Đề tài Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm thiết bị điện tử

Tài liệu Đề tài Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm thiết bị điện tử: Lời nói đầu Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro có thể do các nguyên nhân khác nhau, song bất kể do nguyên nhân gì khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,... làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra, trong đó bảo hiểm là một công cụ quan trọng. Do đòi hỏi về sự tự chủ và sự an toàn về tài chính cũng như các nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và trở nên không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Là người nhận các rủi ro được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm, công ty bả...

doc79 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm thiết bị điện tử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong cuộc sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày dù đã luôn chú ý ngăn ngừa và đề phòng nhưng con người vẫn có nguy cơ gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Các rủi ro có thể do các nguyên nhân khác nhau, song bất kể do nguyên nhân gì khi rủi ro xảy ra thường đem lại cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngưng trệ sản xuất và kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,... làm ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội nói chung. Để đối phó với các rủi ro, con người đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm kiểm soát cũng như khắc phục hậu quả do rủi ro gây ra, trong đó bảo hiểm là một công cụ quan trọng. Do đòi hỏi về sự tự chủ và sự an toàn về tài chính cũng như các nhu cầu của con người, hoạt động bảo hiểm ngày càng phát triển và trở nên không thể thiếu đối với mỗi cá nhân, doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Là người nhận các rủi ro được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm lúc này sẽ phải đối mặt với những tổn thất có thể rất lớn nếu rủi ro bảo hiểm xảy ra. Công ty bảo hiểm cũng là một doanh nghiệp, do đó cũng có nhu cầu về sự an toàn và tự chủ. Vì vậy, công tác đánh giá và quản lý rủi ro bảo hiểm có ý nghĩa đặc biệt đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi công ty bảo hiểm. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật - Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện, sau khi được tìm hiểu sâu về công tác đánh giá và quản lý rủi ro, em biết thêm nhiều điều so với những kiến thức em đã được học. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro là một nội dung còn rất mới mẻ đối với thực tiễn áp dụng của các công ty bảo hiểm nước ta. Tuy vậy, công tác đánh giá và quản lý rủi ro đã đóng góp rất nhiều cho hoạt động của công ty bảo hiểm, nó là cơ sở khoa học để tiến hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác đánh giá và quản lý rủi ro đối với hoạt động của công ty trong giai đoạn hiện nay, em đã mạnh dạn lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp. Kết cấu luận văn gồm 3 phần: Phần I : Lý luận chung về Bảo hiểm Thiết Bị Điện Tử. Phần II: Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai Bảo hiểm Thiết Bị Điện Tử. Phần III: Thực trạng đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai Bảo hiểm Thiết Bị Điện Tử ở PTI. Phần I Lý luận chung về bảo hiểm thiết bị điện tử I. Sự ra đời và phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử 1.Khái niệm về thiết bị điện tử Thiết bị điện tử (TBĐT) là các loại thiết bị có chứa linh kiện bán dẫn và các mạch điện tử, thông thường các thiết bị này không phải thực hiện bất kỳ hoạt động cơ khí nào. Các hoạt động như truyền và lưu trữ thông tin, đo lường và điều khiển, thử nghiệm, thẩm định và báo động đều do thiết bị điện tử thực hiện. Với ưu điểm là có tốc độ truyền cực nhanh và chính xác tuyệt đối, kích cỡ các linh kiện rất nhỏ, do đó chúng trở nên rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Lấy ví dụ như kỹ thuật điện tử được ứng dụng vào giải quyết vấn đề nghiêm trọng là nạn giao thông mật độ cao.Thông qua kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điện tử và các kỹ thuật khác lắp trên ô tô và dọc đường để đạt được mục đích cải thiện tình hình an toàn giao thông và nâng cao khả năng lưu chuyển giao thông trên đường. Các TBĐT cho phép tự động hoá trong các quá trình công nghệ và kiểm tra sản phẩm ở các xí nghiệp dệt, nhà máy chế tạo Mô-tơ, hoá chất trong hầm mỏ, nhà máy đóng tàu. Các TBĐT trực tiếp làm tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện điều kiện làm việc. Chẳng hạn việc học ngoại ngữ chỉ cần dùng máy vi tính và hệ thống loa âm thanh ta có thể nghe chính xác như người nước ngoài nói mà không phải có giáo viên trực tiếp dạy. Có thể áp dụng những thành tựu của điện tử trong những thiết bị sử dụng hàng ngày như vô tuyến truyền hình, máy ghi âm, máy phát thanh, điện thoại di động, vi tính,... Ngoài ra do sử dụng cáp quang và hệ thống vệ tinh mà khả năng liên lạc toàn cầu sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, khả năng lựa chọn bất cứ chương trình vô tuyến và radio hoặc thậm chí thực hiện chưong trình riêng từ băng ghi hoặc phím, khả năng thu tại nhà những bản in như tin tức báo chí, những tư liệu khác nhau từ trung tâm tính toán. 2.Lịch sử phát triển bảo hiểm thiết bị điện tử So với các loại hình bảo hiểm khác như: bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm cháy,... thì bảo hiểm kỹ thuật ra đời chậm hơn. Có thể nói rằng, bảo hiểm kỹ thuật ra đời cùng với sự xuất hiện của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và chính sự phát triển của khoa học kỹ thuật là động lực thúc đẩy sự lớn mạnh không ngừng của lĩnh vực bảo hiểm này. Ta có thể đưa ra một vài số liệu để so sánh như sau: Bảo hiểm cháy ra đời 1667 Bảo hiểm hàng hải ra đời 1687 Đơn bảo hiểm kỹ thuật đầu tiên ra đời 1859. Đó là đơn bảo hiểm về máy móc và năm 1859 xuất hiện đơn bảo hiểm đầu tiên cho nồi hơi. Sơ đồ 1: Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm kỹ thuật Bảo hiểm xây dựng Bảo hiểm lắp đặt Bảo hiểm máy móc Bảo hiểm bảo hành Bảo hiểm TBĐT Như vậy, bảo hiểm TBĐT là một trong những nghiệp vụ bảo hiểm nằm trong bảo hiểm kỹ thuật. Bảo hiểm TBĐT là một nghiệp vụ bảo hiểm tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm khác nhưng đã phát triển rất nhanh và chiếm một tỷ lệ lớn trong doanh thu phí bảo hiểm của các công ty. Từ những năm 20 của thế kỷ này đã xuất hiện những hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện như là những phần bổ sung cho các hợp đồng thuê mướn và bảo dưỡng thiết bị. Vào năm 1921 công ty chuyên về bảo hiểm TBĐT đầu tiên trên thế giới đã được thành lập tại Đức. Trong những năm 1920 ở Đức bảo hiểm điện áp thấp, như tên gọi của nó sau đó được bắt đầu như một loại hình bảo hiểm chuyên bảo hiểm cho thiết bị điện thoại, chủ yếu là để bảo vệ các công ty thuê bao điện thoại chống lại ảnh hưởng về mặt tài chính có tính chất hậu quả của tổn thất hoặc hư hỏng của thiết bị . Trong những năm 30 của thế kỷ XX, phạm vi của những thiết bị được bảo hiểm đã mở rộng bao gồm các hệ thống loa chuyên dùng, hệ thống tín hiệu ánh sáng và hệ thống báo cháy cũng như các thiết bị viễn thông khác, tiếp đến là xuất hiện của thế hệ máy tính điện tử. Công nghệ máy tính hiện đại đã phát triển và đã được hoàn chỉnh bởi KONZADZNSE tại Đức vào năm 1941. Trong cùng thời gian đó ở Mỹ, hình thành chuỗi máy tính điều khiển tự động, bước tiếp theo là sử dụng các bóng đèn điện tử cho việc tính toán. Máy tính lớn nhất ENIAC là một hệ thống khổng lồ với hơn 18000 đèn điện tử, 1500 thiết bị ngoại vi khác và có mức tiêu thụ trên 150 kW. Sau đó là một chương trình ghi nhớ được phát hiện bởi nhà toán học John Newman (trong năm 1948). Cho đến 1950, có sự thay thế các ống điện tử bằng một đèn bán dẫn. Đến 1960, vi mạch điện tử mở đường cho "cách mạng công nghệ lần thứ ba". Tiếp đến năm 1970: những yếu tố rủi ro mới xuất hiện đòi hỏi phải có những điều kiện bảo hiểm mới dẫn đến sự ra đời đơn bảo hiểm thiết bị điện tử (EEI -Electronic Equitment Insuarance). Năm 1980 EEI trở thành hợp đồng bảo hiểm được yêu cầu nhiều nhất trong lĩnh vực bảo hiểm kỹ thuật. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp điện tử trong thế kỷ XX cùng với sự đổi mới chóng mặt của các TBĐT đã tạo ra loại hình bảo hiểm chuyên dụng này có tầm quan trọng hiện nay của thị trường bảo hiểm. Ngày nay nhiều doanh nghiệp không thể cạnh tranh khi thiếu các loại công nghệ mà ngành điện tử cung cấp và trong trường hợp tổn thất hoặc hư hỏng TBĐT của mình nhiều công ty có thể không có khả năng tồn tại lâu dài. Tình hình này đã có lợi cho sự phát triển của loại hình bảo hiểm TBĐT trong quá khứ và sẽ phát triển liên tục trong thời gian tới. II Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử 1. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 1.1 Đối tượng bảo hiểm: Trong bảo hiểm TBĐT đối tượng bảo hiểm là các loại máy móc TBĐT (tức là những máy móc TBĐT có lắp đặt các mạch và các linh kiện điện tử ) dùng trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau như bưu điện, viễn thông, tin học, y tế, phát thanh truyền hình, hàng hải, hàng không, khí tượng, khoa học kỹ thuật ... Đó là : - Các thiết bị xử lý dữ liệu ( EDP - Equitment Data Process) và các thiết bị điện tử dùng trong văn phòng (máy vi tính cá nhân, microfilm, máy tính trung tâm, các thiết bị ngoại vi như máy in, máy sao chụp, máy điện tử, máy đọc tiếng...). - Các thiết bị truyền thông: thiết bị điện thoại ( chỉ có tổng đài điện tử) , thiết bị truyền xa (hệ thống telex, selec, thiết bị chụp ảnh từ xa, máy sao bản từ xa - fax). - Thiết bị thu phát (các hệ thống phát vô tuyến định hướng, thiết bị ra đa, trạm vệ tinh mặt đất, ăngten, các bộ kính thiên văn...). - Thiết bị phát thanh (thiết bị ghi và tạo âm, phòng phát âm ) . - Thiết bị truyền hình (camera truyền hình, thiết bị ghi hình, thiết bị tạo và phát hình, phòng quay truyền hình, phòng ghi và sao video...). - Thiết bị điện ảnh. - Thiết bị chiếu sáng và thiết bị hàng hải (thiết bị đèn chiếu, đàn pha, đèn huỳnh quang, các hệ thống tín hiệu, các hệ thống vô tuyến điện thoại và thiết bị hàng hải bằng điện tử ). - Thiết bị nghiên cứu và thử vật liệu (máy gia tốc hạt, thiết bị quang điện, thiết bị thí nghiệm...). - Thiết bị y tế (thiết bị tia X dùng cho chuẩn đoán, thiết bị bức xạ đẳng hướng dùng để trị liệu, thiết bị y tế sử dụng hạt nhân, thiết bị phân tích dùng trong y học, thiết bị y học vật lý...) - Các bộ truyền dẫn và phát tín hiệu (các hệ thống báo động, hệ thống đồng hồ đo, máy dò tìm và hệ thống liên lạc bên trong ). 1.2 Phạm vi bảo hiểm Phạm vi bảo hiểm TBĐT được chia ra làm 3 phần: Đó là bảo hiểm vật chất đối với các TBĐT, bảo hiểm cho phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài và bảo hiểm chi phí gia tăng. Người tham gia bảo hiểm có thể tham gia một hoặc cả ba phần này và khi đó mức phí bảo hiểm và quyền lợi của người được bảo hiểm cũng phụ thuộc tương ứng vào việc lựa chọn các phạm vi bảo hiểm này. Phần 1: Tổn thất vật chất đối với thiết bị điện tử. