Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại - Xây dựng Bạch Đằng

Tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại - Xây dựng Bạch Đằng: Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương Mại - Xây Dựng Bạch Đằng I. Lịch sử hình thành 1. Địa chỉ liên hệ + Trụ sở chính : Số 71 Bạch Đằng- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội + Tên giao dịch : VIETRCIMEX + Điện thoại : 049875636 + Số Fax : 04.8763567 + Tài khoản của công ty : Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2. Lịch sử hình thành của công ty Công ty Thương Mại - Xây Dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty thương mại và xây dựng (trước kia là Tổng công ty xuất nhập khẩu, sản xuất, cung ứng vật tư ) trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Với diện tích là 8327 mét vuông theo hợp đồng số 34678/ĐC/ND/HĐND ký ngày 30/08/1999, khu đất trên đã trải qua quá trình phát triển và sử dụng như sau: - Ngày 31/01/1993 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định số 130/QĐ/KHĐT, Cảng Hà Nội giao toàn bộ khu đất bao gồm nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho, bãi cho Tổng công ty XNK, sản xuất cung ứng vật tư GTVT. - Ngày 09/05/1996 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số 989/QĐ/TC...

doc77 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Quá trình hình thành và phát triển của công ty thương mại - Xây dựng Bạch Đằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I : Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Thương Mại - Xây Dựng Bạch Đằng I. Lịch sử hình thành 1. Địa chỉ liên hệ + Trụ sở chính : Số 71 Bạch Đằng- Quận Hai Bà Trưng- Hà Nội + Tên giao dịch : VIETRCIMEX + Điện thoại : 049875636 + Số Fax : 04.8763567 + Tài khoản của công ty : Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. 2. Lịch sử hình thành của công ty Công ty Thương Mại - Xây Dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp nhà nước thuộc Tổng công ty thương mại và xây dựng (trước kia là Tổng công ty xuất nhập khẩu, sản xuất, cung ứng vật tư ) trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải. Với diện tích là 8327 mét vuông theo hợp đồng số 34678/ĐC/ND/HĐND ký ngày 30/08/1999, khu đất trên đã trải qua quá trình phát triển và sử dụng như sau: - Ngày 31/01/1993 Bộ trưởng Bộ GTVT ra quyết định số 130/QĐ/KHĐT, Cảng Hà Nội giao toàn bộ khu đất bao gồm nhà xưởng, nhà văn phòng, nhà kho, bãi cho Tổng công ty XNK, sản xuất cung ứng vật tư GTVT. - Ngày 09/05/1996 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số 989/QĐ/TCCB/LĐ cho phép thành lập “ Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất”. - Ngày 28/10/1999 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số967/QĐ/BGTVT cho phép thành lập DNNN “ Công ty Mỹ nghệ và Trang trí nội thất” trên cơ sở chuyển đổi tổ chức “ Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất”. - Ngày 16/12/1999 ông Tổng Giám đốc Tổng công ty Thương mại và Xây dựng (trước kia là Tổng công ty XNK, sản xuất, cung ứng vật tư GTVT) ra Quyết định số 54/QĐ/TCLĐ giao cho công ty Mỹ nghệ xuất khẩu và Trang trí nội thất toàn bộ mặt bằng 8327 mét vuông bao gồm nhà làm việc, kho xưởng và các công trình trên khu đất làm trụ sở và sản xuất, kinh doanh. - Ngày 13/09/2001 Bộ trưởng Bộ GTVT ra Quyết định số 3017/QĐ/BGTVT về việc đổi tên doanh nghiệp nhà nước “ Công ty Mỹ nghệ và Trang trí nội thất” thành “ Công ty Thương Mại - Xây Dựng Bạch Đằng”. Công ty Thương Mại - Xây Dựng Bạch Đằng với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề : Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ chơi, quà lưu niệm, máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi...xây dựng công trình giao thông vận tải công nghiệp và dân dụng. Hiện nay, công ty đang dùng 4000 mét vuông mặt bằng làm nhà kho, xưởng sản xuất và nhà văn phòng, số còn lại làm sân, cây xanh và đường đi bộ 3. Quá trình phát triển Cùng với sự vận động trưởng thành, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và cải tiến khoa học kỹ thuật, nâng cao trình độ nghiệp vụ, công nghệ kỹ thuật mới, công ty đã không ngừng cố gắng vươn lên theo kịp nhịp sống của thời đại và trưởng thành nhanh chóng cho kịp xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới. Công ty đã không ngừng mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, cải tiến mặt hàng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết hợp nội lực và ưu thế từ bên ngoài môi trường kinh doanh, công ty đã đạt được những thành tựu nhất định và không ngừng phát triển, đưa tập thể bước đi những bước vững chắc. Chính nhờ sự cố gắng không ngừng vươn lên đó, từ khi chỉ là một phân xưởng nhỏ bé được nâng cấp lên thành “ Xí nghiệp gốm sứ mỹ nghệ xuất khẩu và trang trí nội thất”. Từ chỗ chỉ với mục đích giải quyết công ăn việc làm cho người lao động dư thừa của tổng công ty bằng những công việc thủ công thuần tuý, đã có sự cải tiến khi chuyển sang công nghệ sản xuất mới. Đó là sự cải tiến về mặt công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nguyên nhiên vật liệu, chuyển đổi từ những chất liệu gốm sứ làm bằng đất sét sang chất liệu nhựa tổng hợp với bột đá tự nhiên, và nguyên liệu thạch cao... các sản phẩm của công ty cũng ngày một phong phú hơn (các loại ca, cốc, búp bê, đồ chơi...). Bên cạnh đó công ty còn mở rộng quy mô sản xuất thêm nhiều xưởng sản xuất mới như xưởng sản xuất đồ mộc, xưởng sản xuất đồ nhựa. Nhưng khi đó sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường trong nước và chưa tìm được đầu ra cho thị trường thế giới. Vì vậy, sản xuất vẫn mang tính manh mún, thủ công, thị trường không ổn định, hoạt động kinh doanh phát triển không đồng đều. Sau hơn 3 năm không ngại gian khó (từ năm 1996 đến 1999), xí nghiệp luôn tìm cách vươn lên bắt nhịp cùng nhịp sống của cơ chế thị trường. Xí nghiệp luôn tìm cách xây dựng một chiến lược kinh doanh phù hợp với trình độ sản xuất của mình, củng cố thị trường trong nước và luôn tìm kiếm, khai thác, thâm nhập thị trường mới. Bên cạnh việc không ngừng cải tiến mẫu mã, sáng tạo ra những phương thức làm việc mang lại hiệu quả kinh tế cao, xí nghiệp luôn tìm hiểu, nghiên cứu thị hiếu của người tiêu dùng, để có thể thoả mãn nhu cầu của khách hàng cũng như có thể thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của mình. Đến khi được nâng cấp thành “ Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng “, thì không chỉ kinh doanh những ngành nghề đơn thuần với công nghệ thủ công là chính nữa mà nó đã được nâng cấp lên ở mức cao hơn với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề : Sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ chơi, quà lưu niệm, đồ gỗ, sơn mài, các sản phẩm trang trí nội thất, gia công hàng xuất khẩu và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi, sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đồ da, hàng kim khí hoá chất, điện máy và lắp giáp điện tử XNK uỷ thác, kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch lữ đoàn, xây dựng công trình giao thông thủy lợi công nghiệp và dân dụng. Trên đà phát triển không ngừng của công ty. Trong thời gian ngắn, nhờ sự cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng mẫu mã, phong phú chủng loại, các mặt hàng của công ty ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi, có mặt trên khắp các thị trường cả trong và ngoài nước, thu hút được sự chú ý, quan tâm của nhiều người tiêu dùng, giá trị thương hiệu của công ty cũng dần được nâng lên. Hiện nay, công ty đã thu hút được 250 lao động thường xuyên với mức lương bình quân là 750.000đ/người/tháng và đang trên đà tăng trưởng mạnh, đời sống của cán bộ công nhân viên đang được nâng cao. Trong thời gian tới, công ty sẽ tiếp tục chọn, đào tạo thêm 100 lao động, công nhân kỹ thuật để sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Trong những năm qua Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đã thực hiện tốt nghĩa vụ với nhà nước, nộp tiền thuê đất đầy đủ và nộp tiền vào ngân sách nhà nước nhiều tỷ đồng. Từ đó ta có thể thấy quá trình hình thành và phát triển của công ty khá thần tốc. Đó là nhờ vào sự nỗ lực của nội bộ công ty cùng với những chính sách ưu đãi của Bộ GTVT dành cho công ty. Từ một phân xưởng nhỏ trước năm 1996, giờ đây công ty đã trưởng thành và tự thân vận động không ngừng lớn mạnh trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là thị trường quốc tế. Từ chỗ thị trường tròng nước chiếm ưu thế, hiện nay thị trường quốc tế là một thị trường trọng điểm của công ty mà công ty chưa khai thác được hết tiềm năng nhưng không hề bỏ qua thị trường trong nước với hơn 70 triệu dân, thu lợi cho nhà nước nhiều tỷ đồng. Giờ đây, Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng (trực thuộc Bộ GTVT), có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo quy định của nhà nước, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, công ty có tài khoản tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Về mặt hàng kinh doanh xuất nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hoá đã được Bộ Thương Mại phê duyệt và nằm trong danh mục hàng hoá xuất khẩu với số lượng và giá trị hàng hoá tương đối lớn. 2.Chức năng và nhiệm vụ chung của công ty 2.1. Chức năng Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng là một DNNN thuộc “Tổng công ty xây dựng- Thương mại “ thuộc Bộ GTVT có các chức năng chính sau: + Sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đồ da, hàng kim khí hoá chất, điện máy và lắp ráp điện tử. Nhận xuất nhập khẩu uỷ thác cho các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước. + Tổ chức xuất nhập khẩu và kinh doanh phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi theo giấy phép kinh doanh của công ty phù hợp với quy chế hiện hành của Nhà nước. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trong nước. 2.2. Nhiệm vụ Với những chức năng trên, công ty có những nhiệm vụ chủ yếu sau: + Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty theo quy chế hiện hành phù hợp. + Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lý xuất nhập khẩu. Thực hiện các chính sách về thuế nộp ngân sách nhà nước. + Kinh doanh đúng mặt hàng, theo đúng ngành nghề đã đăng ký và mục đích chung của công ty. + Bảo toàn và sử dụng tài sản được giao theo đúng chế độ của nhà nước quy định, đạt hiệu quả kinh tế xã hội và tăng cường điều kiện vật chất cho cán bộ CNV của công ty. +Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động và các biện pháp khuyến khích vật chất, tinh thần đúng chế độ chính sách của nhà nước, đảm bảo mức lương tối thiểu và cải thiện đời sống người lao động. + Đào tạo bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ nghiệp vụ chuyên môn. + Nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, nâng trình độ tổ chức quản lý, phát huy năng lực kinh doanh, tăng năng suất lao động, thực hiện cả về chiều rộng lẫn chiều sâu với hiệu quả cao. + Tổ chức và nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước nắm vững nhu cầu thị hiếu tiêu dùng để hoạch định chiến lược Marketing đúng đắn, đảm bảo cho kinh doanh của đơn vị được chủ động ít rủi ro và mang lại hiệu quả tốt. II.Cơ cấu tổ chức của công ty . 1.Bộ máy quản trị Sơ đồ bộ máy tổ chức. Phòng TCHC Phòng KD-XNK Phòng KHSX Phòng dự án Phòng TCKT Phòng bảo vệ Giám đốc Phó GĐ Xưởng cơ khí Xưởng đồ chơi 1.1.Ban Giám đốc * Chức năng Ban Giám đốc là những người điều hành chính về mọi hoạt động chính của công ty. Đại diện cho quyền lợi của cán bộ công nhân viên dưới quyền. * Nhiệm vụ Chịu trách nhiệm về mọi hành vi của công ty trước pháp luật. Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả, thực hiện theo đúng qui định của nhà nước ban hành. