Đề tài Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010

Tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010: Lời nói đầu Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam đã có một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Từ một nền kinh tế khép kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó việc tiến hành phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH đòi hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn. Trong khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi vì nông nghiệp là ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát triển kinh tế, có ý nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nông nghiệp lại càng có ý nghĩa trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Vì vậy việc phát triển kinh...

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1164 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sau Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 của Đảng, nền kinh tế Việt nam đã có một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển. Từ một nền kinh tế khép kín tự cung, tự cấp nền kinh tế nước ta đã bước đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó việc tiến hành phát triển nền kinh tế đất nước theo hướng CNH - HĐH được xem là một khâu quan trọng nhất để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển. Để hoàn thành mục tiêu CNH - HĐH đòi hỏi phải có một nguồn vốn ban đầu rất lớn. Trong khi đó nông nghiệp được coi là giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Bởi vì nông nghiệp là ngành có thể cung cấp một nguồn vốn ban đầu rất lớn và quan trọng cho phát triển kinh tế, có ý nghĩa là nguồn vốn ban đầu cho quá trình công nghiệp hoá. Đặc biệt là đối với nền kinh tế Việt nam thì vai trò của nông nghiệp lại càng có ý nghĩa trong quá trình CNH - HĐH nền kinh tế đất nước. Vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn được coi là công việc bức thiết hàng đầu trong quá trình phát triển nền kinh tế nước ta. Để phát triển ngành nông nghiệp có hiệu quả thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu các loại cây trồng là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp nông thôn. Hiện nay, tuy sản phẩm nông nghiệp của nước ta trên thị trường đã khá phong phú và đa dạng nhưng còn có rất nhiều những cây trồng chưa được chúng ta khai thác hết trong đó điển hình là cây bông- loại cây mang lại hiệu quả kinh tế khá cao đồng thời cũng tương đối phù hợp với điều kiện tự nhiên của nước ta. Trong khi đó, sản phẩm bông trong nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu của các nhà sản xuất trong nước, thực tế mới chỉ đáp ứng 10% nhu cầu còn lại chúng ta phải nhập khẩu. Dự tính nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2005 khoảng 80 ngàn tấn, năm 2010 khoảng 120 ngàn tấn. Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu bông xơ còn lớn hơn nhiêù. Do vậy việc trồng bông sẽ tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn để đầu tư vào các lĩnh vực khác, tạo ra việc làm tăng thu nhập cho hộ nông dân. Việc phát triển trồng bông góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng phá thế độc canh cây lúa, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm nông nghịp, góp phần phát triển nền nông nghiệp bền vững hơn trong cơ chế thị trường. Chính vì tính chất quan trọng của nó đồng thời qua những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT em chọn đề tài "Quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông giai đoạn 2002 - 2010" cho Chuyên đề thực tập của mình. Chuyên đề gồm các nội dung sau: Chương I: Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh. Chương II: Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả nước. Chương III: Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002- 2010. Trong quá trình hoàn thành Chuyên đề tôi luôn nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, quý cơ quan nơi tôi thực tập và bạn bè. Đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh khỏi những hạn chế, em mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp để em hiểu rõ vấn đề hơn Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 20 tháng 4 năm 2002. Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Chinh Chương I Lý luận chung về quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,về quy hoạch nông nghiệp và quy hoạch vùng chuyên canh I. Khái niệm, đối tượng và vị trí của quy hoạch 1. Các khái niệm liên quan 1.1. Khái niệm quy hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch là sự thể hiện việc bố trí chiến lược về mặt thời gian, không gian lãnh thổ, nó xây dựng khung vĩ mô về tổ chức không gian để chủ động hướng tới mục tiêu chiến lược một cách có hiệu quả cao nhất trên cơ sở thực tế nguồn lực cho phép Quy hoạch kinh tế xã hội là một luận chứng khoa học về sự bố trí không gian các hoạch động kinh tế xã hội sẽ diễn ra trong tương lai của một quốc gia, một vùng địa phương của một ngành hoặc một lĩnh vực nào đó. 1.2. Khái niệm quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch vùng chuyên canh. Quy hoạch nông nghiệp là quy hoạch tổng thể, nó bao gồm tổng hợp nhiều nội dung hoạt dộng trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và môi trường có liên quan đến vấn đề phát triển con người trong các lĩnh vực hoạt động ở khu vực nông nghiệp và nông thôn. Quy hoạch vùng chuyên canh là việc bố trí về mặt không gian và thời gian cho vùng trên cơ sở các nguồn lực thực tế của vùng để có thể hướng tới các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của vùng. 2. Mục đích đối tượng và yêu cầu thực hiện quy hoạch 2.1. Mục đích. Tìm ra các phương án (hay nghệ thuật) khai thác các lợi thế so sánh, các nguồn lực và sử dụng có hiệu quả chúng theo lãnh thổ. Quy hoạch nhằm phát triển bền vững: Như là tạo ra sự cân bằng trong các mối quan hệ thuộc đời sống con người trên ba mặt: kinh tế, xã hội, văn hoá, hạn chế sự phân hoá giàu nghèo trên các địa bàn sống, giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong xã hội như cạnh tranh thiếu lành mạnh trong các hoạt động kinh tế, sự tranh chấp đất đai và các tài nguyên khác trên địa bàn, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm hợp lý và có hiệu quả, bảo tồn thiên nhiên và sự đa dạng sinh học. Tạo ra những điều kiện thuận lợi và có hiệu quả trong sự hợp tác giữa các vùng, các địa phương và cả quan hệ hợp tác quốc tế. 2.2. Đối tượng. Trong những năm vừa qua xuất phát từ yêu cầu thực tiễn các ngành kinh tế kỹ thuật như công nghiệp, nông nghiệp thương mại, du lịch.., các ngành sản phẩm như công nghiệp cơ khí, công nghiệp xi măng, công nghiệp dệt may, ngành cao su, cà phê…đều được xây dựng phát triển. Đồng thời các tỉnh, thành phố cũng xây dựng quy hoạch phát triển cho lãnh thổ mình, thậm chí nhiều nơi còn xây dựng quy hoạch phát triển cho cả quận, huyện…Những năm gần đây, các vùng kinh tế lớn (gồm nhiều tỉnh) cũng được nghiên cứu và xây dựng quy hoạch phát triển. Như vậy có thể nói đối tượng chủ yếu của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội gồm: ngành, lãnh thổ. Khi ngành là đối tượng quy hoạch thì ngành bao gồm ngành kinh tế kỹ thuật và ngành kinh tế sản phẩm (hoặc lĩnh vực kinh tế cụ thể). Khi lãnh thổ là đối tượng quy hoạch thì nó bao gồm các cấp lãnh thổ khác nhau do yêu cầu của tổ chức kinh tế xã hội của đất nước hay một đơn vị kinh tế lãnh thổ hành chính. 2 .3. Yêu cầu xây dựng quy hoạch. Quy hoạch phát triển phải thể hiện được các quan điểm phát triển, thể hiện ở ba lĩnh vực: kinh tế, xã hội, và môi trường. Quy hoạch phát triển phải tuân thủ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, phải tổng hợp và hài hoà giữa các lĩnh vực hoạt động, đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, tiến bộ xã hội, không ô nhiễm môi trường. Phương án quy hoạch tổng thể phát triển phải là công cụ điều tiết mọi sự đầu tư vào từng ngành, từng cấp, từng địa phương sao cho phù hợp và hữu hiệu, ngăn chặn sự tự phát, tránh chồng chéo hoặc mâu thuẫn gây lãng phí nguần lực. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải thự sự là một tài liệu tư vấn cho các quan điểm của chính phủ và hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ thực hiện được chức năng quản lý kinh tế vĩ mô của mình là tài liệu tham khảo và hướng dẫn cho người dân và các nhà đầu tư hiểu rõ được tiềm năng cơ hội và phương hướng phát triển kinh tế xã hội Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến bộ khoa học và công nghệ và phải đảm bảo phát triển bền vững, là một quá trình động để có thể cập nhập và thích ứng với những thay đổi bất thường. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cần phải đảm bảo giữa yêu cầu của sự phát triển với khả năng hiện thực, giữa yêu cầu trước mắt và yêu cầu phát triển ổn định, bền vững và lâu dài, sự phát triển trọng điểm và phát triển toàn diện, giữa phát triển định tính và phát triển định lượng. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội phải đi trước một bước, làm cơ sở nền tảng cho các quy hoạch và làm cơ sở xây dùng cho các mục tiêu, kế hoạch phát triển cho các ngành, các vùng … 3. Vai trò của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Quy hoạch phát triển là một bước cụ thể hoá chiến lược về mặt không gian và nó trở thành cơ sở để dựa vào đó các kế hoạch dài hạn, ngắn hạn và trung hạn được xây dựng, là công cụ giúp đỡ chính phủ điều hành quản lý kinh tế vĩ mô, giúp người dân điều chỉnh các hoạt động sản xuất của mình theo quy hoạch thống nhất, giúp chủ đầu tư xác định được vị trí đặt nhà máy ở đâu cho phù hợp, tiết kiệm chi phí. Quy hoạch làm cơ sở cho việc thiết lập các dự án phát triển kinh tế xã hội của đất nước, định tính cho việc xây dựng cơ cấu kinh tế, sử dụng tài nguyên môi trường, nguồn lực lao động, cơ sở vật chất của xã hội. Quy hoạch là một trong những căn cứ của việc thiết lập dự án đầu tư phát triển kinh tế ngành, kinh tế vùng. Trong hệ thống kế hoạch hoá việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia quy hoạch tổng thể là sự định hướng, quy hoạch vùng lãnh thổ là sự định tính, quy hoạch cơ sở là sự định lượng của việc thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Quy hoạch là cơ sở quan trọng cả việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng lãnh thổ tham gia vào hệ thống quản lý đất đai. Nó định hướng sử dụng đất hợp lý, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, vùng, nó cũng là một biện pháp bảo vệ môi trường và đất đai. 4. Vị trí của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. 4.1. Vị trí quy hoạch phát triển trong quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân. Trong quy trình quy hoạch kế hoạch hoá phát triển nền kinh tế quốc dân ở Việt Nam là bắt đầu đi từ chiến lược đến quy hoạch và đến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội.Tức là, quy trình kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội trải qua ba bước: - Bước 1: Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội. - Bước 2: Xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể hoá các quan điểm và nội dung của chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Và cũng có thể cho rằng đây chính là bước xây dựng kế họach phát dài hạn kinh tế xã hội. Do đó có thể xem quy hoạch phát triển kinh tế xã hội giống như kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Bước 3: Xây dựng kế hoạch trung và ngắn hạn phát triển kinh tế xã hội, cụ thể hoá nội dụng của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Bước này thực chất là đưa quy hoạch vào thực hiện từng bước. Sau đây là sơ đồ vị trí quy hoạch phát triển trong quy trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân: ChiÕn l­îc Quy ho¹ch KÕ ho¹ch trung vµ ng¾n h¹n Quy ho¹ch Quy ho¹ch tæng thÓ (s¬ ®å quy ho¹ch) Quy ho¹ch cô thÓ (quy ho¹ch chi tiÕt) Ng­êi h­ëng lîi: + NHµ n­íc + Nh©n d©n vµ c¸c nhµ ®Çu t­ Yªu cÇu + Ph¸t triÓn ngµnh vµ c¸c lÜnh vùc(c¸i g× bao nhiªu, c¸ch nµo). + Tæ chøc l·nh thæ (ë ®©u). 4.