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại vật chất bất ngờ không lường trước xảy ra đối với TBĐT do các nguyên nhân như: Cháy nổ, sét đánh trực tiếp hoặc gián tiếp, đoản mạch, nước, sơ suất của người sử dụng và các sự cố ngẫu nhiên khác không bị loại trừ theo các điều kiện của đơn bảo hiểm. Ngoài ra, nếu các TBĐT đã được công ty bảo hiểm bảo hiểm theo phần một nói trên người được bảo hiểm có thể mua bảo hiểm thêm cho các phần II và III như đề cập dưới đây. Phần II: Phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những chi phí để sữa chữa hoặc thay thế các phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài trong truờng hợp chúng bị tổn thất do các rủi ro được bảo hiểm như qui định ở phần I gây ra và các chi phí để khôi phục lại những thông tin đã mất. Phần II chỉ có hiệu lực khi người được bảo hiểm tham gia cả phần I của đơn bảo hiểm này. Phần III: Chi phí gia tăng. Nếu hệ thống xử lý dữ liệu (EDP) bị tổn thất vật chất thuộc phạm vi bảo hiểm, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các chi phí cho việc tạm thời thuê mướn các thiết bị thay thế cũng như các chi phí về nhân công và các chi phí gia tăng khác theo quy định của đơn bảo hiểm nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của người được bảo hiểm không bị gián đoạn khi tổn thất xảy ra. 1.3 Rủi ro bảo hiểm và những điểm loại trừ 1.3.1 Rủi ro bảo hiểm Có thể nói rủi ro bảo hiểm là một trong những khái niệm cơ bản cùng với "bảo hiểm", "đối tượng bảo hiểm". Rủi ro bảo hiểm là yếu tố cấu thành phạm vi bảo hiểm, là tiêu chuẩn đề xác định một sự cố có phải là sự cố bảo hiểm hay không. Và do đó, rủi ro bảo hiểm là khái niệm chi phối mạnh mẽ kết cục xử lý một khiếu nại bảo hiểm, vấn đề tài chính - pháp lý tập trung và phức tạp nhất trong lĩnh vực bảo hiểm. Thiết bị bảo hiểm phải chịu rất nhiều yếu tố rủi ro có thể dẫn đến tổn thất. Một số rủi ro chính là: Cháy, nước, động đất, bão, sét đánh. Các yếu tố môi trường như: sự thay đổi về nhiệt độ, độ ẩm, khói bụi... Các rủi ro về kỹ thuật như: Tăng điện áp đột ngột, chập mạch điện, hỏng hóc cơ học hoặc lỗi do bất cẩn, cẩu thả của những người vận hành, phá ngầm trộm cắp. Tất cả các rủi ro thường xảy ra đối với thiết bị điện tử kể trên đều được bảo hiểm theo Đơn bảo hiểm thiết bị điện tử của công ty bảo hiểm. Đơn bảo hiểm thiết bị điện tử là dạng đơn bảo hiểm mọi rủi ro, chỉ không bảo hiểm những nội dung được ghi trong phần "các điểm loại trừ". Như vậy, có thể thấy phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm này là rất rộng so với các loại đơn bảo hiểm khác có thể bảo hiểm cho loại hình tài sản này, ví dụ như đơn bảo hiểm cháy, nổ, sét đánh (trực tiếp) và một số rủi ro khác không điển hình với các thiết bị điện tử (như rủi ro do máy bay và các phương tiện hàng không khác rơi vào; gây rối, bạo loạn, đình công, giông bão...). Nhưng hầu hết những rủi ro được bảo hiểm theo đơn bảo hiểm cháy không phải là rủi ro điển hình của thiết bị điện tử. 1.3.2. Những điểm loại trừ ă Điểm loại trừ chung: Công ty bảo hiểm không bồi thường những thiệt hại là hậu quả trực tiếp của sự hao mòn hay hư hỏng dần theo thời gian, chiến tranh và bạo lực, hành động ác ý hoặc có chủ ý của người được bảo hiểm, phản ứng hạt nhân và nhiễm phóng xạ, lập chương trình sai, các chi phí để thực hiện công tác bảo dưỡng nhằm mục đích hạn chế và ngăn ngừa tổn thất và đảm bảo cho các thiết bị hoạt động an toàn. ă Các điểm loại trừ riêng: Các điểm loại trừ riêng được áp dụng cho từng phần: - Phần tổn thất vật chất đối với thiết bị. - Phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài. - Chi phí gia tăng Cụ thể ta đi vào từng phần: * Tổn thất vật chất đối với thiết bị điện tử: Công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với: - Mức khấu trừ quy định trong bảng tóm tắt điều kiện bảo hiểm (gọi tắt là BTTĐKBH) mà người được bảo hiểm phải chịu trong mọi sự cố. Tuy nhiên trong nếu trong một sự cố có 2 hạng mục trở lên bị tổn thất thì người được bảo hiểm chỉ chịu mức khấu trừ cao nhất trong các mức khấu trừ áp dụng cho các hạng mục bị tổn thất đó. - Tổn thất trực tiếp hay gián tiếp gây nên bởi núi lửa hay động đất, sóng thần, gió xoáy và bão mạnh từ cấp 8 trở lên. - Tổn thất mà hậu quả của nó là do tác động như hao mòn, nứt vỡ, ăn mòn kim loại, mài mòn đóng cặn hoặc hư hỏng dần theo thời gian bởi các yếu tố bên ngoài tác động. - Tổn thất trực tiếp hay gián tiếp do các dịch vụ hoặc nguồn cung cấp, ví dụ: điện, nước, khí ga bị hỏng hóc. - Tổn thất do sự sai sót trong đơn bảo hiểm tại thời điểm có hiệu lực mà người được bảo hiểm nhận ra điều đó cho dù công ty bảo hiểm có nhận ra hay không. - Tổn thất thuộc trách nhiệm của các nhà chế tạo hoặc các nhà cung cấp các hạng mục thiết bị được bảo hiểm theo quy định của pháp luật hoặc theo hợp đồng. - Bất cứ khoản phát sinh chi phí nào có liên quan đến việc bảo dưỡng cho các mục được bảo hiểm. - Bất cứ các chi phí nào bỏ ra có liên quan đến việc khắc phục những trục trặc về các chức năng hoạt động trừ khi các trục trặc đó là do một tổn thất có thể được bồi thường theo đơn bảo hiểm đó gây ra. - Tổn thất đối với các thiết bị cho thuê hay được thuê mà người chủ các thiết bị đó phải có trách nhiệm theo luật định hoặc theo một thoả thuận thuê mướn hay thoả thuận bảo dưỡng nào đó. - Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả. - Tổn thất với các bộ phận như bóng đèn, đèn điện tử, ống điện tử, ruy băng, cầu chì, vòng điện kín, dây đai (dây cu loa). Dây dẫn hoặc dây thép, xích, lốp cao su, các dụng cụ có thể thay đổi được, xi lanh, các vật bằng thuỷ tinh, gốm sứ, lưới lọc hoặc lưới thép hay bất kỳ chất liệu sử dụng nào (ví dụ như dầu bôi trơn, nhiên liệu, các loại hoá chất). - Các khuyết tật ảnh hưởng đến thẩm mỹ, ví dụ: các vết tỳ xước trên bề mặt đã được sơn, đánh bóng hoặc tráng men. * Phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài: Công ty bảo hiểm thoả thuận với người được bảo hiểm rằng nếu các phương tiện EDM (phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài ghi trong BTTĐKBH bao gồm các thông tin lưu trữ trên đó mà các thông tin này có thể được xử lý trực tiếp trong các hệ thống EDP) bị bất kỳ một tổn thất vật chất nào có thể được bồi thường theo phần thiệt hại vật chất. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường những tổn thất đó với mức bồi thường trong bất cứ năm bảo hiểm nào cũng như không vượt quá số tiền ghi trong BTTĐKBH với điều kiện các tổn thất đó xảy ra trong thời hạn bảo hiểm ghi trong BTTĐKBH hoặc trong bất cứ giai đoạn bảo hiểm nào tiếp theo mà người được bảo hiểm đã trả và công ty bảo hiểm đã nhận một khoản phí bảo hiểm để gia hạn cho đơn bảo hiểm đó. Tuy nhiên công ty bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường: - Mức khấu trừ quy định trong BTTĐKBH mà người được bảo hiểm phải chịu trong mọi sự cố. - Các chi phí phát sinh do lập chương trình, đục lỗ ghi nhãn hoặc chèn thông tin sai, xoá thông tin do nhầm lẫn hoặc loại bỏ không dùng các phương tiện chứa dữ liệu hoặc mất thông tin do tác động của từ trường. - Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả dưới bất kỳ hình thức nào. * Chi phí gia tăng Công ty bảo hiểm thoả thuận với người được bảo hiểm rằng nếu tổn thất vật chất có thể được bồi thường theo phần thiệt hại vật chất của đơn bảo hiểm làm cho hoạt động của các thiết bị EDP thay thế (mà các thiết bị thay thế này chưa được bảo hiểm theo đơn) tuy nhiên mức bồi thường sẽ không vượt quá số tiền bảo hiểm tính theo ngày như đã thoả thuận và cũng không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trong BTTĐKBH với điều kiện là việc gián đoạn đó xảy ra trong thời hạn bảo hiểm ghi trong BTTĐKBH hoặc trong bất cứ giai đoạn nào tiếp theo mà người được bảo hiểm đã trả và công ty bảo hiểm đã nhận một khoản phí để gia hạn cho đơn bảo hiểm. Nhưng công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường cho bất cứ chi phí tăng thêm nào đó phát sinh do: - Có những quy định của hạn chế do các nhà chức trách ban hành liên quan đến việc thiết kế, chế tạo lại thiết bị EDP được bảo hiểm hoặc hoạt động của các thiết bị đó. - Người được bảo hiểm không có sẵn các quỹ cần thiết nhằm đáp ứng kịp thời việc sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị hư hại hay phá huỷ. 2. Số tiền bảo hiểm (STBH) Là giá trị tài sản được công ty bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận bảo hiểm. Trong mọi trường hợp STBH là giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại. ở nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT số tiền bảo hiểm được áp dụng như sau: * Bảo hiểm thiệt hại vật chất đối với các TBĐT Yêu cầu của loại hình bảo hiểm này là STBH của mỗi hạng mục không được thấp hơn giá trị thay thế mới đầy đủ của nó, bao gồm cả cước phí, thuế và các chi phi về hải quan và chi phí lắp đặt... Người được bảo hiểm phải cam kết điều chỉnh lại STBH trong trường hợp có bất kỳ biến động lớn nào về tiền lương hoặc giá cả. Trong trường hợp xảy ra tổn thất, nếu STBH bị phát hiện thấp hơn số tiền cần phải được bảo hiểm như đề cập ở trên thì số tiền bồi thường sẽ bị giảm tương ứng với tỉ lệ giữa STBH thực tế và số tiền lẽ ra cần phải được bảo hiểm như yêu cầu. Điều kiện này áp dụng riêng rẽ đối với từng hạng mục bảo hiểm. Khi đã xác định được STBH, nên tiếp tục xem xét để cộng thêm vào số tiền bảo hiểm phần chí phí có thể gia tăng thêm về giá nguyên vật liệu hoặc tiền lương trong giai đoạn bảo hiểm đầu tiên. * Bảo hiểm cho phương tiện chứa dữ liệu bên ngoài STBH phải được xác định phù hợp với các chi phí cần thiết để thay thế tất cả các phương tiện chứa dữ liệu bên ngoài và để phục hồi lại những thông tin đã được lưu trữ trên đó.Vì chỉ có thể ước tính các chi phí để phục hồi lại thông tin nên việc bảo hiểm cho các chi phí này dựa trên cơ sở tổn thất đầu tiên với một hạn mức bồi thường phải được ước tính hết sức kỹ càng trên cơ sở đánh giá tổn thất lớn nhất có thể xảy ra đối với các chi phí này. Không áp dụng điều khoản bảo hiểm dưới giá trị cho phần này. *Bảo hiểm chi phí gia tăng STBH được xác định trên cơ sở các chi phí có thể bỏ ra tính theo ngày và tháng trong thời hạn 1 năm do phải sử dụng một hệ thống EDP thay thế. Các chi phí phát sinh thêm một lần nữa để lập trình và chuyên chở có thể được bảo hiểm theo điều khoản sửa đổi bổ sung tới một hạn mức được quy định riêng cũng trên cơ sở tổn thất đầu tiên. 3. Phí bảo hiểm 3.1 Nguyên tắc chung để xác định phí bảo hiểm Để xác định phí bảo hiểm TBĐT, ta dựa trên cơ sở tỉ lệ phí và giá trị bảo hiểm (hay STBH). Phí bảo hiểm =Tỉ lệ phí * giá trị bảo hiểm Khi tính phí bảo hiểm TBĐT thì trong phí phải chứa đầy đủ các yếu tố lạm phát, thay đổi giá cả ... Cần tránh bảo hiểm dưới giá trị. Khi kết thúc một thời hạn bảo hiểm (1 năm), nếu người được bảo hiểm muốn tái tục hợp đồng thì người bảo hiểm phải xem xét điều chỉnh phí bảo hiểm cho phù hợp giá trị bảo hiểm. Tỷ lệ phí bảo hiểm là tỷ lệ phí tối thiểu tương ứng với các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn đề cập trong Đơn bảo hiểm và phụ thuộc vào quy mô của các thiết bị tham gia bảo hiểm. 3.2 Phí bảo hiểm áp dụng cho phần thiệt hại vật chất đối với các TBĐT Dưới đây là các mã số của từng chủng loại máy móc TBĐT sử dụng trong các ngành khác nhau: 0100 Các hệ thống và thiết bị xử lý dữ liệu (EDP) 0200 Thiết bị viễn thông 0300 Thiết bị thu phát, dùng trong phát thanh truyền hình và thiết bị điện ảnh 0400 Thiết bị chiếu sáng và thiết bị hàng hải 0500 Thiết bị dùng cho nghiên cứu 0600 Thiết bị dùng cho y tế 0700 Bộ phận phát tín hiệu và truyền dẫn 0900 Máy móc thiết bị dùng trong văn phòng 1000 Bộ phận kiểm tra và ghi Tỷ lệ phí đề cập trong biểu phí (phụ lục) chỉ là tỷ lệ phí tối thiểu tương ứng với các điều kiện bảo hiểm cơ bản áp dụng với điều kiện rủi ro bình thường mà không có các yếu tố làm tăng mức độ hoặc khả năng rủi ro. Nếu có những yếu tố làm tăng mức độ hoặc khả năng rủi ro thì phải tăng thêm phí (trong những trưòng hợp đó phải thông báo những thông tin cụ thể về công ty để công ty xem xét và quyết định). Biểu phí này cũng áp dụng với thời hạn bảo hiểm tiêu chuẩn là một năm và với một mức khấu trừ tối thiểu, vì vậy nếu áp dụng thời hạn bảo hiểm ngắn hơn hoặc mức khấu trừ cao hơn thì có thể giảm phí. Biểu phí được đề cập trong bảng phụ lục áp dụng đối với các thiết bị điện tử và phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài hoạt động và được bảo quản trong những điều kiện làm việc bình thường, tức là không có tình huống làm tăng thêm khả năng xảy rủi ro và tuổi của các thiết bị này không quá 7 năm. * Phí bảo hiểm rủi ro động đất: Tỉ lệ phí cơ bản đề cập trong biểu phí (phụ lục) chưa kể đến rủi ro về động đất. Nếu bảo hiểm thêm rủi ro này thì phải cộng thêm phụ phí bảo hiểm như đề cập trong bảng dưới đây. Bảng 1: Tỉ lệ phí rủi ro do động đất (Đơn vị :%o / năm) Độ nhạy cảm đối với rủi ro động đất Hệ số khả năng xảy ra động đất ở từng vùng 0 1 2 Loại C Loại D Loại E Loại F Loại G 0 0.20 0.40 0 0.25 0.45 0 0.29 0.57 0 0.35 0.68 0 0.42 0.82 Kí tự trong bảng Kí tự Số tiền bảo hiểm(USD) C 17000 D 35000 E 85000 F 170000 G 350000 Các rủi ro động đất, thiệt hại do sóng thuỷ triều gây ra do tác động của động đất và núi lửa phun là các rủi ro bị loại trừ trong đơn bảo hiểm chính. Nếu khách hàng yêu cầu bảo hiểm thêm các rủi ro này thì áp dụng điều khoản sửa đổi bổ sung với hạn mức bồi thường không vượt quá 1.000.000 (USD) nhưng với điều kiện là thu thập đầy đủ các thông tin có liên quan như đề cập trong phiếu điều tra về rủi ro này. Nếu bảo hiểm thêm những rủi ro này thì phải tính thêm phụ phí vì tỉ lệ phí cơ bản ghi trong biểu phí chưa tính đến những rủi ro này. Phụ phí cho các rủi ro này áp dụng cho phần thiệt hại vật chất đối với TBĐT và bảo hiểm phương tiện chứa dữ liệu bên ngoài. Theo bản đồ của khu vực động đất của Munich Re các khu vực trên trái đất được chia thành 5 khu vực từ 0 đến 4. Khu vực có rủi ro động đất tăng dần theo thứ tự, chẳng hạn khu vực có rủi ro động đất mức độ 0 là hầu như không có động đất xảy ra và cấp động đất là 5 và dưới 5 tính theo độ Mercalli đã được sửa đổi thì có thể xảy ra động đất thường xuyên. * Phí bảo hiểm các rủi ro lốc, xoáy, gió giật và bão lớn (mạnh trên cấp 8) Tỉ lệ phí cơ bản đề cập ở trên cũng chưa tính đến các rủi ro này, nếu bảo hiểm thêm thì phải tính thêm phụ phí theo bảng sau. Bảng 2:Tỉ lệ phí rủi ro do thiên tai (Đơn vị:  %o tính theo năm) Địa điểm các hạng mục được bảo hiểm Cấp độ gió bão theo từng vùng 1 2 3 Đặt trong nhà Đặt ngoài trời 0,1 0,4 0,8 TCT 1,5 TCT Khu vực 1: Cấp độ thấp Khu vực 2: Cấp độ trung bình Khu vực 3: Cấp độ cao Mức TCT : Là phải thông báo về công ty để công ty quyết định. Thông thường mức độ tác động của gió bão đối với các vùng ven biển được coi là cao còn ở các vùng sâu vào đất liền thì thấp hoặc trung bình. Tỉ lệ phí cho trong