Đề tài Sơ lược về than và sự phát triển của ngành than

Tài liệu Đề tài Sơ lược về than và sự phát triển của ngành than: Chương I Sơ lược về than và sự phát triển của ngành than Sơ lược về sản phẩm than. Đặc điểm của than Trong lòng đất của tổ quốc ta chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản quý báu: than, đồng, chì, thiếc, sắt, kẽm, vàng, bạc, đá quý, các nguồn nước khoáng…. Ngày nay, với kỹ thuật thăm dò hiện đại ngành địa chất của ta còn phát hiện ra nhiều loại quặng quý hiếm, có giá trị cao trên trường quốc tế, trong những nguồn tài nguyên đó than đá vẫn là một trong những tài nguyên có giá trị và có trữ lượng lớn nhất. Than của nước ta được phân bố trên lãnh thổ từ Cao Bằng đến Quảng Nam- Đà Nẵng thành các bể than lớn nhỏ riêng biệt của nhiều loại than: than gầy, than non, than bùn, than mỡ….Trong đó chủ yếu là than gầy (Antraxit) với trữ lượng 3,2 tỉ tấn được tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (chiếm 90%) ngoài ra còn ở Thái Nguyên, Lạng Sơn… đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay than Antraxit đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta. Than Antraxit của V...

doc77 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1014 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Sơ lược về than và sự phát triển của ngành than, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I Sơ lược về than và sự phát triển của ngành than Sơ lược về sản phẩm than. Đặc điểm của than Trong lòng đất của tổ quốc ta chứa đựng nhiều tài nguyên khoáng sản quý báu: than, đồng, chì, thiếc, sắt, kẽm, vàng, bạc, đá quý, các nguồn nước khoáng…. Ngày nay, với kỹ thuật thăm dò hiện đại ngành địa chất của ta còn phát hiện ra nhiều loại quặng quý hiếm, có giá trị cao trên trường quốc tế, trong những nguồn tài nguyên đó than đá vẫn là một trong những tài nguyên có giá trị và có trữ lượng lớn nhất. Than của nước ta được phân bố trên lãnh thổ từ Cao Bằng đến Quảng Nam- Đà Nẵng thành các bể than lớn nhỏ riêng biệt của nhiều loại than: than gầy, than non, than bùn, than mỡ….Trong đó chủ yếu là than gầy (Antraxit) với trữ lượng 3,2 tỉ tấn được tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh (chiếm 90%) ngoài ra còn ở Thái Nguyên, Lạng Sơn… đang được khai thác phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện nay than Antraxit đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của nước ta. Than Antraxit của Việt Nam với chất lượng tốt, ít khói, nhiệt lượng cao, hàm lượng lưu huỳnh, nitơ ít, ít gây ô nhiễm môi trường đã nổi tiếng trên thế giới hơn 30 năm qua, đặc biệt là trong 10 năm gần đây than Antraxit của Việt Nam đã xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như: Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc….Than Việt Nam đã chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường thế giới. Gần đây tổ chức quản lý chất lượng quốc tế (Internetional Quality Management) đã cấp giấy chứng nhận và tặng huy chương bạc cho than Antraxit của Việt Nam về chất lượng và những đóng góp của nó trong việc bảo vệ môi trường. Than Antraxit của Việt Nam đã được dùng làm nhiên liệu quan trọng cho các ngành chế biến vật chất khác như: luyện kim, điện lực, hoá chất. Than Antraxit của Việt Nam được chia ra làm nhiều loại khác nhau với số lượng, cỡ hạt, thành phần, độ tro của than. Mỗi thị trường tuỳ theo những nhu cầu, mục đích sử dụng khác nhau mà người ta lựa chọn loại than phù hợp. Ta có thể tham khảo về công dụng một số loại than qua bảng sau: Bảng 1: Chủng loại than xuất khẩu của Công ty Coalimex Loại than Cỡ hạt (mm) Độ ẩm max (%) Độ tro (%) Độ lưu huỳnh (%) Nhiệt lượng (Kcal/kg ) Độ các bon (%) Số 1 35-100 6 8-12 0,6 7.200 81 Số 2 50 4 6-8 0,6 8.300-8.100 88 Số 3 35-50 4 3-5 0,6 8.300-8.000 87 Số 4 15-35 5 4-6 0,6 8.200-7.900 86.5 Số 5 6-18 5 5-7 0,6 8.100-7.900 86 Số 6 0-15 8 6-8 0,6 8000-7.800 83 Cám 7 0-15 8 8-10 0,6 7.800-7.600 81 Số 8 0-15 8 10-15 0,6 7.600-7.200 77 Số 9 0-15 8 15-22 0,6 7.200-6.500 70 Số 10 0-15 8 22-32 0,6 6.500-5.600 65 Số 11 0-15 8 32-40 0,6 5.500-4.600 62 Nguồn : Tài liệu của Công ty Coalimex. Lịch sử phát triển của ngành than. Ngành than đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, với truyền thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành được thắng lợi rực rỡ đánh dấu mốc son chói lọi trong trang sử hào hùng đấu tranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng đất nước. 65 năm qua đi để lại nhiều dấu ấn thăng trầm trong lịch sử cách mạng phát triển ngành than, đặc biệt là trong thời kỳ bước vào công cuộc đổi mới đất nước và những năm đầu của thập niên 90, ngành than phải đối mặt với những khó khăn thử thách gay gắt, nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan, đã làm cho tài nguyên và môi trường vùng mỏ bị huỷ hoại nghiêm trọng, trật tự và an toàn xã hội diễn ra phức tạp, công nhân thiếu việc làm, thu nhập thấp, ngành than đã lâm vào tình trạng khủng hoảng suy thoái nghiêm trọng. Cho đến năm 1988 ngành than hoạt động theo cơ chế bao cấp, nhận kế hoạch sản xuất và giao nộp sản phẩm. Trong thập niên 80 nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của Liên Xô, cơ sở hạ tầng của ngành than đã được xây dựng, các mỏ lộ thiên lớn cùng với các mỏ hầm lò đã được xây dựng, cải tạo và mở rộng. Bảng2 : Số liệu 1985- 1994 Đ/v: 1000Tấn Năm 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 Than nguyên khai 6295 6855 7690 7605 4221 5198 4895 5226 5835 7575 Tiêu thụ 5689 6120 6340 5657 3873 4091 4128 4852 5351 6000 Xuất khẩu 640 620 201 314 528 676 920 1324 1825 2150 Tiêu thụ nội địa 5049 5500 6139 5343 3345 3415 3208 3528 3526 3850 Nguồn: số liệu lịch sử ngành than của Bộ Năng Lượng Trong các năm từ 1985-1988, ngành than đã đạt được sản lượng cao nhất trong lịch sử với sản lượng than nguyên khai từ 6,3 triệu tấn/ năm đến 7,6 triệu tấn/năm (không kể địa phương và quân đội) tương ứng sản lượng than sạch đạt 5,3 đến 6,4 triệu tấn, tiêu thụ từ 5,7 đến 6,3 triệu tấn/ năm trong đó các nhà máy nhiệt điện chiếm từ 34% đến 50%. Đỉnh cao của ngành than rơi vào 2 năm 1987-1988, riêng năm 1988 toàn ngành đã bốc 29,2 triệu m3 đất, đào 29.900mét lò chuẩn bị sản xuất, khai thác 7,6 triệu tấn than nguyên khai, sàng tuyển được 6,3 triệu tấn than sạch. Số lượng công nhân viên chức trong ngành than (gồm cả cơ quan bộ) dao động từ 85,4 ngàn người (1985) đến 92,7 ngàn người (1988). Từ năm 1989 khi tổ máy của thuỷ điện Hoà Bình lần lượt đi vào vận hành và nền kinh tế nước ta bị khủng hoảng thì nhu cầu sử dụng than giảm nghiêm trọng kéo theo việc giảm sản xuất và tiêu thụ than. Năm 1989 sản xuất than tụt xuống còn 4,2 triệu tấn than nguyên khai (3,3 triệu tấn than sạch) và tiêu thụ 3,87 tấn than trong đó xuất khẩu 528 ngàn tấn, vào các nhà máy điện 1,97 triệu tấn chiếm 50,8%. Từ năm 1992 đến 1994 sản xuất than có tăng lên nhờ tăng xuất khẩu và bán vào một số ngành công nghiệp khác, trong khi lượng than bán vào điện giảm xuống còn 667 ngàn tấn năm 1992 (chiếm 13,7%), 518 ngàn tấn năm 1993 (9,6 %) và 814 ngàn tấn năm 1994 (13,5%). Lực lượng công nhân viên chức trong ngành than cũng giảm từ 92,7 ngàn người xuống còn 69,8 ngàn người năm 1993, 74 ngàn người vào năm 1994. Như đã trình bày ở trên, do nhu cầu sử dụng than giảm sút kéo theo sự giảm sút mạnh sản xuất than ở các mỏ lớn, nhưng “thị trường than” tại các vùng mỏ Quảng Ninh trong các năm 1991-1994 rất sôi động nhờ mua đi bán lại các chỉ tiêu và than xuất khẩu có giá trị cao hơn từ 2- 3 lần so với bán ở trong nước (loại than có cùng phẩm chất). Chỉ tiêu xuất khẩu than đã được phân phối cho đến 60 - 70 đơn vị từ các Công ty Than các Công ty tư vấn, viện nghiên cứu, các trường học, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể xã hội ở trung ương và địa phương như là một cách để điều hoà thu nhập. Một số đơn vị có chỉ tiêu xuất khẩu đã bán lại cho cai than để hưởng chênh lệch, đến lượt cai than móc nối đưa hàng kém phẩm chất lên tàu xuất khẩu làm ảnh hưởng xấu cho uy tín ngành than Việt Nam. Thị trường than trong nước cũng đã bị rối loạn, các Công ty Than chính thống không thể kiểm soát được, trữ lượng than đưa vào các nhà máy điện do bộ năng lượng chỉ đạo, còn lại than bán trong nước được thả nổi và phần nhiều do các cai than lũng đoạn. Do thị trường bị lũng đoạn nên nạn khai thác than trái phép phát triển mạnh có lúc đã lên tới hàng ngàn cửa lò, từ đó làm suy giảm nhanh môi trường sinh thái và kéo theo các tệ nạn xã hội. Chính nạn khai thác than trái phép tại các lộ vỉa với chi phí thấp đã đẩy các Công ty Than, các mỏ than chính thống vào tình thế phải thu hẹp sản xuất, giảm bóc đất, giảm đào lò, niêm cất nhiều xe, máy, giảm tiền lương để cân đối tài chính theo nguyên tắc tự trang trải. Đời sống công nhân viên chức thời kỳ này gặp nhiều khó khăn do thiếu việc làm và thu nhập thấp. Có thể nói rằng trong các năm 1991- 1994 ngành than rơi vào tình trạng khủng hoảng khá nặng nề. Trong bối cảnh trên thủ tướng Võ Văn Kiệt, lãnh đạo Bộ năng lượng và lãnh đạo một số bộ, ngành trung ương và tỉnh Quảng Ninh đã trực tiếp kiểm tra tình hình khai thác kinh doanh than, họp với bộ ngành than và đã ban hành quyết định 381TTg ngày 27/7/1994 và chỉ thị 382TTg ngày 28/7/1994 về việc lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than, sắp xếp lại tổ chức sản xuất và thành lập tổng Công ty Than Việt Nam. Tiếp theo đó ngày 10/10/94 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 563 TTg về việc thành lập tổng Công ty Than Việt Nam và cho phép hoạt động từ ngày 1/1/ 1995. Sự ra đời của tổng Công ty Than Việt Nam cùng với sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước trong giai đoạn đổi mới đã thực sự tạo điều kiện cho ngành than có cơ hội phục hồi sản xuất, tăng cường quản lý, củng cố, đổi mới doanh nghiệp và phát triển sản xuất. Mục tiêu nhiệm vụ chính mà Đảng và Chính Phủ đề ra cho Tổng Công ty Than Việt Nam là: Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than. Thoả mãn các nhu cầu về than của nền kinh tế, phát triển các ngành nghề khác trên nền sản xuất than một cách có hiệu quả để giải quyết việc làm cho người lao động. Đến năm 2000 đạt 10 triệu tấn than thương phẩm. Thực hiện nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao, ngay từ năm 1995 hội đồng quản trị Tổng Công ty Than Việt Nam đã xây dựng đề án “Đổi mới tổ chức, quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh”, lựa chọn chiến lược phát triển “xây dựng tổng Công ty Than thành tập đoàn kinh doanh đa nghề trên nền sản xuất than”, với phương châm “cùng phát triển với bạn hàng”. Từ mục tiêu chiến lược tổng quát đã đề ra, tổng Công ty đã triển khai thực hiện các giải pháp và chiến lược cụ thể là: Đầu tư, đổi mới công nghệ là chiến lược quan trọng hàng đầu đã được tổng Công ty Than đặc biệt quan tâm nhằm khai thác tối đa cơ sở vật chất, tài nguyên sẵn có, nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất: cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, giảm ô nhiễm môi trường, giảm tổn thất than trong quá trình khai thác, nâng cao chất lượng than nguyên khai, than sạch và tỷ lệ thu hồi than, đồng thời tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất và đa dạng hoá sản phẩm theo yêu cầu của thị trường, từng bước nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ cho khai thác than, các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư cải tạo, thay đổi công nghệ sàng tuyển để phù hợp với yêu cầu của khách hàng, tận thu than bùn, xử lý nước thải trước khi đưa ra biển. Đầu tư hoàn thiện các kho than, bến rót tiêu thụ, đầu tư luồng lạch mở rộng cảng biển đảm bảo cho tầu ra vào, neo đậu và nhận than thuận lợi. Song song với việc đổi mới công nghệ, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tổng Công ty Than đã đặc biệt quan tâm đến chiến lược thị trường, bởi “có thị trường là có tất cả”. Tổng Công ty đã kiên trì xây dựng thị trường than, đổi mới tổ chức và phương thức kinh doanh than của hệ thống các Công ty cung ứng than trong nội địa, đổi mới cách thức tiếp thị giao dịch xuất khẩu than. Việc mở rộng thị trường tiêu thụ nhằm tháo gỡ đầu ra cho sản xuất, đảm bảo sự cân bằng giữa cung và cầu. Than Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng trong việc mở rộng thị trường trong và ngoài nước đã xây dựng được mối quan hệ bạn hàng tin cậy đối với khách hàng. Trong nước, đã ký hợp đồng dài hạn với các hộ lớn khoảng 30% sản lượng tiêu thụ hàng năm. Than Việt Nam đã có quan hệ với các bạn hàng nước ngoài ở khắp các châu lục. Hiện nay những nước và khu vực có sử dụng Than của Việt Nam là : Canada, USA, Mêxicô, Braxin, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan…. Từ những bài học trong quá khứ, ngay từ khi bắt đầu thành lập tổng Công ty, chúng ta đã bắt tay vào xây dựng một chiến lược thị trường để đi tìm đầu ra cho sản phẩm. Việc mở rộng và giữ ổn định thị trường là điều kiện tiên quyết để tổng Công ty thực hiện phương án tổ chức sản xuất mới cũng như tiếp cận thị trường tài