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch + Chiến lược là cơ sở để xây dựng các quy hoạch, còn quy hoạch chính là sự thể hiện việc bố chí chiến lược về mặt thời gian và không gian, nó là một bước đi của chiến lược. Cụ thể hoá chiến lược thành thực tế cuộc sống , thời gian thực hiện, không gian phát triển, cơ cấu phát triển. + Sự giống nhau giữa quy hoạch và chiến lược: nó đều là văn bản mang tính định hướng mang tính chiến lược + Sự khác nhau giữa quy hoạch và chiến lược. Quy hoạch nó mang tính cụ thể hơn, cụ thể hoá Chiến lược gồm hệ thóng biểu mẫu đầy đủ, phương pháp tính toán phương án xây dựng còn quy hoạch phải có tính luận chứng cụ thể về kinh tế và xã hội. Quy hoạch và Kế hoạch : + Quy hoạch là cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch, người ta có thể dựa vào các nội dung của bản quy hoạch để xây dựng các kế hoạch ( thường là các kế hoạch 5 năm ) còn kế hoạch là một bước cụ thể hoá, chi tiết hoá của quy hoạch. + Sự giống nhau: đều là văn bản mang tính định hướng + Sự khác nhau: Quy hoạch là sự định hướng chung chung như kịch bản về sự tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng bình quân … còn kế hoạch nó có tính phân đoạn bằng các mốc thời gian cụ thể, tính định hướng bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể và tính kết quả cụ thể hơn. 4.3.Mối quan hệ giữa quy hoạch với quy mô sản lượng, hiệu quả và sự tăng trưởng kinh tế Tính đúng đắn, hiệu quả của một bản quy hoạch nó có quan hệ chặt chẽ với quy mô sản lượng và tăng trưởng kinh tế. Một bản quy hoạch đầy đủ, chính xác nó làm tăng sản lượng và từ đó góp phần tăng trưởng kinh tế và ngược lại một bản quy hoạch không tốt nó sẽ kìm hãm sự tăng trưởng cả về quy mô sản lượng lẫn cơ cấu kinh tế và các lĩnh vực khác như văn hoá, đời sống từ đó nó cũng ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế . 5. Cơ sở lý luận của quy hoạch phát triển . 5.1. Quan hệ chi phối tương tác các nhân tố phát triển luôn luôn là tư tưởng chỉ đạo đối với các nhà hoạch định chính sách phát triển . Xét ở góc độ hành vi của các nhân tố tới quá trình phát triển, các nhà chính trị, kinh tế thường khẳng định bốn khối động lực: Nhà nước, con người cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp . Sơ đồ các khối động lực của phát triển Nhµ n­íc Con ng­êi vµ c¸c gi¸ trÞ v¨n ho¸ Ph¸t triÓn Doanh nghiÖp Céng ®ång Bốn khối động lực của sự phát triển có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các mối liên hệ dọc-ngang chằng trịt theo không gian và thời gian. Giải quyết tốt các mối quan hệ này thì sẽ tạo ra sự phát triển tổng hợp, đồng thuận và ngược lại. Nội dung của các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phản ánh đầy đủ các nhân tố cùng với các hành vi của chúng trong mối quan hệ hữu cơ và trong trạng thái động. 5.2. Phát triển bền vững là đòi hỏi thống soái đối với phát triển kinh tế xã hội. Sơ đồ tiếp cận sự “phát triển bền vững” Môc tiªu kinh tÕ + T¨ng tr­ëng kinh tÕ + HiÖu qu¶ + æn ®Þnh * §¸nh gi¸ t¸c ®éng m«i tr­êng * TiÒn tÖ ho¸ c¸c ho¹t ®éng Môc tiªu m«i tr­êng Môc tiªu x· héi + B¶o vÖ thiªn nhiªn + §a d¹ng ho¸ sinh häc + Sö dông hiÖu qu¶ nguån tµi nguyªn + B¶o tån nªn v¨n ho¸ vµ truyÒn thèng d©n téc + Xo¸ ®ãi gi¶m nghÌo + X©y dùng thÓ chÕ * C«ng b»ng gi÷a c¸c thÕ hÖ * Sù tham gia cña quÇn chóng * C«ng b»ng thu nhËp * Xo¸ ®ãi nghÌo Nhiều năm gần đây, khi mà môi trường sống của con người bị phá huỷ, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt tầng ôzôn bị phá huỷ do phát triển mà tình trạng nghèo, thất nghiệp và tệ nạn xã hội có xu hướng tăng thì con người đã nghĩ đến cái “ngưỡng” của của sự phát triển. Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện và ngày đang thịnh hành. Phát triển để thoả mãn các nhu cầu của hôm nay mà không tổn hại đến sự phát triển của tương lai là đòi hỏi lớn lao đối với nhân loại khi lựa chọn các quyết sách phát triển nhằm đạt được cả ba mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Trong nền kinh tế thị trường tính nhân văn trong phát triển phải được tôn trọng và đảm bảo trên thực tế. Các tính toán của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải dựa trên yêu cầu bền vững của sự đan kết (đảm bảo tính liên ngành, liên vùng ) các yếu tố phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất văn hoá tinh thần của mọi thành viên trong xã hội . Như vậy, có thể nói rằng tính xã hội và bền vững chi phối nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. Dự án quy hoạch phải phản ánh cả các vấn đề về tự nhiên, kinh tế, xã hội, và môi trường. Chất lượng của quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đề cập đầy đủ, toàn diện và hoàn thiện các vấn đề nói trên. II. Nội dung và phương pháp quy hoạch phát triển 1. Những nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển 1.1.Điều tra, phân tích, đánh giá hiện trạng. Điều tra đánh giá hiện trạng các loại nguồn lực về con người, về thiên nhiên , về vật chất ...và thực trạng các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường của vùng nghiên cứu . 1.2. Nhận biết các vấn đề đánh giá tiềm năng các nguồn lực . Các vấn đề về quản lý và sử dụng các nguồn lực cho phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Đánh giá khả năng khai thác sử dụng các nguồn lực trong tương lai để đáp ứng mục tiêu của quy hoạch phát triển trong từng thời kỳ và điều kiện cụ thể. 1.3. Xác định rõ mục đích và những mục tiêu cần đạt được của phương án quy hoạch . Những căn cứ để xác định mục tiêu. - Căn cứ vào kết quả dự báo những vấn đề trong tương lai như : Dự báo về dân số, lao động, dự báo về khả năng biến động về các loại nguồn lực trong từng thời kỳ, dự báo về sự phát triển của kinh tế thị trường, dự báo về tiến bộ khoa học và công nghệ ... - Căn cứ vào thực trạng hoạt động kinh tế xã hội và khả năng khai thác sử dụng các loại nguồn lực của địa phương trong tương lai . 1.4. Xây dựng phương án quy hoạch . Lập đề án quy hoạch phát triển tổng hợp cho địa bàn nghiên cứu, xây dựng các dự án khả thi cho các hoạt động cụ thể của từng lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường nhằm đáp ứng được mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ Lựa chọn các dự án theo thứ tự ưu tiên và theo tiềm năng các nguồn lực. Xác định thời gian bắt buộc phải hoàn thành các dự án, mối quan hệ giữa các dự án. 1.5. Xây dựng kế hoạch và các giải pháp để thực hiện Các nội dung cần được thực hiện theo các dự án với những kế hoạch và giải pháp chi tiết đảm bảo tiến độ trên cơ sở thể hiện được tính ưu tiên, tính tiết kiệm và tính tích cực trong quy hoạch. 2. Phương pháp quy hoạch Quy hoạch là vấn đề phức tạp đa phương, đa nục tiêu, bao gồm nhiều vấn đề rất đa dạng vì vậy để có thể xây dựng được một bản quy hoạch tốt chúng ta càan áp dụng kết hợp nhiều phương pháp và từng loại hình quy hoạch ta cũng có các phương pháp khác nhau. Nhưng hầu hết các loại hình quy hoạch người ta thường áp dụng phương pháp nghiên cứu hệ thống để có thể xây dựng quy hoạch. Nội dung phương pháp như sau. Hạng mục Đặt và thảo luận các vấn đề 1. Nhiệm vụ hoặc công việc phải làm (sự cần thiết phải làm quy hoạch) - Tại sao ta sẽ làm quy hoạch - Ta mong muốn kết thúc bằng cái gì 2. Hệ thống thông tin - Thu thập những thông tin cần thiết - Xử lý thông tin - Cái gì đã biết - Cái gì cần tìm - Những cái gì là rủi ro 3. Xác định phương hướng mục tiêu của quy hoạch - Thảo luận các căn cứ để xây dựng mục tiêu. - Mục tiêu tổng quát là gì? Các chỉ tiêu cụ thể của từng lĩnh vực 4. Nội dung cần quy hoạch - Thảo luận những nhiệm vụ phải làm - Để thực hiện được những nhiệm vụ này cần những bước gì. - Thảo luận những biện pháp tiến hành các nội dung chi tiết. 5. Xây dựng kế hoạch thực hiện - Thảo luận chương trình hành động để thực hiện các nội dung quy hoạch - Lập các dự án cho việc thực thi thảo luận sắp xếp các dự án theo thứ tự ưu tiên để thực hiện 6. Xem xét tiến hành điều chỉnh bổ xung - Thảo luận xem liệu công việc có khả năng hoàn thành theo kế hoạch hay không - Nếu không thì phải bổ xung thêm cái gì - Cái gì cần điều chỉnh - Có thể điều chỉnh bổ xung như thế nào 3. Quy hoạch phát triển ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường - Nội dung phân bố lãnh thổ là quan trọng hơn cả. - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường còn bị ảnh hưởng rất nhiều của quan điểm và phương pháp tiếp cận quy hoạch trong nền kinh tế chỉ huy; kế hoạch hoá tập trung trước đây. Quy hoạch phát triển phải chú ý xuất phát từ yêu cầu của thị trường, các tính toán của hoạch cho thời kỳ 10 năm tới nên mang tính dự báo, do đó con người và các yêu cầu của họ trong những năm tới phải được dự báo, những tiến bộ khoa học công nghệ những tiến bộ trong quản lý cũng cần được dự báo, những nguồn lực trong nước có thể phát huy trong tương lai và những ảnh hưởng của thế giới bên ngoài tới phát triển trong nước cũng cần được dự báo. Tính dự báo, định hướng là đặc tính nổi bật của quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Để đạt được mục tiêu đề ra bao giờ cũng có nhiều cách đi, nhiều con đường đi và nhiều cách tổ chức thực hiện. Do đó việc “lựa chọn” trong quy hoạch phát triển là vấn đề có tính quyết định. - Dù thế nào chăng nữa thì các yếu tố phát triển trong tương lai cũng không thể tính tới hết và dự báo được đầy đủ. Sự rủi ro trong điều kiện kinh tế thị trường là không thể tránh khỏi. Do đó, đòi hỏi quy hoạch phát triển kinh tế xã hội phải có tính toán nhiều phương án. Các phương thích ứng với các điều kiện nhất định. Chủ thể điều hành nền kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với thực thi quy hoạch phát triển. Việc thẩm định dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội có ảnh hưởng lớn đến các quyết định sau khi dự án quy hoạch được duyệt, ảnh hưởng lớn đến thành công hay thất bại khi đưa quy hoạch vaò cuộc sống. Vì thế phải làm tốt công tác thẩm định các dự án quy hoạch phát triển kinh tế xã hội. - Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội muốn đưa vào cuộc sống có kết quả phải tiến hành hàng loạt công việc. Trong đó rõ nhất là quảng bá quy hoạch và nhanh chóng triển khai quy hoạch chi tiết, cụ thể hoá trong kế hoạch chung và ngắn hạn. Và tổ chức thực hiện quy hoạch một cách chu đáo có kiểm tra giám sát chặt chẽ. Trong quá trình đưa quy hoạch vào cuộc sống cần nghiên cứu rà soát, điều chỉnh nội dung quy hoạch phát triển một cách thường xuyên và có trách nhiệm. - Đối với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành (cả ngành sản phẩm) phải được đi trước một bước so với quy hoạch phát triển lãnh thổ vùng tỉnh. Trong trường hợp chưa có quy hoạch ngành mà các tỉnh có yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thì phải phối hợp với ngành chức năng để xem xét, tính toán cụ thể hoá các dự kiến phát triển ngành trên lãnh thổ của mình. Tránh tình trạng quy hoạch phát triển kinh tế xã hội kiểu khép kín theo danh giới hành chính. III. Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ , quy hoạch vùng chuyên. 1. Quy hoạch lãnh thổ. 1.1. Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội vùng. + Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên . Ở phần này chúng ta cần phân tích về vị trí địa lý của vùng cả về kinh tế lẫn chính trị, cần đánh giá cả về mặt địa lý kinh tế và chính trị, cả mặt thuận lợi và khó khăn cả mặt hiện tại và tương lai, đặt trong bối cảnh phát triển của cả nước và quốc tế, đánh giá các tiềm năng tài nguyên thiên nhiên của vùng và khả năng phối hợp phát triển công nghiệp của vùng với các vùng khác. + Phân tích về dân số lao động. Ta phải xác định quy mô, kết cấu dân số và những yếu tố tác động đến dân số của vùng và từ đó có thể xác định được thuận lợi và khó khăn của các yếu tố dân số, phải đánh giá thực trạng việc làm và sử dụng lao động xã hội có liên hệ tới các chính sách về phát triển nguồn lực. + Phân tích bối cảnh quốc tế có ảnh hưởng đến vùng phải : Phân tích khái quát tình hình kinh tế và thị trường thế giới khu vực và khả năng diễn biến của các mối quan hệ kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại của vùng nói riêng và của nước ta nói chung về việc xuất nhập khẩu, thu hút vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ. Từ đó làm rõ cơ hội, thách thức và khả năng thích ứng của ta trong quy hoạch phát triển. Dự báo thị trường ngoài nước đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, các lĩnh vực và đối tác ưu tiên đầu tư nước ngoài vào vùng. + Phân tích tiềm lực khoa học công nghệ. Đánh giá tình hình phát triển hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ, đào tạo năng lực hoạt động và tác dụng của chúng tới quá trình đổi mới cơ cấu và tăng trưởng kinh tế của vùng. Đánh giá số lượng, chất lượng và tình hình sử dụng lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, xác định khả năng và hạn chế của đội ngũ này trước đòi hỏi của sự phát triển của vùng. + Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội. Phân tích nhịp độ tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, trong đó một số được tính bình quân trên đầu người, khả năng huy động ngân sách và tỷ lệ tích luỹ. Phân tích quan hệ đầu tư (cả trong nước lẫn ngoài) với trình độ phát triển của cơ sở kỹ thuật, trình độ công nghệ. Phân tích cơ cấu kinh tế để thấy rõ trình độ phát triển kinh tế, phân tích ở góc độ cả mặt định lượng của các ngành, các vùng và cả về mặt định tính là các mối quan hệ giữa các ngành, các vùng với nhau. Trong phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội cần đánh giá sự phát triển đô thị, nhất là các đô thị hạt nhân của vùng. Tóm lại các phần trên đều cần làm rõ những tiềm năng và lợi thế so sánh, những hạn chế và khó khăn của vùng, những vấn đề đặt ra cần giải quyết. 