Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hoà Bình

Tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hoà Bình: LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là một trong những ngành kinh doanh tuy còn rất non trẻ, nhưng được xem là một ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển trong tương lại. Hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà nó còn đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới, ở Việt nam trong những năm gần đây du lịch cũng đã được xác định là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam. Hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta đã và đang có nhiều thay đổi phong phú, và ngày càng sôi động trên phạm vi rộng lớn, nó dã thu hút mọi thành phần kinh tế, các ngành, các cấp trong nước, ngoài nước tham gia đầu tư vào kinh doanh du lịch. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng ngành du lịch tuy đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với hệ thống khách sạn. Bước ...

doc82 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hoà Bình, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Du lịch là một trong những ngành kinh doanh tuy còn rất non trẻ, nhưng được xem là một ngành kinh tế có nhiều tiềm năng và triển vọng phát triển trong tương lại. Hoạt động kinh doanh du lịch không chỉ là hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà nó còn đóng vai trò đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch trên thế giới, ở Việt nam trong những năm gần đây du lịch cũng đã được xác định là một ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở Việt nam. Hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ta đã và đang có nhiều thay đổi phong phú, và ngày càng sôi động trên phạm vi rộng lớn, nó dã thu hút mọi thành phần kinh tế, các ngành, các cấp trong nước, ngoài nước tham gia đầu tư vào kinh doanh du lịch. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng ngành du lịch tuy đang trên đà phát triển nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là đối với hệ thống khách sạn. Bước vào những năm cuối của thập kỷ 90, có một bài toán khó đặt ra đối với tất cả những nhà kinh doanh khách sạn ở Việt nam nói chung cũng như ở Hà nội nói riêng, đó là tình trạng dư thừa buồng một cách tương đối về cơ sở lưu trú, tổng số buồng tăng lên đáng kể từ năm 1992 đến năm 2000 đặc biệt là số buồng đạt tiêu chuẩn quốc tế trong khi luợng khách quốc tế ngày càng có xu hướng giảm đi. Đi đôi với sự dư thừa về cơ sở lưu trú là sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Nhiều khách sạn phải giảm mạnh giá buồng, hoặc nghỉ kinh doanh do không có hiệu quả kinh tế, do qui mô quá nhỏ không phù hợp, do công suất buuồng quá thấp và thua lỗ nặng ... Trước tình hình ấy để có thể đứng vững trên thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh của mình các chủ doanh nghiệp cần tìm ra những giải pháp thích hợp, nắm bắt kịp thời những cơ hội do thị trường mạng lại. Muốn vậy cần phải có sự phân tích kỹ lưỡng các nhân tố từ bên ngoài và các nhân tố bên trong để có thể đưa ra những nhận định và phương hướng chính xác trong kinh doanh, xây dựng được những kế hoạch phát triển trước mắt cũng như lâu dài mang tính khả thi cao đem lại doanh thu và lợi nhuận cao cho khách sạn. Xuất phát từ vấn đề này, trong thời gian thực tập tại khách sạn Hoà Bình em đã chọn đề tài “Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích biến động doanh thu tại khách sạn Hoà Bình”. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Doanh thu tại khách sạn Hoà Bình thời kỳ 1996-2000. Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Đặc điểm sản xuất kinh doanh và việc nghiên cứu doanh hu tại khách sạn Hoà Bình Chương II: Phương pháp thống kê phân tích biến động doanh thu du lịch Chương III: Vận dụng một số phương pháp thố ng kê phân tích biến động doan thu tại khách sạn Hoà Bình CHƯƠNG I ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH I . ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 1.Khách sạn Hoà Bình Khách sạn Hoà Bình là một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc công ty du lịch Hà nội. Khách sạn được thành lập năm 1927, nằm tại 27 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà nội. Khởi đầu là một khách sạn 2 tầng dành cho các quan chức Pháp với cái tên thật hấp dẫn Le spendide nghĩa là Bồng lai tiên cảnh (hoặc Huy hoàng). Là một trong những khách sạn lâu đời nhất ở Hà nội, cùng thời gian với khách sạn Dân chủ, Sofitel metropole. Kiến trúc của khách sạn mang những nét kiến trúc Pháp độc đáo và hấp dẫn. Năm 1940, khách sạn khách sạn được nâng cấp lên thành 3 tầng với 47 buồng phục vụ kinh doanh lưu trú. Sau khi hoà bình lập lại khách sạn chịu sự quản lý của bộ Nội thương với những đối tượng khách chủ yếu là những đoàn khách quốc tế mang tính ngoại giao và khách chủ yếu ở các nước XHCN. Tháng 10/1969, khách sạn được giao cho công ty du lịch Hà nội quản lý cho đến tận ngày nay. Sau năm 1980 khách sạn Hoà Bình là khách sạn duy nhất ở Hà nội đón khách quốc tế và Việt kiều, lượng khách chủ yếu của khách sạn là Việt kiều Lào và Việt kiều Pháp. Năm 1986 khách sạn Hoà Bình được nâng cấp thành 4 tầng. Năm 1993 khách sạn được cải tạo lại toàn bộ nâng cấp thành khách sạn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, đưa tổng số buồng của khách sạn lên 102 buồng gồm 2 khu Hoà Bình I (88 buồng ) và Hoà Bình II (14 buồng ). Trong những năm gần đây, khách sạn thường xuyên phải đối đầu với những khó khăn lớn do khách quan đem lại. Thị trường du lịch bão hoà, thị phần khách sạn bị thu hẹp do sự xuất hiện hàng loạt khách sạn mới có nhiều lợi thế hơn về sự linh động, về qui mô, về giá cả ... Cạnh tranh trong lĩnh vực khách sạn ngày càng trở nên gay gắt. Trước tình hình đó để có thể khắc phục được những khó khăn và nâng cao ưu thế cạnh trạnh của mình, ban giám đốc quyết định đóng của khu Hoà Bình II đồng thời tích cực đổi mới khách sạn về nhiều mặt như sau: Về cơ cấu bộ máy tổ chức của khách sạn: Khách sạn xây dựng một hệ thống tổ chức gọn nhẹ, thông suốt, đảm bảo tính năng động cao. Đứng đầu khách sạn là Giám đốc khách sạn phụ trách chung toàn bộ hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc công ty du lịch Hà nội. Cấp tiếp theo là các Phó giám đốc phụ trách riêng biệt từng bộ phận theo sự phân công (một phụ trách công tác tổ chức hành chính, một phụ trách kinh doanh ăn uống, tiệc ... và một phụ trách kinh doanh dịch vụ lưu trú, làm công việc Maketing) có trách nhiệm báo cáo kịp thời mọi vấn đề với giám đốc. Đứng đầu từng bộ phận là các tổ trưởng, các trưởng phòng, trực tiếp phân công quản lý lao động và chịu trách nhiệm trực tiếp hoạt động của bộ phận mình. Hai phòng chức năng làm các công việc hành chính tổng hợp và tài chính kế toán làm các công việc tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực quản lý sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả. Phòng tài chính kế toán: tham mưu cho giám đốc về xây dưng kế hoạch chi phí, doanh thu, mua bán tài sản cố địn thêm cho các bộ phận khác. Chịu trách nhiệm lưu giữ các thông tin về tài chính, kế toán, lập kế hoạch kinh doanh, quản lý việc thực hiện các định mức vật tư, cấp phát và dự trữ vật tư. Phòng hành chính tổng hợp: Thu thập sử lý các loại thông tin khác, lập báo cáo định kỳ, quản lý về lao động tiền lương, thưởng và các thủ tục về tổ chức cán bộ, công việc hành chính ... Các bộ phận khác như tổ lễ tân, các bộ phận cung cấp dịch vụ ... đóng vai trò tham gia trực tiếp vào hoạt động kinh doanh của khách sạn. Việc xây dựng bộ máy tổ chức hợp lý giúp cho hệ thống thông tin nội bộ hoạt động ngày càng có hiệu quả đáp ứng nhu cầu 2 chiều của thông tin: thông tin mệnh lệnh và thông tin phản hồi đạt kết quả tốt. Các quyết định của lãnh đạo đưa ra dựa trên những nghiên cứu đánh giá tổng hợp từ các bộ phận sản xuất trực tiếp, nhất là các bộ phận có sự tiếp xúc thường xuyên với khách hàng, kết hợp với những nghiên cứu về xu hướng thị trường từ bộ phận tham mưu của công ty hỗ trợ cho các khách sạn trực thuộc. Các quyết định mang tính bộ phận, tác nghiệp được giao trực tiếp cho các tổ trưởng phụ trách trực tiếp, mỗi ngày báo cáo một lần để nhận chỉ đạo điều chỉnh của giám đốc khách sạn. Nguyên tắc này giúp cho các quyết định mang tính khả thi cao, phát huy năng lực làm việc và năng lực tổ chức của cán bộ tránh chậm trễ trong công việc. Về nguồn nhân lực tại khách sạn: Dựa trên nhu cầu cụ thể của công việc, Ban giám đốc khách sạn tuyển dụng đủ số người cần thiết theo các tiêu chuẩn về năng lực thông qua các đợt thi tuyển tay nghề do công ty du lịch Hà nội tổ chức. Số lượng lao động hiện có tại khách sạn Hoà Bình là 189 người. Trong đó: Đại học, trên đại học: 34 người Chuyên gia, chuyên viên: 13 người Trung cấp: 12 người Công nhân kỹ thuật: 130 người Đối với khách sạn việc phân công công việc cũng là một cách thức đào tạo tại chỗ rất hiệu quả và tiết kiệm. Thông qua năng lực của từng người được đánh giá khi tuyển dụng, lao động của khách sạn được phân bổ vào các bộ phận một cách hợp lý, đồng thời giao trách nhiệm nhằm phát huy năng lực và phát hiện và đánh giá chính xác năng lực cán bộ, nhân viên. Ngoại ngữ là một tiêu chuẩn đặt ra rất cao đối với nhân viên làm việc tại khách sạn trong quá trình tuyển dụng. Nhìn chung nhân viên làm việc tại khách sạn đều có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt, tuy nhiên số lượng ngoại ngữ mà nhân viên khách sạn sử dụng vẫn còn ít. Ngoại ngữ sử dụng thông dụng nhất là tiếng Anh, còn tiếng Pháp thì chỉ có một số ít người có thể sử dụng thành thạo để giao tiếp, các thứ tiếng khác thì chưa có người nào có thể giao tiếp được. Do đó hiện nay khách sạn khuyến khích, tăng cường nhân viên sử dụng thêm các ngoại ngữ khác, ký kết các hợp đồng bên ngoài với những người có khả năng giao tiếp các ngoại ngữ khác để có thể sử dụng khi cần thiết. Hàng năm khách sạn có chính sách cấp kinh phí đào tạo cho các cán bộ, nhân viên tham gia các khoá học nghiệp vụ trong và ngoài nước. Khách sạn luôn tổ chức các cuộc thi tay nghề nhằm nâng cao tay nghề cho nhân viên và có những giải thưởng cao nhằm khuyến khích động viên tinh thần cho nhân viên. Đây là những biện pháp rất thiết thực để ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khách sạn để có thể đáp ứng tốt hơn chất lượng dịch vụ, một yêu cầu luôn được đặt lên hàng đầu của khách sạn. Về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn: Khu tiền sảnh và lễ tân: Đây là nơi tạo ấn tượng ban đầu cho khách sạn, là nơi khách tiếp xúc đầu tiên với cơ sở vật chất của khách sạn. Do đó việc thiết kế nội thất lắp đặt tại khu vực đón tiếp là rất quan trọng. Khu vực tiền sảnh được có diện tích rộng 140m2, được bố trí khá gọn gàng và thuận tiện, sang trọng mà ấm cúng, tạo phong cách riêng cho khách sạn. Quầy lễ tân nằm ngay bên phải cửa chính diện tích 8m2 phía trong bao gồm 1 máy vi tính và các phương tiện phục vụ cho việc đón khách, các thủ tục nhận trả phòng như credit machine, một terminal để kiểm tra giá trị thẻ tín dụng, tất cả đều được chú ý đến từng chi tiết nhỏ thuận tiện cho việc phục vụ khách. Ngoài ra trong khu vực sảnh lễ còn có: Một quầy hàng bán hàng lưu niệm với các mặt hàng mỹ nghệ truyền thống quần áo, mũ nón của dân tộc Việt nam, băng nhạc, tranh ảnh và nhiều tạp chí ấn phẩm khác. Hai bộ salông sang trọng giúp khách nghỉ ngơi thư giãn trong thời gian chờ đợi làm thủ tục tiếp khách, đọc báo. Quầy thu ngân được bố trí ngay tại quầy lễ tân với các máy móc hiện đại để có thể cho phép khách thanh toán với 4 loại thẻ tín dụng phổ biến như VISA, JCB, MASTER CARD, AMERICAN EXPRESS. Khu vực phục vụ lưu trú : Cơ cấu phòng của khách sạn Hoà Bình như sau: - 3 Phòng Suite (phòng thượng hạng) nằm ở vị trí đẹp nhất của khách sạn có diện tích 38m2 gồm có buồng ngủ và phòng khách phù hợp với khách Bussiness. - 20 Phòng Delux (phòng sang trọng ) có diện tích 32m2 đây là loại phòng có giá cả và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phù hợp với khách du lịch. - 30 phòng superior (phòng cao cấp) có diện tích 28m2 - Phòng Standar (phòng tiêu chuẩn) có diện tích 23m2 tiếp giáp với nhà dân, phù hợp với các đối tượng khách có khả năng thanh toán vừa. Phòng khách sạn rộng, cửa sổ thoáng, trần cao, bài trí đẹp. Phòng ngủ được trang bị đầy đủ những tiện nghi, được lắp đặt, bố trí hài hoà tạo vẻ ấm cúng, gần gũi gây tâm lý thoải mái cho khách. Tuy nhiên có thể thấy rằng khách sạn hiện nay đang phải đương đầu với một thực tế là mặc dù các trang thiết bị trong khu vực buồng ngủ mới thay đổi năm 1996 chưa hết thời gian khấu hao nhưng đã bắt đầu có xu hướng lỗi mốt không còn mang tính hiện đại và thực sự phù hợp với nhu cầu cao cấp luôn thay đổi của khách. Đây chính là khó khăn, thách thức lớn đối với khách sạn trong hoạt động kinh doanh cạnh tranh trên thị trường. Khu vực phục vụ ăn uống: Khách sạn kinh doanh 3 nhà hàng và một phòng tiệc: - Nhà hàng ăn Âu: nằm trên tầng 3 của khách