chính, tín dụng, đảm bảo vốn cho kinh doanh, cho các dự án đầu tư phát triển, lo công ăn việc làm và đời sống cho hơn 7 vạn lao động trong ngành cùng với một đội quân không nhỏ người ăn theo. Bên cạnh các biện pháp tập trung cho xuất khẩu than dưới sự điều hành của tổng Công ty, chủ động tiếp xúc với các bạn hàng, đàm phán kí kết những hợp đồng ngắn hạn, dài hạn với cơ chế giá mềm dẻo cạnh tranh…tăng cường kiểm soát và mở rộng thị trường tiêu thụ than trong nước theo hướng đàm phán, kí các hợp đồng cung ứng dài hạn với các hộ sử dụng nhiều than, đưa than đến tận nơi sử dụng và mở rộng mạng lưới bán than đến các tỉnh trong cả nước, bao gồm cả thị trường nông thôn, miền núi. Từ năm 1998 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực, xuất khẩu than bị giảm cả về lượng lẫn về giá do trên thế giới cung lớn hơn cầu và phải cạnh tranh quyết liệt. Tuy nhiên, nhờ nắm bắt được thông tin, có chính sách mềm dẻo và mối quan hệ tốt với bạn hàng nên chúng ta vẫn duy trì được trên dưới 3 triệu tấn than xuất khẩu và vẫn giữ được 25-30% thị phần than Antraxit buôn bán trên thế giới. ở thị trường trong nước, nhu cầu dùng than giảm, đặc biệt năm 1999 giảm 1078 ngàn tấn so với năm 1998 buộc chúng ta phải tạm thời giảm sản xuất để giảm tồn kho, giảm ứ đọng vốn. Để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, giảm bớt gánh nặng cho ngành than, lấy than hỗ trợ phát triển các ngành khác và ngược lại ngành khác thúc đẩy sản xuất than, tổng Công ty Than đã nghiên cứu và đưa ra chiến lược phát triển và phương châm hành động cụ thể áp dụng cho ngành than. Hoàn thành kế hoạch 5 năm 1996- 2000, tổng Công ty Than đã thực hiện vượt chỉ tiêu sản xuất và tiêu thụ 10 triệu tấn than mà Đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đề ra vào năm 2000, đồng thời chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, đổi mới tổ chức quản lý, công nghệ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh. Đời sống việc làm của người lao động được đảm bảo và từng bước được cải thiện, đã góp phần tích cực trong việc ổn định an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng mỏ. Cùng với sản xuất than, các ngành sản xuất kinh doanh khác cũng ổn định và phát triển. Trong 7 năm từ 1995 - 2001 sản xuất 74,109 triệu tấn than thương phẩm, tiêu thụ 73,212 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 23,25 triệu tấn, thoả mãn được nhu cầu than trong nước và mở rộng được thị trường xuất khẩu. Đến cuối năm 2001, Tổng Công ty đã đạt được những cân đối quan trọng, lập lại quan hệ cung - cầu, mức tồn kho duy trì hợp lý, bảo toàn được vốn kinh doanh. Thế mạnh của chúng ta là chất lượng than khá cao (nhiệt cao, lưu huỳnh và độ tro thấp), cảng biển thuận tiện. Nhưng bên cạnh đó, ta cũng có một loạt những hạn chế. Đó là công nghệ lạc hậu, năng suất lao động rất thấp, số lượng lao động quá nhiều so với nhu cầu... Trong khi đó sức cạnh tranh trên thị trường than thế giới ngày càng dữ dội. Để không bị tụt hậu trong phát triển xuất khẩu, chúng ta phải khẩn trương giải quyết những bài toán sau: Đổi mới công nghệ trong sàng tuyển than, sản xuất được than mọi kích cỡ, mọi hàm lượng, thoả mãn tất cả mọi nhu cầu kể cả của những khách hàng “khó tính” nhất. Tăng năng lực bốc xếp thông qua việc nạo vét luồng lạch (hiện cảng Cửa Ông tối đa chỉ có tàu 6 vạn tấn vào được, trong khi cảng Đại Liên (Trung Quốc) có thể tiếp nhận tàu 10-20 vạn tấn). Bên cạnh đó phải cải tiến hệ thống bốc vác tự động, bố trí kho hàng hợp lý, thuận tiện. Và một việc rất quan trọng nữa là không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý để hạ thấp tối đa chi phí sản xuất. bảng3 : Một số chỉ tiêu chủ yếu từ 1995 - 2001 Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tiêu thụ than (1000 tấn) 7592 9653 10779 10721 10500 11467 12500 Xuất khẩu 2783 3666 3525 2900 3300 3076 4000 Trong nước 4809 5987 7254 7821 7200 8333 8500 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 2402 3658 4254 4558 4129 4887 5669 Doanh thu tiêu thụ than ( tỉ đồng) 1917 2584 2953 2953 2792 3114 3675 Xuất khẩu 955 1262 1323 1246 1328 1765 1850 Trong nước 962 1322 1630 1707 1464 1349 1825 Doanh thu từ sản xuất, kinh doanh khác 485 1074 1301 1605 1337 1764 1994 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 120 152 199 154 133 155 165 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động ngành than Bằng nhiều biện pháp kinh tế tổng hợp, với phương châm nhất quán “cùng phát triển với bạn hàng”, từ khi ra đời tổng Công ty Than Việt Nam đã phát huy nội lực, phấn đấu tăng sản lượng than tiêu thụ từ 7,6 triệu năm 1995 lên 9,7 triệu năm 96; 10,77 triệu năm 97; 10,72 triệu năm 98; 10,5 triệu năm 99; 11,5 triệu năm 2000; 12,5 triệu năm 2001. Sau những nỗ lực không ngừng, cho đến nay, Tổng Công ty đã xây dựng được mối quan hệ dài hạn với các nhà tiêu thụ Nhật Bản, Hungari, Trung Quốc, Thái Lan, Philippine, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Nam Phi... Đã hợp tác với các Công ty thương mại nước ngoài và tự mình bán than đi thị trường khoảng 40 nước trên thế giới. Về xuất khẩu, ngoài các thị trường truyền thống tổng Công ty đã phối hợp với các doanh nghiệp được phép xuất khẩu than mở rộng thị trường. Mới đây, Tổng Công ty đã ký hợp đồng cung cấp than cho Trung Quốc trong vòng 15 năm tới. Theo dự báo của ngành than, trong năm 2002, nhu cầu than trên thị trường bên ngoài sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là ở thị trường Nga và Đài Loan. Đồng thời, giá bán than vào một số thị trường có thể sẽ tăng. Đây sẽ là yếu tố thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu than của nước ta. Do vậy, lượng than xuất khẩu của nước ta trong năm 2002 sẽ có thể đạt ít nhất là 3,8 triệu tấn. Trong khi đó, tại thị trường trong nước, các hộ tiêu thụ than lớn dự kiến sẽ mua khoảng 5,3 triệu tấn. Cũng năm 2002, lượng than tiêu thụ trong ngành điện ước tính sẽ vào khoảng 3,5 triệu tấn, trong ngành xi măng khoảng 1,3 triệu tấn, ngành sản xuất phân đạm khoảng 320.000 tấn và ngành giấy khoảng 180.000 tấn. Như vậy, tổng nhu cầu than trong năm 2002 trên thị trường nội địa ước tính sẽ là gần 13 triệu tấn. Theo đánh giá của Bộ Công Nghiệp, trong 5 tháng đầu năm nay, tổng Công ty Than Việt Nam là một trong 19 Tổng Công ty đạt mức tăng trưởng cao, nổi bật là kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất so với các Tổng Công ty thuộc Bộ. Chiến lược phát triển Tổng Công ty Chiến lược phát triển và phương châm hành động Xuất phát từ phân tích môi trường kinh doanh như đã nêu ở trên, để từng bước tháo gỡ khó khăn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư, cơ cấu lao động tạo thêm việc làm giảm bớt gánh nặng cho than, lấy than hỗ trợ phát triển các ngành khác thúc đẩy sản xuất than, Tổng Công ty đã chọn: Chiến lược phát triển : Xây dựng Tổng Công ty Than Việt Nam thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành mạnh trên nền sản xuất than. Theo đó tăng cường, củng cố phát triển các ngành nghề cơ khí, vật liệu nổ công nghiệp, vật liệu xây dựng và các ngành sản xuất dịch vụ khác đã có trong ngành Than từ trước khi thành lập tổng Công ty, đồng thời phát triển các ngành nghề khác anh em với ngành than tạo ra thị trường cho than như nhà máy điện đốt than, xi măng, khai thác khoáng sản, các ngành nghề tạo ra nhiều việc làm cho lao động nữ (may, giày, dịch vụ…) trên cơ sở liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và tận dụng được thế mạnh của địa phương, tận dụng tối đa cơ sở vật chất, năng lực quản lí và sử dụng lao động của ngành than đang sẵn có. Phương châm: Cùng phát triển với bạn hàng trước hết hợp tác với các Tổng Công ty, Công ty trong nước, giúp đỡ nhau, dành thị trường cho nhau, định giá hợp lý phù hợp với khả năng chịu đựng của các bạn hàng. Tạo điều kiện cho các Công ty nước ngoài nghiên cứu sử dụng các sản phẩm than của Việt Nam, thúc đẩy quá trình hội nhập của khu vực và quốc tế. Mục tiêu chiến lược: đã đề ra cho năm 2010 là tiêu thụ 18-20 triệu tấn than thương phẩm. Các mục tiêu và giải pháp cụ thể Chiến lược thị trường Ngay từ đầu Công ty đã xác định “có thị trường là có tất cả” nên đã dày công xây dựng một chiến lược thị trường than để thông qua đó: + Lập lại trật tự trong khai thác, kinh doanh than. + Bán tăng các sản phẩm than vào thị trường nội địa và xuất khẩu với giá cả hợp lý. + Nâng cao sức cạnh tranh và chuẩn bị hội nhập quốc tế. Tổng Công ty đã đề ra các giải pháp đổi mới tổ chức và phương pháp kinh doanh của hệ thống các Công ty cung ứng than trong nội địa, đổi mới cách thức tiếp thị giao dịch xuất khẩu than, đàm phán ký kết các hợp đồng cung ứng than dài hạn ở trong nước cũng như nước ngoài. Trong chiến lược thị trường than vấn đề cân bằng CUNG- CầU được đặt lên hàng đầu, thông qua đó mà giải quyết hợp lý vấn đề giá bán than. Thị trường nội bộ ngành than được ưu tiên cho các doanh nghiệp thành viên của Than Việt Nam và các Công ty trong nước, đặc biệt là các Tổng Công ty, Công ty có quan hệ mua hàng của Tổng Công ty Than Việt Nam theo hướng hợp tác, bảo hộ có điều kiện và giá cả cạnh tranh. Cái gì sản xuất được ở trong ngành với giá cả hợp lý thì không mua ngoài; nếu mua ngoài, thuê ngoài thì ưu tiên cho các Công ty địa phương và các Công ty có mua hàng Than Việt Nam, tương tự như vậy cái gì sản xuất được thì không nhập khẩu. Chiến lược đầu tư đổi mới công nghệ Việc đầu tư đổi mới công nghệ trong sản xuất than được tập trung nhằm vào nâng cao mức độ đảm bảo an toàn trong sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chiến lược đã chỉ rõ cần phải đầu tư nâng cao khả năng thu hồi than trong quá trình khai thác (giảm tổn thất than), nâng cao chất lượng than nguyên khai và than sạch, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, nhất là trong các mỏ hầm lò, tự sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và tự chế tạo một số loại thiết bị chuyên dùng, ứng dụng công nghệ tin học trong quản trị sản xuất kinh doanh. Chiến lược quản trị tài nguyên và môi trường Quy hoạch, phân giao rõ ràng ranh giới mỏ cho các doanh nghiệp thành viên theo hướng ổn định lâu dài, ít xen kẽ phù hợp với quy hoạch khai thác của mỗi khoáng sàng. Làm rõ điều kiện địa chất, làm rõ trữ lượng than sạch địa chất ở mỗi khoáng sàng, lập cơ sở dữ liệu địa chất phục vụ đắc lực cho việc quy hoạch, thiết kế và quản lý quá trình khai thác. Nâng cao nhận thức của công nhân viên chức về bảo vệ môi trường, hoạch định chương trình cải thiện môi trường, lập quỹ môi trường than Việt Nam, cùng địa phương chăm lo bảo vệ môi trường. Chiến lược quản trị chi phí, kiểm soát giá thành Kiểm tra chặt chẽ chi phí sản xuất lưu thông là một vấn đề phức tạp nhưng có thể làm được mà không cần tốn kém nhiều, không phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan. Việc kiểm soát chi phí cho ngành Than trước đây còn khá lỏng do đó có thể xiết chặt thêm để nâng cao sức cạnh tranh, cải thiện thu nhập cho công nhân viên chức miễn là cán bộ công nhân quyết tâm học cách làm và tự giác làm. Chiến lược tạo vốn và huy động vốn Lấy than nuôi than, lấy than để mở mang các ngành nghề khác đó là chiến lược tạo vốn đầu tư lâu dài, tích cực thúc đẩy công cuộc mở rộng thị trường, khéo giải quyết mối quan hệ cung - cầu và quản chặt chi phí sản xuất sẽ tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư duy trì và mở rộng sản xuất. Sử dụng lợi thế của than, uy tín của sản phẩm than và của Tổng Công ty Than Việt Nam trên thị trường để huy động vốn với chi phí thấp, sử dụng các hợp đồng bán than dài hạn để tự bảo lãnh vay vốn, mua thiết bị, xây nhà máy trả bằng than. Sử dụng tối đa các dịch vụ có lợi của các ngân hàng trong nước và nước ngoài, quan hệ với các ngân hàng thương mại trung ương để thu xếp định mức vốn vay và lãi suất cho toàn bộ hệ thống của hai bên. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Đào tạo là vấn đề được ưu tiên hàng đầu để xây dựng đội ngũ công nhân viên chức vững mạnh: + Cán bộ giỏi nghiệp vụ, tận tuỵ với công việc. + Công nhân giỏi tay nghề, lao động sáng tạo. Giáo dục truyền thống, tổ chức phong trào thi đua, văn hoá thể thao, đẩy mạnh công tác xã hội, xoá đói giảm nghèo, đề cao dân chủ, chăm lo phân phối công bằng theo lao động sẽ tạo điều kiện cho công nhân viên chức phát triển toàn diện, đó cũng là động lực làm cho người lao động gắn bó với doanh nghiệp, lao động với năng suất, chất lượng cao hơn. “Kỷ luật, đồng tâm chúng ta nhất định thắng” luôn là khẩu hiệu hành động trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng công nhân viên chức vững mạnh, trung thành với sự nghiệp cách mạng, xây dựng doanh nghiệp sạch trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá. Tầm quan trọng của ngành than Tầm quan trọng của than đối với nền kinh tế đất nước Việt Nam là quốc gia có trữ lượng than lớn, ước tính khoảng 4 tỷ tấn than Antraxit. Trữ lượng than của Việt Nam được dự tính như sau: 300 triệu tấn được khai thác bằng lộ thiên 1,5 tỷ tấn được khai thác bằng hầm lò 3,5 tỷ tấn nằm dưới mặt đất 500m Thêm nữa, Việt Nam có xấp xỉ 17 tỷ tấn than dùng cho các ngành công nghiệp có sử dụng nồi hơi (than nâu) nằm ở đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Tuy vậy, số than này sẽ rất khó khai thác do ảnh hưởng của lượng nước ngầm cao. Than antraxit phần lớn nằm ở Quảng Ninh, còn than nâu nằm ở đồng bằng Bắc Bộ. Năm 2001, chúng ta đã tiêu thụ hơn 12,5 triệu tấn than, trong đó bán ra nước ngoài trên 4 triệu. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 5.669 tỷ đồng, đời sống người lao động thực sự được cải thiện. Đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư mở rộng sản xuất, tổng mức đầu tư đạt trên 650 tỷ đồng, gấp rưỡi mức thực hiện năm 2000 và là mức cao nhất kể từ ngày thành lập Tổng Công ty Than Việt Nam đến nay. Những thành quả trên của năm 2001 là cơ sở vững chắc cho phép chúng ta khẳng định dưới sự chỉ đạo trực tiếp của chính phủ, ngành than Việt Nam đang phát triển, có đầy đủ khả năng đáp ứng các mục tiêu, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ than cho nhu cầu phát triển kinh tế đất nước, tăng cường xuất khẩu, xây dựng Tổng Công ty Than Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đặt ra. Hiện nay, than Việt Nam sản xuất ra, một phần phục vụ cho việc xuất khẩu, hàng năm thu được một lượng ngoại tệ đáng kể về cho đất nước, còn một phần lớn là phục vụ nhu cầu trong nước. Ngành than là 1 bộ phận của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Phát triển ngành than phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của cả nước. Than là tài nguyên của đất nước, trữ lượng than không khói của ta trên thế giới không nhiều. Ngành than là một ngành công nghiệp có tính chất hạ tầng, nó là tiền đề, cung cấp đầu vào cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Là ngành công nghiệp hạ tầng, than cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển lẫn cho con người, đảm bảo cho nó phát triển vững chắc, đồng bộ với các ngành nó phục vụ. Nói đến tầm quan trọng của ngành than không chỉ nhìn nhận về số lượng và giá trị nó đạt được, không chỉ xem xét việc khai thác được bao nhiêu tấn, cung cấp trực tiếp cho các ngành kinh tế bao nhiêu tấn, xuất khẩu bao nhiêu tấn, thu được bao nhiêu ngoại tệ qua xuất khẩu và hàng năm đóng góp cho ngân sách là bao nhiêu, mà quan trọng hơn là phải xem xét trên phạm vi toàn xã hội, hiệu quả sản xuất của ngành than phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả kinh tế – xã hội của cả nước. Còn vấn đề khai thác được bao nhiêu, xuất khẩu được bao nhiêu thì không phải là ý kiến chủ quan mong muốn của chúng ta mà nó phụ thuộc vào các ngành cần bao nhiêu, thị trường nước ngoài tiêu thụ bao nhiêu... Như chúng ta đã biết, ngành than đóng góp rất lớn trong sự phát triển của ngành điện, đạm, xi măng, sắt thép, giấy, ... Hãy hình dung xem nếu không có than thì nền kinh tế đất nước sẽ ra sao. bảng 4 : Số liệu thống kê tiêu thụ than năm 1996- 2001 Năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Tổng số 9741003 10779221 10721794 9965836 11520376 13046023 Xuất khẩu 3665753 3524842 2900655 3234928 3094950 4197451 Trong nước 6075250 7254379 7821139 6730908 8425426 8848572 Điện 1583809 2172928 2276725 1896305 2053591 2287905 Đạm 423655 351795 200556 63978 234499 238172 Giấy 135309 170874 171918 170318 152322 130571 Xi măng 608753 677970 558676 628386 940462 973064 Khác 3323724 3880812 4613264 3971921 5044552 5218860 Nguồn: Số liệu tổng Công ty Than Qua bảng trên chúng ta biết rằng trong các ngành sản xuất được phục vụ bởi ngành than thì ngành điện tiêu thụ khối lượng than lớn nhất. Như vậy khi phân tích và đánh giá tầm quan trọng của ngành than đối với ngành năng lượng điện, chúng ta sẽ thấy được vị trí của ngành than quan trọng như thế nào. 2. Than trong ngành năng lượng. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước tiêu thụ năng lượng thương mại thấp nhất. Tuy nhiên, phát triển điện năng ở khu vực này được xác định là một khâu quan trọng để giữ vững mức độ tăng trưởng của đất nước. Thực tế cho thấy đã có nhiều hy vọng tăng nhanh cả về nhu cầu lẫn cung ứng điện năng trên toàn Việt Nam trong tương lai. Một công trình nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc dự báo rằng mức tiêu thụ năng lượng thương mại sẽ tăng với tỷ lệ từ 6,1 đến 7,2% và điện năng tăng từ 7,7 đến 10,1% hàng năm cho đến năm 2010. Hơn nữa, chính phủ Việt Nam còn có kế hoạch cung cấp điện trên toàn lãnh thổ vào cùng năm đó. Trở ngại lớn nhất cho sự phát triển này là thiếu vốn để tiến hành các dự án mới và đầu tư cho những nỗ lực hiện đại hoá. Tiềm năng năng lượng chủ yếu của Việt Nam là dầu lửa, ga, thuỷ điện và than. Có nhiều dự báo cho rằng những nguồn trữ lượng trong nước này đủ để đáp ứng nhu cầu tăng lên ở trong nước về lâu dài. Các dự báo còn nói rằng trong khoảng thời gian 1994-2010, than sẽ đáp ứng 30% sản lượng điện năng tăng lên của Việt Nam. Hiện nay trên thế giới, cùng với những vấn đề an ninh quốc phòng và an ninh về lương thực, các quốc gia đã đặt ra để giải quyết các vấn đề an ninh về năng lượng, an ninh về nước ngọt, an ninh về môi trường... ở Việt Nam, vấn đề an ninh về năng lượng đã bắt đầu được đề cập đến. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, vấn đề an ninh về năng lượng sẽ càng trở nên cấp thiết. Cơ sở lý luận để xem xét và xây dựng chính sách an ninh về năng lượng phải xuất phát từ nhu cầu phát triển bền vững của ngành năng lượng của Việt Nam trên quan điểm “ổn định lâu dài mối quan hệ cung cầu” về năng lượng. Trong mối quan hệ này, ngành than đứng về phía “cung”. Gần đây, có một số ý kiến cho rằng Việt Nam đang thừa điện công suất dự phòng quá lớn. Điều này chỉ có thể đúng với giai đoạn trước 2005. Vì những quan điểm cục bộ, những ý kiến đó chỉ đề cập đến việc thừa công suất điện trước mắt, nhưng lại cố tình không nhắc đến nguy cơ thiếu công suất điện lâu dài. Về mặt quản lý vĩ mô, những thông tin như vậy rất có hại và vô trách nhiệm. Ngay cả quan điểm cho rằng con số gọi là “dự phòng” quá lớn đó cũng cần xem xét lại cách tính cho đúng. Theo đánh giá gần nhất của Bộ Công nghiệp, đến năm 2020, nguồn cung cấp năng lượng điện cho nền kinh tế quốc dân được cân đối chủ yếu như sau: Xây dựng thêm 3600 MW thuỷ điện Sơn La. Nhập khẩu khoảng 10% nhu cầu điện năng (tương đương với 4000 MW công suất) từ các nước khác trong khu vực. Xây dựng 4000 MW công suất (cũng khoảng 10% nhu cầu điện năng) nhà máy điện nguyên tử (tương đương nhà máy điện nguyên tử Tréc-Nô-Bưn của Nga). Cũng theo đánh giá của Bộ Công nghiệp, tuỳ theo sự phát triển của nền kinh tế, đến năm 2020, tổng công suất các nhà máy nhiệt điện chạy than xây dựng mới sẽ đạt 8200 MW, gấp hơn 12 lần so với công suất hiện có (khoảng 645 MW); nhu cầu than cho nhiệt điện sẽ lên tới 11-16 triệu tấn (tức lớn hơn toàn bộ sản lượng than sạch hiện nay). Đây thực sự vừa là một thách thức đồng thời cũng vừa là một cơ hội cho việc phát triển ngành than phù hợp với chiến lược của mình. Thách thức này cần và có thể được vượt qua. Cơ hội này cần được khẳng định cho chiến lược phát triển của ngành. Như vậy, trong tương lai không xa, mặc dù công suất các nhà máy nhiệt điện chạy than (theo kế hoạch dự đoán) tăng nhanh (gấp 12 lần) và, mặc dù sản lượng than cấp cho nhiệt điện tăng khoảng gần 10 lần so với hiện nay, nhưng đất nước vẫn đứng trước sự rủi ro rất lớn về năng lượng: 32% nhu cầu điện do các nhà máy thuỷ điện cung cấp sẽ phụ thuộc vào thiên nhiên. Đồng thời dự án thuỷ điện Sơn La tức là chúng ta sẽ tạo ra một hồ chứa nước thứ hai lớn gấp 3 lần hồ thuỷ điện Hoà Bình hiện nay và được bảo vệ bằng một tuyến đập dài vài trăm mét và cao không dưới 100 mét. Như vậy, ở độ cao 265 mét so với mực nước biển trên thượng nguồn của Thủ đô Hà Nội và vùng dân cư Đồng Bằng Bắc Bộ tuỳ theo các phương án cao/thấp sẽ có thêm một lượng 12-22 tỷ mét khối nước. 10% phụ thuộc vào nguồn điện có thừa và rẻ của nước láng giềng. Vấn đề nhập khẩu năng lượng thực tế chỉ là lý thuyết. Nước láng giềng có thể bán điện cho Việt Nam là Lào. Nguồn điện để bán cũng là nguồn thuỷ điện. Và Lào cũng chỉ có thể bán điện cho Việt Nam vào mùa mưa, tức là vào mùa chúng ta cũng thừa điện. Để cân đối điện trong mùa khô, chúng ta phải mua từ nguồn nhiệt điện của Trung Quốc hoặc của Thái Lan. Điều trớ trêu hiện nay là: một số các nhà máy nhiệt điện chạy than ở Thái Lan và Trung Quốc cũng đã và đang muốn mua than của Việt Nam; Hiện nay, Tổng Công ty Than Việt Nam đã có hợp đồng cung cấp than dài hạn cho nhà máy nhiệt điện chạy than của Thái Lan; 10% phụ thuộc vào trình độ quản lý kỹ thuật công nghệ nguyên tử của Việt Nam và ý thức kỷ luật của công nhân vận hành trực tiếp các lò phản ứng; 26% phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí từ các mỏ khí nằm xa ngoài biển do các Công ty nước ngoài đầu tư, quản lý và quyết định giá bán (thường tuỳ thuộc vào tình hình chính trị trên thế giới và vào khối lượng khí mua của các nhà máy điện Việt Nam xây trong bờ). Xét tổng thể còn lại khoảng 21% nhu cầu điện dựa vào nguồn than. Có thể không còn cân đối nào khác, nhưng cơ cấu nguồn năng lượng như trên là không đảm bảo. Còn quá nhiều rủi ro trong cung cấp năng lượng cho nền kinh tế mà chúng ta sẽ không quản lý được. Về phía “cung”, như trên cho thấy chỉ có nguồn nhiệt điện chạy than có khả năng làm giảm bớt sự mất an toàn và an ninh trong vấn đề cung cấp năng lượng của quốc gia trong thế kỷ tới. Về mặt biện chứng, trong quá trình phát triển bền vững, ngành năng lượng của Việt Nam, ngành than cần giải quyết tốt mâu thuẫn cơ bản sắp tới: vai trò và vị trí ngày càng tăng của ngành than theo yêu cầu đảm bảo an ninh về năng lượng sẽ mâu thuẫn với khả năng và điều kiện để phát triển của ngành khai khoáng. Triết lý về phát triển ngành than phải bao gồm: vừa đảm bảo đúng vai trò và vị trí của ngành cung cấp than trong cân bằng năng lượng quốc gia vừa nâng cao hơn nữa hiệu quả của ngành công nghiệp khai khoáng. Với chức năng cung cấp đủ than cho nền kinh tế, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia về năng lượng, ngành than cần cân đối phát triển ở mức tối đa. Nhu cầu than dùng để phát điện sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khai thác hàng năm (khoảng 50-70%). Tổng nhu cầu than cấp cho nền kinh tế trong giai đoạn sau năm 2010- 25 triệu tấn/năm và dự báo đến năm 2030- 30 triệu tấn/năm. Như vậy, trong vòng 30 năm tới, tổng nhu cầu than cấp cho nền kinh tế sẽ đạt ở mức khoảng 680-780 triệu tấn tương đương với mức bình quân tối đa 26 triệu tấn/năm. Với mục tiêu tạo thuận lợi cho sự phát triển lâu dài và vững chắc của ngành than, tạo thêm sản phẩm cho xã hội, tận dụng tối đa năng lực hiện có của ngành than, những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên khoáng sản trong vùng, tạo thêm việc làm và cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế vùng và liên vùng theo hướng phát triển chung của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong các năm qua bên cạnh sản xuất kinh doanh than, các mặt sản xuất khác của tổng Công ty được xác định là một nhiệm vụ quan trọng không thể tách rời trong chiến lược phát triển. Các hoạt động kinh tế khác đã chiếm tỉ trọng đáng kể trong kết quả hoạt động sản xuất chung của tổng Công ty, dự kiến năm 2000 tỷ trọng kinh doanh khác (theo doanh thu) chiếm 30% và sẽ tăng 35- 40% sau năm 2005. Trong quy hoạch phát triển của ngành than, các nhà máy nhiệt điện do tổng Công ty Than là chủ đầu tư và/ hoặc hợp tác với các Công ty trong và ngoài nước . Đầu tư sẽ được xây dựng gần mỏ than nhằm tận dụng tối đa tài nguyên than và các cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật sẵn có, tạo thêm nguồn cung cấp điện và nâng cao hiệu quả sản xuất than. Dự kiến năm 2010, tổng công suất các nhà máy điện được xây dựng sẽ đạt trên 1000MW, trong đó nhiệt điện Na Dương (Lạng Sơn): 100MW, nhiệt điện Cao Ngạn (Thái Nguyên): 100MW, nhiệt điện Cẩm Phả (Quảng Ninh): 300MW, nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam): 20MW. Nhiệt điện Đồng Rì (Bắc Giang): 100MW… Thủ tướng chính phủ nước CHXHCN Việt Nam đã quyết định cho tổng Công ty Than Việt Nam đầu tư xây dựng hai nhà máy nhiệt điện: Nhiệt điện Na Dương: công suất 100MW, năm 2002 sẽ đưa vào vận hành. Nhiệt điện Cao Ngạn: công suất 100MW, năm 2003 sẽ đưa vào vận hành. Than hàng năm khai thác được ở nước ta chủ yếu tiêu thụ trong nước là chính vì xuất khẩu than trên thế giới có hạn, số than tiêu thu trong nước chủ yếu cho các ngành công nghiệp trong đó có ngành năng lượng. Tuy nhiên số than dùng cho năng lượng (nhiệt điện) còn ít, không ổn định. Xét về tiềm năng và tài nguyên và nguồn lao động khai thác mỏ ở Việt Nam có đủ điều kịên đáp ứng yêu cầu cần thiết cho việc phát triển ngành than phục vụ cho ngành năng lượng quốc gia. Tuy nhiên ngành than có tự vận động phát triển cũng bị hạn chế không thể đáp ứng được nhu cầu cung cấp than ngày càng tăng cho năng lượng và cho nền kinh tế quốc dân. Vấn đề quan trọng cần có chính sách ở tầm quốc