Đề tài Tài liệu hướng dẫn thực tập điện lạnh 1

Tài liệu Đề tài Tài liệu hướng dẫn thực tập điện lạnh 1: Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Tp. Hồ Chí Minh KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ NHIỆT - ĐIỆN LẠNH ----------------- NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: NGUYỄN KỲ LUẬT MSSV: 04113033 NGUYỄN HOÀNG NO MSSV: 04113038 Lớp : 04113 Ngành: Công Nghệ Nhiệt – Điện Lạnh. 1. Đề tài: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ĐIỆN LẠNH 1 2. Nhiệm vụ: + Giới thiệu sơ lược về các máy nén có tại xưởng. + Nêu ưu và nhược của từng dòng máy. + Trình bày quy trình tháo lắp từng máy. + Trình bày chi tiết cách tháo lắp và bảo trì từng bộ phận của từng máy. + Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong máy nén. + Đặt ra các câu hỏi và yêu cầu cho người học ở từng bài. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ngày giao nhiệm vụ: 1/03/2008 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/7/2009 Ngày..... tháng...... năm 2009 Ngày..... tháng...... năm 2009 Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn ...

doc107 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1476 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Tài liệu hướng dẫn thực tập điện lạnh 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc Tp. Hồ Chí Minh KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC BỘ MÔN CÔNG NGHỆ NHIỆT - ĐIỆN LẠNH ----------------- NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Họ và tên sinh viên: NGUYỄN KỲ LUẬT MSSV: 04113033 NGUYỄN HOÀNG NO MSSV: 04113038 Lớp : 04113 Ngành: Công Nghệ Nhiệt – Điện Lạnh. 1. Đề tài: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC TẬP ĐIỆN LẠNH 1 2. Nhiệm vụ: + Giới thiệu sơ lược về các máy nén có tại xưởng. + Nêu ưu và nhược của từng dòng máy. + Trình bày quy trình tháo lắp từng máy. + Trình bày chi tiết cách tháo lắp và bảo trì từng bộ phận của từng máy. + Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng bộ phận trong máy nén. + Đặt ra các câu hỏi và yêu cầu cho người học ở từng bài. Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ngày giao nhiệm vụ: 1/03/2008 Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 25/7/2009 Ngày..... tháng...... năm 2009 Ngày..... tháng...... năm 2009 Chủ nhiệm bộ môn Giáo viên hướng dẫn GVC -TS. LÊ XUÂN HÒA TH.S NGUYỄN THỊ BÍCH NGỌC LỜI NÓI ĐẦU Hòa mình với sự phát triển mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới, nền khoa học kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam có những bước tiến khá nổi bật và vững chắc trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong đó công nghệ Nhiệt- Điện lạnh đang từng bước hoà nhập vào xu hướng phát triển trên. Để hoà mình với xu thế phát triển đó, là sinh viên ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh của trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật, chúng em cần phải có những kiến thức cơ bản và tay nghề vững chắc để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. Đồng thời, chúng em đã nhận thấy rõ được tầm quan trọng của chuyên ngành ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển của nền kinh tế đất nước như thế nào? Đây là một ngành công nghiệp tuy còn rất mới mẻ, song đã khẳng định được vai trò to lớn của mình đối với nền kinh tế của đất nước. Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh có một mối quan hệ chặt chẽ đối với các ngành kinh tế khác như: ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, sản xuất rượu bia, nước giải khát, hóa chất, may mặc, công nghệ thông tin, quang học, hóa chất, cơ khí chính xác, y tế, thể thao, du lịch, dịch vụ… Chính những đóng góp quan trọng đó, ngành Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh đòi hỏi phải có một đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và có khả năng tính toán, thiết kế và lắp đặt hệ thống các công trình điện lạnh một cách chính xác. Là một kỹ sư, đồng thời cũng là một giáo viên tương lai trong lĩnh vực Nhiệt-Điện lạnh, chúng em được đào tạo bài bản qua trường lớp, có được những hệ thống kiến thức tương đối vững chắc và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu về nhân lực cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng em cũng cần phải luôn luôn nổ lực rèn luyện và trao dồi tri thức để trở thành những kỹ sư và những người thầy có đạo đức, tác phong nghề nghiệp, có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, giữa kiến thức được học tại trường và sự áp dụng kiến thức đó vào thực tế công việc sau này của chúng em còn có khó khăn và khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp chúng em đã tổng hợp được một số tài liệu và kiến thức mà mình còn thiếu sót, kịp thời sửa chữa những nhận thức sai lầm trước kia, đồng thời hình thành cho mình những kinh nghiệm quý báu và bổ ích khi đi ra ngoài thực tiễn công việc sau này. Chính điều này, giúp cho chúng em có sự tự tin để đạt được những thành công nhất định trong công việc và trong cuộc sống sau khi ra trường. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình học tại trường thì chúng em đã học qua rất nhiều môn học, bao gồm các môn học lý thuyết và các môn học thực hành. Nhằm trang bị cho những người kỹ sư và giáo viên tương lai các kiến thức cơ bản, cũng như những kỹ năng thao tác về ngành nghề mà mình đã lựa chọn bên cạnh đó cũng góp phần vào việc tạo thêm nguồn nhân lực có tay nghề, có trình độ cao cho đất nước. Môn thực tập điện lạnh 1 là môn học thực hành đầu tiên của chúng em về chuyên ngành. Thực tập điện lạnh 1 là môn học thực hành về tháo lắp và bảo dưỡng máy nén lạnh công nghiệp. Trong hệ thống lạnh thì máy nén được xem như là bộ phận quan trọng nhất của hệ thống, công suất, chất lượng, tuổi thọ và độ tin cậy của hệ thống lạnh chủ yếu đều do máy nén lạnh quyết định. Có thể so sánh máy nén lạnh có chức năng và có tầm quan trọng giống như trái tim của cơ thể sống. Và trong quá trình học chúng em thấy được môn học rất quan trọng đối với các học viên chuyên ngành Nhiệt_Điện Lạnh, môn học này đã trang bị cho chúng em các kiến thức quan trọng cũng như việc thực hiện các thao tác nghề nghiệp một cách thành thạo. Nhằm cũng cố lại kiến thức mình đã học và hoàn tất chương trình đã học tại trường chúng em được thực hiện đồ án tốt nghiệp. Đề tài tốt nghiệp của nhóm thực hiện là: Tài liệu Hướng Dẫn Thực Tập Điện Lạnh 1. Một lần nữa chúng em được tiếp xúc với môn học mà mình yêu thích, trong cuốn đồ án Tài liệu Hướng Dẫn Thực Tập Điện Lạnh 1 này nhóm chúng em chia là 20 bài học (mỗi bài học 9 tiết) bao gồm 7 máy nén lạnh mà chúng em đã được học tại trường. Do điều kiện thời gian hạn hẹp, tài liệu thu thập cũng như những kiến thức của chúng em hiểu biết còn ít, nên đồ án này sẽ không tránh khỏi những sai sót. Nhóm thực hiện đề tài rất mong được sự hướng dẫn, góp ý quý báu của thầy cô và các bạn để đồ án tốt nghiệp này được hoàn chỉnh hơn. Nhóm thực hiện: Nguyễn Kỳ Luật Nguyễn Hoàng No LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt và đúng tiến độ Đồ án, nhóm thực hiện đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của quý thầy cô và bạn bè cùng chuyên môn. Chúng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn – Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc và TS. Lê Xuân Hoà đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp những tài liệu cần thiết liên quan đến đề tài để chúng em hoàn thành đồ án được giao. Cảm ơn quý thầy cô bộ môn Công nghệ Nhiệt – Điện lạnh đã tận tình dạy dỗ truyền đạt cho chúng em những kiến thức nền tảng và cơ bản nhất trong bốn năm học qua để chúng em có thể ứng dụng trước hết là trong Đồ án tốt nghiệp này và cho công việc thực tế trong tương lai. Thành quả chúng em có được ngày hôm nay ngoài sự giúp đỡ của quý Thầy cô và bạn bè còn có sự vất vả hy sinh của cha mẹ là vô cùng to lớn, những người đã tảo tần không ngại khó khăn gian khổ để lo chúng con ăn học chỉ với một niềm tin và hy vọng cho chúng con nên người mà chưa bao giờ Người nghĩ tới mình sẽ được đền đáp. Dù chưa nói ra lời cảm ơn đó nhưng trong thâm tâm chúng con luôn ẩn chứa điều đó. Chúng con sẽ cố gắng hết sức mình. Một lần nữa chúng em vô cùng cảm ơn, cảm ơn tất cả! Sinh viên: Nguyễn Kỳ Luật Nguyễn Hoàng No NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ngày ….. tháng ….. năm 2009 Giáo viên hướng dẫn. Th.S Nguyễn Thị Bích Ngọc NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1 Ngày ….. tháng ….. năm 2009 Giáo viên phản biện 1. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2 Ngày ….. tháng ….. năm 2009 Giáo viên phản biện 2. MỤC LỤC Trang MÁY NÉN LẠNH LONG BIÊN Bài 1: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN LONG BIÊN I. Mục Đích_Yêu Cầu: a. Mục đích: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén Long Biên. + Trình bày được đặc điểm của máy nén Long Biên. + Trình bày được ưu, nhược điểm của dòng máy này. + Nêu được các bộ phận cấu tạo trong máy nén. + Trình bày được được quy trình để tiến hành bảo dưỡng máy. b. Yêu Cầu: - Yêu cầu đối với giáo viên: + Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học. + Tạo được sự hứng thú và hăng say cho người học, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời. - Yêu cầu đối với học sinh: + Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày. + Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh. + Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học. II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 1. Nguồn gốc: Máy nén Long Biên là sản phẩm của nhà máy cơ khí Long Biên Hà Nội, nhưng hiện nay nhà máy này đã ngưng sản xuất. Hình 1: Cấu tạo chung của máy nén hở. 2. Đặc điểm của máy nén: + Là máy nén hở một cấp, dòng thẳng, có lò xo chống thủy kích. + Sử dụng môi chất NH3. + Máy nén có 2 pittong. + Làm mát máy nén bằng nước. Hình 2: Máy nén Long Biên. + Sử dụng bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp ngoài. 3. Ưu và nhược điểm của máy nén: Do máy nén Long Biên là máy nén hở thuận dòng nên ta có các ưu điểm và nhược điểm của dòng máy này. Trước hết ta cần hiểu được máy nén thuận dòng là loại máy nén mà dòng môi chất không đổi hướng khi đi qua xilanh. Máy nén thuân dòng là máy nén cỡ trung và cỡ lớn hơi môi chất đi vào phần giữa của xilanh. Khi piston đi xuống, hơi môi chất tràn vào khoang giữa piston rồi đi theo van hút vào xilanh. Van hút đặt ngay trên đầu piston khi piston đi xuống van hút tự động mở do áp suất bên trong xilanh bé hơn áp suất bên ngoài nên môi chất tự chảy tràn vào xylanh. Khi piston xuống điểm chết dưới kết thúc quá trình hút. Khi piston bắt đầu đi lên khi áp suất bên trong xilanh tăng dần làm cho van hút đóng đến khi thắng được áp suất của van đẩy thì van đẩy tự động mở làm cho dòng hơi đi vào buồng đẩy vào nắp dẫn hướng đi vào ống đẩy. Máy nén hở là lọai máy nén khuỷu nhô ra ngoài thân máy nén để nhận truyền động của động cơ, nên phải có cụm bịt kín cổ trục. Cụm bịt kín có nhiệm vụ phải bịt kín khoang môi chất (cácte) trên chi tiết chuyển động quay (cổ trục khuỷu). a.Ưu điểm: + Không có tổn thất thể tích do trao đổi chất giữa khoang hút và khoang đẩy. + Bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, tuổi thọ cao. + Có thể sử dụng động cơ điện, xăng, diesel để truyền động máy nén thuận tiện cho những nơi không có điện. b. Nhược điểm. + Khối lượng piston lớn nên lực ma sát lớn, lực quan tính lớn khó tăng tốc độ vòng quay trục khuỷu. Do tốc độ hạn chế nên máy nén loại này rất cồng kềnh. + Dễ rò rỉ môi chất lạnh qua cụm bịt kín cổ trục. III. Quy Trình Tháo Lắp Máy Nén: Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ. Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ (2-3 người/ 1 lần tháo lắp) để tiến hành tháo lắp. Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo các bước nhỏ sau đây: + Bước 1: Tiến hành tháo nắp máy nén. + Bước 2: Tháo cụm van đẩy. + Bước 3: Tháo bơm dầu. + Bước 4: Tháo nắp cácte. + Bước 5: Tháo bộ đệm kín trục. + Bước 6: Tháo thanh truyền ra khỏi trục khuỷu và lấy pittong ra khỏi xylanh. + Bước 7: Sau khi lấy pittong ra khỏi xylanh ta tiến hành tháo cụm van hút, tháo ắc pittong để lấy tay biên ra khỏi pittong. + Bước 8: Tháo trục khuỷu. Trên đây là 8 bước để tiến hành tháo máy nén Long Biên. Sau khi tháo xong thì chúng ta tiến hành dùng dầu để lau chùi sạch sẽ từng chi tiết và thay thế các chi tiết hỏng hóc (nếu cần) trước khi lắp lại. Để tiến hành lắp lại máy thì ta thực hiện ngược lại các bước trên (chú ý các bước 2, 3, 4, 5 có thay đổi không theo thứ tự như trên). Sơ đồ về quy trình tháo lắp máy nén: Máy Nén LONG BIÊN Tháo nắp máy nén Tháo cụm van đẩy Tháo bơm dầu Tháo nắp cacte Tháo thanh truyền Tháo cụm van hút, ắc pittong Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc Tháo trục khuỷu Lắp trục khuỷu Lắp cụm van hút, ắc pittong Lắp thanh truyền Lắp nắp cacte Lắp bơm dầu Lắp cụm van đẩy Lắp nắp máy nén Tháo bộ đệm kín Lắp bộ đệm kín IV. Quan Sát: + Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ. + Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy. + Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén Long Biên? 2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén hở? Từ đó hãy trình bày ưu và nhược điểm của máy nén Long Biên? 3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén Long Biên? 4. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén? Bài 2: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH LONG BIÊN. NẮP MÁY, CỤM VAN ĐẨY, BƠM DẦU VÀ NẮP CÁCTE I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nêu được hoạt động của từng bộ phận mà ta tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất, đường đi của dầu bôi trơn và đường đi của nước giải nhiệt trong máy nén. + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Nắp máy nén: a. Cách tháo lắp: Nắp máy được cố định vào thân máy bằng 12 bulông có đường kính lỗ răng là 19mm. Phía dưới nắp máy có 2 lò xo chống thủy kích. Do đó lực nén của lò xo nén lên nắp máy là rất lớn khi tháo và lắp cần phải chú ý là phải vặn các bulông cho đối xứng với nhau. Hoặc ta có thể thay 2 bulong đối xứng bằng 2 bulong dài ở trong hộp đồ nghề rồi tháo lỏng tất cả các bulong khác ra. Nắp sẽ bung lên do sức đẩy của lò xo. Cuối cùng tháo lỏng 2 bulong dài cho đến khi lò xo hết dãn rối tháo nắp máy ra. Khi tháo các bulông này ta cần chú ý là phải dùng các khóa (clê) đúng cỡ để vặn nên dùng các đầu vòng để vặn. Khi lắp nắp máy vào thì ta đưa nắp máy lên đúng vị trí và xiết các bulong đai ốc lại một cách đối xứng cho tới khi xiết chặt nắp máy lại. Khi lắp nắp máy cần chú ý đến lò xo chống thủy kích có bị nghiêng hay lệch khỏi vị trí không nếu có phải tháo ra và điều chỉnh lại. Hình 3: Nắp máy nén Lò xo chống thủy kích: Sau khi tháo nắp máy ta nhìn thấy lò xo chống thủy kích và chỉ cần lấy nó ra rất dễ dàng. Lò xo này để bảo vệ máy nén và các đĩa van khi máy nén bị ngặp lỏng hay có lỏng trong khoang hút của máy nén vì lúc này áp suất tăng lên rất đột ngột. Nếu có xảy ra hiện tượng ngập lỏng thì áp suất trong xylanh sẽ tăng lên rất đột ngột, áp suất này sẽ thắng được lực nén của lò xo và đẩy cụm van đẩy lên. Hình 4: Lò xo chống thuỷ kích b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ cho học viên: + Tiến hành đo chiều dày của nắp máy, khoảng cách giữa các bulong…và lấy kết quả. + So sánh nắp máy Long Biên có khác biệt so với nắp máy của các loại máy nén khác? + Có nhận gì về lò xo chống thủy kích? 2. Cụm van đẩy: a. Cách tháo lắp: Cụm van đẩy thì được cố định vào xylanh bằng chính lực nén của lò xo nên trên cụm van đẩy không có các bulông cố định vào thân máy. Do đó việc lấy cụm van ra khỏi máy là rất dễ sau khi đã lấy lò xo chống thủy kích ra. Ở máy nén Long Biên thì cụm van đẩy là cụm van đĩa gồm có các bộ phận sau: + Đế van. + Lò xo. + Bulông cố định. + Lá van đĩa. Nguyên lý hoạt động của cụm van đẩy thì khá đơn giản: Khi đang trong quá trình nén thì pittong đi lên đến khi áp suất trong xylanh lớn hơn áp suất trong khoan đẩy thì lá van đĩa được đẩy lên, môi chất được đưa vào khoang đẩy qua các lỗ trên nắp đế van. Khi pittong đi đến điểm chết trên thì pittong bắt đầu đi xuống lúc này áp suất trong xylanh nhỏ hơn áp suất trong khoang đẩy và với lực nén của lò xo thì lá van đĩa được đẩy xuống và bịt kín các lỗ trên đế van lại làm cho môi chất không vào pittong được. Cụm van hút cứ tuần hoàn như thế trong quá trình nén và hút. Hình 5: Cụm van đẩy của máy nén b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của từng bộ phận trên cụm van đẩy và lấy kết quả. + Có nhận xét gì về lò xo ở cụm van đẩy của máy nén Long Biên so với các máy nén khác. + Kiểm tra độ kín của lá van đĩa trên cụm van đẩy ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Kiểm tra xem khi lá van bị đẩy lên thì có lệch khỏi vị trí cân bằng? + Nhận xét về cụm van đĩa trên máy nén Long Biên. 3. Bơm dầu: a. Cách tháo lắp: Hình 6: Bơm dầu và bánh răng của bơm dầu Hình 7: Bánh răng của bơm dầu Bơm dầu của máy nén Long Biên là bơm bánh răng ăn khớp ngoài nên chỉ bơm theo 1 chiều do đó khi tháo ta cần phải chú ý đến vị trí của đường hút và đường đẩy cũng như chiều quay của bánh răng để khi lắp vào cho chính xác. Để tháo bơm dầu ta tháo cả thân bơm đựoc cố định vào thân máy. Ta dùng khóa đúng kích thước để mở bulong lấy toàn bộ bơm ra, sau đó ta mở nắp bơm ra, tháo bánh răng chủ động và bánh răng bi động. Hình 8: Bơm dầu của máy nén Đường đi của dầu trong máy nén Long Biên: Đường dầu trong máy nén Long Biên thì rất đơn giản, đầu tiên dầu từ caste được bơm hút lên qua lọc thô dầu vào đầu hút bơm. Được nén lên và đưa vào đầu đẩy của bơm dầu, theo ống đẩy đến bộ đệm kín trục và từ đây 1 phần vào bôi trơn bộ đệm kín trục một phần đi vào trục khuỷu lên bôi trơn cho piston và ụ trục chính. đổ về lại caste. Trên bơm dầu còn có bộ phận van điều chỉnh áp suất dầu. Cấu tạo van bên trong có một viên bi và một lò xo.Bình thường viên bi được lò xo nén xuống nhưng khi áp suất quá cao thì sẽ thắng được lực nén của lò xo và viên bi mở đường thông xả dầu về cacte để giảm áp. Khi áp suất đã giảm xuống mức an toàn thì viên bi lại bị lò xo đè xuống, đường thông bị đóng lại. Hình 9: Van điều chỉnh áp xuất dầu. Bộ lọc dầu: Bên trong có một lưới lọc có nhiệm vụ giữ lại những chất cặn bã có trong dầu. Dầu ra khỏi bộ lọc dầu là dầu sạch tức không còn các chất cặn bã. Hình 10: Bộ lọc dầu Nguyên lý hoạt động của bơm dầu: Bánh răng chủ động của bơm dầu được truyền chuyển động từ chuyển động của trục khuỷu, khi máy nén hoạt động bánh răng chủ động của bơm dầu quay làm cho bánh răng bị động ăn khớp quay theo. Khi 2 bánh răng ăn khớp với nhau làm cho áp suất trong bọng hút của bơm dầu nhỏ hơn áp suất trong cácte. Do đó dầu được qua bộ lọc và theo đường dẫn từ cacte lên bơm dầu và điền đầy dầu vào bọng hút của bơm dầu. Từ bọng hút dầu được đưa theo các rãnh của bánh răng đến bọng đẩy và được đẩy đến các vị trí yêu cầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành lấy kích thước đường kính chân răng, đỉnh răng, bước răng…của bơm dầu. + So sánh sự khác biệt giữa bơm dầu loại bánh răng ăn khớp trong và bơm dầu loại bánh răng ăn khớp ngoài. Ưu nhược điểm của 2 loại này. + Kiểm tra độ rơ của trục bánh răng chủ động và bánh răng bị động. + Kiểm tra lực đàn hồi lò xo của van điều chỉnh áp suất đầu. + Xem xét viên bi của van điều chỉnh áp suất dầu. + Kiểm tra lưới lọc dầu. 4. Nắp Cácte: a. Cách tháo lắp: Nắp cácte của máy nén Long Biên thì được cố định vào thân máy bằng 12 bulông. Để tháo được nắp cácte thì ta cần phải sử dụng đúng khóa để vặn các bulông này. Trên nắp cácte có kính xem dầu, kính xem dầu có công dụng dùng để xem lượng dầu trong máy. Hình 11: Nắp cácte. Khi tháo nắp ra ta phải để ngay ngắn và tiến hành lao chùi cho sạch sẽ trước khi lắp vào. Khi lắp vào nhớ để ý kính xem dầu phải nằm ở dưới thấp. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến đo kích thước của nắp cácte và lấy kết quả. + Kiểm tra kính xem dầu. + Mức dầu trong máy nén thường nằm ở vị trí nào so với kính xem dầu (mắt dầu)? Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Mục đích của việc sử dụng lò xo chống thuỷ kích là gì? 2. Ở máy nén Long Biên thì van đẩy là dạng van gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cụm van này. 3. Trong máy nén Long Biên bơm dầu thuộc loại bơm nào, nêu cấu tạo của bơm dầu? 4. Trình bày nguyên lý hoạt động của bơm dầu và đường đi của dầu trong máy nén Long Biên? 5. Mức dầu bôi trơn trong máy nén ở vị trí nào của kính xem dầu thì tốt cho máy nén? Bài 3: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LONG BIÊN, ĐỆM KÍN TRỤC, PISTON, THANH TRUYỀN, CỤM VAN HÚT VÀ TRỤC KHUỶU I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nêu được hoạt động của từng bộ phận mà ta tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất, đường đi của dầu bôi trơn và đường đi của nước giải nhiệt trong máy nén. + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng 1. Bộ đệm kín trục: a. Cách tháo lắp: Cụm bịt kín cổ trục thì rất cần thiết cho máy nén hở để ngăn cách khoang môi chất trong cácte máy nén với không khí bên ngoài. Cụm bịt kín cổ trục phải giữ kín được khoang môi chất trong các điều kiện khác nhau của áp suất phải giữ kín khi máy chạy và cả khi máy dừng. Vật liệu là thép tôi cứng. Hình 12: Bộ đệm kín trục Bộ đệm kín trục có tác dụng bịt kín trục không cho dầu trong catte máy rò rỉ ra ngoài. Nguyên lý bộ bịt kín trục là cho 2 mặt gương tiếp xúc vào nhau. Hình 13: Bộ đệm kín trục của máy nén. Để tháo bộ đệm kính trục ta cần vặn 6 bulông trên nắp cụm bịt kín cổ trục ra, chú ý là nên vặn đối xứng các bulông với nhau. Vì trên trong có lò tạo nên lực nén lên nắp. Sau khi tháo nắp cụm bịt kín cổ trục ra thì ta tiến hành lấy bộ đệm kín trục ra và tháo cụm bịt kín trục ra khỏi thân máy nén. Sau khi tháo xong thì tiến hành lao chùi các bộ phận bằng dầu cho sạch sẽ trước khi lắp vào. Khi lắp vào thì ta thực hiện các bước ngược lại khi tháo. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Đo kích thước của các chi tiết trên bộ đệm kín trục và lấy số liệu đo được. + Xem xét đường dầu vào bộ đệm kín trục. + Xem xét kiểm tra 2 bề mặt tiếp xúc có bị trầy xước hay không? + Kiểm tra các miếng ron đệm kín. + Kiểm tra độ đàn hồi của lò xo trong bộ đệm kín trục như thế nào? + Có nhận xét gì về bộ đệm kín trục của máy nén Long Biên. 2. Thanh truyền và piston: a. Cách tháo lắp: Thanh truyền có nhiệm vụ là truyền chuyển động cho pitton. Giúp biến chuyển động quay của trục khuỷu thành chuyển động tịnh tiến của pitton. Hình 14: Piston và thanh truyền. Để lấy được thanh truyền và pittong ra khỏi máy nén thì ta dùng clê hoặc điếu đưa vào cácte để vặn 2 ti ra. Sau khi vặn 2 ti ra ta có thể tháo rời kết nối giữa trục khuỷu với thanh truyền. Chú ý là có 2 bạc lót ta cần phải nhớ chính xác vị trí từng bạc để khi lắp vào cho chính xác. Ta dùng các đầu ngón tay đưa vào khoang cácte đẩy thanh truyền lên phía trên rồi đưa tay còn lại lên trên lấy piston cùng với thanh truyền ra. Hình 15: Piston và thanh truyền Thanh truyền và piston được liên kết với nhau bằng một lõi thép hình trụ gọi là ắc piston. Để tháo thanh truyền ra khỏi piston thì ta dùng kiềm tháo khóa ở 2 bên đầu của ắc piston. Lấy ắc piston ra khỏi piston. Dùng kiềm tháo các secmăng khí và secmăng dầu có trên piston. Tiến hành lau chùi sạch sẽ trước khi lắp vào. Hình 16: Piston và thanh truyền sau khi tháo rời Máy nén Long biên có 3 secmăng khí và 1 secmăng dầu. + Xecmăng khí: làm kín khe hở giữa thành xilanh với pittông, ngăn chặn không cho khí trong xilanh đi về cácte và đầu hút máy nén. + Xecmăng dầu: bôi trơn dầu lên bề mặt xilanhvà gạt dầu thừa ra khỏi xilanh về các te. Vì xecmăng là chi tiết dể gãy nên khi thật cần thiết mới tháo và phải dùng kìm chuyên dụng. Hình 17: Secmăng khí và dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: + Do kích thước của từng chi tiết trên piston, thanh truyền và lấy kết quả đo được. + Tính toán thể tích hút lý thuyết của máy nén. + Kiểm tra đường kính của piston so với xylanh. + Xem xét các secmăng có trên piston và nêu công dụng của từng loại. + Có nhận xét gì về piston của máy nén Long Biên? + Kiểm tra và xem xét bề mặt ngoài của piston máy nén. 3. Cụm van hút: a. Cách tháo lắp: Sau khi thanh truyền và piston đã được lấy ra thì để lên chổ sạch sẽ và tiến hành tháo cụm van hút ra, cụm van hút được được vặn vào piston bằng đai ốc trên đế van. Trong máy nén Long Biên do là máy nén thuận dòng nên cụm van hút được bố trí trên đầu của piston do đó không gian trống nhiều nên hạn chế đựơc tổn thất lưu luợng và áp suất của môi chất. Để tháo cụm van hút ta cố định đầu dưới của piston lại và vặn đầu trên theo ngược chiều kim đồng hồ để tháo cụm van hút ra. Hình 18: Cụm van hút Cụm van hút cũng tương tự như cụm van đẩy cũng bao gồm 4 bộ phận chính là: + Đế van. + Lò xo + Lá van đĩa. + Bulông cố định. Nguyên lý hoạt động của cụm van hút: Trong quá trình hút pittong đi xuống làm cho áp suất trong xylanh giảm đến khi áp suất trong xylanh nhỏ hơn áp suât ở đường hút thì lá van được đẩy lên môi chất được đưa vào xylanh qua các lỗ nhỏ trên đế van. Đến khi pittong đi đến điểm chết dưới thì pittong đi lên và nén môi chất trong xylanh lại cho đến khi áp suât trong xylanh lớn hơn áp suất trong khoang hút và dưới lực nén của lò xo làm cho lá van nhanh chóng đi xuống bịt kín các lỗ trên nắp đế van lại không cho môi chất chạy ngược về khoang hút. Cụm van hút cứ hoạt động tuần hoàn như thế. Hình 19: Cụm van hút. b. Kiểm tra và đánh giá: + Tiến hành đo kích thước của từng bộ phận trên cụm van hút và lấy kết quả. + Có nhận xét gì về lò xo ở cụm van hút của máy nén Long Biên so với các máy nén khác. + Kiểm tra độ kín của lá van đĩa trên cụm van hút ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Kiểm tra xem khi lá van bị đẩy lên thì có lệch khỏi vị trí cân bằng? + Nhận xét về cụm van đĩa trên máy nén Long Biên. 4. Trục khuỷu (trục cơ): a. Cách tháo lắp: Hình 20: Trục khuỷu Sau khi tháo bộ đệm kín trục và bơm dầu ta dùng thanh gỗ đóng vào đầu của trục khuỷu ở phía trục chính về phía bơm dầu một cách cẩn thận trong quá trình đóng phải đỡ trục khuỷu để tránh rớt trục khuỷu vì trục khuỷu khá nặng. Lấy trục khuỷu ra ngoài lao chùi cẩn thận. Trên trục khuỷu có các lổ để dẫn dầu đi bôi trơn piston và ụ trục chính. Sau khi đã lau chùi sạch sẽ trục cơ ta tiến hành lắp trục khuỷu vào. Để lắp trục khuỷu ta thực hiện các bước ngược lại với khi tháo ra. Hình 21: Trục khuỷu b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước tại từng vị trí của trục khuỷu và lấy kết quả. + Kiểm tra độ rơ của trục khuỷu. + Nhận xét đường dầu bôi trơn trong trục khuỷu. V. Tổng Kết: Như vậy công việc tháo lắp của máy nén Long Biên đã hoàn tất, trong quá trình tháo lắp thì người học cần chú ý làm đúng các yêu cầu kỹ thuật đã được nêu ra ở từng bộ phận. Trước khi tháo cần chú ý từng vị trí của các chi tiết của một bộ phận được gắn như thế nào (ví dụ: ở cụm van đẩy thì nếu tính từ dưới lên đầu tiên là đế van, vị trí tiếp theo lá van đĩa rồi mới tới lò xo, cuối cùng là nắp đế van và xiết bulong lại) để khi lắp vào cho thật chính xác. Sau khi đã tháo xong người học phải dùng cọ lau chùi sạch sẽ từng bộ phận bằng dầu rồi mới lắp vào trở lại. Khi đã lắp máy hoàn tất ta cũng phải vệ sinh thân máy cho sạch sẽ và đưa máy vào vị trí cũ như trước khi tháo lắp. Lau chùi dụng cụ và dọn dẹp xưởng. Bàn giao lại máy và dụng cụ cho người hướng dẫn. Câu Hỏi Ôn Tập 1. Nêu nhiệm vụ của bộ đệm kín trục? Có máy loại đệm kín ổ trục? Ở máy nén Long Biên bộ đệm kín ổ trục là loại gì? 2. Nêu cấu tạo của piston của máy nén Long Biên? Trong máy nén Long Biên có mấy loại secmăng? Nêu công dụng của từng loại? 3. Nêu vai trò của thanh truyền trong máy nén? 4. Trình bày cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của cụm van hút ở máy nén Long Biên? 5. Vai trò của trục khuỷu trong máy nén? Đường đi của dầu bôi trơn trong trục khuỷu? MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI L_4920 Bài 4: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN MITSUBISHI L–4920 (LOẠI KHÔNG CÓ BƠM DẦU) I. Mục Đích_Yêu Cầu: a. Mục đích: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén Mitsubishi L_4920. + Trình bày được đặc điểm của máy nén Mitsubishi L_4920. + Trình bày được ưu, nhược điểm của dòng máy này. + Nêu được các bộ phận cấu tạo trong máy nén. + Trình bày được được quy trình để tiến hành bảo dưỡng máy. b. Yêu Cầu: - Yêu cầu đối với giáo viên: + Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học. + Tạo được sự hứng thú và hăng say cho người học, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời. - Yêu cầu đối với học sinh: + Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày. + Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh. + Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học. Hình 22: Máy nén Mistsubishi L-4920 II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 1. Đặc điểm của máy nén: + Là máy nén nửa kín, một cấp + Sử dụng môi chất Frêon. + Máy nén có 2 piston. + Máy nén không sử dụng bơm dầu mà dùng vẩy dầu để bôi trơn cho các chi tiết cần thiết. + Máy nén được làm mát trực tiếp bằng hơi môi chất. 2. Ưu và nhược điểm của máy nén: Do máy nén Mistubishi L-4920 là máy nén nửa kín nên nó có những ưu và nhược điểm của dòng máy này là: a. Ưu điểm: + Loại trừ nguy cơ hỏng hóc và sự rò rỉ của cụm bịt kín cổ trục ở máy nén hở. Máy nén gần như kín môi chất lạnh. + Gọn nhẹ hơn diện tích lắp đặt nhỏ hơn máy nén hở. + Không có tổn thất truyền động do trục khuỷu máy nén gắn trực tiếp lên động cơ, tốc độ vòng quay đạt tối đa. b. Nhược điểm: + Chỉ sử dụng được cho những môi lạnh không dẫn điện và ăn mòn đồng như Freon. Không sử dụng được cho amoniac (NH3) vì amoniac (NH3) ăn mòn đồng và dẫn điện. + Khó điều chỉnh năng suất lạnh vì không có puli, chỉ có thể điều chỉnh qua biến tần. + Khó sửa chữa động cơ vì động cơ nằm trong vùng tuần hoàn môi chất. + Mỗi lần động cơ cháy đòi hỏi phải tẩy rữa cẩn thận. + Độ quá nhiệt hơi hút cao vì hơi hút phải làm mát động cơ. III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ. Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ (2-3 người/ 1 lần tháo lắp) để tiến hành tháo lắp. Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo các bước nhỏ sau đây: + Bước 1: Tháo nắp máy nén (nắp xylanh). + Bước 2: Tháo bộ van đẩy và hút. + Bước 3: Tháo nắp máy nén ở 2 đầu máy. + Bước 4: Tháo nắp cácte. + Bước 5: Tháo vẩy dầu. + Bước 6: Tháo thanh truyền và piston. + Bước 7: Tháo roto. + Bước 8: Tháo trục khuỷu. Trên đây là 8 bước để tiến hành tháo máy nén Mitsubishi L-4920. Sau khi tháo xong thì chúng ta tiến hành dùng dầu nhẹ hoặc xăng để lau chùi sạch sẽ từng chi tiết và thay thế các chi tiết hỏng hóc (nếu cần) trước khi lắp lại. Để tiến hành lắp lại máy thì ta thực hiện ngược lại các bước trên. Sơ đồ về qui trình tháo lắp máy nén: Tháo nắp trên máy nén Tháo bộ van đẩy và hút Tháo nắp ở 2 đầu máy nén Tháo nắp cacte Tháo roto Tháo trục khuỷu Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc Tháo thanh truyền và piston Máy Nén MITSUBISHI L-4920 Tháo vẩy dầu Lắp nắp trên máy nén Lắp bộ van đẩy và hút Lắp nắp ở 2 đầu máy nén Lắp nắp cacte Lắp vẩy dầu Tháo roto Lắp trục khuỷu Lắp thanh truyền và piston IV. Quan Sát: + Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ. + Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy. + Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát được. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén? 2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén nữa kín. 3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén? 4. Hãy nêu nguyên lý hoạt động của máy nén? Bài 5: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI L-4920 I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo nắp trên máy nén: a. Cách tháo lắp: Nắp trên của máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 10 bulong, để tháo nắp ta dùng clê để mở các bulông (nên sử dụng clê có đầu vòng để vặn). Khi vặn ta cũng nên vặn đối xứng các bulong với nhau, sau khi vặn hết 10 bulong thì ta dùng tay nhắc nắp máy lên một cách nhẹ nhàng tránh làm rách hoặc gãy ron đệm kín. Trên nắp trên của máy nén thì được chia làm 2 khoang một khoang là khoang hút, còn khoang còn lại là khoang đẩy. Trên nắp máy cũng có nơi để lấy tín hiệu áp suất đầu đẩy. Hình 23: Nắp máy nén. Sau khi đã tháo nắp máy xong ta tiến hành lau chùi sạch sẽ bằng dầu nhẹ hoặc xăng trước khi tiến hành lắp vào. Để lắp vào thì ta đặt ron đệm kín lên và chỉnh sửa cho đúng vị trí, sau đó ta tiến hành đặt nắp máy lên và vặn các bulong lại. Khi vặn các bulong nên chú ý vặn đối xứng. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước và lấy số liệu. + Kiểm tra độ kín của ron đệm kín giữa nắp máy và thân máy. + Có nhận xét gì về bề rộng của phần cao áp và thấp áp trên máy nắp máy… 2. Tháo bộ van hút và đẩy: a. Cách tháo lắp: Hình 24: Cụm van hút và đẩy Ở máy nén Mitsubishi L-4920 thì van hút và van đẩy là dạng van lá. Sau khi đã tháo nắp trên của máy nén ta có thể nhìn thấy bộ van đẩy, dùng khóa để vặn các cữ ra. Hình 25: Cụm van lá van hút và đẩy Mỗi cữ có 3 lá van đẩy, các cữ có nhiệm vụ bảo vệ các lá van không cho các lá van bị cong trong quá trình đẩy. Khi tháo các cữ ta nhớ đánh dấu các vị trí của các cữ và các lá van, sắp xếp cho đúng vị trí để khi lắp vào cho đúng. Các lá van đẩy có nhiệm vụ đóng kín các lỗ đẩy để trong quá trình piston đi xuống thì các là van này đóng kín các lỗ này lại. Hình 26: Lá van hút. Các lá van hút thì được bố trí ngay trên đầu của xylanh, các lá van hút thì có nhiệm vụ đóng kín các lỗ hút trong quá trình đẩy (quá trình piston đi lên). b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng chi tiết trên cụm van đẩy và hút: kích thước của lá van đẩy và lá van hút, lỗ đẩy và lỗ hút trên đế van, cử cố định van. + Kiểm tra độ kín của các lá van trên cụm van đẩy và hút ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Kiểm tra các bulong cố định các lá van đẩy. + Nhận xét cụm van đẩy và hút ở máy nén nửa kín Mitsubishi L_4920. 