng tin vào các chiến lược đầu tư dài hạn (buy-and-hold strategies), vào sự ổn định của thị trường cũng như nền kinh tế. Bảng dưới đây cho thấy tốc độ quay vòng chứng khoán của Trung Quốc đạt cao nhất trong các thị trường được nghiên cứu, thể hiện tính chất đầu cơ rõ rệt của thị trường này. BẢNG 8 :Tỉ suất quay vòng chứng khoán của các thị trường trên thế giới. Đơn vị: % NYSE Tokyo Toronto úc HK Singapo Thái Lan Trung Quốc 2001 87,9 61,3 56,7 65,5 50,2 34,3 159,6 264,8 2000 89,0 60,8 59,4 58,2 63,5 38,8 195,3 378,1 1999 72,7 50,7 41,8 47,1 40,5 33,8 237,6 381,3 1998 67,4 35,0 41,0 47,9 63,9 28,3 261,8 409,7 Nguồn: Yearbook of Stock Exchanges; China Statistical Yearbook; Quarterly Statistics, People’s Bank of China c2.Nghiên cứu tính chất đầu cơ theo các đợt biến động chỉ số Một phương pháp khác để nghiên cứu tính ổn định của thị trường là dựa vào mức độ thường xuyên, quy mô và thời gian của các cuộc suy thoái hay biến động mạnh của thị trường. Khi chỉ số chứng khoán biến động đến một mức nào đó, thị trường được gọi là có tính chất đầu cơ (bull and bear market). Có nhiều giới hạn để xác định khi nào thì thị trường mang tính đầu cơ, tuy nhiên mức phổ biến là 20%. Khi chỉ số giảm đột ngột 20% từ mức đỉnh, thị trường được coi là có đầu cơ giá xuống (bear market), ngược lại thì được coi là có đầu cơ giá lên (bull market). Trên cơ sở như vậy, tình hình đầu cơ trên thị trường chứng khoán Trung Quốc được xác định như sau: Từ năm 1994 đến năm 2001, thị trường chứng khoán Trung Quốc xảy ra 12 lần đột biến đầu cơ giá xuống với các mức giảm từ 21% đến 46%, trung bình là 34%, đợt dài nhất là 426 ngày, đợt ngắn nhất là 16 ngày, trung bình một cuộc suy thoái kéo dài 4,5 tháng. So sánh với tình hình của thị trường chứng khoán Mỹ, ta có bảng sau: BẢNG 9: Thị trường đầu cơ chứng khoán ở Mỹ và Trung Quốc (1896-2001) Thời gian tồn tại của TTCK Số lần biến động đầu cơ giá lên Mức tăng TB Thời gian TB Số lần biến động đầu cơ giá xuống Mức giảm TB Thời gian TB DJIA 106 năm 30 108,6% 915 32 -34,1% 343 DJ China 8 năm 12 69,7% 112 12 -33,6% 137 Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 11 Bảng trên cho thấy, về mức độ thường xuyên xảy ra biến động: TTCK Mỹ là 5,5 năm/lần, trong khi TTCK Trung Quốc là 8 tháng/lần. Mức độ giảm chỉ số của hai thị trường xấp xỉ nhau, tuy nhiên mức tăng chỉ số thì có sự khác biệt lớn, với DJIA 108,6% trong khi DJ China Index chỉ có 69,7%. Mỗi cuộc khủng hoảng trên thị trường chứng khoán Mỹ đều kéo dài hơn nhiều so với thị trường Trung Quốc, tuy nhiên thời gian bình quân khủng hoảng giá lên gấp đến 8 lần trong khi thời gian suy thoái chỉ gấp 3 lần. Như vậy, có thể thấy, thị trường chứng khoán Trung Quốc có mức độ bất ổn định cao, thường xuyên và thường ngắn hạn. d. Nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số. Ngược với các thị trường phát triển, trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số. Trong khi các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường Mỹ và Nhật nắm giữ đến 40%-50% giá trị chứng khoán, thì trên thị trường chứng khoán Trung Quốc, tỷ lệ này không đến 20%. Hiện tượng các