gia về đầu tư phát triển, cân đối giữa các ngành kinh tế phục vụ cho ngành năng lượng trong đó có ngành than, đảm bảo cho ngành năng lượng phát triển bền vững, hài hoà giữa các ngành kinh tế và các lĩnh vực xã hội, môi trường. Những yếu tố kinh tế- xã hội tác động đến hoạt động của ngành than, Những vấn đề của vùng mỏ và địa phương tác động đến ngành than. Đa số các mỏ, các kho vật liệu nổ công nghiệp và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành than đều nằm ở nơi xa xôi hẻo lánh, kém phát triển nên các Công ty, xí nghiệp đã phải tiến hành xây dựng và quản lí hầu như từ A đến Z: từ nhà hộ sinh, nhà trẻ mẫu giáo, trường học, trạm y tế đến cấp điện, nước sinh hoạt, làm đường giao thông, xây nhà tình nghĩa, nghĩa trang…nên đã làm tăng giá trị đầu tư và chi phí sản xuất. Đặc biệt các đơn vị phải lo việc làm cho vợ, con công nhân viên chức ngày càng đông trong khi không có hoặc có rất ít nhu cầu. Vùng mỏ Quảng Ninh đã nhiều năm xoay quanh một nghề chính là sản xuất than, các ngành nghề sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ có khả năng thu hút nhiều lao động nữ kém phát triển, xã hội vùng mỏ nhiều năm nay đã quen gắn với nhịp thở của ngành than, chia sẻ những niềm vui buồn với ngành than, sống bằng thu nhập hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp từ than do đó bất cứ sự kiện gì xảy ra trong ngành than đều được dư luận quan tâm, theo dõi. Đây vừa là một lợi thế đồng thời cũng là một bất lợi cho sự phát triển phá thế độc canh than đòi hỏi các nhà lãnh đạo địa phương và ngành than quan tâm giải quyết. Quảng Ninh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Hải Dương - Hưng Yên), có tốc độ đô thị hoá cao, ý thức bảo vệ môi trường, cảnh quan di tích lịch sử văn hoá của nhân dân được nâng cao cùng với mức độ cải thiện đời sống vật chất, trong khi môi trường vùng mỏ đã bị suy thoái sau nhiều năm khai thác than (đặc biệt sau nạn khai thác than trái phép) và Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới mở ra triển vọng phát triển kinh tế du lịch và dịch vụ…những yếu tố trên kéo theo việc ngành than phải tháo dỡ hệ thống đường sắt Hà Lầm - Hòn Gai, Hòn Gai - Cọc 5 - Cọc 8, chuyển đổi mục đích sử dụng cảng than Hòn Gai…., phải làm mới cơ sở vật chất kỹ thuật, làm tăng vốn đầu tư, tăng chi phí vận hành trong giá thành . Những vấn đề trong nội bộ ngành than: Vấn đề có tính quan trọng hàng đầu kìm hãm sự phát triển một cách có hiệu quả của ngành than đó là đã từ nhiều năm nay, giá bán than trong nước thấp hơn giá thành và thấp hơn giá than xuất khẩu, giá than nhập khẩu và ngành than đã phải lấy lãi xuất khẩu để bù đắp, như vậy ngành than sẽ khó có khả năng tự cân đối tài chính và rơi vào nguy cơ có thể bị thua lỗ. Việc làm vẫn là vấn đề được ưu tiên quan tâm, song do giá bán than thấp, không có hoặc có rất ít tích luỹ nên chưa có điều kiện đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, dịch chuyển cơ cấu lao động và ngành nghề. Lực lượng công nhân viên chức ngành than đông, vốn có truyền thống kiên cường trong đấu tranh cách mạng và sáng tạo, vượt khó trong sản xuất nhưng do cơ cấu lao động còn bất hợp lý, việc làm còn thiếu, thu nhập hạn chế nên chưa phát triển toàn diện được. Điều kiện kĩ thuật mỏ địa chất rất phức tạp, khai thác ngày càng xuống sâu, các hiểm hoạ thiên nhiên ngày càng tăng, suất đầu tư và giá thành ngày càng cao. Công nghệ khai thác than lạc hậu, đặc biệt là ở các mỏ hầm lò nên tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác cao, mức độ đảm bảo an toàn thấp. Đã nhiều năm các Công ty than, mỏ than phải tự cân đối tài chính bằng cách giảm hệ số bóc đất ở mỏ lộ thiên, giảm hệ số bóc đất ở mỏ lộ thiên, giảm hệ số đào lò ở mỏ hầm lò nên đã đưa các mỏ vào tình trạng vi phạm các chỉ tiêu kĩ thuật, công nghiệp ở mức độ khác nhau. Tài nguyên than đã được phân chia manh mún, có một số trường hợp một khoáng sàng than có nhiều đơn vị cùng khai thác. Các mỏ than có điều kiện khác nhau về trữ lượng, chất lượng, mật độ chứa tài nguyên, điều kiện kĩ thuật khai thác, vị trí địa lí và mức độ đã đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau, đòi hỏi phải tìm phương pháp điều hoà hợp lý. Điều chỉnh quan hệ cung cầu vẫn là một vấn đề phức tạp tồn tại đã nhiều năm vẫn chưa giải quyết được. Ngành than đang thiếu vốn đầu tư và vốn lưu động. Tác động chung của nền kinh tế. Sự đổi mới các chủ trương, chính sách vĩ mô của Đảng và Nhà nước đã tác động tích cực vào ngành than trong nhiều năm qua. Rừng ở nước ta đã suy giảm mạnh, trong khi than thì thừa nhưng Nhà nước chưa có chính sách thoả đáng hỗ trợ nhân dân dùng than thay củi trong sinh hoạt và sản xuất. Nguồn gỗ rừng tự nhiên để làm gỗ chống lò đã cạn kiệt. Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, cơ sở xi măng, vật liệu xây dựng, phân bón… trang thiết bị đã cũ, công nghệ lạc hậu nên suất tiêu hao than cao, quen dùng than với giá thấp, do đó khó chấp nhận việc tăng dần giá than. Bên cạnh đó sự thay đổi công nghệ ở nhà máy xi măng Bỉm Sơn và ở ngành đường sắt kéo theo sự mất hẳn thị trường tiêu thụ của mỏ Na Dương, mỏ Khe Bố vốn dĩ đã từ lâu được đầu tư để phục vụ riêng cho hai ngành xi măng và đường sắt. Việc đầu tư một mỏ than hay một khu vực của mỏ tốn thời gian từ 3-7 năm thậm chí lâu hơn nếu dự báo, quy hoạch kinh tế là ngành sử dụng than không sát với thực tế hoặc có khủng hoảng kinh tế làm giảm mức tiêu thụ than thì ngành than rơi vào tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, làm tăng chi phí sản xuất kì hiện tại. Vốn đầu tư được Nhà nước cho vay trong thời gian thường là 5 năm không khớp với thời kỳ hoàn vốn của dự án đầu tư mỏ thường từ 7- 12 năm làm phát sinh sự thiếu nguồn vốn dẫn đến tình trạng phải vay đảo nợ. Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu than trong thời gian qua Tình hình tiêu thụ than trên thị trường thế giới Phân bố trữ lượng than trên thị trường thế giới Mảng màu than luôn nổi lên lớn nhất trong bức tranh năng lượng. Nhu cầu năng lượng của nhân loại, trong đó nhu cầu về than luôn tăng song bao giờ cũng được thoả mãn đầy đủ. Đây là nét nổi bật nhất trong bức tranh về khai thác và tiêu thụ than. Kể từ cuộc khủng hoảng dầu lửa đầu thập kỉ 70 đến nay, mức tiêu thụ năng lượng tăng khoảng 60%, từ 7,1 tỷ tấn than tăng lên 11,3 tỷ tấn than. Trong đó trên 1/4 năng lượng trên thế giới được cung cấp từ than. Thực tế than vẫn là nguồn năng lượng lớn nhất trong các dạng nguyên liệu hoá thạch như dầu mỏ, khí đốt, uran và chiếm khoảng 68% nguồn trữ lượng năng lượng vô tận song chưa biết đến bao giờ khoa học kỹ thuật cho phép khai thác để phục vụ được đại chúng như năng lượng gió, năng lượng mặt trời. Vậy trái đất chứa trong mình bao nhiêu than chưa được khai thác? ước tính tổng cộng trữ lượng than toàn thế giới còn khoảng 1031 tỉ tấn. Các nước có trữ lượng than lớn trên thế giới là Nga, Mỹ, Trung Quốc và các nước vùng Tây Âu, Đông Âu, vùng Biển Đông, ôxtraylia, Nam Phi...Nếu khai thác như năm 1995 là 4,53 tỉ tấn thì có thể khai thác được khoảng 250 năm nữa. Khoảng thời gian 250 năm là không nhỏ nhưng cũng chỉ là khoảng khắc so với chiều dài nhân loại, do vậy cần phải tính đến các vấn đề khai thác và sử dụng than như thế nào để các thế hệ mai sau không bị thiếu năng lượng nếu như chưa có cách gì để tận dụng mặt trời, sức gió hay thuỷ triều tốt hơn chúng ta. Trong 50 năm qua, sản lượng than trên toàn thế giới đã tăng gấp 3 lần, cùng với giao dịch than quốc tế đuợc mở rộng nhanh chóng và là một yếu tố quan trọng làm giảm vai trò của dầu mỏ. Tuy nhiên, bất chấp quy luật khai thác ngày một khó khăn của ngành khai khoáng, nhờ vào tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sản lượng của mỏ sau bao giờ cũng cao hơn mỏ trước. Đây là nguyên nhân khiến giá than khó lòng tăng lên, làm lợi cho khách hàng song người công nhân than chưa hẳn đã được gì. Từ đầu thập kỉ 90 trở lại đây, mỗi năm con người lại moi từ lòng đất lên 3 tỉ tấn than, một khối lượng lớn hơn rất nhiều so với dầu mỏ. Các nước có trữ lượng lớn nhất cũng là những nước khai thác được nhiều nhất, trong đó Trung Quốc chiếm 20%, Mỹ 18%, Trung âu 18%, Liên Xô cũ 15%. Tình hình ngành công nghiệp than một số nước trên thế giới được thể hiện ở bảng dưới đây. bảng 5 Tên nước Sản lượng than khai thác Sản lượng than xuất khẩu Sản lượng than nhập khẩu 1998 1999 2000 1998 1999 2000 1998 1999 2000 Trung Quốc 1305 1238 1171 32 37 55 1 1 2 Mỹ 1014 994 975 72 56 53 7 8 11 ấn độ 321 314 332 0.33 0.79 0.85 15 18 24 ôxtraylia 287 291 305 162 169 177 Nga 232 249 257 23 27 43 14 16 25 Nam Phi 223 223 225 61 66 69 1 0.86 1.9 Đức 211 205 205 0.32 0.2 0.17 22 22.2 22.9 Ba Lan 178 171 161 28 24 23.7 4 2 1 Triều Tiên 90 91 91 352 356 356 ucraina 76 81 81 Inđônêxia 61 72 78 46 54 56 Kazắc xtan 69 58 74 Canada 75 72 69 34 33 31 côlômbia 33 32 37 30 29 34 Anh 41 37 32 0.9 0.7 0.6 21 20 23 Tây Ban Nha 26 24 23 14 20 21 Thái Lan 20 18 17 Việt Nam 13 10 9 2.9 3.2 3.5 Pháp 6 5.7 4 0.06 0.07 0.08 18 17 18 Hàn Quốc 4.4 4.2 4.1 Nhật Bản 3.7 3.9 3.1 128 133 145 Toàn thế giới 4483 4557 453 Nguồn: Tạp chí KHCN Mỏ * số 6 / 2002 Vận chuyển than giữa các quốc gia có thể nói là khó khăn hơn so với các dạng nhiên liệu lỏng hay khí khác. Mặc dù vậy than vẫn chiếm khoảng 30% khối lượng năng lượng của thế giới trong vài thập kỷ qua và sẽ không giảm đi trong thiên niên kỷ mới. Có điều nếu xét trên phương diện kinh tế chính trị học, tiêu thụ than hiện có sự bất bình đẳng giữa các quốc gia trên thế giới. Các nước thuộc thế giới thứ 3 chiếm tới 3/4 dân số thế giới nhưng chỉ tiêu thụ 1/4 năng lượng hiện có. Ngược lại, các nước công nghiệp phát triển chiếm 1/4 dân số thế giới thì lại dùng tới 3/4 khối lượng năng lượng tạo ra. Bước sang thế kỉ 21, đặc điểm này của thị trường than sẽ không có gì thay đổi. Sự vận động của hòn than trên thị trường quốc tế có nhiều biến động trong những thập kỷ qua. Thập kỷ 60 - 70 là thời kỳ tây Âu mua nhiều than nhất (57,4%), kế đến là Đông Âu (21,1%) và xếp thứ 3 là Nhật Bản (64%), kể từ đầu những năm 80 trở lại đây, Châu á - Thái Bình Dương với đầu tầu là Nhật Bản có tốc độ tăng nhập khẩu than hết sức nhanh chóng, chiếm tới 49% khối lượng than buôn bán trên toàn thế giới hiện nay. Người ta dự báo rằng trong giai đoạn 1995 – 2020, nhu cầu than trên toàn thế giới có thể sẽ tăng với tỉ lệ trung bình hàng năm là 2,2%. Trong đó nhu cầu than của khu vực trung đông dự báo tăng 5%/năm, còn ở Châu á tỉ lệ trung bình hàng năm của Trung Quốc là 3,1%, với các nước khác là 3,8%, nếu nhận xét về khối lượng thì khu vực Châu á vẫn là khu vực tiêu thụ than nhiều nhất thế giới với mức tăng 25%/ năm. Có nhiều dự báo trái ngược nhau về nhu cầu than của Châu Âu trong những năm tới. Có những dự đoán sẽ giảm 0,6% trong giai đoạn 1995 – 2020. Tuy nhiên bộ năng lượng Mỹ dự báo nhu cầu than của Châu Âu sẽ tăng 21% trong giai đoạn đến năm 1990 – 2015. Cũng theo bộ này, nhu cầu của Châu á sẽ tăng 59% giai đoạn nói trên. Đặc điểm thị trường than thế giới hiện nay Thị trường than thế giới hiện nay thể hiện một số đặc điểm chủ yếu sau đây: Sức cạnh tranh của thị trường than trên thế giới hiện nay càng ngày càng trở nên gay go và quyết liệt. Ngoài các nước vốn cung ứng than của thị trường than thế giới như ôxtraylia, Mỹ, Nam Phi, CHLB Nga, Trung Quốc, Ba Lan, Canada...Hiện nay đã có các nước xuất khẩu than mới trỗi dậy và đang có xu thế phát triển nhanh như Inđônêxia, Côlômbia, Vênêxuêra, Việt Nam...