Ô nhiễm môi trường làng nghề Phú Lâm

Tài liệu Ô nhiễm môi trường làng nghề Phú Lâm: Ô nhiễm môi trường làng nghề Phú Lâm Phú Lâm (Tiên Du) là một trong 2 địa phương có nghề tái chế giấy tiêu biểu của tỉnh. Cùng với chủ trương phát triển công nghiệp gắn với việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề thì cụm công nghiệp giấy Phú Lâm được hình thành với diện tích 18,16 ha. Hiện nay đã có khoảng 15 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất và đi vào hoạt động. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây vẫn còn nhiều điều cần phải khắc phục. Công nghệ sử dụng tái chế giấy tại Phú Lâm là công nghệ đơn giản, dễ áp dụng ở quy mô vừa và nhỏ, với loại sản phẩm không yêu cầu có chất lượng cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân. Khi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm, một số ít cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nhập thiết bị công nghệ của Trung Quốc, thuê các chuyên gia điều hành máy móc tạo ra sản phẩm có chất lượng như giấy Duplex, Krapt, giấy in, giấy viết học sinh… nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị sử dụng thuộc loại ...

docx17 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 2212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ô nhiễm môi trường làng nghề Phú Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ô nhiễm môi trường làng nghề Phú Lâm Phú Lâm (Tiên Du) là một trong 2 địa phương có nghề tái chế giấy tiêu biểu của tỉnh. Cùng với chủ trương phát triển công nghiệp gắn với việc quy hoạch các khu, cụm công nghiệp làng nghề thì cụm công nghiệp giấy Phú Lâm được hình thành với diện tích 18,16 ha. Hiện nay đã có khoảng 15 doanh nghiệp đầu tư dây chuyền sản xuất và đi vào hoạt động. Tuy nhiên vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây vẫn còn nhiều điều cần phải khắc phục. Công nghệ sử dụng tái chế giấy tại Phú Lâm là công nghệ đơn giản, dễ áp dụng ở quy mô vừa và nhỏ, với loại sản phẩm không yêu cầu có chất lượng cao, phù hợp với trình độ kỹ thuật của người dân. Khi đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Phú Lâm, một số ít cơ sở đã mạnh dạn đầu tư nhập thiết bị công nghệ của Trung Quốc, thuê các chuyên gia điều hành máy móc tạo ra sản phẩm có chất lượng như giấy Duplex, Krapt, giấy in, giấy viết học sinh… nhưng số lượng còn rất khiêm tốn. Hầu hết hệ thống máy móc thiết bị sử dụng thuộc loại cũ (đã qua thanh lý của các cơ sở sản xuất công nghiệp), hoặc chắp vá không đồng bộ. Quá trình vận hành chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả sản xuất không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu, vấn đề vệ sinh công nghiệp không được chú ý. Do đó môi trường ngày càng ô nhiễm. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý môi trường thì tác động chính đối với môi trường của làng nghề tái chế giấy là quá trình sản xuất bột giấy và tẩy trắng. Nước thải của các cơ sở sản xuất đã ảnh hưởng tới các nguồn nước mặt của địa phương. Kết quả phân tích chất lượng nước thải và nước sông Ngũ Huyện Khê tại địa phận xã Phú Lâm cho thấy. Nước sông Ngũ Huyện Khê có độ màu cao, vượt tiêu chuẩn cho phép 3,3-4,22 lần; chất lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,4-1,6 lần. Tại cống thải chung, nước thải thuộc loại trung tính, có độ màu cao, chứa nhiều chất lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép 1,56 lần, chỉ số COD vượt tiêu chuẩn cho phép 6,17 lần, BOD vượt 2,6 lần. Do hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thải cao nên lượng ô xy hoà tan tại các mương dẫn nước thải hầu như không có và nước thải trong tình trạng thiếu khí dẫn đến quá trình phân huỷ yếm khí các chất hữu cơ gây mùi hôi thối khó chịu. Chất lượng nguồn nước ở Phú Lâm đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đây là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt, bệnh da liễu, bệnh đường ruột… cho người dân sống trong vùng và khu vực xung quanh. Môi trường không khí đang bị suy giảm do khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Khí thải từ lò hơi là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất. Trung bình mỗi hộ sản xuất có từ 1-2 lò hơi, các cơ sở sản xuất lớn số lượng lò hơi có thể tăng thêm nhiều. Khí thải từ lò hơi bao gồm nhiều thành phần khí độc hại: SO2, NOx, CO… Ngoài ra còn một lượng bụi lớn, bụi không chỉ phát sinh từ lò hơi mà còn phát sinh từ một số khâu khác của quá trình sản xuất như chuẩn bị nguyên liệu, xeo, cuộn, bao gói sản phẩm. Không khí làng nghề còn bị ô nhiễm bởi mùi phát sinh trong quá trình ngâm phế liệu và phân huỷ chất thải rắn… Ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm đã đến mức báo động. Để ngăn chặn tình trạng này gia tăng, địa phương đã quy hoạch cụm công nghiệp (CCN). Song để phát huy hiệu quả của việc quy hoạch CCN đối với vấn đề bảo vệ môi trường thì cần nhanh chóng xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung của cả cụm. Mỗi doanh nghiệp trong CCN phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải sơ bộ. Áp dụng quy trình 2 bước để xử lý nước thải là xử lý sơ bộ tại xưởng sản xuất và xử lý tập trung. Áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí bằng cách: xây dựng hệ thống xử lý khí thải độc hại bằng phương pháp hấp thụ, phun dung dịch sữa vôi trong buồng xử lý; thay thế các lò hơi cũ bằng lò hơi mới có hệ thống xử lý khí thải, lọc bụi. Tuy nhiên để làm được điều này ngoài sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách của chính quyền các cấp, thì sự nỗ lực của các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đóng vai trò quan trọng. Nhất là chủ động đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư thiết bị xây dựng hệ thống xử lý các chất thải ngay tại cơ sở. Người lao động, người dân làng nghề và ngay cả chủ một số doanh nghiệp phải coi bảo vệ môi trường là việc không phải chỉ của các cấp chính quyền mà còn là của chính họ. Muốn phát triển bền vững thì phải bảo vệ môi trường. Phú Lâm nên xây dựng hương ước bảo vệ môi trường, thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Đột nhập các 'lò tái chế' giấy ăn (kỳ 2) baodatviet.vn - 09:21 (30/04/2010) Hầu hết xeo giấy ăn được các cơ sở thủ công tái chế từ phế liệu như giấy, báo lộn, bao bìa cát tông, rơm rạ, bã mía… và sản xuất theo quy trình rất... bẩn.  