bảng trên chỉ áp dụng nếu các hạng mục được bảo hiểm đặt ở các khu vực có độ cao cao hơn mực nước cao nhất đã thống kê được ở khu vực đó kể từ khi bắt đầu hiệu lực bảo hiểm trở về trước. Nếu các TBĐT đặt ở độ cao bằng hoặc thấp hơn so với quy định trên thì không được tự động chấp nhận bảo hiểm các rủi ro này mà phải xin ý kiến chỉ đạo của công ty bảo hiểm. 3.3 Phí bảo hiểm áp dụng đối với phương tiện chứa dữ liệu bên ngoài * Tỉ lệ phí cơ bản Đây là tỉ lệ phí tối thiểu ứng với các điều kiện cơ bản của đơn bảo hiểm và được áp dụng đối với số tiền bảo hiểm đối với tổn thất đầu tiên (first loss) mà người được bảo hiểm phải kê khai cụ thể trong bản trả lời câu hỏi. Phần tiền bảo hiểm đối với các phương tiện lưu trữ này phải tương ứng với chi phí khôi phục lại các phương tiện này. Chi phí toàn bộ ước tính cho việc khôi phục lại các thông tin hiện tại từ các văn bản gốc và / hoặc chi phí ước tính để chuyển dữ liệu sang phương tiện lưu trữ mới nếu như có các bản sao phải tương ứng với phần tiền bảo hiểm trên cơ sở tổn thất đầu tiên (first loss) để bảo hiểm cho việc khôi phục lại các thông tin được lưu trữ trên các phương tiện được bảo hiểm . Tỉ lệ phí cơ bản áp dụng cho số tiền bảo hiểm với điều kiện số tiền bảo hiểm không vượt quá 700000 (USD) hoặc tương đương với mức khấu trừ thông thường được tính bằng phần nghìn số tiền thiệt hại như đề cập trong bảng dưới đây nhưng không được thấp hơn 700 (USD) hoặc tương đương. Bảng 3:Nếu tăng mức khấu trừ thì tỉ lệ phí có thể được giảm như sau Mức khấu trừ tăng 5 lần 10 lần Tỷ lệ phí giảm 5% 10% * Tăng và giảm phí: Việc tăng hoặc giảm tỉ lệ phí cơ bản phụ thuộc vào các điều kiện rủi ro đề cập đến trong bản trả lời câu hỏi. Việc tăng hoặc giảm phí đối với phần bảo hiểm thiệt hại vật chất đối với các hệ thống xử lý dữ liệu điện tử (EDP) cũng áp dụng cho phần bảo hiểm các phương tiện lưu trữ bên ngoài (mất thông tin) một cách thích hợp. Cũng có thể giảm phí trong trường hợp các thông tin, dữ liệu dự phòng được lưu trữ trong các phòng có khả năng chống cháy. Nơi lưu trữ Trong phòng đặt thiết bị EDP Bên ngoài phòng đặt thiết bị EDP Tỷ lệ giảm phí 5% 10% 3.4 Phí bảo hiểm cho phần bảo hiểm chi phí gia tăng đối với các hệ thống có sử dụng máy tính Chỉ có thể nhận bảo hiểm phần này nếu sau khi hệ thống EDP bị tổn thất vật chất có thể được bồi thường theo phần bảo hiểm thiệt hại vật chất mà vẫn có thể tránh được những tác động bất lợi hoặc gián đoạn hoạt dộng kinh doanh bằng các biện pháp sau: - Sử dụng hệ thống xử lý dữ liệu của một bên thứ ba (trên cơ sở một thoả thuận đã ký trước khi bảo hiểm có hiệu lực ). - Tăng cường thêm việc xử lý dữ liệu bằng tay . - Sử dụng lao động dịch vụ sản xuất của một bên thứ ba. *Tỷ lệ phí bảo hiểm. Tỷ lệ phí cơ bản là tỷ lệ phí tối thiểu tương úng với các điều kiện bảo hiểm tiêu chuẩn đề cập trong đơn bảo hiểm và phụ thuộc vào quy mô của các thiết bị thuộc hệ thống EDP được bảo hiểm và được áp dụng trong các điều kiện sau: ê Thời gian bồi thường tối đa là 12 tháng, thời gian miễn thường ít nhất là 2 ngày làm việc (mức khấu trừ đối với chi phí phát sinh thêm chỉ một lần là 20%). ê Các điều kiện của rủi ro là bình thường và hạng mục được bảo hiểm không xê dịch. ê Các quyền lợi của người được bảo hiểm đã được bảo hiểm bởi đơn bảo hiểm TBĐT tiêu chuẩn với phạm vi đầy đủ tại công ty bảo hiểm. 3.5 Điều chỉnh số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm phải được điều chỉnh mỗi khi có những thay đổi lớn về giá cả hoặc tiền lương, đặc biệt là vào những thời điểm tái tục đơn bảo hiểm cũ đã hết hạn. Để làm được điều này có thể tham khảo giá cả từ các nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp. * Điều chỉnh số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm được điều chỉnh theo công thức sau Trong đó: S : số tiền bảo hiểm của năm hiện tại So : số tiền bảo hiểm khi bắt đầu bảo hiểm E : chỉ số giá sản xuất thiết bị trong năm hiện tại Eo : chỉ số giá sản xuất thiết bị khi bắt đầu bảo hiểm * Điều chỉnh phí bảo hiểm Trong đó: P : phí bảo hiểm của năm hiện tại Po : phí bảo hiểm khi bắt đầu bảo hiểm L : chỉ số giá bảo lao động của năm hiện tại Lo : chỉ số giá lao động khi bắt đầu bảo hiểm. Các hệ số 0,3 và 0.7 chỉ là các giá trị trung bình trên cơ sở giá trị nguyên vật liệu chiếm 30% và giá nhân công chiếm 70%. Nếu cần thiết thì các hệ số trên có thể thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu tại thời điểm bắt đầu bảo hiểm mà một hạng mục nào đó đã được sử dụng 5 năm thì có thể áp dụng một hệ số phản ánh được sự gia tăng về giá trị thay thế mới tới thời điểm đó. Hệ số này được xác định trên cơ sở các chỉ số áp dụng trong các năm trước đó tại nước mà hạng mục đó được chế tạo. 3.6 Mức khấu trừ * Đối với thiệt hại vật chất Mức khấu trừ thông thường áp dụng cho mỗi hạng mục thiết bị được tính theo phần ngàn số tiền bảo hiểm và không được thấp hơn 200 USD hoăc số tiền tương đương. * Đối với phương tiện chứa dữ liệu bên ngoài Mức khấu trừ thông thường được tính theo phần ngàn số tiền tổn thất và không được thấp hơn 700 USD hoặc số tiền tương đương. * Đối với chi phí gia tăng Mức khấu trừ được tính toán theo thời gian miễn thường. Thời gian miễn thường tối đa là 02 ngày ứng với tỷ lệ tối thiểu. Thời gian miễn thường dài hơn thì sẽ áp dụng các hệ số giảm phí. 3.7 Phí bảo hiểm tối thiểu cho mỗi đơn bảo hiểm Phí bảo hiểm tối thiểu hàng năm cho mỗi đơn bảo hiểm là: - Đối với thiết bị EDP : 200 USD - Đối với tất cả các hệ thống và TBĐT khác và phương tiện chứa dữ liệu :700 USD - Đối với chi phí gia tăng: 100 USD 4.Hợp đồng bảo hiểm thiết bị điện tử 4.1 Giấy yêu cầu bảo hiểm Người được bảo hiểm phải kê khai đầy đủ vào giấy yêu cầu bảo hiểm TBĐT, sau đó gửi tới công ty bảo hiểm để công ty tiến hành kiểm tra thực tế địa điểm đặt các thiết bị được bảo hiểm và hiện trạng của những máy móc được yêu cầu bảo hiểm. Trên cơ sở xem xét đánh giá thực tế và những thông tin mà khách hàng khai báo, nếu thấy đầy đủ các điều kiện cấp đơn bảo hiểm thì cấp đơn bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm thiết bị điện tử Bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm TBĐT Số: 1. Tên và địa chỉ của người yêu cầu bảo hiểm Ngành nghề kinh doanh Địa điểm đặt thiết bị được bảo hiểm Loại cấu trúc nhà  Khung thép  gạch  bê tông  gỗ 2. Các thiết bị nào trước đây đã từng được một công ty bảo hiểm khác bảo hiểm không? Đề nghị thời hạn bảo hiểm bắt đầu từ  Có không Nếu có đề nghị kê khai rõ những hạng mục đó trong bản danh mục thiết bị được bảo hiểm và tên công ty bảo hiểm đó Ngày Giờ Hiệu lực bảo hiểm sẽ kết thúc vào đúng thời điểm này năm tiếp theo 3. Có phải các thiết bị bảo hiểm đều là thiết bị mới không? Có thể tìm được giá xuất xưởng của những thiết bị cũ nào  Có  Không nếu không đề nghị kê khai rõ hạng mục nào trong bảng danh mục thiết bị được bảo hiểm là cũ Kê khai rõ hạng mục đó trong bản danh mục thiết bị được bảo hiểm 4. Điều kiện hoạt động của thiết bị Thiết bị có được bảo dưỡng theo hướng dẫn của công ty chế tạo thiết bị không  có  không 5. Chất lượng nhân viên Nhân viên sử dụng thiết bị có được công ty chế tạo thiết bị đào tạo không  có  không 6. Có khả năng xảy ra lũ lụt không  có  không nếu có, do  dòng nước  Nước mưa  nước tràn từ hệ thống cống rãnh 7. Có sử dụng nguyên vật liệu nguy hiểm ở vùng lân cận không  có  không Nếu có, kê khai rõ  axit giấy ảnh  dung dịch kiềm  thuốc rửa ảnh  thuốc thử  chất nổ  chất đồng vị Chúng tôi cam kết rằng những lời khai trong bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm này là đầy đủ và trung thực. Chúng tôi cũng đồng ý rằng, bản kê khai này là cơ sở, đồng thời là bộ phận không tách rời của đơn bảo hiểm được cấp liên quan đến rủi ro trên. Chúng tôi hiểu và thoả thuận rằng: Công ty chỉ chịu trách nhiệm theo đúng những điều kiện và điều khoản của đơn bảo hiểm và chúng tôi, người được bảo hiểm, dưới bất kỳ hình thức nào, cũng không đưa ra bất kỳ khiếu nại nào khác không thuộc phạm vi của đơn bảo hiểm. Công ty cam kết tuyệt đối giữ bí mật các thông tin mà người được bảo hiểm đã khai trong Bản câu hỏi kiêm giấy yêu cầu bảo hiểm này. Khai tại Ngày tháng năm Người khai (ký tên, đóng dấu) 4.2 Điều khoản của hợp đồng bảo hiểm. Trên cơ sở người được bảo hiểm đã gửi giấy yêu cầu bảo hiểm (giấy yêu cầu này được xem như là một bộ phận không thể tách rời của đơn bảo hiểm) cho công ty bảo hiểm, đã nộp cho công ty bảo hiểm số phí bảo hiểm nêu trong bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm kèm theo và tuân thủ các điều khoản, điều kiện và các điểm loại trừ quy định trong đơn bảo hiểm này, công ty bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm theo cách thức và với mức độ như quy định dưới đây. Đơn bảo hiểm này áp dụng cho các thiết bị có tên trong danh mục được bảo hiểm cho dù các thiết bị này đang hoạt động hoặc không hoạt động, đang được tháo dỡ hoặc lau chùi bảo dưỡng, đại tu hoặc để di chuyển trong khu vực được bảo hiểm, đang trong quá trình thực hiện chính các công việc nêu trên hoặc trong quá trình được lắp ráp trở lại sau đó, nhưng dù trong bất kỳ trường hợp nào thì đơn bảo hiểm này cũng chỉ áp dụng khi các thiết bị này đã qua chạy thử thành công. 4.3 Các điều kiện chung: 1) Điều kiện tiên quyết để ràng buộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm là người được bảo hiểm phải tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong đơn bảo hiểm này, trung thực khai báo và trả lời các câu hỏi ghi trong giấy yêu cầu bảo hiểm theo mẫu đính kèm theo đơn bảo hiểm này. 2) Bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm và các phần của đơn bảo hiểm được xem là các bộ phận không thể tách rời và là một bộ phận hợp thành của đơn bảo hiểm này, và cụm từ "đơn bảo hiểm này" bất cứ lúc nào được sử dụng trong hợp đồng này sẽ được hiểu là bao gồm bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm và các phần đó. Bất kỳ một từ hoặc một cụm từ nào, trong bản tóm tắt điều kiện bảo hiểm hoặc trong các phần của đơn bảo hiểm thì dù xuất hiện ở đâu từ hoặc cụm từ đó cũng mang cùng một nghĩa như vậy. 3) Người được bảo hiểm, bằng chi phí riêng của mình, phải thực hiện mọi biện pháp hợp lý và tuân theo mọi kiến nghị hợp lý của công ty bảo hiểm nhằm ngăn chặn tổn thất và phải tuân theo mọi quy định pháp luật và khuyến nghị của nhà chế tạo. 4) - Vào bất kỳ thời gian hợp lý nào, đại diện của công ty bảo hiểm cũng có quyền xem xét và kiểm tra rủi ro được bảo hiểm và người được bảo hiểm phải cung cấp cho đại diện của công ty bảo hiểm mọi chi tiết, thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro được bảo hiểm . - Người được bảo hiểm phải lập tức thông báo cho công ty bảo hiểm bằng điện tín và văn bản về bất cứ thay đổi nào đối với rủi ro được bảo hiểm và bằng chi phí riêng của mình thực hiện những biện pháp mà tình thế đòi hỏi để đảm bảo an toàn cho quá trình hoạt động của các hạng mục thiết bị đựoc bảo hiểm. Phạm vi bảo hiểm cũng như chi phí bảo hiểm sẽ được điều chỉnh thích hợp nếu thấy cần thiết. Người được bảo hiểm không được thực hiện hoặc chấp nhận những sự thay đổi nào làm tăng thêm rủi ro trừ khi công ty bảo hiểm có văn bản xác nhận rằng đơn bảo hiểm vẫn tiếp tục có hiệu lực trong các trường hợp đó. 5) Trong trường hợp xảy ra những sự cố có thể dẫn đến việc bồi thường theo đơn bảo hiểm này, người được bảo hiểm phải : - Lập tức thông báo ngay cho công ty bảo hiểm bằng điện thoại hoặc điện tín cũng như bằng văn bản nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất; - Thực hiện mọi biện pháp phù hợp với khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất; - Giữ gìn các chi tiết hay bộ phận bị hư hại và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của công ty bảo hiểm giám định các chi tiết hay bộ phận đó; - Cung cấp mọi thông tin và chứng từ văn bản theo yêu cầu của công ty bảo hiểm; - Thông báo cho cơ quan công an nếu tổn thất do trộm cướp . Trong mọi trường hợp công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với những tổn thất mà trong vòng 14 ngày kể từ khi xảy ra tổn thất, công ty bảo hiểm không nhận được thông báo về những tổn thất đó. Ngay sau khi thông báo cho công ty bảo hiểm theo điều kiện này, người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ, còn trong mọi trường hợp khác nhất thiết phải có đại diện của công ty bảo hiểm để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa, thay thế. Nếu đại diện của công ty bảo hiểm không tiến hành giám định trong một thời gian được xem là hợp lý xét theo tình hình thực tế thì người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế. Trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với bất kỳ hạng mục bị tổn thất nào thuộc đối tượng bảo hiểm sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó vẫn được sử dụng sau khi khiếu nại mà không được được sửa chữa như yêu cầu của công ty bảo hiểm hoặc nếu chỉ được sửa chữa tạm thời mà không được sự đồng ý của công ty bảo hiểm. 6) Người được bảo