Đây là những nước đang có xu hướng mở rộng lượng than xuất khẩu. Các nước nhập khẩu than hiện nay nói chung đều coi trọng mục tiêu tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường sinh thái. Vì vậy họ gia sức khống chế lượng than nhập khẩu. Mặt khác do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á cũng làm cho số lượng than nhập khẩu của các nước Đông á và Đông Nam á bị giảm mạnh, giá than cốc giảm 18%, than động lực có độ nhớt nhỏ giảm 15%. Những điều này đã gây ảnh hưởng không có lợi cho hoạt động xuất khẩu than của các nước. Thị trường than thế giới đặt ra yêu cầu chất lượng, chủng loại than có xu hướng nghiêm ngặt hơn. Tiêu chuẩn than giao dịch trên thị trường thế giới hiện nay bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: + Nhiệt trị phải đạt được tiêu chuẩn của hộ sử dụng + Lưu huỳnh cháy đạt 0,8% trở xuống + Hàm lượng clorua đạt 0,03% trở xuống + Trong than không được chứa tạp chất + Tính chất kết dính của than phải đạt được chỉ tiêu theo yêu cầu của hộ sử dụng + Độ tro phải đạt trị số thấp Các nhà xuất khẩu than phải đảm bảo cho lượng than cung cấp luôn ổn định. Nhà xuất khẩu than nào tuân thủ đúng hợp đồng đã ký kết về các mặt chất lượng, số lượng than, thời gian điạ điểm giao hàng với các hộ sử dụng than thì họ sẽ chiếm được thị trường than thế giới một cách bền vững. Thị trường than thế giới có tính tập trung tương đối cao. Chín nước xuất khẩu than chính của thế giới là ôxtrâylia, Mỹ, Nam Phi, Canađa, Inđônêxia, Trung Quốc, Côlômbia, CHLB Nga, Ba Lan, (chiếm tới 90% lượng giao dịch than xuất khẩu) và các nước nhập khẩu than chính là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước khối cộng đồng Châu Âu. Tỷ trọng than cốc và than động lực trên thị trường than thế giới có xu hướng đảo ngược. Nguyên nhân cơ bản là do các nước có nền công nghiệp gang thép lớn đã không ngừng áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm tiêu hao năng lượng, hoặc áp dụng kỹ thuật mới công nghệ phun than, nên họ đã dùng than không khói thay cho than cốc, vì vậy mà thị trường than đã lâm vào tình thế suy yếu. Kể từ những năm 90 của thế kỷ 20 tỷ trọng than động lực trên thị trường than thế giới đã vượt quá 50%. Nhu cầu than Antraxit trên thế giới là rất lớn và ngày càng tăng. Nhất là ngày nay trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề môi trường, ở nhiều nước Chính phủ không cho phép xây dựng nhà máy điện nguyên tử, hạn chế hoặc không cho phép xây dựng nhà máy thuỷ điện. Vì vậy, người ta có xu hướng quay lại phát triển nhiệt điện, trong đó có nhiệt điện chạy than. ở các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Tây Âu việc kiểm soát môi trường được tiến hành hết sức chặt chẽ, do vậy có nhu cầu sử dụng than Antraxit nhiệt lượng cao, hàm lương Lưu huỳnh, Phốt pho, Ni tơ và các chất độc hại thấp được pha trộn với than cốc để luyện kim, xi măng hay hoá chất … có thể nói trên thị trường thế giới cầu về than Antraxit sẽ lớn hơn nhiều so với lượng cung trong tương lai. * Trên thị trường xuất khẩu. Trong một vài năm tới Việt Nam sẽ tiếp tục đứng vị trí thứ nhất nhì trên thế giới về xuất khẩu than Antraxit, với lượng cung cấp ra trên thế giới khoảng 4 triệu tấn/năm, luôn chiếm tỷ trọng 25 – 30% tổng khối lượng than Antraxit xuất khẩu trên thị trường thế giới. Trong năm 2002 và một vài năm tiếp theo Trung Quốc sẽ đóng cửa 25 mỏ than với số lượng trung bình khoảng 250 triệu tấn than. Hiện nay tổng số khoản lỗ của riêng 8 mỏ than ở Trung Quốc lên tới 1,9 tỷ NDT, chiếm khoảng 39,8% tổng kim ngạch thua lỗ của toàn ngành than. Tổng khối lượng than xuất khẩu của Trung Quốc năm 2001 chỉ đạt 38 – 40 triệu tấn than các loại trong đó than Antraxit chỉ chiếm 2,5 – 3,5 triệu tấn. Đây là cơ hội tốt cho than Antraxit Việt Nam xuất khẩu. Đối thủ cạnh tranh cung cấp lớn thứ 3 là Nam Phi, theo như dự đoán thì với sự ổn định của khu vực này Nam Phi sẽ tiếp tục tăng khối lượng than Antraxit xuất khẩu và ước tính chiếm tỷ trọng khoảng 20 – 22% tổng khối lượng than Antraxit xuất khẩu toàn thế giới. * Trên thị trường nhập khẩu than Antraxit: Với sự phục hồi kinh tế nhanh sau cuộc khủng hoảng khu vực thì Nhật Bản sẽ vẫn là nhà nhập khẩu than Antraxit lớn nhất thế giới. Tiếp đến là Pháp với tỷ trọng từ khoảng 16 – 20% khối luợng than Antraxit nhập khẩu trong vài năm tới cũng vẫn duy trì ở mức này. Một số nước như: Philipin, Hàn Quốc, Bungary… vẫn nhập khẩu than Antraxit với khối lượng tương tự các năm trước. Nhìn chung thị trường xuất khẩu than Antraxit trên thế giới trong thời gian tới sẽ tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên, đây có thể coi là thời cơ tốt cho ngành than Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu than. Than Việt Nam trên thị trường thế giới Than là một loại nguyên liệu quý không có khả năng phục hồi. Hàng năm trên thế giới có rất nhiều quốc gia sử dụng loại nguyên liệu đen này để dùng cho sản xuất công nghiệp. Ví dụ như trên thị trường tây Âu cần nhập than để phục vụ cho những ngành công nghiệp thép và Titan, ở Đông Âu và Nam Phi cần nhập than dùng để làm nhiên liệu đốt và sưởi ấm vào mùa đông. Các nước như Nhật Bản thì cần nhập than để phục vụ cho những ngành sản xuất công nghiệp như thép, xi mămg. Than là một trong số ít mặt hàng Việt Nam đã có lịch sử xuất khẩu lâu đời, trước năm 1989 Antraxit Việt Nam đã được xuất khẩu đi các nước Châu Âu và Nhật Bản và chủ yếu dùng trong sưởi ấm, đun nấu, làm điện cực, làm đất đèn. Từ năm 1989 Antraxit Việt Nam bắt đầu được sử dụng thử nghiệm trong công nghiệp luyện thép ở Nhật Bản và ở Pháp. Từ năm 1994 được sử dụng thử trong sản xuất xi măng ở Công ty xi măng Onoda Nhật Bản, năm 1996 được sử dụng để phát điện ở Bungari và năm 1998 đưa vào nhà máy điện Thái Lan. Công nghiệp thép, điện lực và xi măng ở Nhật Bản, Châu Âu, Thái Lan đã trở thành những hộ tiêu thụ chính than Việt Nam. Những năm vừa qua ngành than đã kế thừa và mở rộng thị trường tiêu thụ tại Nhật Bản, Châu Âu, Nam Phi, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Philipin, Nam Mỹ...và một số nước khác nhờ vào chính sách bạn hàng đúng đắn, cung cấp ổn định về khối lượng, chất lượng với giá cả cạnh tranh cho khách hàng. Đã ký được hợp đồng 3 năm, 5 năm thậm chí 15 năm cho một số nhà tiêu thụ ở Nhật Bản, Philipin, Thái Lan và Trung Quốc. Hiện nay, Tổng Công ty than Việt Nam luôn duy trì và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các bạn hàng. Nếu như trước đây, Antraxit Việt Nam dưới tên “Hongay Antraxit” rất nổi tiếng ở Châu Âu, Nhật Bản dùng trong sưởi ấm thì ngày nay, Antraxit Việt Nam còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp cuả trên 30 nước trên thế giới: luyện thép, luyện Niken, Titan, xi măng, đất đèn, điện cực, hoá chất điện lực... bao gồm Châu á, Châu Âu, Châu Phi, Châu úc và Châu Mỹ. Trên thị trường than thế giới, Than Việt Nam là đối thủ tương đối nhỏ. úc, Mỹ, Nam Phi là ba nước sản xuất than nhiều nhất thế giới hiện nay. Inđônêxia, Côlômbia, Vênêxuêla cũng là nước phát triển mạnh trong hiện tại. Mặc dù vậy, phần lớn trữ lượng than của Việt Nam là than Antraxit có chất lượng cao và loại than này được khai thác hết ở nhiều nước sản xuất than khác. Việt Nam là nước đứng đầu về xuất khẩu than Antraxit, chiếm 1/3 tổng số than Antraxit xuất khẩu trên thế giới. Việt Nam có cả than nâu, than bùn, than mỡ, song lợi thế tuyệt đối của than Việt Nam trên thị trường thế giới là than Antraxit. Bể than Antraxit của Quảng Ninh- Việt Nam được coi là chất lượng tốt nhất thế giới : nhiệt lượng cao, độ tro thấp và hàm lượng lưu huỳnh thấp. Trữ lượng Antraxit tính từ độ vỉa đến độ sâu –300m hiện nay còn khoảng 3,3 tỉ tấn, nếu khai thác mỗi năm 20 – 25 triệu tấn thì ta còn khai thác được hơn 70 năm nữa. Ngoài ra theo thăm dò của ngành địa chất, tính từ độ sâu – 300m đến –1000m trữ lượng còn khoảng 10 tỉ tấn. Ngành than Việt Nam những năm gần đây có bước phát triển đáng kể. Năm 1997 sản lượng than khai thác đầu tiên đã đạt 10 triệu tấn/ năm và luôn vượt mức nói trên kể từ đó. Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới thay thế thiết bị lạc hậu, thiếu đồng bộ nhập từ Liên Xô và Đông Âu trước đây, quy hoạch lại sản xuất các mỏ, tổ chức lại bộ máy đã nâng cao năng lực sản xuất của ngành than Việt Nam lên mức 12 –13 triệu tấn/năm và có thể đạt 15 –16 triệu tấn vào năm 2002. Theo tính toán sản lượng hàng năm của than Việt Nam sẽ tăng 1 – 2 triệu tấn và sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010 với sản lượng khoảng 25,5 triệu tấn. Tuy nhiên, vấn đề tiêu thụ và giá thành sản xuất sẽ là thách thức đối với ngành than kể từ nay đến ít nhất là năm 2024. Xuất khẩu than của Việt Nam chủ yếu là than Antraxit dưới cái tên thương phẩm Antraxit Hongay- một cái tên tương đối nổi tiếng trên thị trường Nhật Bản và Châu Âu vì chất lượng cao. Tổng sản lượng Antraxit sản xuất hàng năm trên thế giới vào khoảng 70 triệu tấn, trong đó dành cho buôn bán với nhau khoảng 10- 12 triệu tấn. VN mỗi năm xuất khẩu từ 3 – 4 triệu tấn, chiếm 25- 30% thị phần thế giới. Than Việt Nam được xuất khẩu vào thị trường khoảng 30 nước, lớn nhất là thị trường Nhật Bản (chiếm khoảng 40%) (Nhật Bản mỗi năm nhập khẩu khoảng 2,5 triệu tấn than Antraxit, chiếm hơn 40% khối lượng buôn bán thế giới, Việt Nam lại có thuận lợi về địa lý đối với thị trường này, do vậy việc giữ vững và tăng cường xuất khẩu vào thị trường này là rất quan trọng), ngoài ra là Châu Âu (Tây Âu và Bungary), các nước ASEAN và gần đây là thị trường Châu Mỹ (kể cả nước Mỹ) và Nam Phi. Như vậy, xuất khẩu hiện chiếm khoảng 30% tổng sản lượng than của Việt Nam. Bên cạnh đó, giá than xuất khẩu thường cao hơn giá bán than trong nước. Vì vậy, có thể thấy rằng mở rộng thị trường quốc tế là một nhân tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của Than Việt Nam. Để làm được điều đó, ngành than Việt Nam cần phát triển đội ngũ cán bộ XNK, kết hợp chặt chẽ với các cơ quan đại diện thương mại và đại diện ngoại giao ở các nước ngoài nhằm tăng cường xúc tiến thị trường và thiết lập quan hệ bạn hàng và đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu than (mua bán, hàng đổi hàng, đổi than lấy công nghệ). Hoạt động xuất khẩu than qua các giai đoạn Để nghiên cứu hoạt động xuất khẩu Than Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta cùng nghiên cứu thông qua Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế – Coalimex, Công ty xuất khẩu than chính của Việt Nam trước khi thành lập Tổng Công ty và là Công ty xuất khẩu than chủ yếu sau khi thành lập Tổng Công ty. Trong những năm đầu mới thành lập, Công ty Coalimex hoạt động trong cơ chế bao cấp và chương trình hợp tác Việt - Xô cũng như các nước XHCN khác. Vào đầu những năm 1990, do sự biến động về chính trị ở Liên Xô và Đông Âu nên các thị trường xuất khẩu này của Công ty cũng lần lượt mất đi. Trong những năm này, Công ty đã ra sức tìm kiếm và không ngừng mở rộng mối quan hệ hợp tác với các khu vực thị trường khác và đã tạo ra được một số thị trường xuất khẩu khá quan trọng như khu vực thị trường Châu á, Châu âu. Từ năm 1995, Tổng Công ty Than Việt Nam ra đời và Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế – Coalimex chính thức được coi là một doanh nghiệp thương mại, từ đó đến nay hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đi vào ổn định và có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực: kim ngạch xuất khẩu than được giữ vững, thị trường xuất khẩu than được mở rộng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Khái quát quá trình phát triển hoạt động xuất khẩu than của Công ty ta có thể chia làm 3 giai đoạn chính: giai đoạn 1982 –1991; giai đoạn 1992 – 1995; giai đoạn 1996 – 2001 Giai đoạn 1982 – 1991. Trong những năm đầu mới thành lập ( nhất là từ 1982 đến 1986) Công ty hoạt động hoàn toàn trong cơ chế bao cấp, mọi chiến lược hoạt động kinh doanh đều theo kế hạch Nhà nước giao. Thời gian này Công ty rất thụ động trong việc lựa chọn đối tác và tổ chức hoạt động xuất khẩu, phần lớn các bạn hàng dù lớn hay nhỏ đều thuộc khối các nước XHCN như Liên Xô, Hungary, Cu ba, Ba lan, Tiệp khắc… Từ 1987 trở đi, cơ chế kế hoạch hoá tập trung không còn nữa, Công ty phải làm ăn trên thị trường bằng chính khả năng của mình, vì thế Công ty cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ. Trong giai đoạn 1987 – 1991 Công ty đã chủ động tìm kiếm một số bạn hàng mới như: Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan và một số nước khác trong khu vực tuy nhiên bước đầu còn rất hạn chế bởi khả năng của Công ty còn chưa cho phép. Ta hãy quan sát bảng sau đây ( Bảng 6): Bảng 6: Giá tri kim ngạch xuất khẩu than giai đoạn 1982 – 1991. Năm Kim ngạch xuất khẩu ( 1000 USD ) 1982 39.221 1983 27.190 1984 29.343 1985 39.556 1986 32.120 1987 10.613 1988 15.118 1989 22.958 1990 31.470 1991 46.456 Nguồn : Tài liệu của Công ty Coalimex Nhìn vào bảng trên ta thấy sự thay đổi giá trị kim ngạch xuất khẩu than của Công ty được chia thành hai thời kỳ rõ rệt: Thời kỳ từ 1982 – 1986: Thời kỳ này giá trị kim ngạch xuất khẩu than cao và tương đối ổn định, tổng số kim ngạch xuất khẩu than là 176.551.527 USD, giá trị xuất khẩu trung bìmh đạt khoảng 33 triệu USD / năm với khối lượng trung bình trên 670 nghìn tấn / năm. Đây là giai đoạn mà Công ty đang nằm trong quĩ đạo của chương trình Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với một số nước XHCN. Chính vì vậy mà trong giai đoạn này Liên Xô là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty, hàng năm nó chiếm trung bình khoảng 87,8 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu than của toàn Công ty. Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng trong giai đoạn này thị trường và kim ngạch xuất khẩu của Công ty hầu như là cố định, hàng năm Công ty chỉ xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc trong khối XHCN với một khối lượng than đã được ký kết trước. Ngoài thị trường chính là Liên Xô, Công ty còn có các thị trường khác thuộc Đông Âu và Cuba. Mặt hàng xuất khẩu trong giai đoạn này không chỉ đơn thuần là than Antraxit như hiện nay mà nó còn bao gồm tất cả các loại than. Thị trường xuất khẩu than trong giai đoạn này khá ổn định còn bởi trong hệ thống các nước XHCN, Việt Nam là một trong ít nước có trữ lượng than lớn và phong phú về chủng loại cũng như chất lượng, vì vậy đã được phân công khai thác nguồn tài nguyên này. Các Nghị định thư đã tạo ra sự ổn định về thị trường cho Công ty, cho phép Công ty có thể lập kế hoạch xuất khẩu than hàng năm mà không có một sự biến động nào. Đối với thị trường Liên Xô cũng như các nước ở Đông Âu họ không có hoặc có nhưng rất ít trữ lượng than mặt khác họ là những nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, do đó cầu về than cho các ngành sản xuất là rất lớn. Vì vậy họ phải nhập khẩu than của Việt Nam. Thời kỳ 1987 - 1991 : Sau một thời gian dài đất nước chìm trong các cuộc khủng hoảng, mãi cho đến Đại hội Đảng VI năm 1986 Đảng ta mới quyết định xoá bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung và chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Có thể nói từ sau khi có quan điểm mới của Đảng về đường lối làm ăn kinh tế, đặc biệt là về đường lối đối ngoại đã đưa các doanh nghiệp Việt Nam sang một giai đoạn mới, sản xuất kinh doanh gắn liền với tính hiệu quả. Tuy nhiên, bước đầu Công ty đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu, bởi vì lúc này Nhà nước không còn là người đứng ra trực tiếp ký kết các hợp đồng xuất khẩu than như trước mà Công ty phải chủ động thăm dò thị trường, tìm kiếm đối tác và ký kết hợp đồng với tư cách là người được uỷ quyền. Khó khăn này có thể thấy qua sự giảm sút đột ngột giá trị kim ngạch xuất khẩu ở hai năm: 1987 xuất khẩu được 230.077 tấn than tương đương 10.613.697 USD, thấp nhất trong lịch sử, năm 1988 cũng chỉ xuất khẩu được 349.401 tấn than, tương đương 15.117.921 USD. Hai năm này giá trị kim ngạch xuất khẩu chỉ bằng 20-35% giá trị so với các năm trước đó. Có lẽ đây là giai đoạn khó khăn nhất của Công ty Coalimex nói riêng và của ngành than nói chung. Mặc dù các bạn hàng thuộc khối XHCN là những bạn hàng lâu năm nhưng trong những năm này do Công ty chưa quen với cơ chế mới và chưa đủ khả năng nên đã không tiến hành ký kết được các hợp đồng xuất khẩu than như trước. Mặt khác tình hình kinh tế trong nước cũng mất ổn định nên các bạn hàng cũng ngần ngại khi tham gia buôn bán. Thị trường Liên Xô trước kia chiếm tới 87,8% giá trị kim ngạch thì nay cũng chỉ còn 42,7% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên các năm sau đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty lại tăng liên tục với tốc độ cao ( tốc độ trung bình 146%/năm, cao nhất trong giai đoạn này), mỗi năm Công ty xuất khẩu đạt trên 25 triệu USD. Đạt được kết quả như vậy, có thể nói đây là một cố gắng vượt bậc của Công ty, cho thấy sự nhạy bén cũng như năng lực tuyệt vời của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Công ty. Trong giai đoạn này hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã thu được những thành tựu lớn, như đến năm 1990, ngoài việc khôi phục lại với các bạn hàng cũ thuộc khối XHCN, Công ty còn làm ăn với mội số nước khác trong khu vực như: Thái Lan, Đài Loan, Malayxia… và việc làm này đã thực sự có ý nghĩa. Trong cả giai đoạn 1982-1991 nếu xét cả về khía cạnh cạnh tranh thì Công ty hầu như không phải cạnh tranh với bất kỳ đối thủ nào. ở trong nước, Công ty Coalimex là Công ty chủ yếu được Nhà nước cho phép xuất khẩu mặt hàng than, nói cách khác nó vẫn còn độc quyền. Còn nếu xét phạm vi nước ngoài thì Công ty cũng không gặp phải một số vấn đề nào cản trở đến hoạt động xuất khẩu than. Về nguồn hàng phục vụ xuất khẩu cho Công ty cũng được ổn định, bởi lẽ hầu hết hoạt động khai thác than tại nhiều mỏ vẫn được Nhà nước trực tiếp quản lý, toàn bộ số lượng, chất lượng và chủng loại than đều tuân theo kế hoạch của Nhà nước .Vì vậy không gây ra những biến động về giá than trên thị trường. Ngoài những thuận lợi mà Công ty tận dụng được trong giai đoạn này thì nó cũng đã gặp phải một số vấn đề, đặc biệt là trong khâu thanh toán, chẳng hạn đối với khối lượng than xuất khẩu sang Liên Xô (cũ) là khối lượng lớn nhưng thực tế doanh thu mà Công ty nhận được lại rất thấp bởi vì phải trả nợ Liên Xô hoặc phần nhận được thường là máy móc, thiết bị. Việc xuất khẩu không thu được tiền cho nên đẩy Công ty vào tình trạng thiếu vốn để tiến hành kinh doanh trong khi ngân sách Nhà nước cấp là có hạn . Giai đoạn 1992-1995 Đây là thời kỳ có biến động lớn về chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu. Điều này tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất khẩu của Công ty sang các nước này. Trước hết phải kể đến sự biến động chính trị ở Liên Xô và kết quả của nó là sự tan rã Liên bang Xô Viết và sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập, trong đó có nước Nga. Bên cạnh Liên Xô là hàng loạt các quốc gia khác trong hệ thống XHCN ở Đông Âu cũng bị sụp đổ. Chính sự biến động chính trị lớn này đã làm chấm dứt các chương trình hợp tác trong lĩnh vực xuất khẩu than. Nó đã chính thức đánh dấu sự ra đi của các bạn hàng truyền thống, khiến cho Công ty Coalimex một lần nữa phải đương đầu với những khó khăn về thị trường. Để khắc phục những khó khăn về thị trường ở khu vực Liên Xô và Đông Âu, với phương châm đúng đắn và bằng sự nỗ lực của bản thân, Công ty Coalimex đã mở rộng được quan hệ hợp tác thương mại với một số nước ở Châu á và Châu Âu như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungary, ấn Độ, Czech, Philipines, Thuỵ Điển…. Trong khi hầu hết các Công ty, doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có liên quan đến các thị trường này đều bị ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh thì Công ty Coalimex vẫn đứng vững, thậm chí có năm còn đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu than cao nhất từ trước đến nay. Bảng 7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu than của Công ty giai đoạn 1992 – 1995. STT Năm Khối lượng than xuất khẩu (1000 tấn) Trị giá (1000 USD ) 1 1992 1.613 61.470 2 1993 1.249,6 44.101 3 1994 886 27.497 4 1995 821 27.104 Tổng 4.569.7 160.172 Nguồn: báo cáo tổng kết của Công ty Coalimex Từ 1992 –1995 hoạt động xuất khẩu của Công ty đã phát triển từ 5 lên 10 thị trường, các thị trường này tập trung chủ yếu ở khu vực Châu á và Châu Âu. Tuy các thị trường này hầu như là mới đối với Công ty song trong những năm này Công ty vẫn giữ được mối quan hệ làm ăn. Sản lượng than xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này đạt 4.569.700 tấn than tương ứng trên 160 triệu USD, trung bình cứ mỗi năm xuất khẩu được 1.142.425 tấn, tương đương 40 triệu USD. Đặc biệt việc đạt 61 triệu USD kim ngạch xuất khẩu than năm 1992 cho thấy sự nỗ lực phi thường của toàn thể Công ty. Việc mất các bạn hàng truyền thống Liên Xô và Đông Âu không thực sự là nỗi lo ngại cho Công ty. Trong những năm này cơ cấu thị trường của Công ty có những thay đổi rõ rệt, chúng được thể hiện qua bảng sau (bảng8): Bảng 8 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty Coalimex giai đoạn 1992 – 1995. S T T Năm T.Trường 1992 1993 1994 1995 G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 ấn Độ 16.597 27 10.143 23 2.750 10 4.210 15,5 2 Philipin 21.515 35 12.569 28,5 6.819 24,8 3.254 12 3 Pháp 8.606 14 --- --- --- --- 1.897 7 4 Th. Điển 6.946 11,3 2.514 5,7 --- --- --- --- 5 Malaysia 7.807 12,7 6.703 15,2 6.874 25 --- --- 6 Nhật 7.189 16,3 5.967 21,7 6.692 24,96 7 Cis 4.983 11,3 --- --- 1.409 5,2 8 H. Quốc 3.300 12 2.215 8,17 9 Bungary 1.512 5,5 1.911 7,05 10 Bỉ 275 1 --- --- 11 Slovakia 2.336 8,62 12 Luxembu 2.439 9 13 T.T khác 687 2,5 Tổng 61.470 100 44.101 100 27.497 100 27.104 100 Nguồn: Tài liệu của Công ty Coalimex Nhìn vào bảng trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu của Công ty sang các thị trường có những điểm rất khác biệt so với thời kỳ trước: Năm 1992: xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 74.27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Công ty, Châu âu chiếm 25,73 %. Năm 1993: xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 83%, Châu âu chiếm 17%. Năm 1994: xuất khẩu sang thị trường Châu á chiếm 60,63%, Châu âu chiếm 36,87%, thị trường khác chiếm 2,5%. Từ năm 1992 – 1995 thị trường Châu á là thị trường chủ yếu của Công ty với tốc độ tăng trưởng trung bình 10%/ năm, song đến năm 1995 sản lượng xuất khẩu than sang thị trường Châu Âu lại tăng lên. Một cách khái quát thấy trong giai đoạn này thị trường Châu á mới là thị trường chính của Công ty thay vì thị trường Châu Âu trong giai đoạn trước. Song cũng phải khẳng định rằng trong thời kỳ này hoạt động xuất khẩu của Công ty mới chỉ phát triển về chiều rộng (tốc độ tăng trung bình 1 thị trường/năm) còn về chiều sâu thì dường như chưa có, thậm chí thị trường còn bị thu hẹp, điều này có thể thấy qua tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu than năm 1993 so với năm 1992 là 71,75%, năm 1994 so với năm 1993 là 62,35%, năm 1995 so với năm1994 là 98,53%; giá trị kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn thấp hơn năm trước. * Đối với khu vực thị trường Châu á: Thị trường ấn Độ: Qua 4 năm giá trị kim ngạch ở thị trường này giảm mạnh, tốc độ tăng kim ngạch năm 1993/92 chỉ là 6,1%, năm 1994/93 là 27,1 %, năm 1995/94 là 52,8 %, tốc độ tăng kim ngạch trung bình là 80,3%. Như vậy, thị trường này liên tục bị thu hẹp tới 20%/ năm. Do chiếm một tỷ trọng tương đối lớn nên việc thu hẹp thị trường này có ảnh hưởng lớn đến giá trị tổng kim ngạch của cả Công ty. Thị trường Philipin: năm 1992, đây là thị trường lớn nhất của Công ty với tỷ trọng chiếm tới 35% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt trên 21,5 triệu USD nhưng cho đến năm 1995 thị trường này chỉ chiếm có 12% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt hơn 3,2 triệu USD. Như vậy, chỉ qua 4 năm giá trị kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này giảm tới 7 lần. Tốc độ tăng kim ngạch năm 93/92 là 58,4%, năm 94/93 là 54,7%, năm 95/94 là 47,3%, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân là 53,47%/năm, trung bình mỗi năm thị trường này bị thu hẹp gần một nửa. Có thể nói đây là nguyên nhân chính làm cho giá trị kim ngạch của Công ty thời kỳ này giảm mạnh. Thị trường Malaysia: Trong 3 năm 1992, 1993, 1994 thì thị trường này được xem như là ổn định nhất của Công ty, điều đó thể hiện ở việc duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu ở mức trên dưới 7 triệu USD/ năm và cho đến năm 1994 nó là thị trường lớn nhất của Công ty. Thị trường Nhật Bản: Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu năm 94/93 là 83%, năm 95/94 là 112,2 %, tốc độ tăng kim ngạch bình quân là 97,5%. Với tốc độ tăng như vậy thì đây là là một thị trường tương đối ổn định, năm 1995 đây là thị trường lớn nhất của Công ty, với 24,96 % tổng kim ngạch. Thị trường Hàn Quốc : Thị trường này mới xuất hiện vào năm 1994 với giá trị kim ngạch xuất khẩu là 3.299.600 USD, tuy nhiên sang năm 1995 thị trường này bị thu hẹp gần đến 1/3. Nhìn chung tại thị trường Châu á, Nhật Bản và ấn Độ, Philipin, Hàn Quốc là những thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn song vì một số nguyên nhân khác nhau mà chúng phần nào đã bị thu hẹp. Chủ trương của Công ty trong giai đoạn này là chú trọng thị trường Châu á để bù đắp những khu vực thị trường Châu âu đã bị mất. Trong điều kiện xuất khẩu sang thị trường Châu âu giảm thì Công ty đã tìm ra giải pháp này và bước đầu đã thu được những thành quả nhất định. Sự thành công này là một thuận lợi để Công ty khẳng định vai trò của mình và tạo một bước tiến trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. * Đối với thị trường Châu Âu : ở giai đoạn này chưa thực sự có những bạn hàng ổn định. Thị trường Pháp năm 1992 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 8.606.000 USD chiếm 14% tổng kim ngạch nhưng sau đó lại bị gián đoạn hai năm tiếp theo, cho đến năm 1995 giá trị kim ngạch chỉ còn 1.897.300 USD ( giảm tới 4,5 lần), chiếm 7 % tổng kim ngạch xuất khẩu. Tương tự thị trường Thuỵ Điển năm 1992 giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng đạt 6.946.100USD nhưng nó chỉ tồn tại được hết năm 1993, giá trị kim ngạch giảm xuống còn 2.513.800USD. Ngoài ra còn một số thị trường khác như : Bỉ, Slovakia… mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và hoạt động thất thường, song đáng chú ý nhất nhất là thị trường Bungary, thị trường này mới bắt đầu tham gia (năm 1995 chiếm trên 7% giá trị kim ngạch) tuy nhiên nó hứa hẹn nhiều cơ hội lớn cho Công ty. Trong công tác thâm nhập thị trường của Công ty: ở một số thị trường lớn và ổn định thì Công ty thực hiện những hợp đồng dài hạn và toàn bộ sản phẩm được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường này. Đối với các thị trường khác thì Công ty thực hiện qua các hợp đồng đơn lẻ. Trong giai đoạn 1982 – 1991 giá cả các loại than xuất khẩu sang Liên Xô và một số nước XHCN khác là giá tính theo đồng Rup chuyển đổi. Cơ sở tính giá là sự thoả thuận theo Hiệp định Hợp tác giữa hai nước, giá cả này là ổn định nên Công ty chỉ làm nhiệm vụ cung ứng đủ khối lượng mà không cần quan tâm đến giá cả. Sau khi chương trình này không còn nữa thì giá cả là một vấn đề quan trọng đối với việc xuất khẩu than của Công ty sang nhiều thị trường khác nhau. Căn cứ để tính giá lúc này là dựa vào chất lượng than, đồng thời đồng tiền tính giá lúc này không còn là đồng Rup nữa. Trên thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Bungary…Công