1.2.Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản. Đây là tầm nhìn chiến lược, phản ánh khái quát các đích lớn nhất, chung nhất mà vùng phải hướng tới, cũng như thể hiện con đường đi tới và những nhiệm vụ cơ bản phải làm. Mục tiêu của quy hoạch là một khái niệm có thể đo lường được và kết quả sẽ đạt được thông qua các hoạt động của quy hoạch. Cần chó ý là khi xây dựng các mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bảo cho các mục tiêu đó được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, không chùng lặp hay để kẽ hở có những mục tiêu định lượng, nhưng cũng có mục tiêu chỉ nêu định tính. Trong xây dựng các mục tiêu cần xác định được thứ bậc của chúng theo mục tiêu lâu dài(10-15 năm) và mục tiêu trung hạn (5 năm). Mục tiêu phát triển của vùng phải được xác định căn cứ vào chiến lược phát triển của cả nước, vai trò của vùng về nhu cầu sản xuất hàng hoá, đất đai và tài nguyên, lao động, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật, phân phối và sử dụng sản phẩm thể hiện ở cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, hệ thống điểm dân cư cùng với các công trình văn hoá phúc lợi xã hội. 1.3.Phương hướng, quy mô phát triển các ngành và lĩnh vực. + Phương hướng chung: Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kịch bản phát triển, cần làm rõ phương hướng chuyển đổi, mức độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với dự báo các phương án phát triển. + Phương hướng cho từng ngành. - Đối với ngành công nghiệp chúng ta cần làm rõ: Phương hướng lựa chọn hình thức đầu tư, lựa chọn quy mô và công nghệ, lựa chọn cơ cấu sản xuất, lựa chọn phương hướng cải tạo các khu phụ công nghiệp hiện có và xây dựng các khu mới, tính toán các nhu cầu về vốn, lao động... - Đối với ngành nông nghiệp: Cần xác định quỹ đất dành cho nông nghiệp, xác định cơ cấu sản xuất gắn với công nghiệp chế biến, luận chứng các giải pháp kỹ thuật và nhu cầu đầu tư, vật tư, các chính sách khuyến nông. - Đối với các ngành dịch vụ then chốt. Từ những yêu cầu của chuyển đổi cơ cấu, ở đây phải luận chứng rõ cơ cấu dịch vụ và nhu cầu đầu tư: Phương hướng phát triển du lịch, phương hướng phát triển giao thông vận tải, thông tin liên lạc, phát triển thương mại, phát triển ngân hàng, tín dụng... - Đối với các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học: Phương hướng phát triển giáo dục-đào tạo, phương hướng phát triển y tế, văn hoá nghệ thuật, khoa học công nghệ. 1.4. Bố chí cơ cấu đất đai. + Phân bố đất đai cho các ngành và người sử dụng đất (diện tích và danh giới phải được xác định rõ ràng). + Xác định cơ cấu sử dụng đất trong các ngành và người sử dụng đất (các loại đất theo mục đích sử dụng). + Còn đối với các ngành khác nhau chóng ta phải có các căn cứ, có những nội dung bố trí đất đai khác nhau . 1.5. Bố trí cơ sở kết cấu hạ tầng. + Giao thông: Hệ thống đường giao thông nhằm đảm bảo cho sự đi lại thuận lợi của nhân dân, tổ chức vận chuyển hàng hoá hợp lý, sử dụng tốt các phương tiện giao thông. Qua đó tuỳ từng vùng, mức độ lưu chuyển và thông thương thế nào mà bố trí mạng lưới giao thông cho phù hợp . + Thuỷ lợi: Cần bố trí hệ thống thuỷ lợi và hệ thống nước sạch dùng cho sinh hoạt và các ngành khác. + Bố trí xây dựng hệ thống điện. + Các hệ thống cơ sở dịch vụ sản xuất. 1.6. Tổ chức sử dụng lao động. Mét trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của quy hoạch vùng là dự báo chuyển biến dân số. Từ dự báo này cho ta dự định sự thay đổi về lượng dân số trong thời kỳ quy hoạch để có phương hướng sử dụng, di chuyển dân hợp lý với mục đích sử dụng tốt hơn nguồn lao động sẫn có, nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội. Giải quyết tốt vấn đề dự báo dân số trong quy hoạch vùng cho phép chúng ta quyết định đúng đắn các nhiệm vụ thực tiễn về xác định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, tổ chức lĩnh vực dịch vụ, xác định tiềm năng nguồn lao động và phân bố chúng hợp lý giữa các ngành và một loạt các vấn đề khác về tổ chức sản xuất, giao thông, trang thiết bị khác. Lượng dân số trong tương lai phải phù hợp với mức độ phát triển sản xuất trong quy hoạch. Nhưng thông thường giữa dân số theo tính toán quy hoạch và lượng dân tính theo phát triển tự nhiên là có sự chênh lệch. Do đó, cần phải có những biện pháp cân đối lao động, tổ chức dân số đúng đắn, phù hợp với điều kiện thực tế của vùng. 1.7. Bảo vệ môi trường. Trái đất là nơi tồn tại sự sống của loài người, bảo vệ môi trường sống trên trái đất, đất sẽ tạo ra sự phát triển lâu bền của xã hội loài người và đảm bảo cho con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách vô tận. Do đó, trong quy hoạch cần chú ý đến bảo vệ môi trường qua các nội dung sau: Phân tích rõ lãnh thổ cần được bảo vệ, bảo vệ rừng trồng và khai thác hợp lý, bảo vệ đất chống sói mòn, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ không khí. 1.8. Tính toán vốn đầu tư và hiệu quả kinh tế xã hội. + Trong quy hoạch vùng lãnh thổ cần tính toán và xác định rõ quy mô vốn đầu tư cho vùng, cho từng ngành, từng lĩnh vực, từng giai đoạn . Việc tính toán vốn đầu tư trước hết căn cứ vào các mức đầu tư và suất đầu tư cho từng công việc, từng hạng mục cụ thể cho các ngành . Thông thường các định mức này dựa trên các văn bản có tính chất pháp quy của các cơ quan . Trên cơ sở suất đầu tư và khối lượng đầu tư của dự án sẽ tính được lượng vốn cần cho các hạng mục và tổng hợp vốn đầu tư cho các hạng mục sẽ xác định được lượng vốn đầu tư cho quy hoạch vùng . + Hiệu quả kinh tế xã hội trong phương án quy hoạch phản ánh giá trị của hệ thống biện pháp quy hoạch vùng lãnh thổ, đánh giá hiệu quả sử dụng lao động, đất và tài nguyên, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm thực hiện mục đích phát triển sản xuất, nâng cao đời sống con người. 2. Quy hoạch vùng chuyên canh ở Việt Nam. + Khái niệm vùng chuyên canh. Vùng chuyên canh nông nghiệp là vùng tập chung chủ yếu vào việc trồng một hoặc vài loại cây nhất định hoặc chăn nuôi một số loại con nhất định phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng nhằm tạo ra một lượng hàng hoá đủ lớn để cung cấp cho thị trường trong và ngoài vùng hoặc cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến . - Ý nghĩa của việc quy hoạch vùng chuyên canh. + Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hoá, và vùng có khả năng hợp tác kinh tế. + Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn. + Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hoá của vùng xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động. + Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển ngành, nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ. Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung, để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng; đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất. - Nội dung chủ yếu của quy hoạch vùng chuyên canh: gồm các nội dung sau: + Xác định quy mô ranh giới vùng. + Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất . + Bố trí sử dụng đất đai . + Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp . + Xác định hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống . + Tổ chức và sử dụng lao động . + Ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế. + Dự tính tiến độ thực hiện quy hoạch . IV. Cơ sở thực hiện quy hoạch vùng chuyên canh cây bông. 1. Các căn cứ pháp lý. - Căn cứ quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án phát triển bông vải và các cây trồng luân canh với bông. - Căn cứ quyết định số 161/1998/QĐ-TTg ngày 04/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010. - Căn cứ Nghị quyết số 168/1999/QĐ -TTg ngày 17/08/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất bông vải - Căn cứ nghị quyết số 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về một số chủ trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp . - Căn cứ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 55/2001/QĐ-TTg ngày 23/4/2001 phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. - Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 05/2001/NQ-CP ngày 24/5/2001 về việc bổ xung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001. 2. Căn cứ vào quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp 2.1. Công tác chuẩn bị. Thu thập tài liệu có liên quan đến quy hoạch ngành hàng nông nghiệp. Điều tra sơ bộ để xây dựng đề cương chi tiết, kinh phí thực hiện và kế hoạch tiến độ thời gian thực hiện dự án quy hoạch ngành nông nghiệp. Chuẩn bị vật tư, kinh phí, phương tiện, bản đồ để thực hiện đuúng theo đề cương chi tiết đã được duyệt. Tuỳ theo từng quy mô địa bàn quy hoạch mà ta chuẩn bị loại bản đồ theo quy định cụ thể . 2.2 Công tác điều tra cơ bản . Công tác điều tra cơ bản gồm hai khâu: thu thập tổng hợp đánh giá tài liệu và điều tra thực địa. Những tư liệu, tài liệu phải tổng hợp đánh giá gồm các tài liệu về điệu kiện tư nhiên, tài nguyên thiên nhiên, các tài liệu về điều kiện kinh tế xã hội, các tài liệu điều tra đánh giá thực trạng sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm của ngành hàng. 2.3 Xây dựng quy hoạch phát triển ngành hàng . - Dự báo thị trường tiieu thụ sản phẩm của ngành hàng :quy mô sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong nước và thế giới. Những vùng sản xuất, những thị trường tiêu thụ chủ yếu trong nước và thế giới . Giá cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu các sản phẩm của ngành hàng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành hàng đối với thị trường trong nước, khu vực và thế giới. Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ có thể áp dụng trong thời kỳ triển khai thực hiện dự án. Dự báo kế hoạch phát triển dân số và lao động: quy mô, tốc độ phát triển và cơ cấu chất lượng dân số và lao động. Xây dựng quan điểm phát triển thể hiện chủ trương, đường lối chính sách phát triển ngành, xây dựng mục đích phát triển qua từng giai đoạn nhất định, và xây dựng quy hoạch các lĩnh vực.Tính toán vốn đầu tư: xác định chỉ tiêu đầu tư, tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư, phân kỳ đầu tư,vốn đầu tư cho các hạng mục, nguồn vốn đầu tư và cuối cùng ta tính toán hiệu quả của ngành sản xuất: cả về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Đề xuất hệ thống dự án ưu tiên đầu tư, xây dựng phương án tổ chức quản lý ngành hàng, và xây dựng kế hoạch tiến độ thực hiện quy hoạch ngành hàng. 3. Căn cứ vào thực trạng quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ bông trong nước và trên thế giới. 3.1.Tình hình sản xuất bông trên thế giới. Tổng sản lượng bông thế giới niên vụ 2000-2001 tăng 0,39% so với niên vụ 1999-2000. Chủ yếu tăng ở một số quốc gia sản xuất chính như Mỹ (55.000 tấn), Trung Quốc (523.000 tấn ) và Braxin (174.000 tấn). Bảng 1: Biến động sản lượng bông thế giới Đơn vị :1.000 tấn Quốc gia Niên vô 1999-2000 Niên vô 2000 2001 Tăng, giảm (+,-) Toàn thế giới 18.986 19.060 +74 Trung Quốc 3.832 4.355 +523 Mỹ 3.694 3.749 +55 Ên Độ 2.652 2.460 -192 Pakistan 1.872 1.764 -108 CH- uzbekistan 1.128 936 -192 Braxin 675 849 +174 Thổ Nhĩ Kỳ 791 762 -29 Nước khác 4.341 4.184 -157 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Sở dĩ có sự tăng mạnh sản lượng bông ở Châu Á (cụ thể là Trung Quốc) là do ở Đông Nam Á, thị trường gần giũ của Trung Quốc, công nghiệp dệt may đang được phục hồi dần từ cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực. Thị trường nội địa của Trung Quốc với ngành dệt lụa truyền thống nổi tiếng cũng hoà nhập cùng xu hướng phát triển chung. Braxin cũng nhận thấy tièm năng phát triển của mặt hàng này và đã mở rộng diện tíchtrồng cùng vơí thời tiết thuận lợi tăng sản lượng trung bình mỗi nămtừ 20- 30%, góp phần tăng vào sản lượng tăng chung toàn thế giới. 3.2. Tình hình tiêu thụ bông trên thế giới. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Hoa kỳ, nhu cầu tiêu thụ bông thế giới niên vụ 2000-2001 sẽ giảm nhẹ so với vụ 1999-2000 (khoảng 0,2%) cho dù niên vụ trước mớc tiêu thụ bông chỉ tăng 7,68% Bảng 2: Tình hình tiêu thụ bông thế giới Đơn vị: 1.000 tấn Quốc gia Niên vô 1999-2000 Niên vô 2000-2001 Tăng (+), giảm(-) Toàn thế giới 20.003 19.957 -47 Trung Quốc 4.834 5.008 +174 Ên Độ 2.939 2.874 -65 Mỹ 2.230 3.025 -205 Pakistan 1.666 1.698 +38 Đông Nam á 998 1.109 -111 Thổ Nhĩ Kỳ 1.219 1.089 -130 EU 1.049 1.081 +32 Nước khác 5.068 5.073 +5 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Nền kinh tế Đong Nam á đang được phục hồi dần với mức tiêu thụ tăng, trong đó Inđônêxia đang có tiềm năng là nhà nhập khẩu lớn nhất trong vùng. Việt Nam cũng đang rất cố gắng để đạt được mức nhập khẩu 10 năm trước đây. cùng với Trung Quốc, Ên Độ và Pakistan, các nướca vùng Đông Nam á đang góp phần làm tăng và ổn định thị phần bông châu á, trên thế giới. 3.3. Thị trường xuất khẩu và biến động giá cả. Giá bông vào thời điểm tháng 3/2001 là khoảng 50,7 xen/pao, giảm 6,6 xen/páô với tháng 2/2001là 57,3 xen/pao. Theo chỉ số giá A -Cotlook, chỉ số tính giá trung bình thì vào tháng 7/2001 dự tính giá bông sẽ chỉ đạt 51,73 xen/ pao, nghĩa là sẽ giảm so với tháng 6/2001là 6,25 xen/pao. Như vậy, có thể dự đoán trước giá cả sẽ không có biến động gì lớn trong niên vụ nay nếu không có ảnh hưởng nào của thời tiết. Bảng 3: tình hình xuất khẩu bông trên thế giới Đơn vị: 1000 tấn Quốc gia Niên vô 1999-2000 Niên vô 2000-2001 Tăng(+), giảm(-) Toàn thế giới 5.927 5.734 -193 Mỹ 1.470 1.502 +32 CH- uzbekistan 893 784 -109 Uc 699 740 +41 Khối Pháp ngữ 792 699 -93 EU 335 346 +11 Xyri 207 229 +22 Nước khác 1.359 1.287 -72 Nguồn: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ Giá cả không có biến động nhiều do thị trường bông đã bão hoà, lượng cung đáp ứng đủ nhu cầu toàn thế giới. Dự tính niên vụ này Mỹ sẽ tăng lượng xuất khẩu lên 32.000 tấn so với niên vụ trước và vẫn chú trọng vào các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Inđonêxia.trong khi đó các nước Khối Pháp ngữ và công hoà uzabekistanlại giảm lượng xuất khẩu 12-13% so với vụ trước. Tuy vậy các nước ở khối này vẫn tiếp tục là nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ yếu và là đối thủ đáng nể của Mỹ, úc và một số quốc gia xuất khẩu chính khác. 3.4. Các giai đoạn phát triển bông vải ở nước ta. Quá trình trồng bông ở nước ta đã có gần nửa thế kỷ kinh nghiệm với những thất bại và có thành công nhất định. Đây là những bài học quý giá để tiếp tục phát triển ngành trồng bông. Sự phát triển của trồng bông được chia làm 3 giai đoạn như sau: + Giai đoạn từ 1954-1975: chủ yếu phát triển bông vụ khô ở các tỉnh phía Bắc. Hình thức tổ chức sản xuất tập trung tại các nông trường quốc doanh. Nhà nước muốn phát triển bông nhưng không giải quyết được về mặt kỹ thuật như giống và sâu hại bông, cơ chế bao cấp cho nên không thành công. +Giai đoạn từ 1975-1994: mở rộng diện tích phát triển bông ở các tỉnh phía Nam. Chủ trương sản xuất bông vụ khô với qu mô lớn đề ra các chủ trương trồng bông phải thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá, hoá học hoá. Tổ chức sản xuất vẫn tập trung vào các nông trường với cơ chế bao cấp. Giai đoạn này vẫn không thành công do không giải quyết được sâu hại bông và giống năng suất quá thấp + Giai đoạn từ năm 194 đến nay: ngành bông đã mở rộng hợp tác quốc tế đặc biệt là nhập các giống bông lai có năng suất cao, chống sâu bệnh. Về mặt phòng trừ sâu bệnh áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp (IPM). Trồng bông có hiệu quả kinh tế, cây bông bước đầu có thể cạnh tranh được với các loại cây trồng khác cùng thời vụ với nó nên bông có khả năng phát triển. Năm 2001 diện tích bông đạt 31.150 ngàn ha, năng suất đạt bình quân 12,9 tạ/ha/vụ. Có nhngx hộ đạt năng suất cao từ 2 2,2 tấn/ha /vụ Trồng bông vụ mưa ở những vùng không tưới, trồng xen với các cây như ngô, đậu là thành công lớn về mặt kỹ thuật, hạn chế sâu bệnh giúp mở rộng diện tích bông ở những vùng không tưới nước mà vẫn đạt năng suất cao. Trồng bông vụ khô, có tưới nước với các giống bông kháng sâu bệnh có năng suất cao. Hiện đã và đang thành công ở nhiều vùng như Đồng Bằng Sông Cửu Long, Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên đang mở ra nhiều triển vọng mới cho phát triển bông ở nước ta. Hiện nay chóng ta đã sản xuất được hạt giống bông lai kháng được sâu xanh cho năng suất cao. Đặc biệt hơn cả là dựa vào mục tiêu quy hoạch sản xuất chế biến và tiêu thụ bông vải trong những năm tới cụ thể là kế hoạch đến năm 2010 mà Chính phủ và các cấp bộ ngành đã đặt ra cho ngành bông. 4. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức công ty bông Công ty bông Việt Nam thuộc tổng công ty Dệt -May - Bộ công nghiêp, Công ty có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức sản xuất, thu mua , chế biến, kinh doanh bông vải trong cả nước và xuất nhập khẩu vật tư, nguyên liệu máy móc, tỷang thiết bị phục vụ cho ngành sản xuất bông. Hiện naycó Viện nghiên cứu bông và cây có sợi, 5 chi nhánh, 2 xí nghiệp dịch vụ : - Viện nghiên cứu bông và cây có sợi: nghiên cứu khoa học kỹ thuật và kinh tế để phát triển bông. - Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Hà Nội:phảt triển bông ở các tỉnh phía Bắc. - Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Nha Trang: phát triển bông ở các tỉnh miền trung và Đông Tây Nguyên. - Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Phan Thiết: phát triển bông ở 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. - Chi nhánh công ty Bông Việt Nam tại Đồng Nai: phát triển bông ở Đông Nam Bộ, các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long - Chi nhánh công ty bông việt Nam tại ĐăkLăk:phát triển các tỉnh vùng Tây Nguyên - Xí nghiệp giống cây trồng: sản xuất giống bông và các giống cây trồng trong hệ thống luân xen canh với cây bông - Xí nghiệp dịch vụ thương mại: tiêu thụ sản phẩm, sản xuất, cung ứngvật tư thiết bị kỹ thuật phục vụ cho sản xuất và chế biến, kinh doanh các sản phẩm Dệt -May. Chương II Đáng giá thực trạng quy hoạch phát triển cây bông trên cả nước. I - Nguồn lực để phát triển cây bông. 1. Nội lực 1.1.Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện khí hậu Cây bông thuộc họ Malvaceae, chi Gossypium vốn có nguồn gốc vùng nhiệt đới và á đới nhưng do đặc điểm sinh lý ( sinh trưởng và phát triển ) của loại cây này, nên yêu cầu sinh thái khá chặt chẽ, tuỳ theo giống bông mà mùa vụ khác nhau, giữa các vùng, từ đó kéo theo ảnh hưởng đến hệ thống canh tác trên loại đất ở vùng đó. Cây bông ưa kiểu khí hậu khô nóng hầu hết các nước trồng bông có kêt quả tốt đều là những nước có vùng khí hậu lục địa, khô nóng Ýt mưa, có điều kiện đầu tư thuỷ lợi như Ên Độ, Trung Quốc, Mỹ , úc, Brazil,…Đặc điểm của các vùng bông lớn nhất thế giới là trồng trên vùng đất Ýt mưa thuận lợi cho bông nở quả, nhiều nắng thuận lợi cho bông tích luỹ năng suất cao, có tưới thuận lợi cho bông sinh trưởng và phát triển tốt. Với điều kiện như nước ta là vùng nhiệt đới Èm, cũng có một số nước trồng bông phát triển như Thái Lan, Philipin, Miến Điện …điều kiện hạn chế trồng bông vải ở các vùng này khí hậu thích hợp cho sâu bệnh trên cây bông phát triển quanh năm, phải hết sức coi trọng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM ) để giảm bớt tác hại này.Ngoài ra có sự cạnh tranh của các loại cây trồng khác về mặt giá cả và tiêu thụ. Ở nước ta hầu hết các vùng đều thoả mãn nhu cầu này .Các vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long rất phù hợp cho cây bông sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. - Điều kiện đất đai. Cây bông là cây công nghiệp ngắn ngày nhưng có bộ rễ ăn sâu và khá phát triển. Nếu có tầng đất canh tác dày trên 50 cm, độ phì cao thì cây bông sẽ có năng suất cao. Là cây ưa loại đất thành phần cơ giới đất nặng nhưng phải tơi xốp, có độ hổng lớn, vừa giữ nước vừa thoát nước tốt. Các loại đất thích hợp khi trồng bông như: đất đen và đất đỏ trên đất Bazan, đất phù sa, các loại đất xám chưa bị rửa trôi, và một số loại đất phù sa nhiễm mặn nhẹ. Các loại đất trên tập trung vùng Duyên Hải Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Như vậy đối với đất cần đặc biệt quan tâm đến tính chất hoá học mà trong đó phản ứng của đất là chỉ tiêu quan trọng nhất. Khi nông dân chưa đủ trình độ và tiền vốn để thâm canh và cải tạo đất. Qua nghiên cứu điều kiện tự nhiên của 4 vùng và sinh thái cây bông cho thấy khả năng thích ứng về tính chất lý hoá đối với cây bông ở 4 vùng trên là khá rộng lớn có 3 yếu tố trong quá trình phân hạng đất trồng bông cần lưu ý đó là: loại đất, độ Èm, độ pH. Số liệu về diện tích các chân đất sử dụng bố trí và chuyển đổi cơ cấu trên vùng sinh thái thích hợp trồng Bông ở nước ta được thể hiện qua bảng sau (trang bên). Bảng 4: Các chân đất sở dụng bố trí và chuyển đổi cơ cấu trên vùng sinh thái thích hợp trồng bông trên các vùng ở nước ta (nguồn Viện quy hoạch và TKNN). Đơn vị: ha Vùng, tỉnh Tổng S1+S2 Chia ra các dạng sử dụng đất Cây hàng năm Tổng số trên cây h.năm Đất ruộng lúa Đất nương rẫy Đất cây h.năm khác Đất khác I. Duyên Hải NTB 246.200 186.000 99.500 10.000 76.500 60.200 1. Quảng Nam 58.600 35.000 23.500 1.500 10.000 23.600 2.Quảng Ngãi 8.300 8.000 5.500 2.500 300 3.Bình Định 33.200 20.500 10.000 10.500 12.700 4. Phú Yên 33.400 30.500 12.000 5.000 13.500 2.900 5.Khánh Hoà 18.300 16.000 9.500 6.500 2.300 6.Ninh Thuận 44.600 28.000 14.000 2.000 12.000 16.600 7.Bình Thuận 49.800 48.000 25.000 1.500 21.500 1.800 II.Tây Nguyên 496.900 162.000 38.000 18.500 105.500 334.900 8. Kum Tum 1.000 1.000 500 500 9. Gia Lai 170.400 60.000 23.000 7.500 29.500 110.400 10. ĐắcLắc 299.500 85.500 10.000 10.500 65.000 214.000 11.Lâm Đồng 26.000 15.500 5.000 10.500 10.500 III. Đông Nam Bé 1609.500 216.500 97.000 1.000 118.500 1.393.000 12.Đồng Nai 373100 71.000 20.500 50.500 302.100 13.Bà Rịa Vũng Tàu 85.100 23.000 10.000 13.000 62.100 14. Bình Phước 785.200 12.500 6.500 1.000 5.000 772.700 15. Tây Ninh 340.000 98.000 55.000 43.000 242.000 16. TP Hồ Chí Minh 26.100 12.000 5.000 7.000 14.100 IV. Đồng Bằng SCL 961.4000 940.200 887.800 1.000 51.400 21.200 17. Long An 73.200 70.000 65.000 5.000 3.200 18.Tiền Giang 110.000 110.000 106.000 4.000 19.Bến Tre 63.300 63.300 50.000 13.300 20.Vĩnh Long 54.000 54.000 54.000 21.Trà Vinh 83.100 83.100 76.000 7.100 22.Đồng Tháp 217.900 210.000 205.000 5.000 7.900 23. An Giang 79.100 75.000 70.000 1.000 4.000 4.100 24. Cần Thơ 87.200 86.200 81.200 5.000 1.000 25. Sóc Trăng 102.600 101.600 98.600 3.000 1.000 26.Kiên Giang 1.000 1.000 1.000 27.Bạc Liêu 50.000 48.000 45.000 3.000 2.000 28.Cà Mau 40.000 38.000 36.000 2.000 2.000 Tổng Sè 3.314.000 1.504.700 1.122300 30.500 351.900 1.809.300 Ghi chó: S1: rất thích hợp S2: thích hợp Nếu chọn ở mức thích hợp thì tổng diện tích của 4 vùng đạt 181.200 ha trong đó ở vùng Đông Nam Bộ là: 104.900 ha, Tây Nguyên là:74.200, Duyên Hải Nam Trung Bộ là: 2.100 ha. Nếu chọn đất ở mức độ thích hợp thì quỹ đất rất lớn. Tuy nhiên tuỳ mức độ cạnh tranh các cây trồng khác với cây bông mà ta bố trí diện tích bông làm sao cho phù hợp như luân canh gối vụ với các cây trồng truyền thống trong vùng để làm giảm mức độ cạnh tranh và tăng diện tích bông. Cũng như việc bố trí thời vụ thích hợp tận dụng điều kiện nước trời, tránh áp lực sâu bệnh, tạo điều kiện cho cây bông sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất cao. Đặc biệt cần chú ý thêm các yếu tố sau đây: tháng đỉnh mưa và tổng tích ôn hữu hiệu cho phù hợp với yêu cầu sinh lý cây bông, độ dốc tình trạng ngập lụt và hàm lượng mùn tầng mặt. Các chỉ tiêu này có ý nghĩa trong năng suất và chất lượng cây bông. Tóm lại nước ta có rất nhiều diện tích thích hợp cho việc trồng bông mà vẫn chưa tận dụng hết cái lợi thế đó, do đó trong quy hoạch cần có những biện phát thích hợp để tận dụng hết diện tích thích hợp đó để có sản lượng cũng như chất lượng bông tốt nhất. 1.2 Nguồn nhân lực. Nước ta hiện nay lao động thiếu việc làm còn rất lớn và ngày càng gia tăng, và đặc biệt trong khu vực nông thôn tỷ lệ còn rất cao. Do đó nguồn nhân lực cho thể phục vụ cho việc trồng và chế biến bông là rất lớn, nhưng cũng có mặt hạn chế về mặt nhân lực đó chính là hầu hết lao động có thể huy động đó lại có trình độ chưa cao và kinh nghiệm trong sản xuất bông là rất non kém. Vì vậy việc đưa cây bông vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên quan điểm sản xuất bông hàng hoá sẽ có yêu cầu mở rộng thêm diện tích bằng khai hoang hoang phục hoá và bố trí gieo trồng 2 vụ sản xuất cây ngắn ngày trong mùa mưa, để đảm bảo diện tích gieo trồng các cây khác, vừa có địa bàn sản xuất bông tập trung trên quy mô nhất định, đáp ứng được yêu cầu về nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp dệt trong nước. Bố trí sản xuất theo hướng nêu trên sẽ tạo ra việc làm mới khai thác và sử dụng đầy đủ nguồn lao động dồi dào hiện có, bởi lẽ đó bông vải được bố trí sản xuất trong vô thu đông (vụ 2) và thu hoạch chế biến vào những tháng đầu năm mùa khô (đối với vùng trồng bông nhờ nước trời). Đối với vùng trồng bông có nước tưới chủ động thì bố trí vào vụ đông xuân. Quan điểm về sử dụng đầy đủ nguồn lao động đặc ra yêu cầu định hướng phát triển bông phải bố trí đến một quy mô cần thiết và bố trí thời vụ sản xuất bông một cách hợp lý trong hệ thống luân canh cây trồng để phát huy hiệu quả trong việc sử dụng đầy đủ lao động nông nghiệp, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, từ sản xuất tự túc lên sản xuất hàng hoá, từ lao động thuần nông sang một bộ phận đáng kể làm công nghiệp nông thôn và dịch vụ sản xuất đời sống làm thay đổi bộ mặt nông thôn . 