hiểm, với chi phí do công ty bảo hiểm chịu, phải thực hiện, cho phép thực hiện mọi hành động và mọi công việc xét thấy cần thiết hay theo yêu cầu của công ty bảo hiểm để bảo vệ những lợi ích liên quan đến các quyền hạn của bên thứ ba. 7) Trong trường hợp có bất kỳ tranh chấp nào giữa công ty bảo hiểm và người được bảo hiểm về số tiền được bồi thường theo đơn bảo hiểm này (mà nếu không có việc tranh chấp này thì trách nhiệm đã được thừa nhận), những tranh chấp đó sẽ được chuyển cho một trọng tài quyết định mà trọng tài này do hai bên chỉ định bằng văn bản. Nếu hai bên không nhất trí được việc chỉ định một trọng tài thì mỗi bên bằng văn bản sẽ chỉ định một trọng tài riêng và tranh chấp này sẽ được chuyển cho hai trọng tài đó quyết định với điều kiện là việc chỉ định đó phải được thực hiện trong vòng một tháng kể từ khi bên này hoặc bên kia đưa ra yêu cầu về việc chỉ định này bằng văn bản. Trong trường hợp những trọng tài nói trên không đi đến nhất trí thì tranh chấp sẽ được chuyển cho một trọng tài do các trọng tài đó chỉ định bằng văn bản trước khi đưa tranh chấp ra giải quyết. Trọng tài này sẽ ngồi lại cùng với các trọng tài đó và chủ trì các cuộc họp để giải quyết tranh chấp. Phán quyết do trọng tài chủ trì đưa ra sẽ là điều kiện tiên quyết đối với bất cứ việc kiện tụng nào nhằm chống lại công ty bảo hiểm. 8) - Nếu những thông tin đề cập trong Giấy yêu cầu bảo hiểm hoặc những khai báo của người được bảo hiểm có bất cứ khía cạnh cơ bản nào không đúng sự thật hoặc nếu người được bảo hiểm đưa ra bất cứ khiếu nại gian lận nào hoặc mức độ khiếu nại bị thổi phồng lên quá mức hoặc nếu có bất kỳ sự khai báo sai lệch nào nhằm bảo vệ cho những khiếu nại đó thì hiệu lực của đơn bảo hiểm này sẽ chấm dứt và công ty bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm chi trả bất cứ khoản bồi thường nào theo đơn bảo hiểm này. - Trong trường hợp công ty bảo hiểm từ chối trách nhiệm đối với bất kỳ khiếu nại nào mà không có việc kiện tụng nào được tiến hành trong vòng ba tháng kể từ khi có sự từ chối đó hoặc trong vòng ba tháng kể từ khi các trọng tài đã đưa ra phán xét (trong trường hợp xảy ra việc phân xử như đề cập trong điều 7 kể trên) thì tất cả mọi quyền lợi liên quan đến khiếu nại này sẽ không còn giá trị. 9) Nếu vào thời điểm phát sinh bất kỳ khiếu nại nào mà có bất cứ đơn bảo hiểm nào khác cũng bảo hiểm cho những tổn thất được khiếu nại đó thì số tiền bồi thường mà công ty bảo hiểm có thể phải chi trả cho tổn thất đó sẽ không vượt quá tỷ lệ của công ty bảo hiểm đối với khiếu nại về tổn thất đó. 10) Đơn bảo hiểm này có thể chấm dứt hiệu lực theo yêu cầu của người được bảo hiểm vào mọi thời điểm và trong các trường hợp như vậy công ty bảo hiểm sẽ giữ lại phần phí bảo hiểm được tính theo biểu phí ngắn hạn ứng với thơì gian Đơn bảo hiểm này có hiệu lực. Theo đề nghị của công ty bảo hiểm, Đơn bảo hiểm này cũng có thể chấm dứt hiệu lực sau 7 ngày kể từ ngày công ty bảo hiểm thông báo đề nghị này cho người được bảo hiểm và trong các trường hợp đó công ty bảo hiểm sẽ hoàn trả lại phần phí bảo hiểm được tính theo tỷ lệ tương ứng với thời gian Đơn bảo hiểm này không còn hiệu lực nữa kể từ ngày chấm dứt hiệu lực sau khi trừ đi bất cứ khoản chi phí hợp lý nào về điều tra giám định mà công ty bảo hiểm có thể đã bỏ ra và cũng trừ đi bất cứ khoản chiết khấu nào về phí bảo hiểm áp dụng trong trường hợp bảo hiểm dài hạn mà người được bảo hiểm đã được hưởng. 11) Nếu bảo hiểm được thu xếp cho một bên thứ ba thừa hưởng thì dưới danh nghĩa của người được bảo hiểm bên thừa hưởng quyền lợi (BTH) có quyền thực hiện các quyền hạn của người được bảo hiểm. Ngoài ra BTH cũng có quyền nhận bất cứ khoản bồi thường nào theo Đơn bảo hiểm này của người được bảo hiểm và chuyển giao các quyền hạn của người được bảo hiểm cho công ty bảo hiểm mà không cần phải có sự chấp nhận của người được bảo hiểm ngay cả trong trường hợp BTH không sở hữu đơn bảo hiểm này. Ngay sau khi thanh toán bồi thường, công ty bảo hiểm có thể yêu cầu BTH xác nhận rằng họ đã đồng ý với các điều kiện, điều khoản của hợp đồng bảo hiểm này và người được bảo hiểm đã chấp nhận để họ nhận các khoản bồi thường theo Đơn bảo hiểm này. 12) Một tháng sau khi xác định được toàn bộ số tiền phải bồi thường, công ty bảo hiểm sẽ chi trả bồi thường. Tuy nhiên, một tháng sau khi công ty bảo hiểm đã nhận được thông báo thích hợp về vụ tổn thất và đã thừa nhận trách nhiệm, người dược bảo hiểm có thể yêu cầu công ty bảo hiểm tạm ứng số tiền bồi thường tối thiểu phù hợp với hoàn cảnh thực tế tại thời điểm đó. Chừng nào số tiền bồi thường chưa được xác định hoặc xét thấy chưa cần tạm ứng theo yêu cầu của người được bảo hiểm thì việc tạm ứng bồi thường sẽ không được thực hiện. Công ty có quyền giữ lại số tiền bồi thường trong trường hợp: * Có sự nghi ngờ về quyền được nhận bồi thường của người được bảo hiểm chừng nào công ty bảo hiểm chưa nhận được các bằng chứng cần thiết. * Đang có sự điều tra của cảnh sát hoặc công việc điều tra nào khác theo quy định của luật hình sự đối với người được bảo hiểm mà các công việc điều tra này chưa kết thúc. III. Đặc điểm của bảo hiểm TBĐT và sự cần thiết phải đánh giá, quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm * Đặc điểm của bảo hiểm TBĐT : - Bảo hiểm TBĐT có phạm vi bảo hiểm rộng nhất so với các nghiệp vụ bảo hiểm khác. Dựa trên đơn bảo hiểm mọi rủi ro với rất ít các điều kiện loại trừ, nó bảo đảm việc bồi thường sau khi tổn thất hoặc hư hỏng, thậm chí cả trong các trường hợp không đáng quan tâm hoặc không quan trọng đối với tài sản khác ví dụ như việc vận hành không có chuyên môn, dao động điện áp, ám khói, ẩm ướt và nổ đèn chân không. Tuy nhiên các hiểm họa ấy đã gây ra một rủi ro rất nghiêm trọng cho TBĐT có độ nhạy cảm cao về tần số và tính khốc liệt. Cũng như vậy một nguyên nhân tương đối nhỏ cũng có thể ảnh hưởng lớn về tài chính đối với tính liên tục của hoạt động kinh doanh bởi vì hoạt động này có thể hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng "sức khoẻ" của TBĐT. - Điều khoản tiêu chuẩn trong bảo hiểm TBĐT có đưa ra điều khoản hoàn trả tiền trên cơ sở giá trị thay thế mới. Điều này đã đặt người được bảo hiểm vào vị trí sẵn có nguồn tiền đầy đủ để thay thế ngay lập tức và không có sự khấu trừ thông thường theo phương pháp bảo hiểm tỷ lệ. - Bảo hiểm TBĐT mở rộng cả với thiệt hại mọi lĩnh vực phần mềm và sự ứng dụng của nó. Ngày nay, dữ liệu gốc và dữ liệu giao dịch được lưu trữ vào máy tính là nguồn thông tin chủ yếu của mỗi công ty, do đó cả phần mềm và dữ liệu là nhữmg tài sản rất có giá trị đối với mọi doanh nghiệp. Sự tồn tại và tính chính xác của chúng bị đe doạ bởi rất nhiều rủi ro và hiểm họa đa dạng. Các hoạt động có thể bị gián đoạn cho tới khi việc phục hồi đầy đủ thông tin được tiến hành. - Đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm TBĐT phức tạp, rủi ro được bảo hiểm và rủi ro bị loại trừ rất dễ nhầm lẫn, do vậy dễ dẫn tới trục lợi bảo hiểm. - Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm của các TBĐT rất lớn, nên khi xảy ra tổn thất thường rất nghiêm trọng. Qua những đặc điểm trên của TBĐT, có thể khẳng định rằng trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, công tác đánh giá và quản lý rủi ro có vai trò vô cùng quan trọng.TBĐT có một số đặc trưng riêng làm cho khả năng tổn thất rất lớn, đó là: Việc tập trung một số lượng giá trị tài sản rất lớn trong một khu vực nhỏ, sự nhạy cảm rất cao của các linh kiện TBĐT, chi phí để khôi phục lại các công trình và các dữ liệu trong các thiết bị xử lý dữ liệu điện tử rất cao, mức độ tự động hoá cao trong các nhà máy công nghiệp do sử dụng TBĐT đòi hỏi những chi phí đáng kể để thuê mướn những thiết bị thay thế tạm thời trong trường hợp xảy ra tổn thất. Công tác đánh giá và quản lý rủi ro giúp người bảo hiểm nhận thấy trước các rủi ro có thể dẫn tới tổn thất, để từ đó lựa chọn công cụ thích hợp, từ đó giảm thiểu nguy cơ xảy ra tổn thất, nhằm mục đích ổn định hoạt động kinh doanh, giảm chi bồi thường, tránh phá sản. Bên cạnh đó, vì giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm lớn nên trong bảo hiểm TBĐT khi áp dụng hình thức tái bảo hiểm sẽ liên quan đến nhiều nhà bảo hiểm bởi vậy công tác đánh giá và quản lý rủi ro cần được thực hiện một cách kỹ lưỡng. Việc đánh giá và quản lý rủi ro còn giúp cho người bảo hiểm tránh được những khiếu kiện không cần thiết khi tiến hành bồi thường đồng thời phát hiện được những ý đồ trục lợi bảo hiểm. Phần II Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm thiết bị điện tử I. Nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm ẩn 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Rủi ro và tổn thất 1.1.1 Rủi ro Rủi ro được hiểu là thuật ngữ dùng để chỉ khả năng xảy ra biến cố bất thường với hậu quả thiệt hại hoặc mang lại kết quả không như dự tính. Sự nguy hại của rủi ro đòi hỏi một quy trình xử lý đồng bộ, từ việc xây dựng hệ thống tín hiệu khuyến cáo rủi ro; phát hiện rủi ro; nhận diện rủi ro, đến việc đánh giá rủi ro, lựa chọn những giải pháp thích hợp. * Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh, rủi ro được xếp vào hai nhóm: -Rủi ro có nguyên nhân khách quan: Liệt vào nhóm này gồm có: + Những rủi ro có nguồn gốc tự nhiên: Bão, động đất, núi lửa phun, sét đánh. Những rủi ro này phần lớn vẫn bị coi là bất khả kháng. + Những rủi ro gắn với cuộc sống xã hội loài người, có hậu quả lan rộng: Chiến tranh, khủng hoảng... -Rủi ro có nguyên nhân chủ quan: Bao gồm những trường hợp rủi ro xảy ra bởi hoạt động của con người có thể do: Hành động của con người , có thể là cố ý hoặc không cố ý. Hành động của người khác gây nên, cố ý hoặc không cố ý. Như vậy, khác với rủi ro có nguyên nhân khách quan, trách nhiệm về rủi ro có nguyên nhân chủ quan được xác định cụ thể cho một cá nhân hoặc một nhóm người nào đó. * Căn cứ vào sự ảnh hưởng đến tình trạng tài chính của một tổ chức hay cá nhân, người ta phân loại thành rủi ro suy đoán và rủi ro thuần tuý. - Một rủi ro được coi là rủi ro suy đoán khi tồn tại song song nguy cơ tổn thất cũng như cơ hội kiếm lời. Trong kinh doanh các nhà quản trị đều phải chấp nhận một mức độ rủi ro suy đoán nhất định. (Ví dụ như khi đầu tư vào một sản phẩm mới nào đó). - Một rủi ro được coi là rủi ro thuần tuý khi chỉ có sự may rủi là thiệt hại có xảy ra hay không mà thôi. Ví dụ như khi mua một chiếc máy vi tính, người chủ có thể phải đối diện với một rủi ro là chiếc máy đó có thể bị hỏng. Lúc đó, anh ta sẽ phải chịu những chi phí sửa chữa hoặc thậm chí thay mới, do đó sẽ bị thiệt hại về mặt tài chính. Còn nếu nó không bị hỏng thì người đó cũng không thu được khoản lời nào. Theo cách phân loại trên thì các rủi ro được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT đều là các rủi ro thuần tuý. Bảng 4: Các rủi ro chính được bảo hiểm theo các đơn bảo hiểm Các rủi ro bảo hiểm Loại Hình Bảo hiểm Cháy (bao gồm cả các tổn thất phát sinh từ các công việc chữa cháy và cứu hộ) Sét đánh, nổ, đâm va của máy bay Cháy xém, cháy âm ỉ phủ bụi bồ hóng Thiệt hại do điện (đoản mạch, quá điện áp) Trộm cắp Cướp bóc, phá hoại ngầm, hành động cố ý Rò rỉ nước Lũ lụt, ngập nước Vận hành sai (bất cẩn, cẩu thả, thiếu kỹ năng) Bảo hiểm TBĐT Bảo hiểm cháy Chỉ sét đánh trực tiếp, nổ hoá học Bảo hiểm trộm Bảo hiểm thiệt hại do nước Bảo hiểm máy móc Chỉ sét đánh gián tiếp, nổ lý học * Căn cứ vào thời gian, quy mô, cách thức ảnh hưởng của rủi ro tới cộng đồng, người ta phân loại thành rủi ro có thể phân tán và rủi ro không thể phân tán. - Rủi ro có thể phân tán: Tác động đến từng cá nhân, tổ chức trong cộng đồng theo từng thời gian, cách thức khác nhau. Những rủi ro này có thể được giảm bớt thông qua những thoả thuận đóng góp tiền bạc và chia sẻ rủi ro.Ví dụ như rủi ro mất trộm tài sản. - Rủi ro không thể phân tán: Là những rủi ro có ảnh hưởng tới cả cộng đồng trong cùng một thời điểm, theo cùng một cách thức. Ví dụ: cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á năm 1997 đã khiến cho nền kinh tế hầu hết các nước trong khu vực bị lao đao. Như vậy, theo cách phân loại này thì các rủi ro được bảo hiểm trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT đều là các rủi ro có thể phân tán. 1.1.2 Tổn thất Là thuật ngữ chỉ trạng thái đã bị thiệt hại, ảnh hưởng của đối tượng sau tác động của rủi ro. Tuỳ thuộc vào loại đối tượng và rủi ro, tổn thất có nhiều dạng: Đối tượng là tài sản: Thiệt hại về vật chất,về phát sinh chi phí; giá trị, giá trị sử dụng bị mất, giảm sút... Đối tượng là con người: Thiệt hại về chi phí phát sinh; sự giảm sút thu nhập. Nhìn từ phương diện tài chính, cần phải lượng hoá tổn thất thành tiền. Có những tổn thất có thể tính toán được thành tiền như là thiệt hại về tài sản.Song có những dạng tổn thất việc lượng hoá thành tiền phụ thuộc vào mức độ thị trường hoá; mức độ phát triển của đời sống kinh tế - xã hội thông qua những quy định chủ quan của con người. Ví dụ thiệt hại về tính mạng của con người việc lượng hoá thành tiền ở các nước có thể rất khác nhau. Về mức độ tổn thất, có những rủi ro có thể xác định được giá trị thiệt hại tối đa có thể, song cũng không ít trường hợp không thể đo lường được giá trị đó. 1.2. Nhận dạng rủi ro. Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách có hệ thống các rủi ro của một tổ chức, nhằm phát hiện thông tin về nguồn rủi ro, các hiểm họa và nguy cơ rủi ro. Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách có hệ thống các rủi ro của đối tượng bảo hiểm, thu thập thông tin về nguồn rủi ro và tổn thất để từ đó đưa ra các quyết định hợp lý. Như vậy, quá trình nhận dạng rủi ro bao gồm các bước sau : -Xác định các nguồn rủi ro. -Phát hiện các nguy cơ rủi ro. 1.2.1 Nguồn rủi ro: Có nhiều cách phân loại nguồn rủi ro, song ta có thể xem xét các nguồn cơ bản sau: 1) Môi trường vật chất: Đây là một trong những nguồn rủi ro cơ bản nhất. Những thay đổi về thời tiết, khí hậu, động đất, núi lửa,... đều có thể dẫn tới những tổn thất nghiêm trọng. 2) Môi trường xã hội: Sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, đạo đức, hành vi của con con người, cấu trúc xã hội,... là nguồn rủi ro thứ hai. Chẳng hạn, sự khác biệt về các chuẩn mực xã hội ở Nhật Bản đã khiến cho nhiều nhà kinh doanh Mỹ và Tây Âu phải thất bại khi nhảy vào môi trường nước này. 3) Môi trường chính trị: Trong một đất nước, môi trường chính trị là một nguồn rủi ro rất quan trọng. Một chính sách mới được ban hành có thể có ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tổ chức.Chẳng hạn như việc ban hành các quy định mới về xử lý chất thải độc hại,... 4) Môi trường pháp luật: Bên cạnh việc tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân... môi trường pháp luật cũng là một nguồn rủi ro cơ bản. Có rất nhiều rủi ro phát sinh từ hệ thống pháp luật, nhất là trong phạm vi quốc tế, bởi vì các chuẩn mực pháp luật có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác. 5) Môi trường hoạt động: Quá trình hoạt động của một tổ chức có thể làm phát sinh nhiều rủi ro và bất định. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra những rủi ro về pháp lý. Quá trình sản xuất có thể gây ra các tổn thất vật chất. Các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán, khi tổ chức đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mới thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ quyết định tới sự thành công hay thất bại của tổ chức. 6) Môi trường kinh tế: Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, nhưng sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả các nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể có những ảnh hưởng nhất định tới thị trường vốn thế giới, song hầu như một quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường này. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát được.Trong một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần tuý và suy đoán đáng kể lên các tổ chức. 7) Vấn đề nhận thức: Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro, bởi vì khả năng của con người trong việc tìm hiểu, xem xét, đo lường, đánh giá rủi ro chưa phải là hoàn hảo. Luôn luôn có những vấn đề mới, không lường trước nảy sinh trong quá trình hoạt động của tổ chức, do vậy đòi hỏi phải có khả năng quan sát tinh tế, nhạy bén kết hợp với những kinh nghiệm đã được rút ra từ thực tiễn trong việc nhận dạng và đánh giá rủi ro. Các yếu tố mạo hiểm và các mối nguy hiểm phát sinh từ các nguồn rủi ro trên nhiều vô kể. Chúng có thể phát sinh từ một nguồn rủi ro, cũng có thể phát sinh từ các nguồn rủi ro khác nhau, ví dụ như lửa có thể phát sinh từ môi trường vật chất (sét đánh) hay môi trường xã hội (bạo động, đốt phá)... Các nguồn rủi ro sẽ không có ý nghĩa đối với một tổ chức, trừ trường hợp tổ chức đó có thể gặp các nguy hiểm nảy sinh từ các mối hiểm hoạ có trong các nguồn này. Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, những người đánh giá rủi ro chỉ chú trọng tới các nguồn sau: môi trường vật chất, môi trường hoạt động và vấn đề nhận thức; trong đó môi trường vật chất là quan trọng nhất, bởi vì đối tượng bảo hiểm (các TBĐT) chịu tác động rất lớn của điều kiện tự nhiên trong môi trường vật chất. Môi trường hoạt động cũng rất quan trọng, bởi vì những TBĐT có giá trị rất lớn đòi hỏi phải được vận hành an toàn theo đúng quy trình kỹ thuật. Từ việc nghiên cứu các nguồn rủi ro, những người đánh giá và quản lý rủi ro phải phát hiện được các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn. 1.2.2 Nguy cơ rủi ro: có hai khía cạnh của nguy cơ mà người làm công tác đánh giá rủi ro cần quan tâm đến, đó là nguy cơ vật chất và nguy cơ tinh thần. 1) Nguy cơ vật chất: là nguy cơ gắn liền với đặc điểm vật chất của đối tượng bảo hiểm.Ví dụ: Một nhà máy tham gia bảo hiểm TBĐT cho phòng máy tính, theo những thông tin khai báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm, khai thác viên của công ty bảo hiểm được biết phòng máy tính này ở ngay sát mặt đường nơi có nhiều xe cộ đi lại, phòng máy lại không có hệ thống điều hoà không khí. Do đó, nguy cơ xảy ra rủi ro gây tổn thất chắc chắn sẽ cao hơn so với những phòng máy khác có lắp hệ thống điều hoà và ở xa đường đi lại. Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, khai thác viên phải có nhiệm vụ đánh giá thật chính xác những tiêu chuẩn an toàn đối với thiết bị tham gia bảo hiểm, để từ đó công ty bảo hiểm đưa ra được mức phí bảo hiểm hợp lý. 2) Nguy cơ tinh thần: Nguy cơ này có liên quan tới thái độ của người tham gia bảo hiểm chứ không phải đối tượng bảo hiểm.Khai thác viên cần chú ý xem xét khía cạnh này khi đánh giá rủi ro. Một trong những ví dụ phổ biến nhất về nguy cơ tinh thần là sự thiếu cẩn trọng của người tham gia bảo hiểm. Có những người vì cho rằng rủi ro đã được bảo hiểm nên không cần thiết phải cẩn trọng đối với những hiểm hoạ được bảo hiểm nữa. Do vậy, họ không có những biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất xảy ra. Thông thường trong các đơn bảo hiểm TBĐT đều có một điều kiện quy định rằng người tham gia bảo hiểm phải tiếp tục chú ý ngăn ngừa tổn thất và hạn chế đến mức tối thiểu tác động của tổn thất. Nói cách khác là người tham gia bảo hiểm phải hành động như khi chưa tham gia bảo hiểm. Cho dù vậy, ta vẫn có vô số những bằng chứng về những nơi làm việc không được trang bị thiết bị an toàn máy móc... Một loại nguy cơ tinh thần nữa là trường hợp những người tham gia bảo hiểm khai báo không trung thực về thiết bị mình tham gia bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm. 2. Phương pháp nhận dạng rủi ro Việc xác định được hết tất cả các rủi ro mà đối tượng bảo hiểm có thể gặp phải là một công việc rất khó khăn. Đôi khi công ty bảo hiểm không đánh giá rủi ro chính xác, phí bảo hiểm thu được không đủ chi bồi thường dẫn tới thua lỗ. Do vậy, để đánh giá được chính xác rủi ro thì một phương pháp nhận dạng rủi ro có hệ thống là rất cần thiết.Việc nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc sau: - Sử dụng bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn - Kiểm tra hiện trường - Làm việc với các bộ phận trong tổ chức có đối tượng bảo hiểm - Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ 2.1 Sử dụng bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn: Trong các nghiệp vụ bảo hiểm nói chung và bảo hiểm TBĐT nói riêng, bảng liệt kê tổn thất tiềm ẩn chính là giấy yêu cầu bảo hiểm. Nó được thiết kế để phục vụ cho việc nắm bắt những thông tin cơ bản về đối tượng bảo hiểm. Thông thường, giấy yêu cầu bảo hiểm bao gồm các câu hỏi mà người tham gia bảo hiểm có trách nhiệm điền các thông tin trả lời. Căn cứ vào đó, những người đánh giá rủi ro sẽ biết được những nguy cơ tổn thất có thể xảy ra. 2.2 Kiểm tra hiện trường Đây là một công việc không thể thiếu của những người bảo hiểm, bởi vì các chi tiết về rủi ro không chỉ giới hạn trong một giấy yêu cầu bảo hiểm. Giấy yêu cầu bảo hiểm dù lớn đến đâu cũng không thể chứa đựng hết các thông tin cần thiết. Bằng cách quan sát môi trường nơi có đối tượng bảo hiểm và các hoạt động của nó, những người đánh giá rủi ro có thể kiểm định các thông tin trong giấy yêu cầu bảo hiểm, đồng thời có thể phát hiện thêm các thông tin mới về các nguy cơ rủi ro. 2.3 Làm việc với các bộ phận trong tổ chức có đối tượng bảo hiểm. Thông qua việc giao tiếp với các cán bộ quản lý và nhân viên ở đó ,người đánh giá rủi ro có thể bổ sung những thông tin về rủi ro mà mình còn bỏ sót, đồng thời kiểm tra lại những thông tin mà người tham gia bảo hiểm đã kê khai trong giấy yêu cầu bảo hiểm. 2.4 Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ. Bước này có thể phát hiện được ít nguy cơ rủi ro hơn các bước trên, nhưng nó có thể phát hiện những nguy cơ rủi ro mà các bước trên không thể phát hiện. Bằng cách tham khảo các hồ sơ được lưu trữ về tổn thất, các số liệu thống kê cho phép người đánh giá rủi ro đánh giá được xu hướng của các tổn thất mà đối tượng bảo hiểm có thể sẽ gặp phải. Hơn nữa, các số liệu này cho phép người đánh giá rủi ro phân tích các vấn đề như: nguyên nhân, thời điểm, vị trí của tai nạn và tất cả các yếu tố có ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn. Khi có một số đủ lớn các dữ kiện về tổn thất trong quá khứ, ta có thể dùng thông tin này dự báo các chi phí của tổn thất bằng các hàm xu thế hay phương pháp khai triển tổn thất. Nhận dạng rủi ro là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá rủi ro.Tuy nhiên, nhận dạng rủi ro chưa cung cấp hết thông tin để đo lường mức độ nghiêm trọng của rủi ro và tổn thất. Để đánh giá được chính xác rủi ro cần phải tìm kiếm thêm các thông tin khác, trong đó quan trọng nhất là tần số của tổn thất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất. Như vậy, sau khi nhận dạng rủi ro, phải tiến hành đo lường rủi ro, để từ đó có thể chọn lựa những công cụ quản lý thích hợp. II. Đo lường rủi ro và lựa chọn công cụ quản lý 1. Đo lường tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất Trong việc đo lường rủi ro, cả hai số liệu: tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều rất cần thiết. Chúng được chỉ ra trong hình dưới đây: Mức độ nghiêm trọng II III I IV 0 Tần số Ô số I diễn tả các rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng thấp, những rủi ro này ít khi gây ra tổn thất và nếu tổn thất có xảy ra thì cũng tương đối thấp. Ô số II diễn tả các rủi ro có tần số thấp và độ nghiêm trọng cao, tổn thất ít khi xảy ra nhưng nếu xảy ra thì nghiêm trọng. Ô số III diễn tả các rủi ro có tần số và độ nghiêm trọng cao, tổn thất xảy ra thường xuyên và lần nào cũng nghiêm trọng. Ô số IV diễn tả các rủi ro có tần số cao và mức độ nghiêm trọng thấp, tổn thất thường xuyên xảy ra nhưng mức độ nghiêm trọng thấp. 1.1 Đo lường tần số tổn thất Môt phương pháp để ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất một nguy hiểm gây ra tổn thất trong một năm. Dựa trên các số liệu tổn thất thống kê được, các nhà đánh giá và quản lý rủi ro có thể tính toán xác suất xảy ra tổn thất của một rủi ro và ước lượng được giá trị trung bình của tổn thất. Thông thường các rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng thấp, hoặc tần số tổn thất cao nhưng mức độ nghiêm trọng thấp sẽ được ưa thích hơn là những rủi ro có tần số tổn thất thấp mà mức độ nghiêm trọng cao và những rủi ro có tần số và mức độ nghiêm trọng cao. Căn cứ vào xác suất tổn thất, các rủi ro sẽ được xếp vào các dạng sau: -Hầu như không xảy ra -Hiếm khi xảy ra -Thỉnh thoảng có xảy ra -Thường xuyên xảy ra Tần số tổn thất cũng chính là một căn cứ để xác định phí bảo hiểm. Thông thường các rủi ro "hầu như không xảy ra" có mức phí thấp nhất còn những rủi ro "thường xảy ra" sẽ có mức phí cao nhất. Bên cạnh đó, hầu hết các rủi ro đều rất phức tạp và một đối tượng có thể chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro khác nhau. Chẳng hạn như một phòng máy tính có thể bị tàn phá bởi động đất, bão, lụt lội, hoả hoạn hoặc trộm cắp,... Do vậy việc đo lường tần số tổn thất của các rủi ro là rất quan trọng bởi vì rủi ro xảy ra có thể vượt quá tổn thất ta dự kiến. 1.2 Đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất Mặc dù cả hai số liệu về tần số và mức độ nghiêm trọng của tổn thất đều cần thiết trong việc đo lường rủi ro, song sự quan trọng của một nguy cơ rủi ro thường phụ thuộc nhiều vào mức độ nghiêm trọng của tổn thất chứ không phải là tần số. Một rủi ro có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng dù ít khi xảy ra đáng quan tâm hơn nhiều so với một rủi ro thường xuyên xảy ra nhưng gây tổn thất không đáng kể. Để xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất, những người đánh giá và quản lý rủi ro phải đánh giá được tất cả các tổn thất là hậu quả trực tiếp của một sự cố cũng như toàn bộ hậu quả về tài chính mà công ty bảo hiểm có thể phải gánh chịu nếu chấp nhận bảo hiểm. Nếu tập trung quá nhiều tổn thất lớn, phá sản là điều không thể tránh khỏi. Một đại lượng phổ biến để đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất là tổn thất lớn nhất có thể xảy ra( Maximum possible loss). Đó là giá trị thiệt hại lớn nhất có thể xảy ra mà những người đánh giá và quản lý rủi ro có thể nhận thức được. Thiệt hại thực tế sẽ không thể vượt quá giá trị này. Đây chính là căn cứ để tính toán số tiền phải bồi thường lớn nhất trong trường hợp có tổn thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm xảy ra. Thông thường, giá trị tổn thất lớn nhất có thể xảy ra chính bằng số tiền bảo hiểm, bởi vì như ta đã xét ở phần I "trong mọi trường hợp số tiền bảo hiểm là giới hạn trách nhiệm tối đa của công ty bảo hiểm đối với tài sản được bảo hiểm bị thiệt hại".Việc tính toán số tiền bảo hiểm phải rất kỹ lưỡng. Nó không được thấp hơn giá trị thay thế mới đầy đủ một TBĐT bao gồm cả thuế, cước phí, các chi phí về hải quan và lắp đặt, chi phí phục hồi lại thông tin lưu trữ trên các phương tiện lưu trữ dữ liệu và các chi phí gia tăng. Tất cả các chi phí trên đều được xác định dựa trên cơ sở tổn thất đầu tiên (first loss). Như vậy, có thể khẳng định rằng việc xác định mức độ nghiêm trọng của tổn thất là một công việc rất quan trọng, nó hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro, từ đó đưa ra quyết định có chấp nhận bảo hiểm không, nếu có thì nó cũng là căn cứ để xác định phí bảo hiểm và lựa chọn công cụ quản lý rủi ro. 3. Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro 3.1 Mối quan hệ giữa đánh giá rủi ro và quản lý rủi ro Quản lý rủi ro là việc giải quyết các vấn đề rủi ro mà công ty bảo hiểm phải đương đầu khi triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm. Quá trình quản lý rủi ro bắt đầu khi câu hỏi "các sự kiện nào có thể gây thiệt hại về tài chính cho công ty, và có thể thiệt hại là bao nhiêu?" được đặt ra cho các nhà đánh giá và quản lý rủi ro.Sau khi xác định và định lượng các tình huống dẫn đến tổn thất, câu hỏi tiếp theo sẽ là "Hành động gì nên tiến hành để giải quyết các vấn đề này?". Một chương trình quản lý rủi ro trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT thường bao gồm 3 bước: (1).Nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm ẩn, đo lường mức độ nghiêm trọng của tổn thất (Đánh giá rủi ro). (2).Lựa chọn các công cụ để đối phó với các rủi ro. (3).Giám sát hoạt động quản lý rủi ro. Như vậy, đánh giá rủi ro là bước đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong quá trình quản lý rủi ro. Có làm tốt việc đánh giá rủi ro thì mới có thể thực hiện được công tác quản lý rủi ro. 3.2 Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro. Sau khi đã nghiên cứu tất cả các nguồn rủi ro có thể dẫn đến tổn thất và đo lường thì công việc của những người đánh giá và quản lý rủi ro là phát triển và thực hiện các kế hoạch để đối phó với các tổn thất tiềm ẩn trước khi chúng xảy ra. Việc thực hiện công việc này đòi hỏi phải có kiến thức trong việc lựa chọn các phương pháp để đối phó với rủi ro. Một chương trình quản lý rủi ro hoàn hảo là kết quả của sự xem xét toàn bộ tất cả các công cụ có thể lựa chọn chứ không chỉ tin cậy vào một phương pháp đối phó với tổn thất . Dựa trên mối quan hệ giữa tần xuất và mức độ nghiêm trọng của tổn thất, có một số tác giả đã đưa ra ý kiến về việc lựa chọn giải pháp xử lý như sau: Mức độ nghiêm trọng Tần suất Cao Thấp Cao -Phòng tránh -Ngăn ngừa hạn chế -Chuyển nhượng -Tự gánh chịu -Ngăn ngừa -Tự gánh chịu Thấp -Ngăn ngừa -Tự gánh chịu -Chuyển nhượng -Ngăn ngừa -Tự gánh chịu Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, có hai phương pháp đối phó với các tổn thất tiềm ẩn là: Phân tán rủi ro, ngăn chặn tổn thất. 3.2.1 Phân tán rủi ro Bảo hiểm TBĐT là một hoạt động dịch vụ phục vụ cho tất cả các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp người bảo hiểm đều chấp nhận các yêu cầu. Các rủi ro đã xảy ra, chắc chắn hoặc gần như chắc chắn sẽ xảy ra thì bị từ chối bảo hiểm. Nhưng còn trong các trường hợp rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm nhưng giá trị bảo hiểm lại quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của công ty thì giải quyết bằng cách nào? Từ chối bảo hiểm thì sẽ bị mất khách hàng và làm giảm uy tín của công ty. Còn nếu chấp nhận bảo hiểm thì điều gì sẽ xảy ra? Là người nhận các rủi ro được chuyển giao từ người tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm lúc này sẽ phải đối mặt với những tổn thất có thể rất lớn nếu tổn thất xảy ra. Mặc dù quỹ bảo hiểm là một quỹ tài chính lớn, được lập ra bởi sự đóng góp của nhiều người theo nguyên tắc "số đông bù số ít", song nếu tổn thất xảy ra liên tục mà giá trị bảo hiểm lại rất lớn thì nguy cơ phá sản là điều không thể tránh khỏi. Một kinh nghiệm trong hoạt động của các nhà bảo hiểm thương mại là tránh nhận những rủi ro quá lớn, vượt quá khả năng tài chính của công ty. Chính vì vậy phải phân tán bớt các rủi ro đã nhận là một nguyên tắc quan trọng giúp cho các nhà bảo hiểm có thể đảm bảo nhận các rủi ro lớn, tránh được điều tối kỵ là từ chối bảo hiểm, vừa có thể bảo đảm được hoạt động kinh doanh. Để phân tán rủi ro, các nhà bảo hiểm thường sử dụng hai phương thức: đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm. Hiện nay, tái bảo hiểm là phương thức được sử dụng phổ biến hơn. Theo phương thức này, công ty bảo hiểm gốc ký hợp đồng với người tham gia và sau đó chuyển giao rủi ro cho các công ty nhận tái bảo hiểm. Như vậy, "tái bảo hiểm là sự bảo hiểm cho những rủi ro mà người bảo hiểm phải gánh chịu". Nói cách khác, tái bảo hiểm là quá trình người bảo hiểm chuyển một phần trách nhiệm đã chấp nhận với người được bảo hiểm cho người bảo hiểm khác bằng cách nhượng lại cho họ một phần phí bảo hiểm qua hợp đồng tái bảo hiểm. 3.2.2 Ngăn chặn tổn thất Các hoạt động ngăn chặn tổn thất được thiết kế để làm giảm đi tần xuất hoặc tính chất nghiêm trọng của tổn thất trước khi chúng xảy ra. Ngăn chặn tổn thất được xem như một phương pháp để đối phó với tất cả các tình huống tổn thất, dù chúng được nhận về mình hay được chuyển giao. Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể bắt gặp vô số những biện pháp ngăn chặn tổn thất, chẳng hạn như các biển báo nguy hiểm, những lời cảnh cáo được in trên bao bì các hoá chất nguy hiểm và dược phẩm, các gương cầu được đặt ở những đoạn đường vòng,... Như là một quy tắc chung, ở bất cứ nơi nào có tần xuất tổn thất cao thì ở đó các hoạt động ngăn chặn tổn thất đều được xem là một lựa chọn để đối phó với tổn thất. Ngăn chặn tổn thất là một công việc có thể thực hiện được, nếu chi phí ngăn chặn tổn thất ít hơn thiệt hại có thể xảy ra. Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, một số tổn thất có thể xác định được từ các mối nguy hiểm của môi trường vật chất như: độ ẩm cao, những vùng hay xảy ra bão lụt,... hay từ môi trường hoạt động như: sự lạc hậu về máy móc, thiếu ánh sáng, không có thiết bị điều hoà không khí, không có các đèn báo cháy hoặc các thiết bị chữa cháy không đầy đủ... Một số tổn thất khác lại liên quan trực tiếp đến hạn chế và thiếu sót của con người như vận hành máy móc không đúng theo quy trình kỹ thuật, thiếu chú ý đến các thiết bị an toàn,... Tuỳ từng trường hợp người bảo hiểm sẽ kết hợp với người được bảo hiểm tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hạn chế tổn thất, chẳng hạn như hướng dẫn người được bảo hiểm lắp đặt hệ thống chống sét, hoặc yêu cầu người được bảo hiểm tiến hành theo đúng định kỳ việc bảo dưỡng thiết bị nhằm khắc phục những hư hại hoặc sai lệch phát sinh do quá trình hoạt động của thiết bị... 3.3 Giám sát hoạt động quản lý rủi ro Sau khi đã xác định được tất cả các nguồn tổn thất tiềm ẩn và đã lựa chọn được những công cụ quản lý thích hợp, những người đánh giá và quản lý rủi ro còn có một nhiệm vụ nữa là: giám sát thường xuyên chương trình quản lý rủi ro để chắc chắn rằng nó đáp ứng được những yêu cầu đặt ra. Giám sát hoạt động quản lý rủi ro là quá trình xem xét, đo lường, đánh giá và chấn chỉnh việc quản lý rủi ro nhằm đảm bảo cho các mục tiêu, kế hoạch của công ty bảo hiểm được hoàn thành một cách có hiệu quả. Như vậy, giám sát được thực hiện không phải chỉ nhằm phát hiện các sai sót, ách tắc trong quá trình quản lý rủi ro của công ty bảo hiểm để có giải pháp xử lý kịp thời mà còn nhằm tìm kiếm các cơ hội, tiềm năng có thể khai thác để tận dụng, thúc đẩy công ty nhanh chóng đạt tới mục tiêu dự định. Giám sát hoạt động quản lý rủi ro đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao, bởi vì trong thực tế một kế hoạch dù hoàn hảo cũng có thể không được thực hiện như ý muốn. Các nhà lãnh đạo cũng như cấp dưới của họ đều có thể mắc sai lầm, hoạt động quản lý rủi ro có thể tiến hành chậm hơn kế hoạch. Việc giám sát cho phép chủ động phát hiện, sửa chữa các sai lầm đó trước khi chúng trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc giám sát giúp các cán bộ đánh giá và quản lý rủi ro thẩm định được tính đúng sai của chương trình quản lý rủi ro, tính tối ưu, phù hợp của các công cụ quản lý rủi ro đang sử dụng. Ngoài ra, giám sát hoạt động quản lý rủi ro còn giúp các nhà quản lý rủi ro theo sát và đối phó được với sự thay đổi của môi trường, của các nguồn rủi ro. Cùng với thời gian, các điều kiện ban đầu đều có thể thay đổi. Mỗi một thay đổi đó đều có thể tiềm ẩn một tình huống tổn thất hoặc biến đổi nguồn dẫn đến tổn thất. Việc giám sát thường xuyên hoạt động quản lý rủi ro luôn luôn là một việc làm có ích. Các kết quả thực tế của chương trình phải được định lượng, đánh giá so với mục tiêu ban đầu. Những người đánh giá và quản lý rủi ro phải trả lời các câu hỏi sau: Chương trình ngăn chặn tổn thất thực tế có mang lại những kết quả như mong đợi? Các rủi ro mà chúng ta nghĩ rằng sẽ dẫn đến tổn thất có xảy ra hay không? Câu trả lời cho các câu hỏi này cũng như các câu hỏi khác có liên quan phải được trả lời trên cơ sở xem xét lại một cách thường xuyên chương trình quản lý rủi ro. - Hợp tác với khách hàng Đây là phương thức tốt nhất để có thể giám sát hoạt động quản lý rủi ro một cách có hiệu quả. Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ cung cấp các thông tin và hướng dẫn cho người được bảo hiểm những công việc phải làm nhằm ngăn ngừa tổn thất xảy ra, chẳng hạn hướng dẫn cách lắp đặt hệ thống chống sét, chống cháy... Đồng thời công ty bảo hiểm phải định kỳ tổ chức hội nghị khách hàng để thảo luận, trao đổi các kinh nghiệm trong việc ngăn ngừa tổn thất, tổ chức các lớp tập huấn cho khách hàng về kỹ thuật đề phòng, hạn chế tổn thất. - Cử nhân viên thường xuyên tiến hành giám sát hoạt động quản lý rủi ro Bên cạnh việc hợp tác với khách hàng, công ty bảo hiểm phải cử người đại diện của mình thường xuyên theo dõi, giám sát hoạt động quản lý rủi ro. Theo điều kiện của hợp đồng bảo hiểm, vào bất kỳ thời gian hợp lý nào, người đại diện của công ty bảo hiểm cũng có quyền xem xét và kiểm tra rủi ro được bảo hiểm và những người được bảo hiểm phải có trách nhiệm cung cấp cho đại diện của công ty bảo hiểm mọi chi tiết, thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro được bảo hiểm. Bên cạnh đó, những nhân viên được phân công giám sát hoạt động quản lý rủi ro phải thường xuyên theo dõi công tác bảo dưỡng thiết bị, công tác đảm bảo an ninh của người được bảo hiểm. Khi phát hiện ra bất kỳ sự thay đổi nào của rủi ro được bảo hiểm, những người đại diện này phải báo cáo ngay cho lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp thời. Trường hợp có tổn thất xảy ra, công ty bảo hiểm sẽ yêu cầu người được bảo hiểm áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm giảm thiểu tổn thất và sau đó phải tiến hành rút kinh nghiệm về công tác đánh giá và quản lý rủi ro. Ta có thể mô hình hoá quá trình đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT như sau: Sơ đồ 2: Quy trình đánh giá và quản lý rủi ro trong bảo hiểm TBĐT Tiếp xúc khách hàng Hướng dẫn kê khai giấy YCBH Thu giấy YCBH Nhận dạng rủi ro Đo lường mức độ tổn thất lớn nhất Từ chối bảo hiểm Chấp nhận bảo hiểm Lựa chọn công cụ quản lý rủi ro Ngăn chặn tổn thất Điều chỉnh Không điều chỉnh Phân tán rủi ro Giám sát hoạt động quản lý rủi ro Phần III Thực trạng đánh giá và quản lý rủi ro khi triển khai bảo hiểm TBĐT ở PTI I. Sự ra đời và phát triển của PTI Được sự đồng ý của Bộ tài chính, ngày 01/08/1998 UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3633/GP-UB thành lập công ty Cổ phần Bảo hiểm bưu điện, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà nội cấp giấy phép kinh doanh số 055051 ngày 12/08/1998.Công ty đã chính thức hoạt động từngày 01/09/1998 với chức năng nhiệm vụ sau: * Kinh doanh trực tiếp các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ trong phạm vi trong nước và quốc tế . * Kinh doanh nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. * Tham mưu, tư vấn cho các tổ chức kinh tế -xã hội trong việc đánh giá và quản lý rủi ro. * Thực hiện các dịch vụ có liên quan như: giám định, điều tra tính toán, phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. * Hoạt động đầu tư tài chính theo quy định của pháp luật. * Giúp các tổ chức, khách hàng bảo hiểm đào tạo cán bộ chuyên ngành bảo hiểm. Với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 70 tỷ đồng, cổ đông sáng lập của công ty gồm các tổng công ty mạnh, các công ty bảo hiểm - tái bảo hiểm trong nước: 1. Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam. 2. Công ty bảo hiểm thành phố Hồ Chí Minh( Bảo Minh). 3. Công ty tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam( Vinare). 4. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam. 5. Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam. 6. Tổng công ty xây dựng Hà Nội. 7. Công ty vật tư bưu điện I. Sự kết hợp hài hoà giữa các tổng công ty có nguồn dịch vụ dồi dào với các doanh nghiệp bảo hiểm có kinh nghiệm về bảo hiểm - tái bảo hiểm trong và ngoài nước đã tạo tiền đề vững chắc cho sự hoạt động của công ty. Sơ đồ 3: Tổ chức bộ máy công ty Phòng Bảo hiểm phi hàng hải Hội đồng quản trị Giám đốc Phòng Bảo Hiểm Tài sản Kỹ thuật Phòng Tái bảo hiểm Phòng Bảo hiểm Hàng hoá Phòng Kinh tế Kế hoạch Phòng Tổng hợp Các chi nhánh và văn phòng đại diện Phó giám đốc Phó giám đốc Công ty có bốn phòng nghiệp vụ cơ bản sau 1. Phòng bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật: Thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm sau: * Bảo hiểm tài sản: ãBảo hiểm tài sản trọn gói. ãBảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt. ãBảo hiểm gián đoạn trong kinh doanh. ãBảo hiểm trộm cắp và bảo hiểm tiền. ãBảo hiểm tiền. * Bảo hiểm kỹ thuật: ãBảo hiểm TBĐT. ãBảo hiểm xây dựng. ãBảo hiểm lắp đặt. ãBảo hiểm máy móc. ãBảo hiểm thiệt hại kho lạnh. * Bảo hiểm trách nhiệm: ãBảo hiểm trách nhiệm với người thứ ba. ãBảo hiểm trách nhiệm công cộng. ãBảo hiểm trách nhiệm sản phẩm. ãBảo hiểm lòng trung thực, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp,... 2. Phòng bảo hiểm hàng hoá: thực hiện các nghiệp vụ bảo hiểm sau: ãBảo hiểm hàng hoá xuất khẩu. ãBảo hiểm hàng hoá nhập khẩu. ãBảo hiểm hàng hoá vận chuyển nội địa. ãThực hiện các nghiệp vụ về giám định, bồi thường, đòi người thứ ba. 3. Phòng bảo hiểm phi hàng hải: ãBảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. +Đối với người thứ ba. + Hành khách trên xe. + Hàng hoá trên xe. ãBảo hiểm vật chất xe cơ giới ãBảo hiểm tai nạn lái phụ xe, người ngồi, hành khách trên xe. ãBảo hiểm tai nạn con người (24/24). ãBảo hiểm y tế tự nguyện. ãBảo hiểm toàn diện đối với học sinh. ãBảo hiểm khách du lịch. ãBảo hiểm bồi thường cho người lao động. ãMột số loại hình bảo hiểm khác. 4. Phòng tái bảo hiểm : ãNhận và nhượng tái bảo hiểm các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ. Công ty PTI có quan hệ kinh doanh tái bảo hiểm với công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) và các công ty tái bảo hiểm lớn có uy tín trên thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế. ãQuan hệ hợp tác rộng rãi với thị trường bảo hiểm và tái bảo hiểm trong nước và quốc tế. Công ty có 4 chi nhánh tại Hải Phòng, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ và mạng lưới đại lý ở hầu hết các tỉnh và thành phố trong cả nước. * Vị trí của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử tại công ty PTI: Nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT là một nghiệp vụ chính của phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật. Trên thế giới, nghiệp vụ này đã được triển khai từ rất lâu nhưng tại Việt Nam thì đơn bảo hiểm TBĐT đầu tiên mới có từ cuối tháng 10/96 do Bảo Việt cấp cho Bưu điện Đồng Tháp. Đây là một nghiệp vụ rất mới mẻ cho nên khi triển khai PTI gặp không ít khó khăn, song được sự hỗ trợ của ngành Bưu điện và các cổ đông, doanh thu phí của công ty ngày càng tăng. Bình quân mỗi năm, doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT đều chiếm 60% tổng doanh thu phí của công ty. II. Thực trạng đánh giá và quản lý rủi ro 1. Công tác đánh giá rủi ro Sau khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm TBĐT, công ty PTI sẽ lập tức cử người đại diện tiến hành đánh giá rủi ro. Những người có thể thực hiện việc đánh giá rủi ro là cán bộ của công ty bảo hiểm hoặc chuyên gia của công ty tái bảo hiểm. Người thực hiện việc đánh giá rủi ro phải trực tiếp làm việc với những người có trách nhiệm tại cơ sở, phải kiểm tra thực tế một cách kỹ lưỡng để có thể điền đầy đủ các mục trong phiếu điều tra rủi ro và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả điều tra của mình. Những nội dung được xem xét khi đánh giá rủi ro: -Nguy hiểm từ thiết bị hoặc hoạt động phụ trợ. -Nguy hiểm từ bên ngoài. 1.1 Nguy hiểm từ thiết bị hoặc hoạt động phụ trợ: Những người đánh giá rủi ro sẽ yêu cầu người tham gia bảo hiểm cung cấp bản danh mục các hạng mục được bảo hiểm. Trong bảng này, người tham gia bảo hiểm phải mô tả chi tiết tất cả các thiết bị; gồm tên của nhà chế tạo, năm chế tạo, loại nhóm máy, công suất, điện thế,... Trong trường hợp yêu cầu bảo hiểm cho dây dẫn ngoại vi người tham gia bảo hiểm phải nêu rõ chiều dài và phương pháp đặt dây. Đồng thời người tham gia bảo hiểm phải kê khai chi phí hiện hành để thay thế một máy móc mới (tương tự cùng loại) cùng với chi phí vận chuyển, các khoản lệ phí và thuế hải quan, chi phí lắp đặt và vật liệu đóng gói. Kết hợp với giấy yêu cầu bảo hiểm, người đánh giá rủi ro phải nắm được các thông tin sau: - Các thiết bị tham gia bảo hiểm là thiết bị cũ hay mới. Nếu cũ thì tuổi của các thiết bị này là bao nhiêu? Có thể tìm được giá xuất xưởng của những thiết bị cũ nào? Các thiết bị điện tử đó có còn được chế tạo hoặc có phụ tùng thay thế không? - Điều kiện hoạt động của thiết bị: việc lắp đặt thiết bị có tuân theo đầy đủ những chỉ dẫn, thiết bị có được bảo dưỡng theo hướng dẫn của công ty chế tạo thiết bị không? - Công xuất của thiết bị? - Độ hiện đại của thiết bị (do sự thay đổi công nghệ, mỗi hãng sản xuất có một yêu cầu khác nhau về điện áp, cách tiếp đất,...) Trên cơ sở đó, người đánh giá rủi ro sẽ xác định số tiền bảo hiểm của mỗi hạng mục và giá trị tổn thất lớn nhất có thể xảy ra, và báo cáo về cho lãnh đạo công ty. Bản danh mục các hạng mục được bảo hiểm Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm: Hạng mục số Mô tả chi tiết các hạng mục: Đề nghị mô tả đầy đủ và chính xác chi tiết tất cả các thiết bị, gồm tên của nhà chế tạo, loại nhóm máy,công suất, điện thế... trong trường hợp yêu cầu bảo hiểm cho dây dẫn ngoại vi, đề nghị nêu rõ chiều dài dây và phương pháp đặt dây. Năm chế tạo Chú ý Đề nghị kê khai chi tiết tất cả các bộ phận, phụ tùng của thiết bị được bảo hiểm đã bị phá huỷ, hư hại trong vòng ba năm trở lại đây, trong đó chỉ rõ các công việc sửa chữa đã thực hiện. Trong trường hợp đó là những thiết bị di động, kê khai rõ phương tiện và số lần vận chuyển, khu vực hoạt động và khoảng cách. Đề nghị kê khai nếu như thiết bị có lắp ống thu hình hoặc ống dẫn nạp điện tử. A B Giá trị thay thế: Đề nghị cho biết chi phí hiện hành để thay thế một máy móc mới tương tự cùng loại, cộng với chi phí vận chuyển, các khoản lệ phí và thuế hải quan, chi phí lắp đặt và vật liệu đóng gói. Nếu yêu cầu bảo hiểm hệ thống dữ liệu điện tử (EDP) đề nghị trả lời thêm bản câu hỏi bổ sung với thiết bị (EDP). Trong trường hợp thiết bị được mua, đề nghị đánh dấu A. Trong trường hợp thiết bị cho thuê, đề nghị đánh dấu B Tổng số 1.2 Nguy hiểm từ bên ngoài: Để xác định chính xác các nguy hiểm từ bên ngoài, người đánh giá rủi ro phải tập hợp được tất cả các thông tin cần thiết về điều kiện trang thiết bị phòng, chống cháy nổ; các số liệu về địa chấn, điều kiện môi trường... tại nơi đặt TBĐT. *Thông tin về địa chấn: Người đánh giá rủi ro sẽ xác định xem mức độ ảnh hưởng của động đất đối với khu vực đặt TBĐT là bao nhiêu. Theo bản đồ địa chấn, về mức độ chịu ảnh hưởng của động đất nước ta chia làm ba vùng: Cao nhất là Lai Châu: cấp động đất là 2. Các tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hoà Bình và Hà Nội cấp động đất là 1. Các tỉnh còn lại cấp động đất là 0. - Đã có thiệt hại nào xảy ra đối với ngôi nhà đặt TBĐT do động đất chưa (số lần, thời gian, mức độ thiệt hại) - Độ nhạy cảm của TBĐT đối với rủi ro động đất. * Thông tin về toà nhà nơi đặt TBĐT: - Toà nhà nơi đặt TBĐT có khung sắt, kết cấu kiểu bê tông cốt thép hay là gạch? - TBĐT được đặt tại tầng lầu hay tầng trệt hay một tầng nào khác? * Thông tin về trang thiết bị phòng, chống cháy, nổ: - Biện pháp phòng cháy nào được áp dụng: … Sử dụng tường và trần chống cháy … Tường chắn và cửa chống cháy … Cáp có lớp bao bọc chống cháy và chống khói … Hệ thống thoát khói và nhiệt … Hệ thống khác - Phương tiện báo cháy nào được sử dụng: … Hệ thống báo khói … Hệ thống báo nóng … Chuông báo cháy bấm nút … Báo cháy bằng điện thoại … Kiểm tra canh gác … Các loại khác - Phương tiện chống cháy nào được sử dụng … Bình chữa cháy cầm tay bằng CO2 … Bột … Nước … Hệ thống chữa cháy tự động … Hệ thống chống cháy bằng CO2 … Hệ thống chữa cháy bằng bọt … Hệ thống chữa cháy khác - Có đường ống cung cấp năng lượng cho phòng đặt TBĐT không? Nếu có, thì đó là loại đường ống nào: … Đường ống cấp nhiệt trung tâm … Đường ống cấp hơi nước … Đường ống cấp hơi đốt - Có khả năng xảy ra rủi ro nổ trong vòng bán kính 30m của khu đặt TBĐT không? Nếu có,là do: … Bể chứa chất đốt … Xưởng sơn … Trạm xăng dầu … Xưởng hàn … Kho chứa vật liệu rất dễ cháy … Các loại khác *Thông tin về rủi ro lũ lụt: Người đánh giá rủi ro sẽ phải điền các thông tin sau trong phiếu điều tra rủi ro lụt: - Khoảng cách tới nguồn nước - Độ cao trung bình của mặt đất nơi đặt TBĐT (tính bằng độ) và độ cao của mặt đất so với mức trung bình của nguồn nước - Khu vực nơi đặt TBĐT đã bao giờ bị ngập lụt chưa (số lần, thời gian, mức độ thiệt hại) - Các hệ thống điều tiết nước: Đập, đê, vật liệu đắp đê, chiều cao, chiều rộng mặt đê, chân đê * Thông tin về hệ thống thiết bị điều hoà không khí - Có hệ thống thiết bị điều hoà không khí không? - Các thiết bị điều hoà không khí có được tự động ngắt bằng công tắc điện không nếu thiết bị điều khiển bị hỏng? -Thiết bị điều hoà có được lắp bộ phận báo hiệu tự động trong trường hợp hỏng hóc không? Nếu có, bằng quang học hay bằng âm thanh? Báo hiệu trong trường hợp nào: … Xuất hiện khí ăn mòn. … Vượt quá nhiệt độ, độ ẩm Trong trường hợp người bảo hiểm yêu cầu được tham gia bảo hiểm cho phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài thì người đánh giá và quản lý rủi ro sẽ yêu cầu người tham gia bảo hiểm trả lời thêm một số câu hỏi đồng thời cung cấp một bản danh mục các phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài: - Nơi đặt các phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài: trên giá gỗ, trong tủ bằng thép hay trong tủ làm bằng vật liệu chống cháy? - Hệ thống điều hoà có được lắp đặt cùng với phương tiện lưu trữ dữ liệu không? Nếu không thì việc điều hoà không khí được thực hiện như thế nào? - Có các yếu tố làm tăng nguy cơ rủi ro (như đường ống dẫn hơi nước và nước, chấn động, môi trường axit,...) trong phòng nơi đặt phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài hay không? - Có yêu cầu bảo hiểm cho quá trình vận chuyển phương tiện lưu trữ dữ liệu không? Bản danh mục các phương tiện lưu trữ dữ liệu bên ngoài Phương tiện lưu trữ bên ngoài được bảo hiểm Hạng mục số Số lượng Phương tiện lưu trữ dữ liệu đĩa từ, băng thẻ, thẻ từ,thẻ đục lỗ, băng giấy, thẻ tài khoản từ,mẫu in văn bản rõ Vị trí Giá trị vật liệu Nguồn cung cấp thông tin cho việc phục hồi: như các bản sao chụp dữ liệu dưới hình thức đĩa từ, sổ sách kế toán,thông tin từ khách hàng và người cung cấp Nơi đặt các nguồn thông tin cho việc phục hồi Chi phí phục hồi ước tính Tổng số Tổng số 2. Công tác quản lý rủi ro Sau khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, công ty PTI sẽ cử người đại diện tới hướng dẫn cho người được bảo hiểm cách sơ cứu khi sự cố xảy ra nhằm mục đích hạn chế tổn thất. ã Đối với thiệt hại do cháy: - Không được chữa cháy bằng nước mà phải sử dụng các loại bọt khí. - Giảm độ ẩm trong phòng xuống dưới 40%. - Di chuyển phần ẩm ướt bên trong và di chuyển chúng ra khỏi phòng. - Di chuyển TBĐT ra khỏi môi trường cháy tới một phòng chứa thích hợp. - Không được khởi động lại thiết bị. - Không được bật bất cứ máy điều hoà hay quạt ở vùng vừa cháy. ã Đối với thiệt hại do nước: - Ngay lập tức tắt TBĐT. - Mang thiết bị tới vùng khô. - Giảm độ ẩm xuống dưới 40% hoặc dùng máy hút ẩm. - Làm khô thiết bị với nhiệt độ tối đa là 50C. - Không được khởi động lại thiết bị chờ khi có chuyên gia đến kiểm tra. ã Đối với thiệt hại do bụi: - Tắt thiết bị nhạy cảm về bụi. - Loạ bỏ nguồn bụi. - Thay đổi máy lọc không khí. Đồng thời, người đại diện của công ty PTI sẽ hướng dẫn cho người được bảo hiểm cách lắp đặt hệ thống chống sét, chống cháy nổ: - Thiết bị chống sét phải được bảo dưỡng thường xuyên bởi các chuyên gia lành nghề của nhà chế tạo hoặc nhà cung cấp. - Thiết bị