Lần theo số điện thoại của một số chủ hàng, chúng tôi được biết, hầu hết nguồn cung cấp giấy ăn cho các chợ, quán ăn đều đến từ các cơ sở nhỏ lẻ trên địa bàn Hà Nội và làng nghề Phong Khê, tỉnh Bắc Ninh. Nhập xeo giấy từ Bắc Ninh Các khu vực như xã Tây Mỗ (huyện Từ Liêm), thôn Tế Xuyên, xã Bình Xuyên (huyện Gia Lâm), làng Trích Sài (phường Bưởi, Tây Hồ)… đang là những nơi cung cấp giấy ăn chính cho Hà Nội. Do không thể đầu tư dây chuyền làm giấy, hầu hết các cơ sở đã nhập "xeo giấy" (giấy nguyên liệu đã được chế biến) từ tỉnh Bắc Ninh về gia công, đóng gói rồi xuất ra thị trường. Khung cảnh một cơ sở sản xuất xeo giấy ở Bắc Ninh. Ảnh: Trọng Đảng. Tại làng Trích Sài (nổi tiếng với nghề dệt lĩnh: khăn, túi vải…), có hơn 100 hộ dân đã bỏ nghề chuyển sang làm giấy ăn, chủ yếu là "giấy phở". Ông Tùng, một trong những người cao tuổi nhất trong làng, cho biết: Xeo giấy nhập từ Bắc Ninh thường có giá 70.000 - 80.000 một yến. Làng lâu nay chỉ dập và đóng gói loại giấy phở, nhà nào làm ít mỗi tháng cũng xuất gần ba tấn, còn nhiều phải trên 10 tấn mỗi tháng và chuyên đổ cho các nhà hàng, quán ăn. Theo anh Trường (gia đình làm giấy lâu năm ở làng Trích Sài), mỗi ngày xuất 50 - 100 kg giấy ăn. Do đông khách nên cứ hai ngày, anh lại gọi nhập xeo giấy một lần. Thời gian này, giấy bán được nên xưởng của anh thường  duy trì 3 nhân công. "Để có thể chuyển sang làm giấy, ban đầu gia đình tôi bỏ ra hơn 100 triệu để mua một dàn máy dập, sau đó đi Bắc Ninh tìm mối nhập nguyên liệu về gia công", anh Trường nói. Theo quan sát của Đất Việt , công nhân tại xưởng anh Trường không hề đeo khẩu trang, găng tay khi làm việc. Xeo giấy nhập về để lăn lóc dưới nền nhà ẩm ướt, giấy ăn thành phẩm cũng chỉ được cho vào bao tải khi có khách gọi. Chưa kể, xấp giấy thành phẩm có màu trắng đục, khi lắc, vô số hạt bụi bay ra. "Giấy này không thể trắng tinh và sạch bụi được vì các cơ sở sản xuất ở Bắc Ninh làm ra từ phế liệu, chúng tôi từng lấy xeo sạch từ các nhà máy giấy về gia công nhưng giá thành cao quá nên không quán nào nhập", anh Trường thanh minh. Tại huyện Gia Lâm, hai cơ sở làm giấy ăn "có tiếng" của anh H. và chị L. cũng là mối hàng quen của nhiều quán ăn, nhà hàng trên địa bàn Thủ đô. Mọi công đoạn sản xuất giấy ăn cũng tượng tự gia đình anh Trường. Gia đình anh H. còn dành cả một gian bếp phía sau nhà để chứa giấy thành phẩm trong môi trường vô cùng bụi bặm, ẩm thấp. Các con đường tại xã Phong Khê đều ngập ngụa nguyên liệu làm xeo giấy và rác rưởi. Ảnh: Trọng Đảng. Phế liệu thành giấy ăn Vượt hơn 60 km quốc lộ 1 (cũ) theo hướng Hà Nội - Bắc Ninh, chúng tôi đến làng Dương Ổ, xã Phong Khê, huyện Yên Phong. Dọc con đường, những đống nguyên liệu gồm giấy, báo lộn, bao bìa cát tông, rơm rạ, bã mía… được chất thành đống nằm ngổn ngang hai bên, bụi bặm ám đen xì. Theo UBND xã Phong Khê, trên địa bàn có trên 90% số hộ dân làm nghề giấy, trong đó khoảng 20% làm xeo giấy, còn lại là các nghề ăn theo như vận chuyển nguyên vật liệu, đóng gói, đổ hàng... Theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm - Bộ Y tế, việc sử dụng giấy ăn không đảm bảo sẽ rất nguy hiểm đến sức khoẻ con người. Nếu các loại giấy này không được sản xuất đúng qui trình thì đây sẽ là những ổ vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Trong vai một người muốn nhập xeo giấy về gia công, chúng tôi tiếp cận cơ sở giấy ăn của anh V.D. và chứng kiến toàn bộ "công nghệ" làm giấy không chỉ mất vệ sinh, mà còn có sự "hỗ trợ" đắc lực của hóa chất. Sau một vài thao tác dùng máy băm nhỏ đống phế liệu, các công nhân cho tất cả vào thùng chứa dung dịch xút ngâm cho rã ra, rồi cho vào máy nghiền thành bột. Từ loại bột này, muốn có cho ra giấy trắng hay vàng lại ngâm tiếp dung dịch mầu, sau đó cho vào máy ép. Khi chúng tôi ngỏ ý tìm hiểu công đoạn sau ép ra xeo giấy, cơ sở có làm sạch hay khử hóa chất trước khi xuất xưởng, thì anh D. chỉ cười nhạt và không trả lời. Cách không xa cơ sở anh D., xưởng giấy của chị Q. cũng là nơi sản xuất xeo giấy lớn nhất nhì ở đây. Những đống nguyên liệu gồm giấy báo, sách giáo khoa cũ... chất cao ngút cạnh các lò tái chế. Bao phủ xưởng lúc nào cũng là một mùi rất khó chịu của hóa chất và giấy ủng thối… Ông Huệ, trưởng thôn Dương Ổ, cho biết: "Thôn có số hộ làm xeo giấy lớn nhất trong xã. Số cơ sở làm xeo giấy không nhiều nhưng số lượng cũng đủ cung cấp cho toàn bộ thị trường sản xuất giấy ăn ở Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên". Nan giải môi trường làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, Bắc Ninh (VOV) - Các làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, thiếu mặt bằng sản xuất, xưởng sản xuất thường xen lẫn với khu dân cư. Do hạn chế về mặt bằng, địa hình nên rất khó cho việc bố trí công nghệ  xử lý chất thải. Hiện nay, cả nước ta có hơn 1.400 làng nghề, riêng đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Bên cạnh sự phát triển nhanh về kinh tế, nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề cũng đang ở mức báo động, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chính bản thân người sản xuất và những người dân xung quanh. Một trong những loại hình làng nghề gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay là làng nghề tái chế giấy. Nghề tái chế giấy hình thành và đi vào hoạt động ở xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh từ khá lâu. Ở Phú Lâm, các hộ chủ yếu sản xuất các loại giấy vệ sinh, giấy gói, giấy bao bì phục vụ cho công nghiệp và tiêu dùng. Do nguyên liệu sử dụng chủ yếu là các loại giấy tái chế nên nơi đây còn là nơi tập kết các loại giấy  cũ. Quy trình tái chế giấy ở Phú Lâm hoàn toàn bằng thủ công. Khi có giấy, báo cũ về sẽ có một bộ phận tập trung vào phân loại và làm sạch giấy. Những thứ được loại bỏ như gim, nilon... người ta dùng để san lấp các chỗ đất trũng hoặc trôn ở những mảnh đất bỏ trống. Tuy nhiên, điều nguy hiểm là ở chỗ các chất thải này được chôn lấp mà không hề qua một công đoạn xử lý nào. Nước thải trong quá trình ngâm, ủ, nghiền , xeo giấy có sử dụng thuốc tẩy, xút, clo, nên  rất  độc hại cũng thải trực tiếp vào hệ thống kênh mương mà không hề qua xử lý. Anh Ngô Văn Uẩn, giám đốc điều hành xí nghiệp, Công ty giấy bao bì Phú Giang cho biết, trung bình mỗi dây chuyền có công suất trên 400 tấn/1 năm, nên lượng bụi giấy thải ra môi trường hàng ngày là rất lớn. Trong quá trình sản xuất, nhiều hộ mặc nhiên thải ra môi trường hàng trăm mét khối nước thải có trộn lẫn các loại hóa chất như phèn, nhựa thông, phẩm màu… nên các con kênh, mương ở đây quanh năm hôi thối. Theo tiến sĩ Đặng Kim Chi, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, hiện nay cũng đã có nhiều công nghệ để xử lý ô nhiễm tại làng nghề tái chế giấy và có một số hộ gia đình cũng đầu tư, nhưng lại không cho vận hành vì đội thêm chi phí sản xuất.  Họ lý luận: nếu chỉ có một cơ sở xử lý nước thải sau đấy lại hoà vào hệ thống thoát nước chung thì không có ý nghĩa gì.  Trên thực tế, những cơ sở sản xuất không đầu tư công nghệ xử lý chất thải cũng chẳng bị phạt. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi  phải đồng bộ, tất cả các cơ sở sản xuất cùng phải xử lý nước thải ngay tại cơ sở sau đó mới cho thoát ra hệ thống nước thải chung thì mới đạt được hiệu quả. Nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy Phú Lâm, huyện Tiên Du và tỉnh Bắc Ninh đã thành lập Cụm công nghiệp giấy Phú Lâm, hiện Cụm công nghiệp thu hút gần 20 đơn vị thuê hơn 10 ha đất để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, lắp đặt hệ thống máy móc thiết bị có công suất từ 300 đến 5.000 tấn/năm với tổng vốn đăng ký hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện tại các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp Phú Lâm còn sử dụng nhiều thiết bị cũ kỹ, lạc hậu, trình độ công nghệ còn thấp, lao động giản đơn, chưa được đào tạo đầy đủ cơ bản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hiệu quả thường không cao, tiêu tốn nhiều năng lượng và nguyên liệu khiến giá thành sản phẩm tăng lên, không những thế các cơ sở này vẫn gây ô nhiễm môi trường. Các làng nghề có mật độ dân cư đông đúc, thiếu mặt bằng sản xuất, xưởng sản xuất thường xen lẫn với khu dân cư. Do hạn chế về mặt bằng, địa hình nên rất khó cho việc bố trí công nghệ  xử lý chất thải. Mặt khác, dưới áp lực của sự gia tăng dân số, các ao, hồ, sông ngòi dùng để điều tiết chất thải bị san lấp làm  nhà ở. Số lượng ao hồ còn lại quá ít nên quá tải, dẫn đến nước thải ứ đọng, tràn cả ra khu dân cư, gây ô nhiễm trầm trọng. Ngoài ra, công nghệ và quy trình sản xuất thô sơ lạc hậu cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm. Mặt khác, do sản xuất ở các làng nghề có quy mô hộ gia đình đơn lẻ, vốn đầu tư nhỏ, lao động thủ công là  chính, thiếu thiết bị công nghệ hiện đại, nên chưa tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu trong sản xuất, một phần nguyên liệu dôi dư trở thành phế thải gây ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, phần lớn việc xử lý ô nhiễm mới chỉ  trong phạm vi  từng hộ gia đình mà chưa tính tới lợi ích trên diện rộng.  Hầu hết làng nghề chưa có công trình xử lý ô nhiễm chung mang tính toàn diện và được quy hoạch một cách tổng thể./. PV Chiều 20/04, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên đã công bố Báo báo cáo môi trường Quốc gia 2008.-Môi trường Làng nghề Việt Nam. Trong bài phát biểu khai mạc, Bộ trưởng đặc biệt nhấn mạnh “việc giải quyết ô nhiễm làng nghề là một việc khó; đòi hỏi giải pháp tổng hợp, trong đó sự hỗ trợ của Chính phủ là rất quan trọng”. Thực tiễn cho thấy, làng nghề đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tẽ-xã hội ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tuy nhiên làng nghề với sự hình thành và phát triển mạng lưới tự phát, nhỏ lẻ; thiết bị thủ công, đơn giản; công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp; mặt bằng sản xuất hạn chế; thêm vào đó, ý thức người dân làng nghề trong bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sức khỏe còn hạn chế…đã tạo sức ép không nhỏ đến chất lượng môi trường sống của cư dân làng nghề. Việc đánh giá, phân tích nguyên nhận, hiện trạng, tác động và xu hướng các vấn đề có liên quan đến môi trường tại các làng nghề sẽ trợ giúp cho việc điều chỉnh và bổ sung các chính sách, kế họach và giải pháp nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên, nôi trường sống của cộng đồng dân cư. Báo cáo Môi trường