1.3. Khoa học công nghệ kỹ thuật . Trong vòng 6 năm trở lại đây những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được thử nghiệm trên diện rộng lặp đi lặp lại nhiều lần đã cho phép khẳng định sản xuất có hiệu quả kinh tế. Nhiều năm đã trôi qua ngành bông đã tiến hành nghiên cứu một khối lượng lớn các đề tài khoa học, trong đó có trên trăm đề tài đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiệm thu cho ứng dụng vào sản xuất . - Về giống bông Nghiên cứu giống chống chịu tiến hành liên tục, đưa ra nhiều giống mới có khả năng kháng rầy xanh, bệnh giác ban tốt, như các giống :VN35 cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bé, Vn20 cho vùng Tây Nguyên, giống L18 cho vùng Đong Nam Bộ và một số giống mới như NH38, NH14, NH4, VN36H, C118...nghiên cứu đưa ra giống lai F1 vào sản xuất là tiến bộ lớn của ngành bông. Các giống này đã tỏ ra có khả năng chống chịu sâu bệnh cao, khả năng thích nghi rộng, cho năng suất gấp đôi các giống thông thường được nông dân 3 vùng ưa thích và có ý nghĩa quyết định trông việc phát triển bông hàng hoá. - Về bảo vệ thực vật Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại bông và quần thể ký sinh thiên địch trên hệ thống sinh thái đồng bông nhiều năm qua đã cho phép chúng ta xây dựng được hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp. Với biện pháp trồng giống kháng sâu bệnh kết hợp sử dụng biện pháp sinh học trong phòng trừ tổng hợp IPM và sử dụng biện pháp hoá học một cách hạn chế, hợp lý đã làm giẩm chi phí bảo vệ thực vật (trước đây phun một vụ 15 –20 lần nay chỉ còn dùng 0.5- 1 lần phun 1 vụ, giảm chi phí bảo vệ thực vật trước đây từ 45-50 % giá thành 1 kg bông hạt xuống còn chỉ 5-10 %chi phí bảo vệ thực vật trên 1 kg bông hạt ) đã bảo vệ được môi trường sinh thái trong sạch, hạn chế tới mức thấp nhất gây hại của dịch sâu bệnh . Nghiên cứu sử dụng thuốc, xử lý hạt giống để trừ hại sâu bệnh hiệu quả. Hạt giống được sử lý thuốc Gaucho 70WP đã làm giảm số lần phun thuốc trừ rày xanh và rệp từ 6-7 lần /vụ xuống còn 1-2 lần /vụ .Thời gian bảo vệ cây trồng kéo dài, đồng thời áp dụng tiến bộ kỹ thuật canh tác bông nhằm đạt hiệu cao nhất trong công tác bảo vệ thực vật. - Áp dụng hệ thống luân canh xen canh và đa canh hợp lý đã làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai và giảm hẳn áp lực sâu hại, giảm đầu tư thuốc hoá học trừ sâu, không gây bùng phát sâu đục quả. Nói chung những nghiên cứu trên đưa vào sản xuất bước đầu có kết quả tốt, làm giảm số lần phun thuốc hoá học trừ sâu, tăng năng suất bông, tăng thu nhập cho người trồng bông, trồng bông có hiệu quả vì vậy đã làm cho cây bông sống lại trong nền nông nghiệp Việt Nam nói chung vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long nói riêng. - Kết quả nghiên cứu về đất và phân bón . Xác định được tiêu chuẩn đất trồng bông với các chỉ tiêu cơ bản là: pHkcl >5 đã giúp ngành xác định chính xác đất thích hợp cho cây bông, tránh thiệt hại vì cây con chết hàng loạt do trồng trên đất chua. Xác định được hiệu quả tốt của việc áp dụng phân lân nung chảy cùng với phân có gốc lưu huỳnh trong quá trình thâm canh tăng năng suất và hiệu quả kinh tế cây bông. 1.4 Thị trường ổn định : Nước ta là nước đông dân, nhu cầu bông xơ nguyên liệu ngày càng tăng nhưng lại dựa chủ yếu vào nhập khẩu. Nếu không nghiên cứu và tổ chức trồng bông thì nước ta vĩnh vĩên sẽ là nước nhập khẩu bông. Hiện nay, nhu cầu trọn bông xơ là 6 vạn tấn/năm, sản xuất bông xơ trong nước cung cấp được khoảng 10% nhu cầu còn lại 90% bông xơ vẫn phải nhập khẩu. Nếu trồng bông chúng ta sẽ tiết kiệm được ngoại tệ để đầu tư cho lĩnh vực khác. Dự báo nhu cầu bông xơ của nước ta năm 2010 khoảng 120.000 tấn. Nếu tính thêm nhu cầu gia công hàng dệt may xuất khẩu thì yêu cầu nhập khẩu bông xơ còn lớn hơn nữa.Thị trường tiêu thụ bông xơ và các sản phẩm của bông trong nước là rất lớn. Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 nhà máy kéo sợi, trong đó có gần 10 nhà máy kéo sợi được trang bị máy móc hiện đại có công suất lớn từ 25 đến 50 ngàn cọc sợi nâng tổng số trong nước lên gần 1 triệu cọc. Để đáp ứng đủ bông xơ pha chế kéo sợi cần khoảng 60.000 đến 70.000 tấn trên năm, mức tăng trưởng của ngành dệt may bình quân hàng năm 14%, cho nên thị trường bông xơ trong nước còn rất lớn, ổn định và lâu dài. Hiện nay lượng bông xơ trong nước chỉ đáp ứng khoảng 10% nhu cầu còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Bảng 5: Tình hình nhập khẩu bông xơ của Việt Nam từ năm 1990- 2001 Năm Sản lượng(tấn) Năm Sản lượng (tấn) 1990 58.800 1996 37.400 1991 32.500 1997 41.500 1992 8.300 1998 67.880 1993 16.400 1999 77.388 1994 19.900 2000 83.880 1995 68.200 2001 84.510 (Nguồn :Trung tâm thông tin thương mại –Bộ thương mại-tổng cục thống kê) Bảng 6: Số lượng, giá trị và giá nhập khẩu. Năm Số lượng (1000 tấn) Giá trị (1000 USA) Giá BQ(USA/tấn) 1998 67,88 91,86 1,353 1999 77,38 90,94 1,175 2000 83,88 101,00 1,204 2001 84.51 114.35 1,228 (Nguồn:Trung tâm thông tin thương mại - Bộ thương mại và tổng cục thống kê) Như vậy, trồng bông đã có thị trường tiêu thụ trong nước lớn và ổn định không giống như một số nông sản khác rất khó khăn về thị trường tiêu thụ. Thị trường tiêu thụ bông xơ trong nước lớn và tương đối ổn định ngày càng tăng về sè sè lượng. Đấy là điều kiện quan trọng để mở rộng diện tích trồng bông. Nếu chỉ thay thế bông nhập khẩu thì mặc dù có phát triển nhanh cũng cần hàng chục năm nữa ngành bông mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bông. 2. Các nguồn lực khác : - Chóng ta sẽ nhận được sự đầu tư của nước ngoài vào việc sản xuất và chế biến bông, ngoài ra chóng ta còn nhận máy móc kỹ thuật, công nghệ hiện đại từ nước ngoài áp dụng vào việc trồng và chế biến bông II Tình hình quy hoạch, sản xuất chế biến và tiêu thụ bông trong nước. 1. Các vùng trồng bông chính ở nước ta. Những năm gần đây, các giống bông lai F1 kháng rầy, kháng một số bệnh hại, có tiềm năng năng suất và phẩm chất xơ tốt, phù hợp với một số vùng trồng bông chính trên nhiều loại đất có địa hình khác nhau, và cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật mới về giống bông, về bảo vệ thực vật, về bố trí cây trồng theo phương thức luân xen canh, gối vụ, về phân bón và một số biện pháp canh tác, về tổ chức sản xuất, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân và cải thiện hệ thống chính sách đối với ngươì trồng bông, đã mở ra triển vọng cho việc phát triển bông công nghiệp ở các tỉnh trong các vùng Đông Nam Bộ , Tây Nguyên ,Duyên Hải Nam Trung Bộ,và Đồng Bằng Sông Cửu Long . - Vùng Đông Nam Bé Các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Phước có các chân đất đỏ nâu, đất sỏi cơm trồng bắp lai vô 1 và trồng bông vụ 2, năng suất bông có thể đạt từ 1,2-1,5 tấn/ha. Đồng Nai: Bông được trồng ở hầu hết các huyện Thống nhất, Long Thành, Xuân Lộc, Tân Phú, Định Quán, Long Khánh. Đã bắt đầu hình thành một số vùng tập trung có quy mô 1.500-2.000 ha ở Xuân Lộc, Thống Nhất. Những năm gần đây, diện tích bông ở Đồng Nai có xu hướng giảm. Năm 1998 đạt 6627 ha, năm 1999 Đồng Nai 3.395 ha, đến năm 2000 còn 1.325 ha. Nguyên nhân do tình hình giá cả tiêu thụ bông xơ giảm sút, công tác thu mua khó khăn do phải nâng cao chất lượng. Đồng Nai, năng suất bình quân đã đạt trên 10 tạ/ha. Ba huyện Xuân Lộc, Thống Nhất, Vĩnh Long bình quân năng suất đã đạt gần 12 tạ/ha trong những năm gần đây, nhiều gia đình nông dân đã đạt 27-30 tạ /ha. Về sản lượng bông chủ yếu tập trung ở Đồng Nai và Đắk Lắk, sản lượng bông của hai tỉnh này chiếm trên 70% tổng sản lượng bông của cả nước Bà Rịa Vũng Tàu: Bông được trồng chủ yếu ở hai huyện Châu Đức và Xuyên Mộc. Diện tích bông ở Bà Rịa Vũng Tàu cũng có xu hướng giảm trong những năm gần đây, năm 1998 đạt 1800 ha, năm 1999 và 2000 đều đạt diện 1100 ha. Tuy nhiên năng suất bông của tỉnh có chiều hướng tăng do áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, canh tác, thời vụ… Bình Phước: Bông được trông chủ yếu ở các huyện: Bình Long, Léc Ninh, Phước Long, Đồng Phú và Bù Đăng. Bông ở đây được trồng xen kẽ và diện tích Ýt so với các tỉnh trong vùng. Tuy nhiên, diện tích bông ở Bình Phước từ năm 1996 đến nay có xu hướng tăng : Bảng 7: Diện tích trồng bông ở nước ta trong những năm gần đây. Năm Diện tích (ha) 1996 140 1997 307 1998 860 2000 700 2001 745 (Nguồn: Viện quy hoạch và TKNN) Nguyên nhân chủ yếu làm tăng diện tích là do thay đổi các cơ cấu giống bông, 90% diện tích được trồng với giống bông VN35, là giống kháng rầy.Về năng suất và sản lượng cũng không tăng lên qua các năm. Năm 1997 đạt 7,56 tạ/ha, năm 2000 đã đạt được là 12,05 tạ /ha, nhờ có những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật. Khẳng định tỉnh Bình Phước có thể phát triển cây bông, góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu nguyên liệu bông xơ trong nước. Vùng Đông Nam Bộ hầu hết bông trồng luân canh trên đất trồng bắp vụ 1 và xen canh với cây đậu nành vào vụ 2, năng suất tương đối ổn định 1-1,2 tấn bông hạt /ha. Các vùng đất đỏ, đất nâu đen, sỏi cơm trồng bông rất thích hợp diện tích này còn rất lớn, đang trồng bắp vụ 1 hơn 30.000 ha có thể trồng bông vào vụ 2. Tiềm năng của vùng này về đất trồng bông còn rất lớn, nếu chọn dùng đất vụ 1để trồng bắp và vụ 2 để trồng bông thì có thể đưa diện tích lên 40.000- 50.000 ha mà không cần tranh chấp với cây trồng khác. - Vùng Duyên Hải Nam Trung Bé Bông ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chủ yếu tập trung ở nam Bình Thuận (Đức Linh, Hàm Thuận Bắc). Năm 1998, diện tích bông ở Bình Thuận đat 2266 ha, năm 2000 đạt 2600 ha. Ngoài phương thức trồng như ở vùng Đông Nam Bộ, còn có thể trồng xen canh trong vườn cây cao su mới trồng trong thời giai cao su chưa khép tán hoặc xen canh với đậu vụ 1. Vùng này hiện nay bông trồng nhờ nước trời năng suất chỉ đạt khoảng 8-10 tạ /ha (vụ bông 1999 –2000 ) do vùng này có lượng mưa, khô hạn. Tuy nhiên so với các loại cây trồng khác trồng vụ hai thì hiệu quả kinh tế cây bông cao hơn rõ rệt. Tiềm năng đất đai vùng này cũng còn rất lớn. Phía bắc tỉnh Bình Thuận trở ra sử dụng nước tưới của các công trình thuỷ lợi để trồng bông. Có tưới bổ xung vào vụ mưa thì có thể tạo thành những vùng bông tập trung có năng suất cao 2,0-2,5 tấn/ha, và có thể trồng bông có chất lượng xơ cao. Tỉnh NinhThuận cây bông trồng rất phân tán, xen kẽ và diện tích Ýt. Năm 1998 đạt 1338 ha, năm 2000 giảm xuống còn 700 ha. Năng suất bông ở tỉnh NinhThuận chưa cao do đất đai và khí hậu, thời tiết vụ mưa không thuận lợi, nhưng với năng suất từ 8-10 tạ/ha thì cây bông vẫn có hiệu quả kinh tế cao hơn, ổn định hơn các loại cây trồng khác. Tỉnh PhúYên: Sông Hinh, Sơn Hoà, Tuy An, Tuy Hoà(thị xã Tuy Hoà), Xuân Hoà, Đồng Xuân,Sông Cầu. Diện tích bông toàn tỉnh có tưới ở vụ đông xuân là 600 ha, nhờ nước trời vụ mưa là 1500- 2000 ha (năm 2000). - Vùng Tây Nguyên Bông chủ yếu trồng tập trung ở tỉnh Đắk Lắk, một phần phía nam tỉnh Gia Lai và phía nam tỉnh Lâm Đồng là vùng tiềm năng đất đai còn rất lớn, năng suất bông tương đối cao và ổn điịnh hơn so với các vùng khác. Hiện tại bông mới được trồng ở một số huyện ở tỉnh Đắk Lắk như huyện: Cư Jut, Buôn Đôn…Năm 1998 diện tích bông trong toàn tỉnh đạt 6673 ha, đến năm 2000 tăng lên là 9138 ha. Cây bông mới được trồng ở tỉnh Đắk Lắk vài năm trở lại đây nhưng phát triển rất nhanh nhờ có năng suất khá và ổn định do thay đổi cơ cấu giống nên năng suất toàn tỉnh đã đạt trên 11,5 tạ /ha (niên vụ 1999 -2000). Có những vùng cho năng suất cao (CưJut ), do tiềm năng đất bazan, đất nâu đen rất tốt và phù hợp với cây bông. Ở huyện CưJut (năm 1999) diện tích có 3202 ha bông, năng suất bình quân 17 tạ/ha và năm 2000 có diện tích là 3607 ha có khả năng cho năng suất 15,3 tạ/ha. Có nhiều xã, với hàng trăm héc ta bông, từ năm 1998 trở lại đây đều đạt năng suất từ 22-26 tạ/ha. Tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai là vùng có tiềm năng về đất đai và thời tiết khí hậu thích hợp nên đã phát triển nhanh với diện tích lớn. Cây bông trồng xen với đậu vào vụ 2 cho hiệu quả cao và không cạnh tranh với cây trồng khác. Ở tỉnh Gia Lai, năm 1999 diện tích bông có 82 ha, năm 2000, diện tích bông tăng gấp 10 lần đạt 823 ha do thay đổi giống bông, chủ yếu trồng bằng giống bông lai F1 năng suất cao, đạt khoảng 11,5 tạ/ha (niên vụ 1999-2000). Trong những năm tới, tập trung phát triển bông ở vùng Tây Nguyên sẽ tạo ra khối lượng hàng hoá lớn. - Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Năm 1990 đến năm 1991 bông được trồng thử ở nông trường Đông Hải (Bạc Liêu), nông trường Trần Văn Thời (Cà Mau) một phần ở An Giang mỗi năm không quá 50 ha. Diện tích bông cao nhất vào năm 1992 với 119 ha (riêng ở An Giang 112 ha) nhưng năng suất bình quân chưa đạt 5 tạ/ha. Diện tích bông năm 1993 chỉ còn lại hơn 36 ha ở An Giang, năng suất 4 tạ/ha. Năm 1994, diện tích bông được gieo là 80 ha (ở An Giang 70 ha), sản lượng thu được 74 tấn, năng suất bình