Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – vietinbank- Chi nhánh 1- thành phố Hồ Chí Minh

Tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – vietinbank- Chi nhánh 1- thành phố Hồ Chí Minh: LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế như hiện nay , sự phát triển không ngừng nghỉ của hoạt động giao thương giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ với nhau đã mở ra 1 kỷ nguyên mới cho hoạt động thanh toán quốc tế. Nó vừa chịu sự tác động từ nền kinh tế , vừa đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm trở lại đây,hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia xuất nhập khẩu. Vì vậy, công tác thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ của NH TMCP Công Thương Việt Nam đã và đang góp phần tạo nên một trong những thế mạnh trong hệ thống các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống luôn được khách hàng tín nhiệm từ lâu. Tuy vậy , hoạt động thanh toán quốc tế luôn chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn , mặt khác các Ngân hàng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu...

docx66 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức thư tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – vietinbank- Chi nhánh 1- thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong xu thế quốc tế hóa nền kinh tế như hiện nay , sự phát triển không ngừng nghỉ của hoạt động giao thương giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ với nhau đã mở ra 1 kỷ nguyên mới cho hoạt động thanh toán quốc tế. Nó vừa chịu sự tác động từ nền kinh tế , vừa đóng vai trò là chất xúc tác thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong những năm trở lại đây,hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta đã có những bước tiến đáng kể. Hiệu quả của hoạt động thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia xuất nhập khẩu. Vì vậy, công tác thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ của NH TMCP Công Thương Việt Nam đã và đang góp phần tạo nên một trong những thế mạnh trong hệ thống các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống luôn được khách hàng tín nhiệm từ lâu. Tuy vậy , hoạt động thanh toán quốc tế luôn chứa đầy những rủi ro tiềm ẩn , mặt khác các Ngân hàng thương mại đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc đối phó với xu thế hội nhập ngân hàng khu vực và quốc tế cũng như tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt.giữa các Ngân hàng với nhau. Do vậy, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế là mối quan tâm hết sức cấp bách và thường xuyên của mỗi ngân hàng. Bởi lý do đó, em đã mạnh dạn chọn đề tài: PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK- CHI NHÁNH 1-TPHCM” làm nội dung khoá luận thực tập tốt nghiệp. Hiện tại em được sự hướng dẫn của Thạc sỹ Th.S Trịnh Đặng Khánh Toàn để làm đề tài thực tập này. Em mong rằng sau một thời gian thực tập em sẽ học hỏi được những kinh nghiệm của các bậc anh chị đi trước và trang bị thêm được nhiều kiến thức cho công việc sau này. Mục tiêu đề tài: Làm sáng tỏ vị trí, vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế trong nền kinh tế, luận giải có tính hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn, các khó khăn và thuận lợi, những rủi ro thường gặp của phương thức tín dụng chứng từ .Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại NH Vietinbank-CN1-TPHCM trong năm 2008, 2009 và 2010. Phương pháp nghiên cứu : Dựa trên cơ sở lý thuyết kinh tế kết hợp với thực tế, sử dụng phương pháp phân tích, lựa chọn, so sánh… để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Phần 1 : CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Phần 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK- CN1-TPHCM Phần 3 : ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO DỊCH VỤ TTQT TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – VIETINBANK CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này đối với các tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với một tổ chức quốc tế, thường được thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan . Xét về mặt kinh tế gồm hai lĩnh vực : Thanh toán mậu dịch : là quan hệ thanh toán phát sinh trên cơ sở hang hoá, dịch vụ thương mại kết hợp xuất nhạp khẩu dựa trên giá cả quốc tế . Trong thanh toán mậu dịch các bên liên quan sẽ bị ràng buộc với nhau theo các hợp đồng đã ký hoặc cam kết thương mại . Nếu hai bên không ký hợp đồng chỉ có đơn đặt hàng thì sẽ căn cứ vào các đại diện giao dịch. Thanh toán phi mậu dịch: Là quan hệ thanh toán phát sinh không liên quan đến hàng hoá, không mang tinh chất thương mại. Đó là thanh toán các chi phí của các cơ quan ngoại giao ở các nước sở tại, các chi phí vận chuyển và đi lại của các đoàn khách, chính phủ, các tổ chức, cá nhân . Chính vì vậy TTQT đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh tế đối ngoại, đặc biệt là lĩnh vực ngoại thương . 1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế 1.1.2.1 Đối với nền kinh tế Hoạt động TTQT đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước. TTQT là mắc xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế quốc dân. TTQT là khâu quan trọng trong giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau. TTQT góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo nên sự liên tục của quá trình sản xuất và đẩy hanh quá trình lưu thông hàng hóa trên phạm vi quốc tế. Nếu hoạt động TTQT được tiến hành nhanh chóng, an toàn sẽ khiến hoạt động lưu thông hàng hóa tiền tệ giữa người mua, người bán diễn ra trôi chảy, an toàn hơn. TTQT làm tăng cường các mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, giúp cho quá trình thanh toán diễn ra nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và giảm bớt chi phí cho các chủ thể tham gia. Bên cạnh đó, hoạt động TTQT làm tăng khối lượng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, đồng thời thu hút một lượng ngoại tệ đáng kể vào Việt Nam. 1.1.2.2 Đối với khách hàng Vai trò trung gian thanh toán trong hoạt động TTQT của các NHTM giúp quá trình thanh toán theo yêu cầu của khách hàng được tiến hành nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi và tiết kiệm tối đa chi phí. Trong quá trình thực hiện thanh toán, nếu khách hàng không có đủ khả năng tài chính cần đến sự tài trợ của ngân hàng thì ngân hàng sẽ chiết khấu bộ chứng từ . Qua việc thực hiện thanh toán, ngân hàng còn có thể giám sát được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những tư vấn cho khách hàng và điều chỉnh chiến lược khách hàng. 1.1.2.3 Đối với bản thân ngân hàng TTQT là một loại nghiệp vụ liên quan dến tài sản ngoại bảng của ngân hàng. Hoạt động TTQT giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng về các dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT . Trên cơ sở đó giúp ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao uy tín cho ngân hàng và tạo dựng niềm tin cho khách hàng. Điều đó không chỉ giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh của ngân hàng trong cơ chế thị trường. Hoạt động TTQT không chỉ là một hoạt động đơn thuần mà còn là hoạt động hỗ trợ bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Hoạt động TTQT được thực hiện tốt sẽ mở rộng cho hoạt động tín dụng XNK, phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tài trợ thương mại và các hoạt động ngân hàng quốc tế khác Hoạt động TTQT làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng có thể thu được nguồn vốn ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT với các ngân hàng dưới hình thức các khoản ký quỹ chờ thanh toán. TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Các ngân hàng sẽ áp dụng công nghệ tiên tiến để hoạt động TTQT được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và chính xác, nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới ngân hàng. Hoạt động TTQT cũng làm tăng cường mối quan hệ đối ngoại của ngân hàng, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng, nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế, trên cơ sở đó khai thác nguồn tài trợ của các ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của ngân hàng 1.2 CÁC DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức Chuyển tiền (Remittance) Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản nhất, trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người NK…) yêu cầu Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhấtđịnh cho người hưởng lợi (người bán, người XK, người nhận tiền…) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định, bằng một hình thức chuyển tiền do khách hang yêu cầu hoặc bằng điện (telegraphic tranfer - T/T) hoặc bằng thư (mail transfer - M/T) . Ngân hang chuyển tiền phải thông qua đại lý, hoặc chi nhánh của mình ở nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ chuyển tiền . 1.2.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức Nhờ thu Căn cứ vào nội dung các chứng từ thanh toán gởi đến Ngân hàng nhờ thu mà chia phương thức thanh toán thành 2 loại: 1.2.2.1 Nhờ thu trơn (Clean Collection Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức XK sau khi giao hàng cho tổ chức NK, nhờ ngân hàng thu hộ trên cơ sở chứng từ tài chính không có kèm theo chứng từ thương mại.Thực tế thì nhờ thu trơn thường phát sinh trong thanh tóan cheque. 1.2.2.2 Nhờ thu kèm chứng từ (Documenttary Collection) Phương thức nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức XK nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ tổ chức NK không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo hối phiếu, với điều kiện nếu tổ chức NK đồng ý trả tiền hoặc chấp nhận lên hối phiếu thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ hàng hoá cho tổ chức NK để nhận hàng. 1.2.3 Thanh toán quốc tế theo phương thức giao chứng từ nhận tiền (C.A.D-C.O.D /Cash Against Documents - Cash On Delivery Phương thức CAD là phương thức thanh toán mà trong tổ chức NK trên cơ sở hợp đồng mua bán, yêu cầu ngân hàng bên XK mở cho mình một tài khoản tín thác (Trust account) để thanh toán tiền cho tổ chức XK, khi nhà XK xuất trình đầy đủ chứng từ theo những thoả thuận. 1.2.4 Thanh toán quốc tế theo phương thức ghi sổ ( OPEN ACCOUNT) Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức XK khi XK hàng hoá, cung ứng dịch vụ thì ghi nợ cho bên NK vào một cuốn sổ riêng của mình và việc thanh toán các khoản nợ này được thực hiện trong thời kỳ nhất định (hàng tháng, quý…). Thực hiện phương thức này là tổ chức XK đã thực hiện việc cấp một khoản tín dụng thương mại. Thông thường phương thức này chỉ áp dụng trong thanh toán giữa hai đơn vị quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau . 1.2.5 Thanh toán quốc tế theo phương thức LC Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận mà trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) đáp ứng những yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết hay cho phép ngân hàng khách chi trả hoặc chấp nhận những yêu cầu của người hưởng lợi khi những điều khoản và điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ.. 1.2.5.1 Nội dung của thư tín dụng Trong phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ, chi hộ, mà còn là người đại diện bên NK thanh toán tiền cho bên XK, đảm bảo cho tổ chức xuất khuẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức NK nhận được số lượng, chất lượng hàng hoá tương ứng với số tiền mình đã thanh toán. -Với những ưu điểm đó phương thức thanh toán chứng từ đã trở thành phương thức thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên XK và NK. Thư tín dụng có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng mua bán, nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán . Một thư tín dụng có thể có các điều khoản sau : +Số hiệu, địa điểm và ngày mở LC +Tên và địa chỉ của những người có lien quan tới phương thức tín dụng chứng từ. +Số tiền của LC . Số tiền của LC vừa được ghi bằng số, vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau . Đồng thời, tên của đon vị tiền tệ phải rõ ràng . +Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền và thời hạn giao hàng ghi trong LC . *Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hịêu lưc của LC là thời hạn mà ngân hàng mở LC cam kết trả tiền cho người XK trình bộ chứng từ trong thời hạn đó và phù hợp với những điều kiện ghi trong LC . Thời hạn hiệu lực LC bắt đầu tính từ ngày mở LC đến ngày hết hiệu lực của LC . *Thời hạn trả tiền của LC: Là thời hạn trả tiền ngay hay trả tiền sau. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào quy dịnh của hợp đồng . Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặc ngoài thời hạn hiệu lực của LC . +Thời hạn giao hàng Thời hạn giao hàng được ghi trong LC và do hợp đồng mua bán quy định Thời hạn giao hàng có quan hệ chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của LC . +Những nội dung về hàng hoá như :tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất,bao bì, ký mã hiệu … cũng được ghi trong LC . +Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng (FOB, CIF, CFR …), nơi gửi và nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng . +Những chứng từ mà người XK phải xuất trình là một nội dung then chốt của LC là một bằng chứng của người XK chứng minh rằng mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làm đúng những điều quy định của LC . Do vậy,Ngân hàng phải tiến hành trả tiền cho người XK nếu bộ chứng từ phù hợp với những điều quy định trong LC. +Sự cam kết trả tiền cuả ngân hàng mở LC, đây là nội dung cuối cùng của LC . Nó ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở LC . Ngân hàng cam kết sẽ trả tiền khi người XK trình đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ . +Những điều khoản đặc biệt khác . +Chữ ký của ngân hàng mở LC . LC thực chất là một khế ước dân sự, do vậy, người ký nó cũng phải là người có đủ năng lưc hành vi, năng lực pháp lý để tham gia và thực hiện quan hệ dân luật . 1.2.5.2 Chức năng của thư tín dụng Chức năng thanh toán : trong buôn bán quốc tế, thư tín dụng được thực hiện chức năng thanh toán không dung tiền mặt giữa người XK và người NK . Chức năng bảo đảm : thư tín dụng là sự cam kết trừu tượng, độc lập của ngân hàng mở bảo đảm việc thanh toán cho nhà XK ngay cả trường hợp nhà NK không có khả năng thanh toán hoặc không muốn thanh toán. Thông qua thư tín dụng, quyền lợi của nhà NK cũng được bảo vệ với việc ngân hàng mở chỉ trả tiền cho nhà XK một khi họ đã có trong tay các chừng từ phù hợp với điều kiện của thư tín dụng . Chức năng tín dụng : khi ngân hàng mở thư tín dụng nhận đựơc đơn mở thư tín dụng của nhà nhập khầu mà không yêu cầu ký quỹ, điều đó có nghĩa là nhà nk chỉ phải trả tiền một khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với điều kiện của thư tín dụng ngân hàng mở . Còn trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng yêu cầu nhà nk phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định của giá trị thư tín dụng thì số tiền ký quỹ này theo nguyên tắc là đựoc hưởng lãi suất . 1.2.5.3 Phân loại LC 1.2.5.3.1 Chia theo tính chất có thể hủy ngang Thư tín dụng có thể huỷ ngang (RevocaBLe Letter of Credit) (loại này đã bị bỏ theo UCP600 và tất cả các thư tín dụng là không thể hủy ngang trong trường hợp LC dẫn chiếu UCP600). Thư tín dụng không thể huỷ ngang (IrrevocaBLe Letter of Credit). 1.2.5.3.2 Chia theo tính chất của LC Thư tín dụng xác nhận (Confirmed Letter of Credit). Thư tín dụng chuyển nhượng (TransferaBLe Letter of Credit). Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit). Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back Letter of Credit). Thư tín dụng đối ứng(Reciprocal Letter of Credit}. Thư tín dụng dự phòng( Standby Letter of Credit). 1.2.5.3.3 Chia theo thời hạn thanh toán của LC Thư tín dụng trả ngay (Sight Letter of Credit). Thư tín dụng trả chậm (Deferred Letter of Credit). Thư tín dụng thanh toán hỗn hợp (Mixed Payment Letter of Credit) Thư tín dụng điều khoản đỏ (Red Clause Letter of Credit). 1.2.5.4 Các bên tham gia quá trình thanh toán Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): Phát hành LC. Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Thông báo LC. Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Xác nhận LC. Ngân hàng bồi hoàn (Reimbursing Bank): Thanh toán cho Ngân hàng đòi tiền trong trường hợp LC có chỉ định. Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Thương lượng chiết khấu bộ chứng từ. Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank): Xuất trình bộ chứng từ đến ngân hàng được chỉ định trong LC. Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Được ngân hàng phát hành chỉ định làm một công việc cụ thể nào đó, thường là thương lượng chiết khấu hoặc thanh toán bộ chứng từ. Ngân hàng đòi tiền (Claiming Bank): đòi tiền bộ chứng từ theo sự ủy quyền của các bên thụ hưởng. Người yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant). Người thụ hưởng (Beneficiary). Tùy theo quy định của từng LC cụ thể, một ngân hàng có khi đảm nhận nhiều chức năng của các ngân hàng được liệt kê như trên. Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của các bên có liên quan được quy định cụ thể trong UCP và ISBP. 1.2.5.5 Giới thiệu vài nét về UCP và ISBP UCP là từ viết tắt tiếng Anh “The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits”, tiếng Việt là “Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ”, phiên bản mới nhất là phiên bản UCP600 (sửa đổi lần thứ 6) do ICC (International Chamber of Commerce: Phòng Thương Mại Quốc Tế) ban hành ngày 25/10/2006, có hiệu lực vào ngày 01/07/2007. Văn bản đầu tiên được xuất bản năm 1933 sau đó được sửa đổi qua các năm 1951, 1962, 1974 và tiếp theo là bản sửa năm 1983 (số 400.ICC) và văn bản ICC – UCP – No500 có giá trị hiệu lực từ ngày 1/1/1994. UCP là văn bản pháp lý cơ sở để ràng buộc các bên tham gia thanh toán bằng phương thức LC. UCP600 có 39 điều khoản, điều chỉnh tất cả các mối quan hệ của các bên tham gia nghiệp vụ thanh toán LC, trách nhiệm và nghĩa vụ bên tham gia trong nghiệp vụ thanh toán LC. Quy định cách thức lập và kiểm tra chứng từ xuất trình theo LC. ISBP là từ viết tắt tiếng Anh “International Standard Banking Practice for the Examination of Documents Under Documentary Credits”, tiếng Việt gọi là “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng từ” dùng để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng phiên bản số 681, do ICC ban hành năm 2007. Văn kiện này ra đời nhằm cụ thể hóa những quy định của UCP600, thể hiện sự nhất quán với UCP cũng như các quan điểm và các quyết định của ủy Ban Ngân Hàng của ICC. Văn bản này không sửa đổi UCP, mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những người làm thực tế liên quan đến tín dụng chứng từ. 1.2.5.6 Đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ. 1.2.5.6.1 Phương thức thanh toán chứng từ liên quan đến hai quan hệ hợp đồng độc lập: Đó là quan hệ giữa người mở thư tín dụng với ngân hàng phát hành và quan hệ giữa ngân hàng phát hành với người xuất khẩu. Thỏa thuận xin mở thư tín dụng giữa người mở thư tín dụng và ngân hàng phát hành là một hợp đồng kinh tế dịch vụ. Người nhập khẩu phải làm đơn yêu cầu mở thư tín dụng, trả một khoản lệ phí mở thư tín dụng và ký quỹ một số tiền nhất định tuỳ theo quy định của ngân hàng. Ngân hàng căn cứ vào đó mở thư tín dụng cho người xuất khẩu và chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ do người xuất khẩu trình. Nếu chứng từ hoàn toàn phù hợp với nội dung điều kiện của LC thi ngân hàng sẽ nhận chứng từ và thanh toán tiền hàng cho người xuất khẩu, sau đó ngân hàng thu lại tiền của người nhập khẩu và giao chứng từ cho người nhập khẩu đi lấy hàng. 1.2.5.6.2 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có 2 nguyên tắc cơ bản: Nguyên tắc độc lập của thư tín dụng: tuy thư tín dụng được mở trên cơ sở hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu và nhập khẩu, nhưng khi ra đời, nó lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng thương mại hay bất kỳ một hợp đồng nào khác làm cơ sở cho thư tín dụng. Thay vào đó, nó phụ thuộc vào khả năng xuất trình các chứng từ phù hợp với thư tín dụng của nhà xuất khẩu. Ngân hàng mở thư tín dụng không thể từ chối thực hiện nghĩa vụ thanh toán với lý do người xuất khẩu đã giao hàng kém chất lượng, hay vì một lý do tương tự. Ngân hàng sẽ thanh toán tiền cho người hưởng lợi miễn là người này xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với yêu cầu của LC. Nguyên tắc tuân thủ chặt chẽ của chứng từ: khi kiểm tra các chứng từ xuất trình, các ngân hàng chỉ thanh toán cho người hưởng lợi khi các chứng từ này tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu của thư tín dụng. 1.2.5.6.3 Các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hoá: Các chứng tử xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người hưởng lợi thư tín dụng, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoán trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Ngân hàng không chịu trách nhiệm về số phận thật sự của hàng hoá mà bất cứ chứng từ nào đại diện. Như vậy trong phương thức tín dụng chứng từ, các chứng từ có một tầm quan trọng to lớn, nó là minh chứng cho giá trị hàng hoá mà người bán đã giao và là căn cứ cho người xuất khẩu đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng và cũng là cơ sở để ngân hàng chấp nhận hay thanh toán cho người xuất khẩu. 1.2.5.6.4 Phương thức tín dụng chứng từ đảm bảo một cách tương đối quyền lợi của người bán và người mua trong hoạt động ngoại thương. Trong quan hệ mua bán, người mua luôn muốn nhận được hàng hoá rồi mới trả tiền, còn người bán lại muốn giao hàng xong là được thanh toán ngay. Trong ngoại thương. Việc giải quyết mối quan hệ này gặp nhiều khó khăn hơn so với mua bán nội địa do khoảng cách về không gian giữa người mua và người bán. Do đó, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức đang tín cậy nhất: khi người bán lập được bộ chứng từ xem như đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, còn người mua nhận được bộ chứng từ có thể yên tâm là hàng hoá đã được giao. 1.2.5.6.5 Ngân hàng phát hành LC là người phải thanh toán cho người hưởng lợi: Khi quyết định việc mở LC, ngân hàng mở LC phải hiểu rằng chính ngân hàng mở LC là người thanh toán cho người hưởng lợi khi họ thực hiện đúng các quy định trong LC cho dù người mở LC có tiền hay không có tiền, cón tồn tại hay phá sản. Do đó ngân hàng mở LC phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở. Đặc biệt là hiệu quả của phương án nhập hàng. . 1.3 PHÂN TÍCH CÁC YỀU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC TTQT CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 1.3.1 Mức độ tín nhiệm lẫn nhau của hai bên Trong thương mại quốc tế thì mức độ tín nhiệm lẫn nhau của hai bên là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế. Tùy theo mức độ tín nhiệm giữa hai bên mà các doanh nghiệp XNK sẽ lựa chọn các phương thức thanh toán khác nhau với mục đích cuối cùng là cả hai bên đều đạt được lợi ích cao nhất. Đối với những khách hàng có quan hệ buôn bán lần đầu với nhau, chưa hiểu rõ và tin tưởng về nhau thì các doanh nghiệp thường hay lựa chọn thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. Mặc dù phương thức tín dụng chứng từ là phương thức tốn nhiều thời gian, chi phí, thủ tục phức tạp nhưng đây lại là phương thức giúp cho các doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với những khách hàng có quan hệ thường xuyên với nhau, giao hàng theo chu kỳ thì khi ký kết hợp đồng các doanh nghiệp XNK và đối tác thường hay thỏa thuận áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư tuần hoàn. Thanh toán theo phương thức này thì rất có lợi cho cả hai bên vì đây là loại L/C không thể hủy ngang trong đó quy định sau khi L/C sử dụng hết hoặc hết thời gian hiệu lực thì nó lại tự động có giá trị như cũ và cứ như vậy cho đến khi hoàn tất giá trị hợp đồng vì vậy sẽ giúp cho cả hai bên tiết kiệm được chi phí và thời gian. Đặc biệt đối với những khách hàng có quan hệ trao đổi, mua bán thường xuyên với nhau, có sự hiểu biết và tin cậy cao thì các doanh nghiệp thường áp dụng các phương thức thanh toán có thủ tục và quy trình thanh toán đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian như phương thức chuyển tiền hay nhờ thu 1.3.2 Loại hàng xuất nhập khẩu Tùy từng loại hàng XNK mà các doanh nghiệp sẽ lựa chọn phương thức thanh toán khác nhau. Đối với những sản phẩm, hàng hóa khó tiêu thụ, hàng mới bán lần đầu cần tìm kiếm thị trường mới thì các doanh nghiệp XK thường áp dụng các phương thức thanh toán thuận tiện cho đơn vị NK như phương thức trả chậm, phương thức chuyển tiền hay phương thức nhờ thu dựa trên sự chấp nhận trao chứng từ. Khi thanh toán theo phương thức này thì các đơn vị NK rất thích vì họ được rất nhiều ưu đãi và lợi ích vì vậy các đơn vị NK sẽ quan tâm đến sản phẩm của đơn vị XK nhiều hơn. Do đó, khi thanh toán theo các phương thức này sẽ giúp cho các doanh nghiệp XK thu hút đươc nhiều khách hàng hơn, và còn tạo được sự hấp dẫn cho đối tác mua hàng nhiều hơn. Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng, hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ thông thường thì các doanh nghiệp XNK áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đặc biệt như: thư tín dụng tuần hoàn, đối ứng. Đối với hàng hóa được kinh doanh qua trung gian, chuyển khẩu ...để nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia thì các doanh nghiệp XNK thường áp dụng các loại hình thanh toán phù hợp như: tín dụng thư giáp lưng, tín dụng thư chuyển nhượng. Đối với những sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm, nông sản phẩm mau hư hỏng thì khi kí kết hợp đồng các doanh nghiệp XNK thường hay thỏa thuận với đối tác áp dụng phương thức thanh toán tín dụng thư dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của hai bên xuất và nhập. 1.3.3 Lợi ích và rủi ro trong thanh toán quốc tế Trong hoạt động thương mại quốc tế, thu chi tiền hàng là quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của hai bên mua (NK) và bán (XK). Vì vậy, khi đàm phán về phương thức thanh toán, các bên đều nỗ lực thỏa thuận điều kiện thanh toán có lợi cho mình, không đề cập đến đồng tiền thanh toán, công cụ thanh toán, hay các thủ tục và quy trình thanh toán . Mỗi phương thức thanh toán quốc tế đều mang lại cho nhà NK hoặc nhà XK những lợi ích và rủi ro khác nhau, tùy vào mục đích của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp sẽ chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Thông thường lợi ích và rủi ro luôn song hành với nhau: phương thức nào mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích nhất thì phương thức đó cũng mang lại cho doanh nghiệp nhiều rủi ro nhất. Ví dụ nếu xét trên khía cạnh thu hồi vốn nhanh hay chậm thì phương thức chuyển tiền mang lại cho các doanh nghiệp XK nhiều lợi ích nhất. Vì khi thanh toán theo phương thức chuyển tiền do thời gian chuyển tiền ngắn nên doanh nghiệp XK có thể nhanh chóng nhận được tiền hàng. Tuy nhiên nếu xét trên khía cạnh rủi ro thì phương thức chuyển tiền lại là phương thức mang lại cho các doanh nghiệp XK rủi ro rất lớn. Trong trường hợp trả tiền sau thì nhà XK hoàn toàn bị lệ thuộc vào thiện chí và uy tín thanh toán của nhà NK dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của người bán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc thanh toán. 1.3.4 Trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng Trong thanh toán quốc tế tùy theo phương thức thanh toán quốc tế doanh nghiệp XNK lựa chọn mà trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngân hàng sẽ khác nhau. Trong phương thức chuyển tiền, ngân hàng chỉ đơn thuần thực hiện chức năng chuyển tiền trên danh nghĩa của người mua, và nhận tiền trên danh nghĩa của người bán. Trong nhờ thu, các ngân hàng tham gia xử lý chứng từ do bên bán gửi đến và hành động với vai trò đại lý của người bán. Ngoại trừ vai trò là đại lý, chức năng giám sát, trong cả hai phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu, các ngân hàng không có bất kỳ cam kết, trách nhiệm, hay nghĩa vụ nào. Tuy nhiên trong phương thức tín dụng chứng từ thì ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của ngân hàng cũng ngày càng cao. Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngay từ khi phát hành L/C thì ngân hàng đã tạo ra một cam kết thanh toán với người hưởng lợi dựa trên uy tín của mình Ngân hàng có trách nhiệm thực hiện việc kiểm tra các chứng từ hàng hóa xem có đúng với yêu cầu của thư tín dụng chưa, đảm bảo nội dung của chúng phù hợp với thông lệ quốc tế và luật pháp của mỗi quốc gia. Trong phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng không chỉ là trung gian thu hộ, chi hộ mà còn là người đại diện bên NK thanh toán tiền hàng cho bên XK, đảm bảo cho bên XK nhận được khoản tiền tương ứng với hàng hóa mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho bên NK nhận được số lượng hàng hóa có chất lượng tương ứng với số tiền mà họ đã phải thanh toán. Nói cách khác, theo phương thức này, ngân hàng sẽ làm trung gian để can thiệp cam kết người mua (thông qua tài khoản của họ) trả tiền cho người bán để đổi lại được nhận chứng từ thể hiện bằng hàng hóa. CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK- CN1-TPHCM 2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VIETINBANK- CN1-Tp HCM 2.1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Vietinbank Tên gọi doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Tên giao dịch đối ngoại: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK FOR INDUSTRY AND TRADE Tên viết tắt: VIETINBANK Logo Địa chỉ doanh nghiệp: Số 108 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: 84.4. 3942.1030 Fax: 84.4. 3942.1032 Website: Người đại diện : Ông Phạm Huy Hùng – Chủ tịch Hội đồng quản trị. Slogan: Nâng giá trị cuộc sống Phương châm hoạt động: "Tin Cậy, Hiệu Quả, Hiện Đại" Giấy phép thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam số 67/QĐ-NH5 của NHNN cấp ngày 27 tháng 3 năm 1995 Giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam số142/GP-NHNN của NHNN cấp ngày 03 tháng 07 năm 2009 Giấy Chứng nhận đăng ký Kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 03/07/2009 Vốn điều lệ (17 /03/2011) : 16.858.101.340.000 đồng .Hiện cao thứ ba trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam và dẫn đầu trong khối các ngân hàng cổ phần. Hình thức sở hữu vốn : (Nguồn: Vietinbank) Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) là Ngân hàng được thành lập sau khi cổ phần hoá, chuyển đổi Ngân hàng Công Thương Việt Nam từ Ngân hàng thương mại Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần theo quyết định của 142/GP-NHNN ngày 03/07/2009 của Thống đốc NHNN, thời hạn hoạt động là 99 năm . Đây là Ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam: Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000 và tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Bên cạnh đó, Vietinbank còn là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA, thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế.  2.1.2 Sự ra đời và phát triển của NH TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank-CN1 Ngày 26/03/1988: Sau khi tách ra từ NHNN VN , Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (hiện nay ) được thành lập dưới tên Ngân hàng Chuyên doanh (theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng). Đến tháng 8/1988 ,Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh 1 – Tp Hồ Chí Minh được thành lập. Chi nhánh 1 luôn song hành cùng với sự phát triển của NH Vietinbank . Sau 20 năm xây dựng và phát triển Vietinbank Chi nhánh 1 đã có những bước tiến vượt bậc và đến nay trở thành một chi nhánh ngân hàng thương mại đa năng, hiện đại, với đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ chuyên môn cao, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Tp. Hồ Chí Minh. Vượt qua những biến động của nền kinh tế Việt Nam, NH TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh 1 – Tp.HCM luôn là lá cờ đầu trong toàn hệ thống, nhiều năm liên tục đạt thành tích là Chi nhánh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng trưởng khá so với các Chi nhánh trên địa bàn, tăng trưởng dư nợ được kiểm soát ở mức 34% so với đầu năm; nguồn vốn huy động chuyển biến tích cực, đặc biệt là nguồn tiền gửi dân cư tăng 25,5% so với đầu năm, lợi nhuận năm 2010 đạt 111% so với kế hoạch và tăng 23,5 % so với năm 2009. Dự báo hoạt động kinh doanh của Chi nhánh sẽ tiếp tục ổn định và phát triển trong thời gian tới. Lĩnh vực hoạt động, chức năng và nghiệp vụ 2.1.3.1 Huy động vốn Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.  Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng,Tiết kiệm tích luỹ...  Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu... 2.1.3.2 Cho vay, đầu tư Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ  Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ  Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất.  Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài  Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF); Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung  Thấu chi, cho vay tiêu dùng.  Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế  Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế 2.1.3.3 Bảo lãnh Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán. 2.1.3.4 Thanh toán và Tài trợ thương mại Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu.  Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection); Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A).  Chuyển tiền trong nước và quốc tế  Chuyển tiền nhanh Western Union  Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc.  Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM  Chi trả Kiều hối… 2.1.3.5 Ngân quỹ Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)  Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, thương phiếu…)  Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ...  Cho thuê két sắt; cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế. 2.1.3.6 Thẻ và ngân hàng điện tử Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)  Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card).  Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking 2.1.3.7 Hoạt động khác Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ  Tư vấn đầu tư và tài chính  Cho thuê tài chính  Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán  Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức tại CN1 Mô hình gồm có : Bộ máy tổ chức của NHCTVN-CN1-TP HCM được áp dụng theo phương thức quản lý trực tuyến . Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của NHCT-CN1-TP HCM ; Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận: Khối kinh doanh có chức năng tham mưu cho GĐ về việc : - Lập kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm của toàn chi nhánh. - Cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro và quản lý điều hành vốn kinh doanh hàng ngày,đảm bảo cung cấp đủ vốn và trực tiếp giao dịch với khách hàng hàng ngày. - Thống kê tổng hợp kết quả kinh doanh hàng tháng và hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng đối với các phòng giao dịch và quản lý hoạt động cho vay. - Sử lý các khoản nợ khó đòi, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh LC trả chậm, bảo lãnh cho KH dự thầu, thực hiện hơp đồng và tạm ứng chi phí… Khối quản lý rủi ro : Tiến hành các biện pháp để xác định, đo lường, đánh giá rủi ro tác nghiệp để đưa ra các giải pháp cảnh báo giảm thiểu rủi ro và kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các giải pháp này. Hạn chế, giảm thiểu các chi phí, tổn thất có thể xảy ra từ các hoạt động tác nghiệp. Giảm vốn dành cho rủi ro tác nghiệp, tăng thêm nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh. Bảo vệ uy tín của NHCTVN, đạt mục tiêu hoạt động kinh doanh an toàn, hiệu quả. Khối tác nghiệp: Phòng Kế toán: Chịu trách nhiệm quản lý ngân hàng về mặt tài chính, ghi chép, tính toán, cập nhật các số liệu phát sinh hàng ngày, cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo để ra quyết định và luôn tuân thủ các quy định về chế độ kế toán của Nhà nước cũng như quy định về ngoại tệ. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc NHCTVN - CN1-TPHCM giao . Phòng ngân quỹ: Chịu tránh nhiệm quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHCTVN.Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định.Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Khối hỗ trợ : Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho GĐ các lĩnh vực :Tổ chức đào tạo CNV, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lương, công tác phòng tổ hợp thi đua, công tác hành chính quản trị. Phòng thông tin, điện toán : Phục vụ công tác hàng ngày bằng việc tổng hợp phân tích các số liệu trong lĩnh vực thanh toán điện tử diễn ra trong suốt quá trình làm việc . Phối hợp chặt chẽ với các phòng kế toán, phòng kinh doanh để tổng hợp phân tích thông tin. Phòng giao dịch : Mỗi phòng giao dịch giống như một ngân hàng thu nhỏ, có các bộ phận huy động vốn, có bộ phận tín dụng làm công tác cho vay, có bộ phận kế toán đảm trách các công việc kế toán cho vay, nợ, kế toán tiết kiệm thực hiện thoe chế độ kế toán báo sổ .Tùy theo tình hình kinh tế từng thời kỳ Giám đốc có giao mức phán quyết cho vay đối với các trưởng phòng cho phù hợp . Chi nhánh tiến hành phân công cho các phòng phụ trách cho vay đối với từng địa bàn nhất định . Ban giám đốc: _ Ông Nguyễn Xuân Vũ – Giám đốc. _ Bà Phạm Thị kim Thanh – Phó Giám đốc. _ Bà Trương Bích Ngọc – Phó Giám đốc. _ Bà Đinh Thị Kim Giao – Phó Giám đốc. _ Ông Hồ Sĩ Duẫn – Phó Giám đốc. Các phòng ban gồm: _ Phòng KH số 1 (KH DN Lớn): TP B.Trần Thân Bích Thuận. _ Phòng KH số 2 (KH DNVVN): TP Ô.Dương Thanh Bình. _ Phòng QLRR và NCVĐ: TP B.Nguyễn Thị Lan. _ Phòng THTT: TP B.Vũ Thị Thu Hà. _ Phòng KHCN: TP Ô.Lương Văn Nghị. _ Phòng TCHC: TP Ô.Đỗ Hoàng Sâm. _ Phòng KTKSNB: TP B.Đào Thị Kim Anh. _ Phòng Kế Toán: TP B.Tô Thị Đào. _ Phòng TTKQ: TP B.Trần Thị hải Yến. _ Tổ thông tin điện toán: tổ trưởng Ô.Trương Vĩnh Phúc. _ Phòng Giao dịch Bàu Sen: TP Ô.Nguyễn trung Huy. _ Phòng Giao dịch Lý Thái tổ: TP B.Lê Hồng Hạnh. _ Phòng Giao dịch Nguyễn Thái học: TP Ô.Vũ Quốc Việt. _ Phòng Giao dịch Trung Sơn: TP Ô.Nguyễn Ngọc Báu. _ Phòng Giao dịch Cách Mạng Tháng 8: TP Ô.