làng nghề Việt Nam phản ánh vấn đề bức xúc của các làng nghề trong giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường. Chương 2 của báo cáo tập trung phân tích cụ thể về hiện trạng đặc trung ô nhiễm từ sản xuất của 6 nhóm làng nghề chính -chế biến lương thực, thực phẩm ,chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộn, ươm tơ, thuộc da; sản xuất vật liệu xây dựng và khá thác đá; tái chế phế liệu; thủ công mỹ nghệ; và các nhóm ngành khác. Tùy hoại hình sản xuất, môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm khác nhau. Ô nhiễm nước diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến lượng thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, làng nghề tái chế giấy (ô nhiễm hữu cơ), dệt nhuộm (nước thải chứa nhiều hóa chất), tái chế kim loại (ô nhiễm kim loại nặng). Trong khi đó, ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề tại các làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựg và khai thác đá (ô nhiễm bụi), làng nghề tái chế phế thải (ô nhiễm bụi chứa kim loại nặng và vật liệu độc hại). Vấn đề chung nhất đối với các làng nghề là phần lớn chất thải rắn không được thu gom, xả thẳng vào môi trường. Theo dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở làng nghề còn diễn biến phức tạp nếu không kịp thời cương quyết áp dụng các giải pháp quản lý và kỹ thuật. Ô nhiễm làng nghề là nguyên nhân gây ra các bệnh, dịch cho người dân lao động và sinh sống ở chính làng nghề. Xu hường này đang gia tăng trong những năm gần đây. Ô nhiễm môi trường làng nghề làm giảm năng suất nông nghiệp tại các địa phương, tác động xấu trực tiếp tới các hoạt động phát triển kinh tế xã hôi; gây ra các tổn thất kinh tế không nhỏ và dẫn tới xung đột môi trường tại làng nghề. Công tác bảo vệ môi trường làng nghề còn nhiều tồn tại: chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng; thiếu các quy định pháp luật đặc thù cho bảo vệ môi trường làng nghề; quy hoạch không gian gắn với bảo vệ môi trường làng nghề còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan rộng; chưa thu được các loại phí bảo vệ môi trường đối với chất thải tại làng nghề; xử phạt hành chính đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường chưa nghiêm; công tác thanh tra, giám sát, quan trắc môi trường còn yếu kém; nguồn nhân lực, tài chính trong bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa huy động được các nguồn lực xã hội. Chương 5 của báo cáo kiến nghị 5 vấn đề mang tính chất định hướng cần tập trung thực hiện trong thời gian tới. Một là các cấp quản lý Trung ương tập trung hoàn thiện thể chế, tăng cường tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề. Hai là các cấp quản lý địa phương cần chú trọng nghiên cứu, thực hiện quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường; tăng cường các hoạt động bảo vệ môi trường và xử lý chất thải đối với làng nghề đang hoạt động, xử lý triệt để các cơ sở làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ba là các bộ, ngành tập trung thực hiện, áp dụng đồng bộ các giải pháp khuyến khích và các giải pháp hạn chế, nghiêm cấp. Bốn là các hộ sản xuất, doanh nghiệp có trách nhiệm nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và cấn sớm loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Năm là cộng đồng tăng cường các hình thức tham gia , hỗ trợ trực tiếp cho các cơ quan quản lý môi trường địa phương để bảo vệ môi trường làng nghề.  Nội dung báo cáo : pass unlock: yeumoitruong.com Bạn hãy nhấn "Thanks" sau đó click vào đây để Download ^^ ( Xử lý nước thải băng công nghệ tuyển nổi ĐƯỢC ĐĂNG BỞI TRẦN VĂN TOÀN NHÃN: ENVIRONMENT Bằng công nghệ bể tuyển nổi, các làng nghề sản xuất, tái chế giấy có thể giảm 70-80% lượng nước thải, thu hồi đến 75% bột giấy trong quá trình sản xuất. Đây là giải pháp công nghệ vừa được Viện khoa học và công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) nghiên cứu ứng dụng thành công, mở ra triển vọng xử lý ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế giấy Việt Nam. Hiện nay trên cả nước có khoảng 1.450 làng nghề nhưng vùng châu thổ sông Hồng tập trung nhiều nhất với khoảng 800 làng, trong đó Hà Tây, Thái Bình, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định và Thanh Hóa là những địa phương có mật độ làng nghề cao nhất. Với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8%, làng nghề được coi là có tác động mạnh mẽ nhất làm thay đổi đời sống và bộ mặt nhiều vùng nông thôn, mang lại nhiều lợi nhuận kinh tế và là nguồn thu chủ yếu của nhiều hộ gia đình. Tuy nhiên, với đặc trưng sản xuất manh mún, thủ công, nhỏ lẻ hộ gia đình, làng nghề đang trở thành gánh nặng về môi trường với những địa phương có nhiều làng nghề phát triển. Chế biến lương thực thực phẩm, tái chế, dệt nhuộm được coi là một trong những làng nghề có mức độ gây ô nhiễm môi trường khủng khiếp nhất. Theo PGS.TS. Đặng Kim Chi - Viện khoa học và công nghệ môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội), làng nghề tái chế là loại làng nghề có khả năng gây ô nhiễm tới cả ba thành phần môi trường không khí, nước, đất. Tại các làng nghề tái chế giấy, vấn đề ô nhiễm chủ yếu là chất rắn như xơ sợi, bột giấy trong nước thải. Đơn cử như làng nghề sản xuất giấy tái chế Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh), mỗi năm làm ra gần 20.000 tấn sản phẩm thì cũng đã thải ra môi trường khoảng 1.500 m3 nước thải mỗi ngày. Nước thải chứa lượng lớn các hóa chất độc hại như xút, thuốc tẩy, phèn kép, nhựa thông và phẩm mầu... với hàm lượng BOD5 và COD vượt 4-6 lần tiêu chuẩn cho phép. Một dạng