quân 9,2 tạ/ha . Năm 1995 diện tích gieo trồng là 118 ha (ở An Giang và 38 ha ở Kiên Giang). Sản lượng thu được 49 tấn, năng suất bình quân 4,1 tạ/ha. Từ năm 1996 đến nay, bông được trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng lúa trọng điểm trong chương trình lương thực –thực phẩm của nhà nước. Do vậy, trong những năm qua, bông chưa được phát triển ở Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng hiện nay việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, cây bông có thời cơ góp phần vào chủ trương thay thế một phần diện tích sản xuất lúa hiện nay. Tóm lại : +Về diện của cả 4 vùng (chủ yếu 3 vùng Đông Nam Bộ, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ): Năm 1994 diện tích của 4 vùng có 7690 ha bông công nghiệp, 3 năm liên tục (1995,1996,1997)diện tích bông cầm chừng trên dưới 11000 ha. Năm 2000 đã đạt được 17000 ha, tăng 65% so với năm 1997. Nguyên nhân chủ yếu làm tăng nhanh diện tích do thay đổi cơ cấu giống bông (86% được trồng bởi giống bông lai F1 năng suất cao được sản xuất trong vùng). +Về năng suất :năng suất bông trong các vùng không ngừng tăng lên, từ 5,67 tạ/ha trong năm 1994 đã tăng lên 10 tạ/ha trong năm 2000. +Về sản lượng: nhìn chung trong 5 năm tổng kết, sản lượng bông không ngừng tăng lên so với năm 1994, sản lượng bông năm 1997 tăng 2,5 lần, năm 2000 sản lượng bông tăng khoảng 70% so với năm 1997. Bảng 8:Diện tích năng suất sản lượng bông qua các năm 1994 -2000. Chỉ tiêu Tổng sè Đông nam bé Nam trung bé Tây Nguyên ĐBSCL ĐồngNai Bình Phước BR-VT Ninh Thuận Bình Thuận Đắk Lắk Gia Lai An Giang 1.Diện tích(ha) 1994 7.610 4.766 400 - 1.648 - 976 70 1995 11.640 6.384 706 - 2.350 - 2.200 80 1996 10.774 5.293 140 1.700 1.818 410 1.413 - - 1997 11.245 5.942 307 600 601 1.100 2.695 - - 1998 19.694 6.627 860 1.800 1.338 2.666 6.673 - - 1999 15.823 3.395 611 1.100 1.600 1.800 7.235 82 - 2000 16.596 1.325 700 1.100 700 2.600 9.138 833 - 2.Năng Suất(ta/ha.) 1994 5,67 5,43 4,65 - 6,68 - 5,77 - 8,8 1995 7,21 8,11 3,02 - 7,23 - 5,91 - 3,9 1996 6,20 7,37 5,57 6,47 1,75 6,10 6,96 - - 1997 9,62 9,83 7,56 15,0 6,06 6,93 10,10 - - 1998 9,75 10,56 10,00 8,33 6,73 8,25 10,5 - - 1999 10,0 10,5 10,0 11,8 6,5 8,9 11,5 11,5 - 2000 11,15 11,5 12,05 11,8 11,4 10,4 10,46 10,46 - 3. Sản lượng bông hạt(tấn) 1994 4.315 2.586 186 - 980 - 984 - 61,43 1995 8.390 5.177 213 - 1.700 - 2.723 - 31,5 1996 6.660 3.902 106 1.100 318 250 7000 1997 10.820 5.839 223 900 364 762 10.240 1998 22.020 7.000 860 1.500 900 2.200 9.560 1999 16.531 3.565 611 1.298 1.040 1.608 8.320 95 2000 18.596 1.521 1.643 1.300 800 2.700 9.558 871 (Nguồn: Vô quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNN). 2. Tình hình thu mua chế biến tiêu thụ. 2.1. Thu mua bông. Trong điều kiện yêu cầu chất lượng bông xơ của nhà máy dệt sợi cao, vì vậy trong công tác thu mua nguyên liệu đầu vào cần phải chuẩn hoá lại chất lượng như độ Èm, phân loại rõ ràng… Từ năm 1999 đến nay, công ty bông trung ương và các địa phương đã đặt ra tiêu chuẩn bông thô và phải được phân loại riêng bông trắng tốt và bông vàng đen và sẽ đảm bảo thu mua hết các loại bông cho nông dân. Việc đưa máy đo độ Èm xuống tất cả các điểm thu mua vụ bông 2000 – 2001 khẳng định quyết tâm của công ty bông mong muốn có một vụ bông thu mua tốt để lấy lòng tin của nhân dân đặc biệt trong khâu thu mua. Công ty vay vốn cho thu mua đảm bảo thanh toán tiền mặt đầy đủ cho dân khi bán bông không để xảy ra mua thiếu của dân. Đến nay công ty bông Đồng Nai đã mua được 520 tấn và công ty bông trung ương đã thu mua được trên 15 nghìn tấn bông hạt chế biến (vụ bông 2000 - 2001). Năm 1999 và năm 2000 công ty bông TW và các địa phương đã cố gắng thu mua phần lớn sản lượng bông hạt theo các hợp đồng đã ký đầu vụ với giá 5200 đồng/kg vào năm 1999, 5500 đồng/kg vào năm 2000, 5800 đồng/kg vào năm 2001, bảo hiểm cho nông dân yên tâm sản xuất. 2.2. Chế biến bông. Trồng được bông hạt tốt mà chế biến bông xơ không tốt thì cũng không đảm bảo được chất lượng bông xơ. Vì sau khi thu hoạch bông hạt đem vào sơ chế, đóng kiện, bông hạt sau khi thu mua phải chế biến ngay càng sớm càng tốt để giữ chất lượng sợi Ýt thay đổi, hạn chế kho chứa nguyên liệu. Thực trạng của công nghiệp chế biến bông xơ ngành công nghiệp bông tính đến năm 2001 năng lực chế biến bông xơ toàn ngành hiện có là 82 máy với tổng công suất 250 tấn/ngày, trong đó của công ty bông Việt Nam khoảng 200 tấn/ngày. Thời gian qua, Nhà nước mới chỉ phê duyệt một số dự án đầu tư xây dựng cơ sở chế biến bông vừa và tương đối lớn ở Đồng Nai, Đăk Lăk, Ninh Thuận, với các thiết bị nhập của Mỹ, Ên Độ… các thiết bị này tương đối khá, chất lượng bông xơ cao, dây truyền khép kín nên không bụi. Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ và xây lắp do đó bông xơ đạt chất lượng bông cấp 1 Việt Nam tương đương bông nhập khẩu, nâng được tỷ lệ xơ từ 32 đến 35% như trước đây lên tới 37 đến 40% như hiện nay góp phần hạ giá thành sản phẩm, nâng cao uy tín. Số thiết bị này chiếm khoảng trên 45% tổng công suất cán bông toàn ngành. Số còn lại nhà máy nhập của Trung Quốc từ vài trục năm hoặc trong nước cải tiến từ các mẫu máy nhập khẩu. Số mày này, có công suất nhỏ từ 2 tạ đến 1 tấn bông hạt/1 ca/ máy. Máy nhỏ ưu điểm là giá thành rẻ dễ di chuyển đến các vùng có sẵn nguyên vật liệu, nhưng chất lượng bông cán ra không cao lẫn nhiều tạp chất bụi bặm cho công nhân. Thông thường, vụ cán bông chỉ kéo dài trong 3 tháng vì bông cồng kềnh tốn diện tích kho bãi dễ cháy và dễ xuống phẩm chất. Với sản lượng gần 20 nghìn tấn bông hạt như năm 1998 đã phải cán trong vòng hơn 4 tháng. 2.3. Tiêu thụ bông xơ trong nước. Thị trường tiêu thụ bông xơ và các sản phẩm của bông trong nước là rất lớn. Hiện nay nước ta có khoảng trên 20 nhà máy kéo sợi, trong đó có gần 10 nhà máy kéo sợi được trang bị máy móc hiện đại có công suất lớn từ 25 đến 50 ngàn cọc sợi nâng tổng số trong nước lên gần 1 triệu cọc, để đáp ứng đủ bông xơ pha chế kéo sợi cần khoảng 60 ngìn đến 70 ngìn tấn trên năm. Mức tăng trưởng của ngành dệt may bình quân hàng năm là 14%, cho nên thị trường bông xơ trong nước còn rất lớn, ổn định và lâu dài. Hiện nay lượng bông xơ trong nước chỉ đáp ứng 10% nhu cầu số còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài. 2.4.Chất lượng xơ bông. Đối chiếu với các thang bậc đánh giá chất lượng xơ theo các thiết bị phân tích khác nhau tại phân viện Dệt - May, trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố và xí nghiệp dệt - công ty 28, thì các giống bông đang sản xuất hiện nay(trừ các giống bông cỏ) đều có chất lượng xơ tốt ở tất cả các chỉ tiêu, tương đương với bông cấ 1 (TCVN) Tuy nhiên, chất lượng hàng hoá còn nhièu khiếm khuyết do những nguyên nhân sau: - Trong khâu phân loại bông nở trắng nên màu bông không đều. Ơ một số nơi nông dân mới trồng bong chưa quen với việc thu hoạch, thu quả chưa nở hết, thậm chí hái cả quả bông, làm bông Èm, dễ chuyển màu và tăng tạp chất. - Về dông cụ thu bông, nhiều nơi còn dùng bao PP cũ hoặc buộc vào dây nilon, làm lẫn với bông khi chế biến. - Tình trạng tranh mua tranh bán giữa các tư thương với các doang nghiệp tổ chức sản xuất với đầu tư cho nông dân, thậm chí giữa các doanh nghiệp với nhau mâu thuẫn với việc nâng cao chất lượng bông hạt. - Thiết bị cán bông còn lạc hậu, thiếu đồng bộ. 3. Hiệu quả kinh tế việc trồng bông. 3.1. Tại Đăk lak. - Nếu trồng bắp lai vô 1, trồng bắp lai vô 2, thu nhập bông trên 1 ha gieo trồng là 6,03 triệu đồng, gấp 2,1 lần so với vụ trồng bắp, với thu nhập 2,86 triệu đồng và 1,13 lần so với trồng đậu vụ 2: là 5,32 triệu đồng. Thu nhập ngày công làm bông bình quân gần 40 ngìn đồng. - Nếu trồng đậu vụ 1, trồng bông vụ 2, thu nhập từ bông trên 1 ha là 8,86 triệu đồng bằng 3,1 lần so với trồng bắp vụ 2 và 1,66 lần so với trồng đậu vụ 2. Thu nhập ngày công bình quân là 65,44 nghìn đồng. - Ở mô hình thâm canh, số hộ trồng bông đạt năng suất bông từ 16 đến 20 tạ trên 1 ha có thu nhập bình quân 6,63 đến 7,75 triệu/ha, lãi từ 4,52 đến 5,86 triệu đồng trên ha. Số hộ đạt năng suất 20 đến 30 tạ/ha có thu nhập bình quân 9,52 triệu, lãi 7,3 triệu/ha. Dưới đây là kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu bông Nha Hố vụ bông năm 2001 trên các mô hình thâm canh tại Đăk lăk. Bảng 9: Hiệu quả kinh tế trên các mô hình thâm canh bông tại Đăk lăk năm 2001/ha. Đơn vị: 1000đồng Chỉ tiêu Bông xen đậu tương Bông xen ngô Bông sản xuất của nông dân Tổng chi 5.960 6.212 2.950 - Làm đất 620 420 300 - Công gieo 300 360 180 -Bón phân làm cỏ 600 600 600 - Phun thuốc 60 60 - - Công bắt sâu 150 150 - - Thu hoạch 1.800 1.320 600 - Giống bông 390 390 400 - Giống ngô - 152 - - Giống đậu tương 250 - - - Phân bón 1.700 1.700 870 - Thuốc BVTV 90 90 - Tổng thu 12.460 9.026 5.335 - Bông 9.460 7.106 5.335 - Ngô - 1.920 - - Đậu tương 3.000 - - Lợi nhuận 6.500 2.814 2.385 Ghi chó: Năng suất bông mô hình xen đậu tương: 17,2 tạ bông hạt/ha. Năng suất đậu tương trong mô hình xen bông:7,5 tạ/ha. Năng suất bông mô hình xen ngô: 12,92 tạ bông hạt/ha. Năng suất ngô trong mô hình xen bông: 16 tạ/ ha. Năng suất bông thuần của nông dân: 9,7 tạ/ha. Giá: Bông: 5.800 đồng/kg. Đậu tương: 4.000 đồng/kg Ngô: 1.200 đồng/kg. (Nguồn Vô quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT) So sánh ruộng sản xuất bông đại trà và ruộng mô hình thâm canh bông cho thấy các chỉ tiêu của ruộng sản xuất bông đại trà đều thấp hơn so với ruộng bông mô hình. Chứng tỏ người nông dân còn mang tính quảng canh chưa thực hiện được chế đọ thâm canh tăng năng suất. Bảng 10: So sánh hiệu quả kinh tế của ruộng mô hình với ruộng đại trà bông trên 1 ha Chỉ tiêu Ruộng bông mô hình Ruộng bông đại trà Số lượng(kg) Thành tiền(đồng) Số lượng(kg) Thành tiền(đồng) I.Đầu tư vật tư 10.978.000 8.156.000 1.Giống 3,1 403.000 3,1 403.000 2.Phân bón 1.550.000 807.000 - NPK 200 208.000 150 408.000 - Lân 200 220.000 - U rê 100 225.000 50 110.000 - SA 150 161.000 100 150.000 - KCL 70 72.000 50 115.000 - VCC 3 120.000 1 24.000 - KNO3 10 3.Thuốc BVTV 436.000 168.000 - Monceren 0,8 176.000 0,4 88.000 - Divixin 0,3 180.000 - Admire 0,4 80.000 0,4 80.000 4.Công làm 220(công) 3.300.000 180(công) 2.700.000 5.Tổng chi 5.689.000 4.078.000 II.Tổng thu 2.270 16.804.000 1.310 10.812.000 III.Lợi nhuận 5.826.000 2.656.000 (Nguồn Vô quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT ) So sánh hiệu quả kinh tế cây bông trồng ở mô hình và ruộng đại trà trên diện tích 1 ha lãi chênh lệch là 3.381.000 đồng. Với kết quả nàycho thấy trên một diện tích canh tác thâm canh bông bao giờ cũng tốt hơn canh tác quảng canh. 3.2. Tại Đồng Nai. Nếu trồng bắp lai hay đậu vụ 1, trồng bông vụ 2, đều cho thu nhập bình quân 6,4 triệu đồng, bằng 1,5 lần so với bắp vụ 2 và 1,7 lần so với đậu vụ 2. Thu nhập ngày công bình quân từ 37,120 đến 46,42 ngìn đồng. Ở mô hình thâm canh, số hộ đạt năng suất bông 16 đến 20 tạ trên 1 ha, lãi 4,8 triệu đồng trên 1 ha và năng suất bông đạt 20 tạ/ ha, lãi 6,3 triệu đồng. 3.3. Tại Ninh Thuận. Bảng 11:Hiệu quả kinh tế trên các mô hình thâm canh bông tại Nha Hố trên 1 ha. Đơn vị: 1000 đồng. Chỉ tiêu Bông xen đậu xanh Bông hàng khép xen đậu xanh (1/2) Bông xen ngô (1/1) Tổng chi 8.534,8 9.377,3 10.158,8 - Thu cố định 4.584,8 4.584,8 4.584,8 - Công chăm sóc 1.050,0 1.125,0 1.050,0 - Công thu hoạch 1.242,5 1.369,0 1.180,0 - Phân bón 1.265,5 1.954,0 2.903,5 - Thuốc BVTV 345,0 345,0 440,0 Tổng thu 15.740,0 17.130,0 14.730,0 - Bông 14.190,0 15.730,0 10.230,0 - Ngô 4.500,0 - Đậu xanh 1.550,0 1.400,0 Lợi nhuận 7.205,2 7.753,7 4.572,2 (Nguồn Vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT) Từ bảng số liệu trên ta thấy tại Ninh Thuận mô hình thâm canh bông( Bông hàng khép xen đậu xanh 1/2) là hiệu quả nhất nhưng theo mô hình bông xen đậu xanh thì tổng vốn đầu tư cho mét ha là thấp nhất nhưng lợi nhuận cũng không kém mô hình bông hàng khép xen đậu xanh 1/2 là bao nhiêu vì thế ta có thể lựa chọn cả hai mô hình tuỳ theo từng điều kiện nhất định của các hộ gia đình. 3.4. Tại Cần Thơ. Vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, công ty bông Việt Nam đã thực hiện mô hình khuyến nông 4 ha tại huyện Phụng Hiệp. Kết quả cho thấy: - Tổng chi phí cho 1 ha bông: 5.845,09 ngàn đồng + chi phí vật tư: 2.893,09 ngàn đồng. + Chi phí lao động: 2.952,00 ngàn đồng. - Tổng thu cho 1 ha bông: 14.542,00 ngàn đồng(năng suất bình quân là 26,4 tạ/ha, giá bông hạt là 5.500đồng/1kg). - Thu nhập lãi cộng với công lao động: 11.648,91 ngàn đồng. - Lãi ròng /1 ha bông có lãi: 8.696,91 ngàn đồng. Nếu năng suất bình quân trong sản xuất đại trà đạt 20 tạ/ha, dự tính lãi ròng thu được gần 6 triệu đồng/ha. Như vậy việc trồng bông vụ đông xuân có lợi nhuận cao hơn nhiều so với loại cây trồng khác. 3.5. Tại Sóc Trăng. Gieo 0,9 ha trên đất màu tại P10, thị xã Sóc Trăng. Năng suất bình quân 19,9 tạ/ha thu nhập 7.908,82 ngàn