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban bộ phận trực thuộc công ty 1.2.Phòng KD-XNK * Chức năng Tổ chức tốt khâu KD-XNK , phương tiện vận tải kho bãi theo giấy phép kinh doanh của công ty phù hợp quy chế hiện hành của nhà nước. Tổ chức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu trong nước. Tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế và trong nước. Quản lý phòng mẫu, trực tiếp chỉ đạo tổ mẫu thực hiện và triển khai mẫu mã, đáp ứng kịp thời với khách hàng. * Nhiệm vụ Triển khai công tác xúc tiến thương mại, quảng cáo thương hiệu của công ty trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trực tiếp làm các thủ tục xuất, nhập khẩu của công ty, xuất nhập khẩu uỷ thác. Trực tiếp ký kết, khai thác hàng gia công xuất khẩu, gia công sản xuất và phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Giám đốc công ty về hiệu quả công việc. Đàm phán và dự thảo hợp đồng thương mại trong nước, quốc tế, trình Giám đốc duyệt. Xây dựng bảng giá bán hàng trong nước, xây dựng Catologue cho hàng hoá, xây dựng chương trình quảng ba thương hiệu của công ty. Lập kế hoạch sản xuất hàng hoá nội địa, lập các đơn hàng hợp đồng xuất khẩu. Giao kế hoạch sản xuất và hợp đồng xuất khẩu cho phòng KHSX thực hiện, giám sát, kiểm tra phòng KHSX thực hiện từng hợp đồng, đơn hàng (đảm bảo đúng chất lượng, chủng loại, số lượng, thời gian). Trực tiếp giao nhận hàng hoá với khách hàng (được biểu hiện bằng các bảng kê chi tiết hàng hoá có ký nhận của khách hàng). Theo dõi, quản lý các điểm bán hàng, các khách hàng và trực tiếp thu hồi công nợ Được phép khai thác kinh doanh hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá bán trong nước (nhưng phải lập phương án trình Giám đốc duyệt trước khi thực hiện ). Nắm bắt thông tin kinh tế, các văn bản chính sách của nhà nước về công tác xuất nhập khẩu. 1.3.Phòng tổ chức hành chính * Chức năng Tổ chức tốt bộ máy quản lý điều hành công ty có hiệu quả. Công tác tổ chức lao động, chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và thường trực hội đồng thi đua Công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ. * Nhiệm vụ * Về công tác tổ chức lao động, chế độ, tiền lương: Quản lý hồ sơ của CBCNV từ cấp trưởng phòng trở xuống, quản lý và theo dõi diễn biến nhân sự của toàn công ty. Xét tuyển lao động, tiếp nhận lao động, làm thủ tục ký hợp đồng lao động ngắn hạn, dài hạn, thử việc, lao động thời vụ, đề nghị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động đối với cán bộ CNV không thực hiện đúng theo hợp đồng lao động, khi công ty không có nhu cầu sử dụng hoặc đối tượng lao động vi phạm các quy chế, quy định của công ty. Thực hiện giải quyết các chế độ có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động, các chính sách về lao động, tiền lương, tiền thưởng theo quy định của công ty và các văn bản quy định khác của nhà nước. Báo cáo định kỳ 6 tháng/lần về lao động, tiền lương và các hình thức bảo hiểm với các cơ quan quản lý khác. Kết hợp với các phòng và Hội đồng thi đua kiểm tra, giám sát, đôn đốc CBCNV thực hiện tốt quy chế, quy định về giờ giấc làm việc và công tác thực hành tiết kiệm. * Về công tác quản trị hành chính, văn thư, phục vụ: Quản lý toàn bộ tài sản cố định, tài sản văn phòng công ty (trang thiết bị văn phòng, xe cộ, điện nước...) Sắp xếp bố trí xe cộ, phương tiện phục vụ cán bộ công ty đi công tác. Tổ chức cuộc họp, hội thảo, Đại hội của công ty. Phục vụ lễ tân, tiếp khách, phục vụ lãnh đạo Quản lý dấu theo quy định của bộ Công an và quy định sử dụng của Giám đốc, quản lý lưu trữ hồ sơ, tài liệu các văn bản pháp quy của nhà nước, các quyết định, công văn đến, đi có liên quan đến mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tổ chức của công ty. Quan hệ đối ngoại với các cơ quan quản lý hành chính, chính quyền địa phương, các đơn vị trong địa bàn và với cơ quan quản lý cấp trên. Kết hợp với công đoàn, đoàn thanh niên chăm la tới đời sống, văn hoá xã hội, thăm nom ốm đau, hiếu hỉ của cá nhân, gia đình CBCNV công ty. Bí mật mọi công tác tổ chức lao động, tổ chức cán bộ, không phát tán số liệu, tài liệu khi chưa có ý kiến của lãnh đạo. 1.4.Phòng tài chính kế toán * Chức năng Quản lý toàn bộ tài sản ( vô hình và hữu hình của công ty ): hàng hoá, tiền tệ, vốn, các khoản thu, chi, tiền lương cán bộ công nhân viên trong công ty. Quản lý mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh và tài chính của công ty. Định hướng xây dựng kế hoạch về công tác tài chính ngắn hạn, dài hạn, tìm các biện pháp tạo nguồn vốn và thu hút nguồn vốn. Quản lý chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư của công ty. Cân đối và sử dụng các nguồn vốn hợp lý, có hiệu quả. * Nhiệm vụ Báo cáo định kỳ quyết toán tài chính, báo cáo nhanh mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để Giám đốc kịp thời điều chỉnh. Tham gia thẩm định các dự án đầu tư dài hạn, đầu tư bổ xung mở rộng sản xuất kinh doanh . Kiểm tra chứng từ thanh quyết toán của công ty ( kể cả của các đơn vị thành viên) đảm bảo đúng nguyên tắc quản lý tài chính của nhà nước trước khi trình Giám đốc duyệt. Hướng dẫn chỉ đạo các đơn vị thành viên đang được hạch toán kinh tế nội bộ trong công ty thực hiện đúng quy định về tài chính kế toán của nhà nước, của công ty. Được phép đề nghị duyệt các phương án kinh doanh, đề nghị cấp vốn, cho vay vốn đối với các phương án của từng đơn vị lên công ty đúng thời hạn và theo chỉ số quy định. Chỉ đạo các kế toán viên của các đơn vị trong việc hạch toán, lập bảng biểu, ghi chép sổ sách chứng từ...theo đúng quy định của nhà nước, của công ty. Được phép đề nghị thay đổi kế toán của các đơn bị thành viên khi không làm đúng chức năng, làm sai nguyên tắc, làm sai quy định và hướng dẫn của công ty. Chủ động quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên, các cơ quan nghiệp vụ (tài chính, thuế, ngân hàng). Trình duyệt lương hàng tháng của CBCNV đảm bảo chính xác và đúng kỳ hạn. 1.5.Phòng dự án * Chức năng Lập hồ sơ dự thầu, lập dự toán, bóc tách dự toán và thẩm định dự toán. Lập dự án đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, quản lý các dự án đầu tư đã và đang thực hiện đảm bảo có hiệu quả nhất. Lập các dự án, phương án kinh doanh, liên kết, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước thuộc lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh. * Nhiệm vụ Quan hệ đối ngoại, tìm kiếm các dự án xây dựng công trình giao thông, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng thuỷ lợi... Giao cho các xí nghiệp, đơn vị đội thi công, triển khai thực hiện hợp đồng thi công. Theo dõi kế hoạch tiến độ thi công, chất lượng công trình, quản lý nguồn nhân lực, quản lý máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và các chi phí khác. Đệ trình Giám đốc duyệt các dự án đầu tư hoặc bổ xung nhiệm vụ cho các đơn vị thành viên. 1.6.Phòng kế hoạch sản xuất * Chức năng Quản lý theo dõi việc mua bán vật tư theo đúng thời điểm, chủng loại, số lượng, giá thành hợp lý và làm thủ tục nhập, xuất kho theo trình tự quy định của công ty. Quản lý công tác kỹ thuật, công tác sáng kiến cải tiến trong sản xuất, điều chỉnh, sửa đổi quy trình công nghệ... * Nhiệm vụ Chỉ được phép triển khai các đơn hàng, các hợp đồng sản xuất do phòng KD-XNK chuyển giao. Trực tiếp quản lý kho vật tư, kho hàng hoá, xuất hàng theo phiếu nhập kho của phòng KD-XNK. Quản lý nhân lực sản xuất, giờ giấc làm việc, định mức vật tư nguyên liệu, định mức lao động. Tìm tòi, nghiên cứu, hoặc cải tiến các biện pháp quản lý nguyên, nhiên vật liệu, vật tư, giảm chi tiêu, tiêu hao nguyên liệu ngày một tốt hơn, hoàn thiện hơn. Được phép đề nghị Giám đốc bổ nhiệm, miễn nhiệm Quản đốc, phó Quản đốc của các phân xưởng sản xuất. Được phép thay đổi các tổ trưởng tổ sản xuất theo đề nghị của Quản đốc phân xưởng. Được phép đề nghị phòng TCHC trình Giám đốc buộc thôi việc hoặc các hình thức kỷ luật khác đối vơí người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật, chống đối lệnh sản xuất hoặc vi phạm các nội quy, quy chế của công ty. Có trách nhiệm phải hoàn thành kế hoạch, đơn hàng, hợp đồng sản xuất của phòng KD-XNK chuyển giao và chịu sự giám sát, kiểm tra về chất lượng sản phẩm, chủng loại, thời gian giao hàng của phòng KD-XNK. Có những biện pháp tích cực trong việc mới công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất, giảm định mức vật tư, giảm giá thành sản phẩm đảm bảo có tính chất cạnh tranh cao. 1.7.Phòng kinh doanh thiết bị * Chức năng Tham mưu cho Giám đốc công ty về công tác kinh doanh máy móc thiết bị, phương tiện vận tải. Trực tiếp nhập khẩu và kinh doanh thiết bị thi công công trình và các phương tiện vận tải. * Nhiệm vụ Xây dựng kế hoạch kinh doanh thiết bị của công ty, lập dự án kinh doanh của phòng gắn liền với kế hoạch sử dụng vốn trong quý, năm gửi phòng TCKT để trình Giám đốc công ty duyệt. Thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh tế do Giám đốc công ty giao, đảm bảo doanh số và lợi nhuận. Chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty về hiệu quả kinh tế đối với từng phương án kinh doanh đã đề ra. Trực tiếp quản lý, điều hành tổ bảo dưỡng, sửa chữa, phục chế máy móc thiết bị. Trực tiếp làm thủ tiếp nhận hàng hoá (máy móc, thiết bị) quản lý và bảo vệ hàng hoá đảm bảo an toàn. 1.8.Phòng bảo vệ * Chức năng Bảo vệ an toàn, an ninh trật tự trong phạm vi mặt bằng của công ty. Bảo vệ tài sản của công ty, tài sản của CBCNV (phương tiện đi lại) * Nhiệm vụ Phân công bố trí lực lượng thường trực trong phạm vi quản lý của công ty 24/24 tháng. Phân công trực cụ thể do trưởng phòng bảo vệ đảm nhận. Kiểm tra, giám sát CBCNV thực hiện nội quy, quy chế của công ty (giờ giấc đi làm, chấp hành mọi nội quy, quy chế trong sản xuất). Kiểm tra, giám sát vật tư hàng hoá, máy móc thiết bị...của công ty khi mang ra, vào địa phận của công ty. Thường xuyên canh gác, tuần tra trong địa phận của công ty quản lý, đặc biệt là sau giờ hành chính, kịp thời phát hiện các trường hợp gây mất trật tự, gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Làm tốt công tác thường trực phòng chống lũ lụt, cháy, nổ...của công ty. Được phép ra, vào vị trí công nhân làm việc (nhưng không ảnh hưởng đến sản xuất) để kịp thời kiểm tra, nhắc nhở người lao động thực hiện tốt nội quy, quy chế của công ty và ngăn chặn các hành vi vi phạm. Được quyền khám, xét tư trang của CBCNV ra, vào công ty nếu thấy có nghi ngờ trộm cắp tài sản hoặc đưa vào công ty những chất dễ cháy nổ, hàng quốc cấm... 1.9.Các trung tâm, xí nghiệp, phân xưởng sản xuất Các trung tâm, xí nghiệp, nhà máy thuộc công ty phải thực hiện theo đúng sự uỷ quyền và phân cấp quản lý của Giám đốc công ty, được thể hiện trong quyết định thành lập và thể chế hoá ở quy chế tổ chức và hoạt động của từng đơn vị. Chịu sự kiểm tra, giám sát của các phòng, ban nghiệp vụ của công ty, đặc biệt là công tác tổ chức, công tác tài chính kế toán và thực hiện nghiêm chỉnh theo pháp lệnh của nhà nước. Phải hạch toán đầy đủ mọi chi phí, thực hiện báo cáo đầy đủ đúng định kỳ theo tháng, quý, năm. Phải chấp hành thực hiện chỉ tiêu kinh tế được Giám đốc giao thực hiện hàng năm gồm: + Doanh số: + Lợi nhuận: Thực hiện các khoản trích nộp phí lên công ty nghiêm chỉnh đúng kỳ hạn. Thực hiện tốt chế độ quản lý, sử dụng người lao động theo quy định của nhà nước, của công ty. Thực hiện trả lương và đóng các loại bảo hiểm cho người lao động, cũng như các chế độ quyền lợi khác theo quy định của Nhà nước, của công ty. Các khoản đầu tư tài sản cố định, mua sắm trang thiết bị máy móc có giá trị lớn (từ 10 triệu đồng trở lên), các đơn vị phải có công văn trình giám đốc công ty duyệt mới được thực hiện. Trách nhiệm và quyền hạn của lãnh đạo phòng Trưởng phòng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về mọi hoạt động công tác của phòng mình. Trưởng phòng được phép đề nghị Giám đốc chấm dứt hợp đồng lao động đối với nhân viên của phòng mình, bãi miễn hoặc đề bạt các phó phòng giúp việc cho mình. Được phép đề nghị định biên của phòng trên cơ sở pháp lý và khoa học đảm bảo sự hoạt động của phòng ổn định, có hiệu quả. Các trưởng phòng khi có nhiệm vụ đi công tác, phải có trách nhiệm bàn giao công việc cho các phó phòng bằng văn bản cụ thể. Phó phòng phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước trưởng phòng và Giám đốc công ty về những công việc được giao. III. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Tổng doanh thu Doanh thu XNK DT từ tiêu thụ trong nước 3230 2325,5 904,5 5250 4620 630 18475 16627,5 1847,5 25320 29184 5046 0 2,5 2,5 4,05 10,63 DT thuần 3227,5 5247,5 18470,95 25219,37 Giá vốn hàng bán 2220 3775 15179 21505 Lợi nhuận gộp 1007,5 1472 3291,85 3714,37 Chi phí bán hàng 300 400,5 984 1040 Chi phí quản lý 205,5 900,4 1469 1820 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 502 171,6 838,95 854,37 LN thuần từ HĐTC -60 -75,27 -286,62 -33 LN bất thường 62,5 53 10 -22 Tổng LN trước thuế 504,5 149,33 562,33 799,37 Thuế TNDN 161,44 47,79 179,95 255,8 LN sau thuế 343,06 101,54 382,58 543,57 Bảng 1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây. 1.Phân tích tình hình kinh doanh của công ty Doanh thu bán hàng liên tục tăng trong 4 năm qua, từ 3230 tr.đ năm 1999 lên 25230 tr.đ năm 2002. Điều này chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng được mở rộng, mặt hàng kinh doanh phong phú hơn, số lượng hàng hoá nhiều hơn. Có thể là quy mô sản xuất được mở rộng qua việc công ty thu hút thêm số lượng lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh là 502 tr.đ năm 1999 sau đó giảm xuống còn 171,6 tr.đ năm 2000 và tăng dần lên vào các năm 2001 và 2002 là 838,95 và 854,37 tr.đ. Có được kết quả trên chúng ta có thể có nhận xét như sau: doanh thu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước nhưng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2000 lại giảm so với năm 1999. Như vậy có thể là do năm 2000 doanh nghiệp phải chi phí lớn cho chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý, hoặc do tăng các khoản giảm trừ. Chi phí bán hàng năm 1999 là 205,5 tr.đ nhưng đã tăng lên là 900,4 tr.đ, một con số quả là không nhỏ đối với một doanh nghiệp có tổng doanh thu là 5250tr.đ. Như vậy, năm 2000 so với năm 1999: Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh giảm mặc dù tổng DT tăng là do chi phí quản lý tăng làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính cũng giảm từ –60 xuống –75tr.đ Lợi nhuận từ HĐBT giảm từ 62,5 xuống 53tr.đ Từ sự suy giảm trên làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty cũng giảm từ 343,06tr.đ xuống còn 101,54 tr.