3. Tháo nắp ở hai đầu máy nén: - Nắp đầu động cơ: a. Cách tháo lắp: Nắp ở đầu động cơ của máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 20 bulong để tháo nắp máy ra thì ta vặn 20 bulong này, khi vặn cần chú ý là phải vặn một cách đối xứng và nên dùng các khoá có đầu vòng để vặn. Sau khi vặn hết 20 bulong thì ta dùng 2 bulong vặn vào 2 lỗ nông có trên nắp máy để nông nắp máy ra dùng tay đỡ nắp máy rồi để nơi sạch sẽ và tiến hành lao chùi cẩn thận trước khi lắp vào. Nắp máy ở đầu động cơ có tác dụng giữ kín thân máy và được gắn thêm ống hút hơi bảo hòa khô từ dàn bay hơi về vào trong thân máy nén sau đó về khoang hút máy nén. Trên nắm máy còn có thêm van để điều chỉnh áp suất hút vào và cũng có thêm lỗ để lấy tín hiệu áp suất đầu hút vào. Hình 27: Nắp máy b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của nắp máy: đường kính nắp máy, bề dày của nắp…và lấy số liệu. + Kiểm tra ron đệm kín của nắp máy và thân máy. + Nhận xét các chi tiết trên nắp máy. - Nắp đậy trục khuỷu: a. Cách tháo lắp: Nắp đậy trục khuỷu thì được cố định vào thân máy bằng 10 bulong, để tháo được nắp ta tiến hành dùng khoá để vặn 10 bulong, ta nên dùng khóa có đầu vòng để vặn. Sau khi vặn hết 10 bulong thì ta dùng 2 bulong vặn vào 2 lỗ nông có trên nắp và siết từ từ vào, cũng chú ý nên vặn đối xứng 2 bulong này. Tiếp theo ta dùng tay đỡ lấy nắp và đặt xuống chỗ sạch sẽ rồi tiến hành lau chùi sạch sẽ trước khi lắp vào. Để lắp vào thì ta đưa nắp máy lên rồi tiến hành siết các bulong lại, nên siết các bulong vừa tay. Hình 28: Nắp máy. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của nắp máy: đường kính nắp máy, bề dày của nắp…và lấy số liệu. + Kiểm tra ron đệm kín của nắp máy và thân máy. + Nhận xét các chi tiết trên nắp máy. 4. Tháo nắp cácte: a. Cách tháo lắp: Do nắp cácte nằm ở phía dưới cùng của máy nên để mở được nắp cácte thì ta cần phải lật máy xuống. Trước khi lật thì ta dùng gỗ kê sẵn sau đó lật máy nằm ngang xuống. Nắp cácte thì được cố định vào thân máy bằng 16 bulong, ta dùng khoá vặn các bulong này ra và tháo được nắp cácte. Tránh làm rách hoặc gãy miếng ron đệm kín giữa nắp cácte máy và thân máy. Để nắp cácte xuống chỗ sạch sẽ dùng dầu hoặc xăng lau sạch sẽ trước lắp vào lại. Hình 29: Nắp cácte. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước và lấy kết quả. + Kiểm tra ron đệm kín của nắp cácte. 5. Tháo vẩy dầu: a. Cách tháo lắp: Trong máy nén Mitsubishi thì không có bơm dầu nhưng có cánh vẩy đầu để bôi trơn cho các bộ phận cần thiết. Sau khi ta tháo nắp cácte thì ta nhìn thấy vẩy dầu, vẩy đầu thì được cố định vào tay biên bằng 2 ty. Có 2 vẩy dầu cố định trên 2 thanh truyền, ta dùng điếu để vặn 2 ty trên mỗi tay biên sẽ tháo được cánh vẩy dầu. Khi tháo ra cần chú ý chiều bề mặt cong của cánh vẩy dầu hướng như thế nào để khi lắp vào cho chính xác, cánh vẩy có chiều cong hướng vào mặt trong của thân máy. Hình 30 Vẩy dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước và lấy kết quả đo được. + Nhận xét cánh vẩy dầu của máy nén Mitsubishi L_4920. + Kiểm tra cánh vẩy dầu của máy nén có bị cong vênh hay không? 6. Tháo rôto: a. Cách tháo lắp: Hình 31: Roto Stato sẽ tạo từ trường quay rôto, còn rôto của máy thì được cố định vào trục khuỷu của máy bằng một bulong. Vì vậy khi roto quay thì trục cơ cũng quay theo, để tháo được trục khuỷu thì ta cần phải tháo roto trước. Ta dùng khóa vặn bulong siết rôto ra, khi vặn ta nên cố định trục khuỷu lại. Sau khi đã tháo được bulong ta có thể lấy được rôto ra. Khi lấy rôto cần phải lấy một cách cẩn thận, tránh làm trầy xước, hư hỏng lớp cách điện trên stato b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo các kích thước của roto và lấy kết quả. + Kiểm tra độ rơ của roto. 7. Tháo trục khuỷu: a. Cách tháo lắp: Ở máy nén Mitsubishi L_4920 thì muốn tháo được piston thì ta cần tháo trục cơ trước. Vì đường kính của xylanh thì nhỏ hơn chiều rộng của tay biên nên ta không thể đưa được tay biên cùng piston lên phía trên được mà phải chờ tháo thanh truyền ra mới tiến hành lấy piston ra khỏi máy được. Hình 32 Trục khuỷu. Trục khuỷu có nhiệm vụ chính là truyền chuyển động cho thanh truyền và piston. Trước khi tháo trục khuỷu thì ta tiến hành tháo 2 ty trên mỗi thanh truyền. Ta dùng điếu để vặn. Sau khi vặn 2 ty trên mỗi thanh truyền thì đẩy 2 ty lên để lấy ốp tay biên ra và để đúng vị trí. Đẩy cả thanh truyền cùng với piston lên phía trên, sau đó dùng kiềm tháo khóa chốt trục khuỷu ra và tiến hành lấy trục khuỷu ra một cách nhẹ nhàng tránh làm va chạm và trầy xước trục khuỷu cũng như các bộ phận bên trong máy. Để lắp vào thì ta thực hiện các quá trình ngược lại với khi tháo ra. Chú ý khi lắp vào thì cần phải lau chùi sạch sẽ và nên bôi thêm một lớp vào rồi mới lắp vào. Hình 33: Trục khuỷu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng bộ phận trên trục khuỷu của máy nén. + Kiểm tra độ rơ của trục khuỷu. + Nhận xét về cấu tạo của trục khuỷu. 8. Tháo piston và thanh truyền: a. Cách tháo lắp: Hình 34: Thanh truyền. Sau khi ta đã tiến hành tháo được trục khuỷu thì ta tiến hành tháo và lấy piston ra khỏi thân máy. Khi tháo cần chú ý là nên tháo một cách nhẹ nhàng tránh làm trầy xước piston cũng như xylanh. Việc tháo piston ra khỏi thân máy khá đơn giản, sau khi đã lấy piston ra thì nên để chỗ sạch sẽ và tiến hành tháo rời thanh truyền và piston ra. Dùng kiềm nhọn mở 2 khóa ắc piston, sau đó dùng búa nhựa gõ nhẹ lấy ắc ra khỏi piston. Nhớ đánh dấu vị trí ắc piston trên piston trước khi tháo. Để lắp piston vào lại thì ta thực hiện lại các bước trên nhưng cần chú ý là phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng trước khi lắp vào lại. Khi đưa piston vào xylanh nên cẩn thận không nên làm trầy xước mặt gương của xylanh cũng như của piston. Hình 35: Piston và thanh truyền. Ở máy nén Mitsubishi thì có 2 secmang: 1 secmăng khí và 1 secmăng dầu. Khoá secmăng là khoá vuông + Xecmăng khí: làm kín khe hở giữa thành xilanh với pittông, ngăn chặn không cho khí trong xilanh đi về các te và đầu hút máy nén. + Xecmăng dầu: bôi trơn dầu lên bề mặt xilanh và gạt dầu thừa ra khỏi xilanh về các te. Hình 36: Secmang khí Vì xecmăng là chi tiết dể gãy nên khi thật cần thiết mới tháo và phải dùng kìm chuyên dụng. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Do kích thước của từng chi tiết trên piston, thanh truyền và lấy kết quả đo được. + Tính toán thể tích hút lý thuyết của máy nén. + Kiểm tra đường kính của piston so với xylanh. + Xem xét các secmăng có trên piston và nêu công dụng của từng loại. + Có nhận xét gì về piston của máy nén Mitsubishi? + Kiểm tra và xem xét bề mặt ngoài của piston máy nén. V. Tổng Kết: Như vậy công việc tháo lắp của máy nén Mitsubishi L_4920 đã hoàn tất, trong quá trình tháo lắp thì người học cần chú ý làm đúng các yêu cầu kỹ thuật đã được nêu ra ở từng bộ phận. Trước khi tháo cần chú ý từng vị trí của các chi tiết của một bộ phận được lắp đặt như thế nào để khi lắp vào cho thật chính xác. Sau khi đã tháo xong người học phải dùng cọ lau chùi sạch sẽ từng bộ phận bằng dầu rồi mới lắp vào trở lại. Khi đã lắp máy hoàn tất ta cũng phải vệ sinh thân máy cho sạch sẽ và đưa máy vào vị trí cũ như trước khi tháo lắp. Lau chùi dụng cụ và dọn dẹp xưởng. Bàn giao lại máy và dụng cụ cho người hướng dẫn. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Ở máy nén Mistsubishi L_4920 thì van đẩy và van hút là dạng van gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cụm van này. 2. Nêu cấu tạo và công dụng của cánh vẩy dầu trong máy nén? 3. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén? 4. Ở máy nén Mitsubishi L_4920 thì trên piston có mấy secmăng và công dụng của từng loại. 5. Trình bày đường đi của môi chất trong máy nén? 6. Mức dầu bôi trơn trong máy nén ở vị trí nào của kính xem dầu thì tốt cho máy nén? 7. Nêu vai trò của một số bộ phận chính trong máy nén (piston, xylanh, thanh truyền…)? MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST Bài 6: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN MITSUBISHI FB_2LST (LOẠI CÓ BƠM DẦU) I. Mục Đích_Yêu Cầu: a. Mục đích: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén Mitsubishi FB_2LST. + Trình bày được đặc điểm của máy nén Mitsubishi FB_2LST. + Trình bày được ưu, nhược điểm của dòng máy này. + Nêu được các bộ phận cấu tạo trong máy nén. + Trình bày được được quy trình để tiến hành bảo dưỡng máy. b. Yêu Cầu: - Yêu cầu đối với giáo viên: + Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học. + Tạo được sự hứng thú và hăng say cho người học, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời. - Yêu cầu đối với học sinh: + Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày. + Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh. + Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học. II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: Hình 37: Máy nén. 1. Đặc điểm của máy nén: + Là máy nén nửa kín, một cấp + Sử dụng môi chất Frêon. + Máy nén có 2 piston. + Máy nén có sử dụng bơm dầu ăn khớp trong. + Máy nén được làm mát trực tiếp bằng hơi môi chất. 2. Ưu và nhược điểm của máy nén: Do máy nén Mistubishi FB_2LST là máy nén nửa kín nên nó có những ưu và nhược điểm của dòng máy này là: a. Ưu điểm: + Loại trừ nguy cơ hỏng hóc và sự rò rỉ của cụm bịt kín cổ trục ở máy nén hở. Máy nén gần như kín môi chất lạnh. + Gọn nhẹ hơn diện tích lắp đặt nhỏ hơn máy nén hở. + Không có tổn thất truyền động do trục khuỷu máy nén gắn trực tiếp lên động cơ, tốc độ vòng quay đạt tối đa. b. Nhược điểm: + Chỉ sử dụng được cho những môi lạnh không dẫn điện và ăn mòn đồng như Freon. Không sử dụng được cho amoniac (NH3) vì amoniac (NH3) ăn mòn đồng và dẫn điện. + Khó điều chỉnh năng suất lạnh vì không có puli, chỉ có thể điều chỉnh qua biến tần. + Khó sửa chữa động cơ vì động cơ nằm trong vùng tuần hoàn môi chất. + Mỗi lần động cơ cháy đòi hỏi phải tẩy rữa cẩn thận. + Độ quá nhiệt hơi hút cao vì hơi hút phải làm mát động cơ… III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ. Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ (2-3 người/ 1 lần tháo lắp) để tiến hành tháo lắp. Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo các bước nhỏ sau đây: + Bước 1: Tháo nắp máy nén. + Bước 2: Tháo bộ van đẩy và hút. + Bước 3: Tháo bơm dầu + Bước 4: Tháo nắp máy nén ở 2 đầu máy. + Bước 5: Tháo nắp cácte. + Bước 6: Tháo roto. + Bước 7: Tháo trục khuỷu. + Bước 8: Tháo thanh truyền và piston. Trên đây là 8 bước để tiến hành tháo máy nén Mitsubishi FB_2LST. Sau khi tháo xong thì chúng ta tiến hành dùng dầu nhẹ hoặc xăng để lau chùi sạch sẽ từng chi tiết và thay thế các chi tiết hỏng hóc (nếu cần) trước khi lắp lại. Để tiến hành lắp lại máy thì ta thực hiện ngược lại các bước trên. Sơ đồ về qui trình tháo lắp máy nén: Tháo nắp trên máy nén Tháo bộ van đẩy và hút Tháo bơm dầu Tháo nắp đầu máy nén Tháo roto Tháo trục khuỷu Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc Tháo thanh truyền và piston Máy Nén MITSUBISHI FB_2LST Tháo nắp cacte Lắp nắp trên máy nén Lắp bộ van đẩy và hút Lắp bơm dầu Lắp nắp đầu máy nén Lắp nắp cacte Lắp roto Lắp trục khuỷu Lắp thanh truyền và piston IV. Quan Sát: + Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ. + Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy. + Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát được. Câu Hỏi Ôn Tập 1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén? 2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén nữa kín. 3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén? 4. Hãy nêu nguyên lý hoạt động của máy nén? Bài 7: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST NẮP MÁY NÉN, BỘ VAN HÚT ĐẨY, BƠM DẦU. I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. + Xác định được nguyên lý hoạt động của bơm dầu. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo nắp trên máy nén: a. Cách tháo lắp: Nắp trên máy của máy nén Mitsubishi FB_2LST thì được cố định vào thân máy bằng 10 bulong, để tháo nắp ta dùng clê để mở các bulông (nên sử dụng clê có đầu vòng để vặn). Khi vặn ta cũng nên vặn đối xứng các bulong với nhau, sau khi vặn hết 10 bulong thì ta dùng tay nhắc nắp máy lên một cách nhẹ nhàng tránh làm rách hoặc gãy ron đệm kín. Trên nắp trên của máy nén thì được chia làm 2 khoang một khoang là khoang hút, còn khoang còn lại là khoang đẩy. Trên nắp máy cũng có nơi để lấy tín hiệu áp suất đầu đẩy. Sau khi đã tháo nắp máy xong ta tiến hành lau chùi sạch sẽ bằng dầu nhẹ hoặc xăng trước khi tiến hành lắp vào. Để lắp vào thì ta đặt ron đệm kín lên và chỉnh sửa cho đúng vị trí, sau đó ta tiến hành đặt nắp máy lên và vặn các bulong lại. Khi vặn các bulong nên chú ý vặn đối xứng và chỉ nên vặn vừa sức nhưng phải đảm bảo kín. Chú ý: Không dùng vít dẹp để cạy nắp máy ra khỏi máy để tránh làm hư roăng. Hình 38: Nắp máy nén. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước tại từng vị trí trên nắp máy và lấy số liệu. + Kiểm tra độ kín của ron đệm kín giữa nắp máy và thân máy. + Có nhận xét gì về bề rộng của phần cao áp và thấp áp trên máy nắp máy… 2. Tháo bộ van hút và đẩy: a. Cách tháo lắp: Sau khi ta đã tiến hành tháo nắp máy xuống thì ta tháo tiếp cụm van đẩy và hút. Cụm van đẩy thì được đặt trên thân máy ta chỉ cần dùng tay là lấy được cụm van đẩy xuống. Khi đã lấy cụm van đẩy xuống ta tiến hành dùng lục giá để tháo van đẩy ra khỏi cụm đế van. Chú ý là nên nhớ đúng vị trí của 2 van đẩy để khi lắp lại cho chính xác. Khi tháo cụm van đẩy ra khỏi đế van thì ta dùng khoá tháo lá van đẩy ra. Nên đánh dấu của từng lá van của cụm van đẩy. Lá van hút thì được đặt ngay trên đỉnh xylanh, lá van hút thì được cố định bằng chốt định vị ta chỉ việc dùng tay là có thể lấy được lá van hút xuống. Chú ý khi lấy xuống nên đánh dấu vị trí để khi lắp lại cho đúng. Hình 39: Cụm van hút và đẩy. Nguyên lý hoat động van đẩy: Khi piston đi lên áp suất trong xy lanh tăng lên đến khi áp suất trong xy lanh lớn hơn áp suất trên khoang đẩy thì lá van đẩy sẽ mở ra lúc này hơi quá nhiệt sẽ đi qua lổ van đẩy vào khoang đẩy. Khi piston lên điểm chết trên thì lượng hơi quá nhiệt trong xy lanh đã được đẩy vào khoang đẩy. Khi piston bắt đầu đi xuống do áp suất trên khoang đẩy lớn hơn áp suất trong xy lanh nên lá van đẩy đóng lại ngăn cách khoang đẩy với xylanh. Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì cụm van đẩy là dạng van đĩa, nó cũng có cấu tạo giống như các dạng van đĩa thông thường bao gồm 4 bộ phận chính: Hình 40: Cụm van đẩy. + Đế van. + Lò xo ( ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì lò xo dạng lò xo lá) + Lá van đĩa. + Bulong cố định. * Cần chú ý trong quá trình tháo lắp không được tác động lực mạnh lên lá van tránh biến dạng, khi lấy ra cần để nơi an toàn tránh dính đất cát trên lá van. Khi lắp đặt cần chú ý phải lắp đặt đúng bề mặt của lá van tránh lắp sai vị trí. Khi lắp lá van đẩy cần óc được xiết chặt tay. Hình 41: Cụm van đẩy. Nguyên lý hoạt động của lá van hút: Khi piston ở điểm chết trên bắt đầu quá trình đi xuống thì áp suất trong khoang xy lanh nhỏ hơn áp suất trên khoang hút nên lá van hút đi xuống mở thông lổ van hút với xy-lanh, đồng thời áp suất trên khoang đẩy lớn hơn áp suất trong xy-lanh lá van đẩy đóng kín lại ngăn cách khoang đẩy với xy-lanh. Hơi bảo hòa khô từ khoang hút sẽ đi xuống và vào xy-lanh cho đến khi piston đến điểm chết dưới, khi piston ở điểm chết dưới bắt đầu đi lên bắt đầu quá trình nén thì khi này áp suất tromg xy lanh lớn hơn áp suất trong khoang hút, dưới tác động của áp suất trong xy lanh thì lá van hút sẽ đóng lổ van hút lại kết thúc quá trình hút. Hình 42: Lá van hút. Cần chú ý trong quá trình tháo lắp không được tác động lực mạnh lên lá van tránh biến dạng, khi lấy ra cần để nơi an toàn tránh dính đất cát trên lá van. Khi lắp đặt cần chú ý phải lắp đặt đúng bề mặt của lá van tránh lắp sai vị trí. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của từng bộ phận trên cụm van đẩy và van hút, lấy kết quả đo được. + Có nhận xét gì về lò xo ở cụm van đẩy của máy nén Mitsubishi FB_2LST so với các máy nén khác. + Kiểm tra độ kín của lá van đĩa trên cụm van đẩy ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Nhận xét về cụm van đĩa trên máy nén Mitsubishi FB_2LST. 3. Tháo bơm dầu: a. Cách tháo lắp: Bơm dầu của máy nén thì được lắp trên nắp ụ trục chính, để tháo bơm dầu thì ta cần tháo nắp ụ trụ chính của máy xuống. Nắp của ụ trục chính thì được cố định vào thân máy bằng 12 bulong, ta dùng khoá vặn 12 bulong ra (nên dùng khoá có đầu vòng để vặn, và cũng nên vặn đối xứng các bulong với nhau). Sau khi đã vặn hết 12 bulong ra thì ta tiến hành dùng cảo để cảo nắp ụ trục chính ra, không được dùng các vật dẹp như tuavít để nạy ụ trục ra vì như thế có thể làm rách roăng đệm kín, sau đó dùng tay đỡ nắp ụ trục chính để xuống chỗ sạch sẽ. Trên nắp ụ trục chính còn có van xả dầu. Van xả dầu có tác dụng xả dầu thừa trong ổ đỡ về carte của máy nén, nguyên lý hoạt động khí áp suất dầu trong ổ đỡ cao hơn áp suất qui định, nên đẩy lò xo làm cửa van xả dầu mở ra, xả dầu ra. Hình 43: Bơm dầu. Sau khi đã tháo được nắp ụ trục chính xuống ta tiến hành tháo bơm dầu, bơm dầu thì được lắp trên nắp ụ trục chính bằng 8 bulông, ta dùng clê vặn 8 bulong này ra thì thấy được bơm dầu. Dùng tay ấn vào phía trong của ụ trục chính (phía trong ổ đỡ) để lấy toàn bộ bơm dầu ra. Khi lấy bơm dầu ra thì nên để chổ sạch sẽ không cho dính đất, cát… Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì sử dụng bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp trong, cấu tạo của bơm dầu gom 3 bộ phận chính: + Bánh răng chủ động. + Bánh răng bị động. + Nắp che kín bánh răng có rãnh định hướng. Nguyên lý hoạt động: Khi bánh răng chủ động quay (nhận chuyển động quay từ trục cơ) thì dầu sẽ được hút và ép từ khoang hút sang khoang đẩy trên nắp che kín có hai rãnh đinh hướng để dầu vào và ra bơm dầu. Dầu sẽ được bơm vào trục cơ . Khi tháo lắp chú ý không đặt sai vị trí của nắp bơm dầu vì như vậy sẽ sai vị trí đường dầu dẫn đến bơm dầu không làm việc có thể làm hư hỏng máy Để tiến hành lắp đặt lại thì ta thực hiện các tháo tác ngược lại với khi tháo. Chú ý khi lắp vào phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng, và tha thêm một lớp dầu bôi trơn trước khi lắp vào lại. Khi siết các bulong nên siết vừa sức và phải đảm bảo là tuyệt đối kín. Hình 44: Bánh răng của bơm dầu. Dầu trước khi được bơm hút vào thì cũng qua phin lọc dầu rồi mới được bơm đưa vào trục khuỷu. Hình 45: Phin lọc dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành lấy kích thước từng chi tiết trên bơm dầu và nắp ụ trục chính, lấy kết quả đo được. + So sánh sự khác biệt giữa bơm dầu loại bánh răng ăn khớp trong và bơm dầu loại bánh răng ăn khớp ngoài. Ưu nhược điểm của 2 loại này. + Có nhận xét gì về bơm dầu của máy nén này. + Mô phỏng lại hoạt động của bơm dầu khi máy nén hoạt động. + Kiểm tra lọc dầu. 4. Tháo nắp máy ở đầu máy: a. Cách tháo lắp: Nắp máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 38 bulong, để tháo nắp máy ra ta dùng khoá vặn 38 bulong này ra nên sử dụng khoá có đầu vòng để vặn. Khi tháo nên chú ý là để ý roăng đệm kín giữa nắp máy và thân máy không nên để roăng bị rách hoặc trầy xước. Có tác dụng giữa kín thân máy và được gắn thêm ống hút hơi bảo hoà khô từ dàn bay hơi về. Sau khi tháo xong ta tiến hành lau chùi sạch sẽ, nên để nắp nơi sạch sẽ tránh dính bẩn. Để lắp vào thì ta thực hiện các thao tác ngược lại so với khi tháo. Hình 46: Nắp máy. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng vị trí trên nắp máy và lấy kết quả đo được. + Kiểm tra độ kín giữa nắp và máy. + Kiểm tra roăng đệm kín. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Ở máy nén Mistsubishi FB_2LST thì van đẩy và van hút là dạng van gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cụm van này. 2. Nêu cấu tạo và công dụng của bơm dầu trong máy nén? 3. Trình bày đường đi của dầu bôi trơn trong máy nén? 4. Nêu cách tháo lắp bơm dầu của máy nén? Bài 8: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH MITSUBISHI FB_2LST NẮP CÁCTE, ROTO, TRỤC CƠ, THANH TRUYỀN VÀ PISTON I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo nắp cácte: a. Cách tháo lắp: Do nắp cácte nằm ở phía dưới cùng của máy nên để mở được nắp cácte thì ta cần phải lật máy xuống. Trước khi lật thì ta dùng gỗ kê sẵn sau đó lật máy nằm ngang xuống. Nắp cácte thì được cố định vào thân máy bằng 14 bulong, ta dùng khoá vặn các bulong này ra (nên dùng khoá có đầu vòng) và tháo được nắp cácte. Tránh làm rách hoặc gãy miếng ron đệm kín giữa nắp cácte máy và thân máy. Để nắp cácte xuống chỗ sạch sẽ dùng dầu hoặc xăng lau sạch sẽ trước lắp vào lại. Để lắp vào lại thì ta thực hiện lại các thao tác như trước khi tháo ra. Hình 47: Nắp cácte. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng vị trí trí trên nắp cácte và lấy kết quả. + Kiểm tra độ kín của roăng đệm kín (xem xét roăng có bị rách hay gãy hay không). 2. Tháo roto: a. Cách tháo lắp: Stato sẽ tạo từ trường quay rôto, còn rôto của máy thì được cố định vào trục khuỷu của máy bằng một bulong. Vì vậy khi roto quay thì trục cơ cũng quay theo, để tháo được trục khuỷu thì ta cần phải tháo roto trước. Ta dùng khóa vặn bulong siết rôto ra, khi vặn ta nên cố định trục khuỷu lại. Sau khi đã tháo được bulong ta có thể lấy được rôto ra. Hình 48: Roto. Khi lấy rôto cần phải lấy một cách cẩn thận, tránh làm trầy xước, hư hỏng lớp cách điện trên stato. Để lắp vào lại thì ta thực hiên lại các bước trên. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo các kích thước của roto và lấy kết quả. + Kiểm tra độ rơ của roto. 3. Tháo trục khuỷu: a. Cách tháo lắp: Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST muốn tháo được piston thì ta cần tháo trục cơ trước. Vì đường kính của xylanh thì nhỏ hơn chiều rộng của tay biên nên ta không thể đưa được tay biên cùng piston lên phía trên được mà phải chờ tháo thanh truyền ra mới tiến hành lấy piston ra khỏi máy được. Hình 49: Trục khuỷu. Trục khuỷu có nhiệm vụ chính là truyền chuyển động cho thanh truyền và piston. Trước khi tháo trục khuỷu thì ta tiến hành tháo 2 ty trên mỗi thanh truyền. Ta dùng điếu để vặn. Sau khi vặn 2 ty trên mỗi thanh truyền thì đẩy 2 ty lên để lấy ốp tay biên ra và để đúng vị trí. Đẩy cả thanh truyền cùng với piston lên phía trên, sau đó dùng kiềm tháo khóa chốt trục khuỷu ra và tiến hành lấy trục khuỷu ra một cách nhẹ nhàng tránh làm va chạm và trầy xước trục khuỷu cũng như các bộ phận bên trong máy. Để lắp vào thì ta thực hiện các quá trình ngược lại với khi tháo ra. Chú ý khi lắp vào thì cần phải lau chùi sạch sẽ và nên bôi thêm một lớp vào rồi mới lắp vào. Hình 50: Trục khuỷu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng bộ phận trên trục khuỷu của máy nén. + Kiểm tra độ rơ của trục khuỷu. + Nhận xét về cấu tạo của trục khuỷu. + Kiểm tra đường dầu trong trục khuỷu. 