đồng và lãi ròng là 5.100,82 ngàn đồng. 4. Đánh giá chung. Với những tiến bộ kỹ thuật về những giống lai, BVTV kỹ thuật canh tác, bố trí vùng sản xuất bông thích hợp diện tích bông công nghiệp đã không ngừng được mở rộng chủ yếu là 3 vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, sản lượng ngày càng tăng đã đáp ứng được 10 đến 15% nguyên liệu cho công nghiệp dệt. Trong 5 năm qua tốc độ tăng bình quân của sản xuất bông là 16%/năm cả về diện tích về sản lượng. Dưới đây là những thuận lợi và hạn chế về việc phát triển bông nước ta. 4.1. Thuận lợi. - Thị trường tiêu thụ bông xơ trong nước lớn và tương đối ổn định ngày càng tăng về số lượng. Đây là điều kiện rất quan trọng để mở rộng diện tích bông. Nừu chỉ thay thế bông nhập khẩu thì mặc dù có phát triển nhanh thì cũng phải mất hàng chục năm nữa ngành bông mới có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ bông. Nhà nước rất quan tâm đầu tư phát triển ngành bông hiện nay cũng như trong tương lai. - Khoa học kỹ thuật: đã nghiên cứu và sản xuất được hạt giống lai F1 đưa vào sản xuất với ưu thế năng suất cao, chống chịu được với các loài sâu bệnh chủ yếu hại bông, đưa cây bông có thể cạnh tranh với cây trồng khác. Đây là điều kiện quan trọng nhất để phát triển ngành bông. Chương trình này đang được tích cực triển khai và nghiên cứu tạo ra giống bông tốt trồng vụ khô có tưới. - Về BVTV và kỹ thuật canh tác: Ngoài việc thành công tạo ra các giống kháng một số loại sâu bệnh và áp dụng kỹ thuật phòng trừ tổng hợp làm giảm số lần sử dụng thuốc trên 1 vô, do đó làm giảm chi phí phun thuốc sâu bệnh đảm bảo mức sản xuất bình thường. - Việc chuyển bông trồng vụ mưa thu hoạch vào mùa khô ở các vùng không tưới cũng là thành công lớn để mở rộng diện tích bông ở các vùng Ýt tưới và không tưới. Do vậy diện tích bông có thể tăng nhanh ở cả hai vùng có tưới và không tưới. - Đã xây dựng được hệ thống tổ chức quản lý sản xuất bông với 7 chi nhanh, 2 xí nghiệp dịch vụ và 20 trạm dịch vụ kỹ thuật ở các vùng trồng bông. Về tổ chức sản xuất xây dựng được mô hình từ hộ nông dân trồng bông – công ty cung cấp các dịch vụ kỹ thuật, khuyến nông bao tiêu sản phẩm với giá nông dân trồng bông có lãi, mua hết sản phẩm cho nông dân và làm cho nông dân yên tâm sản xuất. Bước đầu xây dựng được một số cơ sở chế biến và đã đang đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ thuật cán bộ quản lý cho ngành bông. 4.2. Những hạn chế. - Điều kiện tự nhiên: Nước ta không nằm trong vùng thuận lợi để phát triển trồng bông với quy mô tập trung. Ruộng đất Ýt, lại phân tán, khó có thể cơ giới hoá cao trong việc trồng và chế biến bông. Việc thu mua, phân loại, nâng cao chất lượng bông khó hơn một số nước trồng bông khác. - Khả năng cạnh tranh: những vùng bông chính ở nước ta, cây bông phải cạnh tranh với nhiều loại cây trồng khác. nếu năng suất bông không cao, không hiệu quả kinh tế thì nông dân không trồng bông mà trồng các loại cây trồng khác. Tập quán trồng bông, kinh nghiệm của nông dân còn Ýt, nhiều vùng bông là cây trồng mới. - Hiện nay chóng ta chưa chủ động sản xuất đủ hạt giống lai cung cấp cho sản xuất. Vấn đề sâu bệnh đối với cây bông khi sản xuất bông ở những vùng lớn vẫn khó dự đoán đang cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu. Chương III. Quy hoạch và giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh cây bông trong giai đoạn 2002 – 2010. I - Quan điểm, phương hướng và mục tiêu phát triển. 1. Mục tiêu phát triển. - Trồng được 230 ngàn ha bông, năng suất bình quân trên 22 tạ/ha bông hạt với sản lượng gần 500 ngàn tấn bông hạt tương đương 180 ngàn tấn bông xơ đáp ứng khoảng 70% yêu cầu nguyên liệu bông xơ cho ngành dệt, thay thế dần bông nhập khẩu, tiến tới tự túc nguyên liệu từ nguồn sản xuất trong nước. - Khai thác sản phẩm phụ bằng công nghệ hiện đại, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến khai thác như: dầu thực vật, chế biến thức ăn gia súc, phân bón. Đến năm 2010 đã đạt được khoảng 30 ngàn tấn dầu, hơn 200 tấn dầu khô. - Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trông nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp giải quyết khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân. - Góp phần thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo của chính phủ (cây bông phát triển nhanh ở vùng sâu, vùng xa, Ýt đầu tư, hiệu quả nhanh, tận dụng sức lao động nhẹ, tạo việc làm cho khoảng 350 ngìn người lao động), thực hiện chương trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. 2. Quan điểm về phương hướng quy hoạch và phát triển. Định hướng phát triển bông công nghiệp ở Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ, và Đồng Bằng Sông Cửu Long để đáp ứng được nhu cầu cung cấp nguyên liệu bông xơ cho công nghiệp dệt và khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu, đất đai nguồn nước và lao động của 3 vùng này. Do vậy nhất thiết phải được xây dựng trên những cơ sở quan điểm đúng đắn phù hợp quan điểm chung. Những quan điểm này được coi như những nền tảng, tư tưởng chỉ đạo việc xây dựng định hướng phát triển cây bông công nghiệp. 2.1. Phát huy cao độ lợi thế so sánh thị trường trong xu thế ngành dệt may. Ngày càng mở rộng thị trường mới và tăng quy mô xuất khẩu để phát triển trồng bông với tốc độ cao nhất với những bước đi chắn chắn và phát triển bền vững, có sự linh hoạt trong từng giai đoạn, phù hợp với những tiến bộ kỹ thuật về cây bông, đem lại hiệu quả cho người trồng bông và lợi Ých cho Nhà nước. Những nhu cầu cấp bách đặt ra cho Nhà nước ta là phải phát triển vùng trồng bông để từng bước giải quyết nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt, thay thế hàng nhập khẩu tiến tới xuất khẩu. Trước mắt ngành bông rất cần lượng vốn đầu tư và Nhà nước cũng cần đầu tư cho ngành kể cả vốn ngoại tệ để ngành bông có đủ điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phát triển sản xuất bông trên quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm bông xơ đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt. Qua nhiều năm sản xuất bông vải, đến nay có thể nói trên địa bàn của 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ,Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được nông dân và các cấp lãnh đạo chính quyền đánh giá cây bông là cây trồng có hiệu qủa kinh tế cao. Để phát triển bông vải với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững tạo tiền để thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng tốc mở rộng diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng bông xơ trong những năm tới. Ngoài những vấn đề chủ trương chính sách, vấn đề khoa học kỹ thuật trong sản xuất, công nghệ chế biến, tổ chức sản xuất đến thị trường tiêu thụ, giá thành, giá cả là rất cần thiết. 2.2. Phát triển bông hàng hoá đơn vị cơ bản là hộ nông dân ở các vùng. Tạo nên các vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo quy hoạch đã được duyệt, cung cấp bông xơ ổn định cho các nhà máy dệt. Ở đây, người sản xuất bông là chủ thể sản xuất. Quan điểm này làm tri thức, kinh nghiệm và trình độ sản xuất của người trồng bông càng phong phú, thông tin về giá cả thị trường được nhanh chóng và chuẩn xác. Hình thành vùng sản xuất bông tập trung 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long phải quán triệt đầy đủ các vấn đề đặt ra có tính kiên quyết cho sự phát triển của sản xuất hàng hoá đó là sản xuất với chủng loại gì, chế biến bông như thế nào, tiêu thụ bông vải ở đâu. Căn cứ vào yêu cầu đó để tạo ra những vùng bông ổn định trong 4 vùng, có chất lượng càng cao và khối lượng sản phẩm ngày càng lớn cung cấp bông xơ ổn định cho các nhà máy dệt. Theo quan điểm hệ thống, bông là một bộ phận không thể tách rời nền kinh tế quốc dân. Do vậy, phát triển vùng sản xuất bông hàng hoá tập trung phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của đất nước. Với phương pháp phân tích lô gíc, bản thân sản xuất bông vải cũng là một hệ thống bao gồm nhiều công đoạn như: sản xuất – chế biến, thu mua – công nghiệp dệt, ở vùng sản xuất bông hàng hoá phải được bố trí tập trung thành những vùng sản xuất lớn phải tính toán đầy đủ toàn diện, phát triển đồng bộ các công đoạn trên theo lịch trình của sản xuất hàng hoá gắn nông nghiệp với công nghiệp và thị trường. Hình thành phát triển vùng sản xuất bông tập trung ở 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long theo kiểu sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải thâm canh cao, chuyên môn hoá kết hợp với kinh doanh tổng hợp và tham gia vào quá trình phân công lao động của toàn vùng. 2.3. Hình thành vùng sản xuất bông thâm canh cao trong điều kiện có tưới. Mặc dù cây bông có ưu thế cao trong hoàn cảnh bất lợi(khả năng kéo dài sinh trưởng phát triển khi mưa nhiều, khả năng chịu hạn do hệ rễ cọc…) nhưng theo những dự báo về khí tượng thì tính chất phức tạp của thời tiết ngày càng trầm trọng hơn. Vì vậy cần phải tìm những biện pháp ổn định hơn nhằm nâng cao năng suất cây trồng hơn. Đó là phải hình thành những vùng bông thâm canh cao trong điều kiện có tưới. Sản xuất bông trong điều kiện có tưới sẽ cho năng suất cao, từ 2 đến 3 tấn/ha, để làm được việc này phải nâng cao trình độ thâm canh của nông dân, phải có sự đầu tư hợp lý, đặc biệt là đầu tư về khoa học kỹ thuật, các công trình thuỷ lợi và chính những điểm này sẽ tác động đến sự phát triển bền vững và ổn định vốn có hiện nay của sản xuất bông. 2.4. Các đơn vị quốc doanh làm nhiệm vụ sản xuất hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật. Dịch vô hai đầu và chế biến bông xơ. Khuyến khích nông dân, các thành phần kinh tế khác, tạo điều kiện để nông dân tham gia mua cổ phần, góp vốn, ký hợp đồng kinh tế…Nhằm gắn liền quyền lợi của người trồng bông với các nhà máy chế biến. 2.5. Quan điểm về sử dụng đầy đủ nguồn lao động trong nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. 2.6. Quan điểm quy hoạch phải đi đôi với điều kiện tự nhiên, với chế biến, với cơ sở hạ tầng và đặc biệt với thuỷ lợi. 2.7. Quan điểm sản xuất dựa trên tăng quy mô, năng suất, tăng chất lượng bông và hạ giá thành. II. Xây dựng quy hoạch các lĩnh vực cho từng vùng. 1. Xây dựng quy hoạch bố trí sử dụng đất. Đưa cây bông vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng bông ở nhiều vùng có điều kiện thích hợp, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo nghị quyết 09/2000 của TTCP về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đối với cây bông tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên yêu cầu canh tác, yêu cầu về khí hậu đất đai. Kết quả phân tích đánh giá qua các số liệu sẵn có và khảo sát thực địa đất đai phù hợp cho cây bông phát triển ở các tỉnh trong 5 vùng có khác nhau. Kết quả trên là cơ sở chủ yếu để bố trí sử dụng đất trồng bông cho vùng Đông Nam Bộ,Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long từ nay đến năm 2010 quy mô phát triển bông ở 4 vùng trên như sau: 1.1. Vùng Tây Nguyên Khả năng đất thích hợp và rất thích hợp cho trồng bông trong vùng là 496.900 ha. Năm 2005 có thể đưa lên 25.000 ha. Năm 2010 đưa lên 40.000ha. vùng này có những thuận lợi và khó khăn sau: Chuyển 5.000 ha diện tích dự kiến bố trí sản xuất lúa xuân sang trồng bông, có thể chuyển 1.000 ha đất trồng cạn vùng thấp có khả năng giải quyết nước tưới sang trồng bông. Tăng vụ trên đất trồng cạn ngắn ngày 15.000 ha và chuyển 9.000 ha đất trồng đậu tương, đậu xanh, ngô… vụ 2 sang trồng bông. Thuận lợi: - Tiềm năng đất còn rất lớn, trồng bông thuần hay trồng xen canh với cây trồng khác ở hai vô cho hiệu quả cao và không cạnh tranh đất với các loại cây trồng khác. - Năng suất bông cao. Khó khăn: - Chủ yếu trồng bông nhờ nước trời chiếm khoảng 90% diện tich, chất lượng Ýt ổn định. - Hạ tầng cơ sở kém, đặc biệt hệ thống giao thông đến các huyện, xã ở nông thôn và đến các buôn làng bà con dân tộc. - Chưa có quy hoạch phát triển vùng bông (mới có quy hoạch vùng bông Đak lak và Gia Lai). Những vấn đề cần giải quyết: - Đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đến các thôn xã trồng bông. - Có các chính sách ưu đãi cho nông dân trồng bông đặc biệt là bà con dân tộc. 1.2. Vùng Đông Nam Bé. Quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho trồng bông là 1.609.500ha phấn đấu năm 2005 đưa lên 15.000 ha và năm 2010 là 35.000 ha. Chuyển 8.500 ha đất trồng lúa vụ Đông Xuân sang trồng bông (tập trung chủ yếu ở Xuân Lộc, Đồng Nai, Xuyên Mộc, Long Đất…) Chuyển 1.500 ha đất cây trồng cạn có khả năng giải quyết nước tưới sang trồng bông (tập trung chủ yếu ở Xuân Lộc, Đồng Nai, Long Đất và Bà Rịa Vũng Tàu) Chuyển 10.000 ha đất cây trồng cạn vụ 2: Đậu xanh, Đậu tương, ngô sang trồng bông. Thuận lợi: - Quỹ đất thích hợp cho trồng bông là rất lớn. - Gần các trung tâm công nghiệp, hạ tầng cơ sở tương đối tốt. Khó khăn: - Phần lớn diện tích trồng bông vào mùa mưa nhờ nước trời chiếm khoảng 67% diện tích, nhưng gần đây thời tiết khí hậu không ổn định ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng bông. - Ảnh hưởng của việc đô thị hoá, công nghiệp hoá làm thiếu lực lượng lao động trẻ cho việc trồng bông. - So với các cây trồng khác thì đất trồng giành cho trồng bông xấu hơn nên ảnh hưởng đến năng suất bông. - Do có nhiều đơn vị tổ chức sản xuất bông, nên thiếu thống nhất về chính sách đầu tư cho nông dân, xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán trong những năm thuận lợi, còn những năm không thuận lợi thì gây ra khó khăn cho nông dân trong việc tiêu thụ bông. Những vấn đề cần giải quyết: - Quy hoạch lại vùng bông và giành đất thích hợp để trồng bông. - Đưa các đơn vị sản xuất bông vào một hệ thống tổ chức thống nhất và hiệu quả kinh tế cây bông. 1.3.Vùng Duyên Hải Nam Trung Bé. Quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho việc trồng bông là 246.200 ha phấn đấu đến năm 2005 đưa lên 35.000 ha và năm 2010 là 75.000 ha. Chuyển 42.000ha lúa đông xuân trên chân đất cao, vùng cao khó khăn về nước tưới sang trồng bông. Chuyển 9.200 ha đất màu cây công nghiệp ngắn ngày ở vùng đất thấp có điều kiện giải quyết nước tưới sang trồng bông. Chuyển 20.000 ha đất cây trồng cạn vùng đồi sang trồng bông vụ 2. Diện tích còn lại là mở rộng khai hoang tập trung chủ yếu tại Bình Thuận. Thuận lợi: - Điều kiện khí hậu, thích hợp cho việc trồng bông vụ khô. - Cây bông không chịu sự cạnh tranh gay gắt với các loại cây trồng khác. Khó khăn: - Hạ tầng cơ sở thiếu, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu. - Điều kiện thời tiết thất thường làm cho việc sản xuất bông vụ mưa không chủ động và thiếu ổn định, ở vùng này chủ yếu trồng bông cần nước tưới. Những vấn đề cần giải quyết: - Chuyển một số diện tích lúa nước, vụ xuân không chủ động nước, hiệu quả thấp sang trồng bông. - Xây dựng những vùng bông thâm canh có tưới năng suất cao, chất lượng tốt. 1.4.Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Có quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho cây trồng bông là 905.000 ha, năm 2005 đưa diện tích lên 40.000 ha và năm 2010 là 80.000 ha, chuyên canh có tưới để thay thế một số diện tích sản xuất lúa hiện nay. Chuyển 77.000 ha lúa đông xuân sang trồng bông, chuyển 3000 ha cây trồng cạn vụ 2 thuộc tỉnh An Giang sang trồng bông. Thuận lợi: - Việc xuất khẩu gạo hiện nay gặp nhiều khó khắn, cây bông có thời cơ góp phần vào chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong vùng. - Có thể trồng được bông vụ khô có tưới năng suất cao, chất lượng tốt. Khó khăn: - Vùng này chưa có quy hoạch để phát triển bông. - Điều kiện giao thông nông thôn khó khăn. - Nông dân chưa trồng bông. Những vấn đề cần giải quyết: - Phải quy hoạch ngay vùng bông Đồng Bằng Sông Cửu Long. - Đầu tư cơ sở hạ tầng đặc biệt là giao thông nông thôn. - Xây dựng các mô hình sản xuất bông để mở rộng ra sản xuất lớn. Cây bông có thể trồng thuần hoặc xen canh, gối vụ với các loại cây trồng khác như các loại đậu, bắp vụ 2, nên không tranh chấp đất đai với các loại cây trồng khác. Ngoài ra bông có thể trồng xen với các loại cây công nghiệp lâu năm trong giai đoạn chưa phát tán làm tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng đất. 1.5. Dự kiến về diện tích và năng suất bông ở nước ta giai đoạn 2001 - 2010. + Về diện tích trồng bông (Số liệu cụ thể được thể hiện trong Bảng 9) Bảng 12: Dự kiến diện tích trồng bông 2001-2010 Đơn vị tính: ha Stt Vùng, tỉnh 2001 - 2002 2005 2010 Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nướctrời I ĐNTB 7.700 3.500 4.200 35.000 25.350 9.650 75.000 51.200 23.800 1 Quảng Nam - - - 1000 1000 - 2000 2000 - 2 Quảng Ngãi 1.500 1.000 500 1.000 800 200 3.000 2.500 500 3 Bình Định 900 500 400 2.000 1.500 500 5.000 4000 1.000 4 Phú Yên 500 300 200 2.000 1.500 500 5.000 3.000 2.000 5 Khánh Hoà 400 200 200 2.000 1.500 500 5.000 3.000 2.000 6 Ninh Thuận 1.000 500 500 4.500 2.550 1.950 10.000 6.500 3.500 7 BìnhThuận 3.400 1.000 2.400 22.500 16.500 6.000 45.000 30.200 14.800 II TN 14.600 500 14.100 25.000 4.000 21.000 40.000 6.000 34.000 1 Kon Tum - - - 1.000 - 1.000 2.000 - 2000 2 Gia Lai 2050 500 1550 5000 2000 3000 10000 3000 7000 3 Đăk Lăk 12550 - 12550 18000 2000 16000 25000 3000 22000 4 Lâm Đồng - - - 1000 - 1.000 3.000 - 3.000 III ĐNB 7.700 600 7.100 15.000 6.000 9.000 35.000 10.000 25.000 1 Bình Phước 1.000 - 1000 3.500 - 3.500 10.000 - 10.000 2 Đồng Nai 5.200 500 4.700 8.000 3.000 5.000 15.000 5.000 10.000 3 BR-VT 1.500 100 1.400 3.500 3.000 500 10.000 5.000 5000 IV ĐBSCL 1.150 1.150 - 40.000 38.500 1.500 80.000 77.000 3.000 1 Đồng Tháp 150 150 - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 2 Vĩnh Long - - - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 3 Trà Vinh 150 150 - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 4 Bến Tre - - - 2.500 2.500 - 5.000 5.000 - 5 An Giang 150 150 - 7.500 6.000 1.500 15.000 12.000 3.000 6 Cần Thơ 600 600 - 7.500 7.500 - 15.000 15.000 - 7 Sóc Trăng 100 100 - 7.500 7.500 - 15.000 15.000 - Tổng 31.150 5.750 25.400 115.000 73.850 41.150 30.000 144.200 85.800 (Nguồn số liệu của vụ quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và PTNT) Qua bảng trên ta thấy trong tương lai diện tích trồng bông sẽ tiếp tục được mở rộng ở các tỉnh trong cả 4 vùng trồng bông chính của nước ta. Dự kiến năm 2001-2002 diện tích của cả nước chỉ là 31.150 ha trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 7.700 ha, Tây Nguyên là 14.600 ha, Đông Nam Bộ là 7.700 ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long là 1.150 ha. Nhưng dự kiến đến năm 2010 cả nước là 300.000 ha trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ là 75.000 ha, vùng Tây Nguyên là 40.000 ha, vùng Đông Nam Bộ là 35.000 ha, vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long là 80.000 ha. Bảng 13: Dự kiến năng suất bông năm 2001-2010. Đơn vị tính: tạ/ha Stt Vùng, tỉnh 2001-2002 2005 2010 Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời I ĐNTB 14,00 8,36 19,63 13,86 21,86 15,57 1 Quảng Nam - - 18,00 - 20,00 - 2 Quảng Ngãi 15,00 8,0 18,00 14,00 20,00 17,00 3 Bình Định 18,00 12,5 20,00 17,00 22,00 18,00 4 Phú Yên 16,00 10,00 20,00 16,00 22,00 18,00 5 Khánh Hoà 16,00 10,00 20,00 16,00 22,00 18,00 6 Ninh Thuận 16,00 8,00 19,41 16,00 22,00 18,00 7 BìnhThuận 17,00 10,00 22,00 17,00 25,00 20,00 II TN 4,25 6,50 11,00 14,50 12,50 16,50 1 Kon Tum - - - 13,00 - 15,00 2 Gia Lai 17,00 13,00 22,00 16,00 25,00 18,00 3 Đăk Lăk - 13,00 22,00 16,00 25,00 18,00 4 Lâm Đồng - - - 13,00 - 15,00 III ĐNB 10,33 10,67 14,67 13,67 16,67 16,00 1 Bình Phước - 10,00 - 11,00 12,00 2 Đồng Nai 16,00 12,00 22,00 15,00 25,00 18,00 3 BR-VT 15,00 10,00 22,00 15,00 25,00 18,00 IV ĐBSCL 14,29 - 20,29 2,57 23,71 2,57 1 Đồng Tháp 20,00 - 22,00 - 25,00 - 2 Vĩnh Long - - 18,00 - 22,00 - 3 Trà Vinh 20,00 - 22,00 - 25,00 - 4 Bến Tre - - 18,00 - 22,00 - 5 An Giang 20,00 - 18,00 18,00 22,00 18,00 6 Cần Thơ 20,00 - 22,00 - 25,00 - 7 Sóc Trăng 20,00 - 22,00 - 25,00 - Tổng 10,72 6,38 16,40 11,15 18,68 12,66 (Nguồn Vô quy hoạch và kế hoạch - Bộ NN và NT). Từ bảng số liệu trên ta thấy năng suất bông có sự tăng nên đáng kể. Trong vô 2001 - 2002 năng suất chung của cả nước vụ khô có tưới là 10,72 tạ/ ha, vụ mưa nhờ nước trời là 6,38 tạ/ha trong đó vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ vụ khô có tưới là 14 tạ/ha, vụ mưa nhờ nước trời là 8,36 tạ/ha, Tây Nguyên vụ khô có tưới là 4,25 tạ/ha, vụ mưa là 6,5tạ/ha Đông Nam Bộ vụ khô là 10,33 tạ/ha, vụ mưa là 10,67, Đồng Bằng Sông Cửu Long vụ khô là 14,29 tạ/ ha. Dự tính đến năm 2010 năng suất của cả nước vụ khô là 18,68 tạ/ha, vụ mưa là 12,66 tạ/ha trong đó Duyên Hải Nam Trung Bộ vụ khô là 21,86 tạ/ha, vụ mưa là 15,57 tạ/ha, Tây Nguyên vụ khô là 12,5 tạ/ha, vụ mưa là 16,5 tạ/ha, Đông Nam Bộ vụ khô là 16,67 tạ/ha, vụ mưa là 16 tạ/ha, Đồng Bằng Sông Cửu Long vụ khô là 23,71 tạ/ha, vụ mưa là 2,57 tạ/ha. 2. Quy hoạch cơ sở hạ tầng. Chủ yếu tập trung ở hai vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Nam Trung Bé: 2.1. Đồng Bằng Sông Cửu Long: 77.000 ha làm bông vụ khô chuyển từ tưới cho lúa Đông Xuân sang tưới cho bông. Không cần đầu tư xây dựng mới thuỷ lợi khi chuyển đất lúa đông xuân sang trồng bông. Đầu tư để kiên cố hoá kênh mương: 80 tỷ đồng. 2.2. Vùng Ninh Thuận Bình Thuận: Gần 40.000 ha bông có tưới. Giải pháp tưới là xây các hồ, đập và các công trình thuỷ lợi tưới cho bông và các cây trồng khác. Bao gồm các công trình sau : Hệ thống sông Lòng Sông(bắt đầu xây dựng):1500 ha bông được tưới, trong đó đã tưới được 300 ha. Hệ thống Phan Rí – Phan Thiết:25000 ha bông có tưới, thuộc 3 công trình Sông Luỹ, Sông Cà Dây và Sông Quao (xây dựng mứi hồ Sông Luỹ ). Hệ thống hồ Sông Dinh Ba (xây dựng mới): 4000 ha bông có tưới. Hệ thống hồ Tà Bao (xây dựng mới): 8000 ha bông có tưới. Hệ thống hồ Tân Giang (Ninh phước): 2500 ha bông có tưới. Mức đầu tư trung bình cho 1 ha canh tác có tưới là 50 triệu đồng 1 ha gieo trồng có tưới từ 20 –25 triệu đồng. Lượng nước sử dụng tưới cho bông bằng 1/3 lượng nước tưới cho lúa.Trích mức đầu tư để tưới cho 1ha gieo trồng bông từ 7-10 triệu đồng. Tổng đầu tư tưới cho vùng bông Ninh Thuận, Bình Thuận khoảng 350 400 tỷ đồng. 2.3. Các vùng khác: Diện tích bông có tưới là hơn 30000 ha, chuyển đất trồng lúa và các cây trồng khác hiệu quả không bằng bông ở vùng Ajunpa, Bình định, Phú Yên sau trồng vụ khô thâm canh. Xây dựng mới công trình nhỏ, kiên cố hoá kênh mương với tổng đầu tư là 50 tỷ đồng. 3. Quy hoạch các cơ sở công nghiệp chế biến. 3.1. Nâng cấp các nhà máy hiện có. Để đảm bảo chất lượng bông xơ trong những năm tới cần đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có *Nhà máy chế biến bông Đắk Lắk 1. Đặt tại thành phố Buôn Mê Thuột: Hiện nay có công suất cán 8000- 10000 tấn/năm, nâng công suất lên 15.000 tấn/năm. *2 nhà máy chế biến bông tại Đồng Nai. Đặt tại xã Hố Nai 3, Huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Hiện nay có công suất cán bông 5.000- 6.000 tấn/năm, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm. Đặt tại khu công nghiệp Biên Hoà, nâng công suất lên 20.000 tấn/ năm. *Nhà máy chế biến bông Bình Thuận. Đặt tạ khu công nghiệp thị xã Phan Thiết. Hiện nay có công suất cán 2.000-3.000 tấn/ năm, nâng công suất lên 50.000 tấn/năm. *Nhà máy chế biến bông Nha Trang. Đặt tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Hiện nay có công suất cán bông 3.000- 3.500 tấn/ năm, nâng công suất lên 15. 000 tấn/năm. 3.2. Xây dựng mới *Nhà máy cán bông hạt. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bé Ở Bình Thuận: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông trong đó 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Tánh Linh và một nhà máy 30.000 tấn/năm đặt tại thị xã Phan Thiết . Ở Ninh Thuận: Xây dựng mới một nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Phan Rang –Tháp Chàm. Ở Bình Định (Quy Nhơn) xây dựng 1 nhà máy cán bông công suất 30.000 tấn/năm. Vùng Tây Nguyên : Ở Đăk Lăk: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông: Nhà máy cán bông Tâm Thắng (Đắk Lắk 2) đặt tại huyên Cư Jut công suất 15.000 tấn/năm (vào năm 2002- 2003) và một nhà máy Đắk Lắk 3 công suất 15.000 tấn/năm vào năm 2005 đặt tại Buôn Mê Thuật . Ở Gia Lai: Xây dựng 2 cụm chế biến bông ở ChưSê và An Khê tương ứng công suất 12.000 tấn/năm và 6.000 tấn/năm. Vùng Đông Nam Bé . Ở Bình Phước: Xây dựng mới 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm Ở Bà Rịa-Vũng Tàu: xây dựng mới 1 nhà máy côngt suất 15000 tấn/năm. Nhà máy Ðp dầu: - Xây dựng nhà máy Ðp dầu Đồng Nai công suất 15.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy Ðp dầu tại Bình Thuận công suất 90.000 tấn/năm. Xây dùng 2 nhà máy Ðp dầu Đắk Lắk (đặt tại Buôn MêThuột ): 1nhà máy công suất 6.000 tấn/năm và 1 nhà máy công suất 4.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy Ðp dầu tại Cần Thơ công suất 100.000 tấn/năm. Việc nâng cấp và xây dựng mới các Nhà máy chế biến bông được thể hiện qua bảng sau. Bảng 14: Quy hoạch đầu tư các nhà máy chế biến bông của nước ta. Các vùng, tỉnh Nâng cấp Xây dựng mới S.L C.suất Vốn S.L C.suất Vốn I. Duyên Hải Nam Trung Bé 1. Nhà máy cán bông 65.000 77 4 180.000 160 -Bình Thuận: 2 +TP Phan Thiết 1 50.000 50 1 30.000 50 +Tánh Linh 1 15.000 30 -Ninh Thuận 1 15.000 30 -Khánh Hoà(Nha Trang) 1 15.000 27 -Bình Định (Quy Nhơn) 1 30.000 50 2. Nhà máy Ðp dầu(BT) 1 90.000 60 II. Tây Nguyên 1.Nhà máy cán bông 1 15.000 31 4 48.000 139 - Đăk Lăk 1 (BMT) 1 15.000 31 - Đăk Lăk 2 (TâmThắng) 1 15.000 46 - Đăk Lăk 3 (BM Thuột) 1 15.000 46 - ChưSê (Gia Lai) 1 12.000 27 - An Khê (Gia Lai) 1 6.000 20 2. Nhà máy Ðp dầu - Đăk Lăk (BM Thuột) 1 40.000 35 III. Đông Nam Bé

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMt10.doc
Tài liệu liên quan