Đặng Hồng cường (Ngoài ra còn có 5 Phòng giao dịch loại 2 trực thuộc Phòng KHCN) 2.1.5 Mạng lưới hoạt động Vietinbank chi nhánh 1 tọa lạc tại số 165-169 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 5 phòng giao dịch tập trung tại các quận 1, quận Bình Thạnh và quận 3: PGĐ số 1 - 209-211 Trần Hưng Đạo , Q 1 PGĐ số 2 - 358 Hai Bà Trưng , Q1 PGĐ số 3 - 2 Bis Nguyễn Huy Tự , Q1 PGĐ số 4 - Lô A , 009c/c Ngô Tất Tố , Q Bình Thạnh PGĐ Cách Mạng Tháng Tám - Số 132 C Cách Mạng Tháng Tám P10 , Q 3 Ngoài ra , Ngân hàng có hai phòng phụ trách việc kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp là phòng Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ và phòng Doanh Nghiệp Lớn. 2.1.6 Giới thiệu phòng Kinh Doanh Doanh Nghiệp Lớn tại đơn vị thực tập –Vietinbank- chi nhánh 1-Tp HCM Vietinbank chi nhánh 1 tọa lạc tại số 165-169 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh, hiện có năm phòng giao dịch tập trung tại các quận 1, quận Bình Thạnh và quận 3. Ngân hàng có hai phòng phụ trách việc kinh doanh với khách hàng doanh nghiệp là phòng Doanh Nghiệp Vừa và Nhỏ và phòng Doanh Nghiệp Lớn. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp lớn gồm có 1 trưởng phòng, 2 phó phòng và 8 cán bộ tín dụng . 2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh (HĐKD) của NH TMCP Công thương Việt Nam Biểu đồ 2: Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank giai đoạn 2007-2010 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Vietinbank) Lợi nhuận trước thuế của Vietinbank liên tục tăng, đặc biệt trong bốn năm gần đây. Mức lợi nhuận năm 2007 đạt 1.529.085 triệu đồng và tăng 907.303 triệu đồng (59,34%) vào năm 2008, năm 2009 chỉ tiêu này tiếp tục tăng 40,8% đạt 3.412.990 triệu đồng. Năm 2010 lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt mốc 4.598.038 triệu đồng, tăng 34,72% so với năm 2009 2008 2009 2010 Số dư huy động 2.900 3.700 3.740 Cá nhân 1.100 1.400 1.440 Doanh nghiệp 1.800 2.300 2.300 Cho vay 1.600 2.200 2.900 Cá nhân 200 260 430 Doanh nghiệp 1.400 1.940 2.470 Lợi nhuận 102 88 111 Doanh số TTQT (triệu USD) 140 130 150 Bảng2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank_Chi nhánh 1 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Vietinbank-CN1-TpHCM ) Lợi nhuận của Chi nhánh vào năm 2008 là 102 tỷ đồng, số dư huy động là 2.900 tỷ, trong khi đó dự nợ là 1.600 tỷ. Đến năm 2009, lợi nhuận của chi nhánh có giảm sút 14 tỷ đồng còn 88 tỷ. Tuy nhiên, đến năm 2010 lợi nhuận của chi nhánh đã tăng trở lại và cao hơn năm 2008 9 tỷ đồng. Điều đó cho thấy Chi nhánh hoạt động có hiệu quả. Quận 1 là địa bàn dân cư đông đúc, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tiết kiệm, tài khoản và vay tiêu dùng cao. Đây là điều kiện tốt cho việc tăng trưởng huy động vốn của Chi nhánh. Số dư huy động liên tục tăng qua các năm, năm 2009 số dư huy động tăng 27,58% so với năm 2008, và tiếp tục tăng 1,08% đến năm 2010. Hiện nay, lượng khách hàng giao dịch tại Chi nhánh là khá lớn, luôn xảy ra tình trạng đông vào các giờ cao điểm. Đây là một lợi thế lớn cho Chi nhánh trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Trong cơ cấu cho vay, Chi nhánh chủ yếu tập trung đối tượng khách hàng doanh nghiệp . Tổng dư nợ năm 2009 tăng 37,5% so với năm 2008 và 2010 tăng 31,8% so với năm 2009. Chất lượng tín dụng của Chi nhánh khá tốt. Qua đó ta thấy, tình hình hoạt động kinh doanh của Vietinbank - 1 là hiệu quả và có khả năng phát triển cao trong tương lai. 2.1.8 Kế hoạch trong tương lai của NH TMCP Công thương Việt Nam – Vietinbank Xây dựng Ngân hàng Công thương Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hiện đại, xếp hạng tiên tiến trong khu vực: đáp ứng toàn diện nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, tài chính, hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng trong nước và quốc tế; Quản lý có hiệu quả và phát triển bền vững. 2.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ 2.2.1 Môi trường vĩ mô 2.2.1.1 Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm các nước đang phát triển, mặc dù không bị ảnh hưởng trực tiếp từ sự sụp đổ của hệ thống tài chính thế giới, nhưng với việc gia nhập WTO, trở thành một phần không thể tách rời của kinh tế thế giới, Việt Nam vẫn phải chịu những hậu quả gián tiếp nặng nề từ suy thoái kinh tế. Mọi biến động của nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có mối tương quan chặt chẽ với biến động kinh tế thế giới. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1024 USD/năm, năm 2009 tăng lên 1100 USD/năm và trong năm 2010 đạt 1160 USD/năm, tương ứng tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%). Do đó , Việt Nam vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Biểu đồ 3: GDP bình quân đầu người của Việt năm giai đoạn 2008-2010 Nguồn:  IMF Country Report No 10/281, September 2010 Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 và nhiệm vụ năm 2011 Trong năm 2010, mặc dù tình hình kinh tế thế giới chưa thực sự khởi sắc, song nhu cầu và giá cả hàng hóa trên thị trường quốc tế tăng trở lại giúp lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng – tăng 25.5% so với năm 2009. Lãi suất trong vòng 3 năm trở lại đây có nhiều biến động, năm 2008 chiụ sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên mặt bằng lãi suất bị thay đổi liên tục qua từng khoảng thời gian ngắn , đến năm 2009 , lãi suát có dấu hiệu ổn định và giảm trở lại , song năm 2010 lãi suất lại tăng mạnh, đặc biệt trong những tháng cuối năm với mức lãi suất huy động phổ biến 14-16%, lãi suất cho vay chạm 19-20% Biểu đồ 4 : Biến động lãi suất liên ngân hàng từ năm 2008 đến năm 2010 (Nguồn: NHNN và Vietstock) Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các mục tiêu đề ra từ đầu năm: đến 31/12/2010, tổng phương tiện thanh toán tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,2%; tín dụng tăng 29,81%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%. Biểu đồ 5 : Tăng trưởng GDP, M2 và tín dụng2007-2010 Nguồn: NHNN; Key Indicators for Asia and the Pacific 2010, ADB Giá vàng hoàn thành năm tăng thứ 10 liên tiếp và kì vọng sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn trong các năm tới. Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2010, giá vàng duy trì trên mức 1400 USD/ounce và như vậy, tăng khoảng 29,7% trong năm 2010, mức tăng mạnh nhất trong 3 năm gần đây. Sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp, giá vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới. Biểu đồ 6 : Diễn biến giá vàng thế giới trong năm 2010 Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể Tỷ giá VND/USD từ năm 2007-2010 liên tục tăng mạnh và có nhiều biến động. Riêng những tháng cuối năm 2010 đã dần ổn định ,đến ngày 31/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,52% và tỉ giá mua bán của các ngân hàng thương mại tăng 5,53%). Tình hình tỷ giá ngày càng biến động theo chiều giảm giá mạnh của Đồng VN trên thị trường tự do. Do những lo ngại hiển nhiên của thị trường rằng lượng vốn vay vượt quá bằng USD của khu vực ngân hàng sẽ tạo nên lực cầu mạnh về USD vào những tháng cuối năm 2010 khi những khỏan vay đến hạn phải trả. Ngoài ra còn có sự chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (giá vàng trong nước đang thường xuyên cao hơn giá vàng thế giới nên xuất hiện tình trạng gom USD để nhập lậu vàng qua biên giới). Biểu đồ 7 : Tỷ giá USD so với VND giai đoạn 2007 - 2010 Bên cạnh đó, vấn đề lạm phát cao lên tới 11.75% năm 2010, vượt chỉ tiêu so với quốc hội đề ra gần 5% , đây là mức lạm phát cao nhất kể từ năm 1992 nếu loại trừ mức tăng đột biến do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008. Điều này cho thấy dường như Việt Nam đã đánh đổi lạm phát cho tăng trưởng và chấp nhận một mức cao nhất định để đạt được phát triển kinh tế. Nguồn: World Economic Outlook, IMF, 10/2010 Các yếu tố trên đã tác động đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, và bản thân ngành ngân hàng phải chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ các yếu tố trên. Sự biến động về nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ của Việt Nam và các quốc gia trong khu vực và thế giới làm ảnh hưởng đến mọi nghiệp vụ của ngân hàng. Nhưng tác động cụ thể nhất đó là sự biến động của tỉ giá hối đoái và lãi suất trên thị trường tiền tệ và lạm phát. Bởi vì, như ta đã biết nghiệp vụ thanh toán quốc tế (thường sử dụng nhiều loại tiền tệ khác nhau được qui đổi lẫn nhau thông qua tỉ giá) và lãi suất của ngân hàng nó gắn với lãi suất trên thị trường. _ Với vấn đề tỉ giá: Khi tỉ giá hối đoái không ổn định. Chẳng hạn giảm đi thì các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc hoàn trả khoản vay bằng ngoại tệ trước đó, vì cần phải có nhiều tiền vốn nội tệ hơn mới mua đủ số ngoại tệ cần để trả _ Với nhân tố lãi suất: mức độ phù hợp giữa lãi suất trên thị trường với mức lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong nền kinh tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động thanh toán quốc tế. Lợi nhuận ngân hàng thu được bị giới hạn bởi lợi nhuận của doanh nghiệp sử dụng vốn vay nên với mức lãi suất cao, các doanh nghiệp không trả được nợ, hoặc sẽ có ý định không muốn trả nợ, _ Lạm phát: Lạm phát có tác động mạnh lên nhiều mặt như khả năng tiêu thụ hàng hoá, giá cả thị trường, hiệu quả kinh doanh... Chẳng hạn trong thời kì lạm phát cao sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm, nhu cầu về thanh toán giảm, DN hoạt động kinh doanh XNK chưa có hiệu quả nên trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Ngoài ra còn phải kể đến việc công chúng không muốn gửi tiền vào ngân hàng để đề phòng việc mất giá tiền tệ. Môi trường kinh tế có tác động rất mạnh mẽ đến nhu cầu và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của khách hàng. Do vậy,nó chi phối đến hoạt động của ngân hàng như công tác huy động vốn và khả năng thoả mãn nhu cầu vốn cùng các dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. Tình hình và sự thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh ngân hàng nói riêng. Môi trường kinh tế vừa tạo cho ngân hàng những cơ hôi kinh doanh,đồng thời cũng tạo ra cả những thách thức đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng. 2.2.1.2 Chính trị - pháp luật Việt Nam có chế độ chính trị ổn định và được đánh giá là điểm đến an toàn cho các nhà đầu tư. Trong điều kiện thế giới hiện nay diễn ra các xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố,… thì sự ổn định về hệ thống chính trị là thế mạnh trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế đất nước.Tuy nhiên, hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ nhất quán,..và một trong những thách thức lớn trong tiến trình hội nhập. Tuy nhiên hoạt động TTQT không chỉ diễn ra tại VN mà nó liên quan đến từ hai quốc gia, hoặc vùng lãnh thổ khác nhau. Do đó, khi có sự thay đổi lớn của môi trường chính trị, đặc biệt là những nước có hệ thống pháp luật chưa ổn định, thường xuyên sửa chữa, bổ sung rủi ro thường liên quan tới việc các quốc gia áp đặt các giứo hạn xuất nhập khẩu. Trong thực tế những thay đổi này thường khiến các bên xuất nhập khẩu và Ngân hàng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình làm cho L/C huỷ bỏ, nhiều khi gây thiệt hại cho các bên. Ngoài ra, hội nhập quốc tế làm tăng giao dịch vốn và rủi ro của hệ thống ngân hàng, trong khi đó cơ chế quản lý và hệ thống thông tin tỷ giá, giá cả của ngân hàng còn rất sơ khai, không phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa có hiệu quả và hiệu lực để đảm bảo việc tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật về ngân hàng và sự an toàn của hệ thống ngân hàng. Chính sách thắt chặt tiền tệ, nắn dòng vốn vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các quy định pháp luật chặt chẽ hơn được áp dụng cho ngành ngân hàng như TT13 (TT19), siết kinh doanh vàng… Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và đầu năm 2010. Do vậy, các nhà điều hành chính sách đã tỏ ra thận trọng hơn khi áp dụng chính sách tiền tệ linh hoạt và từng bước nâng cao tiêu chuẩn an toàn của hệ thống ngân hàng. Thông tư 13 (Thông tư 19 sửa đổi) ban hành ngày 20/5/2010 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2010 quy định việc tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) từ 8% lên 9% và tổng số vốn cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động được. Đồng thời Thông tư cũng nâng hệ số rủi ro của những khoản cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản lên tới 250%. Về cơ bản, những quy định của Thông tư 13 được xây dựng theo hướng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn,siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó, 23 NHTM buộc phải tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3.000 tỷ đồng trong năm 2010. Tuy nhiên, đến tháng 12/2010 vẫn có trên 10 NHTM chưa đáp ứng quy định, buộc NHNN phải lùi thời hạn này thêm 1 năm nữa. Có thể nhận thấy, công cụ dự trữ bắt buộc đang được cân nhắc rất kỹ trước khi áp dụng, vì hiện nay, theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN của NHNN thì tỷ lệ cho vay/tổng huy động của các ngân hàng chỉ là là 80%, cộng với tỷ lệ dự trữ bắt buộc hiện hành là 3%. Như vậy, tổng cộng là 23% vốn huy động của các ngân hàng không thể cho vay ra. Nếu tăng thêm dự trữ bắt buộc đối với tiền đồng trong lúc này có thể sẽ làm gia tăng chi phí sử dụng vốn của các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. 