sạn, có thể chứa 60 chỗ ngồi. Kết hợp với bar đêm, nhà hàng ăn Âu là một vị trí lý tưởng để khách có thể ngắm phố phường Hà nội vào ban đêm. - Nhà hàng ăn á: có sức chứa lớn nhất phục vụ khoảng 210 người tiệc ngồi và khoảng 300 người khi tổ chức tiệc đứng với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đồng bộ, sẵn sàng phục vụ khi khách có nhu cầu. - Nhà hàng Pháp: Việc kinh doanh được cho thuê nhưng nhân viên vẫn là nhân viên của khách sạn. - Phòng tiệc nhỏ trên tầng 4 Trong mỗi nhà hàng, phòng ăn đều có một quầy bar nhỏ được lắp máy điều hoà không khí, quạt gió, quạt treo tường cùng với hệ thống đèn chiếu sáng rất đẹp. Các nhà hàng và phòng ăn cũng có đầy đủ các thiết bị phục vụ hội nghị, hội thảo để sử dụng khi cần thiết. - Bếp: được trang bị các thiết bị tiện nghi như tủ lạnh, các thiết bị làm bếp, hệ thống bảo quản thức ăn, hệ thống nước nóng lạnh. Khách lưu trú tại khách sạn không phải trả tiền cho bữa ăn sáng của mình, còn các bữa khác luôn sẵn sàng phục vụ khi khách có nhu cầu với nhiều món ăn như: ăn Âu, ăn á, đặc sản, bằng các hình thức phục vụ phong phú: tiệc đứng, tiệc ngồi, ăn gọi món, ăn thực đơn. Ngoài ra khách sạn còn phục vụ khách vãng lai, nhận đặt tiệc phục vụ khách ăn tại phòng, nhà riêng, cơ quan. - Quầy pha chế: Đặt ngay trong quầy bar để có thể phối hợp nhịp nhàng ăn khớp giữa phục vụ và ăn uống. Với điều kiện cơ sở vật chất như vậy, có thể nói rẳng khách sạn Hoà Bình có đủ cơ sở phục vụ cho mọi nhu cầu ăn uống của mọi đối tượng khách. Trên thực tế để tăng doanh thu khách sạn đã đa dạng hoá các loại hình dịch vụ để phục vụ khách. Nhiều cuộc hội nghị, hội thảo lớn mang tầm cỡ quốc tế đã được phục vụ tại đây như hội thảo về thương mại, hàng không. Khu vực dịch vụ bổ sung: Khu vực dịch vụ bổ sung bao gồm: - Khu Massage-sauna gồm 5 phòng với máy móc, thiết bị hiện đại, bắt đầu kinh doanh từ năm 1998. - Một quầy bán hàng lưu niệm: tại đây bán các mặt hàng sơn mài, khảm trai ... khá phong phú về chủng loại hàng hoá. - Phòng Karaoke - Dịch vụ giặt là chuyên giặt các đồ vải của khách sạn và quần áo cho khách ngủ tại khách sạn. - Ngoài ra còn một số văn phòng cho thuê, đem lại doanh thu cao. Nhìn chung tuy có sự đổi mới nhưng cơ sở vật chất của khu vực kinh doanh dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn, sự bố trí khu vực này cũng còn chưa được hợp lý do đó gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các loại hình dịch vụ và ảnh hưởng lớn đến số lượng và chủng loại hiện có của khách sạn. 2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn Hoà Bình 2.1 Một số đánh giá về thuận lợi - khó khăn của khách sạn a. Thuận lợi: Về vị trí địa lý: Khách sạn Hoà Bình có một vị trí địa lý hết sức thuận lợi, khách sạn nằm trên cả hai mặt phố chính hướng ra ngã tư Lý Thường Kiệt, Ngô Quyền, thuộc trung tâm của thủ đô Hà nội. Khách sạn trải dài trên một diện tích rộng 2500m2 đây thực sự là một vị trí lý tưởng cho kinh doanh khách sạn mà không phải khách sạn nào cũng có. Về mức giá: Mức giá của khách sạn Hoà Bình phù hợp với thị trường khách hàng mục tiêu và khách du lịch. Đây cũng là lợi thế rất lớn của khách sạn trong việc cạnh tranh về giá với các đối thủ khác. Về chất lượng sản phẩm và chất lượng dịch vụ: Vấn đề chất lượng được khách sạn đặt lên hàng đầu, với đội ngũ nhân viên có bề dầy kinh nghiệm và trình độ tay nghề cao luôn luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất thoả mãn nhu cầu của khách. Chất lượng phục vụ không ngừng được nâng cao và cải tiến qua từng năm. Năm 1998 khách sạn Hoà Bình vinh dự nhận giải thưởng chất lượng Việt nam do Tổng cục du lịch cấp và xếp hạng. Về uy tín và danh tiếng của khách sạn: Hoà Bình là khách sạn có truyền thống lâu đời về vẻ đẹp chất lượng dịch vụ và nhất là chất lượng buồng ngủ của thủ đô Hà nội. Tên tuổi của khách sạn Hoà Bình rất có uy tín đối với các tour du lịch người châu Âu, nhất là Pháp. Khách sạn cũng là địa chỉ quen thuộc của lượng khách công vụ thường đến làm việc tại Hà nội. Số khách quay lại chiếm 18% tổng số khách hàng năm tại khách sạn. Khách sạn Hoà Bình là thành viên của công ty du lịch Hà nội, một công ty lớn của Hà nội và cả nước. Hiện nay, công ty đang chú trọng phát triển hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế, qua công ty khách sạn có thể phát triển thị trường khách và thu được các thông tin cập nhật về khách hàng để đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu của khách về các loại hình dịch vụ. Cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối hiện đại cộng với Hoà Bình là một trong số ít những khách sạn còn giữ được những nết kiến trúc cổ điển của Pháp tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn khách đặc biệt là khách hàng châu Âu. b. Khó khăn: Khách sạn được xây dựng từ năm 1926. Với hơn 70 năm hoạt động kinh doanh, mặc dù thường xuyên được cải tạo nâng cấp nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật vẫn có nhiều hạn chế nhất định. Đó là các vấn đề kết cấu xây dựng, kiến trúc theo lối Pháp cổ không cho phép khách sạn có thể cải tạo nâng thêm tầng cao như các khách sạn khác. Về trang thiết bị trong khách sạn: Các trang thiết bị được thay thế từ năm 1996, nhưng trong tình trạng chắp vá, trang thiết bị thay thế chưa thật đồng bộ. Khách sạn cần phải thay thế các trang thiết bị hiện đại phù hợp với quy mô khách sạn phù hợp với những nhu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng quốc tế. Về dịch vụ: Qui mô dịch vụ khách sạn còn hạn chế do mặt bằng hẹp, khách sạn vẫn chưa có phòng tập thể thao, bể bơi các dịch vụ vui chơi, giải trí ... Về lao động: Khách sạn có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm nhưng tuổi đời cao không phù hợp với ngành khách sạn đặc biệt là ở bộ phận bàn, bar, lễ tân là bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách lại có độ tuổi trung bình cao hơn so với độ tuổi trung bình của khách sạn. Cơ cấu phân bổ lao động còn chưa được hợp lý tại một số bộ phận cũng là một khó khăn trong khâu phục vụ khách. Về khách: Đối tượng chủ yếu của khách sạn là khách quốc tế nhưng chính sách thị thực nhập cảnh của Việt nam còn nhiều phiền hà gây tâm lý không tốt đối với khách và ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch và đến làm ăn ở Việt nam của họ. Về vốn kinh doanh: Vốn lưu động đủ đáp ứng được cho nhu cầu mua vào, bán ra, thay thế những công cụ lao động phục vụ kinh doanh. Còn vốn để đầu tư cho sửa chữa thường xuyên được tính hết cho đầu vào theo kế hoạch đầu năm do công ty giao. Vốn cho đầu tư chiều sâu để xây dựng lại khách sạn cho đúng với tầm vóc thì khách sạn không thể chủ động giải quyết được. Vấn đề này thuộc cấp chủ quản là công ty du lịch Hà nội. 2.2 Diễn biến môi trường kinh doanh Giai đoạn trước năm 2000: đây là giai đoạn khách sạn gặp phải nhiều khó khăn do những nguyên nhân sau: - ảnh hưởng kéo dài của khủng hoảng kinh tế và tài chính Châu á làm giảm số lượng khách du lịch của công dân các nước này sang Việt Nam. Cơ hội làm ăn ở Việt Nam cũng không còn nhiều nên lượng khách công vụ cũng giảm. - Chính sách thả nổi ngành du lịch của Chính phủ chứng tỏ mong muốn đầu tư vào ngành du lịch của nhà nước đã giảm, như vậy việc thu hút khách hàng nước ngoài không mấy tiến triển. - Tuy nhiên có đôi chút thuận lợi trong thời gian tới là do tình hình khó khăn của ngành này nên một số lượng đáng kể các khách sạn cùng loại đã rời bỏ thị trường, làm giảm bớt số lượng cạnh tranh. Giai đoạn từ năm 2000 - 2010: đây là giai đoạn có nhiều triển vọng, do tình hình kinh tế khu vực đã ổn định, tạo cơ hội tham quan, nghỉ ngơi tăng lên. Đặc biệt, các cơ hội kinh doanh tăng lên thúc đẩy nhu cầu di chuyển và sử dụng dịch vụ lưu trú. Đây cũng là thời gian mà sự hợp tác du lịch của các nước trong khu vực đã đạt được những kết quả dầu tiên, dự án du lịch sông Mêcông và khu vực du lịch Đông Nam á sẽ thu hút một khối lượng du khách quan trọng từ các khu vực khác. Ngành du lịch Việt nam đã trưởng thành sau một thời gian dài sau một thời gian dài và đã có uy tín trên thế giới. Các phương tiện truyền thông hiện đại trên phạm vi toàn cầu giúp cho việc thông tin du lịch ngày một dễ dàng hơn. Những khó khăn trong giai đoạn này: đi cùng với sự phát triển chung của kinh tế khu vực, các đối thủ cạnh tranh cũng mạnh lên nhiều, do vậy, tính chất của cạnh tranh cũng trở nên gay gắt. Vì thế muốn tồn tại khách sạn cũng phải rất tỉnh táo trong đầu tư, lựa chọn phương hướng kinh doanh. Đối với từng đối thủ phải phân tích một cách thật chi tiết, tỉ mỉ, thông qua các biện pháp nghiệp vụ và các phương pháp lý luận phân tích chặt chẽ để tìm ra những điểm mạnh, yếu của mình cũng như của các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó đưa ra một chiến lược đúng đắn để thu được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. 2.3 Đối thủ cạnh tranh Trong kinh doanh trên thị trường sự cạnh tranh là tất yếu, các đối thủ cạnh tranh của khách sạn là các khách sạn tương đương (cùng hạng) như khách sạn Dân Chủ, khách sạn Thuỷ tiên. Các khách sạn cao cấp hơn cùng khu vực như khách sạn Sofitel , Gouman ,Opera ... và các khách sạn tư nhân. Khách sạn đưa ra những mẫu biểu để phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Biểu phân tích đối thủ cạnh tranh trực tiếp được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu so sánh về: - Nguồn nhân lực - Mối quan hệ với khách hàng và cơ quan chủ quản - Hệ thống sản phẩm - Tỷ trọng thị trường - Quảng cáo - Hiệu quả kinh doanh - Mục tiêu khách sạn Thông qua hệ thống chỉ tiêu này, khách sạn có thể nắm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và so sánh tương quan với các đối thủ để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đối với khách sạn Hoà Bình hiện nay đối thủ cạnh tranh trực tiếp đó là các khách sạn cùng hạng trên địa bàn Hà nội như Dân Chủ, Thắng Lợi ... Các khách sạn này có cùng điều kiện cơ sở vật chất, cùng hệ thống sản phẩm và cùng tiêu các mục tiêu kinh doanh cũng như các thị trường khách của khách sạn Hoà Bình nên việc cạnh tranh diễn ra rất gay gắt phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh mà khách sạn đặt ra. Ngoài ra khách sạn còn sử dụng một số tiêu thức và phương pháp khác để đánh giá một cách toàn diện: Bảng 1: Đánh giá theo phương pháp thang điểm và mức độ quan trọng: Yếu tố đánh giá khách sạn Hoà Bình Dân Chủ Thuỷ Tiên % Điểm Tổng % Điểm Tổng % Điểm Tổng 1.Nhân viên 15 4 0,6 15 4 0,6 15 4 0,6 2.Chất luợng 20 5 1 20 4 0,8 20 3 0,6 3.Giá cả 15 4 0,6 15 5 0,75 15 4 0,6 4.Tỷ phần thị trưòng 10 5 0,5 10 3 0,3 10 2 0,2 5.Hình ảnh khách sạn 20 5 1 20 3 0,6 20 5 1 6. Cường độ cạnh tranh 10 4 0,4 10 4 0,4 10 1 0,1 7. Khả năng hoạt động 10 4 0,4 10 3 0,3 10 2 0,2 Tổng cộng 100 4,5 100 3,75 100 3,35 Trong đó: Điểm 5: Yếu tố được đánh giá xuất sắc Điểm 4: Yếu tố được đánh giá là tốt Điểm 3: Chấp nhận yếu tố được đánh giá Điểm 2: Yếu tố được đánh giá trung bình Điểm 1: Yếu tố được đánh giá là kém %: tầm quan trọng của từng yếu tố trong việc đánh giá chỉ tiêu trong tổng số 2.4 Nguồn khách Trước năm 1989 phương thức kinh doanh của khách sạn còn nghèo nàn, đơn điệu, các dịch vụ bổ sung quá ít, khách sạn chỉ hoàn toàn thực hiện kế hoạch do trên giao xuống một cách thụ động khách tới khách sạn chủ yếu là khách của Đảng và nhà nước, khách do tổng cục du lịch Việt nam ký với các đoàn ngoại giao và các phái đoàn cao cấp của nhà nước. Thị trường khách được chia ra khách XHCN và khách TBCN. Từ năm 1989 tới nay khách sạn không còn phân biệt khách XHCN hay khách TBCN và ấn định giá đồng loạt đối với mọi đối tượng khách quốc tế. Cơ cấu khách của khách sạn cũng thay đổi nhiều đặc biệt từ năm 1990 khách các nước công nghiệp phát triển tăng nhanh. Cơ cấu khách của khách sạn Hoà Bình: Theo phạm vi lãnh thổ: Đối tượng phục vụ của khách sạn Hoà Bình chủ yếu là khách quốc tế, lượng khách này chiếm tỷ trọng rất cao trong khách sạn (chiếm khoảng 95%) tổng số khách. Có thể khẳng định rằng đây chính là thị trường chính, do đó khách sạn luôn chú trọng và thực hiện các biện pháp, chính sách giá cả phù hợp với chất lượng, khả năng thanh toán, thoả mãn các nhu cầu của khách nhằm thu hút và thúc đẩy sự phát triển của thị trường khách quốc tế. Bên cạnh đó lượng khách nội địa trong những năm vừa qua phần lớn thường là khách công vụ từ các tỉnh đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh ra công tác chiếm tỷ lệ thấp trong tổng số, nhưng ngày càng có xu hướng tăng lên, đặc biệt kể từ năm 2000 (năm du lịch) đồng thời nền kinh tế đã đi vào ổn định sau khủng hoảng thì lượng khách này sẽ có xu hướng tăng lên nhanh. Theo quốc tịch: Nhìn chung, lượng khách của khách sạn có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Lượng khách của khách sạn tập trung chủ yếu là khách Nhật và khách Pháp. Khách Nhật của khách sạn tương đối ổn định, chiếm tỷ lệ lớn nhất. Năm 1998 lượng khách Nhật của khách sạn giảm một phần do khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở khu vực, lượng khách thương