8. Tháo piston và thanh truyền: a. Cách tháo lắp: Sau khi ta đã tiến hành tháo được trục khuỷu thì ta tiến hành tháo và lấy piston ra khỏi thân máy. Khi tháo cần chú ý là nên tháo một cách nhẹ nhàng tránh làm trầy xước piston cũng như xylanh. Việc tháo piston ra khỏi thân máy khá đơn giản, sau khi đã lấy piston ra thì nên để chỗ sạch sẽ và tiến hành tháo rời thanh truyền và piston ra. Hình 51: Thanh truyền và piston. Dùng kiềm nhọn mở 2 khóa ắc piston, sau đó dùng búa nhựa gõ nhẹ lấy ắc ra khỏi piston. Nhớ đánh dấu vị trí ắc piston trên piston trước khi tháo. Để lắp piston vào lại thì ta thực hiện lại các bước trên nhưng cần chú ý là phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng trước khi lắp vào lại. Khi đưa piston vào xylanh nên cẩn thận không nên làm trầy xước mặt gương của xylanh cũng như của piston. Hình 52: Thanh truyền và piston sau khi tháo. Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì có 2 secmang: 1 secmăng khí và 1 secmăng dầu. Khoá secmăng là khoá vuông + Xecmăng khí: làm kín khe hở giữa thành xilanh với pittông, ngăn chặn không cho khí trong xilanh đi về các te và đầu hút máy nén. + Xecmăng dầu: bôi trơn dầu lên bề mặt xilanh và gạt dầu thừa ra khỏi xilanh về các te. Hình 53: Secmang khí. Vì xecmăng là chi tiết dể gãy nên khi thật cần thiết mới tháo và phải dùng kìm chuyên dụng. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Do kích thước của từng chi tiết trên piston, thanh truyền và lấy kết quả đo được. + Tính toán thể tích hút lý thuyết của máy nén. + Kiểm tra đường kính của piston so với xylanh. + Xem xét các secmăng có trên piston và nêu công dụng của từng loại. + Có nhận xét gì về piston của máy nén Mitsubishi? + Kiểm tra và xem xét bề mặt ngoài của piston máy nén. V. Tổng Kết: Như vậy công việc tháo lắp của máy nén Mitsubishi FB_2LST đã hoàn tất, trong quá trình tháo lắp thì người học cần chú ý làm đúng các yêu cầu kỹ thuật đã được nêu ra ở từng bộ phận. Trước khi tháo cần chú ý từng vị trí của các chi tiết của một bộ phận được lắp đặt như thế nào để khi lắp vào cho thật chính xác. Sau khi đã tháo xong người học phải dùng cọ lau chùi sạch sẽ từng bộ phận bằng dầu rồi mới lắp vào trở lại. Khi đã lắp máy hoàn tất ta cũng phải vệ sinh thân máy cho sạch sẽ và đưa máy vào vị trí cũ như trước khi tháo lắp. Lau chùi dụng cụ và dọn dẹp xưởng. Bàn giao lại máy và dụng cụ cho người hướng dẫn. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén? 2. Ở máy nén Mitsubishi FB_2LST thì trên piston có mấy secmăng và công dụng của từng loại. 3. Trình bày đường đi của môi chất trong máy nén? 4. Trình bày đường dầu bôi trơn trong trục khuỷu? 5. Mức dầu bôi trơn trong máy nén ở vị trí nào của kính xem dầu thì tốt cho máy nén? 6. Nêu vai trò của một số bộ phận chính trong máy nén (piston, xylanh, thanh truyền…)? MÁY NÉN LẠNH CARRIER Bài 9: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN CARRIER. I. Mục Đích_Yêu Cầu: a. Mục đích: Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén Carrier. + Trình bày được đặc điểm của máy nén Carrier. + Trình bày được ưu, nhược điểm của dòng máy này. + Nêu được các bộ phận cấu tạo trong máy nén. + Trình bày được được quy trình để tiến hành bảo dưỡng máy. b. Yêu Cầu: - Yêu cầu đối với giáo viên: + Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học. + Tạo được sự hứng thú và hăng say cho người học, đặt các câu hỏi cho học sinh trả lời. - Yêu cầu đối với học sinh: + Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày. + Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh. + Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học. II. Giới Thiệu Sơ Lược Về Máy Nén: 1. Đặc điểm của máy nén: Hình 54: Máy nén Carrier. + Là máy nén 2 cấp nửa kín ngược dòng. + Sử dụng môi chất Frêon. + Máy nén có 6 piston (4 piston tầm thấp và 2 piston tầm cao). + Máy nén có sử dụng bơm dầu, bơm dầu là bơm li tâm. + Máy nén được làm mát trực tiếp bằng hơi môi chất. 2. Ưu và nhược điểm của máy nén: Do máy nén Carrier là máy nén nửa kín nên nó có những ưu và nhược điểm của dòng máy này là: a. Ưu điểm: + Loại trừ nguy cơ hỏng hóc và sự rò rỉ của cụm bịt kín cổ trục ở máy nén hở. Máy nén gần như kín môi chất lạnh. + Gọn nhẹ hơn diện tích lắp đặt nhỏ hơn máy nén hở. + Không có tổn thất truyền động do trục khuỷu máy nén gắn trực tiếp lên động cơ, tốc độ vòng quay đạt tối đa. b. Nhược điểm: + Chỉ sử dụng được cho những môi lạnh không dẫn điện và ăn mòn đồng như Freon. Không sử dụng được cho amoniac (NH3) vì amoniac (NH3) ăn mòn đồng và dẫn điện. + Khó điều chỉnh năng suất lạnh vì không có puli, chỉ có thể điều chỉnh qua biến tần. + Khó sửa chữa động cơ vì động cơ nằm trong vùng tuần hoàn môi chất. + Mỗi lần động cơ cháy đòi hỏi phải tẩy rữa cẩn thận. + Độ quá nhiệt hơi hút cao vì hơi hút phải làm mát động cơ… III. Quy Trình Tháo Và Lắp Máy Nén: Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáo viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ. Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ (2-3 người/ 1 lần tháo lắp) để tiến hành tháo lắp. Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo các bước nhỏ sau đây: + Bước 1: Tháo ống hút môi chất ở tầm hút một và tầm hút 2. + Bước 2: Tháo nắp máy nén. + Bước 3: Tháo bộ van đẩy và hút. + Bước 4: Tháo nắp máy nén ở 2 đầu máy. + Bước 5: Tháo nắp cácte. + Bước 6: Tháo roto. + Bước 7: Tháo trục khuỷu. + Bước 8: Tháo thanh truyền và piston. Trên đây là 8 bước để tiến hành tháo máy nén Carrier. Sau khi tháo xong thì chúng ta tiến hành dùng dầu nhẹ hoặc xăng để lau chùi sạch sẽ từng chi tiết và thay thế các chi tiết hỏng hóc (nếu cần) trước khi lắp lại. Để tiến hành lắp lại máy thì ta thực hiện ngược lại các bước trên. Sơ đồ về qui trình tháo lắp máy nén: Tháo các ống hút ở 2 tầm Tháo nắp trên máy nén Tháo bộ van đẩy và hút Tháo bơm dầu Tháo nắp cacte Tháo roto Tháo trục khuỷu Máy Nén CARRIER Tháo nắp đầu máy nén Lắp các ống hút ở 2 tầm Lắp nắp trên máy nén Lắp bộ van đẩy và hút Tháo bơm dầu Lắp nắp đầu máy nén Lắp nắp cacte Tháo roto Lắp trục khuỷu Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc Tháo thanh truyền và piston Lắp thanh truyền và piston IV. Quan Sát: + Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ. + Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy. + Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát được. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén? 2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén nữa kín. 3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén? 4. Hãy nêu nguyên lý hoạt động của máy nén? Bài 10: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH CARRIER ỐNG HÚT, NẮP TRÊN MÁY NÉN, BỘ VAN HÚT ĐẨY, BƠM DẦU. I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. + Xác định được nguyên lý hoạt động của bơm dầu. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo ống hút ở 2 tầm: a. Cách tháo lắp: + Tháo ống hút ở tầm thấp áp: Hình 54: Ống hút tầm thấp áp. Để tháo được nắp trên phần thấp áp của máy nén ra thì trước tiên ta cần phải tháo bộ góp ống hút hơi thấp áp. Ống hút hơi thấp áp có nhiệm vụ nhận hơi từ giàn bay hơi tới và đưa vào khoan hút. Bộ góp ống hút thì được cố định vào 2 đầu của nắp máy nén bằng 4 bulong, ta dùng clê vặn 4 bulông này ra thì có thể tháo được bộ góp ống hút ra. Khi vặn chú ý nên vặn đối xứng với nhau và nên dùng tay đỡ bộ ống góp tránh để rớt, sau khi lấy xuống cần tiến hành lau chùi và để nơi sạch sẽ trước khi lắp vào. + Tháo ống hút tầm cao: Bộ góp ống hút tầm cao thì được cố định vào 2 đầu của nắp máy nén tầm thấp và đầu của nắp máy nén (đầu phía roto), để tháo được bộ ống góp tầm cao này thì ta tiến hành tháo lần lượt 6 bulong ra, chú ý khi tháo cũng cần nên tháo đối xứng từng đôi bulông một. Bộ góp ống hút tầm cao có nhiệm vụ dẫn hơi trung áp sau khi đã được nén ở tầm thấp áp đến khoang hút của tầm cao áp. Trên đường ống hút tầm cao có lỗ để lấy tín hiệu áp suất và một nhánh ống để nhận một phần hơi từ bình trung gian tới. Sau khi đã tháo rời các bulong ta tiến hành để bộ ống góp nơi sạch sẽ và lau chùi cẩn thận trước khi lắp vào lại. Để tiến hành lắp vào lại thì ta thực hiện ngược lại các bước trên. Hình 55: Ống hút tầm cao b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của 2 bộ ống góp và lấy số liệu đo được. + Kiểm tra các roăng đệm kín giữa các chỗ đệm kín (giữa ống và nắp máy). + Kiểm tra các bulông, nếu có hư hỏng tiến hành thay thê. 2. Tháo nắp trên của máy: a. Cách tháo lắp: Hình 56: Nắp máy nén. Nắp trên của máy nén Carrier thì được chia ra là: nắp máy phần thấp áp và nắp máy phần cao áp. Phần thấp áp thì có 2 nắp máy, phần cao áp thì có 1 nắp máy. Trên mỗi nắp máy đều có vị trí để lấy tín hiệu áp suất (tín hiệu điều khiển) Nắp trên của máy nén thì được cố định vào thân máy bằng 8 bulong, ta dùng clê tháo 8 bulong này ra. Chú ý nên vặn các bulong đối xứng với nhau và để ý roăng đệm kín giữa nắp máy và thân máy, tránh làm trầy xước hoặc rách, gãy các roăng này. Trên mỗi nắp máy thì được chia làm 2 khoang: + Khoang hút. + Khoang đẩy. Ở phần nắp thấp áp thì trên nắp có 2 lỗ để nối với ống hút thấp áp và ống đẩy thấp áp, ở nắp cao áp thì chỉ có 1 lỗ để nối với đường ống đẩy cao áp. Hình 57: Nắp máy nén tầm thấp và tầm cao áp. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Sử dụng cụ tiến hành đo đạc các kích thước trên nắp máy và lấy số liệu. + Kiểm tra độ kín của roăng đệm kín giữa nắp máy và thân máy. + Có nhận xét gì về bề rộng của khoang hút và khoang đẩy trên máy nắp máy… 3. Tháo bộ van đẩy và hút: a. Cách tháo lắp: Sau khi ta đã tiến hành tháo nắp máy xuống thì ta tháo tiếp cụm van đẩy và hút. Cụm van đẩy thì được đặt trên thân máy ta chỉ cần dùng tay là lấy được cụm van đẩy xuống. Khi đã lấy cụm van đẩy xuống ta tiến hành dùng clê để tháo van đẩy ra khỏi cụm đế van. Chú ý là nên nhớ đúng vị trí của 2 van đẩy để khi lắp lại cho chính xác. Hình 58: Cụm đế van. Lá van hút thì được đặt ngay trên đỉnh xylanh, lá van hút thì được cố định bằng chốt định vị ta chỉ việc dùng tay là có thể lấy được lá van hút xuống. Chú ý khi lấy xuống nên đánh dấu vị trí để khi lắp lại cho đúng. Hình 59: Lá van đẩy. + Lá van đẩy thì được cố định vào đế van bằng 2 bulong, ta chỉ dùng clê thì có thể tháo được 2 lá van đẩy ra. Trên lá van đẩy có các cử để cố định lá van đẩy tránh cho các lá van đẩy bị cong vênh. + Lá van hút thì được giữ trên đĩa van bằng 2 chốt định vị, ta chỉ cần dùng tay là có thể lấy các lá van ra. Hình 60: Lá van hút. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước của từng bộ phận trên cụm van, lá van hút, lá van đẩy và lấy kết quả đo được. + Kiểm tra độ kín của lá van trên cụm van đẩy ( xem xét lá van có bị cong vênh, có bị móp, có khít với đế van hay không?) + Nhận xét về cụm van lá trên máy nén Carrier. + Kiểm tra roăng đệm trên giữa cụm van và thân máy. 4. Tháo bơm dầu: a. Cách tháo lắp: Bơm dầu của máy nén Carrier thì được lắp trên nắp ụ trục chính, để tháo bơm dầu thì ta cần tháo nắp ụ trụ chính của máy xuống. Nắp của ụ trục chính thì được cố định vào thân máy bằng 8 bulong, ta dùng khoá vặn 8 bulong ra (nên dùng khoá có đầu vòng để vặn, và cũng nên vặn đối xứng các bulong với nhau). Sau khi đã vặn hết 8 bulong ra thì ta tiến hành tháo nắp ụ trục chính ra, không được dùng các vật dẹp như tuavít để nạy ụ trục ra vì như thế có thể làm rách roăng đệm kín, sau đó dùng tay đỡ nắp ụ trục chính để xuống chỗ sạch sẽ. Hình 61: Bơm dầu. Sau khi đã tháo được nắp ụ trục chính xuống ta tiến hành tháo bơm dầu, nắp bơm dầu thì được lắp trên nắp ụ trục chính bằng 4 bulông, ta dùng clê vặn 4 bulong này ra thì thấy được bơm dầu. Bơm dầu của máy nén Carrier là loại bơm ly tâm. Khi quay tạo áp suất chân không, dầu được hút vào và đi qua khoang chứa trong bơm dầu. Khi áp suất trong khoang chứa đủ lớn để nâng nắp chặn lên và dầu đi vào trong trục khuỷu đến các bộ phận bôi trơn các chi tiết máy nén. Hình 62: Bơm dầu. Dầu trước khi được hút vào bơm dầu thì phải qua bộ lọc dầu rồi mới tới bơm để đưa dầu vào trục cơ. Nhiệm vụ của bơm dầu là lọc các chất cặn bã có trong dầu. Để tiến hành lắp đặt lại thì ta thực hiện các tháo tác ngược lại với khi tháo. Chú ý khi lắp vào phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng, và tha thêm một lớp dầu bôi trơn trước khi lắp vào lại. Khi siết các bulong nên siết vừa sức và phải đảm bảo là tuyệt đối kín. Hình 63: Bộ lọc dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành lấy kích thước từng chi tiết trên bơm dầu và nắp ụ trục chính, lấy kết quả đo được. + Có nhận xét gì về bơm dầu của máy nén này. + Mô phỏng lại hoạt động của bơm dầu khi máy nén hoạt động. + Kiểm tra lọc dầu. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày đường đi của môi chất trong máy nén 2. Ở máy nén Carrier thì van đẩy và van hút là dạng van gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cụm van này? 3. Nêu cấu tạo và công dụng của bơm dầu trong máy nén? 4. Trình bày đường đi của dầu bôi trơn trong máy nén? Bài 11: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN LẠNH CARRIER NẮP MÁY NÉN, NẮP CÁCTE, ROTO, TRỤC CƠ, PISTON VÀ THANH TRUYỀN. I. Mục Đích-Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho người học sau khi học xong có khả năng: + Nắm được nguyên lý hoạt động của máy nén. + Trình bày được công dụng cũng như cấu tạo của từng bộ phận trong máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất + Chuẩn đoán và khắc phục được các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. + Xác định được nguyên lý hoạt động của bơm dầu. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở từng chi tiết. Không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp (clê không khích với các bulông, sử dụng kiềm để mở bulông…) để mở các bộ phận trên máy ra. + Trước khi lắp, chùi sạch các chi tiết máy bằng hơi nén, miếng xốp hay bằng 1 miếng vải sạch. Không dùng giẻ lau vì những sơ vải có thể làm nghẽn ống dầu. + Khi lắp miếng đệm nên qúet dầu máy lạnh có trộn bột than ( graphite) hay 1 lớp “packing” không khô lên 1 mặt để lần tới dễ tháo ra. + Việc tháo lắp đòi hỏi thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết sau khi được tháo ra phải được lao chùi sạch sẽ bằng dầu nhẹ hoặc xăng trước khi lắp vào trở lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để theo đúng thứ. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong máy phải được lao sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thận, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiếc. + Khi tháo các chi tiết có khối lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp và Bảo Dưỡng: 1. Tháo nắp máy nén: a. Cách tháo lắp: Nắp máy nén (phía roto) thì được cố định vào thân máy bằng 18 bulong, để tháo nắp máy ra ta dùng khoá vặn 18 bulong này ra nên sử dụng khoá có đầu vòng để vặn và vặn các bulong đối xứng với nhau. Khi tháo nên chú ý là để ý roăng đệm kín giữa nắp máy và thân máy không nên để roăng bị rách hoặc trầy xước. Có tác dụng giữa kín thân máy và được gắn thêm ống hút hơi trung áp từ đầu nén thấp áp tới. Và có thêm bộ phận lọc được gắn trên nắp máy bằng các đai ốc Sau khi tháo xong ta tiến hành lau chùi sạch sẽ, nên để nắp nơi sạch sẽ tránh dính bẩn. Để lắp vào thì ta thực hiện các thao tác ngược lại so với khi tháo. Hình 64: Nắp máy nén. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng vị trí trên nắp máy và lấy kết quả đo được. + Kiểm tra độ kín giữa nắp và máy. + Kiểm tra roăng đệm kín giữa nắp và thân máy. + Kiểm tra bộ phận lọc trên nắp máy. 2. Tháo nắp cácte: a. Cách tháo lắp: Do nắp cácte của máy nằm ở phía dưới cùng của máy nên để mở được nắp cácte thì ta cần phải lật máy xuống. Trước khi lật thì ta dùng gỗ kê sẵn sau đó lật máy nằm ngang xuống. Nắp cácte thì được cố định vào thân máy bằng 14 bulong, ta dùng khoá vặn các bulong này ra (nên dùng khoá có đầu vòng và vặn các bulong đối xứng với nhau) và tháo được nắp cácte. Tránh làm rách hoặc gãy miếng ron đệm kín giữa nắp cácte máy và thân máy. Để nắp cácte xuống chỗ sạch sẽ dùng dầu hoặc xăng lau sạch sẽ trước lắp vào lại. Để lắp vào lại thì ta thực hiện lại các thao tác như trước khi tháo ra. Hình 65: Nắp Cacte. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng vị trí trí trên nắp cácte và lấy kết quả. + Kiểm tra độ kín của roăng đệm kín (xem xét roăng có bị rách hay gãy hay không)… 3. Tháo roto: a. Cách tháo lắp: Stato sẽ tạo từ trường quay rôto, còn rôto của máy thì được cố định vào trục khuỷu của máy bằng một bulong. Vì vậy khi roto quay thì trục cơ cũng quay theo, để tháo được trục khuỷu thì ta cần phải tháo roto trước. Ta dùng tay vặn bulong siết rôto ra (trên bulông cố định của máy nén Carrier này thì có thêm ống để ta có thể dùng tay vặn ra), khi vặn ta nên cố định trục khuỷu lại. Sau khi đã tháo được bulong ta có thể lấy được rôto ra. Rotor và stato được làm mát nhờ hơi quá nhiệt trung áp hoà trộn với hơi môi chất từ bình trung vào đầu hút tầm cao Khi lấy rôto cần phải lấy một cách cẩn thận, tránh làm trầy xước, hư hỏng lớp cách điện trên stato. Để lắp vào lại thì ta thực hiên lại các bước trên. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo các kích thước của roto và lấy kết quả. Hình 66: Roto + Kiểm tra độ rơ của roto. 4. Tháo trục khuỷu: a. Cách tháo lắp: Ở máy nén Carrier muốn tháo được piston thì ta cũng cần phải tháo trục cơ trước. Vì đường kính của xylanh thì nhỏ hơn chiều rộng của tay biên nên ta không thể đưa được tay biên cùng piston lên phía trên được mà phải chờ tháo thanh truyền ra mới tiến hành lấy piston ra khỏi máy được.Trục khuỷu có nhiệm vụ chính là truyền chuyển động cho thanh truyền và piston. Hình 67: Trục khuỷu. Trước khi tháo trục khuỷu thì ta tiến hành tháo 2 ty trên mỗi thanh truyền. Ta dùng điếu để vặn. Sau khi vặn 2 ty trên mỗi thanh truyền thì đẩy 2 ty lên để lấy ốp tay biên ra và để đúng vị trí. Đẩy cả thanh truyền cùng với piston lên phía trên, sau đó dùng kiềm tháo khóa chốt trục khuỷu ra và tiến hành lấy trục khuỷu ra một cách nhẹ nhàng tránh làm va chạm và trầy xước trục khuỷu cũng như các bộ phận bên trong máy. Để lắp vào thì ta thực hiện các quá trình ngược lại với khi tháo ra. Chú ý khi lắp vào thì cần phải lau chùi sạch sẽ và nên bôi thêm một lớp vào rồi mới lắp vào. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo kích thước từng bộ phận trên trục khuỷu của máy nén. + Kiểm tra độ rơ của trục khuỷu. + Nhận xét về cấu tạo của trục khuỷu. + Kiểm tra đường dầu trong trục khuỷu. 5. Tháo piston và thanh truyền: a. Cách tháo lắp: Sau khi ta đã tiến hành tháo được trục khuỷu thì ta tiến hành tháo và lấy piston ra khỏi thân máy. Khi tháo cần chú ý là nên tháo một cách nhẹ nhàng tránh làm trầy xước piston cũng như xylanh. Việc tháo piston ra khỏi thân máy khá đơn giản, sau khi đã lấy piston ra thì nên để chỗ sạch sẽ và tiến hành tháo rời thanh truyền và piston ra. Hình 68: Thanh truyền và piston. Dùng kiềm nhọn mở 2 khóa ắc piston, sau đó dùng búa nhựa gõ nhẹ lấy ắc ra khỏi piston. Nhớ đánh dấu vị trí ắc piston trên piston trước khi tháo. Để lắp piston vào lại thì ta thực hiện ngược lại với các bước trên nhưng cần chú ý là phải lau chùi sạch sẽ bằng dầu chuyên dụng trước khi lắp vào lại. Khi đưa piston vào xylanh nên cẩn thận không nên làm trầy xước mặt gương của xylanh cũng như của piston. Ở máy máy nén Carrier thì chỉ có 1 secmăng khí và không có secmăng dầu. Khoá secmăng là khoá vuông + Xecmăng khí: làm kín khe hở giữa thành xilanh với pittông, ngăn chặn không cho khí trong xilanh đi về các te và đầu hút máy nén. Vì xecmăng là chi tiết dể gãy nên khi thật cần thiết mới tháo và phải dùng kìm chuyên dụng. Hình 69: Secmang khí. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Do kích thước của từng chi tiết trên piston, thanh truyền và lấy kết quả đo được. + Tính toán thể tích hút lý thuyết của máy nén. + Kiểm tra đường kính của piston so với xylanh. + Xem xét secmăng trên piston và nêu công dụng secmang này. + Có nhận xét gì về piston của máy nén Mitsubishi? + Kiểm tra và xem xét bề mặt ngoài của piston máy nén. V. Tổng Kết: Như vậy công việc tháo lắp của máy nén Carrier đã hoàn tất, trong quá trình tháo lắp thì người học cần chú ý làm đúng các yêu cầu kỹ thuật đã được nêu ra ở từng bộ phận. Trước khi tháo cần chú ý từng vị trí của các chi tiết của một bộ phận được lắp đặt như thế nào để khi lắp vào cho thật chính xác. Sau khi đã tháo xong người học phải dùng cọ lau chùi sạch sẽ từng bộ phận bằng dầu rồi mới lắp vào trở lại. Khi đã lắp máy hoàn tất ta cũng phải vệ sinh thân máy cho sạch sẽ và đưa máy vào vị trí cũ như trước khi tháo lắp. Lau chùi dụng cụ và dọn dẹp xưởng. Bàn giao lại máy và dụng cụ cho người hướng dẫn. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén? 2. Ở máy nén Carrier thì trên piston có mấy secmăng và công dụng của từng loại? 3. Trình bày đường đi của môi chất trong máy nén? 4. Trình bày đường dầu bôi trơn trong trục khuỷu? 