2.2.1.3 Xã hội Dân số trung bình cả nước năm 2010 tăng 4,34% so với năm 2006, tương đương 3,62 triệu người. Bình quân thời kỳ 2006-2010, mỗi năm dân số trung bình tăng 1,08%. Cơ cấu lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các khu vực kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể và theo hướng tích cực từ năm 2006 đến 2010, trong đó cơ cấu lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 55,4% năm 2006 xuống 48,2% năm 2010; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 19,3% lên 22,4%; khu vực dịch vụ tăng từ 25,3% lên 29,4%. Cơ cấu dân số Việt Nam, người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ trọng rất lớn, người trong độ tuổi lao động chính là người tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu cho nền kinh tế , và chính họ là những khách hàng trọng tâm của các dịch vụ ngân hàng hiện nay.Tp HCM lại là một trung tâm đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam, nơi tập trung nhiều các khu công nghiệp, các doanh nghiệp lớn , vừa và nhỏ tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động không những tại địa phương mà còn nhiều nơi khác đến, do đó số lượng KH hiện tại và tiềm năng NH của tại Tp HCM là rất lớn . Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho NH tối đa được hiệu quả của truyền thông, quảng bá sản phẩm,giảm chi phí tiếp thị nhiều lần. Ngoài ra thu nhập của người dân thành thị cũng có phần ổn định và cao hơn khu vực nông thôn, cùng với việc NH liên kết với DN trong việc trả lương điện tử cho nhân viên đã giúp cho các sản phẩm của NH phát triển mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, DN trả lương vào tài khoản cho nhân viên, nhưng chỉ sau 1 vài ngày, trong tài khoản đã không còn tiền, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân Việt Nam vẫn chưa được thay đổi. Do đó đã bỏ qua rất nhiều sản phẩm của các ngân hàng hiện nay và nhà nước không tận dụng được nguồn tiền nhãn rỗi trong dân cư . Không những thế , số lượng tiền mặt trong dân cũng rất nhiều, cũng không ít người lại ưu ái cho các kênh đầu tư khác như vàng và bất động sản. Tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến trong thời gian qua khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an toàn cao hơn như USD, Vàng và Bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất, điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, buộc họ phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm. Ngoài ra ,cuộc chiến lãi suất của các NHTM và căng thẳng tỷ giá hối đoái VND/ USD gây không ít trở ngại cho hoạt động SXKD của các DN. 2.2.1.4 Khoa học - Kỹ thuật Ngày nay, cùng với sự ảnh hưởng của những tiến bộ khoa học kỹ thuật đến nền kinh tế và xã hội, ngành ngân hàng cũng chịu những tác động mạnh mẽ của nó. Ngân hàng là một trong những ngành rất quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh. Ngày nay, hoạt động của ngân hàng không thể tách rời khỏi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin. Trên thực tế, những thay đổi của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh ngân hàng. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới không chỉ qui trình nghiệp vụ ,mà còn đổi mới cả cách thức phân phối ,đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tính mạng cho phép ngân hàng cung cấp dịch vụ 24/24 giờ. Kĩ thuật công nghệ là sức mạnh mãnh liệt nhất của hoạt động kinh doanh ngân hàng như chuyển tiền nhanh ,máy rút tiền tự động ATM, thanh toán tự động, thẻ điện tử. . . .Những thay đổi công nghệ vừa tác động mạnh mẽ tới phương thức sản xuất của các ngành sản xuất, vừa tác động tới cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng của dân cư ,vừa tạo ra sự ra đời và phát triển của thương mại điện tử đã đặt ra yêu cầu mới cho ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ thanh toán. KH tại TP HCM là những KH tiên phong trong việc sử dụng thương mại điện tử trong các giao dịch mua bán. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để Vietinbank cho ra đời các sản phẩm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng vẫn còn nhiều bất cập: chi phí đầu tư hiện đại hóa công nghệ cao; khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng còn hạn chế nên dẫn đến lãng phí,  khai thác không hết tính năng của công nghệ mới. 2.2.1.5 Môi trường tự nhiên Có thể dẫn tới những rủi ro bất khả kháng như thiên tai, hoả hoạn..v..v.. làm cho các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình do đó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động thanh toán giữa các bên liên quan. 2.2.2 Môi trường vi mô 2.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh hiện tại Có thể nói rằng , hơn bao giờ hết sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, thách thức đối với các NHTMVN càng gia tăng khi Chính phủ VN tháo dỡ rào cản đối với các ngân hàng thương mại nước ngoài và tiến đến xóa bỏ những bảo hộ của Nhà nước đối với ngân hàng trong nước. Các ngân hàng ngày một gia tăng cả về số lượng và qui mô đã làm nên một thị trường tín dụng tuy nhỏ bé nhưng sôi nổi của Việt Nam. Việc cạnh tranh giữa các ngân hàng diễn ra ngày một khốc liệt hơn. Cạnh tranh về nguồn vốn , về nhân sự, về sản phẩm dịch vụ, mạng lưới hoạt động và cả sự tín nhiệm của khách hàng. Mỗi ngân hàng đều có chính sách riêng để đưa ngân hàng mình phát triển và chiếm thị phần nhất định . Vietinbank CN1nằm ngay trung tâm thành phố nên chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các NH khác trong địa bàn. Xung quanh CN1 có rất nhiều các chi nhánh, phòng giao dịch của các NH khác. Mà nếu xét về số vốn điều lệ hiện tại của nó thì Vietinbank vẫn chưa thể xem nhẹ được. Bảng3 :Vốn điều lệ của Vietinbank và một số ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay: Ngân hàng Vốn điều lệ (tỷ đồng) Agribank 20.708 Vietcombank 17.587 Vietinbank 16.858 BIDV 14.374 Hiện nay, Vietinbank đang đứng thứ ba trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam về vốn điều lệ với số vốn là 16.858 tỷ đồng, kém hơn ngân hàng dẫn đầu Aribank là 3.850 tỷ đồng và ngân hàng Vietcombank đang đứng thứ hai là 729 tỷ đồng. Tuy rằng Vietinbank là 1 trong các NH lớn trong hệ thống NH VN, nhưng không phải chỉ chịu sự cạnh tranh từ các NH lớn khác, nó còn chịu sự cạnh tranh từ các NH nhỏ hơn, các NH này ngày càng ăn nên làm ra thì thị phần của Vietinbank sẽ bị thu nhỏ lại. Các NHTM áp dụng các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn huy động trong dân cư như là nâng cao lãi suất huy động, giảm phí sử dụng các sản phẩm thẻ ATM, nâng cao lãi suất thanh toán bằng các loại thẻ đặc biệt… Việc cho phép các ngân hàng nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ ngân hàng tại VN buộc các NHTMVN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ ngân hàng, quản trị ngân hàng, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ ngân hàng và phát triển các dịch vụ ngân hàng mới mà các ngân hàng nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN. 2.2.2.2 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Ngoài các đối thủ hiện có trên thị trường, theo cam kết khi gia nhập WTO, kể từ ngày 01/04/2009, các TCTD nước ngoài được thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam với các ràng buộc về vốn. Đây sẽ là sức ép rất lớn đối với các NHTM trong nước nói chung và Vietinbank nói riêng. Hội nhập ngân hàng đòi hỏi NHCTVN phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những ngân hàng nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng và buộc NHCTVN phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, Vietinbank còn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ bởi các NHTM nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm,vv.. 2.2.2.3 Khách hàng Trước đây, các NHTM nhà nước là chủ thể cung ứng dịch vụ ngân hàng chủ yếu nên vị trí, vai trò và mạng lưới của Vietinbank là rất lớn. Đây là ưu thế nổi trội của Vietinbank trong xây dựng thương hiệu. Bên cạnh đó, quan niệm gửi tiền hoặc đi vay tại các NHTM nhà nước vẫn an toàn hơn, do vậy, lượng khách hàng tiềm năng của Vietinbank vẫn rất lớn. KH của Vietinbank – CN1 là các cá nhân , các tổ chức ở Q1 và một số vùng lân cận, ngoài ra còn có các DN từ các khu công nghiệp thuộc các tỉnh thành khác như Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Phước…, do yếu tố địa lý thuận lợi của CN1 như ở trung tâm thành phố,gần cảng biển , gần các hãng tàu, các phòng, ban thuận tiện trong quá trình làm hồ sơ, thủ tục chứng từ cho hàng hoá. Có thể hiểu, uy tín của khách hàng chính là sự kiên quyết thực hiện tất cả các giao ước trong các điều khoản hợp đồng. Một người có tư cách đạo đức tốt thì Ngân hàng sẽ bớt rủi ro, ngược lại Ngân hàng sẽ gặp rủi ro khi khách hàng cố tình lừa đảo, trốn tránh nhiệm vụ. Trong khi đó , năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng là yếu tố quan trọng hỗ trợ quá trình cung ứng dịch vụ của Ngân hàng đựơc trọn vẹn. Nhà nhấp khẩu dù có uy tín đến mấy nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị họ kém thì khó khăn trong việc hoàn trả nợ vay ký quỹ L/C..v..v.. Cùng với sự phát triển ngày càng cao nhu cầu của khách hàng trong nước đòi hỏi Vietinbank không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ ngân hàng cung ứng để lấy lại hình ảnh, vị trí và vai trò của mình đối với khách hàng. Việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu VN cũng sẽ là một cơ hội tốt để các ngân hàng mở rộng kinh doanh. Các NHTMVN như Vietinbank sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. 2.2.2.4 Sản phẩm thay thế Khi mà nhà đầu tư muốn tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu các rủi ro có thể gặp phải, thì các sản phẩm thay thế của ngân hàng như thị trường chứng khoán ,cho thuê tài chính, bảo hiểm, trái phiếu v.v…lại có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Các nhà đầu tư đã đa dạng hoá các chiến lược đầu tư và sử dụng các dịch vụ. 2.3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC THƯ TÍN DỤNG (LC) TẠI NH TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.3.1 Các dịch vụ thanh toán quốc tế tại NH Vietinbank – CN1-TPHCM 2.3.1.1 Dịch vụ thanh toán bằng phương thức thư tín dụng 2.3.1.1.1 Dịch vụ LC xuất khẩu  Xác nhận LC xuất khẩu Chuyển nhượng LC xuất khẩu Thông báo LC và sửa đổi LC (nếu có) Xử lý chứng từ giao hàng Thanh toán LC xuất khẩu Chiết khấu chứng từ VietinBank sẽ phục vụ khách hàng với vai trò Ngân hàng thông báo hoặc Ngân hàng thanh toán, Ngân hàng xác nhận hoặc Ngân hàng chiết khấu chứng từ. Hồ sơ LC xuất khẩu gồm : Bản gốc LC (trên bản gốc phải có dấu và chữ ký, ngày ký của người có thẩm quyền của Ngân hàng thông báo) và các bản gốc của các sửa đổi LC liên quan đã được xác thực. Bản gốc thông báo LC và các bản gốc thông báo sửa đổi LC của Ngân hàng thông báo. Giá trị đòi thanh toán phải tương ứng với giá trị của lần giao hàng cần thanh toán. Bộ chứng từ gốc theo LC Phiếu xuất trình chứng từ hàng xuất (trường hợp không đề nghị chiết khấu) hoặc Giấy đề nghị chiết khấu kiêm giấy nợ (trong trường hợp đề nghi chiết khấu) 2.3.1.1.2 Dịch vụ LC nhập khẩu Mở LC Sửa đổi LC/Hủy bỏ LC Phát hành bảo lãnh / Uỷ quyền nhận hàng theo LC / Ký hậu vận đơn Thanh toán LC Xác nhận LC nhập khẩu Hồ sơ xin mở LC gồm : Đơn yêu cầu mở LC Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu) Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) Đăng ký mã số thuế (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô). Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có) Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ). Cam kết Thanh toán (trường hợp thanh toán bằng vốn tự có), Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn) Lệnh chi (trường hợp ký quỹ) Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có) 2.3.1.2 Dịch vụ thanh toán bằng phương thức nhờ thu 2.3.1.2.1 Dịch vụ Nhờ thu xuất khẩu Sau khi xuất hàng đi nước ngoài, Khách hàng có thể sử dụng dịch vụ nhờ thu xuất khẩu tại VietinBank. VietinBank sẽ chuyển bộ chứng từ đi nước ngoài nhờ thu hộ, theo dõi, tra soát thanh toán, chuyển trả vào tài khoản của Khách hàng khi được thanh toán. Khách hàng sẽ được tư vấn nghiệp vụ nhằm giảm thiểu rủi ro và chi phí. Khách hàng sẽ được hỗ trợ tài chính thông qua các giải pháp tài trợ xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ Hồ sơ nhờ thu gồm : Phiếu xuất trình chứng từ nhờ thu Bộ chứng từ nhờ thu gốc 2.3.1.2.2 Dịch vụ Nhờ thu nhập khẩu Nhận và thông báo nhờ thu Phát hành bảo lãnh / Uỷ quyền nhận hàng / Ký hậu vận đơn Thanh toán nhờ thu nhập khẩu Khách hàng nhập khẩu hàng hóa theo phương thức nhờ thu và muốn lựa chọn ngân hàng thu hộ để tiếp nhận bộ chứng từ nước ngoài chuyển về, thông báo cho Khách hàng và thực hiện thanh toán cho nước ngoài theo chỉ thị? Dịch vụ nhờ thu nhập khẩu của VietinBank đảm bảo Khách hàng nhận được bộ chứng từ để nhân hàng và thanh toán thuận tiện nhất. Tư vấn nghiệp vụ miễn phí, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Hài lòng với kỹ năng xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác. Hỗ trợ tài chính thông qua các giải pháp tài trợ nhập khẩu 2.3.2 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng trên lý thuyết Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng thương mại sử dụng phương thức thanh toán bằng LC Nhà nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở LC cho người xuất khẩu thụ hưởng và thực hiện ký quỹ . Ngân hàng phát hành mở LC theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và chuyển LC qua ngân hàng thông báo để báo cho nhà xuất khẩu biết. Ngân hàng thông báo kiểm tra LC so với hợp đồng ngoại thương và thông báo cho nhà xuất khẩu biết LC đã được mở. Dựa vào nội dung của LC , nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng hoá cho nhà vận tải. Sau khi hàng hoá đã được giao lên phương tiện vận tải , nhà vận tải giao Vận đơn (BL) cho nhà xuất khẩu. Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán gửi vào ngân hàng thông báo để được thanh toán. Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng phát hành xem xét trả tiền. Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng. Nếu không phù hợp thì từ chối thanh toán. Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho nhà xuất khẩu. Nhà nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền. Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ để nhà nhập khẩu có thể nhận được hàng. Nhà nhập khẩu giao bộ chứng từ cho nhà vận tải để nhận hàng hoá. Nhà vận chuyển giao hàng cho nhà nhập khẩu. Qua nội dung và trình các bước tiến hành thanh toán như trên, chúng ta thấy rằng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu. Trong phương này ngân hàng đóng vai trò chủ động trong thanh toán chứ không phải chỉ làm trung gian đơn thuần như những phương thức thanh toán khác. Chính vì vậy, hiện nay phương thức này được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán quốc tế. 2.3.3 Quy trình thanh toán bằng phương thức thư tín dụng tại NHVietinbank - CN1-TPHCM 2.3.3.1 LC xuất khẩu 2.3.3.1.1 Thông báo LC/ thông báo sửa đổi LC Bước 1 : In/ sửa đổi LC, thông báo/ sửa đổi LC: Đối với các LC nhận được qua hệ thống hiệp hội Viễn Thông Tài Chính Liên ngân hàng (SWIFT): Sau khi cán bộ thanh toán chứng từ XNK (CBNV) tạo thông báo LC, cán bộ phòng khách hàng (CBKH) vào chức năng INCOMING MESSAGE MAINTENANCE để in bản gốc LC/sửa đổi LC , các điện gốc liên quan tới LC (nếu có). Vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY để in thông báo LC/sửa đổi LC, giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có). Kiểm tra sự khớp đúng của LC/sửa đổi LC với thông báo LC/ thông báo sửa đổi LC, sau đó chuyển bộ hồ sơ tới kiểm soát viên (KSV) chi nhánh ký , đóng dấu theo qui định trên thông báo và thông báo cho khách hàng. Sao toàn bộ hồ sơ để lưu lại chi nhánh Đối với các LC/sửa đổi LC NH nhận trực tiếp từ NH nước ngoài hoặc NH thông báo thứ nhất CBKH giữ lại bản gốc LC/sửa đổi LC, thông báo LC/thông báo sửa đổi LC tại chi nhánh. Fax (có gắn ký hiệu mật)/scan Đề nghị xác định chữ ký và tạo thông báo LC/sửa đổi LC và toàn bộ LC/ sửa đổi LC, thông báo LC/thông báo sửa đổi LC về sở giao dịch (SGD) Sau khi SGD xác thực chữ ký và tạo thông báo LC, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVE/DOCUMENT UTILITY để in bản gốc thông báo LC/sửa đổi LC, giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có), kiểm tra sự khớp đúng với LC gốc/sửa đổi gốc đang lưu tại chi nhánh, ký và đóng dấu trên thông báo và thông báo cho kh. Nếu có sự sai lệch giữa thông báo LC/sửa đồi LC và LC/sửa đổi LC, CBKH liên hệ ngay với phòng thanh toán chứng từ xuất khẩu –SGD để giải quyết. Trường hợp khách hàng liên hệ trực tiếp với SGD để nhận LC (SGD thông báo LC trực tiếp cho khách hàng.) CBKH in MTn99 về SGD đã thông báo trực tiếp LC cho khách hàng. CBKH lưu và theo dõi hs thông báo LC, không thông báo LC/sửa đổi LC cho khách hàng. Ngay khi thông báo LC/sửa đổi LC cho khách hàng, CBKH phải vào sổ theo dõi ghi ngày, giờ giao nhận và có ký xác nhận của các bên. Sau đó fax (có gắn ký hiệu mật)/scan: giấy đề nghị thanh toán/ Ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi của KH về SGD để thu phí thông báo gồm cả phí thông báo của NH thông báo thứ nhất (nếu có) Bước 2 : Lưu hồ sơ Lưu hồ sơ LC: Bản sao LC/sửa đổi LC, thông báo LC, giấy báo nợ, điện thanh toán hoặc giấy đề nghị thanh toán (nếu có), các điện/ chứng từ khác liên quan đến giao dịch. Lưu chứng từ kế toán: Bản gốc giấy báo nợ, điện thanh toán (nếu có) 2.3.3.1.2 Xử lý chứng từ xuất trình theo LC xuất khẩu Bước 1: tiếp nhận chứng từ : CBKH nhận và kiểm tra hồ sơ bộ chứng từ khách hàng xuất trình bao gồm: Bản gốc: LC và các sửa đổi liên quan (nếu có) đã được xác thực chân thật của LC và chắc chắn LC còn giá trị chưa thanh toán để có thể gửi đi đòi tiền NH phát hành/ NH chỉ định 2 bản phiếu xuất trình chứng từ LC của khách hàng, trong đó ký nhận 1 bản trả lại KH, 1 bản gửi về SGD Bộ chứng từ (BCT) gửi hàng xuất trình theo LC Nếu LC thanh toán nhiều lần thì mỗi lần KH xuất trình chứng từ thanh toán, CBKH phải ghi rõ và ký xác nhận vào mặt sau bản gốc LC: ngày xuất trình , số tiền thanh toán. CBKH đối chiếu đảm bảo khớp đúng các chứng từ về số lượng và từng loại chứng từ với phiếu xuất trình chứng từ LC. Sao/scan hồ sơ bộ chứng từ lưu tại chi nhánh bao gồm: Bộ chứng từ gửi hàng, LC và các sửa đổi LC nếu có, phiếu xuất trình chứng từ LC. Bước 2: gửi chứng từ về SGD Gửi bằng thư: CBKH đóng gói hồ sơ BCT gửi về SGD bao gồm: 1 bản phiếu xuất trình chứng từ LC, bản sao của thông báo LC/ sửa đổi LC, LC và các sửa đổi LC liên quan (nếu có), bộ chứng từ gửi hàng xuất trình theo LC. Việc gửi chứng từ phải vào sổ và có ký giao, nhận giữa CNKH và nhân viên bưu điện. Gửi bằng scan/fax (có gắn ký hiệu mật): CBKH chịu trách nhiệm xác định số lượng bản gốc và bản sao của từng loại chứng từ yêu cầu xuất trình theo LC được xác thực bởi ngân hàng thông báo. CBKH Fax (có gắn ký hiệu mật)/ Scan các chứng từ về SGD bao gồm: (1) Phiếu xuất trình chứng từ LC, (2) Thông báo LC/sửa đổi LC, LC và các sửa đổi LC (nếu có), (3) toàn bộ bộ chứng từ xuất trình theo LC Bước 3: nhận và chuyển giao kết quả xử lý chứng từ : Trong vòng một ngày làm việc kể từ khi nhận được phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu do SGD Fax/Scan về, CBKH thực hiện: Trường hợp (TH) chứng từ có sai sót, có thể sữa chữa, CBKH yêu cầu khách hàng bổ sung sữa chữa. CBKH/Khách hàng phải gửi tới SGD các chứng từ thay thế hoặc các chứng từ đã được sửa chữa chậm nhất vào thời hạn đã được chỉ ra trong Phiếu kiểm tra chứng từ. Nếu quá thời hạn trên, chi nhánh/khách hàng sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm mọi rủi ro phát sinh từ sự chậm trễ trên. TH chứng từ có sai sót, không thể sửa chữa, CBKH fax(có gắn kí hiệu mật)/ Scan Phiếu kiểm tra chứng từ có chữ ký của khách hàng về SGD gửi chứng từ tới NH phát hành để đòi tiền hoặc đề nghị sở giao dịch chuyển trả lại chứng từ cho chi nhánh/khách hàng chậm nhất vào thời hạn đã chỉ ra trong Phiếu kiểm tra chứng từ. Nếu quá thời hạn trên, chi nhánh/khách hàng sẽ hoàn toàn chịu mọi rủi ro phát sinh từ sự chậm trễ trên. Chứng từ phù hợp, CBKH lưu Phiếu kiểm tra chứng từ vào hồ sơ LC. CBKH in Covering letter tại chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY và thực hiện: Trường hợp chi nhánh gửi chứng từ trực tiếp tới NHPH/ NH chỉ định: in biên chuyển phát nhanh. CBKH đối chiếu đảm bảo sự phù hợp các thông tin trên Covering letter với BCT, LC và biên lai bưu điện. Đóng gói chứng từ với Covering letter gửi tới NHPH/NH hoàn tiền theo chỉ dẫn theo Covering letter. Việc gửi chứng từ phải vào sổ ghi ngày giờ giao nhận và có chữ ký của CBKH và nhân viên chuyển phát. Trường hợp SGD gửi chứng từ tới NHPH/NH chỉ định: CBKH đối chiếu đảm bảo sự phù hợp các thông tin trên Covering letter với BCT và LC. Lưu hồ sơ BCT LC. Bước 4: Thanh toán/ chấp nhận thanh toán bộ chứng từ: CBKH sử dụng chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY để in điện chấp nhận thanh toán và thông báo cho khách hàng. CBKH sử dụng chức năng DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY để in 03 liên (bản DRAFT, ORIGINAL, FOR CUSTOMER) các chứng từ báo nợ, báo có. Sử dụng chức năng SWIFT MONITOR để in điện báo có từ NH giữ tài khoản. Sử dụng chương trình CHARGE BILL đã cài đặt tại chi nhánh để in hóa đơn giá trị gia tăng (VAT). Ký đầy đủ các chữ ký trên các chứng từ và giao bản FOR CUSTOMER cho khách hàng. Bước 5: Lưu trữ chứng từ Lưu hồ sơ LC: Bản sao: LC và các sửa đổi LC, thông báo LC và thông báo sửa đổi LC Phiếu xuất trình chứng từ LC Bản sao các chứng từ xuất trình theo LC Phiếu kiểm tra chứng từ xuất khẩu Bản sao hóa đơn gửi chứng từ do bưu điện cấp (nếu có) Điện chấp nhận và các điện liên quan khác (nếu có) Bản nháp (DRAFT) giấy báo nợ, báo có Lưu chứng từ kế toán: Bản gốc (ORIGINAL) các giấy báo nợ, báo có, điện thanh toán/ điện báo có của NH nước ngoài Các báo cáo TF2213P , TF2202P, TF2201P Đầu ngày làm việc hôm sau, CBKT đối chiếu chứng từ gốc với báo cáo TF 2213P và báo cáo đóng cửa chi nhánh cuối ngày, nếu có sai sót phải thông báo ngay với kiểm soát viên biết để xử lý kịp thời. 2.3.3.2 LC nhập khẩu 2.3.3.2.1 Tiếp nhận hồ sơ Hồ sơ pháp lý: (Theo qui định tại mục 7.1 , khoảng 7.1.1.1, bước 1, phần (ii) (trang5/75) của qui trình nghiệp vụ thư tín dụng, mã số QT.22.01) Tài liệu, báo cáo về tình hình tài chính, SXKD, quan hệ tín dụng: Hướng dẫn khách hàng gửi tài liệu cập nhật tình hình tài chính SXKD;bổ sung thay thế tài liệu về pháp lý khi khách hàng có sự thay đổi năng lực pháp lý. Hồ sơ LC: Giấy đề nghị mở LC (theo mẫu) trong đó ghi rõ số Hợp đồng mua bán liên quan Hợp đồng hoặc các giấy tờ pháp lý có giá trị tương đượng như đơn đặt hàng, chào hàng đã được xác nhận,…; Hợp đồng ủy thác (Trường hợp nhập khẩu ủy thác) Văn bản xác nhận của NHNN đăng ký vay, trả nợ nước ngoài (LC trả chậm trung và dài hạn) Dự án/ Phương án: trường hợp LC trả chậm , dự án/phương án liên quan đến hàng hóa dịch vụ trả chậm theo LC phải có nội dung chi tiết , cụ thể về phương án sử dụng vốn trong thời gian trả chậm, kế hoạch trích khấu hao, kế hoạch chuyển tiền thanh toán. Đối với trường hợp khách hàng mua hàng hóa để đầu tư tài sản cố định phải có kế hoạch đầu tư tài sản cố định , kế hoạch trích khấu hao phù hợp với nguyên tắc trích khấu hao theo qui định của pháp luật qui định. Hợp đồng thuê tài chính /hợp đồng tín dụng (HĐTD); Bảo lãnh/ Cam kết thanh toán của tổ chức tín dụng (TCTD)/tài chính trường hợp thanh toán bằng vốn vay của các tổ chức tín dụng khác (nằm trong doanh mục của Vietinbank chấp nhận trong từng thời kỳ), kể cả công ty cho thuê tài chính của Vietinbank và Công ty liên doanh cho thuê tài chính của Vietinbank. TH bên cấp tín dụng để thanh toán LC là đơn vị phụ thuộc thì cần xuất trình thêm văn bản chứng minh thẩm quyền cam kết thanh toán. Các tài liệu khác liên quan TH khách hàng ký quỹ và/hoặc có tài sản đảm bảo (TSĐB) là số dư TKTG, sổ tiết kiệm, các giấy tờ có giá của NHCT, các TCTD/tài chính khác (theo danh mục do NHCT thông báo trong từng thời kỳ) đảm bảo cho 100% giá trị LC , hồ sơ LC không cần xuất trình tài liệu qui định tại ý 5,6 trên. Hồ sơ bảo đảm: TH KH chưa được cấp GHBL hoặc trường hợp cấp bổ sung GHBL: thực hiện các qui trình bảo lãnh mã số QT.06.02; QT.05.03; QT.35.01. Tùy TH bổ sung: Cam kết thanh toán bằng vốn tự có (Trường hợp thanh toán bằng vốn tự có)/ Cam kết chuyển tiền ký quỹ (Trường hợp LC ký quỹ từng phần) của khách hàng. Hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn hoặc cam kết khách hàng sẽ bổ sung ký quỹ, tài sản thế chấp/ cầm cố nếu tỷ giá tăng (Trường