gia giảm xuống mặt khác do khách sạn Nikko - khách sạn 5 sao liên doanh giữa Việt nam và Nhật Bản - được đưa vào hoạt động nên đã thu hút một phần lượng khách Nhật. Nhưng đến năm 1999,2000 lượng khách Nhật tăng lên rõ rệt (chủ yếu do lượng khách đi tour tăng) chứng tỏ đây là dấu hiệu tốt trong việc cạnh tranh thu hút thị trường khách này. Năm 1997 cuộc họp thượng đỉnh các nước nói tiếng Pháp diễn ra ở Việt nam, lượng khách Pháp đến với khách sạn tăng lên nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ và sự cạnh tranh gay gắt giữa các khách sạn cùng loại trên địa bàn đối với thị trường khách Pháp làm cho lượng khách này có xu hướng giảm hơn so với năm trước đó. Do vậy khách sạn cần phải đẩy mạnh các biện pháp để thu hút và giữ lại lượng khách quen của mình. Khách Việt kiều có xu hướng giảm mạnh so với những năm đầu Theo mục đích chuyến đi: Tỷ lệ các loại khách có sự biến động lớn nhưng nhìn chung khách công vụ vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất, khách tham quan có xu hướng gia tăng trong những năm tới đây là thị trường khách cần được chú trọng phát triển hơn. 2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả kinh doanh của khách sạn Hoà Bình giai đoạn 1996-2000 được phản ánh theo bảng sau: Bảng 2: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại khách sạn Hoà Bình giai đoạn 1996- 2000 Đơn vị : 1000 VND Năm Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 Doanh thu khách 11,104,423 10,070,000 9,259,000 10,373,000 11,419,429 Chi phí 5,421,110 4,586,000 6,886,000 9,242,678 6,500,000 Thuế DT 1,111,526 1,008,000 958,000 1,052,200 1,145,000 Thuế vốn + đất 383,368 347,27 491,000 471,000 442,000 Lãi 3,555,315 2,418,570 1,167,233 822,000 938,705 Nộp ngân sách 1,246,921 1,355,200 1,449,000 1,523,200 1,587,000 Phân tích các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh: Năm 1992,1993 và các năm trở về trước đây, khách sạn luôn đạt công suất buồng từ 80% trở lên, nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng. Cuối năm 1993 đến đầu năm 1996, khách sạn tiến hành sửa chữa lớn nên công suất buồng giảm, do những điều kiện môi trường trong khách sạn khó khăn. Bước sang năm 1997, 1998 thị trường khách bị cạnh tranh gay gắt, công suất buồng bình quân cả thành phố chỉ đạt mức trên dưới 40%. Tuy nhiên, nhờ có sự đầu tư thích đáng, kịp thời, khách sạn đã nâng cấp được cơ sở hạ tầng, đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao của Tổng cục du lịch cấp, có khả năng cạnh tranh với các khách sạn 3 sao vừa được xây dựng và cải tạo trên địa bàn Hà nội, đồng thời với những chính sách phát triển hợp lý, tận dụng những thế mạnh sẵn có khách sạn thu hút được một lượng khách lớn đến với mình nâng cao công suất buồng trong 2 năm 1999 và 2000. Khách sạn luôn giữ vững mức nộp ngân sách trên 1 tỷ đồng và ngày càng có mức nộp ngân sách cao hơn. Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, thu hút khách và chính sách tiết kiệm chi phí nâng cao lợi nhuận cho khách sạn vượt qua giai đoạn khủng hoảng thừa buồng trên địa bàn Hà nội. - Về doanh thu: Có thể thấy công suất buồng năm 1996 rất thấp (từ 30 -35%) nhưng doanh thu đạt tương đuơng với những năm 1999, 2000 khi công suất buồng được nâng lên cao (doanh thu khoảng trên dưới 11 tỷ). Nguyên nhân : năm 1996 mặc dù công suất buồng thấp nhưng giá buồng được nâng lên khá cao, đồng thời khách sạn thu được những khoản thu lớn từ dịch vụ trong đó lớn nhất từ việc cho thuê văn phòng đẩy tổng doanh thu tăng lên. Năm 1999, 2000 doanh thu từ cho thuê văn phòng giảm xuống, giá buồng hạ rất nhiều so với những năm trước do sự cạnh tranh khốc liệt do đó mặc dù công suất được nâng lên nhưng doanh thu giảm. - Về chi phí: Tỷ lệ chi phí chia cho doanh thu hàng năm không đồng đều và có sự biến động, điều đó chứng tỏ rằng chi phí cố định (bất biến) trong cơ cấu chi phí của khách sạn là khá lớn. - Về lợi nhuận: Tỷ lệ lãi trên doanh thu có xu hướng giảm qua các năm. Năm 1996 tỷ lệ lãi chiếm 32% doanh thu trong khi năm 2000 tỷ lệ lãi trên doanh thu chỉ còn khoảng 8%. - Mức nộp ngân sách: duy trì ở mức ổn định và ngày càng có xu hướng tăng lên. Tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu năm 1996 là 11,23% đến năm 2000 tỷ lệ nộp ngân sách là 13,89% doanh thu. Do đó ta có thể thấy rằng khách sạn luôn rất cố gắng trong việc hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước và cấp trên. Trên đây là những nhận định tổng quát nhất về tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn, việc phân tích hoạt động kinh doanh của khách sạn qua các năm được phân tích rất chi tiết theo các mặt, theo nhiều phương pháp khác nhau. Trên cơ sở nội dung đề tài chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu việc phân tích doanh thu tại khách sạn Hoà Bình. II. DOANH THU VÀ THỰC TRẠNG VIỆC PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH 1.Doanh thu khách sạn: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh đặc điểm về loại hình dịch vụ của khách sạn để có thể thực tốt khâu phân tích về doanh thu, khách sạn sử dụng một số khái niệm về doanh thu như sau: a. Tổng doanh thu: Tổng doanh thu của khách sạn là toàn bộ số tiền (ngoại tệ hoặc tiền Việt) thu được trong kỳ từ hoạt động sản xuất kinh doanh và các loại hình dịch vụ của khách sạn mang lại . b. Cơ cấu doanh thu: Doanh thu chia theo đối tượng phục vụ chủ yếu: Mục đích của việc phân chia tổng doanh thu theo tiêu thức này để thấy rõ cơ cấu doanh thu đối với từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu. - Doanh thu phục vụ khách quốc tế: Doanh thu phục vụ khách quốc tế là toàn bộ số tiền thu được do hoạt động phục vụ cho các loại khách quốc tế bao gồm các loại khách: khách công vụ, khách công vụ kết hợp du lịch, khách du lịch theo tour. - Doanh thu phục vụ khách trong nước: Doanh thu phục vụ khách trong nước là toàn bộ số tiền thu được do phục vụ người nước mình đến sử dụng các dịch vụ của khách sạn. Doanh thu chia theo loại hình hoạt động - Doanh thu dịch vụ: + Doanh thu buồng: là tổng số tiền thu được do cho thuê buồng, kể cả cho thuê buồng, ngày dài mà có nhân viên đơn vị phục vụ. + Doanh thu vận chuyển hành khách: là tổng số tiền do thực hiện các dịch vụ chuyên chở khách đi lại và tham quan du lịch + Doanh thu từ các dịch vụ khác như giặt là, điện thoại ... - Doanh thu bán hàng hoá: Doanh thu bán hàng hoá là tổng số tiền thu được do bán hàng hoá các loại cho khách du lịch có nhu cầu. Doanh thu bán hàng hoá bao gồm doanh thu bán hàng hoá ăn uống và doanh thu bán hàng hoá lưu niệm. Trong doanh thu bán hàng hoá thì doanh thu bán hàng hoá ăn uống là chủ yếu và chiếm tỷ trọng cao nhất. Doanh thu bán hàng ăn uống bao gồm sản phẩm do đơn vị tự pha chế và hàng chuyển bán phục vụ bữa ăn, ăn món, uống trong khi ăn và giải khát của khách hàng. 2. Thực trạng phân tích doanh thu tại khách sạn Hoà Bình: Căn cứ vào số liệu thực tế diễn ra hằng ngày tại khách sạn doanh thu được tổng hợp một cách khá chi tiết để thực hiện báo cáo, và được kế toán phân tích cụ thể theo từng tuần, tháng, quí,năm. a. Các hướng phân tích: Phân tích doanh thu ngoại tệ: Đối với hoạt động kinh doanh của khách sạn chỉ tiêu doanh thu ngoại tệ là một chỉ tiêu khá quan trọng. Chỉ tiêu doanh thu ngoại tệ được phân tích thông qua các đánh giá về: - Đánh giá chung về thực hiện doanh thu ngoại tệ - Đánh giá tình hình thực hiện doanh thu theo thời gian - Đánh giá thực hiện doanh thu theo khối nước Dựa trên cơ sở báo cáo kế toán khách sạn xây dựng các chỉ tiêu phân tích sử dụng số liệu tháng, quý, năm trong các kỳ liên tiếp. Phân tích doanh thu buồng: Doanh thu buồng bao gồm: - Tiền thuê buồng qua đêm - Tiền thuê buồng ban ngày - Tiền thuê các dịch vụ bổ sung của khách sạn Tại khách sạn Hoà Bình tiền thuê buồng qua đêm chiếm tỷ trọng rất lớn khoảng 95% từ doanh thu kinh doanh buồng. Phân tích doanh thu buồng thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu kế hoạch cơ bản bao gồm công suất buồng, giường đưa vào sử dụng và kết quả kinh doanh đạt được. Phân tích doanh thu bán hàng: Kinh doanh ăn uống là một khâu hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh khách sạn. Doanh thu bán hàng thể hiện mức độ đáp ứng các nhu cầu của khách về ăn uống và mua sắm. Doanh thu bán hàng được phân tích thông qua việc đánh giá tổng quát chung. Sau đó đi vào xem xét các chỉ tiêu cơ bản về hoạt động bán hàng của khách sạn: - Doanh thu từ nhà hàng - Doanh thu từ bán hàng hoá b. Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích doanh thu chủ yếu dựa trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu giữa các kỳ nghiên cứu. Tuỳ thuộc vào hướng phân tích như trên mà người ta sử dụng các chỉ tiêu khác nhau để phân tích theo các bảng như sau: Bảng 3: Bảng phân tích doanh thu theo các năm của khách sạn Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực tế kỳ trước Kỳ này Thực hiện so với Kế hoạch Thực hiện Kỳ trước Kế hoạch ... ... ... ... ... ... ... Tổng Và được chi tiết theo thời gian như sau: Bảng 4: Bảng phân tích doanh thu theo các tháng, quí các năm Chỉ tiêu Thực hiện kỳ trước Kỳ này Thực hiện so với Kế koạch Thực hiện Kỳ trước Kế hoạch Tổng doanh thu Quí I Tháng 1 ... Quí II ... Quí III ... Quí IV Trên cơ sở thực tế phân tích này khách sạn sẽ lập kế hoạch cho kỳ tới đối với tổng doanh thu, thông qua các con số so sánh của kỳ này so với kỳ trước và kế hoạch của kỳ này đồng thời dựa trên những đánh giá của chuyên gia và những điều kiện khách quan bên ngoài để xem xét tình hình biến động của doanh thu lập kế hoạch chi tiết cho kỳ sau. c. Đánh giá: Ưu điểm: Phân tích thông qua bảng như trên cho phép ta có thể so sánh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch của các chỉ tiêu theo các khoảng thời gian, đồng thời tìm ra nguyên nhân của việc tăng, giảm doanh thu theo kế hoạch và thực hiện. Doanh thu được phân tích rất chi tiết theo các chỉ tiêu, tập trung nhấn mạnh đến bề rộng sự ảnh hưởng của các nhân tố tạo điều kiện cho việc nhận định các nguyên nhân và khái quát nhận định tình hình biến động các nhân tố thông qua đó góp phần nâng cao khả năng đánh giá tình hình kinh doanh và đánh giá doanh thu theo từng mặt hoạt động. Hạn chế : Việc phân tích doanh thu tại khách sạn như hiện nay chỉ thích hợp với việc lập kế hoạch trong từng kỳ liên tiếp nhau. Do chỉ dựa trên số liệu thực tế, kế hoạch của kỳ trước và kỳ này mà không dựa trên sự biến động doanh thu qua nhiều năm phân tích nên không thể mang tính chất đại biểu trong thời gian dài. Nguồn số liệu ít cho nên việc nhận định về tình hình phát triển trong thời gian tới theo một giai đoạn nào đó chỉ có thể mang tính chất định tính, khái quát không có khả năng định lượng chi tiết hay nói một cách khác với sự phân tích này thì khả năng dự đoán sự biến động của doanh thu trong tương lai không cao đối với những kế hoạch dài hạn. Xét về bề sâu thì việc phân tích không có khả năng định lượng được vai trò của các nhân tố trong doanh thu, đồng thời không cho phép xác định được sự biến động các nhân tố sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với doanh thu ở từng nhân tố riêng lẻ và sự tác động tổng hợp của chúng trong sự biến động doanh thu. Ta có thể thấy việc phân tích doanh thu tại khách sạn Hoà Bình còn gặp rất nhiều những hạn chế cần khắc phục. Việc xây dựng hoàn thiện phương pháp phân tích doanh thu hợp lý, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách sạn đây là một vấn đề cần được xem xét. CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH I. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHÂN TÍCH VÀ DỰ ĐOÁN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA DOANH THU DU LỊCH 1.Khái niệm, ý nghĩa và sự cần thiết của việc phân tích và dự đoán: Phân tích và dự đoán thống kê là nêu ra một cách tổng hợp bản chất cụ thể, tính quy luật của các hiện tượng và quá trình kinh tế - xã hội trong điều kiện lịch sử nhất định qua biểu hiện bằng số lượng, tính toán mức độ trong tương lai của hiện tượng nhằm đưa ra những căn cứ cho quyết định quản lý. Nói cụ thể, phân tích thống kê là xác định mức độ nêu lên sự biến động biểu hiện tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ hiện tượng. Phân tích thống kê phải lấy con số thống kê làm tư liệu, lấy các phương pháp thống kê làm công cụ nghiên cứu. Còn dự đoán thống kê là nghiên cứu các tình huống có thể xẩy ra trong tương lai của các hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với việc đề ra các nguyên tắc lập, dự đoán và vận hành nó. Phân tích và dự đoán thống kê có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý kinh tế. Nhờ có lý luận và phương pháp luận phong phú mà thống kê có thể vạch ra nguyên nhân của việc hoàn thiện kế hoạch và các quyết định quản lý; phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến việc sử dụng các nguồn lực; xác định các mối liên hệ, các tính quy luật chung của hệ thống. Và cuối cùng là xây dựng các dự đoán khác nhau nhằm xác định các mục tiêu phát triển, các nguồn tiềm năng, xây dựng các phương án để phục vụ cho việc ra quyết định quản lý. Chức năng phân tích và dự đoán thống kê ngày càng trở nên quan trọng hơn, khối lượng công việc nhiều hơn và vai trò của thống kê trong bộ máy nhà nước ngày càng nhiều hơn. Phân tích và dự đoán thống kê là một thể thống nhất, cùng phục vụ cho việc kế hoạch hoá và xây dựng các quyết định quản lý. Do vậy trong nhiều trường hợp nếu chỉ có phân tích thôi chưa đủ mà còn phải tiến hành nghiên cứu trạng thái của đối tượng trong tương lai. Trong quá trình phân tích và dự đoán kinh tế, phương pháp tiếp cận hệ thống đòi hỏi phải tiếp cận theo cả hai hướng: hướng phân tích và hướng tổng hợp. Theo hướng phân tích, đối tượng nghiên cứu được tách ra thành nhiều yếu tố cấu thành, các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của đối tượng cũng được chia ra thành những nguyên nhân nhỏ hơn, nhằm tạo khả năng nghiên cứu một cách sâu sắc và chi tiết đối tượng. Do phân tích thành các nhân tố như trên ta có thể khảo sát xem đâu là nhân tố trội nhất đến sự biến động của đối tượng nghiên cứu. Mức độ chi tiết của việc phân tích nhân tố phụ thuộc vào nhiệm vụ phân tích thống kê và khả năng thực tế của sự phân tích nhân tố. Không phải lúc nào cũng phân tích một cách chi tiết, vì trong nhiều trường hợp điều đó có khả năng dẫn đến việc làm nhiễu các quyết định quản lý. Theo hướng tổng hợp có thể có một số cách làm khác nhau. Người ta có thể khảo sát sự biến động chung của cả đối tượng nghiên cứu, xây dựng các mô hình biến động của chúng trên quy mô lớn hay một thời kỳ dài, nhằm phân tích quy luật của chúng. Cũng có thể nghiên cứu đối tượng trong mối quan hệ lẫn nhau với một số nhân tố chủ yếu khác hay các hiện tượng và quá trình khác. Người ta có thể kết hợp nhiều nhân tố nhỏ thành nhóm các nhân tố ảnh hưởng có cùng tính chất chung nào đó để khảo sát sự tác động theo các hướng chủ yếu khác nhau. Hoặc biến các nhân tố khác nhau và không có cùng độ đo thành các nhân tố so sánh được. Khi phân tích thống kê đòi hỏi phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác nhau. Như ta đã biết mỗi phương pháp có ưu nhược điểm riêng, điều kiện vận dụng riêng và lĩnh vực áp dụng riêng. Các hiện tượng và quá trình kinh tế ngày càng diễn ra một cách phức tạp hơn, do đó đòi hỏi phải biết sử dụng một cách kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được mục tiêu chính của việc nghiên cứu. Trong dự đoán thống kê, nguồn thông tin chủ yếu là thông tin thống kê. Ngoài ra còn sử dụng nguồn thông tin bổ sung bằng các nguồn khác như lấy ý kiến khách hàng ... Yêu cầu của thông tin khi phân tích và dự đoán là chính xác, đầy đủ, kịp thời và so sánh được. Do chu trình quản lý ngày càng rút ngắn, yêu cầu phải ra các quyết định thật nhanh và chính xác đòi hỏi thông tin phải cung cấp kịp thời hơn phục vụ cho bộ máy phân tích và dự đoán làm cơ sở cho ra quyết định quản lý. Đặc biệt trong dự đoán, do bản thân cần phải hiệu chỉnh dự đoán hiện đại đòi hỏi phải cung cấp thông tin mới nhất để mô hình dự đoán có thể thích nghi với sự biến động thực tế, cho nên tính chất kịp thời của thông tin càng trở nên quan trọng hơn. 2. Sự cần thiết của việc phân tích và dự đoán thống kê doanh thu: Phân tích thống kê doanh thu nhằm góp phần đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nghiên cứu xu hướng phát triển, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan đến doanh thu khách sạn và cũng là ảnh hưởng đến hiệu quả làm cơ sở cho hoạch định chiến lược kinh doanh lâu dài. Dự đoán doanh thu phải dựa trên sự phân tích toàn diện doanh thu. Dự đoán nhu cầu của khách nhằm mục đích xây dựng kế hoạch để đáp ứng nhu cầu đó. Các quyết định có tính chiến lược đều bắt nguồn từ các dự đoán ngắn hạn cho khoảng thời gian từ 6 - 18 tháng. Các dự đoán ngắn hạn là cơ sở, căn cứ cho khách sạn lập kế hoạch hoạt động, chiến dịch quảng cáo xây dựng và hoàn thiện các cơ sở, loại hình dịch vụ thích hợp đáp ứng nhu cầu của khách. Các quyết định có tính chất chiến lược, kế hoạch mục tiêu tổng thể của khách sạn được đưa ra dựa trên các kế hoạch dài hạn. Như vậy, vận dụng phương pháp phân tích và dự đoán là vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ khách sạn nào khi nghiên cứu về tình hình hoạt động kinh doanh của mình nhất là khi nghiên cứu về doanh thu. 3. Yêu cầu trong phân tích và dự đoán thống kê: Để đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, phân tích và dự đoán thống kê phải tuân theo một số yêu cầu sau đây: Thứ nhất: Phải tiến hành trên cơ sở phân tích lý luận kinh tế xã hội. Các hiện tượng có tính chất và xu hướng phát triển khác nhau, có thể tăng lên là tốt nhưng có thẻ giảm đi là tốt. Vì vậy thông qua phân tích lý luận ta có thể hiểu được tính chất xu hướng của hiện tượng, trên cơ sở đó dùng con số và phương pháp phân tích khẳng định tính chất cụ thể của nó. Thứ hai: Phải căn cứ vào toàn bộ sự kiện và đặt chúng trong mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Sự tồn tại của hiện tượng không phải là kết quả tổng cộng giản đơn các mặt của nó mà là các mặt liên kết với nhau, mặt này làm cơ sở cho mặt kia và ngược lại, đồng thời chịu sự tác động lẫn nhau. Do đó khi phân tích và dự đoán thống kê phải sử dụng một loạt tài liệu, mỗi tài liệu phản ánh một khía cạnh của hiện tượng nhằm lấy được thực chất của hiện tượng. Thứ ba: Đối với những hiện tượng có tính chất hình thức phát triển khác nhau và ngay trong mỗi hiện tượng nhưng có thông tin ở các mức độ khác nhau, nên phải áp dụng các phương pháp khác nhau. Mỗi phương pháp thống kê chỉ có ý nghĩa và tác dụng đối với một loại hiện tượng. Chọn phương pháp thích hợp là phải dựa vào yêu cầu và mục đích phân tích và dự đoán, dựa vào số liệu thu thập, tác dụng của mỗi phương pháp. II .PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU DU LỊCH: 1. Phân tích biến động doanh thu qua thời gian: 1.1.Phân tích biến động tổng doanh thu: Phân tích đặc điểm của sự biến động: Để phân tích đặc điểm của sự biến động tổng doanh thu ta dựa vào các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian. Dãy số thời gian: Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Mỗi dãy số được cấu tạo bởi hai thành phần thời gian và chỉ tiêu hiện tượng được nghiên cứu. Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm ... Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian. Chỉ tiêu của hiện tượng được nghiên cứu có thể là số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. Trị số của chỉ tiêu được gọi là mức độ của dãy số. Trong dãy số thời gian người ta có thể biểu diễn các chỉ tiêu trong từng khoảng thời gian hay vào những thời điểm nhất định. Dãy số thời gian được chia làm hai loại: - Dãy số thời kỳ: là dãy số thời gian phản ánh quy mô của hiện tượng trong những thời gian nhất định. Mỗi mức độ của dãy số thời kỳ là sự tích luỹ về lượng qua thời gian, vì vậy độ dài khoảng cách thời gian ảnh hưởng trực tiếp đến trị số của chỉ tiêu và có thể cộng các chỉ số của chỉ tiêu để phản ánh quy mô của hiện tượng trong khoảng thời gian dài hơn. - Dãy số thời điểm: là dãy số thời gian phản ánh quy mô của hiện tượng trong những thời điểm nhất định. Mức độ của hiện tượng ở thời điểm sau thường bao gồm toàn bộ hoặc một phần của hiện tượng ở thời điểm trước đó. Do đó việc cộng các trị số của chỉ tiêu không phản ánh quy mô của hiện tượng. Dãy số thời gian là phương pháp thống kê nghiên cứu đặc điểm sự biến động của hiện tương qua thời gian. Từ đó rút ra xu thế biến động chung và có thể dự đoán sự phát triển trong tuơng lai. Để có thể dự đoán đúng sự phát triển của hiện tượng qua thời gian thì khi xây dựng một dãy số thơì gian phải đảm bảo tính chất có thể so sánh được giữa các mức độ trong dãy số. Cụ thể là: nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất; phạm vi tính toán qua thời gian của chỉ tiêu phải nhất trí; khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau nhất là đối với dãy số thời kỳ. Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều lý do khác nhau nên yêu cầu đó thường bị vi phạm. Để đảm bảo tính có thể so sánh được người ta phải tiến hành chỉnh lý số liệu. Các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian: - Mức độ trung bình theo thời gian: chỉ tiêu phản ánh mức độ đại biểu của tất cả các mức độ theo thời gian. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu phản ánh mức độ chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu giữa hai thời gian nghiên cứu. - Tốc độ phát triển: Tốc độ phát triển là số tương đối phản ánh tốc độ và xu hướng phát triển qua thời gian. - Tốc độ tăng (hoặc giảm): Phản ánh mức độ của hiện tượng nghiên cứu giữa hai thưòi gian đã tăng hoặc giảm bao nhiêu lần (hay bao nhiêu %). Đây là chỉ tiêu nói lên nhịp độ tăng (hoặc giảm theo thời gian). - Giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm): Chỉ tiêu phản ánh cứ tăng (giảm) 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng với một trị số tuyệt đối là bao nhiêu. Trong phân tích doanh thu người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian như sau: - Mức độ trung bình theo thời gian: Mức trung bình theo thời gian ứng dụng trong phân tích sự biến động doanh thu được thể hiện thông qua chỉ tiêu tổng doanh thu bình quân. Chỉ tiêu này chủ yếu dựa vào dãy số thời kỳ. Công thức tính: Trong đó: D: Tổng doanh thu bình quân Di: Doanh thu từng năm n: Số năm Doanh thu bình quân của một thời kỳ (n năm) hoạt động kinh doanh là giá trị mang tính đại biểu cho doanh thu trong kỳ mà chúng ta nghiên cứu. - Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Chỉ tiêu này được sử dụng phổ biến khi nghiên cứu sự biến động của tổng doanh thu. Nó giúp ta thấy được sự tăng giảm tuyệt đối của tổng doanh thu qua hai thời kỳ mà ta chọn để nghiên cứu. Nếu doanh thu tăng lên thì trị số của chỉ tiêu mang dấu dương (+) và ngược lại. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta sẽ tính toán lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn, định gốc hay bình quân. + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn(): Phản ánh mức độ tăng (hoặc giảm) tuyệt đối giữa hai thời gian liền nhau ( i = 2,3,..,n ) Trong đó: yi : Doanh thu kỳ nghiên cứu yi-1 : Doanh thu liền trước kỳ nghiên cứu + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc(): Phản ánh mức độ tăng (giảm) tuyệt đối giữa kỳ nghiên cứu và kỳ nào đó được chọn làm gốc cố định (thường lấy mức độ đầu) ( i = 1,2,...,n ) Trong đó: yi : Doanh thu kỳ nghiên cứu y1: Doanh thu kỳ gốc cố định + Mối quan hệ giữa 2 lượng tăng (giảm) tuyệt đối: Giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn và định gốc có quan hệ tổng. (i = 1,2, . . .,n) + Lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân: là trung bình cộng của các lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn - Tốc độ phát triển: Chỉ tiêu tốc độ phát triển vận dụng nghiên cứu xu hướng phát triển của tổng doanh thu. Cũng như chỉ tiêu về lượng tăng giảm tuyệt đối, việc tính toán tốc độ phát triển liên hoàn, định gốc, bình quân sẽ phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu. + Tốc độ phát triển liên hoàn ( ti ): Phản ánh sự phát triển của hiện tượng giữa 2 thời gian liền nhau Trong đó: yi : Doanh thu ở thời gian i yi-1 : Doanh thu ở thời gian i-1 + Tốc độ phát triển định gốc ( Ti): Phản ánh sự phát triển của hiện tượng trong những khoảng thời gian dài; thường lấy mức độ đầu làm gốc cố định. (i =2 ,3 ,. . . n) Trong đó: yi : Doanh thu tại thời gian thứ i y1 : Doanh thu ở thời gian đầu tiên + Mối quan hệ giữa 2 loại tốc độ phát triển : Tích các tốc độ phát triển liên hoàn bằng tốc độ phát triển định gốc t2.t3.t4...tn = Tn (i = 2,3,4,...,n) Thương của hai tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát triển liên hoàn giữa hai thời kỳ đó + Tốc độ phát triển bình quân : là trị số đại biểu của các tốc độ phát triển liên hoàn Khi sử dụng chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân, chỉ nên tính khi doanh thu phát triển theo xu hướng nhất định (cùng tăng hoặc cùng giảm) Phân tích xu thế biến động: Các phương pháp phân tích xu thế biến động: - Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian: Mở rộng khoảng cách thời gian là ghép một số khoảng thời gian liền nhau lại thành một khoảng thời gian dài hơn. Phương pháp vận dụng khi một dãy số có khoảng thời gian tương đối ngắn, có nhiều mức độ và chưa phản ánh được xu hướng phát triển của hiện tượng. - Phương pháp dãy số bình quân trượt: Số bình quân trượt là bình quân cộng của một nhóm nhất định các mức độ trong dãy số. Nó được tính bằng cách lần lượt loại dần các mức độ đồng thời thêm dần các mức độ tiếp theo, sao cho số lượng các mức độ tham gia tính số bình quân không đổi. - Phương pháp hồi quy: Phương pháp hồi quy là phương pháp được sử dụng để biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng giao động có nhiều ngẫu nhiên, mức độ tăng giảm thất thường. Nội dung phương pháp là người ta tìm một phương trình hồi quy được xây dựng trên cơ sở dãy số thời gian gọi là hàm xu thế. - Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ: Biến động thời vụ là biến động mang tính lặp đi lặp lại trong từng thời gian nhất định của từng năm. Nguyên nhân gây ra sự biến động thời vụ là do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tập quan sinh hoạt của dân cư. Nội dung phương pháp là thông qua số liệu của nhiều năm phân tích tính các chỉ số thời vụ nhằm xác định tính chất và mức độ biến động thời vụ. Một số phương pháp ứng dụng trong phân tích doanh thu: Sự biến động của doanh thu qua thời gian chịu sự tác động của nhiều nhân tố. Ngoài các nhân tố chủ yếu, cơ bản quyết định xu hướng biến động của doanh thu (xu hướng được hiểu là chiều hướng biến đổi chung nào đó, một sự biến hoá kéo dài theo thời gian và xác định tính quy luật về sự vận động của doanh thu theo thời gian), còn có những nhân tố ngẫu nhiên làm cho doanh thu phát triển lệch ra khỏi xu hướng cơ bản. Tác động của những nhân tố này theo hướng ngược nhau và độ lớn không giống nhau. Việc xác định xu thế biến động cơ bản của doanh thu có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu chiến lược kinh doanh. Vì vậy cần sử dụng một số phương pháp thích hợp nhằm loại bỏ tác động của những nhân tố ngẫu nhiên để nêu lên xu hướng và tính quy luật về sự biến động của doanh thu. - Phương pháp hồi quy: Hàm xu thế tổng quát có dạng: Trong đó: yt: doanh thu lý thuyết a0 . . .an : là các tham số của phương trình hồi quy và thường được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất. Tức là: t: thứ tự thời gian. Để lựa chọn phương trình đúng đắn đòi hỏi phải dựa vào sự phân tích đặc điểm biến động của doanh thu qua thời gian đồng thời kết hợp với một số phương pháp khác. Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp: + Phương trình đường thẳng: Phương trình này được sử dụng khi lượng tăng hoặc giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau (sai phân bậc một xấp xỉ nhau). Các tham số a0, a1 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất: a0 ,a1 thoả mãn hệ phương trình sau: + Phương trình Parabol bậc 2: Phương trình này được sử dụng khi các sai phân bậc hai (tức là sai phân sai phân bậc một) sấp sỉ bằng nhau. Các tham số a0 ,a1,a2 được xác định bằng phương pháp bình quân nhỏ nhất : a0 ,a1 ,a2 thoả mãn hệ phương trình sau đây: + Phương trình hàm mũ: Phương trình được sử dụng khi các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau Các tham số a0, a1 thoả mãn hệ phương trình: - Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ: Nghiên cứu biến động thời vụ chỉ là một trong 3 thành phần của biến động theo thời gian. Mục đích của việc nghiên cứu biến động thời vụ của tổng doanh thu khách sạn là để phát hiện ra quy luật về sự biến động của chỉ tiêu này, để chủ động hơn trong công tác quản lý và có kế hoạch bố trí công việc thích hợp. Phương pháp thường dùng là để tính các chỉ số thời vụ. Nội dung phuơng pháp: Tuỳ theo đặc điểm về sự biến động của hiện tượng theo thời gian người ta có các phương pháp tính chỉ số biến động thời vụ khác nhau: + Trường hợp biến động thời vụ qua những thời gian nhất định của các năm tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng (hoặc giảm) rõ rệt , chỉ số thời vụ được tính theo công thức: Trong đó: It : Chỉ số thời vụ của thời gian i yt : Số trung bình các mức độ của thời gian cùng tên i y0 : Số trung bình các mức độ trong dãy số + Trường hợp biến động thời vụ qua các năm có sự tăng giảm rõ rệt, chỉ số thời vụ tính theo công thức: Trong đó: yij : Mức độ thực tế của thời gian i qua năm j yij : Mức độ tính toán ở thời gian i qua năm j 1.2. Phương pháp nghiên cứu biến động kết cấu Nội dung của phương pháp là dựa vào số tương đối kết cấu để xác định tỷ trọng của từng loại doanh thu trong tổng doanh thu. Doanh thu được phân tích theo một số hướng kết cấu chủ yếu sau đây: Phân tích kết cấu theo đối tượng phục vụ chủ yếu: Mục đích phân tích theo tiêu thức này nhằm thấy rõ cơ cấu doanh thu đối với từng loại khách trong tổng doanh thu là bao nhiêu. - Doanh thu phục vụ khách quốc tế - Doanh thu phục vụ khách trong nước Hoặc có thể phân chia doanh thu theo mục đích chuyến đi của khách: - Doanh thu từ khách công vụ - Doanh thu từ khách du lịch - Doanh thu từ khách đến với mục đích khác Phân tích kết cấu theo loại hình hoạt động: Doanh thu được chia theo: - Doanh thu dịch vụ - Doanh thu bán hàng hoá - Doanh thu khác Từ các kết quả của phương pháp này mà ta có thể thấy được loại hình dịch vụ nào được chú trọng đầu tư, loại hình nào không và từ đó cũng cho ta thấy xu hướng vận động chung của các loại doanh thu. Doanh thu từng loại dịch vụ chiếm tỷ trọng là bao nhiêu trong tổng doanh thu và xu hướng biến động của chúng ra sao. 2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta sử dụng phương pháp chỉ số (một công cụ hữu hiệu của thống kê trong phân tích tình hình kinh tế - xã hội). a. Phương pháp chỉ số: Chỉ số là số tương đối (đơn vị là lần, % ) biểu hiện quan hệ so sánh 2 mức độ của hiện tượng. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp chỉ số là những hiện tượng phức tạp, gồm các phần tử, đơn vị có đặc điểm tính chất khác nhau mà người ta không thể cộng trực tiếp để so sánh. Đặc điểm: - Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng phải chuyển các đơn vị, phần tử, hiên tượng cá biệt có tính chất, đặc điểm khác nhau thành một dạng đồng nhất có thể cộng trực tiếp chúng lại. - Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác thì không đổi (gọi là quyền số) nhằm loại trừ ảnh hưởng biến động của các nhân tố này tới kết quả so sánh. Khi ta nghiên cứu sự biến động của nhân tố số lượng, người ta thường cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc. Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ gốc. Còn khi nghiên cứu sự biến động của nhân tố chất lượng thì người ta cố định nhân tố chất lượng ở kỳ báo cáo. Chỉ số có nhiều tác dụng khác nhau tuỳ theo từng loại. Chỉ số được dùng để phản ánh sự biến động của phần tử qua thời gian gọi là chỉ số thời gian; Chỉ số phản ánh sự biến động của phần tử qua không gian gọi là chỉ số không gian; Chỉ số phản ánh nhiệm vụ kế hoạch gọi là chỉ số kế hoạch. Ngoài ra chỉ số còn được dùng để phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của toàn bộ hiện tượng. Phân loại: Để phân loại người ta chỉ số, người ta thường căn cứ vào phạm vi tính hoặc tính chất của chỉ tiêu mà chỉ số phản ánh. Căn cứ vào phạm vi: Chỉ số đơn (chỉ số các thể): nêu lên sự biến động của từng đơn vị cá biệt. - Đối với chỉ tiêu giá cả : - Đối với chỉ tiêu sản lượng hàng hoá tiêu thụ Trong đó: p0 và p1 là giá cả một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu . q0 và q1 : sản lượng một loại hàng hoá nào đó ở kỳ gốc và kỳ nghiên cứu. Chỉ số tổng hợp (chỉ số chung): là chỉ số phản ánh sự biến động của hiện tượng phức tạp gồm nhiều đơn vị hoặc phần tử khác nhau. - Chỉ số phát triển: + Chỉ số phát triển về giá cả: Trong đó: Ip: Chỉ số chung về giá cả p1,p0: giá cả mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc q: lượng hàng hoá tiêu thụ của mỗi mặt hàng được cố định ở một kỳ nào đó đóng vai trò quyền số . Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc, ta có chỉ số chung về giá cả: Nếu chọn quyền số ở kỳ báo cáo ta có chỉ số chung về giá: Nếu sự sai lệch giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì dùng chỉ số Fisher: + Chỉ số phát triển về lượng hàng hoá tiêu thụ: Trong đó: Iq : chỉ số chung về kượng hàng hoá tiêu thụ q1 , q0 : lượng hàng hoá tiêu thụ mỗi mặt hàng kỳ nghiên cứu và kỳ gốc p: giá bán mỗimặt hàng được cố định ở kỳ nào đó được chọn làm quyền số. Nếu chọn quyền số ở kỳ gốc, ta có lượng hàng hoá chung về lượng hàng hoá tiêu thụ : Nếu chọn quyền số ở kỳ nghiên cứu, ta có chỉ số chung về lượng hàng hoá tiêu thụ: Nếu sự sai biệt giữa hai chỉ số trên là đáng kể thì ta sử dụng chỉ số Fisher: - Chỉ số không gian: + Chỉ số không gian với chỉ tiêu giá cả : Trong đó: pA : Giá bán lẻ của địa phương A pB : Giá bán lẻ của địa phượng B qA : lượng hàng hoá đã tiêu thu ở địa phương A qB : lượng hàng hoá đã tiêu thu ở địa phương B + Chỉ số không gian về sản lượng : Trong đó : qA ,qB : Sản lượng từng loại của địa phương A và B p : Giá cố định hoặc giá bình quân của hai địa phương A và B Căn cứ vào tính chất của các chỉ tiêu: Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: phản ánh sự biến động của chỉ tiêu chất lượng. Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: phản ánh sự biến động của một chỉ tiêu khối lượng nào đó. Việc phân chia này được áp dụng đối với một số chỉ tiêu thông thường trong từng mối quan hệ cụ thể. Hệ thống chỉ số: Hệ thống chỉ số là một đẳng thức liên hệ giữa các chỉ số phản ánh mối quan hệ giữa các chỉ tiêu mà ta nghiên cứu. Phân loại hệ thống chỉ số: - Hệ thống chỉ số của các số kế hoạch: biểu hiện mối liên hệ giữa các chỉ số kế hoạch với chỉ số phát triển, được dùng để phân tích trình độ hoàn thành kế hoạch của một doanh nghiệp, của một vùng lãnh thổ. Chỉ số phát triển = Chỉ số hoàn thành kế hoạch x Chỉ số kế hoạch Với k là mức kế hoạch - Hệ thống chỉ số phát triển với quyền số bất biến: Tích các chỉ số liên hoàn bằng chỉ số định gốc - Hệ thống chỉ số của các chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau Hệ thống chỉ số tổng hợp bao gồm các chỉ số nhân tố (hay còn gọi là chỉ số bộ phận) và chỉ số toàn bộ. Mỗi chỉ số nhân tố nêu lên sự biến động của một nhân tố cấu thành hiện tượng và ảnh hưởng của biến động này đối với biến động của cả hiện tượng. Chỉ số toàn bộ nêu lên sự biến động của toàn bộ hiện tượng. Tác dụng của hệ thống chỉ số : Phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động, xác định vai trò ảnh hưởng biến động của mỗi nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng gồm nhiều nhân tố, tìm ra nguyên nhân chủ yếu. Trong nhiều trường hợp, thông qua hệ thống chỉ số có thể tính toán các chỉ số chưa biết khi biết các chỉ số khác trong hệ thống. b. Vận dụng phương pháp chỉ số phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu b1. Phân tích các nhân tố bản thân doanh thu: Các nhân tố ảnh hưởng: - Doanh thu bình quân một ngày khách (t)= Tổng doanh thu / Tổng số ngày khách - Số ngày lưu trú bình quân một khách(n) = Số ngày khách / số khách - Số khách trong kỳ(k) : Tổng số lượt khách đến và tiêu dùng sản phẩm trong kỳ nghiên cứu. Ta có mối liên hệ: D = T.N.K Từ mối liên hệ này ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số gồm 3 nhân tố như sau: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: D1- D0 = (t1-t0)n1k1 + (n1-n0)t0k1 + (k1-k0)t0n0 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu bình quân bằng hệ thống chỉ số cấu thành khả biến, cố định và kết cấu: - Khi nghiên cứu biến động doanh thu bình quân một khách: : Doanh thu bình quân chung một khách kỳ gốc và kỳ nghiên cứu x1, x0 : Doanh thu bình quân một khách của từng loại khách kỳ gốc và kỳ nghiên cứu f1, f0 : Số khách của từng loại khách kỳ gốc và kỳ nghiên cứu - Khi nghiên cứu biến động doanh thu bình quân một ngày khách : Doanh thu bình quân chung một ngày khách kỳ gốc và kỳ nghiên cứu x1, x0 : Doanh thu bình quân một ngày khách của từng loại khách kỳ gốc và kỳ nghiên cứu f1, f0 : Số ngày khách của từng loại khách - Khi nghiên cứu biến động số ngàylưu trú bình quân của từng loại khách : Số ngày lưu trú bình quân chung một khách x1, x0 : Số ngày lưu trú bình quân một khách của từng loại khách f1, f0 : Số khách của từng loại khách b2. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố đến từng bộ phận của doanh thu: Phân tích doanh thu dịch vụ buồng: Kinh doanh cho thuê buồng là sản phẩm kinh doanh chính của khách sạn. Doanh thu buồng được xác định thông qua công suất sử dụng buồng và giá của các loại buồng mà khách sạn có. - Các nhân tố ảnh hưởng: Doanh thu khách sạn Doanh thu bình quân một ngày buồng (a) = Tổng số ngày buồng trong kỳ Số ngày buồng trong kỳ Số ngày buồng bình quân một khách (b) = SỐ KHÁCH Số khách (c) Phương trình liên hệ: D = a.b.c Hệ thống chỉ số phân tích 3 nhân tố được xây dựng thông mối liên hệ về doanh thu buồng: - Phân tích biến động của chỉ tiêu doanh thu thông qua chỉ tiêu doanh thu bình quân một ngày buồng (đơn giá bình quân một ngày buồng) Ký hiệu: p: Đơn giá , giá thuê một ngày buồng cho từng loại buồng q: Số ngày buồng mà khách thuê theo từng loại buồng : Đơn giá bình quân một ngày buồng Phương trình liên hệ: Thông qua phương trình ta có hệ thống chỉ số biểu diễn sự biến động doanh thu bình quân một ngày buồng: Mặt khác thông qua giá bình quân một ngày buồng ta có thể biểu diễn mỗi quan hệ giữa (doanh thu kinh doanh dịch vụ buồng) và : Hệ thống chỉ số: Lượng tăng giảm tuỵệt đối: Hoặc được biểu diễn thông qua hệ thống chỉ số gồm 3 nhân tố: Trong đó: : giá bình quân mọt ngày buồng kỳ nghiên cứu tính theo giá kỳ gốc. Phân tích doanh thu ăn uống: Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu được đối với khách du lịch, do đó hoạt động kinh doanh dịchvụ ăn uống cũng là hoạt động quan trọng của công ty du lịch. Dịch vụ ăn uống bao gồm ăn theo bữa, ăn theo món, giải khát ... Các nhân tố ảnh hưởng: - Doanh thu bình quân một bữa của khách - Số bữa bình quân một khách - Số khách Hệ thống chỉ số đựoc biểu diễn thông qua phương trình liên hệ: D = D.thu bình quân một bữa khách x Số bữa bình quân một khách xSố khách b3. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố về sử dụng lao động: Các nhân tố chính về lao động ảnh hưởng đến doanh thu là - Năng suất lao động - Số lượng lao động Mối quan hệ giữa doanh thu và các nhân tố đó được biểu hiện bằng công thức sau: Trong đó: D: Doanh thu khách sạn trong kỳ nghiên cứu (tháng, quý, năm) W : Năng suất lao động bình quân của một lao động doanh thu du lịch T: Số lao động của khách sạn trong kỳ nghiên cứu tương ứng . áp dụng phương pháp chỉ số để phân tích ảnh hưởng của sự biến động năng suất lao động và tổng số lao động đến tổng doanh thu du lịch. Ta có mô hình sau: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối Ta có hệ thống chỉ số tổng hợp b4. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố về việc sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật Ngoài một số nhân tố trên thì doanh thu còn phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng TSCĐ và khối lượng TSCĐ của khách sạn được đem vào sử dụng hiệu quả. Mối liên hệ biểu hiện thông qua phương trình: Trong đó: D: Doanh thu trong năm F: Giá trị bình quân năm của TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh du lịch HF: Hiệu suất sử dụng TSCĐ Ta có hệ thống chỉ số : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn : b5. Phân tích ảnh hưởng các nhân tố về tiền lương: Tiền lương là một nhân tố đóng vai trò ảnh hưởng tới doanh thu. Dựa trên cơ sở phương pháp chỉ số ta có mô hình sau: D = C.L Trong đó: L: Tổng quỹ lương C: Chi phí tiền lương cho một đơn vị doanh thu D: Doanh thu trong kỳ nghiên cứu . Hệ thống chỉ số : Lượng tăng giảm tuyệt đối : D1- D0 =( C1-C0 )L1 + ( L1-L0 )C0 b6. Phân tích nhân tố vốn: Các nhân tố ảnh hưởng xét theo giác độ vốn kinh doanh: - Vốn lưu động bình quân trong kỳ(V) - Số lần chu chuyển vốn trong kỳ(L) Mối liên hệ giữa doanh thu và vốn được thể hiện thông qua công thức: D = L.V Thông qua mối liên hệ ta xây dựng hệ thống chỉ số gồm hai nhân tố phân tích sự ảnh hưởng của vốn tới doanh thu: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: 3. Phân tích mối liên hệ tương quan: Trong phân tích doanh thu người ta thường xem xét đến mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo. Quảng cáo du lịch là phương pháp giớí thiệu ý đồ về dịch vụ và hàng hoá, truyền bá những thông tin về các đặc tính của dịch vụ và hàng hoá bằng các phương tiện thông tin đại chúng và một phần giao tiếp cá nhân. Mục dích của quảng cáo hướng vào số đông nhóm khách hàng tiềm năng nhằm thu hút và kích thích tiêu dùng của lượng khách này, thông qua đó để phát triển kinh doanh làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn Các loại quảng cáo: - Quảng cáo có tính chất mở đường: xây dựng nghiên cứu ban đầu thường nhấn mạnh vào tâm lý và độ nhận thức của khách hàng. - Quảng cáo có tính chất cạnh tranh: Phát triển nghiên cứu có tính chọn lọc dưới giác độ sản phẩm hàng hoá dịch vụ đa dạng theo đối tượng khách, tâm lý thu nhập... - Quảng cáo nhắc nhở: giữ gìn tên sản phẩm, lưu giữ hình ảnh về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ trước công chúng, gây ấn tượng chất lượng. Để phản ánh mối quan hệ giữa hoạt động quảng cáo và doanh thu qua thời gian thống kê thường sử dụng phương pháp hồi quy tương quan. Phương pháp hồi quy tương quan: Hồi quy tương quan là phương pháp toán học được vận dụng trong thống kê để biểu hiện và phân tích mối liên hệ tương quan giữa các hiện tượng. Các mối liên hệ tương quan là các mối liên hệ không hoàn toàn chặt chẽ giữa các hiện tượng, tức là khi hiện tượng này biến đổi thì có thể làm cho hiện tượng có liên quan biến đổi nhưng không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định sự biến đổi đó, không biểu hiện rõ trên từng đơn vị cá biệt mà trải qua quan sát số lớn các đơn vị. Phương pháp hồi quy được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ sau: - Xác định tính chất và hình thức mối liên hệ: Cụ thể phải xác định phương trình hồi quy biểu hiện mối liên hệ dưới dạng hàm số. - Đánh giá trình độ chặt chẽ mối liên hệ tương quan tức là nghiên cứu xem mối liên hệ các hiện tượng chặt chẽ hay lỏng lẻo. Phương pháp hồi quy tương quan được vận dung trong nghiên cứu mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo. Trong đó doanh thu đóng vai trò tiêu thức kết quả, chi phí quảng cáo đóng vai trò tiêu thức nguyên nhân. mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí quảng cáo có thể ở dạng đường tuyến tính hoặc đường phi tuyến tuỳ theo đặc điểm của chúng. Một số dạng phương trình hồi quy thường gặp trong nghiên cứu liên hệ tương quan giữa doanh thu và chi phí quảng cáo: Với: x: Chi phí quảng cáo y: Doanh thu Ta có các hàm biểu hiện mối liên hệ Liên hệ tương quan tuyến tính: Phương trình : a: Tham số tự do nói lên ảnh hưởng nhân tố khác (ngoài x) b: Hệ số hồi quy nói lên ảnh hưởng của nhân tố x đối với y a,b được tính theo phương pháp “bình phương nhỏ nhất” Để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ ta sử dụng hệ số tương quan (r) là một số tương đối (đơn vị lần): - Tính chất của hệ số tương quan: + Hệ số tương quan lấy giá trị trong khoảng + xvà y có liên hệ hàm số + r = 0 x và y không có liên hệ tuyến tính + r càng gần 1(hoặc -1): mối liên hệ tưong quan càng chặt chẽ + r mang dấu (+) x,y có liên hệ tuyến tính thuận và ngược lại Liên hệ tương quan phi tuyến: là mối liên hệ biểu diễn bằng các đường cong khác nhau. - Phương trình Parabol: Phương trình sử dụng khi các trị số của chi phí quảng cáo tăng lên thì các trị số tiêu thức doanh thu tăng (giảm) việc tăng (giảm) đạt đến trị số cực đại (hoặc cực tiểu) sau đó giảm (hoặc tăng) - Phương trình hàm mũ: Phương trình sử dụng trong trường hợp cùng với sự tăng lên của chi phí quảng cáo thì trị số của doanh thu thay đổi theo cấp số nhân. Có nghĩa là tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau. Để đánh giá trình độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan người ta tính tỷ số tương quan (): Trong đó: : Phương sai chung (phản ánh sự biến thiên củadoanh thu do ảnh hưởng của tất cả các nguyên nhân) : Phương sai phản ánh sự bién thiên của doanh thu do ảnh hưởng của chi phí quảng cáo : Phương sai phản ánh sự biến thiên của doanh thu do ảnh hưởng của tất cả các nhân tố khác ngoài chi phí quảng cáo. - Tính chất của tỷ số tương quan: +Tỷ số tương quan nằm trong khoảng +: không có liên hệ tương quan + : x,y liên hệ hàm số chặt chẽ + càng gần 1, liên hệ tương quan giữa xvà y ngày càng chặt chẽ. 4. Phương pháp thống kê dự đoán doanh thu du lịch: Trong hoạt động sôi động của nền kinh tế toàn cầu, trào lưu hợp tác quốc tế diễn ra mạnh mẽ, xu hướng toàn cầu hoá ngày càng phát triển ở mức độ cao, ngành du lịch đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới trong việc thu hút nguồn khách quốc tế. Việc dự đoán tình hình gặp nhiều khó khăn đặc biệt trong dự đoán doanh thu du lịch luôn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, nhiều biến cố phát sinh. Vì vậy để dự đoán tốt nhu cầu thị trường phải xây dựng được kế hoạch, một phương pháp khoa học. Ngày nay, người ta sử dụng một số phương pháp để dự đoán doanh thu: 4.1 Phương pháp dự đoán dựa vào mô hình dãy số thời gian Dự đoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc ra quyết định trong khaỏng thời gian dài lẫn trong khoảng thời gian ngắn, nó được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên người ta thường sử dụng phương pháp dự báo ngắn hạn, nó giúp chúng ta có cơ sở để lập kế hoạch ngắn hạn, cung cấp những thông tin để từ đó có thể điều chỉnh và ra các quyết địng đúng đắn. Trong khảng thời gian tương đối ngắn, các nhân tố ít có sự thay đổi do đó người ta thường sử dụng phương pháp dãy số thời gian trong dự báo thống kê ngắn hạn. Phương pháp tiến hành trên cơ sở giả định tồn tại tính nhất quán trong sự phát triển của hiện tượng, tiến hành áp dụng các phương pháp ngoại suy (xu thế, mối liên hệ) để xây dựng các mô hình dự đoán. Phương pháp ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân Phương pháp áp dụng khi các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ nhau. Ta có mô hình : Trong đó : yn+L : trị số dự đoán tại thời gian n+L n : số quan sát L : tầm xa dự đoán yn : Mức độ dùng làm gốc để ngoại suy : Lượng tăng ( giảm ) tuyệt đối bình quân Với : Mức độ được chọn làm gốc để ngoại suy có thể chọn mức độ cuối cùng trong thời kỳ quan sát. Tuy nhiên, trị số dự đoán thường bị ảnh hưởng bởi vị trí của nó so với đường xu thế, làm cho dự đoán có sai số hệ thống. Vì vậy, người ta thường chịnh yn là số trung bình của một thời kỳ sau cùng trong thời kỳ quan sát để nhằm cho kết quả dự đoán chính xác hơn. Phương pháp dự đoán bằng tốc độ phát triển bình quân: Phương pháp áp dụng khi các tốc độ liên hoàn xấp xỉ nhau Mô hình dự đoán: Trong đó: t: Tốc độ phát triển bình quân L : tầm xa của dự đoán yn : Mức độ được dùng làm gốc để ngoại suy. Tương tự như phương pháp ngoại suy bằng lượng tăng (giảm) tuyệt đối bình quân, khi chọn yn người ta thường chọn số trung bình của một vài thời kỳ sau cùng trong thời kỳ quan sát. Phương pháp ngoại suy xu thế: Nội dung cơ bản của phương pháp này là căn cứ vào toàn bộ các thông tin có trong dãy số thời kỳ quan sát để thành lập một hàm xu thế, trên cơ sở đó ngoại suy một vài thời kỳ trong tương lai. Phương pháp được áp dụng trong trường hợp đòi hỏi mức độ chính xác của kết quả dự đoán doanh thu trong thời kỳ mới dựa trên cơ sở của những thời kỳ đã qua. Khi áp dụng ngoại suy xu thế cần chú 2 trường hợp sau: - Trường hợp 1: Khi đối tượng dự đoán phát triển trong thời kỳ quan sát chịu sự tác dộng của 2 nhóm nhân tố là các nhân tố tác động mạnh, thường xuyên và nhóm các nhân tố ngẫu nhiên. Khi đó mỗi mức độ của dãy số có thể tách ra làm hai phần thực hiện theo các bước: Mô hình dự đoán: Sai số dự đoán: Trong đó: Sp : Sai số dự đoán n :Số các mức độ trong dãy số L : Tầm xa của dự đoán Se: Sai số chuẩn của mô hình miêu tả tính theo công thức : Với p là tham số của mô hình Khoảng dự đoán Trong đó: t : là giá trị theo bảng tiêu chuẩn T-student với n-2 bậc tự do và xác suất tin cậy (1- ) - Trường hợp 2: Khi đối tượng dự đoán biến động do ảnh hưởng của nhiều nhân tố, ngoài 2 nhóm nhân tố trên còn chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố khác mang tính chất chu kỳ (hay có tính thời vụ). Doanh thu khách sạn ngoài chịu các ảnh hưởng của yếu tố ngẫu nhiên còn chịu ảnh hưởng mạnh của tính chất thời vụ du lịch. Mô hình: 4.2 Phương pháp bảng Buys - Ballot (BB) Ngoài các phương pháp dự đoán đã nêu còn ở trên, thống kê còn sử dụng một phương pháp tương đối quan trọng để nghiên cứu xu hướng phát triển trong tương lai. Nội dung của phương pháp này là xác định mô hình biểu diễn xu hướng biến động của hiện tượng trong tương lai có kết hợp cả hai thành phần là xu thế và thời vụ. Phương pháp đòi hỏi số liệu tương đối đầy đủ và tính toán tương đối phức tạp Mô hình dạng cộng như sau: Y= a + bt + cJ Trong đó : a: tham số tự do b: hệ số hồi quy cJ: thành phần thời vụ Bảng Buys-Ballot Tháng j Năm i 1 ... J ... M i.Ti 1 T1 1.T1 ... I Ti i.Ti ... N Tn n.Tn Cj c1 cJ cm Trong đó : T: mức độ thời gian yiJ : trị số của chỉ tiêu tháng j năm i m : số tháng trong năm n: : số năm nghiên cứu Từ số liệu của bảng trên, ta tính được giá trị các thamn số của phương trình theo các công thức sau: Từ phương trình trên với các tham số đã tính được theo bảng, ta có thể dự đoán được doanh thu du lịch của các tháng trong năm tiếp theo với t là mức độ thời gian tính từ nam đầu tiên ta nghiên cứu. 4.3 Phương pháp dự đoán chuyên gia: Dự đoán chuyên gia là những dự đoán được dựa trên cơ sở tổng hợp và xử lý các ý kiến của chuyên gia hoặc tập thể chuyên gia, trên cơ sở thông tin vốn có của họ kinh nghiệm, cảm giác của họ. Phương pháp chuyên gia có những ưu thế hơn hẳn khi dự đoán những hiện tượng hoặc quá trình có tầm bao quát rộng, cấu trúc nội dung phức tạp, nhiều chỉ tiêu nhân tố chi phối làm xu hướng vận động cũng như hình thức biểu hiện đa dạng, khó tiếp cận bằng con đường trực tiếp để đo đạc, tính toán thông qua công cụ chính xác. Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở xử lý có hệ thống các đánh giá dự báo thu được trong quá trình hỏi ý kiến cá nhân, tập thể hoặc các nhà chuyên môn. Cũng từ đây cái khó để áp dụng phương pháp chuyên gia là làm thế nào để chọn được các chuyên gia có những hiểu biết nhất định đến đối tượng dự đoán và khách quan. Phương pháp chuyên gia có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để tiến hành dự đoán như phỏng vấn, hội đồng, chương trình, tương tác thay đổi. Trong đó phương pháp Delphi là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất và được sử dụng phổ biến nhất. Trong phương pháp này, quá trình trưng cầu diễn ra nhiều vòng, sau mỗi vòng các ý kiến đánh giá đều được tổng hợp và xử lý. Người chủ trì sẽ thông báo lại cho các chuyên gia về kêt quả từng vòng gồm giá trị của ước lượng chung, độ tản mạn của các đánh giá và ý kiến sai lệch nhất. Trong vòng trưng cầu tiếp theo, các chuyên gia nghiên cứu, hiệu chỉnh lại đánh giá của mình. Những văn bản này được thông báo lại cho tập thể chuyên gia kèm theo các thông tin hỗ trợ khác nhằm giúp các chuyên gia hiệu chỉnh ước lượng một cách khách quan, khoa học. Quá trình cứ tiếp diễn cho đến khi tìm ra câu trả lời chung có độ hội tu cao nhất. Phương pháp dự đoán chuyên gia là phương pháp hữu hiệu nhất và đôi khi là phương pháp duy nhất đọc sử dụng trong các trường hợp thông tin thiếu xác thực, thông tin ít được lượng hoá, đối với đối tượng phức tạp với độ chính xác không cao của môi trường hoạt động của nó, khi các phương pháp dự đoán khác không áp dụng được. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để dự đoán các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng biến động của doanh thu đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên gia hiểu biết sâu sắc về các vấn đề có liên quan đến doanh thu và lượng thông tin đầy đủ chính xác (một yêu cầu quan trọng đối với hầu hết các phương pháp nhưng trên thực tế lại không có được). Vì vây khi dự báo cần thực hiện đồng thời, kết hợp nhiều phương pháp thống kê để thu được kết quả toàn diện, tổng hợp, chính xác nhất. CHƯƠNG III VẬN DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH. I.NGUỒN THÔNG TIN SỐ LIỆU PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH: Để sử dụng các phương pháp nghiên cứu doanh thu tại khách sạn Hoà Bình ta cần phải có một lượng thông tin tương đối đầy đủ và toàn diện. Các số liệu về doanh thu cần có phải được tập hợp một cách chi tiết về tổng doanh thu và các loại doanh thu khác tập hợp theo mọi mặt kết cấu mà khách sạn có được. Ngoài ra số liệu về doanh thu được tập hợp theo số liệu của các năm đồng thời cần chi tiết thêm đối với các số liệu theo các tháng, quí của từng năm để thực hiện phân tích và dự đoán. Nhưng trên thực tế hiện nay các số liệu thống kê thường không đầy đủ, chi tiết, nếu không nói là quá sơ sài, thiếu tính so sánh về không gian và thời gian. Đó là do công tác thu thập thông tin của khách sạn còn yếu kém, công tác thống kê chưa được thực hiện tốt. Với nguồn số liệu như vậy, việc phân tích và dự đoán thống kê doanh thu gặp rất nhiều khó khăn, kết quả của nó không triệt để, các chỉ tiêu đánh giá chỉ dừng lại ở mức khái quát, thiếu chi tiết. Việc đánh giá, phân tích, dự đoán doanh thu du lịch chỉ dừng lại ở mức độ báo cáo phân tích tình hình là chủ yếu, đôi khi mang tính chất mô tả, chưa phân tích sâu sắc chi tiết. Đặc biệt khi phân tích tính thời vụ hay dự đoán doanh thu du lịch dựa vào phương pháp bảng B.B, để kết quả đạt được có chất lượng cao thường cần số liệu ít nhất là 10 năm, thậm chí là số liệu của 12 tháng của 10 năm này. Nhưng ở đây chỉ có kết quả một vài năm,và các quí trong các năm này do đó kết quả đạt được còn nhiều hạn chế. Mặt khác do thực trạng của quá trình hoạt động kinh doanh khách sạn, tổng doanh thu tại khách sạn Hoà Bình được phân theo kết cấu như sau: - Doanh thu về khách - Doanh thu cho thuê văn phòng - Doanh thu khác Xét trong một thời gian ngắn thì sự biến động của doanh thu cho thuê văn phòng và doanh thu khác là rất ít, tỷ trong hai loại doanh thu này trong kết cấu tổng doanh thu nhỏ do đó sự ảnh hưởng của nó tới sự biến động của doanh thu là nhỏ. Trong khi đó tại khách sạn Hoà Bình doanh thu khách thường chiếm tỷ lệ cao khoảng trên 80% trong tổng doanh thu của khách sạn đồng thời thường xuyên biến động mạnh qua các năm do vậy có thể thấy rằng sự biến động của doanh thu khách sẽ là nhân tố chính tác động mạnh nhất tới sự biến động của tổng doanh thu. Các số liệu thu thập được bao gồm: - Doanh thu khách của khách sạn theo năm từ 1996 – 2000 và doanh thu khách của khách sạn theo từng quí từ năm 1996 –2000. - Số khách, số ngày khách từ năm 1996 –2000 - Số lao động trong khách sạn từ năm 1996 –2000 Dựa trên thực trạng về số liệu doanh thu, kết hợp với những lý luận đã trình bày ở phần 2, luận văn chỉ áp dụng một số phương pháp phân tích về doanh thu như dãy số thời gian, chỉ số và một số phương pháp dự đoán như dựa vào hàm xu thế, chỉ số thời vụ. Chương 3 tập trung nghiên cứu phân tích doanh thu khách tại khách sạn Hoà Bình với nội dung cụ thể bao gồm: 1.Phân tích biến động tổng doanh thu khách và kết cấu qua thời gian 2.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu khách 3.Nghiên cứu xu hướng biến động của doanh thu khách 4.Dự đoán doanh thu năm 2001và các quí trong năm. II. VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG DOANH THU KHÁCH TẠI KHÁCH SẠN HOÀ BÌNH. 1. Phân tích biến động doanh thu khách Chỉ tiêu cơ bản để xác định kết quả hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu. Dựa trên kết quả doanh thu trong từng thời kỳ nghiên cứu để lập cơ sở cho việc lên các kế hoạch hoạt động trong thời gian tới. Khách sạn Hoà Bình trong những năm vừa qua đã có nhiều sự cải tiến về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, lao động, chiến lược kinh doanh... nhằm làm tăng doanh thu khách, đưa hoạt động khách sạn đi vào ổn định. Bảng 5: Tình hình biến động tổng doanh thu khách của khách sạn qua các năm được thể hiện trong bảng sau: Năm Doanh thu khách (triệu đồng ) Lượng tăng (giảm) tuyệt đối hằng năm (triệu đồng) Tốc độ phát triển liên hoàn (lần) 1996 11104 - - 1997 10070 - 1034 0,906 1998 9259 - 1311 0,919 1999 10373 1114 1,12 2000 11419 1046 1.10 Tổng 52225 Các chỉ tiêu bình quân của dãy số: - Chỉ tiêu doanh thu bình quân: (triệu đồng) - Chỉ tiêu lượng tăng giảm bình quân: (triệu đồng ) - Chỉ tiêu tốc độ phát triển bình quân: hay 100,7% Qua phân tích ta thấy doanh thu về khách bình quân hằng năm đạt 10445 (triệu đồng) giảm so với giai đoạn trước đồng thời do tình hình doanh thu biến động qua các năm là rất lớn làm cho lượng tăng giảm bình quân hằng năm không cao trung bình một năm tăng 78,75 (triệu đồng) và tốc độ phát triển trung bình một năm là 100,7%. Năm 1997, 1998 doanh thu của khách sạn giảm đáng kể so với những năm trước, lượng tăng giảm tuyệt đối giảm hàng năm khoảng 1 tỷ đồng và tốc độ phát triển chỉ đạt khoảng 91%. Nguyên nhân do sự cạnh tranh trên thị trường và đặc biệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ làm lượng khách đến với khách sạn giảm đi dẫn đến doanh thu giảm mạnh, làm cho các chỉ tiêu bình quan đạt không cao. Tuy nhiên nhờ nắm bắt được tình hình khách sạn có sự đầu tư và cải tiến kịp thời cả về cơ sở vật chất và chiến lược kinh doanh nên đã chống đỡ được những khó khăn của thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với những khách sạn khác đặc biệt là những khách sạn 3 sao vừa được xây dựng và cải tạo trên địa bàn Hà nôị. Do vậy doanh thu tuy có giảm so với giai đoạn trước nhưng nó đang dần có xu hướng hồi phục và tăng trưởng ổn định, cụ thể năm 1999, 2000 doanh thu khách sạn tăng trưởng đều đặn hằng năm với tốc độ phát triển là khoảng 111% với lượng tăng hằng năm là trên 1 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu đáng mừng tạo đà phát triển mạnh trong những năm tiếp theo, do đó cần phải xây dựng những chiến lược kinh doanh hợp lý để có thể phát huy hết khả năng của khách sạn và đáp ứng tốt hơn những nhu cầu trong tương lai. 2. Phân tích kết cấu doanh thu khách tại khách sạn Hoà Bình Doanh thu của khách sạn được xem xét trên rất nhiều khía cạnh, mỗi mặt hoạt động cho ta một kết quả doanh thu khác nhau để hình thành nên tổng thể doanh thu trong năm. Đối với khách sạn Hoà Bình tổng doanh thu khách được phân theo một số dạng kết cấu chủ yếu sau đây: Phân theo loại hình hoạt động, dịch vụ mà khách sạn kinh doanh Phân tích: - Trong các loại hình dịch vụ thì doanh thu về buồng chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó đến doanh thu ăn uống và cuối cùng là các loại doanh thu dịch vụ bổ sung. - Doanh thu buồng có xu hướng giảm cả về số tuyệt đối và về mặt tỷ trọng theo các năm (năm 2000 chỉ đạt 5254,34 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 41,6% trong khi năm 1996 doanh thu buồng đạt tới 7714,3(triệu đồng) chiếm tỷ trọng 62%). Nguyên nhân của việc giảm doanh thu buồng là do trên thị trường hiện nay có sự khủng hoảng thừa về buồng làm cho công suất buồng của khách sạn không tăng cao so với những năm trước, đồng thời do sự cạnh tranh gay gắt giá buồng có xu hướng ngày càng giảm (gía buồng năm 2000 giảm hơn so với năm 96 khoảng 50%). - Giá ăn uống và cơ cấu tiêu dùng thay đổi theo hướng tích cự đối với khách sạn. Dịch vụ ăn uống phát triển hơn và ngày càng được mở rộng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của khách làm cho doanh thu ăn uống có xu hướng tăng lên cao hơn so với những năm trước (doanh thu ăn uống năm 2000 đạt 4908,38 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 40,2% trong khi năm 1996 chỉ đạt 2479,25 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng 16% trong tổng doanh thu). - Doanh thu bán hàng hoá chiếm tỷ lệ thấp do hiện nay ở khách sạn dịch vụ này không được khuyến khích phát triển, có quá ít các sản phẩm đặc sắc có thể cuốn hút khách nước ngoài. Do đó cần phải chú ý phát triển những sản phẩm mang nét đặc trưng của người Hà nội nhằm phục vụ mong muốn của khách du lịch và tăng khả năng hoạt động du lịch. - Công suất hoạt động của các dịch vụ bổ sung khác của khách sạn chưa đạt được như mong muốn và không có sự biến động lớn qua các năm. Kết cấu phân theo loại khách Khách đến khách sạn Hoà Bình thuộc nhiều nước khác nhau từ khắp nơi trên thế giới: Nhật, Pháp, Anh, Mỹ, Việt nam..., mỗi loại khách có số lượng và xu hướng tiêu dùng khác nhau do đó doanh thu theo các khách là rất khác nhau gây ảnh hưởng khác nhau tới tổng doanh thu khách. Trên cơ sở số liệu thu thập tại khách sạn để có thể khái quát người ta chia ra làm hai loại chính: khách quốc tế và khách trong nước. Phân tích doanh thu theo hai loại khách phản ánh tình hình biến động doanh thu của khách và xác định vai trò của từng loại khách trong tổng doanh thu. Phân tích: Nhìn chung doanh thu khách quốc tế và khách trong nước có xu hướng tăng lên theo các năm nhưng xét về mặt tỷ trọng doanh thu khách quốc tế giảm còn doanh thu khách trong nước có xu hướng tăng dần. Cụ thể: - Năm 1996 về trước thị trường du lịch Việt nam phát triển khá mạnh, khách quốc tế đến với Việt nam với số lượng lớn, khách sạn có doanh thu khách quốc tế cao chiếm tỷ trọng khoảng 96%. Đây cũng là thời điểm khách sạn đã được với nhiều sự cải tiến về cơ sở vật chất và dịch vụ nên đã thu hút được nhiều lượng khách đến từ các nước, giá thành, chi phí cho các mặt hoạt động tương đối cao làm doanh thu từ khách quốc tế tăng lên. Khách quốc tế đóng vai trò rất quan trọng và là thị trường chính của khách sạn, khách trong nước chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số khách cũng như tổng doanh thu khách sạn khoảng 4%, khả năng chi tiêu và cơ cấu tiêu dùng đối với các loại dịch vụ thấp. - Năm 1997, 1998: Doanh thu khách quốc tế và tổng doanh thu giảm xuống rõ rệt tuy nhiên doanh thu quốc tế vẫn chiếm tỷ trọng khá cao 95%. Nguyên nhân chủ yếu là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra ở Châu á vào thời điểm năm 1997 gây ảnh hưởng mạnh và trực tiếp vào thị trường du lịch vào năm 1998. Nền kinh tế các nước Châu á vào thời điểm này bị đẩy lùi so với các năm trước đây, lượng khách du lịch quốc tế đến với Việt nam giảm đặc biệt trong đó là lượng khách đến từ Châu á. Đây là một thiệt thòi, một khó khăn lớn đối với khách sạn bởi vì trong tổng số khách đến với khách sạn thì lượng khách Châu á là lượng khách chiếm tỷ trọng cao nhất. Vào thời điểm này khách sạn phải đương đầu với rất nhiều thách thức do mới được nâng cấp cải tiến, các loại hình dịch vụ chưa đi vào hoạt động ổn định, chi phí và giá cả tương đối cao nhưng công suất hoạt động rất thấp, cơ cấu tiêu dùng của khách rất ít với các dịch vụ. Mặt khác do ảnh hưởng thì lượng khách Việt nam đến khách sạn vẫn chỉ chiếm tỷ nhỏ đồng thời chi tiêu của khách còn hạn chế rất nhiều làm doanh thu của khách trong nước cũng giảm đi so với năm trước, tỷ trọng trong tổng doanh thu khách khoảng 4,6% tuy nhiên có thể thấy xét về mặt kết cấu doanh thu khách trong nước lại có xu hướng tăng lên so với năm trước. Năm 1999, 2000: Nền kinh tế đi vào ổn định, thị trường du lịch được phục hồi và có khả năng phát triển mạnh mẽ đặc biệt. Đây là cơ hội để khách sạn bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển sau cuộc khủng hoảng vừa qua. Bằng các chính sách biện pháp thích hợp khách sạn đã thu hút một lượng lớn khách đến với khách sạn (bao gồm cả khách trong nước và khách quốc tế) đẩy mạnh doanh thu so với năm 1998. Về mặt tuyệt đối doanh thu tăng lên khá nhiều so với năm trước ở cả hai thị trường trong nước và quốc tế. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy công suất hoạt động của các loại hình dịch vụ khách sạn đã được nâng lên. Xét về mặt tương đối doanh thu từ khách quốc tế giảm và doanh thu khách trong nước tăng. Nguyên nhân có thể thấy do điều kiện kinh tế ngày càng được cải thiện, số lượng người Việt nam đi du lịch và trao đổi giao lưu buôn bán giữa các miền ngày càng nhiều đồng thời cơ cấu tiêu dùng thay đổi, họ sẵn sàng bỏ ra những khoản tiền lớn hơn để đáp ứng và thoả mãn nhu cầu của bản thân về ăn, uống, buồng ngủ và các loại hình dịch vụ, do vậy doanh thu từ khách trong nước tăng lên đáng kể đạt 719,40 (triệu đồng) chiếm tỷ trọng khoảng 6,3% trong tổng doanh thu từ khách. Nhận xét: Trong tình hình thị trường hiện nay thì thị trường khách quốc tế vẫn là thị trường chính và là thị trường chủ đạo của khách sạn mang lại doanh số và lợi nhuận lớn cho khách sạn, tuy nhiên điều cần chú ý đó là các biện pháp để thúc đẩy và thoả mãn tốt hơn các nhu cầu ngày càng gia tăng của khách đến với khách sạn đặc biệt là từ lượng khách trong nước bởi vì đối với khách sạn thị trường khách trong nước chính là thị trường tiềm năng và có xu hướng phát triển trong tương lai rất lớn. Kết cấu doanh thu phân theo mục đích chuyến đi: Phân tích: Doanh thu của từng loại khách theo mục đích chuyến đi được phân ra làm 3 loại: Khách công vụ, khách du lịch, khách khác. Doanh thu từ khách công vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong suốt thời kỳ nhưng nhìn chung nó có xu hướng ngày càng giảm, năm 1996, 1997 doanh thu khách công vụ đạt tỷ trọng khá cao > 58% do khách công vụ có thời gian lưu trú bình quân nhiều, đồng thời khả năng chi trả cho các dịch vụ tương đối lớn để có thể đảm bảo tốt, thuận tiện cho quá trình công tác của mình. Năm 2000 doanh số thu được từ khách công vụ giảm đi chiếm tỷ trọng 51% do khách sạn bị cạnh tranh gay gắt trên thị trường, sự xuất hiện của hàng loạt các khách sạn 4 sao, 5 sao đã thu hút rất nhiều lượng khách công vụ của khách sạn, đồng thời do sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du lịch, lượng khách du lịch đến với khách sạn ngày càng nhiều làm doanh thu từ khách du lịch tăng lên chiếm tỷ trọng khá cao. Nhìn chung thị trương khách chủ đạo mang lại doanh thu lớn cho khách sạn trong giai đoạn này là thị trường khách công vụ, một thị trường luôn có nhu cầu đòi hỏi rất cao, thị trường tiềm năng và có khả năng phát triển mạnh đem lại nhiều lợi nhuận cho khách sạn trong tương lai là thị trường khách du lịch, đặc biệt trong giai đoạn tới từ 2000 –2010 đây là thời điểm bùng nổ thị trường du lịch ở Việt nam. Tỷ trọng doanh thu khách khác luôn ổn định trong suốt thời kỳ do đó cần có biện pháp để thu hút, kích thích sự phát triển của thị trường loại khách này. 3. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tổng doanh thu Doanh thu khách của khách sạn được phân theo đặc điểm của lượng khách đến với khách sạn (quốc tịch, mục đích...) với những đặc điểm tiêu dùng khác nhau. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu của từng mặt hoạt động giúp ta nhận thức rõ hơn vai trò của các hoạt động và sự tác động của các nhân tố đến doanh thu theo các mặt tích cực và tiêu cực. Từ đó tạo cơ sở cho việc lên kế hoạch hoạt động của khách sạn trong những năm tiếp theo, hạn chế được những tiêu cực, phát huy mặt tích cực hình thành chiến lược kinh doanh đúng đắn phù hợp với thực tế nhu cầu thị trường, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh, tối ưu hoá nguồn lực của khách sạn. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu tuy nhiên trên cơ sở số liệu thu thập được luận văn xin trình bầy một số nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu. 3.1 Phân tích nhân tố cấu thành của doanh thu Các nhân tố bản thân doanh thu Doanh thu khách sạn theo loại khách chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố sau: - Mức thu bình quân một ngày khách: - Số ngày lưu trú bình quân một khách: - Số khách (k) Mối qua hệ giữa doanh thu và 3 nhân tố trên được thể hiện ở phương rình sau: D = t.n.k Từ phương trình kinh tế trên ta có thể xây dựng hệ thống chỉ số gồm 3 nhân tố như sau: ID = I t x In x I k Trong đó: ID: chỉ số doanh thu du lịch It : Chỉ số doanh thu bình quân một ngày khách In: Chỉ số số ngày lưu trú bình quân Ik: Chỉ số số lượng khách trong kỳ Lượng tăng giảm tuyệt đối: Với năm 1996 là kỳ gốc, 2000 chọn làm kỳ nghiên cứu ta có thể phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu theo hai mặt: Phân tích doanh thu theo loại khách: Bảng 9: Tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn Hoà Bình Nguồn khách 1996 2000 Số khách (người ) Số ngày khách (ngày) Doanh thu (tr.đ) Số khách (người ) Số ngày khách (ngày ) Doanh thu (tr.đ) Khách quốc tế 8545 18799 10659,84 8657 22076 10699,6 Khách trong nước 416 1040 444,16 535 1498 719,4 Toàn bộ 8961 19839 11104 9192 23574 11419 Vận dụng các công thức tính toán ta có bảng số liệu sau: Nguồn khách D.thu bình quân 1 ngày khách (triệu đồng) Số ngày lưu trú bình quân (ngày) 1996 2000 1996 2000 Khách quốc tế 0,567 0,485 2,2 2,55 Khách trong nước 0,427 0,480 2,5 2,8 Chung 0,559 0,484 2,214 2,565 Hệ thống chỉ số: 1,028 = 0,866 x 1,158 x 1,026 Luợng tăng giảm tuyệt đối: 11419 - 11104 = (0,484 - 0,559).2,565.9192 + (2,565 - 2,214).0,559.9192 + + (9192 – 8961).0,559.2,214 315 = -1769 + 1802 + 284 Nhận xét : Doanh thu năm 2000 tại khách sạn Hoà Bình so với năm 1996 tăng lên 2,8% hay 315 triệu do ảnh hưởng của các nhân tố như sau: - Doanh thu bình quân một ngày khách của một khách năm 2000 giảm so với năm 1996 là 13,4% hay về lượng tuyệt đối làm cho tổng doanh thu khách giảm 1769 triệu đồng. - Số ngày lưu trú bình quân của khách năm 2000 tăng so với năm 1996 là 15,8 % làm tổng doanh thu khách tăng lên 1802 triệu đồng. - Số khách tăng lên 2,6% làm tổng doanh thu khách tăng lên 284 triệu đồng. Có thể thấy rằng nguyên nhân chính của việc doanh thu tăng lên chính là sự gia tăng về số ngày lưu trú bình quân của năm 2000 tăng lên nhiều so với năm 1996. Nhân tố doanh thu bình quân một ngày khách của một khách gây tác động tiêu cực tới sự biến động của tổng doanh thu khách, đây là nguyên nhân chính dẫn tới việc doanh thu không cao. Phân tích doanh thu khách phân theo mục đích chuyến đi Lượng khách đến với khách sạn phân theo mục đích chuyến đi chủ yếu bao gồm 3 loại như sau : - Khách công vụ - Khách du lịch theo tour - Khách khác (Khách du lịch kết hợp công vụ, khách đến thăm người thân tại Hà nội...) Bảng 10: Tình hình hoạt động kinh doanh hai năm 1996,2000 của khách sạn Hoà Bình phân theo mục đích chuyến đi Năm Loại khách 1996 2000 Số khách (nguời) Số ngày khách (ngày) Doanh thu (tr.đ) Số khách (người) Số ngày khách (ngày) Doanh thu (tr.đ) Công vụ 2688 10420 6440,5 2449 10005 5367 Du lịch 5083 6851 3331,3 5502 11238 5025 Khác 1190 2568 1332,2 1241 2331 1027 Tổng 8961 19839 11104 9192 23574 11419 Từ bảng trên ta có : Loại khách D.thu bình quân một ngày khách (triệu đồng ) Số ngày lưu trú bình quân 1996 2000 1996 2000 Công vụ 0,618 0,536 3,876 4,08 Du lịch 0,486 0,447 1,348 2,043 Khác 0,519 O,441 2,158 1,878 Trung bình 0,559 0,484 2,214 2,564 Khi phân tích nhân tố ảnh hưởng với số liệu không đổi nên xét về mặt giá trị mức độ biến động doanh thu không thay đổi vấn đề là ta cần tìm hiểu sự biến động doanh thu do nguyên nhân nào gây ra khi đứng trên khía cạnh khách xét theo mục đích chuyến đi. Phân tích: Doanh thu khách của khách sạn năm 2000 tăng so với năm 1996 là 315 triệu đồng hay tăng lên 2,8% là do sự tác động của các nhân tố : - Doanh thu bình quân một ngày khách: + Doanh thu bình quân 1 ngày khách công vụ giảm 0,082 triệu /khách + Doanh thu bình quân 1 ngày khách du lịch giảm 0,039 triệu /khách . + Doanh thu bình quân 1 ngày khách khác giảm 0,078 triệu /khách Sự giảm xuống đồng thời của 3 loại doanh thu bình quân một ngày khách làm tổng doanh thu khách giảm xuống 13,4% về lượng tuyệt đối là giảm 1769 triệu đồng. Có thể thấy ở đây nhân tố tác động chủ yếu làm giảm tổng doanh thu chính là sự giảm xuống của doanh thu bình quân một ngày khách công vụ (do doanh thu bình quân một ngày khách công vụ giảm nhiều nhất trong khi số ngày khách của khách công vụ rất cao.) - Số ngày lưu trú bình quân của các loại khách: + Số ngày lưu trú bình quân của khách công vụ tăng: 0,204 ngày/khách + Số ngày lưu trú bình quân khách du lịch tăng lên: 0,3695 ngày/khách + Số ngày lưu trú bình quân của lượng khách khác giảm: 0,28 ngày/khách Sự thay đổi này làm tổng doanh thu khách tăng lên 15,8% hay tăng về lượng tuyệt đối là 1802 triệu đồng. Ta thấy đối voiư chỉ tiêu này thì nhân khách khác gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự biến động của tổng doanh thu từ khách. - Số khách: + Số khách công vụ giảm 239khách + Số khách du lịch tăng 419 khách + Số khách khác tăng 51 khách Tổng số khách tăng lên làm doanh thu tăng 2,6% về số tuyệt đối là 284 triệu đồng. Đối với sự ảnh hưởng của nhân tố này thì lượng khách du lịch tăng lên đóng vai trò tích cực nhất trong sự tăng lên của doanh thu. Có thể thấy trong những nhân tố tác động này thì nhân tố số khách và số ngày lưu trú bình quân là các nhân tố đóng vai trò tích cực trong đó nhân tố số ngày lưu trú bình quân đóng vai trò chính làm tăng doanh thu. Nhân tố doanh thu bình quân một ngày khách đóng vai trò hạn chế trong đó sự giảm xuống của doanh thu bình quân một ngày khách công vụ là nguyên nhân chính làm giảm tổng doanh thu từ khách. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bình quân một ngày khách Đối với chỉ tiêu doanh thu bình quân một ngày khách ta có thể vận dụng phương pháp chỉ số cấu thành khả biến, cố định và ảnh hưởng kết cấu. Trong đó: x1 ,x0: doanh thu bình quân một khách theo từng loại khách f1,f0: số khách từng loại khách Với số liệu thu thập ở 2 năm phân tích 1996, 2000 ta có thể phân tích theo hai hướng: Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu theo loại khách: Bảng 11: Bảng doanh thu bình quân theo loại khách hai năm 1996,2000 Loại khách Doanh thu bình quân một ngày khách (x) (triệu đồng) Số khách ( f ) (người) x0..f1 1996 2000 1996 2000 Khách quốc tế 0,567 0,485 8545 8657 4908,5 Khách trong nước 0,427 0,480 416 535 228,5 Tổng 0,559 0,484 8961 9192 5137 Ta có hệ thống chỉ số: 0,866 = 0,867 x 0,998 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: - 0,075 = - 0,074 - 0,001 Phân tích: Doanh thu bình quân một ngày khách năm 2000 giảm so với năm 1996 là 13,4 % hay 0,075 triệu/ ngày/khách là do ảnh hưởng của hai nhân tố sau: - Doanh thu bình quân một ngày khách của từng loại khách giảm xuống làm cho doanh thu bình quân một ngày khách giảm 13,3 % hay 0,074 triệu/ngày/khách. - Kết cấu từng loại khách thay đổi ( kết cấu khách quốc tế giảm, kết cấu khách trong nước tăng )làm cho doanh thu bình quân một khách giảm 0,2% hay 0,001 triệu/ ngày/khách. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu bình quân một ngày khách theo mục đích chuyến đi. Bảng 12: Bảng doanh thu bình quân năm 1996 và 2000 Loại khách Doanh thu bình quân một ngày khách (x) (triệu đồng) Số khách (f) (người) x0f1 1996 2000 1996 2000 Công vụ 0,618 0,536 2688 2449 1513,5 Du lịch 0,486 0,447 5083 5502 2674,0 Khác 0,519 0,441 1190 1241 644.1 Tổng 8961 9192 4831,6 Hệ thống chỉ số phân tích: 0,866 = 0,918 x 0,943 Về số tuyệt đối: - 0,075 = - 0,043 - 0,032 Doanh thu bình quân một ngày khách năm 2000 giảm so với năm 1996 là 13,6% hay 0,075 triệu/ ngày là do : - Doanh thu bình quân một ngày khách của từng loại khách giảm làm doanh thu bình quân giảm 8,2% hay 0,043 triệu/ ngày/khách. - Kết cấu của từng loại khách thay đổi làm doanh thu bình quân giảm 5,7% hay 0,032 triệu /ngày/khách. Nhận xét : Qua các quá trình phân tích ta thấy: - Tỷ trọng doanh thu có sự biến động : trong đó khách quốc tế có xu hướng giảm, tỷ trọng doanh thu khách trong nước tăng lên, tỷ trọng doanh thu khách du lịch ngày càng ra tăng bắt kịp với tỷ trọng doanh thu từ khách công vụ vốn là khách mang lại doanh thu cao nhất cho khách sạn. - Sự tăng lên của doanh thu theo loại khách trong giai đoạn 1996 - 2000 chủ yếu là do sự tăng lên của số ngày lưu trú bình quân của từng loại khách đến với khách sạn trong đó sự tăng lên số ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế đóng vai trò chính. - Doanh thu bình quân một ngày khách của một khách có xu hướng giảm đi làm cho doanh thu bị hạn chế, nguyên nhân chính là doanh thu bình quân một ngày khách của lượng khách công vụ dặc biệt là khách công vụ quốc tế giảm. - Số khách ngày càng có xu hướng gia tăng , cần phải cải tiến điều kiện kinh doanh để hoạt động tốt hơn nữa các mặt dịch vụ nâng cao công suất sử dụng dịch vụ và doanh thu ngày khách, đồng thời thu hút được nhiều hơn lượng khách trong tương lai. 3.2 Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDL50.doc
Tài liệu liên quan