nhà đầu tư cá nhân chiếm ưu thế có thể do một số nguyên nhân: Thị trường chứng khoán Trung Quốc chưa có những nhà đầu tư tổ chức có đủ năng lực về tài chính để giữ vị trí quan trọng; thị trường này chưa tạo ra niềm tin cho các chiến lược đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư tổ chức bị hạn chế bởi pháp luật, các nhà đầu tư tổ chức chưa tìm được thời điểm đầu tư thích hợp..... e.Mở rộng thị trường về mặt lượng e1.Hai cách thức mở rộng thị trường Có hai cách thức mở rộng thị trường. Cách thứ nhất là phát hành cổ phiếu mới trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp hoặc phát hành bổ sung... Cách thứ hai là làm cho chứng khoán đang tồn tại lên giá. Cách thứ nhất là sự mở rộng về mặt lượng hay mở rộng từ bên ngoài. Cách thứ hai là mở rộng về chất hay mở rộng từ bên trong. Cả hai cách đều có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của thị trường chứng khoán. Trong khi hình thức thứ nhất phổ biến ở Trung Quốc thì ở các nước phát triển khác, thị trường mở rộng chủ yếu bằng cách thứ hai. e2.Cách đánh giá cách thức mở rộng thị trường Thông thường, một thị trường chứng khoán được mở rộng bởi cả hai yếu tố bên trong và bên ngoài, vấn đề là cách thức nào chiếm ưu thế. Để so sánh, các nhà phân tích sử dụng các chỉ số về phần trăm ảnh hưởng của mỗi cách thức đến sự mở rộng thị trường. Sự mở rộng từ bên trong được đo bằng thay đổi chỉ số benchmark sau khi loại bỏ ảnh hưởng bộ phận và các hoạt động chia nhỏ cổ phiếu, phân phối lại cổ phần.... của công ty niêm yết. Sự chênh lệch giữa mức tăng trưởng thị trường và mức tăng trưởng bên trong sẽ cho ta kết quả là mức tăng trưởng bên ngoài. e3.Cách thức mở rộng thị trường chứng khoán Trung Quốc Mức tăng trưởng của thị trường chứng khoán Mỹ trong 8 năm 1994-2001 đạt 14,6%, trong đó 12,3% tăng do chứng khoán lên giá, chỉ có 2,3% tăng do phát hành chứng khoán mới trên thị trường IPO và trên thị trường chứng khoán nước ngoài. Như vậy, tăng trưởng từ bên trong đóng góp đến 84,3% cho tổng mức tăng trưởng, còn tăng trưởng bên ngoài đóng góp 15,7%. Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán Trung quốc, các tỷ lệ tương ứng là 35,6% và 64,4%. Thị trường này phụ thuộc quá lớn vào sự tăng trưởng từ bên ngoài, tức là phát hành mới và phát hành bổ sung chứng khoán. Sự tăng trưởng bên ngoài không thể là cơ sở cho sự phát triển lâu dài và bền vững. Lâu nay người ta đã nói nhiều đến mức tăng trưởng cao của thị trường chứng khoán Trung Quốc nhưng không lưu ý đến bản chất của nó. BẢNG 10: Cách thức mở rộng thị trường chứng khoán Mỹ và Trung Quốc Trung bình 1994-2001 Đơn vị: % Mỹ Trung Quốc Mở rộng thị trường Mở rộng bên trong Mở rộng bên ngoài Mở rộng thị trường Mở rộng bên trong Mở rộng bên ngoài Mức mở rộng 14,6 12,3 2,3 47,4 16,9 30,5 Phần trăm 100% 84,3% 15,7% 100% 35,6% 64,4% Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 18 2.2.Nguyên nhân của các mặt tồn tại. 2.2.1.Nguyên nhân từ công tác quản lý vĩ mô a.Sự phân biệt các loại chứng khoán. Sự phân biệt các loại chứng khoán, kết hợp với chính sách kiểm soát chặt chẽ đồng nhân dân tệ đã giúp Trung Quốc tránh được cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997 cũng như biến động tài chính toàn cầu năm 1998. Tuy nhiên, hiện nay, nó không những tạo ra rào cản giữa các nhà đầu tư nước ngoài với thị trường chứng khoán Trung Quốc, làm cho thị trường này bị cô lập với thế giới mà còn làm nản lòng chính các nhà đầu tư trong nước. Sở dĩ như vậy vì: Rất nhiều chứng khoán thượng hạng của các công ty Trung Quốc chỉ được niêm yết trên các Sở giao dịch nước ngoài và các nhà đầu tư trong nước không được phép giao dịch. China Moblie, China Unicom, CNOOC, Legend... đều là những công ty hàng đầu của Trung Quốc, nhưng lại là những thành phần quan trọng nhất của chỉ số Hang Seng chứ không phải DJ China Index. Khách hàng, nhà cung cấp, thậm chí là công nhân viên của các công ty này, nếu là người Trung Quốc, đều không được phép giao dịch chứng khoán của công ty. Như vậy, chính các nhà đầu tư trong nước, nội lực của thị trường, lại không tiếp cận được với những chứng khoán hảo hạng (blue-chip) của nước mình. Các nhà đầu tư tổ chức không được khuyến khích, còn các cá nhân với ít kinh nghiệm và lòng tin, tham gia vào thị trường chứng khoán A với những giao dịch ngắn hạn nhằm ăn chênh lệch giá. Điều đó giải thích vì sao tâm lý đầu cơ bao trùm lên thị trường chứng khoán loại A, thị trường chứng khoán loại B thì thiếu sinh khí, còn các nhà đầu tư nước ngoài vẫn giữ thái độ dè dặt. Thị trường trái phiếu Trung Quốc cũng có những bất cập làm cho tính thanh khoản bị yếu. Thị trường này bị chia làm ba phần: thị trường liên ngân hàng, thị trường hối đoái và thị trường trái phiếu voucher, với các đối tượng tham gia khác nhau. ít khi trong kinh doanh có sự đan xen giữa các phân đoạn thị trường này. b.Cấu trúc thị trường chứng khoán Trung Quốc là trở ngại lớn cho sự phát triển Theo nghiên cứu của nhiều nhà phân tích, hai Sở giao dịch chứng khoán của Trung Quốc, tuy có quy mô tương đương và giao dịch các loại hàng hoá giống nhau nhưng lại phân biệt về hệ thống quản lý, khác nhau về xu hướng biến động và không có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau. Sự tồn tại song song hai Sở giao dịch như vậy là không cần thiết, đặc biệt trong xu thế vi tính hoá thị trường chứng khoán như hiện nay. Trung Quốc có thể sát nhập hai Sở giao dịch này, và tách một bộ phận của Sở giao dịch Thẩm Quyến thành một Sở giao dịch mới dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. c.Quy định về cổ phiếu không được phép giao dịch Mỗi thị trường chứng khoán trên thế giới đều tồn tại một số lượng nhất định những cổ phiếu không được phép giao dịch, bao gồm cổ phiếu thuộc cổ phần nhà nước, cổ phần nắm giữ chéo, cổ phần cá nhân... Sự tồn tại các cổ phiếu không được phép giao dịch khiến tỷ lệ thả nổi của các thị trường chứng khoán là khác nhau. Chỉ số thả nổi của một thị trường chứng khoán được đo bằng giá trị thị trường của các cổ phiếu được phép tự do giao dịch chia cho tổng giá trị thị trường. BẢNG 11:Chỉ số thả nổi của một số thị trường chứng khoán chính trên thế giới Mỹ Châu âu Nhật HK Singapo TT mới nổi Số lượng CK 1676 1167 704 133 90 823 Tỷ lệ so với thị trường