5. Mức dầu bôi trơn trong máy nén ở vị trí nào của kính xem dầu thì tốt cho máy nén? 6. Nêu vai trò của một số bộ phận chính trong máy nén (piston, xylanh, thanh truyền…)? MÁY NÉN LẠNH BUNGARI Bài 12: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ MÁY NÉN BUNGARY. I. Mục ĐíchVà Yêu Cầu. 1. Mục đích: Sau khi học xong người học có khả năng: + Trình bày được đặc điểm của máy nén BUNGARY. + Nắm bắt được ưu nhược điểm của dòng máy nén này. + Biết được nguyên lý hoạt động của từng thiết bị trong máy nén cũng như nguyên lý hoạt động chung của máy nén. + Xác định được đường đi của môi chất, của dầu bôi trơn, của nước làm mát qua máy nén. + Nêu được cấu tạo của các bộ phận trong máy nén. + Chuẩn đoán và khắc phục các sự cố có thể xảy ra khi máy nén vận hành. 2. Yêu cầu: - Yêu cầu đối với giáo viên: + Sử dụng kỹ năng thuyết trình để giúp học sinh hiểu được các vấn đề quan trọng của bài học. + Tạo sự hứng thú và hăng say cho người học. + Đặt các câu hỏi liên quan đến bài học cho học viên. - Yêu cầu đối với học viên: + Trật tự và chăm chú nghe giáo viên hướng dẫn trình bày. + Lắng nghe và ghi chú các vấn đề mà giáo viên hướng dẫn nhấn mạnh. + Hăng say đóng góp ý kiến để xây dựng bài học. + Giới thiệu sơ lược về máy nén bungary. II. Đặc điểm của máy nén Bungari: 1. Đặc điểm của máy nén: Hình 70: Máy nén Bungari. + Máy nén một cấp hở, thẳng dòng, có 4 pittong vá môi chất là NH3. + Bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp ngoài. + Làm mát máy nén bằng nước. + Là máy nén thuận dòng. 2. Ưu điểm và nhược điểm của máy nén: a. Ưu điểm: + Có thể điều chỉnh vô cấp năng suất lạnh nhờ điều chỉnh vô cấp tỷ số đai truyền. + Bảo dưỡng. sửu chữa dễ dàng. + Dễ gia công các chi tiết thay thế hoặc toàn bộ vì công nghệ chế tạo đơn giản. + Có thể sử dụng động cơ điện, xăng…để truyền động máy nén thuận tiện cho những nơi không có điện hoặc dùng lắp đặt cho các phương tiện giao thông. Không có tổn thất thể tích do trao đổi chất giữa khoang hút và khoang đẩy là cho hơi hút bị nóng lên. Có khả năng tăng tiết diện clape hút và đẩy do diện tích bố trí clape rộng, giảm tổn thất áp suất. b. Nhược điểm: + Tốc độ thấp, vòng quay nhỏ nên máy nén rất cồng kềnh, chi phí vật liệu cho một đơn vị lạnh cao. + Dễ rò rỉ môi chất qua chỗ bịt kín trục. + Máy nén thuận dòng. + Máy nén thuận dòng là máy nén mà dòng môi chất không đổi hướng khi đi qua xylanh. + Máy nén thuận dòng là máy nén cỡ trung và cỡ lớn, hơi môi chất đi vào phần giữa của xylanh. Khi pittong đi xuống môi chất đi vào khoảng giữa pittong rồi đi vào clape hút vào xylanh. Clape hút đặt ngay trên đầu pittong khi pittong đi xuống clape hút tự động mở do áp suất bên trong xylanh bé hơn áp suất bên ngoài nên môi chất tự động chảy vào pittong. Khi pittong xuống điểm chết dưới kết thúc quá trình hút. Khi pittong bắt đầu đi lên, áp suất bên trong xylanh tăng dần làm cho van hút đóng dần đến khi nào thắng được áp suất của van đẩy thì van đẩy tự động mở làm cho dòng hơi tràn vào buồng đẩy vào nắp dẫn hướng đi vào ống đẩy. + Khối lượng pittong lớn nên lực ma sát lớn, lực quán tính lớn khó tăng tốc độ vòng quay trục khuỷu. Do tốc độ hạn chế nên máy nén loại này rất cồng kềnh. III. Quy trình tháo lắp máy nén: Trước khi tiến hành tháo lắp máy nén ta cần phải trao đổi với giáp viên hướng dẫn để nhận thiết bị và dụng cụ. Tiến hành chia thành từng nhóm nhỏ ( 3-4 người/ một lần tháo lắp) Công việc tháo lắp có thể được tiến hành theo những bước nhỏ sau đây. + Tiến hành tháo nắp máy nén. + Tháo bơm dầu. + Tháo nắp cacte. + Tháo cụm van đẩy. + Tháo bộ đệm kín trục. + Tháo thanh truyền ra khỏi trục khuỷu và lấy pittong ra khỏi xylanh. + Sau đó tiến hành tháo cụm van hút, tháo ắc pittong để lấy tay biên ra khỏi pittong. + Cuối cùng ta tháo trục khuỷu. Đó là thứ tự các bước để ta tiến hành tháo lắp máy nén. Sau khi tháo máy nén xong ta bắt đầu dùng dầu để lau chùi sạch sẽ các chi tiết máy và thay thế các chi tiết bị hư hỏng( nếu có ) trước khi lắp lại. để tiến hành lắp máy nén vô lại ta tiến hành ngược lại các bước trên. Chú ý các bước tháo bơm dầu, tháo cacte, tháo cụm van đẩy không bắt buộc theo thứ tự. Sơ đồ về quy trình tháo lắp máy nén: Tháo nắp máy nén Tháo bơm dầu Tháo nắp cacte Tháo cụm van Tháo thanh truyền Tháo cụm van hút,ắc piston Lau chùi sạch sẽ, thay thế các chi tiết đã hỏng hóc Tháo trục khuỷu MÁY NÉN BUNGARY Tháo bộ đệm kín Lắp nắp máy nén Lắp bơm dầu Lắp nắp cacte Lắp cụm van Lắp bộ đệm kín Lắp thanh truyền Lắp cụm van hút,ắc piston Lắp trục khuỷu IV. Quan Sát: Các học viên chia thành từng nhóm nhỏ. Theo thứ tự từng nhóm quan sát máy trước khi tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng máy. Sử dụng giấy viết ghi chú các vấn đề quan trọng trong khi quan sát. Câu Hỏi Ôn Tập: 1. Trình bày sơ lược về đặc điểm cũng như cấu tạo của máy nén Bungary? 2. Nêu ưu và nhược điểm của máy nén hở? Từ đó hãy trình bày ưu và nhược điểm của máy nén Bungary? 3. Nêu sơ lược về qui trình để tháo lắp và bảo dưỡng máy nén Bungary? 4. Trình bày nguyên lý hoạt động của máy nén? Bài 13: THÁO LẮP VÀ BẢO DƯỠNG MÁY NÉN BUNGARY, NẮP MÁY, BƠM DẦU, NẮP CACTE, CỤM VAN ĐẨY I. Mục Đích Và Yêu Cầu: 1. Mục đích: Giúp cho học viên sau khi học xong có khả năng: + Hiểu được nguyên lý hoạt động của các chi tiết mà ta tiến hành tháo lắp và bảo dưỡng. + Nêu được công dụng và cấu tạo của các chi tiết mà ta chuẩn bị tháo lắp. + Biết cách sửa chữa ( hoặc thay thế ) khi các thiết bị này bị hư. 2. Yêu cầu: a. Kỹ thuật: + Tháo lắp đúng theo quy trình kỹ thuật. + Sử dụng đúng các dụng cụ để mở các chi tiết,không được sử dụng các dụng cụ không thích hợp( kiềm không thích hợp để mở óc, chìa khóa thích hợp để mở óc…..) để mở các chi tiết trên thân máy. + Việc tháo lắp đòi hỏi các thao tác phải thành thạo và thực hiện các thao tác một cách nhanh gọn. + Các bộ phận, chi tiết tháo ra phải để ở vị trí gọn gàng vầ phải lau chùi bằng dầu sạch sẽ trước khi lắp lại. b. Mỹ thuật: + Các bộ phận sau khi tháo phải được sắp xếp gọn gàng, để nơi sạch sẽ có đồ lót và các bộ phận sau khi tháo phải để đúng theo thứ tự. + Các dụng cụ dùng để tháo lắp cũng phải được sắp xếp gọn gàng, ngay ngắn. + Sau khi tháo lắp xong các dụng cụ phải được lau sạch sẽ. c. An toàn: + Khi tháo cần phải được tiến hành một cách cẩn thẩn, không được đùa giỡn trong khi tháo lắp tránh trường hợp xảy ra các sự cố đáng tiết. + Khi tháo các chi tiết có trọng lượng nặng cần chú ý không nên làm một mình mà cần phải có người phụ để bê các chi tiết để xuống nhẹ nhàng. II. Tháo Lắp Và Bảo Dưỡng: 1. Nắp máy: a. Cách tháo lắp: Nắp máy được cố định vào thân máy bằng 14 bulong. + Cách mở: Dùng khóa để mở các bulong đai ốc, chú ý là bên dưới nắp máy có hai lò xo chống thủy kích đang ở trạng thái nén khá mạnh. Vì vậy chúng ta phải mở các bulong sao cho đối xứng để lò xo không đẩy nắp máy nén bong lên làm hư các ren ốc, lưu ý khi tháo các đai ốc ta phải dùng chìa khóa cho đúng cỡ để không bị trợt gai. Sau khi mở các bulong trên hai nắp máy xong ta lấy hai nắp máy ra và nhớ để các bulong đai ốc theo trình tự của nắp máy để khi lắp vào không bị lộn. Tiếp theo ta lấy lò xo chống thủy kích ra. Hình 71: Nắp máy nén. Cách lắp. Sau khi tháo xong ta phải dùng dầu lạnh bôi trơn các chi tiết rồi sau đó mới lắp vào. Để lắp trước hết ta lắp hai lò xo chống thủy kích đè lên cụm van đẩy trước rồi sau đó ta hết sức cẩn thận đặt nắp máy vào sao cho hai lò xo ở vị trí thẳng đứng trên nắp máy. Dùng sức đè lên nắp máy sao cho hai bên cân bằng rồi dùng hai bulong đai ốc xiếc ở hai vị trí đối xứng nhau để giữ cho nắp máy thăng bằng sau đó ta tiếp tục xiếc các con ốc còn lại. + Cấu tạo lò xo chống thủy kích. Làm bằng thép chuyên dụng, chịu lực nén cao. Hình 72: Lò xo chống thuỷ kích. Nguyên lý hoạt động : Nắp máy dùng để bịt kín khoang đẩy của máy nén. Do đó khi lắp vào ta phải chú ý lắp các bulong đai ốc cho thật đồng đều để đảm bảo độ kín tuyệt đối cho khoang đẩy. Trên nắp máy nén có van dùng để xả khí không ngưng để khi không khí lọt vâo trong khoang đẩy không ra được thì ta có thể xả van này. Lò xo chống thủy kích có công dụng chống thủy kích máy nén. Khi có lỏng vào khoang hút của máy nén thì pittong ở hành trình hút có áp suất cao,nhiệt độ cao thì các giọt lỏng bay hơi đột ngột làm cho áp suất tăng đột ngột và rất lớn thì nó sẽ thắng được lực đẩy của lò xo chống thủy kích nâng cả cụm van đẩy lên môi chất thoát ra ngoài van đẩy. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành đo chiều dày và đường kính của nắp máy, khoảng cách giữa các bulong.. và lấy kết quả. + So sánh nắp máy của loại máy này có gì khác biệt so với nắp máy của các loại máy khác? Và vì sao? + Có nhận xét gì về lò xo chống thủy kích? + Nhiệm vụ của nắp máy? 2. Bơm dầu: Máy nén Bungary sử dụng bơm dầu là bơm bánh răng ăn khớp ngoài chỉ quay một chiều mà thôi. Cấu tạo bơm dầu: Hình 73: Bơm dầu. Chế độ bôi trơn của máy nén: có hai chế độ bôi trơn. + Bôi trơn bằng bơm dầu. Dầu từ cacte qua bộ lọc dầu thô tại đây các chất cặn bã được giữ lại nhờ lưới lọc. Sau đó đầu ra khỏi lưới lọc là dầu sạch đi vào đầu hút của máy nén qua bơm dầu. Sau bơm dầu tức trên đường ống đẩy được phân ra làm hai đường, một đường vào áp kế đo áp lực dầu đường còn lại thông với trục cơ. Dầu vào trục cơ bôi trơn các ổ trục bạc đạn và bạc biên. Và một lượng dầu theo ống nhỏ vào tay biên đi lên bôi trơn bạc ắc pittong và bôi trơn cho xylanh pittong nhờ séc măng dầu. Séc măng dầu có rãnh giữa để có lớp dầu bôi trơn. Dầu sau khi bôi trơn xong thì rơi xuống cácte. Trục phía bên bánh đà có bộ bịt kín trục không cho dầu rò rỉ ra ngoài. + Bôi trơn bằng vẩy dầu: Lượng dầu chứa trong cácte bao giờ cũng cao đến giữa mắt dầu tức lúc này dầu chạm tới một phần cánh vẩy dầu. Khi trục khuỷu quay thì cánh vẩy dầu cũng quay theo trục khuỷu quay tròn làm cho dầu dính trên trục khuỷu văng lên bôi trơn cho pittong và xylanh rồi rớt xuống cácte trở lại. Nhờ đó dầu bôi trơn liên tục làm cho máy nén hoạt động tốt và tuổi thọ cao. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm dầu. Cấu tạo: gồm + Bánh răng chủ động và bánh răng bị động. Công dụng của bánh răng chủ động và bánh răng bị động là để tạo ra áp lực dầu khi trục cơ quay Hình 74: Bánh răng của bơm dầu. Hình 75: Bơm dầu và bánh răng của bơm dầu. + Đế và nắp bơm dầu. Đế van dùng để đảm bảo khoảng cách cho hai bánh răng chủ động và bị động, nắp bơm dầu dùng để đảm bảo độ kín cho bơm dầu và không cho dầu rò rỉ ra ngoài. Cấu tạo như hình vẽ. Cấu tạo và nguyên lý hoạt của vẩy dầu. Vẩy dầu đồng thời cũng có chức năng là đối trọng được gắn trên trục cơ, khi trục cơ quay thì hai thanh đối trọng cũng quay theo. Khi đối trọng quay thì phần dài nhất sẽ chạm tới dầu trong cacte và khi đối trọng quay lên thì nó vẩy dầu lên theo và dầu được tác vào xylanh và pittong bôi trơn cho xylanh và pittong, đồng thời khi dầu rơi xuống những hạt dầu rơi vào bạc đạn bôi trơn bạc đạn. Hình 76: Cánh vẩy dầu. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên: + Tiến hành lấy kích thước đường kính chân răng, đỉnh răng và bước răng của bơm dầu. + So sánh sự khác biệt giữa bơm đầu loại bánh răng ăn khớp trong và bánh răng ăn khớp ngoài? Ưu nhược điểm của 2 loại này. + Tại sao máy nén bungary lại có hai chế độ bôi trơn( bơm dầu và vẩy dầu) mà không phải một? + Kiểm tra độ rơ của trục bánh răng chủ động và bánh răng bị động? 3. Nắp cacte: Khoang cacte có nhiệm vụ là chứa dầu bôi trơn cho máy nén và các chi tiết khác như: trục cơ,tay biên, trục khuỷu…. do đó ta cần phải tháo cacte ra. Hình 77: Nắp Cacte. a. Cách tháo và lắp: Để tháo nắp cácte ta dùng khóa mở các bulong đai ốc trên nắp cácte ra, khi mở nắp cácte ta cần chú ý mở các bulong sao cho đối xứng để tránh bị kê. Chú ý nên để một con ốc phía trên cùng để lấy ra cho dễ dàng. Sau khi lấy nắp máy ra ta nên để các con ốc theo thứ tự để lắp vào cho dễ dàng, nắp phải được để ngửa để tránh bụi. Trước khi lắp vào ta phải lau chùi sạch sẽ và quy trình lắp được thực hiện ngược lại với quy trình mở. Cấu tạo như sau: Hình 77: Nắp cacte của máy nén. b. Kiểm tra và đánh giá: Nhiệm vụ của học viên. + Tiến hành đo kích thước của nắp cacte và lấy kết quả? + Kiểm tra độ kín của nắp cacte để tránh dầu rò rỉ ra ngoài. 4. Cụm van đẩy: a. Tháo cụm van đẩy: Cụm van đẩy được cố định vào xylanh nhờ lực nén của lò xo, nên trên cụm van đẩy không có các bulong đai ốc cố định vào thân máy. Do đó việc lấy cụm van đẩy ra khỏi máy là rất dễ sau khi đã lấy lò xo chống thủy kích. Cách tháo : sau khi mở nắp máy ta dùng tay lấy cụm van đẩy ra. Để trên vải sạch sẽ để tranh bị trày sướt bề mặt đế van. Tiếp theo ta dùng khóa và vít mở đai ốc giữa ra rồi ta lấy nắp van ra và tiếp theo nắp trên lá van, rồi dùng tay lấy nắp định vị ra rồi sau cùng là lấy đĩa van đẩy, cụm van đẩy ra lau chùi sạch sẽ. Hình 78: Cụm van đẩy.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDo An Tot Ngiep tong ket.doc