bể tuyển nổi  Nếu như trước đây, phần lớn nước thải của các làng nghề tái chế giấy đều không qua xử lý được đổ thẳng vào kênh mương, ao hồ trong khu dân cư và hòa vào hệ thống tiêu thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường không chỉ trong địa phương và các khu vực và vùng, khác thì nay với công nghệ bể tuyển nổi, nước thải sẽ được thu gom, xử lý và tái sử dụng. Nước thải của làng nghề được thu gom mương dẫn vào bể lắng cát, bể điều hòa và sau đó được bơm lên bể tuyển nổi. Ở đây bột giấy (chất thải còn lại của quá trình xeo) được tách ra nhờ các bọt khí cung cấp từ nhà máy nén khí. Bột giấy nổi lên trên bề mặt sẽ được tách ra đưa về bể thu hồi bột giấy và tái sử dụng lại. Nước sau tách bột sẽ được đưa sang một bể lắng đứng khác để tách phần cặn còn lại rồi thải ra hồ sinh học xử lý bằng biện pháp sinh học. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải và bảo đảm trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. PGS.TS Chi cho biết: điểm nổi bật nhất khi ứng dụng hệ thống xử lý nước thải làng, nghề tái chế giấy bằng bể tuyển nổi là sẽ hạn chế cơ bản vấn đề lượng bột giấy còn tồn đọng trong nước thải. Đây cũng chính là tác nhân chính làm gia tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước. Bởi theo thống kê thì riêng hai làng nghề Dương Ô và Phú Lâm (Bắc Ninh) mỗi ngày sản xuất cũng đã thải ra ngoài môi trường khoảng 1.500- 3.000 kg BOD và hơn 3.000 kg bột giấy vào nước thải. Nếu được thu lại, không chỉ làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường mà còn tận thu để tái chế, tái sử dụng. Bột giấy thu được từ công đoạn này có thể tiếp tục đưa vào sử dụng để sản xuất giấy chất lượng thấp. Ô nhiễm môi trường làng nghề Việt Nam đang trở thành vấn đề bức xúc ở hầu hết các địa phương và là một bài toán khó khăn, nan giải với những cơ quan bảo vệ môi trường. Công nghệ bể tuyển nổi được coi là giải pháp tháo gỡ vấn đề ô nhiễm môi trường với các làng nghề tái chế giấy. Công trình xây dựng đơn giản nên chi phí đầu tư và vận hành thấp với công suất 25-30 m3/h. Đặc biệt, với giá chuyển giao công nghệ theo phương thức trọn gói chỉ khoảng 100 - 110 triệu đồng nên có thể ứng dụng cho cơ sở sản xuất khoảng 4,2 tấn giấy/ngày. Ngoài ra hệ thống cũng có thể áp dụng cho các cơ sở sản xuất giấy từ nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, để có thể mở rộng ứng dụng cho các làng nghề sản xuất, nhiều ý kiến cho rằng, vấn đề quan trọng nhất là ý thức của nhà sản xuất trong khi chưa có một quy chế mang tính pháp lý xử lý môi trường các làng nghề Việt Nam. 0 nhận xét: Ô nhiễm môi trường từ các làng nghề Các dòng sông kêu cứu  Hà Nội có 13 dòng sông chảy qua. Quá nửa số đó đang bị ô nhiễm nặng, một phần do nước từ các làng nghề đổ vào. Dồn tâm lực để cứu những dòng sông đang là tâm điểm của nhiều hoạt động nhằm phát triển bền vững KT-XH. Năm 2008, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định 22/2008/QĐ-UBND, quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề. Theo quyết định, thành phố sẽ hỗ trợ 100% kinh phí đào tạo nghề, 100% kinh phí tổ chức đào tạo lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp, kinh phí áp dụng hệ thống ISO, 70% kinh phí phát triển thương hiệu, 100% kinh phí thuê gian hàng tại hội chợ, triển lãm… Mương của làng nghề Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì ô nhiễm nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Nhưng hằng ngày người dân vẫn làm nghề bên bờ con mương. "Nhất cận thị, nhị cận giang" là yêu cầu lựa chọn hàng đầu của nhiều làng nghề truyền thống, sự lựa chọn này không chỉ cho việc mua bán vận chuyển nguyên vật liệu và hàng hóa, mà còn thuận lợi cho việc sử dụng nguồn nước để sản xuất, thoát nước thải. Nhưng chính sự bất cẩn của con người đã làm cho những dòng sông chết mòn. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, thủ phạm góp phần giết dần các dòng sông là khu công nghiệp, doanh nghiệp và làng nghề. Tác động từ làng nghề đến các dòng sông đặc trưng nhất là lưu vực sông Nhuệ - Đáy và sông Ngũ Huyện Khê. Trong lưu vực sông Nhuệ - Đáy có 450 làng nghề thì trên địa bàn Hà Nội đã có 132, trong đó có nhiều làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, dệt nhuộm, cơ khí, mỹ nghệ... Cụm chế biến nông sản thực phẩm lâu đời, trọng điểm là các làng nghề ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát Quế (huyện Hoài Đức), chuyên sản xuất chế biến tinh bột, miến, bún khô, mạch nha, từ nguyên liệu củ dong riềng và sắn, trình độ sản xuất thủ công và bán thủ công. Lượng nước sử dụng trong quá trình sản xuất để được 1 tấn tinh bột, với dong là 52m3, với sắn là 12m3. Đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột có độ PH cao, so với tiêu chuẩn cho phép (TCCP), giá trị BOD vượt 56 lần, COD vượt 93 lần. Các làng nghề làm bún, bánh khô BOD cũng gấp 48 lần, COD gấp 107 lần TCCP. Tất cả lượng nước thải này đổ vào kênh mương, những mảng sình đen ngòm nổi lên, bốc mùi hôi thối, lan truyền dịch bệnh ảnh hưởng sức khỏe nhân dân trước khi đổ vào sông Đáy.  