chống sét phải được trang bị bộ phận ngắt tự động phù hợp với những yêu cầu mới nhất đối với TBĐT và chỉ dẫn của nhà chế tạo. - Thiết bị chống sét phải được các chuyên viên giám sát. Bên cạnh đó những người có trách nhiệm quản lý rủi ro còn phải theo dõi việc thực hiện hợp đồng bảo dưỡng của người được bảo hiểm. Công tác bảo dưỡng bao gồm các công việc sau: - Kiểm tra an toàn. - Bảo dưỡng có tính chất phòng ngừa. - Khắc phục những hư hại hoặc sai lệch phát sinh do quá trình hoạt động bình thường của thiết bị cũng như do lão hoá bằng các biện pháp như sửa chữa hoặc thay thế các Modun, cung đoạn, các cụm và linh kiện. Hàng năm công ty đều trích kinh 2% doanh thu phí bảo hiểm thành lập quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất, hỗ trợ cho người được bảo hiểm trong việc đề phòng và hạn chế tổn thất. Cán bộ phụ trách quản lý rủi ro thường xuyên theo dõi sổ trực, sổ bàn giao công tác nơi đặt thiết bị được bảo hiểm và yêu cầu người được bảo hiểm phải luôn thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh công nghiệp. Khi ký kết các hợp đồng bảo hiểm có giá trị bảo hiểm lớn, công ty PTI luôn xem xét để tái đi cho các công ty bảo hiểm khác có khả năng tài chính lớn hơn. Nghiệp vụ tái bảo hiểm do phòng tái bảo hiểm của công ty đảm nhận. Công ty áp dụng hình thức tái bảo hiểm mức dôi với mức giữ lại tối đa tuỳ theo từng năm. 3. Một số kết quả đạt được Sau gần ba năm triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, mặc dù bước đầu gặp nhiều khó khăn, song công ty đã đạt được những kết quả khả quan: số hợp đồng bảo hiểm khai thác được cùng với doanh thu phí bảo hiểm đều đặn tăng lên qua các năm. Ngay khi mới bắt đầu triển khai nghiệp vụ này công ty đã rất chú trọng tới công tác đánh giá và quản lý rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất. Hàng năm công ty đều trích 2% doanh thu phí bảo hiểm cho việc đề phòng và hạn chế tổn thất và gần 10% doanh thu phí bảo hiểm cho dự trữ tổn thất lớn. Bảng 5: Cơ cấu chi dự trữ tổn thất lớn và chi đề phòng hạn chế tổn thất Chỉ tiêu Năm Tổng chi Chi đề phòng hạn chế Tổn thất Chi dự trữ tổn thất lớn Số tiền (trđ) % Số tiền (trđ) % Số tiền (trđ) % 4 tháng cuối năm 1998 1689,681cc 1689,7 100 52,4 3,1 261,9 15,5 1999 11547,2 100 354,5 3,07 1622,8 15,35 2000 13646,2 100 436,7 3,2 2060,6 15,1 4 tháng đầu năm 2001 3392,1 100 118,7 3,5 525,8 15,5 Nguồn: Phòng Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật Như vậy có thể thấy rằng chi đề phòng, hạn chế tổn thất và chi dự trữ tổn thất lớn luôn chiếm một tỷ lệ đồng đều qua các năm. Một phần chi đề phòng, hạn chế tổn thất được hỗ trợ cho người được bảo hiểm trong việc lắp đặt thêm các trang thiết bị như hệ thống chống sét,... nhằm ngăn ngừa tổn thất tiềm ẩn. Chi dự trữ tổn thất lớn nhằm mục đích bồi thường nhanh chóng cho người được bảo hiểm, giúp họ kịp thời khắc phục những hậu quả của tổn thất. Điều này có tác dụng làm tăng uy tín cho công ty PTI, thu hút khách hàng tham gia bảo hiểm. Bảng 6: Kết quả triển khai nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT (từ tháng 9/1998 đến tháng 4/2001). Năm Chỉ tiêu 4 tháng cuối năm 1998 1999 2000 4 tháng đầu năm 2001 Số đơn bảo hiểm TBĐT 9 43 46 16 Doanh thu phí bảo hiểm (Tr.đ) 2619 17.725,79 21.834,06 5.936,25 Doanh thu phí bảo hiểm bình quân(Tr.đ/đơn) 291 412,22 474,65 371,01 Số vụ tổn thất 2 18 13 _ Số tiền bồi thường(Tr.đ) 222,65 509,08 1460,84 _ Số tiền bồi thường bình quân(Tr.đ/vụ) 111,32 28,28 112,37 _ Nguồn: Phòng Bảo hiểm Tài sản kỹ thuật Qua bảng trên ta thấy: Từ năm 1998 đến nay, phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT luôn tăng. So với năm 1998, phí bảo hiểm bình quân năm 1999 tăng gấp 1,4 lần. Điều đó cho thấy trong năm 1999, công ty đã khai thác được nhiều hợp đồng có giá trị bảo hiểm lớn. Sang năm 2000, mặc dù số hợp đồng khai thác thêm tăng lên không đáng kể, chủ yếu là các hợp đồng tái tục, song phí bảo hiểm cũng tăng gấp1,15 lần so với năm 1999. Năm 1998, do mới triển khai nên công tác đánh giá và quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế: mặc dù chỉ khai thác được 9 hợp đồng song đã xảy tới 2 vụ tổn thất, thiệt hại phải bồi thường là 222,6059 triệu đồng. Sang năm 1999, do kịp thời điều chỉnh việc đánh giá và quản lý rủi ro, nên các tổn thất xảy ra đều không nghiêm trọng: Số tiền bồi thường bình quân là 28,29 triệu đồng so với 111,32545 triệu của năm 1999. Năm 2000, mặc dù chỉ xảy ra 13 vụ tổn thất, xong công ty đã phải bồi thường 1.460,849122 triệu đồng. Nguyên nhân là trong năm 2000 đã xảy ra một vụ tổn thất nghiêm trọng: Bưu điện Tuyên Quang bị sét đánh hỏng tổng đài, thiệt hại phải bồi thường là 581,602493 triệu đồng. Ngay sau đó lãnh đạo công ty đã lập tức rút kinh nghiệm trong công tác đánh giá rủi ro, đề phòng và hạn chế tổn thất. III. Một số ý kiến đề xuất Nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT là một nghiệp vụ còn nhiều mới mẻ đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và đối với công ty PTI nói riêng.Trước khi triển khai nghiệp vụ này công ty đã nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, có cơ sở khoa học đồng thời tiến hành đánh giá thị trường bảo hiểm TBĐT theo tổng thể thành phố, tỉnh và khu vực, chủ động áp dụng nhiều phương pháp khác nhau và kịp thời đúc rút kinh nghiệm để tìm ra phương pháp đánh giá và quản lý rủi ro hợp lý. Mặc dù vậy, công tác này vẫn còn nhiều vướng mắc. Cho đến nay, công ty vẫn chưa có bộ phận đánh giá và quản lý rủi ro riêng cho nghiệp vụ này. Các cán bộ của phòng Tài sản Kỹ thuật phải đảm đương tất cả các khâu từ khai thác đến bồi thường của không chỉ nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT mà còn cả nhiều nghiệp vụ khác mà phòng chịu trách nhiệm triển khai như: bảo hiểm xây dựng, bảo hiểm lắp đặt, bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt... Nên chăng trong thời gian tới công ty nên có bộ phận riêng chuyên đánh giá rủi ro, thực hiện việc giám định để tránh tình trạng đôi khi phải đi thuê giám định ở bên ngoài. Đồng thời, triển khai bộ phận đánh giá và quản lý rủi ro sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng công tác giám định để có thể xác định chính xác những tổn thất có thể xảy ra đối với các thiết bị tham gia bảo hiểm, nhằm đưa ra được các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất hữu hiệu hơn, đồng thời tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm. Hoặc công ty có thể thực hiện chuyên môn hoá khâu đánh giá và quản lý rủi ro bằng cách phân công cho mỗi cán bộ trong phòng Tài sản Kỹ thuật đảm nhận đánh giá một nhóm TBĐT nhất định. Như thế sẽ tạo điều kiện cho mỗi cán bộ đi sâu nghiên cứu, nâng cao trình độ của mình nhằm giảm bớt các chi phí phát sinh và nâng cao hiệu xuất công việc. Công ty nên thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT cho cán bộ, nhân viên công ty, tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm đánh giá và quản lý rủi ro ở các công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nước. Tổ chức các buổi chiếu phim tư liệu, băng hình về nghiệp vụ bảo hiểm này. Công ty cũng nên có sự khuyến khích vật chất đối với những khách hàng thường xuyên tham gia bảo hiểm TBĐT tại công ty mà ít xảy ra tổn thất. Làm như vậy sẽ khiến cho khách hàng nâng cao ý thức đề phòng và hạn chế tổn thất, đồng thời khuyến khích họ tiếp tục tham gia bảo hiểm tại công ty PTI. Đồng thời công ty nên thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt khách hàng để thảo luận về những kinh nghiệm đề phòng và hạn chế tổn thất. Những cán bộ được phân công phụ trách việc đánh giá và quản lý rủi ro cần phải theo dõi sát sao hơn nữa công tác bảo dưỡng TBĐT của người tham gia bảo hiểm, nhắc nhở người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng theo các yêu cầu của nhà chế tạo thiết bị. Công ty nên trang bị thêm hệ thống tin học hiện đại hơn, nối mạng Iternet để giúp các cán bộ, nhân viên có điều kiện truy cập, nâng cao trình độ. Kết luận Mặc dù đánh giá và quản lý rủi ro là một công việc còn nhiều khó khăn, nhất là đối với nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT - một nghiệp vụ còn hết sức mới mẻ, song những kết quả mà công ty đạt được đã khẳng định được sự cần thiết của công tác này. Do thời gian triển khai còn chưa lâu, mà công tác đánh giá và quản lý rủi ro lại đòi hỏi những kinh nghiệm đúc rút từ thực tiễn, do vậy trong thực tế triển khai công tác đánh giá và quản lý rủi ro ở công ty PTI vẫn còn nhiều vướng mắc. Nhưng với sự quan tâm của lãnh đạo công ty cùng với năng lực của độ ngũ cán bộ, nhân viên nhất định công tác đánh giá và quản lý rủi ro sẽ đạt được những thành công hơn nữa. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Định và các cô chú, các anh chị trong phòng Bảo hiểm Tài sản Kỹ thuật đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các anh chị để luận văn của em hoàn thiện hơn. Hà Nội, ngày 27/05/2001 Sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm, Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (2000). 2. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, công ty PTI. 3. Giáo trình Lý thuyết quản trị kinh doanh, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 4. Quản trị rủi ro , Trường ĐH Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Một số tài liệu khác. Bảng phụ lục 0100 các hệ thống và thiết bị xử lý dữ liệu điện tử (EDP) Mã số Loại thiết bị Tỷ lệ phí cơ bản (%o năm) Độ nhạy cảm về rủi ro động đất Mức khấu trừ thông thường (%o STBH) Điều khoản SĐBS bắt buộc 1 2 3 4 5 6 0110 0112 Các hệ thống EDP Các hệ thống EDP dùng cho các công việc hành chính Các hệ thống có số tiền bảo hiểm dưới 1700$ hoặc tương đương thì phí bảo hiểm cơ bản giống như máy móc thiết bị văn phòng. STBH của mỗi hệ thống bao gồm cả thiết bị điều hoà không khí và các hệ thống cung cấp điện chỉ phục vụ riêng cho hệ thống EDP Trên 1700 USD Trên 9000 USD Trên 17000 USD Trên 35000 USD Trên 85000 USD Trên 170000 USD Trên 350000 USD Trên 700000 USD Trên1700000 USD 11 7.5 6 4.5 3.5 2.5 2.2 2.0 TCT 170000 170000 170000 170000 170000 170000 170000 170000 40 40 20 16 14 12 10 8 502, 534, 591 1 2 3 4 5 6 0130 Các TBĐT chữa cháy không được bảo hiểm theo biểu phí này (trừ thiết bị phát hiện cháy) Nếu loại trừ rủi ro hoả hoạn theo ĐKSĐBS 531 thì phí bảo hiểm giảm 0,5%o so với tỷ lệ phí cơ bản Các bộ phận linh kiện của hệ thống EDP Các thiết bị ngoại vi Thiết bị thu nhận và ghi dữ liệu (DL) Bộ phận vào DL và bộ phận ra DL có và không có màn hình Máy xử lý phiếu đột lỗ Thiết bị có STBH dưới 1700 $ chỉ có thể được bảo hiểm kèm với thiết bị có STBH cao hơn STBH của mỗi hệ thống: Tới 1700 USD Trên 1700 USD Trên 9000 USD Trên 17000 USD Trên 39000 USD Trên 85000 USD 25 15 10 7 5 4 17000 USD 17000 USD 17000 USD 17000 USD 17000 USD 17000 USD 80 40 20 20 20 20 502, 534, 591 1 2 3 4 5 6 0140 Các máy tính xử lý Tỷ lệ phí cơ bản như đối với hệ thống EDP với điều kiện của rủi ro như sau: - Có phòng cách ly cho máy tính xử lý và hệ thống EDP - Chỉ những người sử dụng thành thạo mới được tiếp xúc máy - Thiết bị không chịu tác động của bụi và chấn động Trong bảng trên quy định tỷ lệ phí tối thiểu cho phạm vi bảo hiểm cơ bản được áp dụng trong điều kiện rủi ro thông thường. Nếu có hạng mục nào được đánh dấu là "TCT" hoặc chưa có tỷ lệ phí trong biểu phí hoặc không có tên trong biểu phí thì thông báo về Công ty và tỷ lệ phí đối với các hạng mục đó sẽ do Công ty quyết định. Chú thích: 356 ĐKSĐBS Loại trừ bảo hiểm các chi phí cho phần nề. 0200. Thiết bị viễn thông 1 2 3 4 5 6 0210 0211 0212 0220 0221 0222 Thiết bị điện thoại Chỉ có tổng đài điện tử STBH của mỗi hệ thống: Tới 17000 USD Trên 17000 USD Trên 35000 USD Trên 85000 USD Tổng đài điện thoại với các hệ thống mở rộng, có máy và đường dây bên trong STBH của mỗi hệ thống: Tới 9000 USD Trên 9000 USD Trên 17000 USD Trên 35000 USD Thiết bị truyền xa Hệ thống selex Hệ thống telex - Máy chính STBH của mỗi hệ thống: Tới 17000 USD Trên 17000 USD - Các máy mở rộng 6 5 4 3 9.5 8.5 7 6.5 4.5 3.5 3 170000 USD 170000 USD 170000 USD 170000 USD 170000 USD 170000 USD 170000 USD 170000 USD 85000 USD 85000 USD 85000 USD 40 24 20 20 40 20 12 8 20 20 20 534, 536, 591 534, 536, 591 591 591 0300 Thiết bị phát thanh, truyền hình 1 2 3 4 5 6 0310 0311 0314 0315 0316 0317 0319 0340 0341 0342 0343 0350 0351 0352 0354 0355 Thiết bị thu phát Các hệ thống phát vô tuyến định hướng, transpost Thiết bị rada Trạm vệ tinh mặt đất Ăng ten ngoài trời Ăng ten khối Các bộ kính thiên văn, bộ phận phản xạ vô tuyến Thiết bị phát thanh Thiết bị ghi và tạo âm Phòng phát âm STBH của mỗi phòng phát âm Tới 350000 USD Trên 350000 USD Trên 700000 USD Thiết bị phát âm trong trường học và các trung tâm hội họp bao gồm các phương tiện thu và phân phối Thiết bị truyền hình thuộc công hữu: Camera truyền hình, thiết bị ghi hình, thiết bị tạo và phát hình STBH của mỗ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13075.DOC
Tài liệu liên quan