đ . Như vậy năm 2000 so với năm 1999 công ty sản xuất kinh doanh có chiều hướng giảm sút, ngược với xu thế phát triển, có thể là do ảnh hưởng của nhiều nguyên nhân mà chúng ta sẽ được tìm hiểu sau như thị trường thế giới biến động theo chiều hướng xấu, hay sản phẩm của công ty không đáp ứng được với nhu cầu của người tiêu dùng... Năm 2001 so với năm 1999: Doanh thu bán hàng năm 2001 là 18475tr.đ tăng so với 5250tr.đ năm 2000. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm 2001 đều tăng so với năm 2000 nhưng ở một tỷ lệ phù hợp hơn sơ với tổng doanh thu. Lợi nhuận từ HĐ kinh doanh năm 2001 là 838,95tr.đ so với năm 2000 là 171,6tr.đ. Lợi nhuận từ HĐTC vẫn giảm từ –75,27tr.đ xuống –286,62 tr.đ , chứng tỏ lĩnh vực tài chính doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả. Lợi nhuận từ hoạt động BT cũng giảm từ 53 tr.đ xuống 10 tr.đ nên về mặt này doanh nghiệp cũng không đạt hiệu quả kinh doanh. Như vậy, năm 2001 doanh nghiệp đã đạt hiệu quả kinh doanh về lĩnh vực sản xuất kinh doanh, điều chỉnh lại mức lợi nhuận so với năm 2000. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng từ 101,54 tr.đ lên tới 382,58 tr.đ, một kết quả đáng khen của công ty trong tình hình hiện nay cũng nhờ vào sự nỗ lực của toàn công ty cũng như kế hoạch cụ thể của ban quản lý trong việc giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý nhằm giảm giá thành sản phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận sau thuế. Năm 2002 so với năm 2001: Tổng doanh thu tăng từ 18475tr.đ lên 25230tr.đ . Đó là một kết quả đáng mừng đối với toàn công ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng là điều tất nhiên vì tỷ lệ thuận với doanh thu, làm cho lợi nhuận từ HĐ kinh doanh tăng từ 838,95 lên 854,37 tr.đ. Lợi nhuận từ HĐTC từ mức thâm hụt là -286,62 lên mức thâm hụt nhỏ hơn là -33tr.đ, kết quả này làm cho lợi nhuận sau thuế tăng lên.Trong khi HĐTC có dấu hiệu khả quan thì lợi nhuận HĐBT vẫn giảm từ lãi 10 triệu xuống thâm hụt –22 triệu đồng làm cho lợi nhuận sau thuế giảm xuống, nhưng mức giảm này nhỏ hơn so với mức tăng của lợi nhuận từ HĐ kinh doanh và mức giảm thâm hụt từ HĐTC nên LN sau thuế của doanh nghiệp năm 2002 tăng lên so với năm 2001, tăng từ 382,58 tr.đ lên 543,57 tr.đ Chúng ta vừa phân tích sơ bộ tình hình kinh doanh của công ty trong 4 năm gần đây. Nhìn vào bảng biểu ta cũng thấy một thực tế là tổng doanh thu từ thị trường xuất khẩu liên tục tăng và ở mức cao hơn nhiều so với DT từ thị trường trong nước. Điều đó chứng tỏ rằng, thị trường tiêu thụ chính của doanh nghiệp đã và đang dần thay đổi. Từ thị trường trong nước sang thị trường xuất khẩu và hướng mạnh về thị trường này. Nên doanh thu tăng trong những năm qua cũng có một phần là do chiến lược kinh doanh của công ty đã thay đổi. Đó cũng chính là lý do mà chi phí bán hàng của công ty tăng chậm trong khi chi phí quản lý tăng nhanh để tìm kiếm và thâm nhập thị trường nước ngoài. Đó là chiến lược kinh doanh đúng đắn của công ty trong tình hình hiện nay khi mà xu hướng toàn cầu hoá đang và sẽ tác động đến mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế, hơn nữa trong thời gian tới Việt Nam sẽ chính thức gia nhập AFTA, là một sự kiện kinh tế to lớn, ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp đang tồn tại. Vì vậy, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước mà phải có chiến lược thâm nhập thị trường quốc tế - một thị trường đầy cơ hội nhưng cũng đầy thách thức với sự cạnh tranh cao, rủi ro cao luôn luôn đi cùng với siêu lợi nhuận. Cũng từ bảng trên ta thấy: lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cho công ty là lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Còn về hoạt động tài chính và hoạt động bất thường thì hầu như không thu được lợi nhuận. Như vậy doanh nghiệp cần có kế hoạch phân phối nguồn đầu tư hợp lý hơn nữa để nguồn vốn đâù tư của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. 2.Đánh giá các hoạt động quản trị của doanh nghiệp Đơn vị tính : 1000.000đ Tổng số nộp ngân sách Đơn vị tính Đã thực hiện 5 tháng Dự kiến thực hiện 6 tháng Dự kiến thực hiện 6 tháng 2003 - Thuế GTGT Triệu đồng 1650,8 430 2081 - Thuế TNDN Tr đ 67 - Phụ phí cấp trên Tr đ 547.5 343,7 891,2 - Thuế khác Tr đ 29,6 Tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách và phân phối lợi nhuận Sau mỗi kỳ hạch toán kinh doanh Công ty đều tính toán lợi nhuận và phân bổ lợi nhuận cho các phòng ban theo tỷ lệ thích hợp Biểu trên cho ta thấy được tình hình thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước. Công ty đã làm đúng nghĩa vụ của mình và kinh doanh theo đúng luật pháp. Mục tiêu bao trùm, lâu dài của mọi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh là tối đa hoá lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra sản phẩm (dịch vụ) cung cấp cho thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực xã hội nhất định để tạo ra sản phẩm đầu ra có giá trị cao hơn đầu vào và tiêu thụ được. Doanh nghiệp càng tiết kiệm sử dụng các nguồn lực này bao nhiêu thì sẽ càng có cơ hội để thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày càng giảm đi thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Quy luật khan hiếm bắt buộc mọi người phải lựa chọn và trả lời chính xác 3 câu hỏi là : sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai? Vì thị trường chỉ chấp nhận những doanh nghiệp nào sản xuất đúng loại sản phẩm (dịch vụ) với số lượng và chất lượng phù hợp. Mặt khác, mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa và ngày càng hội nhập phải chấp nhận và đứng vững trong cạnh tranh. Muốn chiến thắng trong cạnh tranh, doanh nghiệp phải luôn tạo ra và duy trì các lợi thế cạnh tranh và đồng thời cũng đề ra những định hướng mang tính chiến lược, kế hoạch trong từng điều kiện cụ thể. 2.1.Về chiến lược kinh doanh Trong thời gian qua, chiến lược của doanh nghiệp đã có sự thay đổi về mặt thị trường từ thị trường trong nước là chính chuyển sang thị trường xuất khẩu, với việc thâm nhập vào thị trường này Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đã phải chi phí rất nhiều cho công tác tìm kiếm thị trường, và khối quản lý đã làm rất tốt công tác này đặc biệt là mảng thị trường và mảng mạng trong phòng KD-XNK. Tuy nhiên, vì là người mới gia nhập thị trường xuât khẩu nên KD-XNK cũng có những thuận lợi và cũng không ít khó khăn. Về thuận lợi: sản phẩm của công ty rất được người tiêu dùng ưa chuộng do mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng, lại là một sản phẩm mới tham gia xuất khẩu nên công ty cũng được sự giúp đỡ của rất nhiều ban, ngành như Bộ Thương mại, Bộ Tài chính...sản phẩm được sản xuất ở thị trường lao động rẻ nên giá thành thấp, hấp dẫn người tiêu dùng. Về khó khăn: Đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các nhà kinh doanh, nhà phân phối lớn ở thị trường nước bạn, sản phẩm của ta chưa có uy tín trên thị trường nước ngoài, về thị hiếu của người tiêu dùng cũng thay đổi mà ta cần phải tốn chi phí lớn để nghiên cứu... Nhưng với những thành công bước đầu mà Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đã đạt được, chúng ta tin tưởng vào chiến lược đúng đắn của công ty trong thời gian qua và có thể kết luận rằng hướng đi của công ty là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và điều kiện sản xuất kinh doanh của công ty. Hy vọng rằng trong thời gian tới, Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng và có chiến lược thị trường đúng đắn mang lại hiệu quả kinh tế cao. 2.2.Về hoạt động Marketing Thị trường càng rộng lớn thì tính ổn định càng không cao, nên bộ phận Marketing ngày càng giữ một trách nhiệm to lớn. Chiến lược Marketing là một trong 4 bộ phận cấu thành Mar-Mix, nhu cầu và sở thích của con người ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp, sản xuất và tiêu dùng không phải lúc nào cũng ăn khớp với nhau, nếu không có chiến lược Mar phù hợp thì sản xuất khó mà ăn khớp với tiêu dùng. Khi đó tình trạng thừa hoặc thiếu hàng sẽ xảy ra làm lãng phí nguồn lực và giảm hiệu quả kinh doanh. Chính vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải có một chiến lược Marketing phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Trong thời gian qua, bộ phận Marketing của công ty đã có được những kết quả rất đáng khen, biểu hiện ở việc doanh thu ở thị trường trong nước ổn định, thị trường xuất khẩu thì được khai phá và đang phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng luôn có mặt ở các phiên triển lãm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên...và cả trung tâm thương mại miền nam thành phố Hồ Chí Minh... Mặt hàng của công ty đã được nhiều người tiêu dùng biết đến và chấp nhận, giá trị tài sản vô hình tăng lên, thương hiệu khẳng định vững chắc hơn và uy tín được nâng lên cùng với chất lượng. Đặc biệt là sự thâm nhập thành công vào thị trường xuất khẩu có công rất lớn của bộ phận Marketing trong việc nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, vấn đề tiếp thị sản phẩm của công ty, vấn đề xây dựng kênh phân phối và xúc tiến bán hàng đã được bộ phận Marketing thực hiện khá tốt. 2.3.Về tổ chức nhân sự Ngày nay, người tổ chức phải tìm kiếm cơ cấu tổ chức thích hợp với sự thay đổi thường xuyên của môi trường đồng thời cũng phải thường xuyên nghiên cứu và hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Đối mặt với những khó khăn trong cơ chế kinh tế mới, đặc biệt là sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri thức, với những thuận lợi cũng như khó khăn, chúng ta thử tìm hiểu xem Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đã làm được những gì và hạn chế trong việc giải quyết công ăn việc làm, xây dựng một đội ngũ tổ chức hợp lý như thế nào. Với hơn 250 lao động sản xuất trực tiếp sản xuất, so với tiềm năng phát triển của công ty trong thời gian tới, thì Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng cần phải tuyển thêm một đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất nữa mới đáp ứng được nhu cầu đề ra. Bàn về một vấn đề gì chúng ta cũng phải đi từ cái cũ cho đến cái mới và phải đi từ thực tiễn vì mọi chân lý đều phải bắt nguồn từ thực tiễn. Trong những năm qua, cơ cấu tổ chức của Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng có thể nói là khá hợp lý để duy trì sự phát triển của mình và quản lý CBCNV thực hiện đúng quy chế. Về vấn đề tuyển thêm lao động, công ty luôn có những lớp học việc cho công nhân mới vào nghề còn bỡ ngỡ, chưa thành thạo trong công việc. Ngoài ra, hàng năm thường xuyên cử cán bộ đi học những lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về chuyên môn, về việc nắm bắt tình hình kinh tế mới ...các phòng ban trong công ty luôn luôn có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong công việc để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình vì mục tiêu chung của công ty. 2.4.Tình hình quản trị Bộ máy quản trị là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ở tầm vĩ mô, nếu như khu trung tâm này hoạt động tốt thì những hoạt động ở tầm vi mô mới thu được kết quả như mong muốn được. Ban giám đốc của công ty mặc dù chỉ có hai người nhưng đã thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình một cách có hiệu quả nhất, vì mục tiêu chung của công ty, nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi và đã đạt được những kết quả đáng mừng. Tuy nhiên trong thời gian tới, khi mà thị trường ngoài nước đang phát triển thì nhiệm vụ của ban quản trị cũng rất nặng nề. Công ty cần có một đội ngũ quản trị có trình độ cao để giải quyết tốt nhiệm vụ quản trị trong thời gian tới với hiệu quả cao trong công việc. Để làm được như vậy thì Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng đang từng bước cải tiến bộ máy quản trị này, công ty luôn cử một số cán bộ theo học các lớp quản trị chuyên sâu, để mỗi một cán bộ quản trị đều có kiến thức chuyên môn hoá hoạt động quản trị hay vạn năng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao phù hợp với thời đại mới và sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế tri thức với những kỹ năng, kỹ xảo của đội ngũ lao động quản trị. 2.5.Về chất lượng sản phẩm và các hoạt động khác Chất lượng sản phẩm của công ty đã nâng lên rõ rệt do sự thay đổi chất liệu sản phẩm và cải tiến mẫu mã, đã được người tiêu dùng đánh giá cao. Trong thời gian tới hy vọng rằng, công ty vẫn giữ vững được ưu thế sản phẩm của mình và cố gắng phát huy hơn nữa để có thể chiến thắng trong cạnh tranh về mọi mặt, để không chỉ là một doanh nghiệp non trẻ hiện nay nữa mà sẽ trở thành một doanh nghiệp có tên tuổi, không phải núp dưới bóng người anh cả là Tổng công ty Xây Dựng –Thương mại nữa. Chúng ta sẽ hy vọng và không bao giờ thất vọng cả vì một tương lai tươi sáng của thị trường xuất khẩu của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam . Các hoạt động khác của doanh nghiệp cũng không có gì phải tranh cãi nhiều, bởi vì các bộ phận đó đêù hoạt động hiệu quả như phòng bảo vệ, phòng dự án, phòng kinh doanh thiết bị ... đều đang trong quá trình hoạt động tốt cùng với sự phát triển đi lên của công ty. Mỗi một phòng ban đều có chức năng hoạt động riêng biệt và nhiệm vụ cụ thể. Nên các phòng ban trong công ty cần phát huy hơn nữa ưu thế của mình và hạn chế những khuyết điểm, sai lầm IV. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của công ty ảnh hưởng đến việc thúc đẩy xuất khẩu 1. Đặc điểm về thị trường Thị trường đầu ra chính cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty bao gồm 2 mảng thị trường là thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu. Trong đó, thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 30% khối lượng sản phẩm, phần còn lại được tiêu thụ ở thị trường quốc tế. Nên đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những chiến lược quan trọng nằm trong chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong mảng thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ thì Công ty tập trung vào những thị trường xuất khẩu chính như Nhật Bản, Tây Âu,…bên cạnh một số thị trường nhỏ lẻ khác mà Công ty mới thâm nhập được, nhưng khối lượng sản phẩm ở những thị trường này không nhiều chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ chứ không có những mặt hàng khác như hàng đồ chơi, hay sắt mỹ nghệ. Từ vấn đề mấu chốt thị trường ta hoạch định chiến lược kinh doanh cho từng giai đoạn và có những chính sách phù hợp với chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công ty, chủ yếu tập trung vào thị trường quốc tế và vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu là một trong những nội dung quan trọng cần giải quyết. 2. Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chủ yếu của Công ty là hàng thủ công mỹ nghệ chiếm trên 30% khối lượng sản phẩm, ngoài ra là các mặt hàng như Gốm Sứ, hàng Đồ chơi, hàng Mây tre, hàng Sắt mỹ nghệ và hàng tạp phẩm. Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn, sau đó đến hàng Đồ chơi, những sản phẩm này chủ yếu được sản xuất tại phân xưởng của Công ty, hiếm khi Công ty phải đi thu mua hàng từ các cơ sở sản xuất khác nên Công ty có thể chủ động trong việc nhận và thực hiện đơn hàng. Đến nay, trong danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Công ty chủ yếu vẫn là 6 nhóm mặt hàng chính, Công ty đang từng bước thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, nghiên cứu thêm nhiều nhóm mặt hàng mới, đa dạng hoá mẫu mã sản phẩm cũng như đa dạng hoá chất lượng nguồn nguyên liệu tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có chất lượng khác nhau phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng. 3.Cơ cấu lao động Công ty gồm 270 cán bộ CNV. Trong đó có 65 cán bộ làm công tác quản lý (23,7%) và số còn lại là công nhân trực tiêp sản xuất và người lao động làm thuê theo hợp đồng lao động. Đứng đầu công ty là Ban Giám đốc gồm 1 Giám đốc và 1 phó Giám đốc. Dưới Ban Giám đốc là các phòng ban trực thuộc, những phòng ban này được chia thành hai khối là khối kinh doanh và khối quản lý. + Trong khối kinh doanh có các phòng ban như : phòng KD-XNK, phòng KHSX, phòng kinh doanh thiết bị, (gồm xưởng cơ khí và xưởng đồ chơi). + Trong khối quản lý có các phòng ban như : phòng TCHC, phòng dự án, phòng TCKT. Ngoài ra, công ty còn có văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố khác. 4.Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề : sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, đồ chơi, quà lưu niệm, đồ gỗ, sơn mài, các sản phẩm trang trí nội thất, gia công hàng xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, nguyên vật liệu sản xuất, máy móc thiết bị, nông lâm thuỷ sản, hàng tiêu dùng, phương tiện vận tải, kinh doanh kho bãi, sản xuất kinh doanh hàng may mặc, đồ da, kim khí, hoá chất, điện máy và lắp ráp điện tử xuất nhập khẩu uỷ thác, kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch lữ hành, xây dựng công trình giao thông vận tải, thuỷ lợi công nghiệp và dân dụng. 5.Thiết bị công nghệ máy móc Là một doanh nghiệp thương mại kiêm sản xuất với chức năng hoạt động rộng rãi đa ngành nghề, Công ty Thương Mại -Xây Dựng Bạch Đằng sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ là chính, còn các ngành nghề khác như xây dựng công trình giao thông thủy lợi, kinh doanh nông lâm thuỷ sản, kim khí hoá chất, kinh doanh hàng may mặc...chỉ là những ngành nghề mang tính thời vụ của công ty. Hiện nay, nhìn chung trang thiết bị công nghệ máy móc của công ty còn khá sơ sài, chưa có gì là hiện đại cả so với các doanh nghiệp khác. Một phần là do lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty quyết định, do sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ không đòi hỏi trang thiết bị công nghệ hiện đại mà chủ yếu là dựa vào trình độ tay nghề của công nhân, nên công ty chú trọng đến khâu đào tạo đội ngũ công nhân viên mới vào nghề qua các khoá học việc (thường là 6 tháng ). Lĩnh vực kinh doanh còn lại của công ty chủ yếu là vấn đề thương mại bán hàng, công ty có đầu tư thêm 30 chiếc xe tải chở hàng phục vụ cho công tác chuyên chở hàng hoá. Hiện nay, trong cảng của công ty luôn có 7 chiếc máy xúc hiệu Hàn Quốc và cần cẩu hàng hoá (5 chiếc) tại mặt bằng cạnh sông Hồng. 6.Tình hình cung ứng nguyên vật liệu Trước kia, khi công ty còn là xưởng sản xuất quy mô nhỏ, với thị trường tiêu thụ chủ yếu từ trong nước, sản phẩm còn chưa phong phú về mẫu mã, và chủng loại thì nguyên liệu chủ yếu cho các sản phẩm của công ty là thạch cao và đất sét. đến nay thì nguyên liệu của công ty rất phong phú về chủng loại và chất liệu, từ bột đá thiên nhiên đến nhiên liệu bằng thạch cao, nhựa tổng hợp, polyme...càng ngày công ty càng sáng tạo và tìm kiếm ra nhiều nguồn nguyên liệu thay thế và bổ sung khác, làm phong phú hơn nữa nguồn nguyên liệu có sẵn và giảm chi phí nguyên nhiên liệu, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành. Hàng ngày công ty có bộ phận chuyên phụ trách về vấn đề nguyên liệu cung cấp cho công nhân sản xuất trực tiếp tại phân xưởng. Và bộ phận này chuyên ký kết cũng như giao dịch với các nguồn cung ứng nguyên liệu để vận hành bộ máy sản xuất của doanh nghiệp. Bộ phận chuyên trách vấn đề cung ứng nguyên vật liệu chịu trách nhiệm trước trưởng phòng kế hoạch sản xuất và thống kê đơn giá, số lượng nguyên vật liệu chuyển vào hàng ngày, hàng tháng, quý một cách cụ thể. 7.Đặc điểm về tài chính của công ty Đơn vị tính : 1000.000đ Năm Tổng vốn Vốn cố định Vốn lưu động Số tiền Tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ % 2000 6455 2662,8 41,25 3792,2 58,75 2001 8770 2506 28,57 6264 71,43 2002 10131 3431 33,87 6700 66,13 Biểu hình 1.1 : Tình hình vốn kinh doanh của công ty Nhìn vào biểu trên ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khả quan. Hàng năm tỷ trọng vốn lưu động luôn luôn cao hơn tỷ trọng vốn cố định. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Do công ty có chức năng chính là kinh doanh thương mại nên tỷ trọng vốn lưu động cao hơn vốn cố định là rất tốt. Riêng năm 2001 VLĐ tăng lên 71,43% trong khi vốn cố định giảm xuỗng còn 28,57% là do công ty nhận thức được tầm quan trọng của việc kinh doanh tiêu thụ hàng hoá nên hướng mạnh vào thị trường này để phát triển sản xuất khi thị trường tiêu thụ mở rộng đối với một số mặt hàng chủ chốt của công ty như kinh doanh hàng may mặc, hàng nông lâm thuỷ sản, kim khí hóa chất...thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu. Nhưng đến năm 2002 thì VCĐ tăng lên là 33,87% làm giảm tỷ lệ VLĐ xuống. Do công ty đã đầu tư thêm trang thiết bị, nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất, tuyển thêm lao động mua thêm một số tài sản cố định khác phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Điều đó chứng tỏ rằng công ty đã có một chiến lược kinh doanh hợp lý với từng giai đoạn phát triển riêng biệt phù hợp với tình hình tài chính của công ty và phù hợp với những thay đổi của smôi trường kinh doanh trong giai đoạn mới. Tài sản Mã số Số đầu năm (VNĐ) Số cuối kỳ (VNĐ) I. TSLĐ và đầu tư ngằn hạn 100 31850102075 47173797477 1. Tiền 110 4395846364 11378854531 -Tiền tồn quỹ 111 758035686 760001585 -Tiền giửi ngân hàng 112 3637810678 10618852946 -Tiền đang chuyển 113 2. Các khoản đầu tư tài chính ngăn hạn 120 - Đầu tư tài chính ngắn hạn 121 - Đầu tư ngắn hạn khác 128 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 3. Các khoản phải thu 130 12126456867 14260345292 - Phải thu của khách hàng 131 12012801463 13306249407 - Trả trước cho người bán 132 - Thúe GTGT được khấu trừ 133 - Phải thu nội bộ 134 + Vốn kinh doanh ở các đơn vị nôi bộ 135 + Phải thu về 136 +Phải thu nội bộ khác 137 - Các khoản phải thu khác 138 113655404 274020685 - Dự phòng phải thu khó đòi 139 4. Hàng tồn kho 140 9921625050 16285769250 - Hàng mua đang đi đường 141 - NVL tồn kho 142 1966500 4980500 - Công cu, dụng cụ trong kho 143 11004 11000 - Chi phi SXKD dở dang 144 9919647546 16288777750 - Thành phẩm tồn kho 145 - Hàng hoá tồn kho 146 - Hàng gửi đi bán 147 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 5. Tài sản lưu đông khác 150 5406173794 5248828404 - Tạm ứng 152 3907276683 4063736550 - Chi phí trả trước 152 922328100 509830819 - Chi phỉ chờ kết chuyển 153 545436875 554513489 - Tài sản thiếu chờ sử lý 154 - Các khoản ký cược 155 31132136 120747546 6. Chi sự ngiệp 160 - Chi sự nghiệp năm trước 161 - Chi sự nghiệp năm nay 162 Tình hình quản lý các loại tài sản lưu động V.Các đối thủ cạnh tranh Kinh doanh trên thị trường quốc tế, phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cạnh tranh gay gắt Chương II Thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng I.Đánh giá khái quát hoạt động xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ 1.Tình hình thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Trong nền kinh tế hàng hoá hiện nay, dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh. Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng phải tự hạch toán kinh doanh nên Công ty đã tận dụng tối đa mọi cơ hội kinh doanh để tìm được nguồn đơn đặt hàng cho mình. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty đang có sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước. Thị trường đầu ra lúc này như là mảnh đất đầy dinh dưỡng nuôi sống cả tập thể công nhân viên trong công ty, có được thị trường hay không, có nhiều hay ít thị trường sẽ quyết định đến sự tồn tại, hay diệt vong của mình. Do đó, mở rộng thị trường là điều kiện tất yếu để công ty tồn tại và phát triển. Đến nay, mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty đã có mặt ở trên 30 quốc gia tới các vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong lĩnh vực kinh doanh của mình, công ty đã thực hiện tốt các đơn đặt hàng đảm bảo chất lượng hàng cho nhà phân phối, tạo lòng tin cho khách hàng để ổn định và tiếp tục phát triển khu vực bạn hàng của Công ty. Quy mô mặt hàng xuất khẩu tuy chưa lớn nhưng đã đem lại nguồn lợi nhuận lớn cho Công ty hàng ngàn USD, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc làm, duy trì và nâng cao dần thu nhập cho cán bộ nhân viên và công nhân lao động trực tiếp tại phân xưởng. Kết quả kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty theo khu vực được thể hiện Đơn vị : 1000 USD Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Bắc Mỹ EU Nhật Bản Đông nam á Trung Nam Mỹ Thị trường Nga Thị trường khác 3008,47 4037,6 4013,89 2054 5075 2071,4 1511,5 10578 24570 10764,5 4578 10101,4 57363 2014,7 15073 38048 17576 7786 7875,7 8197,3 2517,6 27750 48076 30015 10015,7 7877,9 15371,4 3001,5 Tổng 19792,37 68342,6 97055,6 142.107,5 (Nguồn : Phòng kinh doanh Xuất Nhập khẩu) Bảng số liệu trên cho chúng ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong những năm gần đây liên tục tăng, đặc biệt là có sự tăng trưởng mạnh vào năm 2002. Đó là một tín hiệu đáng khả quan đối với cả tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới. Bảng trên cũng cho ta thấy thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là thị trường Bắc Mỹ, Nhật Bản và EU. Hiện nay, thị trường Nhật Bản là một trong những thị trường có nhu cầu lớn nhất về nhiều loại hàng thủ công mỹ nghệ cũng như các sản phẩm khác mà Công ty xuất khẩu như sản phẩm Gương, Hàng Đồ chơi, Hàng Sắt. Bên cạnh đó là một số thị trường mới nổi lên như thị trường Đông Nam á với hơn 500 triệu dân đang là một trong những hướng phát triển chủ đạo của Công ty trong thời gian tới. Liên minh Châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu lớn của rất nhiều sản phẩm chủ lực của Việt Nam như sản phẩm dệt may, hàng da dày, hàng thủ công mỹ nghệ,…với những ưu thế hơn hẳn so với các thị trường tiêu thụ khác trên thế giới như mức cầu lớn, thu nhập bình quân đầu người cao, EU là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định. Nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng Châu Âu, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho xuất khẩu vào khu vực này, đẩy mạnh xúc tiến bán hàng, tiếp thị, đặt những trụ sở giao dịch, các văn phòng đại diện, đồng thời Công ty cũng thường xuyên tham gia những Hội trợ triển lãm, trưng bày những Showroom tại các trung tâm Thương mại lớn như London, Paris, Berlin,…Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này trong những năm qua liên tục tăng, từ 4037,6 nghìn USD năm 1999 lên tới 48.076 nghìn USD năm 2002. Dự kiến trong tương lai kim ngạch xuất khẩu vào EU vẫn tiếp tục tăng. Hiện nay, EU đang là một trong những thị trường chủ đạo của Công ty. Thị trường tiêu thụ chủ yếu của khu vực này là Pháp và Đức. Tỷ trọng thị phần của một số thị trường chủ yếu của Công ty Đơn vị tính : % Khu