Cụm làng nghề dệt nhuộm tập trung ven quận Hà Đông: lụa Vạn Phúc, Xí nghiệp Len, nhuộm in hoa Hà Đông. Sản phẩm chính là các mặt hàng từ tơ tằm sản xuất thủ công và bán thủ công, sản lượng hàng năm 2,5 triệu mét. Quy trình sản xuất sử dụng nhiều than đá, dầu mỡ, thuốc nhuộm, hóa chất và nước. Hằng ngày Vạn Phúc thải ra khoảng 1.000m3 nước thải, chứa các tạp chất tự nhiên tách ra từ vải sợi, chất bẩn, dầu, hợp chất chứa nitơ, péctin, hồ tinh bột, NaOH, H2SO4, HC… các loại thuốc nhuộm, hóa chất trơ. Khoảng 30% thuốc nhuộm và 85-90% hóa chất nằm lại trong nước thải chảy vào kênh mương và đổ trực tiếp ra sông Nhuệ. Cụm làng nghề chế biến tơ sợi dệt nhuộm và tái chế nhựa Triều Khúc đang là trọng điểm gây ô nhiễm nguồn nước. Môi trường nước ở đây ô nhiễm nặng, các chất đều vượt TCCP, COD 16 lần, SS 57 lần, BOD 124 lần. Đặc biệt nước thải còn tồn dư nhiều chất tẩy trắng (javen) có tính ôxy hóa mạnh. Nước thải từ tái chế nhựa chứa các chất bẩn bám vào nguyên liệu như cặn, dầu, mỡ, chất tẩy rửa, tất cả qua hệ thống mương đổ vào sông Nhuệ. Làng bún Phú Đô, cả năm sản xuất khoảng 2.100 tấn, mỗi tấn bún thải 10m3 nước. Làng bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh, lượng nước thải 900-1.200 m3/ngày. Ở các làng này nước thải đều có hàm lượng BOD và COD rất cao. Hai làng nghề thủ công mỹ nghệ đáng chú ý là làng nghề lược sừng Thụy Ứng và làng tạc tượng Sơn Đồng, nước thải không nhiều nhưng có lắm tạp chất. Đặc biệt, làng nghề Thụy Ứng có nghề sản xuất da từ da trâu, bò nên lượng muối trong nước thải cao, lại rất hôi.  Dòng sông nhỏ Ngũ Huyện Khê, nằm ở phía Đông bắc Hà Nội đang chết mòn do phải chở dòng nước thải của 5 làng nghề: tái chế kim loại Đa Hội, tái chế nhôm chì Văn Môn, sản xuất và tái chế giấy Phú Lâm và Phong Khê, sản xuất đồ gỗ Đồng Kỵ. Công nghệ sản xuất và tái chế giấy có lượng nước thải 120.000 m3/năm, có lẫn nhiều chất thải rắn. Làng nghề tái chế kim loại, nhôm chì sử dụng nhiều than, củi, dầu FO, lượng chất thải theo nguồn nước có nhiều tạp chất và ion kim loại, riêng thép vượt TCCP tới 93 lần, Zn 4,7 lần, dầu mỡ 2,77 lần, Pb vượt 24 lần… Nước thải chảy vào mương đổ vào làm cho dòng sông trở nên đen kịt, đặc quánh trước khi đổ vào sông Cầu. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thống sông Nhuê - Đáy có 700 nguồn nước thải đổ vào với khối lượng 800.000 m3 ngày. Để khắc phục mức độ ô nhiễm, thành phố chỉ đạo các địa phương khử trùng tiêu độc môi trường các xã nơi sông Nhuệ, Đáy chảy qua. Tập trung vốn, điều chỉnh từ kinh phí cải tạo tu bổ đê kè, trạm bơm, chủ động đầu tư cải tạo, nạo vét, làm sạch kênh mương và các con sông chính, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ hạn chế cấp phép đầu tư đối với 5 loại hình cụm công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm tới sông Nhuệ - Đáy gồm sản xuất tinh bột, sản xuất hóa chất cơ bản, nhuộm, thuộc da, sản xuất bột giấy. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường sông Nhuệ - Đáy đến năm 2020, có 12 dự án ưu tiên với khoảng 3.335 tỷ đồng được huy động từ ngân sách. Cứu các dòng sông bằng xử lý môi trường làng nghề là yêu cầu thiết thực để phát triển KT-XH bền vững. Giải pháp nào để cứu những dòng sông ? Trước tình trạng ô nhiễm nặng nề trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đến năm 2020" với quan điểm giải quyết vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là vấn đề lớn, là nhiệm vụ của cả 6 tỉnh, TP trên lưu vực, có sự hỗ trợ đầu tư của Chính phủ, các bộ, ngành. Trong đó, một trong những mục tiêu cụ thể của đề án này đến năm 2010 là các cơ sở sản, xuất kinh doanh đang hoạt động trên lưu vực sông phải xây dựng hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường; bắt buộc 100% các cơ sở mới đầu tư xây dựng phải có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Hơn 90% làng nghề vi phạm pháp luật về môi trường Thứ bảy, 03 Tháng 10 2009 17:59 Đó là ý kiến của đại diện lãnh đạo Cục Cảnh sát Môi trường (Bộ Công an) tại một cuộc hội thảo về vấn đề vi phạm pháp luật về môi trường tại các làng nghề được tổ chức ngày 26/8/2009 giữa Bộ Công an, các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường và đại diện chính quyền một số địa phương tập trung nhiều làng nghề truyền thống… Hiện cả nước có 2.790 làng nghề, trong đó có trên 90% vi phạm luật về môi trường và an toàn vệ sinh lao động. Theo điều tra khảo sát và kết quả thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hầu hết các làng nghề chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt là xem nhẹ công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ... Tại địa bàn phường Châu Khê (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh), trong 123 cơ sở sản xuất, kinh doanh của làng nghề tái chế kim loại được thanh tra thì toàn bộ các cơ sở này chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải. Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không được thu gom, vận chuyển đến khu vực quy định để xử lý mà đổ tùy tiện xung quanh khu vực cụm công nghiệp. Tại cụm công nghiệp làng nghề giấy Phong Khê, Bắc Ninh, có 157/209 cơ sở sản xuất của làng nghề tái chế giấy thì hầu hết không có hệ thống xử lý nước thải, khí thải, nguồn nước thải được xả ra cống chung của làng nghề sau đó chảy ra sông Ngũ Huyện Khê gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Hầu hết các cơ sở cũng chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Tại xã Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội) có 3 làng nghề với 2.174 hộ sản xuất dệt, nhuộm, hấp vải. Hầu hết các hộ không có bản cam kết bảo vệ môi trường, chưa có hệ thống xử lý nước thải. Bất cứ ai cũng có thể dễ dàng thấy nước thải từ các làng nghề có nhiều chất dư thừa, độ màu rất cao đều xả thải ra kênh, sau đó đổ ra sông Nhuệ. Tình trạng chung đó xảy ra ở nhiều làng nghề khác ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức; làng nghề Thụy ứng xã Hòa Bình, huyện Thường Tín (Hà Nội); làng nghề Đại Phu, xã An Đổ, huyện Bình Lục (Hà Nam); làng nghề nấu rượu truyền thống Yên Viên, xã Vân Hà, huyện Việt Yên (Bắc Giang)… Thực tế, ở đa số làng nghề