hợp khách hàng ký quỹ và/hoặc TSĐB có tính thanh khoản cao bằng VNĐ) Trường hợp phong tỏa tài sản tiền gửi hoặc cầm cố giấy tờ có giá thì phải có hợp đồng cầm cố số dư tiền gửi hoặc hợp đồng cầm cố chứng từ có giá đã được ký kết hợp lệ và xác nhận của bộ phận kế toán đã phong tỏa đầy đủ số dư tài khoản hoặc xác nhận của bộ phận kế toán và bộ phận kho quỹ về việc đã cầm giữ đầy đủ giấy tờ có giá Một bộ đầy đủ hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm bản chính (Trường hợp giá mua chưa có phí bảo hiểm), giấy ủy quyền nhận tiền bồi thường cho Vietinbank có xác nhận của cty bảo hiểm (Trường hợp TSĐB là lô hàng nhập khẩu cho LC) Lưu ý: các tài liệu trên phải là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan công chứng, chứng thực. Trường hợp tài liệu do khách hàng cung cấp là bản sao có xác nhận “sao y bản gốc” của khách hàng, chi nhánh phải kiểm tra đối chiếu với bản chính và ký xác nhận trên bản sao trước khi nhận hồ sơ. 2.3.3.2.2 Thẩm định/ tái thẩm định hồ sơ mở LC , trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định LC Thẩm định/tái thẩm định hồ sơ mở LC, lập kết quả thẩm định/tái thẩm định. Người thực hiện : CBKH Căn cứ thẩm đinh/ tái thẩm định: các tài liệu do KH/ phòng giao dịch (Trường hợp khách hàng có giao dịch mở LC ở phòng giao dịch) cung cấp thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn khách hàng, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh dịch vụ của KH , thông tin từ các nguồn khác (CIC, cơ quan quản lý doanh nghiệp, cơ quan thuế, thông tin từ phòng Quản lý chi nhánh và thông tin Trụ sở chính , SGD, …) hoặc đề nghị người có quyết định quyền mua thông tin, thuê cơ quan tư vấn có chức năng thẩm định để thẩm định độc lập – nếu cần (nếu xét thấy các thông tin thu thập được chưa đủ tin cậy hoặc để nghị mở LC có giá trị lớn, phức tạp gồm nhiều bên tham gia) Nội dung thẩm định/tái thẩm định: Thẩm định năng lực pháp lý, tình hình SXKD, tài chính của KH (Trường hợp có thay đổi); thực hiện theo hướng dẫn tại Qui trình xác định, quản lý giới hạn tín dụng (GHTD) và mức phán quyết tín dụng hiện hành của Vietinbank Thẩm định đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện mở LC theo qui định; phân tích khả thi, hiệu quả của phương án, dự án liên quan đến nhu cầu mở LC; đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng trong việc kiểm soát luồng tiền chậm trả theo LC (Trường hợp LC trả chậm). Kiểm tra tính thống nhất giữa Hợp đồng thương mại và Giấy đề nghị mở LC (phần nội dung liên quan đến đề nghị mở LC); thẩm định các nội dung đến tài trợ thương mại, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế , tuân thủ qui định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Đối với trường hợp LC ký quỹ dưới 100%: Nếu giá hàng hóa chưa bao gồm phí bảo hiểm, đề nghị khách hàng mua bảo hiểm hàng hóa tại cty bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam trước khi NH mở LC . Trong đó,bảo hiểm theo hình thức có thể chuyển nhượng được, ký hậu bỏ trống (không chấp nhận hình thức “Giấy chứng nhận bảo hiểm tạm thời” hoặc cam kết sẽ mua bảo hiểm trước khi hàng được giao nếu chi nhánh không giám sát được thời điểm giao hàng thực tế để yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm kịp thời). Tùy trường hợp, CBKH khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm tại cty Bảo hiểm của Vietinbank hoặc công ty bảo hiểm mà Vietinbank góp vốn. Nếu giá mua đã bao gồm phí bảo hiểm: Kiểm tra các điều kiện về chứng từ bảo hiểm như: người hưởng phải xuất trình “Full set of insuarance policy/certificate in assignaBLe form, endorsed in bank …”; ghi rõ bảo hiểm được khiếu đòi ở VN (claims payalbe in VN) và chỉ rõ tên công ty bảo hiểm ở VN có trách nhiệm bồi thường và số lượng bản gốc phát hành phải thể hiện trên bề mặt chứng từ bảo hiểm. Đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch mở LC và đề xuất mức ký quỹ và/hoặc TSĐB có tính thanh khoản cao Dự kiến lợi ích nếu hồ sơ mở LC được phê duyệt. Tính toán phí dự kiến thu được từ giao dịch mở LC Xem xét khả năng cân đối ngoại tệ để thanh toán LC; thực hiện các thủ tục ký hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn (nếu có) với khách hàng. Đề xuất phương án NH mở LC cùng KH đi nhận hàng (Trường hợp nhận cầm cố HH mua theo LC), làm thủ tục hải quan và giữ giấy tờ hải quan (Trường hợp nhận thế chấp hàng hóa là phương tiện vận chuyển) Lập/ghi kết quả thẩm định , soạn HĐTD, hợp đồng bảo đảm (HĐBĐ) (nếu có) ký chuyển lãnh đạo phòng để kiểm tra và ký rà soát trình người có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp mở LC bằng vốn của khách hàng hoặc NH mở LC cho vay theo phương thức cho vay từng lần để thanh toán LC: CBKH lập tờ trình thẩm định , soạn thảo HĐTD, HĐBĐ (nếu có); Trên hợp đồng tín dụng phải thể hiện số hợp đồng mua bán liên quan hoặc số hợp đồng ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác qua bên thứ 3), ngày ký hợp đồng. Giấy đề nghị mở LC kiêm cam kết sử dụng vốn vay / Giấy đề nghị mở LC kiêm cam kết thanh toán của KH phải thể hiện số HĐTD, ngày ký HĐTD, số hợp đồng mua bán/hợp đồng ủy thác , ngày ký hợp đồng. Trường hợp NH mở LC cho vay theo phương thức hạn mức để thanh toán LC, hạn mức cho vay đã được phê duyệt và đã ký HĐTD tại thời điểm cấp hạn mức: Khi xem xét mở LC, CBKH có thể không lập Tờ trình thẩm định (TTTĐ) nhưng phải ký xác nhận trên Giấy đề nghị mở LC về việc hàng hóa, thiết bị thuộc đối tượng cho vay theo HĐTD/ ghi nội dung thẩm định về phương án/dự án và ký trên Giấy đề nghị mở LC. Trường hợp NH mở LC cho vay theo phương thức cho vay theo dự án đầu tư: HĐTD đã ký tại thời điểm phê duyệt Dự án. Khi xem xét mở LC, CBKH có thể không lập TTTĐ nhưng phải ký xác nhận trên Giấy đề nghị mở LC về việc hàng hóa thiệt bị thuộc đối tượng cho vay trung dài hạn theo HĐTD. Chuyển dự thảo HĐTD, HĐBĐ (nếu có) sang Phòng Quản lý rủi ro , trừ TH HĐTD được áp dụng theo mẫu đã được phòng Quản lý rủi ro xem xét chấp nhận. Lập TTTĐ bổ sung (nếu cần) sau khi nhận báo cáo thẩm định rủi ro từ phỏng thẩm định rủi ro Chuẩn bị hồ sơ và sao gửi cho các thành viên hội đồng theo qui chế Hội đòng tín dụng hiện hàng của NHCTVN sau khi nhận được báo cáo thẩm định rủi ro (TH hồ sơ đề nghị mở LC thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng cơ sở. TH đặc biệt, báo cáo thẩm định rủi ro có thể gửi đến các thành viên muộn hơn (nhưng phải trc khi họp) nếu được chủ tịch Hội đồng tín dụng chấp thuận trên thông báo triệu tập họp Chuyển bản sao HĐTD, HDĐB (nếu có) đã được phê duyệt cho phòng(tổ) quản lý rủi ro Kiểm soát và trình duyệt kết quả thẩm định/ tái thẩm định mở LC: Người thực hiện : Lãnh đạo phòng Khách Hàng Nội dung thực hiện : Kiểm tra rà soát lại hồ sơ LC và nội dung Giấy đề nghị mở LC, HĐTD, HDĐB (nếu có), yêu cầu cán bộ làm rõ, bổ sung nội dung còn thiếu / hoặc thông tin chưa đầy đủ (nếu có) Ký tắt trên từng trang Giấy đề nghị mở LC/TTTĐ/tái thẩm định , HĐTD, HĐBĐ (nếu có), ký trình người có thẩm quyền phê duyệt Trình TTTĐ cùng toàn bộ hồ sơ mở LC lên cấp trên có thẩm quyền phê duyệt ; hoặc yêu cầu CBKH chuyển tiếp các hồ sơ (k kể các hồ sơ đã chuyển ở bước 1) và bản sap TTTĐ của phòng KH sang phòng QLRR để thực hiện thẩm định rủi ro. Đề xuất với chủ tịch Hội đồng tín dụng triệu tập hợp Hội đồng tín dụng (TH hồ sơ đề nghị mở LC phải trình Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc mức ký quỹ thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng tín dụng cơ sở) 2.3.3.2.3 Chuyển hồ sơ về SGD xử lý Gửi chứng từ Ng thực hiện” CBKH Các chứng từ fax/scan &image có tính ký hiệu mật về SGD để xử lý bao gồm: Giấy đề nghị phát hành/thư tín dụng (cùa chi nhánh) Giấy đề nghị mở thư tín dụng (của khách hàng) Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương. Nếu hợp đồng quá dài thì chuyển về phần hợp đồng thanh quy định điều khoản thanh toán điều khoản giao hàng, các bên liên quan của hợp đồng và số hợp đồng Trường hợp cần thiết , SGD có thể yêu cầu chi nhánh cung cấp thêm các tài liệu hồ sơ khác có liên quan đến việc mở LC Các chứng từ chuyển về SGD qua hệ thống FAX hoặc Scan&Image phải ghi các số tham chiếu trên góc phải trang đầu của chứng từ , đáng số trang. Đối với các ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, chi nhánh chịu trách nhiệm trong việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký của người có thẩm quyền, kiểm tra số dư tài khoản của KH đảm bảo đủ hoạch toán. In chứng từ Sau khi SGD đã phát hành / sửa đổi LC, CBKH thực hiện: Sử dụng chương trình TRADE FINANCE để in LC, chứng từ báo nợ, báo có để lưu trữ và giao cho khách hàng. Đối với phiếu thu phi dịch vụ kiêm hóa đơn VAT, sử dụng chương trình CHARGE BILL để in chứng từ Kiểm tra đối chiếu sự khớp đúng của các chứng từ in ra so với chứng từ gốc, nếu phát hiện sai sót , liên hệ ngay với SGD để tìm biện pháp giải quyết Trình Kiểm soát viên (KSV) ký đóng dấu, giao chứng từ cho khách hàng Chứng từ giao cho khách hàng Giao cho KH bản FOR CUSTOMER của LC giấy báo nợ, giấy báo có, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT Trường hợp sau 5 tiếng kể từ khi chuyển hồ sơ chứng từ SGD bằng phương tiện điện tử mà chi nhánh vẫn không nhận chứng từ báo nợ, báo có và điện SWIFT phát hành / sửa đổi LC và không được thông tin về tình trạnh hồ sơ LC nhập khẩu, CNKH có trách nhiệm liên lạc với SGD, tránh tình trạnh hồ sơ LC nhập khẩu, CBKH có trách nhiệm liên lạc với SGD, tránh tình trạng hồ sơ chứng từ bị thất lạc và chậm trễ. Hồ sơ LC nộp cho phòng TTXNK: Giấy đề nghệ phát hành thư tín dụng (1 bản gốc) Hợp đồng nhập khẩu hoặc các giấy tờ có gía trị pháp lý tương đương và hợp đồng nhập khẩu ủy thác trong trường hợp nhập khẩu ủy thác (1 bản gốc hoặc 1 bản sao y bản chính hoặc 1 bản sao có đóng dấu treo của đơn vị ) Giấy phép nhập khẩu của bộ Thương Mại nếu mặt hàng nhập khẩu nằm trong danh mục hàng NK theo giấy phép của bộ Thương Mại;vbâ chấp nhận của ngành quản lý nếu hàng nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành (theo qui định của Thủ tường Chính phủ về quản lý XK,NK hàng hóa từng thời kỳ ) (Bản sao) Cam kêt bảo lãnh thanh toán của TCTD/ tài chính khác (trường hợp mở LC thanh toán bằng vốn vay của TCTD/ tài chính khác). Văn bản chứng minh thẩm quyền ký bảo lãnh thanh toán (Trường hợp bên cấp tín dụng để thanh toán LC là đơn vị phụ thuộc ) (Bản sao) Hợp đồng bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm (Trường hợp người mua mua bảo hiểm ) (Bản sao) Ngay khi nhận được hồ sơ đã được các phòng KH cấp hạn mức trên mạng máy tính , Thanh toán viên (TTV) phòng TTXNK thực hiện kiểm tra hs theo qui định tại mục 7.1, khoản 7.1.1 bước 2 (trg 9/75) của qui trình nghiệp vụ thư tín dụng QT.22.01 (thực hiện tối đa 45 ph) Trường phó phòng TTXNK thực hiện kiểm soát hs LC trên giấy và trên máy. Sau đó TTV sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ trình G Đ / PGĐ (được ủy quyền) chi nhánh phê duyệt hồ sơ LC. Ngay khi nhận được hồ sơ được phê duyệt , trường phó phòng TTXNK tiến hành phê duyệt trên máy (tối đa 15ph) Lưu ý: Kiểm tra nội dung trong hs đề nghị phát hành LC của khách hàng không được mâu thuẫn với nhau và không mâu thuẫn với hợp đồng . Các chứng từ lưu (nếu không là bản chính ) thì phải có dấu treo hoặc sao y của đơn vị. Phòng KH khi chuyển hồ sơ phát hành LC cho phòng TTXNK phải đảm bảo KH có đủ tiền ký quỹ (nếu có quy định ký quỹ (nếu có quy đinh ký quỹ) Đối với các tu chỉnh LC ký quỹ dưới 100% lien quan đến việc thay đổi tên vị phẩm chất hàng hóa, tăng dung sai, tăng giá trị LC, gia hạn ngày giá trị LC , gia hạn ngày hiệu lực LC , gia hạn ngày giao hàng,.. phòng KH phải có có ý kiến bằng văn bản trình giám đốc GĐ chi nhánh hoặc phó GĐ được ủy quyền phê duyệt và đảm bảo bổ sung tiền ký quỹ (nếu có); tài sản đảm bảo tuơng ứng đề đảm bảo khả năng thanh toán LC đó và bổ sung hạn mức phát hành LC (trong trường hợp hạn mức k đủ), sau đó chuyển văn bản đã được GĐ chi nhánh hoặc phó GĐ được ủy quyền phê duyệt cho phòng TTXNK thực hiện tu chỉnh LC cho khách hàng. Đối với các tu chỉnh LC ký quỹ 100% lien quan đến việc tăng giá trị LC , TTV phòng TTXNK kiểm tra số dư tiền gửi KH đảm bảo đủ tiền để ký quỹ 100% trị giá LC tăng them và đảm bảo chi nhánh có đủ ngoại tệ để bán cho KH trong trường hợp khách hàng đề nghị trích tiền từ tài khoản VND để ký quỹ , sau đó lập tờ trình trình GĐ hoặc …, sau đó chuyển tờ trình đã được lãnh đạo chi nhánh phê duyệt cho phòng KH để phòng KH cấp hạn mức bổ sung cho việc phát hành tu chỉnh LC trên mạng máy tính (thực hiện trong vòng 30ph) 2.3.3.2.4 Ký hậu vận đơn –Bill of lading (BL) theo lệnh của chi nhánh/ ủy quyền nhận hàng/ bão lãnh nhận hàng: TTV phòng TTXNK nhận hs ký hậu BL / ủy quyền nhận hàng / bảo lãnh nhận hàng/ bão lãnh nhận hàng từ KH và thực hiện như sau: TH bộ chứng từ phù hợp với LC: Trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận BCT, TTV phòng TTXNK thực hiện kiểm tra và lập thong báo thanh toán thư tín dụng (mẫu số 08-NK) gửi cho phòng KH (trường hợp ký quỹ dưới 100%). Ngay khi KH đề nghị ký hậu BL (mẫu số 09-NK) , TTV phòng TTXNK thực hiện kiểm tra, lập tờ trình ký hậu vận đơn (Mẫu số 10-NK) nêu rõ nguồn thanh toán, ngày thanh toán BCT, sau đó chuyển phòng KH cho ý kiến (chỉ đối với trường hợp ký quỹ dưới 100%) tiếp theo trình GĐ chi nhánh hoặc phê duyệt và ký BL cho khách hàng. Phòng KH căn cứ vào ngày thanh toán BCT trên thong báo thanh toán thư tín dụng hoặc tờ trình ký hậu vận đơn trong trường hợp khách hàng nhận BCT sớm hơn nhiều ngày so với ngày thanh toán nên trên thong báo thanh toán) nhận được từ phòng TTXNK để chuẩn bị nguồn thanh toán. Trường hợp LC ký quỹ 100% tại thời điểm ký hậu BL và BCT (bộ chứng từ) không phù hợp với yêu cầu của LC hoặc BCT được phòng TTXNK kiểm tra: (thực hiện tối đa 10ph) Ngay khi nhận được giấy đề nghị ký hậu BL từ khách hàng trong đó nêu rõ chấp nhận bất hợp lệ hoặc chấp nhận mọi bất hợp lệ (nếu có) TTV phòng TTXNK thực hiện kiểm tra và nêu rõ nguồn thanh toán, ngày thanh toán BCT ngay trên giấy đề nghị ký hậu BL sau đó trình GĐ …phê duyệt và ký hậu BL cho khách hàng. TH LC được xác định thanh toán bằng vốn vay ltúc phát hành nhưng khi ký hậu BL khách hàng đã nộp đủ tiền thanh toán, TTV phòng TTXNK sẽ giao 1 bản sao giấy đề nghị ký hậu BL đã được ban lãnh đạo phê duyệt trên đó cho phòng KH để theo dõi Trường hợp LC ký quỹ dưới 100% tại thời điểm ký hậu BL và BCT không phù hợp với qui định của LC hoặc chưa được phòng TTXNK kiểm tra (thực hiện tối đa 20ph) Ngay khi nhận được giấy đề nghị ký hậu BL từ KH trong đó nêu rõ chấp nhận bất hợp lệ hoặc chấp nhận mọi bất hợp lệ (nếu có) TTV phòng TTXNK thực hiện kiểm tra và nêu rõ nguồn thanh toán, ngày thanh toán BCT ngay trên giấy đề nghị ký hậu BL. Sau đó chuyển cho phòng KH cho ý kiến, tiếp theo trình GĐ …phê duyệt và ký hậu BL cho KH Trường hợp bộ chứng từ chưa về đến ngân hàng mà khách hàng đề nghị ký hậu BL hoặc bảo lãnh nhận hàng hoặc ủy quyền nhận hàng Khách hàng gửi giấy đề nghị ký hậu BL / giấy đề nghị phát hành bão lãnh nhận hàng/ giấy đề nghị phát hành ủy quyền nhận hàng, trong đó cam kết chấp nhận mọi bất hợp lệ (nếu có) kèm BL và/hoặc bản sao của các chứng từ lien quan đến phòng TTXNK. Phòng TTXNK kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến của phòng, nguiồn thanh toán ngay lên giấy đề nghị ký hậu BL/ giấy đề nghị phát hành bão lãnh nhận hàng/ giấy đề nghị phát hành ủy quyền nhận hàng , sau đó chuyển phòng KH cho ý kiến ( trường hợp ký quỹ dưới 100% tại thời điểm ký hậu BL/ bảo lãnh nhận hàng/ ủy quyền phê duyệt và ký hậu BL / bão lãnh nhận hàng/ ủy quyền nhận hàng cho khách hàng. Đối với vận hàng không thì không thực hiện ký hậu mà phát hành ủy quyền nhận hàng. 2.3.3.2.5 Theo dõi tài trợ cho LC nhập khẩu: Đối với LC tài trợ bằng vốn vay của Vietinbank: Trước khi ký hậu vận đơn/ ủy quyền nhận hàng / phát hành bão lãnh nhận hàng hoặc giao chứng từ cho KH hoặc khi nhận được điện đòi tiền (Trường hợp cho phép đòi tiền bằng điện) hoặc khi nhận được chứng từ phù hợp với LC, bộ phận thanh toán XNK phải thong báo ngay cho các phòng KH báo ngay cho khách hàng biết để yêu cầu khách hàng ký giấy nhận nợ vay, hạch toán tiền vay và tính lãi từ thời điểm thanh toán LC, đảm bảo tài khoản trung gian giữa tài trợ thương mại và cho vay không được dư nợ cuối ngày làm việc. Các phòng KH có trách nhiệm kết hợp với bộ phận kế toán hạch toán hạch toán theo dõi khoản vay trong MODULE LOAN của hệ thống INCAS. Theo dõi việc thu nợ và thu lãi theo đúng qui định tín dụng hiện hành. Đối với LC thanh toán bằng nguồn vốn của khách hàng Trước khi ký hậu vận đơn/ủy quyền nhận hàng/ phát hành bảo lãnh nhận hàng hoặc giao hàng hoặc giao chứng từ cho khách hàng hoặc chứng từ phù hợp với LC hoặc khi nhận được điện đòi tiền (Trường hợp cho phép đòi tiền bằng điện) hoặc nhận được chứng từ phù hợp với LC , nếu khách hàng không có đủ tiền thanh toán, bộ phân TTXNK phải thong báo ngay cho các phòng KH biết để yêu cầu khách hàng ký giấy nhận nợ vay bắt buộc. Việc hạch toán và tính lãi vay bắt buộc được theo dõi trong Hệ thống Trade Finance từ thời điểm thanh toán LC. Trường hợp chứng từ phù hợp, chi nhánh phải thanh toán cho NH thương lượng nhưng khách hàng không nhận chứng từ và không ký giấy nhận nợ, chi nhánh có quyền tự động ghi nợ tài khoản tiền vay của khách hàng. 2.3.3.2.6 Thanh toán /chấp nhận thanh toán LC Thanh toán LC trả ngay Khi đến hạn thanh toán CBKH chuyển các chứng từ sau về SGD Giấy đề nghị thanh toán (của chi nhánh) Giấy nhận nợ (Trường hợp khách hàng sẽ dùng vốn vay để thanh toán) Lệnh chi/Ủy nhiệm chi/Giấy nộp tiền (Trường hợp khách hàng dùng vốn tự có để thanh toán) hoặc giấu nhận nợ vay bắt buộc (nếu khách hàng không đủ tiền) Văn bản chấp nhận bộ chứng từ sai sót của KH (Trường hợp bộ chứng từ bất hợp lệ) Sau khi SGD hoàn thành xử lý, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY và chương trình CHARGE BIILL để in ra các chứng từ báo nợ, điện SWIFT, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn (VAT) giao cho khách hàng và lưu trữ Trường hợp khách hàng vay vốn thì CBKH vào chức năng của BDS, không thể cho vay để thực hiện việc giải ngân và ghi có vào tài khoản trung gian giữa các tài trợ thương mại và cho vay (TK 511005003) số tiền thanh toán bằng nguồn vốn vay (loại tiền ghi vào tài khoản511005003 là ngoại tệ thanh toán). Việc giải ngân phải thực hiện trong cùng ngày SGD thanh toán bộ chứng từ, tài khoản 5110050003 không được phép dư nợ vào cuối ngày hoạt động. Trường hợp khách hàng dùng vốn tự có đê thanh toán nhưng đến thời điểm thanh toán không đủ tiền, chi nhánh yêu cần khách hàng ký giấy Giấy nhận nợ vay bắt buộc và gửi về SGD. Việc hạch toán và tính lãi vay bắt buộc được theo dõi trên hệ thống TF từ thời điểm thanh toán LC (Không thực hiện giải ngân trên BDS). Cháp nhận/ Thanh toán LC trả chậm Trong vòng 02 ngày làm việc sau khi nhận Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ nếu chứng từ phù hợp hoặc ngay sau khi KH chấp nhận bộ chứng từ sai sót, CBKH làm thủ tục chấp nhận thanh toán LC, trình kiểm soát viên phê duyệt và Fax/ Scan &image các chứng từ sau về SGD Giấy chứng nhận thanh toán (của chi nhánh – theo mẫu đính kèm) Giấy nhận nợ ghi rõ ngày thanh toán sẽ là ngày hạch toán tiền vay và tính lãi (Trường hợp khách hàng sẽ dùng vốn vay để thanh toán) Văn bản chấp nhận bộ chứng từ có sai sót của khách hàng (Trường hợp chứng từ có sai sót) Sau khi SGD hoàn thành việc xử lý, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT RECEIVED/ DOCUMENT UTILITY và chương trình CHARGE BIILL để in ra các chứng từ báo nợ, điện SWIFT, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT giao cho khách hàng và lưu trữ 2.3.3.2.7 Đóng hồ sơ LC nhập khẩu, kích hoạt hồ sơ LC nhập khẩu Đóng hồ sơ LC nhập khẩu được thực hiện khi có một trong các điều kiện sau: LC nhập khẩu được các bên liên quan bao gồm ngân hàng phát hành , người yêu cầu phát hành , người hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có) đồng ý hủy bỏ LC đã thanh toán, số dư còn lại quá nhỏ, người bán không giao hàng trực tiếp LC đã hết hiệu lực từ 15 ngày trờ lên NHCTVN và người yêu cầu mở LC từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại NH thương lượng Những LC không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của LC. Ngoài lí do này , nếu phát sinh yêu cầu đóng hò sơ LC nhập khẩu , chi nhánh scan/fax (có kí hiệu mật) các chứng từ sau về SGD Giấy đề nghị đóng hồ sơ LC nhập khẩu (của chi nhánh – theo mẫu đính kèm) Văn bản đề nghị của khách hàng (Trường hợp đóng hồ sơ theo đề nghị của khách hàng) Đối với các LC chưa hết hạn hiệu lực hoặc hết hiệu lực chưa đến 15 ngày, hồ sơ LC chỉ được phép đóng khi có sự đồng ý bằng văn bản của người thụ hưởng và ngân hàng xác nhận (nếu có) Vietinbank không chấp nhận hủy LC trong trường hợp khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của Vietinbank hoặc có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thỏa thuận nhưng chưa được sự chấp thuận hủy LC của các NH liên quan. Kích hoạt LC nhập khẩu: Khi khách hàng có nhu cầu tái sử dụng LC và chi nhánh xem xét chấp nhận đề nghi của khách hàng hoặc trường hợp LC đã đóng nhưng cần kích hoạt lại để thanh toán, sửa đổi , … CBKH fax/scan &Image có tính ký hiệu mật các chứng từ sau về SGD để kích hoạt lại LC Giấy đề nghị kích hoạt hồ sơ LC nhập khẩu của chi nhánh Văn bản đề nghị cùa khách hàng (trường hợp kích hoạt theo yêu cầu của khách hàng) SGD sẽ thực hiện đóng/kích hoạt hồ sơ LC, chi nhánh thực hiện in thông báo đóng / kích hoạt LC và các giấy báo nợ/báo có, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT trong hệ thống TF, chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY và chương trình CHARGE BILL (nếu có) để giao cho khách hàng. 2.3.3.2.8 Lưu trữ hồ sơ LC Lưu hồ sơ LC Toàn bộ các hồ sơ đề nghị phát hành LC/ sửa đổi LC, các văn bản khách hàng phải xuất trình quy định tại các bước của Quy trình Tờ trình phát hành/ sửa đổi LC đã được phê duyệt Hợp đồng tín dụng/ cam kết sử dụng vốn vay/ Giấy cam kết thanh toán bằng vốn tự có (TH NHCTVN tài trợ) HĐ mua bán ngoại tệ / giấy đề nghị mua ngoại tệ (nếu có) Giấy nhận nợ (trường hợp vay vốn) Bản file sao; LC, sửa đổi LC , điện thanh toán Tra soát , trả lời tra soát và các bức điện khác liên quan đến LC Bản sao hoặc Scan các chứng từ xuất trình theo LC Thông báo chứng từ đến kiêm phiếu kiểm tra chứng từ Bản sao của Covering letter, bản gốc hối phiếu (nếu có) Bản sao của các phiếu điều chỉnh bút toán / hạch toán thủ công (nếu có) Lưu chứng từ kế toán Bản gốc các chứng từ; điện thanh toán, các giấy báo có , giấy báo nợ, phiếu thu phí dịch vụ kiêm hóa đơn VAT, lệnh chi/ ủy nhiệm chi, báo cáo TF2213P Giấy nhận nợ Bản gốc các phiếu điều chỉnh bút toán/ hạch toán thủ công (nếu có) Cán bộ kế toán đối chiếu các bút toán liệt kê trong báo cáo TF2213P với chứng từ hạch toán gốc của phòng nghiệp vụ và của chính phòng mình , đảm bảo tất cả các bút toán, hạch toán phải có đầy đủ chứng từ gốc hợp lệ và hạch toán đúng. LC chuyển nhượng 2.3.3.3.1 Chuyển nhượng LC CBKH tiếp nhận yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng của khách hàng (người hưởng thứ nhát của LC), các chứng từ xuất trình bao gồm: Giấy yêu cầu chuyển nhượng thư tín dụng Thư tín dụng gốc và các bản sửa đồi gốc (nếu có) Bản gốc thông báo LC/thông báo sửa đổi LC (nếu có) Trên cơ sở các chứng từ xuất trình, CBKH kiểm tra các nội dung sau: Thư tín dụng không hủy ngang và quy định rõ là thư tín dụng có thể chuyển nhượng (IrrevocaBLe TransferaBLe Credit) LC qui định Vietinbank là NH được phép trả tiền, cam kết trả sau, chấp nhận hay chiết khấu (AvailaBLe with Vietinbank by ….) hoặc LC qui định chiết khấu tự do (AvailaBLe with any bank…) thì phải chỉ rõ Vietinbank là NH chuyển nhượng. LC còn hiệu lực và còn số tiền để chuyển nhượng. CBKH xác nhận số tiền đã chuyển nhượng vào mặt sau của LC gối đới với chuyển nhượng từng phần và trả lại bản gốc LC cho người hưởng thứ nhất nếu được yêu cầu. Đối với chuyển nhượng toàn phần, bản gốc LC được lưu giữ tại chi nhánh CBKH fax (có ký hiệu mật) hoặc Scan các chứng từ về SGD để thực hiện chuyển nhượng thư tín dụng Sau khi CBNV (cán bộ phòng thanh toán chứng từ Nhập khẩu/xuất khẩu- Sở giao dịch) thực hiện chuyển nhượng thư tín dụng, CBKH vào chức năng DOCUMENT RECEIVED/DOCUMENT UTILITY để in thông báo chuyển nhượng, giấy báo nợ, hóa đơn VAT, điện thanh toán (nếu có). Kiểm tra sự trùng khớp giữa Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng và Yêu cầu chuyển nhượng của KH sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ tới KSV cấp 1 và KSV cấp 2 tại chi nhánh ký, đóng dấu theo qui định trên thông báo chuyển nhượng và thông báo cho KH. Ngay khi thông báo chuyển nhượng LC cho KH, CBKH phải vào sổ theo dõi ghi ngày, giờ giao nhận và có ký xác nhận của các bên. 2.3.3.3.2 Xử lý chứng từ xuất trình Bước 1: Tiếp nhận chứng từ CBKH nhận bộ CT của người hưởng thứ 2 xuất trình bao gồm: Bản gốc: Thông báo chuyển nhượng thư tín dụng bằng thư hoặc MT720 Phiếu xuất trình chứng từ LC của KH Bộ chứng từ xuất trình theo MT720 Đối với chuyển nhượng từng phần có thay thế CT: Ngay khi nhận được bộ chứng từ của người hưởng lợi thứ hai, CBKH yêu cầu Người hưởng lợi thứ nhất xuất trình: hóa đơn và hối phiếu phù hợp với LC gốc, thư tín dụng gốc (MT700) TH nhận được chứng từ của người hưởng thứ hai khi người hưởng thứ nhất chưa xuất trình hóa đơn và hồi phiếu để thay thế. Tùy thuộc vào thời hạn x

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docx3 chuong.docx
Tài liệu liên quan