vực Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Bắc Mỹ EU Nhật Bản Đông Nam á Trung Nam Mỹ Thị trường Nga Thị trường khác 15,2 20,4 20,28 10,38 15,64 10,46 7,64 15,48 35,95 15,75 6,7 14,78 8,39 2,95 15,53 39,2 18,12 8,02 8,11 8,45 2,59 19,53 33,83 21,12 7,05 5,54 10,82 2,11 Tổng 100 100 100 100 Thị trường xuất khẩu của Công ty phân bố không đều, tập trung vào một số thị trường chính như Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản, trong đó chủ yếu là thị trường EU luôn luôn chiếm ưu thế hơn hẳn so với các thị trường khác chiếm 20,4% năm 1999 sau đó tăng mạnh vào năm 2000 và năm 2001 với 39,2% doanh thu từ xuất khẩu của Công ty. Sau một thời gian tăng trưởng mạnh thị trường này đang có xu hướng suy giảm, từ 39,2% năm 2001 xuống còn 33,83% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2002. Thị trường Nhật Bản cũng là một trong những thị trường chính của Công ty, với phong tục Phương Đông truyền thống, cũng giống như người Việt Nam hay Trung Quốc, người Nhật có nhu cầu khá lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, hàng Gốm Sứ và đồ gố. Đó đều là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Họ có sở thích tặng nhau những món quà làm bằng đồ Gốm Sứ với những hoạ tiết mang tính nghệ thuật cao mang biểu tượng của tình yêu, tình bạn. Nắm bắt được phong cách sống cũng như tâm lý của người Nhật với truyền thống dân tộc bất khuất, Công ty đã xuất khẩu sang thị trường này những sản phẩm có biểu tượng của đất nước họ như hình con chuồn chuồn và khóm khoai, hình tượng võ sỹ đạo,…là những sản phẩm rất được người Nhật ưa thích và đánh giá cao. Do vậy, việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường này rất thuận lợi và Nhật Bản luôn là một thị trường có thị phần lớn của Công ty với doanh thu và quy mô các mặt hàng xuất khẩu liên tục tăng. Mặc dù có suy giảm trong năm 2001 từ 28,28% xuống còn 15,75% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng đã khôi phục trở lại vào năm 2002 chiếm 21,12% tổng kim ngạch xuất khẩu . Trong những năm qua Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng mới chỉ xuất khẩu được một lượng khá nhỏ vào thị trường Đông Nam á, mức cao nhất là 10,38% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sau đó giảm dần vào các năm sau. Hiện nay, con số này là 7,05% tổng giá trị kim ngach xuất khẩu, một con số khá khiêm tốn với một thị trường hơn 500 triệu dân trong khu vực. Một phần là do tại các nước này có các đặc điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán có sự giao thoa mang đậm phong cách Phương Đông. Cho nên, phần lớn các nước trong khu vực này cũng tự mình sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ với chất liệu bằng Gốm, Sứ đáp ứng nhu cầu của nước đó, không những thế mặt hàng này còn được xuất khẩu ra nước ngoài trên các thị trường mà Công ty đang tiêu thụ sản phẩm của mình. Vì vậy, sản phẩm của họ cạnh tranh rất quyết liệt với các sản phẩm của Công ty trên một số thị trường chủ yếu. Tuy vậy, sản phẩm của Việt Nam vẫn được khách hàng ưa chuộng trên thế giới thậm chí ta còn cạnh tranh quyết liệt và chiến thắng ngay tại "sân khách". Có được những kết quả đó là so sản phẩm của ta có sự tinh xảo trong nghệ thuật, sản phẩm mang đậm nét văn hoá dân tộc như bộ bàn ghế mây, chiêc nón bài thơ,…mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang thị trường này chủ yếu là đồ trang trí nội thất, hàng sắt, hàng đồ chơi, vật dụng gia đình, gương gỗ. Trung- Nam Mỹ là thị trường chiếm tỷ trọng lớn của Công ty trong những năm 1999, 2000 với kim ngạch xuất khẩu năm 1999 là 5075 nghìn USD chiếm 15,64% sau đó tăng lên 10101,4 nghìn USD chiếm 14,78% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu.Công ty xuất khẩu sang 3 thị trường chính là Achentina, Braxin, Chilê. Trong 2 năm trở lại đây tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã bị suy giảm chỉ chiếm 8,11% năm 2001 và 5,54% tỷ trọng năm 2002. Từ năm 2001 do kinh tế Achentina rơi vào tình trạng khủng hoảng, nên xuất khẩu sang thị trường này giảm đi rõ rệt, thị trường Braxin và Chilê cũng gặp không ít khó khăn nên kim ngạch xuất khẩu sang khu vực thị trường này giảm đi rõ rệt. Từ sự khó khăn trên, Công ty đã phải tích cực tìm kiếm cơ hội mở rộng sang các thị trường và khu vực thị trường khác. Với sự nỗ lực của Công ty, trong thời gian ngắn, Công ty đã chuyển hướng xuất khẩu sang một số thị trường mới như thị trường Trung Đông, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường EU để có thể chuyển khu vực thị trường theo hướng phù hợp hơn. Đối với thị trường Nga và các nước SNG, sau hơn 10 kể từ khi Liên Bang Xô Viết tan rã, những điều kiện ưu đãi trước kia không còn nữa, mối quan hệ kinh doanh với khu vực này ngày càng trở lên khó khăn hơn, kim ngạch xuất khẩu từ 2017,4 nghìn USD chiếm 10,46% năm 1999 tăng lên 5736 nghìn USD nhưng chỉ chiếm 8,39% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Với sự cố gắng để duy trì và phát triển một thị trường truyền thống, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã nỗ lực rất nhiều để tăng dần giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng như tăng dần tỷ trọng của thị trường này lên, đến năm 2002 kết quả thật đáng khích lệ cho tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty với 15.371,4 nghìn USD chiếm 10,82% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ba thị trường chính là Nga, Hungari, Sec trong đó chỉ có thị trường Nga là luôn duy trì lượng đơn đặt hàng thường xuyên, mặt hàng xuất khẩu mạnh sang khu vực là mây tre, thảm, Gốm Sứ và hàng Đồ chơi. Đặc điểm của khu vực thị trường này là yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu mã không quá cầu kỳ nhưng đẹp mắt và gây ấn tượng nên trước đây lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này là rất lớn. Thị phần hàng thủ công mỹ nghệ của hàng Việt Nam nói chung và hàng của Công ty nói riêng bị mất đi là do sản phẩm của ta bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của Trung Quốc và các nước trong khu vực như Malaysia, Indonexia, Philippin,…Để khắc phục những khó khăn trên và giành lợi thế trong cạnh tranh, Công ty đã đầu tư xây dựng và mở rộng một mạng lưới kho tàng, các cửa hàng và nhiều quầy bán buôn, bán lẻ trên khắp thị trường Nga và các nước SNG, cử đại diện của Việt Nam sang và thuê thêm lao động của nước sở tại phục vụ. Mạng lưới này hoạt động khá hiệu quả và đã đem lại những kết quả đáng mừng, thể hiện ở tỷ trọng thị phần đang được ổn định chiếm 10,82% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, bên cạnh đó Công ty vẫn chưa bám sát được những thay đổi, thị hiếu trên thị trường này, thiếu những mẫu mã mới và những mặt hàng có chất lượng nên đã để rớt mất mảng lớn trên thị trường này. Mặc dù vậy, đây cũng là khu vực thị trường có nhu cầu lớn, tiêu thụ được cả những mặt hàng truyền thống và mặt hàng mới. Do đó, Công ty cần có sự quan tâm đúng mức và có sự thay đổi phù hợp với sự thay đổi của thị trường, khai thác thị trường với đúng quy mô và tiềm năng sẵn có của nó, tạo ra những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp hơn nữa để tăng sức cạnh tranh trên thị trường này. Giá trị kim ngạch xuất khẩu sang thị trường khác của Công ty cũng đã có sự điều chỉnh nhất định, từ 7,64% tỷ trọng năm 1999 xuống còn 2,95% năm 2000 và đến năm 2002 con số này là 2,11% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu. Đây phần lớn là những thị trường nhỏ lẻ, không được đầu tư nhiều về mạng lưới kênh phân phối nên Công ty không coi đây là thị trường chủ lực. Tuy vậy, Công ty cũng không bỏ qua bất kỳ một cơ hội nào để có được những đơn đặt hàng hấp dẫn. 2.Thực trạng xuất khẩu qua một số năm gần đây 2.1. Quy mô của sản phẩm xuất khẩu Trong thị trường cạnh tranh quốc tế, dù kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực nào, mỗi doanh nghiệp đều phải đương đầu với hàng loạt đối thủ cạnh tranh, nên thị phần, lợi nhuận của Công ty luôn luôn có nguy cơ bị san sẻ. Để hạn chế được áp lực cạnh tranh và có thể giành thắng lợi trong cạnh tranh Công ty luôn phải tìm cách tận dụng những lợi thế sẵn có của mình, hạn chế đến mức tối đa những khó khăn của Công ty, luôn có kế hoạch kinh doanh các sản phẩm phù hợp với nhu cầu, đồng thời cũng đa dạng hoá sản phẩm tránh tập trung cao vào một số mặt hàng dẫn đến rủi ro trong xuất khẩu. Cơ cấu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty Đơn vị tính : nghìn USD Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hàng Đồ chơi Hàng thủ công mỹ nghệ Mây tre Gốm sứ Gỗ mỹ nghệ Sắt mỹ nghệ Hàng tạp phẩm 6392,94 5423,11 1048,9 1280,57 2456,23 1496,3 1694,23 17.543,55 20.851,33 4.114,22 5.945,8 7.367,3 6.607,3 6.663,4 27.214,39 30.174,59 7.347,11 8.414,72 9.851,14 9.006,76 5.046,89 38.383,24 48.558,13 9.336,46 7.744,86 13.741,79 14.864,44 9.478,57 Tổng 19.792,37 68.342,6 97.055,6 142.107,5 ( Nguồn :Báo cáo kết quả kinh doanh: Phòng Kế toán ) Từ khi thành lập cho đến nay, hàng thủ công mỹ nghệ vẫn là mặt hàng chủ lực mà Công ty tiến hành xuất khẩu. Qua nhiều năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc xúc tiến xuất khẩu, thẩm định giá cả, cải tiến mẫu hàng phù hợp hơn với thị hiếu của người tiêu dùng, Công ty đã có những khách hàng truyền thống trong lĩnh vực này nên việc trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu liên tục tăng từ 5.423,11 nghìn USD năm 1999 lên 20.851,33 nghìn USD năm 2000 đặc biệt là vào năm 2002 với trị giá hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là 48.558,13 nghìn USD. Sau hàng thủ công mỹ nghệ thì hàng Đồ chơi chiếm trị giá khá lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ 6.392,94 nghìn USD năm 1999 lên 17.543,55 nghìn USD năm 2000 tăng 11.150,61 nghìn USD. Đến năm 2001 trị giá hàng Đồ chơi trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu là 27.214,39 nghìn USD và năm gần đây nhất con số này là 38.383,24 nghìn USD. Tỷ trọng cơ cấu hàng xuất khẩu so với tổng số Đơn vị tính : % Tên hàng Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Hàng Đồ chơi Hàng thủ công mỹ nghệ Mây tre Gốm sứ Gỗ mỹ nghệ Sắt mỹ nghệ Hàng tạp phẩm 32,3 27,4 5,3 6,47 12,41 7,56 8,56 25,67 30,51 6,02 8,7 10,78 8,79 9,75 28,04 31,09 7,57 8,67 10,15 9,28 5,2 27,01 34,17 6,57 5,45 9,67 10,46 6,67 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn : Phân xưởng sản xuất) Qua bảng trên ta thấy, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty là hàng Đồ chơi và hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 1999 tỷ trọng hàng Đồ chơi xuất khẩu là 32,3% so với tổng số sau đó đến hàng thủ công mỹ nghệ chiếm 27,4%, hàng mây tre chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ là 5,3%, đồ Gỗ mỹ nghệ cũng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn là 12,41%, hàng Đồ chơi của Công ty rất phong phú về chủng loại và mẫu mã, kiểu dáng đẹp, nên được tiêu thụ với một số lượng lớn ở nước ngoài. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị văn hoá sâu sắc, mang hình tượng về đất nước, con người, mang bản sắc văn hoá dân tộc sâu sắc phù hợp với truyền thống và phong tục tập quán của nước sở tại. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong những hàng xuất khẩu chính của Công ty , luôn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Nếu như năm 1999 tỷ trọng của mặt hàng này là 27,4%thì đến năm 2000 là 30,51% và năm 2001 con số này là 31,09% và năm 2002 chiếm tỷ trọng là 34,17%. Hầu hết các sản phẩm của Công ty làm bằng chất liệu tự nhiên như bằng đất sét, hiện nay các sản phẩm này đã được bổ sung bằng các chất liệu nhân tạo như bằng thạch cao, hay bằng nhựa tổng hợp. Các sản phẩm như lọ hoa, khay đựng hoa quả, guốc gỗ, tượng phật, và hình tượng chúa Giêsu, hình Đức mẹ đồng trinh, hay tượng thần Cupid,…các mặt hàng này được khách hàng nước ngoài đánh giá cao có giá trị nghệ thuật cao, điêu khắc hoa văn tinh tế và độc đáo. Tuy nhiên mặt hàng này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Công ty. Mặt hàng Đồ chơi cũng chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng số các mặt hàng xuất khẩu, nhưng hiện nay mặt hàng này đang dần được thay thế bởi các mặt hàng khác, từ 32.3% năm 1999 đến năm 2000 là 25,67%, năm 2001 là 28,04%, đến năm 2002 chiếm 27,01%. Hàng Đồ chơi là mặt hàng có chủng loại phong phú nhất với nhiều mẫu mã, chủng loại, các sản phẩm của Công ty có sự chọn lọc ở mẫu mã và chất liệu hợp lý có sự thử nghiệm ở một số thị trường lớn trước khi tung sản phẩm ra thị trường. Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu của mặt hàng này có suy giảm hơn nhưng trước yêu cầu của sự điều chỉnh cơ cấu mặt hàng xuất khẩu cho phù hợp với điều kiện của Công ty là một sự sắp xếp có kế hoạch, có sự tính toán từ trước để phù hợp với xu thế tiêu dùng xuất khẩu. Hàng Gỗ mỹ nghệ và Sắt mỹ nghệ cũng là mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong cơ cấu các mặt hàng phục vụ xuất khẩu. Với ưu thế hơn hẳn so với các nước trong khu vực về nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao, được đào tạo từ Trường Dạy Nghề do chính Công ty tổ chức. Nguồn lao động này đã tạo ra những sản phẩm có độ tinh xảo trong kiến trúc, hoa văn mang đậm nét văn hoá của các nền văn hoá khác nhau. Mặt hàng Gỗ mỹ nghệ từ chỗ chiếm 12,41% tỷ trọng năm 1999 với trị giá 2.456,23 nghìn USD đang có xu hướng giảm dần và đến năm 2002 chỉ chiếm 9,67% tỷ trọng tương ứng với 13.741,79 nghìn USD. Còn mặt hàng Sắt mỹ nghệ lại tăng dần trong tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu. Từ 7,56% năm 1999 lên 8,79% năm 2000, năm 2001 là 9,28% và đến năm 2002 con số này là 10,46%. Qua đó ta có thể thấy, doanh số xuất khẩu hàng Sắt mỹ nghệ liên tục tăng qua các năm và dự kiến mặt hàng này sẽ là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Công ty. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là Chân nến, Chao đèn, Giá kệ, Ghế ngồi,… sản phẩm làm từ sắt rất đa dạng do sử dụng sơn tĩnh điện nên màu sắc đặc trưng thường là màu đen chì và được kết hợp với một số vật liệu khác để tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh như khung sắt đựng rượu có quấn mây ở thành tạo nên một sản phẩm rất ấn tượng, độc đáo, mặt hàng này một phần là Công ty thu gom nhưng phần lớn Công ty tự sản xuất. Trong thời gian tới, Công ty sẽ xuất khẩu mặt hàng sắt tự sản xuất chứ không phải thu gom từ nơi khác. khi đó tỷ trọng mặt hàng sắt mỹ nghệ xuất khẩu sẽ tăng lên. Sản phẩm Gốm Sứ của Công ty rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã phong phú, kiểu dáng đẹp, không chỉ có tính nghệ thuật cao mà còn có giá trị sử dụng lâu bền. Các loại bình hoa, chậu, đôn, đĩa ấm chén làm bằng Gốm men rạn, men ngọc, men chảy,… với hoa văn phong phú, độc đáo là những sản phẩm được rất nhiều khách hàng nước ngoài quan tâm. Bên cạnh đó, Công ty cũng chú ý thu mua, sản xuất những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc dân tộc như những tấm bình phong có hình tượng đồng quê, sản phẩm Gốm với màu xanh đặc trưng khiến khách hàng rất thích. Tuy nhiên, việc vận chuyển hàng Gốm sứ rất khó khăn vì đây là mặt hàng cồng kềnh, dễ vỡ nên đòi hỏi phải cẩn thận trong mọi khâu nhất là khâu vận chuyển, kể cả chèn lót, bốc xếp, chi phí vận chuyển lại cao. Hơn nữa hàng Gốm Sứ lại chịu ảnh hưởng của sự biến động thị trường và giá cả của mặt hàng Gốm nên kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng không ổn định, có khi không đạt được mục tiêu đề ra. Năm 1999 chiếm 6,47% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 chiếm 8,7%, năm 2001 chiếm 8,67% và năm 2002 con số này là 5,45% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Ngoài ra, phải kể đế mặt hàng tạp phẩm, là một mặt hàng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ. Hàng tạp phẩm của Công ty gồm hàng trăm vật dụng, đồ lưu niệm, hàng thêu ren, khăn trải bàn, túi xách, các mặt hàng thuỷ tinh như lọ hoa, hàng Gương, Kính, Đồ nội thất gia đình,…năm 1999 hàng tạp phẩm chiếm 8,56% tỷ trọng, năm 2000 chiếm 9,75%, năm 2001 chiếm 5,2% và năm 2002 chiếm 6,67%. Có sự sụt giảm trong năm 2001 là do tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu tập trung vào một số mặt hàng chủ đạo như hàng thủ công mỹ nghệ, hàng Đồ chơi, hàng Gốm Sứ, Gỗ mỹ nghệ và Sắt mỹ nghệ. Nhưng trong năm 2002 thì loại hàng này lại giữ được tỷ trọng trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Hàng Mây tre chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là những giỏ quà lưu niệm, trong 4 năm trở lại đây, tỷ trọng của mặt hàng này chỉ chiếm tỷ trọng khoảng từ 5 đến 7%. Như vậy, Công ty cần đa dạng hoá hơn nữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nhất là cần tăng tỷ trọng hàng mây tre vì giá nguyên liệu rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào rất thuận lợi cho sản xuất, cần nghiên cứu thêm nhu cầu để không làm mất thị trường đầu ra cho loại hàng này. 2.2. Quy mô thị trường xuất khẩu Quy mô thị trường xuất khẩu thể hiện ở số lượng thị trường mà hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã tiêu thụ được. Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã có mặt trên 4 châu lục với trên 25 quốc gia trên thế giới, mặc dù sản phẩm xuất khẩu của Công ty còn phân bố không đồng đều, mới chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, EU, Mỹ. Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên một số thị trường chính Thị trường Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Trị giá Tỷ trọng (%) Nhật Bản Nga Pháp Đức Anh Thuỵ Điển Đan Mạch Brazil Italya Hàn Quốc Đài Loan Thổ Nhĩ Kỳ Chi Lê Du bai Malaysia Singapore Philippin Mỹ Canada Colombia Achentina Arập 4013,89 2071,4 950,3 1286,5 672,94 514,6 205,84 1702,14 150,42 672,94 494,81 203,86 0 633,36 0 279,07 116,78 1900,07 1108,37 354,28 405,74 2002,99 20,28 10,46 4,8 6,5 3,4 2,6 1,04 8,6 0,76 3,4 2,5 1,03 0 3,2 0 1,41 0,59 9,6 5,6 1,79 2,05 10,12 10763,96 5733,94 4237,24 5262,38 2050,29 2597,02 1407,86 6130,33 1052,48 2063,95 1845,25 1414,69 382,72 1845,25 874,78 2323,65 1380,52 6424,2 2262,14 956,87 785,94 6547,22 15,75 8,39 6,2 7,7 3,0 3,8 2,06 8,97 1,54 3,02 2,7 2,07 0,56 2,7 1,28 3,4 2,02 9,4 3,31 1,4 1,15 9,58 17586,47 8201,2 7182,11 6988 2814,6 2960,2 1950,82 7628,57 1514,07 2882,55 2057,58 1640,24 1164,67 2183,75 1087,02 2426,39 3028,13 9812,32 3202,83 1649,95 0 9113,52 18,12 8,45 7,4 7,2 2,9 3,05 2,01 7,86 1,56 2,97 2,12 1,69 1,2 2,25 1,12 2,5 3,12 10,11 3,3 1,7 0 9,39 30013,1 15371,4 9251,2 9961,74 4078,49 4106,91 3240,05 9364,88 2287,93 4902,71 2913,2 2899 2316,35 1463,71 2003,72 3694,8 3041,1 10459,1 5854,83 2174,24 0 12590,72 21,12 10,82 6,51 7,01 2,87 2,89 2,28 6,59 1,61 3,45 2,05 2,04 1,63 1,03 1,41 2,6 2,14 7,36 4,12 1,53 0 8,86 Tổng 19792,37 100 68342,6 100 97055,6 100 142107,5 100 ( Nguồn : Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu ) Qua bảng trên ta thấy được quy mô thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty. Hiện nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên 4 châu lục, với giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng, quy mô thị trường ngày càng mở rộng, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không ngừng lớn mạnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty vẫn tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Nga, Mỹ và EU, thị trường Nhật Bản luôn dẫn đầu về tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu với 20,28% tỷ trọng năm 2000, 15,75% năm 2001, 18,12% năm 2002 và một con số kỷ lục 21,12% năm 2003. Từ đó ta có thể thấy thị trường Nhật Bản có ý nghĩa quan trọng như thế nào trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng nói riêng cũng như sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung. Là một thị trường năng động nhất Châu á cũng như của thế giới, Nhật Bản luôn là thị trường xuất khẩu lớn của nhiều chủng loại hàng hoá của ta. Tiếp sau Nhật Bản là thị trường Nga là một thị trường cũng khá quan trọng với 10,46% tỷ trọng năm 2000, 8,39% năm 2001, 8,45% tỷ trọng năm 2002 và lại tăng lên 10,82% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu năm 2003. Đó là do sự nỗ lực của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong quá trình thúc đẩy xuất khẩu cộng với yếu tố khách quan là do kinh tế Nga phục hồi trở lại sau nhiều năm suy thoái, hơn nữa Nga là thị trường có số lượng kiều bào Việt Nam sinh sống nhiều nhất thế giới, nên chúng ta có điều kiện tốt để tiêu thụ sản phẩm ở thị trường này, dễ bắt kịp thị hiếu của khách hàng hơn và có điều kiện nghiên cứu, thăm dò thị trường tốt hơn. Mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có của khu vực thị trường này, vẫn để mất không nhiều đơn đặt hàng lớn và bị hàng của Trung Quốc, Thái Lan giành mất thị trường. Trong thời gian tới, Công ty cần có kế hoạch đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, quan tâm đúng mức tới khu vực thị trường này tương xứng với tiềm năng sẵn có của nó. Thị trường EU là một mảnh đất màu mỡ cho rất nhiều chủng loại hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam và hàng thủ công mỹ nghệ nằm trong số đó, các thị trường tiêu thụ sản phẩm mạnh là Đức, Pháp, Anh. Đây là những thị trường mà Công ty đã có quan hệ từ lâu nên có lợi thế hơn trong khâu xúc tiến thương mại và phân phối hàng hoá, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng có trụ sở đặt tại các trung tâm kinh tế lớn như Paris, London, Berlin, và các trung tâm này hoạt động khá hiệu quả, ngoài ra các thị trường khác như Thuỵ Điển, Italya, Đan Mạch cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể. Ngày 1 tháng 5 năm 2004 vừa qua, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành viên nữa vào khu vực của mình, tiêu dùng đồng tiền chung Châu Âu. Với những chính sách ưu đãi về hạn ngạch và hàng rào thuế quan, là một thị trường có mức thu nhập bình quân đầu người cao gần nhất thế giới, trình độ thưởng thức văn hoá cũng vào loại hàng đầu thế giới, EU là một thị trường đầy tiềm năng cho các chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu của Công ty. Thị trường Mỹ là một trong những thị trường khó tính nhưng cũng chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá cao với 9,6% năm 2000, 9,4% tỷ trọng năm 2001 sau đó tăng lên 10,11% tỷ trọng năm 2002 và có xu hướng giảm vào năm 2003 với 7,36% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Với hơn 250 triệu dân sinh sống với nhiều chủng loại sắc tộc khác nhau, trong đó kiều bào của ta khá lớn, thị trường Mỹ luôn là một trong những mảnh đất phì nhiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, một vấn đề đáng quan tâm là hàng rào thuế quan của thị trường này khá chắc, chúng ta đã nhận được khá nhiều bài học từ việc xuất khẩu hàng hoá vào thị trường này như xuất khẩu thuỷ sản, hàng dệt may, với nhiều vụ kiện bán phá giá vu khống của Bộ Thương Mại Mỹ, chúng ta đã bị khu vực thị trường này làm cho điêu đứng vẫn biết rằng không phải lỗi của ta. Vì vậy, sống trên mảnh đất màu mỡ nhưng cũng đầy chông gai này, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng cần phải rất cảnh giác đề phòng để có thể đối đầu với nhiều mánh khoé của khu vực thị trường này. Thị trường Nga là một trong những thị trường truyền thống của nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong những năm qua, tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty xuất khẩu vào thị trường này vẫn chiếm một khối lượng đáng kể với kim ngạch ổn định. Từ khi Liên bang Xô Viết tan rã năm 1991, kinh tế Nga rơi vào tình trạng suy thoái trong một thời gian khá dài, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ ngoại thương giữa 2 nước, xuất khẩu vào thị trường này giảm sút trong một thời gian khá dài, chúng ta bị hàng của nước láng giềng Trung Quốc và Thái Lan cạnh tranh gay gắt do họ có những điều kiện về hải quan hơn ta, hàng của họ có mẫu mã, chủng loại phong phú, khiến cho chúng ta bị mất khá nhiều đơn đặt hàng và nhiều mảng thị trường con. Mặc dù vậy, sản phẩm thủ công mỹ nghệ vẫn duy trì được tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này cho dù có những thời kỳ rơi vào tình trạng suy giảm nghiêm trọng, cùng với sự phục hồi của nền kinh tế Nga, mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mấy năm trở lại đây, khối lượng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu vào thị trường này cũng dần đi vào quỹ đạo, tăng trưởng ổn định. Nhưng tiềm năng của khu vực thị trường này vẫn là rất lớn và Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu của nước ta cần quan tâm nhiều hơn nữa đến khu vực thị trường này, cố gắng khai thác hết mọi khả năng có thể tránh lãng phí, bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh. Bên cạnh thị trường Nga là cộng đồng các quốc gia độc lập SNG, đây là một mảng thị trường tương đối hấp dẫn vì chúng ta có quan hệ làm ăn từ trước với họ nên dễ dàng thâm nhập và triển khai hiệu quả hơn, kinh doanh trên mảng thị trường này chúng ta gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước xuất khẩu khác như Trung Quốc, Malaysia,…nhưng với những lợi thế về chất lượng sản phẩm tương đối bền, mối quan hệ làm ăn lâu dài từ trước nên sản phẩm của ta vẫn xuất khẩu vào thị trường này một tỷ trọng đáng kể, mặc dù vậy nó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của Công ty. Một số thị trường chúng ta mới thực hiện triển khai như thị trường Malaysia, mới có kim ngạch xuất khẩu trong 3 năm trở lại đây, là một tín hiệu đáng mừng vì chúng ta có thể cạnh tranh được với sản phẩm của chính nước sở tại, tiêu thụ được ở thị trường này cho dù tỷ trọng xuất khẩu còn thấp. Nhưng chúng ta cần cố gắng hơn nữa vì mục tiêu tăng trưởng trong giai đoạn tiếp theo để có thể chiến thắng trong cạnh tranh trong tiến trình hội nhập AFTA. Bên cạnh những thành công đạt được, Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định, làm mất không thị phần tại thị trường Achentina, do kinh tế nước này suy thoái nên kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty cũng như nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng rơi vào tình trạng tương tự. Đó là một trong những khó khăn của Công ty mà Công ty cần có chiến lược chuyển hướng thị trường, giữ vững được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Ngoài các thị trường xuất khẩu chính của Công ty như kể trên, là các thị trường nhỏ lẻ, chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ ở các khu vực Châu Mỹ. Những thị trường này góp phần làm phong phú thêm quy mô thị trường xuất