nếu gây ô nhiễm thì các hộ dân trong đó bị ảnh hưởng trước hết. Do vậy, bên cạnh việc nâng cao nhận thức để người dân tự bảo vệ, thì việc các cơ quan chức năng vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ cộng đồng và cũng là bảo vệ làng nghề, bảo vệ chính các hộ làm nghề. Việc xem xét trách nhiệm hình sự của những người vi phạm cũng không cấp bách bằng việc bảo vệ chính người dân của làng nghề bởi nhiều người dân trong các khu vực này đã bị mắc các bệnh ngoài da, đường ruột, hệ hô hấp… thậm chí có không ít trưởng hợp bị ung thư... Đã có rất nhiều ý kiến của các đại biểu tập trung vào những giải pháp nhằm cải thiện điều kiện làm việc tại những khu vực này. Một trong những giải pháp trọng điểm đó là cần tiếp tục nâng cao nhận thức của các hộ dân trong làng nghề, đặc biệt là phải nâng cao nhận thức của chính lãnh đạo của phường, xã có làng nghề… Tất cả hướng tới mục tiêu là duy trì, bảo vệ, phát triển các làng nghề một cách bền vững./. (Theo trang web Bộ LĐTBXH) Môi trường làng nghề suy thoái trầm trọng THỨ BA, 21 THÁNG 4 2009 06:49 NGƯỜI LAO ĐỘNG NĂNG LƯỢNG - MÔI TRƯỜNG Ngày 20-4, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) đã công bố Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008, tập trung vào vấn đề môi trường làng nghề. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, do ô nhiễm môi trường, tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc. Ảnh bên : Làng nghề sản xuất sắt thép Đa Hội (Từ Sơn, Bắc Ninh) bị ô nhiễm nhiều năm Không xử lý chất thải  Kết quả khảo sát của Bộ TN-MT tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy 46% số làng nghề được khảo sát có môi trường ô nhiễm nặng (đối với không khí, đất, nước hoặc cả ba dạng). Ô nhiễm vừa và nhẹ chiếm 27%. Kết quả quan trắc thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề có xu hướng tăng. Trong đó phải kể đến các làng nghề sơn mài và mây tre đan như làng nghề sơn mài Hạ Thá (Thường Tín, Hà Nội), cơ sở nhuộm 1 và 2 thôn Phù Yên (Chương Mỹ, Hà Nội); cơ sở sơn mài Tương Bình Hiệp (Bình Dương)... có lượng nước thải không lớn, chỉ khoảng 2 m³ - 5 m³/ngày/cơ sở nhưng nước thải chứa hàm lượng chất ô nhiễm rất cao. Nước thải sản xuất sơn mài chứa bụi mài nhỏ mịn làm tăng hàm lượng cặn. Nước thải từ quá trình nhuộm và nhúng bóng sản phẩm mây tre đan chứa nhiều chất gây ô nhiễm như dung môi, dầu bóng... Hàm lượng COD và BOD5 trong nước thải của các làng nghề này thường vượt tiêu chuẩn từ 2 đến 8,5 lần.  Đáng lo ngại là ô nhiễm nguồn nước đang diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, tái chế giấy... Trong khi đó, ô nhiễm không khí diễn ra nặng nề tại các làng nghề gốm sứ, vật liệu xây dựng... Tình trạng chung đối với các làng nghề là phần lớn chất thải rắn không được thu gom, xử lý mà xả thẳng vào môi trường. Theo dự báo, ô nhiễm không khí, nước và đất ở các làng nghề sẽ còn gia tăng nếu không kịp thời áp dụng triệt để các giải pháp. Ảnh bên : Làng nghề gốm sứ Đông Triều (Quảng Ninh) Tỉ lệ người mắc bệnh cao Báo cáo của Bộ TN-MT nêu rõ: Thời gian gần đây, tại nhiều làng nghề, tỉ lệ người mắc bệnh (đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động) đang có xu hướng gia tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi thọ trung bình của người dân tại các làng nghề ngày càng giảm đi, thấp hơn 10 năm so với tuổi thọ trung bình toàn quốc.  Đáng lo ngại nhất là tỉ lệ người mắc bệnh ung thư, thần kinh lại rất phổ biến ở các làng tái chế kim loại. Theo Bộ TN-MT, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do sự phát thải khí độc, nhiệt cao và bụi kim loại từ các cơ sở sản xuất. Thống kê cho thấy tại các làng sản xuất kim loại, tỉ lệ người mắc các bệnh liên quan đến thần kinh, hô hấp, ngoài da, điếc và ung thư chiếm tới 60% dân số. Đối với các làng tái chế giấy, cho thấy 16% đến 53,7% dân số bị mắc bệnh phổi, ngoài da, thần kinh do chịu sức ép từ khói bụi, tiếng ồn, ô nhiễm không khí, hóa chất và các khí độc như Cl2, H2S... Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, tỉ lệ người mắc các bệnh về đường ruột rất cao, với 58,8% dân số, đường hô hấp là 44,4%, phụ khoa chiếm 35%... Chưa phân rõ trách nhiệm quản lý  Bộ TN-MT thừa nhận nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề là do quá nhiều tồn tại chưa được khắc phục trong suốt thời gian qua. Nổi bật trong số các tồn tại là vấn đề chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý môi trường làng nghề chưa rõ ràng; thiếu các quy định pháp luật đặc thù cho bảo vệ môi trường làng nghề; quy hoạch không gắn với bảo vệ  môi trường làng nghề, dẫn đến tình trạng ô nhiễm lan rộng. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương tỏ ra bất lực trong công tác thu các loại phí bảo vệ môi trường đối với chất thải, xử phạt hành chính chưa được thực hiện nghiêm. Đặc biệt, công tác thanh, kiểm tra, quan trắc tỏ ra yếu kém. Việc huy động nguồn nhân lực, tài chính trong bảo vệ môi trường làng nghề còn thiếu và chưa phát huy được các nguồn lực xã hội.   