ty phải đối đầu với sự cạnh tranh của một số nước như Nam Phi, Trung Quốc … về giá cả. Do trong giai đoạn này ta cũng chưa có một cơ chế tỷ giá hợp lý nên việc xác định giá than xuất khẩu gây ra nhiều khó khăn cho Công ty. Như ta đã biết giá cả là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự bất ổn về thị trường xuất khẩu. Giá than xuất khẩu của ta thường cao hơn một số nước như: Trung Quốc, Anh, Đức …nên đã làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường thế giới. Ví dụ giá một tấn than loại 3 của ta là 65 – 67 USD/ tấn trong khi ở Trung Quốc chỉ có 64 – 65 USD /tấn. Nguyên nhân làm giá than cao là do chí phí sản xuất, thu mua của ta cao: Phương tiện kỹ thuật khai thác than của ta lạc hậu, chủ yếu sử dụng lao động khai thác hết sức thô sơ. Các mỏ than của ta khai thác rải rác, chưa đầu tư sâu. Chi phí cho thu mua cao do nhiều tiêu cực khác nhau. Công ty bị tác động bởi giá cao làm cho tiến độ giao hàng bị kéo dài, không đảm bảo chữ tín của hợp đồng, điều này làm cho khả năng cạnh tranh của Công ty bị giảm sút. Vấn đề giá cả là một hạn chế lớn của Công ty trong giai đoạn này, nó tác động trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu và sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường quốc tế . Tuy nhiên cũng giống như giai đoạn trước, Công ty vẫn chưa phải đối mặt với sự cạnh tranh trong nước, bởi Nhà nước vẫn uỷ quyền chủ yếu cho Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế xuất khẩu mặt hàng than. Nhìn chung trong cả giai đoạn 1992- 1995 Công ty có mức xuất khẩu than trung bình lớn nhất, tuy nhiên đây chỉ là sự mở rộng về chiều rộng còn về chiều sâu thì chỉ có thị trường Nhật Bản và Bungary là thị trường có kim ngạch xuất khẩu tương đối lớn. Thị trường xuất khẩu than của Công ty không ổn định, có năm tăng thêm được thị trường này nhưng mất đi thị trường khác, như năm 1995 Công ty có 10 thị trường so với 7 thị trường năm 1994 nhưng không phải cả 4 thị trường này đều tồn tại qua 4 năm. Những hoạt động tích cực nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu than sang thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc bằng biện pháp giới thiệu sản phẩm, đánh giá tình hình thị trường thì đây có thể coi là một nỗ lực lớn của Công ty và nó khẳng định vị thế của Công ty trên các thị trường này. Tuy nhiên đối với các thị trường như Pháp, Philipin,… thì Công ty lại không làm được điều này, đây có thể coi là một hạn chế của Công ty trong việc thúc đẩy xuất khẩu. Trong giai đoạn này Công ty chưa có một chiến lược mở rộng thị trường một cách ổn định sang các nước như: Malaysia, Philipin, Pháp bởi vì khả năng nắm bắt thông tin về thị trường này chưa chính xác. Hơn thế nữa, chi phí cho việc nghiên cứu thị trường là tương đối lớn đối với một Công ty như Coalimex cho nên hoạt động của Công ty ở những thị trường này còn đơn lẻ. Giai đoạn 1996 – 2001. Đây là giai đoạn có nhiều biến động do cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan. Tháng 1 năm 1995 Tổng Công ty than Việt Nam ra đời và và Công ty Coalimex trở thành một thành viên của Tổng Công ty than Việt Nam, trực thuộc trực tiếp Tổng Công ty, đồng nghĩa với điều này là có nhiều Công ty khác có cùng chức năng xuất khẩu than như Công ty Coalimex. Cho đến nay Công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế là cơ quan chính được Nhà nước Việt Nam cho phép xuất khẩu than. Để tránh tình trạng các Công ty này cùng quá tập trung vào một hoặc một vài thị trường, gây ra sự cạnh tranh không cần thiết giữa các Công ty trong nước, làm thiệt hại lẫn nhau giữa các Công ty nói riêng và cho ngành than Việt Nam nói chung, đồng thời khai thác được tiềm năng của các thị trường, Tổng Công ty than Việt Nam đã phân rõ từng thị trường mà các Công ty này được hoạt động. Việc làm này đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc duy trì bạn hàng cũ và tìm kiếm bạn hàng mới của Công ty. Ngoài ra, trong thời kỳ này có nhiều biến động lớn trong nền kinh tế của các nước trong khu vực, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Châu á nổ ra vào cuối năm 1997 đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Nhận thức rõ khó khăn trước mắt, Công ty đã nỗ lực hết mình, chủ động tìm kiếm bạn hàng mới, cùng với uy tín và kinh nghiệm của mình Công ty Coalimex đã tìm ra được hướng đi đúng đắn cho mình. Để thấy được điều này ta hãy xem xét bảng số liệu sau ( bảng 9): Bảng 9: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu than qua các năm 1998- 2001 S T T Năm T.T 1998 1999 2000 2001 G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) G. trị (1000 USD) Tỷ trọng (%) 1 Nhật 6.220 21,2 --- --- --- --- --- --- 2 H. Quốc 891 3 913 5,47 1.870 11,9 1.950 11,5 3 Bungary 14.945 50,9 9.800 58,7 7.524 47,82 8.054 47,5 4 Philipin 402 1,37 810 4,91 791,2 5,03 860,4 5,07 5 Cuba 2.340 7,96 1.007 6,06 --- --- --- --- 6 Đài loan 3.066 10,04 2.700 12,6 3.220 20,47 3.564 21,01 7 Thái lan 1.512 5,17 500 2,99 815,7 5,2 965,65 5,7 8 Hy Lạp 493,7 2,22 --- --- --- --- 9 Malaysia 0,51 727 4,62 750 4,42 10 T. Quốc 150,8 0,96 181 1,07 11 Pháp 217 1,38 280 1,65 12 Czech 190 1.2 156 0,92 13 Th. Điển 215,7 1,37 170 1 14 T.T khác 11 0,07 27 0,16 Tổng 29.376 100 16.678 100 15.732 100 16.958 100 Nguồn: Tài liệu của Công ty Trong thời kỳ này Công ty xuất khẩu được 2.186.500 tấn than với giá trị kim ngạch lên tới 78.744.000 USD, như vậy trung bình mỗi năm Công ty xuất khẩu được 546.625 tấn than, tương đương 19.686.000 USD. Như vậy, so với thời kỳ trước giá trị kim ngạch xuất khẩu trung bình giảm xuống chỉ bằng 49,2%. Tuy nhiên ta thấy: Năm 1998 Công ty chỉ có 7 thị trường: Nhật Bản, Hàn Quốc, Bungari, Philipin, Cuba, Đài Loan và Thái Lan. Năm 1999 Công ty chỉ duy trì được các thị trường của năm 1998 mà không tìm được thị trường nào mới. Năm 2000 Công ty có thêm 3 thị trường mới là Hy Lạp, Malaysia và Trung Quốc nhưng bị mất đi thị trường Nhật Bản. Năm 2001 Công ty có thêm 4 thị trường mới là Pháp, Czech, Thuỵ Điển và Bỉ song lại bị mất thị trường Cuba và Hy Lạp. Như vậy, nếu xét theo chiều rộng thì số thị trường của Công ty tăng lên trung bình 1,7 thị trường /năm. Đây có thể coi là một dấu hiệu tích cực trong công tác thúc đẩy xuất khẩu của Công ty. Cho đến nay Công ty đang làm ăn trên 11 thị trường và các thị trường này tập trung ở Châu Âu và Châu á. Công ty đã có một số thị trường với kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD/năm : năm 1998 là 5 thị trường trên tổng số 7 thị trường, năm 1999 là 3 thị trường trên 9 thị trường, năm 2000 và 2001 là 3 thị trường trên 11 thị trường. Như vậy, số thị trường lớn của Công ty có xu hướng giảm trong đó đáng chú ý là mất đi thị trường Nhật Bản, một bạn hàng thường xuyên chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu những năm trước, điều này ảnh hưởng lớn đến giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Việc này hoàn toàn do nguyên nhân khách quan bởi Tổng Công ty than Việt Nam đã quyết định từ năm 1997 vấn đề thị trường này sẽ do Tổng Công ty trực tiếp quản lý. Ngoài ra, Công ty còn để mất 2 thị trường Cuba và Hy Lạp, thực tế cả hai thị trường này đều chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng nhiều đến tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Có thể nói trong 4 năm qua chỉ có 5 thị trường tương đối ổn định là: Hàn Quốc, Bungary, Philiphin, Đài Loan và Thái Lan, với tốc độ tăng như Hàn Quốc và Thái Lan thì đây vẫn hứa hẹn là những thị trường còn nhiều triển vọng. Nổi bật hơn cả là thị trường Bungary, một bạn hàng lớn nhất của Công ty trong 4 năm qua, luôn chiếm tỷ trọng trên dưới 50% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Thị trường này năm 1995 mới đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu than gần 3 triệu USD chiếm 7,05% tổng kim ngạch nhưng đến năm 1996 giá trị kim ngạch đã tăng gấp 5 lần và chiếm 50,87% tổng kim ngạch. Tuy đến hết năm 1999 giá trị kim ngạch ở thị trường này có giảm nhưng những gì mà Công ty đạt được trong những năm qua cho thấy trong một vài năm tới thị trường này vẫn là thị trường hàng đầu của Công ty. Xem xét tương quan về kim ngạch xuất khẩu than của Công ty giữa hai khu vực Châu á và Châu Âu ta thấy: Năm 1998 thị trường Châu á chiếm 41,14% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Âu chiếm 50,95, Cuba chiếm 7,91% tổng kim ngạch Năm 1999 thị trường Châu á chiếm 32,28% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Âu chiếm 61,66%, Cuba chiếm 6,06% tổng kim ngạch Năm 2000 khu vực thị trường Châu á chiếm 48,38%, Châu Âu chiếm 51,62% tổng kim ngạch xuất khẩu Năm 2001 khu vực thị trường Châu á chiếm 48,77%, Châu Âu chiếm 51,23% tổng kim ngạch xuất khẩu. Như vậy cơ cấu kim ngạch xuất khẩu than giữa hai khu vực thị trường Châu Âu và Châu á trong giai đoạn này là tương đối cân bằng, khác hẳn so với giai đoạn trước thị trường Châu á luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn. Qua xem xét ở trên chúng ta có thể kết luận rằng thị trường của Công ty đã phát triển về chiều rộng. Tuy nhiên nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu than của Công ty lại bị giảm đáng kể qua các năm, đặc biệt điển hình là: năm 1999 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 16.677.700USD bằng 56,77% kim ngạch năm 1999, năm 2000 giá trị kim ngạch đạt 15.732.400USD, bằng 94,3% kim ngạch xuất khẩu than năm 1999. Cũng giống như trong giai đoạn trước, giá trị kim ngạch xuất khẩu than lại giảm liên tục trong khi đó số lượng thị trường lại tăng lên. tình trạng giảm kim ngạch xuất khẩu này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây: * Các nguyên nhân khách quan. Do giá than trên thị trường thế giới giảm mạnh. Ta có thể thấy được điều này qua bảng sau(bảng 10): Bảng 10: Giá các loại than Antraxit thời kỳ 1998 -2001 Loại than Cỡ hạt ( mm) Giá than 98 ( USD/tấn) Giá than 99 ( USD/tấn) Giá 2000 ( USD/tấn) Giá 2001 ( USD/tấn) 1 35 – 100 56 56 55 54,5 2 50 70 60 56 54 3 35 – 50 70 65 68 67,5 4 15 – 35 65 63 62 61 5 6 – 18 56 56 54 53 6 0 – 15 42 37 38 38 7 0 – 15 38 36 36 35,5 8 0 – 15 32 31 29 29 9 0 – 15 28 25 26 25,5 10 0 – 15 22 22 21 20,5 11 0 – 15 17 15 14 13,5 Nguồn : Tạp chí Việt Nam Economics Time Nhìn chung trong 4 năm qua giá cả các loại than Antraxit đều giảm trung bình khoảng 3,36USD/tấn, đặc biệt than số 2 giảm tới 14 USD/ tấn. Có thể nói điều này có ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới giá trị và lợi nhuận từ kim ngạch xuất khẩu than của Công ty. Giá than Antraxit giảm là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho số lượng thị trường của Công ty tăng lên, bởi nhiều bạn hàng thấy dùng than với giá như vậy là rất kinh tế. Việc giá than giảm là do cung than khá lớn, ngoài Việt Nam thì hai nhà cung cấp lớn khác là Nam Phi và Trung Quốc liên tục tăng khối lượng xuất khẩu trong khi do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ cho nên nhu cầu sử dụng than chững lại. Do bạn hàng có xu hướng sử dụng loại than rẻ thay vì loại than đắt trước kia. Điều đó được minh hoạ qua bảng số liệu sau ( bảng 11): Bảng 11: Giá trị xuất khẩu than Antraxit theo chủng loại vào một số thị trường năm 1998-2001. Năm T.T 1998 1999 2000 2001 G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) G.Trị XK 1000USD T.trọng ( %) H. Quốc Số 5 Số 8 Số 9 891 913 1870 1950 550 2,6 410 2,8 1070 7,5 1200 7,796.22 --- --- --- --- 800 5,6 750 4,872 341 1,6 503 3,4 --- --- --- --- Bungary Số 4 Số 5 Số 9 Số 10 14.945 9800 7524 8054 5870 28,10 --- --- --- --- --- --- 3200 15,40 5100 34,60 --- --- --- --- --- --- --- --- 5100 35,90 5450 35,40 5875 28,10 4700 31,90 2424 17 2604 16,91 Philipin Số 6 Số 7 Số 8 Số9 402 810 791,20 860,40 200 0,90 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 421,20 3,00 460 3,00 --- --- 810 5,50 370 2,60 400,40 2,60 202 1 --- --- --- --- --- --- Đài loan Số 1 Số 3 Số 6 Số 9 3066 2700 3220 3564 806 3,90 1000 6,80 --- --- --- --- 1560 7,50 --- --- 3220 22,60 3564 23,15 700 3,30 --- --- --- --- --- --- --- --- 1700 11,50 --- --- --- --- Thái lan Số 6 Số 7 Số 8 1511,5 500 815,70 965,65 800,5 3,80 --- --- --- --- --- --- --- --- --- --- 415,70 2,90 535 3,48 711 3,40 500 3,40 400 2,80 430,50 2,80 Tổng 20.885,5 100 14.723 100 14.220,9 100 15394,05 Nguồn: Tài liệu của Công ty Coalimex Qua bảng trên ta thấy: + Thị trường Hàn Quốc : thị trường này trong 4 năm qua sử dụng phần lớn than Antraxit số 5, số 8 và số 9 trong đó than số 5 có xu hương tăng lên, cụ thể là năm 1998 than số 5 chiếm tỷ trọng là 38%, năm 1999 chiếm 55%, năm 2000 là 57,2% và năm 2001 là 61,54%. Đây có lẽ là thị trường duy nhất có xu hướng sử dụng than loại giá cao. + Thị trường Bungary: 4 năm qua thị trường này có những thay đổi lớn trong việc sử dụng các loại than, với việc chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thì sự thay đổi này cũng ảnh hưởng lớn đến giá trị xuất khẩu của Công ty. Năm 1998 thị trường này sử dụng cả ba loại than: than số 4 (đạt 5.8703.000USD), than số 5 (đạt 