khẩu của Công ty, cần quan tâm nhiều hơn đến khu vực thị trường này để tăng dần tỷ trọng xuất khẩu, không phải phụ thuộc quá nhiều vào một số thị trường lớn, tránh rơi vào tình trạng rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu. 2.3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường khi nó có tốc độ tiêu thụ nhanh hơn các sản phẩm cùng loại khác. Là một doanh nghiệp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, với đặc trưng của sản phẩm là không qua nhiều quy trình công nghệ phức tạp mà chủ yếu là hao phí sức lao động trực tiếp. Nên sản phẩm của Công ty có nhiều lợi thế hơn so với sản phẩm cùng loại của các nước trong khu vực và thế giới. Nó được thể hiện thông qua giá, chất lượng nguyên vật liệu, kỹ xảo trong hoa văn, và được thể hiện ở thương hiệu của sản phẩm. Việt Nam là một nước có nguồn lao động dồi dào, với hơn 50% dân số là trong độ tuổi lao động, thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tiền công lao động còn rẻ. Hơn nữa, là một doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nên Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng càng có lợi thế trong việc tận dụng nguồn lực lao động này, với tính chất của sản phẩm là hao phí lao động trực tiếp, lao động thủ công là chính nên Công ty đã tận dụng được đội ngũ lao động thủ công từ nông thôn ra là chính, số lượng lao động này phần lớn được đào tạo tại Công ty trong quá trình thử việc và học nghề. Nếu làm việc tốt, và có kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn cao, Công ty sẽ tiếp tục bồi dưỡng và đào tạo chuyên sâu. Trong những tháng thử việc này, tiền lương của công nhân chỉ là lương thử việc, nên Công ty tiết kiệm được chi phí mà vẫn có sản phẩm để tiêu thụ. Đó là một trong những lý do khiến cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng có giá rẻ hơn so với sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong nước cũng như trong khu vực. Ngoài lợi thế về giá rẻ, sản phẩm của Công ty còn có chất lượng nguyên liệu bảo đảm, Công ty có liên kết với các nhà cung cấp truyền thống, cung cấp đủ lượng nguyên vật liệu cho Công ty đúng tiến độ và đúng chất lượng, phù hợp với yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Với nhiều chủng loại hàng hoá tham gia xuất khẩu trong đó chủ yếu là hàng mỹ nghệ, cộng với mặt hàng gỗ trang trí nội thất, đều là những sản phẩm được gia công chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, nên Công ty cũng có được lợi thế về giá nguyên liệu rẻ vì nước ta là nước có tài nguyên thiên nhiên dồi dào. Đó là lý do khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty mạnh hơn trong quá trình xuất khẩu. Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng là một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao Thông Vận tải, nên cũng có nhiều lợi thế hơn khi tham gia thị trường xuất khẩu. Với sự trợ giúp từ phía các Bộ, ngành nhất là Bộ Thương mại đã có chính sách trợ giúp về nhiều mặt, về tài chính, về thuế quan và đặc biệt là về thủ tục hải quan khiến cho sản phẩm của Công ty có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm của các nước khác. Ngoài ra, sức cạnh tranh của sản phẩm còn được thể hiện ở thương hiệu của sản phẩm, đây là một trong những tồn tại của Công ty vì sản phẩm của Công ty còn chưa được nhiều khách hàng biết đến. Công ty vẫn phải sử dụng thương hiệu của nước ngoài để thâm nhập thị trường mới. Để tiêu thụ được hàng có khi Công ty phải sử dụng thương hiệu của nhà phân phối mới có thể tiếp cận được thị trường mới và tiêu thụ được sản phẩm một cách dễ dàng. Đó cũng là khó khăn của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng nói riêng và sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam nói chung khi tham gia thị trường xuất khẩu. Trong cơ chế kinh tế hiện nay, thương hiệu là một trong những vấn đề quan trọng có tính chất quyết định đối với sự tồn tại và diệt vong của sản phẩm. Vì vậy, nếu như trong thời gian tới, nếu như Công ty không có kế hoạch cụ thể cho việc quảng bá thương hiệu của mình thì có thể sẽ là một thách thức to lớn đối với quá trình xuất khẩu sản phẩm trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Nhìn chung, so với sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong nước và thế giới, sản phẩm của Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng còn có nhiều vấn đề cần phải giải quyết nếu như Công ty muốn cạnh tranh được với sản phẩm của Trung Quốc, Thái Lan,…và sản phẩm của các nước trong khu vực như Indonêxia, Malaysia. Trong thời gian tới Công ty cần tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm hơn nữa nếu như muốn chiến thắng trong cạnh tranh, giữ vững được thị trường xuất khẩu. 3. Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu của Công ty 3.1. Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường nước ngoài Nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động mở rộng thị trường ngoài nước, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng đã phải tự mình tìm hiểu đối tác, tạo lập nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng, lựa chọn sản phẩm phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Tóm lại là từ khâu ký kết hợp đồng đến kết thúc hợp đồng xuất khẩu đều do các phòng ban trong Công ty có nhiệm vụ thực hiện. Vì vậy, Công ty có thành lập một bộ phận nghiên cứu và dự báo thị trường riêng biệt để thực hiện chức năng chuyên môn hoá của mình, đó là mảng thị trường của phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu. Họ thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu qua đài, báo. mạng Internet, qua các đại lý, chi nhánh của Công ty trong và ngoài nước, hoặc qua những khách hàng quen thuộc, các tổ chức của Nhà nước như Sở Thương mại, Phòng xúc tiến thương mại…Công ty thường xuyên cử các phái đoàn ra nước ngoài để thâm nhập , tìm hiểu thị trường và tạo lập mối quan hệ làm ăn với khách hàng. Mặc dù công tác này rất tốn kém nhưng cho phép Công ty đảm bảo thông tin về thị trường một cách cụ thể và xác thực. Trên cơ sở đó, Công ty tiến hành sàng lọc, phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá và nhu cầu hiện tại của thị trường. Từ đó, ban lãnh đạo và Phòng Kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty có kế hoạch lập các phương án kinh doanh về số lượng, chất lượng và chủng loại mặt hàng cho xuất khẩu. Dựa trên việc xác định nhu cầu hiện tại kết hợp với công tác dự báo thị trường ( dự báo sức mua, biến động của thị trường…) giúp xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nước ngoài và các nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước, duy trì hoạt động kinh doanh lâu dài của Công ty. Kết quả kinh doanh hiện tại kết hợp với dự báo về nhu cầu, thị trường xuất khẩu trong tương lai chính là căn cứ để Công ty đề ra các chỉ tiêu kế hoạch năm cho các phòng ban, và các phân xưởng sản xuất. 3.2. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại Thị trường là một trong những mắt xích quan trọng để giành thắng lợi trong cạnh tranh. Vì vậy công tác xúc tiến thương mại là một sự đầu tư có chọn lọc để Công ty đánh bại đối thủ trên các mặt trận trong và ngoài nước. Công ty rất coi trọng việc quảng cáo và chào bán hàng hoá, tìm kiếm khách hàng mới. Cụ thể như Công ty đã thành lập phòng trưng bày hàng mẫu ở các khu đô thị sầm uất như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Cần Thơ, Vũng Tàu, Buôn Mê Thuột. Tại các showrow, Công ty thiết kế trang trí sản phẩm rất khoa học và đẹp mắt, không gian hài hoà thu hút sự chú ý của khách tham quan, đặc biệt là du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, Công ty còn cử những nhân viên có ngoại hình giao tiếp tốt, thông thạo ngoại ngữ để tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm trực tiếp cho du khách. Đó là hình thức quảng bá sản phẩm của Công ty tới những thị trường tiềm năng mà Công ty chưa vươn tới được. Hàng năm, Công ty còn tổ chức các đoàn cán bộ ra nước ngoài để thâm nhập và tìm kiếm thị trường, tham gia các Hội chợ trong và ngoài nước, để quảng bá sản phẩm, tìm kiếm bạn hàng, duy trì các thị trường truyền thống, mở rộng thêm các thị trường mới, gặp gỡ, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau để tạo một mạng lưới tiêu thụ hàng hoá ổn định. Trong năm 2003, Công ty đã tổ chức 12 phái đoàn đi khảo sát thị trường ngoài nước, tham gia các Hội chợ lớn tại Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Hồng Kông, Ai Cập, Singapore, Philippin, tận dụng tối đa các cuộc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở nhiều nước khác nhau. Để thâm nhập vào thị trường nước ngoài đầy tiềm năng, ngoài việc tham gia các gian hàng tại các Hội chợ quốc tế Công ty không bỏ qua một cơ hội nào để tiếp cận nguồn đơn đặt hàng, luôn có mặt tại các gian hàng triển lãm, các Hội chợ tiêu dùng trong nước và quốc tế do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hay Bộ Thương mại kết hợp với các tổ chức nước ngoài thực hiện như triển lãm hàng tiêu dùng Nhật Bản của JETRO năm 2000. Ngoài ra, Công ty còn quảng cáo sản phẩm của mình qua báo chí, ấn phẩm, qua mạng Internet. 3.3. Chính sách Marketing Marketing là mộ 3.4. Chính sách sản phẩm Công ty chủ chương đa dạng hoá sản phẩm. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của công ty có hàng trăm chủng loạị, với nhiều mẫu mã kiểu dáng, màu sắc phong phú, tạo điều kiện cho khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm ưng ý nhất. Công ty đă quan tâm điều chỉnh cơ cấu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường và thị hiếu của ngường tiêu dùng. Khi phát hiện ra một xu hướng tiêu dùng đã hình thành trên thị trường hăy lắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện tại, công ty không ngần ngại tung ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu, giá cả và chất lượng . Với chính sách sản phẩm như vậy, Công ty đã và đang tăng dần kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, nâng cao dần sức cạnh tranh của sản phẩm, thu hút ngày một nhiêu hơn đơn đặt hàng từ các nhà phân phối trong và ngoài nước, từ đó tạo điều kiện tốt cho hoạt động xuất khẩu. 3.5. Chính sách giá cả Mục tiêu của Công ty là lợi nhuận ngày một tăng, mà lợi nhuận luôn luôn tỷ lệ thuận với lượng hàng bán ra. Để duy trì và phát triển được tốc độ tiêu thụ sản phẩm, ngoài việc sản xuất ra những sản phẩm phù hợp với thị hiếu, Công ty còn thực hiện chính sách giá cả hợp lý, có chế độ đãi ngộ phù hợp với khách hàng mua với khối lượng lớn, hay những nhà phân phối truyền thống của mình Công ty thực hiện phân biệt đối tượng thị trường và đối tượng khách hàng để có chính sách giá cả phù hợp. Giá cả phải được xây dựng trên cơ sở giá thành sản xuất, giá thành sản xuất phải làm sao thấp đến mức có thể nhất định để giá cả giảm tương đối so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, Công ty phải lấy giá cả là một trong những nhân tố quan trọng để cạnh tranh với sản phẩm khác. Giá cả được so sánh với giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường để đảm bảo giá bán không đi chệch xu hướng của thị trường. Với chính sách giá cả như trên, Công ty đã làm hài lòng nhiều đối tượng khách hàng cả truyền thống lẫn khách hàng tiềm năng. Trong thời gian tới Công ty cần phát huy lợi thế của mình trên thị trường. II. Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty 1.Những ưu điểm trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty Trong những năm qua, Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng luôn luôn đạt được những thành tích đáng mừng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, sản phẩm của Công ty đã có mặt ở trên 25 nước, và là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ luôn đạt từ 27-30%/ năm, trong đó, các mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao là gốm sứ, sắt mỹ nghệ. Còn các thị trường có tốc độ tăng trưởng cao là Tây Âu, Nhật Bản và Châu Mỹ. Thị trường Nga và các nước SNG còn chưa được Công ty đầu tư đúng so với tiềm năng vốn có của nó. Trong thời gian qua có được những thành tích đáng khích lệ đối với tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty như vậy là do sự nỗ lực vượt bậc của toàn Công ty, với tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế mẫu hàng, sự không ngừng học hỏi của cán bộ công nhân viên trong Công ty, luôn trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, nâng cao trình độ, nắm bắt thị trường, điều chỉnh cơ cấu mặt hàng cho phù hợp với sự thay đổi của thị trường từng bước nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. 