thế giới 57,4% 25,7% 8,4% 0,8% 0,3% 3,8% Tỷ lệ thả nổi 93,9% 79,7% 79,6% 48,5% 51% 77,5% Nguồn: China Stock Market in a Global Perspective- Research Report by Sheldon Gao, PhD. Senior Director, Dow Jones Indexes- September 2002 trang 15 Trong sáu nước được liệt kê ở trên, Mỹ là nước có tỷ lệ thả nổi cao nhất, thấp nhất là thị trường chứng khoán Hồng Kông, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn đạt mức 48,5%. Trong khi đó, tỷ lệ thả nổi của chứng khoán trên thị trường Trung Quốc dao động từ 24,4% đến 33,2% từ năm 1993 đến năm 2001, với mức trung bình là 29,3%. Đây là một mức rất thấp nếu so với các thị trường khác trên thế giới. Nguyên nhân của tình trạng trên là do sở hữu nhà nước trong các công ty niêm yết là quá lớn. Khi một công ty nhà nước của Trung Quốc được chuyển sang hình thức công ty cổ phần và niêm yết trên thị trường chứng khoán, chỉ có 1/3 cổ phần của nó được bán cho công chúng, 2/3 còn lại vẫn thuộc sở hữu nhà nước và cổ phiếu thuộc cổ phần này không được phép giao dịch trên thị trường chứng khoán. Tỷ lệ sở hữu nhà nước trung bình trong các chứng khoán Trung Quốc là 45%, với mức cao nhất là 89%. Trong số 1131 chứng khoán loại A thì chỉ có 117 chứng khoán trên Sở giao dịch Thượng Hải và 130 trên Sở giao dịch Thẩm Quyến là không thuộc sở hữu nhà nước, 884 chứng khoán còn lại (hay hơn 78%) đều thuộc sở hữu nhà nước. Hiện tượng này gây ra những trở ngại lớn cho sự phát triển lành mạnh của thị trường này, nhưng lại không dễ dàng giải quyết bởi nó là một đặc điểm mang tính lịch sử. d.Những hạn chế đối với nhà đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài. Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều gặp những hạn chế nhất định trên thị trường này. Các quỹ đầu tư nước ngoài chỉ được phép đầu tư vào đây nếu họ thành lập liên doanh với các công ty trong nước và phải xin phê chuẩn từ Cục quản lý ngoại hối nhà nước China’s State Administration of Foreign exchange SAFE. Bên cạnh đó, lãi suất vay đồng nhân dân tệ đối với người nước ngoài vẫn cao hơn 1% so với lãi suất vay đồng USD. Quản lý ngoại hối chặt chẽ đang tạo ra rào cản đối với đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Đối với các nhà đầu tư tổ chức trong nước, trở ngại đối với việc tham gia thị trường là quy mô vốn không đủ lớn, thị trường đang trong giai đoạn bất ổn, Chính phủ chưa có những ưu đãi hợp lý. 2.2.2.Nguyên nhân từ phía các công ty niêm yết. a.Giới thiệu hệ số P/E và hệ số P/B Hệ số P/E (price-to-earning) là hệ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và thu nhập hàng năm của một cổ phiếu đem lại cho người nắm giữ. Tại các thị trường đã phát triển, hệ số này từ 8 – 15 là bình thường, nếu hệ số này lớn hơn 20 thì công ty đang được đánh giá rất tốt và người đầu tư tin tưởng trong tương lai, mức thu nhập trên một cổ phiếu sẽ tăng nhanh. Trường hợp công ty có hệ số P/E thấp có thể là do thị trường đánh giá không cao công ty đó, hoặc chưa hiểu biết nhiều về công ty. Hệ số P/B (price-to-book value) là tỷ số giữa giá cổ phiếu (thị giá) và giá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChungkhoan24.DOC