Thế Dũng  [ FORUM > Bảo vệ môi trường làng nghề ]  Ô nhiễm làng nghề: Làm mạnh sẽ… “sập tiệm” (Toquoc) - Việc xử lý các làng nghề gây ô nhiễm, Bộ TNMT khẳng định có thể làm xong trong năm 2010-2011. Nhưng nếu đưa ra một liều lượng, giải pháp quá mạnh thì các làng nghề sẽ “shock” và thậm chí là… “sập tiệm” luôn. Người dân làng nghề ngày càng tổn thọ Báo cáo môi trường Quốc gia năm 2008 với chủ đề Môi trường làng nghề Việt Nam công bố chiều tối qua 20/4, Bộ Tài nguyên Môi trường (TNTM) đã “trưng” ra một bức tranh làng nghề ảm đạm, xấu xí. Hàng trăm ngàn làng nghề tập trung nhiều tại Đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ đang thu hút khoảng 11 triệu lao động với kim ngạch xuất khẩu khoảng gần 900 triệu USD (2008). Báo cáo này còn chỉ ra xu hướng, các làng nghề sẽ còn tăng lên nữa Ô nhiễm làng nghề gây ra ngày càng trầm trọng Trên thực tế, những đóng góp của các làng nghề là không hề nhỏ cho sự phát triển kinh tế, xã hội của nhiều địa phương. Nhưng cũng chính hoạt động của các làng nghề đã và đang làm suy thoái môi trường, trở thành một vấn đề vô cùng bức xúc. Riêng về ô nhiễm không khí, xếp theo thứ tự thì các làng nghề tái chế phế liệu chiếm vị trí quán quân, tiếp đến là các làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá, các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ. Góp “mặt” sau cùng trong việc tàn phá môi trường nông thôn là các làng nghề ươm tơ, dệt vải, thủ công mỹ nghệ… Theo Quyết định 64 năm 2003 của Thủ tướng, 13 làng nghề gây ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng trong cả nước chậm nhất tới năm 2006 phải hoàn thành biện pháp khắc phục. Tuy nhiên tới thời điểm này, vẫn chưa có làng nghề nào được đưa ra khỏi danh sách. Các cơ sở này hiện đang tống thẳng vào nguồn nước các chất độc hại hầu hết vượt tiêu chuẩn cho phép. Làng tái chế giấy Dương Ổ và Phú Lâm (Bắc Ninh) là một ví dụ, hàng ngày tổng khối lượng nước thải lên tới 3.500m3/ngày với khoảng 1.450-3.000 kg COD và 3.000 kg bột giấy. Báo cáo còn cho biết, chất thải rắn tại hầu hết làng nghề không được thu gom hết và xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường trầm trọng… Chính vì thế, bệnh tật gia tăng, tuổi thọ người dân suy giảm đã trở thành hậu quả tất yếu từ việc ô nhiễm môi trường làng nghề. Theo các kết quả nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của người dân làng nghề ngày càng giảm đi và thấp hơn từ 5-10 tuổi so với người dân không ở làng nghề. Làng nghề cũng đã kéo theo các bệnh phổ biến như bệnh ngoài da, viêm niêm mạc gây nấm, bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp, thần kinh, thậm chí là cả ung thư. Tỷ lệ người dân mắc ung thư và chết cao nhất tại làng nghề tái chế kim loại Vân Chàng và Tống Xá (Nam Định) với tỉ lệ 13,04 và 9,8%. Ô nhiễm làng nghề còn làm nảy sinh xung đột môi trường giữa người làm nghề và không làm nghề… Áp dụng công nghệ “con nhà nghèo” Theo Bộ trưởng Bộ TNMT Phạm Khôi Nguyên, một trong những nguyên nhân gây khó cho hoạt động xử lý ô nhiễm làng nghề chính là sự đa dạng hoá nhưng lại lẻ tẻ, không tập trung. Với nhiều ngành nghề khác nhau, chất thải hữu cơ, vô cơ trộn lẫn với nhau khiến các nhà môi trường rất khó xử lý. Một nguyên nhân nữa là do sản xuất ở làng nghề đa phần là người nghèo, vốn đầu tư chủ yếu là vốn vay nên việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải là việc không đơn giản. Một giải pháp được Bộ TNMT đưa lên đầu tiên trong việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề chính là tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. “Người dân thường quan niệm, những gì nhà mình thải ra người khác chịu chứ không phải mình, trong khi thực tế, chính họ bị ảnh hưởng. “Gậy ông đập lưng ông!” - Bộ trưởng Khôi lập luận với chứng cứ là tuổi thọ của người dân làng nghề giảm và bệnh tật nhiều. Đặc biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO, người dân làng nghề, nhất là các làng nghề sản xuất thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, các thị trường nước ngoài thậm chí còn tới tận nơi sản xuất để xem xét sản phẩm này được sản xuất có gây ô nhiễm môi trường hay không? Liệu lúc đó, họ có còn đặt mua sản phẩm? Bộ trưởng Nguyên cũng cho biết luôn, nhiệm vụ tuyên truyền này, Nhà nước phải bỏ tiền ra và hoạt động quyết liệt hơn nữa. Nhóm giải pháp khác cũng được Bộ TNMT đề cập tới đó là quy hoạch các khu/cụm công nghiệp gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời tại các khu vực này phải có hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn. Căn cứ vào quy mô, các làng nghề có thể được quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ hoặc có thể được quy hoạch phân tán, cho sản xuất ngay tại gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường. Với quy hoạch phân tán có thể kết hợp hoạt động sản xuất của làng nghề với du lịch. Về công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, người đứng đầu ngành TNMT quả quyết quan điểm: “áp dụng công nghệ với con nhà nghèo”. Ông Nguyên cho rằng, “các làng nghề không thể sử dụng công nghệ của các nước tiên tiến – “con nhà giàu”- bởi nó có thể giải quyết được về mặt kỹ thuật nhưng lại không kinh tế. Bộ TNMT sẽ tổ chức cuộc thi nhằm phát hiện các sáng chế, phát minh của người dân, các nhà khoa học Việt Nam trong việc xử lý ô nhiễm làng nghề”. Được biết, hiện cũng đã có một số mô hình hợp tác xã thu gom, xử lý chất thải làng nghề. Các địa phương sẽ giao một số hoạt động có thu khác cho hợp tác xã như được thu tiền trông giữ xe tại các điểm công cộng, thu hoạch các rặng cây ăn quả trồng trên diện tích công… để trả lương cho những người thu gom rác. Một khía cạnh khác cần chú ý, theo nguyên tắc, ai gây ra ô nhiễm thì người đó phải xử lý nhưng với các làng nghề, nếu để họ tự đứng ra xử lý thì… “sập tiệm luôn” - lời bộ trưởng Nguyên. Bộ trưởng cũng khẳng định, “chúng tôi có thể xử lý ô nhiễm các làng nghề xong trong năm 2010-2011 nhưng nếu đưa ra một liều lượng giải pháp quá mạnh thì các làng nghề sẽ “shock”, vì thế phải có một lộ trình bền vững”./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxo nhiem lang nghe tai che giay.docx
Tài liệu liên quan