1.1.Xây dựng kế hoạch xuất khẩu Công ty dựa trên việc xác định nhu cầu hiện tại kết hợp công tác dự báo thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh. Trong thời gian qua, Công ty đã xây dựng tốt các mối quan hệ với khách hàng trong và ngoài nước, thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra cho các phòng ban và cho toàn Công ty. Kế hoạch xuất khẩu được xây dựng từ khâu nghiên cứu và dự báo thị trường nước ngoài. Đó là quá trình thu thập, xử lý và phân tích số liệu về thị trường một cách hệ thống làm cơ sở cho các quyết định quản trị. Một mặt, mục tiêu cuả nghiên cứu thị trường là xác định thực trạng của thị trường theo các tiêu thức có thể lượng hoá được. Mặt khác, phải giải thích các ý kiến về cầu sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cũng như lý do người tiêu dùng mua hay không mua sản phẩm. Đó là nhiệm vụ của phòng Kinh doanh-Xuất nhập khẩu trong việc tìm hiểu đối tác, tạo lập nguồn hàng, tìm kiếm hợp đồng và tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch xuất khẩu được xây dựng trên cơ sở những thông tin thu thập được về thị trường nước ngoài, mảng thị trường tiến hàng sàng lọc, phân tích thông tin, đưa ra những đánh giá về nhu cầu hiện tại, đồng thời giải thích các phản ứng của đối thủ trước những chính sách mới của doanh nghiệp, tìm ra các khả năng có thể ảnh hưởng tới cầu như giá cả sản phẩm, thu nhập của người tiêu dùng, các biện pháp quảng cáo,…từ đó lập kế hoạch kinh doanh cụ thể. 1.2.Phương pháp xây dựng kế hoạch Xuất khẩu là một trong những nội dung của chiến lược tiêu thụ sản phẩm mà tiêu thụ sản phẩm là một trong 6 chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch xuất khẩu cho Phòng Kinh doanh - Xuất nhập khẩu. Họ có bộ phận nghiên cứu thị trường xuất khẩu riêng, bộ phận này thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường xuất khẩu qua mạng Internet, qua đài, báo, qua các đại lý, qua thông tấn xã Việt Nam, chi nhánh và văn phòng đại diện ở nước ngoài. Không những thế phòng ban này còn nghiên cứu thị trường trong nước, tìm hiểu các đối thủ cạnh tranh ngay tại sân nhà để có kế hoạch sản xuất cho phù hợp với mức cầu trong và ngoài nước. Chiến lược xuất khẩu được xây dựng cho từng năm, mỗi năm lại được phân ra từng quý và cứ 6 tháng Công ty lại tổng kết doanh thu từ xuất khẩu. Trong thời gian ngắn như vậy, cho phép Công ty có thể có những điều chỉnh phù hợp với năng lực sản xuất và có biện pháp thúc đẩy xuất khẩu, khắc phục những hạn chế, tăng lợi nhuận phấn đấu đạt mục tiêu đề ra cho toàn Công ty. 1.3.Tổ chức thực hiện kế hoạch Công ty đã mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, tổ chức nhiều đợt khảo sát thị trường nước ngoài, cắt cử những cán bộ nhiệt tình, có năng lực đi về các làng nghề tìm nguồn hàng cho xuất khẩu, khảo sát thị trường để tìm những sản phẩm mới, mẫu mã mới làm phong phú thêm danh sách các sản phẩm tham gia xuất khẩu của Công ty. Từ lãnh đạo cho đến các phòng ban đều thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với các cơ quan thương vụ phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và công tác thúc đẩy xuất khẩu nói chung. Công ty còn tích cực tham gia gửi mẫu hàng đi các Hội trợ, triển lãm nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm trên nhiều thị trường truyền thống cũng như thị trường tiềm năng, qua các kênh xúc tiến thương mại do Nhà nước, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức quốc tế tổ chức. Công ty đã giữ vững được nhiều thị trường truyền thống như Nhật Bản, Anh, Pháp, Mỹ,…thâm nhập được một số thị trường mới như Chi Lê, Mêhicô,…nâng tổng số thị trường xuất khẩu của Công ty lên trên 25 nước, tăng 4,3 lần so với năm 1999 1.4.Chính sách thúc đẩy xuất khẩu Với mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu, ngoài việc củng cố các thị trường truyền thống, Công ty không ngừng mở rộng và phát triển thêm các thị trường mới bằng nhiều phương thức khác nhau. Cụ thể, Công ty đã thành lập phòng Nghiên cứu và phát triển thị trường có trụ sở tại Hà Nội và phòng Đối ngoại ở trong Nam để có thể nghiên cứu và khảo sát thị trường một cách sát sao hơn, cho phép doanh nghiệp dự báo được nhu cầu tương lai, đồng thời có thể nghiên cứu sự thay đổi chu kỳ sống của sản phẩm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho công tác tiêu thụ sản phẩm nói chung và công tác thúc đẩy xuất khẩu nói riêng. Trên cơ sở phân tích các thông tin thu thập được về thị trường nước ngoài, Công ty tiến hành phân tích thông tin và đánh giá nhu cầu hiện tại lấy đó làm căn cứ cho việc lập kế hoạch kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo, xác định xem tiếp tục sản xuất mặt hàng nào, mẫu mã nào cần phải cải tiến, kiểu dáng hàng hoá nào đang được người tiêu dùng ưu chuộng và kiểu nào có chu kỳ sống trong giai đoạn suy thoái. Đó là những căn cứ cho việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn sau đó mà Công ty đã thực hiện rất tích cực trong thời gian qua. Hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường ngoài nước đã được Công ty thực hiện khá tốt. Công ty rất coi trọng việc quảng cáo để chào bán hàng hoá, tìm kiếm khách hàng mới, thành lập phòng trưng bày tại các khu đô thị sầm uất như Hà Nội, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…Tại các showroom, Công ty thực hiện khá tốt về không gian trang trí nội thất, sáng tạo để thu hút sự chú ý của khách nước ngoài, cử những nhân viên có chuyên môn về thiết kế sản phẩm, thông thạo ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt làm công tác marketing và giới thiệu sản phẩm. Thực hiện chính sách sản phẩm đa dạng hoá và thích nghi hoá sản phẩm, ngoài việc tự sản xuất ra sản phẩm, Công ty còn thực hiện việc thu gom những mặt hàng mà Công ty không tự sản xuất được khi có đơn đặt hàng từ phía đối tác. Đến nay, Công ty đã xây dựng được hệ thống chân hàng ổn định, tạo thêm rất nhiều kiểu dáng mới về mặt hàng thủ công mỹ nghệ với nguyên liệu làm bằng đất sét và làm bằng gốm, thêm vào đó là mặt hàng làm bằng mây tre, chiếu, có quan hệ với rất nhiều nhà cung cấp, tự tổ chức công việc thu mua những sản phẩm mây được người nông dân ở khu vực lân cận sơ chế như Hưng Yên, Bắc Ninh,…Bên cạnh đó, Công ty còn xây dựng và phát triển thêm các cơ sở chân hàng mới trên nhiều tỉnh trong cả nước để phục vụ tốt công tác xuất khẩu. Với chính sách giá cả hợp lý, Công ty có chính sách ưu đãi với những khách hàng truyền thống để giữ vững được mối quan hệ làm ăn lâu dài này. Trong việc thực hiện chính sách sản phẩm, chủ trương đa dạng hoá và thích nghi hoá sản phẩm cũng được Công ty thực hiện khá tốt cùng với công tác xúc tiến thương mại, khai thác thêm được một số thị trường mới như Chi Lê, Indonexia,…tiếp tục quay trở lại khai thác thị trường Nga và các nước SNG, là một thị trường với hơn 300 triệu dân với một lượng cầu khá lớn mà ta đã không chú ý đúng mức, làm cho hàng hoá của Trung Quốc, Thái Lan tràn lan, cạnh tranh quyết liệt với hàng hoá của Việt Nam trong mấy năm gần đây. Hiện nay, thị trường này đang được Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng cũng như các doanh nghiệp nước ta rất quan tâm. Mặc dù đã đạt được một số thành công nhất định trong việc thúc đẩy xuất khẩu, Công ty vẫn chưa đạt được một số chỉ tiêu để ra. Với áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay, Công ty phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa, tích cực hơn trong công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu bằng nhiều hình thức trực tiếp cũng như gián tiếp, phấn đấu đạt mục tiêu kế hoạch trong thời gian trong giai đoạn tiếp theo, 2.Những tồn tại trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Dù đã có mặt trên 25 thị trường trên thế giới, kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm, nhưng Công ty Thương Mại-Xây Dựng Bạch Đằng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại trong công tác thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, cụ thể như: 2.1.Chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm Hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã có mặt trên 25 nước trên thế giới, nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu chỉ tập trung vào một số thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Tây Âu còn các khu vực thị trường khác chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu. Như vậy công tác thúc đẩy xuất khẩu còn chưa đồng đều giữa các khu vực. Như vậy, Công ty còn chưa quan tâm đúng mức đến từng khu vực thị trường, bỏ qua nhiều thị trường có mức cầu khá cao như thị trường Nga và các nước SNG, để hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc và Thái Lan cũng như của các nước xuất khẩu khác thâm nhập và chiếm lĩnh những mảnh đất màu mỡ này. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu không đều ở các thị trường, chỉ có một số thị trường truyền thống như Nhật Bản hay Tây Âu như Đức, Pháp là có tốc độ tăng tương đối đều qua các năm, để hàng hoá của các đối thủ cạnh tranh giành mất một số thị trường như Nga, Đài Loan, Hàn Quốc,…đây là những thị trường lớn mà trước đó Công ty đã có tỷ trọng khá lớn mà hiện nay ta đã bị hàng hoá của Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonexia cạnh tranh quyết liệt. Những thị trường có nhu cầu lớn, nhưng do khoảng cách địa lý quá xa, chi phí vận chuyển lớn, lại gặp phải hàng rào thuế quan của nước nhập khẩu nên chúng ta vẫn xuất khẩu một khối lượng hạn chế vào các thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có như Mỹ, Canada, Mehicô,… 2.2.Về sản phẩm Chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực, chưa có sự đa dạng hoá phù hợp, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêm một số mặt hàng trang trí nội thất, hàng đồ chơi và sắt mỹ nghệ, hàng mây tre vẫn chưa thực sự được chú trọng đúng mức so với tiềm năng của khu vực thị trường chưa tận dụng được hết nguồn tài nguyên thiên nhiên này, hàng Gốm Sứ cũng chưa được phát huy hết sức mạnh vốn có của nó, tỷ trọng xuất khẩu hàng này có xu hướng giảm dần một phần do tính chất khó vận chuyển của nó. Thiếu những sản phẩm có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của những đoạn thị trường yêu cầu cao về trình độ thẩm mỹ và chất lượng hàng hoá, Mẫu mã sản phẩm còn chưa phong phú, ít có sự điều chỉnh về kiểu dáng phù hợp với thị hiếu, so với hàng thủ công mỹ nghệ của Trung Quốc thì mẫu mã của ta có sức cạnh tranh kém hơn nhiều, kiểu dáng còn chưa thực sự thu hút sự chú ý của khách nước ngoài. Chưa đáp ứng được yêu cầu của các đơn đặt hàng lớn do quy mô chưa được mở rộng, phải đi thu gom để thực hiện hợp đồng làm cho uy tín về chất lượng sản phẩm của Công ty bị ảnh hưởng 2.3.Về giá cả Giá thành xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ còn cao so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường nước ngoài. So với sản phẩm cùng loại của các doanh nghiệp sản xuất trong nước thì sản phẩm của Công ty vẫn có giá cao hơn ở một số chủng loại sản phẩm. 2.4.Về hoạt động xúc tiến thương mại Hoạt động xúc tiến thương mại còn chưa được quan tâm đúng so với vị trí của nó, Công ty tham gia hoạt động này còn nặng về tính chất thăm dò, tìm hiểu thị trường, chưa tận dụng một cách triệt để như kết hợp bán hàng và giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác để tiêu thụ ngay trong chương trình quảng bá và giới thiệu sản phẩm. Thiếu hiểu biết về nhu cầu thị trường, chưa có sự phân đoạn thị trường một cách rõ ràng để tung sản phẩm vào phù hợp với thị hiếu, chưa đi sâu nghiên cứu thị hiếu của khách hàng ở từng thị trường cụ thể như hàng Gốm Sứ, hàng mây tre thích hợp với văn hoá nào, thị trường nào. Chưa cập nhật thông tin đầy đủ về biến động thị trường thế giới do ảnh hưởng của vấn đề chính trị- xã hội, xung đột sắc tộc. Công tác nghiên cứu thị trường còn tản mạn, mang tính bị động và thiếu định hướng, khâu tiếp cận khách hàng còn chưa tốt, phụ thuộc quá nhiều vào khách hàng truuyền thống và khách hàng lớn nên nhiều khi còn bị động trước sự thay đổi nhu cầu của phía bạn hàng này. Vấn đề quảng bá thương hiệu của Công ty còn hạn chế rất lớn, hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty chỉ mang nhãn hiệu của Việt Nam, đôi khi chúng ta phải mượn thương hiệu nổi tiếng của nhà phân phối để có thể thâm nhập thị trường mới. Bất kỳ doanh nghiệp nào trong cơ chế kinh tế thị trường cũng phải đối mặt với những khó khăn lớn, cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt hơn, những tồn tại và hạn chế là không tránh khỏi. Điều quan trọng là có thể tìm ra nguyên nhân và khắc phục những điểm yếu đó nhằm đạt được mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp. 3.Nguyên nhân của những tồn tại trên 3.1.Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía các nước xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thế giới, đó là các đối thủ có nhiều kinh nghiệm, hàng hoá có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mắt như Trung Quốc, Thái Lan, India, Philippin, Indonêxia,…Hàng thủ công mỹ nghệ của các nước này có mẫu mã và chất lượng tương đối đồng đều, giá cả rất hấp dẫn nên hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty đã bị cạnh tranh mạnh trên một số thị trường lớn như Nga và các nước SNG, hay tại thị trường Đài Loan, đặc biệt là hàng của Trung Quốc có văn hoa tinh xảo, chạm trổ cầu kỳ nước men bóng bẩy và mềm mại hơn hàng của Việt Nam, giá cả lại tương đối rẻ nên hàng thủ công mỹ nghệ của ta đã bị đánh bật ra khỏi một số thị trường. Những yếu tố đó ảnh hưởng không nhỏ tới kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty. Thứ hai, là do sự cạnh tranh gay gắt từ phía các doanh nghiệp trong nước, cùng với chính sách trợ giúp xuất khẩu nói chung, khuyến khích các sản phẩm của Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới, đi cùng với tiến trình hội nhập, cơ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT085.Doc