3.200.000) và than số 10 (đạt 5.875.000USD) nhưng sang năm 1999 thị trường này không sử dụng loại than số 4 nữa và cho đến năm 2000 và 2001 thị trường này chỉ còn nhập khẩu hai loại than có giá trị tương đối thấp: than số 9 năm 2000 là 5.100.000USD, năm 2001 là 5.450.000USD; than số 10 năm 2000 là 2.424.000USD, năm 2001 là 2.604.000USD. + Thị trường Philipin: thị trường này năm 1998 có sử dụng 200.000USD than số 6 và 202.000USD than số 9 nhưng đến năm 2000 cũng quay sang sử dụng hai loại than: than số 7 là 421.200USD, than số 8 là 370.000USD; năm 2000 than số 7 là 460.000USD, than số 8 là 400.400USD. + Thị trường Đài Loan: thị trường này năm 1998 có sử dụng cả than số 1 với giá trị là 806.400USD; than số 3 là 1.560.000USD và than số 6 là 700.000USD đến năm 1999 thị trường này sử dụng than số 9 thay cho sử dụng than số 6, sang năm 2000 và 2001thị trường sử dụng duy nhất loại than số 3. + Thị trường Thái Lan: cũng giống như các thị trường khác thị trường này cũng có chiều hướng sử dụng loại than rẻ: năm 1998 thị trường này sử dụng than số 6 ( 800.500USD), than số 8 ( 711.000USD) thì đến năm 2000 và 2001 thay vì sử dụng than số 6, thị trường sử dụng than số 7, và than số 8. Tuy nhiên chỉ có một số thị trường như Pháp, Thuỵ Điển, Bỉ mua than với mục đích sưởi ấm nên họ mua than loại số 2 và số 3 nhưng số lượng quá nhỏ. Ngoài ra các thị trường khác đều sử dụng loại than số 8, 9, 10. Sự thay đổivề cơ cấu nhu cầu này cũng làm cho giá trị kim ngạch xuất khẩu giảm đáng kể như: năm 1999 tổng khối lượng than bằng 77,67% so với năm 1998 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại chỉ bằng 56,77% so với năm 1998; tương tự khối lượng xuất khẩu than năm 2000 bằng 73% năm 1998 nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại chỉ bằng 53,37%; năm 2001 khối lượng than xuất khẩu bằng 75,84% năm 1998 nhưng giá trị kim ngạch bằng 57,72%, như vậy tốc độ tăng kim ngạch luôn nhỏ hơn tốc độ tăng khối lượng. Do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á làm cho một số bạn hàng ở khu vực chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu như: Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan phải chịu đựng hậu qủa rất nặng nề, trong đó một số ngành sử dụng than Antraxit như luyện thép, hoá chất, xây dựng …bị ngưng sản xuất hoặc giảm công suất. Trên thị trường Thái Lan năm 1999 chỉ đạt 500.000USD so với 1.511.500USD năm 1998, thị trường Đài Loan năm 1999 chỉ đạt 2.700.000USD so với 3.066.000USD năm 1998. * Các nguyên nhân chủ quan: Hiện nay toàn bộ số than mà Công ty Coalimex xuất khẩu chủ yếu là xuất khẩu theo điều kiện FOB. Đối với giá này Công ty giao hàng là hết trách nhiệm, Công ty sẽ không bị ép về giá cả và chất lượng đồng thời Công ty sẽ chủ động hơn trong việc giao hàng và thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng. Tuy nhiên đối với mặt hàng than thì bán với giá FOB là không thực sự hợp lý vì than là loại mặt hàng mà chất lượng của nó khó có thể bị giảm trong quá trình vận chuyển. Loại hàng là nhân tố cho phép nhà xuất khẩu lựa chọn loại giá bán. Nếu Công ty bán với giá CIF chắc chắn sẽ thu được hiệu quả cao hơn từ việc thuê tàu, mua bảo hiểm nhưng vì một số lý do như bến cảng, phương tiện vận tải… mà Công ty không thể tiến hành được. Chất lượng các lô hàng gần đây không được bảo đảm. Mặc dù Công ty đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để cải thiện chất lượng than song vẫn có một số chuyến tàu than có chất lượng kém so với hợp đồng và đã bị khách hàng khiếu nại làm tổn hại đến uy tín của than Việt Nam. Phân tích các hoạt động thúc đẩy xuất khẩu trong thời gian qua Trong những giai đoạn đầu ( từ 1982 - 1986) Công ty hoạt động trong cơ chế bao cấp, và chương trình nghị định thư, mọi chiến lược kinh doanh đều do Nhà nước giao. Thời gian này Công ty chỉ phải lo việc thu mua làm sao để đáp ứng số lượng chỉ tiêu mà Nhà nước giao cho mà không cần quan tâm đến vấn đề thị trường ra sao. Vì vậy Công ty không cần quan tâm đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu. Từ năm 1987 trở đi, cơ chế kế hoạch hoá tập trung không còn nữa, Nhà nước không chịu trách nhiệm tìm kiếm đầu ra cho Công ty nữa cho nên Công ty phải tự tìm kiếm lấy thị trường xuất khẩu và đã gặp không ít khó khăn trong những giai đoạn đầu nhưng dần dần bằng những nỗ lực và khả năng của mình cùng với các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu phù hợp Công ty đã khẳng định được vị trí của mình trên trên thị trường quốc tế. Đặc biệt là trong những năm gần đây khi mà tình hình kinh tế của khu vực và thế giới phải chịu những ảnh hưởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, thị trường than thế giới có những biến động lớn, tuy cũng phải chịu những ảnh hưởng nhất định nhưng Công ty vẫn duy trì được một kim ngạch xuất khá ổn định. Sau đây là những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu mà Công ty đang thực hiện trong những năm gần đây. Mở rộng quan hệ với khách hàng. Trong thời gian qua công tác xuất khẩu than gặp nhiều khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng một nguyên nhân rõ ràng nhất là do nhu cầu tiêu thụ than ngày càng giảm, trong khi đó các nước xuất khẩu than ngày càng nhiều. Chính vì vậy, trong thời gian qua Công ty Coalimex có chủ trương cử các đoàn cán cán bộ của mình sang các nước như: Pháp, Thuỵ Điển, đảo Cis để khảo sát thị trường đồng thời tham gia các hoạt động đấu thầu quốc tế . Với hoạt động này mặc dù công tác xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tiền tệ Châu á, Công ty vẫn mở rộng được thị trường xuất khẩu, cụ thể năm 1998 Công ty chỉ có 7 thị trường, thì đến năm 2001 Công ty đã có 12 thị trường xuất khẩu. Cùng với việc mở rộng được thị trường xuất khẩu thì trị giá kim ngạch xuất khẩu mặc dù không tăng nhưng tương đối ổn định, trong 3 năm 1999-2001 trung bình mỗi năm xuất khẩu được 500.000 tấn than, đạt trị giá trung bình khoảng 16 triệu USD. Điều này có thể nói lên hoạt động tìm kiếm khách hàng của Công ty đã đạt được kết quả hết sức đáng mừng hoạt động này trong thời gian tới cần được phát huy cả về chiều rộng và chiều sâu . Chế độ giá cả phù hợp . Các năm vừa qua giá than mạnh trên thị trường thế giới. Ví dụ như than Antraxit, năm 1998 có giá là 70 USD/tấn thì đến năm 2001 chỉ còn 54USD/tấn. Giá cả liên tục giảm không những ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty, mà còn gây khó khăn trong công tác dự trữ lượng than xuất khẩu của Công ty từ đó có thể đáp ứng được nhu cầu nhanh chóng của khách hàng. Nhận thức được điều này, Công ty đã đề xuất với cấp trên để có chế độ giá cả phù hợp có thể chấp nhận được đối với những khách hàng có hợp đồng dài, khối lượng hợp đồng lớn như Hàn quốc, Bungary… Tuy nhiên giá cả ở đây phải đảm bảo kinh doanh không lỗ. Chính sách giá cả này đã được các khách hàng hưởng ứng và nó đã đem lại những kết quả rất khả quan. Nâng cao chất lượng than . Cùng với hai hoạt động trên để thúc đẩy lượng than xuất khẩu, Công ty đã luôn luôn cố gắng tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng than và chế biến than theo đơn đặt hàng của khách cụ thể Công ty đã đề nghị ngành Than đầu tư các thiết bị công nghệ khai thác than hiện đại cho các đơn vị khai thác sản xuất, cử các cán bộ trực tiếp giám sát chất lượng than trong khi thu mua và giao bán cho khách hàng với tinh thần không đưa than kém chất lượng giao cho khách hàng. Với biện pháp này Công ty đã từng bước tạo lập được uy tín của mình trên thị trường quốc tế, và đã đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường, cụ thể Công ty thâm nhập được vào thị trường Pháp, một thị trường đòi hỏi sản phẩm than chất lượng cao, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này vẫn đang còn khiêm tốn mặc dù đây là một thị trường có nhu cầu nhập khẩu than khá lớn. Có thể nói giải pháp này thiết thực cho bất kỳ giai đoạn nào nhưng trong giai đoạn hiện nay nó laị càng cần thiết hơn bao giờ hết, nó không chỉ nâng cao được khối lượng than xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn, mà còn tạo lập được uy tín, giữ vững được khách hàng của Công ty trong thời gian qua. Và trong thời gian tới giải pháp này cũng cần phải được duy trì. Thực hiện khoán doanh thu cho các phòng nghiệp vụ. Với giải pháp này Công ty đã gắn quyền lợi của cán bộ công nhân viên vào doanh thu thu được từ hoạt động xuất khẩu. Nó bắt buộc cán bộ trong Công ty phải tìm cách nâng cao giá trị than xuất khẩu theo dạng tư doanh, chứ không phải chỉ nâng cao lượng than xuất khẩu uỷ thác. Từ đó có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, đạt được lợi nhuận cao hơn . Song song với giải pháp này Công ty có chế độ lương thưởng hợp lý, tạo lòng tin đối với cán bộ công nhân viên của Công ty, làm cho họ có ý thức làm việc cao hơn, phấn đấu hết sức mình cho Công ty. Có thể nói trong những năm vừa qua Công ty Coalimex đạt được những thành tựu như vậy là nhờ vào khả năng trình độ và lòng nhiệt tình làm việc của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Nhưng để có được điều này là ban lãnh đạo Công ty đã có một chế độ lương thưởng hợp lý, cũng như chế độ phạt đối với những cán bộ làm sai quy tắc hay những cán bộ trình độ năng lực kém. Tăng cường hình thức buôn bán đối lưu. Với hình thức xuất khẩu uỷ thác và xuất khẩu kinh doanh thì tình hình xuất khẩu sang các nước đang phát triển gặp rất nhiều khó khăn, do họ cũng như nước ta nguồn ngoại tệ là rất khan hiếm. Nhận biết được vấn đề này, lãnh đạo Công ty trong vài năm trở lại đây đã mạnh dạn đưa hình thức xuất khẩu hàng đổi hàng vào hoạt động kinh doanh của mình. Chính hoạt động này đã cho phép Công ty thâm nhập được vào thị trường các nước đang phát triển góp phần giải quyết khó khăn trong giai đoạn hiện nay của Công ty nói riêng và của ngành than nói chung khi mà lượng than tồn kho ở mức báo động. Hình thức buôn bán này được áp dụng nhiều nhất đối với Trung Quốc và trong thời gian tới lãnh đạo Công ty có phương hướng mở rộng hình thức buôn bán này. Đánh giá thực trạng hoạt động thúc đẩy xuất khẩu Ưu điểm Sau 18 năm hoạt động Công ty đã xuất khẩu được trên 12.657.965 tấn than Antraxit các loại sang thị trường Châu Âu và Châu á đạt trên 529 triệu USD. Hiện nay than Việt Nam có một vị trí xứng đáng trên thị trường thế giới với than Antraxit. Công ty Coalimex là một trong ba Công ty được uỷ quyền nhân danh Tổng Công ty than Việt Nam để tiến hành việc xuất khẩu than. Trong những năm đầu mới thành lập Công ty hoạt động trong cơ chế bao cấp và chương trình Nghị định thư cho nên việc mở rộng và xâm nhập thị trường gặp nhiều thuận lợi. Thị trường của Công ty trong thời gian này là Liên Xô và Đông Âu. Công ty có mối quan hệ làm ăn với tất cả các nước trong khối XHCN ở Đông Âu cho nên khối lượng than xuất khẩu là rất lớn và tương đối ổn định, giá trị kim ngạch xuất khẩu than trong giai đoạn 1982 - 1991 trung bình đạt 29 triệu USD/ năm, trong những năm này Công ty là đơn vị duy nhất thực hiện việc xuất khẩu than của cả nước, việc tăng hay giảm khối lượng than xuất khẩu là phụ thuộc vào Công ty. Có thể nói khả nămg xâm nhập vào thị trường khu vực Đông Âu và Liên Xô là hoàn toàn thuận lợi, không có sự cản trở nào khác. Những năm này Công ty có được toàn bộ những thuận lợi về sản xuất kinh doanh trong nước và thị trường xuất khẩu. Chính vì vậy Công ty luôn duy trì được thị trường và giá trị xuất khẩu cao. Bước sang thập kỷ 90 do có sự biến động lớn về chính trị ở Liên Xô và Đông Âu, chương trình Nghị định thư chấm dứt làm Công ty mất hoàn toàn khu vực thị trường này. Bằng sự lãnh đạo tài tình của bộ máy quản lý, Công ty đã tích cực mở rộng mối quan hệ hợp tác làm ăn với các khu vực thị trường khác. Sau những khó khăn ban đầu Công ty đã nhanh chóng ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nên giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng cao, đặc biệt năm 1992 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt mức kỷ lục 61.469.568 USD. Công ty đã tranh thủ tận dụng hết những thuận lợi bên trong và bên ngoài để tổ chức kinh doanh và tìm kiếm bạn hàng, thúc đẩy tiêu thụ than làm tăng lợi nhuận. Trong giai đoạn này Công ty đã tạo ra được chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường Châu á, tích cực mở rộng hoạt động sang thị trường Châu Âu. Gần đây mặc dù cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều ngành kinh tế, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu ít nhiều đều phải gánh chịu hậu quả nhưng Công ty vẵn đứng vững và tự khẳng định mình bằng việc duy trì kim ngạch xuất khẩu đạt mức trên dưới 16 triệu USD/ năm. Nếu xét trên khía cạnh cạnh tranh thì trong giai đoạn này Công ty cũng đã đủ lớn mạnh và có khả năng cạnh tranh với một số nước xuất khẩu than lớn như Trung Quốc, Nam Phi, Indonexia. Công ty đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong cơ chế thị trường, những thành công hay thất bại được Công ty coi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKhoa luan (4).doc
Tài liệu liên quan